Chính phủ Việt Nam đặt quyết tâm phát triển hệ thống ASXH phù hợp vớimột quốc gia có thu nhập trung bình và với các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo ngàycàng tốt hơn các quyền cơ bản của con n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ HỒNG HUYÊN
Trang 2Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn luận văn của tôi, Tiến
sĩ Lê Hồng Huyên, người đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoànthành tốt luận văn này Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy đã rất nhiệt tìnhhướng dẫn, trợ giúp và động viên tôi Sự hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực, đặcbiệt về lĩnh vực xã hội, cũng như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tôi đạtđược những thành tựu và kinh nghiệm quý báu
Xin cám ơn Khoa Kinh tế chính trị, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa đểtiến hành tốt luận văn
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viêntôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu cótính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố nộidung bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thíchnguồn gốc rõ ràng, minh bạch
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU i
DANH MỤC HÌNH ii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ASXH CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TẠI VIỆT NAM 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu 5
1.2 Cơ sở lý thuyết về các chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế tại Việt Nam 7
1.2.1 Khái niệm về an sinh xã hội và nhóm đối tượng yếu thế 7
1.2.2 Chức năng của an sinh xã hội 12
1.2.3 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế tại Việt Nam 15
1.2.4 Các chính sách an sinh xã hội cơ bản 15
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội 24
1.2.6 Kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế 26
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 38
2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết 38
2.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết 39
2.3 Phương pháp mô hình hóa 39
2.4 Phương pháp lịch sử 39
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TẠI VIỆT NAM 41
3.1 Các chính sách đảm bảo thu nhập tối thiểu, tạo việc làm và giảm nghèo 41
3.1.1 Chính sách tạo việc làm 41
3.1.2 Các chính sách giảm nghèo 53
3.2 Các chính sách bảo hiểm xã hội 56
Trang 63.2.1.Tổng quan chung về chính sách 56
3.2.2 Tình hình thực hiện các chính sách BHXH 57
3.3 Các chính sách trợ giúp xã hội 65
3.3.1 Tổng quan chung về chính sách 65
3.3.2 Tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội 65
3.4 Một số dịch vụ xã hội cơ bản 70
3.4.1 Chính sách bảo đảm giáo dục tối thiểu 70
3.4.2 Chính sách bảo đảm y tế tối thiểu 73
3.4.3 Chính sách bảo đảm mức tối thiểu về nhà ở 76
3.4.4 Bảo đảm nước sạch cho người dân 80
3.4.5 Bảo đảm thông tin cho người nghèo, vùng nghèo 82
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TẠI VIỆT NAM 84
4.1 Quan điểm, nguyên tắc, phương hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế 84
4.1.1 Quan điểm 84
4.1.2 Phương hướng 84
4.1.3 Giải pháp 86
4.2 Giải pháp cụ thể tăng cường thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế 88
4.2.1 Về các chính sách đảm bảo thu nhập tối thiểu, tạo việc làm và giảm nghèo 88
4.2.2 Về các chính sách bảo hiểm xã hội 90
4.2.3 Về các chính sách trợ giúp xã hội 91
4.2.4 Về đảm bảo một số dịch vụ xã hội cơ bản 92
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 1.1 Các chính sách đảm bảo thu nhập tối thiểu 17
3 Bảng 1.3 Những nội dung cơ bản của ASXH gắn với các
DANH MỤC HÌNH
Trang 81 Hình 1.1 Cấu trúc ASXH truyền thống 16
2 Hình 1.2 Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn lựa đề tài
Từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) đếnnay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện cácchính sách an sinh xã hội (ASXH) cho người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, coiđây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị - xã hội, phát triển bềnvững ASXH được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằmtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bảo đảm ASXH là điều kiện
để bảo đảm định hướng XHCN cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phản ánhbản chất tốt đẹp của chế độ
Đường lối, chủ trương và quan điểm của Đảng về ASXH đã được thể chế hóatrong các văn bản pháp luật (Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y
tế, Luật Bình đẳng giới, Luật Dạy nghề ), được hoạch định và triển khai thành hệthống các chính sách ASXH liên quan đến các đối tượng khác nhau Đồng thời,những cơ chế, chính sách nhằm huy động tốt hơn các nguồn lực của toàn xã hội đểtrợ giúp cho các đối tượng đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống cũng đượcxây dựng và ngày càng hoàn thiện
Chính phủ Việt Nam đặt quyết tâm phát triển hệ thống ASXH phù hợp vớimột quốc gia có thu nhập trung bình và với các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo ngàycàng tốt hơn các quyền cơ bản của con người, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày1/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xãhội giai đoạn 2012-2020” khẳng định: Đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thốngASXH bao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm để người dân có việc làm, thunhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp, ngườikhuyết tật nặng, người nghèo…); bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ
xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phầntừng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúccủa nhân dân
Trang 10Những cơ chế, chính sách và giải pháp bảo đảm ASXH được triển khai đồng
bộ trên cả 3 phương diện: 1) Giúp các đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cậncác dịch vụ công cộng thiết yếu như y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhàở ; 2) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm thị trường, tíndụng, việc làm; 3) Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xãhội và cải thiện điều kiện sống của nhân dân
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng của toàn dân, công tácbảo đảm ASXH ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được quốc tế đánhgiá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn 9,5% (năm 2011); chỉ sốphát triển con người (HDI) tăng từ mức 0,683 (năm 2000) lên mức 0,728 (năm 2011),xếp thứ 128/187 nước thuộc nhóm trung bình cao của thế giới Năm 2011, Việt Nam
đã hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) do Liên Hợp quốc
đề ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn không thể phủ nhận, công tác bảođảm ASXH ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập do năng lực thực hiện các chính sáchASXH ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc thực hiện các chính sáchASXH đối với nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội Điều này dẫn đến tình trạng:giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa Tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân hóa vùng miền,bất bình đẳng có xu hướng tăng Công tác tạo việc làm chưa bền vững, tỷ lệ thấtnghiệp ở khu vực nông thôn, vùng đô thị hóa và thất nghiệp thành thị có xu hướngtăng Nguồn lực thực hiện ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nướcvới diện bao phủ và mức độ thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế thịtrường định hướng XHCN Tỷ lệ tham gia BHXH còn thấp, mới bằng 20% lực lượnglao động (năm 2011) Bảo hiểm bắt buộc mới bao phủ 70% lao động thuộc diện bắtbuộc tham gia, dẫn đến nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH cao; BHXH tự nguyện mớithu hút 0,22% số lao động thuộc diện tham gia Quỹ BHYT đã và đang thâm hụtngày càng lớn với mức hàng nghìn tỷ đồng hàng năm
Tình hình trên đã và đang đặt ra những thách thức đối với việc bảo đảmASXH ở Việt Nam hiện nay Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện các chính
Trang 11sách an sinh xã hội đối với nhóm người yếu thế ở Việt Nam” là hết sức cần thiết.
