1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng những lý luận cơ bản về hành vi khách hàng trong marketing để đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động nghiên cứu hành vi mua và sử dụng điện tại khu vực sân bay gia lâm

50 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 466 KB

Nội dung

Tuy hiện tại không có đối thủ cạnhtranh vì hiện vẫn là xí nghiệp độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng cho khudân cư sân bay Gia Lâm nhưng công ty vẫn áp dụng marketing- nghiên cứu

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cám ơn:

- Ban giám hiệu trường Đại học kinh tế quốc dân vì đã tạo điều kiên cơ sở vậtchất, hệ thống thư viện hiện đại với đầy đủ hệ thống thông tin giúp tôi thuận lợitrong việc tìm kiếm thông tin

- Các thầy cô trực thuộc Trung tâm đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao vàPOHE đã truyền thụ những kiến thức cơ bản để giúp em hoàn thành đề tài này

- Tôi xin cảm ơn thầy Vũ Tuấn Anh đã hết lòng hướng dẫn cũng như đưa ranhững góp ý chân thành giúp tôi hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài nên không thể không tránh khỏi cónhiều sai sót và hạn chế, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Thầy cô

để đề tài này được hoàn thiện hơn

Xin cám ơn quý thầy cô

Hoàng Ngọc Minh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG TRONG MARKETING 4

1.1 Hành vi khách hàng và sự cần thiết phải nghiên cứu hành vi khách hàng 4

1.1.1 Hành vi khách hàng 4

1.1.2 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi khách hàng 5

1.2 Nội dung nghiên cứu hành vi khách hàng 6

1.2.1 Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng và hành vi mua của người tiêu dùng 6

1.2.2 Nghiên cứu thị trường các tổ chức và hành vi của người mua là tổ chức 12

1.2.3 Nghiên cứu thị trường và hành vi mua của các doanh nghiệp sản xuất: 13

Chương 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG 21

2.1 Giới thiệu chung về xí nghiệp điện của Công ty cổ phần công trình Hàng không 21

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty chủ quản: 21

2.1.2 Giới thiệu về sơ đồ quản lý của xí nghiệp điện: 22

2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh 2011 – 2015 22

2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu hành vi khách hàng tại khu dân cư khu vực sân bay Gia Lâm 23

2.3 Hành vi mua điện sinh hoạt của người tiêu dùng 24

2.3.1 Thị trường tiêu dùng điện sinh hoạt 24

2.3.2 Hành vi mua điện sinh hoạt 25

Trang 3

2.4 Hành vi mua điện của tổ chức 27

2.5 Đánh giá công tác nghiên cứu hành vi khách hàng tại xí nghiệp điện thuộc Tổng công ty cổ phần Công trình hàng không 32

2.5.1 Những kết quả đạt được 32

2.5.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 33

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RÔNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐIỆN TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG 35

3.1 Định hướng phát triển của công ty cung cấpTổng công ty điện lực Long Biên 35

3.1.1 Quan điểm phát triển: 35

3.1.2 Mục tiêu phát triển: 36

3.1.3 Chiến lược phát triển: 36

3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động nghiên cứu hành vi khách hàng tại xí nghiệp điện thuộc Công ty cổ phần công trình hàng không 39

3.2.1 Giải pháp cho đặc trưng vùng địa lý 39

3.2.2 Giải pháp củng cố nghiệp vụ 39

3.3 Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động nghiên cứu hành vi khách hàng tại Tổng công ty cổ phần công trình hàng không 40

KẾT LUẬN 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đốikhông sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2016

Tác giả chuyên đề thực tập

Hoàng Ngọc Minh

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Doanh thu XN điện 2011 - 2015 23Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tiêu thụ hiện năng 24

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trước 1986 Việt nam theo đuổi con đường kinh tế kế hoạch hóa tập trungquan liêu bao cấp, trong đó Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữquyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối sản phẩm.Hàng hóa được nhà nước phân phát theo chế độ tem phiếu, không được mua bán tự

do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương nàysang địa phương khác Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phânphối lương thực, thực phẩm theo đầu người Lương đôi khi cũng được trả bằng hiệnvật Ở nhiều nơi kinh tế tự cung tự cấp vẫn còn tồn tại Sự phân phối hàng hóa bìnhquân và sự lưu thông của tem phiếu thay cho sự chu chuyển của tiền mặt vô hìnhchung đã kìm hãm sự trao đổi hang hóa giữa các vùng địa lý, giữa các quốc gia.Điều này dẫn đến một hệ lụy không thể tránh khỏi của kinh tế bao cấp ở Việt Namlúc đó: lạm phát tăng cao, thiếu lương thực, hàng hóa khan hiếm …trong khi nguồnnhân công lai rất dồi dào và rẻ mạt

Sau 1986 Việt Nam xóa bỏ bao cấp và phát triển theo con đường kinh tế thịtrường Đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặtchẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nền kinh tế này khuyến khích pháttriển mua bán hàng hóa, dịch vụ giữ các doanh nghiệp, các vùng miền, xuất khẩu rangoài biên giới Việt Nam Sư gia tăng về chủng loại, mẫu mã, số lượng và chấtlương hàng hóa dịch vụ cũng như sự đa dạng của các nguồn cung cấp làm cho cạnhtranh xuất hiện và ngày càng trở nên gay gắt Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp

là làm sao để vẫn đứng vững và có thể tiếp tục phát triển trong một thị trường cơman là các đổi thủ cạnh tranh đáng gườm Điều đó phải nhờ đến hoạt độngmarketing mà vấn đề nghiên cứu hành vi khách hàng luôn là mối quan tâm hàngđầu của hoạt động đó

Trang 7

Để nghiên cứu hành vi khách hàng doanh nghiệp phải trả lời những câu hỏitưởng chừng như khá giản đơn: Ai là khách hàng? Khách hàng mua cái gì? Tai saokhách hàng lại quyết đinh mua sản phẩm này mà không mua sản phẩm khác?Những ai tham gia vào quá trình mua? Khi nào họ mua? Mua ở đâu? Và họ muanhư thế nào? Nhưng nhờ đó mà doanh nghiệp có thể giải đạp được những đòi hỏimang tính nền tảng cho việc đề xuất các chiến lược đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.

