1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất Keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

113 283 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất Keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất Keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất Keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất Keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất Keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất Keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất Keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Trang 2

Mã số ngành:60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ THU HÀ

Thái Nguyên - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực chưa sử dụng cho bảo vệ học vị nào

Luận văn này được xuất phát từ yêu cầu trong công việc và hình thành hướng nghiên cứu của bản thân tôi

Tác giả

Lục Văn Kháng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Đại học Thái Nguyên, Khoa Lâm nghiệp trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên và PGS.TS Trần Thị Thu Hà đã hướng dẫn cho Tôi

thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng

sản xuất Keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”

Để hoàn thành luận văn này Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Đại học Thái Nguyên, khoa Lâm Nghiệp trường Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên; Sở NN&PTNT, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông và Ủy ban nhân dân các xã Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong

huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS

Trần Thị Thu Hà đã hướng dẫn, chỉ bảo Tôi nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp

đỡ tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này Cảm ơn các thầy, cô giáo, các cơ quan, đơn vị, cá nhân; gia đình, người thân, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn

Với trình độ, năng lực và thời gian có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn để bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Lục Văn Kháng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2.Mục đích nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa của đề tài 2

4.1 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 2

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tình hình nghiên cứu rừng trồng trên thế giới 4

1.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng trồng 4

1.1.2 Ảnh hưởng của giống đến năng suất rừng trồng 5

1.1.3 Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suấtrừng trồng 5

1.1.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và chất lượng

rừng trồng Error! Bookmark not defined 1.1.5 Nghiên cứu về chính sách và thị trường 7

1.2 Tình hình nghiên cứu rừng trồng ở Việt Nam 8

1.2.1 Những nghiên cứu về giống cây rừng 8

1.2.2 Những nghiên cứu về lập địa 10

1.2.3 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng rừng trồng 10

Trang 6

1.2.4 Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và chất lượng rừng trồng Error!

Bookmark not defined

1.2.5 Nghiên cứu về chính sách và thị trường 13

1.3 Những nghiên cứu về cây Keo tai tượng 14

1.3.1 Thông tin chung về cây Keo tai tượng 14

1.3.2 Những nghiên cứu về sinh trưởng của Keo tai tượng trên thế giới 15

1.3.3 Những nghiên cứu về sinh trưởng cây Keo tai tượng ở nước ta 16

1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu 18

1.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 19

1.4.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý 19

1.4.1.2 Đặc điểm địa hình 19

1.4.1.3 Khí hậu - thuỷ văn 20

1.4.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng 21

1.4.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 23

1.4.2.1 Đặc điểm dân số - lao động 23

1.4.2.2 Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội qua 5 năm 2012 - 2016 24

1.4.2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng 24

1.4.2.4 Đặc điểm văn hóa xã hội 25

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27

2.1.2.1 Phạm vi không gian 27

2.1.2.2 Phạm vi thời gian 27

2.1.2.3 Phạm vi nội dung 27

2.2 Nội dung nghiên cứu 27

2.2.1 Đánh giá thực trạng rừng trồng Keo tai tượng tạikhu vực nghiên cứu 27

2.2.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản lượng của rừng trồng Keo tai tượng theo cấp tuổi và cấp đất 28

Trang 7

2.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ Keo tai tượng tại huyện Bạch Thông 28

2.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của rừng trồng Keo tai tượng tại địa bàn

nghiên cứu 28

2.2.5 Đánh giá hiệu quả môi trường Error! Bookmark not defined 2.2.6 Đề xuất các giải pháp phát triển 28

2.3 Phương pháp nghiên cứu 28

2.3.1 Phương pháp tiếp cận 28

2.3.2 Phương pháp điều tra, đánh giá 29

2.3.2.1 Đánh giá thực trạng rừng trồng cây Keo tai tượng tạikhu vực nghiên cứu 29 2.3.2.2 Xác định một số chỉ tiêu sản lượng của rừng trồng Keo tai tượng theo tuổi và cấp đất 30

2.3.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ Keo tai tượng tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 30

2.3.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng tại địa bàn nghiên cứu 31

2.3.2.5 Đánh giá hiệu quả môi trường và xã hội 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Đánh giá thực trạng rừng trồng Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu 35

3.1.1 Lịch sử phát triển rừng trồng Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu 35

3.1.1.1 Giai đoạn trước năm 1993 35

3.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1998 35

3.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1998 đến nay 36

3.1.2 Diện tích các loại rừng vàdiện tích rừng trồng Keo tai tượng phân theo cấp tuổi (2, 3, 4, 5) ở khu vực nghiên cứu 36

3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng rừng Keo tai tượng 39

3.1.3.1 Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng phát triển rừng Keo tai tượng 39

3.1.3.2 Ảnh hưởng của nguồn giống đến khả năng sinh trưởng phát triển rừng Keo tai tượng 40

Trang 8

3.1.3.3 Ảnh hưởng của phân bónđến khả năng sinh trưởng phát triển

rừng Keo tai tượng 41

3.1.3.4 Ảnh hưởng của thời vụ trồng rừng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến khả năng sinh trưởng phát triển rừng Keo tai tượng 42

3.1.3.5 Ảnh hưởng của chính sách và thị trường đến khả năng tiêu thụ sản phẩm Keo tai tượng 44

3.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản lượng của rừng trồng Keo tai tượng theo cấp tuổi và cấp đất tại khu vực nghiên cứu 45

3.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ Keo tai tượng tại huyện Bạch Thông 49

3.3.1 Tình hình chế biến và sử dụng gỗ Keo tai tượng 49

3.3.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng nói chung, gỗ Keo tai tượng

nói riêng 51

3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của rừng trồng Keo tai tượng tại địa bàn

nghiên cứu 53

3.4.1 Hiệu quả kinh tế 53

3.4.2 Hiệu quả xã hội 60

3.5 Đánh giá hiệu quả môi trường 62

3.6 Đề xuất các giải pháp phát triển 63

3.6.1 Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh 63

3.6.1.1 Giải pháp về giống 63

3.6.1.2 Giải pháp về bón phân 63

3.6.1.3 Giải pháp về mật độ trồng rừng và biện pháp kỹ thuật lâm sinh 65

3.6.1.4 Giải pháp lựa chọn lập địa 65

3.6.2 Các giải pháp về chính sách 66

3.6.3 Các giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu rừng trồng và chế biến 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

1 Kết luận 69

2 Kiến nghị 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

I Tiếng Việt 72

Trang 9

II Tiếng Anh Error! Bookmark not defined

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

A : Độ tàn che và độ che phủ

Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCR : Tỷ suất thu nhập và chi phí

C : Thành phần cơ giới đất

DT : Đường kính tán

FH : Đất Feralit mùn trên núi cao 700 m

FQa : Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit FQv : Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi

FQk : Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá macma axit

Fp : Đất phù sa cổ

G : Tổng tiết diện ngang

Hvn : Chiều cao vút ngọn

IRR : Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ

NPV : Giá trị lợi nhuận ròng

OTC: : Ô tiêu chuẩn

RCFTI : Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng

R : Hệ số tương quan

Sig : Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm tra

Vụ KHCN&CLSP : Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm

V : Thể tích bình quân cây

VS : Phân vi sinh

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Sinh trưởng của các loài Keo 18 tháng tuổi ở Mindoro và Mindanao 15