Đó cũng là lý do mà tôi lựa chọn đề tài để làm luận văn tốt nghiệp
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.2 Nhiệm vụ
Đề tài tập trung làm rõ một số nội dung sau:
- Những vấn đề chung về ASXH, nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, cácchính sách về ASXH, chủ trương của Đảng và Nhà nước về ASXH đối với cácnhóm đối tượng yếu thế tại Việt Nam
- Thực trạng năng lực thực hiện các chính sách về ASXH, bao gồm: Chínhsách hỗ trợ tạo việc làm, Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội, Nhóm chính sách trợgiúp xã hội, các chính sách bảo đảm mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản, chínhsách giảm nghèo
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện việc ban hành vàthực hiện các chính sách ASXH trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu hệ thống các chính sách về ASXH đối với các nhóm đốitượng yếu thế tại Việt Nam
Trang 12- Thực trạng việc thực hiện các chính sách ASXH tại Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay
- Các giải pháp tăng cường năng lực thực hiện các chính sách ASXH trongthời gian tới
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các chính sách về an sinh xã hội, bao gồm: Chính sách hỗtrợ tạo việc làm, Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội, Nhóm chính sách trợ giúp xãhội, các chính sách bảo đảm mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản, chính sáchgiảm nghèo…
- Về thời gian: Việc thực hiện các ASXH tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là các phương pháp thu thập thông tin
khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tưduy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp mô hình hóa
- Phương pháp lịch sử
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận luận văn được kết cấu thành 04 chươngnhư sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và những vấn đề nghiên cứu về việc thựchiện các chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế tại Việt Nam
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho nhóm đốitượng yếu thế tại Việt Nam
Chương 4: Giải pháp tăng cường thực hiện các chính sách an sinh xã hội chonhóm đối tượng yếu thế tại Việt Nam
Trang 13Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ASXH CHO NHÓM
ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TẠI VIỆT NAM 1.1 Tổng quan nghiên cứu
Ở Việt Nam các nghiên cứu mới chỉ tập trung về vấn đề ASXH nói chung.Trong các nghiên cứu: Phát triển hệ thống ASXH trong bối cảnh nền kinh tế thịtrường đề tài thuộc chương trình đánh giá 20 năm đổi mới, 2006 (TS Nguyễn HảiHữu), Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xãhội ở nước ta giai đoạn 2006 - 2015 Mã số: KX.02.02/06-10 do GS.TS Mai NgọcCường làm chủ nhiệm đã làm rõ cơ sở lý luận và các quan điểm, chính sách ASXHtrong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, cách tiếp cận của nghiêncứu này về an sinh xã hội là: đó là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiếtyếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xãhội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm,
bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi,người tàn tật, những người yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người bịthiên tai dịch họa… Nghiên cứu đã phân tích tình hình thực hiện các chính sách ansinh xã hội của nước ta thời gian qua như: Chính sách BHXH, BHYT, Bảo hiểmthất nghiệp, bảo hiểm tự nguyện, trợ giúp xã hội, ưu đãi người có công… Nhómnghiên cứu đã đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn các chương trình
an sinh xã hội ưu tiên, lộ trình thực hiện, điều kiện xây dựng và thực hiện hệ thốngtổng thể quốc gia về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội ở nước ta
Một số nghiên cứu chuyên sâu về các cấu phần của hệ thống ASXH như:
“Thực trạng chính sách bảo hiểm xã hội và định hướng 2015” của TS Phạm ĐỗNhật Tân, trong đó tác giả đã nêu rõ vai trò vị trí của bảo hiểm thất nghiệp trongkinh tế thị trường, phân tích cụ thể tình hình chính sách BHXH, đặc biệt kể từ khithực hiện Luật BHXH (2006) về những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân củanhững hạn chế để từ đó đưa ra những khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách
Trang 14đến năm 2015 Nghiên cứu này đã tập trung phân tích khá kỹ các hình thức bảohiểm xã hội như bảo hiểm xã hội bắt buộc, tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
Nghiên cứu “Thực trạng chính sách việc làm và trợ giúp thất nghiệp, địnhhướng 2015” (Nguyễn Đại Đồng) đã làm rõ những lý luận về việc làm và thấtnghiệp, trợ giúp thất nghiệp đồng thời phân tích mối quan hệ giữa việc làm và thấtnghiệp, trợ giúp thất nghiệp nhằm đưa ra những khuyến nghị trong việc hoàn thiệnchính sách bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là sau khi thực hiện chế độ bảo hiểm thấtnghiệp từ năm 2009 theo quy định của Luật BHXH
Theo nghiên cứu của Ths Tống Thị Song Hương: “Thực trạng chính sáchbảo hiểm y tế và định hướng 2015” đã nêu khá rõ quan điểm tiến tới BHYT toàndân qua đó đảm bảo được hợp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân không bị rơikhỏi sàn an sinh xã hội
Nghiên cứu về “Thực trạng chính sách trợ giúp xã hội và định hướng 2015”(TS Nguyễn Hải Hữu) đã tập trung phân tích thực trạng chính sách trợ giúp xã hội chocác đối tượng yếu thế như: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồnnuôi dưỡng, người khuyết tật, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, hoặc người cao tuổikhông có người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội
Nghiên cứu về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đến năm 2020”
do TS Nguyễn Thị Lan Hương (2013) làm chủ nhiệm đã khái quát lý luận an sinh
xã hội, an sinh xã hội ở Việt Nam, xu hướng phát triển của chính sách an sinh ởViệt Nam qua các hợp phần: chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chính sách bảo hiểm xãhội, nhóm chính sách trợ giúp xã hội, đảm bảo mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơbản Đặc biệt, nghiên cứu này đã đưa ra khuyến nghị áp dụng sàn an sinh xã hội củaILO phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta
Tóm lại, ở Việt Nam đã có những nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quanđến việc thực hiện các chính sách ASXH ở nước ta, tuy nhiên việc đảm bảo các tiêuchuẩn tối thiểu cho các nhóm đối tượng ASXH, nhất là nhóm đối tượng yếu thế lại ítđược cụ thể hóa trong việc thực hiện các chính sách ASXH Người yếu thế so với cácđối tượng được thụ hưởng các chính sách ASXH thì mức thụ hưởng của một số
Trang 15chính sách/chương trình, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản còn chưa đảmbảo, chưa bền vững Tính bền vững của một số chính sách, chương trình về ASXHcũng không cao do thiếu hụt nguồn lực và chưa đáp ứng được yêu cầu về công bằnggiữa đóng góp và thụ hưởng, về chia sẻ rủi ro giữa các nhóm dân cư cũng như giữacác thế hệ dân cư Do vậy việc nghiên cứu riêng việc thực hiện các chính sáchASXH cho nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội là việc làm cần thiết.
1.2 Cơ sở lý thuyết về các chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế tại Việt Nam
1.2.1.Khái niệm về an sinh xã hội và nhóm đối tượng yếu thế
1.2.1.1 Khái niệm về an sinh xã hội
An sinh xã hội có nội dung rất rộng và ngày càng hoàn thiện về nhận thức vàthực tiễn thực hiện trên toàn thế giới An sinh xã hội theo quan điểm của một số tổchức quốc tế cũng có mức độ rộng, hẹp và đối tượng hướng tới khác nhau
Theo Liên hiệp quốc, an sinh xã hội tiếp cận trên quyền của người dân (Điều
25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người dân và hộ gia đình đều
có quyền có một mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các trường hợp bất khả kháng khác…”.
Theo Ngân hàng thế giới (WB) “An sinh xã hội là những biện pháp của chính
phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập”.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội
cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em”.