Xí nghiệp Điện lực thuộc Công ty cổ phần công trình hàng không vốn mộtcông ty công trình lâu đời, vốn sở hữu hệ thống đường dây điện và trạm biến ápquanh khu vực dân cư của sân bay Gia Lâm Tuy hiện tại không có đối thủ cạnhtranh vì hiện vẫn là xí nghiệp độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng cho khudân cư sân bay Gia Lâm nhưng công ty vẫn áp dụng marketing- nghiên cứu hành vikhách hàng trong sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục

vu nhân dân tốt hơn vì cơ chế mua điện để thực hiện kinh doanh bán điện cho khudân và các công ty tổ chức trực thuộc khu vực sân bay Gia Lâm hiện là một cơ chế

đi đầu cho việc phá thế độc quyền của ngành điện lực Có thể vì vẫn mang mộtchút bản chất của một ngành kinh doanh độc quyền- một trong số những tàn dưhiếm hoi còn sót lại của nền kinh tế tâp trung nên việc nghiên cứu khách hàng củacông ty không tuân theo các bước nghiên cứu trong marketing thông thường nhưng

chính điều đó lại là điều hấp dẫn đối với tôi khi lựa chọn đề tài: Vận dụng những

lý luận cơ bản về hành vi khách hàng trong marketing để đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động nghiên cứu hành vi mua và sử dụng điện tại khu vực sân bay Gia Lâm

Vận dụng các kiến thức về marketing đã học trên giảng đường qua bộ mônmarketing căn bản cùng với dữ liệu tự tìm hiểu qua sách báo và tài liệu lưu hành nội

bộ công ty, qua khóa luận tốt nghiệp này tôi và các bạn cùng tìm hiểu về hoạt độngnghiên cứu hàn vi khách hàng tại xí nghiệp điện lực trực thuộc Công ty cổ phầncông trình hàng không

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp gồm 03 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hành vi khách hàng trong hoạt độngmarketing

Chương 2: Thực trạng hoạt động nghiên cứu hành vi khách hàng mua điện tạikhu dân cư sân bay Gia Lâm dưới sự phân phối của Công ty công trình hàng không.Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động nghiên cứu hành vikhách hàng mua điện tại khu dân cư sân ban Gia Lâm

Trang 9

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG

TRONG MARKETING

1.1 Hành vi khách hàng và sự cần thiết phải nghiên cứu hành vi khách hàng.

1.1.1 Hành vi khách hàng

Hành vi khách hàng là những suy nghĩ của con người trong quá trình mua sắm

và tiêu dùng bao gồm các hoạt động mua sắm sử dụng và sử lý các sản phẩm dịch

vụ Hành vi khách hàng là năng động và tương tác

Nghiên cứu hành vi khách hàng là nghiên cứu những phản ứng của kháchhàng, những yếu tố ảnh hưởng đên hành vi của khách hàng và những hoạt độngmarketing của doanh nghiệp Một số nội dung nghiên cứu thường được thực hiện:+ Đặc điểm của kháh hàng đối với một sản phẩm

+ Thói quen tiêu dùng của khách hàng

+ Nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì

Phương pháp nghiên cứu hành vi khách hàng là thu thập thông tin về kháchhàng qua:

+ Quan sát những hành vi hiện tượng xung quanh khách hàng

+ Điều tra người tiêu dùng: nhân viên bán hàng, đại lý, người bán lẻ qua cáccách liên lạc trực tiếp, thư hoặc điện thoại

+ Thông tin thứ cấp qua sách báo và các nghiên cứu khác

Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu hành vi khách hàng: trước khi mua sắm,

trong khi mua sắm, sau khi mua sắm và các nhân tố ảnh hưởng

Sau khi nghiên cứu hành vi khách hàng người ta sẽ hình thành được chiếnlược marketing cho doanh nghiệp mình trong việc phân đoạn thị trường, chiến lượcsản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị

Trang 10

1.1.2 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi khách hàng

- Nghiên cứu hành vi khách hàng làm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm,dịch vụ Nếu loại bỏ yếu tố độc quyền thì cạnh tranh là điều không thể thiếu trongkinh doanh Cạnh tranh là sự ganh đua về mặt kinh tế giữa các chủ thể trong nền sảnxuất hành hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất, tiêuthụ, tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình hay nói đơngiản hơn cạnh tranh là cách doanh nghiệp làm cho khách hàng luôn chọn lựa sảnphẩm của mình vì một đặc tính riêng nào đó mà doanh nghiệp khác không có từ đólàm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp Để có được tính cạnh tranh caodoanh nghiệp phải biết thiết kế sản phẩm của mình dựa trên những đặc điểm củakhách hàng đối với sản phẩm, thói quen tiêu dùng của khách hàng, nhận thức củakhách hàng đối với sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì, thói quen của khách hàng đối vớiviệc tiếp nhận các thông tin quảng cáo Điều đó không đâu xa chính là hoạt độngnghiên cứu hành vi khách hàng

