1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình môn học chính trị

231 355 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 231
Dung lượng 10,72 MB

Nội dung

Giáo trình chính trị trình bày các đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp học môn Chính trị. Giáo trình gồm 5 bài, trong đó bài 1 giới thiệu khái quát về sự hình thành ..

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI

Dùng cho các trường dạy nghề

B

Trang 2

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH

MƠN HỌC CHÍNH TRỊ Dung cho cae trong day nghé

TRUONG CAO DANG

Trang 3

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc NGUYÊN ĐÌNH THIÊM

Chịu trách nhiệm nội dung:

TỔNG CỤC DẠY NGHỀ - BỘ LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Tập giáo trình này được biên soạn theo Quyết định số 1135/2003/QĐ- BLĐTBXH ngày 11/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về

việc ban hành chương trình môn “hoe Chính trị dùng chung cho các trường lốp học nghể đài hạn `

Căn cứ chương trình 1 gồm 90 tiết “dung cho khóa học 36 tháng, tập giáo trình được cấu trúc thành 17 bài Các chương trình 2, 3, 4, 5 của các khóa 30 tháng, 24 tháng, 18 tháng và 13 tháng có thể dựa vào giáo trình này để tổ chức giảng dạy và học tập theo phương thức rút gọn cho phù hợp với thời lượng và số bài ở mỗi chương trình

Giáo trình đã được Ban Khoa giáo Trung ương thẩm định tại công văn số 1146

CV/KGTW ngày 25/9/1998 và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương thẩm địnH tại công văn số 3575 - CV/VHTTT ngày 15/9/2003

Do nhiều nguyên nhân (cả chủ quan lẫn khách quan), việc xuất bản lần đầu tập

sách khó tránh khỏi những khiếm khuyết Chúng tôi mong nhận được nhiều: góp ý phê bình của học sinh, giáo viên và bạn đọc để lần tái bản được hoàn thiện hơn

Thư xin gửi về Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐTBXH, 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Trang 5

Bài 1

CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LÀ NÊN TẢNG TƯ TƯỞNG VÀ KIM CHỈ NAM

CHO HANH DONG CUA DANG

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đã chỉ rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên

tang tư tưông va kim chỉ nam cho hành động" Đây là kết luận rút ra từ tổng kết

sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng ta và cách mạng Việt Nam trong suốt thời kỳ

cách mạng từ khi thành lập Dang đến nay Tổng kết 15 năm đổi mới, Đại hội IX đã

rút ra bốn bài học chủ yếu, trong đó bài học hàng đầu là phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác ~ Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh: “Đảng uà nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nên tỉng chủ nghĩa Mác - Lênin uà từ tưởng Hồ

Chi Minh"

I CHU NGHĨA MÁC - LENIN LA THÀNH TỰU TRÍ TUỆ CUA LỒI

NGƯỜI

1 Chủ nghĩa Mác - Lênin do C Mác và Ph, Ăngghen sáng lập, V.I Lênin bảo vệ, vận dụng sáng tạo và phát triển trong điều kiện lịch sử mới

g) Sự ra đời của chủ nghĩa Mác:

- Những tiền đề dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa Mác:

+ Tiên đề kinh tế: sự phát triển của lực lượng sẵn xuất ở trình độ xã hội hóa cao

nhờ những cải tiến và phát minh về kỹ thuật và công nghệ sản xuất Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã dẫn tới sự ra đời cả nền sản xuất đại công nghiệp cơ

khí, đồng thời dẫn tới sự hình thành và phát triển nhanh chóng các đô thị, thành

phố công nghiệp Sản xuất tập trung với phương thức sản xuất TBCN đã dẫn tới sự phát triển thị trường Cơ cấu xã hội của xã hội TBCN được đặc trưng bởi hai giai cấp cơ bản đối lập nhau về lợi ích là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, trong đó, giai cấp

1 ĐCSVN: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời hỳ quá độ lên CHXH, Nxb ST, H, 1991,

Tr 21

Trang 6

vô sẵn là người đại diện cho lực lượng sản xuất mới tiến bộ, mang tính chất xã hội

hóa cao

+ Tiên đê chính trị — xã hội: xã hội tư bản càng phát triển làm nấy sinh mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân

TBCN về tư liệu sản xuất, đó là mâu thuẫn cơ bản của CNTB Biểu hiện về mặt xã hội là cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ngày càng lan rộng, phát triển từ tự phát tới tự giác, từ đấu tranh kinh tế tới đấu tranh chính trị Các cuộc đấu tranh của công nhân ở Lyông (Pháp), khởi nghĩa của những người thợ đệt ở Xilêd¡i (Đức) báo hiệu sự trưởng thành về ý thức chính trị của giai cấp vô sản Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi bức xúc phải có sự dẫn dắt của lý luận khoa học và cách mạng Lý luận của Mác ra đời đáp ứng những đòi hỏi ấy

+ Tiên đề khoa học uè lý luận: cùng với những tiễn đề kinh tế và chính trị - xã

hội, chủ nghĩa Mác ra đời trên cơ sở những tiển để khoa học và lý luận mà trực tiếp là những thành tựu của khoa học tự nhiên đạt được ở thế kỷ XIX: thuyết tiến hóa giống loài của Đácuyn, học thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của

Lômônôxốp Các phương pháp nhận thức khoa học: quy nạp, phân tích, thực nghiệm, tổng hợp thúc đẩy năng lực tư duy khoa học phát triển Mác và Ăngghen đã

kế thừa trực tiếp những hạt nhân hợp lý, phê phán, chọn lọc và cải tạo một cách triệt để những thành tựu cùng những hạn chế của triết học cổ điển Đức (đại biểu

tiêu biểu: Cantơ, Hêghen, Phoiơbấắc), kinh tế chính trị cổ điển Anh (Adam Xmit va

Ricácđô), CNXH không tưởng Pháp thế kỷ XIX (Xanh Xi Mơng, Ơoen, Phuriê) để sáng lập ra học thuyết khoa học và cách mạng cho giai cấp vô sản

~ Œ Mác (1818-1883) và Ph Ăngghen (1820-1895) đã kế thừa có phê phán

những thành tựu của tư duy nhân loại, kết hợp chủ nghĩa duy vật với phép biện

chứng thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp phép biện chứng với chủ nghĩa duy vật thành phép biện chứng duy vật Dựa trên phương pháp tư duy biện chứng mang tính khoa học và cách mạng, C Mác và Ph Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết cách mạng, khoa học và nhân đạo của giai cấp vô sản Hai ông đã chứng

minh sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự quá độ sang một xã hội mới không còn chế độ người bóc lột người - xã hội cộng sản chủ nghĩa Trong hoc thuyết của mình, hai ông đã làm sáng tổ vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản: lãnh đạo và trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

b) Lênin đã bảo uệ, uận dụng sáng tạo uà phát triển toàn diện lý luận của Mác -— Ăngghen trong điêu biện lịch sử mới

Đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới đã xuất hiện những đặc điểm mới: một mặt,

chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc và cuộc đấu tranh giữa các

nước đế quốc nhằm phân chia lại thị trường thế giới đã là nguyên nhân sâu xa gây

Trang 7

có khả năng làm cuộc cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

Trong hoàn cảnh đó, Lênin (1870-1924) đã vận dụng sáng tạo và phát triển

toàn diện học thuyết của Mác để giải quyết những vấn dé của cách mạng vô sẵn

trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, đưa Cách mạng Tháng Mười Nga đến thắng lợi và

thu được những kết quả bước đầu trong công cuộc xây dựng CNXH Lênin đã nêu lên những mẫu mực về sự thống nhất giữa tính Đảng với yêu cầu sáng tạo trong việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác

Lênin đã phân tích sâu sắc chủ nghĩa tư bản, nhất là giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc với những mâu thuẫn nội tại không thể nào khắc phục được Ông khẳng định một loạt các nguyên lý cơ bản về cách mạng vô sản ở các nước; về phong trào cách mạng của các dân tộc bị áp bức; về chính quyển Xôviết; về liên

minh cơng nơng; về đồn kết quốc tế v.v Ông nhấn mạnh tầm quan trọng có ý

nghĩa then chốt của khoa học - kỹ thuật, coi trọng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất Những nguyên lý đó đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa thực tiễn rất

lớn lao và sâu sắc

Đồng thời, để bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin không chỉ phê phán không khoan nhượng đối với mọi kẻ thù của chủ nghĩa Mác, mà còn kịch liệt phê phán những người nhân danh lý luận của Mác trên lời nói nhưng thực tế là xét lại chủ nghĩa Mác, hoặc ít ra là đã rời xa học thuyết của Mác Bên cạnh đó, Lênin chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng và dựa vào những thành tựu mới nhất của

khoa học để bổ sung, phát triển di sản lý luận của Mác và Ăngghen Với tỉnh thần biện chứng duy vật, xem chân lý là cụ thể và cách mạng là sáng tạo, Lênin không

chấp nhận mọi thứ biểu hiện của chủ nghĩa giáo điểu hoặc chủ nghĩa kinh viện khiến cho lý luận cách mạng luôn bị lạc hậu trước cuộc sống không ngừng vận động và biến đổi

Những cống hiến lý luận của Lênin phát triển sáng tạo học thuyết Mác tạo thành một hệ thống lý luận thống nhất của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới Chính vì thế mà một giai đoạn mới trong sự phát triển của chủ nghĩa Mác đã gắn liền với tên tuổi của V.I Lênin, chúng ta gọi học thuyết đó là chủ nghĩa Mác — Lênin

Sau khi Lênin mất (1924), chủ nghĩa Mác - Lênin được tiếp tục phổ biến rộng

rãi và phát triển không ngừng, đem lại những thắng lợi vĩ đại trong phong trào cộng

sản và công nhân quốc tế Ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin đã, đang và sẽ tiếp tục

được vận dụng, bổ sung, đổi mới và phát triển trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa

xã hội thông qua các Đảng Cộng sản ở một số nước

2 Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất được hình

thành từ ba bộ phận: triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin

và chủ nghĩa xã hội khoa học

- Triết học Mác - Lênin (bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

Trang 8

của tự nhiên, xã hội và tư duy Nó đem lại cho con người thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới bằng cách mạng mà

trọng tâm là cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa thành một xã hội tiến bộ hơn, đó là xã

hội xã hội chủ nghĩa ,

.— Ninh tế chính trị Mác ~ Lênin: hướng trọng tâm nghiên cứu vào việc làm rõ

mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng đưới chủ nghĩa tư bản, vạch rõ giai cấp vô sản bị nhà tư bản bóc lột như thế nào, vai trò tiến

bộ của chủ nghĩa tư bản trong lịch sử và những quy luật kinh tế chủ yếu đưa nó tới

chỗ diệt vong, những tiển để và yếu tế của xã hội mới được chuẩn bị trong lòng xã hội cũ ra sao

- Chủ nghĩa xã hội khoa học: nghiên cứu những quy luật chuyển biến xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa và phương hướng xây dựng xã hội mới Nó chứng minh rằng việc xã hội hóa lao động ở trình độ cao trong chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất cho sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội, vạch ra động lực trí tuệ và tỉnh thần của sự chuyển biến đó là chủ nghĩa Mác — Lênin, còn lực lượng xã hội thực hiện sự chuyển biến đó là giai cấp vô sản và nhân dân lao động

3 Những nội dung chủ yếu thể hiện bản chất cách mạng và khoa học

của chủ nghĩa Mác - Lênin

Vai trò cách mạng to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là ở sự thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học trong bản thân học thuyết Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện tập trung trong việc giải thích thế giới, chỉ ra các quy luật vận động khách quan của lịch sử và vạch rõ mục tiêu, con đường, lực lượng, phương pháp nhằm cải tạo thế giới, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Bản chất cách mạng và khoa học này được thể hiện trên 4 nội dung chủ yếu sau:

g) Là học thuyết duy nhất nêu lên mục tiêu uà con đường, lực lượng, phương thức đạt được mục tiêu là giải phóng xõ hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

- Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ cho giai cấp vô sản và nhân đân lao động con đường thoát khỏi sự nô lệ về tỉnh thân, đem lại cho loài người, đặc biệt là giai cấp

công nhân, những công cụ nhận thức và cải tạo thế giới

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng, gắn bó

chặt chẽ với phong trào cách mạng giải phóng của giai cấp vô sản và quần chúng

lao động Nó là vũ khí lý luận sắc bén, phản ánh bản chất cách mạng của giai cấp vô sản,

Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác ~ Lênin nói riêng không chỉ giải thích mà còn vạch ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới bằng cách mạng Đứng trên lập trường của giai cấp vô sản Mác - Ăngghen - Lênin đã vạch ra

một cách toàn diện những thiếu sót căn bản của các trào lưu triết học trước đó và

Trang 9

cấp công nhân, nghĩa là biến đổi tận gốc vai trò xã hội của triết học Theo Mác, nhiệm vụ của triết học là cải tạo thế giới Không một đại biểu nào của triết học trước Mác hiểu được vai trò quyết định của thực tiễn trong sự phát triển của xã hội, của khoa học và triết học, không hiểu được rằng lý luận phải phụ thuộc vào thực tiễn, lý luận mà thiếu hoạt động thực tiễn của quần chúng thì sẽ không còn sức mạnh Mác

và Ăngghen đã nhấn mạnh rằng những người công nhân sẽ không thể thoát khỏi bị

bóc lột nếu không tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng

— Khi chỉ ra vai trò quyết định của hoạt động thực tiễn trong sự phát triển của xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin không hề phủ nhận mà trái lại còn nhấn mạnh vai

trò to lớn của hoạt động tỉnh thần, hoạt động lý luận, về mối liên hệ hữu cơ, biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng Mác viết: "vũ khí của sự phê

phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh dé bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng

vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng"!,

b) Tính cách mạng uè khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin thể hiện trong toàn

bộ các nguyên lý cấu thành học thuyết

- Trong triết học mácxít, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn liền với nhau Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là phép biện chứng duy vật Sự thống nhất chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học Có thể nói, phép biện chứng duy vật chính là "linh hồn sống" của chủ nghĩa

Mác ~- Lênin, là hạt nhân của thế giới quan khoa học và cách mạng để từ đó có phương pháp đúng đắn khi xem xét và giải quyết những vấn đề thực tiễn Mỗi sự

vật, hiện tượng phải được xem xét từ quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và quan

điểm phát triển

Việc tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà cốt lõi là học thuyết hình thái kinh tế -

xã hội là một thành tựu vĩ đại của triết học mácxít Học thuyết về hình thái kinh tế

- xã hội đã chỉ rõ sự chuyển biến từ một hình thái kinh tế ~ xã hội này sang một

hình thái kinh tế - xã hội khác điễn ra không phải một cách tự động mà phải trải qua quá trình đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt Với việc vạch ra các quy luật của cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đem lại cơ sở khoa học cho hoạt động tự giác của giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là

các Đảng Cộng sản

Với chủ nghĩa duy vật lịch sử, lần đầu tiên, bản chất của con người, của lịch sử

được nhận thức một cách đúng đắn, các quy luật khách quan được nhận thức trên cơ

sở khoa học, những sai lầm, hạn chế hoặc không tưởng trong những cách kiến giải

về xã hội trước đây được khắc phục Đặc biệt quan trọng là việc vạch ra và làm sáng

tổ quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về lý luận

hình thái kinh tế — xã hội Từ đó, các ông đã nghiên cứu trực tiếp sự vận động của

Trang 10

phương thức sản xuất TBCN, rút ra quy luật diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư

bản, sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội

- Học thuyết Mác về giá trị thăng dư đã vạch ra quy luật vận động kinh tế của

xã hội tư bản - quy luật giá trị thăng dư và từ đó vạch ra bản chất bóc lột của xã hội, tư bản; làm rõ địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản trong lịch sử phát triển của nhân

loại Chủ.nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư là 2 phát kiến vĩ đại của học thuyết Mác

— Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã chỉ rõ giai cấp công nhân là người lãnh đạo cuộc đấu tranh để lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa Mác - Lênin là vô địch vì nó đúng Nhà triết học Pháp Jacques Dirria viết: Không có tương lai nếu không có tư tưởng của C Mac Nhiều nhà khoa

học, viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông ở ngay các nước tư bản cũng phải

thừa nhận: C Mác là nhà tư tưởng vĩ đại của thiên niên kỷ

c) Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan, nhận thức luận va phương pháp

luận là một nguyên tắc quan trọng trong chủ nghĩa Mác — Lênin

Bản thân các quy luật, nguyên lý trong chủ nghĩa Mác - Lênin vừa có ý nghĩa

thế giới quan, vừa có ý nghĩa nhận thức luận, vừa có ý nghĩa phương pháp luận Thế giới quan duy vật biện chứng gắn liền với nhận thức luận và phương pháp

luận biện chứng duy vật vũ trang cho con người hiểu rõ bản chất của thế giới là vật

chất; thế giới (tự nhiên, xã hội) và tư duy con người vận động, biến đổi theo những

quy luật khách quan Con người thông qua hoạt động thực tiễn có thể nhận thức,

giải thích, cải tạo thế giới, làm chủ thế giới

Nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan và một nhận thức luận khoa học mà còn là xác định một phương pháp luận đúng đắn Nguyên tắc khách quan trong sự xem xét sự vật, hiện tượng đòi hỏi phải biết phân

tích cụ thể theo tỉnh thần biện chứng, đồng thời ngăn ngừa thái độ chủ quan, tuỳ

tiện trong việc vận dụng phương pháp biện chứng Sự thống nhất giữa thế giới

quan, nhận thức luận và phương pháp luận đã đưa chủ nghĩa Mác Lênin trở thành một hệ thống lý luận mang tính cách mạng và tính khoa học sâu sắc

d) Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mổ, không cúng nhắc, bất biến mà

không ngừng tự đổi mới, tự phát triển trong dòng trí tuệ của nhân loại

Mác, Ăngghen, Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông

không phải là cái đã xong xuôi hẳn, còn nhiều điều các ông chưa có điều kiện, thời gian, cơ hội nghiên cứu; có một số luận điểm các ông đã điều chỉnh trước thực tiễn mới; có những điều mới mẻ trong thực tiễn sau này mà các ông chưa dự kiến được Đó là trách nhiệm của các thế hệ kế tiếp sau, của những người

mácxít chân chính

Trang 11

vận dụng và phát triển sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, làm cho học thuyết của Mác, Ăngghen, Lênin ngày càng được bổ sung và hoàn thiện

Toàn bộ học thuyết Mác — Lênin có giá trị bền vững xét trong tỉnh thần biện chứng, nhân đạo và hệ thống tư tưởng cốt lõi của nó Những tinh hoa trí tuệ của các

thế hệ kế tục sẽ làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng phát triển và hoàn thiện 4 Chủ nghĩa xã hội hiện thực - biểu hiện sức mạnh của chủ nghĩa

Mác - Lênin

a) Những thành tựu to lồn của chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội ra đời trên thực tế từ Cách

mạng Tháng Mười Nga năm 1917 Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới

— Trong nhiều thập kỷ qua, chế độ XHƠN trưởng thành nhanh chóng, đã từng - bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyển tự do dân chủ trên toàn thế giới

Sự ra đời của chế độ XHCN cũng có nghĩa là chế độ dân chủ XHCN được thiết lập Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của nó, chế độ dân chủ XHCN, chế độ dân chủ

cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền

dân chủ, ngăn ngừa và trấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân Chế độ dân chủ XHCN không chỉ bảo đảm quyển dân chủ trên thực tế cho nhân dân lao động ở các nước XHƠN, mà hơn thế nữa nó thúc đẩy trào lưu đấu

tranh cho quyển tự do dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới

~ Tréng hon bay thập kỷ xây dựng CNXH, Liên Xô và các nước XHƠN đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiểm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH trên quy mô lớn với trình độ hiện đại, bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống vật chất va tinh than của nhân đân Nước Nga trước Cách mạng Tháng mười so với các nước

phát triển khác bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm Khi bắt tay vào xây dựng CNXH, thu

nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ bằng 1/22 của Mỹ cùng thời Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn Liên Xô đã trỏ thành một trong hai siêu cường của thế giới Năm 1985, thu nhập quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ, sản lượng công nghiệp bằng 85% với công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, Liên Xô đã trở thành một nước có

trình độ học vấn cao, thu được những thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc sức

khoẻ, phát triển y tế và các bảo đảm phúc lợi xã hội khác cho nhân dân lao động

Trước Cách mạng Tháng Mười, 3/4 nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù

chữ đã xóa xong Vào cuối năm 80, Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới (164 triệu người có trình độ trung học và đại học, số lượng các

nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực cũng đứng vào hàng đầu thế giới) Liên Xô và các nước XHCN trước đây đã đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chính phục vũ trụ, có tiểm lực quân sự và công nghiệp quốc phòng hùng

Trang 12

- Với sự lớn mạnh toàn điện, CNXH có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp để hệ thống thuộc địa của chủ

nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới

Chế độ XHƠN được thiết lập không chỉ mổ ra một xu thế phát triển tất yếu cho

các dân tộc là con đường XHƠN, mà bằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả về nhiều

mặt, các nước XHƠN đã góp phần làm phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc Năm 1919, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa chiếm 72% điện tích và 70%

dân số thế giới, tối nay chỉ còn 0,7% diện tích và 5,3% dân số thế giới Hàng trăm

nước đã giành được độc lập Trên một trăm nước tham gia vào phong trào không liên kết Ảnh hưởng của CNXH đưa đến sự thay đổi cục điện chính trị thế giới, góp phần quyết định cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, đân chủ và tiến bộ xã hội

- Sức mạnh của CNXH hiện thực đóng vai trò quyết định và đẩy lùi nguy cơ

chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới

b) Sự khủng hoảng của CNXH hiện thực uà nguyên nhân sụp đổ của chế độ

XHCN ở Liên Xô uà Đông Âu

— lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trào cách mạng cũng không tránh khỏi sai lầm và thất bại hay những thời kỳ thoái trào Khi

chủ nghĩa xã hội còn là học thuyết, vào những năm 70 của thế kỷ XIX, sau thất bại

của Công xã Pari, cuộc khủng hoảng đầu tiên đã diễn ra, Quốc tế I (Hiệp hội công nhân quốc tế) tan rã (1876) Nhưng từ trong khủng hoảng, sự phát triển lý luận của

thời kỳ này đã phá võ sự bế tắc trong phong trào công nhân, đưa đến sự thành lập Quếc tế II (Tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân) (1889)

Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn

đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt là từ sau khi Ph Ăngghen qua đời, phong trào xã hội chủ nghĩa lại lâm vào khủng hoảng lần thứ hai, Quốc tế II phân rã thành phái hữu, phái tả và phái giữa Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917), dưới sự lãnh đạo của Lênin, Quốc tế II - Quốc tế Cộng sản được thành lập, chấm đứt sự

khủng hoảng lần thứ hai

Trong những năm đầu bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, phần vì xuất phát từ một nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, phần vì đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, việc duy trì chính sách thời chiến - mô hình

chủ nghĩa cộng sản thời chiến mang nặng tính chất áp đặt mặc dù có kết quả trong việc giành thắng lợi trong chiến tranh, bảo vệ thành quả cách mạng, song hậu quả của nó cũng rất nặng nể đối với phát triển đất nước Với việc chuyển sang Chính sách kinh tế mới (NEP) cơi trọng thị trường, một mặt đã chấm dứt khủng hoảng

kinh tế, mặt khác đã tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp theo

