1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình môn học pháp luật

184 326 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 7,54 MB

Nội dung

ồng thời học sinh trong quá trình ôn tập nếu cần các thông tin giải đáp về ... Đề cương ôn tập kiểm tra kết thúc môn pháp luật ... Giáo trình môn học pháp luật.

Trang 1

BO LAO DONG - THUONG BINH VA XA HỘI

Giao trinh

MON HOC

PHÁP LUẬT

Dùng cho các trường dạy nghề

Trang 2

BO LAO DONG - THUONG BINH VA XA HOI

TONG CUC DAY NGHE

Trang 3

Chịu trách nhiệm xuất bản -, Giám đốc NGUYÊN ĐỈÌNH THIÊM Chịu trách nhiệm nội dung :

Trang 4

PHAN THU NHAT

MOT SO VAN DE CHUNG

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máý chuyên làm nhiệm

vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội ,

2 Nguồn gốc Nhà nước :

Về sự ra đời của Nhà nước, có nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, nhưng chỉ có chủ

nghĩa Mác-— Lênin đã chứng minh một cách khoa học về nguồn gốc của Nhà nước Theo đó, Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một mức độ nhất định Nhà nước

không có trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ

Chế độ cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế — xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu công cộng đối với tư

liệu sản xuất và sản phẩm lao động Cơ sở xã hội là tổ chức thị tộc, bao gồm những người có

Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của quá trình nhận thức tự nhiên của con người dẫn đến sự phân công lao động xã hội theo hướng chuyên môn hoá Kết quả là năng suất lao động

-tăng cao, có sản phẩm dư thừa và xuất hiện gia đình trong thị tộc Đây là yếu tố đầu tiên làm

xuất hiện nhân tố dẫn đến sự tan rã chế độ thị tộc :

Xã hội ngày càng phát triển, với sự hiện diện của chế độ tư hữu, dẫn đến sự phan hoá xã

hội sâu sắc, giai cấp xuất hiện Người giàu và người nghèo tạo thành hai bộ phận dân cư có

quyền lợi đối lập, mâu thuẫn nhau, ngày một tăng và trở nên quyết liệt Để giải quyết mâu thuẫn, giai cấp nắm ưu thế về kinh tế tổ chức ra bộ máy quyền lực đặc biệt, sử dụng nó làm công cụ đập tắt các xung đột, bảo vệ lợi ích của mình Bộ máy đó chính là Nhà nước

Như vậy, Nhà nước chỉ xuất hiện trong xã hội có sự phân chia giai cấp, trên nền tảng chế ›

độ tư hữu tài sản

3 Bản chất Nhà nước

— Tinh giai cấp: Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng

thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc Bản chất đó thể hiện ở chỗ Nhà nước là một bộ máy cưỡng

chế đặc biệt nằm trong tay của giai cấp câm quyền, là công cụ để thực hiện sự thống trị giai

Trang 5

cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội Thông qua Nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được hợp pháp hoá thành ý chí của Nhà nước; đồng thời giai cấp cầm quyền thực hiện sự thống trị xã

hội trên các mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng

— Tính xã hội: bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, Nhà nước cũng phải chú

ý đến lợi ích chung của toàn xã hội Nhà nước phải giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo đảm duy trì các giá trị xã hội đã đạt được; duy trì trật tự, ổn định xã hội để phát triển

4 Dấu hiệu của Nhà nước

— Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt để duy trì địa vị của giai cấp thống trị

— Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính không phụ thuộc

vào huyết thống, nghề nghiệp, giới tính ,

— Nhà nước có chủ quyền quốc gia, thể hiện quyền độc lập, tự quyết của Nhà nước về

những chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài

— Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyên ban hành pháp luật, thực hiện sự quản lý bắt

buộc đối với mọi công dân Pháp luật do Nhà nước ban hành nên có tính bắt.buộc chung, mọi

công dân đều phải thực hiện

— Nhà nước là tổ chức duy nhất quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình

thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước

5, Chức năng của Nhà nước

Chức năng của Nhà nước là những phương diện, những mặt hoạt động cơ bản của Nhà nước, nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu nhất, do lực lượng cầm quyền trong xã hội đặt

ra cho Nhà nước giải quyết '

Nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại:

— Chức năng đối nội là những hoạt động của Nhà nước diễn ra trong nội bộ đất nước Ví dụ: quản lý kinh tế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối nghịch

— Chức năng đối ngoại là những hoạt động nhằm giải quyết các quan hệ của Nhà nước với

các dân tộc, các quốc gia khác Ví dụ: phòng thủ quốc gia, chống sự xâm lược từ bên ngoài, quan hệ thương mại, giao lưu văn hoá với các nước khác

6 Nhiệm vụ của Nhà nước:

Nhiệm vụ của Nhà nước là mục tiêu do lực lượng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhà nước đặt

ra cho bộ máy Nhà nước và toàn xã hội cần đạt tới, những vấn đề Nhà nước cần giải quyết trong những giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó có những nhiệm vụ trước mắt, cụ thể, cấp bách và

những nhiệm vụ chiến lược, lâu dài

Để thực hiện nhiệm vụ, Nhà nước triển khai hoạt động của mình trên các phương diện

khác nhau thông qua việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, nhưng đều hướng tới mục đích chung là thực hiện những lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị

Mỗi kiểu Nhà nước có bản chất riêng nên nhiệm vụ của các Nhà nước cũng khác nhau

Các kiểu Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mặc dù mỗi kiểu có những đặc điểm riêng,

Trang 6

nhưng bản chất đều là những kiểu Nhà nước bóc lột nên nhiệm vụ chung của những Nhà nước này là bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột Nhà

nước xã hội chủ nghĩa là kiểu Nhà nước mới có bản chất khác với các kiểu Nhà nước bóc lột Nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân đân lao động, thực hiện công bằng xã hội

Nhiệm vụ của Nhà nước còn được đặt ra trong mỗi giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể về

nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội thông qua các chủ trương, đường lối, chính sách và việc xác định rõ phương hướng, hình thức và nội dung hoạt động của mình Ví dụ : trong thời kỳ kháng

chiến chống Mỹ, Nhà nước ta xác định hai nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng xã hội

chủ nghĩa ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống đế

quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây

dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình

II PHÁP LUẬT

1 Khái niệm

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội

2 Nguồn gốc của pháp luật

Xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có pháp luật Hành vi của con người được điều chỉnh

bằng các quy tắc xử sự chung, thống nhất, hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ bình

đẳng giữa các thành viên trong xã hội

Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia giai cấp thì những quy tắc đó không còn

phù hợp cho tất cả mọi người Sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp tới mức không thể

điều hoà được dẫn tới sự ra đời của Nhà nước

Nhà nước đặt ra các quy định nhằm duy trì trật tự xã hội trong vòng trật tự của giai cấp thống trị Đó là pháp luật Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước, không tách rời Nhà nước và đều

là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp

3 Bản chất của pháp luật

— Tính giai cấp: pháp luật là những quy tắc do Nhà nước đặt ra, thể hiện ý chí của giai cấp

thống trị Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do các cơ quan Nhà nước có ©

thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với ý

chí và lợi ích của giai cấp thống trị

— Tính xã hội: Ö mức độ khác nhau, pháp luật cũng có những quy định phản ánh lợi ích chung, lợi ích phổ biến nhất định của cả xã hội, cộng đồng, đặc biệt khi lợi ích của giai cấp

thống trị phù hợp với lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội Đồng thời, pháp luật cũng phải

phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội ở thời điểm tồn tại của nó, nghĩa là pháp luật phải phần ánh đúng những nhu cầu khách quan của xã hội

Trang 7

4 Đặc trưng của pháp luật

~ Tính quy phạm phổ biến: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu,

mực thước được xác định cụ thể để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho

phép; được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ rộng lớn và trong một thời gian dài

— Tính bắt buộc: pháp luật tác động đến tất cả mọi người, buộc mọi người phải tuân thủ,

thực hiện, không phụ thuộc vào ý chí của mỗi cá nhân Nếu ai không tuân thủ các quy định pháp luật thì tuỳ theo mức độ đều bị xử lý theo các quy định của pháp luật

~ Được Nhà nước bảo dam thực hiện: pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, vì vậy được Nhà nước bảo đảm thực hiện Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, Nhà nước tạo

ra các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, áp dụng các biện pháp tổ chức, giáo dục, khuyến

khích kế cả cưỡng chế thi hành

— Thể hiện dưới một hình thức xác định: tức là nội dung pháp luật được quy định rõ ràng,

chính xác, chặt chẽ trong các điều khoản và các quy phạm đó có tên gọi riêng (ví dụ: Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình )

5, Chức năng của pháp luật

~ Chức năng điều chỉnh: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ cơ bản, quan trọng và ' phổ biến trong xã hội, mặt khác pháp luật bảo đảm cho các quan hệ xã hội đó phát triển phù hợp với lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội Nhờ có pháp luật mà các quan hệ xã hội được trật tự hoá,

đi vào nề nếp

~ Chức năng bảo vệ: khi có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quan hệ xã hội

được pháp luật điều chỉnh thì sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người có hành vi vi phạm nhằm phục hồi lại quan hệ xã hội đã bị xâm phạm ,

— Chức năng giáo dục: pháp luật tác động vào ý thức con người, làm cho con người nhận

thức và hành động phù hợp với cách xử sự ghỉ trong pháp luật Cách xử sự ghi trong pháp luật là

cách xử sự phổ biến, đã được lựa chọn phù hợp với đạo đức tiến bộ xã hội Nhờ đó mà con người hướng tới những hành vi, cách xử sự phù hợp với pháp luật, xã hội, Nhà nước, tập thể và

công dân

6 Vai trò của pháp luật

- — Để quản lý toàn xã hội, Nhà nước dùng nhiều phương tiện, nhiều biện pháp, nhưng pháp luật là phương tiện quan trọng nhất Pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính

sách của Nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất

Cũng nhờ có pháp luật, Nhà nước có cơ sở để phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm

soát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, các nhân viên Nhà nước và mọi công dân

— Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân Pháp luật ghi nhận và thể chế hoá các quyền, lợi ích của công dân và bảo đảm cho các quyền, lợi ích đó được thực hiện; đồng thời, bằng phương tiện pháp luật, các thành viên của xã hội có điều kiện thực hiện các quyền,

lợi ích hợp pháp của mình, đấu tranh chống mọi hiện tượng tiêu cực, giám sát hoạt động của các

cơ quan Nhà nước

Trang 8

Bai 2

NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM,

CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XHCN VIỆT NAM

I NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1 Bản chất Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời

Đó là Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á, là Nhà nước kiểu mới, về bản chất khác hẳn với các kiểu Nhà nước trong lịch sử Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định tại Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về

nhân dân mà nên tầng là liên mình giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ

trí thức”

2 Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước Cộng hoà XHƠN Việt Nam

Bản chất Nhà nước pháp quyên của dân, do dân, vì dân được biểu hiện cụ thể ở những đặc

trưng cơ bản sau:

~ Nhà nước ra đời, tên tại và phát triển trên cơ sở hên mình xã hội rộng lớn Nhà nước

Cộng hoà.xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính giai cấp công nhân dựa trên nén tang liên minh

giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, được dẫn dất bởi chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

~ Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân đân; mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước với nhiều hình thức khác nhau Hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) Các cơ quan khác của Nhà nước đều bắt

nguồn từ cơ quan đại diện dân cử, chịu trách nhiệm và báo cáo trước cơ quan đó

— Là Nhà nước thống nhất của các dân tộc càng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tất cả các thời kỳ phát triển của mình đều coi

"đại đoàn kết dân tộc" là một nguyên tắc cơ bản để thiết lập chế độ dân chủ, phát huy quyên lực

nhân đân, bảo đảm công bằng xã hội Tính dân tộc vừa là bản chất, vừa là truyền thống, vừa là nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước Việt Nam

— Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật Mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân đều phải tôn trọng

và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Các quyên và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp

luật bảo đảm và bảo vệ Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị nghiêm trị

Trang 9

~ Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa

Nhà nước và công đán Công dân có quyền tự do dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội; đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ trước Nhà nước Pháp luật bảo đảm thực hiện quan hệ hai chiều giữa Nhà nước và công dân: quyền của công dân là trách nhiệm của Nhà nước, nghĩa

vụ của công dân là quyền của Nhà nước

— Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rấi Với mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm một cách đặc biệt và toàn diện tới việc giải quyết các vấn đề của toàn xã hội như: xây dựng các công

trình phúc lợi xã hội, đầu tư, giải quyết các vấn để về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giải quyết

việc làm, chống các tệ nạn xã hội

3 Nguyên tác tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

Là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những

nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

3.2 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ‘

— Nguyên tắc bảo đẳm quyển lực nhân dân trong tổ chức và hoại động của bộ máy Nhà nước Nhà nước bảo đảm cho nhân dân tham gia một cách bình đẳng, tích cực và ngày càng rộng rãi vào việc tổ chức lập ra bộ máy Nhà nước; vào việc quản lý các công việc của Nhà nước, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước; đồng thời Nhà nước có cơ chế bảo đảm cho

nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công

chức Nhà nước

— Nguyên tắc bảo đẳm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm cho Nhà nước hoạt động đúng bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện ở việc Đảng vạch ra đường lối, chủ trương; đào tạo và giới thiệu những Đảng viên ưu tú vào cơ quan Nhà nước; giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước thông qua các Đảng viên và tổ chức Đảng trong các cơ quan đó; tuyên truyền, vận động quần chúng trong các cơ quan Nhà nước

và thông qua vai trò tiền phong, gương mẫu của mỗi Đảng viên, tổ chức Đảng trong các cơ

quan Nhà nước

— Nguyên tắc tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa sự chỉ

đạo tập trung, thống nhất của các cơ quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan Nhà nước cấp

trên với việc mở rộng dân chủ, phát huy trách nhiệm, tính chủ động, sắng tạo của các cơ quan

Nhà nước ở địa phương và các cơ quan Nhà nước cấp dưới

— Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hôi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải được tiến hành theo đúng pháp luật, trong khuôn khổ của pháp luật; mọi

cán bộ, công chức Nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tuân theo pháp luật khi thực thi

nhiệm vụ và quyển hạn của mình; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật

Trang 10

~ Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát huy khả năng của dân tộc mình tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã

hội; thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc

3.3 Hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.3.1 Các cơ quan quyền lực Nhà nước bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Đây là các cơ quan do nhân dân trực tiếp bẩu ra, đại diện cho nhân dân để thực thi một cách thống nhất quyền lực Nhà nước, phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước nhân đân về mọi hoạt động của mình

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp (ban hành văn bản pháp luật có hiệu lực pháp luật cao nhất), quyết định các vấn đề

trọng đại của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của cơ

quan Nhà nước

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyên lực Nhà nước ở địa phương, quyết định các chủ

trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương; giám sát thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ

chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương

3.3.2 Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại

3.3.3 Các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các cấp Đây

là các cơ quan chấp hành của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; là cơ quan hành chính, có chức năng quản lý, điều hành tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốc và ở

từng địa phương

3.3.4 Cơ quan kiểm sát và cơ quan xét xử là loại cơ quan có chức năng đặc thù của bộ máy Nhà nước, thể hiện ở chỗ chúng trực thuộc cơ quan quyền lực Nhà nước, chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan quyền lực Nhà nước, nhưng trong hoạt động lại độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Các cơ quan này có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dan

Cơ quan kiểm sát gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa

phương, các Viện kiểm sát quân sự

Cơ quan xét xử gồm Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án

quân sự và các Toà án khác được thành lập theo quy định của pháp luật

4 Chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam

4.1 Chức năng đối nội

Tổ chức và quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ; Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp các phần tử phản cách mạng; Bảo vệ trật tự pháp luật xã

hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân

Trang 11

4.2 Chức năng đối ngoại:

Bảo vệ Tổ quốc việt Nam xã hội chủ nghĩa; Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn

vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi; ũng hộ

và góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập, dân

chủ và tiến bộ xã hội; Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

H QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM

1 Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam

Một người có quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau :

~ Do sinh ra Đây là cách thức hưởng quốc tịch phổ biến nhất trên cơ sở các nguyên tắc về

"Quyền “huyết thống", "Quyển nơi sinh" và chính sách bảo đảm tối đa "quyền có quốc tịch của trẻ em” Luật Quốc tịch Việt Nam quy định trẻ em có cha mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam Trường hợp cha

hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không quốc tịch hoặc không rõ là ai, thì

trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam, không kể sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam Trẻ em

sinh trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ đều là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam

và trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam

— Được vào quốc tịch Việt Nam Công đân nước ngoài và người không quốc tịch đang cư

trú ở Việt Nam, tự nguyện tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có thể được vào quốc tịch

Việt Nam, nếu có những điều kiện: từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt; đã cư trú ở Việt Nam ít

nhất 5 năm

— Được trở lại quốc tịch Việt Nam là việc phục hồi quốc tịch Việt Nam cho một người

trước đây vì một lý do nào đó đã mất quốc tịch Việt Nam

— Có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết

— Có quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

2 Quyền và nghĩa vụ của công dân:

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định công đân có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

2.1 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị:

Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; tham gia thảo luận các vấn đề

chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; quyền khiếu nại, tố cáo

Trang 12

Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc; tuân theo Hiến pháp và

pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia,

chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng '

2.2 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế — xã hội :

Công dân có quyền có việc làm, quyên được nghỉ ngơi, được trả lương theo lao động và

theo sự đóng góp của mình; hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; quyền tự do kinh doanh theo

“quy định của pháp luật; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ; quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật Công dân có nghĩa vụ tuân thủ kỷ luật lao động; tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước

và lợi ích công cộng; đóng thuế và lao động công ích; thực hiện các quy định về vệ sinh phòng

2.3 Quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân về văn hoá, giáo dục:

Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức; quyền nghiên cứu

khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng tác văn hoá, nghệ thuật

Công dân có nghĩa vụ bảo vệ các đi tích lịch sử, văn hoá, các di vật khảo cổ các cổ vật được Nhà nước công nhận; đấu tranh với mọi hành vi tuyên truyền lối sống đồi trụy, không

lành mạnh

2.4 Quyên và nghĩa vụ cơ bản trên lĩnh vực tự do dân chủ và tự do cá nhân:

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy

định của pháp luật; quyền tu do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm

về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự đo đi

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, do đó mối quan hệ Nhà nước và công

dân là mối quan hệ bình đẳng, qua lại, cùng có trách nhiệm Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm

cho các quyền công dân được thực hiện, nhưng đồng thời đòi hỏi mỗi công dân phải thực hiện day đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình

Đề công dân thực hiện các quyển và nghĩa vụ của mình, Nhà nước ban hành các chính

sách, chế độ; quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ công đân; tạo ra các điều kiện về kinh tế — xã hội cần thiết và đấm bảo cho các quyền và nghĩa vụ công dan được thực hiện bằng bộ máy quyền lực Nhà nước `

Trang 13

Bai 3

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

1 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

1 Khái niệm hệ thống pháp luật

Trong các tài liệu khoa học pháp lý, hệ thống pháp luật được hiểu với các nghĩa khác

nhau Có thể hiểu đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo một trật tự nhất định Cũng có thể hiểu hệ thống pháp luật của một Nhà nước là tổng thể các quy phạm

pháp luật của Nhà nước đó có mối liên hệ với nhau và đồng thời có sự phân chia thành các ngành và các chế định pháp luật

Mỗi Nhà nước có hệ thống pháp luật của riêng mình Hệ thống pháp luật của mỗi Nhà

nước đều có tính thống nhất bên trong nhất định Tính thống nhất đó được quy định bởi tính thống nhất trong cơ sở kinh tế là các quan hệ sản xuất của xã hội đó Những mối quan hệ trong

xã hội rất đa đạng, tính chất và đặc điểm của những loại quan hệ xã hội này đòi hỏi phải có những quy phạm pháp luật với những phương pháp điều chỉnh phù hợp mới có thể tác động có hiệu quả tới chúng, làm cho chúng phát triển theo hướng đã định

Căn cứ vào yêu cầu và đặc điểm của nhóm quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, hệ thống

pháp luật của Việt Nam được phân chia thành các ngành Luật và chế định pháp luật Ngành Luật là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội có những tính chất và những đặc điểm chung nhất định Chẳng hạn, Luật Lao động điều chỉnh những quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động, Luật Dân sự điều chỉnh những mối quan hệ trong lĩnh vực quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự Mỗi ngành

luật có phương pháp điều chỉnh riêng phù Hợp với tính chất và đặc điểm của mối quan hê xã hội

là đối tượng điều chỉnh của nó

Mỗi ngành luật lại được chia nhỏ thành các chế định pháp luật phù hợp với tính chất và

