YRC Giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối Việt NamYRC Giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối Việt NamYRC Giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối Việt NamYRC Giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối Việt NamYRC Giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối Việt Nam
Trang 11 Mục lục
Danh mục từ viết tắt 3
Danh mục đồ thị 4
Danh mục biểu đồ 4
Danh mục bảng số liệu 4
Lời mở đầu 5
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự trữ ngoại hối 10
1.1 Tổng quan về dự trữ ngoại hối 10
1.1.1 Khái niệm ngoại hối, dự trữ ngoại hối 10
1.1.2 Các tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối 11
1.1.3 Vai trò của dự trữ ngoại hối 12
1.2 Quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia 16
1.2.1 Các công cụ và phương pháp điều hành quản lý dự trữ ngoại hối
16 1.2.1.1 Quỹ dự trữ ngoại tệ và quản lý quỹ dự trữ ngoại tệ 17
1.2.1.2 Quỹ bình ổn tỉ giá và giá vàng, quản lý quỹ bình ổn tỉ giá và giá vàng 18
1.2.2 Chủ thể thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia 19
1.2.2.1 Thủ tướng chính phủ 19
1.2.2.2 Ngân hàng nhà nước 20
1.2.2.3 Bộ Tài chính 22
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý dự trữ ngoại hối 22
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 22
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 28
Kết luận chương 1 31
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam thờigian vừa qua 32
2.1 Hệ thống cơ sở pháp lý của công tác quản lý dự trữ ngoại hối 32
2.2 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời kì 1997-2011 36
Trang 22.2.1 Thời kì 1997-2005 36
2.2.2 Giai đoạn 2005-2008 39
2.2.3 Giai đoạn 2009- 2011 43
2.3 Đánh giá công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời gian qua 54
2.3.1 Những mặt tích cực 54
2.3.2 Những mặt hạn chế 56
Kết luận chương 2 58
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối 60
3.1 Định hướng về quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian tới 60 3.2 Các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối 62
3.2.1 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dự trữ ngoại hối 62
3.2.2 Nhóm giải về pháp gia tăng quy mô dự trữ 67
3.2.3 Nhóm giải pháp tăng hiệu quả sử dụng và an toàn của ngoại hối dự trữ 72
Kết luận 76
Danh mục tài liệu tham khảo 78
Trang 4Dự trữ ngoại hốiQuỹ tiền tệ quốc tếĐơn vị
Nhân dân tệHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁĐầu tư trực tiếp nước ngoài
Cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước Trung QuốcCục dự trữ liên bang Mỹ
Biểu đồ 3.1: Kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1999-2010(Nguồn:
HezmandezưCoss (2005) và IMF (2003-2007) và World Bank)
Bảng 2.1: Dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 1997-2004(Nguồn IMF)
Bảng 2.2: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.3: Cán cân vãng lai Việt Nam thời kì 2005-2008(Nguồn IMF)
Trang 55Lời mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để
thanh toán giữa các quốc gia, là phương tiện thiết yếu trong hoạt động kinh tế,
văn hóa thương mại giữa các nước Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là
dự trữ ngoại hối là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu
trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ Đây là một loại tài sản của
Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như:
Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v ) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ
trợ giá trị đồng tiền quốc gia.Quản lý dự trữ ngọai hối đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tỉ giá hối đoái, tận
dụng nguồn lực trong nước,… Công tác quản lý nguồn dự trữ ngoại hối ở Việt
Nam trong những năm qua chưa thực sự hiệu quả Tháng 7 năm 2011, Việt Nam
được Ngân hàng phát triển Á Châu ADB đánh giá là có lượng dự trữ ngoại hối
thấp nhất khu vực Đông Á, khi chỉ đáp ứng đủ 1,6 tháng xuất khẩu Việc nghiên
cứu tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối
của Việt Nam là vô cùng cấp thiết.Do đó, nhóm nghiên cứu đã chọn “Giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngọai hối ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứukhoa học của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Dự trữ ngoại hối trong xu thế hiện nay của Việt Nam đang ngày trở nên
quan trọng hơn trong vai trò bảo vệ nên kinh tế trước các cú sốc của nên kinh tế
thế giới nói chung và trong nước nói riêng Đã có một số đề tài nghiên cứu cả
trong và ngoài nước về lĩnh vực này
Trong quá trình nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu,
nghiên cứu một số tài liệu điển hình như: “Management of China’s Foreign
Exchange Reserves: A Case Study on the State Administration of ForeignExchange (SAFE)” Yu-Wei Hu; “Foreign Exchange Policy and Intervention
Trang 6in Thailand” Bank of Thailand Các tài liệu này đã chỉ ra cách thức quản lý dự
trữ ngoại hối của những quốc gia có nguồn dự trữ mạnh, điển hình ở châu Á là
Trung Quốc và Thái Lan Các đề tài này cho thấy có nhiều xu hướng khác nhau
trong việc tạo nguồn dự ngoại hối Trong khi Trung Quốc tăng dự trữ ngoại hối
bằng việc gia tăng tối đa thặng dư thương mại; tập trung lượng ngoại tệ về
Chính phủ; tích cực mua trái phiếu của Mỹ thì Thái Lan lại đẩy mạnh thu hút
vốn đầu tư nước ngoài FDI; nâng cao tính độc lập trong công tác quản lý dự trữ
ngoại hối của ngân hàng trung ương Bên cạnh đó, chính quản lý mới được đề
cập đến là việc quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính, đa dạng hóa danh mục
đầu tư, an toàn trong đầu dự trữ (chuyển từ đầu tư ngoại tệ sang vàng và các tài
sản)
Ở Việt Nam cũng có một số công trình mà điển hình là “Tăng dự trữ
ngoại hối nhà nước để đáp ứng nhu câu hội nhập” TS Lê Thị Tuấn Nghĩa –Nguyễn Thị Thanh Huyền; “Đánh giá về hoạt động quản lý hoạt động ngoạihối của NHNN Việt Nam thời gian qua và những kiên nghị” Phùng Thị ÁnhTuyết…với mong muốn đưa ra được những đánh giá hợp lý cho công tác quản
lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam Nghiên cứu về các chính sách quản lý dự trữ
ngoại hối Việt Nam hiện nay cho thấy công tác quản lý dự trữ còn thụ động,
hoạt động đầu tư còn đơn giản, chưa đặt ra được mức dự trữ cần thiết, , công
tác phân tích đầu tư ngoại hối trên thị trường quốc tế còn mỏng Các đề án cũng
có đề cập đến giải pháp quản lý dự trữ như: “cải thiện cán cân thương mại và
kiểm soát cán cân vãng lai, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng thu hút ngoại
tệ, ” nhưng còn chưa đưa ra được biện pháp cụ thể, tính nhất quán trong công
tác quản lý chưa được đề cập, thiếu tính cập nhật
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam và các
quốc gia khác trong khu vực Kết hợp các chính sách và bài học kinh nghiệm từ
việc quản lý dự trữ thành công của các nước đi trước từ đó đưa ra các chính sách
quản lý dự trữ đồng bộ hóa, thiết thực, nhằm cải thiện dự trữ ngoại hối Việt Nam
trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu hội nhập
Trang 73 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận chung về ngoại hối, dự trữ ngoại hối, tổng hợpnhững kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối của các nước trên thế giới, phântích và đánh giá công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây,mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dựtrữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian tới