Sau khi Lênin qua đời, ở Liên Xô, chính sách kinh tế mới không được tiếp tục

thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ Tuy thời gian đầu, kế

Trang 13

dài quá lâu nên dần dần đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp Và đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn kinh tế của Liên Xô và

các nước XHƠN lâm vào trì trệ, rồi khủng hoảng sâu sắc Vào những năm 80, nhận

thức được sự khủng hoảng, nhiều nước XHCN tiến hành đổi mới, cải cách, cải tổ Song, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô và một số Đảng khác đã phạm

sai lầm nghiêm trọng có tính nguyên tắc là phủ định sạch trơn quá khứ, nuôi ảo

vọng vao CNTB để cuối cùng lún sâu vào khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ

Cương lĩnh năm 1991 của Đẳng ta đã chỉ rõ: “Do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của CNXH, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ"! nên gây ra tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế - xã hội rồi đi tới khủng hoảng

Như vậy, sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu có hai nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp sau đây:

Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về

đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất

Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn điện, vừa tỉnh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được "điễn biến hòa bình" trong nội bộ Liên Xô và các nước Đơng Âu

©) Triển uọng của chủ nghĩa xã hội

Chế độ XHƠN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến CNXH tạm thời lâm vào thoái trào, làm cho con đường tiến lên CNXH và CNCS của nhân loại trở nên quanh co phức tạp hơn, nhưng không có nghĩa nhân loại phải đi sang con đường khác Tính chất của thời đại hoàn tồn khơng thay đổi, lồi người vẫn trong thời đại quá độ từ CNTE lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười

Nga vĩ đại Các mâu thuẫn của thời đại vẫn tổn tại, chỉ thay đổi hình thức biểu hiện và đặt ra yêu cầu mới phải giải quyết

- Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại Trong mấy thập kỷ qua, đo biết "tự điều chỉnh" và sử dụng triệt để những thành tựu

mới của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước TBCN đã vượt qua một số cuộc

khủng hoảng vẫn còn khả năng phát triển Nhưng đó không phải là nấc thang tiến hóa cuối cùng của lịch sử cũng như không phải là chế độ xã hội tương lai của nhân loại bởi bản chất áp bức bóc lột những người lao động cả chân tay và trí óc lẫn ách nô dịch dân tộc của CNT vẫn còn, có chăng chỉ là thay đổi biện pháp và hình thức mà thôi Chính phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN gây ra những ung nhọt không thể chữa khỏi ,

Trong cuốn sách "Ngoài vòng kiểm soát" (1993), Bredinxky đã cay đắng thừa nhận 20 khuyết tật của xã hội Mỹ hiện nay và dự báo Mỹ sẽ mất vai trò siêu cường vào thế kỷ XXI Trong 20 khuyết tật ấy, có những khuyết tật đã trở thành phổ biến ở các nước tư bản như: chăm sóc y tế không đầy đủ, giáo dục trung học chất lượng

1 ĐCSVN: Cương lĩnh xây dựng đốt nước trong thời hỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb ST,

Trang 14

kém, vấn để chủng tộc, nghèo đói ngày càng sâu sắc, tội ác bạo lực tràn lan, cảm

giác trống rỗng về tỉnh thần, v.v xã hội lâm vào khủng hoảng vô phương cứu chữa Ngày 9-9-2000, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, mặc dù trong thập kỷ 90, nền kinh tế

Mỹ đạt thời kỳ tăng trưởng kéo dài hơn 110 tháng liên tục, nhưng cả nước Mỹ vẫn

còn 31 triệu người đói hoặc có nguy cơ đứt bữa, trong đó có 8 triệu người đói quanh

năm Nhiều học giả tư sản cho rằng, CNTB là không thể chấp nhận được

- Thời kỳ sau khi CNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ là thời kỳ đen tối của các

đẳng cộng sản cánh tả ở Trung và Đông Âu (đẳng mất quyền lãnh đạo, trụ sở bị đập phá, tài sản bị tịch thu, các lãnh tụ bị truy bức, hãm hại, tù đầy, các đẳng viên bị sa thải, ngược đãi ) Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn đó, các đẳng đã phải tập hợp lại trong tổ chức, tên gọi và cương lĩnh mới, tổ chức hoạt động và đấu tranh thích

ứng tình hình và nhiệm vụ mới

Với sức sống mãnh liệt của tư tưởng cộng sản, các đảng cộng sản và cánh tả ở Trung và Đông Âu đã từng bước phục hồi và giành được những thắng lợi quan trọng Sự phục hồi của các đẳng cộng sản và cánh tả ở Trung và Đông Âu phản ánh

sức sống bất diệt.của tư tưởng và phong trào cộng sắn, tính thuyết phục của Cương

lĩnh và chính sách mới của các đẳng cộng sản và cánh tả để ra, giành lai niém tin của nhân dân Đồng thời, điều này cũng phản ánh thất bại của các đẳng cánh hữu

sau mười năm lãnh đạo đất nước, kinh tế suy thoái, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, nội bộ mâu thuẫn gay gắt, thiếu năng lực và kinh nghiệm cầm quyền Mỹ và phương Tây ra sức hà hơi, tiếp sức cũng không cứu vãn được tình thế suy thoái của các lực lượng cánh hữu ở các nước này

~ Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách và đổi mới có nguyên tắc đổi mới chứ không đổi màu đang cùng với các đẳng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc,

dân chủ và tiến bộ xã hội Đây là một trong các xu thế chủ yếu đã và đang nổi lên trên thế giới Đại hội IX của những bài học thành công và thất bại cũng như khát

vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điểu kiện và khả năng tạo ra bước phát

triển mới Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội",

Il TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ KẾT Qua CUA SỰ QUÁN TRIỆT, SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ SỰ PHÁT TRIÊN CHỦ NGHĨA MAC - LENIN VAO THUC TIEN CACH MANG VIET NAM, KE THUA VA PHAT HUY NHUNG TINH HOA VAN HOA NHAN LOAI, TIEP THU TRUYEN THONG TOT DEP CUA DAN TOC

1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

"Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát

Trang 15

triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyển thống tốt đẹp của đân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại", "Tư tưởng Hồ Chí Minh sơi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta

giành thắng lợi, là tài sản tỉnh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta"?,

2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Đại hội IX của Đảng ta đã nêu rõ 3 nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí

Minh Đó là:

g) Chủ nghĩa Mác — Lênin

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điểu kiện cụ thể của nước ta Từ chủ nghĩa yêu nước, Người

đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu bản chất cách mạng và khoa học của học

thuyết Và từ đây, Người tìm thấy con đường để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: trong thời đại ngày nay có lắm chủ nghĩa nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất, là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận

thực sự cách mạng và khoa học Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tổng kết kinh nghiệm cách mạng thế giới và thực tiễn tình hình đất nước, Người đã chuẩn bị

về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cán bộ cho sự ra đời của Đảng, soạn thảo Chính cương vấn tắt, Sách lược vắn tất, xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng nhuần

nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết thành công những vấn để cơ bản của cách

mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Qua đó, phát triển sáng tạo, làm phong phú thêm kho tang lý luận Mác — Lénin

b) Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đọc tại Lễ truy điệu Người

đã khẳng định: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ

tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân

dân ta và non sông đất nước ta Người là tượng trưng cho tỉnh hoa của dân tộc Việt Nam Tư tưởng của Người - tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của đân tộc Đó là truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự cường; đoàn kết, nhân ái, khoan dung, tỉnh thần cộng đồng; lạc quan yêu đời, cần

cù, thông minh, sáng tạo của dân tộc ta Hê Chí Minh là người Việt N tm yêu nước

trước khi trở thành một chiến sĩ cộng sản c) Tỉnh hoa uăn hóa nhân loạt

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của việc tiếp thu tỉnh hoa văn hó: nhân loại Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước và trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh luôn tìm tòi, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc, có ph3 phán các quan điểm của các trường phái triết học cổ, kim, Đông, Tây; của các trào lưu tư

1 ĐCSVN: Văn biện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H 2001, 'Tr.83

Trang 16

tưởng Đông, Tây; tỉnh thần cách mạng tỉnh thần độc lập tự do của các cuộc cách mạng, nhất là cách mạng tư sản

Trong ba nguồn gốc trên, chủ nghĩa yêu nước là cơ sở ban đầu và là động lực

thúc đẩy Người tự giác đến với chủ nghĩa Mác ~ Lênin, làm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có nội dung mới, tầm cao mới, đó là: độc lập dân tộc gắn liên uới chủ

nghĩa xã hội Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa Mác - Lênin giúp cho việc phát triển các giá trị truyền thống tốt

đẹp của dân tộc và tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại có định hướng khoa học và

cách mạng đúng dan Chinh vi thé, tu tưởng Hồ Chí Minh trước hét va chủ yếu là sản phẩm của sự tiếp thu, uận dụng sáng tạo uà phút triển chủ nghĩa

Mác — Lênin uào thực tiễn cách mạng Việt Nam Tình hoa văn hóa nhân loại làm giàu và sâu sắc thêm chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội ở Hồ Chí Minh

Ba nguồn gốc đó quyện vào nhau, kết hợp hài hòa trong con người Hồ Chí Minh, sản sinh ra tư tưởng Hồ Chí Minh Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh tạo nên nền tang tu tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và

cách mạng Việt Nam

3 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

a) Tu tudng vé giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

Mục tiêu toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và mong muốn của Người là giành độc lập, tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân,

làm cho dân "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" Đó chính là hệ

thống các mục tiêu cao cả mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra cho dân tộc Việt Nam

trong thời đại mới Đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con

người Chính vì mục tiêu cao cả đó, Người đi tìm đường cứu nước và đã tìm ra con

đường cứu nước đúng đấn cho cách mạng Việt Nam b) Tư tưởng uê độc lập dân tộc uà chủ nghĩa xã hội

Người đã chỉ ra rằng: "Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" Người đã giải quyết đúng đắn vấn đề đân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, những

tư tưởng quan trọng này xuất phát từ một đòi hỏi thực tiễn bức xúc hàng đâu: phải

chống chủ nghĩa thực dân để thoát vòng nô lệ, phải gắn liền cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính quốc Con đường để giữ vững độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no

cho dân tộc phải là con đường xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành cách mạng xã hội

chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc

Độc lập dân tộc gắn liền uới chủ nghĩa xã hột là tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ đi sản lý luận Hồ Chí Minh

c) Tư tưởng uê sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc

Trang 17

tộc trong dựng nước và giữ nước, Hồ Chí Minh đã đưa vai4rò của nhân dân lên tầm cao mới: nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, là người chủ thực sự của đất nước; coi nhân tố con người là nguồn lực cơ bản tạo nên sức mạnh vô địch để kháng chiến,

kiến quốc Người thường nói: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần đân

liệu cũng xong" Sức mạnh của nhân dân được nhân lên gấp bội khi thực hiện được

khối đại đoàn kết toàn dân tộc Khối đại đoàn kết toàn đân tộc dựa trên nền tẳng

liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự

lãnh đạo của Đảng tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam Người khẳng định: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân ta Các

đồng chí từ Trung ương đến các chỉ bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của

Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình"! "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công"?,

d) Tư tưởng uê quyên làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thột sự của

đân, do dân, vi dan

Dân chủ là bản chất của chế độ XHCƠN Dân chủ là mục tiêu, là động lực của cách mạng XHƠN Thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, trong nhân dân là

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình Do đó, Hề Chí Minh coi trọng

việc xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, của dân, do dân, vì dân Nhà nước

ta là Nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân, mang bản chất giai cấp công nhân,

có tính dân tộc và tính nhân đân sâu sắc do Đảng lãnh đạo, hoạt động theo nguyên

tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực có sự phân công và phối hợp nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ nhà nước phải có đức, có tài; phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí

công, vô tư; phải thật sự là công bộc của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ Để xây

dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ rõ phải kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, coi tham ô, lãng phí, quan liêu là

ba thứ "giặc nội xâm" ,

ở) Tư tưởng uễ quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng uũ trang nhân dân

Vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về bạo lực cách mạng, Hề Chí Minh luôn cơi bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp của nhân dân, bao gồm các hình thức: chính trị, quân sự và sự kết hợp giữa chính trị và quân sự Trong quá trình

