YRC Giải pháp phát triển cây quế huyện Văn Yên Tỉnh Yên BáiYRC Giải pháp phát triển cây quế huyện Văn Yên Tỉnh Yên BáiYRC Giải pháp phát triển cây quế huyện Văn Yên Tỉnh Yên BáiYRC Giải pháp phát triển cây quế huyện Văn Yên Tỉnh Yên BáiYRC Giải pháp phát triển cây quế huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -o0o -
Công trình tham dự Cuộc thiSinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2012
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4
I Khái niệm “phát triển bền vững” 4
II Nội dung cơ bản của Phát triển bền vững 6
1 Phát triển bền vững kinh tế 7
2 Phát triển bền vững xã hội 8
3 Phát triển bền vững môi trường: 10
III Một số nguyên tắc Phát triển bền vững 11
IV Các nhân tố tác động đến Phát triển bền vững 14
1 Nhóm các nhân tố kinh tế 14
2 Nhóm các nhân tố phi kinh tế 16
V Một số chỉ tiêu đánh giá Phát triển bền vững 16
1 Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế 16
2 Nhóm chỉ tiêu về xã hội 17
3 Nhóm chỉ tiêu về môi trường 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUẾ HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 20
I Khái quát chung về cây quế và Thị trường các sản phẩm từ quế trên Thế giới 20
1 Khái quát chung về cây quế 20
2 Cung và cầu về các sản phẩm từ cây quế trên thị trường Thế giới 21
II Cây quế Văn Yên và các yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững cây quế Văn Yên 23
1 Các yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững cây quế Văn Yên 23
1.1 Vị trí địa lý, địa hình và các điều kiện tự nhiên 23
1.2 Nguồn nhân lực 24
1.3 Chính sách của địa phương 24
2 Cây quế Văn yên và một số sản phẩm từ quế Văn Yên 25
2.1 Cây quế Văn Yên 25
2.2 Một số sản phẩm từ quế Văn Yên 26
2.2.1 Sản phẩm Quế vỏ 26
2.2.2 Sản phẩm Tinh dầu quế 27
III Thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên 27
1 Bền vững kinh tế 27
1.1 Quy mô kinh tế: 27
1.1.1 Quy mô vùng trồng nguyên liệu 27
1.1.2 Quy mô vùng sản xuất, chế biến và kinh doanh 29
1.2 Cơ cấu kinh tế 32
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 32
1.2.2 Ứng dụng khoa học kỹ thuật 34
2 Bền vững xã hội 35
2.1 Thực trạng vấn đề lao động việc làm 35
Trang 32.2 Thực trạng cải thiện cuộc sống người dân và xóa đói giảm nghèo 36
2.3 Thực trạng vấn đề văn hóa xã hội và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống 37
2.4 Thực trạng phát triển nguồn lực con người 38
2.4.1 Giáo dục và đào tạo 38
2.4.2 Công tác y tế cộng đồng 39
3 Bền vững Môi trường 39
3.1 Thực trạng sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng nguyên liệu 39
3.2 Thực trạng bảo vệ và tái tạo tài nguyên môi trường 39
3.3 Thực trạng sử dụng hóa chất độc hại và công tác xử lý phế thải 41
IV.Một số hạn chế trong thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên 41
1 Về kinh tế 41
1.1 Nguyên liệu tại vùng trồng quế chưa được sử dụng triệt để 41
1.2 Sản phẩm từ quế mới chỉ là sản phẩm nguyên liệu thô 42
1.3 Hình thức xuất khẩu còn nhiều hạn chế 42
1.4 Ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa cao 43
2 Về xã hội 43
2.1 Lao động việc làm theo thời vụ, không có tính ổn định 43
2.2 Chất lượng lao động thấp 44
2.3 Bất bình đẳng trong thu nhập 45
2.4 Nhận thức và tầm nhìn của người dân còn nhiều hạn chế 46
3 Về môi trường 46
3.1 Khói thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để 46
3.2 Kế hoạch phát triển tài nguyên rừng và trồng mới rừng nguyên liệu đạt kết quả thấp 46
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUẾ HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 48
I Quan điểm – mục tiêu chiến lược Phát triển bền vững cây quế Văn Yên 48
II Một số giải pháp Phát triển bền vững cây quế Văn Yên 50
1 Nhóm giải pháp kinh tế 50
1.1 Thu hút vốn đầu tư vào địa phương 50
1.2 Mở rộng quy hoạch vùng trồng nguyên liệu 50
1.3 Mở rộng hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm từ quế 51
1.4 Tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 52
1.5 Tăng cường hoạt động xuất khẩu trực tiếp 53
1.6 Xây dựng khối liên kết ngành tại địa phương 54
2 Nhó m g iải pháp xã hộ i 55
2.1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động, chính sách thu hút lao động 55
2.2 Giải pháp nâng cao dân trí: 55
3 Nhóm giải pháp tài nguyên môi trường 56
3.1 Xử lý khói thải khu công nghiệp 56
3.2 Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng: 57
Trang 4DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường 7 Bảng 1: Chỉ tiêu hóa học của một số loại quế trên Thế giới 21 Bảng 2: Khối lượng và giá trị nhập khẩu bình quân/năm mặt hàng quế trên Thế giới giai đoạn 2001 – 2010 22 Bảng 3: Diện tích trồng quế Huyện Văn Yên giai đoạn 2006-2010 (Đơn vị: ha) 28 Bảng 4: Sơ lược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh CTy TNHH TM SX XNK Đạt Thành năm 2009 và 2010 (Đơn vị: VND) 31 Bảng 5: Sản lượng xuất khẩu quế giai đoạn 2005 – 2010 (Đơn vị: Tấn) 32 Bảng 6: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Văn Yên giai đoạn 2007-2010 33 Biểu đồ 1: Tỷ trọng các nước xuất khẩu quế theo khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu 23 Biểu đồ 2: Tỷ trọng sản lượng sản xuất của các thành phần kinh tế trong tổng sản lượng sản phẩm sản xuất từ quế năm 2011 29 Biểu đồ 3: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong Tổng GTSX H.Văn Yên 2007 - 2010 33 Biểu đồ 4: Tỷ trọng lao động có việc làm trong tổng số lao động và Tỷ lệ thất nghiệp Huyện Văn Yên giai đoạn 2007 – 2010 35 Biểu đồ 5: TNBQ lao động tại các doanh nghiệp tại địa phương và TNBQ lao động tại các nhà máy tinh dầu quế 2007 – 2010 36 Biểu đồ 6: Độ che phủ rừng và Độ che phủ rừng quế trong tổng diện tích rừng che phủ Huyện Văn Yên năm 2011 40
DANH MỤC CÁC K Ý HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT PTBV
Nhập khẩu Hợp tác xã Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại
Sản xuất
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong khoảng mấy chục năm trở lại đây, Việt Nam được biết đến rộng rãitrên thế giới nhờ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đặc trưng của miền nhiệt đớinóng ẩm Một trong số những mặt hàng đặc trưng ấy phải kể đến mặt hàng quế Từ
xa xưa, cây quế đã được xem là một loại lễ vật quý giá được mang đi tiến cống vàdâng lên các bậc vua chúa phong kiến Trong dân gian, quế được coi là một trongbốn “tứ đại thuốc quý” là “sâm – nhung – quế - phụ” Cho đến ngày nay, quế vẫngiữ nguyên được giá trị đa công dụng của nó Hơn thế nữa, khi nhu cầu về mặt hàngnày trên thế giới ngày càng tăng, thương mại kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế thếgiới ngày càng mạnh, quế đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao hơnhẳn so với một số sản phẩm nông – lâm nghiệp khác
Quế là một loại cây đặc biệt bởi nó chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trongmột điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nhất định Không phải đất nước nào, vùng đấtnào có nhu cầu là có thể trồng loại cây này Vậy nên, những đất nước có điều kiện
tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng của cây quế có thể nói là có lợi thế tuyệt đối vềsản phẩm này so với các nước khác Do đó giá cả mặt hàng quế rất cao và hiệu quảcủa ngành sản xuất chế biến quế cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác cùngngành Việt Nam một trong số ít những đất nước nhiệt đới nóng ẩm trên thế giới cóđiều kiện tự nhiên và khí hậu trời phú cho sự sinh trưởng và phát triển của cây quế.Cây quế Việt Nam được trồng tập trung ở các vùng như Văn Yên (Yên Bái), Trà
My – Trà Bồng (Quảng Nam), Thường Xuân (Thanh Hóa), Quảng Lâm (QuảngNinh) với sản lượng chủ yếu thuộc vùng quế Văn Yên của tỉnh Yên Bái
Từ rất lâu nay, Huyện Văn Yên đã nổi tiếng với các sản phẩm từ cây quế vỏtrên thị trường trong và ngoài nước Xét về số lượng, quế Văn Yên đứng đầu trongcác địa phương trồng quế diện tích hơn 15 ngàn ha quế Xét về chất lượng và sảnlượng tinh dầu, quế Văn Yên được xếp thứ hai toàn quốc, sau quế Trà My của tỉnhQuảng Nam - Đà Nẵng Cho đến hiện nay, thu nhập từ trồng và khai thác cây quế
đã trở thành một nhân tố quan trọng giúp thay đổi cuộc sống của những người dân
Trang 6nơi đây, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của địa phương.Tuy nhiên, thực tế cho thấy những giá trị ấy vẫn chưa thực sự xứng với tiềm năngvốn có của cây quế Văn Yên Một số yếu điểm còn tồn tại đó là diện tích trồng trànlan; chất lượng không đồng đều; thu mua, sản xuất, kinh doanh còn manh mún; sảnphẩm tinh dầu thô mới chỉ sơ khai ở việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vớigiá trị xuất khẩu thấp; chưa chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm sang các thịtrường tiềm năng…
Với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quát về các sản phẩm từ cây quế
và thực trạng trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ quế, đồng thờiđưa ra một số giải pháp phát triển bền vững cho việc phát huy tối đa tiềm năng từquế Văn Yên nhằm mục tiêu nâng cao ứng dụng công nghệ khoa học vào việc sảnxuất chế biến và duy trì nguồn gen quí, tăng trưởng kinh tế địa phương, xóa đóigiảm nghèo, cải thiện thu nhập người dân, đảm bảo công bằng xã hội, phát triển conngười và bảo vệ môi trường, đề tài nghiên cứu“Giải pháp phát triển bền vững chocây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái” được ra đời
Đề tài nghiên cứu thực hiện những mục tiêu nghiên cứu sau đây Thứ nhất: làm rõ các khái niệm học thuật liên quan đến vấn đềphát triển bền vững; Thứ hai: phân tích và đánh giá thực trạng phát triển bền vững của cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái; Thứ ba: đề xuất những giải pháp cụ thể cho sự phát triển bền vững của cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái.