- Bên cạnh đó kết quả của hoạt động nghiên cứu hành vi khách hàng còn là cơ

sở để xây dựng sản phẩm mới Bất kỳ sản phẩm nào cũng có vòng đời riêng của nó.Vòng đời sản phẩm à thời gian tính từ khi sản phẩm đó xuất hiện trên thị thườngcho đến khi sản phẩm đó biến mất khỏi thị trường Do vậy để đứng vững trên thịtrưởng thì việc thay đổi sản phẩm là một điều tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp.Một sản phẩm mới toanh khi ra đời có khá nhiều bất lợi so với các sản phẩm quenthuộc: chưa được nhiều người biết đến, chưa thâm nhập được vào thói quen tiêudùng, những nghi ngờ về giá cả chất lượng…nhưng nếu doanh nghiệp xây dựng sảnphẩm mới trên cơ sở nghiên cứu hành vi khách hàng thì những bất lợi này sẽ đượcgiảm thiểu đáng kể vì sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra đáp ứng được nhữngmong muốn bấy lâu của khách hàng tạo được niềm tin, sự thân thuộc và ngoài racòn mang đến cho khách hàng cảm giác thích thú khi được sử dụng sản phẩm từtrước đến nay chưa có trên thị trường

Nghiên cứu hành vi khách hàng là một trong mười vấn đề của marketing cănbản Nó nằm gọn trong một chương và là một trong những vấn đề được nghiên cứu

Trang 11

đầu tiên Như vậy có thể thấy đây là một vẫn đề khá quan trọng trong tổng thểnghiên cứu của marketing Trong kinh doanh cũng vậy, nghiên cứu hành vi kháchhàng không chỉ làm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp ích trong việcxây dựng sản phẩm mới mà nó còn là cơ sở góp phần xây dựng lên chiến lượcmarketing hợp lý xung quanh các vấn đề về phân đoạn thị trường, chiến lược sảnphẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược tiếp thị.

1.2 Nội dung nghiên cứu hành vi khách hàng

1.2.1 Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng và hành vi mua của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng hay còn gọi là khách hàng cá nhân, hộ gia đình Họ là một bộphận đông đảo nhất trong mọi đối tượng khách hàng, rất khác nhau về độ tuổi, giớitính, thu nhập, ước muốn…do đó những hành vi tiêu dùng hàng hóa của họ cũng vôcùng đa dạng và phong phú

Thị trường người tiêu dùng.

a) Khái niệm cơ bản

Người tiêu dùng là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụnhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân Họ là những người cuối cùng tiêudùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra Người tiêu dùng có thể là một cá nhân,một hộ gia đình hoặc một nhóm người

Thị trường tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng và cácnhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đíchthỏa mãn nhu cầu cá nhân

b) Đặc trưng cơ bản của thị trường người tiêu dùng

- Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng

- Khách hàng khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa….tạo nên sự phong phú và đa dạng về nhu cầu và ước muốn, sức mua và các đặc điểmkhác nhau trong hành vi mua sắm và sử dụng sản phẩm

- Cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội và sự tiến bộ của khoahọc ký thuật ước muốn, sở thích, các đặc tính về hành vi, sức mua của người tiêu

Trang 12

dùng… không ngừng biến đổi vừa tạo ra cơ hội vừa là rủi ro luôn thách thức các nỗlực marketing của doanh nghiệp

Hành vi mua của người tiêu dùng.

a) Khái niệm.

Hành vi mua của người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện

để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của mình( tiền bạc, thời gian, công sức,…)liên quan đến việc mua sắm hàng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân

b) Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng.

Mô hình hành vi người tiêu dùng được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa bayếu tố: các kích thích, “ hộp đen ý thức” và những phản ứng đáp lại các kích thíchcủa người tiêu dùng

- Các kích thích: là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu dùng cóthế gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Gồm hai nhóm chính:

+ Các tác nhân kích thích của marketing: sản phẩm, giá bán, cách thức phânphối và các hoạt động súc tiến

+ Các tác nhân kích thích không thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của cácdoanh nghiệp: môi trường kinh tế, cạnh tranh, chính trị, văn hóa, xã hội…

- Hộp đen ý thức của người tiêu dùng: là cách gọi bộ não của con người và cơchế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lý các kích thích và đề xuất các giảipháp Gồm hai phần:

+ Đặc tính của người tiêu dùng

+ Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng: là toàn bộ lộ trình ngườitiêu dùng thực hiện các hoạt động liên quan đến sự xuất hiện của ước muốn,tìm kiếm thông tin, mua sắm tiêu dùng và những cảm nhận họ có được khi tiêudùng sản phẩm

Những đáp lại các kích thích của người tiêu dùng: là những phản ứng ngườitiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được: hành vi tìmkiếm thông tin hàng hóa, dịch vụ; lựa chọn hàng hóa, nhãn hiệu, nhà cung ứng; lựachọ thời gian địa điểm khối lượng mua sắm…

Trang 13

c) Các yếu tố ảnh hưởng đên hành vi mua của người tiêu dùng

- Văn hóa

Văn hóa gồm những giá trị, quan điểm, niềm tin và hành vi chung mà mộtcộng đồng cùng xây dựng, tin tưởng và chia sẻ Văn hóa được truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khách qua quá trình học hỏi của cá nhân và xã hội Văn hóa không bấtbiến, nó chịu tác động của điều kiện xã hội, điều kiện sống Văn hóa thể hiện hìnhthái của nó trong hầu hết các hoạt động văn hóa xã hội nhưu: văn học, nghệ thuật,điện ảnh, thiết kế, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ…