đấu tranh giành và giữ chính quyền, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bên cạnh việc chăm lo xây dựng lực lượng chính trị, phải chăm lo xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thực hành

chiến tranh nhân dân với sức mạnh tổng hợp Người nhấn mạnh: quân sự phải phục

tùng chính trị, lấy chính trị làm gốc Quân đội ta là quân đội nhân dân, từ nhân đân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ; quân đội ta là đội quân chính trị, đội quân chiến

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, H, 1995

Trang 18

đấu, đội quân công tác Lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối,

trực tiếp về mọi mặt của Đảng

e) Tư tưởng uê phát triển kinh tế uà uăn hóa, bhông ngừng nâng cao đời sống uật chat va tinh than của nhân dân:

Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân Người chỉ rõ: Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì! Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đảng cần

phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng

cao đời sống của nhân dân",

8Ø) Tư tưởng uê đạo đúc cách mạng: cần, biệm, liên, chính, chí công uô tử

Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục, rèn luyện cán bộ, đẳng viên và mọi người dân về phẩm chất đạo đức cách mạng Người đặt lên hàng đầu tư cách "Người cách mệnh" và bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Người coi đạo đức như là gốc của cây, là nguồn của các dòng sông Người cộng sản mà không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Cốt lõi của đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là trung với nước, hiếu với đân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do, vì CNXH

h) Tư tưởng uê chăm lo bôi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

Người coi bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết "Vì lợi ích mười năm trồng cây; vì lợi ích trăm năm trồng người" Người nói: Đảng cân phải chăm lo, giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành

những người thừa kế xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên" i) Tu tuéng uê xây dung Dang trong sạch, uững mạnh

Theo Hồ Chí Minh, muốn làm cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng, Đẳng có vững cách mạng mới thành công Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa chân

chính làm cốt, chủ nghĩa như trí khôn của người, như la bàn của con tau Dang la

đội tiên phong của giai cấp công nhân, và nhân dân lao động và của cả dân tộc Muốn vậy, Đảng phải trong sạch, vững mạnh về mọi mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, kiên định mục tiêu, lý tưởng; có đường lối cách mạng đúng đấn; thực hiện

nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hành tự phê bình và phê bình; thực sự

đoàn kết nhất trí; mỗi đẳng viên phải không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng,

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thật sự xứng đáng là đẳng viên Đảng

Cộng sản Việt Nam, xứng đáng với niềm tin yêu của quần chúng nhân dân

4, Van dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lénin, tu tưởng Hồ

Chi Minh trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

) Các yêu cầu cần nắm uững trong uiệc uận dụng uò phút triển chủ nghĩa Mác —

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 19

Trên cơ sở nắm chắc bản chất cách mạng và khoa học, nắm chắc những nguyên lý, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để vận dụng

đúng đắn, thích hợp vào thực tiễn nước ta, cần thực hiện các yêu cầu sau:

Một là, khi vận dụng một quan điểm tư tưởng nào đó của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải nắm chắc bối cảnh ra đời, phạm vi

nhiệm vụ mà tư tưởng, nguyên lý đó phải giải quyết Không thể chỉ đựa vào một câu nói, một luận điểm tư tưởng của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh mà không rõ bối cảnh ra đời của nó như thế nào đã vận đựng nguyên xi vào tình hình thực tiễn, bởi vì có những luận điểm, tư tưởng và các nhà kinh điển đưa ra chỉ mang tính chất dự báo, hoặc có những luận điểm, tư tưởng do đọc không kỹ nên có thể dẫn đến hiểu

nhầm và vận dụng máy móc

Hai là, khi vận dụng, phải nắm chắc đặc điểm nước ta, xuất phát đầy đủ từ tình hình thực tiễn đất nước, xác định rõ những yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn cần giải quyết; đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng bối cảnh quốc tế

Ba là, phải đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn đất nước, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm các nước, từ đó khái quát thành những bài học cho cách mạng nước ta trong từng giai đoạn, từng thời kỳ

Bốn là, muốn vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta

cần phải nắm vững hệ thống các quan điểm tư tưởng của Người, nắm chắc mục tiêu, yêu cầu từng giai đoạn, gắn chặt với tổng kết thực tiễn để hiểu sâu sắc quá trình

vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, để hình thành hệ thống quan điểm tư tưởng của Người về cách mạng Việt Nam "Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dan, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần

kiệm liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bổi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;

về xây dựng Đẳng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đẳng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đây tớ thật trung thành của nhân dân "! Chỉ thông qua quá trình đó, chúng ta mới có thể góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh

b) Kiên quyết đấu tranh chống những luận điệu uùò thủ đoạn đã bích, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

- Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bảo vệ các nguyên

tắc lý luận của nó Những nguyên tắc lý luận có giá trị bền vững nằm trong toàn

bộ các bộ phận cấu thành của nó, trước hết thể hiện trong các học thuyết trụ cột

Trang 20

của chủ nghĩa Mác - Lênin và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hê Chí Minh

đã nêu ở trên

Để đấu tranh có hiệu quả, cần nắm có hệ thống từng luận điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn với hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cụ thể cần giải quyết Đồng thời, phải tiếp bục phát triển chủ nghĩa Mác -— Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh trong điều kiện mới; đưa những tư tưởng, quan điểm đó vào thực tế cuộc

sống, đem lại hiệu quả thiết thực nhằm hiện thực hóa thắng lợi những đặc trưng cơ

bản của cách mạng xã hội, hiện thực hóa thắng lợi mục tiêu "đân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mỉnh" Đó là cách tốt nhất để bảo vệ chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

— Phải kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng cơ hội, xét lại và bảo thủ, giáo điều Cả hai loại đó đều rất nguy hiểm, nhất là khi được các thế lực thù địch lồng ghép vào chiến lược "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa

Bên cạnh những luận điệu không mới, đã từng tổn tại từ khi chủ nghĩa Mác ra

đời đến nay, các thế lực thù địch còn tập trung khai thác các khía cạnh mới: sự sụp đổ của chế độ XHƠN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, CNTB còn sức phát triển cùng

với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ Chúng xuyên tạc, bôi đen

những thành quả của CNXH và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, đồi đổi tên Đẳng, đổi tên nước; cho chủ nghĩa Mác - Lênin là ảo tưởng, đã lỗi thời, không thể vận dụng được trong tình hình xã hội Việt Nam Chúng để cao hệ tư tưởng tư sản, xã hội tư sản, xuyên tạc rằng Hồ Chí Minh du nhập hệ tư tưởng ngoại lai gây ra nhiều hậu quả, hoặc tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đúng với giai đoạn giành chính quyền, giai đoạn chống xâm lược, hiện nay không

còn phù hợp nữa Có kẻ lại đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin mà thực chất là muốn hạ bệ cả chủ nghĩa Mác - Lênin lẫn tư tưởng Hồ Chí Minh

Mặt khác, chúng còn sử dụng các chiêu bài "bảo vệ dân chủ", "bảo vệ nhân

quyền", "bảo vệ tôn giáo" để ra sức chống phá ta

“TH SỰ cAN THIET PHAI HỌC TẬP CHÍNH TRỊ VÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI HỌC SINH TRONG TRƯỜNG DẠY NGHỀ

1 Phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống - một mục tiêu quan tròng

của đào tạo công nhân

a) Phẩm chất uà năng lực chung của người công nhân:

Năng lực là toàn bộ khả năng hoạt động nhận thức và thực tiễn của cá nhân

(như năng lực trí tuệ, ý chí, kỹ năng, kỹ xảo, thao tác ) mang tính tương đối ổn

định, bển vững Ví dụ: một kỹ thuật viên cơ khí phải có hiểu biết về cấu tạo, chức năng, biết thao tác, vận hành, biết sửa chữa thông thường và có khả năng cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động của những máy móc, thiết bị thuộc phạm vi nghề nghiệp chuyên môn đã được đào tạo

Phẩm chất là toàn bộ những thuộc tính xã hội của cá nhân như phẩm chất

Trang 21

nghề nghiệp và trong giao tiếp ứng xử với người khác Ví dụ: người y sĩ không chỉ cần có trình độ chuyên môn giỏi, mà còn phải là người có trách nhiệm, có lương tâm

trong việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân

Phẩm chất và năng lực chung mà người công nhân cần có là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, bao gồm những quan điểm, lý tưởng, niềm tin, định hướng giá trị chung về thế giới, về xã hội và con người được xác lập trong mỗi cá

nhân Đó là thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng; là lý tưởng và niềm tin xã hội chủ nghĩa; là mục tiêu phấn đấu xây dựng con người theo tiêu chuẩn

vừa "hồng" vừa "chuyên"

Trong công cuộc đổi mới với đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa đang diễn ra rất sôi động và phức tạp, năng lực và phẩm chất chung chính là tiểm lực của mỗi người, là nền tảng của tính năng động sáng tạo, chủ động của nhân cách cá nhân, là cơ sở để ngăn ngừa và khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí, phương pháp tư duy máy móc, giản đơn, hời hợt, thụ động

Phẩm chất và năng lực chung của mỗi người không thể chỉ hình thành bằng tri

thức kinh nghiệm, mà phải bằng việc nâng cao tri thức khoa học; không chỉ bằng

con đường nhận thức mà phải thông qua hoạt động thực tiễn Ngoài ra, nó còn được xây dựng, hình thành qua quá trình đấu tranh, phê phán tư tưởng thực dụng cho rằng, đối với người công nhân thì không cần thiết phải học tập, rèn luyện để hình

thành phẩm chất và năng lực chung

b) Phẩm chất chính trị uò đạo đức, lối sống

_ Phẩm chất chính trị của mỗi cá nhân là toàn bộ những quan điểm, lý tưởng,

niềm tin chính trị Động cơ, thái độ và hành vi chính trị của mỗi cá nhân được hình

thành qua hoạt động xã hội, giáo dục, giao tiếp Phẩm chất chính trị của mỗi cá

nhân mang tính ổn định, bền vững tương đối Người có phẩm chất chính trị là người

có lập trường giai cấp công nhân, vững vàng, có bản lĩnh, không đao động, hoang mang trước tình hình chính trị biến động phức tạp

Trong giai đoạn hiện nay, phẩm chất chính trị của người công nhân gồm những nội dung chủ yếu sau:

Một là, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có thái độ và việc làm tích cực xây dựng Đảng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước

Hai la, trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần phấn đấu

xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ba là, luôn tỉnh táo, cảnh giác với mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá của kẻ thù đối với Tổ quốc cũng như đối với sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội

Trang 22

nhân về cái thiện và cái ác, về quyển lợi và nghĩa vụ, về lương tâm và trách nhiệm

trong quan hệ giữa người và người, trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể

Trong giai đoạn hiện nay, nội dung chủ yếu của phẩm chất đạo đức xã hội chủ

nghĩa cần xác lập gồm:

Một là, tính nhân đạo thể hiện ở thái độ, hành vi yêu thương, quý trọng con

người Càng yêu thương con người thì càng phải tham gia chống những động cơ, thái

độ, hành vi tàn bạo, bất công, chà đạp nhân phẩm con người

Hai là, tính tập thể thể biện ở lối sống "mình vì mọi người", sống có trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận cao, có lương tâm trong quan hệ với con người Tính tập thể không dung hòa với chủ nghĩa cá nhân, với thái độ và hành vi vụ lợi, ích kỷ, chỉ biết "mọi người vì mình"

Ba là, tính trung thực thể hiện ở sự thống nhất giữa thái độ, động cơ với hành

vi; giữa lời nói với việc làm Tính trung thực đối nghịch với thái độ và hành vi vô

lương tâm, giả dối, lừa đảo

Những đức tính trên gắn chặt với nghề nghiệp thể hiện trong đạo đức nghề

nghiệp, lòng nhân ái trong lao động nghề nghiệp, tính tập thể trong nghề nghiệp và

lòng trung thực trong nghề nghiệp Trong xã hội ngày nay, người công nhân nói

riêng và mọi công nhân Việt Nam nói chung đều phải chú ý rèn luyện đạo đức, lối

sống có trách nhiệm, có tỉnh thần đấu tranh thẳng thắn, không khoan nhượng với mọi hành vi phi đạo đức