Bảng 1.2 Sinh trưởng của các loài Keo tuổi 2 trên đảo Hải Nam 16

Bảng 1.3 Sinh trưởng của các loài Keo ở Ba Vì và Hóa Thượng 17

Bảng 1.4 Sinh trưởng của các loài Keo 24 tháng tuổi ở Thanh Hóa 17

Bảng 1.5 Phân loại đất đai theo đơn vị hành chính huyện Bạch Thông 22

Bảng 1.6 Tình hình dân số và lao động của huyện Bạch Thôngtừ năm 2012 - 2016 23

Bảng 1.7 Tình thu nhập kinh tế của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

từ năm 2012 - 2016 24

Bảng 2.1 Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất 33

Bảng 2.2 Thang điểm, độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng Keo tai tượng 34

Bảng 2.3 Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng Keo tai tượng 34

Bảng 3.1 Tổng hợp diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 36

Bảng 3.2 Cơ cấu diện tích rừng và đất của huyện Bạch Thông 37

Bảng 3.3 Diện tích loài cây phân theo cấp tuổi của huyện Bạch Thông 38

Bảng 3.4 Danh mục các loài cây đưa vào trồng rừng huyện Bạch Thông 40

Bảng 3.5 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng trồng Keo tai tượng 42

Bảng 3.6 Sinh trưởng về đường kính, chiều cao của Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu 3 xã Dương Phong; Quang Thuận; Đôn Phong, huyện

Bạch Thông 47

Bảng 3.7 Trữ lượng của Keo tai tượng qua các cấp tuổi 48

Bảng 3.8 Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng của huyện Bạch Thông 49

Bảng 3.9 Tổng chi phí 01 ha rừng trồng Keo tai tượng qua các cấp tuổi 55

Bảng 3.10 Thu thập cho 01 ha rừng trồng Keo tai tượng của các cấp tuổi 55

Bảng 3.11 Cân đối thu nhập và chi phí cho 01 ha rừng trồngKeo tai tượng qua các cấp tuổi 56

Trang 12

Bảng 3.12 Biểu dự đoán hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng Keo tai tượng qua

các cấp tuổi 57 Bảng 3.13 Tổng chi phí 01 ha rừng trồng đến hết chu kỳ kinh doanh trong các mô

hình 58 Bảng 3.14 Biểu dự đoán hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồngtrong các mô hình 59 Bảng 3.15 Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động lâm nghiệp trong các mô

hình rừng trồng 61 Bảng 3.16 Cấp độ phòng hộ của Keo tai tượng 62

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Bạch Thông 19 Hình 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài 29 Hình 3.1 Biểu đồ sinh trưởng đường kính và chiều cao của Keo tai tượng qua các

cấp tuổi 48

Trang 14

Keo tai tượng (Acacia mangium) Keo tai tượng là một trong những loài cây trồng

chính để trồng rừng sản xuất đã được Bộ NN&PTNT công nhận tại Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2015 [3] Keo tai tượng không chỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả năng thích ứng với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải thiện môi trường sinh thái Gỗ của các loài cây Keo này không những là rất thích hợp với nguyên liệu giấy mà còn tăng đối với nhu cầu sử dụng sử dụng cho công nghiệp làm đồ gỗ gia dụng Tính đến ngày 31/12/2016, diện tích rừng toàn quốc hiện có 14,377 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,242 triệu ha và rừng trồng là 4,135 triệu ha (chủ yếu là rừng Keo)

(Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017) [5]

Tỉnh Bắc Kạn, trong những năm trở lại đây diện tích trồng rừng ngày càng được mở rộng thông qua các dự án như dự án 661 (Dự án 5 triệu ha rừng), dự án 147/2007/QĐ-TTg và đặc biệt là Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020 Trong giai đoạn 1999 - 2015 toàn tỉnh trồng được 117.143,49 ha, trong đó nhóm các loài Keo trồng được 22.765,26 ha (Keo tai tượng 21.096,30 ha;

keo lai 1.669,23 ha), (Chi cục Lâm nghiệp Bắc Kạn, 2016) [7]

Huyện Bạch Thông cách trung tâm thành phố Bắc Kạn 18 km về phía Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 54.649,91 ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp của huyện trên 46.973,17 ha (85,93%), xác định lâm nghiệp là thế mạnh của huyện, trong giai đoạn 2011 - 2016 trên địa bàn toàn huyện trồng mới được 9.279,65 ha (Trồng rừng phòng hộ 325,14 ha; trồng rừng sản xuất 7.526,96 ha; trồng cây phân tán 1.427,60

Trang 15

ha) diện tích trồng rừng sản xuất cây Keo tai tượng là 829,91 ha/7.526,96 ha chiếm

tỷ lệ 11,1% tổng diện tích rừng trồng toàn huyện (Chi cục Lâm nghiệp Bắc Kạn năm, 2016) [7] Hiện nay việc tiêu thụ gỗ Keo trên địa bàn trong và ngoài tỉnh rất

lớn, để có cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây trồng khác sang trồng Keo tai tượng sản xuất gỗ lớn là rất cần thiết và cấp bách

Với thực trạng đó, chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh đang tập trung vào vấn đề tái cơ cấu ngành lâm nghiệp về nâng cao giá trị sản lượng trên một đơn

vị diện tích Chính vì vậy để đưa Keo tai tượng trở thành loài cây trồng chính trong

cơ cấu cây lâm nghiệp của huyện cần phải tiến hành “Đánh giá thực trạng và đề

xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất Keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” là hết sức cần thiết

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Có được cơ sở khoa học và thực tiễn để góp phần phát triển bền vững rừng trồng Keo tai tượng tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được thực trạng rừng trồng Keo tai tượng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng Keo tai tượng tại địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của mô hình rừng trồng Keo tai tượng và đề xuất được phương hướng và giải pháp phát triển rừng trồng Keo tai tượng tại địa bàn nghiên cứu

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học

- Tạo điều kiện được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác nghiên cứu khoa học

- Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về việc nghiên cứu chuyên sâu loài cây Keo tai tượng

- Qua kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn các giải pháp phát triển loài Keo tai tượng tại địa phương có hiệu quả cao

Trang 16

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá được thực trạng phát triển của loài Keo tai tượng để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển cho trồng Keo tai tượng nói riêng và rừng trồng nói chung

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu rừng trồng trên thế giới

Việc các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu một

hệ thống các biện pháp kỹ thuật bao gồm từ khâu chọn giống đến trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, quản lý bảo vệ rừng trồng cho đến khi khai thác sử dụng và có một

số công trình tiêu biểu sau

1.1.1 Nghiên cứu về lập địa đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng trồng

Kết quả nghiên cứu của tổ chức Nông - Lương Quốc tế (FAO, 1994) [42] ở các nước vùng nhiệt đới đã chỉ ra rằng: Khả năng sinh trưởng của rừng trồng, đặc biệt

là rừng trồng cây nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì

Đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông P patula ở Swaziland,

Evans.J (1974) [41] đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt (R=0.81) với các yếu tố địa hình và đất đai thông qua phương trình tương quan sau:

Y = -18,75 + 0,0544x3 - 0,000022x3 + 0,0185x4 + 0,0449x5 + 0,5346x11

Trong đó:

+ Y: Chiều cao vút ngọn tại thời điểm 12 tuổi (m);

+ ×3: Độ cao so với mặt nước biển (m);

+ ×4: Độ dốc chênh lệch giữa đỉnh đồi và chân đồi (%);

+ ×5: Độ dốc tuyệt đối của khu trồng rừng (%);

+ ×11: Độ phì của đất đã được xác định

Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc xác định vùng trồng và điều kiện lập địa phù hợp với từng loại cây trồng là rất cần thiết và đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng xuất và chất lượng của rừng trồng

Trang 18

1.1.2 Nghiên cứu về chọn, tạo giống

Giống là một vấn đề quan trọng bậc nhất để nâng cao năng suất rừng trồng, hiểu được vấn đề đó nên nhiều nước trên thế giới đã tập trung chú trọng về vấn đề cải thiện giống cây rừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể

Điển hình như ở Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống

Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrids) có năng suất đạt 35m3/ha/năm ở giai đoạn tuổi 7

Bằng con đường chọn lọc nhân tạo, Brazil đã chọn được giống Eucalyptus grandis đạt tới 55m3/ha/năm sau 7 năm trồng

Tại Swaziland cũng đã chọn đựơc giống Pinus patala sau 15 năm tuổi đạt 19m3/ha/năm (Pandey, D 1983) [48]

Ở Zimbabwe cũng đã chọn được giống E.grandis đạt từ 35-40m3/ha/năm,

giống E.urophylla đạt trung bình tới 55m3/ha/năm, có nơi lên đến 70m3/ha/năm (Campinhos, E va Ikenmori, Y K 1988) [40]

1.1.3 Nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng

- Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đặc biệt là ở những nơi đất xấu Trên thế giới, việc áp dụng bón phân cho rừng trồng bắt đầu từ những năm

1950 Trong vòng 1 thập kỷ, diện tích rừng được bón phân đã tăng lên 100.000 ha/năm ở Nhật Bản, Thụy Điển và Phần Lan Đến năm 1980, diện tích rừng được bón phân trên thế giới đã đạt gần 10 triệu ha (Ngô Đình Quế, 2004) [25] Về vấn đề này đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và đi sâu nghiên cứu, điển hình

là công trình nghiên cứu của Mello (1976) [47] ở Brazin, tác giả cho thấy Bạch đàn

(Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công thức không bón phân, nhưng nếu bón phân

NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng lên trên 50% Một nghiên cứu khác của

Schonau (1985) [51] ở South Africa về vấn đề bón phân cho Bạch đàn Eucalyptus grandis đã kết luận công thức bón 150g NPK/gốc với tỷ lệ N:P:K = 3:2:1 có thể

nâng chiều cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất Tại Colombia, Bolstand và CS (1988) [39] cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản

ứng tích cực đối với rừng trồng Thông P caribeae, đó là Potassium, Phosphate,

Trang 19

Boron và Magnesium

Qua những nghiên cứu ta thấy rõ rằng phân bón đã mang lại những hiệu quả

rõ rệt như nâng cao tỷ lệ sống, nâng cao chất lượng, sản lượng, tăng khả năng chống chọi với điều kiện không thuận lợi của môi trường đẻ cây phát triển tốt hơn

- Mật độ trồng rừng ban đầu cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng Đối với mỗi dạng lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh rừng đều có cách sắp xếp, bố trí mật

độ khác nhau Về vấn đề này đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1992) [45] khi nghiên cứu mật độ trồng rừng cho

Bạch đàn E deglupta ở Papua New Guinea đã bố trí 4 công thức có mật độ trồng

khác nhau (2.985 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.075 cây/ha; 750 cây/ha), số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều tăng của mật độ, điều này có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng vẫn nhỏ hơn những công thức

trồng ở mật độ cao Trong một nghiên cứu khác với thông P caribeae ở Quensland

- Australia, tác giả cũng đã thí nghiệm với 5 công thức mật độ khác nhau (2.200 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.330 cây/ha; 1.075 cây/ha và 750 cây/ha), sau hơn 9 năm trồng cũng thu được kết quả tương tự, nhưng ở các công thức trồng mật độ thấp (750 cây/ha - 1.075 cây/ha) có đường kính trung bình đạt từ 20,1 - 20,9 cm, số cây đạt đường kính (D1.3) > 10cm chiếm từ 84% - 86%; Ở công thức mật độ cao đường kính chỉ đạt từ 16,6 - 17,8cm, số cây có đường kính (D1.3) > 10cm chỉ chiếm từ 71% - 76%

Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì vậy cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp

Trang 20

1.1.4 Nghiên cứu về chính sách và thị trường

Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất trong đó hiệu quả về kinh tế là chủ yếu, sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, đồng thời phương thức canh tác phải phù hợp với kiến thức bản địa và dễ áp dụng với người dân Theo nghiên cứu của Thomas Enters và Goncalves J.L.M (2004) [43], để phát triển trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự tập trung đầu tư về kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu những vấn

đề có liên quan đến chính sách và thị trường Nhận biết được hai vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất nên tại các nước phát triển như

Mỹ, Canada, Nhật nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Trên quan điểm “Thị trường là chìa khoá của quá trình sản xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng, chính thị trường sẽ trả lời câu hỏi sẽ phải sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất được đảm bảo thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển tạo ra sản phẩm hàng hoá Dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua Liu Jinlong (2004) đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyết khích tư nhân phát triển trồng rừng như:

- Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá

- Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của nhà nước

- Giảm thuế đánh vào các lâm sản

- Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng

- Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng rừng

Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ khâu quản lý chung

về vấn đề đất đai, thuế và cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người dân Có thể nói đây không chỉ là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia trồng rừng mà còn gợi ý những định hướng quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Trang 21

Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến khích trồng rừng Điển hình có những nghiên cứu của Narong Mahanop (2004) ở Thailand, Ashadi và Nina Mindawati (2004) ở Indonesia Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề được xem là quan trọng khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia Đông Nam Á chính là:

- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất

- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng

- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân

Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam

đã và đang quan tâm giải quyết để thu hút nhiều thành phần tham gia trồng rừng sản xuất, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho trồng rừng Vì vậy, quan điểm chung để phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng

1.2 Tình hình nghiên cứu rừng trồng ở Việt Nam

Ngành lâm nghiệp nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học

về xây dựng và phát triển rừng cũng rất được quan tâm Các chương trình, dự án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiện trên khắp cả nước với nhiều mô hình rừng trồng sản xuất được thiết lập, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút xây dựng thành quy trình, quy phạm, phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng trong đó

có trồng rừng sản xuất

1.2.1 Nghiên cứu về chọn, tạo giống cây rừng

Công tác giống cây rừng trong những năm gần đây phục vụ cho sản xuất trên phạm vi cả nước đã đạt được những kết quả rõ rệt, điển hình là những công trình trong nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Khả (1999) [15] đã nghiên cứu tuyển chọn các dòng Keo lai tự nhiên, Bạch

Trang 22

đàn có năng suất cao và khả năng kháng bệnh Hơn nữa, đã lai giống nhân tạo thành công cho các loài Keo và Bạch đàn, kết quả đã chọn tạo ra các dòng lai có khả năng sinh trưởng gấp từ 1,5 - 2,5 lần các giống bố mẹ, năng xuất rừng trồng thử nghiệm ở một số vùng đạt từ 20 - 30 m3/ha/năm, có nơi đạt tới 40 m3/ha/năm

Từ năm 1986 đến nay tập đoàn cây trồng rừng đã phong phú và đa dạng hơn, phục vụ cho nhiều mục đích kinh doanh khác nhau, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng giống cây bản địa được ưu tiên hàng đầu phục vụ chương trình 327 và 661 Qua nhiều năm nghiên cứu, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổng hợp và đề xuất được 100 loài cây bản địa phục vụ các chương trình trồng rừng, trong đó có nhiều loài đã được đưa và sản xuất đại trà và có quy mô lớn như: Quế, Mỡ, Trẩu,

Sở, Thông đuôi ngựa, Samu nhiều loài khác với quy mô nhỏ hơn như Lim xẹt, Lát hoa, Giổi xanh, Dó giấy