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết nhữngvấn đề cơ bản sau Thứ nhất làm rõ được những lý luận chung về ngoại hối,quản lý dự trữ ngoại hối Thứ hai đó đề tài chỉ ra những kinh nghiệm trong quản
lý dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, Thái Lan và một số quốc gia khác để làmkinh nghiệm cho Việt Nam Thứ ba phân tích và đánh giá cụ thể về tình hìnhquản lý dự trữ ngoại hối trong các năm vừa qua và đưa ra một số giải pháp nhằmphát huy những điểm tích cực và khắc phục những điểm hạn chết để nâng caohiệu quả công tác quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý dự trữ ngoại hối
Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam ( từ năm 1997 đến hết năm 2011)
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu sau:
- Phân tích số liệu, tổng hợp thông tin để nghiên cứu sự biến động củalượng dự trữ ngoại hối và đánh giá công tác quản lý qua các thời kì
- Phương pháp biện chứng: nghiên cứu mối qua hệ nhân quả giữa cácyếu tố kinh tế tác động tới lượng dự trữ ngoại hối cũng nhưng ảnhhưởng của lượng dự trữ ngoại hối tới các biến số vĩ mô
Trang 8- Suy luận logic khắc phục những điểm yếu của công tác quản lý từ đó
đưa ra những giải pháp khắc phục
7 Kết quả dự kiến
Mang lại cho người đọc cái nhìn tổng quan và đa chiều về công tác quản
lí dự trữ ngoại hối quốc gia trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa chính sách và
thực trạng công tác ngoại hối của Việt Nam từ 1997 tới 2011, làm rõ những
điểm bất cập trong công tác quản lí dự trữ ngoại hối của Việt Nam Giải thích
được tầm quan trọng của công tác dự trữ ngoại hối tới chính sách phát triển kinh
tế quốc gia Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đề xuất những giải pháp mới, nhữnghướng đi mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự trữ ngoại hối
của Việt Nam trên nhiều phương diện
Đối với học sinh, sinh viên, bài nghiên cứu có thể làm tài liệu nghiên cứuhữu ích khi nghiên cứu, học tập về vấn đề này Đối với các cơ quan liên quan tớicông tác dự trữ ngoại hối, những kết quả đánh giá và đề xuất phương hướng có
thể làm tài liệu tham khảo góp phần định hướng một cách hiệu quả chính sách
quản lí dự trữ ngoại hối trong những giai đoạn sau
8 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự trữ ngoại hối
Chương một sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về ngoại hối và dự
trữ ngoại hối cũng nhưng kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối của một số quốc
gia tiêu biểu trên thế giới Cụ thể nhóm nghiên cứu sẽ làm rõ khái niệm về ngoạihối, dự trữ ngoại hối vai trò của dự trữ ngoại hối, các đánh giá quy mô dự trữ
ngoại hối, các công cụ và chủ thể thực hiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối
nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Namthờigian vừa qua
Trang 99Nội dung chương hai sẽ đề cập tới hệ thống khung pháp lý của công tácquản lý dự trữ ngoại hối qua từng thời kì Đề tài sẽ phân tích kĩ càng sự biếnđộng của dự trữ ngoại hối của nước ta trong giai đoạn vừa qua, làm rõ nhữngnguyên nhân dẫn đến sự biến động đó Từ đó nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra nhữngđánh giá về công tác quản lý DTNH làm cơ sở để đưa ra những giải pháp hoànthiện trong chương 3.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối
Trong chương này, nhóm nghiên cứu sẽ đề ra phướng điều hành công tácquản lý dự trữ ngoại hối trong thời gian tới Đề tài sẽ đưa ra những nhóm giảipháp cụ thể về tăng cường công tác quản lý nhà nước về ngoại hối, gia tăng quy
mô dự trữ và tăng cường độ an toàn cũng như hiệu quả sử dụng quỹ Cuối cùng
là một số kiến nghị khác và kết luận của đề tài nghiên cứu
Trang 10Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự trữ ngoại hối1.1 Tổng quan về dự trữ ngoại hối
1.1.1 Khái niệm ngoại hối, dự trữ ngoại hối
Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán có giá trị được sử dụngtrong thanh toán quốc tế Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn
để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau
Theo Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11, ngày 13/12/2005 của Ủyban Thường vụ Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam, tại Điều 4, khoản 1 có quyđịnh: Ngoại hối bao gồm:
- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu vàđồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sauđây gọi là ngoại tệ);
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hốiphiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái
Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài
phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
Khái niệm ngoại hối thường được hiểu theo luật định và khá thống nhấtgiữa các quốc gia
Dự trữ ngoại hối là một quỹ dự trữ vô cùng quan trọng mà hầu hết cácquốc gia trên thế giới hiện nay đều phải duy trì và sử dụng
Trang 1111Trong Cẩm nang Cán cân Thanh toán Quốc tế, IMF định nghĩa Dự trữngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối sẵn sàng sử dụng để can thiệp, thểhiện trên bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
Theo Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11, ngày 13/12/2005 của Ủyban Thường vụ Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam, tại Điều 4, khoản 19 cóviết: “Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảngcân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Theo Nghị định của Chính phủ số 86/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm
1999 về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, tại Điều 1 có quy định: Dự trữ ngoạihối nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước được thể hiện trong bảng cânđối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý dựtrữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khảnăng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước
Rõ ràng là khái niệm về dự trữ ngoại hối khá trùng khớp với nhau dùđược trích dẫn theo nguồn nào Hiện nay, quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Namđược lập thành hai quỹ là quỹ dự trữ ngoại hối và quỹ bình ổn tỷ giá và giávàng
1.1.2 Các tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối
Việc xác định qui mô của dự trữ ngoại hối như thế nào là phù hợp còn tuỳthuộc vào nhu cầu của mỗi nước Nếu chỉ đảm bảo các nhu cầu giao dịch thôngthường thì các NHTW thường xác định mức dự trữ ngoại hối tương đương một
số tuần và tháng nhập khẩu nhất định Trong trường hợp NHTW muốn theo đuổichính sách tỷ giá cố định thì đòi hỏi phải có một qui mô dự trữ lớn hơn nhiều.Với cơ chế tỷ giá mang tính cố định, nếu không có lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn
để can thiệp kịp thời vào thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái trở nên biến động,không đảm bảo cho NHTW ổn định tỷ giá
Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối nhà
nước
Trang 12Để đo lường quy mô dự trữ ngoại hối của một quốc gia, xác định mức dự
trữ đó là đủ hay còn thiếu, người ta sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/Giá trị 1 tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của quốc gia nhằm tài
trợ cho nhu cầu nhập khẩu sắp đến Thông thường hiện nay, dự trữ của một quốc
gia đáp ứng được 12-14 tuần nhập khẩu thì được đánh giá là đủ
- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/Nợ ngắn hạn nước ngoài
Chỉ tiêu này chủ yếu được dùng để đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn và
chống đỡ đối với các cuộc tấn công tiền tệ hoặc đối với việc rút vốn ào ạt ra khỏi