Trang 16Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng “An sinh xã hội là các
chính sách, chương trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả thị trường lao động giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao năng lực của
họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập” An sinh xã hội có 5 hợp
phần: (i) các chính sách và chương trình thị trường lao động; (ii) bảo hiểm xã hội;(iii) trợ giúp xã hội; (iv) quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng và (v) bảo vệ trẻ em
Năm 2009, Liên hợp quốc phát triển sáng kiến “Sàn an sinh xã hội” với mục
đích đảm bảo cho mọi người dân có mức thu nhập tối thiểu và tiếp cận được các
dịch vụ xã hội thiết yếu, nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của con người được quốc
tế và quốc gia thừa nhận, vì mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Các cấu phần chính của “Sàn an sinh xã hội” bao gồm: (i) chăm sóc sức khỏe
cơ bản; (ii) thu nhập tối thiểu cho người trong tuổi lao động nhưng không có khả năngtạo thu nhập vĩnh viễn (người khuyết tật), hoặc mất việc làm tạm thời (người bị thấtnghiệp), hoặc thu nhập thấp hơn mức đủ sống (người nghèo); (iii) thu nhập tối thiểu đốivới người trên tuổi lao động (người cao tuổi) và dưới tuổi lao động (trẻ em)
Bên cạnh đó, sàn an sinh xã hội cũng nhấn mạnh đến các dịch vụ xã hội thiếtyếu cho con người, bao gồm: (i) Chăm sóc y tế cơ bản; (ii) nước sinh hoạt hợp vệsinh; (iii) nhà ở; (iv) giáo dục; và (v) Các dịch vụ khác tùy theo ưu tiên của từngquốc gia
Mặc dù có những diễn đạt khác nhau, các quan niệm về an sinh xã hội đều
có những điểm chung sau đây:
(i) Là sự bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống cácchính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quan đếnnhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổigià, trẻ em, tàn tật…dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mứctối thiểu đủ sống (được luật hóa hoặc qui định)
(ii) Là các chính sách do nhà nước tổ chức thực hiện là chính, ngoài ra còn
có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường trong việc tổ chứcthực hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội Các chính sách này hướng đến mọi
Trang 17thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận vàchất lượng dịch vụ, tuy nhiên, nhấn mạnh đến nhóm đối tượng yếu thế (lý do chính
để có sự tham gia của nhà nước)
(iii) Là lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội Do đó, phạm vi của an
sinh xã hội là bao phủ toàn dân và toàn diện (cơ bản đáp ứng được nhu cầu an sinh
xã hội của người dân một cách toàn diện)
1.2.1.2 Khái niệm về nhóm đối tượng yếu thế
Thuật ngữ "yếu thế/ thiệt thòi" được sử dụng theo truyền thống như một tính
từ nhằm mô tả chất lượng vốn có của một nhóm đối tượng - yếu thế/ thiệt thòi.Thuật ngữ đó cũng được sử dụng như một động từ để chỉ một quá trình mà trong đócác hành vi xã hội của một nhóm đặc biệt được thực hiện theo một cách hoàn toàn
"bất lợi" cho họ
Đây là nhóm mà mọi người tự thấy mình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bị từchối việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện được cho là hữu ích với đa số cácnhóm xã hội tương tự khác Chúng bao gồm quyền tự chủ, trách nhiệm, lòng tựtrọng, quyền được sự hỗ trợ của cộng đồng, y tế, giáo dục, thông tin, việc làm, vốn
và hệ thống hỗ trợ khác
Đó là nhóm người luôn luôn có sự hiện diện của "rào cản đối với khả năng tựtúc của họ Đây là những cách thức mà người dân bị từ chối tiếp cận với cácphương tiện cần thiết bao gồm các nguồn lực mà bản thân họ không có
Đó là nhóm có hoàn cảnh khó khăn, được xác định theo những mô hình cụthể của nguồn lực bị từ chối và rào cản nó phải đối mặt Một nhóm có thể gặp phảinhiều rào cản Một số rào cản có thể dễ dàng vượt qua được Mỗi nhóm có mô hìnhthiệt thòi riêng của mình và các rào cản cho việc tự cung tự cấp; điều này có ngụ ýrằng tùy theo từng nhóm để hình thành các giải pháp được cho là phù hợp và tốtnhất cho nhóm
Khi vượt qua được sự yếu thế/thiệt thòi, thì họ khắc phục được khả năngkhông tiếp cận được các phương tiện thiết yếu hoặc loại bỏ rào cản đối với sự tựcung tự cấp Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, tùy thuộc vào
Trang 18mô hình yếu thế của họ, nhưng nó sẽ cho phép họ nâng cao vị thế ở chính nỗ lựccủa nhóm để phát triển các công cụ hoặc các nguồn lực cần thiết cho khả năng tựtúc của riêng nhóm.
Điều đáng chú ý là nhóm có “những hoàn cảnh khó khăn” nhưng không cónghĩa rằng "cho họ nhiều tiền mặt hơn" sẽ giải quyết được vấn đề của họ; và cũngkhông có nghĩa rằng "Chính phủ trợ giúp nhiều" sẽ khắc phục những gì đã gây racho họ
Rào cản đối với tự cung tự cấp là cách mà mọi người không được tiếp cậnvới các công cụ cần thiết để tự cung tự cấp Hàng rào bao gồm:
1 Chưa có nguồn tài nguyên vốn: Tài nguyên (việc làm, v.v ) có thể không
có sẵn đủ số lượng cơ hội cho nhóm nhất định; một số công cụ có thể được thiết kếvới các giá trị và giả định của xã hội trong điều kiện cụ thể, nhưng không phải phùhợp với họ Để có ích, một công cụ phải được phù hợp với nền văn hóa của nhóm.Một số công cụ có sẵn không phải là hữu ích cho các nhóm khác
2 Không thể tiếp cận nguồn tài nguyên: Nếu có sẵn, các nguồn tài nguyênvẫn có thể không được tiếp cận từ những người nhất định, vì chi phí, thiết kế nghèo,miền địa phương hoặc từ xa, hoặc thiếu công khai Năng lực cá nhân cần thiết đểtiếp cận các tài nguyên như lòng tự trọng, y tế… có thể đã bị thay đổi bởi một chấnthương đầu … Ngoài ra, năng lực cần thiết để phát triển hoặc theo đuổi các nguồnlực khác, chẳng hạn như giáo dục, thông tin, hoặc việc làm, có thể không có sẵn docác nhu cầu khác, như nuôi gia đình hoặc theo đuổi vốn tự cung tự cấp
3 Sự kỳ thị của xã hội: Nhóm thiệt thòi là không được đánh giá, bị mất giá,hoặc chế giễu của xã hội nếu nhóm đó được xem là không thể tự cung cấp ít, nhiềucho nó Một số nhóm tồn tại như là khuôn mẫu tiêu cực tác động tới các bộ phậnkhác nhau của xã hội Định kiến với một nhóm có thể là không tốt khi được củng cốbởi các phương tiện truyền thông, các trường học, các tổ chức khác của xã hội Một
số nhóm đã bị định giá quá thấp và bị chế giễu như trong những quan niệm của quákhứ ở các thể chế truyền thống Một số nhóm có thể bị quấy rối hoặc bị ngược đãi
mà không có bảo vệ của chính quyền
Trang 194 Thể chế hóa (Chính phủ, chương trình, cơ quan, hệ thống tổ chức xã hội) Vềmặt thể chế có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ hoặc phản tác dụng đối với cảnh ngộ củacác nhóm nhất định Pháp luật có thể bảo vệ hoặc hỗ trợ một nhóm, nhưng luật phápcũng có thể không được thi hành, hoặc có thể được thực hiện không đầy đủ (TheoSteven E Mayer, Effective Communitive Project, trên www.effectivecommunities.com,11/ 2003).
Theo xác định của UNESCO, nhóm yếu thế/thiệt thòi bao gồm: những người
ăn xin, nạn nhân của các loại tội phạm, người tàn tật, thanh thiếu niên có hoàn cảnhkhó khăn, nhóm giáo dục đặc biệt, người cao tuổi, người nghèo, tù nhân, gái mạidâm, người thất nghiệp, người lang thang cơ nhỡ Ngoài ra còn kể đến người tị nạn,người xin tị nạn, người bị xã hội loại trừ (theo http://www.ukat.org.uk) Theo cáchxác định này người nghèo, người thất nghiệp cũng được coi thuộc nhóm yếu thế/thiệt thòi
Trong một số nghiên cứu ở Việt Nam còn kể thêm nhóm người là nạn nhânchiến tranh, đặc biệt nạn nhân chất độc da cam, nhóm bị bạo lực gia đình, nạn nhân
bị quấy dối và lạm dụng tình dục, nạn nhân buôn bán người, các đối tượng mắcbệnh xã hội, trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS…
Như vậy có thể nói, nhóm yếu thế (hay nhóm thiệt thòi) là những nhóm xã
hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với vớicác nhóm xã hội “bình thường” có những đặc điểm tương tự Họ gặp phải hàng loạtthách thức, ngăn cản khả năng hòa nhập của họ vào đời sống cộng đồng Hàng rào
đó có thể liên quan đến thể chất, liên quan đến khả năng, nghề nghiệp, hoàn cảnhsống, sự đánh gía, kỳ thị của xã hội, các vấn đề tâm lý… Hàng rào đó có thể là vôhình, có thể là hữu hình, ngăn cản họ tiếp cận và sử dụng các phương tiện sống thiếtyếu hay các dịch vụ xã hội cần thiết cho mọi thành viên “bình thường” của xã hội
Để nâng cao vị thế xã hội, giảm sự thiệt thòi, họ rất cần được sự quan tâm, giúp đỡ,
hỗ trợ từ xã hội, đặc biệt thể hiện qua việc thực hiện các chính sách ASXH củaĐảng, Nhà nước, Chính phủ đối với nhóm đối tượng này
Trang 201.2.2 Chức năng của an sinh xã hội
Mặc dù còn có các quan điểm, định nghĩa và vai trò khác nhau về an sinh xãhội nhưng đều thống nhất hệ thống an sinh xã hội có các chức năng cơ bản sau đây:
Một là, bảo đảm thu nhập ở mức tối thiểu
Đây là chức năng cơ bản nhất của an sinh xã hội An sinh xã hội có vai tròcung cấp (có điều kiện hoặc không có điều kiện) mức tối thiểu thu nhập (mức sàn)bảo đảm quyền sống tối thiểu của con người, bao gồm các quyền về ăn, sức khỏe,giáo dục, nhà ở và một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm bảo vệ con người khỏi bị đóinghèo do không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn
Hai là, nâng cao năng lực quản lý rủi ro
Nền tảng của đảm bảo an sinh xã hội là quản lý rủi ro, bao gồm (i) Phòng
ngừa rủi ro: hỗ trợ người dân chủ động ngăn ngừa rủi ro trong đời sống, sức khỏe,
sản xuất kinh doanh và biến động của môi trường tự nhiên; (ii) Giảm thiểu rủi ro:
giúp cho người dân có đủ nguồn lực để bù đắp những thiếu hụt về thu nhập do cácbiến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên và
(iii) Khắc phục rủi ro: hỗ trợ kịp thời cho người dân để hạn chế tối đa các tác động
không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát do các biến cố trong đời sống,sức khỏe, sản xuất kinh doanh, và môi trường tự nhiên và bảo đảm điều kiện sốngtối thiểu của người dân
Ba là, phân phối thu nhập
Một trong những chức năng quan trọng của an sinh xã hội là bảo đảm thunhập cho những người/nhóm đối tượng khi không có khả năng tạo thu nhập Cácchính sách giảm nghèo, các hình thức trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất chocác nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương và phương châm “người trẻ đóng -người già hưởng” trong bảo hiểm xã hội, hay “người khỏe đóng - người ốm hưởng”trong bảo hiểm y tế thể hiện rõ chức năng chia sẻ rủi ro, phân phối lại thu nhập của
an sinh xã hội, ngay cả khi phân phối không dựa trên sự đóng góp, mà dựa vào nhucầu của cá nhân cũng như khả năng bảo đảm của ngân sách nhà nước
Trang 21Bốn là, thúc đẩy việc làm bền vững và phát triển thị trường lao động
Hệ thống an sinh xã hội thúc đẩy việc làm bền vững, tăng cường kỹ năng vàcác cơ hội tham gia thị trường lao động cho người lao động thông qua việc: (i) hỗtrợ đào tạo nghề cho người lao động (đặc biệt người nghèo, người nông thôn ), (ii)phát triển thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm để kết nối cung cầu laođộng, giảm thiểu mất cân bằng cung cầu lao động; (iii) hỗ trợ tạo việc làm trực tiếpcho một bộ phận người lao động thông qua các chương trình cho vay vốn tín dụng
ưu đãi, chương trình việc làm công và các chương trình thị trường lao động khác;(iv) hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho lao động mất đất, lao động di cư, lao động bị tácđộng bởi khủng hoảng kinh tế
Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, thúc đẩy gắn kết xã hội và phát triển
xã hội
Một hệ thống an sinh xã hội được xây dựng và thực thi có hiệu quả sẽ gópphần quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc gia, cụ thể như sau:
- Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội
An sinh xã hội là một trong 3 cấu phần của chính sách xã hội, là một trongnhững hệ thống chương trình, chính sách quan trọng để thực hiện mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội của một quốc gia Do vậy, an sinh xã hội là công cụ quản lýcủa nhà nước trong lĩnh vực phân phối và điều tiết phân phối Thông qua chính sáchthuế và các chính sách chuyển nhượng xã hội, nhà nước thực hiện vai trò điều tiết,phân phối lại thu nhập giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế, các nhóm dân cư
và các thế hệ
- Xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, thu hẹp chênh lệch về điều kiện
sống theo vùng, các nhóm dân cư
Mục tiêu đầu tiên của an sinh xã hội là giảm nghèo, giảm bất bình đẳng vàphân hoá giàu nghèo Nhà nước thông qua chính sách hỗ trợ người nghèo, các đốitượng yếu thế, điều chỉnh nguồn lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạonên sự phát triển hài hoà, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, hạn chế bất bình
Trang 22đẳng giữa các nhóm dân cư, tạo nên sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xãhội trong quá trình phát triển và duy trì sự ổn định xã hội.
- Góp phần tăng trưởng kinh tế và gắn kết xã hội
Thông qua hỗ trợ người nghèo, người yếu thế tham gia thị trường lao động,giảm nghèo, giảm bất bình đẳng an sinh xã hội nâng cao nguồn vốn con người,tăng cường cơ hội và phát triển con người và tăng cường sự hòa nhập , là tiền đềcho tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và tăng cường gắn kết xã hội
- Hướng tới tương lai tốt đẹp hơn
Một hệ thống an sinh xã hội được thiết kế hiệu quả có thể tạo điều kiện chomỗi cá nhân được phát triển độc lập, chủ động và nhiều cơ hội đầu tư tốt hơn chotương lai Ngày nay, trong hầu hết các nước, các chỉ số an sinh xã hội đều là nhữngchỉ số rất quan trọng gắn với phát triển con người và xã hội như: tình trạng sứckhỏe, giáo dục, thu nhập, nhà ở, tuổi thọ, tầm vóc
An sinh xã hội được coi là công cụ để đầu tư cho tương lai, giảm rủi ro trongtương lai
Sáu là, hỗ trợ người dân vượt qua khủng hoảng
Các nước đang phát triển ngày càng có nhu cầu thiết kế và phát triển hệthống an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo và người yếu thế trong bối cảnhkhủng hoảng kinh tế và các biến động có phạm vi người dân bị ảnh hưởng mạnh do:
số lượng các chương trình an sinh xã hội hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu về an sinhcủa người dân Phạm vi bao phủ của chính sách an sinh xã hội bị hạn chế, chỉ phục
vụ cho một nhóm dân cư, thông thường là nhóm dân cư “khỏe hơn, tốt hơn” trong
xã hội
Thiếu tài chính và sự phân bố tài chính hợp lý giữa các chương trình
Các công cụ, chính sách thiếu nhạy bén, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảngkinh tế và những tác động của cải cách kinh tế và biến đổi khí hậu
Trang 231.2.3 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội
cho nhóm đối tượng yếu thế tại Việt Nam
Mặc dù các hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia khác nhau có mục tiêu,công cụ khác nhau, song đều có chung một số nguyên tắc xây dựng như sau:
Nguyên tắc đoàn kết: nguyên tắc này thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa các cá
nhân, nhóm trong xã hội như gia đình, cộng đồng; giữa Nhà nước với người dân vàcác đối tác xã hội, đồng thời mang tính đạo lý, nhấn mạnh ý nghĩa của sự tương trợlẫn nhau trong nội bộ và giữa các nhóm trong xã hội
Nguyên tắc chia sẻ: dựa trên cơ chế phân phối lại thu nhập giữa các nhóm
dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ, giữa nhà nước, doanh nghiệp, hộ giađình và cá nhân
Nguyên tắc công bằng: thể hiện mối quan hệ giữa đóng góp với hưởng lợi,
giữa mức hưởng lợi hay đóng góp của các nhóm đối tượng có cùng hoàn cảnh vàđiều kiện Việc thực hiện nguyên tắc này nhằm khuyến khích người lao động tíchcực tham gia vào hệ thống thông qua tính công khai, minh bạch
Nguyên tắc nâng cao trách nhiệm cá nhân: thể hiện trách nhiệm cá nhân tham
gia vào thực hiện chính sách, đóng góp vào các chương trình xã hội Bảo đảm tính thoảđáng, thích đáng và bền vững trong từng chính sách, chương trình và của hệ thốngtrong dài hạn
Nguyên tắc tập trung hỗ trợ: bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân khi
bị rủi ro làm suy giảm hoặc mất thu nhập tạm thời hay vĩnh viễn, đặc biệt là ngườinghèo, đối tượng dễ bị tổn thương
1.2.4 Các chính sách an sinh xã hội cơ bản
Mục tiêu của an sinh xã hội là đảm bảo thu nhập đủ để duy trì chất lượng tốithiểu cuộc sống của người dân, tạo điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản
và bảo đảm việc làm bền vững Ba cấu phần truyền thống của chính sách an sinh xãhội là: An sinh xã hội không đóng góp (theo truyền thống được gọi là trợ giúp xãhội) và các chương trình giảm nghèo; an sinh xã hội có đóng góp (hay còn gọi làbảo hiểm); và các chính sách bảo đảm thu nhập tối thiểu (bao gồm các quy định và
Trang 24tiêu chuẩn thiết kế để thúc đẩy và bảo vệ việc làm bền vững) Các cấu phần nàytương trợ cho nhau để bao phủ các yêu cầu an sinh xã hội đa dạng của xã hội, thểhiện ở Hình 1 dưới đây:
Hình 1.1: Cấu trúc an sinh xã hội truyền thống
1.2.4.1.Nhóm chính sách bảo đảm thu nhập tối thiểu
Mục tiêu của nhóm chính sách này là đảm bảo phân bổ tối ưu các nguồn lực,thúc đẩy việc làm bền vững thông qua kết nối giữa cung - cầu lao động, giảm thiểuthất nghiệp, bảo vệ và hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế
Trong khuôn khổ an sinh xã hội, các chính sách hỗ trợ đối tượng yếu thế baogồm: các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, tăng cường đào tạo, thông tin việc làm, tíndụng Đối tượng chủ yếu gồm: thanh niên mới bước vào thị trường lao động,người thất nghiệp, thiếu việc làm và cả những người đang có nhu cầu tìm việc làmtốt hơn; lao động trong khu vực phi chính thức, lao động nữ, lao động nghèo và cácnhóm dễ bị tổn thương khác Nguồn tài chính được lấy từ thuế và từ đóng góp khác
CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI
Nhóm chính sách ASXH dựa vào đóng góp:
Chính sách về bảo hiểm
Nhóm chính sách ASXH không đóng góp
Chính sách về trợ giúp xã hội và giảm nghèo
Nhóm chính sách đảm
bảo thu nhập tối thiểu
Chính sách về việc làm
Trang 25Bảng 1.1: Các chính sách đảm bảo thu nhập tối thiểu
chọn Cơ chế tài chính
Đào tạo nghề cho
thanh niên trước khi
tham gia lực lượng
lao động
Thanh niên (nghèo) Đối tượng mục
tiêu
Ngân sách Nhànước + đóng góp
Đào tạo lại và nâng
cao tay nghề
Người thất nghiệp,mất sinh kế, hoặcchưa có việc làm, sinhviên mới ra trường
Hỗ trợ thời gian học
nghề (thực tập sinh
tại doanh nghiệp)
Người gia nhập lựclượng lao động
Thoả thuận vớidoanh nghiệp,hướng dẫn chohọc sinh sinhviên
Ngân sách Nhànước + doanhnghiệp
Việc làm tạm thời
cho người tìm việc
Người thất nghiệp,mất sinh kế, hoặcchưa có việc làm(sinh viên mới ratrường)
Tự xác định
Ngân sách Nhànước, các nhà tàitrợ
Tín dụng đầu tư tự
tạo việc làm
Người thất nghiệp,mất sinh kế, hoặcchưa có việc làm(sinh viên mới ratrường)
Tự xác định +thẩm định
Ngân sách Nhànước + cơ quantín dụng
Môi giới/giới thiệu
Trang 26làm công
Chủ hộ thất nghiệp,lao động phổ thôngchưa tìm được việclàm
Tự xác định/
xác định củanhân viên xãhội
Ngân sách Nhànước + các tổchức phi chínhphủ
1.2.4.2 Chính sách về bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm là sự bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của ngườidân khi họ gặp rủi ro trong đời sống (sức khoẻ, tai nạn, mùa màng ) thông qua việcđóng thường xuyên một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho tổ chức (nhà nước hoặc tưnhân) tương ứng với xác xuất xảy ra và chi phí của rủi ro liên quan đến chu kỳ sốngcủa người lao động và gia đình họ
Chính sách bảo hiểm tốt đóng vai trò tích cực cho sự ổn định kinh tế - xã hội,mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc chongười được bảo hiểm; giảm sức ép đối với hệ thống phúc lợi xã hội
Cấu phần này bao gồm: (i) bảo hiểm y tế, (ii) bảo hiểm xã hội tự nguyện, (iii)bảo hiểm xã hội bắt buộc, (iv) bảo hiểm thất nghiệp
Bảng 1.2: Các chính sách bảo hiểm xã hội
Trang 27Chính sách Đối tượng Cơ chế lựa chọn Cơ chế tài chính
Bảo hiểm xã hội
Bắt buộc
Đóng góp của ngườilao động, người sửdụng lao động, lãiđầu tư (và thuế)Bảo hiểm xã
hội-mô hình tài
khoản cá nhân
Người lao động trongkhu vực chính thức(có hợp đồng laođộng)
nguyện
Đóng góp củangười lao động,người sử dụng laođộng, lãi đầu tư
Bảo hiểm xã hội
tự nguyện
Người lao động trongkhu vực phi chínhthức
Tự nguyện
Đóng góp củangười lao động, lãiđầu tư, khuyếnkhích bằng thuếBảo hiểm dự
nguyện
Đóng góp củangười lao động,người sử dụng laođộng, lãi đầu tư vàngười dân
nguyện
Đóng góp củangười lao động,người sử dụng laođộng, lãi đầu tưBảo hiểm tai
nạn, bệnh nghề
nghiệp
Người lao động trongkhu vực chính thức(có hợp đồng laođộng)
Bắt buộc
Đóng góp củangười lao động,người sử dụng laođộng, lãi đầu tư
1.2.4.3 Các chính sách về trợ giúp xã hội và hỗ trợ giảm nghèo
Trợ giúp xã hội (an sinh xã hội không đóng góp) bao gồm các chuyểnnhượng và các chương trình trợ cấp công cộng, thường được tài trợ từ thuế chungtheo nguyên tắc đoàn kết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tượng
Trang 28Bảng 1.3: Những nội dung cơ bản của ASXH gắn với các nhóm tuổi và các hoạt động trợ
Nước sạch
Vệ sinh Nhà ở
Giáo dục
Lương thực
Những nhu cầu khác tùy thuộc vào từng quốc gia
sự suy giảm trong thu nhập và năng lực tiêu dùng của những người trong tình huống
dễ bị tổn thương, kết nối và tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ trợ giúp xã hội
Các chương trình giảm nghèo là tập hợp các chính sách, biện pháp và dự ánnhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ sản xuất và dịch vụ
xã hội
Bảng 1.4: Các chính sách trợ giúp xã hội Chính sách Đối tượng Cơ chế lựa chọn Cơ chế tài chính
Lựa chọn theo tiêu chí
(universal) tuỳ theo đối
Ngân sách Nhànước
Trang 29tượng Không điều kiện/
có điều kiệnTrợ giúp đột
xuất
Bất kỳ ai Tự xác định/ khu bị nạn/
proxy-mean-test…
Ngân sách Nhànước và các tổchức phi chính phủNhà xã hội cung
cấp dịch vụ xã
hộị ngắn hạn
Người già, người nghèo không tự cải thiện được nơi
ở và có nguy
cơ không an toàn
Xác định của nhân viên
xã hội (theo phươngpháp case management)
Ngân sách Nhànước
Xác định của nhân viên
xã hội (theo phươngpháp case management)
Ngân sách Nhànước
Nhà ở khẩn cấp Trẻ em bị bỏ
rơi, phụ nữ, trẻ
em bị bạo hành, xung đột gia đình,
Xác định của nhân viên
xã hội (theo phươngpháp case management)
Ngân sách Nhànước
Trung tâm bảo
trợ xã hội
Trẻ em lang thang không nơi nương tựa, người tâm thần, người khuyết tật nặng, người giàkhông nơi nương tựa
Xác định của nhân viên
xã hội (theo phươngpháp case management)
Ngân sách nhànước
Thúc đẩy dịch Chủ yếu đối Xác định của nhân viên Ngân sách Nhà
Trang 30vụ xã hội với hộ gia đình
nghèo và mở rộng với hộ giađình có thu nhập trung bình
xã hội (theo phươngpháp case management)
nước và các tổchức phi chính phủ
người/hộ cận nghèo
Tự xác định/điều tra hộnghèo
Ngân sách nhànước, đóng gópmột phần của hộgia đình/doanhnghiệp
1.2.4.4 Vai trò của dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội cơ bản là dịch vụ cung cấp cho các đối tượng nhằm đáp ứngnhững nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, do vậy, có vai trò quan trọng và quyết định
sự thành công của các chính sách ASXH
Dịch vụ xã hội cơ bản có vai trò rất quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội.Các hoạt động giúp người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản là những hoạtđộng đầu tiên và ở tầng thấp nhất trong hệ thống an sinh xã hội, tạo điều kiện chongười dân từng bước vươn lên để có cuộc sống tốt hơn Bao gồm các dịch vụ sauđây:
Dịch vụ việc làm: tạo điều kiện cho những người thuộc nhóm thu nhập thấp
có việc làm và tham gia vào các hoạt động sản xuất tạo thu nhập có thể đáp ứngđược nhu cầu tối thiểu và duy trì được sự độc lập về tài chính;
Trang 31Dịch vụ công tác xã hội: trợ giúp những đối tượng khó khăn, không nơi
nương tựa; giúp người tàn tật có khả năng sống độc lập hơn và tham gia một cáchtích cực trong các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động cộng đồng;
Dịch vụ y tế: thúc đẩy việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dân số và hỗ trợ phụ
nữ mang thai, bà mẹ và trẻ em;
Dịch vụ giáo dục: các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo
dục và vận động trẻ em đi học đúng tuổi;
Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: về ăn mặc, vệ sinh, nước
sinh hoạt, nhà ở với tiêu chuẩn đáp ứng được điều kiện tối thiểu về chất lượngcuộc sống
Dịch vụ thông tin và truyền thông: việc thông tin, tuyên truyền về an sinh xã
hội đến mọi người dân, vùng, miền thông qua các hệ thống phát thanh, truyền hình
và truyền thông giúp các đối tượng tiếp cận với các kênh thông tin và và tạo cơhội lựa chọn tốt hơn
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội
1.2.5.1 Thể chế chính sách về an sinh xã hội
Thể chế chính sách đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội.Nội dung cơ bản của thể chế này là xác định khuôn khổ pháp lý (luật, các văn bảndưới luật), phạm vi các chính sách/chế độ, đối tượng tham gia, tiêu chí, điều kiệntham gia, cơ chế đóng góp (tuỳ từng hình thức, chế độ), quyền lợi hưởng thụ vànhững điều kiện ràng buộc Thể chế chính sách còn xác định trách nhiệm của bộ,ngành địa phương trong việc thực hiện chính sách, chế độ đề ra
Thể chế chính sách được hình thành từ nhu cầu thực tế của các thành viêntrong xã hội cần được bảo vệ trước các nguy cơ bị rủi ro mà họ không tự bảo vệđược Tuy nhiên, không phải mọi thành viên trong xã hội đều có nhu cầu và có cơhội ngang nhau trong việc tham gia và thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội Ansinh xã hội được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã
Trang 32hội, ngay cả những nước coi an sinh xã hội là quyền của người dân, lộ trình để thựchiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân cũng phải kéo dài trong nhiều năm, thậm chíhàng thế kỷ: ví dụ Pháp, Đức cần khoảng 70 năm, Thụy Điển trên 100 năm, NhậtBản kéo dài khoảng 60 năm.
