1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng các thiết bị internet of things trong lĩnh vực truyền thông

40 713 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Vì vậy, mục tiêu mà chuyên đề này muốn hướng đến, chính là việc phân tích lý thuyết hoạt động truyền thông, các loại hình truyền thông, mô hình truyền thông và các yếu tố gây ảnh hưởng đ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Truyền thông đã, đang, và sẽ là một hoạt động vô cùng quan trọng, diễn ra liên tục trong đời sống của mỗi con người chúng ta Sở dĩ, khi nhắc tới truyền thông, đó là quá trình trao đổi và tiếp nhận thông tin giữa hai hoặc nhiều đối tượng, nhằm đáp ứng được một nhu cầu hay đạt được một kết quả mong muốn nào đó Trải qua thời kì phát triển của con người,

cả về mặt đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, những phát kiến khoa học kỹ thuật, những khám phá muôn màu về thế giới rộng lớn xung quanh … Và đương nhiên, hoạt động truyền thông theo đó cũng dần trở nên đa dạng và phức tạp hơn Đến ngày hôm nay, khi kinh tế xã hội phát triển, cùng với khoa học công nghệ kỹ thuật ngày một phổ biến và dễ dàng tiếp cận hơn đến tất cả mọi người, thì cũng là lúc truyền thông phát huy được tối đa vai trò của bản thân nó, với sự trợ giúp của rất nhiều yếu tố phụ trợ khác nhau, tất cả hướng đến một thế giới đầy ắp thông tin và tiện ích để có thể phục vụ cho đời sống con người trở nên tốt đẹp hơn ở mọi mặt

Và trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ngày nay, có một trào lưu vô cùng nổi bật và được hứa hẹn có một tương lai tươi sáng khi được hiện diện tại mọi lúc, mọi nơi trong đời sống con người – đó là các thiết bị mang khuynh hướng Internet of Things (viết tắt là IoT – nghĩa là Internet vạn vật) Vì vậy, mục tiêu mà chuyên đề này muốn hướng đến, chính là việc phân tích lý thuyết hoạt động truyền thông, các loại hình truyền thông, mô hình truyền thông và các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình truyền thông; khái niệm về các thiết bị nền IoT, ứng dụng và triển vọng phát triển của thiết bị IoT trong các trường hợp khác nhau, và có liên quan đến hoạt động truyền thông Quan trọng hơn cả, đó chính là mong muốn được phổ cập các thiết bị IoT đến nhiều người, giúp họ nhận biết được tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai Vì vậy, chuyên

đề này có tên là: “Ứng dụng các thiết bị Internet of Things trong lĩnh vực truyền thông”

Nội dung chuyên đề gồm các phần sau:

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận

Đưa ra các kiến thức liên quan đến hoạt động truyền thông, và về các thiết bị IoT

CHƯƠNG II: Ứng dụng thiết bị IoT trong truyền thông

Ứng dụng của IoT trong truyền thông và đời sống hiện đại ngày nay

Trang 3

BẢNG DANH SÁCH THUẬT NGỮ

Thuật ngữ

viết tắt Thuật ngữ đầy đủ Ý nghĩa/giải thích ngắn gọn

ZigBee

Chuẩn giao thức kết nối không dây cấp cao,

sử dụng để tạo ra mạng khu vực cá nhân bằng các thiết bị kích thước nhỏ và ít tiêu

thụ năng lượng Bluetooth Chuẩn giao thức kết nối rất phổ biến

giữa các thiết bị với nhau NGN Next Generation Network Mạng di động thế hệ tiếp theo

TCP/IP Protocol/Internet ProtocolTranmission Control Giao thức truyền dẫn điều khiển/giao thức kết nối internetLTE Long-Term Evolution Mạng di động thế hệ mới (Mạng 4G)DSL Digital Subscriber Line Đường truyền đăng kí kỹ thuật số

Wi-Fi Wireless Fidelity Công nghệ kết nối mạng cục bộ mà không cần dây mạngCAN Controller Area Network Mạng điều khiển khu vực

PSTN Telephone Network Public Switched Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng

Ethernet mạng nội bộ (LAN – local area network)Công nghệ phổ biến dùng trong kết nối Firmware Phần mềm mang tính cố định, phục vụ cho hoạt động của nhiều thiết bị điện tử

Software

Phần mềm dùng để thực hiện các chức năng, thao tác, yêu cầu nhất định trên các

thiết bị

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản” – PGS.TS Nguyễn Văn Dững, TS.Đỗ Thị Thu Hằng, Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền NXB Chính Trị Quốc Gia, Sự Thật – Năm 2012

2 The definition of “communication”, Online Etymology Dictionary http://www.etymonline.com/index.php?term=communication

3 ITU-T Recommendation Y.2060, June 2012 Overview of the Internet of Things http://www.itu.int/ITU-T/recommendations/rec.aspx?rec=11559&lang=en