một quốc gia Để đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ này phải lớn hơn 1, nghĩa là dự trữ ngoại
hối một quốc gia ít nhất phải lớn hơn tổng nợ ngắn hạn nước ngoài thì mới đảm
bảo tính thanh khoản của quốc gia đóc trước các chủ nợ nước ngoài
- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/mức cung tiền rộng M2
Tỷ lệ này theo chuẩn quốc tế là từ 10 đến 20% Tuy nhiên, theo nhiều
nghiên cứu thì tỷ số dự trữ trên M2 lại không có mối tương quan cao với tỷ số
dự trữ so với nợ ngắn hạn Do đó, một tỷ lệ dự trữ so với M2 cao hay thấp
không nhất thiết phải dẫn đến sự biến động tương ứng trong tỷ lệ dự trữ so với
nợ Tỷ lệ DTNH/M2 có tầm quan trọng đặc biệt ở những quốc gia có khả năng
thất thoát vốn trong nước do hệ thống ngân hàng quá yếu kém hoặc chính sách
điều hành tỷ giá cứng nhắc theo kiểu cố định
1.1.3 Vai trò của dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một
quốc gia Có nhiều yếu tố cấu thành lên tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối,
nhưng một số yếu tố chủ yếu là:
Dự trữ ngoại hối dùng để giải quyết các khoản nợ và các khoản thanh toán quốc
tế giữa chính phủ các nước
Trang 1313Trong quá trình phát triển, các nước thường xuyên thiếu vốn Chính vì thế,
vay nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng Nguồn vốn vay này
thường dùng chi cho cơ sở hạ tầng, chi tiêu chính phủ và trợ cấp xã hội
Dự trữ ngoại hối góp phần làm tăng khả năng trả nợ của một quốc gia
Thông qua mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và dự trữ ngoại hối, ta có thể đánh
giá được khả năng thanh toán của quốc gia đó Nếu khả năng thanh toán tốt sẽ là
một trong những điều kiện làm tăng hệ số tín nhiệm quốc gia
Với lượng lớn DTNH, các nước có thể sử dụng sức mạnh dự trữ này để yêu
cầu giảm giá hàng hóa với hàng mua lượng lớn đồng thời giảm lãi suất khi đi
vay, từ đó giúp tăng khả năng thu hút các dòng vốn nợ của nước ngoài Đây là
một trong những nguồn vốn quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước,
đặc biệt đối với những nước đang phát triển
Dự trữ ngoại hỗi giúp quốc gia tăng khả năng can thiệp vào thị trườngngoại hối
DTNH giúp điều chỉnh các dòng chu chuyển tiền tệ, giúp ổn định tỷ giá hối
đoái, cung cấp một môi trường kinh tế thuận lợi hơn, đặc biệt cho mục đích xuất
nhập khẩu Đây là vai trò chính của dự trữ ngoại hối Với chức năng như một
quỹ bình ổn của nền kinh tế, dự trữ ngoại hối góp phần làm ổn định cung cầu
ngoại tệ trên thị trường Chính sách này hết sức linh hoạt tùy thuộc vào từng
quốc gia cũng như trong từng giai đoạn khác nhau Để làm cho đồng nội tệ
mạnh hơn và ổn định hơn, các quốc gia có thể dùng dự trữ ngoại hối để mua
đồng nội tệ vào, từ đó làm tăng cầu nội tệ và xác định giá trị cao hơn cho nó
Ngược lại, nếu muốn hạ thấp giá trị của đồng nội tệ, thúc đẩy xuất khẩu, các
nước có thể dùng dự trữ để mua những ngoại tệ khác, thay đổi cơ cấu trong dự
trữ của mình, làm tăng cầu ngoại tệ, tác động gián tiếp đến đồng nội tệ Đây
cũng là cơ chế chống giảm phát trong nền kinh tế
Ngoài ra, đồng tiền định giá thấp còn giúp thu hút các nhà đầu tư chứng
khoán do các loại chứng khoán rẻ hơn so với thị trường quốc tế Chính vì thế,
Trang 15Dự trữ ngoại hối bảo vệ nền kinh tế
Dự trữ ngoại hối của một quốc là một tấm lá chắn giúp bảo vệ nền kinh tếcủa đất nước chống lại những cuộc tấn công đầu cơ vào đồng nội tệ và bảo vệnền kinh tế khi có khủng hoảng xảy ra Ở những nước có dấu hiệu bất ổn về
15kinh tế và có dự trữ ngoại hối thấp, các quỹ đầu cơ thường nhằm vào những yếukém này để tiến hành đầu cơ với mục đích làm mất giá đồng bản tệ và thu lời.Thông qua những hợp đồng mua bán phái sinh tiền tệ, những tổ chức này gâynên hiện tượng khan hiếm giả tạo ngoại tệ trên thị trường Khi đó, nếu dự trữngoại hối đủ mạnh, ngân hàng trung ương có thể can thiệp bằng cách bán ra
ngoại tệ, giữ vững giá trị và ổn định của đồng nội tệ Như vậy, dự trữ ngoại hốinhư một tấm đệm giúp ổn định lại thị trường, vô hiệu hóa sự tấn công của cácquỹ đầu cơ này
Tương tự khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, các dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ
ồ ạt chảy ra khỏi nền kinh tế, cung ngoại tệ trong nền kinh tế sẽ sụt giảm mạnh,dẫn đến nguy cơ phá giá đồng nội tệ, lạm phát có thể gia tăng Nếu nắm giữ dựtrữ ngoại hối đủ mạnh, ngân hàng trung ương các nước có thể can thiệp nhằmbình ổn tỷ giá cũng như thị trường ngoại hối Từ đó góp phần hạn chế những tácđộng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế
Dự trữ ngoại hối làm tăng vị thế quốc gia và doanh nghiệp
DTNH thể hiện sức mạnh kinh tế của mộ quốc gia, làm tăng vị thế quốcgia và doanh nghiệp trên trường quốc tế, giúp mở rộng thương mại quốc
tế, giảm chi phí tài chính doanh nghiệp trong nước, ngăn ngừa và giải quyết rủi
ro tài chính quốc tế Dự trữ ngoại hối giúp làm tăng niềm tin của những nhà đầu
tư quốc tế vào thị trường trong nước khi mà những khoản đầu tư này được đảmbảo khả năng chuyển đổi khi quá trình đầu tư kết thúc Chính vì thế, những nước
có dự trữ ngoại hối lớn sẽ có lợi hơn trong thu hút đầu tư nước ngoài Trên thực
tế, xây dựng dự trữ ngoại hối mạnh giúp các nước ở trong một vị thế tốt với cácđồng minh và góp phần cân bằng kinh tế thế giới
Tăng niềm tin vào các chính sách tỷ giá và tiền tệ của Chính phủ
Dự trữ ngoại hối lớn giúp tăng niềm tin của người dân vào các chính sách tỷgiá và tiền tệ của chính phủ Như đã phân tích ở trên, với những lợi ích đem lại,
Trang 16dự trữ ngoại hối giúp ổn định tâm lý người dân trong nước Việc ổn định của thị
trường cũng như tâm lý tin tưởng của người dân là một trong những điều kiện để
các quy định và chính sách của nhà nước được thực thi có hiệu quả
Tuy nhiên, nắm giữ ngoại hối cũng có những chi phí nhất định Dự trữ ngoại
hối thường có những tiêu chuẩn nhất định, khi dự trữ vượt mức quá lớn, các
nước có thể phải chịu những chi phí gọi là chi phí dự trữ ngoại hối
Thứ nhất, chi phí phát sinh từ rủi ro tỷ giá Thị trường ngoại hối trên thế giới
biến đổi không ngừng, trong đó có tỷ giá Khi có biến động tỷ giá theo chiều
hướng xấu, giá trị của nó sẽ giảm đi một cách tương đối khiến cho giá trị dự trữ
giảm đi Thậm chí, việc tỷ giá thay đổi có thể gây ra những khoản lỗ lớn mặc dù
nền kinh tế không có khủng hoảng
Thứ hai, lạm phát Ảnh hưởng của việc giảm sức mua đồng tiền trong dự trữ
ngoại hối thường xuyên do lạm phát cũng làm giảm giá trị của nguồn dự trữ này
Chính vì thế, chính phủ các nước phải thường xuyên gia tăng dự trữ ngoại hối
nhằm duy trì sức mạnh ảnh hưởng của mình
Thứ ba, chi phí cơ hội Nắm giữ ngoại hối thường là những tài sản an toàn,
có khả năng sinh lời thấp như trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ hay của
các địa phương Việc nắm giữ dự trữ ngoại hối sẽ làm mất đi các cơ hội đầu tư
có khả năng sinh lợi cao Chính vì thế ngày nay các nước có dự trữ ngoại hối lớn
thường đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình, trong đó có những quỹ dành cho
việc đầu tư vào những tài sản có khả năng sinh lời cao, tuy cũng phải chịu rủi ro
lớn
1.2 Quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia
1.2.1 Các công cụ và phương pháp điều hành quản lý dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối thuộc quyền quản lý của Nhà nước hoặc NHTW nhưng
các cơ quan này không chỉ có nhiệm vụ bảo quản và cất giữ mà còn phải có
Trang 1717những biện pháp quản lý nhằm đảm bảo quy mô và cấu trúc dự trữ ngoại hối.