đặc điểm của từng nhóm các quan hệ xã hội nhỏ hơn được ngành luật đó điều chỉnh Chẳng hạn

ngành Luật Lao động có các chế định như Việc làm, Học nghề, Hợp đồng lao động, Thời giờ

làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, Tiền lương, An toàn lao động, Vệ sinh lao động Mỗi chế định

phấp luật bao gồm nhiều quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là bộ phận nhỏ nhất của hệ

thống pháp luật

1.1 Khái niệm quy phạm pháp luật

Trong đời sống xã hội con người luôn phải tuân theo những quy tắc chung nhất định Khoa học pháp lý gọi những quy tắc chung đó là các quy phạm Tuỳ theo nguồn gốc và mục đích tác động mà người ta gọi đó là quy phạm xã hội hay quy phạm kĩ thuật Quy phạm xã hội

là những quy phạm có mục đích tác động là hành vị của con người trong những mối quan hệ cụ thể, bao gồm những quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật, tập quán Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bất buộc chung, do Nhà nước đặt ra và bảo vệ, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

Trang 14

La một loại quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật có mục đích tác động, điều chỉnh hành

vi của con người trong các quan hệ xã hội Mỗi quy phạm pháp luật được đặt ra là dé tac dong:

lên một loại quan hệ xã hội nhất định Để có thể tác động lên các quan hệ xã hội, quy phạm pháp luật, để ra những quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người trong hoàn cảnh đó, nó không hạn chế số lần áp dụng mà hoạt động thường xuyên, liên tục và hoạt động bất cứ lúc nào nếu trong thực tế xuất hiện những điều kiện mà nó giả định trước Những quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung Chẳng hạn theo quy định của Luật giao thông, bất cứ ai, bất cứ lúc nào, khi tham gia giao thông, nếu gặp đèn đỏ thì phải dừng lại Những quy phạm pháp luật thể hiện

ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị Nó được bảo đảm thực hiện bằng bộ máy Nhà nước 1.2 Cơ cấu của quy phạm pháp luật

Đề thực hiện được chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, quy phạm pháp luật thường

có ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài Giđ định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu

rõ trong những hoàn cảnh nào, với những: điều kiện nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật Quy định là phần chỉ ra trong hoàn cảnh đó, với những điểu kiện đó (đã nêu trong giả định), người ta được làm gì, phải làm gì và không được làm gì Chế rài là phần chỉ ra

hậu quả của việc không làm theo những điều đã được quy định

Ví dụ: Điều 609 Bộ Luật Dân sự quy định:

"Người nào đo lỗi cố ý hoặc vô ý (giả định) xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự,

uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại (quy định - đây là việc

không được làm) thì phải bồi thường (chế tài)

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đầy đủ ba bộ phận trên Tuy theo tính chất và yêu cầu của việc điều chính, còn có những quy phạm pháp luật đặc biệt:

— Quy phạm định nghĩa: xác định những thuộc tính căn bản, những đặc diểm của sự vật hay hiện tượng hoặc của những khái niệm, phạm trù được sử dụng (rong vẫn bản đó Ví dụ: Điều 19 Bộ Luật Dân sự định nghĩa: "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.”

— Quy phạm nguyên tắc là quy phạm được dùng để làm cơ sở và xuất phát điểm cho việc

xây dụng và thực hiện các quy phạm pháp luật khác Ví dụ Bộ Luật Dân sự nêu những nguyên

tắc của việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dần sự Một trong những nguyễn tắc đó

là nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của

người khác: "Việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi

ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

2 Nói dung hệ thống pháp luật

Từ những phân tích khái niệm hệ thống pháp luật, có thể hiểu nội dung chỉnh thể của hệ

thống pháp luật bao gồm cả cấu trúc bên trong (tổng thể các qui phạm pháp luật có mối liên hệ

nội tại thống nhất với nhau, phối.hợp điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ-xã hội) và hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật (là hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật: Hiến pháp, Luật,

Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư ) Theo cách hiểu này, nội dung hệ thống pháp luật là tổng thể các vi phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được

Trang 15

phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định

II HỆ THONG PHAP LUAT VIET NAM

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện, nói chung

bao gồm những ngành luật sau:

1 Luật Nhà nước (Hiến pháp)

Luật Nhà nước là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất cấu thành chế độ chính trị — xã hội của Nhà nước Những quy phạm pháp luật của

ngành Luật Nhà nước xác định những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; các loại cơ quan Nhà nước và quan hệ giữa chúng; xác định quyền và nghĩa vụ cơ

bản của công dân Nguồn chủ yếu của ngành Luật Nhà nước là Hiến pháp, vì vậy, ngành luật này còn có tên gọi là Luật Hiến pháp Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, Luật Nhà nước giữ vai trò quan trọng, là cơ sở cho những ngành luật khác

"2, Luat Hanh chinh

Luật Hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính đối với

toàn bộ các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Đặc điểm cơ bản nhất của

quan hệ xã hội đo Luật Hành chính điều chỉnh là tính chất hành chính của chúng Đó là những quan hệ nảy sinh giữa một bên là các cơ quan quản lý hành chính và bên kia là các công dân, tổ chức xã hội và các chủ thể khác, trong đó, các bên không ở vào vị trí bình đẳng với nhau, một bên là cơ quan quản lý, thực hiện chức năng quan lý được Nhà nước giao và bên kia là chủ thể

bị quản lý

Luật Hành chính quy định các nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý Nhà nước, xác định địa vị pháp lý và quy chế hoạt động của các chủ thể quản lý Nhà nước, thủ tục hành chính, trách nhiệm hành chính

3 Luật Dân sự

Luật Dân sự là tổng thể những quy phạm pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá

nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong những

quan hệ tài sản hoặc nhân thân phi tài sản trong giao lưu dân sự, xây dựng chuẩn mực pháp lý

cho cách ứng xử cho các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự

Những chế định quan trọng của Luật Dan sự là các chế định về cá nhân, pháp nhân, tài

sản và quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, trách nhiệm dân sự, thừa kế, quyên tác giả và sở hữu trí tuệ

4 Luật Tố tụng dân sự

Luật Tố tụng dân sự là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình

giải quyết một vụ án đân sự Các quy phạm của Luật Tố tụng dân sự quy định trình tự và thủ

Trang 16

tục khởi kiện dân sự, thụ lý, 'điều tra, hoà giải và xét xử một vụ án 1 dan sự cũng như quyền và

nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng đân sự

5 Luật Lao động

Luật Lao động là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ lao động

giữa người lao động làm công ãn lượng với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên

quan trực tiếp với quan hệ lao động Các chế định quan trọng của Luật Lao động là Việc làm, Học nghề, Hợp đồng lao động, Thoả ước lao động tập thể, Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, Tiên lương, Kỷ luật lao động, Trách nhiệm vật chất, Quy định cho một số lao động đặc thù như lao động nữ, lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên, An toàn lao động, Vệ sinh

lao động, Bảo hiểm xã hội, Công đoàn, Giải quyết tranh chấp về lao động, Thanh tra Nhà nước

về lao động

6 Luật Hôn nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan

hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các cá nhân phát sinh từ việc kết hôn Các chế định chủ

yếu của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm Kết hôn, Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, Quyền

7 Luat Dat dai

Luật Đất đai là tổng thể những quy phạm pháp luật điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong lĩnh vực sở hữu, quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai Luật Đất đai quy định những nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai, chế độ sử dụng các loại đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

8 Luật Kinh tế

Luật Kinh tế là ngành luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế Các chế định quan trọng của Luật Kinh tế là địa vị pháp lý của các loại hình đoanh nghiệp, chế độ đại diện, quản lý tài sản, hợp đồng kinh tế Cùng với sự phát triển đa dạng của các hoạt động kinh tế ngành Luật Kinh tế cũng phát triển và ngày càng trở nên hoàn thiện

9, Luật Hợp tác xã

Luật Hợp tác xã điều chỉnh các quan hệ nội bộ hợp tác xã trong quá trình tổ chức và hoạt

động của hợp tác xã, quản lý lao động, phân phối sản phẩm trên cơ sở.chế độ sở hữu hợp tác xã

về tư liệu sản xuất và chế độ dân chủ trong hợp tác xã Luật Hợp tác xã bao gồm các chế định chủ yếu như chế định về Tổ chức và quản lý Hợp tác xã, Xã viên, Tài sản và tài chính của Hợp tác xã

10 Luật Tài chính

Luật Tài chính là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh

trong quá trình hoạt động tài chính của Nhà nước nhằm tạo ra, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính tập trung của Nhà nước

Trang 17

11 Luật Hình sự

- Luật Hình sự là tổng thể những quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm

cho xã hội bị coi là tội phạm, những hình phạt áp dụng đối với người phạm tội và điều kiện áp

dụng hình phạt

12 Luật Tố tụng hình sự

Luật Tố tụng hình sự là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự Luật Tố tụng hình sự quy định trình tự,

thủ tục khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, thẩm quyền và mối quan hệ

giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố

Tư pháp quéc té diéu chinh céc quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng

đân sự giữa các công dân với nhau, trong đó các bên tham gia có quốc tịch khác nhau và các

yếu tố nước ngoài khác Nguồn của tư pháp quốc tế là các văn bản pháp luật của các quốc gia điều chỉnh lĩnh vực này, các điều ước quốc tế và các tập quần quốc tế

NỘI DUNG THAM KHẢO

1, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta

"Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực

hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa"

Ban hành văn bản pháp luật là một hoạt động quản lý quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước Theo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, việc ban hành văn bản quy

phạm pháp luật phải tuân theo những nguyên tắc sau:

- Bảo đảm tính hợp hiển, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp là đạo luật quan trọng nhất,

là đạo luật cơ bản của Nhà nước ta và là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất Tất cả các văn bản

Trang 18

quy phạm pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên Văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp hoặc trăi với văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên phải được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành

~ Bảo đảm việc tham gia ý kiến rộng rãi trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào tính chất và nội dung quy định trong dự án văn bản, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng dự án phải tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội khác, các tổ chức kinh tế, các cơ quan Nhà nước, các đơn vị vũ trang và toàn thể nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây đựng văn bản Các

cơ quan tổ chức xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải tiếp thu ý kiến để xây dựng văn bản

— Bảo đảm tính cụ thể của văn bản quy phạm pháp luậi Văn bản quy phạm pháp luật cần

phải quy định cụ thể, hạn chế tình trạng các văn bản có giá trị pháp lý cao thường chỉ quy định những vấn đề có tính chất nguyên tắc chung, còn những quy định cụ thể thì giao cho các cơ quan cấp dưới ban hành Nguyên tắc này đảm bảo cho các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ra là ‘

có thể được thi hành ngay Trong trường hợp luật, pháp lệnh có những điều, khoản cần được quy định chỉ tiết thi hành thì ngay trong các điều khoản đó phải xác định rõ cơ quan Nhà nước có thẩm quyên quy định chỉ tiết và thời hạn ban hành văn bản quy định chỉ tiết (Điệu 7)