4 Internet of Things (IoT): A vision, architectural elements, and future directions Jayavardhana Gubbi, Rajkumar Buyya, Slaven Marusic, Marimuthu Palaniswami - The University of Melbourne, Vic - 3010, Australia http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0167739X13000241

5 http://www.theinternetofthings.eu/what-is-the-internet-of-things

6 http://iotvietnam.vn/internet-of-things-la-gi/

7 iot.html

12 The 10 most popular Internet of Things applications right now

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến truyền thông

1.1. Khái niệm cơ bản

Chắc hẳn rằng, mỗi người chúng ta đều nghe đến cụm từ “truyền thông” trong suốt cuộc sống hằng ngày “Truyền thông” hiểu một cách ngắn gọn, chính là quá trình trao đổi thông tin, thông điệp, cảm xúc, v.v… Đó là một hoạt động diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ, dưới nhiều phương thức khác nhau, giữa một hay nhiều cá thể với nhau, nhằm đáp ứng những mục tiêu cụ thể nhất định nào đó Trên đây là một cách hiểu đơn giản, ngắn gọn nhất

có thể mà bất cứ ai đều có thể nắm rõ và hiểu được một cách nhanh chóng

Truyền thông, theo tiếng Anh được gọi là “communication”, ban đầu được xuất phát

từ một từ gốc Latin “commūnicāre”, có nghĩa là “chia sẻ”, “biến nó thành thông thường”,

“truyền tải” [1] [2] Từ đó, chúng ta đã thấy bản chất của truyền thông từ đó đã được thể hiện hết sức rõ ràng

Và đương nhiên, khái niệm “truyền thông” đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu, và đã

có rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đưa ra được quan điểm của mình rằng thế nào được gọi là “truyền thông”: [1]

 Theo John R.Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời

 Martin P.Aldesm thì cho rằng, truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống

 Với Dean C.Barlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn

 Còn Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người

 Theo S.Schaeter, truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực được thể hiện và tính độc quyền tăng lên

 Còn với Gerald Miler (1966), thì về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ

Trang 6

 Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá trình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo một thiết kế có chủ đích.

Không chỉ vậy, còn tồn tại hàng trăm các quan niệm, định nghĩa khác nhau về truyền thông Với mỗi định nghĩa, quan điểm lại có những khía cạnh hợp lý riêng Dù vậy, các định nghĩa, quan điểm đó vẫn có những điểm chung, những nét tương đồng rất cơ bản Để nói một cách đầy đủ hơn, thì khái niệm truyền thông sẽ được định nghĩa như sau:

“Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm … chia

sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội.” [1]

Một điều cần phải khẳng định, rằng chúng ta đang sống trong thời kì mà công nghệ thông tin đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, chính vì thế mà truyền thông ngày càng được phát huy vai trò của nó một cách rõ ràng, tạo ra được một sự ảnh hưởng sâu sắc hơn đến đời sống mỗi cá nhân, trong hoạt động công việc cũng như trong đời sống giao tiếp hằng ngày

Truyền thông trong thế giới công nghệ hiện đại

Trang 7

1.2 Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông

Như chúng ta đã biết ở trên, thì truyền thông là một quá trình diễn ra một cách tuần tự theo thời gian Những yếu tố tham gia vào quá trình truyền thông bao gồm:

 Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông

Nguồn phát có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người mang nội dung thông tin trao đổi với cá nhân hoặc nhóm khác

 Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp

nhận Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học – kỹ thuật … được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó

 Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức truyền tải thông điệp từ

nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận

 Người nhận: là các cá nhân hay nhóm tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền

thông

 Phản hồi/hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở

về nguồn phát

 Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không có dự tính trước trong quá trình truyền

thông (ví dụ như tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, các yếu tố kỹ thuật …), từ đó khiến cho thông điệp, thông tin bị sai lệch

 Hiệu lực: khả năng gây ra và thu hút sự chú ý cho công chúng – nhóm đối tượng

truyền thông

 Hiệu quả: những hiệu ứng xã hội về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng –

nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông

*Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau

1.3 Phân loại các hoạt động truyền thông

Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân loại khác nhau dành cho truyền thông

1.3.1 Tính chủ đích trong truyền thông

Được chia làm ba loại: Truyền thông kinh nghiệm, truyền thông không chủ

đích, truyền thông có chủ đích.

 Truyền thông kinh nghiệm: là hoạt động truyền thông được thực hiện như

là những kinh nghiệm, hoặc kết quả của những kinh nghiệm được hình

Trang 8

động giao tiếp thông thường nhằm thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu trong cuộc sống của cá nhân trong gia đình, cộng đồng đòi hỏi rất nhiều các hình thức truyền thông kinh nghiệm Điều lưu ý ở đây, rằng với loại hình truyền thông này, thì quá trình đào tạo nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng truyền thông chưa được đề cập.