Đề tài nghiên cứu được viết dựa trên những thông tin thứ cấp về phát triểnbền vững, các nguyên tắc và hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển này Bên cạnh
đó, phần phân tích thực trạng sử dụng chủ yếu thông tin thứ cấp do đặc điểm ngànhquế địa phương còn non trẻ và chưa được chú trọng đầu tư, điều tra và thu thập sốliệu qua các năm Các thông tin về lý thuyết và tài liệu thu được được phân tích,tổng hợp, thống kê, so sánh, suy luận logic và khái quát để đưa ra thực trạng pháttriển triển bền vững cây quế Văn Yên Từ đó, đưa ra những giải pháp cho chiếnlược phát triển bền vững, lâu dài cho quế Văn Yên tại địa phương
Trang 7Đối tượng trọng tâm của công trình nghiên cứu là sự phát triển bền vững củacây quế Văn Yên xoay quanh các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương liênquan đến các vấn đề cốt lõi như kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường.
Ngoài phần mục lục,mở đầu , kết luận và phụ lục, bài nghiên cứu được chiathành ba chương:
Chương I : Một số lý luận chung về phát triển bền vững
Chương II: Thực trạng phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên – TỉnhYên Bái
Chương III: Một số giải pháp phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên –Tỉnh Yên Bái
Trang 8CHƯƠNG IMỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I Khái niệm “phát triển bền vững”
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” là thuật ngữ đã xuất hiện trên 40 năm nay
và ngày càng được hoàn thiện hơn trong chiến lược toàn cầu giải quyết các vấn đềkinh tế, môi trường và xã hội
Năm 1972, tại Stockholm, Thủy Điển, Hội nghị Liên hợp quốc về con người
và môi trường được coi là có quy mô toàn cầu đầu tiên với sự góp mặt của 113 quốcgia đã được tổ chức nhằm xem xét sự ảnh hưởng của các hoạt động của con ngườitới môi trường và đưa ra những đường lối giải quyết chung cho vấn đề môi trường.Hội nghị đã khẳng định việc các quốc gia chú trọng cải thiện cuộc sống, đặc biệt làmôi trường sống cho nhân dân là hết sức cần thiết, đồng thời Hội nghị cũng ra tuyên
bố về 26 nguyên tắc đảm bảo cho sự PTBV với nhận thức mới rằng bảo vệ và cảithiện môi trường là vấn đề quan trọng, tác động đến hạnh phúc mọi người và pháttriển kinh tế trên toàn thế giới [1] Tuy nhiên, tuyên bố và những nguyên tắc đảm bảophát triển bền vững nêu trên mới chỉ đề cập đến môi trường mà chưa đề cập đến cácvấn đề khác của PTBV
Năm 1984, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro HarlemBrundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ tịch Ủy banMôi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and
Development - WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy ban Brundtland Hoạtđộng của Ủy ban này trở nên nóng bỏng hơn khi báo cáo “Tương lai chung củachúng ta” (Our Common Future) được xuất bản và lần đầu tiên công bố chính thứcthuật ngữ PTBV – một khái niệm cũng như một cái nhìn mới giúp cho các quốc giahoạch định kế hoạch phát triển lâu dài Theo Ủy ban Brundtland, thuật ngữ PTBVđược định nghĩa là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu của ngàyhôm nay mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng những nhu cầucủa các thế hệ tương lai” [2] Định nghĩa trên đã khái quát một cách chung nhất mục
Trang 9tiêu của sự PTBV, đó là khả năng phát triển kinh tế lâu dài và không gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của các lĩnh vực khác trong đời sống con người,
cũng như lợi ích của thế hệ tương lai Nói cách khác, có thể hiểu PTBV phải bảo
đảm được sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng, tài nguyên thiên nhiên
và môi trường được bảo vệ, gìn giữ
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi
trường và Phát triển (Hội nghị Rio) của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm
trên và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự
cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ
môi trường có tên Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) [1] Chương trình đề xuấtrằng con người có thể giảm thiểu được đói nghèo khi cho con người quyền được sửdụng tài nguyên họ cần để phục vụ cuộc sống của chính họ
Mười năm sau Hội nghị Rio, năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới
về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh
Johannesburg), các nước đã ngồi lại và cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện
Chương trình nghị sự 21 và tiếp tục hoàn thiện với các mục tiêu được ưu tiên
Những mục tiêu này bao gồm xóa đói giảm nghèo, phát triển những sản phẩm tái
sinh hoặc thân thiện với môi trường, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên một cách hiệu quả Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu
hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển
Tại Việt Nam, PTBV đã trở thành quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà
Nước Ngay từ những năm 1991, “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
bền vững giai đoạn 1991 – 2000” được ban hành đã tạo tiền đề cho quá trình PTBV
ở Việt Nam Quan điểm PTBV đã được khẳng định trong Chỉ thị 36/CT-TW ngày
25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
CNH-HĐH đất nước Bên cạnh đó, quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trong
các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt
Nam và trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn năm 2001 – 2010 là
“phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
Trang 10tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế - xã hội gắn
chặt với bảo vệ và cải thiện môi trưởng, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân
tạo với môi trường thiên nhiên, gìn giữ đa dạng sinh học Hơn thế nữa, để thực hiện
mục tiêu PTBV như Nghị quyết của Đảng đã đề ra, ngày 17/8/2004 “Định hướng
Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” theo Chương trình nghị sự 21 của
Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai tại các địa phương trên cả
nước.[3] Cho đến thời điểm này, Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã phát huy
những hiệu quả kinh tế - xã hội – bảo vệ môi trường đáng kể cho mục tiêu PTBV
của đất nước
II Nội dung cơ bản của Phát triển bền vững
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về vấn đề [3] đã đánh dấu sự mởrộng của định nghĩa tiêu chuẩn với ba điểm chính của PTBV là: kinh tế, xã hội, môi
trường PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba
mặt của sự phát triển bao gồm các mục tiêu:
x Mục tiêu kinh tế - đặc biệt là tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, hiệu quả
kinh tế, ổn định kinh tế
x Mục tiêu xã hội – đặc biệt là vấn đề việc làm, tiến bộ, công bằng xã hội, an
ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hóa dân tộc và sinh hoạt cộng đồng
x Mục tiêu môi trường – đặc biệt là phục hồi và cải thiện chất lượng môi