Hơn thế nữa, Nhà nước hoặc NHTW còn phải biết sử dụng để phục vụ cho đầu
tư phát triển kinh tế, luôn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giángoại tệ trên thị trường quốc tế Bên cạnh ban hành các đạo luật về quản lý dựtrữ ngoại hối NHTW còn can thiệp mua bán, chuyển đổi cũng như đầu tư để
chống thất thoát, xói mòn quỹ
Ở Việt Nam dự trữ ngoại hối được chia làm hai quỹ: quỹ dự trữ ngoại tệ và quỹbình ổn tỉ giá và giá vàng
1.2.1.1 Quỹ dự trữ ngoại tệ và quản lý quỹ dự trữ ngoại tệQuỹ dự trữ ngoại hối bao gồm dự trữ ngoại tệ dưới hình thức bằng ngoại
tệ và bằng vàng Tỉ lệ giữa ngoại tệ và vàng cũng như tỉ lệ giữa các loại ngoại tệtrong quỹ dự trữ ngoại tệ do thống đốc ngân hàng nhà nước xác định Tỉ lệ dựtrữ vàng ở mức khá thấp 4-5% Cơ cấu của quỹ dự trữ ngoại hối xác định trên cơsở: tỷ trọng các loại ngoại tệ cần dùng cho việc thanh toán các hoạt động xuât,nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam; tỷ trọng các loại ngoại tệ vay vàtrả nợ của Việt Nam; dự báo xu hướng biến động của từng ngoại tệ và giá vàng;
tỉ trọng các loại ngoại tệ, vàng của các quỹ thanh toán quốc tế và dự trữ quốc tếcủa các quốc gia trên thế giới Ở nước ta dự trữ bằng tiền mặt vẫn chiếm phầnlớn trong quỹ dự trữ ngoại hối khoảng trên 50% trong thời gian trước và giảmxuống 20% trong thời gian trở lại đây, trong đó ngoại tệ chủ yếu vẫn là Đô la
Mỹ Nguồn ngoại tệ chủ yếu của quỹ dự trữ là ngoại tệ thu được nhờ hoạt độngxuất khẩu dầu mỏ, than đá, và do Bộ tài chính nắm giữ
Quỹ dự trữ ngoại tệ được sử dụng phối hợp cùng quỹ bình ổn tỉ giá và giávàng trong việc điều hòa nguồn ngoại hối trong điều kiện cần thiết Ngoài ra
nguồn ngoại hối từ quỹ này cũng được dùng cho ngân sách vay để đáp ứng nhucầu về ngoại hối đột xuất, cấp bách theo quyết định của thủ tướng chính phủ
Nhà nước quản lý quỹ dự trữ ngoại hối thông qua các nghiệp vụ đầu tư Thứ
nhất, Nhà nước được dùng ngoại tệ trong quỹ dự trữ ngoại tệ để gửi, mua, bán
Trang 1918ngoại tệ và vàng ở nước ngoài Ngoại tệ phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi và
vàng phải là vàng đạt tiêu chuẩn quốc tế Hoạt động đầu tư này có tính thanh
khoản cao đáp ứng được nhu cầu về điều hành ngoại tệ trước mắt, có tác dụng
nhanh trong việc điều chỉnh lượng cũng như cơ cấu ngoại hối Hoạt động ngày
được Nhà nước khuyến khích, bằng chứng là ngoại tệ cũng như vàng nhập khẩu
cho quỹ dự trữ đều được miễn thuế Thứ hai Nhà nước được dùng tiền trong quỹ
dự trữ ngoại hối trong việc mua, bán các giấy nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ
Các giấy nợ, chứng khoán nợ phải do Chính phủ, ngân hàng nước ngoài, tổ chức
tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế có uy tín, được xếp hạng tín nhiệm quốc tế cao
phát hành hoặc bảo lãnh Hoạt động này mang tầm chiến lược lâu dài Ngoài ra,
Nhà nước được sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối trong các hoạt động đầu tư khác
khi được thủ tướng chính phủ cho phép
1.2.1.2 Quỹ bình ổn tỉ giá và giá vàng, quản lý quỹ bình ổn tỉ giá vàgiá vàng
Tương tự như quỹ dự trữ ngoại tệ, quỹ bình ổn tỉ giá và giá vàng cũng có
thành phần chính là ngoại tệ và vàng nhưng có quy mô nhỏ hơn Tỉ lệ giữa ngoại
tệ và vàng cũng như tỉ lệ giữa các loại ngoại tệ do thống đốc ngân hàng nhà
nước quy định Nguồn dự trữ của quỹ này do chủ yếu từ các khoản tiết kiệm
ngoại tệ của ngân hàng nhà nước và ngân sách nhà nước và chỉ sử dụng khi cần
thiết Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng do Thủ tướng
Chính phủ quyết định Trong trường hợp hạn mức Quỹ bình ổn tỷ giá và giá
vàng không đáp ứng được yêu cầu can thiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại
hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng
Quỹ bình ổn tỉ giá và giá vàng được sử dụng để can thiệp vào thị trường
ngoại tệ và thị trường vàng trong nước Khi thị trường trong nước gặp những cú
sốc cung về ngoại tệ cũng như vàng thì vai trò của quỹ bình ổn giá rất quan
trọng Khi cung thiếu hụt thì tiền và vàng trong quỹ sẽ được bơm vào thị trường
19
để ổn định tỉ giá cũng như giá vàng tránh như đợt sốt gây ảnh hưởng xấu tới
kinh tế vĩ mô Ngược lại khi trong nước dư ngoại tệ, vàng thì nhà nước sẽ mua
vào để dự trữ phục vụ cho mục đích điều tiết trong các giai đoạn sau Sự can
thiệp vào thị trường ngoại tệ và vàng cũng tùy thuộc mục tiêu của chính sách
tiền tệ trong từng thời kì của Nhà nước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ
quyết định thời điểm can thiệp; loại ngoại tệ can thiệp; tỷ giá và giá vàng can
thiệp; số lượng ngoại tệ và vàng can thiệp;hình thức can thiệp: giao ngay, kỳ
hạn, hoán đổi và các hình thức giao dịch ngoại hối khác; đối tác thực hiện hình
thức can thiệp
Quỹ bình ổn cũng có vai trò điều chỉnh nguồn ngoại tệ với quỹ dự trữ
ngoại hối khi cần thiết Sự phối hợp giữa hai quỹ này sẽ giúp quy mô cũng như
cơ cấu ngoại hối ổn định hơn
1.2.2 Chủ thể thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia
Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30-08 năm 1999 về quản lí dự trữ ngoại hối
nhà nước quy định 3 tổ chức chính tham gia thực hiện quản lí dự trữ ngoại hối
nhà nước: Thủ tướng chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính
1.2.2.1 Thủ tướng chính phủ
Theo điều 17 nghị quyết 86/1999/NĐ-CP, thủ tướng có quyền quyết định:
- Mức Dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến đạt được hàng năm do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước trình
- Tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước để đáp ứng các
nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính
trình
- Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng
- Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá
và giá vàng theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trong
trường hợp hạn mức Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng không đáp ứng được
Trang 20yêu cầu can thiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướngChính phủ cho phép điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sangQuỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
1.2.2.2 Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quyết định các chính sách tiền tệ nên sẽ
có tác động tới nhà nước dựa theo tình hình của chính sách tiền tệ, cán cân thanhtoán quốc tế Hàng năm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dự kiến mức dự trữngoại hối nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Mức dự trữ ngoại hối
dự kiến có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chính sách của chínhphủ và ngân hàng nhà nước trong nghiệp vụ thị trường mở Nó giúp góp phầnđảm bảo sự an toàn trong giao dịch quốc tế, tránh việc thâm hụt ngoại hối cũngnhư đảm bảo cân bằng tỉ giá hối đoái Vì vậy, việc xác định mức dự trữ ngoạihối dự kiến là rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách tiền tệ vàquan hệ kinh tế quốc tế, phải được dựa trên tình hình cán cân ngoại hối năm nay
và dự kiến tình hình thay đổi về thương mại trong năm sau và đệ trình Thủtướng Chính phủ quyết định
Ngoài ra ngân hàng nhà nước có thể tác động tới quản lí dự trữ ngoại hối thôngqua việc quyết định những nội dung sau:
Đối với Quỹ dự trữ ngoại hối, bao gồm các quy định về:
- Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng
- Loại ngoại tệ và tỷ lệ giữa các loại ngoại tệ
- Tỷ lệ giữa đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
- Hình thức đầu tư và thời hạn đầu tư
- Lựa chọn tổ chức đối tác để thực hiện đầu tư
Cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, bao gồm các quy định về:
- Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng
- Loại ngoại tệ và tỷ lệ giữa các loại ngoại tệ
Trang 22- Can thiệp thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước khi cần thiết
để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ từng thời kỳ
- Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữngoại hối trong trường hợp mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giávàng vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định