Năm 1993, Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN &PTNT) đã có Quyết định ban hành "Qui phạm xây dựng rừng giống và vườn giống", "Qui phạm xây dựng rừng giống chuyển hóa", trong đó qui định rõ các tiêu chuẩn về chọn lọc xuất xứ giống

và cây giống cũng như các phương thức khảo nghiệm giống và xây dựng rừng giống, vườn giống (Lê Đình Khả, 2003) [16] Đến nay loài Keo tai tượng đã có 16 giống Tiến bộ kỹ thuật và 07 vườn ươm giống được Bộ nông nghiệp và PTNT công nhận trên phạm vi toàn quốc

Hiện nay, hầu hết các vùng kinh tế trọng điểm đều có vườn ươm công nghiệp với quy mô sản xuất hàng triệu cây một năm Những thành công trong công tác nghiên cứu giống cây rừng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển rừng trồng sản xuất ở nước ta trong những năm qua Tuy nhiên, những giống cây mới có năng suất cao chủ yếu được thử nghiệm và phát triển chủ yếu ở một số tỉnh của các vùng như Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Đối với vùng núi phía Bắc mới chỉ được phát triển trong phạm vi hẹp Vì vậy, đưa nhanh những giống mới và kỹ thuật nhân giống vô tính vào sản xuất là rất cần thiết nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả công tác trồng rừng, thu hút nhiều thành phần kinh

Trang 23

tế vào xây dựng rừng Đây cũng là mong muốn và là chủ trương của chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Bạch Thông nói riêng

1.2.2 Những nghiên cứu về điều kiện lập địa

Nghiên cứu điều kiện lập địa tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh trưởng của thực vật rừng với các yếu tố của môi trường thông qua khí hậu, địa hình, đất đai Xác định lập địa nghĩa là tìm hiểu các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng

và quyết định tới sự hình thành các kiểu quần thể thực vật khác nhau và năng suất sinh trưởng của chúng (Ngô Quang Đê và Cs, 2001) [19] Đề cập đến vấn đề này, tại Việt Nam đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu, điển hình là các công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và Cs (1994) [13], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, các tác giả đã căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng Kết quả nghiên cứu đã chỉ

ra rằng vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để phát triển các loài cây lâm nghiệp chiếm từ 70-80%, đặc biệt là các loài cây cung cấp gỗ nguyên liệu công nghiệp như một số loài Bạch đàn và Keo

Như vậy, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho mỗi loài cây trồng là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng

1.2.3 Nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng

- Phân bón là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng nhằm làm ổn định, tăng năng xuất và chất lượng rừng trồng, phân bón bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh trong giai đoạn đầu, làm tăng sức

đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường

Trên thực tế cho thấy, bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh chóng trong giai đoạn đầu, làm tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường Ở các nước có nền Lâm nghiệp phát triển cao đều áp dụng bón phân cho rừng trồng và đạt được chỉ số sử dụng phân bón cao, từ 40 - 50% đối với phân đạm và khoảng 30% đối với phân lân

Trang 24

(Ngô Đình Quế, 2004) [25]

Tại Việt Nam, về vấn đề này đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu, điển hình có công trình nghiên cứu bón phân cho Keo lai ở Cẩm Quỳ (Ba Vì - Hà Tây cũ) của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) [17] Các thí nghiệm được thực hiện trên đất feralit phát triển trên đá mẹ Sa thạch có tầng đất mỏng (30 - 50cm), tầng đá ong nông có nơi chỉ cách mặt đất 30cm, pH Kcl = 3,5 - 4,7, nghèo đạm (0,12 - 0,18%), thiếu lân và can xi Thí nghiệm được tiến hành với biện pháp thâm canh cày đất toàn diện và bón phân với 8 công thức bón phân khác nhau Kết quả là công thức bón phân phối hợp 2 kg phân chuồng với 100gam phân Themophotphat cho 1 gốc cây thì cho sinh trưởng tốt nhất, tiếp theo là công thức bón 1 kg phân chuồng với 100 gam Themophotphat cho 1 gốc cây Sinh trưởng của Keo lai ở 2 công thức này sau 3 năm trồng có thể tích vượt trội so với công thức đối chứng là 78,7 - 45,3%

Trong một nghiên cứu khác với 14 ô tiêu chuẩn của rừng trồng Keo lai từ 1,5

- 5,5 năm tuổi ở 5 tỉnh khác nhau, Nguyễn Đức Minh và CS (2004) [22] đã chỉ ra rằng rừng trồng được bón phân tốt hơn rừng trồng không được bón phân mặc dù Keo lai là cây cố định đạm Tuy nhiên, ở giai đoạn rừng non cũng cần bón một lượng phân nhất định để thúc đẩy quá trình sinh trưởng Ngoài ra, tác giả còn cho thấy rừng trồng Keo lai được bón lót 100g NPK/cây và bón thúc 100g NPK/cây vào năm thứ 2 cho lượng tăng trưởng cao hơn rừng chỉ bón lót khi trồng

Như vậy việc bón phân là rất cần thiết đối với trồng rừng và điều quan trọng nữa là phải xác định đúng loại phân, đúng thời vụ, đúng liều lượng Bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh đã được nghiên cứu nhiều nhất Các tác giả đều kết luận rằng phân bón có ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng của các loài cây trồng, đặc biệt là đối với các loài cây trồng rừng nguyên liệu

- Mật độ trồng rừng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng trồng Nếu mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh trưởng của cây trồng, nếu mật độ quá thấp sẽ lãng phí đất và tốn công chăm sóc Để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng thì việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm làm giảm chi phí trồng rừng và nâng cao năng

Trang 25

suất rừng trồng như mong muốn, Võ Đại Hải (2003) [35]

Mật độ trồng rừng của mỗi loài cây trên mỗi loại lập địa khác nhau với mục đích kinh doanh khác nhau là không giống nhau Để làm rõ vấn đề này, Phạm Thế Dũng và CS (2004) [29] khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác nhau (952 cây/ha, 1.111 cây/ha, 1.142 cây/ha và 1.666 cây/ha) Kết quả phân tích cho thấy, sau

3 năm trồng cho năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1.666 cây/ha (21m3/ha/năm); năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7m3/ha/năm) Tác giả đã khuyến cáo rằng đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên bố trí mật độ ban đầu trong khoảng 1.111cây/ha - 1.666cây/ha là thích hợp nhất Đối với rừng trồng làm nguyên liệu giấy nên thiết kế mật độ trồng ban đầu là 1.428 cây/ha; rừng trồng phục

vụ cho mục đích lấy gỗ nhỡ và nhỏ nên trồng với mật độ 1.111 cây/ha Tại một nghiên cứu khác của Nguyễn Huy Sơn (2006) [26] về xác định mật độ trồng Keo lai thích hợp trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Quảng Trị Các thí nghiệm được bố trí với 3 công thức mật độ khác nhau (1.330 cây/ha, 1.660 cây/ha, 2.500 cây/ha) Kết quả phân tích cho thấy sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98,15

- 100%, sau 2 năm tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm có giảm nhưng vẫn đạt từ 91,67 - 93,52% Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng tốt nhất ở công thức mật độ 1.660cây/ha và kém nhất ở công thức mật độ 2.500 cây/ha

Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã qui định mật độ trồng cho một số loài Thông, Keo lá to và Bồ

đề là từ 1.200 - 1.500 cây/ha; Bạch đàn là 1.000 cây/ha; Quy trình trồng rừng thâm

canh Bạch đàn E.urophylla cũng quy định mật độ trồng từ 1.110 - 1.660 cây/ha; Quy

phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch qui định trồng thuần loài từ 2.000 - 2.500 cây /ha, trồng xen có thể trồng từ 1.000 - 1.250 cây/ha (Vụ KHCN&CLSP, 2001); Mật độ trồng các loại Keo từ 1.110 - 1.660 cây/ha (Bộ NN& PTNT, 2005) [1]