2 Nội dung học tập và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

của người công nhân Việt Nam

d) Yêu Tổ quốc Việt Ngm 0à có tình cảm quốc tế của giai cấp công nhân

Tình yêu Tổ quốc, yêu đất nước Việt Nam vừa mang tính cộng đồng, vừa mang tính giai cấp Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp mang trong mình tinh thần yêu nước đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, là giai cấp kiên quyết đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, giải phóng cho giai cấp mình và nhân dân lao động nói chung thoát khỏi ách áp bức, bóc lột

Ngày nay, lòng yêu nước gắn bó chặt chẽ với yêu chủ nghĩa xã hội Giai cấp công

nhân cần thể hiện lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội bằng hành động cụ thể, với quyết tâm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, với dũng khí dám nhìn thẳng vào sự thật, đổi mới tư duy bằng nhiệt tình, bằng sức lực của chính mình kết hợp với tri thức

mới, sức mạnh mới của thời đại, giai cấp công nhân đã, đang và sẽ góp sức cùng dân tộc đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước ổn định, phát triển đi lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu

Lòng yêu nước của giai cấp công nhân Việt Nam gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, vì giai cấp công nhân là một bộ phận của giai cấp công nhân thế giới Giai cấp

công nhân Việt Nam coi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai

cấp mình và đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng chung Ngược lại, giai cấp công nhân các dân tộc trên thế giới đều ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam Lịch sử cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung đã thể hiện

Trang 23

b) Giác ngô uê lý tưởng xã hội chủ nghĩa

Đẳng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, có ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường đã lãnh đạo

toàn dân tộc giành những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Ngay từ rất sớm, giai cấp công nhân Việt Nam mặc dù còn non trẻ, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã từng bước tiến lên trình độ đấu tranh tự giác, có cương lĩnh đấu tranh chính trị độc lập Đảng đã tiến hành công tác tuyên

truyền, giáo dục lâu dài, đưa giai cấp công nhân trở thành một lực lượng, một giai

cấp đi đầu trong phong trào đấu tranh cách mạng: liên minh chặt chẽ với giai cấp

nông dân, tầng lớp trí thức và quần chúng nhân dân; lập mặt trận dân tộc giải

phóng; tiến hành giải phóng dân tộc thắng lợi và hiện nay đang đi đầu trong sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước, đang góp sức cùng dân tộc tiến những bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội

©) Yêu lao động, yêu nghề nghiệp

Giai cấp công nhân không thể tìm ra nguồn sức mạnh nào khác để xây dựng toàn bộ cơ sở vật chất —- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ngoài lao động sáng tạo Sự

giúp đố và hợp tác quốc tế về vật chất cũng là từ lao động sáng tạo mà có Vì thế,

người công nhân giác ngộ phải yêu lao động, làm chủ lao động, coi lao động là nguồn

sống, niềm vui và hạnh phúc, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, trên cơ sở đó mà nhiệt tình, hăng hái tham gia lao động sản xuất để góp phần tăng nhanh của cải cho

xã hội, trong đó có phần của bản thân gia đình mình

Bên cạnh tình yêu lao động, người công nhân còn phải biết yêu quý nghề nghiệp

của mình bởi vì tất cả mọi nghề nghiệp chân chính trong xã hội đều nhằm phục vụ cho việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của mọi người

Lòng yêu nghề nghiệp là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự hăng say học tập, rèn luyện

để không ngừng nâng cao tay nghề, làm việc có năng suất, chất lượng, có sáng tạo và có hiệu quả kinh tế

Muốn yêu lao động, yêu nghề, người công nhân phải có lương tâm nghề nghiệp, có đạo đức cách mạng Đạo đức cách mạng và lương tâm nghề nghiệp đòi hỏi công

nhân phải tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề, tích cực chống lối lam au, làm đối, chống tham ô, lãng phí, thói vô kỷ luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng Chỉ khi nào có lòng yêu lao động, yêu nghề nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp, có đạo đức cách mạng thì lúc đó lao động sản

xuất sẽ trở thành nghĩa vụ, lẽ sống, niềm vui, niềm tự hào và hạnh phúc của mọi

người lao động nói chung và của người công nhân nói riêng đ) Có quan hệ tốt trong tập thể uà nếp sống van minh |

Có quan hệ tốt trong tập thể, có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày trở thành nội dung không thể thiếu trong đạo đức của giai cấp công nhân, bởi vì, nếu không có quan hệ tập thể, không có tổ chức và kỷ

luật thì không thể tiến hành sản xuất công nghiệp được Tính tập thể và ý thức tổ

Trang 24

Chính vì vậy, mỗi người công nhân Việt Nam phải có ý thức tự giác sống bằng

lao động chân chính của mình, phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích của Nhà nước Mỗi người công nhân phải tích cực hưởng ứng cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, tôn trọng Hiến pháp, pháp luật, thực hiện đúng đắn các chính sách, chế độ quy chế chung của Nhà nước, của xã hội để góp phần xây dựng nền văn

hóa mới, con người mới Việt Nam :

3 Một số biện pháp tích cực rên luyện đạo đức cách mạng của người

học sinh trong trường dạy nghề

— Tích cực tham gia các hoạt động lao động sản xuất và học tập nghề nghiệp Trong trường dạy nghề, người học sinh vừa học tập nghề nghiệp, vừa học tập chính trị, vừa lao động sản xuất rèn luyện tay nghề, tham gia xây dựng cơ sở vật chất và môi trường sư phạm của nhà trường, góp phần cải thiện đời sống cho mình và tạo thêm của cải cho xã hội Mỗi học sinh cần tập trung trí tuệ, sức lực để học tập và lao động đạt kết quả tốt để sau khi ra trường trở thành người công nhân vững vàng về tay nghề, có đạo đức, có nếp sống văn minh, góp công sức của mình phục vụ cho đất nước

~ Rèn luyện ý thức giác ngộ chính trị, tích cực tham gia sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội

Người công nhân Việt Nam ngày nay phải có ý thức giác ngộ cao về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có nhận thức đúng đắn về vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp

mình, có trình độ hiểu biết nhất định về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, cé tinh cảm lành mạnh, trong sáng

Là thành viên của giai cấp tiên phong, mỗi người công nhân phải có ý thức trách nhiệm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh và từng bước đi

lên hiện đại hóa Do đó, từ khi còn ngồi trên thế nhà trường, mỗi học sinh học nghề

cần phải tích cực học tập lý luận chính trị, nghề nghiệp, tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng tập thể vững mạnh và hãng hái tham gia các hoạt động giáo

dục đào tạo trong giờ và ngoài giờ học, các hoạt động chung của xã hội và gia đình, qua đó từng bước hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của người công nhân của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa

CÂU HỎI ÔN TẬP

`1, Phân tích nội dung chủ yếu thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin?

2 Phân tích khái niệm về nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? 3 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trang 25

Bài 2

THẾ GIỚI VẬT CHẤT,

SỰ VẬN ĐỘNG VA PHAT TRIEN CUA NO

Thế giới xung quanh ta có muôn vàn các sự vật và hiện tượng Chúng vô cùng

phong phú, đa dạng và phức tạp Đối với triết học, khái quát lại cũng chỉ thuộc một trong hai lĩnh vực: vật chất hay ý thức

Vay bản chất của thế giới là gì? Đó là vật chất hay ý thức? Và mối quan hệ giữa

vật chất và ý thức như thế nào?

Trả lời những vấn đề trên có nhiều ý kiến khác nhau, khái quát lại có hai quan

điểm đối lập nhau: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tam.’

1 QUAN ĐIỂM DUY TÂM VÀ QUAN ĐIỂM DUY VẬT VỀ BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI

1 Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới

Những người theo quan điểm duy tâm cho rằng bản chất của thế giới là ý thức

Nghĩa là, nguyên thể đầu tiên của thế giới là ý thức Như vậy, trong mối quan hệ

giữa vật chất và ý thức thì ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau Ý thức sinh ra vật chất, quyết định vật chất Ý thức là cơ sổ, là nguồn gốc cho sự ra đời, sự tồn

tại và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới \

Chủ nghĩa duy tâm cũng xuất hiện ngay từ thời cổ đại và tổn tại dưới hai dạng: chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan

moh

- Chủ nghĩa duy tâm bhách quan cho rằng ý thức là cái có trước, nhưng theo

họ đó là-"ý niệm", "ý niệm tuyệt đối", là "lòng Trời", "ý Chúa", là "chỉ lệnh của

Thượng đế" v.v Tất cả đều là thứ tỉnh thần khách quan có trước và tổn tại độc lập với con người Chính "ý niệm", "ý niệm tuyệt đối", "lòng Trời", "ý Chúa" v.v

sản sinh ra thế giới

Những đại điện tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm khách quan là Piatôn (thời kỳ

cổ đại - thế kỷ thứ IÏ trước công nguyên), Hêghen (thời kỳ cận đại - thế kỷ XVII) và nhiều người khác v.v

- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng ý thức con người là tính thứ nhất

khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là sự "tổng hợp" hoặc "phức hợp" những cảm

Trang 26

Những đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm chủ quan 1a: Beccdli (thế kỷ

XVII), Makhơ (thế kỷ XIX) và nhiều người khác v.v

Cả hai phái duy tâm nói trên tuy có chỗ khác nhau, song họ đều giống nhau ở điểm xuất phát Đó là, họ khẳng định ý thức, tỉnh thần là cái có trước và sáng tạo ra thế giới Tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận cho các quan điểm của mình Chủ nghĩa duy tâm triết học và quan điểm duy tâm tôn giáo cũng có sự khác nhau Trong thế giới tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai

trò chủ đạo Còn chủ nghĩa duy tâm triết học trên cơ sở tri thức và lý trí 2 Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới

Những người theo quan điểm duy vật khẳng định, bản chất thế giới là vật chất Các nhà triết học duy vật cho rằng chỉ có một thế giới thống nhất và duy nhất là thế

giới vật chất; tổn tại khách quan; độc lập và không phụ thuộc vào ý thức con người Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý thức là

cái có sau Vật chất sinh ra và quyết định ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh thế giới

vật chất khách quan vào bộ óc con người

Trong quá trình phát triển lịch sử tư tưởng triết học, chủ nghĩa duy vật được thể hiện dưới ba hình thức: chủ nghĩa duy vật cổ đại mộc mạc chất phác; chủ nghĩa

duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng

— Chủ nghĩa duy uật cổ đại mộc mạc, chất phác tuy còn thô sơ mộc mạc nhưng

về cơ bản là đúng, vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên Nhưng nó

vẫn mang tính chất trực quan, siêu hình, khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, họ đã đồng nhất vật chất với một hoặc một số dạng cụ thể của vật chất

- Chủ nghĩa duy uột siêu hình mà đỉnh cao phát triển vào thế kỷ XVII - XVII Đây là thời kỳ cơ học cổ điển đã phát triển mạnh mẽ và thu được những thành tựu rực rỡ Vật lý học đã phát hiện ra nguyên tử và các nhà triết học và khoa học cụ thể

theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình lại cho rằng: nguyên tử là phần tử

cuối cùng của vật chất, họ đồng nhất vật chất với nguyên tử Quan niệm trên tuy không phản ánh đúng hiện thực, nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là trong thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường

trung cổ sang thời kỳ phục hưng

— Chủ nghĩa duy uật biện chứng do C Mác và Ph Ăngghen xây dựng vào những

năm 40 của thế kỷ XIX, là sự kế thừa tỉnh hoa của các học thuyết triết học trước đó,

đặc biệt là Triết học cổ điển Đức (Hêgen và Phoiơbắc) và sử dụng khá triệt để những

thành tựu của các khoa học cụ thể đương thời Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX,