 Truyền thông có chủ đích: là hoạt động truyền thông có mục đích, được

xác định rõ ràng với các kế hoạch, quá trình truyền thông Truyền thông có chủ đích bao giờ cũng xuất phát từ mục đích của những người tham gia vào hoạt động truyền thông Có nhiều nhóm mục đích khác nhau nếu có nhiều cá nhân/nhóm cùng tham gia vào hoạt động truyền thông Các hoạt động truyền thông, được thực hiện bởi các nhà truyền thông chuyên nghiệp luôn là hoạt động truyền thông có chủ đích Tính chủ đích thể hiện cao ở các chương trình/dự án, chiến dịch truyền thông với những chiến lược và các mục tiêu thống nhất cho nhiều hoạt động truyền thông có tổ chức trong các thời điểm khác nhau hoặc cùng thời điểm nhằm đạt được sự tác động mạnh mẽ hơn từ các nhà truyền thông

 Truyền thông không chủ đích: hoạt động truyền thông không có mục đích

cụ thể, hoặc tạo ra những kết quả ngoài mục đích của những người tham gia truyền thông Loại truyền thông này chủ yếu là hoạt động giao tiếp hằng ngày, ngẫu nhiên của con người hoặc các nhóm bạn bè Nhìn chung, truyền thông không chủ đích là loại hoạt động truyền thông không xảy ra đối với các nhà truyền thông chuyên nghiệp

1.3.2 Kênh truyền tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền thông

Được chia làm hai loại: Truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp.

 Truyền thông trực tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp xúc

trực tiếp đối mặt giữa những người tham gia truyền thông (giữa chủ thể và nhóm đối tượng truyền thông) Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1-1 (2 người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyền thông 1-nhóm (giáo viên giảng bài cho cả lớp học), truyền thông trong nhóm (các nhóm cùng thảo luận về một chủ đề nhất định) … Thậm chí, một số loại hình truyền thông biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực tiếp, hoặc hoạt động diễn thuyết trước đám đông cũng được coi là một hoạt động truyền thông trực tiếp

Trang 9

 Truyền thông gián tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó những chủ thể

truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với với đối tượng tiếp nhận mà thực hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất trung gian) hoặc các phương tiện truyền thông khác, tức là dùng phương tiện kỹ thuật (hoặc con người) làm lực lượng trung gian truyền dẫn thông điệp Có thể nêu ví dụ như: bưu điện (thư tay, gọi điện thoại); Internet (thư điện tử, VoIP, instant messaging, diễn đàn, báo mạng điện tử, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến …); các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo in, tạp chí, tờ rơi, phát thanh, truyền hình, …)

1.3.3 Phạm vi tham gia và chịu ảnh hưởng của truyền thông

Được chia làm bốn loại: Truyền thông nội cá nhân, Truyền thông liên cá nhân,

Truyền thông nhóm, Truyền thông đại chúng.

 Truyền thông nội cá nhân: là quá trình truyền thông diễn ra trong mỗi cá

nhân do tác động của môi trường bên ngoài Truyền thông nội cá nhân của mỗi cá nhân càng tích cực và chủ động bao nhiêu, quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm càng cao bấy nhiêu Dạng thức truyền thông này diễn ra thường xuyên, liên tục ở mỗi cá nhân Tất cả nhằm vào mục đích nâng cao năng lực tư duy theo hướng chủ động và tích cực của cá nhân để hình thành nên được “vốn con người” trong quá trình hình thành kinh tế tri thức, trong một thế giới đang dần bị phẳng hóa

 Truyền thông liên cá nhân: là hoạt động truyền thông trong đó các cá

nhân tham gia tổ chức thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình cảm

…, tạo ra sự hiểu biết và những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ, hành vi Đó là quá trình thông tin – giao tiếp và liên kết các cá nhân, chịu tác động và ảnh hưởng lẫn nhau

 Truyền thông nhóm: là hoạt động truyền thông được thực hiện và tạo ảnh

hưởng trong phạm vi từng nhóm nhỏ hoặc các nhóm xã hội cụ thể Thông thường, truyền thông nhóm được phân chia ra thành hai loại chính Thứ nhất là truyền thông 1-1 nhóm và giữa các nhóm với nhau; thứ hai là truyền thông bên trong nhóm Khác với truyền thông liên cá nhân, các hoạt động truyền thông nhóm kể trên đòi hỏi kỹ năng giao tiếp ở cấp độ cao hơn, khả năng liên kết rộng hơn

