Đặc biệt, vượt ra ngoài nỗi ám ảnh của những “cựu thần” hết thời, chính nhà sử học cũng cần quan tâm tới một vấn đề nổi lên từ sự kiện tháng 11-1963 đó, đúng như GS Cao Huy Thuần đã lưu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ - -
Trang 21
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ - -
Trang 32
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng: luận văn thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: "Đảng Cần
Lao Nhân vị với vấn đề Tôn giáo trong đời sống chính trị miền Nam 1963)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu, tài liệu trích
(1955-dẫn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực
Tác giả
HỒ HOÀNG THÁI
Trang 43
1
Chương I: Bối cảnh Tôn giáo – Chính trị miền Nam
Việt Nam trước 1954
16
1.1 Mặt trận Quốc gia liên hiệp 1946 16
Chương II: Tôn giáo trong đời sống chính trị miền
Nam Việt Nam 1954-1956: Sự ra đời của Đảng Cần lao
32
2.1.Sự ra đời của Đảng Cần Lao (1954) - Tính chất Tôn
giáo – chính trị của Đảng Cần Lao
32
2.2 Cuộc chiến vì quyền lực 1954-1955 –“Chiến tranh tôn
giáo”
38
2.4 Hiến pháp 1956 – Nền Chính trị mang tính Tôn giáo 54
Chương III: Tôn giáo trong đời sống chính trị miền
Nam Việt Nam 1956-1963: Sự phát triển và suy tàn
3.3 “Pháp nạn” 1963 – Cuộc đấu tranh của Phật giáo 85
Chương IV: Kết luận
Từ tôn giáo đến chính trị: Đảng Cần Lao Nhân vị
99
Trang 53
MỞ ĐẦU ĐẢNG CẦN LAO NHÂN VỊ VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ MIỀN NAM (1955-1963)
1 Tính cấp thiết/ Lý do chọn đề tài
Sự sụp đổ chóng vánh của chính quyền Ngô Đình Diệm với cái chết của anh em nhà họ Ngô cuối 1963 đến nay vẫn là một đề tài liên tục được bàn thảo, nhất là từ phía những thành viên (lưu vong?) của chính thể Việt Nam Cộng Hòa Đặc biệt, vượt ra ngoài nỗi ám ảnh của những “cựu thần” hết thời, chính nhà sử học cũng cần quan tâm tới một vấn đề nổi lên
từ sự kiện tháng 11-1963 đó, đúng như GS Cao Huy Thuần đã lưu tâm: làm sao một chính thể bề ngoài vững mạnh, với hệ thống chính trị rộng khắp, lực lượng cảnh sát-quân đội hùng mạnh, từng liên tập đập tan các trở lực từ phía các tôn giáo địa phương (Cao Đài, Hòa Hảo, và lực lượng Bình Xuyên, những năm 1955-1956…), ngăn chặn hiệu quả sự mở rộng ảnh hưởng của Cộng sản (đặc biệt giai đoạn 1959-1960), thiết lập được
hệ thống cải cách kinh tế bước đầu có những dấu hiệu tốt (dù còn đầy vướng mắc), được sự hậu thuẫn cả về chính trị (của Công giáo miền Nam) và kinh tế (của Mỹ); rốt cuộc lại tan vỡ trong một loạt sự biến động chính trị tưởng như đã được kiểm soát vào 1963?
Thêm vào đó, lại có thể nhìn ra một khía cạnh khác: chính quyền
là một chế độ tự hủy hoại về bản chất Từ đây, tôi cho rằng cần đi tìm
một nhân tố mang tính bản chất của chính quyền Diệm, đặc biệt ở Đảng
Trang 64
Cần lao Nhân vị vốn là hiện thân chính trị của chính quyền này Nhưng
tính chất ấy phải có một sự tương tác bản chất tới các nhân tố xã hội – chính trị khác ở miền Nam, mà chính sự tương tác này đã kéo sập lâu đài chính trị của Diệm
Khi xem xét các biến cố chính trị liên tục từ 1954 cho đến 1963, tôi nhận thấy sự hình thành ở xã hội miền Nam những đặc tính chính trị mang bản chất tôn giáo (hay tính tôn giáo xâm lấn lĩnh vực chính trị) Tính chất tôn giáo không những quyết định dứt khoát sự hình thành và suy vong của các thiết chế quyền lực tại miền Nam, mà còn trực tiếp tạo nên những cuộc xung đột tôn giáo dưới đủ các hình thức luận chiến tư tưởng, bạo động tôn giáo, chiến tranh tôn giáo Bởi vậy, tôi cho rằng, để
phân tích chính quyền Ngô Đình Diệm, thích hợp nhất là từ tính tôn giáo của nó; mà trong trường hợp này, phải nhìn dưới khía cạnh tính tôn giáo
của một đảng chính trị: Đảng Cần lao
Do đó, khi nghiên cứu lại trường hợp chính thể Việt Nam Cộng
hòa đệ nhất, tôi hướng nghiên cứu khoa học đến những kết quả sau: (i)
xem xét bản chất của nền Đệ nhất Cộng hòa qua cái nhìn về Đảng Cần Lao Nhân vị, từ đó tìm ra tính chất nội tại của chế độ này xét từ cái nhìn tôn giáo – chính trị; (ii) phân tích tính cố kết chính trị của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong tương quan với bối cảnh chính trị Nam Kỳ, xét như sự thất thoát quyền lực và mất kiểm soát về bạo lực của Đảng Cần lao Nhân vị, mà tôi sẽ chỉ ra rằng quá trình này song song với quá trình
giải trừ tính tôn giáo của Đảng Cần lao; (iii), chỉ ra những vết thương
chính trị ở miền Nam trước 1963 khi những nỗ lực chính trị của Đảng
Cần Lao Nhân vị hoàn toàn thất bại, mà một trong những tình thế chính yếu là sự chấm dứt hoàn toàn những ảnh hưởng kiềm chế nông thôn của các lực lượng tôn giáo
Trang 75
Từ đây, tôi xác định mục tiêu của luận văn là chỉ ra đặc tính tôn
giáo - chính trị cũng và nguồn gốc tôn giáo - chính trị đã dẫn đến một
hình thức độc tài – chuyên chế (toàn trị?) là “nền Đệ nhất Cộng hòa
2 Tình hình nghiên cứu vấn đề
Như đã nói, vấn đề Đảng Cần lao và chính quyền Diệm không phải một đề tài mới mẻ Những tác phẩm phân tích chế độ Diệm, Đảng Cần lao không phải là ít Dưới đây tôi chỉ điểm những tác phẩm chứa đựng cái nhìn tiêu biểu, mà những bài viết hay sách vở khác đều khai triển sâu thêm lối nhìn của nó
Một trong những phân tích tổng quát phổ biến nhất có thể tìm thấy
trong hồi ký chính trị Việt Nam máu lửa quê hương tôi của Hoàng Linh
Đỗ Mậu, một viên tướng dưới chế độ Ngô Đình Diệm Sự khinh bỉ tột đột
chế độ Diệm đã dẫn tới cái nhìn coi chế độ này là gia đình trị, đầy tính
phong kiến, mà Đảng Cần lao Nhân vị chỉ là một thứ chính trị trá hình,
thông qua đó gia đình Diệm chi phối toàn bộ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa Đỗ Mậu cho rằng, chính quyền Diệm thực chất thực hiện hai nhiệm vụ: (1) tiêu diệt các thế lực đối lập (Cộng sản, các tôn giáo, các lực lượng chính trị ngoài đảng Cần lao); (2) Công giáo hóa miền Nam Từ hai nhiệm vụ này, theo Đỗ Mậu, thực chất các anh em trong gia đình Diệm đã: (a) thu vén lợi ích về phía mình, gây nên sự đứt gãy quyền lực ngay trong nội bộ bộ máy gia đình trị, tiêu biểu là sự mâu thuẫn giữa Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn; (b) gây nên tình trạng chia rẽ nặng nề về tôn giáo – xã hội trong nhân dân miền Nam, biểu hiện ra ở sự tham lam vô độ của Ngô Đình Thục; do đó (c) hạn chế dân chủ, kỳ thị tôn giáo, dẫn đến
khủng hoảng chính trị Như thế, với Đỗ Mậu, bản chất độc tài nhưng
thiển cận, tham lam, có phần dốt nát và đầy ảo vọng chính trị (đặc biệt
Ngô Đình Diệm và giám mục Ngô Đình Thục) của anh em nhà họ Ngô chính là cơ sở cho tất cả các biến loạn chính trị dưới chế độ Diệm Không
Trang 86
khó để nhận ra sự công kích của Đỗ Mậu nhằm chủ yếu vào các cá nhân,
những hiện thân quyền lực của chế độ độc tài – gia đình trị Trong đó, các vấn đề khủng hoảng chính trị, xung đột tôn giáo, chia cắt dân tộc… chỉ là những hệ quả
Cái nhìn tiêu biểu thứ hai có thể kể đến là loạt bài Nguyên Nhân
Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa bị sụp đổ của Trần Văn Thưởng (trên
trang blog của chính ông, http://vietnamsolutions.blogspot.com), một
thành viên cũ của Đảng Cần lao Loạt bài được biên soạn công phu này chứa nhiều thông tin quý giá về bộ máy Đảng Cần lao Như một lời biện minh cố gắng khách quan cho chế độ Ngô Đình Diệm, tác giả đã phác họa một bức tranh toàn diện về: (1) nguồn gốc quyền lực có can hệ tới tôn giáo của chính quyền Diệm; (2) sự hình thành Đảng Cần lao Nhân vị, những bất ổn tiềm tàng khiến 14/16 các quan chức đầu não của Đảng về sau trở mặt với chính quyền Diệm; (3) những sai lầm trong vấn đề quân
sự của Diệm và hệ quả; (4) những sai lầm trên lĩnh vực kinh tế - xã hội của Diệm; (5) sự sụp đổ của chính quyền Diệm trên mọi lĩnh vực và biến
cố phản loạn 1963, nguyên nhân Hội Đồng Tướng lĩnh Cách mạng làm