V.LLénin phat trién va lam cho chủ nghĩa duy vật biện chứng ngày càng trở nên

hoàn bị và triệt để

Ngoài chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều là guan điểm nhất nguyên,

còn có quan, điểm nhị nguyên Quan điểm nhị nguyên cho rằng vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên, cùng song song tổn tại, không cái nào quyết định cái nào,

Trang 27

nhị nguyên cũng là một dạng của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, vì nó cho rằng ý thức tên tại không phụ thuộc vào vật chất, mà chính vật chất phụ thuộc vào ý thức

Trong lịch sử triết học, tuy những quan điểm triết học biểu hiện đa dạng, nhưng

suy cho cùng, triết học chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy tâm và chủ

nghĩa duy vật Lịch sử triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái này

TL QUAN DIEM CUA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VỀ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1 Khái niệm vật chất

œ) Quan niệm của các nhà triết học duy uật trước Mác uề uật chất

~ Trong thời kỳ cổ đại, các nhà triết học phương Đông và phương Tây đều có xu hướng đi tìm nguyên thể vật chất đầu tiên của thế giới từ một dạng vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể của vật chất như: nước (Talet), 1œ (Hêracdlít), không khí (Anaximen) Trung Quốc cổ đại thì đưa ra thuyết ngũ hành, quan niệm vật chất đầu tiên gồm 5 yếu tố là: kứn, mộc, thủy, hỏa, thổ

~ Tiến bộ hơn, các nhà triết học cổ Hilạp đã đưa ra những quan điểm mang tính

khái quát Nhà triết hợc Hilạp Anaximen cho rằng: nguyên thể vật chất đầu tiên là

một chất vô định và vô tận, mà ông gọi là Apayron Một nhà triết học cổ Hilạp khác là Đêmôcorit lại đưa ra thuyết nguyên tử Ông cho rằng nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất của vật chất, không thể phân chia được Nguyên tử là cơ sở để hình thành nên

tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới -

~ Thuyết nguyên tử của Đêmôcơrit tuy vẫn còn những mặt hạn chế song dù sao, ông cũng đã đưa ra được một phỏng đoán thiên tài về cấu tạo của vật chất, mà mãi đến thế ky XVII (tức 2000 năm sau) vật lý học mới phát hiện ra được nguyên tử

- Trong thời kỳ cận đại, nhờ sự phát triển của khoa học thực nghiệm, các nhà triết học và khoa học đã có những bước tiến mới về phạm trù vật chất Đặc biệt là Hônbách (nhà triết học duy vật Pháp ở thế kỷ XVIID đã có những duan niệm đúng đắn, tiến gần đến phạm trù vật chất, khi ông cho rằng, vật chất là tất cả những gì tác động vào giác quan ta Những đặc tính khác nhau của các chất mà ta biết được là nhờ cảm giác

Tóm lại, những quan niệm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, cũng như thời cận đại về phạm trù vật chất đã có ưu điểm cơ bản là đã xem những nguyên thể đầu tiên, điểm xuất phát của thế giới là các dạng vật chất, là cơ sở sản sinh ra mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới Nó có ý nghĩa tích cực góp phần đấu tranh chống những quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo về bản chất của thế giới

Mặt khác, những quan niệm này còn có những mặt hạn chế Đó là do cách xem xét siêu hình, máy móc Chính vì vậy, khi khoa học phát hiện ra những kết cấu mới,

Trang 28

hoảng về quan điểm, đó cũng là chỗ để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng và tấn công vào chủ nghĩa duy vật

b) Quan niệm của chủ nghĩa duy uật biện chứng uê uật chất

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, vật lý hiện đại đã phát hiện được những hiện

tượng mới trong kết cấu và thuộc tính của nguyên tử Đó là hai phát hiện đặc biệt

quan trọng:

Năm 1897, Tômxơn (nhà vật lý người Anh) đã phát hiện ra điện tử Ông đã

chứng minh rằng: điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử

Năm 1901, Kaniman (nhà vật lý người Đức) lại chứng minh được khối lượng của các điện tử cũng biến đổi theo tốc độ vận động của nó

Những phát hiện này đã chứng minh:

Nguyên tử gồm có điện tử và hạt nhân Do đó nguyên tử không phải là phần tử nhỏ bé nhất không thể phân chia được

Khối lượng của điện tử cũng vận động, nó không phải là một thuộc tính bất

biến

Những phát hiện ấy đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình muốn

đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể hoặc một thuộc tính cụ thể bất biến, cuối

.cùng của vật chất

Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", V.I Lênin đã định nghĩa vật chất như sau:

"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tổn tại không lệ thuộc vào cảm giác"

Định nghĩa trên có những nội dung cơ bản sau:

~ "Vật chất là một phạm trù triết học" ~ với tính cách là đối tượng nghiên cứu của triết học Đây là một phạm trù rộng và khái quát nhất, do đó không thể đồng nhất nó với các dạng cụ thể, cảm tính, có giới hạn của các vật thể vật chất

— Thuộc tính chung của mọi dạng vật chất là "thực tại khách quan", ở bên ngoài và "tên tại không lệ thuộc vào cảm giác" Điểu đó nói lên thế giới vật chất là vô cùng, vô tận, chúng bao gồm tất cả những cái chúng ta đã nhận biết và những cái chúng

ta chưa nhận biết được Thuộc tính đó cũng là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật

chất và cái gì không phải là vật chất

- Vật chất với thuộc tính "thực tại khách quan"; "được đem lại cho con người

Trang 29

Tóm lại, định nghĩa vật chất của V.I Lênin đã khẳng định bản chất của thế giới là vật chất Thế giới vật chất tổn tại khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào ý thức của con người, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau

Vật chất là nguồn gốc khách quan của mọi cảm giác, ý thức Còn cảm giác, ý thức chỉ là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan thông qua các giác quan và bộ óc của con người

Định nghĩa của V.I Lênin về vật chất đã có ý nghĩa to lớn cả về thế giới quan, phương pháp luận, về mặt lý luận cũng như thực tiễn

2 Khái niệm ý thức

Trong lịch sử triết học, vấn để nguồn gốc và bản chất của ý thức, vai trò của ý thức đối với quá trình vận động, phát triển của thế giới vật chất khách quan cũng là một nội dung của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

g) Nguồn gốc của ý thức

~ Về nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện

chứng đã nói ở trên thì nội dung của nó thể hiện ở hai điểm:

+ Một là, ý thức là sản phẩm, là thuộc tính của một dạng vật chất có trình độ tổ chức cao là bộ óc người, phải có con người và bộ óc người mới có sự ra đời, tổn tại và phát triển của ý thức, khi bộ óc người bị tổn thương thì con người không thể có ý

thức

+ Hai là, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan (bao gồm cả hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội, tổn tại ở bên ngoài bộ óc người), thế giới vật chất khách quan đó chính là đối tượng của nhận thức, nội dung của ý thức

- Nguồn gốc xã hội của ý thức: Đó là hoạt động thực tiễn lao động xã hội và

ngôn ngữ

Chính nhờ lao động sản xuất, con người chế tạo ra các công cụ lao động và sử dụng công cụ đó để sản xuất ra của cải vật chất theo nhu cầu và mục đích của mình Qua lao động sản xuất mà các giác quan của con người, đặc biệt là bộ óc cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện Do đó, khả năng tư duy của họ cũng phát triển

Trong lao động, con người cồn có nhụ cầu trao đổi kinh nghiệm với nhau một

cách trực tiếp hoặc gián tiếp Từ đó ngôn ngữ được hình thành Ngôn ngữ chính là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, nó bao gồm cả tiếng nói và chữ viết Ngôn ngũ không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà còn là công cụ của tư duy để

khái quát hóa, trừu tượng hóa các hoạt động của thực tiễn Nhờ ngôn ngữ, con người

mới có thể truyền lại những tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác và làm cho sự hiểu biết của con người về thế giới vật chất khách quan ngày càng phong phú

Tóm lại, ý thức là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội Song nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức chính là hoạt động

Trang 30

b) Bản chất của ý thức

Bản chất của ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc

người một cách năng động và sáng tạo thông qua hoạt động thực tiễn lao động xã hội

— Phản ánh là gì? Phản ánh là một thuộc tính phổ biến của mọi đạng vật chất Đó là sự tác động lẫn nhau giữa hai hệ thống vật chất Các dạng vật chất khác nhau

thì phản ánh cũng khác nhau:

Phần ánh của các dạng vật chất vô cơ (không có sự sống) là phản ánh có tính chất thụ động, đơn giản Ví dụ: Các thanh kim loại khác nhau (đồng, chì, sắt) cùng để ở ngoài trời thì sẽ có hiện tượng ôxy hóa khác nhau

Phan ánh của các vật chất hữu cơ là phản ánh các dạng vật chất có sự sống như

thực vật, động vật 6 thực vật, phản ánh đã có sự "lựa chọn", "định hướng" Đó là do

tác động của môi trường với các cơ thể sống Còn ở động vật bậc thấp đã có những tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể Khi có tác động của sự vật bên ngoài vào cơ thể động vật thì gây nên những "cảm ứng" Đó là những phản xạ không điều kiện Ở

các động vật bậc cao, các tế bào thần kinh đã tập hợp thành một hệ thống thần kinh tập trung trong bộ não và tủy sống Ở loại động vật này đã hình thành hai loại phần

xạ Đó là, phan xạ không điều kiện và phan xạ có điều kiện

Phần xạ không điều kiện là phẩn ánh có tính chất bản năng của động vật Còn phần xạ có điều kiện là phản ánh tâm lý động vật Sự phản ánh phát triển cao nhất là phản ánh ý thức Đó là sự phản ánh chỉ có được ở bộ óc con người Phản ánh ý thức không chỉ dừng lại ở phản ánh tâm lý động vật theo nhu cầu bản năng sinh lý của cơ thể động vật; mà phân ánh ý thức là theo nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội Thông qua lao động sản xuất, con người nhận thức được quy luật vận động, phát triển của thế giới vật chất khách quan Đặc điểm của phản ánh ý thức là một quá trình phản ánh tích cực, chủ động và sáng tạo Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc về ban chất, đêng thời diễn ra trong quá trình phản ánh ý

thức Với ý nghĩa ấy, V.I Lênin nói, ý thức không chỉ phản ánh hiện thực mà còn

sáng tạo ra hiện thực

3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức a) Quan điểm của triết học Mác -Lénin

Chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát từ bản chất của thế giới là vật chất

Thế giới vật chất tổn tại khách quan và luôn luôn vận động, phát triển theo những

quy luật vốn có của nó

Từ đó khẳng định, trong mối quan hệ vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, sản sinh ra và quyết định ý thức Vật chất tổn tại khách quan, độc lập và

không phụ thuộc vào ý thức

Trang 31

chất khách quan Đó là biểu hiện tính tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức con người trong quá trình phản ánh, nhận thức thế giới vật chất khách quan

Những nội dung quan điểm cơ bản nói trên của chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chỉ rõ sự đối lập với chủ nghĩa duy tâm, sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa

duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật tầm

thường

b) Vai trò tích cực, năng động của ý thức

Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc người Song đó không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động, mà đó là sự phản ánh tích cực, chủ

động và sáng tạo lại hiện thực :

Trong quá trình hoạt động thực tiễn lao động xã hội, con người đã tác động

vào các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất, buộc chúng phải bộc lộ bản chất thành các hiện tượng để con người nhận thức và hình thành ý thức của mình Khi

có được những tri thức về sự vật, nắm được những quy luật vận động, phát triển của chúng; con người lại vận dụng các tri thức đó một cách sáng tạo vào những hoàn cảnh cụ thể nhằm mục đích cải tạo lại tự nhiên và xã hội để phục vụ cho

những nhu cầu của con người Vì vậy, hoạt động có ý thức là hoạt động có mục đích và có định hướng

Song sự tác động của ý thức đến đâu còn tùy thuộc vào điều kiện vật chất khách

quan đã có và hiện có trong hiện thực; tùy thuộc vào sự thâm nhập của ý thức lý

luận đó trong quần chúng; vào việc tổ chức thực hiện trong hoạt động thực tiễn

Điều đó cho ta thấy, bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong đời sống hiện thực, mà muốn thực hiện được những tư tưởng, ý thức phải thông qua

hoạt động thực tiễn của con người

oY nghĩa phương pháp luận của uiệc nắm uững mối quan hệ biện chúng giữa

vat chết uà ý thúc

Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn cần nắm vững mối quan

hệ biện chứng giữa nhân tố vật chất và nhân tố ý thức

Nếu đã khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, thì mọi chủ trương, chính

sách, suy nghĩ và hành động của con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan Phải thông qua hoạt động của thực tiễn để nhận thức quy luật vận động và phát triển của các sự vật trong thế giới vật chất và hành động theo quy luật Cần chống

bệnh chủ quan, duy ý chí, hành động một cách tùy tiện và mù quáng

Mặt khác, cũng cần nhận thức rõ tác động vô cùng quan trọng của nhận

Trang 32

III QUAN DIEM CUA CHU NGHIA DUY VAT BIEN CHUNG VE SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT

1 Vận động là phương thức tồn tại của vật chất

a) Vận động là gì ?