Văn hóa bao gồm những thành tố nhỏ hơn là văn hóa phụ là các bộ phận trongmột nền văn hóa, các thành viên của nhóm có những dạng đặc biệt và thuộc nhữngthành phần xã hội riêng Văn hóa phụ bao gồm quốc tịch, tôn giáo, sắc tộc và khuvực địa lý Cả văn hóa và văn hóa phụ đều có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùngcủa mỗi cá nhân Mỗi nền văn hóa khác nhau do có những giá trị và niềm tin khácnhau sẽ có những hành vi tiêu dùng khác nhau

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong nhận thức của mỗi cá nhân và gia đìnhcũng là một nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi ngườitiêu dùng

Vai trò và địa vị xã hội: mỗi cá nhân tham gia vào rất nhiều nhóm, tổ chứctrong suốt cuộc đời họ vai trò cũng như vị trí xã hội của mỗi cá nhân có ảnh hưởngrất lớn đến cách nhận thức cũng như hành vi tiêu dùng của họ, trong mỗi giai đoạncủa cuộc đời vai trò và vị trí xã hội của cá nhân thay đổi và do vậy hành vi tiêudùng của họ cũng thay đổi theo

Trang 14

- Yếu tố bản thân

Hành vi tiêu dùng cá nhân chịu ảnh hưởng của các đặc tính cá nhân như: tuổi tác,giai đoạn cuộc đời, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, cách sống, cá tính và nhận thức.Tuổi tác, giai đoạn cuộc đời: các sản phẩm và dịch vụ mà cá nhân mua sẽ córất nhiều thay đổi theo tuổi tác và giai đoạn cuộc sống của họ

Nghề nghiệp khác nhau dẫn đến nhu cầu khác nhau về hàng hóa và dịch vụ.Điều kiện kinh tế của mỗi cá nhân có ảnh hưởng lớn đến cách thức hưởng thụ

và hành vi mua của họ

Cách sống của mỗi cá nhân là cách thức tồn tại củ mỗi cá nhân được diễn đạtthông qua các hành vi, sở thích và quan điểm của cá nhân đó Lối sống chính là bảnsắc là cách thức mà con người giao tiếp với môi trường sống các cá nhân trongcùng một nhóm văn hóa, cùng địa vị xã hội, nghề nghiệp có thể có cách sống hoàntoàn khác nhau

Cá tính, nhân cách, khả năng nhận thức của mỗi cá nhân cũng có những ảnhhưởng rất cụ thể và rõ nét lên hành vi tiêu dùng của cá nhân

để tìm cach thỏa mãn nhu cầu

Học tập là quá trình thay đổi hành vi của con người dựa và kinh nghiệm củabản thân Học tập là quá trình thông qua các dụng cụ hỗ tương giữa các hướng dẫn,kích thích, chỉ bảo và phản ứng củng cố Con người học tập để suy diễn và phânbiệt sau khi mua một nhãn hàng nào đó

Niềm tin và thái độ: qua hành đông học tập con người hình thành niềm tin vàthái độ sống của mình Niềm tin và thái độ tạo cho con người có mô hình hành vi ổnđịnh Nhà tiếp thị cần có những thay đổi thích hợp để thích ứng với niềm tin và thái

độ của khách hàng hơn là cố gắng thay thế niềm tin của họ

Trang 15

d) Quá trình thông qua quyết định của người mua

Các bước của quá trình quyết định mua

Kết luận từ sơ đồ “ Quá trình quyết định mua”

- Mua là một quá trình, trong mỗi bước người tiêu dùng phải có những quyếtđịnh cụ thể được xem như là những bậc thang về nhận thức mà hành động mua chỉ

là bậc cuối cùng

- Năm giai đoạn của quyết định mua được sử dụng để mô tả tống quoát

và đầy đủ hành vi mua mang tính chất lý thuyết Trong những tình huống cụthể, một người mua cụ thể không nhất thiết phải bao hàm đầy đủ các bước nói trên

Giai đoạn 1: Nhận biết nhu cầu

Nhận biết nhu cầu là cảm giác của người tiêu dùng về một sự khác biệt giữatrạng thái hiện có với trạng thái họ mong muốn

Nhu cầu có thể phát sinh do kích thích bên trong hoặc bên ngoài hoặc cả hai.Khi nhu cầu trở lên bức xúc người tiêu dùng sẽ hành động để thỏa mãn

Nhiệm vụ của Markeitng trong giai đoạn này: nghiên cứu người tiêu dùng,phát hiện những loại nhu cầu nào đang phát sinh? Cái gì tạo ra chúng? Người tiêudung muốn thỏa mãn chúng bằng những sản phẩm, dịch vụ cụ thể nào?

Giai đoạn 2: Tìm kiếm thông tin

Khi sự thôi thúc của nhu cầu đủ mạnh, người tiêu dùng thường tìm kiếm thôngtin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu và ước muốn củamình Cường độ của việc tìm kiếm thông tin cao hay thấp tùy thuộc vào sức mạnhcủa sư thôi thúc; khối lượng thông tin mà người tiêu dùng đã có, tình trạng của việccung cấp các thông tin bổ sung

Mức độ ảnh hưởng của các nguồn tin nói trên thay đổi tùy theo loại sản phẩm

và đặc tính của khách hàng

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các phương án

Quyết định mua

Đánh giá sau mua Nhận biết

nhu cầu

Trang 16

Kết quả của việc thu thập thông tin làm cho người tiêu dùng có thể biết đượccác loại sản phẩm hoặc thương hiệu hiện có trên thị trường Ở giai đoạn nàymarketing cần chú ý đến những vấn đề cụ thể sau:

- Có những kênh thông tin mà người tiêu dùng có thể tiếp cận để thu thậpthông tin liên quan đến nhu cầu của họ