Trang 10

Nguồn

 Truyền thông đại chúng: là hoạt động truyền thông – giao tiếp xã hội trên

phạm vi rộng lớn được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu chính là những phương tiện truyền thông gián tiếp như đã nêu ở phần nội dung tương ứng ở phía trên Đặc biệt, phải nhấn mạnh một điều rằng, với

sự phát triển của công nghệ số vô cùng mạnh mẽ, thì lĩnh vực truyền thông

đa phương tiện chính là xu hướng chủ đạo trong thời đại ngày nay

1.4 Các mô hình truyền thông

Như đã đề cập từ các nội dung trước, truyền thông là một hiện tượng phức tạp, bao gồm hàng loạt các thành tố trong sự tác động qua lại lẫn nhau Vì vậy, làm thế nào để sắp xếp các thành tố đó một cách logic để hình dung một cách tổng quát hiện tượng truyền thông, quá trình truyền thông là một nhiệm vụ hết sức quan trọng

Mô hình truyền thông là những bản vẽ, các bảng, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, hình

tượng, v.v … được sử dụng để quy những ý kiến phức tạp về cách biểu đạt mang tính chất

đồ họa, từ đó cho phép chúng ta có cách nhìn nhận sâu sắc hơn, ở nhiều góc độ khác nhau với một khái niệm rất phức tạp, mà ở đây là truyền thông

1.4.1 Mô hình của Lasswell

Có thể nói rằng, đây là mô hình truyền thông được nhắc đến nhiều nhất Mô hình này xuất hiện từ năm 1948, do Harold Lasswell, một nhà khoa học xã hội, sử dụng để mô tả hoạt động truyền thông của con người Trong mô hình này, không thể thiếu bất cứ một yếu tố nào hoặc một giai đoạn nào, vì nếu thiếu thì không thể thực hiện được quá trình truyền thông

Đây là một mô hình truyền thông đơn giản, nhưng rất thuận lợi khi cần chuyển các thông tin khẩn cấp Tuy nhiên, trong mô hình này, những thông tin phản hồi từ phía đối tượng tiếp nhận như là một yếu tố quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của các hoạt động truyền thông, lại chưa được đề cập

Sau đây là mô hình truyền thông của H.Lasswell:

Trang 11

 Nguồn phát: người gửi hay nguồn gốc của thông điệp

 Thông điệp: ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ hay thái độ … được truyền đi

 Kênh: phương tiện mà nhờ đó các thông điệp được chuyển đi từ nguồn đến

người nhận

 Tiếp nhận: là cá nhân hay nhóm người mà thông điệp hướng tới

1.4.2 Mô hình của Claude Shannon

Mô hình truyền thông 2 chiều của Claude Shannon được đưa ra vào năm 1949

Mô hình này đã khắc phục được nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều bằng cách nhấn mạnh vai trò của thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận Do đó, mô hình này thể hiện rõ hơn tính tương tác, bình đẳng cũng như sự chuyển đổi giữa chủ thể và khách thể truyền thông trong quá trình giao tiếp Mặt khác, mô hình này cũng chú ý tới hiệu quả truyền thông – mong đợi của bất kì nhà truyền thông nào khi chuẩn

bị hoạt động của mình

Dưới đây là mô hình truyền thông của C.Shannon:

Chú thích:

S = Source, Sender Nguồn phát, chủ thể truyền thông

N

F

CM

Trang 12

1.4.3 Mô hình của Shannon và Weaver (mô hình đường nghe)

Các tác giả của mô hình này đều là các nhà vật lý học và nhà toán học Mô hình này đã giải thích cho chúng ta rằng người truyền tin đã gửi thông tin như thế nào

Điểm mới của mô hình này chính là yếu tố vật truyền tin Theo các tác giả của

mô hình này, vật truyền tin là yếu tố quan trọng, từ đó nguồn thông tin được mã hóa thành các ký hiệu, bao gồm các mạch và sóng điện từ, được chuyển đến các thiết bị thu nhận Vật truyền tin hàm chứa thông tin tiềm năng, từ đó thiết lập thông tin thực tế

- thông tin tiếp nhận và hướng đến thông tin hữu ích; đồng thời đóng vai trò quan trọng tạo nên dòng thông tin phản hồi – tương tác với công chúng – nhóm đối tượng truyền thông Thông tin, trong trường hợp này được xác định là ký hiệu nhiều hơn là nội dung các thông điệp Như vậy, vật truyền tin liên quan đến các thiết bị như điện thoại, radio, tivi, nhưng kết quả của vật truyền và sự tiếp nhận trước hết là ý nghĩa và hiệu quả của thông điệp Khoa học, công nghệ càng phát triển, vật truyền tin càng đa dạng, phong phú và tiện ích Vật truyền tin trong công nghệ truyền thông số có vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách ứng xử, văn hóa giao tiếp của mỗi cá nhân và cộng đồng Nó góp phần định dạng nhân cách cá nhân và diện mạo văn hóa cộng đồng