phản Qua đó, ông Thưởng cho rằng: (a) biến cố 1963 có nguồn gốc từ các sai lầm (có tính không thể lường trước) do những chính sách và hoạt động của Đảng Cần lao gây ra, nằm ngoài toan tính và ý định của Diệm; (b) sự mất dân chủ - tự do mà chính quyền Diệm tạo ra (mà ông Thưởng
ở một bài báo ngắn cùng tên, cho rằng tương đương với tình trạng ở miền Bắc) đã kích động sự nổi loạn của các lực lượng chính trị ở miền Nam; (c) sự chia rẽ trong nội bộ anh em họ Ngô làm suy yếu tính thống nhất của Đảng Cần lao cũng như làm tê liệt các quyết định chính trị; và (d), sự bất lực của bộ máy thông tin, tình báo Cách tiếp cận của ông do đó chủ
yếu nhắm tới phân tích thể chế: như vậy, thất bại của chính quyền Diệm
là sự thất bại của một thể chế không ăn khớp, liên tục va vấp và sai lầm,
Trang 97
tạo nên những dư chấn chính trị không đáng có; thể chế này để tự bảo
toàn mình, đã tạo ra những đợt sóng chính trị nội tại nhằm loại bỏ những
cá nhân đại diện của nó (anh em họ Ngô), rốt cuộc đã đưa chính những lãnh đạo khác trong bộ máy này lên nắm quyền, dĩ nhiên với sự trợ giúp của người Mỹ Đối với ông Thưởng, một phần cũng tương tự như với Đỗ
Mậu, tôn giáo là một sai lầm của chính quyền Diệm, mà đáng lẽ ra Đảng
Cần lao phải tách rời với tôn giáo Nói cách khác, một ngầm ý được đọc
ra ở đây trong cách nói của cả hai, rằng Đảng Cần lao bị suy thoái do việc
đưa vào trong nó các vấn đề tôn giáo quá sâu, mà (như tôi hiểu), lẽ ra một
nhà nước hiện đại với một Đảng vững mạnh cần loại bỏ tôn giáo ra khỏi
nó Cách nhìn tương tự có thể chia sẻ với nhóm cố vấn độc lập của Hoa
Kỳ đã viết The Pentagon Papers, trong Volume 1, Chapter 5, Origins of
the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960, Section 2, pp 283-314
(Boston: Beacon Press, 1971)
Cách tiếp cận gợi mở nhất, theo tôi, được Thích Nhất Hạnh đưa ra
với Hoa sen trong biển lửa, mà những ý tưởng của ông đã được cô đọng trong Việt Nam Phật giáo sử luận, chương XXXVII, Những nguyên nhân
đưa tới cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm Khi viết Việt Nam Phật giáo sử luận, ông cho rằng Đảng Cần lao và chế độ Diệm là một hệ
thống chính trị chứa chấp những tiêu cực không thể dung hòa với xã hội khai phóng ở miền Nam: (1) tính độc tài của chế độ, bản chất gia đình trị của chế độ; (2) tính tàn ác của chế độ, hay sự thanh trừng vô nhân tính với các lực lượng không thuộc Đảng cần lao; (3) tính chèn ép bất công của chế độ, cũng như sự thiên vị Công giáo một cách vô lối với hàng loạt
các hoạt động thừa hưởng từ dụ số 10 của Bảo Đại Tiếp nối với đó, Hoa
sen trong biển lửa lần lượt phân tích: (a) vai trò của Phật giáo trong lịch
sử Việt Nam cho đến thời Diệm; (b) tính chất tôn giáo của xã hội miền Nam, đặc biệt ở nông thôn – hay những vấn đề tâm lý – xã hội của nhân
Trang 108
dân miền Nam (thật bất ngờ rằng từ những năm 1967 đã xuất hiện một
cái nhìn theo lối văn hóa chính trị hết sức sắc sảo như vậy, dù không
ngẫu nhiên khi một thành viên của Phật giáo phát biểu nó); (c) sự thất bại của Công giáo, hay những nguyên nhân kéo Công giáo vào tình thế bất dung với dân tộc, và những đường hướng nên đi của Công giáo (chính mâu thuẫn về đường hướng Công giáo cũng sẽ tạo nên sự căng thẳng giữa Công giáo Bắc và Công giáo Nam); và (d) sự thất bại của chính quyền Diệm xét như sự bế tắc trong đường hướng chính trị sai lầm của Diệm và Hoa Kỳ không chỉ trên lĩnh vực thực hiện bạo lực mà còn ở sự tin tưởng vào Công giáo (dù nằm hoàn toàn trong chương 4 của cuốn sách, nhưng Thượng tọa Thích Nhất Hạnh đã trình bày vấn đề này suốt 3 chương đầu) Tác giả đã chỉ ra điểm mấu chốt của vấn đề tôn giáo – chính trị Nam Kỳ như sau: (i) nông dân không có ý niệm về vấn đề tự do – dân chủ, nên Cần lao Nhân vị chỉ là một thứ tư tưởng dành cho thị dân; (ii) nông thôn
đã quen với các hình thức truyền bá và thực hành tín ngưỡng của các tôn giáo bản địa, trong khi Công giáo lại chưa có khả năng đi cùng dân tộc
Kết luận rất quan trọng có thể được rút ra ở đây rằng: chính tính không
tương hợp về tôn giáo của Công giáo dẫn đến khiếm khuyết tính tôn giáo của Đảng Cần lao Nhân vị, làm nó không tạo nên ảnh hưởng tích cực tới vùng nông thôn đã khiến Đảng Cần lao không thực hiện được chức năng chính trị thống nhất của nó, cũng là nguyên nhân bản chất nhất dẫn đến
sự suy sụp của chính quyền Diệm Nhưng nếu thế, người ta còn nhìn ra ở
đây một sự thể nữa: liệu có phải chính sự không trọn vẹn của Công giáo tạo điều kiện cho các thành viên của Đảng Cần lao lạm dụng vai trò chính trị - xã hội – tôn giáo của mình để từ đó trục lợi? Nghĩa là, nếu thừa nhận điều đó, thì dù Nhất Hạnh đã mạnh mẽ tố cáo tội ác và tính chuyên quyền độc đoán của chính quyền Diệm, thì người ta lại thấy một ngầm ý rằng,
Trang 119
đó là một hậu quả xuất phát từ sự yếu kém của Công giáo hơn là nguyên
nhân trực tiếp của tình trạng suy đồi Đảng Cần lao
Trong một nghiên cứu khác cũng nhìn ra khuyết điểm tai hại đó của Công giáo, ông Nguyễn Văn Trung, một trí thức Công giáo kiệt xuất,
có cảm tình và cùng ý kiến với Nhất Hạnh, khi viết cuốn Nhận định IV (Nxb Nam Sơn, 1966), lại đồng tình với nhu cầu độc tài/ chuyên chế, cho
rằng đó là vấn đề cần thiết nhất thời của tình hình chính trị miền Nam bấy giờ, đặc biệt thích hợp để quản lý vùng nông thôn rộng lớn vốn khó nắm bắt Vấn đề mà Nguyễn Văn Trung đưa ra là: (1) chính quyền chuyên chế của Diệm đã lạm dụng khả năng chuyên chế để kiếm lợi và làm ác; và (2) Công giáo đã chưa thể hòa nhập với đại bộ phận xã hội để thúc đẩy tiến
bộ Chính cách trình bày của ông Trung lại đã khiến vấn đề bản chất chế
độ tách rời vấn đề tôn giáo hay ý hệ của nó Cách nhìn này, dù sao,
cũng bị ảnh hưởng bởi vị thế của ông với tư cách là một trí thức của Công giáo miền Nam Bởi thế, vấn đề không nằm ở mô hình quyền lực của chế
độ Diệm, mà nằm ở căn bệnh của nó cùng sự đi xuống của những tầng lớp bệ đỡ cho chế độ này (lực lượng thị dân mới, như phân tích của ông)
Dĩ nhiên, ông cũng nhìn ra như Thích Nhất Hạnh về sau, rằng chính bộ phận trung lưu mới này không hề có ý định chấm dứt chiến tranh, và coi
đó là khởi nguồn của mọi sự suy thoái chính trị Phân tích của ông nặng
về việc đánh giá theo các tiêu chí chính trị hiện đại đương thời, chứ
không căn cứ vào một phương pháp khảo cứu có tính tâm lý xã hội hay
văn hóa chính trị như của Thích Nhất Hạnh, do đó không nhìn thấy
những động lực lịch sử to lớn đã hàm chứa trong xã hội Nam Kỳ thậm chí
từ trước 1945
Ở đây, còn cần đề cập thêm phân tích kinh điển trong Báo cáo của
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (mở rộng), họp từ
Trang 1210
ngày 12 đến 22-1-1965 Trong Báo cáo này, Đảng nhận thức chính quyền
Mỹ-Diệm được xây dựng từ một loạt hoạt động chính trị liên tục: thống nhất quân đội, thanh trừng và tái cơ cấu bộ máy hành chính, hợp tác giữa Diệm và Mỹ, tuyên bố nền độc lập quốc gia giả hiệu, thực hiện chính sách diệt Cộng, bình định khắp miền Nam từ 1957, đưa ra Hiến pháp phản dân chủ và thực hiện bưng bít báo chí, mở rộng sức mạnh của lực lượng Công an, xây dựng nền chính trị gia đình với Đảng Cần Lao, hợp tác với CIA khủng bố những người yêu nước, gia tăng sự thù hằn với Cách Mạng Từ cái nhìn chính trị, những phân tích trên khá toàn diện và chính xác, cho dù nhân tố Mỹ được nhấn mạnh và đề cao để làm nổi bật
rõ tính bất chính của chính quyền miền Nam và tính phản cách mạng – phản động của chính quyền này Như thế, Đảng Cần Lao và Công giáo đều chỉ là hai biểu hiện của cùng một tiến trình chính trị phản động do người Mỹ kiến tạo nên thông qua tập đoàn tay sai mà đại biểu là anh em Ngô Đình Diệm Đây là cái nhìn xuất sắc và hiếm có về mặt nhãn quan chính chính trị, xem xét chính quyền Diệm cũng chỉ là một biểu hiện của một tiến trình chính trị tự đi đến sụp đổ từ bản chất