1.2.5.2 Thể chế tài chính
Thể chế tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn lựcthực hiện các chính sách an sinh xã hội Thể chế tài chính xác định cơ chế đối vớitừng loại chính sách, từng nhóm đối tượng (tỷ lệ đóng góp của người dân, người sửdụng lao động, của Nhà nước); cơ chế cân đối thu-chi, đầu tư phát triển quỹ; giá cả,
cơ chế và chất lượng cung cấp dịch vụ an sinh xã hội
Cơ chế tài chính của các hợp phần của an sinh xã hội không hoàn toàn giốngnhau Các loại hình bảo hiểm có thể áp dụng cơ chế có đóng có hưởng, còn đa sốhợp phần trợ giúp xã hội thì nguồn tài chính lại chủ yếu do ngân sách nhà nướccung cấp
Thể chế tài chính của hệ thống an sinh xã hội có mối quan hệ chặt chẽ vớichính sách thuế và tài chính và phụ thuộc vào mô hình hệ thống an sinh xã hội Ví dụ,các nước theo mô hình Nhà nước phúc lợi thường thu thuế cao (kể cả thuế thu nhập
cá nhân và thuế thu nhập gia tăng hoặc thuế xuất nhập khẩu cũng như các khoản lệphí khác) để có nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội tốt hơn cho mọi ngườidân Ngược lại, các nước theo mô hình Nhà nước xã hội khuyến khích tăng trưởngnhanh hơn nên thu thuế thấp hơn và chỉ thực hiện các chính sách an sinh xã hội ởmức thấp, với phạm vi chính sách và đối tượng bao phủ hạn chế
Trong thể chế tài chính, vấn đề hỗ trợ của nhà nước cho người tham gia hệthống an sinh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng Người nghèo, người lao động khuvực phi chính thức thường có thu nhập thấp và không ổn định, do vậy nếu không có
sự tài trợ của Nhà nước thì khó tham gia vào hệ thống an sinh xã hội
Việc bố trí nguồn tài chính cho các chính sách an sinh xã hội tuỳ thuộc vàotình hình kinh tế-xã hội của từng quốc gia Một số nước phát triển, ngân sách nhànước dành cho các chính sách an sinh xã hội có thể lên tới 30% tổng ngân sách nhà
Trang 33nước, hay khoảng 15% GDP, trong khi đối với các nước đang phát triển (trong đó
có Việt nam), chỉ khoảng dưới 5% GDP
1.2.5.3 Các đối tác tham gia
Các đối tác tham gia có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện cácchính sách an sinh xã hội, bao gồm: các đối tác khu vực nhà nước, khu vực tư nhân,các tổ chức chính trị-xã hội Mỗi nhân tố nêu trên đều có vai trò quan trọng và cómối quan hệ biện chứng với nhau, phụ thuộc và chi phối lẫn nhau, góp phần pháttriển hệ thống an sinh xã hội ổn định và bền vững
Các đối tác khu vực nhà nước gồm: các cơ quan lập pháp - Quốc hội thôngqua các luật về an sinh xã hội hoặc các luật riêng (luật bảo hiểm y tế, luật bảo hiểm
xã hội…) và giám sát việc thực hiện; các cơ quan hành pháp bao gồm các Bộ,ngành của Chính phủ quản lý hoạt động của từng chính sách theo các cấp (trungương, tỉnh, huyện, xã); các cơ quan tư pháp như tòa xã hội
Các đối tác tư nhân gồm: các công ty cung cấp dịch vụ an sinh xã hội (công
ty bảo hiểm, bệnh viện, trường học…); các nhóm tương trợ; gia đình, họ hàng, bạn
bè, cá nhân
Các hiệp hội, tổ chức từ thiện gồm: công đoàn; các nghiệp đoàn, các tổ chứckhác của người lao động; các tổ chức phi chính phủ; hội chức thập đỏ, nhà thờ
1.2.6 Kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện các chính sách an sinh
xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Ngay từ những ngày đầu Trung Quốc giành độc lập, các chính sách, chế độ
về an sinh xã hội đã được ban hành Năm 1950 chính sách nhằm trợ giúp và giảiquyết vấn đề công nhân thất nghiệp từ chế độ cũ để lại đã được triển khai Năm
1951, chính sách, chế độ bảo hiểm về hưu trí, tàn tật, tử tuất, ốm đau, chăm sóc y tế,tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản đã được đưa ra Sau đó Trung Quốc đãban hành một loạt các chính sách, chế độ về an sinh xã hội bao gồm cả cứu tế xãhội, chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt nhằm không ngừng đẩy mạnh và điều chỉnhcho phù hợp với nhu cầu nâng cao của xã hội Tuy nhiên, phạm vi của chế độ an
Trang 34sinh xã hội cho đến những năm giữa của thập kỷ 80 về cơ bản mới được thực hiện ởkhu vực thành phố và tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước.
Kể từ năm 1984, Trung Quốc tiến hành một loạt các cải cách đối với lĩnh vực
an sinh xã hội Năm 1984 bắt đầu cải cách chính sách hưu trí đối với lao động làmviệc trong các doanh nghiệp Năm 1986, ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp đốivới khu vực doanh nghiệp Nhà nước Các chính sách BHXH như thai sản, tai nạnlao động, chăm sóc y tế được cải cách và ban hành vào các năm 1994, 1996 và
1998 Năm 1999, chính sách bảo đảm mức sống tối thiểu được đưa ra và năm 2002
mô hình hợp tác xã y tế kiểu mới đối với khu vực nông thôn được thiết lập Nhữngcải cách và phát triển của hệ thống an sinh xã hội đã thực sự đóng góp vai trò quantrọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội
* Cấu trúc của hệ thống ASXH: Hệ thống an sinh xã hội ở Trung Quốc về cơbản bao gồm BHXH, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, chế độ đối xử và chăm sóc đặcbiệt, chính sách tương hỗ xã hội
- Chế độ về BHXH gồm: hưu trí, thất nghiệp, BHYT cơ bản, tai nạn lao động
và thai sản Quỹ BHXH bảo đảm mọi cá nhân được trợ cấp và hỗ trợ tài chính khituổi già, thất nghiệp, ốm đau, tai nạn lao động và sinh đẻ ở mức cơ bản Nguồn kinhphí để chi trả các chế độ này chủ yếu trên cơ sở đóng góp của người lao động vàchủ sử dụng lao động
- Chế độ cứu trợ giúp xã hội: nhằm cung cấp, hỗ trợ tài chính cho người dân
để đảm bảo duy trì mức sống tối thiểu Nhóm người được chế độ này quan tâm là:những người không có khả năng làm việc, không có khả năng kiếm tiền, có khảnăng kiếm tiền nhưng dưới mức tối thiểu và những người có khả năng kiếm việclàm nhưng tạm thời nghỉ vì tai nạn Nguồn kinh phí để chi chế độ này chủ yếu từngân sách địa phương và hỗ trợ của ngân sách Trung ương
- Chế độ phúc lợi xã hội: nhằm thực hiện 5 bảo đảm (ăn, mặc, ở, chăm sóc y
tế và chi phí mai táng) cho những người già, trẻ em mồ côi đang sống trong nhữnghoàn cảnh quá khó khăn Ngoài ra, các doanh nghiệp phúc lợi xã hội được khuyếnkhích để tạo ra các cơ hội việc làm đối với những người tàn tật Nguồn kinh phí
Trang 35thực hiện chế độ này được bố trí hàng năm trong ngân sách Trung ương và địaphương.
- Chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt: nhằm công nhận và hỗ trợ đối vớinhững người có đóng góp đặc biệt cho tổ quốc và xã hội như người có công vớicách mạng, quân nhân, cựu chiến binh
- Chính sách tương hỗ xã hội: nhằm khuyến khích và hỗ trợ đối với các tổchức xã hội mà thực hiện các hoạt động trợ giúp người đói, nghèo Các hoạt độngnày hiện chủ yếu cung cấp bởi tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, hội thanh niên, nhàtài trợ nhân đạo thuộc các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức trợ giúp hoạt độngtheo nguyên tắc tự nguyện
1.2.6.1 Kinh nghiệm của Ấn Độ
An sinh xã hội được thừa nhận tầm quan trọng trong những thời gian gầnđây, đặc biệt là để nhấn mạnh khía cạnh xã hội của toàn cầu hoá và phòng ngừanhững hậu quả bất lợi của cuộc khủng hoảng toàn cầu và trong nước thường xuyênảnh hưởng đến một bộ phận lớn lực lượng lao động khu vực phi chính thức
Các chương trình an sinh xã hội ở Ấn Độ có thể phân loại rộng rãi như (i)Khuôn khổ chương trình cải thiện sinh hoạt, (ii) nhắm đến các chương trình an sinh
xã hội để đo lương an sinh xã hội cho các đối tượng lao động khu vực phi chínhthức/ phi tổ chức và (iv) đo lường an sinh xã hội cho các đối tượng lao động khuvực chính thức/ tổ chức, chi tiết được đưa ra dưới đây:
Cải thiện mức sống cho người nghèo - Khuôn khổ chương trình SarvaShiksha Abhiyan (SSA: Giáo dục cho mọi người): Quyền được giáo dục (RTE),được ban hành năm 2009 và được thực thi từ 1.4.2010, đã đưa ra một nền tảng luậtđịnh cho việc phổ cập giáo dục SSA được ra mắt vào tháng 2, đã giải quyết nhucầuđược giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi 6 tuổi, tăng cường cơ sở hạ tầng giáo dụccủa việc xây dựng các trường học mới, xây dựng, cải tạo và mở rộng các công trìnhtrường học và cung cấp các tiện nghi khác như sách giáo khoa… Chương trình này
đã bao phủ đến 194 triệu trẻ em tại hơn 1.22 triệu nơi
Trang 36Về vấn đề đảm bảo nhà ở: Cho đến nay việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếurất được quan tâm, từ chương trình có tên gọi Indira Awas Yojana (IAY), việc hỗtrợ tài chính được điều chỉnh là Rs.45.000 / - ở vùng đồng bằng và Rs.48.500 / - ởđịa hình đồi núi được cung cấp cho phần thuộc đặc quyền trong việc xây dựng /nâng cấp đơn vị nhà ở Từ khi thành lập, 22.3 triệu nhà ở đã được xây dựng thuộcchương trình.
Về nước uống và vệ sinh môi trường: Chương trình quốc gia về nước uốngnông thôn (NRDWP) đảm bảo cung cấp đầy đủ nước uống, nấu ắn và những nhucầu nội tại khác trên cơ sở hợp lý ở những vùng nông thôn Tiếp cập vệ sinh môitrường khu vực nông thôn được hỗ trợ thông qua chương trình Tổng vận động vệsinh môi trường (TSC) theo cách tiếp cận cộng đồng-lãnh đạo, con người làm trungtâm với những bộ phận như là thông tin, giáo dục và truyền thông cho những nhucầu chung về thiết bị vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh của hộ gia đình, truyền thônghợp vệ sinh, vệ sinh trường học và giáo dục vệ sinh (SSHE)…
Về đảm bảo dinh dưỡng trẻ em: Dịch vụ Tích hợp phát triển trẻ em (ICDS)
là một chương trình dinh dưỡng và phát triển trẻ em được ra mắt vào năm 1975 vớimục đích cung cấp dinh dưỡng và thể trạng sức khoẻ của trẻ em từ 0-6 tuổi để giảm
tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và suy dinh dưỡng và tăng cường năng lực của các bà mẹ
để chăm sóc sức khoẻ và nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em Chương trình này bao phủkhoảng 89.3 triệu trẻ em và phụ nữ mang thai/ cho con bú.Chương trình bữa ăn trưa(MDM) phủ kín bậc giáo dục tiểu học (đến lớp 8) và hướng đến cung cấp thức ăn,bữa ăn trưa với các quy định, giá trị dinh dưỡng và lượng calo Khoảng 129 triệu trẻ
em được hưởng chương trình
Hệ thống mục tiêu phân phối thông tin: Hệ thống phân phối thông tin(TPDS) tại chỗ để trợ cấp lương thực cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.Chương trình này cũng tạo điều kiện cho sự vận hành của Đạo luật an ninh lươngthực quốc gia được đề xuất, đạo luật cũng sẽ hỗ trợ an ninh lương thực theo luậtđịnh cho các đối tượng dễ bị tổn thương
Trang 37Chương trình Annapurna: 10 kg lương thực cho 1 người 1 tháng sẽ đượccung cấp miễn phí trong chương trình này, được thực hiện từ 2000-01, đến cộngđồng người cao tuổi nghèo từ 65 tuổi trở lên, những người có thể có lương hưungười già những không được nhận nó.
Chương trình lao động tự làm việc và lao động hưởng lương: Chương trìnhSwarnajayanti Gram Swarojgar Yojana (SGSY): thuộc chương trình hỗ trợ tài chínhSGSY cung cấp cho các thành viên thuộc các gia đình dưới chuẩn nghèo để tăng thunhập chung thông qua sự kết hợp giữa thẻ tín dụng và hỗ trợ ngân hàng Chươngtrình Swarnajayanti Gram Swarojgar Yojana (SGSY) là một chương trình xoá đóigiảm nghèo đô thị theo định hướng việc làm
Chương trình mục tiêu an sinh xã hội cho người quá nghèo: Đạo luật quốcgia Mahatma Gandhi đảm bảo việc làm nông thôn (MGNREGA) hướng đến nângcao an ninh sinh kế cho người ở khu vực nông thôn bằng cách đảm bảo 100 ngàylương làm việc trong 1 năm tài chính đến 1 hộ gia đình nông thôn Đạo luật này phủkín 615 huyện và đã tạo việc làm cho khoảng 2900 triệu ngày làm việc năm 2010-
11 Chương trình cũng có tiềm năng nâng cấp cơ sở hạ tầng và gia tăng sản xuấtnông nghiệp do đó đã thay đổi bản đồ nghèo đói, nâng cao vị thế của phụ nữ vàngăn chặn nạn di cư Bên cạnh đó, Chương trình quốc gia Indira Gandhi về lương hưucho người già (IGNOAPS): Toàn thể cư dân trong chương trình (IGNOAPS) có đờisống dưới chuẩn nghèo (BPL) và trên 65 tuổi được nhận lương hưu là Rs 200/- mộttháng từ Chính phủ Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ lương hưu cho người cao tuổi trongkhoảng từ Rs 200/- đến Rs 1000/- một tháng Chương trình quốc gia Indira Gandhi vềlương hưu cho goá phụ (IGNWPS): Chương trình lương hưu IGNWPS được đưa đếncho goá phụ trong độ tuổi giữa 45 và 64 thuộc hộ gia đình BPL Mức lương hưu là Rs.200/- một tháng cho 1 đối tượng thụ hưởng được chi trả bởi Trung ương Nhà nước cóliên quan cũng được tưởng hỗ trợ một khoản ngang bằng cho 1 người
Chương trình quốc gia Indira Gandhi về lương hưu cho người khuyết tật(IGNDPS): Theo chương trình IGNDPS, một người thuộc chương trình BPL trong
độ tuổi 18-64 và thiệt thòi từ những khuyết tật nặng được hưởng mức lương đến Rs
Trang 38200/- một tháng bởi Trung ương và Nhà nước có liên quan cũng được tin tưởng chitrả một khoản ngang bằng.