Nói cách khác, mô hình truyền tin của Shannon và Weaver là một mô hình

đường nghe, mô tả cái gì xảy ra với cách truyền tin bằng sóng điện từ Vật truyền tin

là các thiết bị tăng (giảm) âm thanh, cái có thể đưa các thông điệp thành các ký hiệu được mã hóa (byte), chuyển các kí hiệu qua các tần số (bước sóng) đến người nhận, một thiết bị dịch mã (ví dụ như máy thu hình), sẽ giải mã những ký hiệu này trở lại với nội dung ban đầu để người nhận (hay nơi mà thông tin đến) có thể hiểu được Phía ngoài của mô hình này là “nhiễu” hay những yếu tố có thể giảm độ chính xác, tính rõ ràng hay sự toàn vẹn của ký hiệu trên đường truyền của nó giữa người đưa tin và người nhận Chính vì vậy, nhiễu là các yếu tố tác động trực tiếp vào kênh truyền thông và quá trình truyền thông Có thể thấy trong quá trình truyền thông, có nhiều loại nhiễu khác nhau Nhiễu từ môi trường tự nhiên, từ kênh truyền tải, từ nguồn và từ người tiếp nhận, hoặc từ nhiều yếu tố hợp thành Phán đoán nguồn nhiễu và có cách thức hạn chế nhiễu là trách nhiệm của nhà truyền thông nhằm làm cho quá trình

Kênh

Nhiễu

Vật truyền

Nguồn

tin

Nhiễu

Người nhận

Nơi tin đến

Trang 13

truyền thông đạt hiệu quả Mỗi loại nhiễu cần có cách thức và công cụ hạn chế khác nhau.

1.5 Môi trường của truyền thông

Mọi quy trình truyền thông đều diễn ra trong những môi trường cụ thể Môi trường truyền thông có vai trò tác động đến năng lực và hiệu quả truyền thông Do đó, việc nắm bắt, làm chủ và chi phối môi trường truyền thông nhằm tạo ra được hiệu quả cao là một công việc cần thiết

Môi trường truyền thông bào gồm hai nhóm yếu tố chính: môi trường tự nhiên – kỹ

thuật và môi trường tâm lý – xã hội Các yếu tố thuộc hai loại này có mối quan hệ với

nhau trong điều kiện cụ thể mà quá trình truyền thông diễn ra

1.5.1 Các yếu tố môi trường tự nhiên – kỹ thuật

Các yếu tố của môi trường tự nhiên – kỹ thuật bảo đảm cho thông điệp được truyền đến đối tượng một cách đầy đủ và trọn vẹn

Địa hình, quang cảnh, môi trường xung quanh … các phương tiện kỹ thuật truyền dẫn có tác động trực tiếp đến chất lượng truyền thông Địa hình có nhiều núi cao có thể ngăn cản sóng truyền hình Thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến chất lượng sóng phát thanh; ngoại trừ radio kỹ thuật số Tiếng ồn, cấu tạo phòng – hội trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng tiếp nhận thông điệp Những rào cản này có thể khắc phục nếu có sự chuẩn bị hoặc đầu tư thỏa đáng

Nhận thức môi trường truyền thông này có ý nghĩa rất quan trọng, nhà truyền thông cần chú ý làm chủ điều kiện

1.5.2 Các yếu tố môi trường tâm lý – xã hội

Trong quá trình truyền thông, các nhà truyền thông cần lưu ý đến các yếu tố tâm lý – xã hội, vì các yếu tố này tác động, chi phối rất lớn đến năng lực và hiệu quả truyền thông

Sự hưng phấn, cường độ của sự chú ý, sự nhiệt tình tham gia, tâm trạng, tâm

lý … của đối tượng tiếp nhận thông điệp, thuộc các yếu tố môi trường tâm lý – xã hội

có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng truyền thông Do đó, nhà truyền thông cần cố gắng làm chủ môi trường truyền thông Trước hết, cần tập trung chuẩn bị nội dung

Trang 14

thông điệp (từ tên chiến dịch truyền thông, đoạn dẫn nhập, mở đầu câu chuyện …) cho phù hợp với nhóm công chúng đối tượng để lôi kéo và kích thích sự chú ý của đối tượng; mặt khác, tận dụng mọi điều kiện có thể để thu hút sự tham gia của đối tượng truyền thông