Trong số những tác phẩm nghiên cứu thể hiện rõ cái nhìn Marxist, cuốn “Hoạt động tôn giáo và chính trị của Thiên chúa giáo miền Nam thời Mỹ - Ngụy (1954-30/04/1975)”(trường Cao Đẳng An Ninh Nhân Dân II xuất bản, năm 1990?) thể hiện cái nhìn khá tiêu biểu Đúng như tên đề tài, nghiên cứu này tập trung phân tích sự vận động của nền chính trị Mỹ-Ngụy xuyên qua phạm trù “Thiên Chúa giáo”, từ đó đi đến kết luận Thiên Chúa giáo miền Nam đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống chính trị Sài Gòn, là tay sai đắc lực cho Mỹ-Diệm chống phá Cách mạng Phân tích của tác giả tập trung vào sự tham gia của Thiên Chúa giáo vào những hoạt động chính trị của chính quyền Diệm (như sự hình
thành các nhóm Thanh niên Cần lao, hay cuộc di cư 1954-1955, mâu
Trang 1311
thuẫn giữa Công giáo với các tôn giáo khác…), mà Đảng Cần Lao là một nhân vật cùng tham gia vào đó Như vậy, Công giáo, Đảng Cần Lao và nhà tù Chín Hầm lần lượt là biểu hiện cho quyền lực của Thục-Nhu-Cẩn với những đường lối chính trị khác nhau, đại diện cho cách nhìn nhận xã hội khác nhau và các lực lượng xã hội khác nhau Toàn bộ nghiên cứu này là một bức phác họa xã hội – chính trị miền Nam bấy giờ dưới cái nhìn Công giáo, phảng phất một “học thuyết âm mưu” toàn xã hội, trong
đó Công giáo đã trở thành một địa chỉ tập hợp những mâu thuẫn xã hội, các âm mưu chính trị và sự can thiệp trực tiếp-gián tiếp của người Mỹ, vừa làm gián đoạn nền chính trị, vừa thúc đẩy tính phản động của chính quyền Mỹ-Diệm
Những cách nhìn được trình bày bên trên cũng là các cách tiếp cận tiêu biểu với vấn đề mà luận văn đặt ra Trong phần thư mục tham khảo, tôi sẽ điểm những tài liệu được sử dụng, chỉ khác nhau về thông tin, nhưng không đi ra ngoài bốn góc độ vừa được nêu ra
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của Đảng Cần Lao Nhân vị
trong khuôn khổ nền chính trị miền Nam đương thời cùng sự tương tác của Đảng này với các lực lượng tôn giáo - quân sự khác
-Phạm vi nghiên cứu:
a Về không gian: miền Nam Việt Nam
b Về thời gian: 1955-1963
4 Mục đích nghiên cứu:
Tôi xác định mục đích của luận văn là chỉ ra đặc tính tôn giáo -
chính trị cũng và nguồn gốc tôn giáo - chính trị đã dẫn đến một hình thức
Trang 1412
độc tài – chuyên chế (toàn trị?) tiêu biểu của Châu Á, cụ thể là trường hợp chính quyền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam Nói cách khác, tôi hướng đến việc miêu tả số phận của một chế độ toàn trị kiểu châu Á qua trường hợp Đảng Cần Lao Nhân Vị
Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Tổng hợp tư liệu, chủ yếu tư liệu của các chứng nhân tham gia vào
đời sống chính trị Việt Nam, sắp xếp để làm rõ những mảng chính yếu trong quan hệ giữa Đảng Cần Lao với các lực lượng tôn giáo - quân sự
-Chọn lọc các sự kiện có tính bước ngoặt làm biến chuyển hoặc các
sự kiện tiêu biểu cho thấy bản chất mối quan hệ giữa Đảng Cần Lao với các lực lượng tôn giáo - quân sự
-Đưa ra một số nhận định khoa học về tương quan giữa số phận của một Đảng chính trị và một chế độ
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chắc chắn phải dựa trên tiêu chí nghiên cứu lịch sử - cụ thể và
logic, biện chứng, nhưng tôi sẽ triển khai luận văn theo nhận thức sử học như sau:
(i) Thuật ngữ “tinh hoa” (elite) được tôi sử dụng như một phạm trù
được dùng theo lý thuyết tinh hoa (elite theory), theo đó, trong cấu trúc xã
hội nhất định, thường tồn tại một nhóm nhỏ nắm các địa vị kinh tế - chính trị nhất định có khả năng chi phối toàn bộ sự vận hành của xã hội bằng
quyền lực mà họ có được Nói cách khác, xã hội được vận động tùy theo
cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các nhóm nhỏ như thế Họ được gọi là
“giới tinh hoa” Khác với ý hiểu giản đơn truyền thống cho rằng giới tinh hoa đồng nhất với giới quý tộc xã hội, lý thuyết tinh hoa chủ yếu cho rằng, giới tinh hoa là những nhóm nhỏ nắm bắt được quyền lực nằm trong các thiết chế xã hội, kinh tế, chính trị, và tụ tập lại theo các thiết chế đó
Trang 15với C Wright Mills với cuốn The Power Elite xuất bản năm 1956,
Newyork Mills đã thấy rằng, tại Mỹ, các nhóm tinh hoa tổ hợp lại theo các cụm quyền lực chính trị, kinh tế, quân sự để, dù không gắn kết, vẫn tạo nên một thực thể chính trị vận hành theo những nguyên tắc nhất định – như thế, sự thay đổi chính trị thực chất là sự thay đổi trong tương quan các nhóm tinh hoa ấy Các tác giả nổi tiếng đương thời hơn là Putnam và Dye lại phát triển một học thuyết tinh hoa dựa gắn kết chặt chẽ với thể chế cùng những vấn đề về nền dân chủ hiện đại, do đó mở rộng khái niệm
tinh hoa còn chỉ các lực lượng nắm tri thức trong xã hội, thậm chí bộ máy
quan liêu hành chính cũng được coi như một tụ điểm tinh hoa lớn Trong luận văn này, tôi sử dụng thuật ngữ “tinh hoa” với hai đặc điểm sau: (a)
để chỉ các nhóm nhỏ chiếm được ưu thế về quyền lực trong xã hội dựa trên sự chiếm lĩnh quyền lực về chính trị, quân sự, xã hội…; và (b) các nhóm này phải có đặc điểm chung và có xu hướng tự tổ hợp thành một lực lượng có tính thiết chế như tôn giáo, quân đội, bộ máy hành chính
(ii) Do chú tâm vào các sự kiện, tôi không xem xét tôn giáo chỉ như một lĩnh vực của xã hội Tôn giáo xét như một lĩnh vực của xã hội là
sự hiện thực hóa các yếu tính của nó; bởi vậy, tôi xem xét bản chất tôn giáo của Đảng Cần lao không chỉ ở sự can hệ tới các tôn giáo, mà còn ở phương thức vận hành vốn sao chép các hình thức quyền lực tôn giáo Tôi phân biệt ba khía cạnh sau: (a) tôn giáo xét như một lĩnh vực/một thực thể
xã hội; (b) quyền lực có tính tôn giáo (vận hành theo phương thức tôn giáo); và (c) những quyền lực mượn danh tôn giáo (quyền lực dưới hình thức tôn giáo) Như thế, trong luận văn, tôi sẽ tập trung phân tích vấn đề
Trang 1614
Tôn giáo trong đời sống chính trị miền Nam Việt Nam (1956-1963) theo
ba khía cạnh khác nhau của tôn giáo như vậy thông qua việc phân tích các sự kiện lịch sử mà tôi cho là từ đó đã làm tái định hình những chu trình lịch sử.\
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn đã tổng hợp các tư liệu lịch sử của các chứng nhân chế
độ Việt Nam Cộng Hòa đệ nhất, đưa ra một số nhận định và phân tích về quan hệ giữa Đảng Cần Lao với số phận một chế độ thông qua cái nhìn chính trị học lịch sử
7 Nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn kết cấu gồm 3 chương 9 tiết
Tôi chia luận văn làm 4 chương như sau:
Chương I: Bối cảnh Tôn giáo – Chính trị miền Nam Việt Nam trước 1954
1.2 Mặt trận Quốc gia liên hiệp 1946
Trang 1715
2.3 Cuộc di cư “vĩ đại”
2.4 Hiến pháp 1956 – Nền Chính trị mang tính Tôn giáo
Chương III: Tôn giáo trong đời sống chính trị miền Nam Việt
Nam 1956-1963
3.1 “Cần Lao hóa Quân đội” - Tiêu chí Tôn giáo với vấn đề nhân
sự trong hệ thống chính trị
3.2 Đảng Cần Lao và Công giáo
3.3 “Pháp nạn” 1963 – Cuộc đấu tranh của Phật giáo
Chương IV: Kết luận
Trang 18
16
Chương I: Tôn giáo – chính trị miền Nam Việt Nam trước 1954
1.1 Mặt trận Quốc gia liên hiệp 1946
Về xu hướng Quân sự hóa tôn giáo ở miền Nam Việt Nam
Gần 100 năm sau hiện tượng Bửu Sơn Kỳ Hương, những lực lượng
kế thừa ngọn cờ tôn giáo của nó bắt đầu đưa chân vào một cuộc thịnh hội lịch sử mới Cũng như Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài và Hòa Hảo trở
thành những trụ cột chính thu hút tinh hoa nông thôn và tập hợp lại thành
những tập đoàn có tổ chức cả về nhân sự và vũ trang, thậm chí trở thành những tổ chức chặt chẽ và rộng lớn, dù cho vì những điều kiện bắt buộc của lịch sử, những lực lượng này không trở thành nhân vật chính trên vũ đài chính trị thời kìa Nam Bắc phân chia Nhưng dù bất kì cách nhìn nào, thì Cao Đài và Hòa Hảo, bên cạnh Bình Xuyên, cũng có vai trò tuyệt đối quan trọng ở khu vực nông thôn, mà sự trống vắng những ảnh hưởng chính trị của Cao Đài và Hòa Hảo sẽ mang đến những tổn thất chính trị không thể đo đếm nổi đối với cả Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa tại miền Nam Tất cả những nỗ lực như Khu trù Mật, Ấp chiến lược hay Phục hưng Làng xã về sau của Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa đều đã trượt ra khỏi vấn đề thực sự của nông thôn miền Nam lúc ấy Chính từ những tính toán mang lớp vỏ chính trị hiện đại không hợp thời hoặc quá mơ mộng của những lãnh tụ Đảng Cần lao mà tình hình ở nông thôn, sau khi Cao Đài và Hòa hảo bị cô lập ảnh hưởng, ngày càng trở nên hỗn loạn, tạo điều kiện cho các hoạt động Cách mạng của lực lượng Cách mạng – Cộng sản thiết lập nên một tình thế chính trị mới tại miền Nam về sau