trường, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và bảo tồn các tài nguyênkhông tái tạo được
Trang 11Hình 1:
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
Mục tiêu kinh tế Tăng trưởng cao, ổn định
Pháttriển bền vữngMục tiêu xã hội
Cải thiện xã hội; Công
bằng xã hội; Phát triển
NNL
Mục tiêu môi trường
Cải thiện chất lượng MT, bảo vệ MT, TNTN
Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển NXB: Đại học kinh tế quốc dân 2008[4]
1 Phát triển bền vững kinh tế
Phát triển bền vững về kinh tế bao gồm những nội dung chính như: duy trìkinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao hiệu quả, hàm lượng, khoa học côngnghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên môi trường và cải thiện môi trường; thay đổi
mô hình và công nghệ sản xuất theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường;thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”; phát triển nông nghiệp và nông thônbền vững Trong đó quan trọng nhất là mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế kết hợpvới sự thay đổi của cơ cấu kinh tế và cuộc sống con người kể cả chất và lượng
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy môcủa một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Sự tăng trưởng được so sánh theocác thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế bao gồm sựtăng trưởng của tất cả các ngành, các khu vực trong nền kinh tế Để có tăng trưởng,mức tăng sản lượng phải lớn hơn mức tăng dân số [5]
Trang 12Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với sự thay đổi trong cơ cấudân số Trên thực tế, trong quá trình phát triển, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng
tỷ trọng của các khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ tăng trong khi tỷ trọng củanông nghiệp giảm Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh mức độ thay đổi của phươngthức sản xuất ngày càng hiện đại, những khu vực có năng suất cao, giá trị gia tănglớn có tốc độ phát triển cao hơn sẽ dần dần thay thế những khu vực sản xuất cónăng suất lao động và giá trị gia tăng thấp [5].Do đó, tương trưởng kinh tế muốn bềnvững phải gắn liền với bền vững trong cơ cấu kinh tế
Hơn thế nữa, một nền kinh tế PTBV không chỉ là một nền kinh tế có sự tăngtrưởng kinh tế cao, có sự chuyển dịch kinh tế theo hướng hiện đại hơn mà còn phảihàm chứa trong sự phát triển ấy những ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vàsản xuất hiện đại Việc ứng dụng khoa học công nghệ ấy phải được diễn ra trên tất
cả các lĩnh vực và hoạt động của nền kinh tế, là nhân tố cốt lõi và quan trọng nhấtgiúp cho việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế được nhanh, mạnh vàhiệu quả hơn
2 Phát triển bền vững xã hội
Phát triển bền vững về xã hội là sự phát triển dựa trên cơ sở và nền tảng cơbản là sự tăng trưởng trưởng và phát triển bền vững về kinh tế Để đạt được sựPTBV về xã hội, tăng trưởng và phát triển kinh tế phải thực hiện được những mụctiêu cụ thể liên quan trực tiếp đến con người và xã hội
Tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội
Sự phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội và conngười, nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người Trong đó,xóa đói giảm nghèo, khuyến khích người dân tự vươn lên làm giàu chính đáng, trợgiúp người nghèo thoát nghèo, tạo thêm việc làm cho các đối tượng lao động đượcchú trọng hơn cả Bên cạnh đó thực hiện nhiệm vụ tiếp tục hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân
số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số và tình trạng thất nghiệp Không nhữngthế, bền vững xã hội còn hướng tới mục tiêu giải quyết các vấn đề về công bằng xãhội như tham nhũng, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, chênh lệch thu nhập…
Trang 13Tăng trưởng và phát triển kinh tế giúp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoahọc và công nghệ.
Văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ là những lĩnh vực có tác độngtrực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân, không chỉ tác độngtrong thời gian ngắn mà sẽ tác động lâu dài đến sự phát triển của một quốc gia
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,bồi dưỡng tài năng, góp phần quan trọng vào việc phát triển đất nước, xây dựng nềnvăn hóa và con người Đầu tư cho giáo dục đào tạo chính là đầu tư cho một sự pháttriển bền vững Hơn thế nữa, trong thời đại hiện nay, giáo dục đào tạo phải gắn vớiphát triển khoa học công nghệ hiện đại – lực lượng sản suất trực tiếp của con ngườitrong thời đại mới Chỉ có bằng con đường giáo dục thì mới nâng cao được tri thức,mới có được nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học và công nghệ chiếm địa vịquyết định trong sự gia tăng và phát triển ấy
Bên cạnh đó, văn hóa cũng là một nhân tố quan trọng Văn hóa có thể đượcxem như một nhân tố đặc trưng mang tính chất tổng quát đánh giá sự phát triển của
xã hội loài người Do đó, việc phát triển văn hóa quốc gia, nâng cao dân trí gắn liềnvới sự phát triển tiến bộ, hiện đại của thời đại công nghệ thông tin ngày nay cũngchính là một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển bền vững
Tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm mục tiêu phát triển con người
Tăng trưởng và phát triển kinh tế đảm bảo sự ổn định xã hội, nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân và hướng đến mục tiêu cao nhất là phát triển conngười Trong một xã hội, con người phải được đảm bảo quyền tự do dân chủ củamình Đó là quyền được sống theo hiến páp và pháp luật, đảm bảo những quyền cơbản của con người như: quyền riêng tư, quyền sở hữu tài sản, quyền bình đẳng trướcpháp luật, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do bầu cử Hơn thế nữa, trongmột quốc gia phát triển, quyền tự do dân chủ của con người không những được đảmbảo mà còn cần phải được phát huy mạnh mẽ để giúp con người bảo vệ cao nhấtnhững lợi ích cá nhân, của bản thân, được tôn trọng, được bình đẳng, từ đó đónggóp cho mục tiêu cân bằng xã hội nói chung
Trang 14Con người là trung tâm của mọi sự phát triển trong vũ trụ Phát triển kinh tế,phát triển xă hội nói chung muốn bền vững nhất thiết phải gắn liền với phát triểncon người Quan điểm phát triển con người là sự phát triển mang tính chất nhânvăn, nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họthực hiện sự lựa chọn đó Những lựa chọn quan trọng nhất trong đó là được sốnglâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no Bên cạnh đó,năm đặc trưng cơ bản của quan điểm phát triển con người là: con người là trung tâmcủa sự phát triển, người dân vừa là phương tiện và là mục tiêu của phát triển, chútrọng nâng cao vị thế của người dân (bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến), chútrọng việc tạo lập bình đẳng cho người dân về mọi mặt: dân tộc, tôn giáo, giới tính,quốc tịch… và tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xãhội, văn hóa.