Nhận thức vài trò quan trọng của môi trường truyền thông, nhà truyền thông

cố gắng làm chủ môi trường, phán đoán và dự báo trước để có phương cách đề phòng

và hạn chế hậu quả các rủi ro có thể xảy ra, hoặc khai thác tối đa các ưu thế

2 Internet of Things – Internet vạn vật

2.1 Khái niệm cơ bản.

Những thiết bị mang xu hướng IoT

Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta hiện nay, thì các thiết bị điện tử có kết nối với Internet đã trở nên quá đỗi quen thuộc, thậm chí là một phần không thể thiếu Đó

là công cụ giúp chúng ta cập nhật thông tin hằng ngày; liên lạc trao đổi thông tin với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp; thư giãn giải trí … Có thể kể đến những thiết bị như máy vi tính, điện thoại di động, máy tính bảng, … cho tới các vật dụng hằng ngày như tivi, tủ lạnh, máy giặt, thậm chí cả đồng hồ hay kính mắt, đến những ứng dụng mang tính chuyên ngành đặc thù cao đòi hỏi ứng dụng trao đổi thông tin vô cùng đa dạng và nhanh chóng, tất cả chúng hoàn toàn có khả năng kết nối với Internet Từ đó, một xu hướng thiết bị mới từ đó dần hình thành, và hứa hẹn trở nên phổ biến hơn trong tương lai, chính là xu hướng Internet vạn vật – Internet of Things Đây hứa hẹn là một trong những

Trang 15

thành tố vô cùng quan trọng trong một thế giới kết nối đa dạng và phẳng hóa, khi mà thông tin được trao đổi liên tục với số lượng và tần suất vô cùng lớn

Sau đây là định nghĩa về Internet of Things:

“Internet of Things là một hệ thống mạng lưới gồm các đối tượng vật lý – thiết bị,

xe cộ, nhà cửa, và các thứ khác – được tích hợp các thiết bị điện tử, các cảm biến và có kết nối mạng nhằm cho phép chúng có thể tiếp nhận và trao đổi thông tin”.

Khi xét đến khía cạnh công nghệ, kỹ thuật:

“Internet of Things là một hệ thống mang tính toàn cầu dành cho môi trường xã hội thông tin, cho phép sự hoạt đông của những dịch vụ nâng cao bằng cách liên kết các vật dụng/thiết bị (vật lý lẫn ảo) dựa trên các thành tựu công nghệ thông tin và truyền thông đã có sẵn và không ngừng tiến hóa về mặt trao đổi dữ liệu” [3]

Chúng ta có thể nhận thấy được rằng, IoT đã đem lại thêm một hướng truyền thông mới, truyền thông trên “mọi vật” trong hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông,

mà ở đó đã tồn tại sẵn hai cách thức truyền thông tại “mọi lúc” và “mọi nơi”, như sơ đồ dưới đây: [3]

Truyền thông mọi vật -- Giữa các máy tínhNgười với người (không qua máy tính)

- Người với vật (sử dụng thiết bị)

- Vật với vật

Trang 16

Đối với khái niệm IoT, “Things” hay nói cách khác, các “vật” ở đây là các đối tượng

trong thế giới vật lý (gọi là thiết bị) hay là các đối tượng của thế giới thông tin (thế giới

ảo) có khả năng được nhận dạng và tích hợp vào trong các mạng lưới truyền thông Các

vật đều có các thông tin liên quan, có thể là thông tin tĩnh hoặc động

Các vật tồn tại trong thế giới vật lý và có khả năng được nhận biết, khởi động và kết

nối Có thể đưa ra những ví dụ như môi trường xung quanh, robot công nghiệp, đồ dùng

thiết yếu và các thiết bị điện

Các đối tượng ảo tồn tại trong thế giới thông tin và có khả năng được lưu trữ, xử lý và

truy cập Ví dụ như các nội dung đa phương tiện và các phần mềm ứng dụng

Trang 17

Hãy nhìn vào hình minh họa thể hiện ở trên Dưới đây là sự giải thích cụ thể hơn.Một đối tượng vật lý có thể được đại diện trong thế giới thông tin thông qua một hay nhiều đối tượng ảo (nhờ vào đánh dấu), tuy nhiên một đối tượng ảo cũng có thể tồn tại

mà không có một đối tượng vật lý nào liên kết với nó

“Thiết bị” là một vật dụng có những khả năng cần thiết để trao đổi thông tin, ngoài ra còn có khả năng cảm nhận, vận hành, thu nhận dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và xử lý dữ liệu Các thiết bị thu thập vô vàn các loại thông tin và cung cấp nó cho các mạng thông tin và truyền thông để xử lý thêm Một số thiết bị cũng có thể thực hiện các tác vụ dựa trên thông tin được tiếp nhận từ mạng thông tin và truyền thông