- Nguồn tin nào gây ảnh hưởng quan trong tới việc tiếp nhận sản phẩm hoặcthương hiệu của doanh nghiệp vào” bộ sưu tập nhãn hiệu” của người tiêu dùng

- Những loại thông điệp và kênh thông tin nao phù hợp để người tiêu dùng dễdàng và thuận lợi trong việc tiếp cận và sử lý thông tin mà họ cần

Giai đoạn 3: Đánh giá các khả năng thay thế

Người tiêu dùng sẽ xử lý thông tin để đánh giá các thương hiệu có khả năngthay thế nhau, nhằm tìm kiếm được thương hiệu theo họ là hấp dẫn nhất Trong giaiđoạn này marketing cần kiểm soát những cách thức người tiêu dùng sẽ sử dụngtrong đánh giá các thương hiệu có khả năng cạnh tranh với nhau qua những khuynhhướng cơ bản:

- Người tiêu dùng thường coi sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính phản ánhlợi ích của sản phẩm mà họ mong đợi: đặc tính kỹ thuật, lý- hóa; đặc tính sử dụng;đặc tính tâm lý; những đặc tính kết hợp

- Người tiêu dùng có khuynh hướng phân loại về mức độ quan trọng của cácthuộc tính Thuộc tính quan trọng nhất là thuộc tính đáp ứng được những lợi ích màngười tiêu dùng mong đợi ở sản phẩm, dịch vụ trong việc thỏa mãn nhu cầu

- Người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng niềm tin của mình gắn vớicác thương hiệu họ đồng nhất niềm tin của mình về sản phẩm với hình ảnh củathương hiệu

- Người tiêu dùng có xu hướng gán cho mỗi thuộc tính của sản phẩm một chứcnăng hữu ích Họ sẽ hcon những sản phẩm hoặc thương hiệu nào đem lại cho họtổng giá trị tạo sự thỏa mãn tối đa so với những cho phí mà họ bỏ ra đẻ mua sắm và

sử dụng sản phẩm hay thương hiệu đó

Trang 17

Giai đoạn 4: Quyết định mua

Hình 1.1 Sơ đồ quyết định mua của khách hàng

Nhiệm vụ của marketing trong giai đoạn này là tháo gỡ ảnh hưởng của các yếu

tố kìm hãm quyết định mua của người tiêu dùng bằng cách nghiên cứu thị trườngmột cách nghiêm túc; đồng thời triền khai các hoạt đông xúc tiến( quảng cáo,khuyến mãi, PR…) và phân phối một cách hiệu quả

Giai đoạn 5: Đánh giá sau khi mua

Theo các chuyên gia marketing: “một khách hàng hài lòng là người quảng cáotốt nhất của chúng ta”

Khi khách hàng không hài lòng, biểu hiện thường thấy nhất là: hoàn trả lại sảnphẩm hay tìm kiếm những thông tin bổ sung để giảm bớt sự khó chịu mà sản phẩmmang lại Ở mức độ cao hơn họ tẩy chay, tuyên truyền xấu về sản phẩm về doanhnghiệp Tất cả nhừng tình huông trên đều bất lợi cho quá trình mua tiếp theo củakhách hàng hiện có và ảnh hưởng xấu đến khách hàng tiềm ẩn

1.2.2 Nghiên cứu thị trường các tổ chức và hành vi của người mua là tổ chức.

Ý định mua

Thái độ của người khác ( gia đình, bạn bè, dư luận…)

Những yếu tố trong hoàn cảnh ( những rủi ro đột xuất, sẵn có của sản phẩm, các điều kiện liên quan đến giao dịch, thanh toán, dịch vụ

sau thanh toán…)

Quyết định mua

Trang 18

Phần này chúng ta xem xét về hành vi một nhóm khách hàng khác Họ khôngphải là những người tiêu dùng hay những hộ gia đình mà họ là các tổ chức, cáccông ty hay các cơ quan chính phủ Ta tạm gọi nhóm khách hàng này là nhómkhách hàng tổ chức Các khách hàng này mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng trựctiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình Do tồn tại sự khácbiệt về tính chất và nhu cầu giữa khách hàng tổ chức và khách hàng tiêu dùng chonên cũng cần hiểu rõ sự khác biệt giữa hành vi của hai dạng khách hàng này nhằmtiếp cận và vận dụng đúng các công cụ tiếp thị phù hợp.

1.2.3 Nghiên cứu thị trường và hành vi mua của các doanh nghiệp sản xuất:

a) Thị trường các DNSX

- Thị trường các doanh nghiệp sản xuất bao gồm tất cả các cá nhân và các tổ

chức mua sắm sản phẩm, dịch vụ vì mục đích sản xuất ra những hàng hóa hay dịch

vụ khác để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người khác, kiếm lợi nhuận

- Đặc trưng cơ bản của thị trường các DNSX

- Thị trường DNSX cs quy mô lớn, danh mục hàng hóa, khối lương tiền tệ chuchuyển lớn hơn nhiều thị trường người tiêu dùng

- Cầu của thị trường mua hàng TLSX mang tính chất thứ phát vì cầu hàngTLSX rốt cuộc đều bắt nguồn từ cầu hàng tiêu dùng do TLSX đó tạo ra

- Cầu hàng TLSX có độ co giãn về giá rất thấp nghĩa là tổng cầu về hàngTLSX ít bị thay đổi khi giá hàng TLSX thay đổi

- Mức độ cầu về TLSX lớn hơn nhiều so với cầu hàng tiêu dùng

- Thị trường các DNSX thường tập chung theo vùng địa lý

- Khách hàng thường rất lớn, thậm chí một số thị trường chỉ có một vài kháchhàng chi phối toàn bộ hoạt động mua và bán

- Tổ chức hoạt động mua sắm TLSX thường có sự tham gia của nhiều thànhviên và việc mua sắm mang tính chất chuyên nghiệp

Trang 19

b) Hành vi mua của các doanh nghiệp.