Vận động biểu theo nghĩa hẹp, giản đơn, đó là sự di chuyển vị trí trong không

gian Vận động cần được hiểu với ý nghĩa đầy đủ khoa học như Ph Ăngghen viết:

"Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất ( ) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi

quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đối đơn giản nhất cho đến tư duy" Như vậy, vận động "là thuộc tính vốn có của vật chất", "là phương thức tổn tại

của vật chất", thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tổn tại của mình Vật chất và vận động là không thể tách rời Không thể có vật chất không vận

động và ngược lại cũng không thể có vận động nào lại không phải là vận động của

vật chất

b) Nguồn gốc của uận động

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, oận động là sự tự thân uận

động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các yếu tố ở bên

trong cấu trúc của các sự vật vật chấty Quan điểm này đối lập với quan điểm duy

tâm và siêu hình không đi tìm nguồn gốc của vận động ở bên trong bản thân sự vật,

mà tìm nguồn gốc ở ngoài sự vật Quan điểm về sự tự thân vận động của sự vật đã được chứng minh bởi các thành tựu khoa học tự nhiên và những phát hiện mới của

khoa học hiện đại lại càng khẳng định tính đúng đắn của quan điểm đó

Vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra và cũng không mất di Vi vậy, vận động là một thuộc tính vốn có của vật chất cũng không được tạo ra hoặc mất đi Vận

động tên tại vĩnh viễn cùng với sự tổn tại vĩnh viễn của vật chất, chỉ có các hình thức vận động của vật chất là có thể thay đổi và chuyển hóa lẫn nhau Điều này đã

được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng chứng minh c) Những hình thúc uận động cơ bản của vat chất

Dựa trên những thành tựu của khoa học cụ thể nửa cuối thế kỷ XIX, Ph Ảngghen đã chia vận động của vật chất thành năm hình thức vận động cơ bản

sau:

- Vận động cơ học là dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian

~ Vận động uột lý là sự vận động của các phân tử, nguyên tử, các hạt cơ bản, vận động của điện tử, của các quá trình nhiệt điện

- Vận động hóa học là sự vận động của các quá trình hóa hợp, phân giải các chất

- Vận động sinh học là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường

Trang 33

- Vận động xõ hội là quá trình biến đổi, thay thế các quá trình xã hội, các phương thức sản xuất, các chế độ xã hội

Các hình thức vận động cơ bản có sự khác nhau về chất, nên không được quy hình thức vận động cơ bản này vào hình thức vận động cơ bản khác Mỗi sự vật được đặc trưng bởi một hình thức vận động co ban Song trong nó cũng bao hàm cả hình thức vận động khác, nhưng các hình thức này không đặc trưng cho bản chất của sự vật Các hình thức vận động cũng chuyển hóa lẫn nhau và có mối liên hệ

biện chứng với nhau, vận động xã hội là hình thức vận động đặc trưng cho hoạt

động của con người

d) Vận động uà đứng im

Khi triết học duy vật biện chứng khẳng định thế giới vật chất tổn tại khách quan trong sự vận động liên tục, vĩnh cửu của nó, thì điều đó không có nghĩa là phủ nhận hiện tượng đứng im của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất

Đứng im là tương đối, tạm thời vì nó chỉ được xét trong các điều kiện sau:

Một là, hiện tượng đứng im tương đối chỉ xẩy ra trong một mối quan hệ, chứ không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc Ví dụ, nói con tàu đứng im là trong mối quan hệ với bến cảng, còn so với mặt trời và các thiên thể khác thì nó cũng đang vận động cùng với sự vận động của quả đất

Hai là, đứng im chỉ xẩy ra với một hình thức trong một lúc nào đó, chứ không

phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc Ví dụ, nói con tàu đứng im là

nối hình thức vận động cơ học, còn ngay lúc đó thì hình thức vận động vật lý, vận

động hóa học vẫn diễn ra trong bản thân nó

Ba là, đứng im là biểu hiện của một trạng thái vận động, đó là vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, để nó biểu hiện thành một sự vật cụ thể

trong khi sự vật vẫn còn là nó và chưa bị phân hóa thành cái khác

Bốn là, vận động cá biệt có xu hướng hình thành một sự vật, hiện tượng ổn định, còn vận động nói chung (tức là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các mặt, các yếu tế trong cùng một sự vật) luôn cho tất cả

không ngừng biến đổi

Vì vậy, đứng im chỉ là một hiện tượng tạm thời, tương đối Còn vận động là

tuyệt đối, liên tục, vĩnh viễn

2 Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng ra đời ngay từ khi triết họe ra đời Trong quá trình phát triển của triết học, phép biện chứng cũng có ba hình thức cơ bản Đó là, phép biện chứng chất phác thời cố, phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật

Trang 34

của thế giới, đổng thời đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ bản của sự vận

động và phát triển chung nhất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới Vì vậy,

quan điểm duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên

lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật chung nhất và phổ biến, phản ánh đúng đấn hiện thực Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý cơ bản và khái quát nhất

a) Nguyên lý uê mối liên hệ phổ biến

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật nhận thức rằng, trong thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng khác nhau, nhưng chúng

lại thống nhất với nhau ở tính vật chất — đó là tính hiện thực khách quan, độc lập va

không phụ thuộc vào ý thức con người ~ nên giữa chúng có mối liên hệ với nhau

Những mối liên hệ ấy là tất yếu và khách quan

Vì vậy, mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự Hên hệ,

ràng buộc, quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng

hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới

Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là: sự vật này liên hệ khang khít với các sự vật, hiện tượng khác Các yếu tố, các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng cũng có mối liên hệ với nhau Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện

tượng, cũng như của thế giới vật chất, giữa các thời kỳ của một giai đoạn hay giữa

các giai đoạn của một quá trình cũng có mối liên hệ với nhau

Sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất muôn hình muôn vẻ, do đó mối liên hệ

giữa chúng cũng rất đa dạng và phức tạp Các mối liên hệ đó lại có vị trí, vai trò và tác động khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật Chính vì vậy, cần

phân loại mối liên hệ Việc phân loại mối liên hệ cũng có tính tương đối, song không thể tùy tiện, chủ quan Bởi vì, sau khi phân loại rồi thì vị trí, vai trò của các mối liên hệ khác nhau Chẳng hạn, những mối liên hệ trực tiếp, cơ bản, bên trong, chủ yếu sẽ giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của sự vật Còn những mối liên hệ gián tiếp, bên ngoài, không cơ bản, thứ yếu sẽ chỉ ảnh hưởng đến sự vận động, phát triển của sự vật

Nắm vững nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, nguyên lý này chính là cơ sở lý luận của

quan điểm toàn điện Đó là một trong những nguyên tắc phương pháp luận biện

chứng duy vật Nguyên tắc nảy đòi hỏi khi nghiên cứu, xem xét các sự vật, hiện tượng, phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ Từ đó, phân loại các mối liên hệ trong quá trình vận động, phát triển sự vật Chỉ có như vậy mới nắm được bản chất sự vật, có cách đánh giá và giải quyết đúng đắn sự vật Khi xem xét sự vật, cần phải

xét tới các mối liên hệ của chúng trong không gian và thời gian Vì vậy, quan điểm

toàn điện đã bao hàm cả quan điểm lịch sử, cụ thể `

Nếu đã xây dựng quan điểm toàn diện, thì đồng thời cũng cần chống quan điểm

Trang 35

hệ Điều đó sẽ dẫn con người tới những sai lầm nghiêm trọng trong nhận thức và

trong hoạt động thực tiễn

b) Nguyên lý uê sự phát triển

Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập nhau Đó là quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình

Quan điểm siêu hình xem sự phát triển của các sự vật, hiện tượng chỉ là sự tăng

lên hay giảm đi đơn thuần về lượng, không có sự thay đổi về chất, hoặc nếu có sự

thay đổi về chất thì cũng chỉ diễn ra theo một vòng tròn khép kín Đó là một quá

trình liên tục, không có những bước quanh co, phức tạp

Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng cho rằng các sự vật,

hiện tượng không những có mối liên hệ phổ biến, mà còn vận động và phát triển

không ngừng Vận động và phát triển không phải là hai khái niệm đồng nghĩa với nhau

Sự phát triển là một phạm trù triết học dàng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn ˆ

của sự vật Như vậy, sự phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung,

nó chỉ khái quát khuynh hướng chung của sự vận động Đó là sự vận động tiến lên của các sự vật, hiện tượng Trong quá trình phát triển, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ Đó là cái mới về chất nên bao giờ cũng có trình độ cao hơn và tiến bộ

hơn cái cũ `

_ Sự phát triển còn là khuynh hướng chung và phổ biến của thế giới vật chất

khách quan Trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người, chúng ta

đều thấy khuynh hướng vận động đó Chính vì vậy, mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới ngày càng phức tạp, đa đạng và phong phú

Quan điểm biện chứng duy vật cũng đối lập với quan điểm duy tâm, tôn giáo và

siêu hình về nguồn gốc của sự phát triển Cũng giống như nguồn gốc của sự vận

động, quan điểm biện chứng duy vật khẳng định, nguồn gốc của sự phát triển nằm

trong bản thân sự vật Đó là do sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố có xu hướng phát triển trái ngược nhau, hay nói cách khác là do mâu thuẫn trong chính bản thân sự vật quy định Đó là quá trình tự thân vận động, tự thân phát triển của sự vật Đó không phải là do một lực lượng bên ngoài hoặc do ý muốn chủ quan của con người tạo ra

Ngoài tính khách quan và tính phổ biến, sự phát triển còn có tính đa đạng, phức

tạp và phong phú Bởi vì phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, song sự

vật, hiện tượng rất đa dạng, phức tạp, nên tất nhiên sẽ có quá trình phát triển không giống nhau Quá trình đó lại tổn tại trong những không gian và thời gian

khác nhau, nên sự phát triển của sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện

tượng khác Sự tác động đó có thể thúc đấy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, - đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự

vật có những bước thụt lùi tạm thời Song xét về toàn bộ quá trình thì chúng vẫn

Trang 36

Nắm vững nguyên lý về sự phát triển có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận

thức và trong thực tiễn Quan điểm phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật, không chỉ

nắm bất những cái hiện đang tổn tại của sự vật mà còn phải thấy khuynh hướng phát triển của chúng trong tương lai; phải thấy cả những biến đổi tiến lên và những

bước thụt lùi tạm thời của chúng Quan điểm phát triển đòi hỏi xem xét sự vật, hiện tượng theo hướng vận động đi lên Từ đó góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, đặc biệt là khi nhận xét và đánh giá về con người, về các phong trào cách mạng