3 Phát triển bền vững môi trường:
Môi trường là không gian sinh tồn của con người, là nơi cung cấp tài nguyêncần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng,đồng hóa một phần chất thải của con người Vì vậy, môi trường bền vững là môitrường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả 3 chức năng nói trên
Trong xã hội bền vững, phát triển bền vững về môi trường bao gồm các nộidung chính như: khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiênnhiên; không làm suy thoái, huỷ hoại môi trường và nuôi dưỡng, cải thiện chấtlượng môi trường Do vậy, PTBV về môi trường là sự sử dụng tài nguyên trongphạm vi khôi phục được về số lượng và chất lượng, sử dụng một cách tiết kiệm, hạnchế và bổ sung thường xuyên bằng con đường tự nhiên hoặc nhân tạo Chất lượngmôi trường, không khí, đất, nước, cảnh quan liên quan đến sức khỏe, tiện nghi, yêucầu thẩm mỹ, tâm lý nhất thiết phải không bị các hoạt động của con người làm ônhiễm Các nguồn phế thải nhất thiết phải được xử lý và tái chế kịp thời
Ở Việt Nam, mục tiêu đảm bảo bền vững về môi trường gồm các nội dungnhư: lồng ghép các nguyên tắc phát triển bền vững trong các chính sách và chươngtrình phát triển vùng và quốc gia; đẩy lùi tình trạng suy thoái về tài nguyên môi
Trang 15trường trong những lĩnh vực cụ thể như diện tích đất có rừng che phủ, cung cấp
nước sạch hợp vệ sinh và điều kiện môi trường nơi sinh sống, cải thiện điều kinh ăn
ở sinh hoạt của nhân dân, kìm hãm sự ra tăng ô nhiễm, khuyến khích sản xuất sạch
hơn, tích cực phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường Hơn thế nữa, khi biến đổi
khí hậu đang ngày càng trở nên trầm trọng và Việt Nam vẫn còn là một đất nước
phần lớn là dân sô nghèo sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và khai thác
các nguồn lực tự nhiên để đảm bảo sinh kế thì việc thực hiện bền vững môi trường
trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu lớn khác của nền kinh tế trở
thành một thách thức lớn cho các địa phương nói riêng và cả quốc gia nói chung
III Một số nguyên tắc Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là mục tiêu lớn lao của cả cộng đồng Quá trình xây dựng
PTBV của con người phải được dựa trên những nguyê tắc nhất định Những nguyên tắc
đó lien kết cộng đồng con người lại, tạo nên một xã hội PTBV Chúng hướng dẫn hành
vi con người chứ không phải là mệnh lệnh Những nguyên tắc ấy giúp gắn kết những
thành viên của cả cộng đồng để cùng hướng đến một mục tiêu chung của toàn xã hội
Nguyên tắc thứ nhất: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng [6]
Đây là nguyên tắc tạo nên sự gắn kết trong quá trình phát triển Con người có trách
nhiệm phải quan tâm đến đồng loại và các hình thức tồn tại khác nhau của sự sống
trong hiện tại và tương lai Cần phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí
trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng với các
nhóm có liên quan, giữa người giàu và người nghèo, giữa các thế hệ hiện tại với
nhau và với các thế hệ tương lai Ngày nay, thế giới tự nhiên ngày càng bị tác động
mạnh mẽ bởi hoạt động của con người Vì vậy, phải con người phải làm sao để cho
những tác động ấy không đe dọa sự sống của con người và muôn loài khác để con
người có cơ hội dựa vào đó để sinh tồn và phát triển.Nguyên tắc này vừa thể hiện
trách nhiệm, vừa thể hiện đạo đức của con người
Nguyên tắc thứ hai: Cải thiện chất lượng cuộc sống và con người của cộng
đồng[6] Mục tiêu của sự phát triển kinh tế là không ngững nâng cao chất lượng cuộc
sống của con người Mỗi một cộng đồng, một xã hội đều có những chiến lược phát
triển kinh tế khác nhau nhưng đều cùng hướng đến một mục tiêu chung là xây dựng
Trang 16một cuộc sống lành mạnh, no đủ cho con người Do vậy, cải thiện chất lượng cuộcsống nhìn chung được đo lường bằng các điều kiện sống cơ bản như ăn, ở, đi lại,việc làm, y tế, giáo dục và văn hóa người Hơn thế nữa, chất lượng cuộc sống củacon người còn phải được thể hiện qua sự tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ và duytrì đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nguyên tắc thứ ba: Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của hệ sinh thái[6] Cuộcsống của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào những hệ thống thiên nhiên trên tráiđất Tính đa dạng ấy tạo ra sự bền vững trong quá trnh phát triển hệ sinh thái trướćnhững yếu tố từ tự nhiên, môi trường hay con người Vì vậy, sự phát triển phải dựatrên cơ sở bảo bệ được cấu trúc, chức năng và tính đã dạng của hệ thống ấy Đặcbiệt, trong quá trình tiến hóa tự nhiên, những giống, loài mới sẽ hình thành trongđiều kiện sinh thái mới và đồng thời triệt tiêu những giống loài khác Do đó, bảo vệsức sống và tính đa dạng của hệ sinh thái đồng nghĩa với việc bảo vệ các loài sinhvật, các giống gen quý và cả điều kiện tồn tại của chúng
Nguyên tắc thứ tư: Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên.Nguồn tài nguyên tái tạo bao gồm đất, nước không khí, thế giới động thực vật…phải được sử dụng sao cho chúng có thể phục hồi được Bên cạnh đó, nguồn tàinguyên không tái tạo được phải được kéo dài quá trình sử dụng bằng cách tái sinhtài nguyên, dùng tài nguyên có thể tái tạo được để thay thế hoặc sử dụng tiết kiệm.Chỉ có như vậy mới nguồn tài nguyên cung cấp cho hàng trăm triệu người hằngnăm và cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn
Nguyên tắc thứ năm: Giữ vững khả năng chịu đựng của Trái đất Khả năngchịu đựng của Trái đất thực chất là khả năng chịu đựng của tất cả các hệ sinh thái cótrên Trái đất Các tác động lên hệ sinh thái do đó tác động tới sinh quyển sao chochúng có thể tự phục hồi Khả năng chịu đựng này thay đổi theo từng vùng và rõrang phụ thuộc rất lớn vào số lượng con người và hành vi sử dụng của con người.Chính sách kinh tế, chính sách dân số và cách sống của con người trên một địa bàn
và khả năng chịu đựng của thiên nhiên rang buộc chặt chẽ với nhau Tuy nhiên, dù
là tự nhiên hay nhân tạo, chúng đều có một khả năng chịu đựng nhất định Do vậy,việc giữ vững khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái kể trên là hết sức cần thiết,
Trang 17đặc biệt là việc học tập và vận dụng tri thức con người vào việc ra tăng sức chịuđựng của các hệ sinh thái.
Nguyên tắc thứ sáu: Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân trong sinh hoạt,sản xuất và tiêu dùng Cuộc sống bền vững được xây dựng trên cơ sở những đạođức mới Do đó con người phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử.Cuộc sống xã hội phải xây dựng, đề ra các tiêu chuẩn đạo đức và phê phán lối sốngkhông dựa trên nguyên tắc bền vững Sử dụng mọi hình thức giáo dục chính thức vàkhông chính thức để mọi người có cách ứng xử và các hành vi đúng đắn trong việctác động lên thiên nhiên, hướng tới sự phát triển tài nguyên thiên nhiên bền vững
Nguyên tắc thứ bảy: Để cho cộng đồng tự quản lý môi trường của mình Conngười được xem như là chủ thể của mọi hoạt động trong quá trình phát triển của sựvật hiện tượng Do đó, chỉ khi nào mỗi người dân biết cách tổ chức và quản lý canhtác, sản xuất, sinh hoạt của mình một cách bền vững thì khi đó cộng đồng đó mới cóthể phát triển bền vững và đạt được những mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và bảo
vệ môi trường cao hơn Để cộng đồng tự quản lý môi trường của mình nghĩa là gắntrách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường với quyền lợi được hưởng những giá trị,những lợi ích mà tài nguyên và môi trường đem lại Vì vậy, bằng việc tuyên truyền,giáo dục và đào tạo, bản thân mỗi thành viên của cộng đồng phải hiểu rõ được vềmôi trường mình đang sinh sống, hiện trạng tài nguyên mình đang sử dụng, làm thếnào để khắc phục những tổn hại của tài nguyên này… Tuy nhiên, bên cạnh việccộng đồng tự quản cũng nhất thiết cần đến sự phối hợp và giám sát của chính quyềnđịa phương và các cơ quan chức năng
Nguyên tắc thứ tám: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc PTBV.Mỗi xã hội tiến bộ phải dựa trên cơ sở nguồn thong tin phong phú, kiến thức dồi dào,
cơ cấu pháp luật vững chắc, giáo dục toàn diện, nền kinh tế vững chắc và chính sách
xã hội phù hợp Hơn thế nữa, chính sách quốc gia phải gắn liền chính sách kinh tế vớikhả năng chịu đựng của môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
Nguyên tắc chín: Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu Trong thế giới ngàynay, không một quốc gia nào tồn tại theo phương thức tự cấp tự túc Vì vậy, sự PTBVtoàn cầu phải là hành động của toàn dân, toàn nhân loại Các nguồn tài nguyên của
Trang 18hình tinh, nhất là không khí, nguồn nước và các hệ sinh thái chỉ có thể bảo vệ bằng sựquản lý chung, mục đích chung và giải pháp thích hợp Toàn cầu phải trở thành mộtliên minh vững chắc và có sự trợ giúp lẫn nhau giữa các quốc gia.