Tầng lớp/giai cấp đại địa chủ ngay từ trước 1945 đã có dấu hiệu tan
vỡ, và dẫu sao cũng chỉ có ảnh hưởng thực sự lớn lao ở khu vực giao giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Trong khi đó, để thống nhất được dân nông thôn miền Nam, vốn sống thành những làng đứt rời, tản mác và trải
Trang 1917
dài, thì chính những đại điền chủ cũng phải đau đầu tìm cách thiết lập những giao ước trói buộc những người nông dân quanh họ Để tập hợp được dân nông thôn miền Nam, thì phương thức tổ chức thành những nhóm tự quản là không thể - vả lại, chính trong cái đời sống của những kẻ luôn tự coi mình là “ngoại tịch”, sự hợp nhất thành những đoàn thể to lớn
đòi hỏi phải chinh phục họ bằng uy tín chính trị hơn là cưỡng chế chính
trị Ở phương diện đó, triệu tập một sức mạnh chung bằng bước chân
truyền đạo chắc chắn hiệu quả hơn việc tổ chức một chính quyền cưỡng bức
Cả Cao Đài và Hòa Hỏa đều nhận lãnh được vai trò đó, đặc biệt là Hòa Hảo, những người thừa kế Thất Sơn Cao Đài nắm giữ phần cao của Trung Nam Bộ, Hòa Hảo lan tỏa khắp Tây Nam Bộ và lực lượng Bình Xuyên tập hợp dân nghèo đô thị chính là mối lo thường trực của người Pháp, và sau đó, là vấn đề thách thức đối với Ngô Đình Diệm Những lực
lượng không an phận này chỉ thực sự bước vào giai đoạn tự vũ trang với
sự xuất hiện của một lực lượng đối kháng Pháp tại miền Nam Việt Nam: quân Nhật Và cũng chính từ đó, lực lượng tôn giáo địa phương mới
chuyển mình trở thành lực lượng tinh hoa địa phương theo nghĩa một
nhóm những người nắm bắt cả về quân sự tự phát ở địa phương lẫn vai trò dẫn đạo chính trị cho quần chúng nông dân nông thôn, do đó mà trở thành lực lượng đại diện cho lợi ích nông thôn Ta sẽ thấy rằng, bén rễ từ dưới lên, những lực lượng này, dù thành công hay thất bại trong quá trình theo đuổi những mục đích của mình, cũng đều tạo nên một nông thôn miền Nam Việt Nam mang tính chất chính trị - xã hội cụ thể và đặc dị Một nông thôn đã biến đổi như thế chính là điều mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa không thể nắm bắt và thấu hiểu, mà những nỗ lực để chống trả một nông thôn như thế sẽ biến thành một loạt những chính sách chính trị độc đoán nhằm tái cấu trúc nông thôn
Trang 2018
Hòa Hảo từ 1943 đã thành lập hình thức quân đội Bảo an hay lực lượng Bảo an, hợp nhất các xu hướng quân sự tự phát rải rác khắp các làng xã, dựa vào những kinh văn khẩu lệnh của Huỳnh giáo chủ Sớm hơn Hòa Hảo, dù bí mật và có quy mô hạn chế, năm 1941-1942, một mặt Cao Đài lập hội “Thanh niên Đạo đức đoàn” nhằm tập hợp lực lượng, sau
đó là Nội ứng nghĩa binh do Giáo sư Trần Quang Vinh lãnh đạo, dưới danh nghĩa Cường để Đội Bảo An cùng Nội ứng nghĩa binh đều là những
hình thức tự vũ trang và động viên lực lượng nông thôn diễn ra liên tục
nhưng rời rạc cho đến 1946 Cuộc vận động tiền cách mạng của các lực
lượng tôn giáo này, bên cạnh một loạt những sự thành lập các đội quân nhỏ lẻ lộn xộn của các đảng phái tự phong, đã chi phối hoàn toàn tình hình khu vực nông thôn miền Nam lúc đó Chính sự bất ổn của nông thôn, đúng hơn, sự mất kiểm soát nông thôn của chính quyền thực dân đã khiến các đại điền chủ tìm cách di dời lên đô thị Có thể thấy rằng, về cơ bản, sự tiêu vong từ từ của giai cấp/tầng lớp đại điền chủ Nam kỳ sau
1945 có một sức ép rõ ràng của những lực lượng tôn giáo này
Cho đến 1945, một sự liên kết chậm chạp giữa các lực lượng này bắt đầu được tạo thành, nhưng không phải những mối liên kết trực tiếp
mà đa phần đều thông qua trung gian Nhật Bản Năm 1945, Bộ đội An điền do Đại Việt Quốc Dân Đảng sinh viên luật khoa đảng viên Đại Việt tên Trần Văn Quới vừa từ Hà Nội trở về quê hương tại tổng An Điền quận Thủ Đức thành lập Lực lượng non trẻ nhỏ nhoi này nhanh chóng dựa vào Nhật để chống Pháp, sau đó liên minh với tổ chức Bình Xuyên miền Đông, đổi tên thành Trung đoàn 25 Liên khu Bình Xuyên, do Bùi Hữu Phiệt làm Tư lệnh Lực lượng này sau đó lại phối hợp với quân Bảo
an của Hòa Hảo Toàn thể lực lượng An điền – Bảo an – Đông Bình Xuyên chính là căn cốt cho sự hình thành một liên minh nông thôn rộng khắp Dĩ nhiên, dù có tính chủ động và có căn cứ vào tình hình lịch sử cụ
Trang 2119
thể của mình, những lực lượng này vẫn hợp tan một cách ấu ngẫu và bất trắc: mọi cuộc đàm phán và phối hợp giữa chúng chỉ là cuộc thương nghị giữa các thủ lĩnh quân sự hơn là tạo thành một cơ chế cùng hành động Chính sự phát triển tự phát cùng mong muốn định vị quyền lực của mình
đã ngăn trở các lực lượng này thực sự thống nhất thành một khối lâu dài,
mà thay vào đó, dường như đã thúc đẩy xu hướng tự trị quyền lực hay địa
phương hóa quân sự nông thôn miền Nam Việt Nam bấy giờ Khi những
lực lượng quân sự này, đến một thời điểm lịch sử nhất định, bị giải tán và
gỡ bỏ, thì cái nông thôn còn lại trở thành một lãnh địa hụt hẫng những cơ cấu tinh thần – quân sự, tạo nền cho những cuộc khủng hoảng xã hội mãi
về sau đó
Cùng thời gian đó, một diễn biến quan trọng hơn cũng khởi phát: các nhóm vũ trang và bán vũ trang của “Cao Đài Hiệp Nhứt” do Cao Triều Phát lãnh đạo ủng hộ Việt Minh làm tách rời đường hướng quân sự của Cao Đài, vì một bộ phận theo Hộ Pháp Phạm Công Tắc hợp tác với Pháp Trong tình thế đối diện với phong trào vũ trang nông thôn đang lên cao, đặc biệt xuất hiện các lực lượng mang tính Cách mạng, người Pháp
đã cố gắng nắm bắt được các lực lượng nông thôn mới nổi Nhưng chính trong những năm 1945, 1946, khi cao trào liên kết nông thôn lên cao, hơn
là vì Pháp đang đối diện với Nhật Bản, người Pháp không thể thiết lập một ảnh hưởng dứt khoát nào đối với các lực lượng quân sự nông thôn này Sự thành công về sau của người Pháp chỉ có được nhờ tình trạng tan
rã các liên minh quân sự địa phương, nhưng sự tan rã ấy đến lượt nó cũng không do người Pháp tạo thành
Dù vậy, một tình hình kiểm soát nông thôn toàn diện của các lực
lượng tinh hoa nông thôn cũng đã được thiết lập từng bước Nhưng trong
khi phương pháp của người Pháp là nắm bắt lấy những lực lượng này, thì
về sau, Ngô Tổng thống lại có một chủ trương xóa bỏ rất rõ ràng và
Trang 2220
không nhân nhượng Sự khác biệt trong cách xử lý các lực lượng ngoại vi này cũng tương ứng với những nhu cầu lịch sử: với người Pháp là sự cai trị để khai thác, với Ngô Đình Diệm là một chính quyền mạnh mẽ và độc đoán Nhưng không phải đợi đối đầu với Diệm thì những lực lượng này mới tổ hợp nhau lại, mà ngay từ những ngày tháng 4 -1947, một nỗ lực liên kết quân sự nhằm chống lại người Pháp đã dẫn đến một đại hội quân chính được Vũ Tam Anh triệu tập, gồm các đại biểu của đa số các đoàn thể Theo đó, đại diện tôn giáo gồm có:
Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo
Lê Văn Tÿ, đại diện Cao Đài Tây Ninh
Giáo sư Huỳnh Thơ Hương, đại diện Cao Đài kháng chiến Hậu Giang
Lâm Văn Hậu, đại diện Tịnh Độ cư sĩ
Linh mục Nguyễn Bá Sang, đại diện Thiên Chúa giáo
Đại diện các đoàn thể chính trị gồm có:
Phạm Thiều, đại diện phòng chính trị khu 7
Trần Văn Lâm, đại diện Việt Nam Quốc Dân Đảng
Mai Thọ Trân thay mặt Hà Huy Giáp, đại diện Tổng Công Đoàn và Kỳ Bộ Việt Minh
Nguyễn Văn Sâm và Nguyễn Bảo Toàn, Lãnh tụ và Tổng thư ký Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng
Phạm Hữu Đức, Nguyễn Văn Nhân, đại diện Huỳnh Long Đảng
Đại diện các lực lượng quân sự gồm có:
Lê Trung Nghĩa, đại diện lực lượng kháng chiến
Phan Định Công thay mặt Nguyễn Bình khu trưởng khu 7
Trang 23 Lâm Văn Đức, Chi đội trưởng chi đội 25
Nguyễn Văn Đội tự Sáu Đội, Chi đội 7 đổi lại Trung đoàn 307
Nguyễn Văn Mười chi đội trưởng chi đội 8, lực lượng Cao Đài kháng chiến Tây Ninh
Đại hội quân chính 1946 và sự ra đời của Mặt trận Quốc gia Liên
hiệp đã đánh dấu quá trình quân sự hóa tôn giáo toàn miền Nam, mở ra
một giai đoạn mới của nền chính trị miền Nam: lần đầu tiên các lực lượng địa phương liên kết nhằm thúc đẩy một quá trình chính trị rộng khắp động viên mọi lĩnh vực xã hội – chính trị - quân sự, nhằm tạo ra một cường lực chính trị - quân sự trực tiếp đối đầu với người Pháp Sự phát triển quân sự hóa tự phát tùy thời cuộc một cách không đồng đều từ trước
1945 giờ đây được tổng kết lại, với ưu thế rõ rệt của lực lượng quân sự địa phương đông đảo nhất lúc bấy giờ, Hòa Hảo Cần nhớ rằng, những
Trang 2422
liên minh quân sự bao giờ cũng biểu hiện hai tính chất: (a) sự liên hiệp
các sức mạnh quân sự nhằm tới một mục đích chung dài hạn hoặc ngắn
hạn; (b) sự phân chia ảnh hưởng, vai trò và quyền lực chính trị giữa các
lực lượng quân sự với nhau Đối với Mặt trận Liên hiệp, cũng như đối với các liên minh quân sự liên tỉnh về sau của các lực lượng nông thôn, dường như tính chất phân chia ảnh hưởng mạnh hơn những mục tiêu chung Nhưng không làm sao khác được, bản thân sự chia cắt địa hình với những vùng dân cư cắt đoạn suốt các tỉnh Nam Bộ đã đặt định sẵn một tâm thế như vậy cho các thủ lĩnh tôn giáo Một thỏa ước về ảnh hưởng và sự thừa nhận chính thức từ phía chính quyền luôn làm chia cắt trong nội bộ một lực lượng và giữa các lực lượng này với nhau
Song đại hội quân chính 1947 thực sự là một sự kiện có tính chấn
thương làm định dạng tính chất các lực lượng quân sự địa phương miền
Nam bấy giờ hơn là một mốc kích phát sự thay đổi có tính hệ thống của chúng Những diễn biến tiếp theo đó đã đập tan liên minh quân sự này: một mặt, Pháp tăng cường bắt bớ và tìm cách phá vỡ những trạm trung chuyển thông tin của Mặt trận Liên hiệp, mặt khác, Pháp thực hiện lập tức việc bắt giữ các thủ lĩnh quân sự chủ chốt Tháng 5 -1947, thực dân Pháp cho bắt Giáo sư Đại Biểu và bản bộ Cao Đài, không lâu sau đó phong tỏa Tòa Thánh Tây Ninh Mặt khác, cũng trong năm 1947, Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích, khiến những hoạt động chính trị của Hòa Hảo
từ trước đó bị gián đoạn hoàn toàn Thêm vào đó, sự ra đời của Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam và việc tướng Nguyễn Bình cùng Phạm Thiều tuyên bố rút ra khỏi Mặt trận Liên Hiệp đã khiến cơ cấu Mặt trận Liên hiệp vừa được thành lập không lâu đã chuẩn bị tan vỡ
Sự tan vỡ này cũng là sự tan vỡ của một liên minh tinh hoa nông
thôn liên kết với các thủ lĩnh chính trị đô thị Tuy vậy, những biến động
sau Mặt trận Liên hiệp đã tác động sâu sắc tới toàn thể nông thôn miền
Trang 2523
Nam Ngay vào cuối 1947, Hòa Hảo gấp rút thành lập Bộ đội Nguyễn
Trung Trực nhằm thống nhất toàn bộ lực lượng Hòa Hảo trên toàn miền
Nam, một mặt muốn tạo thành thế lực có thể hợp tác ngang hàng với Pháp, mặt khác cũng là để thoát ra khỏi sự kiềm tỏa và chi phối quá sâu của Pháp Các khóa huyến luận quân sự liên tục từ 1947 đến 1949 cung cấp cho Hòa Hảo một lực lượng thường trực 2000 người khắp các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Sa đéc, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre…, bên cạnh 20.000 sĩ binh và 300.000 đội viên Bảo an Quân, thực ra là lực lượng dân binh tại chỗ Cao Đài cũng không đứng yên, dưới sự lãnh đạo của Trình Minh Thế và Nguyễn Văn Thành, lực lượng Liên Minh Cao Đài được sự trợ giúp của Pháp được thiết lập nhằm đào tạo và huấn luyện quân đội Liên minh này
có địa bàn hoạt động rộng khắp dọc theo sông Vàm Cỏ
Như thế, ý nghĩa đích thực của Mặt trận liên hiệp 1947 không dừng lại ở một hình thức liên minh quân sự địa phương, mà xa hơn thế, nó kích phát các lực lượng địa phương gấp rút đẩy mạnh quá trình vũ trang hóa của mình Nhưng một sự thể khác cũng nảy sinh, nằm ngoài ý tưởng của Mặt trận Liên hiệp song lại có ảnh hưởng vĩnh viễn về sau lên phương thức hoạt động của các lực lượng chủ chốt: cuộc đàn áp mạnh và sớm của
người Pháp đã tạo nên một vết rạn nứt trên toàn bộ nông thôn miền Nam,
mà từ đó các lực lượng tinh hoa nông thôn không bao giờ phục hồi được
sự gắn kết như cũ Cái tâm thế tự củng cố thực lực cùng mong muốn trở
thành một quyền lực chính thức – quyền lực hợp pháp không bị chính
quyền loại trừ ăn sâu vào não trạng của các thủ lĩnh tôn giáo Nhưng chính họ cũng chưa hề có kinh nghiệm nào về sự tham gia vào một chính
quyền với tư cách một lực lượng quân sự: vì kí ức duy nhất của họ là liên
minh, và xu hướng mà họ âm thầm mong đợi là tự trị Một mặt, giữa nội
bộ các lực lượng tinh hoa nông thôn dần dần hình thành một khuynh
Trang 2624
hướng củng cố quân sự để chia bày địa vị trong liên minh quyền lực; mặt khác, các thủ lĩnh cũng một mực hướng tới một lực lượng có đủ quyền uy bảo đảm cho nhu cầu lợi ích chính trị - tôn giáo của mình được thực hiện Ngay từ sau 1947, sự phân rẽ nội tại trong bản thân các lực lượng này cũng như giữa các lực lượng này đã cho thấy những triệu chứng của căn bệnh lựa thời bạc nhược: cái ngọn cờ dân tộc – cứu quốc mà họ canh cánh từ lúc nào đó đã bị thay thế bằng lợi ích ích kỉ của giáo phái Thêm nữa, cái gánh nặng quá sức của tổ chức quân đội dù mang tính chính quy hay tự phát cũng đè nặng lên vai những thủ lĩnh quân sự nông thôn, khiến
họ vừa mong chờ được thi hành quyền lực của mình trên mảnh đất mà quân đội của họ từ đó xây dựng lên, vừa mong sự hỗ trợ để duy trì từ phía chính quyền Cái tâm thế ấy có thể nghe thấy rõ qua những lời than thở sau này của Phạm Công Tắc: “"Khi Đức Bảo Đạo về nước, chính Bần Đạo đã giao trọn quyền sử dụng Quân Đội Cao Đài cho Đức Ngài điều khiển trong hàng ngũ Quân lực Quốc gia Khi Đức Ngài đi Pháp mới tạm giao quân lực ấy lại cho Bần Đạo Trong lúc vắng mặt, Đức Ngài đã ra lịnh cho hai Chính Phủ Nguyễn Văn Tâm và Bửu Lộc thi hành hợp pháp quốc gia hóa Quân Đội Cao Đài Nhưng sự thi hành ấy kéo dài cho tới ngày Chánh Phủ Ngô Đình Diệm thọ phong toàn quyền cũng chưa quyết
định Bần Đạo buộc phải nhắc nhở và cầu cho Chánh Phủ Ngô Đình Diệm quốc gia hóa Quân Đội Cao Đài một cách hợp pháp Bần Đạo không buổi nào muốn giải quyết vận mạng nước nhà với quân lực,
mà chỉ dùng phương pháp Đạo Đức đặng đem hòa bình hạnh phúc
lại cho giống nòi mà thôi" (in đậm do tôi nhấn mạnh)[41]
Cũng cần nhắc thêm rằng, giai đoạn 1950 trở đi, các lực lượng tinh hoa nông thôn này được Chính phủ Quốc gia hỗ trợ hoạt động và củng cố
vũ trang, thừa nhận các lực lượng này là các bộ phận của Quân lực Quốc
gia Sự thể ấy đã củng cố thêm tâm lý cát cứ và chia tách giữa các lực
Trang 2725
lượng quân sự, để rồi việc tái hợp nhau trong một liên minh quân sự thống nhất chỉ còn là một phép đoàn kết giả tạo trước kí ức quyền lực tự trị của mình Mặt khác, chính sự mở rộng trong giai đoạn 1950 đã khiến quân khẩu của các lực lượng này phải dựa vào chính quyền để duy trì số lượng, từ đó đặt những lực lượng này vào trật tự tự giác của quyền lực nhà nước, và kiến tạo trong sâu thẳm các lãnh tụ chính trị - quân sự của
nó những mong muốn thường trực về một địa vị chính trị trong xã hội
Có điều, không phải sự ngây thơ chính trị, mà cái nhu cầu bức thiết phải tóm gọn toàn thể xã hội đã khiến mọi mong chờ của lực lượng tinh hoa nông thôn vào chính quyền Diệm trở thành ảo tưởng Các lực lượng tôn giáo bị tiêu diệt và thu gọn lại trong nhiều năm trời sau khi lần lượt đầu hàng chính quyền Việt Nam Cộng hòa Nhưng chính Diệm cũng không hiểu biết gì về cái xã hội mà ông muốn nắm giữ: ông không bao giờ hiểu được rằng một chính quyền tập trung theo mô hình chính quyền trung ương – địa phương kiểu hiện đại sẽ không thể nào nắm bắt được những vùng nông thôn mà vào thời đó còn lộn xộn và cắt rời thành từng mảnh Dù sao, cái nền chính trị - xã hội về tương quan giữa nông thôn –