Các thiết bị có thể trao đổi thông tin với nhau: chúng có thể trao đổi qua mạng truyền thông thông qua một cổng ra/vào (trường hợp a), không qua cổng ra/vào (trường hợp b), hoặc trao đổi trực tiếp mà không cần mạng (trường hợp c) Thêm vào đó, sự kết hợp của các trường hợp a và c, trường hợp b và c đều khả thi; ví dụ như, các thiết bị có thể liên kết với nhau sử dụng kết nối trao đổi trực tiếp thông qua một mạng nội bộ (trường hợp c), sau đó trao đổi thông tin qua mạng truyền thông nhờ vào một cổng ra/vào nội bộ (trường hợp a)

*Lưu ý: Hình minh họa trên chỉ đưa ra các tương tác diễn ra trong thế giới vật lý (sự

trao đổi thông tin giữa các thiết bị), còn các tương tác khác vẫn diễn ra trong thế giới thông tin (sự trao đổi giữa các đối tượng ảo) và giữa thế giới vật lý và thế giới thông tin (sự trao đổi giữa các đối tượng vật lý và các đối tượng ảo)

Các mạng thông tin truyền thông thực hiện truyền dẫn dữ liệu được tiếp nhận bởi các thiết bị đến các ứng dụng và các thiết bị khác, cùng với những chỉ dẫn từ các ứng dụng đến các thiết bị Mạng thông tin truyền thông cung cấp những khả năng truyền tải dữ liệu một cách ổn định và hiệu quả Cơ sở hạ tầng mạng của IoT có thể được nhận ra thông qua các hệ thống mạng sẵn có, như mạng TCP/IP truyền thống, và/hoặc các mạng hiện đại tiến hóa, ví dụ như Next Generation Networks (NGN)

Dưới đây là hình minh họa các loại thiết bị và mối quan hệ của chúng với các đối tượng vật lý: [3]

Trang 18

Điều kiện yêu cầu tối thiểu của các thiết bị nằm trong môi trường IoT là chúng phải

hỗ trợ khả năng trao đổi thông tin Các thiết bị được chia vào các nhóm như được mô tả dưới đây như sau:

 Data-carrying device (Thiết bị mang dữ liệu): thiết bị được gắn vào một đối

tượng vật lý nhất định để kết nối đối tượng vật lý đó một cách gián tiếp với mạng thông tin truyền thông

 Data-capturing device (Thiết bị thu dữ liệu): thiết bị đọc/ghi với khả năng tương

tác với các đối tượng vật lý Quá trình tương tác có thể diễn ra một cách gián tiếp thông qua các thiết bị mang dữ liệu, hoặc trực tiếp qua một vật mang dữ liệu được gắn vào đối tượng vật lý Trong trường hợp đầu tiên, thiết bị thu dữ liệu đọc thông tin từ trong thiết bị mang dữ liệu, và có thể viết thêm thông tin được gửi từ mạng thông tin truyền thông trong thiết bị mang dữ liệu

* Các công nghệ được dùng trong quá trình tương tác giữa các thiết bị thu và mang dữ liệu hoặc các vật mang dữ liệu bao gồm tín hiệu radio, tín hiệu hồng ngoại, tín hiệu quang học và hoạt động bằng pin

 Sensing/actuating device (Thiết bị cảm ứng và vận hành): Một thiết bị cảm ứng

và vận hành có thể phát hiện hoặc đo lường thông tin liên quan đến môi trường xung quanh và biến đổi nó trở thành các tín hiệu số điện tử Nó cũng có thể biến đổi tín hiệu số điện tử từ mạng thông tin thành các bước/quá trình Thông thường, việc nhận biết và vận hành các thiết bị từ mạng nội bộ trao đổi với nhau sử dụng các công nghệ mạng có dây hoặc không dây, rồi sử dụng các cổng ra/vào để kết nối đến các mạng thông tin truyền thông

Trang 19

 General device (thiết bị thông thường): Thiết bị thông thường có khả năng xử lý

và trao đổi thông tin được tích hợp sẵn và có thể trao đổi với mạng thông tin truyền thông thông qua kết nối có dây hoặc không dây Các thiết bị đó có thể bao gồm dụng cụ và các đồ dùng cho các chủ ứng dụng IoT, như các máy móc công nghiệp, thiết bị điện trong nhà hay điện thoại thông minh

2.3 Những đặc điểm cơ bản và những đòi hỏi cao cấp của thiết bị IoT

2.3.1 Những đặc điểm cơ bản

 Khả năng liên kết: Để tương xứng với khái niệm IoT, bất cứ thứ gì cũng

có thể kết nối được với thế giới thông tin và hạ tầng trao đổi thông tin

 Các dịch vụ liên quan đến vật/đối tượng: Thiết bị IoT có khả năng cung

cấp các dịch vụ liên quan đến vật và nằm trong phạm vi của chúng, giả dụ như bảo vệ quyền riêng tư và sự ổn định giữa đối tượng vật lý và đối tượng ảo có liên kết với nó Để có thể cung cấp được các dịch vụ đó, cả công nghệ trong thế giới vật lý lẫn trong thế giới thông tin sẽ thay đổi