IV Các nhân tố tác động đến Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là tổng hòa của sự phát triển bền vững trên cả ba lĩnh vực:kinh tế, văn hóa và xã hội Bên cạnh những điều kiện cơ bản cho sự PTBV như sự ổnđịnh về chính trị – xã hội, sự phát triển khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo, sựđồng thuận xã hội với các mục tiêu của phát triển bền vững, PTBV còn chịu sự tácđộng trực tiếp của hai nhóm nhân tố chủ yếu là nhóm các nhân tố kinh tế và nhómcác nhân tố phi kinh tế
1 Nhóm các nhân tố kinh tế
Nhóm các nhân tố kinh tế tác động đến PTBV bao gồm các nhân tố như: nguồnnhân lực, nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ
Về nhân tố nguồn nhân lực, mọi của cải vật chất đều được làm nên từ bàn tay
và trí óc của con người Vậy nên, trong các nguồn lực của xã hội thì nguồn nhân lực
có tác động mạnh mẽ nhất quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọiquốc gia từ trước đến nay Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú,máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khảnăng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triểnnhư mong muốn Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao độngcho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Theo nghĩahẹp, nguồn nhân lực là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động,
là tổng thể các yếu tố về thể lực và trí lực của họ vận dụng vào lao động sản xuất.Phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia chính là sự biến đổi về số lượng và chấtlượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thầncùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực Trongthế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và xuthế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhânlực chất lượng cao được đào tạo bài bản là yếu tố quyết định của sự PTBV
Trang 19Về nhân tố vốn, nguồn vốn bao gồm vốn đầu tư và vốn sản sản xuất là yếu tốmạnh mẽ tác động đến quá trình sản xuất nói riêng và PTBV nói chung Vốn sảnxuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở
để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh
tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng
kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất Nền kinh tế sẽkhông thể phát triển nếu năng lực về nguồn vốn kém Trái lại, tăng vốn sản xuất,đặc biệt là tăng vốn đầu tư góp phần mạnh mẽ vào việc mở rộng quy mô sản xuấttheo hướng phát triển bền vững về máy móc, kỹ thuật, khoa học công nghệ, giúpgiải quyết công ăn, việc làm cho người lao động Do vậy, trong phát triển kinh tếbền vững, nhiệm vụ phát triển sản xuất để mở rộng quy mô vốn sản xuất và mời gọiđầu tư nước ngoài vào Việt Nam là tối cần thiết
Về nhân tố tài nguyên thiên nhiên, nhìn chung, tài nguyên là dạng hàng hóađặc biệt bởi chúng không phải đi qua quá trình sản xuất Nếu được quản lý tốt, tàinguyên sẽ sản sinh lợi tức Với nhiều quốc gia, khoản lợi tức này đóng góp rất lớnvào nguồn tài chính phục vụ phát triển đất nước và trở thành điều kiện vững chắccho PTBV Song bên cạnh đó, có những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiêngiàu có nhưng lại sống dựa vào việc bán rẻ tài nguyên phục vụ lợi ích trước mắt màkhông tính đến nguồn lực của quốc gia cho các thế hệ tương lai Tăng trưởng kinh
tế chỉ là hư ảo nếu dựa chủ yếu vào khai thác quá mức tài nguyên đất đai và khaithác cạn kiệt các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và lâm nghiệp Tài nguyên thiênnhiên nếu được sử dụng hợp lý sẽ trở thành nhân tố tác động tích cực đến sự PTBV,trái lại nếu bị khai thác và tàn phá nặng nề sẽ làm sụp đổ hoàn toàn mô hình PTBV
Về nhân tố khoa học công nghệ, đây là một nhân tố hết sức mới mẻ và hiệnđại nhưng lại trở thành nhân tố giúp thay đổi mạnh mẽ nhất cơ cấu kinh tế và xâydựng sự phát triển kinh tế dù trong thời kì kinh tế tri thức đang ngày càng phát triển.Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và kinh tế giúp giảm bớt sức người, sứccủa vào sản xuất, tăng năng suất lao động Ứng dụng khoa học công nghệ vào đờisống sinh hoạt giúp nâng cao chất lượng sống của con người Hơn thế nữa, khoa
Trang 20học công nghệ kĩ thuật còn có thể biến một đất nước không có nguồn tài nguyên
thiên nhiên giàu có trở thành một quốc gia có tiềm lực về tài nguyên nhờ nguồn tài
nguyên tái tạo và tài nguyên mới Do đó, trong thời kì CNH – HĐH như hiện nay,
ứng dụng khoa học kỹ thuật trở thành một trong những nhân tố thiết yếu cho quá
trình PTBV
2 Nhóm các nhân tố phi kinh tế
Nhóm các nhân tố phi kinh tế tác động đến PTBV bao gồm các nhân tố như thểchế chính trị, đường lối phát triển kinh tế – xã hội, đặc điểm dân tộc - tôn giáo và
đặc điểm văn hoá Đây là nhóm nhân tố tác động gián tiếp đến quá trình PTBV
nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn vì nó giúp định hướng và tạo điều kiện cho cả
một xã hội trên con đường xây dựng PTBV
Có thế khẳng đinh rằng, sự phát triển bền vững là kết quả của sự tác động
tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó cóa một yếu tố cơ bản, quyết định hơn, chi phốitất cả những yếu tố trên, đó là yếu tố con người và gắn liền với nó là chế độ chính
trị, đường lối phát triển kinh tế xã hội Xét một cách toàn diện, vấn đề sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế vị trí địa lý hay đưa những phát minh khoa họcvào cuộc sống phục vụ sự phát triển đều do con người, thông qua con người và chế
độ chính trị, xã hội ở đất nước mà họ đang sống thực hiện Do vậy, đường lối chínhtrị, kinh tế, xã hội là một nhân tố quan trọng giúp định hướng mô hình phát triển
chung của xã hội và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự PTBV của xã hội ấy
V Một số chỉ tiêu đánh giá Phát triển bền vững
1 Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng thu nhập thực tế hay sự gia tăng quy mô
sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định Sự tăng lên này
được thể hiện bằng hiện vật hoặc tiền (giá trị) Tăng trưởng kinh tế là nền tảng cơ
bản cho sự phát triển kinh tế Chỉ tiêu này thích dụng với mọi quy mô kinh tế, kể cảquy mô ngành, doanh nghiệp hay gia đình cá nhân [7] Tuy nhiên, đo lường pháttriển kinh tế phải được thể hiện ở cả “lượng” và “chất” Trong đó, “lượng” được
Trang 21biểu hiện bằng sự tăng lên trong quy mô sản lượng và “chất” được biểu hiện qua sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào
các ngành sản xuất
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế phản ánh phương thức con người
sử dụng các nguồn lực của tự nhiên để làm ra của cải vật chất [6] Chuyển dịch cơcấu kinh tế là sự di chuyển các nguồn lực của xã hội giữa các khu vực kinh tế: nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Xu thế dịch chuyển ấy phải diễn ra cùng chiều với
xu thế khách quan mang tính thời đại và phải đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế
Cụ thể, đối nền kinh tế Việt Nam nói chung, xu hướng này là chuyển dịch nền kinh
tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế dựa vào công nghiệp và dịch vụ
có công nghệ hiện đại Điều này được biểu hiện bằng giá trị sản xuất của lao động
trong nông nghiệp giảm xuống, công nghiệp và dịch vụ tăng lên, đồng thời áp dụng
triệt để tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thời kì CNH-HĐH
2 Nhóm chỉ tiêu về xã hội
Đánh giá sự PTBV về xã hội nhất thiết phải chú trọng đến nhóm các chỉ tiêu
về giải quyết các vấn đề xã hội mà quan trọng nhất là cải thiện cuộc sống của người
dân, xóa đói giảm nghèo, phân phối thu nhập; nhóm chỉ tiêu về sức khỏe và y tế
cộng đồng, nhóm chỉ tiêu về giáo dục đào tạo, nhóm chỉ tiêu về văn hóa xã hội Tuy
nhiên, khi áp dụng chỉ tiêu này để đánh giá sự PTBV của một khu vực cụ thể, hệ
thống chỉ tiêu này có thể được phân chia thành những nhóm chỉ tiêu nhỏ Cụ thể
như sau:
Nhóm chỉ tiêu về lao động việc làm: Lao động việc làm luôn là một vấn đề
nóng bỏng với xã hội nói chung Lao động việc làm có sức ảnh hưởng quan trọng
và mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế CNH-HĐH, nơi mà nhu cầu nâng cao
chất lượng lao động phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất bức thiết
Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động, là
vô cùng bức thiết Do đó, các chỉ tiêu đánh giá về vấn đề tạo ra thêm nhiều công ăn
việc làm cho người lao động, tỷ lệ thất nghiệp địa phương, trình độ dân trí và trình
Trang 22độ lao động, chất lượng, tay nghề lao động là những tiêu chí được sử dụng để đánhgiá trong nhóm chỉ tiêu này.