2 Các văn bản quy phạm pháp luật của a Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Quốếc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân đân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến

và lập pháp

— Hiến pháp: Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Luật cơ bản

của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà

nước ta Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: bản chất và hình thức

của Nhà nước, thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước, địa vị pháp lý của công dân, hệ

thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động, thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước

— Luật : là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có giá trị sau Hiến pháp

Luật quy định các vấn để quan trọng thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan

hệ xã hội và hoạt động công dân Luật có thể có hình thức là Bộ Luật (Bộ Luật hình sự, Bộ

Luật lao động ) hoặc Luật (Luật doanh nghiệp, Luật bầu cử )

— Nghị quyết của Quốc hội : được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, quốc phòng,

an ninh, dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách Nhà nước, điều chỉnh ngân sách Nhà nước, phê chuẩn các diéu ước quốc tế, quyết định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ

mà bc hoi? Hi ‘dong “dan toe, các Dý bạn của! Quốc” hội, đại biểu Quốc hội, và quyết định các vấn fi, LAN pc X oe 28 sử) ep oe hes OF Ga MaVup ae GIN dnb \up coud nh ud:

uyên của Quốc hội,

án) 10 ham + iio trầVUÐ miệt! 50urH s5 auup oo ob0 sv Gq daidD sour neup Go OH

Trang 19

Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội Uỷ ban thường vụ Quốc

hội có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh và Nghị quyết

— Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao

— Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban

thường vụ Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm

sát nhân dân tối cao, giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, quyết định

tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả

nước hoặc từng địa phương và quyết định những vấn để khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban

thường vụ Quốc hội

3 Văn bản quy phạm pháp luật đo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội

3.1 Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình do Hiến pháp và luật quy định Lệnh của Chủ tịch nước ban hành để công bố Hiến

pháp, Luật, Pháp lệnh và Nghị quyết của Quốc hội hoặc Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ban bố tình trạng khẩn cấp, động viên hoặc tổng động viên trong những trường hợp cần thiết

Quyết định là văn bản của Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các cán bộ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước

3.2 Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ

® Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ ban hành Nghị quyết, Nghị định ˆ

~ Nghị quyết của Chính phủ được ban hành để quyết định chính sách cụ thể về xây dựng

và kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, hướng dẫn, kiểm tra Hội

đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; bảo đảm thực hiện Hiến

pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và

công dân; thực hiện chính sách xã hội, dân tộc, tôrf giáo; quyết định chủ trương, chính sách cụ

thể về ngân sách Nhà nước, tiền tệ; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, bảo

vệ môi trường; củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước, các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; các biện pháp chống quan liêu, tham những trong bộ máy Nhà nước; phê duyệt các diéu ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ

— Nghị định của Chính phú bao gồm Nghị định quy định chỉ tiết thi hành Luật, Nghị

quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang

Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập;

Trang 20

các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Wghị định quy định

những vấn đề hết sức cấp thiết nhưng chưa đủ điều kiện để xây dựng thành Luật hoặc Pháp lệnh

để đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội ˆ

e Văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ '

Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Chính phủ ban

hành các Quyết định, Chỉ thị

— Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các vấn đề khác thuộc thấm quyén của Thủ tướng

Chính phủ

— Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp các hoạt

động của các thành viên Chính phủ; đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện các chủ

trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Quyết định của Chính phủ

3.3 Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là người đứng đầu và lãnh đạo một Bộ, cơ quan ngang Bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý Nhà nước theo ngành, theo lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra Quyết định, Chỉ thị, Thông tư

— Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định về tổ chức và hoạt

động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các

định mức kinh tế — kĩ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; quy định các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề được Chính phủ giao

— Chỉ thị của Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định các biện pháp để chỉ đạo,

đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực do mình

phụ trách trong việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và

của mình

— Thông tr của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngáng bộ được ban hành để hướng dẫn thực hiện những quy định được luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ

ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính

phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực

Trang 21

Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết để hướng dẫn các toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử ,

° Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

Chánh án Toà án nhân dân tối cao là người đứng đầu Toà án nhân dân tối cao, chịu trách

nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách

nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước Chánh án Toà

án nhân dân tối cao ban hành Quyết định, Chỉ thị, Thông tư

Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương và Toà án quân sự về tổ chức; quy định

những vấn đề:khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

e Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối

cao, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp

thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định, Chỉ thị, Thông tư

Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định

các biện pháp để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân đân tối cao

3.5 Văn bản Liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị — xã hội

e Van ban quy phạm pháp luật Liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang B, được ban hành để hướng dẫn thi hành

Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó

e Van bản quy phạm pháp luật Liên tịch giữa Toà án nhân dân tối cao với Viện kiếm sát

nhân dân tối cao; giữa Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ, cơ quan

ngang Bộ

Thông tư liên tịch giữa Toà án nhân dân tối cao với Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông

tự liên tịch giữa Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ, cơ quan ngang

Bộ được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và

những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó

e Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức

kinh tế — xã hội

Trang 22

t Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa cơ quan Nhà nước có thấm quyền với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn để khi

pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị — xã hội đó tham gia quản lý Nhà nước

3.6 Văn bẩn quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

e Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và

nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết

Nghị quyết của Hội đông nhân dân được ban hành để quy định các chủ trương, biện pháp nhằm thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên

.® Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân

Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan

Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân ban hành Quyết định, Chỉ thị

Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân được ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước cấp trên và thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân

cùng cấp

4 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm

e Hiệu lực về thời gian

Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định khác nhau tuỳ theo

loại văn bản quy phạm pháp luật

— Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực

kể từ ngày Chủ tịch nước kí lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó có quy định ngày có hiệu lực khác

— Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó có quy định ngày có hiệu lực khác

— Van bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao,.Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn

bản pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lãm ngày kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu

lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp thì văn bản có

Trang 23

Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật

Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định _hiệu lực trở về trước Tuy nhiên, không được quy định hiệu lực trở về trước cho các trường hợp

— Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi

đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

~ Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn

Ngừng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ thực hiện thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết

định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẻ việc:

— Không bị hủy bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực;

~ Bị hủy bỏ thì van ban hết hiệu lực

Hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:

~ Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

— Được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan Nhà nước đã ban hành văn bản đó;

— Bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

— Van bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời

hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới

e Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng

Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, trừ trường hợp

văn bản có quy định khác `

— Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân đân có hiệu lực trong

— Van ban quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác

4.2 Áp dụng văn bản quy phạm pháp tuật

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó

Trang 24

Trong trường hợp có các văn bản khác nhau quy định về cùng một vấn dé, thì áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn

Trong trường hợp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn để do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau

Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý

hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới

5 Quan hệ pháp luật

5.1 Khái niệm quan hệ pháp luật

Con người không thể tồn tại ngoài xã hội, ngoài những sự liên hệ giữa các thành viên của

xã hội và ngược lại cũng không thể có xã hội không có con người Quan hệ xã hội rất phong phú, đa dạng Đó có thể là những quan hệ gia đình (giữa các thành viên của gia đình với nhau như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em), quan hệ lao động (giữa người lao động và người sử dụng lao động), quan hệ tài sản (trong trao đổi, mua bán tài sản), quan hệ hành chính (giữa công dân

và các cơ quan Nhà nước trong một số lĩnh vực nhất định).v.v Tính đa dạng của các quan hệ

xã hội dẫn đến sự đa dạng của các phương pháp tác động Trong xã hội, con người hành động

dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, có sự tác động của những quy tắc nhất

định Những quy tắc nhằm tác động lên cách xử sự của con người được gọi là quy phạm xã hội Quy phạm xã hội có nhiều loại, tuỳ theo cách thức tác động mà nó có các tên gọi khác nhau như quy phạm đạo đức tôn giáo, phong tục, tập quán, luật pháp v.v Tất cả những quy phạm

xã hội này đều có tác động tới hành động của con người, tuy nhiên, mỗi loại quy phạm xã hội

có hiệu quả tác động riêng Trong hệ thống các quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng Chính vì vậy mà Nhà nước coi các quy phạm pháp luật là biện pháp quan

trọng nhất để điều chỉnh những quan hệ xã hội nhằm tác động để chúng phát triển phù hợp với

ý chí của giai cấp thống trị Những quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật tác động điều chỉnh được gọi là các quan hệ pháp luật

Như vậy, quan hệ pháp luật chính là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh

5.2 Cấu trúc của quan hệ pháp luật

e Chủ thể của quan hệ pháp luật

Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật, tuỳ từng trường

hợp mà có thể là các cá nhân con người hoặc các tổ chức của họ Đặc biệt, Nhà nước cũng có thể là chủ thể của nhiều quan hệ pháp luật Đề trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, các đối tượng trên phải có đầy đủ năng lực chủ thể Năng lực chủ thể do Nhà nước quy định trong

những văn bản pháp luật, với một số điều kiện nhất định, khác nhau tuỳ theo từng loại chủ thể

e Cá nhân con người là chủ thể của quan hệ pháp luật

Cá nhân con người có thể trực tiếp tham giá vào quan hệ pháp luật nếu có đẩy đủ năng lực chủ thể Năng lực chủ thể của cá nhân con người bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành

vi Năng lực pháp luật là khả năng hưởng các quyền và làm các nghĩa vụ pháp lý do Nhà nước

quy định Năng lực pháp luật do Nhà nước quy định phù hợp với điều kiện của mỗi Nhà nước

Trang 25

Vì vậy năng lực pháp luật của công dân của các Nhà nước khác nhau không giống nhau Về nguyên tắc, mọi công dân từ khi sinh ra cho đến khi chết đi đều có năng lực pháp luật

Năng lực hành ví là khả năng thông qua hành vi của mình mà tham gia vào các quan hệ pháp luật để hưởng quyền và làm nghĩa vụ; đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý về những hành

vi đó Với ý nghĩa đó thì không phải ai cũng có năng lực hành vi mà chỉ có những người hiểu rõ