 Tính không đồng nhất: Các thiết bị nằm trong xu hướng IoT mang bản

chất không đồng nhất vì chúng dựa theo các nền tảng phần cứng và mạng khác nhau Chúng có thể tương tác với các thiết bị khác hoặc các nền tảng dịch vụ thông qua các mạng khác nhau

 Biến đổi năng động: Trạng thái các thiết bị thay đổi một cách tùy biến

khác nhau; ví dụ như khi đi ngủ và khi thức dậy, kết nối và dừng kết nối, cùng với bối cảnh của thiết bị bao gồm địa điểm và tốc độ Ngoài ra, số lượng các thiết bị cũng có thể thay đổi khác nhau

 Con số phát triển khổng lồ: Số lượng các thiết bị cần để được quản lý và

trao đổi với nhau sẽ ít nhất là lớn hơn rất nhiều so với số lượng các thiết bị đang kết nối với Internet hiện tại Tỉ lệ trao đổi được tạo ra bởi các thiết bị

so với trao đổi do con người tạo ra sẽ dần dịch chuyển sang phía thiết bị một cách rõ ràng hơn Và quan trọng hơn, đó là việc quản lý dữ liệu được tạo ra và công tác biên dịch cho các mục đích trong ứng dụng Điều đó liên quan tới việc tìm hiểu ý nghĩa của dữ liệu, cũng như là quản lý dữ liệu sao cho hiệu quả

Trang 20

2.3.2 Những đòi hỏi cao cấp

 Kết nối mang tính chất nhận diện: Thiết bị IoT cần phải hỗ trợ một điều

rằng kết nối giữa một vật và thiết bị IoT được thiết lập dựa trên yếu tố định dạng ra vật Cùng với đó, điều đấy cũng thể hiện rằng các yếu tố định dạng không đồng nhất của các vật khác nhau đều được xử lý theo một cách đồng nhất

 Khả năng hoạt động tương kết: Đây là một yếu tố cần thiết được đảm bảo

bên trong các hệ thống không đồng nhất và được phân bổ cụ thể, nhằm cung cấp và sử dụng các thông tin và dịch vụ đa dạng khác nhau

 Kết nối mạng tự trị: bao gồm các khả năng tự quản lý, tự thiết lập, tự phục

hồi, tự cải thiện, tự bảo vệ - tất cả đều cần được hỗ trợ trong các chức năng quản lý mạng của thiết bị IoT, để có thể thích nghi được với các đòi hỏi ứng dụng khác nhau, các môi trường truyền thông khác nhau, số lượng thiết bị cũng như chủng loại thiết bị vô cùng lớn

 Cung cấp các dịch vụ tự trị: Các dịch vụ phải có khả năng được đem lại

bởi thu nhận, trao đổi và xử lý một cách tự động dữ liệu của các vật dựa trên các điều luật được thiết lập bởi nhà vận hành hoặc được tùy biến bởi người sử dụng Các dịch vụ tự trị có thể phụ thuộc vào các kỹ năng tự động kết hợp dữ liệu và khai thác dữ liệu

 Khả năng dựa theo vị trí: Các hoạt động trao đổi thông tin và dịch vụ liên

quan sẽ phụ thuộc vào thông tin địa điểm của vật và/hoặc người sử dụng Điều này là cần thiết để nhận biết và theo dõi thông tin vị trí một cách tự động Các hoạt động và dịch vụ liên quan đến vị trí có thể bị giới hạn bởi luật lệ và điều khoản, và nên tuân thủ theo các yêu cầu bảo mật

 Bảo mật: Trong môi trường IoT, mọi “thứ” đều được kết nối, từ đó hình

thành nên những mối đe dọa bảo mật vô cùng to lớn, chẳng hạn như đe dọa liên quan đến tính an toàn mật, sự đáng tin cậy, sự toàn vẹn của cả thông tin lẫn dịch vụ Đơn cử, đó là sự cần thiết của việc tích hợp các chính sách + phương pháp bảo mật khác nhau liên quan tới sự đa dạng về mặt thiết bị và người sử dụng mạng trong hệ thống IoT

 Bảo vệ riêng tư: Rất nhiều thiết bị và vật dụng có chủ nhân, người sử

dụng Các dữ liệu từ đối tượng được nhận biết có thể chứa các thông tin cá nhân khiến người chủ/sử dụng lo lắng Hệ thống IoT cần có sự hỗ trợ bảo

vệ riêng tư trong quá trình truyền dữ liệu, tập hợp, lưu trữ, khai thác và xử

Ngày đăng: 11/07/2016, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w