- Mô hình hành vi mua TLSX

Hình 1.2 Mô hình hành vi mua

- Các dạng chính của việc mua sắm TLSX

- Mua lặp lại không có sự thay đổi( mua theo thông lệ): là tình huống ngườiđược giao nhiệm vụ mua hàng thực hiện các đơn đặt hàng có tính chất lặp lại, khôngcần có sự điều chỉnh, sửa đổi trong các lần mua

- Mua lặp lại có sự thay đổi: là tinh huống mua trong đó người mua đưa ranhững đơn đặt hàng lặp lại, nhưng có những yêu cầu điều chỉnh thay đổi liên quatới quy cách, tính năng, giá bán, và những điều kiện cung ứng khác, kể cả việcichuyển đổi người cung ứng khác

- Mua cho nhu cầu nhiêm vụ mới: những nhiêm vụ mới trong sản xuất buộccác doanh nghiệp phải mua sắm lần đầu những TLSX và dịch vụ cần thiết

- Những người tham gia vào quá trình mua.

- Người sử dung: là người sử dung TLSX Trong nhiều trường hợp họ đóngvai trò là người khởi sướng nhu cầu về TLSX cần mua sắm

- Người ảnh hưởng: là người có ảnh hưởng đến các quyết đinh mua sắm họgiữ các nhiệm vụ quan trọng như: xác đinh các đặc tính kỹ thuật của TLSX, cung

Phản ứng đáp lại

Lựa chọn nhà cung ứng

Số lượng đặt mua Điều kiện và thời hạn giao hàng Dịch vu sau bán hàng Điều kiện thanh toán

Quá trình quyết định mua

Trang 20

cấp các thông tin, đánh giá, lựa chọn khả năng sử dung thay thế các mặt hàng.

- Người quyết định: là người đóng vai tò quyết định việc lựa chọn mặt hàng vànhững người cung ứng Họ là những người có thẩm quyền của tôt chức mua

- Người mua: là những người trực tiếp làm nhiệm vụ giao dịch, mua sắmTLSX Họ giữu vai trò quan trọng tong việc lựa chọn địa điểm bán hàng, các điềukiên liên quan đến thời hạn, phương thức thanh toán, giao hàng

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua TLSX

- Môi trường: tình trạng của nền kinh tế hiện tại và trong tương lai, mức cầu

cơ bản, lạm phát, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, hoạt động điều tiếtcủa chính phủ, mức độ gay gắt trong cạnh tranh Những người cung ứng trên thitrường TLSX thường xuyên phải theo giõi một cách chặt chẽ những dự báo kinh tế

để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình

- Đặc điểm của tổ chức mua TLSX: mỗi doanh nghiệp TLSX đều có nhữngmục tiêu, các chính sách, những phương pháp làm việc và cơ cấu tổ chức riêng củamình như có bao nhiêu người tham gia vào việc thông qua quyết đinh mua? Họ lànhững ai? Họ sử dung tiêu chuẩn đánh giá nào? Môi trường làm việc của doahnghiệp có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực nào tới hoạt động của các thành viêntrong doanh nghiệp?

- Yếu tố thuộc về cá nhân: mỗi cá nhân tham gia vào quá trình quyết định muađều mang theo những động cơ, nhận thức và sở thích riêng của mình Tất cả nhữngcái đó tùy thuộc vào tuổi tác, mức thu nhập trình độ học vấn, cương vị công tác vàkiểu nhân cách

- Yếu tố quan hệ cá nhân: việc mua sắm TLSX được thực hiện bởi nhữngthành viên có cương vị, quyền hạn và năng lực khác nhau Giữa họ có sự tương

hỗ trong thực hiện các công việc mà doanh nghiệp giao phó cho trung tâm mua.Mối quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến phương thức ra quyết đinh và “ không khílàm việc” của một tổ chức Các doanh nghiêp có “ không khí làm việc” nề nếp,tích cực, các quyết định mua của họ sẽ được quyết định nhanh chóng, có hiệuquả và ngược lại

Trang 21

- Các bước của tiến trinh mua:

- Giai đoạn 1: Nhận thức vấn đề Tiến trình mua được bắt đầu từ lúc có ai đótrong doanh nghiệp ý thức được vấn đề ( hay nhu cầu) cần phải mua săm TLSX.Nhận thức được vấn đề có thể xảy ra như một kết quả của kích thích bên trong hoặcbên ngoài

- Giai đoạn 2: Mô tả khái quát nhu cầu Sau khi ý thức được nhu cầu, ngườimua TLSX bắt tay vào việc xác định đặc tính chung của hàng hóa để xác đinh mặthàng và khối lượng cần mua

- Giai đoạn 3: Đánh giá các đặc tính tư liệu sản xuất việc đánh giá các đặctính TLSX được thực hiên bởi một nhóm các chuyên gia kỹ thuật do ban lãnh đạodoanh nghiệp quyết định Nhiệm vụ của họ là dựa vào việc phân tích các giá trị đểxác đinh ưu thế của hàng hóa TLSX không chỉ ở phương diện kỹ thuật mà cảphương diện kinh tế

- Giai đoạn 4: Tìm kiếm người cung ứng ở giai đoạn này người mua TLSX

cố gắng phát hiên những người cung ứng thích hợp nhất Họ tiến hành phân tích cácdoanh nghiệp cung ứng TLSX dựa vào các nguồn thông tin khác nhau