An sinh xã hội cho lao động khu vực phi chính thức: Để đảm bảo phúc lợicho người lao động trong khu vực phi tổ chức, kể cả những lao động khác, bao gồmcông nhân dệt, công nhân thổ cẩm, ngư dân, công nhân cạo mủ nhựa, công nhân da,lao động trồng trọt,… Đạo luật an sinh xã hội cho lao động phi tổ chức, năm 2008
đã đặt ra đòi hỏi phải xây dựng và ban hành để hỗ trợ đời sống và phủ hàm người cảngười khuyết tật, phúc lợi sức khoẻ và mang thai, hỗ trợ người già và một vài phúclợi khác có thể xác định được
Bảo hiểm y tế: Rastriya Swasthya Bima Yojana (RSBY) là một chương trìnhbảo hiểm y tế cung cấp một thẻ thông minh không dùng tiền mặt với Rs.30.000/-cho một gia đình BHL có 5 người bao gồm tất cả các bệnh tồn tại trước đó, chi phívận chuyển và nằm viện Phúc lợi này có thể chuyển dịch bởi việc chia tách giá trịcác thẻ cho lao động di cư Hơn 25 triệu thẻ thông minh đã được cung cấp và độ baophủ của chương trình đang được mở rộng đến lao động trong ngành xây dựng, laođộng trong nước, công nhân mỏ than và công nhân MGNREGA, người bán hàngrong và công nhân khuân vác ngành đường sắt
Bên cạnh các chương trình bảo hiểm chính là BHXH và BHYT, Chính phủ
Ấn Độ còn triển khai một số chương trình bảo hiểm về tử tuất và khuyết tật, chươngtrình phúc lợi toàn diện cho thợ dệt thủ công, chương trình phúc lợi toàn diện chothợ thủ công, chương trình quốc gia về phúc lợi xã hội cho ngư dân, đào tạo nghề vàtạo việc làm
Kinh nghiệm của Mozambique
Tại Mozambique việc đăng ký khai sinh cho một bé gái mồ côi được thựchiện ở trường học Việc đăng ký khai sinh rất quan trọng để đảm bảo rằng mọi cánhân đều có thể tiếp cận các dịch vụ xã hội trong suốt cuộc đời họ
Năm 2008, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề xã hội của Mozambique đã đề nghị sựtrợ giúp từ ILO trong việc thiết kế sàn an sinh xã hội Kể từ đó, Chính phủMozambique đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về An sinh xã hội cơ bản (tháng 4
Trang 39năm 2010) và quy tắc của An sinh xã hội cơ bản (tháng 12 năm 2009) Trong khiMozambique đã có một vài chương trình bảo trợ xã hội (bao gồm cả các chươngtrình trợ cấp lương thực - một trong những chương trình lâu đời nhất của châu Phi)thì Chiến lược mới và khung pháp lý này không chỉ thể hiện cam kết pháp lý củachính phủ để thực hiện các quyền xã hội chủ yếu mà còn thiết lập mục tiêu phổ cập
an sinh xã hội cơ bản của Mozambique
Vì mục đích này, những quy tắc cho các nhiệm vụ của các văn bản an sinh xãhội cơ bản chịu trách nhiệm với Hội đồng Quốc gia về an sinh xã hội cơ bản - cơquan hành chính đứng đầu là Bộ phụ nữ và Hành động xã hội và sự tham gia củacác Bộ trưởng từ những bộ phận khác - với sự thực hiện của Chiến lược an sinh xãhội cơ bản Với những sự trợ giúp từ các cơ quan Liên hợp quốc, Mozambique đã
sử dụng công cụ định giá sàn an sinh xã hội và đánh giá để mô tả giá trị của mộtloạt các lựa chọn chính sách khả thi cho giai đoạn 2012 - 2015 với Chiến lược quốcgia về an sinh xã hội và phương pháp tiếp cận sàn an sinh xã hội
Bộ Phụ nữ và Hành động xã hội (MMAS) gần đây đã xác định một chiếnlược quốc gia về an sinh xã hội cơ bản (NBSSS) NBSSS nhằm mục tiêu thống nhất
và định hướng những nỗ lực của các bộ phận khác trong việc lập kế hoạch và việcthực hiện các hành động trong lĩnh vực an sinh xã hội cơ bản, nhằm tăng cường ansinh xã hội có đóng góp một cách hiệu quả hơn, và để góp phần vào giảm nghèo vàphát triển kinh tế - xã hội Chiến lược giúp thúc đẩy một cách tiếp cận tích hợp cho
an sinh xã hội với sự phối hợp thực hiện giữa cac cơ quan MMAS Bộ Giáo dục, Bộ
Y tế và Bộ Tư pháp
Bắt nguồn từ Chiến lược này thì các quy tắc của an sinh xã hội cơ bản đượcHội đồng Bộ trưởng được phê duyệt vào tháng 11 năm 2009 Trong sự phù hợp chặtchẽ với chiến lược, RBSS đã tổ chức an sinh xã hội cơ bản trong bốn bộ phận cóliên quan đến sàn an sinh xã hội:
- Hành động xã hội trực tiếp, được quản lý bởi MMAS bao gồm các chuyển giao
xã hội để giải quyết các nhu cầu của đa số người dễ bị tổn thương (người già, người
Trang 40khuyết tật, những người bị bệnh mãn tính và các hộ gia đình có trẻ em mồ côi và dễ bịtổn thương) và để đáp ứng cho những tình huống nhất thời dễ bị tổn thương;
- Hành động xã hội về y tế, được quản lý bởi Bộ Y tế và việc đảm bảo tiếpcận một cách phổ biến của những người dễ bị tổng thương đến chăm sóc sức khoẻban đầu;
- Hành động xã hội về Giáo dục, được quản lý bởi Bộ Giáo dục và thúc đẩy
sự tham gia của những người dễ bị tổn thương trong hệ thống giáo dục;
- Hành động xã hội về sản xuất, sự tham gia quản lý của các cơ quan khácnhau bao gồm các chương trình Bảo đảm xã hội thông qua việc làm, hướng tới nữgiới làm chủ trong gia đình, người khuyết tật và những người khác sống trong sựnghèo đói
1.2.6.2 Kinh nghiệm của Argentina
Ở Argentina, an sinh xã hội bao hàm một số lượng lớn các chính sách và cácchương trình chung cho cả an sinh xã hội cơ bản và các bộ phận khác của thang đo
an sinh xã hội đặc biệt là các chương trình đóng góp bắt buộc Sự phát triển của cácchương trình an sinh xã hội ở Argentina bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ 20
Từ những chương trình nhỏ lẻ, phân theo các nhóm và lộn xộn khi mới bắt đầu thì
đã được phát triển lớn lớn mạnh Ngày nay, không còn quan ngại gì nữa, Argentina
đã có một hệ thống an sinh xã hội rất phát triển góp phần quan trọng đến phúc lợicủa người dân Độ bao phủ của các chương trình chuyển giao rất được khuyếnkhích: 75% trẻ em và thanh thiếu niên được đảm bảo bởi chương trình giảm trừ giacảnh; 89% người từ 65 tuổi trở lên được hưởng phúc lợi hưu trí hoặc lương hưu và
ít nhất 350.000 người trong độ tuổi lao động được đảm bảo bởi các chương trình hỗtrợ thất nghiệp, những vấn đề liên quan đến việc gia nhập thị trường lao động vànguy cơ mất việc làm của ai đó Mặc dù đây là những con số tích cực, thì nhữngkhoảng trống về bao phủ và các thách thức khác vẫn tồn tại
Nhìn vào các chương trình và chính sách nói chung, có thể phân biệt thànhcác cấu phần khác nhau tạo nên thiết chế sàn an sinh xã hội trong việc tiếp cận các