- Việc sử dụng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng để đầu tư ngắn hạn trên cácthị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
Trách nhiệm của ngân hàng nhà nước Việt Nam( nghị định 160/2006/NĐ-CP)
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiệnquản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối
- Thực thi việc tạm ứng từ Quý dự trữ ngoại hối cho nhân sách nhà nước(theo điều 10, quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN)
- Chủ trì xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngoạihối thuộc thẩm quyền
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khi xây dựng các văn bản pháp luật
có nội dung liên quan đến ngoại hối
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực ngoại hối
- Cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động ngoại hối
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các hoạt động ngoại hối quy định tạiNghị định này và việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo
- Xử lý các hành vi vi phạm về ngoại hối thuộc thẩm quyền
Hằng năm hoặc nếu cần thiết, Ngân hàng Trung ương phải thực hiện cáccông tác báo cáo hạch toán tình hình thực hiện việc quản lý dự trữ ngoại hối Nhànước, tình hình thực tế sử dụng dự trữ ngoại hối Nhà nước gửi cho chính phủ và
Bộ Tài chính; Báo cáo Chính phủ và ủy ban thường vụ Quốc hội tình hình biếnđộng dự trữ ngoại hối Nhà nước Công việc hạch toán diễn ra theo quy định củapháp luật, trong đó thu nhập và các chi phí phát sinh trong qúa trình quản lý dự
trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán vào thu nhập và chi phí nghiệp vụ ngânhàng của Ngân hàng Nhà nước
1.2.2.3 Bộ Tài chính
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:
Kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước của Ngân hàng Nhà nướctheo chức năng, nhiệm vụ được giao và việc chấp hành các quy định tại Nghịđịnh này Ngân hàng Nhà nước sao gửi văn bản xác nhận đăng ký khoản pháthành của doanh nghiệp cho Bộ Tài chính để phối hợp theo dõi và quản lý hoạtđộng vay, trả nợ của doanh nghiệp thông qua hình thức phát hành trái phiềuquốc tế
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hốicho ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhànước Ngân hàng nhà nước là cơ quan thực thi quyết định tạm ứng này
Sử dụng và hoàn trả các khoản tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối theoquyết định của Thủ tướng Chính phủ
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý dự trữ ngoại hối
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước đang phát triển ở trong quá trìnhchuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Mặc dù thời điểm chuyển đổi
và mức độ chuyển đổi có thể khác nhau nhưng giữa hai nền kinh tế có những néttương đồng Do đó, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng dựtrữ ngoại hối, cũng như những chính sách liên quan là những bài học quý choViệt Nam
Quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong thời gian qua
Trang 24Trong vòng hai mươi năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế vượtbậc, dự trữ ngoại hối của Trung quốc đã tăng lên nhanh chóng Năm 1993, dựtrữ ngoại hối của Trung Quốc chỉ vào khoảng 20 tỷ USD, nhưng đến tháng 2năm 2006 Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước có dự trữ ngoạihối lớn nhất thế giới với mức 853,7 tỉ USD Trong thời kì khủng hoảng kinh tếthế giới, dự trữ nước này vẫn tăng lên đáng kể Và đến Quý 3 năm 2011, TrungQuốc đã nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ với tổng mức dự trữ là 3.200
tỷ USD, chiếm hơn 30% tổng dự trữ toàn thế giới
Biểu đồ 1.1: So sánh DTNH Trung quốc với thế giới 1995 – 2009 ( Nguồn: IFM
và SAFE)
Biểu đồ so sánh dự trữ ngoại hối Trung Quốc với thế giới cho thấy sự gia tăngmạnh mẽ trong lượng dự trữ ngoại hối quốc gia này Giai đoạn (1990-1993), giátrị nắm giữ ngoại hối của Trung Quốc còn tương đối nhỏ, tỷ lệ dự trữ so với
GDP trong giai đoạn này là 7,5% Từ năm 1994, mức dự trữ của Trung Quốc bắtđầu tăng lên cho đến năm 2000, dự trữ trung bình đạt tỷ lệ bình quân so với
GDP tăng lên đến 12,9% Đến năm 2009, tỷ lệ dự trữ so với GDP đã lên tới
Trang 252448,7% Những năm gần đây, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc liên tục tăng
mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do thặng dư cán cân thương mại
giá trị thángnhập khẩu (ĐV:
tháng)
Tỷ lệ dự trữ trênmức cung tiềnM2 (ĐV: %)
Tỷ lệ dự trữ trên
nợ ngắn hạnnước ngoài (ĐV:
%)2000
10.411.413.215
20.222.924.728.928.627.310-12
852432530447.6502.1528.7584.1697.2926.7935.7100
Bảng1.1: Số liệu chỉ tiêu cơ bản về quy mô dự trữ ngoại hối Trung Quốc (nguồn
IMF)
Đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối Trung Quốc qua các chỉ số trên ta thấy rằng,
dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đều lớn hơn những giá trị tham chiếu (giá trị
tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận) nhiều lần Do đó, việc đảm bảo cho các nhu
cầu thanh toán, dự phòng rủi ro của Trung Quốc đều nằm trong khả năng kiểm
soát Chính vì thế, xét trên một góc độ nào đó, Trung Quốc đã thành công vượt
bậc trong việc gia tăng nguồn dự trữ
25Mặc dù dự trữ của Trung Quốc tăng mạnh, nhưng chính việc tăng dự trữ
quá mức đã gây nên những bất cập không nhỏ:
- Quy mô dự trữ vượt quá xa so với tiêu chuẩn quốc tế sẽ đi kèm với chi phí cơ
hội và rủi ro ngoại hối nghiêm trọng Cơ cấu đơn trong dự trữ ( dự trữ chủ
yếu là USD và trái phiếu chính phủ Mỹ) gây rủi ro cao khi đối mặt với sự
thay đổi tỷ giá Ước tính trong thời gian 2003-2010, Trung Quốc đã lỗ
khoảng 271,1 tỷ USD do đồng USD mất giá
- Đầu tư không hiệu quả: Theo quan điểm về quản lý dự trữ ngoại hối của
IMF, dự trữ ngoại hối luôn cần phải đảm bảo tính đầy đủ, thanh khoản và
tính an toàn, ngoài ra còn có thể quan tâm đến mục đích sinh lời Hiện nay,
Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đầu tư vào những tài sản có thu nhập cố định
như phần lớn các loại trái phiếu tài chính, những trái phiếu này chỉ có tỷ suất
lợi nhuận vào khoảng 4 – 5% Nếu tính cả tỷ lệ lạm phát đồng USD và việc
đồng tiền này bị định giá thấp thì tỷ suất lợi nhuận thực tế của những trái
phiếu này thực sự rất thấp
- Gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế: việc Trung Quốc đạt thặng dư thương
mại lớn và liên tục mua USD để làm giảm giá trị đồng nhân dân tệ, cứ đưa 1
USD vào dự trữ, Trung Quốc lại in thêm khoảng 6,5 NDT, nên đã tăng thêm
lượng tiền mặt trong nền kinh tế, buộc chính phủ phải thi hành chính sách dự
trữ bắt buộc khắt khe đối với các ngân hàng
Công tác quản lý dự trữ ngoại hối Trung Quốc
Sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái
Xét trên phương diện quản lý ngoại hối nói chung, kênh tỷ giá là một trong
những công cụ quan trọng giúp chính phủ điều tiết và bình ổn nên kinh tế
Không dừng lại ở đó việc chính phủ sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái cố định
và định giá thấp đồng nhân dân tệ trong một khoảng thời gian dài đã góp phần
hỗ trợ mạnh cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc cũng như tạo điều kiện
thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài Đồng thời, chính sách này cũng đã góp
phần đẩy nhanh dự trữ ngoại hối của Trung Quốc
Trang 26Thật vậy, khi thu được thặng dư lớn trong cán cân thanh toán, luồng ngoại
tệ chảy vào Trung Quốc sẽ không ngừng tăng lên Cung ngoại tệ và cầu nội tệtrong nền kinh tế tăng lên, gây áp lực tăng giá đồng nhân dân tệ Để tiếp tục chế
độ tỷ giá cố định, Trung Quốc buộc phải bán nội tệ ra để thu ngoại tệ về, dẫnđến dự trữ ngoại hối tăng lên
Sử dụng chính sách kết hối ngoại tệ
Cùng với những việc điều chỉnh tỷ giá, chính phủ Trung Quốc đã thựchiện một loạt các biện pháp hỗ trợ như: Thực hiện chính sách thắt chặt quản lýngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầungoại tệ thông suốt Trung Quốc đã thiết lập một thị trường ngoại hối liên ngânhàng thống nhất trên toàn quốc, từ bỏ việc kiểm tra và phê duyệt chi tiêu ngoạihối, thực hiện chuyển đổi có điều kiện đồng nhân dân tệ Và biện pháp mạnh mẽnhất cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất là chính sách kết hối Từ năm 1994đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc Theo
đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanhnghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủyquyền Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được muangoại tệ của các ngân hàng ủy quyền Sau thời gian dài thực hiện chính sách kếthối dự trữ ngoại hối Trung Quốc tăng lên mạnh mẽ Cho đến năm 2007 CụcQuản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các tổ chức kinh tế căn cứnhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại sốngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản Như vậy, sau 13 năm Trung Quốcmới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ khi nền kinh tế đã tăng trưởng mạnh quanhiều năm, tỷ lệ lạm phát thấp, cán cân thanh toán dư thừa lớn, dự trữ ngoại hốicao
Như vậy, với những biện pháp vừa khôn khéo, vừa cứng rắn trong điềuhành tỷ giá và quản lý ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc ổn địnhthị trường ngoại hối, gia tăng nhanh dự trữ ngoại hối, tạo nên động lực thúc đẩytăng trưởng kinh tế
Trang 27 Tổ chức bộ máy quản lý dự trữ ngoại hối
Cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước Trung Quốc - SAFE (StateAdministration of Foreign Exchange) là một cơ quan trực thuộc Ngân hàngNhân dân Trung Hoa (PoBC) Người đứng đầu SAFE là một thống đốc cấp phócủa Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa SAFE hoạt động dựa trên ba nguyên tắcliên quan đến quản lý danh mục đầu tư, bao gồm tính an toàn, tính thanh khoản
và khả năng sinh lợi Trong đó việc duy trì sự an toàn của dự trữ ngoại hối lànhiệm vụ được nhấn mạnh trong việc quản lý dự trữ ngoại hối
SAFE có trụ sở chính tại Bắc Kinh và trụ sở này hiện có 8 bộ phận:
- Phòng nội vụ tổng hợp
- Phòng thanh toán quốc tế
- Phòng quản lý tài khoản vãng
Ngoài ra, SAFE có 34 văn phòng địa phương và 2 trung tâm quản lý ngoạihối trên cả nước (ở Bắc Kinh và Trùng Khánh) Nhân viên tại các văn phòng địaphương chủ yếu chịu trách nhiệm trong việc đáp ứng những nhu cầu địa phương
về ngoại thương cũng như những vấn đề tiền tệ liên quan Trong khi đó, việcquản lý dự trữ được tập trung ở Bắc Kinh SAFE có 4 văn phòng đại diện ởnước ngoài, bao gồm Hồng Kông, Singapore, Luân Đôn và New York
Trong số 8 phòng ban của SAFE Bắc Kinh, phòng quản lý dự trữ ngoại hối làphòng chịu trách nhiệm quản lý và đầu tư dự trữ ngoại hối của đất nước Phòngnày lại bao gồm 20 bộ phận Mỗi bộ phận được phân theo chức năng như phân
bổ tài sản, quản lý rủi ro, kế toán, tuân thủ …Trong đó, với những bộ phận chịutrách nhiệm về việc đầu tư tài sản, nhiệm vụ lại được chia nhỏ hơn cho các đơn
vị khác nhau, chủ yếu phân theo loại tài sản như trái phiếu, cổ phiếu; thị trườngtiền tệ; theo khu vực đầu tư như Mỹ và châu Âu Phòng quản lý dự trữ có
Trang 28khoảng 400 nhân viên trên toàn cầu, trong đó có 350 nhân viên tại Bắc Kinh, vànhững người khác ở các văn phòng nước ngoài.
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Là nước có lượng dự trữ ngoại hối lớn thư hai trong khu vực Tính đến31/11/2011 dự trữ ngoại hối của Thái Lan đạt mức 202,2 tỷ USD xếp thứ 13 trênthế giới Bài học kinh nghiệm rút ra sau cuộc khủng hoảng năm 1997 của TháiLan cũng là một điều mà Việt Nam nên quan tâm học hỏi
Quy mô dự trữ ngoại hối của Thái Lan
Năm 1997, việc Thái Lan đã mở tài khoản vốn quá sớm là một sai lầmnghiêm trọng, làm cho nợ tăng cao, nhất là nợ ngắn hạn khổng lồ đổ vào kết hợpvới chính sách cố định tỷ giá (neo buộc giá đồng Bath với USD) ở mức cao,đồng tiền kém sức cạnh tranh, thâm hụt thương mại gia tăng gây nên cuộc khủnghoảng kinh tế trầm trọng Để giải quyết khủng hoảng, Thái Lan đã tiêu tốn phầnlớn lượng dự trữ ngoại hối của mình vào việc cứu vớt đồng Baht Theo đó, dựtrữ ngoại hối Thái Lan đã sụt giảm mạnh, từ mức 38,7 tỷ USD năm 1996 xuốngcòn 27 tỷ USD năm 1997 Kể từ ngày 02 tháng 7 năm 1997, Thái Lan đã thôngqua các chính sách quản lý thả nổi tỷ giá hối đoái, thay thế chính sách tỷ giá cốđịnh Giá trị của đồng Baht kể từ đó được thay đổi phụ thuộc vào biến động củathị trường Ngân hàng Thái Lan quản lý tỷ giá hối đoái bằng cách can thiệp vàothị trường ngoại hối nhiều đợt để ngăn chặn biến động quá mức trên thị trườnglàm cho tỷ giá hối đoái giao động phù hợp với những thay đổi trong kinh tế vàtài chính Từ đó nền kinh tế Thái Lan dần phục hồi
Trang 30Biểu đồ 1.2: Dự trữ ngoại hối của Thái Lan giai đoạn 2004-2011
Country 2004 2005
52,07
200659,06
200787,46
2008111
2009138,4
2010172,1
2011175,1Thailand 48,3
Bảng1.2: Số liệu dự trữ ngoại hối Thái Lan (Đơn vị: tỉ USD) (Nguồn: CIA)
Phải mất một thời gian dài, dự trữ ngoại hối Thái Lan mới đạt lại mức
trước khủng hoảng Năm 2004, dự trữ ngoại hối Thái Lan là 48,3 tỷ USD nhưng
đến năm 2008 con số này đã là 111 tỷ USD và đạt mức 175,1 tỷ USD vào năm
2011 Thái Lan trở thành quốc gia lớn thứ 15 thế giới về dự trữ ngoại hối Theo
thống kê, Thái Lan đã đảm được bảo chỉ tiêu dự trữ ngoại hối so với nợ ngắn
hạn nước ngoài với mức 152,4%
Công tác quản lý dự trữ ngoại hối Thái Lan
Sử dụng chính sách tăng cường dự trữ ngoại hối
Thái Lan chủ yếu quan tâm đến việc thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài
thay vì tăng mạnh thặng dư thương mại như Trung Quốc Đây là một điểm phù
hợp với nền kinh tế đang phát triển như ở Thái Lan và Việt Nam Với lợi thế
nằm trong khu vực ASEAN, thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên và con người,
việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng vừa là nguồn thu ngoại tệ đáng kể
vừa tạo động lực phát triển cho nền kinh tế
Chính phủ Thái Lan đưa ra quyết định về chế độ ngoại hối: ngân hàng được
phép chính thức quản lý dự trữ ngoại hối Do đó, ngân hàng chịu trách nhiệm
cho tất cả các chi phí, lợi ích của việc can thiệp vào dự trữ ngoại hối, các hoạt
động trên thị trường ngoại hối và có nghĩa vụ nộp lợi nhuận ròng hàng năm cho
chính phủ Theo quy định của ngân hàng Thái Lan, ngân hàng giữ hai tài khoản
riêng biệt: một cho Bộ Ngân hàng (Tài khoản chung) và một cho Cục Phát hành
(dự trữ ngoại tệ) Ngân hàng phải nộp 75% lợi nhuận ròng hàng năm trong tài
khoản chung cho chính phủ, được tích lũy 25% còn lại Đây là hình thức quản lý
độc lập của ngân hàng được thực hiện phổ biến ở các nước phát triển Bên cạnh
đó Chính phủ Thái Lan đề ra chính sách tập trung ngoại tệ Theo đó, Thái Lan
khuyến khích ngoại tệ có thể được chuyển, mang vào Thái Lan mà không có
giới hạn Nhưng ngay lập tức phải bán cho Ngân hàng hoặc ký gửi tại một tài
khoản ngoại tệ với Ngân hàng trong vòng 360 ngày kể từ ngày nhận ngoại tệ
Tổ chức bộ máy quản lý dự trữ ngoại hối
Ngân hàng Thái Lan là đơn vị được gia nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối Ban
chấp hành bao gồm giám đốc điều hành hàng đầu và phải bao gồm các phó
thống đốc ngân hàng Ủy ban này có quyền hạn và trách nhiệm để thiết lập chiến
lược đầu tư, mục tiêu đầu tư và kế hoạch quản lý dự trữ ngoại hối Hơn nữa, ban
điều hành thiết lập các hướng dẫn cho ủy ban đầu thực hiện
Ủy ban Đầu tư là cơ quan cấp dưới có trách nhiệm nộp đề xuất cho Ban chấp
hành phê duyệt Những đề nghị này bao gồm khuôn khổ, tiêu chuẩn đầu tư và
thủ tục quản lý rủi ro Ủy ban cũng thông qua các chiến lược đầu tư, thủ tục, quy
tắc và quy định để thực hiện quản lý dự trữ hiệu quả nhất có thể.Có ba phòng
riêng biệttham gia vàoquản lý dự trữ
- Front Officecó trách nhiệm lêncác chiến lượcđầutưvàtriển khai thực
hiện chiến lược
- Middle Office có nhiệm vụ giám sátcác hoạt độngvà quản lýrủiro dự
trữ
- Back Officethực hiện các biện pháp giải thoát khi rủi ro xảy ra do ảnh
hưởng không tốt của nền kinh tế
Việc tách các phòng ban rõ ràng nhằm kiểm soátnội bộ tốt hơn Đặc biệt
trong đó hai văn phòng Front Office và Middle Office sẽ làm việc chạt chẽ với
Trang 3131nhau để phối hợp tốt hơn trong việc quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàngThái Lan.