- Giai đoạn 5: Yêu cầu chào hàng Ở giai đoạn này doanh nghiệp mua TLSX

sẽ mời các nhà cung ứng thuộc diện lựa chon trực tiếp chào hàng Người mua sẽ sosánh tiêu chuẩn mà họ yêu cầu về TLSX với những tiêu chuần mà người chào hàngđưa ra để quyết định chọn người cung ứng

- Giai đoạn 6: Lựa chọn nhà cung ứng Trong giai đoan này các thành viên củatrung tâm mua sẽ nghiên cứu kỹ thuật kỹ lưỡng các bản chào hàng và lựa chonngười cung ứng Họ không chỉ phân tích, xem xét năng lực kỹ thuật mà còn có khảnăng thực hiên hợp đồng và dịch vụ sau khi bán hàng cảu các doanh nghiệp cungứng đang cạnh tranh với nhau

- Giai đoạn 7: Làm các thủ tục đặt hàng Đây là bước người mua thực hiện cácthủ tục đặt hàng với người bán Phần lớn công việc thực hiện tỏng các bước nàymang tính chất nghiệp vụ do các nhân vien mua hàng chuyên nghiệp cùng với các

Trang 22

hạn hai bên cùng thỏa thuận.

- Giai đoạn 8: Đánh giá việc thực hiện Trong giai đoạn này người mua tiếnhành xem xét việc thực hiện của bên bán Để duy trì được khách hàng mua chonhững hợp đồng tiếp theo, người bán phải biết được mức độ hài long của người mua

về các hoạt động mua bán mà hai bên đã ký kết và thực hiện họ phải tiên liệu đượccác tiêu chuẩn mà người mua sử dụng để đánh giá chất lượng những nỗ lực của họ

và tìm cách thỏa mãn những nhu cầu mà người mua mong đợi để biết được thái độcủa người mua TLSX, các doanh nghiêp cung ứng thường sử dung phương pháptiếp xúc trực tiếp và yêu cầu bên mua cho biết những ý kiến đánh giá của họ

Nghiên cứu thị trường và hành vi mua của các tổ chức thương mại

a) Thị trường các TCTM

Thị trường các TCTM bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua hàng hóa

đề bán lại hoặc cho thuê nhằm mục đích kiếm lời Nói một cách cụ thể hơn họ chính

là những người bán buôn và bán lẻ các loại hàng hóa dịch vụ Khi họ mua có thểxem họ đóng vai trò như người mua TLSX Hàng hóa mà họ lựa chọn mua do ngườimua lại của họ quyết định chứ không phải là chính bản thân họ

Đặc điểm của thị trường các TCTM

Danh mục và chủng loại hàng hóa họ mua sắm rất phong phú và đa dạng Cóthể nói rằng họ là người mua “tất cả những gì mà họ bán được” để kiếm lời

b) Hành vi mua của các tổ chức thương mại

- Các quyết đinh mua của TCTM

- Kinh doanh chủng loai hàng hóa riêng biệt: tức là họ chỉ mua bán một loạihàng hóa, chỉ có một người sản xuất

- Kinh doanh theo chiều sâu: kinh doanh nhiều mặt hàng tương tự do nhiềungười sản xuất

- Kinh doanh rộng: kinh doanh một chủng loại có nhiều mặt hàng có liên quanvới nhau

- Kinh doanh hỗn hợp: mặt hàng kinh doah bao gồm nhiều chủng loại khác nhau.Quyết định về danh mục hàng hóa kinh doanh của TCTM đưa người cung ứng

Trang 23

hàng hóa vào những tình huống cạnh tranh khác nhau, buộc người cung ứng phải cóchiến lược marketing-mix phù hợp với từng quyêt định của họ.

- Các thành viên tham gia vào tiến trinh mua của TCTM

Các thành viên tham gia vào tiến trình mua của TCTM tùy thuộc vào ngườibán sỉ hoặc bán lẻ, quy mô hoạt động kinh doanh

Trong các doanh nghiệp lớn việc mua hàng kinh doanh do những người cótrình độ chuyên nghiệp phụ trách Họ được đào tạo và tổ chức giống như các trungtâm mua TLSX của các doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp nhỏ hoặc hộ gia đình, người chủ thường đảm nhiệmviệc lựa chọn và mua hàng hóa

- Một số đặc trưng trong hành vi mua của TCTM

- Với những loại hàng hóa thông thường TCTM căn cứ vào lượng hàng tồnkho để thực hiện các đơn đặt hàng tiếp theo Việc lựa chọn người cung ứng căn cứvào mức độ hài long về hàng hóa, sư phục vụ và các điều kiện khác mà người cungứng đem lại cho họ

- TCTM luôn căn cứ vào sự biến động về doanh số và mức lời mà họ đạt đượclàm căn cứ thỏa thuận với người cung ứng về giá cả So với hàng TLSX sự biếnđộng của số lượng hàng mua, giá cả diễn ra thường xuyên hơn vì cầu về các mặthàng TCTM kinh doanh kém ổn định hơn cầu của các mặt hàng TLSX

- Ngoài yếu tố giá cả tổ chức thương mại còn lựa chọn một số tiêu chuẩn để raquyết định lựa chọn nhà cung cấp: sự hấp dẫn của hàng hóa, sự hứa hẹn của chươngtrình quảng cáo và xúc tiến bán hàng mà người cung ứng áp dụng cho người tiêuthụ, những điều kiện hỗ trợ và những ưu đãi khác mà người cung ứng dành cho họ

- Xu thế phổ biến hiện nay, năng lực kinh doanh của người bán hàng ngàycàng được hoàn thiện Là người trực tiếp xúc tiến với người tiêu thụ cộng với sự hỗtrợ của phương tiện tiên tiến TCTM đã có những bước tiến đáng kể trong kỹ thuậtmua và bán Nhiều TCTM đạt quy mô kinh doanh khổng lồ Sản phẩm của nhiềungười cung ứng đã đem nhãn hiệu của những TCTM, chịu sự chi phối của họ

Nghiên cứu thị trường và hành vi mua của các tổ chức Nhà nước:

Trang 24

a) Thị trường mua của các tổ chức nhà nước.

