kiệm hơn, dần chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ đốivới dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, nhằm góp phần xây dựng nhà n
Trang 1MÔN CNXH KHOA HỌC Câu 1: Hiểu về CNXHKH
Câu 2: Làm rõ sự sáng tỏ tư duy lý luận về CNXH Câu 3: Làm rõ sự sáng tỏ về con đường đi lên CNXH
Câu 1- Hiểu về CNXH.
* Khái niệm CNXH.
CNXH là 1 nhu cầu XH khách quan, xuất phát trong lịch sử nhân loại và phát triển cùng với sự vận độngcủa quy luật đấu tranh giai cấp CNXHKH là ước mơ, nguyện vọng, lý tưởng của nhân dân lao động muốn giảiphóng mình thoát khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng, tự do, ấm no, hạnh phúc
CNXH là quan điểm, giá trị tư tưởng, học thuyết lý luận phản ánh sự tìm tòi khám phá của nhân loại về conđường, về hình thức, giải pháp đấu tranh giải phóng nhân dân lao động, tìm mô hình xã hội mới, xóa bỏ áp bức,xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng, tự do
Phân tích khái niệm:
CNXH phát triển qua nhiều thời kỳ, khái quát với 2 thời kỳ lớn là CNXH không tưởng và CNXH khoa học.Dưới hình thái lý luận, CNXH là khái niệm phản ánh lý tưởng giải phóng đông đảo nhân dân lao động bị ápbức, bóc lột khỏi sự thống trị của các giai cấp thống trị bóc lột
CNXH tiếp cận từ hiện thực, thực tiễn thể hiện như: Phong trào XHCN, chế độ XHCN Chế độ XHCN đượchình thành sau thắng lợi CMXHCN tháng 10 Nga, với sự ra đời của nhà nước Xô Viết XHCN Nga đến Liênbang cộng hòa XHCN Xô Viết - Liên Xô, Trung Quốc, VN, Cu Ba
- Chế độ XHCN có đặc trưng:
+ Chế độ chính trị:Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ
+ Chế độ kinh tế: công hữu TLSX, LĐ bình đẳng, phân phối theo LĐ trên cơ sở LLSX PT cao
+ Chế độ XH: Hòa bình, công bằng, bình đẳng, dân chủ
* Quy luật ra đời và PT của CNXH:
XH XHCN ra đời và PT như 1 quá trình lịch sử tự nhiên bắt nguồn từ sự phát triển của kinh tế, SX
XH XHCN ra đời và PT thông qua quá trình CM XHCN Mâu thuẫn giữa LLSX XH với QHSX TBCN, biểuhiện về mặt XH là mâu thuẫn giữa GCCN và GCTS Con đường đi tới CNXH, CNCS chỉ có thể bằng conđường CM XHCN với nội dung cơ bản là: tiến hành CM chính trị, đập tan Nhà nước TS, thiết lập chuyên chính
VS (Nhà nước XHCN);
XH XHCN ra đời nhất thiết phải có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của ĐCS
XH XHCN ra đời và PT gắn liền với sự ra đời và PT của Nhà nước XHCN
* Những đặc trưng cơ bản của XH XHCN (6 đặc trưng Tr 74 - 79).
Thứ nhất: cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH là nền SX công nghiệp hiện đại.
Thực tế và lý luận đều chứng minh, XH XHCN là sự kế tiếp sau XHTBCN, có nhiệm vụ giải quyết nhữngmâu thuẫn mà CNTB đã không thể giải quyết triệt để Đặc biệt là mâu thuẫn giữa yêu cầu xã hội hóa ngày càngcao của LLSX ngày càng hiện đại với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX Do đó, LLSX của XH XHCNkhi nó hoàn thiện, phải cao hơn so với CNTB
Ở những nước TBCN đã có LLSX PT cao (G7 ) thì lên XH XHCN giai cấp VS ở đó chủ yếu chỉ phải trảiqua 1 cuộc CM về chính trị Khi đó chính trình độ LLSX đã PT cao là cơ sở rất thuận lợi cho việc tiếp tục XDthắng lợi, hoàn thiện CNXH cả QHSX và LLSX cao hơn CNTB
Ở những nước XHCN bỏ qua chế độ TBCN (như VN) thì đương nhiên phải có quá trình thực hiện HĐH, XD từng bước cơ sở vật chất hiện đại của CNXH
CNH-Thứ 2: XH XHCN đã xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.
CNXH không xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà chủ yếu xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN về TLSX Bởi chế
độ tư hữu TBCN đã nô dịch, áp bức bóc lột đối với đại đa số nhân dân LĐ, đem lại lợi nhuận ngày càng cao chothiểu số các tập đoàn TB và giai cấp thống trị
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, kết cấu XH còn đan xen nhiều giai cấp, tầng lớp XH; Đó chỉ là nhữngquan hệ bóc lột cụ thể chứ không phải trên cả 1 chế độ XH, GC này bóc lột GC khác, tầng lớp khác Đó là 1 đặctrưng kinh tế của thời kỳ quá độ và cả của CNXH
Thứ ba: XH XHCN tạo ra các tổ chức LĐ và kỷ luật LĐ mới.
Quá trình XD và bảo vệ CNXH là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân, vì lợi ích của đa
số nhân dân CNXH sẽ là 1 kiểu tổ chức LĐ mới của nhân dân LĐ dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn của ĐCS, độitiên phong của GCCN và Nhà nước XHCN Do đó kỷ luật LĐ mới có những đặc trưng mới, vừa là kỷ luật chặtchẽ theo những quy định chung của luật pháp, pháp chế XHCN, vừa có tính tự giác - kỷ luật tự giác Đươngnhiên để mọi người LĐ có tổ chức và kỷ luật lao động mới tự giác như vậy phải trải qua quá trình đấu tranh,từng bước hoàn thiện CNXH
Trang 2Thứ tư: XH XHCN thực hiện nguyên tắc phân phối theo LĐ - nguyên tắc phân phối cơ bản nhất.
Trong quá trình lao động cụ thể, mỗi người LĐ sẽ nhận được từ XH mới số lượng SP tiêu dùng có giá trịtương đương số lượng, chất lượng và hiệu quả LĐ của họ đã tạo ra cho XH, sau khi đã trừ đi 1 số khoản đónggóp chung cho XH
Thứ năm: Nhà nước XHCN mang bản chất GCCN, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của ND.
Khi đề cập đến hệ thống chuyên chính vô sản, CN M-LN đã xác định rõ bản chất, chức năng, nhiệm vụ củanhà nước chuyên chính vô sản Thực chất Nhà nước đó là do đảng của GCCN lãnh đạo và nhân dân tổ chức ra.Thông qua nhà nước là chủ yếu mà đảng lãnh đạo toàn XH về mọi mặt và nhân dân LĐ thực hiện quyền và lợiích của mình trên mọi mặt của XH
Thứ sáu: XH XHCN là chế độ giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ XH, tạo những điều kiện cơ bản để con người PT toàn diện.
Việc giành chính quyền, độc lập, tự do, dân chủ- giải phóng con người về chính trị, suy cho cùng cũng là đểgiải phóng con người về kinh tế, về đời sống vật chất và tinh thần Dù lúc đầu mới có chính quyền, trình độ kinh
tế, mức sống vật chất của nhân dân còn thấp, nhưng đã bước vào XD CNXH là đã không còn chế độ tư hữu, ápbức bất công với tư cách một chế độ XH Đây là những tiền đề chính trị, kinh tế khác về bản chất so với các chế
độ cũ để từng bước thực hiện việc giải phóng con người và phát triển con người toàn diện
Câu 2- Làm sáng tỏ tư duy LL về CNXH.
Qua 25 năm, sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đạt được những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ có Đảnglãnh đạo và do Đảng đã luôn luôn chủ động, sáng tạo trong đổi mới tư duy về CNXH
Văn kiện Đại hội X của Đảng viết: “Qua tổng kết lý luận – thực tiễn trên 20 năm đổi mới, chúng ta càng
thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , đồng thời cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần giải đáp
Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi
hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội”(1) Việc tiếp tục đổi mới tư duy về lý luận XHCN, là sự cần thiết, vừa cấp bách vừa cơ bản, xuất phát từ yêu cầu tiếp tục giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiếp cận những thành tựu mới nhất của nền kinh tế tri thức, góp phần xây dựng mô hình mới của chủ nghĩa xã hội ở
nước ta
* Nhận thức mới trên lĩnh vực lí luận:
Về mặt lý luận chúng ta đã làm rõ được những hệ giá trị bền vững của CN M-LN, đó là hệ thống giá trị baogồm các nguyên lý, các học thuyết lý luận, nền tảng học thuyết hình thái kinh tế xã hội, học thuyết về giá trịthặng dư, học thuyết CMXH Về Đảng kiểu mới và Nhà nước kiểu mới, về sứ mệnh LS thế giới của GCCN vàvấn đề thời đại, về văn hóa, về con người và tư tưởng giải phóng con người Những giá trị bền vững đó luônluôn là điểm tựa, thế giới quan và phương pháp luận cho chúng ta trong nhận thức và vận dụng sáng tạo vàothực tiễn công cuộc đổi mới đất nước
Với phương pháp nghiên cứu LL và khách quan, ĐCSVN đã khẳng định, cùng với CN M-LN, TT HCM lànền tảng TT của Đảng, của sự nghiệp đổi mới và kim chỉ nam cho hành động của CMVN Do đó, trong quátrình đi lên CNXH cần thiết phải vận dụng đúng quy luật và bước đi cho phù hợp Đó cũng là cơ sở để tìm tòi và
đi tới những nhận thức mới về CNXH
Trước những biến động dữ dội và hết sức phức tạp của thế giới với sự đổ vỡ của hệ thống XHCN, phongtrào cách mạng thế giới thoái trào Trong hoàn cảnh đó không dễ gì nhận diện được chuẩn xác những chiềuhướng PT của TG Song ĐCSVN với tư duy KH đã phân tích cục diện TG và có được nhận thức đúng đắn vềthời đại ngày nay
Đó là thành quả lý luận quan trọng vì trên cơ sở nhận thức đó chúng ta không chỉ có niềm tin khoa học đểkiên trì giữ vững định hướng con đường đi lên CNXH, giữ vững độc lập tự chủ, mà còn chủ động tích cực hộinhập quốc tế và đi tới nhận thức: "Để đi lên CNXH, chúng ta phải phát triển kinh tế tri thức định hướng XHCN;đẩy mạnh CNH, HĐH xây dựng nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc DT làm nền tảng tinh thần của XH; XD nền
DC XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn DT; XD Nhà nước PQ XHCN của ND, do ND, vì ND; XD ĐảngTSVM; đảm bảo vững chắc QP và AN quốc gia " Nhận thức được những nội dung đó là thành tựu nổi bậttrong tư duy Llý luận của Đảng qua hơn 20 năm đổi mới
* Nhận thức mới về bản chất, mục tiêu và động lực của CNXH.
Việc nhận thức bản chất, mục tiêu và động lực của CNXH đều nhằm mục đích trả lời câu hỏi: CNXH là gì?
XH XHCN mà chúng ta XD trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay là một XH như thế nào?
Nhận thức về bản chất, mục tiêu của CNXH ở nước ta được thể hiện trong "Cương lĩnh XD đất nước trongthời kỳ quá độ lên CNXH" mà ĐH VII của Đảng đã thông qua và được ĐH VIII, IX, X của Đảng khẳng địnhlại, đến ĐH XI bổ sung, phát triển năm 2011, đó là một XH XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một XH:
- "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"
Trang 3- Do nhân dân làm chủ;
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;
- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnhđạo;
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
Đặc trưng XH XHCN ở VN không chỉ xác định chủ thể XH là ND mà còn nhấn mạnh tới bản chất KT củaCNXH "Nền KT PT cao" đã trở thành định hướng để dứt khóat xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đivào KTTT, chấp nhận cạnh tranh, phân hóa, vượt trội để tạo động lực PT XD XH XHCN là XD một XH VHcao, đó là một XHLĐ, XH học tập, XH dân chủ, công bằng, văn minh, hiện đại Phát triển KT, chính trị, VH,
XH đều nhằm vào mục đích phục vụ cuộc sống của nhân dân LĐ Đó là bản chất, mục tiêu của CNXH ở VN.Trong những năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, chúng ta đã nhận thức được rằng: CNXH phải phục vụ conngười Con người dựa trên sự lựa chọn CNXH như là một hình thức hợp lí nhất để đạt tới mục tiêu giải phóngmình và giải phóng XH Từ nhận thức đó chúng ta đã xác định, động lực của CNXH là một hệ động lực baogồm các động lực VC và tinh thần, các động lực bên trong (nội lực) và bên ngoài (ngoại lực) Cùng với KTHH,KTTT và trong tương lai là trình độ KT tri thức, là thể chế chính trị DC - pháp quyền và năng lực trí tuệ, bảnlĩnh chính trị của Đảng, là đại đoàn kết toàn dân tộc, là nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc DT
Tất cả đều là những phương diện quan trọng cấu thành nguồn lực để PT 1 XH dân chủ, công bằng, vănminh, tự do và hạnh phúc của con người
Mặt khác, cũng có khuynh hướng đồng nhất CNXH mới ở trạng thái phát sinh, manh nha với CNXH đã PTthành thục (mà sự PT này vốn chưa có trong thực tế, mới chỉ là xu hướng được lí tưởng hóa) ĐH IX của Đảngtrên CS tổng kết thực tiễn, tiếp tục đổi mới tư duy về CNXH đã nghiêm túc phê phán những sai lầm, thiếu sóttrong nhận thức LL, tham khảo kinh nghiệm (thành công và thất bại) của nhiều nước XHCN để đi tới khẳngđịnh nhận thức mới về TKQĐ là:
- TKQĐ lên CNXH ở VN là một TKLS lâu dài, phải trải qua rất nhiều những bước đi trung gian được đặctrưng bởi định hướng XHCN trong XD nền KTTT Tính chất mục tiêu của CNXH được thể hiện trong XD nền
DC, nhà nước PQ; đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị để không ngừng đảm bảo DC và phát huyquyền làm chủ của ND
- CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm của TKQĐ lên CNXH, nhằm tạo lập CVVC-KT hiện đại cho CNXH,đảm bảo giải phóng và PT LLSX, trên CS đó, từng bước XD QHSX mới tiên tiến XHCN
Thời kỳ quá độ không chỉ là một quá trình phát triển KT công nghệ mà còn là 1 quá trình PT KT-XH, quá
trình PT VH, con người Đạo đức - lối sống theo hệ giá trị của CNXH (xem thêm SGK Tr 202)