Kết luận chương 1
Dự trữ ngoại hối có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, can thiệp vàthị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ; giải quyết các khoảnthanh toán và các khoản nợ của đất nước với nước ngoài; bảo vệ nền kinh tếtrước áp lực của khủng hoảng kinh tế Do đó việc hiểu rõ về dự trữ ngoại hối củaquốc gia, duy trì dự trữ ở mức đảm bảo, thực hiện tốt vai trò quản lý dự trữ làđiều rất quan trọng Trong chương một, nhóm nghiên cứu đã đề cập đến tổngquan về ngoại hối, công tác quản lý dự trữ ngoại hối bao gồm: ngoại hối; kháiniệm,quy mô, vai trò của dự trữ ngoại hối; các công cụ và phương pháp điềuhành công tác quản lý dự trữ ngoại hối; các chủ thể thực hiện công tác quản lý
dự trữ ngoại hối quốc gia Đặc biệt, nhóm đã đi vào nghiên cứu thực trạng dự trữngoại hối và công tác quản lý dự trữ ngoại hối của hai quốc gia Trung Quốc vàThái Lan, đánh giá những ưu điểm và tồn tại từ đó rút ra bài học kinh nghiệmcho Việt Nam Phần cơ sở lý luận về ngoại hối này giúp ích cho việc nghiên cứu
về sau có liên quan đến dự trữ ngoại hối Đó là nền tảng quan trọng cho việc tìmhiểu thực trạng, đánh giá công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam đượctrình bày trong chương 2 và đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý
dự trữ ngoại hối được trình bày trong chương 3
Trang 32Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam thờigian vừa qua
2.1 Hệ thống cơ sở pháp lý của công tác quản lý dự trữ ngoại
hối
Chính sách quản lí ngoại hối có vai trò rất quan trọng với việc điều tiết
nguồn thu chi ngoại hối của một quốc gia, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán, tỉ
giá hối đoái Vì vậy, chính sách quản lí ngoại hối phải dựa trên mục đích của
Ngân Hàng Trung Ương trong các thời kì, dựa trên tình hình cơ bản về lượng dự
trữ ngoại hối quốc gia trong từng giai đoạn tương ứng với tình hình cán cân
thanh toán
Trong giai đoạn 1997-2004
Lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng dần trong toàn bộ thời kì,
lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam tuy còn rất nhỏ song đủ cho NHTW có thể
chủ động giải quyết được những biến động bất thường của tỷ giá và thực hiện
các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô Điểm nhấn của quản lí ngoại hối trong
thời kì này là những quy định riêng bệt về quản lí dự trữ ngoại hối, thể hiện sự
nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối trong việc bảo vệ
nền kinh tế trước sự biến đổi bất thường của thế giới
Cụ thể trong giai đoạn này, NHTW đã ban hành các chính sách:
- Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lí hoạt động kinh doanh vàng:
Trong chương 2 có quy định rõ việc kinh doanh vàng trong nước về điều
kiện và phạm vi hoạt động kinh doanh vàng, sản xuất vàng miếng, trách
nhiệm của các tổ chức kinh doanh vàng Trong đó nêu ra những trường
hợp phải đăng kí và được ngân hàng nhà nước cho phép khi sản xuất và
kinh doanh, điều kiện kinh doanh và đặc biệt là việc niêm yết giá vàng,
chất lượng tại các nơi giao dịch
Chương 3 có quy định về xuất nhập khẩu vàng, phân biệt rõ các quy định
về vàng trang sức mỹ nghệ và vàng miếng nguyên liệu, các điều kiện đẻ
có thể thực hiện xuất nhập khẩu Trong chương này còn có quy định riêng
Trang 33về việc kinh doanh vàng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và hoạtđộng mang theo vàng xuất nhập cảnh của cá nhân
- Nghị định chính phủ số 86/1999/NĐ-CP , về quản lý DTNH nhà nước vàquy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ quản lý ngoại hối Trong đóbắt đầu hình thành những điều khoản riêng, cụ thể của nhà nước về quản
lí ngoại hối với đầy đủ các thông tin cơ bản về noại hối (khái niệm, hìnhthức, nguồn ngoại hối, nguyên tắc dự trữ ngoại hối) Trong nghị địnhcũng nêu rõ các trường hợp sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối, các nghiệp vụcủa nhà nước trong quản lí ngoại hối và cơ cấu quỹ dự trữ ngoại hối nhànước Trong nghị định này cũng bổ sung thêm về quản lí quỹ bình ổn tỷgiá vàng, phân công đầy đủ và rõ ràng nhiệm vụ cho các cơ quan (
NHTW, Bộ Tài chính,…) về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
- Pháp lệnh ngoại tệ và văn bản pháp luật kèm theo: Quyết định số
653/2001/QĐ-NHNN, ngày 17/5/2001, của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam (NHNN) quy định về quản lí hoạt động đầu tư dự trữngoại hối nhà nước, xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hốinhà nước, nguyên tắc bình chuyển ngoại hối và quản lí quỹ bình ổn tỷ giávàng ( quy định các trường hợp mà NHNN can thiệp vào thị trường vàng)Ngoài ra trong giai đoạn này NHNN còn ban hành nhiều văn bản, thông tư,quyết định khác về mua trái phiều chính phủ bằng ngoại tệ (11/2003/TT-
NHNN), giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (679/2002/QĐ-NHNNvà648/2004/QĐ-NHNN), mua cổ phần công ty nước ngoài bằng ngoại hối (3/2004/TT-NHNN), quyền hạn, tổ chức và chức năng cụ thể của vụ quản língoại hối(1132/2004/QĐ-NHNN
Trong giai đoạn 2005-2008
Trong giai đoạn này, lượng dự trữ ngoại hối cảu nước ta tăng lên mạnh
mẽ, cán cân vãng lai và xuất nhập khẩu tăng nhưng vẫn ở con số âm, vốn đầu tưthực hiện rất nhỏ so với vốn đăng kí do tình trạng đầu tư nóng Vấn đề của
Trang 34NHNN và chính phủ là làm sao vẫn giữ vững tang lượng dự trữ ngoại hối vàgiảm đầu tư nóng bằng ngoại hối từ nước ngoài vào Việt Nam
Trước tình hình đó, NHNN đã đưa thêm và bổ sung các nghị định mới để đẩymạnh công tác quản lí và dự trữ ngoại hối
Quyết định 425/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà nước sửa đổi quyết định vềquản lý ngoại hối năm 2003 về thẩm quyền quyết định đầu tư bằng ngoại hốicho giám đốc sở giao dịch và trưởng ban điều hành để hạn chế tính trang đầu tưnóng nước ngoài
Nghị định 131/2005/NĐ-CP của chính phủ sửa đổi nghị định
63/1998/NĐ-CP về quản lí ngoại hối, tự do hơn trong giao dịch vãng lai (
nguyên tắc tự do hóa giao dịch vãng lai), bổ sung thêm các hình thức của thanhtoán chuyển tiền trong giao dịch vãng lai cũng như các hình thức chuyển tiềntrong giao dịch vãng lai
Pháp lênh ngoại hối năm 2005 đưa ra những điều khoản, định nghĩa và giải thíchchi tiết hơn về những khái niệm và các điều khoản thi hành, những quy định rõràng của ủy ban thường vụ quốc hội nhắm tọa ra hành lang pháp lí rõ ràng tronglĩnh vực này, phục vụ tốt cho công tác quản lí ngoại hối của ngân hàng nhànước
Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN bổ sung những điều khoản nghị định174/1999/NĐ-CP trong việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng trên tàikhoản ở nước ngoài
Dịch vụ cung ứng ngoại hối của các tổ chức tín dụng tới giai đoạn này đã đượcquy định rõ ràng trong thông tư số 03/2008/TT-NHNN Trong đó quy định cácđiều kiện, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức ngân hàng và phi ngânhàng trong cung ứng dịch vụ ngoại hối, các giấy tờ và thủ tục cần thiết của các
tổ chức khi làm hồ sơ nhận đăng kí thành lập cung ứng dịch vụ ngoại hối mụcđích của thông tư này là tạo ra sự minh bạch trong việc cung ứng ngoại hối củacác tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng, ngân hàng nhà nước có thể dẽ dángđiều tiết lượng dự trữ ngoại hối quốc gia, đảm bảo sự gia tăng liên tục của quỹ