ý nghĩa và kết quả của hành vi mà mình thực hiện Vì vậy, pháp luật quy định người có năng

lực hành vi là những người phải đạt đến một độ tuổi trưởng thành nhất định, không mắc bệnh tâm thần và đồng thời không bị pháp luật hạn chế năng lực hành vi Người có đây đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi thì có thể tự mình tham gia vào quan hệ pháp luật, hưởng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về hậu quả những hành vi của mình nên được gọi là chủ thé

trực tiếp Những người chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi hoặc năng lực

hành vi bị hạn chế thì cũng có thể tham gia vào quan hệ pháp luật, tuy nhiên, phải thông qua hành vi của một người khác Vì thế, người ta gọi những người này là chủ thể không trực tiếp (hay chủ thể gián tiếp) Người thay mặt cho chủ thể không trực tiếp phải là người có đầy đủ

năng lực pháp luật và năng lực hành vi Người này được gọi là người đại điện hay người giám

hộ Ta thường gặp trường hợp này trong các quan hệ pháp luật đân sự

e Các tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật

Các tổ chức cũng có thể là chủ thể của nhiều loại quan hệ pháp luật khác nhau Đó có thể

là một cơ quan Nhà nước, một tổ chức xã hội, một doanh nghiệp, hoặc các bộ phận cấu thành

của các tổ chức đó Một tổ chức có thể trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật khi được công

nhận là có tư cách pháp nhân đầy đủ Một tổ chức được pháp luật công nhận là có tư cách pháp nhân đầy đủ là được pháp luật công nhận có đây đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để

tham gia vào các quan hệ pháp luật khác nhau Khi đó, tổ chức này có quyền nhân danh tổ chức

của mình để kí kết các hợp đồng, hưởng lợi từ những hợp đồng và chịu trách nhiệm thực hiện những hợp đồng này cũng như có quyền khởi kiện trước toà án Thông thường, một tổ chức

được công nhận là pháp nhân khi có đẩy đủ những điều kiện sau:

— Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc

công nhận;

— Có cơ cấu tổ chức chặt chế;

— Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

— Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Việc thành lập hoặc cho phép thành lập một pháp nhân bao giờ cũng được thể hiện trong

một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng thủ tục mà pháp luật đã quy định

Tư cách pháp nhân của tổ chức cũng được xác định trong chính văn bản ấy Ngoài ra, pháp nhân

còn có điều lệ để quy định tổ chức nội bộ và hoạt động của pháp nhân

Bộ Luật Dân sự của Nhà nước ta quy định có các loại pháp nhân sau:

~ Cơ quan Nhà nước, các đơn vị vũ trang;

— Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;

— Tổ chức kinh tế;

— Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

Trang 26

— Quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

— Các tổ chức khác có đủ điều kiện

5.3 Néi dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể

Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể được xét đưới hai góc độ khác nhau: một là quyền

và nghĩa vụ pháp lý với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung và hai là quyền và

nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong từng quan hệ pháp luật cụ thể Nếu xét dưới góc độ thứ nhất thì quyền và nghĩa vụ pháp lý bao gồm toàn bộ những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định

cho từng loại chủ thể tạo thành địa vị pháp lý của nó và cũng đồng nghĩa với năng lực pháp luật

và năng lực hành vi của chủ thể Chẳng hạn, quyền và nghĩa vụ của các loại doanh nghiệp được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp Nếu xét dưới góc độ thứ hai thì quyển và nghĩa vụ

pháp lý của chủ thể, tuy được pháp luật quy định từ trước, song chỉ xuất hiện khi chủ thể này

tham gia vào một mối quan hệ pháp luật cụ thể Chẳng hạn những quyền và nghĩa vụ phát sinh

từ một hợp đồng kinh tế :

e Quyên của chủ thể

Quyên chủ thể là cách thức, phạm vi, mức độ xử sự mà pháp luật cho pháp chủ thể tiến

hành và được Nhà nước bảo vệ Nói cách khác, đó là khả năng của chủ thể có được cách xử sự nhất định được pháp luật cho phép Khi nói khả năng có nghĩa là pháp luật cho phép chủ thể đó

- được lựa chọn quyết định cách xử sự của mình Chẳng hạn cá nhân có quyển thay đổi họ tên

trong những trường hợp nhất định, song việc thay đổi họ tên là phụ thuộc vào quyết định của cá

nhân Gá nhân có thé không thay đổi họ tên nếu cảm thấy không cần thiết Nhưng nếu họ quyết

định thay đổi họ tên thì cơ quan Nhà nước có thấm quyền phải giúp họ thực hiện quyền này

Quyên còn có thể là khả năng của một chủ thể yêu cầu các chủ thể khác phải chấm đút các hành

động cản trở thực hiện quyển và nghĩa vụ của nó Quyền còn là khả năng yêu cầu các cơ quan Nhà nước bảo vệ những lợi ích hợp pháp của mình

© Nghia vu cua chi thé

Nghĩa vụ của chủ thể Nghĩa vụ là phạm vi, cách thức xử sử cân phải có của các chủ thể

do pháp luật quy định nhằm đáp ứng việc thực hiện quyên của các chủ thể khác và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước Như vậy, nghĩa vụ có thể là việc chủ động thực hiện một hành vi nào đó (chẳng hạn đóng thuế) và cũng có thể là tự kiểm chế để thực hiện một

hành vi nào đó (chẳng hạn không xâm phạm tài sản của người khác) Khi quy định cho các chủ

thể những nghĩa vụ nhất định, đồng thời Nhà nước cũng quy định những hình thức trách nhiệm pháp lý cho các chủ thể này khi họ không thực hiện các nghĩa vụ đó ,

Trong quan hệ pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ thể luôn gắn bó mật thiết với nhau và

đi đôi với nhau Có quyền đồng thời cũng phải làm nghĩa vụ Không có chủ thể nào chỉ có

quyền và cũng không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ

5.4 Khách thể của quan hệ pháp luật

Khi tác động điêu chỉnh lên các quan hệ xã hội, pháp luật nhằm đạt đến một mục đích nhất định, đó là tác động lên các chủ thể để họ có những hành vi xử sự phù hợp Vì vậy, khách thể của quan hệ pháp luật chính là hành vi xử sự của các chủ thể Chẳng hạn trong quan hệ mua

Trang 27

bán, hành vi xử sự đúng của các chủ thể tham gia quan hệ này là người mua có quyền nhận

đúng loại hàng mà mình muốn mua sau khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền đẩy đủ Cần phân biệt

giữa khách thể của quan hệ pháp luật với đối tượng của hành vi Chẳng hạn trong quan hệ mua

bán nói trên thì pháp luật sẽ quan tâm đến đối tượng của hành vi mua bán khi đó là các đối

tượng cần phải có những quy định đặc biệt, chẳng hạn bất động sản, chứng khoán Tuy nhiên, đù đối tượng của hành vi mua bán là gì đi chăng nữa, thì người mua và người bán vẫn có những

- quyền và nghĩa vụ cơ bản như đã nói ở trêj

6 Sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống, phù hợp với những điều kiện,

hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm pháp luật làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc

chấm dứt một quan hệ pháp luật Sự kiện pháp lý bao gôm hai loại: sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và hành vị

— Sự kiện xảy ra ngoài ý muốn còn được gọi là sự biến, là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người nhưng lại có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm đứt một quan

hệ pháp luật Chẳng hạn một vụ tai nạn làm phát sinh quan hệ bồi thường trong bảo hiểm

— Hành vi bao gồm hành động và không hành động Đó là những hành động được điều khiển bởi ý chí của con người Hành vi có thể được thực hiện phù hợp hoặc không phù hợp với pháp luật (vi phạm pháp luật) đều có thể làm phát sinh quan hệ pháp luật

Sự kiện pháp lý là yếu tố cần thiết để quy phạm pháp luật tác động tới quan hệ xã hội làm cho quan hệ xã hội này trở thành quan hệ pháp luật, làm cho chủ thể của mối quan hệ đó trở thành những người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định được pháp luật đảm bảo

Trang 28

Bai 4

VI PHAM PHAP LUAT VA TRACH NHIEM PHAP LY

I KHAI NIEM VA CAC LOAI VI PHAM PHÁP LUẬT

1 Khái niệm vi phạm pháp luật

Trong đời sống xã hội, các yêu cầu của pháp luật thường được chủ thể pháp luật (công

dân, cần bộ nhà nước, các cơ quan, tổ chức nhà nước và xã hội) thực hiện một cách tự nguyện

Có nghĩa là, pháp luật được thực hiện trong cuộc sống thông qua hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong xã hội vẫn xảy ra nhiều hiện

tượng vi phạm pháp luậi Để đấu tranh có hiệu quả đối với hiện tượng tiêu cực này, điều quan

trọng nhất là phải xác định rõ khái niệm vi phạm pháp luật, các dấu hiệu và yếu tố cấu thành của nó, tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật Trên cơ sở đó mới có thể áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý và các biện pháp khác một cách chính xác nhằm hạn chế tối đa các vụ vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội

Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý Nó

có những dấu hiệu cơ bẩn sau:

Trước hết vi phạm pháp luật luôn luôn là hành vì (hành động hoặc không hành động) xác

định của con người Chính vì các quy định của pháp luật được đặt ra nhằm điều chính những

suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người nếu như những đặc tính đó chưa biểu

Dấu hiệu thứ ba của ví phạm pháp luật là hành vì trái pháp luật đó phải chứa đựng lỗi của chủ hành vì đó Có thể nói chỉ những hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi Để xác định được hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là phải xác định trạng thái tâm lý của người thực hiện

hành vi trái pháp luật đó— xác định lỗi của họ Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định

vi phạm pháp luật Bởi một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn

cảnh khách quan và chủ thể hành vi đó không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể là vi

phạm pháp luật

Dấu hiệu thứ tư là năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể hành vì trái pháp luật Trong

pháp luật XHCN sự độc lập gánh chịu nghĩa vụ pháp lý chỉ quy định đối với những người có

khả năng lựa chọn được cách xử lý và có tự do ý chí, có nghĩa là người đó phải có khả năng

Trang 29

nhận thức, điều khiển được việc làm của mình và chịu trách nhiệm về hành vi của mình Vì vậy,

những hành vi mặc đù trái pháp luật nhưng do những người mất trí hoặc trẻ em (chưa đến độ

tuổi quy định của pháp luật phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý) thực hiện thì vẫn không thể coi

là vi phạm pháp luật

Như vậy ví phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chi thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

2 Các loại vỉ phạm pháp luật

Dựa theỏ những tiêu chuẩn khác nhau mà các vi phạm pháp luật được phân thành nhiều

loại khác nhau Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật chúng được

chia thành tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật không phải là tội phạm Nhưng thông

thường các vi phạm pháp luật được chia theo ngành luật, các chế định pháp luật Sự phân chia

này căn cứ vào đặc điểm khách thể vi phạm pháp luật, mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội do vi phạm gây ra

Có thể chia các vỉ phạm pháp luật thành bốn loại cơ bản sau:

2.1 Ví phạm bình sự (tội phạm) là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự Những hành vi ví phạm pháp luật không được quy định trong bộ luật hình -

sự không được coi là tội phạm

Chủ thể vi phạm hình sự chỉ là những cá nhân

2.2 Vi phạm hành chính là những hành vị do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý

hoặc vô ý, xâm phạm đến các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và

theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt hành chính

Chủ thể vi 'phạm hành chính có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức

2.3 Vi pham dan sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại tới những quan hệ tài * sản, quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ phi tài sản

Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức

-.2.4 Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật công vụ, kỷ luật lao

động, học tập trong các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học, trong các ngành, lĩnh vực

quản lý nhà nước và được luật lao động, luật hành chính và nội quy, quy chế của từng cơ quan,

đơn vị, xí nghiệp quy định

- I KHÁI NIỆM VẢ CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Trong ngôn ngữ hàng ngày thuật ngữ "trách nhiệm": được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Trang 30

Trong lĩnh vực chính trị, đạo đức "trách nhiệm" được hiểu theo nghĩa bổn phận, vai trồ

Nó luôn mang tính tích cực xuất phát từ sự ý thức của con người về vị trí vai trò của mình đối với những tiến bộ xã hội, đối với mọi người như trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, trách nhiệm với

gia đình, xã hội

Trong lĩnh vực pháp lý thuật ngữ "trách nhiệm" cũng được sử dụng theo hai nghĩa "Nghĩa

vụ và nghĩa thứ hai là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) Trách nhiệm được hiểu theo nghĩa nghĩa

vụ là nói đến những điều pháp luật yêu cầu phải làm trong hiện tại và tương lai

Trách nhiệm theo nghĩa thứ hai là hậu quả pháp lý bất lợi mà cá nhân hay tổ chức phải gánh chịu vì những hành vi vi phạm pháp luật của họ (đã xẩy ra) Đó là thái độ, cách xử lý của Nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội

Theo nghĩa này, trách nhiệm pháp lý có một số đặc điểm sau:

1.1 Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vì phạm pháp luật

Ở đâu có vị phạm pháp luật, ở đó có trách nhiệm pháp lý Không có vi phạm pháp luật thì không thể có trách nhiệm pháp lý.Vi phạm pháp luật là những hành vi trái với quy định của

pháp luật đo những chủ thể có năng lực hành vi thực hiện Điều đó có nghĩa là trách nhiệm pháp

lý chỉ áp dụng đối với các chủ thể có lý trí và tự do ý chí, là các chủ thể nhận thức được hành

động của mình, có khả năng và điều kiện tự lựa chọn cho mình cách xử sự phù hợp với những

xử sự mà pháp luật quy định nhưng vẫn làm trái với điều đó Nói cách khác, chủ thể trách

nhiệm pháp lý chỉ có thể là những cá nhân hoặc tổ chức có lỗi trong việc vi phạm các quy định

của luật pháp ,

1.2 Trách nhiệm pháp lý chứa đựng thái độ, cách xử lý của Nhà nước và xế hội đối với

chủ thể vi phạm pháp luật, là sự chế tài pháp luật của Nhà nước đối với vi phạm pháp luật Đặc điểm này thể hiện nội dung của trách nhiệm pháp lý Xuất phát từ đặc điểm này mà

trách nhiệm pháp lý được coi là phương tiện tác động có hiệu quả tới chủ thể vi phạm pháp luật

Vì vậy, về mặt hình thức, trách nhiệm pháp lý là việc thực hiện chế tài pháp luật đối với chủ thể

vi phạm pháp luật thông qua hoạt động tài phán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc

chủ thể vi phạm pháp luật phải thực hiện chế tài đó Như vậy, trách nhiệm pháp lý đối với các

chủ thể vi phạm pháp luật cuối cùng có nghĩa là sự thực hiện các chế tài của quy phạm pháp

luật Khái niệm "sự thực hiện chế tài" rộng hơn khái niệm "chế tài" "chế tài” chỉ là một bộ phận của quy phạm pháp luật quy định các biện pháp có tính chất cưỡng chế áp dụng đối với

các chủ thể vi phạm phần quy định của quy phạm pháp luật Còn "sự thực hiện chế tài" bao gồm

từ hoạt động điều tra, xem xét ra quyết định áp dụng chế tài cũng như cách thức, trình tự áp

dụng nó, cho đến việc tổ chức thực hiện quyết định

Nhưng mặt khác, trách nhiệm pháp lý không phải là sự áp dụng chế tài bất kỳ, mà chỉ là

sự áp dụng các chế tài có tính chất trừng phạt Các chế tài đặc trưng cho trách nhiệm pháp lý là

chế tài hành chính, hình sự, kỷ luật và nhiều chế tài dân sự Các chế tài bồi thường vật chất (cán

bộ, công nhân viên chức nhà nước phải bồi thường thiệt hại vật chất cho nhà nước do hành vi có

lỗi của mình gây ra) thường áp dụng kèm theo các chế tài có tính chất trừng phạt Ngoài chế tài bồi thường vật chất, các chế tài có tính chất khôi phục lại quyền đã bị xâm phạm, bảo vệ trật tự pháp luật hay ngăn chặn vi phạm quyền chủ thể, mặc dù cũng là biện pháp cưỡng chế đối với

Trang 31

các chủ thể nhất định, nhưng cũng không đặc trưng cho trách nhiệm pháp lý Ví dụ: buộc con

nợ phải trả nợ hoặc vật dụng, buộc giao hàng đúng thời hạn; đình chỉ hay bãi bố một quyết định

trái pháp luật của cơ quan nhà nước các chế tài loại này, như nội dung của nó đã chỉ rõ, có thể

áp dụng khi đã có vi phạm với mục đích ngăn ngừa, bảo vệ, tức là nó không đặc trưng cho biện

pháp trách nhiệm pháp lý

1.3 Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết đến tính cưỡng chế nhà nước

Bản thân trách nhiệm pháp lý không phải là sự cưỡng chế Nhà nước mà chỉ là nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế Nhà nước Chủ thể vi phạm pháp luật bị Nhà nước cưỡng chế phải thực hiện những chế tài của pháp luật Như vậy, về nội dung thì trách nhiệm

pháp lý là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, còn về hình thức nó là sự thực hiện chế tài quy phạm pháp luật Đó là cả một quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền trong việc xem xét, tìm hiểu sự việc, ra quyết định giải quyết sự việc và tổ chức

Tuy nhiên cũng cần lưu ý là có một số biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng

không liên quan tới trách nhiệm pháp lý (nó được áp dụng khi không xẩy ra vi phạm pháp luật)

ví dụ : cưỡng chế cách ly những người mắc một số bệnh truyền nhiễm; Nhà nước trưng thu, trưng dụng, trưng mua một số tài sản nào đó khi thấy cần thiết

1.4 Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp

luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền -

Đặc điểm này xuất phát từ quan hệ không tách rời giữa trách nhiệm pháp lý và Nhà nước

Điêu đó có nghĩa là Nhà nước (thông qua cơ quan có thẩm quyên) mới có thẩm quyển xác định

một cách chính thức hành vi nào là vi phạm pháp luật và áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với

chủ thể gây ra vi phạm đó

Tóm lại, trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước

(thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyên) và chủ thể vi phạm pháp luật (cá nhân hay tổ

chức), trong đó bên vì phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở các chế tài pháp luật

Mọi hiện tượng vi phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự pháp luật, nó

trực tiếp hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại vẻ vật chất và tỉnh thần cho con người, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ Chính vì thế việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhằm bảo vệ, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội chủ nghĩa phát triển đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả cao Ngoài tác dụng trừng

phạt áp dụng trách nhiệm pháp lý còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa, cải tạo và giáo

dục những người vi phạm pháp luật (ngăn ngừa sự tiếp tục vi phạm pháp luật của chủ thể và cải

tạo, giáo dục chủ thể ý thức tôn trọng, thực hiện pháp luật nghiêm minh)

Ap dung trách nhiệm pháp lý còn có tác dụng răn đe tất cả những người khác khiến họ

phải kiểm chế giữ mình không vi phạm pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm minh, làm cho mọi người tin tưởng vào công lý, tích cực đấu tranh chống mọi biểu

hiện vi phạm pháp luật, dần đần từng bước loại trừ hiện tượng vi phạm pháp luật ra khỏi đời

sống xã hội

Trang 32

2 Các loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa áp dụng có nhiều loại Thông thường chúng được chia thành : trách nhiệm hình sự; trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và

trách nhiệm kỷ luật

~ Trách nhiệm pháp lý bình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Toà án

áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự Trách

nhiệm pháp lý hình sự chỉ áp dụng đối với chủ thể là cá nhân khi họ phạm tội

— Trách nhiệm pháp lý hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý

„ Nhà nước áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính

— Trách nhiệm pháp lý dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án áp dụng đối với mọi

chủ thể khi họ vi phạm pháp luật dân sự: °

Đối với mỗi trường hợp vi phạm pháp luật có thể áp dụng đồng thời nhiều loại trách

nhiệm pháp lý

— Trách nhiệm pháp lý kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng các cơ quan, tổ

chức Áp dụng để xử lý đối với cán bộ công chức, nhân viên, người lao động của cơ quan, tổ chức khi họ vi phạm pháp luật Chế tài trách nhiệm kỷ luật là: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc

lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc (hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn)

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đòi hỏi phải bảo đảm một số những yêu cầu cơ bẩn sau: + Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể

có năng lực trách nhiệm pháp lý

+ Bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý

+ Bảo đảm tính nhân đạo như: Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý không áp dụng những biện pháp trừng phạt nhằm làm nhục con người; không áp dụng hiệu lực hồi tố, khi luật quy định hành vi vi phạm pháp luật mới hoặc nâng cao hơn mức phạt đã áp dụng; nếu sự thiệt hại do

hành vi vi phạm pháp luật gây ra có ảnh hưởng vẻ lâu dài thì việc truy cứu trách nhiệm pháp lý cần bao gồm cả các biện pháp khôi phục về lâu dài; khi truy cứu trách nhiệm pháp lý có thể sử dụng những tình tiết giảm nhẹ mà pháp luật không quy định; lựa chọn biện pháp cưỡng chế phải

phù hợp với mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý và nếu mục đích truy cứu đã đạt được trước thời hạn so với luật định thì có thể giảm nhẹ hoặc xoá trách nhiệm pháp lý '

+ Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải được tiến hành nhanh chóng, chính xác

III SU CAN THIET VA BIEN PHAP TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế là vấn đề không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn Trong

xã hội ta, pháp chế đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và củng cố chế độ xã hội, chế