4 Nhận thức mới về phương hướng và con đường đi lên CNXH ở VN.
Cương lĩnh XD đất nước trong TKQĐ lên CNXH được thông qua tại ĐHVII của Đảng (1991) không chỉnêu ra những đặc trưng của CNXH mà còn vạch ra phương hướng, con đường XD CNXH ở VN, đến ĐH XI củaĐảng (2011), Đảng ta đã bổ sung, phát triển và xác định những phương hướng cơ bản đó là:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tàinguyên, môi trường
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhândân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộngmặt trận dân tộc thống nhất
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Trang 4Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tám điểm trong phương hướng nêu trên chính là nhiệm vụ lớn phải giải quyết trong TKQĐ, là nội dung củacon đường đi lên CNXH ở nước ta
Trên lĩnh vực kinh tế, ĐCSVN đã xác định, PTKT là trung tâm và để làm được điều đó phải giải phóng và
PT LLSX, đây là mấu chốt và thực chất của vấn đề Từ đó, Đảng đưa ra nhận thức mới về CNXH, SXHH khôngđối lập với CNXH, mà là thành tựu PT của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc
CD CNXH và cả khi CNXH đã được XD Đây là sự nhận thức vượt trên nhận thức giáo điều trước đây
Tóm lại: Con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn về mặt LL nhận thức và thực tiễn được thể hiện trên các phương diện:
- ĐLDT gắn liền với CNXH là QL phát triển của CM nước ta trong thời đại ngày nay
- Mục tiêu của đổi mới theo định hướng XHCN đồng thời là mục tiêu, bản chất của CNXH, của sự nghiệp
XD CNXH ở nước ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
- TKQĐ lên CNXH ở VN là một thời kỳ LS lâu dài được đặc trưng bởi định hướng XHCN, trong XD nềnKTTT, tính chất mục tiêu của CNXH được thể hiện trong XD nền dân chủ, Nhà nước PQ, đổi mới và nâng caochất lượng hệ thống chính trị để không ngừng bảo đảm dân chủ và phát huy quyền làm chủ của ND
- CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm của TKQĐ lên CNXH nhằm tạo lập CSVCKT hiện đại của CNXH, bảođảm giải phóng và PT LLSX Từng bước XD QHSX mới, tiến tiến XHCN đó không chỉ là quá trình PT KT-công nghệ mà còn là quá trình PT KT-XH, quá trình PT VH, XH, con người - đạo đức - lối sống theo hệ giá trịcủa CNXH
- CN M- LN, TT HCM là nền tảng TT, kim chỉ nam hành động của CMVN, XD CNXH ở VN là XD một
"xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt" (HCM toàn tập, tập 10, Tr 591)
- Đổi mới và hình thành nhận thức mới về CNXH, về con đường đi lên CNXH ở nước ta là làm sao chocông cuộc đổi mới, XD CNXH đúng QL, thuận lòng dân và hợp thời đại, tạo ra sức mạnh tổng hợp của hệ thốngchính trị và quyền lực của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân
Câu 3: Làm rõ sự sáng tỏ về con đường đi lên CNXH.
A Đặt vấn đề (Tự cá nhân làm).
B Nội dung:
1 Tính tất yếu của con đường quá độ lên CNXH ở VN (Tr 71 - 72 giáo trình to).
- Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, với lòng yêu nước nồng nàn, không chịu khuất phục, không cam chịulàm nô lệ, một loạt phong trào yêu nước và các cuộc khởi nghĩa chống TD Pháp liên tục nổ ra, từ PT CầnVương và các cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám đến các PT yêu nước của Phan BộiChâu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học Nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa và PT yêu nước ấy đều thất bại.Thực tế đó chứng tỏ, trong ĐK nước ta con đường giải phóng DT dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tưtưởng tư sản đều không thể giành được thắng lợi
- Thắng lợi của CM tháng Mười Nga (1917) đã mở đầu một thời đại lịch sử mới – thời đại quá độ từ CNTBlên CNXH trên phạm vi toàn thế giới Từ đó chiều hướng phát triển chủ yếu của LS là đấu tranh xóa bỏ trật tựTBCN, thiết lập và từng bước XD CNXH trên phạm vi thế giới PT Cộng sản và CN quốc tế phát triển mạnh;
PT giải phóng DT có xu hướng theo con đường CN tháng Mười
- Cũng chính lúc đó, Nhà yêu nước NAQ trên hành trình tìm đường cứu nước đã đến với CNM-LN và tìmthấy ở đó con đường cứu nước mới: con đường CM dân tộc dân chủ nhân dân lên CM XHCN Người đã truyền
bá CNM-LN vào VN và thành lập ĐCS VN ngày 03-02-1930 để lãnh đạo CM nước ta
- Từ 1930, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, ND ta đã phát huy cao độ truyền thống anh hùng, bất khuất của
DT, kiên trì chiến đấu hy sinh để giành độc lập thống nhất cho TQ, hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân.Sau khi hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ của cuộc CMDT dân chủ nhân dân, ĐCSVN đã lãnh đạo nhân dântachuyeenr sang thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta
và phù hợp với xu hướng phát triển của LS nhân loại
2 Cơ sở lựa chọn con đường đi lên CNXH ở VN
a) Cơ sở lý luận:
- CN M - LN và TT HCM là cơ sở LL, là nền tảng TT của sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở VN
CN M-LN với 2 phát kiến lớn là học thuyết m và CNDVLS, CN M-LN đã vạch rõ QL khách quan của sự
PT loài người, vạch rõ tính tất yếu của LS, của việc CNXH thay thế CNTB, đó là một quá trình LS tự nhiên
CN M-LN cũng chỉ rõ, quá trình LS tự nhiên đó không chỉ diễn ra bằng con đường PT tuần tự mà còn baohàm cả sự bỏ qua một hoặc vài hình thái KTXH nhất định (PT rút ngắn) LL M-LN đã làm sáng tỏ 1 cách lôgictất yếu trong thời đại ngày nay sự nghiệp đấu tranh giành ĐLDT chỉ có thể là SNCM trên lập trường của GCCN,
do GCCN và chính Đảng của nó lãnh đạo; giải quyết vấn đề DT phải kết hợp CNDT với CN quốc tế
- TT HCM: Chủ tịch HCM tiếp cận CNXHKH từ lập trường yêu nước và khát vọng GP DT TT của Người
là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, là kết quả của sự vận dụng
Trang 5và PT sáng tạo CN M-LN vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và PT các giá trị truyền thống tốt đẹp của
DT, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại Đó là TT về GPDT, GPGC, GP con người; về ĐLDT gắn liền với CNXH,kết hợp sức mạnh DT với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của ND, của khối đại ĐK DT Đó là 1 hệ thốngnhững vấn đề LL quan trọng có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong thời đại CMVS
Thắng lợi của CMVN dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với những thành tựu to lớn của hơn 20 năm đổi mới
đã khẳng định sự lựa chọn con đường tiến lên CNXH dựa trên cơ sở và nền tảng CNM-LN, TTHCM là đúngđắn
Sự nghiệp đổi mới đang đòi hỏi Đảng và ND phải kiên trì và vận dụng, PT sáng tạo CNM-LN, TTHCMnhằm giải đáp những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và làm sáng tỏ hơn con đường đi lên CNXH ở nước ta
b) Vai trò của ĐCSVN với việc lựa chọn con đường ĐLDT và CNXH.
Năm 1930, ĐCSVN ra đời, đánh dấu 1 bước ngoặt quan trọng trong LS DT Do nắm bắt được nhữngnguyên lí cơ bản của CNM-LN và QL khách quan của thời đại, ngay từ khi ra đời Đảng ta đã xác định conđường CMVN là con đường CMVS Đó là con đường "làm TS dân quyền cách mệnh và thổ địa cách mệnh để đitới XH CS" Con đường được lựa chọn, tuy không phải là con đường bằng phẳng, thậm chí có nhiều quanh co,phức tạp, nhưng đó là con đường bảo đảm cho DT được ĐL, ND được ấm no, HP; đó là con đường tiến tới sựcông bằng, văn minh và tiến bộ Trong giai đoạn đầu (CMDT dân chủ ND" thì ĐLDT là mục tiêu trực tiếp, cònCNXH được thể hiện trong tư tưởng chỉ đạo, các hình thức biện pháp tổ chức lực lượng CM và trong phươnghướng tiến lên của CM Ở giai đoạn sau, tiến hành CMXHCN, giương cao ngọn cờ ĐLDT gắn liền với CNXH,Đảng ta đã khơi dậy được nguồn sức mạnh tổng hợp của DT, của quốc tế và của thời đại
Như vậy, thực hiện ĐLDT và CNXH chính là điều kiện đảm bảo cho cuộc CMDT dân chủ được thực hiện 1cách triệt để và liên tục nhằm tạo ra những tiền đề về chính trị - KT - VH tư tưởng cho sự PT
Có thể nói, PT nhận thức của Đảng về MQH giữa CM giải phóng DT, CM dân chủ ND với CMXHCN trongsuốt hơn 3/4 thế kỷ là 1 nhận thức khoa học Thể hiện rõ lập trường CM triệt để và kiện định của GCCN ĐLDTgắn liền với CNXH đó là điểm nổi bật xuyên suốt và chủ đạo trong mục tiêu chiến lược của Đảng Sự lựa chọn
đó phản ánh 1 cách chính xác QL vận động và PT của CM nước ta - sự lựa chọn đó là một khẳng định:CMGPDT trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH chỉ có thể thắng lợi trọn vẹn, mở ra nguyện vọng đi tớiCNXH Nếu đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS - đội tiền phong của GCCN, đại biểu trung thành cho lợi ích của DT
và của NDLĐ Thực hiện lí tưởng và mục tiêu của CNXH, chính là thực hiện sứ mệnh LS của GCCN
Xu thế PT khách quan của LS trong thời đại CMVS đã cho phép các DT dưới sự lãnh đạo của đội tiền phongcủa GCCN, quá độ tới CNXH không nhất thiết phải trải qua chế độ TBCN Đó là vấn đề LL đã được làm sáng
tỏ trong di sản kinh điển của CNM-LN, trong kho tàng TT HCM và trong các VK của Đảng suốt từ ngày thànhlập cho tới nay
Mỗi bước đi lên trong tiến trình CM, Đảng ta đã trải qua nhiều lần lựa chọn để giải quyết sự lựa chọn duynhất là CNXH Với CMT8, CNXH còn là 1 TT, định hướng PT, kháng chiến kiến quốc trong khi tập trung thựchiện mục tiêu GPDT đánh đuổi CN thực dân xâm lược, nhiều tiền đề XD XH mới đã được chú ý Đến khi 2miền đi vào thực hiện 2 mục tiêu chiến lược khác nhau, việc MB quá độ tới CNXH là 1 QĐ mang tính LS Từ
sự QĐ đúng đắn đó chúng ta đã tạo ra được sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để chiến thắng cuộc CT nhiềumặt tàn bạo và khốc liệt của ĐQ Mĩ và cuối cùng sức mạnh của CNXH đã đưa MN tới toàn thắng
Chiến tranh kết thúc, cả nước cùng chung 1 nhiệm vụ LS, trong tình hình mới, quá độ tới CNXH bỏ quaCNTB Cho đến nay mặc dù hệ thống XHCN không còn nưa, song ĐLDT và CNXH vẫn là định hướng tưtưởng, chính trị không thay đổi của sự nghiệp CM nước ta, của Đảng và DT ta Định hướng đó được thể hiệnnhất quán và toàn diện trong mọi chương trình, kế hoạch hành động của toàn đảng, toàn dân nhằm thực hiện đầy
đủ và tốt nhất mục tiêu của đổi mới
Trước mọi biến động quanh co của LS, ĐH toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: " Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới".
c) Con đường ĐLDT gắn với CNXH được lựa chọn từ sức mạnh của khối đại ĐK dân tộc.
Nhận thức được sâu sắc sức mạnh của DT từ cội nguồn LS đó là ĐKDT ĐCSVN đã coi ĐKDT là nguyêntắc có tính bất biến của CMVN DO đó, con đường đi lên và PT của DT không chỉ phù hợp với Ql phát triển của
LS mà còn phải đáp ứng được khát vọng của ND
ĐLDT gắn liền với CNXH không chỉ là sự lựa chọn của Đảng, của GCCN mà còn là sự lựa chọn của cả DT
Vì vậy, ĐLDT là nhân tố quan trọng tạo ra sự đồng thuận, sự gắn kết của của toàn DT và đoàn kết DT là độnglực chủ yếu để chúng ta đi lên CNXH Đoàn kết các DT VN trong cuộc đấu tranh CM đã trở thành vấn đề máuthịt của Đảng
Trang 6Từ những bài học của CM tháng Mười về huy động LL và tập hợp quần chúng để giành chính quyền, giữ
CQ, XDCQ ĐCSVN đã thấy được sức mạnh tiềm ẩn của DT từ khối đại ĐKTD, Đảng ta xác định: ĐLTD gắnvới CNXH là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng ND trong cuộc ĐT để tự GP Đảng có sữ mệnh thứctỉnh, tập hợp họ lại, hướng dẫn họ chuyển những đòi hỏi khách quan tự phát của ND thành những đòi hỏi tự giác
có tính tổ chức, kỷ luật, tạo nên sức mạnh vật chất vô địch trong cuộc ĐT vì ĐL tự do và HP của mọi người.Con đường ĐLDT gắn liền với CNXH đã quy tụ được các DT, các GC, các tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, tríthức yêu nước, kiều bào ở nước ngoài, tạo ra sức mạnh nội sinh và nguồn năng lượng để DT đi tới hòa bình, dânchủ giàu mạnh, văn minh và hội nhập
ĐLDT và CNXH là động lực, là mục tiêu lý tưởng, là cơ sở của tư tưởng chiến lược Đoàn kết DT và ĐKquốc tế của ĐCSVN - một chiến lượng tổng hòa biện chứng MQH DT và GC, quốc gia và quốc tế
d) Lựa chọn con đường được căn cứ vào yếu tố thời đại.