Mặc dù các quy trình, quy phạm trên đã quy định các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng song đó cũng chỉ mang tính chất tạm thời, chưa ổn định và chi tiết cho từng vùng Do vậy căn cứ vào điều kiện lập địa và mục đích kinh doanh

Trang 26

nên có sự lựa chọn hợp lý trong việc bố trí mật độ rừng trồng

1.2.4 Nghiên cứu về chính sách và thị trường

Cùng với đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách về quản lý rừng và đất lâm nghiệp như: Luật đất đai 2013, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các văn bản hướng dẫn luật, các chính sách về đầu tư, tín dụng như Luật tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 75/2011/NĐ-

CP, Nghị định 54/2013/NĐ-CP, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi Các chính sách trên đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng sản xuất

Nhìn chung, những nghiên cứu về kinh tế và chính sách phát triển trồng rừng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, song cũng mới chỉ tập trung vào một số vấn đề như: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh

tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp và một số nghiên cứu nhỏ về thị trường

Có thể kể đến các nghiên cứu của tác giả: Võ Nguyên Huân (1997) [37], đánh giá hiệu quả giao đất giao rừng ở Thanh Hoá; Từ việc nghiên cứu các loại hình chủ rừng sản xuất đưa ra khuyến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong quản lý và sử dụng bền vững Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của chính sách giao đất khoán rừng đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng

Nghiên cứu thị trường lâm sản cũng được nhiều tác giả quan tâm vì đây là vấn đề có quan hệ mật thiết tới trồng rừng, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu củaVõ Đại Hải (2004) [36], trong nghiên cứu về yếu tố đầu vào và đầu

ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hoá ở miền núi phía Bắc, tác giả đã phân tích những lợi thế cũng như bất lợi và hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hoá ở miền núi Tác giả cũng chỉ ra rằng để phát triển thị trường lâm sản rừng trồng cần phát triển công nghệ chế biến lâm sản cũng như hình thành được phương thức liên doanh liên kết giữa người dân và xí nghiệp lâm nghiệp

Trang 27

Nguyễn Văn Dưỡng (2004) [18] nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến định giá sản phẩm gỗ và LSNG tại Hoành Bồ và Ba Chẽ - Quảng Ninh

Ngô Văn Hải (2004) [20], trong nghiên cứu về yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hoá ở miền núi phía Bắc, tác giả đã phân tích những lợi thế cũng như bất lợi và hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hoá ở miền núi

1.3 Những nghiên cứu về cây Keo tai tượng

1.3.1 Thông tin chung về cây Keo tai tượng

* Phân loại khoa học:

Giới (regnum): Thực vật (Plantate)

Bộ (ordo): Đậu (Fabales)

Họ (familia): Đậu (Fabaceae)

Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae)

Chi (genus): Keo (Acacia)

Loài (species): Keo tai tượng (A.mangium)

Tên hai phần: Acacia mangium Willd

Tên khác: Keo lá to, Keo đại, Keo mỡ

* Đặc điểm hình thái:

Keo tai tượng là cây gỗ trung bình, tuổi thành thục thường cao trên 15m, đường kính 40-50cm, cây non mới mọc lúc đầu (khoảng 1-2 tuần tuổi) có lá kép lông chim 2 lần, sau đó mới ra lá thật lá đơn mầu trắng hoặc mầu vàng nhạt, lá keo

to rộng 10cm, hoa mầu trắng hoặc vàng, quả xoắn vặn Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003) [16]

* Đặc điểm sinh thái:

Keo tai tượng là cây sinh trưởng tương đối nhanh, trong rừng trồng có thể cao thêm 1,3 - 1,5m, đường kính tăng 1,5 - 1,8cm mỗi năm Từ tuổi 20 trở lên tốc

độ sinh trưởng chậm dần Keo tai tượng ra hoa vào tháng 9 - 10 quả chín tháng 2-3 năm sau Cây 2 tuổi có thể ra hoa và kết quả, Keo tai tượng là cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, rễ có nốt sần, có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi tốt Keo tai tượng thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân 29 - 30oC, chỉ chịu được sương giá nhẹ, lượng mưa 1000 - 4500 mm/năm Không có mùa khô kéo dài, Keo tai

Trang 28

tượng sinh trưởng trên đất bồi tụ, dốc tụ sâu, ẩm độ tốt, trên đất xói mòn mỏng lớp đất khô hạn nghèo dinh dưỡng, chua PH: 4 - 5 vẫn sống, song sinh trưởng kém Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003) [16]; (Ngô Quang Đê, 2001) [19]

* Phân bố địa lý:

Keo tai tượng phân bố tự nhiên ở đông Bắc Australia, PaPua Newghine, Đông Inđônêsia, ở độ cao dưới 100m so với mực nước biển, thường mọc ven sông, vùng đồng cỏ, rừng ngập mặn, rừng tràm Ở Việt Nam hiện nay đang mở rộng trồng

ở hầu hết các tỉnh đồng bằng cũng như trung du đến độ cao 400 - 500m so với mặt nước biển, trên nhiều loại đất khác nhau: Đồi bị xói mòn, chua, nghèo, xấu, khô hạn… nó vẫn sinh trưởng bình thường và ra hoa kết quả (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003) [16]; (Ngô Quang Đê, 2001) [19]

* Giá trị kinh tế:

Gỗ Keo tai tượng có nhiều tác dụng, gỗ có giác, lõi phân biệt, tỷ trọng 0,56 - 0,60, gỗ có sợi dài 1,0 - 1,2mm có thể làm nguyên liệu giấy, bao bì, củi đun Keo tai tượng là cây mọc nhanh, tán rậm, thường xanh, rễ phát triển mạnh, dùng làm cây che phủ đất, cải tạo và bảo vệ ở vùng đất trống đồi núi trọc, nó cũng làm cây lục hoá, trồng trong công viên, đường phố, lá có thể làm thức ăn gia súc Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003) [16]; (Ngô Quang Đê, 2001) [19]

1.3.2 Những nghiên cứu về sinh trưởng của Keo tai tượng trên thế giới

Từ đầu những năm 80 thế kỷ XX, các nhà khoa học đã bắt đầu thử nghiệm các loài Keo tai tượng tại nhiều nước và phát hiện những khả năng vượt trội của chúng như là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, năng suất cao

Các khảo nghiệm ở Philippines với 7 loài Keo ở hai điểm thí nghiệm (HaVmoller, 1989) [44] cho thấy Keo tai tượng tượng có chiều cao đứng thứ ba ở

cả hai điểm thí nghiệm tại Mindoro và Mindanao

Bảng 1.1 Sinh trưởng của các loài Keo 18 tháng tuổi ở Mindoro và Mindanao

Trang 29

Bảng 1.2 Sinh trưởng của các loài Keo tuổi 2 trên đảo Hải Nam

A.crassicarpa oriomo RiVer 6,0 m 7,8 m

A.crasicarpa Weroi Wimpim 5,7 m 8,0 m

A.auriculiformis IoKWa 5,3 m 7,8 m

A.aulacocarpa oriomo RiVer 4,9 m 6,9 m

A.crasicarpa Shoteel la 4,7 m 7,4 m

Nguồn: Minquan, Ziayu and Yutian (1989) [46]

So sánh với 15 xuất xứ còn lại, bao gồm các xuất xứ A cincinnata, A melanoxylon, A oraria, A confusa, như vậy Keo tai tượng không nằm trong nhóm

loài về xuất xứ dẫn đầu, tức là sau hai năm tuổi sinh trưởng D < 7,4 cm, H < 4,7 m

1.3.3 Những nghiên cứu về sinh trưởng cây Keo tai tượng ở nước ta

Cuối những năm 1980, Keo tai tượng đã trở thành loài keo được ưa chuộng nhất ở nước ta, vì bên cạnh sinh trưởng nhanh nó còn khả năng duy trì độ phì của đất, chống xói mòn

Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991) [23], một số xuất xứ của 4 loài Keo đã được đưa vào thử nghiệm ở nước ta cho thấy, tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ,

ở hai địa điểm Ba Vì (Hà Nội) và Hoá Thượng (Thái Nguyên), Keo tai tượng sinh trưởng khá nhất cả về chiều cao và đường kính

Trang 30

Bảng 1.3 Sinh trưởng của các loài Keo ở Ba Vì và Hóa Thượng

Loài H (m) D (cm) H/năm D/năm Số thân/cây

Nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991) [23]

Nguyễn Thị The (1996) [27] gây trồng Keo tai tượng ở Thanh Hoá, bước đầu cho biết kết quả: Keo tai tượng trồng tại Trạm nghiên cứu Lâm nghiệp, nơi có tầng đất dày trên 70cm, thực bì đặc trưng là Ba soi, Ba bét sinh trưởng tốt, cho tỷ lệ sống đạt 94% Sau 2 năm tuổi đường kính gốc bình quân đạt 9,4cm, chiều cao 7,5m, đường kính tán 3,6m Khi trồng ở các huyện trong tỉnh Thanh Hoá, Keo tai tượng sinh trưởng ở từng nơi khác nhau do điều kiện khí hậu, đất khác nhau

Bảng 1.4 Sinh trưởng của các loài Keo 24 tháng tuổi ở Thanh Hóa

Địa điểm D 0 (cm) Hvn (m) D T (m)

(1) (2) (3) (4)

Trạm nghiên cứu LN Ngọc Lạc 9,4 7,5 3,6 Trường Lâm nghiệp Triệu Sơn 5,0 4,0 1,9 Trạm Lâm nghiệp Quảng Xương 1,3 0,8 0,4

Nguồn: Nguyễn Thị The (1996) [27]

Do Keo tai tượng có đường kính tán lớn, phân cành sớm, nên tác giả đã đề xuất trồng rừng ở mật độ 1.500 cây/ha

Đỗ Đình Sâm (2001) [13] đã nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng các biện pháp

kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng Trung tâm, Đông Nam Bộ,

Trang 31

Tây Nguyên, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất rừng trồng công nghiệp và lập địa gây trồng có quan hệ mật thiết với nhau

Tác giả đã dựa vào độ dốc, thực bì đặc trưng và độ sâu tầng đất để phân dạng lập địa trồng rừng Keo tai tượng ở vùng Trung tâm thành 5 dạng, đánh giá sinh trưởng của Keo tai tượng, 8 tuổi, mật độ từ 930 - 1.100 cây /ha trên các dạng lập địa như sau:

Dạng lập địa 1: Sinh trưởng đạt 25,7 m3/ha/năm

Dạng lập địa 2: Sinh trưởng 21,1 m3/ha/năm

Dạng lập địa 3: Sinh trưởng 15,1 m3/ha/năm

Dạng lập địa 4: Sinh trưởng 18,7 m3/ha/năm

Dạng lập địa 5: Sinh trưởng 5,7 m3/ha/năm

Trong khi đó ở Đông Nam Bộ, điều tra năng suất rừng trồng Keo tai tượng cũng nhận thấy, độ dầy tầng đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới năng suất rừng, ở Bầu Bàng trên đất xám, tầng đất dày năng suất rừng 8 tuổi, mật độ 1.600 cây/ha, đạt

16 - 22 m3/ha/năm, còn ở Song Mây, lớp đất mỏng hơn, trên phiến thạch sét năng suất đạt 15-19m3/ha/năm, ở Minh Đức (Bình Dương) trên đất xám dày, năng suất rừng 6 tuổi đạt khá cao, từ 25 - 29 m3/ha/năm Năng suất rừng trồng còn phụ thuộc nhiều vào giống, làm đất và bón phân Các kết quả điều tra đánh giá cho thấy, giống được cải thiện, làm đất và bón phân hợp lý Những chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D1,3 có tương quan tới các chỉ tiru độ phì trong khu vực nghiên cứu một cách tổng hợp chứ không phải riêng lẻ từng tiêu chí một Chỉ tiêu D1,3 của Keo tai tượng có tương quan với những tính chất của đất chặt hơn so với Hvn

1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu

Bạch Thông là huyện miền núi nằm ở trung tâm tỉnh Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 54.649,0 ha Trong đó diện tích đất lâm nghiệp có: 46.743,44 ha chiếm 85,53% tổng diện tích của huyện Nền sản xuất chính vẫn là nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đang đầu tư xây dựng Bạch Thông là huyện có tài nguyên rừng và đất rừng phong phú, đây là thế mạnh trong việc phát triển sản xuất lâm nghiệp

Trang 32

1.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

1.4.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý

Huyện Bạch Thông cách trung tâm thành phố Bắc Kạn 18 km về phía Đông Bắc, gồm 15 xã và 01 trị trấn Thị trấn Phủ Thông là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện

* Vi trí tọa độ địa lý:

- Từ 22005’07’’ đến 22019’08’’ vĩ độ Bắc

- Từ 105038’59’’ đến 106002’50’’ kinh độ Đông

* Ranh giới được xác định:

- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể và huyện Ngân Sơn

- Phía Nam giáp thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Mới

- Phía Đông giáp huyện Na Rì

- Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn

Bản đồ khu vực nghiên cứu

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Bạch Thông

1.4.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình huyện Bạch Thông được bao bọc bởi dãy núi cao phía Bắc thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Tây và cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Địa hình

Trang 33

phức tạp, chia cắt khá mạnh, núi đá xen lẫn núi đất Trong vùng có nhiều đỉnh núi cao như: Núi Phyea Hyeng cao 1.515 m ở phía Tây, núi Tà Am cao 1.527 m nằm ở phía Bắc Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và từ Tây sang Đông tạo thành thung lũng chân núi kéo dài theo hướng hình vòng cung

Địa hình kiểu thung lũng và máng lũng: Loại địa hình này thường tập trung ở ven các chân đồi, ven các con sông, suối ở hầu hết các xã trong khu vực Kiểu địa hình này tương đối bằng phẳng, có tầng đất dày, hàm lượng mùn còn khá cao, đất tơi xốp nên phù hợp trồng một số loài cây nông nghiệp và cây công nghiệp

1.4.1.3 Khí hậu - thuỷ văn

* Khí hậu

Theo số liệu khí tượng thủy văn do Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn cung cấp thì huyện Bạch Thông mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 mùa này nóng ẩm, mưa nhiều hay xuất hiện gió lốc và lũ quét Mùa đông từ tháng 10 kéo dài đến tháng 3 năm sau, mùa này lạnh, khô hanh, có gió mùa đông bắc, đôi khi xuất hiện sương muối ảnh hưởng đến cây trồng

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ 220C, nhiệt độ cao nhất là 39,40C; nhiệt độ thấp nhất là -20C

- Chế độ mưa, ẩm:

+ Tổng lượng mưa trung bình năm 1.500 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập chung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm trên 80% lượng mưa cả năm

+ Độ ẩm không khí bình quân năm 84-85%

- Chế độ gió, bão: Trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính + Gió mùa Đông Nam: Hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9, mang hơi nước từ biển vào nên gây mưa

+ Gió mùa Đông Bắc: Hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thường khô + Bão ít ảnh hưởng đến Bạch Thông, tuy nhiên tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, nhất là vào mùa mưa thường sảy ra lũ cục bộ kèm theo lốc xoáy, mưa