3 Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu

Vậy quy luật là gì? Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và được

lặp đi, lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

Sự vật, hiện tượng tổn tại khách quan, nên các quy luật vận động, phát triển

của chúng cũng tổn tại khách quan Do đó, con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ

được quy luật, mà chỉ là nhận thức và vận dụng quy luật trong hoạt động thực tiễn

Nhiệm vụ của các khoa học là nghiên cứu, phát hiện ra bản chất, quy luật vận động

của sự vật, hiện tượng Từ đó, lại vận dụng một cách sáng tạo vào hiện thực

Sự vật, hiện tượng da dang, nên các quy luật vận động, phát triển của chúng

cũng rất đa dạng Chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát và tác động, về tính chất và vai trò của chúng đối với quá trình vận động và phát triển của

sự vật Vì vậy, muốn nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật vào hoạt động

thực tiễn của con người thì cần phải phân loại quy luật

Căn cứ vào tính phổ biến, các quy luật được chia thành những quy luật riêng và những quy luật chung

Những quy luật chung, phổ biến là những quy luật tác động tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy

Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành ba nhóm lớn: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư duy

Quy luật tự nhiên là những quy luật nảy sinh và tác động trong giới tự nhiên,

kể cả cơ thể con người

Quy luật xã hội vẫn là quy luật khách quan, song nó chỉ nẩy sinh và tác động

thông qua hoạt động có ý thức của con người

Quy luật tư duy là quy luật nói lên mối liên hệ nội tại của các hình thức trong

quá trình nhận thức của con người Từ đó, con người đã hình thành được các tri thức

về sự vat

Với tư cách là khoa học triết học, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những

Trang 37

hội, tư duy Đó là, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định

a) Quy luật thống nhất uà đấu tranh của các mặt đổi lập (gọi tắt là quy luật

mâu thuẫn)

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ cho ta thấy nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động, phát triển của sự vật

- Muốn hiểu được nội dung của quy luật thì trước hết cần phải hiểu được một số khái niệm cơ bản của quy luật Đó là, mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau Sự liên hệ, tác động lẫn nhau của một cặp mặt đối lập tạo thành một mâu thuẫn biện chứng Sự thống nhất các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự

liên hệ, ràng buộc, nương tựa và quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập cùng tổn tại

trong một thể thống nhất là sự vật Các mặt đối lập tuy liên hệ, ràng buộc lẫn nhau,

nhưng vì chúng có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau nên chúng thường

xuyên "đấu tranh" với nhau Đấu tranh của các mặt đối lập là chỉ sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định, loại bỏ lẫn nhau giữa các mặt đối lập

- Sự đấu trunh của các mặt đối lập (hay mâu thuẫn) là nguôn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển của sự vật Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật Mau thuẫn biện chứng bao hàm cả sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Song do sự tác động của các mặt đối lập nên đấu tranh của các mặt đối lập quy định

tính tất yếu làm cho mâu thuẫn phát triển Quá trình hình thành và phát triển của

một mâu thuẫn cũng diễn ra rất phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn Lúc đầu, đó chỉ là hai mặt khác nhau, nhưng vì đó là hai mặt cùng nằm trong một thể thống nhất là sự vật và chúng lại có khuynh hướng phát triển đến độ chín muổi và khi có điểu kiện, các mặt mâu thuẫn sẽ chuyển hóa, mâu thuẫn được giải quyết Khi đó, thể thống nhất của các mặt đối lập cũ được thay thế bằng một thể thống nhất của các mặt đối lập mới Vì vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đổi, tạm thời Còn sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, liên tục Chính sự thống nhất của các mặt đối lập đã quy định tính ổn định và hiện tượng đứng im tương đổi, tạm thời của sự vật Và cũng chính sự đấu tranh của các mặt đối lập đã quy định tính liên tục, tuyệt đối của sự vận động, phát triển của sự vật

Trang 38

này hay mặt khác của mâu thuẫn mà thôi Chỉ nhấn mạnh một chiều mặt này hay

mặt khác của mâu thuẫn bất chấp mọi hoàn cảnh và điều kiện đều là khiên cưỡng

và không đúng ;

— Mau thuẫn là khách quan, vốn có của mọi sự vật, hiện tượng Trong hiện thực,

sự vật, hiện tượng lại đa dạng và phong phú Hơn nữa, mỗi sự vật, hiện tượng không

phải chỉ có một mâu thuẫn mà là có nhiều mâu thuẫn Vai trò và tác động của các mầu thuẫn đối với sự vận động và phát triển của sự vật lại khác nhau, Do đó, cần

phân loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn Một số loại mâu thuẫn sau:

~ Mâu thuẫn bên trong uùà mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các yếu tố, các mặt, các bộ phận bên

trong một sự vật

Mâu thun bên ngoời là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật khác

Sự phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài cũng chỉ có tính

tương đối Bởi vì, cùng một mâu thuẫn, trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên trong, nhưng trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên ngoài Song khi đã phân

loại rỗi thì vấn để lại trở nên quan trọng Vì mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết

định đối với sự vận động, phát triển của sự vật Còn mâu thuẫn bên ngoài chỉ ảnh

hưởng đến sự vận động, phát triển của sự vật ,

Hon nữa, mâu thuẫn bên ngồi cịn phải thơng qua mâu thuẫn ben trong thi mới phát huy được tác dụng Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chúng ta

không được coi nhẹ cả bai mâu thuẫn này

— Mâu thuẫn cơ bản uà mâu thuẫn không cơ bản

Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tân tại trong suốt quá trình tổn tại của sự vật

Nó quyết định bản chất và quá trình phát triển của sự vật Bản chất của sự vật chỉ

thay đổi khi mâu thuẫn cơ bản thay đổi Trong cách mạng, nhận thức được mâu thuẫn cơ bản là để xác định phương hướng, mục tiêu, đường lối chiến lược, nhiệm vụ cơ bản của cách mạng

Mâu thuẫn khống cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật Mâu thuẫn này nẩy sinh hay được giải quyết vẫn không làm cho sự vật thay đổi bản chất

~ Mâu thuẫn chủ yếu uà mâu thuẫn thứ yếu

Mu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển của sự vật Nó có tác dụng quyết định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó Mâu thuẫn chủ yếu thường là hình thức biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu cũng là giải

quyết dần dần mâu thuẫn cơ bản

Trang 39

Trong hoạt động cách mạng và công tác, việc xác định đúng mâu thuẫn chủ yếu

là để xác định nhiệm vụ sách lược và công tác trọng tâm cần tập trung giải quyết

~ Mâu thuẫn đối khang va mâu thuẫn không đối kháng

Mu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội, những giai

cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau

Mâu thuẫn không đối khóng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi

ích cơ bản thống nhất với nhau, còn mâu thuẫn chỉ là tạm thời, cục bộ

Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng là để xác định phương pháp, biện pháp giải quyết mâu thuẫn đúng đắn Mâu thuẫn đối kháng chủ yếu phải giải quyết bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, đấu tranh phê bình và tự

phê bình

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, việc nghiên cứu và nắm vững quy luật

thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận vô cùng, quan trọng Muốn nhận thức đúng đắn bản chất sự vật, nguồn gốc sự vận động,

phát triển của sự vật thì cần phát hiện mâu thuẫn, phân tích mâu thuẫn và có

phương pháp giải quyết mâu thuẫn đúng đắn

Phân tích mâu thuẫn phải cụ thể; phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, của từng mặt của mâu thuẫn, mối quan hệ tác động qua lại ` giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau của chúng Từ đó, mới hiểu đúng xu

hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn, làm cho sự vật đi lên Mọi mâu thuẫn đều phải giải quyết bằng đấu tranh và khi mâu thuẫn đã ở độ

chín muổi Tuy nhiên, phương pháp đấu tranh và hình thức giải quyết phải linh

hoạt, cụ thể Vì vậy, một mặt phải chống thái độ chủ quan, nóng vội, tùy tiện, nhưng

mặt khác cũng cần tích cực tác động để mâu thuẫn có đủ điều kiện chuyển hóa b) Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi uê lượng thành những thay đổi vé

chất uà ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chết)

Quy luật lượng chất chỉ ra cách thức, diễn biến của sự vận động, phát triển Khái niệm uê chất uò lượng: chất là khái niệm dung để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính,

những yếu tố nói lên nó là cái gì để phân biệt nó với cái khác Còn lượng là khái

niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ của các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật

Như vậy, sự vật khác nhau về chất Song chất của sự vật lại gồm nhiều thuộc tính và mỗi thuộc tính lại được coi là một chất Do đó, mỗi sự vật không phải chỉ có một chất mà có nhiều chất Việc phân biệt chất và thuộc tính cũng chỉ có tính tương đối Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó Nhưng các thuộc tính đó không tham gia vào việc qui định chất giống nhau Có thuộc tinh co ban và ` thuộc tính không cơ bản Chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đối thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật mới chuyển thành sự vật khác Chất của sự vật còn được quy

Trang 40

trong hiện thực, các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song phương thức liên kết của các yếu tố đó khác nhau thì chất của chúng cũng khác nhau Ví dụ, kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học và là nguyên tố cacbon tạo nên, nhưng là phương thức liên kết cách sắp xếp giữa các nguyên tố cacbon khác nhau, vì thực chất của chúng hoàn toàn khác nhau Kim cương rất cứng, còn than

chì lại mềm

Luong của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, nhiều hay ít, qui mô to hay

nhỏ, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm Trong thực tế, lượng của sự vật thường được xác định bằng những con số hoặc những đơn vị đo lường cụ thể Song ở

những sự vật phức tạp như đánh giá phong trào đấu tranh cách mạng, sự tiến bộ

của một con người, thì việc xác định lượng không chỉ bằng con số có thể đo đếm

được, mà còn phải nhận thức bằng khả năng trừu tượng hóa và khái quát hóa Thường thì lượng cũng như chất đều là cái vốn có, là yếu tế quy định bên trong của sự vật, nhưng cũng có trường hợp lượng dường như là yếu tố bên ngoài của sự vật

(chiểu đài, chiều rộng, chiều cao của sự vật)

Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ là tương đối Điều đó tùy thuộc vào

từng mối quan hệ xác định Bởi vì, có những tính quy định trong mối quan hệ này,

nó là chất của sự vật, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là lượng của sự vật — Mối quan hệ biện chứng giữa lượng uà chất Trong thực tế, sự vật nào cũng là một thể thống nhất của hai mặt đối lập lượng và chất Chúng tác động qua lại lẫn

nhau và làm cho sự vật vận động, phát triển

Sự thống nhất giữa lượng và chất ở trong một giới hạn nhất định được gọi là "độ", Vậy, "độ" là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất Từ đó cho thấy, lượng là yếu tố thường xuyên biến đổi, còn chất là yếu tế tương đối ổn định Song nếu lượng biến đổi vượt qua độ thì chất của sự vật sẽ biến

đổi Thời điểm tại đó lượng đổi dẫn đến chất đổi được gọi là điểm nút Còn chất đổi

thì sự vật biến đổi, một sự vật mới ra đời thông qua bước nhảy Vì vậy, bước nhảy là phạm trù chỉ sự thay đổi về chất của sự vật Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn

phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới Đó là sự

gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật

Như vậy, chất mới của sự vật hay sự vật mới có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng của sự vật đạt tới điểm nút và thông qua bước nhảy Chất mới của sự vật mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi về lượng của sự vật về kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật, phát triển của sự vật Điều đó có nghĩa là, lượng trong chất

mới sẽ vận động với quy mô lớn hơn, trình độ cao hơn, nhịp điệu nhanh hơn, đồng thời cũng có những hướng mới của những thuộc tính mới

Song sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất khách quan rất đa dạng và phức tạp Vì vậy, những bước nhảy để chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng cũng rất đa dạng, phong phú với những hình thức rất khác nhau Chúng được quyết định bởi bản thân sự vật và những điều kiện cụ thể trong đó sự vật thực hiện bước nhảy,

Ngày đăng: 11/07/2016, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w