CM tháng Mười mở ra 1 thời đại mới trong LS nhân loại, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vitoàn thế giới CM tháng Mười đã khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ XH mới, XH XHCN, chỉ ra con đường
CM không ngừng, từ CMDT dân chủ nhân dân tiến lên CMXHCN Điều này cũng có nghĩa là với thời đại mới,
CM giải phóng DT trở thành bộ phận khăng khít của CMVS thế giới CM giải phóng DT phải phát triển thànhCMXHCN mới đảm bảo được thắng lợi hoàn toàn Những nội dung thời đại nếu trên cho thấy: sau CM thángMười, giải quyết vấn đề DT phải đứng trên lập trường của GCCN, tức là ĐLDT phải gắn liền với CNXH - CNyêu nước phải gắn liền với CN quốc tế vô sản
Do vậy, muốn cứu nước và GPDT, không có con đường nào khác con đường CMVS Lựa chọn con đườngĐLDT gắn liền với CNXH đó là sự lựa chọn phù hợp với QL tiến hóa của LS Tuy nhiên cũng phải thấy rằng:Bất kỳ thời đại nào ra đời và PT cũng trải qua những bước thăng trầm Sự sụp đổ của LX và các nước XHCN ởĐông Âu là 1 minh chứng lịch sử Điều đó đã cho thấy tính chất gay go phức tạp của cuộc đấu tranh và nhữngbước quanh co, khúc khuỷu trên con đường đi tới CNXH Nắm vững QL khách quan của sự vận động và PT,ĐCSVN khẳng định: LS thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽtiến tới CNXH vì đó là QL tiến hóa của LS
Giữ vững và kiên trì với con đường đã lựa chọn của Đảng, của DT ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VIII tiếptục khẳng định: Sau những biến cố chính trị ở LX và Đông Âu, CNXH tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều
đó không làm thay đổi được tính chất của thời đại loài người vẫn đang trong thời ký quá độ từ CNTB lên
CNXH Tới ĐH toàn quốc lần thứ IX, X, XI, dân tộc ta vẫn giữ vững một niềm tin: "Theo QL tiến hóa của LS, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH".
3 Liên hệ đất nước, địa phương:
a) Trước đổi mới (Tham khảo Tr 188 khoa CNXHKH - ngắn gọn).
- Về kinh tế: Đã XD được cơ sở KT của chế độ mới trong các ngành, các lĩnh vực KT, CN, nông nghiệp,
thương nghiệp, tài chính, ngân hành, giao thông vận tải Trong NN đã diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ PT xây dựngHTX Trong CN đã thực hiện CNH, coi đó là nhiệm vụ trung tâm của TKQĐ, lấy PT CN nặng làm nền tảng, ởthời kỳ này trong PT KT đã chú trọng PT CN và NN, đựa SX nhỏ lên SX lớn XHCN
- Về chính trị: Quan điểm được nhấn mạnh là nắm vững chuyên chính VS, coi đấu tranh giữa hai con đường
TBCN và XHCN là nội dung chủ yếu của đấu tranh GC Tiến hành đồng thời 3 cuộc CM, trong đó CM kỹ thuật
là then chốt, CM QHSX đi trước 1 bước, XD QHSX mới XHCN với chế độ công hữu là nền tảng để mở đườngcho LLSX PT Sức mạnh, động lực để cải tạo và XD CNXH thời kỳ này là khối liên minh công nông đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng
- Về VH-XH: Chú trọng XD nền VH mới, con người mới XHCN và lối sống mới XHCN, quan niệm này
được coi là mô hình XD CNXH ở nước ta Chú trọng những biện pháp và tiến tới xóa bỏ giai cấp bóc lột (GC
TS – địa chủ, phong kiến), xóa bỏ tình trạng bóc lột gắn với chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu với 2 TPKTquốc doanh và tập thể
Như vậy, nhìn tổng thể:
- Ưu điểm: Đảng xác định đúng mục tiêu, bản chất của CNXH và quy nô to lớn với nội dung toàn diện của
sự nghiệp XD CNXH XD và PTKT, VH chính là phục vụ cuộc sống của ND, những người chủ của XH mới,
XH XHCN với tất cả tính ưu việt của nó
- Hạn chế: Không nhận thức được KT hàng hóa – thị trường là lực đẩy và PT LLSX Hạn chế và yếu kém
về dân chủ làm suy yếu động lực PT Sự chậm trễ trong chiến lược PT KH-CN, trong mở cửa hội nhập quốc tế
đã làm chúng ta không tận dụng được những thành tựu văn minh nhân loại, không bắt kịp xu thế phát triển hiệnddaij của thế giới, không có được chính sách kịp thời và cơ chế hữu hiệu đồng bộ để phát huy tài năng sáng tạocủa con người, nguồn lực quan trọng nhất trong mọi nguồn lực Những hạn chế đó buộc chúng ta phải đi tớinhận thức quyết liệt là: Đổi mới để tồn tại, để phát triển
b) Những nhận thức mới của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH (Tr 195 giáo trình khoa CNXHKH - Xem câu 2)
c) Địa phương đã làm gì để góp phần làm sáng tỏ con đường đi lên CNXH hiện nay.
Trang 7- Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, thống nhất nhận thức và hành động nhằm kiên định mục tiêu ĐLDT vàCNXH trong Đảng bộ và toàn XH.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng LLCT về CNM-LN, TTHCM, đặc biệt là tư tưởng về CNXH
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả tư tưởng chỉ đạo Cương lĩnh XD đấtnước trong thời ký quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, cụthể hóa thành Chương trình hành động, kế hoạch, đề án của địa phương tập trung PT KT-VH-XH; giữ vững ổnđịnh chính trị, tăng cường QP, AN, tăng cường công tác xây dựng Đảng và cả hệ thống chính trị TSVM, thực
hiện thắng lợi mục tiêu XD thành công CNXH ở nước ta (Các bạn bổ sung thêm).
Trang 8Câu hỏi 2: Bộ máy hành chính nhà nước? Nội dung cải cách bộ máy Hành chính ở nước ta hiện nay? Liên hệ thực tế tại địa phương, cơ quan công tác?
Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới cơ sởđược tổ chức và thực hiện theo những nguyên tắc chung nhất, tạo thành một cơ cấu đồng bộ thực hiện các chứcnăng và nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ máy hành chính nhà nước nước là hệ thống các cơquan thực thi quyền hành pháp gồm có Chính phủ,
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn trựcthuộc UBND các cấp
Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện 4 chức năng cơ bản là chức năng chính trị, chức năng kinh
tế, chức năng văn hóa và chức năng xã hội Mỗi một loại cơ quan hành chính nhà nước được trao đổi nhữngchức năng và quyền hạn cụ thể Tùy thuộc vào loại hình cụ thể có thể chia thẩm quyền thành 2 loại: thẩm quyềnchung và thẩm quyền riêng Thẩm quyền chung được trao cho những tổ chức hành chính nhà nước thực hiệnchức năng vừa mang tính chất ngành vừa mang tổ chức lãnh thổ Thẩm quyền riêng được chia thành nhóm theongành và nhóm chức năng cụ thể
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hộiChủ nghĩa Việt Nam Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội, anninh quốc phòng và đối ngoại của nhà nước, đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở,đảm bảo veiecj tôn trọng và chấp hành hiến pháp, pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốchội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có các bộ và cơ quan ngang bộ Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm
kỳ của Quốc hội Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thứ trưởng cơquan ngang bộ được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi miễn theo đề nghị của Chủ tịch nước
Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đốivới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính ở địa phương, do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là
cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, cácvăn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệmbáo cáo trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên Cơ quan trực thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh là các sở, ở cấp huyện là các phòng
Do ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nền hành chính nhà nước ta còn mang nặng dấu ấncủa cơ chế cũ, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dântrong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao; Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máyhành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sựphân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng
bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷcương chưa nghiêm
Cải cách hành chính ở Việt Nam được coi là công việc mới mẻ, diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức vàkinh nghiệm về quản lý hành chính nhà nước trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rútkinh nghiệm, được tiến hành với những bước đi, lộ trình khác nhau từ thấp tới cao Bắt đầu là việc cải cách mộtbước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của tổ chức, của cá nhân, đến cải cách một bướcnền hành chính với cả 4 nội dung là cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế ở nước ta và đã tạo tiền đề cho nềnkinh tế ở nước ta thoát khỏi khủng hoảng trong thời kỳ kinh tề kế hoạch hóa tập trung Trong khi đó hoạt độngquản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực đặc biệt là quản lý hành chính nhà nước về kinh tế có nhiều bấtcập đã cản trở công cuộc đổi mới kinh tế vì vậy cải cách nền hành chính nhà nước đã trở thành nhu cầu kháchquan
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa VII (01/1995) đặt nền tảng cho công cuộc cải cách hành chính ởnước ta, đã chỉ ra nội dung, quan điểm, nguyên tắc cơ bản của cải cách hành chính nhà nước trong tổng thể đổimới hoạt động của nhà nướ, đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước,
đã mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn chuyển biến thật sự trong cải cách hành chính ở nước, có ý nghĩa thúcđẩy tiến trình cải cách trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới vừa qua
Chương trình cải cách hành chính trong những năm qua, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới
và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm cho bộ máy hành chính hoàn chỉnh hơn, hoạt động có hiệu quảhơn, từng bước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực trước hết là hình thành thể chế kinh tế phù hợp vớiyêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phục vụ nhân dân đúng pháp luật, tốt hơn, tiết
Trang 9kiệm hơn, dần chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ đốivới dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa với bản chất của dân, do dân, vì dân.
Với mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2001 – 2010 là:xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệulực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựngđội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đấtnước
Mục tiêu cụ thể:
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thựchiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thựchiện
Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng phương thức hoạt động củacác bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công
- Tích cực phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chínhquyền địa phương; định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nôngthôn
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tiếp tục được kiện toàn lại gọnnhẹ, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ và thẩm quyền được xác định trong Luật Tổchức Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân sửa đổi Xác định rõ tính chất, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc củachính quyền cấp xã
* Nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
1 Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới.
- Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện chức năng xây dựng, ban hành thể chế, kếhoạch, chính sách, quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện
- Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm của cá nhân trong
cơ quan hành chính các cấp
- Định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp phù hợp với yêu cầu đổimới sự phân cấp quản lý hành chính giữa Trung ương và địa phương, gắn với các bước phát triển của cải cáchkinh tế
- Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức Phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụkhông cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện
Đẩy mạnh việc phân cấp trung ương – địa phương; phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nângcấp thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chínhquyền trước nhân dân địa phương Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ Định rõnhững loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi quyết định phải có ý kiến của Trungương và những việc phải thực hiện theo quyết định của Trung ương
- Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ làm chức năng quản lý nhànước Trên cơ sở xác định, điều chỉnh chức năng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ phù hợp với yêu cầuquản lý nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại, về mối quan hệ giữacác ngành, các lĩnh vực trong tình hình mới mà định lại số lượng và cơ cấu các Bộ, cơ quan ngang bộ, làm cho
bộ máy của Chính phủ gọn nhẹ, chức trách rõ ràng, làm việc khoa học, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Điềuchỉnh tổ chức các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước cho phù hợp với cơ cấu của Chính phủ Đổi tên một
số Bộ, cơ quan ngang Bộ cho phù hợp với nội dung và phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước
+ Giảm mạnh các cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Chỉ duy trì m ột
số ít cơ quan thuộc Chính phủ có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc quản lý bĩ mô củaChính phủ
+ Định rõ tính chất, phương thức hoạt động của các tổ chức tư vấn do Thủ tướng Chính phủ thành lập.Chỉ thành lập các tổ chức này khi Chính phủ có yêu cầu chỉ đạo tập trung những nhiệm vụ quan trọng liên quanđến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Các tổ chức này không có bộ máy chuyên trách và biên chế riêng, bộ phậnthường trực đặt tại Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ có liên quan nhiều nhất
+ Trên cơ sở xác định đúng chức năng quản lý nhà nước và phạm vi quản lý của mỗi Bộ, cơ quan ngang
Bộ, tách chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ đối với toàn ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả
Trang 10nước với việc chỉ đạo, điều hành các tổ chức sự nghiệp có tổ chức phục vụ công trực thuộc Bộ, cơ quan ngànhBộ.
- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.+ Tách chức năng quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cảnước với chức năng điều hành các tổ chức sự nghiệp công trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; theo đó, tách tổchức hành chính với tổ chức sự nghiệp công để hoạt động theo cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả
+ Cơ cấu lại tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, làm cho
bộ máy tinh gọn, hợp lý, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mỗi cơ quan; định rõ tổchức và các loại hình tổ chức trực thuộc để tham mưu và thực thi pháp luật
- Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương
+ Quy định các các tiêu chí cụ thể đối với từng loại đơn vị hành chính ở nước ta để đi đến ổn định, chấmdứt tình trạng chia, tách nhiều như thời gian vừa qua
+ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sởphân cấp rõ ràng hợp lý giữa Trung ương và địa phương, phân biệt chức năng, nhiệm vụ của chính quyền ởnông thôn; tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở từng cấp căn cứ quy định Hiến pháp vàLuật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi)
+ Sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp theo hướng trách nhiệm
rõ ràng, phân công rành mạch, bộ máy bọn nhẹ, tăng cường tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh công việc của
cá nhân tổ chức
- Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp
+ Xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành bộ máy hành chính Định
rõ phận sự, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết quả hoạt động của bộ máy domình phụ trách
+ Loại bỏ những việc làm hình thức, không có hiệu quả thiết thực, giảm hội họp, giảm giấy tờ hànhchính Tăng cường trách nhiềm và năng lực của cơ quan hành chính trong giải quyết công việc của cá nhân và tổchức
- Thực hiện từng bước hiện đại hóa nền hành chính nhà nước
+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chínhnhà nước; áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại trong các cơ quan hành chính nhà nước
+ Tăng cường đầu tư để hiện đại hóa nền hành chính nhà nước với các trang thiết bị tương đối hiện đại, cơquan hành chính cấp xã trong cả nước có trụ sở và phương tiện làm việc bảo đảm nhiệm vụ quản lý; mạng tin họcdiện rộng của Chính phủ được thiết lập tới cấp xã
Có thể nói: Chương trình cải cách hành chính trong những năm qua đã được triển khai toàn diện trên cả 4nội dung, từng bước đi vào chiều sâu và tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào quátrình đổi mới kinh tế, dân chủ hóa đời sống xã hội, họi nhập kinh tế quốc tế và củng cố và duy trì ổn định chínhtrị Kết quả rõ nét nhất là bộ máy hành chính nhìn chung tốt hơn nhiều so với trước đây Hiệu lực và hiệu quảquản lý hành chính nhà nước của hệ thống hành chính được nâng cao rõ rệt không chỉ thể hiện trong điều kiệnbình thường mà vẫn được bảo đảm trong tình huống cấp bách, khó khăn như thiên tai, dịch bệnh Vai trò, chứcnăng nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước tiếp tục được điều chỉnh bảo đảm quản lý nhà nước và phục vụ
xã hội; việc điều chỉnh tỏng phân công, phân cấp và chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ trong nền kinh tếthị trường ngày càng rõ nét; tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương từng bướcđược sắp xếp lại theo hướng hợp lý, gọn đầu mối
Tuy nhiên, cho đến nay bộ máy hành chính nhà nước chưa được cải cách để đáp ứng yêu cầu của cơ chếquản lý mới và yêu cầu hội nhập quốc tế Chức năng của từng cơ quan hành chính nhà nước chưa được phânđịnh rõ và phù hợp, còn chồng chéo về thẩm quyền và nhiệm vụ quản lý nhà nước Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, các bộ và chính quyền địa phương các cấp vẫn còn ôm đồm quá nhiều việc, trong khi đó chính năng chính
là tập trung quản lý vĩ mô chưa được thực hiện tốt
Phân cấp Trung ương – địa phương vẫn không đạt được mục tiêu, tư tưởng không muốn phân cấp vẫn đangphổ biến trong đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp Trung ương Số lượng các cơ quan của Chính phủ mặc dù đã giảmnhưng vẫn còn quá nhiều đầu mối, tổ chức của các sở ở cấp tỉnh và phòng ở cấp huyện đề tăng dẫn đến ga tăng
tổ chức bên trong, tăng biên chế Chủ trương phân biệt quản lý nhà nước theo địa bàn đô thị, nông thôn, xác địnhtiêu chí phân loại đơn vị hành chính lãnh thổ đã được đề ra nhưng chậm triển khai thực hiện
Nguyên nhân:
- Mặc dù chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước đãđược điều chỉnh nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp với yêu câu quản lý xã hội và quản lý nhà nước đối vớinền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nguyên nhân chủ yếu là tư duy về kinh tế và hành chínhchậm được đổi mới Thói quen, cách làm ăn trong quản lý, trong hành chính của cơ chế kinh tế tập trung quanliêu bao cấp vẫn còn tác động đến từng bước đi trong cải cách
Trang 11- Tổ chức chưa tốt các chủ trương, thể chế đã có về phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, tác cơquan hành chính với doanh nghiệp với đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.
Chương trình cải cách tổng thể giai đoạn 2011-2020
a) Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương
và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặctrùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nướckhông nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận;
b) Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập môhình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả;xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp
Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và cóđịnh hướng phát triển; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thầntrách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành;
c) Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện thống nhất và nâng caochất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Vănphòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sựphục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020;
d) Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụcông; chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng cao, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế; bảo đảm sựhài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạtmức trên 80% vào năm 2020
Trang 12Câu hỏi 4: Tài chính công? Nội dung cải cách tài chính công ở nước ta hiện nay? Liên hệ thực tế tại địa phương, cơ quan công tác?
Là một phạm trù kinh tế thuôc lĩnh vực phân phối dưới hình thức giá trị, tài chính là tổng thể các quan hệkinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của nên kinh tế quốc dân Tàichính gắn liền với sự ra đời, tồn tại và hoạt động của nhà nước Sự phát triển của tài chính có mối quan hệ hữu
cơ với sản xuất hàng hóa và quan hệ hàng hóa- tiền tệ, sự vận động của đồng vốn theo các chu kỳ tái sản xuất
Hệ thống tài chính của một quốc gia là tổng thể những khâu tài chính trong các lĩnh vực hoạt động khácnhau, có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính Hệthống tài chính ở nước ta hiện nay bao gồm cá khâu tài chính như sau: tài chính nhà nước, tài chính doanhnghiệp, bảo hiểm, tín dụng, tài chnhs các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình
Tài chính công gắn liền với các hoạt động kinh tế của khu vực nhà nước Tài chính công phục vụ chohoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước Nhà nước sử dụngcác nguồn thu thông qua thuế và các nguồn thu khác để cung cấp tài chính đối với hàng hóa và dịch vụ cho cácnhu cầu cơ bản của đời sống kinh tế xã hội mà các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân không thể cung cấp,
nó luôn gắn với chức năng của nhà nước
Như vậy, Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu và chi bằng tiền của Nhà nước (ngân sách nhà nước) do Nhà nước tiến hành gắn với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ công nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, vì nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội
Tài chính công có vai trò quan trọng trong việc thiết lập một môi trường để tạo điều kiện cho cơ chế thịtrường có thể vận hành có hiệu quả và đồng bộ, nó có tác dụng mạnh mẽ vào quá trình tái sản xuất xã hội, có vaitrò chủ động thúc đẩy sản xuất phát triển, gắn liền với sự phát triển kinh tế, củng cố bộ máy hành chính nhànước, nâng cao đời sống, ổn định chính trị - xã hội Đây là công cụ quan trọng nhất, hiệu nghiệm nhất cho việcthực hiện quản lý kinh tế - xã hội vĩ mô của nhà nước Mặt khác, với nguồn lực của kinh tế nhà nước và tàichính nhà nước có đủ thực lực, đủ thẩm quyền tập trung nguồn vốn để đầu tư vào những lĩnh vực then chốt,những vùng trọng điểm, phục vụ mọi thành phần kinh tế, bảo đảm cân đối nền kinh tế, kích thích phát triểnnguồn thu Tài chính công cũng là một công cụ sắc bén để kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê bằng tiền đối với sảnxuất, phân phối, bảo đảm các quan hệ, tỷ lệ, hướng dẫn điều tiết can thiệp vào thị trường, khắc phục những tiêucực của nền kinh tế thị trường Tài chính công là một nhân tố quyết định đến việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tếtrên lĩnh vực tài chính - tiền tệ
Tài chính công có 3 chức năng đó là: Phân bổ nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, cung cấp các nguồnvốn để thỏa mãn các yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ công cho xã hội; phân phối thu nhập, điều chỉnh sự thiếucông bằng trong phân phối thu nhập của nền kinh tế thông qua hệ thống thuế và chi tiêu ngân sách nhà nước chocác vấn đề xã hội; ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển ổn định thôngquan các chính sách tài chính thích hợp
* Cải cách tài chính công:
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa, do yêucầu xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền, nhân dân ngày đượctham gia vào xây dựng các chính sách của chính phủ, nhà nước và xuất phát từ yêu cầu mở rộng hội nhập kinh
tế quốc tế do vậy cải cách hành chính đang là xu thế của thế giới, của các quốc gia hiện nay trước áp lực toàncầu hóa về kinh tế
Thực hiện công cuộc đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Đảng ta xác định phải đổi mới hệ thốngchính trị mà trọng tâm là cải cách bộ máy hành chính nhà nước, cải cách hành chính nhà nước Công cuộc cải cáchhành chính trong những năm qua, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội củađất nước Chức năng và hoạt động của cá cơ quan trong hệ thống hành chính từ Chính phủ, các bộ ngành trungương đến Ủy ban nhân dân các cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước Từngbước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực, trước hết là hình thành thể chế kinh tế phù hợp với yêu cầuphát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ và các cơquan hành chính được sắp xếp, điều chỉnh tinh giản hơn trước, bộ máy từ Trung ương đến cơ sở vận hành phát huytác dụng, hiệu quả hơn Việc quản lý sử dụng cán bộ, công chức được đổi mới từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thinâng ngạch, khen thưởng đến kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng Những kết quả rõ nét trong việc thực hiện cải cách tàichính công trong thời gian qua đó là việc thực hiện chế độ chính sách tiền lương bước đầu được cải cách theohướng tiền tệ hóa
Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2001 – 2010 là: xâydựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từngbước hiện đại hóa để quản lý có hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh đúnghướng, phục vụ đắc lực quần chúng nhân dân, xây dựng và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
Mục tiêu cụ thể cải cách tài chính công:
Trang 13Tiền lương của cán bộ công chức được cải cách cơ bản, trở thành động lực của nền công vụ, bảo đảmcuộc sống của cán bộ công chức và gia đình.
Cơ chế tài chính tiếp tục được đổi mới thích hợp với tính chất của cơ quan hành chính và tổ chức sựnghiệp dịch vụ công
Phương hướng: Phân cấp và quản lý sử dụng ngân sách một cách hợp lý Đổi mới cơ chế phân cấp quản
lý tài chính theo hướng đảm bảo sự tập trung của Trung ương, tính chủ động trách nhiệm của địa phương Đảmbảo quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quanhành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thực hiện cấp kinh phí căn cứ vào kết quả và chấtlượng hoạt động, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toánnhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong sử dụng ngân sách nhà nước
Nội dung cải cách tài chính công (6 nội dung):
1 Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tàichính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương đồng thời phát huy tính chủ động năng động, sángtạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách
2 Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện chochính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết định của các Bộ, sở banngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trongphạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách
3 Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, tiếp tụcthực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượngbiên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống địnhmức ch tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách
4 Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công
- Xây dựng quan niệm đúng về dịch vụ công Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và vănhóa của nhân dân nhưng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếpđảm nhận Trong từng lĩnh vực định rõ những công việc mà nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, nhữngcông việc cần phải chuyển để các tổ chức xã hội đảm nhận
- Nhà nước có các chính sách, cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp tổ chức xã hội và nhân dân trực tiêplàm các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dưới sự hướng dẫn hỗ trợ và kiểm tra kiểm soát của cơ quan hànhchính nhà nước
- Xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểm xin – cho, ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện chế độ
tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện như trường đại học bệnh viện, viện nghiên cứu … trên cơ
sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước và phần còn lại do các đơn vị
tự trang trải
5 Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới, như:
- Cho thuê các đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở nhà trường, bệnh viện; chế độBHXH, bảo hiểm y tế đối với cán bộ công chức chuyển từ các dơn vị công lập sang dân lập
- Cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo dạynghề, đại học, trên đại học, cơ sở chữa bệnh có chất lượng cao ở các thành phố, khu công nghiệp; khuyến khíchliên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực này
- Thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công cộng như vệ sinh đô thị, cấp thoát nước, cây xanhcông viên, nước phục vụ nông nghiệp
- Thực hiện cơ chế hợp đồng một số dịch vụ công trong cơ quan hành chính
6 Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao tráchnhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra,kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tàichính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được công bố công khai
Phương hướng, giải pháp:
Có thể nói: Chương trình cải cách hành chính trong những năm qua đã được triển khai toàn diện trên cả 4nội dung, từng bước đi vào chiều sâu và tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào quátrình đổi mới kinh tế, dân chủ hóa đời sống xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và củng cố và duy trì ổn định chínhtrị Kết quả nổi bật của nội dung cải cách tài chính công những năm qua cho thấy cơ chế phân cấp quản lý tàichính và ngân sách đã có những đổi mới quan trọng, đã phân cấp ngân sách theo hướng tăng tính chủ động, tăngthẩm quyền và trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong quản lý tài chính, ngân sách Đặc biệt, quyền vàtrách nhiệm quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân tỉnh đã được đảm bảo, quyền quyết địnhngân sách và phân bổ ngân sách hàng năm được Quốc hội thực hiện dần đi vào nền nếp Việc quản lý và điềuhành ngân sách tiếp tục được đổi mới, nguồn thu ngân sách tiếp tục tăng và được tập trung kịp thời Quy chếcông khai tài chính gắn với quy địn công khai gtrong quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai rộng rãi thông qua
Trang 14đó phát huy quyền làm chủ của tập thể, của người lao động và nhân dân trong kiểm tra, giám sát quá trình quản
lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước và các khoản đóng góp của nhân dân Cơ chế tài chính cho các loại tổ chứctrong hệ thống hành chính nhà nước đã bước đầu được đổi mới với những kết quả tích cực trong triển khai cơchế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và cơ chế tài chính cho các đơn vì sự nghiệp có thu
Tuy nhiên, công tác phân cấp quản lý tài chính còn có tình trạng cắt khúc, trong một số lĩnh vực đã cóquy định giao cấp tỉnh phân cấp tiếp cho cấp huyện, cấp xã nhưng chưa thực hiện Việc thực hiện các cơ chế tàichính cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp có thu theo các văn bản pháp luật vẫn còn ở mức độ chưacao Cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính chưa mang tính bắt buộc nên số lượng các cơ quanđăng ký thực hiện còn hạn chế đặc biệt ở cấp Trung ương Các quy định về chế độ tài chính áp dụng cho các cơquan hành chính còn bất hợp lý nhưng chậm sửa đổi
Nguyên nhân:
- Cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính, mặc dù cónhững ưu việt, nhưng tình hình triển khai không đồng đều, chủ yếu là ở cấp địa phương, có nguyên nhân là ởdạng “thí điểm mở rộng” Tính bắt buộc trong triển khai còn ở mức độ thấp
- Cơ chế tự chủ, trong đó có tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công có phần chậm trongxây dựng và triển khai và đòi hỏi sự đồng bộ trong cụ thể hóa những vấn đề về xã hội hóa, đặc biệt quan trọng
và nhậy cảm là vấn đề học phí, viện phí
* Cải cách tài chính công trong chương trinh tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020:
a) Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tụchoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đốingân sách tích cực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con người, nhất làcải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách;
b) Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế vàcác tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợcông trong giới hạn an toàn;
c) Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học,công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệpkhoa học, công nghệ sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ,các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng,đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ;
d) Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo
số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vàokiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước;
đ) Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đàotạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao
Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; từng bước thực hiệnchính sách điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp; chú trọng đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở giáodục, đào tạo, y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục,đào tạo, y tế; nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, từng bước tiếp cận với tiêuchuẩn khu vực và quốc tế Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh; có lộtrình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân
6 Hiện đại hóa hành chính:
a) Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet Đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đếnnăm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiệndưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc;bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quanhành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyềnthông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành
Trang 15chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc,mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau;
b) Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chínhnhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt làtrong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;
c) Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trênInternet Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước,
tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách thủ tục hành chính;
d) Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước;
đ) Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý của bộ máy nhà nước;
e) Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điềukiện
Liên hệ thực tế ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Trang 16Câu hỏi 1: Thể chế hành chính? Nội dung cải cách thể chế Hành chính ở nước ta hiện nay? Liên hệ thực tế tại địa phương, cơ quan công tác?