độ nhà nước, đảm bảo các mục đích của sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội

Trang 33

Pháp chế chính là sự đòi hỏi của cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và mọi công dân phải thực hiện đúng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động của mình

Nghiên cứu các vấn để về Nhà nước xã hội chủ nghĩa và pháp luật xã hội chủ nghĩa không

thể tách rời vấn để pháp chế xã hội chủ nghĩa Bởi vì, bán chất của Nhà nước sẽ được biểu hiện

như thế nào, sức mạnh của Nhà nước được củng cố và tăng cường đến mức nào, hiệu lực của Nhà nước, hiệu lực của pháp luật được phát huy ra sao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó

việc các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhân viên Nhà nước và mọi công dân sẽ tôn

trọng và tự giác thực hiện pháp luật như thế nào là yếu tố cơ bản Vì vậy, việc nghiên cứu vấn

để pháp chế xã hội chủ nghĩa là vấn dé rất có ý nghĩa vẻ lý luận và thực tiến

~ Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa Ö đây khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ, nó đòi hỏi việc tổ

chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước (và của cả bộ máy Nhà nước nói chung) phải được

tiến hành theo đúng quy định của pháp luật Nó cũng đòi hỏi mọi cán bộ và nhân viên Nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật khi thực hiện các quyên và nghĩa vụ của mình; mọi vi phạm pháp luật đêu phải xử lý nghiêm minh Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế

xã hội chủ nghĩa sẽ là cơ sở bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước được nhịp nhàng,

đồng bộ, phát huy hiệu lực của nhà nước và bảo đảm công bằng xã hội

— Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị_ xã hội và các đoàn thể quần chúng

Trong đất nước ta, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể quần chúng ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhân dân Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng dân chủ, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể quần chúng ra đời ngày

càng nhiều Để cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả thiết thực vì lợi ích của toàn xã hội

và của từng thành viên thì việc thành lập cũng như mọi hoạt động của chúng phải dựa vào pháp

luật tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng và mọi thành viên của tổ chức này phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ và thực hiện đúng pháp luật trong hoạt động của

mình, không vi phạm những điều mà luật cấm

~ Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc xử sự của công dân Pháp chế xã hội chủ nghĩa

đòi hỏi mọi công dân không phân biệt địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác đều

phải tôn trọng pháp luật một cách triệt để, phải xử sự theo đúng yêu cầu của pháp luật trong các hành vi xử sự của mình Mọi công dân tôn trọng và tự giác thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để pháp luật là điều kiện cơ bản để bảo đảm công bằng xã hội, thực hiện nguyên tắc mọi người đều

bình đẳng trước pháp luật Mặt khác, trong chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động là người chủ đất nước, cho nên nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa còn đòi hỏi mọi người.công dân có trách

nhiệm tham gia vào quản lý các công việc nhà nước, bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế

bằng các hình thức như kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức

xã hội, đấu tranh chống vi phạm pháp luật, pháp chế

~ Pháp chế xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa,

trong mối quan hệ này dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở để củng cố nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời pháp chế xã hội chủ nghĩa là yếu tố cần thiết không thể thiếu được để củng cố

Trang 34

và mở rộng nên đân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Có

thể khẳng định rằng một nên dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự không thể thiếu pháp chế xã hội

chủ nghĩa, bởi vì chính pháp chế là nên tảng vững chắc nhất để duy trì và thực hiện những

nguyên tắc của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo ra tính tổ chức kỷ luật thiết lập kỷ cương

của xã hội, bảo đảm công bằng xã hội Mối quan hệ trực tiếp giữa pháp chế và chế độ dân chủ

xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở sự tham gia của đông đảo quần chúng vào quản lý các công

việc nhà nước và xã hội, vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước

Từ sự phân tích trên có thể rút ra định nghĩa pháp chế xã hội chủ nghĩa như sau : Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị ~ xd hội, trong đó tất cả các

cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên Nhà nước, nhân viên các tổ chức

xố hội và mọi công dân đêu phải tôn trọng và thực hiện pháp chế?một cách nghiêm chỉnh triệt

xã hội khi đựa trên cơ sở vững chắc của nên pháp chế; và ngược lại, pháp chế chỉ có thể được

củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời

2 Sự cần thiết và biện pháp phải tăng cường pháp chế XHCN

Chủ nghĩa xã hội - một chế độ xã hội có tổ chức cao, được xây dựng bằng hành động tự

giác của nhân dân lao động với định hướng mục tiêu cần đạt tới là xây dựng một chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa Để đạt được các mục tiêu

đó phải không ngừng đề cao vai trò và phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy truyền thống làm chủ tập thể của nhân đân lao động, trong đó việc củng cố và tăng cường pháp chế xã

hội chủ nghĩa có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Đó là một trong những yêu cầu khách quan

và cấp thiết của công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nước

ta hiện nay

Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường chỉ phát triển năng động và hiệu quả khi có sự điều chỉnh pháp luật đúng đắn của nhà nước và pháp luật thực

được thực hiện nghiêm minh

Vấn đề xây dựng nên dân chủ ở nước ta cũng không thể tách rời việc tăng cường pháp chế

Thông qua tăng cường pháp chế, các quyền và tự do, lợi ích hợp pháp của công dân cũng như

những thể chế dân chủ khác mới trở thành thực tế đời sống

Mặt khác, trong xã hội ta hiện nay, những vi phạm pháp luật, đặc biệt là tệ nạn tham nhũng rất phổ biến Cần tăng cường pháp chế để ngăn chặn và loại trừ những ví phạm pháp luật, củng cố kỷ cương xã hội

Trong giai đoạn hiện nay vấn đề củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước

ta đang là vấn để cấp thiết để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động

Trang 35

Để củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải áp dụng nhiều biện pháp đồng

bộ trong đó có các biện pháp cơ bản như : Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế, đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa; tăng

cường công tác tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,

xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật:

2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế

Đây là biện pháp cơ bản, bao trùm, xuyên suốt trong quá trình củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện trước hết ở việc Đảng đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội đồng thời để ra chiến lược toàn điện về công tác pháp chế Trong

từng thời kỳ Đảng đề ra những phương hướng về xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp

luật, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, đào tạo bồi dưỡng cán bộ pháp lý để

tăng cường cho các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế, tổ chức lãnh đạo phong trào quần

chúng tham gia tích cực, chống vi phạm pháp luật Đó là sự lãnh đạo toàn diện, có ý nghĩa

quyết định đối với kết quả của công tác pháp chế

Tuy nhiên, công tác pháp chế là vấn dé mang tinh Nha nước, củng cố và tăng cường pháp chế là sự nghiệp toàn dân Vì vậy, Đẳng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với công tác

này không có nghĩa là Đảng làm thay cho Nhà nước, mà Đảng định ra những phương hướng

chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của Nhà nước trong công tác pháp chế Để công tác pháp chế đạt hiệu quả thiết thực Nhà nước phải dựa trên cơ sở những phương hướng, đường

lối của Đảng để để ra các biện pháp cụ thể, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh trong

mỗi giai đoạn cụ thể

Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế còn được thực hiện thông qua sự gương

mẫu đi đầu của các đảng viên và các tổ chức Đảng ở cơ sở trong việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước

2.2 Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã bội chủ nghĩa Pháp chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường trên cơ sở của một hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và hoàn thiện, kịp thời thể chế hoá các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, phản ánh đúng những đặc điểm của kinh tế xã hội trong mỗi giai đoạn cụ thể Để

có được một hệ thống pháp luật như vậy phải thực hiện nhiều biện pháp như : phải thường xuyên tiến hành hệ thống hoá pháp luật để phát hiện và loại bổ những quy định pháp luật trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật; kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật; có kế hoạch xây dựng pháp luật phù

hợp với mỗi giai đoạn cụ thể, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, kĩ thuật xây

dựng pháp luật để đảm bảo cho hệ thống các văn bản pháp luật được mang tính khoa học và

đạt trình độ kỹ thuật cao, mở rộng các hình thức nhân dân lao động tham gia vào việc xây

Trong xây dựng pháp luật, điều hết sức quan trọng là pháp luật phải phản ánh đúng những

quy luật và nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội Tiêu chuẩn đánh giá tính đúng đắn của

các văn bản pháp luật là nó có tạo nên những yếu tố tích cực trong đời sống hay không? mọi

văn bản pháp luật gây nên tác động tiêu cực là biểu hiện vận dụng không đúng đắn quy luật khách quan, cần sửa đổi hoặc bãi bỏ

Trang 36

2.3 Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật

Đây là một biện pháp lớn bao gồm nhiều mặt hoại động nhằm bảo đảm cho pháp luật

~ Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, tăng cường công tác giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các quy định pháp luật làm cơ sở cho việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật đạt kết quả

~ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhằm làm cho nhân dân hiểu biết pháp luật nâng cao ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của ñhân dân

— Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ, phẩm chất chính trị

và khả năng công tác để sắp xếp vào các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế

Phải chú trọng công tác tổ chức, kiện toàn các cơ quan làm công tác pháp luật pháp chế, xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, hoạt động, cải tiến các phương pháp chỉ đạo và thực hiện, đồng thời tạo điều kiện vật chất cần thiết bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan đó đạt hiệu quả cao

— Trong từng thời kì cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để thấy rõ những thiếu

sót, nhược điểm trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật, đề ra những phương hướng và biện

pháp tăng cường hiệu lực công tác đó

Các mặt hoạt động nói trên phải được tiến hành đồng bộ và phải kết hợp với biện pháp kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật

2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm mình những hành ví vi phạm pháp luật

Đây là biện pháp nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Biện pháp này đòi hỏi trước hết phải thường xuyên tổ chức việc

kiểm tra hoạt động của bộ máy Nhà nước và đặc biệt là hệ thống cơ quan làm công tác bảo vệ

pháp chế để phát hiện những sai sói, lệch lạc, kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm bảo đảm cho bộ

máy Nhà nước hoạt động nhịp nhàng theo đúng nguyên tắc và yêu câu của pháp luật Những vi phạm pháp luật của các cán bộ trong bộ máy Nhà nước (và đặc biệt trong hệ thống các cơ quan

làm công tác bảo vệ pháp chế) phải được xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất cứ ai, dù ở cương vị nào cũng phải sống và làm việc theo pháp

luật, không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật

Đối với các cơ quan bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải có phương hướng hoạt động thích hợp, có hiệu quả để nhạnh chóng phát hiện, làm sáng tổ các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh, chính xác, đúng quy định của

pháp luật

Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật chỉ có thể được thực hiện tốt khi có sự chỉ đạo của Đảng, sự chủ động sáng tạo của các cơ quan có thẩm quyền và sự tham gïa đông đảo của quần chúng nhân dân Vì vậy phải có sự quan niệm đúng đắn về mối quan

hệ trên, bảo đảm cho công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và vi phạm pháp luật vừa mang tinh chất mạnh mẽ, kiên quyết của quyền lực Nhà nước vừa mang tính chất xã hội