đá, sạt lở đất

Trang 34

Nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp

* Thuỷ văn

Trên địa phận Bạch Thông là nơi đầu nguồn của hai nhánh chính Sông Cầu chảy theo hai hướng Bắc - Nam và Tây - Đông hợp nhau tại thành phố Bắc Kạn có chiều dài khoảng 70 km Ngoài hai con sông chính, rong vùng còn có rất nhiều con suối nhỏ với mật độ tương đối dày bắt nguồn từ các đỉnh núi cao phía Bắc và phía Tây đổ chảy về sông Cầu

Do vậy huyện Bạch Thông khá giàu nguồn nước, sự phân phối nước trong năm giữa 2 mùa được phân biệt rõ rệt Mùa lũ thường xảy ra vào tháng 7 tháng 8, mùa cạn vào tháng 12 và tháng 1 năm sau Tuy hệ thống sông suối khá dày nhưng nhỏ và ngắn, phần lớn nằm ở thượng nguồn nên nhiều thác ghềnh, việc vận chuyển và đi lại bằng đường thuỷ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm Một số con suối thường bị cạn về mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh nên có thể xảy ra lũ quét

1.4.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra bản đồ dạng đất tỉnh Bắc Kạn của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn cung cấp [6] thì nền vật chất của huyện Bạch Thông gồm 3 loại đá mẹ chính đó là: Đá Granít, đá Sét và biến chất, đá Vôi

Từ các yếu tố về khí hậu, thời tiết, địa chất và thực vật đã tạo nên đất đai của huyện rất đa dạng với đầy đủ các nhóm đất thuỷ thành, bán thuỷ thành và địa thành

- Đất địa thành bao gồm các loại chính sau:

+ Đất Feralit mùn trên núi cao 700 m (FH), tầng đất mỏng nhưng hàm lượng mùn khá cao do chất hữu cơ phân giải, thích nghi với một số loại cây trồng ôn đới

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit (FQa), thành phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày, hàm lượng mùn cao, đất có phản ứng trung tính

+ Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi (FQv), tầng đất mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt, hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong loại đất này như Ca và

Mg rất lớn

Trang 35

+ Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá macma axit (FQk), Đất Ferelit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, đất có tầng đất dày trên 1m và nằm trên sườn đồi có

độ dốc nhỏ dưới 120, đất chua, nghèo lân và lượng nhôm di động cao

- Đất Thuỷ thành và bán thuỷ thành (dốc tụ và phù sa): Đất này được hình thành do bồi đắp phù sa của sông suối và sản phẩm xói mòn của đồi núi tích tụ lại ở kiểu địa hình thung lũng, máng trũng Loại này có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, đất tốt, tầng dày, màu nâu xám và tơi xốp bao gồm đất phù sa sông, đất dốc

tụ trồng lúa nước, đất phù sa ngòi suối, đất này thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Bảng 1.5 Phân loại đất đai theo đơn vị hành chính huyện Bạch Thông

TT Các loại đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

2.4 Đất sông suối và mật nước

3 Nhóm đất chưa sử dụng 2.786,93 5,10

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bạch Thông (2016) [30]

Trang 36

1.4.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội

1.4.2.1 Đặc điểm dân số - lao động

Huyện Bạch Thông có 16 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 15 xã và 01 thị trấn) cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn gồm với 7 dân tộc anh em, gồm: Dân tộc Tày; Kinh; Dao; Nùng và một số ít các dân tộc khác Dân số huyện Bạch Thông năm

2016 là 32.551 người, mật độ dân số bình quân 59,62 người/km2, dân số nông thôn (30.617 người) chiếm 94% dân số thành thị chiếm 6%, Niên giám thống kê (2016) [11] Dân số phân bố không đều tạo ra những khó khăn trong quá trình phát triển kinh

tế xã hội của huyện Các xã vùng sâu vùng xa có mật độ dân số thấp, không đủ lao động để khai thác tiềm năng tự nhiên, do đó điều hòa dân số và lao động giữa các vùng cho hợp lý để khai thác tiềm năng cũng là vấn đề cần được quan tâm

Bảng 1.6 Tình hình dân số và lao động của huyện Bạch Thôngtừ năm 2012 - 2016

Nguồn: Niên giám thống kê (2016) [11]

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2016 chiếm 50,09% tổng dân số Trong đó lao động hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 92% chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp; các ngành khác như hành chính, thương mại, công nghiệp chiếm 8% Trình

độ dân trí ở các vùng khác nhau, vùng sâu, vùng xa thường trình độ dân trí thấp, cơ

sở hạ tầng được đầu tư ít, kém phát triển, đời sống vẫn còn nghèo so với vùng trung tâm, vì vậy cần có giải pháp nâng cao trình độ cho người lao động, nhân cao dân trí cho các vùng Đây cũng chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất, kinh tế xã hội của huyện

Trang 37

1.4.2.2 Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội qua 5 năm 2012 - 2016

Bạch Thông là huyện diện tích đất lâm nghiệp phong phú, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, nhận thức được vấn đề đó các cấp chính quyền địa phương và người dân đã phát huy thế mạnh về nông lâm nghiệp vì vậy giá trị nông lâm nghiệp mang lại cho địa phương là tương đối cao Cụ thể được thể hiện ở bảng 1.7

Bảng 1.7 Tình thu nhập kinh tế của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạntừ năm

2012 - 2016

Chỉ tiêu Thu nhập bình quân (triệu đồng)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nguồn: Niên giám thống kê (2016) [11]

Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện Bạch Thông giai đoạn từ

2012 - 2016 Mặc dù thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai liên tiếp xảy ra nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong 5 năm qua đạt mức khá cao, duy trì tương đối ổn định qua các thời kỳ năm sau luôn cao hơn năm trước, kinh tế nông - lâm nghiệp vẫn duy trì được tăng trưởng khá ổn định

1.4.2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng

- Về hạ tầng giao thông:

+ Mạng lưới đường bộ trong huyện tương đối hoàn chỉnh, có 15/16 xã có đường nhựa đến trung tâm xã hình thành mạng lưới liên hoàn trong toàn huyện và nối với các địa phương khác Quốc lộ 3 đi qua địa bàn huyện là trục giao thông chính của tỉnh, từ Thái Nguyên chạy dọc qua trung tâm một số huyện thị (Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn, Bạch Thông, Ngân Sơn) lên Cao Bằng đến biên giới Việt Trung

Ngoài ra còn các tuyến đường liên huyện và hệ thống đường giao thông nông thôn liên xã, đến nay 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã; trên 80%

Trang 38

số thôn bản có đường ô tô đi lại được, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và giao thương với các khu vực lân cận

+ Mạng lưới đường vận xuất, vận chuyển lâm nghiệp phục vụ trồng rừng và khai thác còn rất hạn chế gây khó khăn cho vận chuyển lâm sản đến nơi tập kết để tiêu thụ Toàn huyện đến năm 2016, mới được đầu tư 02 tuyến đường lâm nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước với tổng chiều dài trên 8 km tại xã Phương Linh và Đôn Phong, nhưng điều đáng mừng là trong thời gian qua 2015-2016 do diện tích rừng trồng đến tuổi khai thác lớn nên trong quá trình khai thác các hộ dân

đã chủ động mở các tuyến đường vận xuất nhỏ với chiều dài khoảng trên 200 km (chủ yếu đường dành cho máy kéo)

- Về hệ thống điện - năng lượng

Đến nay toàn huyện có 100% số xã có điện lưới quốc gia, số hộ sử dụng điện lưới 97%, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá, điện khí hoá nông thôn

1.4.2.4 Đặc điểm văn hóa xã hội

- Về Y tế:

Theo số liệu thống kê năm 2016, trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện, 01 phòng khám đa khoa khu vực (Nam huyện Ba Bể; Nam huyện Ngân Sơn; Tây huyện Na Rì) với 85 giường bệnh và 16 trạm y tế xã, toàn ngành có 152 cán bộ y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Những năm qua, ngành y tế đã có nhiều cố gắng, các Chương trình Quốc gia về y tế đều được triển khai tích cực và đã thu được kết quả cao Tuy nhiên về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh cũng như lực lượng y, bác sỹ còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ nhân dân

- Giáo dục:

Công tác giáo dục được quan tâm chú trọng, cơ sở vật chất phục vụ ngành giáo dục được đầu tư ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng Theo niên giám thống kê (2016), năm học 2015 - 2016 toàn huyện có 42 trường học: Khối mầm non

có 16 trường mẫu giáo với 116 lớp; Khối tiểu học và trung học cơ sở có 24 trường

265 lớp học; Khối phổ thông trung học có 2 trường với 33 lớp học Các phòng học

Trang 39

đã được nâng cấp, các cơ sở phân trường cũng đã được bố trí xây dựng tới tận thôn bản Tuy nhiên, trang thiết bị, giáo cụ phục vụ giảng dạy và học tập vẫn chưa thật đầy đủ, do đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh

Nhìn chung, hiện trạng đô thị của huyện Bạch Thông là quy mô nhỏ, tốc độ

đô thị hoá diễn ra chậm, kinh tế chưa phát triển Các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ thương mại tuy được hình thành nhưng quy mô nhỏ bé Kết cấu hạ tầng kinh tế tuy đã được đầu tư xây dựng, song chưa đáp ứng với yêu cầu của xu thế hội nhập và giao lưu kinh tế hiện nay Các chỉ số bình quân tiêu dùng của dân cư đô thị như: điện, đường, nước sinh hoạt,

hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại) và mức hưởng thụ văn hoá chưa cao Để cho các đô thị của huyện trở thành vệ tinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, cần có sự quan tâm đầu tư của nhà nước để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng các công trình công cộng phúc lợi khác

Nhìn chung, khu vực nghiên cứu hiện trạng đô thị của huyện Bạch Thông có quy mô nhỏ, tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm, kinh tế chưa phát triển Các ngành công nghiệp nhỏ lẻ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ thương mai tuy được hình thành nhưng quy mô nhỏ bé Kết cấu hạ tầng kinh tế đã được đầu

tư xây dựng song chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển, hội nhập hiện nay Các chỉ

số tiêu dùng của dân cư đô thị như: điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc và mức hưởng thụ văn hóa chưa cao Đời sống của các hộ dân vùng nông thôn còn nghèo, giao thông đi lại còn rất khó khăn, giáo dục, y tế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong vùng

Trang 40

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 4; 6; 8; 10 (cấp tuổi 2, 3, 4, 5) tại 03 xã

Dương Phong; Quang Thuận; Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Diện tích và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng Keo tai tượng

- Lịch sử phát triển rừng trồng Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu

- Diện tích rừng trồng Keo tai tượng phân theo các tuổi 4; 6; 8; 10 (cấp tuổi

2, 3, 4, 5)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng rừng Keo tai tượng

- Về cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển rừng trồng Keo tai tượng

Ngày đăng: 20/03/2018, 15:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005), “Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2005
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựngcông trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTgngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựngcông trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTgngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2011
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), “Thông tư 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 Ban hành danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 Ban hành danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2015
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016), “Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2016
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2017), "Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2017
8. Chính phủ (2014), “Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
9. Chính phủ, “Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010”; “Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/8/2006”; “Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 06/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng”;“Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010”; “Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/8/2006”; “Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 06/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng”; "“Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ
10. Chính phủ, “Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ”; “Quyết định 327/CT ngày 15/9/1992”; “Quyết định 661/QĐ- TTg ngày 29/7/1998”; “Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007”;“Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012”; “Quyết định số 38/2016/QĐ- TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ”; “Quyết định 327/CT ngày 15/9/1992”; “Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998”; “Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007”; "“Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012”; “Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ
11. Cục Thông kê tỉnh Bắc Cạn (2016), “Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016
Tác giả: Cục Thông kê tỉnh Bắc Cạn
Năm: 2016
12. Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1994), "Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ", Báo cáo khoa học đề mục thuộc đề tài KN03- 01, chương trình KN03, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ
Tác giả: Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế
Năm: 1994
13. Đỗ Đình Sâm (2001) “Nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng Trung tâm, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng Trung tâm, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
14. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn “Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND 10/4/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND 10/4/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn
15. Lê Đình Khả (1999), "Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam
Tác giả: Lê Đình Khả
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
16. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003), "Giống cây rừng", Nxb Nông nghiệp 17. Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998),"Giống Keo lai và vai trò cải thiện giốngvà các biện pháp thâm canh khác trong tăng năng suất rừng trồng", Tạp chí Lâm nghiệp, (9), tr 48-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống cây rừng", Nxb Nông nghiệp 17. Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998),"Giống Keo lai và vai trò cải thiện giống và các biện pháp thâm canh khác trong tăng năng suất rừng trồng
Tác giả: Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003), "Giống cây rừng", Nxb Nông nghiệp 17. Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp 17. Lê Đình Khả
Năm: 1998
18. Nguyễn Văn Dưỡng (2004), Nghiên cứu hệ thống thị trường các sản phẩm vùng cao Quảng Ninh. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Thị trường và nghiên cứu nông lâm kết hợp ở Miền núi Việt Nam”, Hoà Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hệ thống thị trường các sản phẩm vùng cao Quảng Ninh". Báo cáo trình bày tại hội thảo “Thị trường và nghiên cứu nông lâm kết hợp ở Miền núi Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Dưỡng
Năm: 2004
19. Ngô Quang Đê và các cộng sự (2001), "Trồng rừng" Dùng cho cao học Lâm nghiệp và nghiên cứu sinh các mã trồng rừng, chọn giống và hạt giống lâm nghiệp… Điều tra và qui hoạch rừng, Lâm học. Giáo trình Sau đại học Trường Đại học lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng rừng
Tác giả: Ngô Quang Đê và các cộng sự
Năm: 2001
20. Ngô Văn Hải (2004), Lợi thế và bất lợi thế của các yếu tố đầu vào, đầu ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hoá ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Báo cáo trình bày tại hội thảo “Thị trường và nghiên cứu nông lâm kết hợp ở Miền núi Việt Nam”, Hoà Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế và bất lợi thế của các yếu tố đầu vào, đầu ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hoá ở các tỉnh miền núi phía Bắc," Báo cáo trình bày tại hội thảo “Thị trường và nghiên cứu nông lâm kết hợp ở Miền núi Việt Nam
Tác giả: Ngô Văn Hải
Năm: 2004
21. Ngô Kim Khôi (1998), "Thống kê toán học trong Lâm nghiệp", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê toán học trong Lâm nghiệp
Tác giả: Ngô Kim Khôi
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
23. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991) “Nhân giống vô tính và trồng rừng giòng vô tính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân giống vô tính và trồng rừng giòng vô tính
25. Ngô Đình Quế, Lê Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hương, Đoàn Đình Tam (2004), "Xây dựng qui phạm kỹ thuật bón phân cho trồng rừng sản xuất 4 loàicây chủ yếu phục vụ chương trình 5 triệu ha rừng là: Keo lai, Bạch đàn Urophylla, Thông nhựa và Dầu nước", ViệnKHLN Việt Nam, Hà Nội-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng qui phạm kỹ thuật bón phân cho trồng rừng sản xuất 4 loàicây chủ yếu phục vụ chương trình 5 triệu ha rừng là: Keo lai, Bạch đàn Urophylla, Thông nhựa và Dầu nước
Tác giả: Ngô Đình Quế, Lê Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hương, Đoàn Đình Tam
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w