đô thị, giữa các lực lượng đại diện nông thôn và lực lượng đại diện đô thị cũng đã tạo ra một bối cảnh căng thẳng và lẫn lộn dành cho Đảng Cần lao cùng những mưu toan toàn thống tư tưởng của nó về sau, khi nó tưởng
rằng đang nắm trong tay quân đội duy nhất và cũng thế, tưởng rằng đó là nền tảng cho một tư tưởng duy nhất
1.2 Dụ số 10
Bất bình đẳng Tôn giáo
Trang 2826
Sự chuyển giao chính quyền bao giờ cũng đi cùng, nhờ đó mà nhận lấy ý nghĩa tối thượng của nó, với sự thay đổi những chính sách, mà về bản chất là những phương thức phân phối lợi ích và quyền lực cả chiều ngang lẫn chiều dọc xã hội Bởi thế, đối với quyền lực chính trị, vốn là nội dung chân thực nhất của chính trị, một chính quyền bao giờ cũng thể hiện nó bằng những chính sách đối xử với các đoàn thể áp lực, các hiệp hội, tôn giáo, các nhóm lợi ích cụ thể Sự phê phán xã hội thường gay gắt nhất khi nhắm vào những chính sách đối xử với lợi ích và quyền lực như
thế của một chính quyền Bởi vậy, không ngạc nhiên gì, trường hợp Dụ
số 10 gây ra cuộc tranh luận sôi nổi từ cuối năm 1963 cho đến tận ngày
nay đối với những người quan tâm đến số phận của cái chế độ dân chủ trá hình ở miền Nam Việt Nam – đạo dụ của hai chế độ, xuất phát từ một
chính quyền bù nhìn và được lưu giữ bởi một chính quyền tự cho mình là
độc lập Xuất phát từ dụ số 10, cái tính cách kì thị tôn giáo của Đảng Cần
lao, tinh thần của nền Đệ Nhất Cộng hòa, ngày càng được phát huy trọn vẹn cho đến những ngày cuối cùng của chế độ, dù theo bất kì cách giải thích nào và lời biện hộ nào Nhưng thật oái ăm, dụ số 10 không được tạo
ra để kì thị tôn giáo, mà để nắm bắt các tôn giáo và tận dụng quyền lực công tối đa của Nhà nước, để áp đặt một lợi ích chung có tính liên minh quyền lực lên các lực lượng chính trị đương thời ở Nam Việt Nam
Nguồn gốc của dụ số 10 tự nó đã nói lên nhiều điều: ngày 6 tháng 8 năm 1950, thủ tướng Trần Văn Hữu của chính phủ Quốc gia Việt Nam, nổi tiếng với cuộc đàn áp sinh viên đầu 1950, cho ban hành dụ số 10, vốn được Quốc trưởng Bảo Đại phê duyệt vào cùng ngày, rồi được đăng lên Công báo Việt Nam số 33 ngày 19 tháng 8 năm 1950 Với 5 chương 45 điều, dụ số 10 nhằm vào một mục đích chính: xem tất cả các tổ chức ngoài nhà nước đều có chung một tư cách, bất kể đó là tổ chức chính trị tôn giáo hay xã hội, bên cạnh đó quy định một loạt những điều khoản bề
Trang 2927
ngoài mang tính thủ tục để một hội được thừa nhận chính thức, bên trong
là những ràng buộc thể hiện quyền lực tuyệt đối của chính quyền đối với các hội đó
Một hội được định nghĩa như sau: “Điều 1 – Hội là Hiệp ước của
hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu Muốn có hiệu lực thì hội nào cũng phải hợp với nguyên tắc chung của pháp luật về khế ước và nghĩa vụ” [7] Điều 1 luôn được trích dẫn nhiều nhất như là tiêu điểm chỉ trích của dụ số 10, đặc biệt khi nó được sử dụng dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa Điều 1 xác định ba tiêu chí của một
hội: (a) có nhiều người trong đó (một nhóm); (b) cùng có một mục đích
(có lợi ích chung); và (c) không chống đối pháp luật (chịu giới hạn chính trị) Trong khi tiêu chí (a) và (b) sẽ mở toang cánh cửa chính trị cho mọi hội đoàn lợi ích đối diện với toàn thể chính quyền, thì tiêu chí (c) đã dẫn
đến tư cách phải là đối với các hội
Tiêu chí (c) thể hiện trong những điều tiếp nữa: “Điều 4 – Những
hội nói ở điều thứ nhất của đạo dụ này phải được Tổng trưởng Bộ Nội vụ
ra Nghị định cho phép thành lập sau khi hỏi ý kiến Thủ hiến, theo như
các thể lệ định ở Dụ này mới được hoạt động” (c1); “Điều 6 – Hội sở của
hội ở địa hạt tỉnh nào thì những người sáng lập phải đệ đơn cho ông Tỉnh trưởng tỉnh ấy; nếu ở các thành phố thì đơn do Thị trưởng thu nhận; ở Sài
Gòn – Chợ Lớn thì đơn đó do Quận trưởng thu nhận” (c2); “Điều 7 –
Tổng trưởng Bộ Nội vụ, nếu hội hoạt động trong toàn quốc hoặc ngoài địa hạt một phần Việt Nam; hay Thủ Hiến, nếu hội chỉ hoạt động trong địa hạt một phần Việt Nam, có quyền bác khước không cho phép lập hội
Trang 3028
mà không cần phải nói lý do Phép cho rồi có thể bãi đi vì trái điều lệ hay
vì lẽ trị an” (c3); “Điều 10 – Nếu có sự gì thay đổi trong việc trị sự của
hội thì hạn trong một tháng phải trình cho Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Quận trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn, để chiếu hệ thống cai trị tường trình Thủ hiến
và Tổng trưởng Bộ Nội vụ biết Khi nhận được tờ khai, các nhà chức
trách phải phát biên lai cho đương sự.” và “Điều 32 – Những hội không
được phép thành lập thì coi như không có và tất cả những hoạt động của hội đều coi như vô hiệu lực và hội sở của hội ấy thuộc quản hạt toà án
tỉnh ấy có quyền giải tán” (c4); Điều 12 – Nhũng sự thay đồi trong việc
trị sự và những điều thay đổi điều lệ phải biên rõ vào một quyển sổ để tại trụ sở của hội và phải biên rõ ngày khai và ngày duyệt y những sự thay đổi ấy Các nhà Chức trách Hành chính, Tư pháp có quyền đến trụ sở đòi hỏi xem quyển sổ ấy Quyển sổ này phải do Tỉnh trưởng, Thị trưởng hoặc Quận trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn, hay những người được các vị ấy ủy
nhiệm, đánh số trang và ký tên, đóng dấu ở trang đầu, trang cuối.” (c5)
[7]
Ta có thể tóm tắt những tính cách phải là từ (c) như sau: (c1) phải
được chính quyền thừa nhận hội mới được hoạt động (hội phải thừa nhận quyền lực của chính quyền là cao hơn và duy nhất); (c2) Hội hoạt động ở đâu thì phải do chính quyền địa phương quản (hội có giới hạn về địa lý và
do quyền lực tại nơi chủ quản); (c3) hội có thể bị chính quyền giải tán nếu có vấn đề (có thể bị giải tán nếu không tuân thủ quyền lực nhà nước); (c4) vấn đề nhân sự của hội phải được chính quyền ghi nhận (can thiệp nhân sự vào các hội); (c5) hoạt động của hội do chính quyền kiểm soát Trước khi lý giải thêm những vấn đề tiềm ẩn trong dụ số 10, ta cũng hãy nhớ rằng chính phủ Trần Văn Hữu đã hỗ trợ vũ trang cho các lực lượng Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, đổi lại là sự hợp tác và việc các lực
lượng này tự nhận đã trở thành một bộ phận của Quân lực Quốc gia
Trang 3129
Thực thế, trong thời điểm đó, cả bằng luật pháp và biện pháp thực tế, các hội chính trị xã hội, tên gọi bất cứ gì không quan trọng bằng bản chất nhóm lợi ích của nó, cũng đều tìm cách quy phục và hợp tác với chính quyền Những lực lượng chính yếu nắm cả tư tưởng, địa lý, quân sự đều
đã quy thuận trong những mối liên kết chắc chắn, bản thân điều đó tạo nên một sức ép và sự chấp thuận ở tất cả các lượng lượng chính trị xã hội khác
Như thế, không phải bằng cách hạ thấp các tổ chức có tính chính trị
- xã hội khác mà dụ số 10 ra đời, chính cái yếu tố muốn khẳng định quyền lực tối cao của nhà nước, và đồng nhất quyền lực chính trị với quyền lực nhà nước lẫn quyền lực công, dụ số 10 trong những năm 50 đã tạo ra bản lề cho sự hợp tác bắt buộc của các lực lượng chính trị xã hội với chính quyền, đổi lấy sự thừa nhận chính thức từ chính quyền Cái
quyền lực có khả năng hợp thức hóa các lợi ích nhóm như thế chính là
quyền lực duy nhất, theo nghĩa nó có thể áp đặt và tái định dạng quyền lực của các hội nhóm đối với những thành viên của nó, nghĩa là đối với nhân lực mà nó quản Một thứ quyền lực trung ương tập trung như thế không phải là điều mới mẻ gì trong lịch sử Việt Nam, nhưng giờ đây, trông bối cảnh phức tạp của lịch sử, nó cung cấp một hình thức mới của
quyền lực rộng khắp, một thứ quyền lực có khả năng hợp thức hóa các