dự trữ ngoại hối nhà nước
Trang 3535Trong giai đoạn 2009-2011
Có thể nói 3 năm vừa qua là 3 năm có nhiều biến động của nền kinh tế thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng Sau một thời kỳ tăng trưởng ấn tượng, đấtnước ta cũng đã hứng chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng kinh tế ViệtNam phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn như: đồng tiền quốc gia bị mấtgiá, thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.Các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là:Cán cân vốn giảm do ảnh
hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, tình trạng nhập siêu của Việt Nam vẫnchưa được cải thiện và sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối, NHNN bánngoại tệ để can thiệp.Vì thế, mục tiêu quan trọng nhất của chính sách quản língoại hối trong thời kì này là phục hồi cán cân thương mại, gia tang lượng dựtrứu ngoại hối để đảm bảo tính an toàn trước những biến động bất thường củanền kinh tế thế giới
Trước tình trạng đó, để tránh tình trạng thâm hụt và rối loạn trong thịtrường ngoại hối, Thông tư 25/2009/TT-NHNN có những quy định rõ ràng vềcho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, bổ sung thêm các điều kiện đượcvay bằng ngoại hối so với quyết định 09/2008/QĐ-NHNN Thông tư
26/2009/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước đã quy định rõ ràng về mua bánngoại tệ của các tập đoàn công ty trong nước Tất cả những điều trên dều gópphần làm chặt chẽ hơn hoạt động của các cá nhân tổi chức trong nước khi thamgia vào thị trường mua bán vay mượn ngoại hối
Đặc biệt, NHNN đã ban hành quyết định 01/2010/TT-NHNN bãi bỏQuyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàngtrên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày
15/03/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN Trong
đó quy định rõ Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trêntài khoản ở nước ngoài phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tàikhoản ở nước ngoài, tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài
Trang 36trước ngày 30/3/2010 Các Giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nướcngoài Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinhdoanh vàng hết hiệu lực kể từ ngày 30/3/2010 Điều này đã cho thấy những độngthái quyết liệt của nhà nước trong việc hạn chế tối đa kinh doanh vàng ở nướcngoài, đảm bảo cân bằng thị trường vàng trong nước, tránh được những rủi rokhi khủng hoảng kinh tế kéo dài kết hợp với thâm hụt cán cân thanh toán.
Các thông tư của NHNN sau đó càng ngày càng quy định chặt chẽ và chitiết về những hoạt động của cá nhân tổ chức trong thị trường tiền tê (cả nội tệ vàngoại tệ) như thông tư 15/2011/TT-NHNN vè cá nhân tổ chức khi mang ngoại tệhay VND khi xuất nhập cảnh để tránh rối loạn thị trường tiền tệ và thực hiệnchính sách tỉ giá hiệu quả Thông tư 19/2011/TT-NHNN quy định về việc pháthành trái phiếu quốc tế của các tổ chức không được chính phủ bảo lãnh Thông
tư số 32 của NHNN (32/2011/TT-NHNN) chính thức chấm dứt tình trạng huyđộng và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng để bình ổn tỉ giá vàngtrong nước
2.2 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời kì 1997-2011
2.2.1 Thời kì 1997-2005
Sau khủng hoảng tài chính 1998, một số nước châu Á đã học được mộtbài học đau đớn về quản lý dự trữ ngoại hối Từ kinh nghiệm đó, các nước đãgia tăng nhanh chóng mức dự trữ ngoại hối của mình, và Việt Nam cũng khôngnằm ngoài xu thế đó
Trang 38Bảng 2.1: Dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 1997-2004
Trong vòng 7 năm (từ 1997 đến 2004), dự trữ ngoại hối đã tăng gấp 3,42
lần, mức tăng hàng năm bình quân là 11,3% Đặc biệt, năm 1999 và 2003, dự trữ
ngoại hối đã có mức tăng đột biến, lên tới hơn 50% Xét trên tiêu chí về lượng
thì lượng dự trữ của Việt Nam còn khá khiêm tốn Trong giai đoạn 1997-2002,
mức dự trữ khá nhỏ, dưới 4 tỉ USD Đây là giai đoạn nền kinh tế châu Á mới
bước ra khỏi cuộc khủng hoảng khu vực và đang phục hồi Hoạt động xuất nhập
khẩu của nước ta tuy đã tăng lên nhưng chưa thực sự mạnh, nguồn viện trợ, đầu
tư của nước ngoài vào nước ta còn thấp Do đó lượng ngoại hối dự trữ được còn
khá thấp Trong hai năm 2003 và 2004 lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã
tăng rõ rệt Với sự mở cửa nền kinh tế và sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới, những bước nhảy vọt trong DTNH của Việt Nam là điều dễ
hiểu Nhưng lượng dự trữ đó vẫn chưa thực sự lớn và an toàn
Xét trên tiêu chí về sự tăng trưởng, ta thấy rằng mức tăng lên của dự trữ
ngoại hối là tương đối tốt Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, kim ngạch nhập
khẩu của nước ta cũng liên tục tăng lên Nên sự tăng lên về dự trữ ngoại hối vẫn
chưa đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng thanh toán trong thương mại quốc tế
vàng(tỉ 1,858 1,765 2,711 3,030 3,387 3,692 5,620 6,357
Lượng dự trữ ngoại hối của ta đã tăng nhưng vẫn còn khá mỏng chưa đạt
được chuẩn về lượng dự trữ ngoại hối tính trên tuần nhập khẩu Nhận thức được
tầm quan trọng và những vấn đề còn tồn tại trong dự trữ ngoại hối, Chính phủ đã
ra những luật định riêng về ngoại hối mà tiêu biểu đầu tiên là nghị định
86/1999/NĐCP về quản lý DTNH nhà nước Cụ thể quy định chia dự trữ ngoại
hối thành hai quỹ là: quỹ dự trữ ngoại tệ và quỹ bình ổn tỉ giá và giá vàng Nghị
định trên cũng quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, tổ chức
trong việc quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia
Bên cạnh nghị định trên một số pháp lệnh, luật định khác đã được ban
hành và mang lại hiệu quả như 653/2001/QĐ-NHNN, ngày 17/5/2001, của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Những chính sách này đã phối hợp được việc quản lý DTNH với điều
hành chính sách tiền tệ cán cân thanh toán, tăng tính hiệu quả và tính chuyên
nghiệp bằng việc chia nguồn DTNH nhà nước thành hai quỹ: Quỹ DTNH và
Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng Quỹ bình ổn tỉ giá và giá vàng có tính thanh
khoản khá cao, hoạt động linh hoạt Tỉ giá và giá vàng trong giai đoạn này được
điều chỉnh ổn định Hai quỹ DTNH và quỹ bình ổn có sự phối hợp khá tốt với
nhau Điều này là kết quả của việc phân cấp rõ ràng trong việc quản lý, quy định
rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các cá nhân và tổ chức liên quan
Một điểm quan trọng trong giai đoạn này là việc ngân hàng nhà nước thực
hiện chính sách kết nối cùng với chính sách quản lý dự trữ ngoại hối Năm 1998
chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách kết hối với tỷ lệ 80% nhằm tập trung
ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia
điều này đã giúp ổn định nguồn tăng dự trữ ngoại hối nước ta Đến giai đoạn
2001 - 2003, điều kiện cung cầu ngoại tệ bớt căng thẳng hơn, tỷ giá USD/VND
tương đối ổn định, Chính phủ từng bước giảm tỷ lệ kết hối đối với các tổ chức
tín dụng kinh tế có thu ngoại tệ xuống còn 50%, 40%, 30% và được bãi bỏ vào
ngày 2/4/2003