Nền hành chính nước ta là một hệ thống tổ chức và định chế thực hiện chức năng hành pháp của nhànước (thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành xã hội) Được cấu thành từ 4 yếu tố đó là: Thể chế hànhchính công; Bộ máy hành chính nhà nước; Công vụ - công chức và nền tài chính công Cải cách thể chế chính làmột nội dung quan trọng trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Thuật ngữ “Thể chế” được tiếp cận và hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, đó là những quy định, luật lệcủa một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo hay có cách tiếp cận cho rằng Thể chế là một tổ chức vàmột hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức đó
Thể chế bao gồm toàn bộ các cơ quan nhà nước với hệ thống quy định do nhà nước xác lập trong hệthống văn bản pháp luật của nhà nước và được nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mốiquan hệ giữa nhà nước và công dân, các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội
Thể chế hành chính nhà nước là một phạm trù luôn luôn gắn liền và là một yếu tố cơ bản của hệ thốngchính trị và hệ thống tổ chức hoạt động quản lý nhà nước Hoạt dộng của các cơ quan thuộc hệ thống hành chínhnhà nước nhằm thực thi quyền hành pháp, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước, là một bộ phậnlớn nhất trong cơ cấu nhà nước, đảm nhận những chức năng thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành mọilĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và thực thi quyền lựccủa nhân dân Do đó, Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước là một hệ thống tổ chức và định chế có chứcnăng thực thi quyền hành pháp, tức là quản lý công việc hàng ngày của nhà nước Gắn liền với hệ thống các cơquan hành chính nhà nước là một thể chế được cấu thành từ những yếu tố nhằm đảm bảo thực thi các hoạt độnghành chính nhà nước một cách thống nhất
Thể chế hành chính nhà nước là một hệ thống gồm Luật, các văn bản pháp quy dưới Luật tạo khuôn khổpháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước, một mặt là thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội, cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật, mặt khác là các quyđịnh các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trongcủa các cơ quan hành chính Nhà nước
Như vậy, Thể chế hành chính Nhà nước là toàn bộ các yếu tố cấu thành hành chính nhà nước để hànhchính nhà nước hoạt động quản lý nhà nước một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu của quốc gia Với quan niệm
về thể chế hành chính nhà nước như trên, nó được cấu thành từ các yếu tố:
- Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
- Hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước điều chỉnh sự phát triển kinh tế-xã hội trên mọi phươngdiện, đảm bảo xã hội phát triển ổn định, an toàn, bền vững, đó là thể chế quản lý hành chính nhà nước trên cáclĩnh vực (thể chế kinh tế, thể chế văn hóa…)
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn thẩm quyền của các cơ quanthuộc bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
- Hệ thống các văn bản quy định chế độ công vụ và các Quy chế công chức
- Hệ thống các chế định về tài phán hành chính nhằm giải quyết những tranh chấp hành chính giữa côngdân với nền hành chính thông qua khiếu kiện về sự vi phạm pháp luật của các cơ quan quản lý hành chính nhànước đối với công dân, đối với các tổ chức xã hội
- Hệ thống các thủ tục hành chính nhằm giải quyết các quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổchức xã hội
* Vai trò của thể chế hành chính nhà nước:
Thể chế Hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý của quản lý hành chính nhà nước, là cơ sở để xây dựng cơcấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đã được phân công, là cơ sởxác lập nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước, là cơ sở xây dựng quan hệ cụ thể giữa nhà nước vàcông dân, giữa nhà nước và các tổ chức xã hội
Thể chế hành chính của nước ta là yếu tố cấu thành tổng thể hệ thống thể chế nhà nước Thể chế hànhchính bao hàm quyền lập quy và quyền hành chính nhà nước, xác định quản lý của các cơ quan hành chính nhànước trên các lĩnh vực: Kinh tế, tài chính tiền tệ; quản lý và sử dụng lực lượng lao dộng xã hội; văn hóa, giáodục, y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, thiết lập tài phán hành chính giải quyết khiếu kiện; về anninh quốc phòng, trật tự trị an; về dân tộc, tôn giáo
Do ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nền hành chính nhà nước ta còn mang nặng dấu ấncủa cơ chế cũ, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dântrong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao; Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máyhành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sựphân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng
Trang 17bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷcương chưa nghiêm.
Cải cách hành chính ở Việt Nam được coi là công việc mới mẻ, diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức vàkinh nghiệm về quản lý hành chính nhà nước trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rútkinh nghiệm, được tiến hành với những bước đi, lộ trình khác nhau từ thấp tới cao Bắt đầu là việc cải cách mộtbước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của tổ chức, của cá nhân, đến cải cách một bướcnền hành chính với cả 4 nội dung là cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế ở nước ta và đã tạo tiền đề cho nềnkinh tế ở nước ta thoát khỏi khủng hoảng trong thời kỳ kinh tề kế hoạch hóa tập trung Trong khi đó hoạt độngquản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực đặc biệt là quản lý hành chính nhà nước về kinh tế có nhiều bấtcập đã cản trở công cuộc đổi mới kinh tế vì vậy cải cách nền hành chính nhà nước đã trở thành nhu cầu kháchquan
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa VII (01/1995) đặt nền tảng cho công cuộc cải cách hành chính ởnước ta, đã chỉ ra nội dung, quan điểm, nguyên tắc cơ bản của cải cách hành chính nhà nước trong tổng thể đổimới hoạt động của nhà nướ, đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước,
đã mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn chuyển biến thật sự trong cải cách hành chính ở nước, có ý nghĩa thúcđẩy tiến trình cải cách trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới vừa qua
Chương trình cải cách hành chính trong những năm qua, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới
và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm cho bộ máy hành chính hoàn chỉnh hơn, hoạt động có hiệu quảhơn, từng bước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực trước hết là hình thành thể chế kinh tế phù hợp vớiyêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phục vụ nhân dân đúng pháp luật, tốt hơn, tiếtkiệm hơn, dần chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ đốivới dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa với bản chất của dân, do dân, vì dân
Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2001 – 2010 là: xâydựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực,hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng độingũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đất nước
Mục tiêu xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính là:
- Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính
- Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính cục bộtrong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình xây dựng thểchế; phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật
- Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà
Nội dung cải cách thể chế với 4 nội dung:
1 Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước.
Trong đó, chú trọng thể chế về thị trường vốn và tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,thị trường khoa học và công nghệ, thị trường lao động, thị trường dịch vụ …
- Tiếp tục đảy mạnh cải cách thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính, trước hết là tổchức và hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp
- Thể chế về quan h ệ giữa Nhà nước với nhân dân, như thu thập ý kiến của nhân dân trước khi quyếtđịnh các chủ trương, chính sách quan trọng, trưng cầu dân ý, xử lý các hành vi trái pháp luật của cơ quan và cán
bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính và củaTòa án trong việc giải quyết khiếu kiện của nhân dân
- Thể chế về thẩm quyền quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nướcnói riêng; phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu, quyền quản lý hành chính nhà nước và quyền tự chủ kinh doanhcủa doanh nghiệp
2 Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Tiến hành rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại bỏ nhữngquy định pháp luật không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lắp, pháp huy hiệu quả của cơ sở dữ liệu quốc gia
về văn bản quy phạm pháp luật
- Tăng cường năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương trong việc xâydựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật Khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh chờ Nghị định và Thông
tư hướng dẫn thi hành
Trang 18- Nghiên cứu đổi mới phương thức, quy trình xây dựng pháp luật từ khâu đầu tư xây dựng ch đến khâuChính phủ xem xét, quyết định hoặc thông qua để trình Quốc hội.
- Ban hành các quy định đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào quá trình xây dựng phápluật, tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, của những người là đối tượng điều chỉnhcủa văn bản trước khi ban hành
- Các văn bản quy phạm pháp luật phải được Công báo hoặc yết thị, đưa tin trên các phương tiện thôngtin đại chúng ngay sau khi ký ban hành để công dân và các tổ chức có điều kiện tìm hiểu và thực hiện
3 Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của các cơ nhà nước, của cán bộ, công chức.
- Cung cấp cho cán bộ, công chức đầy đủ các thông tin về chính sách, pháp luật của nhà nước để vậndụng, giải quyết công việc theo chức trách và thẩm quyền
- Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chế độ thông tin công khai cho dân về chủ trương, chính sách nhànước, của chính quyền địa phương; chế độ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các ngành ở Trung ương và địa phươngđịnh kỳ trực tiếp gặp gỡ, đối thoại giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và nhân dân đặt ra
- Phát huy hiệu lực của các thiết chế thanh tra, kiểm sát và tài phán để đảm bảo hiệu lực quản lý nhànước, giữ gìn kỷ cương xã hội Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan thanh tra và tòa hành chính trong việcgiải quyết các khiếu kiện của dân đối với các cơ quan và cán bộ công chức
- Mở rộng dịch vụ tư vấn pháp luật cho nhân dân, cho người nghèo, người thuộc diện chính sách và đồngbào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa Tạo điều kiện cho các luật sư hod tư vấn có hiệu quả theo pháp luật
4 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.
- Tiếp tục cải các thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằngtrong khi giải quyết công việc hành chính Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để thamnhũng, gây khó khăn cho dân Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thờinhững quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định
- Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi cóyêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống
- Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; xử lý nghiêmngười có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao
- Mở rộng thực hiện cơ chế “Một cửa” trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơquan hành chính nhà nước các cấp Cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân
và tổ chức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc
- Quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ Việc xác định quyền hạn vàtrách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷluật cán bộ, công chức
Chương trình cải cách hành chính trong những năm qua đã được triển khai toàn diện trên cả 4 nội dung,từng bước đi vào chiều sâu và tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào quá trình đổimới kinh tế, dân chủ hóa đời sống xã hội, họi nhập kinh tế quốc tế và củng cố và duy trì ổn định chính trị Thểchế của nền hành chính được cải cách và hoàn thiện một bước cơ bản phù hợp với yêu cầu pháp huy dân chủ vớithiết lập chế độ công khai, minh bạch và cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phần lớn các chủtrương quan trọng của Đảng về các vấn đế cơ bản trong quá trình đổi mới, xây dựng và hoàn thiện nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể chế hóa và tổ chức triển khai Cải cách thủ tục hành chính đã cải thiệnmối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân và làm tăng tính dân chủ trong quan hệ giữa các cơ quan hành chínhnhà nước; thu hút sự quan tâm của nhân dân đến các công việc của nhà nước và hoạt động của nền hành chính
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả và tiến bộ đã đạt được, vấn đề cải cách thể chế hành chính trongnhững năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập Số lượng văn bản ban hành tuy nhiều, nhưng chất lượngnhìn chung chưa cao, chưa thể hiện nhất quán và thấu suốt tinh thần cải cách hành chính Hệ thống văn bảnđược ban hành còn thiếu tính toàn diện, đồng bộ do dự báo khoa học mang tính chiến lược về nhu cầu xây dựngthể chế trong thời kỳ mới Tính cục bộ ngành, lĩnh vực theo phương thức truyền thống giao cho Bộ chủ trì xâydựng luật chậm được khắc phục tình trạng có luật quy định chung chung thiếu tính khả thi còn phổ biến dẫnđến hiện tượng “nợ đọng” thiếu nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành
Một số thể chế cơ bản còn chậm được xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện (thể chế về thẩm quyền quản lý nhànước đối với doanh nghiệp nhà nước, thẩm quyền của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thẩmquyền, trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp nhà nước trong quản lý tài sản nhà nước, thể chế về đất đai, bấtđộng sản …) Một số thể chế cơ bản về hoạt động công vụ, về trách nhiệm thực thi công vụ của từng cơ quanhành chính, chức trách của từng vị trí cán bộ, công chức chưa đủ rõ và cụ thể Đặc biệt là thiếu những quy địnhpháp lý cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính, của từng cán bộ, công chức trongthực thi công vụ
Trang 19Thủ tục hành chính cho dù được cải cách một bước nhưng nhìn chung vẫn phức tạp, phiền hà cho ngườidân, doanh nghiệp Vẫn còn tồn tại khá phổ biến xu hướng cơ quan hành chính giành thuận lợi về mình, đẩy khókhăn về cho người dân gánh chịu gtrong giải quyết công việc của dân, doanh nghiệp Một số địa phương thựchiện cơ chế một cửa còn mang tính hình thức Tổ chức thực hiện thể chế vẫn là khâu còn nhiều yếu kém Nhiềuthể chế không được kịp thời tổng kết, sửa đổi, bổ sung kịp thời thông qua cơ chế kiểm tra quá trình thực hiện.
* Nguyên nhân:
- Chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện về cơ cấu quy mô của hệ thống thể chế của xã hội nước ta trong thời
kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
- Tính nhất quán, đồng bộ giữa các thể chế chưa được đảm bảo do còn tư tưởng bao cấp, cục bộ giữa các
bộ ngành trong quá trình xây dựng
- Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn hạn chế
- Các bộ ngành Trung ương chưa kiên quyết nhất quán tổ chức thực hiện đơn giản thủ tục hành chính;chưa thực hiện tốt việc rà soát thủ tục hành chính với rà soát thẩm quyền
* Nhiệm vụ cải cách thể chế trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011 - 2020:
a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung;
b) Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật;
c) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh
tế - xã hội;
d) Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách quan, lâu dài của các hình thức sở hữu,trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau trong nền kinh tế; sửa đổi đồng bộ thể chế hiện hành về sở hữu đất đai, phân định rõ quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất, bảo đảm quyền của người sử dụng đất;
đ) Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chứcnăng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinh doanh vốn nhà nước;
e) Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh;
g) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp;
h) Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
Liên hệ thực tế tại địa phương đồng chí đang công tác.