Nhóm chỉ tiêu về cải thiện cuộc sống và xóa đói giảm nghèo: Đối với khuvực đại bộ phận khu vực kinh tế nước ta, xóa đói giảm nghèo luôn luôn là vấn đềđược quan tâm nhiều nhất từ những người quản lý và hoạch định chính sách PTBVtrước tiên phải đảm bảo nâng cao và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương
về cả vật chất và tinh thần, tạo nguồn thu nhập giúp xóa đói giảm nghèo, tăng tỉ lệ
hộ khá giả, tiếp đến là giảm khoảng cách trong phân phối thu nhập, thu hẹp khoảngcách giàu nghèo và tạo điều kiện cho việc thực hiện công bằng xã hội Do đó, chỉtiêu này bao gồm được đánh giá qua những tiêu chí như thu nhập bình quân đầungười, tỷ lệ xóa đói giảm nghèo hay số lượng hộ nghèo và cận nghèo
Nhóm chỉ tiêu về văn hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị truyềnthống: Văn hóa xã hội bao giờ cũng là một nhân tố quan trọng trong phát triển cộngđồng Các hoạt động văn hóa xã hội tại Việt Nam diễn ra chủ yếu trong cộng đồngsinh sống của người dân gắn bó lâu đời với nhau Do vậy, việc xây dựng văn hóacộng đồng văn minh, hiện đại luôn luôn có sức ảnh hưởng lớn lao Điều đó khôngchỉ được thể hiện bằng những hoạt động sinh hoạt văn hóa, sự tiếp cận với côngnghệ văn hóa hiện đại văn minh mà còn thể hiện ở ý thức giữ gìn và phát huy nhữngnét đẹp văn hóa, những phong tục truyền thống của địa phương PTBV văn hóa xãhội bao gồm các chỉ tiêu về sinh hoạt văn địa phương; khả năng tiếp cận với thôngtin truyền thông hiện đại như phát thanh, truyền hình, điện thoại và các điều kiện cơ
sở vật chất công cộng như điện, đường… và những hoạt động tinh thần nhằm bảotổn bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền, địa phương
Nhóm chỉ tiêu về phát triển con người: bao gồm nhóm chỉ tiêu về quyền conngười, giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sự khỏe cộng đồng Trong bất cứ một
xã hội dân chủ nào, con người cũng phải được đảm bảo quyền con người của mình
Đó là quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo, quyền được bầu cử và nói lên tiếng nóicủa mình để xây dựng và đóng góp cho cộng đồng Ngoài ra, con người phải đượcđảm bảo những điều kiện cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe Đặc biệt, vấn đề
Trang 23này lại càng trở nên cần thiết đối với khu vực có khoảng cách địa lý xa những khutrung tâm, vấn đề đi lại khó khăn, người dân còn chưa có ý thức cao trong việc giữgìn vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Do vậy, chăm sóc sức khỏe
và y tế cộng đồng bao gồm các chỉ tiêu về công tác khám chữa bệnh, hoạt độngchăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, mạng lưới chăm sóc sức khỏe và cơ sở vật chất y
tế từ đơn vị tỉnh, huyện đến xã, làng, bản Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo là gốc
rễ và ngọn nguồn của phát triển con người Sự đánh giá PTBV về giáo dục đào tạobao gồm các chỉ tiêu cơ bản như tình hình xây dựng cơ sở vật chất các cấp học, tỉ lệphần trăm giáo viên giảng dạy và học sinh trong độ tuổi đi học các cấp, số xã đượccông nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, chất lượng dạy học và đào tạo
3 Nhóm chỉ tiêu về môi trường
Phát triển kinh tế luôn luôn phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường PTBVnhất thiết phải không gây các ảnh hưởng tiêu cực, hủy hoại môi trường sống và gâyhậu quả xấu cho thế hệ sau PTBV về môi trường gắn bó mật thiết với nhiệm vụ bảo
vệ và tái tạo tài nguyên đất và tài nguyên rừng Do đó, nhóm các chỉ tiêu về PTBVmôi trường bao gồm những chỉ tiêu như tình hình sử dụng đất đai, tỷ lệ phần trămdiện tích rừng, độ che phủ rừng, diện tích rừng khai thác, trồng mới, tỷ lệ phần trămđất rừng và môi trường bị thiệt hại do các vấn đề của tự nhiên và môi trường… Bêncạnh đó, nhóm chỉ tiêu này cũng bao gồm những chỉ tiêu thể hiện sự tác động củacon người tới môi trường như tnh h́nh tnh h́nh xử lư chất thải và hóa chất ô nhiễm ,́́tnh h́nh sử dụng nguồn năng lượng sạch cũng như những nguồn tài nguyên tái tạóđược và không tái tạo được, thực trạng tái tạo rừng và tìm kiếm những nguồn nănglượng mới…
Trang 24CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUẾ
HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI
I Khái quát chung về cây quế và Thị trường các sản phẩm từ quế trên Thế giới
1 Khái quát chung về cây quế
Cây quế tên khoa học là Cinnamomum Cassia.BL thuộc họ long não
Lauraceae[9] Tên tiếng anh của nó là Cinnamon và tên thông thường là cây quế ỞViệt Nam, nhân dân ta gọi với tên gọi khác nhau theo từng địa phương như QuếThanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái… Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâunăm, cây trưởng thành có thể cao trên 15 mét, đường kính thân cây có thể đạt 1,3 m.Các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, trong đó vỏcây có chứa nhiều tinh dầu nhất Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu làAldehyt Cinamic chiếm khoảng 70-90% Quế có bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọc cắmsâu vào lòng đất, rễ bàng đan rộng và đan chéo vào nhau, vì vậy cây quế có khảnăng sống tốt ở những vùng đồi núi dốc Cây quế lúc nhỏ ưa bóng râm, khi lớn thìcần nhiều ánh sáng và khi trưởng thành thì hoàn toàn chịu sáng[8]
Về điều kiện sinh trưởng và phát triển, do có bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọccắm sâu vào lòng đất, rễ bàng đan rộng và đan chéo vào nhau nên cây quế thíchnghi ở những vùng đồi núi dốc với độ cao thích hợp từ 300 – 700m Cây quế pháttriển thích hợp trên loại đất mùn xốp, thoáng nước Quế sinh trưởng tốt trên đất đồinúi có độ dốc thoải từ 10-200, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước,
độ pHKCL khoảng 5 – 6 Quế thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắngnhiều với lượng mưa cao từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân trong khoảngbình 20-250C, ẩm độ bình quân trên 80% Tuy vậy, tại những khu vực này, quếcũng chỉ có thể sinh trưởng được ở một số vùng nhất định Do đó, loại cây này đãtrở thành một loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới như Việt Nam, Srilanca,
Indonesia, Trung quốc, Ấn Độ, Madagasxca Chất lượng các loại quế khác nhaucủa các nước được so sánh với nhau bằng hàm lượng tinh dầu chứa trong quế Hàmlượng càng nhiều, chất lượng quế càng tốt
Trang 25Tổng hàm lượng tro
( % khô, max)
5 4 6 6 7
Lượng tinh dầu ( ml/100mg, min)
0,7- 1 1,3- 1,7 0,8- 1,0 2- 3,5 0,3- 0,4
Nguồn: Nguyễn Năng Vinh, Kĩ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB KHKT 1997
Về công dụng, quế được sử dụng như một vị thuốc quí Quế có vị cay, tính
đại nhiệt, vị đắng, thơm và ngọt, có tác dụng bổ mật, thông huyết mạch, dùng để
chữa chứng chân tay co quắp, đau bụng do khí lạnh, chữa phong hàn, viêm khớp,
hư tâm tỳ, mạch chạy nhỏ, bệnh dịch tả cấp tính hay để chữa được các bệnh về tiêu
hoá, hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông huyết mạch, làm cho cơ thể
ấm lên Quế được dùng phổ biến trong một số ngành công nghiệp Ngày nay, người
ta thường tách lấy Aldehyt từ cây quế rồi chuyển hóa thành những chất thơm có giá
trị khác Trong công nghiệp thực phẩm, quế được dùng làm gia vị để chế biến bánh
kẹo, chất định hương Trong công nghiệp hàng tiêu dùng, quế được dùng làm
nguyên liệu chế biến xà phòng, nước hoa, dầu chải, phấn sáp Bên cạnh đó, bột
quế làm hương vị được trộn với các vật liệu khác sau đó đem làm hương Hơn thế
nữa, tại một số quốc gia xứ lạnh có ngành chăn nuôi phát triển, người ta còn dùng