Trang 37

2.5 Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong

cán bộ, nhân dân

/ Một trong những điều kiện đảm bảo cho việc tăng cường pháp chế là ý thức pháp luật của người dân được nâng cao Để công tác giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân

‘dat kết quá cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trong đó cần chú trọng một số biện pháp

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật làm cho nhân dân nắm

được một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác nội dung của các văn bản pháp luật được ban hành trong từng giai đoạn Chú trọng công tác giáo dục pháp luật cho cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường theo các chương trình môn học pháp luật Luôn đổi mới các hình thức, biện pháp

tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để phù hợp với từng đối tượng cụ thể, tạo điều kiện

cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội được tiếp cận một cách thuận lợi; tăng cường và ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hoá hoạt động thông tin và phổ biến giáo dục pháp luật; kết hợp phổ biến giáo dục pháp luật với áp dụng pháp luật; phát huy vai trò, chức

năng của nhà nước kết hợp xã hội hoá hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống

Trang 38

PHAN THU HAI

PHAP LUAT CU THE

Bai 5

BO LUAT LAO DONG

1 KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

1, Khái niệm Pháp luật Lao động

Trong lịch sử xã hội loài người lao động là một hoạt động có vị trí rất quan trọng, nó đã 7

sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội và cũng sáng tạo ra chính bản thân con người Lao động

của con người bao giờ cũng đêu nằm trong một hình thái xã hội nhất định Ở mỗi chế độ xã hội

có giai cấp đều tồn tại nhiều loại hình quan hệ lao động khác nhau và đo có sự khác nhau về lao

động giữa các chủ thể trong các thành phần kinh tế nên chúng được nhiều ngành luật khác nhau

điêu chỉnh và bằng các phương pháp khác nhau Trong số các quan hệ lao động tồn tại trong đời

sống xã hội, quan hệ xã hội được pháp luật Lao động điều chỉnh là quan hệ lao động phát sinh

giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh

tế, được xác lập trên cơ sở của hợp đồng lao động Quan hệ lao động giữa cán bộ, công chức

'làm việc troig bộ máy Nhà nước là quan hệ về quản lý, điều hành do Luật Hành chính điều chỉnh, với yêu cầu một đội ngũ cán bộ công chức ốn định có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm

để quân lý và điều hành đất nước Việc thiết lập quan hệ lao động của những người muốn trở thành cán bộ, công chức trên cơ sở những quyết định mang tính chất hành chính và hết sức nghiêm ngặt từ tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng thưởng, kỷ luật đến việc việc ổn định cuộc sống cho họ đêu do Nhà nước quy định và không có yếu tố tự do thoả thuận trong hợp đồng giữa các

bên như trong quan hệ lao động làm công ăn lương

Tóm lại: có thể định nghĩa Pháp luật Lao động là một ngành luật độc lập gồm tổng thể những quy phạm của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp giữa người lao

động và người sử dụng lao động (là cá nhân hoặc tổ chức) và các quan hệ xã hội khác phát sinh (có liên quan) trong quá trình sử dụng lao động

2 Những nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Lao động

Nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Lao động là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ các quy định của hệ thống pháp luật lao động Nguyên tắc của pháp luật lao động

là thể hiện các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề lao động trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước nhằm giải phóng và phát triển nguồn nhân lực đổi đào, khuyến

khích sử dụng tiêm năng lao động xã hội tạo điều kiện để mọi người lao động có việc làm, sản xuất phát triển, kinh tế xã hội tăng trưởng không ngừng, đời sống người lao động được cải thiện, xã hội ổn định, dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh

Trang 39

+

Các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Lao động Việt Nam là:

2.1 Nguyên tắc Nhà nước tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của các bên

trong quan hệ lao động (người lao động và người sử dụng lao động)

Nguyên tắc này thể hiện rằng, các quy định của pháp luật lao động không chỉ bảo vệ

người lao động là người ở thế yếu trong quan hệ lao động, vì họ không có tài sản mà chỉ có sức lao động và mang sức lao động của mình đi làm thuê cho người lao động mà còn phải bảo vệ cả người lao động là người có tài sản đã đứng ra tổ chức và sử dụng thuê mướn lao động Việc bảo

vệ người sử dụng lao động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và ngày

càng tạo được nhiều việc làm thêm cho người lao động Nguyên tắc này thể hiện ở các điều như Điều 41, Bộ Luật Lao động quy định người lao động nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có); trường hợp người sử đụng lao động đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, thì phải nhận người lao động trở lại làm

công việc theo hợp đồng và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp

lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai (02)

tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) hay vấn để bồi thường chỉ phí đào tạo nghề cho

người sử dụng lao động

2.2 Nguyên tắc các bên trong quan hệ lao động phải tuân theo các quy định của Pháp

luật lao động, đồng thời khuyến khích các thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có

những điều kiện thuận lợi hơn so với các quy định của Pháp luật lao động

Đây là nguyên tắc đặc thù của Pháp luật lao động để bảo đảm các quyền lợi tối thiểu

cho người lao động trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động, các quy định của Bộ

Luật Lao động quy định các chuẩn tối thiểu chung về các chếsiộ: thời giờ làm việc nghỉ ngơi,

tiền lương, tiền thưởng trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc mà các bên trong quan hệ lao

động phải thực hiện Trên cơ sở các mức tối thiểu chung đó, Nhà nước khuyến khích các bên

của quan hệ lao động căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Pháp luật lao động và ghi trong thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động làm cơ

sở để thực hiện

2.3 Nguyên tắc tôn trọng quyên đại diện hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động

Nguyên tắc này đã được thể hiện trong Bộ Luật Lao động ở các Điều 7 Khoản 2, Điều 8 Khoản 2, Điều 56, Điều 153 và Điều 181 Khoản 4 Cụ thể là các bên trong quan hệ lao động

đêu có người đại diện hợp pháp của mình để đại diện tham gia quản lý Nhà nước hoặc thực hiện

một số công việc nhất định Người đại điện hợp pháp duý nhất của người lao động là Công đoàn

cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời đối với một số doanh nghiệp chưa thành lập công

đoàn để đại điện và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người lao động trong các quan hệ như:

đại điện ký thoả ước lao động tập thể, đại diện bảo vệ người lao động trước toà, trong các hội

đồng xử lý vi phạm kỷ luật lao động người sử dụng lao động, tham gia xây dựng chế độ chính

sách có liên quan đến người lao động, thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính

sách đối với người lao động Đối với người sử dụng lao động cũng có đại diện của mình để

tham gia vào một số quan hệ nhất định như tham gia ý kiến trước khi Chính phủ công bố mức

lương tối thiểu chung, vùng, mức lương tối thiểu ngành hoặc khi Chính phủ quy định các

nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động của doanh nghiệp Ngoài ra, đại

Trang 40

điện người sử dụng lao động tham gia ý kiến với các cơ quan Nhà nước về chính sách, pháp luật

và các vấn để khác có liên quan tới quan hệ lao động Đây là nguyên tắc bảo đảm được phát

triển hài hoà các lợi ích của Nhà nước, người lao động và người sử đụng lao động, góp phần làm

ổn định xã hội

2.4 Nguyên tắc bảo đấm quyền việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử Điều 55 của Hiến pháp năm 1992 đã quy định "Lao động là quyển và nghĩa vụ của công dân Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động Cụ thể

hod tinh thần trên của Hiến pháp Điều 5 Khoản 1 của Bộ Luật Lao động cũng quy định ' "Mọi

người đều có quyền có việc làm tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt đối

xử về giới tính, đân tộc thành phân xã hội, tôn giáo" quy định này của Bộ luật là những đảm

bảo về mặt pháp lý cho người lao động có cơ hội tự đo tìm kiếm việc làm phù hợp với nguyện

vọng của bản thân trên cơ sở sức khoẻ và trình độ chuyên môn của mình, nguyên tắc này cũng

đã mở ra người lao động các quyền tự do làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và Ở

bất cứ nơi nào phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình +

Năm 1994, nước ta đã tham gia phê chuẩn 2 công ước quan trọng vẻ bình đẳng là: Công

ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, Công ước số 100 về trả lương

bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho công việc có giá trị ngang nhau

2.5 Nguyên tắc trả lương (trả công) theo lao động

Trả công theo lao động hay nói cách khác phân phối theo lao động là một quy luật kinh

tế khách quan Xuất phát từ quan điểm và nhận thức rằng, sức lao động là hàng hoá, tiền lương là giá cả sức lao động nên việc trả lương (trả công) phải đúng với giá trị sức lao động

mà người lao động đã bỏ ra, nếu thực hiện tốt được nguyên tắc này mới khuyến khích được người lao động hãng say làm việc hết mình và phấn đấu suốt đời cho công việc mà mình đã lựa chọn Để thực hiện'được nguyên tắc này Điều 55 của Bộ Luật Lao động đã quy định tiền lương của người lao động được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc

Cụ thể hoá hơn nữa nguyên tắc trả lương theo lao động và bảo đảm quyền lợi cho người lao động Nghị định số 114/2003/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương đã quy định rõ: người sử dụng lao động không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu

do Nhà nước quy định và các doanh nghiệp khi xây dựng thang bảng lương phải bảo đảm

nguyên tắc mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, mức lương của nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường, tiền lương của người lao động còn phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Ngoài ra, đi đôi với nguyên tắc trả lương theo lao động, còn có các biện pháp bảo đảm việc trả lương đây đủ, trực tiếp, đúng hạn và quy định việc trả lương trong các trường hợp cụ thể như làm thêm giờ, ngày lễ, ngừng việc

2.6 Nguyên tắc bảo đảm quyền nghỉ ngơi cho người lao động

Nghỉ ngơi là một nhu cầu tất yếu không thể thiếu đối với mỗi người lao động sau một quá

trình lao động nhằm tái tạo sức lao động Nghỉ ngơi là một quyển được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hoá trong Chương VII của Bộ Luật Lao động Nguyên tác bảo

đám quyền nghỉ ngơi của người lao động được thể hiện ở các nội dung sau đây: quy định giờ làm việc tiêu chuẩn, quy định thời gian nghỉ ngơi tối thiểu sau một quá trình lao động nhất định

Ngày đăng: 11/07/2016, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w