Trang 20Câu 1 Khái niệm hành chính nhà nước, chức năng hành chính NN
1 Chức năng chính trị: Là mặt hoạt động lâu dài, thường xuyên cơ bản từ trung ương đến địa phương nhằm bảo
vệ độc lập chủ quyền quốc gia, bảo vệ tài sản, tính mạng và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo vệ tài sản nhànước, của tập thể, của công dân khi bị xâm phạm Giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị để pháttriển kinh tế bảo đảm an ninh quốc phòng
- Bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân nhất là trong điều kiện toàn cầu hóahiện nay thì vấnđề chủ quyền quốc gia có ý nghĩa sống còn Tuy nhiên nhiệm vụ này dưới sự lãnh đạo của đảng
và nhà nước nhưng giao cho bộ quốc phòng và bộ công an chịu trách nhiệm chính
- Duy trì trật tự xã hội là trách nhiệm chủ yếu của côn an, cảnh sát nhưng mỗi người dân việt nam đều phải cótrách nhiệm và ý thức để trật tự an toàn xã hội được bảo đảm
- Bảo vệ tài sản của công dân
2 Chức năng kinh tế: là chức năng cơ bản của hành chính nhà nước, chính phủ có nhiệm vụ đẩy mạnh sự pháttriển của nền kin tế thị trường định hướng XHCN được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ sau:
- Điều hành kinh tế vĩ mô, cân đối giữa cung và cầu, hợp lý cơ cấu vùng miền, câu cấu ngành nghề Đảm bảotính hiệu của việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ tài sản nhà nước
- Quản lý vĩ mô bằng luật pháp và văn bản pháp qui tăng cường giám sát kinh tế Chính phủ với tư cách là ngườicầm lái chứ không phải là người bơi chèo
- Tổ chức xây dựng các công trình lớn về QP-AN, về kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông, sân bay, bến cảng
3 Chức năng văn hóa: là điều hành, tổ chức đời sống văn hóa, xã hội, đưa đến cho nhân dân một đời sống vănhóa ngày càng cao, xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Thể hiện trên các phương tiện chủ yếusau:
- Công tác chính trị tư tưởng bao gồm: quản lý thông tin, báo chí, tự do tôn giáo
- Quy hoạch sự nghiệp giáo dục, văn hóa nhằm nhằm nâng cao chất lượng đời sống tin thần của công dân, pháttriển con người toàn diện
4 Chức năng xã hội:
- Hạn chế tăng dân số, xây dựng gia đình văn hóa, khối, phố văn hóa
- Xây dựng môi trường sống ngày càng cao về chất lượng (đi lại, ăn ở, sinh hoạt)
5 Chức năng điều hành
Chức năng này được thể hiện trên các phương diện sau:
- Chức năng tổ chức: là tổ chức, bố trí phân công, phân nhiệm những ai làm gì hay nói cách khác xác định chứctrách, trách nhiệm, quyền hạn cho các tổ chức hành chính và cán bộ công chức Xây dựng thể chế tổ chức hànhchính hợp lý để phát huy đầy đủ các yếu tố tích cực Xây dựng hệ thống chỉ huy hành chính nhạy bén, hiệu quả,thóng nhất có tính tiên quyết của chính quyền Điều hòa phối hợp quan hệ hành chính giữa các cấp chính quyền,giữa ngành này với ngành khác để vận hành mục tiêu quản lý hành chính
- Chức năng kế hoạch: đây là chức năng do văn phòng các cấp đảm nhận Văn phòng các cơ quan hành chínhphải dự thảo kế hoạch hoạt động ngắn hạn, dài hạn trên cơ sở căn cứ vào luật và tình hình thực tiễn của đơn vị(phương án, mục tiêu, quy trình, con người, cơ sở vật chất )
- Chức năng điều hành trực tiếp (điều tiết mục tiêu hoạt động quản lý hành chính)
Xác lập tiêu chuẩn quản lý cho phù hợp, mang tính cụ thể, khả thi Th thập thông tin, xử lý thông tin, nắm chắctình hình, phân tích chính xác để xử lý kịp thời Áp dụng các biện pháp điều hành cụ thể: khảo sát, đối thoại,cưỡng chế, thực hiện giám sát có hiệu quả
Theo quy trình để ban hành một văn bản, một quy định:
Trang 21- Chức năng quy hoạch, kế hoạch.
Trang 22Câu hỏi 3: cán bộ, công chức? Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay? Liên hệ thực tế tại địa phương, cơ quan công tác?
Để nhà nước tồn tại, phát triển theo ý chí của giai cấp cầm quyền, nhà nước nào cũng cần có một đội ngũcán bộ công chức bao gồm những người có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn và đạo đức theo tiêu chí củamõi nhà nước đó
Chủ tịch HCM viết “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Công việc thành công hoặc thất bại đều docán bộ tốt hay xấu”
Trong chương trình cải cách của Đảng, Nhà nước ta đề ra trong đó cải cách công chức công vụ là nhiệm
vụ trọng tâm trong công cuộc cải cách nói chung nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới theo đường lối củaĐảng ta
Ở nước ta, khái niệm cán bộ công chức được hình thành, gắn với sự phát triển của đất nước Ở mỗi thời
kỳ, giai đoạn phát triển khái niệm cán bộ, công chức được Đảng, Nhà nước ta nhận thức và từng bước hoànthiện
Theo Điều 1, Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 thì công chức là “Những người công dân Việt Nam đượcchính quyền nhân dân Việt Nam tuyển dụng, giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan chính phủ ởtrong nước hay ngoài nước”
Theo quy định tại khoản 1, Điều 4, Luật cán bộ công chức có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 thì “Cán bộ làcông đân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quancủa ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ởhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
Theo quy định tại khoản 2, Điệu 4, Luật cán bộ công chức “Công chức là công dân Việt Nam được tuyểndụng, bổ nhiệm vào ngạch chức vụ, chức danh trong cơ quan ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trungương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan,
hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCSVN, nhànước, tổ chức chính trị xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệpcông lập theo quy định của pháp luật”
Tại khoản 3, Điều 4, Luật cán bộ công chức “Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, đượcbầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, phó bí thưĐảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụnggiữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước”
Nền hành chính nhà nước là một hệ thống tổ chức và định chế thực hiện chức năng hành pháp của nhànước (tức là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành xã hội) Được cấu thành từ 4 yếu tố đó là: Thể chếhành chính công; Bộ máy hành chính nhà nước; Công vụ - công chức và Tài chính công) Cải cách bộ máy hànhchính là một nội dung quan trọng trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Thực hiện công cuộc đỏi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Đảng ta xác định phải đổi mới hệ thốngchính trị mà trọng tâm là cải cách bộ máy hành chính nhà nước, cải cách hành chính nhà nước Công cuộc cải cáchhành chính trong những năm qua, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội củađất nước Những kết quả rõ nét trong việc thực hiện cải cách, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong thời gianqua đó là việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức được đổi mới một bước theo các quy định của Pháp lệnh cán bộ,công chức (nay là Luật cán bộ, công chức năm 2009) từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng,
kỷ luật đến đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Với mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2001 – 2010 là:xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệulực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựngđội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đấtnước
Mục tiêu cụ thể xây dựng đội ngũ cán bộ công chức: xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức có sốlượng, cơ cấu hợp lý chuyên nghiệp, hiện đại Tuyệt đại bộ phấn cán bộ công chức có phẩm chất tốt và đủ nănglực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân
Nội dung đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
1 Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức:
- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cảicách hành chính
Trang 23- Tiến hành tổng điếu tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xác định chính xác số lượng, chấtlượng của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,quản lý đội ngũ cán bộ, công chức Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ công chức để từng bước chuyểnsang quản lý cán bộ công chức bằng hệ thống tin học ở các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địaphương.
- Sửa đổi, bổ sung hệ thống ngạch, bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh cán
bộ công chức Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh phù hợp với thực tiễn Việt Nam, với yêu cầu công tácchuyên môn của từng đối tượng, làm căn cứ cho việc đánh giá năng lực của cán bộ công chức
- Xác định cơ cấu cán bộ công chức hợp lý gắn với chức năng nhiệm vụ gtrong các cơ quan hành chínhnhà nước ở trung ương và ở địa phương, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ,công chức Cải tiến phương pháp định biên làm căn cứ cho việc quyết định về số lượng, chất lượng và cơ cấucán bộ công chức phù hợp với khối lượng và chất lượng công việc của từng cơ quan hành chính
- Hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức, thực hiện quy chế mới về đánh giá khen thưởng, kỷluật đối với cán bộ công chức để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ Cơ chế thi tuyển phải đảm bảo tínhdân chủ, công khai chọn đúng người đủ tiêu chuẩn vào bộ máy hành chính nhà nước, chú ý bảo đảm một tỷ lệthích đáng cán bộ công chức nữ trong các ngành, lĩnh vực khác nhau
- Xây dựng quy định thống nhất về tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở trungương và địa phương để thực hiện được việc thường xuyên đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức không
đủ năng lực, trình độ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo điều kiện đổi mới, trẻhóa, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức
- Đổi mới nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ làm nhiệm vụ quản lý cán bộ công chức, công vụ phùhợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa
- Sửa đổi việc phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ công chức Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lýcán bộ công chức của chính quyền địa phương Phân cấp quản lý về nhân sự đi liền với phân cấp về nhiệm vụ vàphân cấp về tài chính
2 Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ.
- Cải cách tiền lương theo quan điểm: Coi tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tưcho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ công chức và hoạt động công vụ Nhữngviệc chính là:
+ Nâng mức lương tối thiểu cho cán bộ công chức đủ sống bằng lương Cải cách hệ thống thang lương,bảng lương trên cơ sở xem xét tính chất và đặc điểm lao động của các loại cán bộ công chức; điều chỉnh bội số
và hệ số tiền lương trong thang, bảng lương
+ Tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức; thực hiện tiền tệ hóa đầu đủ tiềnlương, điều chỉnh lương tưng ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội
+ Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài tiền lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậcchuyên môn, nghiệp vụ cán bộ, công chức cho cán bộ công chức làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm,độc hại
+ Ban hành và thực hiện chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vàcác chế độ đãi ngộ khác ngoài tiền lương đối với cán bộ công chức
3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
- Đánh giá lại công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, xây dựng và triển khai kế hoạch về đào tạobồi dưỡng cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước theo từng loại: cán bộ công chức làm nhiệm vụtham mưu hoạch định chính sách; cán bộ công chức các ngạch hành chính, sự nghiệp và cán bộ chính quyền cơsở
- Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiếnthức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ công chức theo chức trách, nhiệm vụ đang đảm nhận Mỗi loại cán
bộ công chức có chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phù hợp Kết hợp đào tạo chính quy với các hìnhthức đào tạo không chính quy, đào tạo trong nước và gửi đi đào tạo ở ngoài nước Khuyến khích cán bộ côngchức tự học có sự giúp đỡ của nhà nước
- Tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức; điều chỉnh sự phân công giữa các cơ
sở đào tạo Tạo điều kiện để Học viện Hành chính quốc gia, các trường đáo tạo cán bộ của các tỉnh, thành phố
có thể chủ động đào tạo một bộ phận nhân lực phục vụ bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địaphương
4 Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ công chức.
- Tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ công chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm tận tụyvới công việc Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cán bộ công chức Tôn vinh nghề nghiệp, danh dự củangười cán bộ công chức
Trang 24- Ban hành và guh nghiêm Quy chế công vụ, gắn với thực hiện Quy chế dân chủ trong các cơ quan hànhchính nhà nước, thực hiện triệt để nguyên tắc công khai hóa hoạt động công vụ, nhất là trong các công việc cóquan hệ trực tiếp với công dân, trong lĩnh vực tài chính ngân sách; bảo đảm thực hiện kỷ cương của bộ máy,nâng cao trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ công chức.
- Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng bộ máy hành chính nhà nước Thực hiện chế độkiểm toán và các chế độ bảo vệ công sản và ngân sách nhà nước
Phương hướng, giải pháp:
Có thể nói: Chương trình cải cách hành chính trong những năm qua đã được trienr khai toàn diện trên cả
4 nội dung, từng bước đi vào chiều sâu và tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vàoquá trình đổi mới kinh tế, dân chủ hóa đời sống xã hội, hội nhập kinh tế quốc tề và củng cố và duy trì ổn địnhchính trị Công tác quản lý đội ngũ cán bộ công chức tiếp tục được cải cachs theo hướng rõ hơn về phân công vàphân cấp Đã có sự phân định về trách nhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ công chức hành chính củaThủ tướng Chính phủ, của các bộ và chính quyền địa phương Thẩm quyền và trách nhiệm trong bổ nhiệm, sửdụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức cũng đã được xác định khá rõ cho người đứng đầu các cơ quanhành chính và thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công Đặc biệt thẩm quyền và trách nhiệm của ngườiđứng đầu các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công được nâng cao đáng kể phù hợp với cơ chế về quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp và dịch vụ công
Luật cán bộ công chức đã có sự phân biệt rõ hơn đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ởnước ta: cán bộ qua bầu cử, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp, công chức cấp xã … trên cơ sở đó đãxác định những yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất, cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đãingộ thích hợp Hệ thống các tiêu chuẩn chức danh công chức có những điều chỉnh thông qua đó đẩy nhanh quátrình chuẩn hóa và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở Chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm
xã hội đã có những cải cách bước đầu Đề án cải cách chính sách tiền lương đã điều chỉnh lộ trình và bước đitrong cải cách
Tuy nhiên, yếu kém lớn nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầuquản lý nhà nước trong cơ chế mới Mức độ chuyên nghiệp, tính chuyên sâu, kỹ năng hành chính của cán bộcông chức thấp Trình độ hiểu biết về kỹ năng của cán bộ, công chức với hàm lượng khoa học quản lý ở tầm vĩ
mô, vi mô thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền hành chính hiện đại Một bộ phận không nhỏ cán bộcông chức suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục
vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân, của xã hội
Những giải pháp mang tính đổi mới, theo hướng hiện đại hóa công tác quản lý cán bộ công chức chậmđược triển khai, dẫn đến các cơ quan hành chính vẫn ôm đồm nhiều việc và cản trở can thiệp sâu vào hoạt độngcủa các đơn vị cơ sở Công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, luân chuyển,
đề bạt cán bộ, công chức chậm thay đổi Các phương pháp khoa học trong đánh giá kết quả công tác của từngcán bộ công chức chậm được áp dụng để thay thế phương pháp đánh giá dựa vào tập thể là chủ yếu
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020:
a) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thihành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước;
b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực,
có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, cóhiệu quả;
c) Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán
bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý;
d) Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức,viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;
đ) Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực,
sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thituyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương),giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống;
Trang 25e) Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiệnnhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷluật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng vớitrách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụcủa cán bộ, công chức, viên chức;
g) Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo,bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch côngchức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹnăng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm;
h) Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người cócông; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộcsống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội
Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp
vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại
Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và
có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ;
i) Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viênchức
Liên hệ thực tế ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Trang 26Môn KTCT: Lý luận của V.I Lê nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản hiện nay Vai trò lịch sử và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.