quyền lực khác, và trong giới hạn đó biến chúng thành một bộ phận của mình Ít nhất, ở chừng mừng mực này, chính phủ Trần Văn Hữu đã tiến một bước dài trên con đường kiểm soát quyền lực Một phương cách như vậy, một thứ quyền lực liên minh không quá độc đoán cũng không quá lỏng lẻo, dựa vào bên ngoài nhưng cũng củng cố bên trong, đã giúp chính phủ Trần Văn Hữu không ngừng lớn mạnh Cái chính phủ không ngừng lớn mạnh ấy, đến lượt nó, đã chuẩn bị một nền tảng chính trị có tính tự trị
và hiện đại, đúng hơn, chuẩn bị sẵn cơ sở cho chính phủ Ngô Đình Diệm,
Trang 32và kiểm soát mọi quyền lực chính trị, đặc biệt một đoàn thể tôn giáo, vốn mang sẵn tính chính trị mạnh mẽ như Thiên Chúa giáo, bên cạnh đó là Hoa Kiều Lý Sự Hội vốn sẵn thường nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước Điều 44 cũng đã manh nha cấp báo một lực lượng sẽ lên của lịch
sử, lực lượng mang theo lợi ích của Thiên Chúa Giáo Cũng ở đó, nó đã
mách bảo trước tính chất của chính quyền sắp tới và đang tới trên cái nền tảng đã có: tính chất chính trị - tôn giáo của một chính quyền Cái chính
quyền sẽ tới đó, chính quyền Ngô Đình Diệm, sẽ đặt nền tảng trên một đức lý chính trị tôn giáo, cái đức lý luôn muốn thanh toán các đức lý
chính trị khác, đúng hơn, để áp đặt mình, không phải theo cơ chế hợp
thức hóa làm chủ đạo, mà theo sự cải huấn tinh thần đi đối với bạo lực
làm chủ đạo
Trang 3331
Thực thế, nhưng trước khi lịch sử kiến tạo những lực lượng mới,
thì dụ số 10 vẫn an nhiên đứng trong vai trò một bản khế ước chính trị
nhằm minh họa cho quyền lực nhà nước và liên minh chính trị bấy giờ, và
dù còn đó những giới hạn không thể khác của lịch sử, dụ số 10 không tự
nó là một văn bản kì thị tôn giáo Có điều, với việc mở ra tính nhất thể
của quyền lực có khả năng thừa nhận hoặc bác bỏ các định chế quyền lực
khác, các nhóm quyền lực khác, dụ số 10 đã mở thông đạo cho một chính quyền độc đoán lấn tới Cũng thế, bằng điều 44, dụ số 10 cũng dự đoán một lực lượng chính trị tôn giáo sẽ đi đến Và cái lực lượng sẽ đến đó, vì thế, sẽ không hề xóa bỏ dụ số 10, trái lại, nó đã giữ lại và tận dụng dụ số
10 triệt để, thậm chí ngay cả khi nó bị thay thế, thì cái lực lượng đặc tính bạo lực và quân sự sau 1963 cũng không bỏ đi dụ số 10 Với nền Đệ nhất Cộng hòa, dụ số 10 đã được sử dụng như một công cụ kì thị tôn giáo – và
nó tỏ ra là một công cụ có ích Điều đó chỉ càng cho thấy và làm rõ hơn, cuộc đổi thay giữa các chính quyền ở miền Nam lúc đó chẳng qua là cuộc đổi thay của những phương thức nắm giữ quyền lực và vận dụng quyền lực chính trị, hơn là một cuộc vận động của những lý tưởng chính trị Những đường hướng chính trị, xét theo góc nhìn đó, chẳng qua minh họa lại những biến chuyển trong một cơ cấu chính trị ngày càng ủng hộ cho một thứ quyền lực tập trung hơn và khó kiểm soát hơn
Trang 3432
Chương II: Tôn giáo trong đời sống chính trị miền Nam Việt
Nam 1954-1956
2.1.Sự ra đời của Đảng Cần Lao (1954)
Tính chất Tôn giáo – chính trị của Đảng Cần Lao
Lịch sử là những lối đi quanh co của quyền lực, những lối đi mà những người tạo nên nó vô tình hay hữu ý đều tuân theo quy tắc của quyền lực để truy tìm mục đích của mình dưới bất kì cách thức hay danh nghĩa nào Đúng thế, và vì thế, một lịch sử khiến con người quan tâm nhất là lịch sử chính trị, do đó, cũng là lịch sử quyền lực Trong lịch sử quyền lực ấy, con người không hiện thân là những ý chí cá nhân đi tìm chân lý của mình, mà hiện thân cho những khuynh hướng quyền lực đang
tự tìm cách hiện thực hóa mình Bởi thế, khi nhìn vào những khoảnh khắc chấp chới của lịch sử, khi một nhân vật lịch sử từ chối hay xác định lối đi của mình trước các tập đoàn hay nhóm quyền lực, người ta nên nhìn nhận
sự thể ấy là sự hợp nhất hay phân tán và đấu tranh của khuynh hướng quyền lực, hơn là xem đó như một sự lỡ làng đáng tiếc nào của lịch sử Cũng vì thế, khi một nhân vật lịch sử lựa chọn kiên quyết một lối đi, không chỉ để nói rằng người ấy mang theo một phẩm cách mãnh liệt, mà chính để hàm chỉ rằng khuynh hướng quyền lực biểu hiện qua người ấy một cách chắc chắn và xuyên suốt Chính những nhân vật ấy bao giờ và cũng thường khi trở thành tâm điểm của lịch sử, người quy tụ những lực lượng lịch sử đi theo dòng chảy quyền lực mà mình đại diện
Đảng Cần Lao ra đời
Cách nhìn về lịch sử như vậy đặc biệt thích hợp để nói về anh em dòng họ Ngô Đình trước những diễn biến lịch sử đổi thay đầy biến động nửa đầu thế kỷ XX Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô
Trang 3533
Đình Luyện đều là những nhân vật chính trị không biểu hiện được khuynh hướng chính trị có hiệu lực nào cho đến khi Ngô Đình Diệm, trên con đường lựa chọn vị trí chính trị của mình và kiên quyết tìm cách đạt được nó, trở về nước với lời mời đảm nhiện chính quyền dân sự và quân
sự tháng 6, 1954 Nhưng Diệm trở về nước đảm nhận một vị trí quyền lực trống hoác: thực ra ông chỉ nhận được một dinh Gia Long với 12 cảnh sát, hoàn toàn không có tiếng nói gì đáng kể, tất cả lực lượng quân sự đáng kể ở Sài Gòn nằm trong tay Bình Xuyên, lực lượng Quân lực Quốc gia thì phân tán và không ủng hộ một nhân vật lạ lẫm với chính trường bấy giờ ở Sài Gòn, vùng nông thôn thì âm thầm nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng quân sự tôn giáo địa phương với Cao Đài ở phía Đông, Hòa Hảo nắm Tây Nam Bộ và Bình Xuyên khống chế đô thị trung tâm Thậm chí, khác với nhiều tưởng tượng ban đầu về mối quan hệ giữa Diệm với Hoa Kỳ, dù cho quả thật có những chính khách Hoa Kỳ ủng hộ Diệm với một số chuyên gia hỗ trợ cho ý tưởng cải cách xã hội của Diệm như Fishel, thì ngoài sự ủng hộ từ lực lượng chính trị âm thầm của Ngô Đình Nhu, sự trợ giúp của Ngô Đình Thục, và cả hai đều chưa thực sự là đại diện cho thế lực chính trị nào đáng kể, thì Ngô Đình Diệm căn bản bị
cô lập Đó là chưa kể đến ảnh hưởng của “cộng sản” ở miền Nam vẫn là một thế lực không kiểm soát nổi
Trong bối cảnh đó, sự ra đời hợp pháp của Đảng Cần Lao Nhân Vị
dường như một sự kiện mờ nhạt không có chút ảnh hưởng nào: ngày 2 tháng 9 năm 1954 Nghị Định số 116-bNV/CT cho phép Đảng Cần Lao Nhân Vị (Cần Lao Nhân Vị Cách mạng Đảng) được hoạt động hợp pháp, Nghị Định này do bộ trưởng Bộ nội vụ Nguyễn Ngọc Thơ ký Nhân sự chính của Đảng Cần Lao vốn đã được định hình từ những thành viên như
LS Lê Quang Luật, Hoàng Bá Vinh, Trần Kim Tuyến, Đái Đức Tuấn, tức
Mai Nguyệt, trong Nhóm Xã Hội Công giáo (1946-1954) Trước đó,
Trang 3634
cũng tại Phát Diệm, Thanh Hóa, Ngô Đình Nhu đã manh nha thành lập
Liên Đoàn Kháng chiến Cần lao Việt Nam Theo Edward Miller, từ 1950,
Nhu đã thành lập Đảng Cần Lao không chính thức ở miền Nam, hoạt
động âm thầm và đến nay không thể nói chắc được Đảng ấy đã hoạt động
ra sao Chỉ có thể chắc chắn rằng, sau khi Diệm đến Mỹ (1950), Nhu đã
về Sài Gòn thiết lập quan hệ rộng lớn với các lực lượng Công giáo, thành
lập Nguyệt San Xã hội phổ biến tư tưởng Cần Lao Tháng 9/1953, Nhu tham gia Phong trào Đại đoàn kết Hòa bình với tư cách Đại diện Công
giáo, phong trào này quy tụ đại biểu của các lực lượng chính trị bấy giờ
Đại hội hỗn độn của Phong trào Đại đoàn kết Hòa Bình thực chất
là một phong trào thất bại, nhưng đối với tương lai của Diệm, Nhu và chính quyền của Diệm về sau lại có một ý nghĩa trọng đại Sau sự kiện phá giá đồng bạc 1953 của Paris gây nên sự bất bình của đại đa số các nước trong các Quốc gia Liên hiệp Pháp, trong đó có Đông Dương, một khuynh hướng chống Pháp và Bảo Đại của các lực lượng địa phương bắt đầu dâng cao Được sự ủng hộ của Nguyễn Tôn Hoàn, lãnh tụ Đảng Đại Việt (Đại Việt Quốc Dân đảng), vốn từng có hoạt động chính trị với
Diệm những năm 1947-1948, Đại hội Đoàn kết vào tháng 9, 1953 tại Sài