quế trong ngành chế biến thức ăn gia súc
2 Cung và cầu về các sản phẩm từ cây quế trên thị trường Thế giới
Do đặc tính chỉ sinh trưởng và phát triển trong một số ít những vùng nhiệt
đới nên thị trường XK – NK quế trên thế giới đã trở nên vô cùng phát triển Trong
Trang 26thời gian gần đây, cùng với các mặt hàng khác trong tập đoàn gia vị như hồ tiêu,
gừng, tỏi… mặt hàng quế có xu hướng ngày càng tăng và chiếm một thị phần lớn
Khối lượng NK mặt hàng quế của toàn thế giới đang có xu hướng ngày càng tăng
về cả khối lượng và giá trị
Bảng 2:
Khối lượng và giá trị nhập khẩu bình quân/năm mặt hàng quế
trên Thế giới giai đoạn 2001 – 2010
Nguồn: Số liệu thống kê International Trade Centre 2011[10]
Với xu hướng phát triển cùng chiều với nhu cầu NK, giá trị NK mặt hàng
quế sẽ cũng tăng đáng, dự báo cho một lượng cầu về quế sẽ vẫn tăng với một mức
giá ổn định Số liệu thống kê năm 2011 của tổ chức International Trade Centre cho
thấy giá của mặt hàng quế trong khoảng 10 năm trở lại đây có nhiều biến động tăng,
giảm khác nhau Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, giá cả mặt hàng quế có xu
hướng tăng mạnh và ổn định, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển ngành trồng, sản
xuất, chế biến và xuất nhập khẩu quế của các nước
Các nước NK quế trên thế giới chủ yếu thuộc nhóm các nước có ngành công
nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm và hàng tiêu dùng rất phát triển với công nghệ kỹ thuật
sản xuất hiện đại Theo số liệu thống kê của International Trade Centre 2011 [10]
,
Mỹ, Ấn độ, Mexico… là nhóm các nước dẫn đầu Thế giới về lượng NK mặt hàng
quế Trong khi nhu cầu NK quế ngày càng gia tăng không ngừng, sản lượng quế
xuất khẩu ra thị trường thế giới hàng năm vẫn chỉ là một con số hữu hạn do đặc
điểm đặc trưng về điều kiện tự nhiên và sinh trưởng của loại cây này Do đó, các
nhóm các nước nhiệt đới như Srilanca, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam được xem
là có lợi thế tuyệt đối về xuất khẩu quế so với các nước khác Mặc dù được xem là
Trang 27một quốc gia có chất lượng tinh dầu trong các sản phẩm của quế rất cao và nguồnnguyên liệu dồi dào, tuy nhiên, tổng khối lượng XK của Việt Nam chỉ chiếm 5% tổngsản lượng Thế giới và chiếm 11% tổng giá trị XK sản phẩm quế trên Thế giới Điều
đó đặt ra cho Việt Nam một câu hỏi lớn về việc XK cây quế trực tiếp sang các nướctrên Thế giới và sự phát huy tối đa tiềm năng XK của các vùng quế trên cả nước
Biểu đồ 1:
Tỷ trọng các nước xuất khẩu quế theo khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê International Trade Centre 2011[10]
II Cây quế Văn Yên và các yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững cây quế
Văn Yên
1 Các yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững cây quế Văn Yên
1.1 Vị trí địa lý, địa hình và các điều kiện tự nhiên
Văn Yên nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái với tổng diện tích đất tự nhiên139.154,11 ha Tổng diện tích đất lâm nghiệp chiếm 75,03% Vùng trồng quế củaVăn Yên thuộc các xã vùng cao là địa bàn sinh sống của người Dao với nghề trồngquế từ lâu đời như Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, NàHẩu, Quang Minh, Viễn Sơn và Đại Sơn với Nơi đây nằm trong vùng chuyển tiếpgiữa vùng địa hình núi cao và vùng bằng thấp ven sông Hồng kết hợp với kiểu địahình lòng máng được tạo thành từ 2 dẫy núi Pú Luông và Con Voi, độ cao trungbình từ 300 m - 750 m so với mực nước biển Thành phần địa chất chủ yếu là cácdạng đá phiến, là các loại đá phong hóa hình thành các loại đất có thành phần cơ
Trang 28giới trung bình đến nặng Vị trí phân bố và điều kiện địa hình đã tạo ra vùng khí hậuphù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây quế Văn Yên với tổng lượng mưatrung bình trong năm là từ 1.800 - 2.200 mm/năm; nhiệt độ trung bình năm daođộng từ 22,5 - 26,0 OC; độ ẩm trung bình đạt khá cao, từ 80,5 - 86,0 %; tổng lượngbốc hơi trung bình năm từ 700 - 900 mm/năm[8].
Trong khi đó, vùng chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ quế tập trung chủyếu tại trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của toàn huyện là thị trấn Mậu A
và các xã lân cận Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái – Lào Cai, đườngtỉnh lộ Yên Bái – Khe Sang và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, nơi đây là cầu nốikinh tế quan trọng đưa sản phẩm quế Văn Yên ra các thị trường tiêu thụ Hơn thếnữa, thị trấn trung tâm này còn là địa phương luôn bắt kịp sự phát triển của đất nướcthời CNH-HĐH thông tin, tạo điều kiện cho việc cập nhật thông tin, kỹ thuật,
quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giao lưu, giao thương với các thị trường trong vàngoài nước
1.2 Nguồn nhân lực
Số liệu thống kê [13] của các năm qua cho thấy sự ổn định trong quá trình giatăng dân số và biến đổi cơ cấu dân số Theo niên giám thống kê Huyện Văn Yênnăm 2011, dân số trung bình đến năm 2010 là 117.242 người Dân số trong độ tuổilao động chiếm 64,7% Trong đó: số người có khả năng lao động là chiếm 98.9%,
số người mất khả năng lao động chiếm 2.1% Trong phân phối nguồn lao động, laođộng đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 85,48% nhưng trong đó có tới95% lao động làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp Trình độ lao động ở đâychủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo tay nghề Bình quân hàng năm, lựclượng lao động của huyện tăng thêm khoảng 5.000 lao động Đây cũng được xemnhư một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành quế với những sản phẩm thô
sơ như ở Văn Yên hiện tại
1.3 Chính sách của địa phương
Về chính sách cho vùng trồng nguyên liệu, UBND Huyện Văn Yên đã đềxuất những hoạch định và chính sách hỗ trợ hiệu quả cho người dân trồng quế.Vùng trồng quế chuyên biệt được quy hoạch tại 8 xã vùng cao nhằm khai thác tối đa
Trang 29những điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu riêng biệt cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây quế mà không phải vùng đất nào cũng có và phục vụ cho mụctiêu PTBV loài cây đặc biệt này
Về chính sách cho việc sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng từquế Văn Yên, UBND huyện Văn Yên đã đưa ra những chính sách hỗ trợ đối với cácdoanh nghiệp tại địa phương Các nhà quản lý đóng một vai trò quan trọng cho việcthành lập Hiệp hội sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm quế và tổ chức Đại hộisản xuất, chế biến và kinh doanh quế giúp cho việc định hướng, phát triển và hỗ trợlẫn nhau giữa các doanh nghiệp kinh doanh quế tại địa phương
Hơn thế nữa, bằng những nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi dự án xáclập quyền đối với chỉ dẫn địa lý dùng cho sản phẩm quế được trồng ở huyện VănYên, tỉnh Yên Bái, ngày 1/10/2010, UBND huyện Văn Yên đã chính thức đón nhậnvăn bằng Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế theo Quyết định số01/QĐ-SHTT ngày 07/01/2010 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ [12] Bảo hộ chỉdẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế giúp khẳng định nguồn gốc, xuất xứ và chỉ rõđược tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm quế Văn Yên so với các vùng quếkhác Đây là căn cứ pháp lý quan trọng, lâu dài, góp phần làm tăng giá trị của sảnphẩm quế, xây dựng vùng quế Văn Yên có thương hiệu trên thị trường trong nước
và quốc tế
2 Cây quế Văn yên và một số sản phẩm từ quế Văn Yên