Thị trường các tổ chức Nhà nước bao gồm những tổ chức của chính phủ và

các cơ quan địa phương, mua hay thuê những mặt hàng cần thiết đẻ thực hiện nhữngchức năng cơ bản theo sự phân công của chính quyền

b) Hành vi mua của các tổ chức nhà nước

- Người tham gia vào tiến trinh mua của các TCNN

Các cấp tôt chức nhà nước từ trung ương đến địa phương đảm nhiệm các chứcnăng xã hôi giao phó cho họ bao gồm: tổ chức nhân sự (các bộ, ban, ngành tổ chứchành chính các cấp) , các tổ chức quân sự (bộ quốc phòng, binh chủng, quân chủng

và các tổ chức quân sự các cấp), các trường học, bệnh viện…

Các tổ chức trên thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, song hoạt động của họđều mang tính chất thương mại Thể thức, thủ tục mua bán của họ mang tính chấtriêng biệt mà người cung ứng phải nghiên cứu

- Các quyết đinh mua của người mua là tổ chức nhà nước.

Khi mua sắm hàng hóa và dịch vụ mỗi một tổ chức nhà nước cần phải thôngqua hàng loạt các quyết định: mua loại hàng hóa dịch vụ nào? Trong mỗi loại sốlượng mua là bao nhiêu? Mua của người cung ứng nào? Chi phí mua sắm là baonhiêu? Cần yêu cầu dịch vụ nào sau khi mua

Vì bị giới hạn về tài chính ( chỉ được phép chi tiêu theo quy định của nhànước) nên các quyết định mua của các tổ chức nhà nước dựa trên cớ sở có thể giảmtối đa phần chi tiêu của ngân sách dành cho họ Do đó các khách hàng là các tổchức nhà nước có xu hướng tìm kiếm các nhà cung ứng đáp ứng được yêu cầu của

họ với chi phí rẻ nhất

- Những nhân tố ảnh hưởng tớ hành vi của các tổ chức nhà nước.

Cũng như mọi khách hàng khi mua sắm hàng hóa các tổ chức nhà nước cùngchịu sự chi phối của các nhân tố: môi trường, tổ chức, tương quan cá nhân và cánhân những người tham gia vào tiến trình mua Điều nổi bật trong việc mua sắm củacác tổ chức nhà nước là người mua, tổ chức mua bị giám sát một cách chặt chẽ của

cả các tổ chức lẫn công chúng Những tổ chức làm nhiệm vụ thanh tra gồm: sự giám

Trang 25

sát của Quốc hội, thanh tra chính phủ, cơ quan kiểm soát nhà nước…công chúng vàcác tổ chức của họ cũng có quyền hạn rất lớn trong việc giám sát này.

Để thuận lợi cho việc kiểm tra và giám sát nên việc nua sắm của những ngườinhân danh các tổ chức nhà nước phải thực hiện rất nhiều thủ tục giấy tờ và cácnguyên tắc hành chính phức tạp Trong nhiều trường hợp gây khó khăn hoặc làmchậm tiến độ cho hoạt động mua bán Người bán có thể đề xuất việc giảm bớt cácthủ tục rườm rà hoặc không quan trọng Song tuyệt đại bộ phận các trường hợpngười bán nên gữi thái độ chấp thuận

- Cách thức thực hiên quyết định mua của các tổ chức nhà nước

Có hai phương thức mua mà các tổ chức nhà nước thường áp dụng là đấu thầucông khai và hợp đồng dựa vào thương lượng

Khi sử dung phương pháp đấu thầu công khai, các tổ chức mua của nhà nướcyêu cầu những người cung ứng có trình độ chuyên môn gửi đơn chào hàng, mô tảchi tiếu về nội dung bán và các điều kiện gia dịch Hợp đồng thường được trao chonhững người có giá chào hàng thấp nhất Trong trường hợp này người cug ứng phảicân nhắc khả năng đáp ứng các yêu cầu của người mua hàng hóa bao gồm: nhữngyêu cầu về đặc tính kỹ thuật, yêu cầu về giao hàng để thắng trong trường hợp đấuthầu Song không thể loại bỏ việc bảo vệ danh tiếng cho nhãn hiệu doanh nghiệp.Khi sử dung phương pháp hợp đồng theo các kết quả thương lượng, tổ chứcmua là nhà nước thường làm việc với một hay nhiều doanh nghiệp và tiến hànhthương lượng trực tiếp để ký hợp đồng với một doanh nghiệp trong đó theo cácđiều kiện đã được hai bên nhất trí Phương pháp này thường được sử dung theonhững dự án phức tạp, đòi hỏi những chi phí lớn về nghiên cứu, thiết kế, thử nhiệm

và mức độ rủi ro cao trong những trường hợp không có sự cạnh tranh thực sự Việcthi hành hợp đồng được kiểm soát thường xuyên và trong trường hợp người cungứng được lợi nhuận quá mức thì hợp đồng có thể được xem xét lại

Ngày đăng: 11/07/2016, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w