Lý luận của V.I Lê nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền.
I Bản chất kinh tế của CNTB độc quyền:
1 Quy luật hình thành độc quyền và tổ chức độc quyền:
PTSX TBCN phát triển trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh và Giai đoạn CNTB độc quyền Theo Lênin, từ cuối TK XIX, đầu TK XX, CNTB đã bước sang giai đoạn phát triển mới – CNTB độc quyền– giai đoạn kế tục trực tiếp giai đoạn trước Đó là kết quả phát triển tất yếu của CNTB Điều đó chứng tỏ rằng,đến thới kỳ này dự báo của Mác đã trở thành hiện thực
Trong quá trình phát triển của CNTB tất yếu diễn ra xu hướng tập trung sản xuất, làm cho quy mô sảnxuất và quy mô tư bản ngày càng mở rộng Bởi lẽ:
- Trong quá trình tự do cạnh tranh thường diễn ra hai xu hướng: Một là các nhà tư bản có lực lượng kinh tế mạnh, trình độ kỹ thuật và quản lý cao sẽ giành phần thắng; hai là, trong cuộc cạnh tranh gay gắt, khó
phân thắng bại, sẽ nảy sinh xu hướng các đối thủ cạnh tranh phải bắt tay, liên hiệp với nhau, góp vốn để sản xuấtkinh doanh chung
- Tập trung sản xuất còn do tác động của quá trình phát triển LLSX, nhu cầu áp dụng những thành tựumới về khoa học kỹ thuật công nghệ Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh đòi hỏi các xí nghiệp phải thườngxuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ Việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật – công nghệ vàosản xuất đòi hỏi số lượng vốn lớn Nếu chỉ bằng con đường tích tụ tư bản trong từng xí nghiệp nhỏ thì không thểđáp ứng được Bởi vậy, các xí nghiệp nhỏ phải chung vốn sản xuất kinh doanh, hình thành các công ty cổ phần
Do đó, làm cho quá trình tập trung sản xuất tăng lên
- Khủng hoảng kinh tế cũng là một nguyên nhân thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất Thông thường, trongthời kỳ khủng hoảng kinh tế, các xí nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực kinh tế mạnh đỡ khó khăn hơn và có thể tồntại được, các xí nghiệp nhỏ dễ bị phá sản và bị thôn tính vào các xí nghiệp lớn làm cho quá trình tập trung sảnxuất và tập trung tư bản ngày càng mở rộng
- Khi tập trung sản xuất đạt đến một trình độ nhất định thì tất yếu sẽ dẫn đến độc quyền Bởi vì, với sốlượng ít hơn, các xí nghiệp có quy mô lớn sẽ dễ thỏa thuận với nhau hơn nhiều các xí nghiệp nhỏ
- Các xí nghiệp có quy mô lớn sẽ gây khó khăn cho cạnh tranh, song cũng làm tăng sức phá hoại củacạnh tranh Do vậy, dễ dẫn đến xu hướng thỏa thuận với nhau để hình thành các tổ chức độc quyền Lê-nin đãtìm ra quy luật hình thành các tổ chức độc quyền Đó là: độc quyền phát sinh, kết quả sự tập trung sản xuất, và
là quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của CNTB
2 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền:
a Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
- Tập trung sản xuất là sự tích tụ và tập trung các yếu tố của sản xuất kinh doanh vào các xí nghiệp lớn Thời kỳđầu của CNTB độc quyền, khi tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng còn phổ biến thì trình độ tập trung sản xuấtbiểu hiện trên các mặt sau: quy mô tư bản, số lượng công nhân, giá trị sản lượng so với tổng tư bản xã hội, tổng
số công nhân và tổng giá trị sản lượng
Kết quả tập trung sản xuất làm xuất hiện tổ chức độc quyền.
- Tổ chức độc quyền là những xí nghiệp lớn hoặc những liên minh giữa các xí nghiệp lớn TBCN nắm trong tayphần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại hàng hóa nào đó, nhờ vậy có thể định ra giá cả độcquyền và thu lợi nhuận độc quyền cao
- Các hình thưc tổ chức độc quyền: Các hình thức độc quyền phát triển qua các hình thức từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp với các mối liên hệ kinh tế cũng ngày càng chặt chẽ hơn Các hình thức đó là:
+ Cacten: là loại liên minh độc quyền giữa các nhà tư bản tư nhân
+ Xanhđica: So với Cacten, tính chất liên minh của xanhđica cao hơn, ổn định hơn, sự ràng buộc giữa họ chặtchẽ hơn
+ Tơrớt: phần lớn các Tơ-rớt được tổ chức theo kiểu công ty cổ phần So với hai hình thức trên thì Tơ-rớt cótính liên minh chặt chẽ và ổn định hơn
+ Côngxoocxiom: so với các hình thức trên, loại này có quy mô lớn hơn, tính chất, mức độ liên minh độc quyềncao hơn, đa dạng về ngành nghề kinh doanh Khống chế trong côngxoocxiom là môt nhóm tư bản có lực lượngtài chính lớn
- Vai trò của các tổ chức độc quyền:
Trang 27Các tổ chức độc quyền có vai trò to lớn, thống trị trong các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa
và lưu thông tư bản trong phạm vi từng quốc gia và ngày càng mở rộng vị trí của mình ra nước ngoài
Ngày nay, các tổ chức độc quyền quốc tế - công ty xuyên quốc gia – đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng cóvai trò quan trọng, chi phối các mối quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực
Trong các nước tư bản phát triển, Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về số lượng các công ty xuyên quốc gia
và chi nhánh ở nước ngoài Phần lớn các công ty xuyên quốc gia của Mỹ là những công ty có quy mô và sứcmạnh kinh tế to lớn
b Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
Tư bản tài chính được hình thành do sự kết hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng dựa trên
cơ sở của quá trình tập trung sản xuất, từ đó làm nảy sinh bọn đầu sỏ tài chính
- Đầu sỏ tài chính (trùm tài chính) là một nhóm nhỏ các chủ tư bản độc quyền lớn trong ngân hàng và côngnghiệp Chúng nắm trong tay mọi quyền lực kinh tế chính trị trong xã hội tư bản
Biện pháp chủ yếu để bọn đầu sỏ tài chính khống chế các ngành kinh tế là “chế độ tham dự” Ngoài ra,chúng còn sử dụng các biện pháp khác như thành lập các công ty bảo hiểm đầu tư kinh doanh các loại chứngkhoán…
Tư bản tài chính có thế lực rất mạnh, thống trị cả về mặt kinh tế và chính trị, đối nội và đối ngoại củacác nước tư bản, trong khuôn khổ từng quốc gia và trên phạm vi quốc tế Bởi vậy, Lê-nin cho rằng CNTB độcquyền là CNTB của bọn đầu sỏ tài chính
c Xuất khẩu tư bản:
Cần phân biệt xuất khẩu tư bản với xuất khẩu hàng hóa
- Xuất khẩu hàng hóa là đưa hàng hóa ra nước ngoài bán để thu giá trị thặng dư được sản xuất ra ởtrong nước
Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa là chủ yếu Đến giai đoạn CNTB độcquyền, xuất khẩu tư bản là đặc điểm nổi bật và có tầm quan trọng đặc biệt
- Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài nhằm thu được giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác,được tạo ra ở các nước nhập khẩu tư bản
Có 2 hình thức xuất khẩu tư bản là xuất khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu gián tiếp làđưa tư bản ra nước ngoài theo kiểu cho vay để thu tỷ suất lợi tức cao, xuất khẩu trực tiếp là đưa tư bản ra nướcngoài để trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất thu lợi nhuận cao
Ngày nay xuất khẩu tư bản ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô, đa phương, đa chiều Nó có tácdụng phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế có lợi cho cả nước xuất và nhập khẩu tư bản Đồng thời xuấtkhẩu tư bản cũng gây nên những hậu quả nặng nề cho nước nhập khẩu tư bản: tăng thêm mức độ bị bóc lột, sự
lệ thuộc về kinh tế, kỹ thuật…Từ đó dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị vào các nước xuất khẩu tư bản
d Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền ở các nước với nhau:
Do tác động của các quy luật: quy luật tích tụ và tập trung tư bản, quy luật tích lũy TBCN, quy luật pháttriển không đều diễn ra giữa các nước và quy luật lợi nhuận độc quyền đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền tìmmọi cách mở rộng thế lực của mình ra nước ngoài
Hiện tượng này diễn ra trrong điều kiện có cạnh tranh Các tổ chức độc quyền cạnh tranh lẫn nhau trênthị trường thế giới về thị trường tiêu thụ hàng hóa, về khu vực đầu tư, về nguồn nguyên liệu,… với các biệnpháp: sử dụng chế độ thuế quan bảo hộ đối với thị trường trong nước, bán phá giá đối với thị trường nước ngoài,xuất khẩu tư bản để thành lập xí nghiệp, công ty và chi nhánh ở nước ngoài nhằm khống chế các xí nghiệp ở cácnước khác Quá trình cạnh tranh đó thường dẫn đến kết quả là các tổ chức độc quyền thỏa thuận, ký kết các hiệpđịnh với nhau về phân chia thị trường, khu vực ảnh hưởng… Dựa trên cơ sở này mà hình thành các tổ chức độcquyền quốc tế Sự xuất hiện các tổ chức này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển LLSX, quá trình quốc tế hóa đờisống kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết những mâu thuẫn tạm thời giữa các tổ chức độc quyền…nhằm đảmbảo lợi nhuận độc quyền cao trên cơ sở bóc lột nhân dân thế giới Tổ chức độc quyền quốc tế được tổ chức dướicác hình thức: Cac-ten quốc tế, Tơ-rớt quốc tế, Công-xoocxiom quốc tế…
Quá trình hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế được bắt đầu từ những năm 1860-1880 Thời kỳđầu chủ yếu được hình thành ở những ngành tập trung cao như đường sắt, khai thác nguyên vật liệu…Đầu TK
XX, các tổ chức độc quyền quốc tế phát triển nhanh chóng Đến năm 1910 đã có tới hàng trăm tổ chức độcquyền quốc tế Năm 1934 đã có 350 cacten quốc tế Sau chiến tranh thế giới thứ 2, đã bắt đầu xuất hiện một số
tổ chức kinh tế khu vực
Ngày nay, đặc điểm này có nhiều biểu hiện mới phức tạp hơn Bên cạnh xu hướng nhất thể hóa về kinh
tế đã diễn ra xu hướng tiến tới cái gọi là “nhất thể hóa” về chính trị của các trung tâm, các khối liên kết trong
Trang 28các nước tư bản Tuy vậy, sự cạnh tranh mâu thuẫn giữa các trung tâm và giữa các thành viên trong từng khốiliên kết vẫn không hề mất đi.