2.1 Cây quế Văn Yên
Quế Văn Yên chủ yếu là loài Cinnamomum Cassia Blume, có đặc điểm thựcvật giống quế Trung Quốc Về mặt cảm quan, vỏ quế Văn Yên có các nốt sần nhỏ,bên ngoài có màu xanh xám, bên trong long vỏ quế có màu vàng nhạt đến vàngsậm Về mặt chất lượng, quế Văn Yên có sự khác biệt rõ ràng so với quế các vùngkhác thông qua chỉ tiêu về chất lượng tinh dầu được biểu hiện bằng hàm lượng ẩmthấp (14,06 – 15,74%), chỉ số khúc xạ của tinh dầu vỏ quế cao (1,6025 –
1,6058nD25), hàm lượng tinh dầu cao (4.38 – 6,07v/w), hàm lượng Aldehyt
Cinamic trong tinh dầu cao (84 - 92 %)[8]
Trang 30Vùng quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời nay và gắn liền với cuộc sốngcủa người Dao vùng cao Văn Yên Người Dao nơi đây chịu khó, cần cù, đã gắn bóvới cây quế, nghề quế từ lâu đời, do đó những kinh nghiệm trồng quế đặc trưng như
kỹ thuật chọn giống, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cũng mang đậm bảnsắc văn hóa bà con dân tộc Dao [12]
2.2 Một số sản phẩm từ quế Văn Yên
Cây quế ở Văn Yên là loại cây được tận dụng từ lá, vỏ đến thân cây và rễcây để trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị Cụ thể như: Vỏ quế có giá hiệnthời khoảng 25 nghìn đồng/kg; thân quế bóc vỏ đi rồi có "vanh" từ 35 cm trở lênbán được giá trên một triệu đồng/m 3, còn loại nhỏ bán làm cây chống trong xâydựng được giá từ 15 đến 20 nghìn đồng/cây Cành, ngọn, lá quế tận thu khi chặttỉa thưa và khi hạ cây bóc vỏ có giá bán 2.500 đồng/kg Giá tinh dầu quế là hơn
630 nghìn đồng/kg Như vậy, một cây quế từ vỏ, thân, cành, lá qua chế biến đềutrở thành hàng hóa
Xét trên phương diện rộng hơn, các sản phẩm chủ yếu từ cây quế Văn Yênlà: quế vỏ và tinh dầu quế
và lá) và bóc vỏ quế bằng cách dùng dao sắc khoanh vòng trên thân quế, sau đódùng một thanh tre mỏng tách nhẹ vỏ quế ra khỏi thân Vỏ quế sau khi thu hoạchmang về được phơi khô tự nhiên dưới bóng râm hoặc dưới nắng nhạt, tránh nắnggắt vì sẽ bị mất dầu Sau khi được các đơn vị thu mua, quế vỏ được tiếp tục phơikhô và phân loại thành: quế C (5 năm tuổi), quế B(5-10 năm), quế A (10- 15 năm).Cuối cùng, vỏ quế được bán trực tiếp ra thị trường hoặc được sơ chế thành nhữngsản phẩm chủ yếu như: quế chẻ, quế bào, và quế kẹp bằng phương pháp thủ công
Trang 31Quế bào và quế chẻ được sơ chế và dùng làm thuốc trong khi quế kẹp được làmcông phu bởi những nghệ nhân thường bán mức giá cao và sử dụng để trưng bày.2.2.2 Sản phẩm Tinh dầu quế
Tinh dầu quế Văn Yên có hàm lượng Aldehyt Cinnamic rất cao Đây là mộtsản phẩm tiềm năng với giá trị kinh tế cao được đầu tư máy móc kĩ thuật sản xuấtbởi hệ thống nhà máy tinh dầu quế tư nhân Nguyên liệu sản xuất tinh dầu quế làthân quế nhỏ, cành, lá quế được tận dụng từ sau mỗi vụ thu hoạch hoặc quá trình tỉacành, tỉa lá cho đồi quế Khác với sản phẩm quế vỏ, sản phẩm tinh dầu quế được sảnxuất quanh năm nhờ nguồn nguyên liệu dự trữ
Phương thức sản xuất tinh dầu quế như sau: nguyên liệu cành, lá quế đã được
ủ từ 20 – 25 ngày, sau đó đổ nước vào nồi sản xuất công nghiệp cao hơn rãnh 5 cm,cho cành, lá quế vào nồi rồi nén chặt, đậy nắp Nguyên liệu được đun khoảng 5 – 10phút, nước trong nồi sôi và hơi nước mang theo tinh dầu quế qua ống dẫn hơi sangbình ngưng, xuống hệ thống phân ly Tại đây do tinh dầu có tỷ trọng nặng hơn nướcnên lắng xuống đáy bình Tiếp theo đó, tinh dầu quế sau sản xuất được đóng thùng
và bán ra thị trường Thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm tinh dầu quế VănYên chủ yếu là thị trường Trung Quốc
III Thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên
1 Bền vững kinh tế
1.1 Quy mô kinh tế:
1.1.1 Quy mô vùng trồng nguyên liệu
Tại vùng rừng núi cao của huyện Văn Yên, đất trồng quế thường là đất rừng
hộ gia đình khai hoang từ lâu đời hay một phần đất khoán của nhà nước Khu vựcnày thuộc vùng rừng núi cao, xa trung tâm, địa hình, giao thông hiểm trở Tại đây,quế được trồng trên gò, đồi với tổng diện tích là 15258.7 ha, chiếm hơn 70% tổngdiện tích đất trồng quế của toàn tỉnh Yên Bái, gấp 3 lần diện tích vùng trồng quế củavùng quế Trà My[14] và gấp 10 lần diện tích vùng quế Quảng Ninh[15] Diện tíchrừng quế rộng lớn như trên khiến cho vùng quế Văn Yên có một lượng nguyên liệulớn và dồi dào, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng quế của đất nước
Trang 32Trồng mới
2007
Diện Tích
Trồng mới 956.2 150 130 120,5 60,1 70 30 8,2 27 360,4
2008
Diện tích 15235 1871,1 1497 1388 1373,2 1162.7 1097,6 463,1 248,2 6134,1
Trồng mới 1151 180 168,9 133 60 50 20 100 30 408,8
2009
Diện tích 15375 1896,1 1500 1409,2 1378,7 1173,6 1108,1 499,6 272,2 6137,5
Trồng mới
2010
Diện Tích
Trồng mới 665 60 10 81,2 108.5 70 34 57,5 40 203,8
1062,4 15215.3 170
135,9 91,1 104 55,5 25 47 16 417,9
1846,1 1444,2 1375 1358,2 1152,6 1099,6 364,2 242,2 6333,2
853 15258,7 125
75 121,2 68,5 63 35,5 45 47 272,8
1861,1 1437 1393,4 1387,2 1188,6 1107,1 542,1 292,2 6050Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Yên năm 2010
Có thể nhận thấy vùng nguyên liệu trồng quế luôn duy trì được trong khoảng
trên dưới 15 ngh́n ha đất lâm nghiệp Trong đó, các xã quy hoạch trồng quế vùng
cao chiếm 60% tổng diện tích , còn lại là diện tích trồng của một số xã vùng thấp
khác như Hoàng Thắng , Xuân Ái, Ngị A Tuy nhiên, nh́n vào tổng diện tích trồng
quế của từng xă, đặc biệt là hai xã dẫn đầu toàn huyện như Xuân Tầm và Mỏ Vàng,
có thể thấy rằng, sự thay đổi trong diện tích trồng quế qua các năm là không ổn
định Nếu như diện tích trồng mới của toàn huyện năm 2008 đạt 1150,7 ha thì đến
năm 2009 là 853 ha và giảm xuống 665 ha năm 2010
Theo thông tin được công bố trên trang thông tin điện tử chính thức của quế
Văn Yên [12], sản lượng quế vỏ hàng năm xuất ra thị trường của địa phương này là
khoảng 4000 - 5000 tấn Bên cạnh đó, từ năm 2008, khi ba nhà máy chiết xuất tinh
Trang 33dầu quế lần lượt được xây dựng và đi vào hoạt động, mỗi năm, vùng trồng nguyên
liệu cung cấp cho mỗi nhà máy khoảng từ 6000-8000 tấn cành lá quế [17] Nếu nhưkhoảng 10 năm trước đây, giá trị kinh tế thu được của người dân vùng nguyên liệu
còn bấp bênh, thậm chí không tìm được đầu ra cho sản phẩm thì đến những năm trở
lại đây, đặc biệt là trong năm 2009 và 2010, giá trị kinh tế từ vùng nguyên liệu quế
đã tăng lên đáng kể Năm 2008, giá mua quế vỏ tại chỉ ở mức 15-18.000 đồng/kg và
1000 đồng/kg nguyên liệu quế cành, quế lá thì đến năm 2010, mức giá này đã tăng
lên 25.000 đồng/kg cho quế vỏ và 2.500/kg cho nguyên liệu quế cành,lá
dân vùng trồng nguyên liệu quế
1.1.2 Quy mô vùng sản xuất, chế biến và kinh doanh
Vùng sản xuất, chế biến và kinh doanh là cầu nối quan trọng đưa sản phẩm
quế từ vùng trồng nguyên liệu ra thị trường trong và ngoài nước Khu vực sản xuất,
chế biến và kinh doanh quế tập trung chủ yếu tại khu vực trung tâm các xã và thị
trấn, nơi điều kiện giao thông và giao thương thuận lợi, dễ dàng Sau quá trình thu
mua nguyên liệu, các sản phẩm trên chủ yếu được chế biến thành các sản phẩm quế
vỏ thô hay chiết xuất thành tinh dầu và buôn bán ra thị trường qua các cơ sở tư nhân
dưới các hình thức chủ yếu như: Hộ gia đình, Hợp tác xã sản xuất, Doanh nghiệp tư
nhân và Công ty TNHH
Biểu đồ 2:
Tỷ trọng sản lượng sản xuất của các thành phần kinh tế trong
tổng sản lượng sản phẩm sản xuất từ quế năm 2011
[17] Theo
đó, cây quế Văn Yên mang lại giá trị kinh tế lên đến hàng chục tỉ đồng cho người
Nguồn: Tổng hợp số liệu sơ cấp từ phỏng vấn [17]