Gòn được tiến hành Đại hội này không đem lại tiếng nói chung cho các lực lượng chính trị bấy giờ ở Nam Việt Nam, nhưng lại đã gây nên một kết quả khác: các lãnh tụ địa phương ý thức rõ ràng về tình thế hiện tại của cục diện chính trị, và bắt đầu khuynh hướng gây sức ép lên chính quyền Chính vào tháng 9,1953, và sau đó là cuộc họp tháng 10, 1953 do Bảo Đại tự tổ chức, liên minh quyền lực từ thời Trần Văn Hữu tan vỡ Những vết rạn nứt quyền lực này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cục diện chính trị sau đó của miền Nam, và hậu quả lâu dài của nó sẽ còn tồn tại cho tới điểm kết của Việt Nam Cộng hòa vào 1975 Lịch sử quả thực là một diễn biến li kì, nhưng không khó đoán: sự tổn thất lợi ích kinh tế
Trang 3735
chính trị vào những năm 1953 cùng những nỗi âu lo quyền lực của người Pháp sẽ bị thất thế đương thời đã khiến các lực lượng chính trị chủ chốt bắt đầu từ chối hợp lực với chính quyền Bảo Đại; mà sự từ chối này, dù còn nhiều nguyên nhân phụ khác, lại được diễn ra trong hình thức của một liên minh quân sự - chính trị rộng khắp Dù được sự trợ giúp của người Pháp, mà giờ đây có vẻ sự trợ lực ấy trở thành một dấu chỉ của chống đối, chính quyền Bảo Đại bắt đầu thoái bước Thực tế, Quốc trưởng Bảo Đại vốn đã không thể tiếp nhận và quản lý nổi nền chính trị quá phức tạp với ông Tháng 12 cùng năm, chính quyền Bảo Đại phải cách chức Nguyễn Văn Tâm, điều đó cho thấy sự đổ vỡ của liên minh quyền lực địa phương – trung ương đã đến hồi kết Không thể dựa vào người Pháp, và dường như chỉ còn một đường liên lạc với người Mỹ lúc bấy giờ, cộng thêm những sự vận động khéo léo của Ngô Đình Nhu qua báo giới, Bảo Đại buộc phải tìm cách trao quyền lại cho Ngô Đình Diệm như một nỗ lực cuối cùng nhằm bảo lưu quyền lực đang tuột khỏi tay mình Tháng 7 năm 1954, Diệm trình diện Tân chính phủ, thì tháng 8 năm 1954, Đảng Cần Lao chính thức ra đời, tháng 9/1954, Đảng được thừa nhận hoạt động hợp pháp
Xuất thân của Đảng Cần Lao, thông qua quá trình hoạt động của người sáng lập thật sự, Ngô Đình Nhu, trước hết, đã cho thấy một con
đường tôn giáo – chính trị rõ rệt của Đảng Cần Lao Từ khởi sự ở Phát
Diệm cho đến nhập cuộc trước 1954, căn bản Ngô Đình Nhu vẫn dựa vào lực lượng Công giáo và nhân danh Công giáo Không ngạc nhiên gì, chính cái chủ thuyết Cần lao về sau được tuyên truyền cũng xuất phát từ một trí thức Công giáo Cái nguyên ủy lấy Công giáo như một chỗ dựa về chính trị vốn cũng đã xuất phát từ dụ số 10, khi chính phủ Trần Văn Hữu, sau đó là Nguyễn Văn Tâm, đều thừa nhận rằng Công giáo là lực lượng nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền Cho đến những năm 1954, lực
Trang 3836
lượng Công giáo, cũng như Phật giáo cho đến 1963, vẫn im hơi lặng tiếng trên vũ đài chính trị Một phần của sự im lặng ấy là sự thiết đặt chính trị của người Pháp đã rõ ràng, phần khác vì Công giáo không tổ chức lực lượng quân sự nào khả dĩ tạo nên thế đứng trước các lực lượng quân sự đương thời Nhưng, ở đây, trong cái phát tích liên tục của mình, từ Ngô
Đình Nhu, Đảng Cần Lao Nhân vị thực sự trở thành một tổ chức chính
trị quy tụ tinh hoa Công giáo, vốn ẩn hiển cả trên đô thị và những vùng
nông thôn
Quay trở lại tháng 9 năm 1954, sự ra đời mờ nhạt của Đảng Cần Lao dường như bị lãng quên khỏi những ngày tháng dữ dội của lịch sử lúc đó: vì cái chính quyền của Ngô Đình Diệm lúc đó cũng đứng trước bờ vực của sự tiêu hủy Nhưng nỗi éo le của lịch sử lại không phải nỗi éo le cho Đảng Cần Lao Và đến lúc ấy, cái sinh mệnh chính trị còn mờ ảo này
sẽ bắt đầu xuất hiện như một thực thể chính trị độc lập Chính sự ra đời sớm vào tháng 9 năm 1954 đã chuẩn bị cho Đảng Cần Lao cái thành công
rực rỡ của nó về sau trong nền chính trị khi gắn số phận của nó với số
phận của Ngô Đình Diệm Sự ra đời của Đảng Cần Lao Nhân Vị, trong
tình thế ấy và số phận đó, mang những ý nghĩa vượt khỏi bối cảnh nhất thời của nó:
Thứ nhất, lực lượng thân Công giáo, đúng hơn, lực lượng tinh hoa Công giáo chính thức khởi sắc trên vũ đài chính trị Việt Nam hiện đại,
trong đó nhân vật đại diện cho cái lý tưởng Công giáo cải cách đó, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, đều đang trong vai trò những người nắm vận mệnh Quốc gia Sự ủng hộ của lực lượng Công giáo có vai trò to lớn của Ngô Đình Thục cũng sẽ là một trợ lực cho Ngô Đình Diệm ổn định chính trị thời hậu chiến Chiến thắng của Ngô Đình Diệm trong giai đoạn
Trang 3937
sau, vì thế, phải được gọi là chiến thắng của phe Công giáo, dù có bao
nhiêu bằng chứng bảo vệ cho tư cách quốc gia vô tư của ông
Thứ hai, Đảng Cần Lao Nhân vị, tự bản thân nó, vượt thoát khỏi
tình trạng âm thầm, giờ đây sẽ được trợ sinh lực từ hai nguồn: một là Công giáo xét như lực lượng uyên nguyên cho sự ra đời của Đảng, hai là chính quyền xét như lực lượng mà nó bảo trợ dưới tên những lãnh tụ quốc
gia Nói cách khác, Đảng Cần Lao là một tổ hợp chính trị - tôn giáo.Thật
khó để quan sát, nhưng thật dễ để nhìn vào hiện tượng đặc biệt bấy giờ
của nền chính trị Nam Kỳ: lần đầu tiên chính quyền được lãnh đạo bởi
một tổng thủ lĩnh vừa thuộc một Đảng chính trị, vừa ủng hộ cho một lực lượng tôn giáo – chính trị cụ thể Trước Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn
Xuân, Bảo Đại, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm,
và sau đó là Hoàng Thân Nguyễn Phúc Bửu Lộc đều không thực sự thuộc
về một đảng phái hay lực lượng chính trị nào cụ thể bấy giờ, ngoài nhà nước và quân đội quốc gia Lật ngược lại của hiện tượng này, có thể nói, lần đầu tiên một lực lượng chính trị - tôn giáo có được vị trí tối cao trong tình thế chính trị bấy giờ Dù chính thức và hiện hữu ở cấp độ nào, thì cũng từ đó, Đảng Cần Lao sẽ lớn mạnh không ngừng ngay khi những điều kiện bình hòa của nó xuất hiện Đâu có gì phải ngạc nhiên, quyền lực luôn biết cách tự hiện thực hóa mình qua con người, và nhất là khi đã
có cả một thiết chế chính trị ủng hộ nó bành trướng và phát triển
Mở đầu cho giai đoạn lịch sử mới của nền chính trị miền Nam Việt Nam, có thể lấy lời thề gia nhập Đảng của Đảng viên Đảng Cần lao ở miền Trung vào những ngày tháng đầu tiên làm dấu ấn xuất hiện của
Đảng: “Tam chống tam vâng Tam chống là chống cộng sản, chống Phật giáo và chống các đảng phái quốc gia Tam vâng là vâng lời các Cha,
vâng lời Cậu Ngô Đình Cẩn và vâng lời Tổng Thống” [42] Tựu trung lại
Trang 4038
cho sự ra đời của Đảng Cần Lao chính là như thế: chống mọi đảng phái đối lập, vâng lời các lãnh tụ tôn giáo – chính trị của Đảng
2.2 Cuộc chiến vì quyền lực 1954-1955
Trong khi Đảng Cần Lao bám rễ vào sự thành công của Diệm, thì chính ông không hay biết rằng một thực thể quyền lực như thế đang dựa vào sự thành bại của ông mà trở thành Diệm có thể không biết rằng con đường của mình sẽ tạo nên một Đảng chính trị thế nào, nhưng những gì chính quyền Diệm làm sau khi Đảng Cần Lao ra đời chính là những gì Đảng Cần Lao hướng đến và sẽ hoạt động theo chiều hướng đó sau này: (a) tiêu diệt các thế lực chính trị - tinh hoa đối lập và (b) tiêu diệt các thế lực quân sự đối lập để hướng tới (c) một quyền lực phổ quát và tuyệt đối, dưới bất kì chiêu bài nào Con đường đi tới quyền lực chính trị tối cao của Diệm chính thực đã mở lối cho Đảng Cần lao xâm nhập lên cơ thể chính trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo nên một thể trạng chính trị đặc biệt mà chính ông cũng không hiểu và nắm bắt nổi Dĩ nhiên ông sẽ không kiểm soát nổi những gì sẽ diễn ra trên chính quyền mà ông dày công tạo dựng, vì nhà chiến lược của ông, Ngô Đình Nhu, cùng những người anh em khác của ông, đều sẽ dựa trên cái Đảng Cần Lao đó để gây dựng nên quyền lực Nhưng trước đó, cuộc thanh trừng “vĩ đại” 1954-
1955 của Diệm sẽ dọn đường cho Đảng Cần Lao đi tới Và cũng từ cuộc thanh trừng ấy, có hai hình ảnh về Diệm trong lòng những chứng nhân lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa: một là vị lãnh tụ kiệt xuất; hai là kẻ dung túng cho sự độc đoán chính trị một cách nặng nề và âm mưu lan rộng Nó cũng mở ra một tình hình chính trị trên đó Đảng Cần lao sẽ bộc
lộ và định dạng mình