e Các cường quốc đế quốc phân chia lãnh thổ thế giới và cuộc đấu tranh để phân chia lại lãnh thổ thế giới:
CNTB độc quyền coi xâm chiếm thuộc địa là tất yếu, là quyền lợi sống còn của mình Thuộc địa có vaitrò to lớn Nó là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, nơi xây dựng căn cứ quân sự và cung cấp binhlính… cho chính quốc
Các nước phát triển trên thế giới đã trở thành đối tượng của sự xâm chiếm thuộc địa để biến thànhnhững nước lệ thuộc hoàn toàn cả về kinh tế và chính trị vào các cường quốc tư bản độc quyền hoặc là các nướcđộc lập Đến cuối TK XIX, đầu TK XX, các cường quốc tư bản đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới.Tính đến năm 1914, chỉ riêng 6 cường quốc: Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật đã chiếm tới 65 triệu km2 đấtthuộc địa với số dân là 532,4 triệu người, trong khi đó tổng diện tích của 6 nước này chỉ chiếm 16,5 triệu km2với số dân chính quốc là 437,2 triệu người Trong đó, nước Anh có số thuộc địa lớn nhất thế giới (33,5 triệukm2 và 393,5 triệu người)
Do tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật phát triển không đều cùng với động cơ săn đuổi lợi nhuậnthu được từ các nước kém phát triển đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản, đỉnh cao là gây rachiến tranh để phân chia lại lãnh thổ thế giới (1914-1918 và 1939-1945) gây biết bao tai họa cho nhân loại Ngày nay, quá trình này diễn ra bằng các hình thức, phương pháp mới – chủ nghĩa thực dân cũ đã đượcthay thế bằng chủ nghĩa thực dân mới Song, sự lệ thuộc của các nước kém phát triển vào các nước giàu và sựbất bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước giàu và nước nghèo vẫn còn tồn tại
Bởi vậy, mâu thuẫn trong mối quan hệ “Bắc-Nam” (giữa các nước phát triển và các nước đang pháttriển) vẫn không được giải quyết Trên nhiều diễn đàn quốc tế thường diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa các nướcnói trên Họ phê phán quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (trong đó Mỹ giữ vị trí chi phối) đã áp đặt những điều kiện rất
hà khắc đối với nước bị khủng hoảng kinh tế, càng đẩy thêm tính chất gay gắt của các khó khăn về kinh tế-xãhội cho các nước này, đồng thời mở đường cho các công ty tư bản nước ngoài tràn vào mua rẻ tài sản của cácquốc gia đó…
Những đặc điểm nói trên có mối quan hệ với nhau Hai đặc điểm đầu phản ánh sự thống trị của độcquyền trong từng nước, ba đặc điểm sau phản ánh sự bành trướng thế lực độc quyền ra nước ngoài
Năm đặc điểm nói trên quyết định bản chất kinh tế của CNTB độc quyền, ở giai đoạn này sự thống trịcủa độc quyền đã thay thế cho sự thống trị của tự do cạnh tranh Từ những căn cứ này còn có thể gọi chủ nghĩa
đế quốc là CNTB độc quyền
Những biểu hiện mới của CNTB trong giai đoạn hiện nay:
1 Sự tác động của các yếu tố quốc tế và thời đại:
- Loài người đã và đang ở vào thời kỳ sôi động của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ Cuộc cáchmạng này đã tác động mạnh mẽ và giữ vai trò quyết định đối với sự ra đời các đặc trưng khác của CNTB ngàynay
- Sự xuất hiện tính chỉnh thể, tính nhân loại, tính toàn cầu trong mối quan hệ với tính giai cấp và đấu tranh giaicấp, theo đó phương sách giải quyết những vấn đề cấp bách, trước mắt và nhằm mục tiêu lâu dài được điềuchỉnh theo tư duy mới
- Trung tâm văn hóa của loài người đã và đang có dấu hiệu di chuyển về phương Đông, mở đầu từ Nhật Bản.Khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá caotrong một hai thập kỷ ở nhiều nước châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… đã đưa đến nhữngthay đổi quan trọng về nhận xét, đánh giá tiềm năng và triển vọng phát triển của khu vực này Tuy nhiên, cuộckhủng hoảng tiền tệ ở khu vực châu Á diễn ra từ giữa năm 1997 đến nay cùng với những tác hại của nó đặt ranhiều vấn đề gay gắt với tầm cỡ quốc gia và quốc tế đối với các nước đang phát triển trong điều kiện thời đạingày nay
- Mặc dù chiến tranh cục bộ, nội chiến vẫn có thể xãy ra, nhưng nó sẽ không kéo dài và bầu không khí thế giớivẫn đi theo hướng chung là chuyển từ đối đầu, chiến tranh sang đối thoại, hòa bình
- Sự tan rã các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đã ảnh hưởng đến các nước hiện đang phát triển theo địnhhướng XHCN và sự thay đổi vai trò của hệ thống TBCN thế giới
2 Sự biến đổi của LLSX:
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, LLSX đã phát triển với tốc độ nhanh
Sự biến đổi này đã dẫn tới những thay đổi quan trọng về nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội ở các nước tưbản: năng lực sản xuất xã hội và năng suất lao động tăng, cơ cấu kinh tế thay đổi, kéo theo sự thay đổi vai trò, vịtrí của từng ngành, từng lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường hiện đại
Trang 29Sự biến đổi của LLSX còn dẫn đến những thay đổi về QHSX, về vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước
tư bản cũng như các quan hệ kinh tế quốc tế…
Nhìn chung, ở các nước tư bản phát triển hiện nay, sự biến đổi cơ cấu ngành thường diễn ra theo xuhướng: ngành I (nông nghiệp) thu hẹp dần (hiện nay tỷ trọng ngành này trong GDP chỉ chiếm 2-3%); ngành II(công nghiệp) cũng giảm dần sau khi đã đạt tỷ trọng tối đa vào các thập kỷ trước (quá trình này diễn ra ở cácnước tư bản có sự khác nhau); ngành III (dịch vụ nói chung) ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong các nước tư bảnphát triển (hiện nay, tỷ trọng này thường là 60-70%GDP) Xu hướng chung là các ngành sản xuất vật chất (I+II)ngày càng giảm ngành III tăng theo một tỷ lệ thích hợp
3 Sự biến đổi các mặt QHSX:
Cùng với sự phát triển của LLSX, cả 3 mặt của QHSX đều có sự biến đổi CNTB ngày nay xét theokhía cạnh quan hệ sở hữu về TLSX trong sự tác động qua lại với LLSX và kiến trúc thượng tầng không còn làquan hệ kinh tế, quan hệ sở hữu thuần túy như ở giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh (sở hữu tư nhân TBCN vềTLSX như Mác đã nói), cũng không phải chỉ có quan hệ sở hữu tư bản độc quyền thuần túy, mà nó tồn tại dướinhiều hình thức sở hữu trong các tổ chức kinh tế khác nhau: sở hữu tư nhân TBCN, sở hữu tập thể TBCN, sởhữu nhà nước, sở hữu hỗn hợp, sở hữu không mang tính chất TBCN… Sự biến đổi này làm xuất hiện một hìnhthái kinh tế quá độ với tính hỗn hợp, đa dạng về sở hữu và phổ biến là hình thức sở hữu trong các công ty cổphần Đây là hình thức mà Mác coi nó là bước quá độ để biến tất cả các chức năng của quá trình tái sản xuấthiện còn gắn với quyền sở hữu tư bản giản đơn thành chức năng của người sản xuất đã liên hiệp lại với nhau,tức là hình thành chức năng xã hội, và do đó xí nghiệp của nó cũng biểu hiện ra là những xí nghiệp xã hội Đángchú ý là, sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước trong các nước tư bản bao gồm các ngành các khâu, cáclĩnh vực và các doanh nghiệp quan trọng, cùng với việc nắm hệ thống tài chính, ngân hàng, ngân sách nhànước… Đây là những bộ trọng yếu của khu vực kinh tế nhà nước Mặc dù, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước có
sự khác nhau ở mỗi ngành, mỗi nước, trong từng giai đoạn nhất định Song, nhìn chung, tỷ trọng này có xuhướng ngày càng tăng trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến cuối thập kỷ 70 Từ đầu thập kỷ 80, tỷtrọng này giảm dần thông qua con đường chuyển từ hình thức sở hữu nhà nước sang các hình thức sở hữu khácnhư sở hữu tư nhân, cổ phần hóa, hoặc hình thức sở hữu tập thể Từ cuối thập kỷ 80 quá trình này lại có sự thayđổi Cùng với hiện tượng trên là quá trình đình lại việc chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang các hình thứckhác, thậm chí còn khôi phục lại hình thức doanh nghiệp nhà nước ở một số cơ sở
Nhìn chung, cho đến nay, vấn đề khu vực kinh tế nhà nước vẫn là đề tài được quan tâm nghiên cứu ởhầu hết các nước trên thế giới Xét cả trên phương diện lí luận và thực tiễn đều khẳng định rằng: sự tồn tại khuvực kinh tế nhà nước là cần thiết Nhưng vấn đề quan trọng là phải xác định, tìm ra những tỷ lệ hợp lý, nhữngngành, lĩnh vực cần thiết và phải làm thế nào để chúng kinh doanh có hiệu quả
Hiện nay, ở các nước TBCN, hình thức công ty cổ phần đã trở thành phổ biến Trong các công ty này
có một bộ phận “chủ sở hữu” người lao động với số lượng ngày càng tăng Họ cũng trở thành chủ sở hữu (nhỏ)cùng với các nhà tư bản Sở hữu dưới hình thức công ty cổ phần không những tồn tại trong khuôn khổ của từngquốc gia mà còn mở rộng phạm vi quốc tế, biểu hiện trong các công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia…
Sự biến dạng trong quan hệ sở hữu dẫn đến sự biến dạng trong quan hệ quản lý Đến giai đoạn này,quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản, quyền quản lý kinh doanh thông qua hệ thống tổ chức quản
lý mới (hội đồng quản trị và bộ máy giám đốc được thuê theo hợp đồng)
Sự xuất hiện người chủ sở hữu mới làm nảy sinh một “hệ thống tham gia kiểu mới” trong sự phân chialợi nhuận giữa họ và các nhà tư bản dưới các dạng khác nhau
Có thể nói từ sự thay đổi về chất của LLSX đã kéo theo điều chỉnh QHSX Đến lượt nó, sự biến dạng
về QHSX phù hợp có tác dụng thúc đẩy LLSX phát triển, lợi dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học kỹthuật Nhờ đó các nước tư bản đã có bước phát triển nhanh chóng trong các thập niên gần đây, và dự đoán nócòn có thể phát triển cao hơn trong thập niên đầu TK XXI
Xét về bản chất, sự ra đời tồn tại và phát triển các loại hình sở hữu trên cũng như sự điều chỉnh QHSXTBCN không đi ngược lại lợi ích của các tổ chức độc quyền tư nhân và chưa làm thay đổi bản chất cơ bản củamối QHSX TBCN Tuy nhiên, những biến đổi nói trên (LLSX,QHSX) đã đưa đến những thay đổi nhất địnhtrong quan hệ phân phối, phương pháp bóc lột giá trị thặng dư, sự thay đổi về kết cấu giai cấp, vai trò và vị trícủa các tầng lớp dân cư trong xã hội tư bản
Vai trò lịch sử và xu hướng vận động của CNTB:
I Vai trò lịch sử của CNTB:
1 CNTB đã thực hiện được quá trình xã hội hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn:
Trang 30Trong quá trình ra đời và phát triển, CNTB đã thực hiện được sự phát triển về phân công lao động: hiệp táclao động, chuyên môn hóa tập trung hóa, liên hiệp hóa sản xuất Kết quả là đã biến nhiều quá trình kinh tế riêng
lẻ thành quá trình kinh tế thống nhất hữu cơ với nhau
Cùng với đà phát triển của LLSX, quá trình sản xuất hóa sản xuất cũng đạt được những bước tiến lớnvới trình độ cao Hiệp tác giản đơn, công trường thủ công, nền đại công nghiệp cơ khí là những giai đoạn pháttriển xã hội hóa sản xuất TBCN Hình thức, trình độ xã hội hóa diễn ra ở trình độ ngày càng cao hơn khi CNTBchuyển sang giai đoạn CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước
Quá trình phát triển LLSX, xã hội hóa sản xuất gắn với hai cuộc cách mạng kỹ thuật mà thế giới đã trảiqua Đó là thành tựu chung của nhân loại được các nước tư bản vận dụng Bởi vậy, có thể nói, họ là nhữngngười có công đầu trong quá trình đẩy nhanh sự phát triển LLSX, làm cho năng suất xã hội tăng lên nhanhchóng và đạt mức độ chưa từng có trong lịch sử Ngay từ giữa TK XIX, Mác đã đánh giá: trong vòng chưa đầymột thế kỷ thống trị của mình, CNTB đã tạo ra được một sức sản xuất khổng lồ bằng tất cả các thế hệ loài ngườitrước đó đã tạo ra
Thực tế chứng minh loài người đã sống lâu dài trong nền sản xuất nhỏ lạc hậu, phân tán, thủ cựu, vớinăng suất lao động rất thấp kém, không đảm bảo duy trì tái sản xuất giản đơn Từ đầu TK XVII đến nay, lần đầutiên trong lịch sử, CNTB đã chuyển được nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn với những nét đặc trưng khác vềchất so với sản xuất nhỏ
Sự thắng lợi này diễn ra đầu tiên từ nước Anh rồi lần lượt sang các nước khác Ngày nay, nền sản xuấtlớn hiện đại đang là mục tiêu kinh tế của nhiều nước đang phát triển trên thế giới
2 CNTB đã tạo nên tiền đề vật chất cần thiết cho sự ra đời xã hội mới:
Trải qua mấy thế kỷ, CNTB đã tạo ra những tiền đề vật chất ở trình độ tương ứng với giai đoạn pháttriển mới của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, “văn minh trí tuệ”
CNTB đã tạo nên một tiềm lực kinh tế to lớn, một nền dân chủ hiện đại rất cần thiết khi ta thay thế tínhchất TBCN bằng tính chất XHCN, một hệ thống lý thuyết, kinh nghiệm và công cụ hiện đại được ứng dụngtrong quản lý kinh tế, một trình độ văn hóa giáo dục, đào tạo cần thiết cho xã hội mới – xã hội cộng sản vănminh
Có thể nói, sự phát triển của CNTB đến trình độ CNTB độc quyền nhà nước cho thấy: một mặt, CNTB không phải là một xã hội tồn tại vĩnh viễn mà là một xã hội quá độ lịch sử và sẽ được thay thế; mặt khác, chính
CNTB đã tạo ra những tiền đề vật chất, kinh tế và xã hội cho sự ra đời của xã hội mới thay thế xã hội tư bản, xãhội cộng sản chủ nghĩa – khi có đủ những điều kiện cần thiết Lê-nin đã nhận xét rằng, CNTB độc quyền nhànước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho CNXH, là phòng chờ của CNXH mà giữa nó với CNXH không cónấc thang trung gian nào ngăn cách
Cần nhấn mạnh rằng, quá trình chuyển hóa này là một quá trình lịch sử lâu dài và thực sự không đơngiản, dễ dàng Nó không chỉ phụ thuộc những điều kiện kinh tế xã hội tất yếu khách quan mà còn phụ thuộc vào
sự nỗ lực chủ quan của con người của các thế lực, các trào lưu tiến bộ trên thế giới cũng như trong từng quốcgia
II Xu hướng vận động của CNTB:
Các nền kinh tế tư bản đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức với đặc trưng phát triển nhảy vọt củalực lượng sản xuất Một nền sản xuất của cải dồi dào và phong phú đã và đang phát triển như Mác đã tiên đoán.Điều này mở ra triển vọng cho sự thúc đẩy tiềm năng kinh tế và con người lên tới mức độ cao hơn nữa Đồngthời, nó cũng tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật đầy đủ hơn cho sự ra đời của xã hội cao hơn sau chủ nghĩa tư bản.Hơn nữa, những lực lượng tiêu biểu cho xã hội mới sau chủ nghĩa tư bản chưa chín muồi nhưng đang hìnhthành, đó là "giai cấp công nhân tri thức" Bên cạnh đó, nhiều lực lượng tiến bộ quốc tế như chống toàn cầu hóa
tư bản chủ nghĩa thuộc mọi tầng lớp dân cư khắp thế giới đang hình thành và phát triển
Trong giai đoạn phát triển của CNTBĐQNN, các nhà nước tư bản tích cực chủ động điều tiết kinh tếnhằm hạn chế những mẫu thuẫn nội tại trong xã hội và ổn định nền kinh tế vĩ mô Sự điều chỉnh kinh tế của nhànước nhằm tạo ra sự thích ứng của kiến trúc thượng tầng trước sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sảnxuất Quá trình này không thể xóa bỏ được tận gốc những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản mà chỉ thểhiện rằng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang vận động ở giai đoạn mới, trong đó nó chịu tác động của balực lượng: cạnh tranh, độc quyền và sự điều tiết của nhà nước
CNTBĐQNN hiện nay luôn điều chỉnh để quan hệ sản xuất thích ứng với sự phát triển ngày càng caocủa lực lượng sản xuất trên quy mô quốc tế Các nhà tư tưởng tư sản luôn tìm mọi cách để điều chỉnh chiến lượccải cách kinh tế - xã hội cho thích hợp với các giai đoạn phát triển của mình Nhiều học giả và chính trị gia tưsản đã đề cập đến khái niệm " Con đường thứ ba " như một chiến lược điều chỉnh thích ứng Nội dung chính của