1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu triển khai số hóa tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại cục lưu trữ quốc gia lào

30 671 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Tiến hành khảo sát thực tế tình hình tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào và việc triển khai số hóa tài liệu lưu trữ tại một số cơ quan lưu trữ ở Việt Nam làm đối

Trang 1

đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào

THOW Soulisouk

Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS ngành: Lưu trữ ; Mã số: 60 32 24 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Lệ Nhung

Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý luận, kinh nghiệm về số hóa tài liệu lưu trữ với

mục đích bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của các nước có nền lưu trữ tiến bộ như: Mỹ, Nga, Úc Trên cơ sở đó khái quát một cách hệ thống, lựa chọn hợp lý và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của Lào và làm nền tảng trong suốt quá trình nghiên cứu Tiến hành khảo sát thực tế tình hình tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào và việc triển khai số hóa tài liệu lưu trữ tại một số cơ quan lưu trữ ở Việt Nam làm đối tượng so sánh, rút kinh nghiệm để áp dụng vào Lào Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm định hướng và tổ chức triển khai số hóa khối tài liệu lưu trữ hành chính đang bảo quản

tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào đảm bảo theo mục tiêu đã đề ra

Keywords: Lưu trữ học; Số hóa tài liệu; Tài liệu lưu trữ

Content:

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ 9 1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản về số hóa tài liệu lưu trữ 9 1.2 Mục tiêu áp dụng kỹ thuật số hóa đối với tài liệu lưu trữ 9 1.3 Những ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật số hóa tài liệu lưu trữ 8 1.3.1 Ưu điểm 9

1.3.2 Hạn chế 10

1.4 Tổng quan về kỹ thuật số hóa 10

1.4.1 Một số loại máy quét và máy chụp ảnh số 10

1.4.2 Thuộc tính của tài liệu 10

1.4.3 Kỹ thuật quét tài liệu 11

1.4.4 Những yếu tố tác động đến chất lượng ảnh số 11

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ ĐANG BẢO QUẢN TẠI CỤC LƯU TRỮ QUỐC GIA LÀO 12

2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Cục Lưu trữ Quốc gia Lào

12 2.2 Tình hình tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào

12 2.2.1 Tổng quan về lịch sử tài liệu lưu trữ 12

2.2.2 Tình hình chung của tài liệu lưu trữ 12

2.2.3 Tình hình tổ chức tài liệu lưu trữ 13

2.2.4 Tình trạng vật lý và mức độ hư hỏng nội dung thông tin trong tài liệu lưu trữ

13 2.2.5 Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị 13

2.2.6 Tình hình tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ 13

2.3 Nhận xét chung 14

Trang 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU

TRỮ ĐANG BẢO QUẢN TẠI CỤC LƯU TRỮ QUỐC GIA LÀO 15

3.1 Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước

với công tác lưu trữ 15

3.1 Xây dựng kế hoạch về số hóa tài liệu lưu trữ 15

3.2 Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quản

lý nhà nước về công tác lưu trữ

15

3.3 Xây dựng quy trình triển khai số hóa tài liệu lưu trữ tại

Cục Lưu trữ Quốc gia Lào

16

3.4 Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức khoa học tài liệu lưu

trữ đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào

17

3.5 Giải pháp cân bằng giữa chất lượng, chi phí, nguồn nhân

lực, phương tiện thiết bị và thời gian

18

3.6 Một số đề xuất và định hướng nghiên cứu trong tương lai 19

KẾT LUẬN 20

MỤC LỤC 23

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nước Lào là một nước có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời

Trong quá trình đó đã sản sinh ra rất nhiều loại hình tài liệu, vô cùng

phong phú, đa dạng và có giá trị rất cao về các mặt Đây là một trong

những nguồn sử liệu cực kỳ quan trọng phản ánh quá trình hình

thành và phát triển của nhân dân các bộ tộc Lào qua các thời kỳ lịch

sử, đồng thời là nguồn thông tin rất quý giá để góp phần vào việc

phát triển kinh tế – xã hội Nhưng do hoàn cảnh lịch sử và bị ảnh

hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: chiến tranh, điều kiện

bảo quản không đảm bảo, ý thức bảo vệ, sự hiểu biết về giá trị của tài

liệu lưu trữ vẫn còn hạn chế… đã và đang đe dọa đối với tính mạng

của tài liệu lưu trữ quý, hiếm, có giá trị cao về lịch sử Lào, nguy cơ

mất mát, hư hỏng vĩnh viễn là rất cao Những tài liệu này một phần

đang được tổ chức bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào, trực

thuộc Bộ Nội Vụ là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

công tác văn thư – lưu trữ, đồng thời thực hiện chức năng sự nghiệp

về lưu trữ Mặt khác, trong thời gian vừa qua phần lớn tài liệu lưu trữ

đang bảo quản tại Cục chưa thực sự phát huy được giá trị vốn có của

nó Nhiều tài liệu không được khai thác một cách rộng rãi Điều đó

cũng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Một trong đó là

do sự hạn chế về thời gian (thời gian trong việc khai thác, tiếp cận tài

liệu…), không gian (vị trí của nơi khai thác hạn chế, khó khăn với

những độc giả ở xa…) và hình thức (hình thức tổ chức sử dụng tài

liệu chưa đa dạng, hấp dẫn, rộng rãi…) tổ chức khai thác sử dụng tài

liệu lưu trữ của Cục chưa thực sự đáp ứng với độc giả trong việc tiếp

cận, khai thác các nguồn thông tin đó

Trước những tình trạng tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu

trữ Quốc gia Lào Nó đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần

phải có biện pháp khẩn cấp và kịp thời để bảo hiểm tài liệu lưu trữ

quý hiếm và những tài liệu có tần số sử dụng cao đang trong tình

trạng có nguy cơ bị hư hỏng bằng phương pháp phù hợp, đáp ứng hai

Trang 5

yêu cầu cơ bản của công tác lưu trữ đó là vừa bảo quản an toàn và

kéo dài tuổi thọ tài liệu lưu trữ gốc vừa tổ chức khai thác sử dụng tài

liệu lưu trữ phục vụ cho các nhu cầu của xã hội một cách hiệu quả

nhất Do sự phát triển, tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, công nghệ –

thông tin, chúng đã tạo ra các giải pháp mới để giải quyết những tồn

tại trên Một trong đó là hình thức số hoá tài liệu lưu trữ bằng

phương pháp Scan

Tuy nhiên, công nghệ số hóa tài liệu lưu trữ đối với ngành lưu trữ

Lào còn đang là vấn đề rất mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong

việc triển khai thực hiện Để triển khai số hóa tài liệu lưu trữ đang

bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào được tiến hành một cách hiệu

quả, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, mang lại lợi ích

thiết thực cho xã hội Nó đòi hỏi phải có cuộc nghiên cứu một cách

kỹ càng, toàn diện về các vấn đề, khía cảnh, quy trình công việc…

liên quan tới một dự án số hóa tài liệu lưu trữ, nhằm tránh những rủi

ro, lãng phí tiền của, thời gian, sức lực một cách tối ưu trong quá

trình triển khai thực hiện để đem lại lợi ích thực sự cho xã hội Vì

vậy, để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc triển khai số hóa tài

liệu lưu trữ dự kiến sẽ tiến hành trong thời gian sắp tới Tác giả đã

chọn đề tài “Nghiên cứu triển khai số hóa tài liệu lưu trữ đang bảo

quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào” làm nội dung nghiên cứu luận

văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu đề xuất các giải pháp để

triển khai số hóa khối tài liệu lưu trữ hành chính đang bảo quản tại

Cục Lưu trữ Quốc gia Lào bằng máy quét phẳng (Flatbed Scanner)

Ngoài ra, đề tài còn hướng tới mục tiêu lâu dài là làm cơ sở cho việc

lập bản sao bảo hiểm cho khối tài liệu lưu trữ này trong tương lai

Để có thể thực hiện mục tiêu, chúng tôi đã xác định nhiệm vụ

nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý luận, kinh nghiệm về số hóa tài

liệu lưu trữ với mục đích bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng tài

Trang 6

liệu lưu trữ của các nước có nền lưu trữ tiến bộ như: Mỹ, Nga, Úc

Trên cơ sở đó khái quát một cách hệ thống, lựa chọn hợp lý và vận

dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của Lào và làm nền tảng trong

suốt quá trình nghiên cứu luận văn

- Tiến hành khảo sát thực tế tình hình tài liệu lưu trữ đang bảo

quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào và việc triển khai số hóa tài liệu

lưu trữ tại một số cơ quan lưu trữ ở Việt Nam làm đối tượng so sánh,

rút kinh nghiệm để áp dụng vào Lào

- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm định hướng và tổ chức

triển khai số hóa khối tài liệu lưu trữ hành chính đang bảo quản tại

Cục Lưu trữ Quốc gia Lào đảm bảo theo mục tiêu đã đề ra

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Các phông tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc

gia Bộ Nội Vụ Lào

- Các tài liệu của nước ngoài liên quan đến việc thực hiện dự án

số hóa trong ngành lưu trữ như: tài liệu về tiêu chuẩn, báo cáo thực

hiện dự án, cẩm nang thực hiện và quản lý dự án số hóa

- Các phương pháp, công nghệ, quy trình số hóa tài liệu

- Khảo sát quá trình thực hiện nghiệp vụ số hóa tại một số cơ

quan lưu trữ Việt Nam như: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và Trung

tâm Lưu trữ Quốc gia III

+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đối với tài liệu lưu trữ: Đề tài tập trung nghiên cứu việc số hóa

khối tài liệu lưu trữ hành chính trên vật mang tin bằng giấy đang bảo

quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào (vì đây là tài liệu lưu trữ chiếm

số lượng nhiều nhất trong các loại hình đang bảo quản tại Cục) Các

loại hình tài liệu lưu trữ trên vật mang tin khác như: phim, ảnh, ghi

âm, băng, tài liệu xây dựng cơ bản, tài liệu khoa học-kỹ thuật… sẽ

không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này

- Đối với phương pháp số hóa: chủ yếu tập trung nghiên cứu và

sử dụng phương pháp số hóa bằng máy quét phẳng (Flabed Scanner)

Trang 7

để triển khai số hóa (vì đây là loại máy có khả năng ứng dụng cao

trong hoàn cảnh của Cục), còn các loại máy, thiết bị số hóa khác sẽ

không được đề cập chi tiết tại đề tài này

- Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến vấn đề lập bản sao bảo hiểm

khối tài liệu lưu trữ này trong tương lai

4 Lịch sử nghiên cứu

Công nghệ kỹ thuật số hóa đã hình thành vào cuối thế kỷ 20 và

phát triển rất nhanh vào đầu thế kỷ 21 Công nghệ kỹ thuật số nói

chung, kỹ thuật số hóa nói riêng đã mở ra kỷ nguyên mới về sự tiến

bộ của nhân loại, là thời đại kỹ thuật số Nhiều nước trên thế giới

đã nghiên cứu và tiến hành dự án số hóa tài liệu để bảo hiểm,

phòng ngừa mọi sự cố phá hoại có thể xảy ra đối với bản gốc tài

liệu quý hiếm

Tại Việt Nam, nhiều dự án số hóa đã được tiến hành tiêu biểu là

trong ngành lưu trữ, thư viện và phim điện ảnh Về lĩnh vực lưu trữ,

một số dự án cấp quốc gia đã được tiến hành như: dự án số hóa tài

liệu châu bản và mộc bản Triều Nguyễn năm 1993-2003, Đề án bảo

hiểm tài liệu lưu trữ Quốc gia, Các Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, II,

III đều có dự án số hóa tài liệu lưu trữ nhằm mục đích bảo hiểm, tăng

cường việc tổ chức khai thác sử dụng, tại một số lưu trữ tỉnh, huyện

cũng đã bắt đầu có dự án số hóa tài liệu lưu trữ Ngoài ra còn có một

số luận văn thạc sĩ, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành cũng đề

cập đến vấn đề số hóa

Đối với nước Lào, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số hóa vào

công tác lưu trữ vẫn đang là vấn đề rất mới Trong thời gian vừa qua

tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào cũng đã bắt đầu thử nghiệm số hóa

một số phông tài liệu lưu trữ giai đoạn trước năm 1975 Tuy nhiên,

do không có sự nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công nghệ số hóa

vào trong lĩnh vực lưu trữ, cho nên, hiện nay công việc này đang tạm

dừng Sau khi nghiên cứu về các luận văn cấp thạc sỹ hoặc cao hơn

tại Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thấy rằng từ trước

Trang 8

đến này chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về đề tài

“Nghiên cứu triển khai số hóa tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại

Cục Lưu trữ Quốc gia Lào” và ở nước Lào cũng chưa có công trình

nghiên cứu tương tự Vì vậy, đây là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn

mới và chưa có ai từng nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng phương

pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

để làm kim chỉ nam cho quá trình thực hiện đề tài như : phương pháp

phân tích và tổng hợp, phương pháp khảo sát, phương pháp so sánh,

phương pháp phỏng vấn Ngoài ra, các phương pháp thống kê,

phương pháp lô gíc…

6 Nguồn tài liệu tham khảo

Chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu viết bằng tiếng

Anh, Việt và Lào về các vấn đề như : tài liệu về lý luận, tài liệu quy

phạm pháp luật, tài liệu hướng dẫn về thực hiện nghiệp vụ, tiêu chuẩn

kỹ thuật số hóa, các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ,

luận văn thạc sĩ, các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành, các trang

thông tin điện tử… có nội dung liên quan đến lĩnh vực số hóa tài liệu

lưu trữ Ngoài ra, còn sử dụng các nguồn tài liệu khác như: ảnh chụp,

các thông tin thông qua phỏng vấn trực tiếp với cán bộ lưu trữ trong

quá trình khảo sát thực tế tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào và một số cơ

quan lưu trữ của Việt Nam

7 Đóng góp của đề tài

- Trước tiên, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để áp dụng

vào việc triển khai số hóa tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu

trữ Quốc gia Lào trong thời gian tới Ngoài ra, kết quả nghiên cứu

còn làm cơ sở cho việc nghiên cứu, triển khai bảo hiểm tài liệu lưu

trữ sau này

- Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham

khảo hữu ích cho việc triển khai các dự án số hóa không chỉ tài liệu

Trang 9

lưu trữ mà còn các loại tài liệu khác sẽ được triển khai trong tương

lai trên phạm vi cả nước Lào

- Thứ ba, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham

khảo bổ ích cho sinh viên muốn tìm hiểu, đi sâu trong lĩnh vực số

hóa tài liệu lưu trữ hiện đang là vấn đề rất mới đối với sinh viên Đặc

biệt được biết thêm nguồn thông tin về tình trạng tài liệu lưu trữ và

các giải pháp, cách thức triển khai số hóa tài liệu lưu trữ trong bối

cảnh của Cục Lưu trữ Quốc gia Lào

8 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ

lục, phần nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về số hóa tài liệu lưu trữ

Chương 2: Thực trạng tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục

Lưu trữ Quốc gia Lào

Chương 3: Giải pháp triển khai số hóa tài liệu lưu trữ đang bảo

quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào

Đề tài mang tính kỹ thuật, thực tiễn cao Do trình độ nghiên cứu,

kinh nghiệm thực tế còn hạn chế cho nên nội dung được trình bày

trong luận văn sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết, sai sót Do vậy, tác

giả rất hy vọng sẽ nhận được những góp ý của các thầy cô giáo và

bạn đọc, để tiếp tục nghiên cứu cho hoàn thiện hơn

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn

trong việc nghiên cứu, đi khảo sát thực tế nhưng cũng đã nhận được

sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ của Cục Lưu trữ

Quốc gia Lào, các thầy cô giáo trong Khoa Lưu trữ học và Quản trị

văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt

là của cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Lệ Nhung Nhân đây, tác giả

xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất về sự quan tâm, giúp

đỡ quý báu đó

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2013

HỌC VIÊN

SOULISOUK THOW

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ

1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản về số hóa tài liệu lưu trữ

+ “Số hóa” (Digitising):

Số hoá là hình thức chuyển đổi dữ liệu truyền thống bên ngoại

(Analog) thành dạng dữ liệu số (Digital) mà máy tính có thể hiểu được

+ “Số hóa tài liệu lưu trữ”:

Theo nghĩa thông thường, số hoá tài liệu lưu trữ là hình thức

chuyển đổi thông tin tài liệu lưu trữ ở dạng truyền thống bên ngoại

(Analog) thành những thông tin dưới dạng số (Digital) bằng phương

tiện điện tử chuyển đổi tín hiệu (máy quét/chụp hình) mà máy tính có

thể hiểu được

1.2 Mục tiêu áp dụng kỹ thuật số hóa đối với tài liệu lưu trữ

Đối với tài liệu lưu trữ, mục tiêu trong việc áp dụng kỹ thuật số

hóa chủ yếu tập trung vào 3 mục tiêu chính như sau:

+ Mục tiêu 1: Đồng nhất các loại hình tài liệu lưu trữ từ dạng tương tự

sang dạng số

+ Mục tiêu 2: Kéo dài tuổi thọ của tài liệu lưu trữ bản gốc

+ Mục tiêu 3: Quản lý và khai thác tập trung nguồn tài liệu số hóa

1.3 Những ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật số hóa tài liệu lưu trữ

1.3.1 Ưu điểm

- Bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ bản gốc đang trong tình trạng

hư hỏng về tình trạng vật lý và nội dung thông tin bằng cách sử dụng

tài liệu số hóa thay thế việc sử dụng trực tiếp, thường xuyên tài liệu

gốc và áp dụng các biện pháp củng cố, nâng cao chất lượng đối với

tài liệu gốc để kéo dài tuổi thọ

- Nâng cao việc quản lý và tổ chức sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ

của cơ quan lưu trữ phục vụ việc chia sẻ, tra tìm, truy cập nguồn

thông tin của các đối tượng độc giả một cách nhanh chóng, chính

xác, thuận tiện vượt qua giới hạn về không gian và thời gian

Trang 11

- Nâng cao chất lượng hiển thị của nguồn thông tin từ tài liệu lưu

trữ bản gốc (có tình trạng vật lý, nội dung kém như: mờ, vết bẩn,

thủng…) tốt hơn bằng chương trình phần mềm hiệu chỉnh/đồ họa

chuyên dụng như: tăng độ nét, độ sáng tối, xóa vết bẩn trên bề mặt

tài liệu gốc…

- Góp phần hiện đại hóa công tác lưu trữ của cơ quan lưu trữ

- Kỹ thuật số hóa có thể được sử dụng để hỗ trợ lẫn nhau với các

phương pháp khác để tăng cường khả năng bảo quản và tổ chức khai

thác sử dụng tài liệu lưu trữ một cách hiệu quả hơn

1.3.2 Hạn chế

- Để áp dụng thành công phương pháp này, đòi hỏi phải nghiên

cứu, tính toán rất kỹ và khách quan, trên cơ sở đó lập kế hoạch phát

triển cho phù hợp trong từng giai đoạn

- Phải đầu tư kinh phí tương đối nhiều trong quá trình tiến hành

cũng như bảo trì

- Tài liệu số hoá có thời hạn tuổi thọ không cao vì nó phụ thuộc

vào vật mang tin, phần cứng, phần mềm tương ứng Do công nghệ

thông tin thay đổi rất nhanh, cho nên tài liệu số hóa cũng không

ngừng phải nâng cấp theo Điều này dẫn đến phải sử dụng kinh phí

tương đối nhiều Mặt khác, để tiếp cận được dạng tài liệu này, chúng

ta phải có thiết bị điện tử, phương tiện kết nối thích hợp

- Đòi hỏi cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng các yêu cầu

công việc khác nhau trong từng khâu của chuỗi số hoá tài liệu Ngoài

ra còn có một số mặt hạn chế khác

1.4 Tổng quan về kỹ thuật số hóa

1.4.1 Một số loại máy quét và máy chụp ảnh số

1.4.2 Thuộc tính của tài liệu

Thuộc tính của tài liệu chia thành 4 loại : Bản văn/dòng (Text/line art),

Tông màu chuyển tiếp ( Continuous tone), Nửa tông hoặc kiểu nửa tông

(Halftone or halftone-like), Hỗn hợp (Mixed)

Trang 12

1.4.3 Kỹ thuật quét tài liệu

Có 3 kỹ thuật quét tài liệu như : kỹ thuật quét đen trắng (bitonal), kỹ

thuật quét dải xám (grascale) và kỹ thuật quét màu (color)

1.4.4 Những yếu tố tác động đến chất lượng ảnh số

Có 6 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng ảnh số :

+ Tình trạng của tài liệu (condition of records)

+ Độ phân giải, độ ngưỡng và độ sâu màu (Resolution, Threshold

and bit depth)

+ Hiệu chỉnh ảnh (Image Enhancement)

+ Quá trình nén và định dạng file (Compression and file format)

+ Thiết bị sử dụng và hiệu suất của thiết bị đó (System Performance)

+ Quyết định của người vận hành (Operator Judgement)

* TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:

Nội dung chương này, chúng tôi tập trung trình bày kết quả

nghiên cứu, tập hợp, hệ thống lại các nguồn thông tin, kinh nghiệm

của một số nước liên quan đến các vấn đề cơ bản như: khái niệm,

giải thích một số thuật ngữ chuyên môn; đưa ra mục tiêu chủ yếu

trong việc áp dụng kỹ thuật số hóa; những ưu điểm, hạn chế của nó;

trình bày khái quát, tổng quan về kỹ thuật số hóa Đây là nền tảng về

lý thuyết cơ bản của luận văn nghiên cứu vấn đề số hóa tài liệu lưu

trữ, đồng thời là cơ sở đề xuất các giải pháp triển khai số hóa tài

liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào được đề

cập tại chương III

Trang 13

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ ĐANG BẢO

QUẢN TẠI CỤC LƯU TRỮ QUỐC GIA LÀO

2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Cục

Lưu trữ Quốc gia Lào

2.2 Tình hình tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu trữ

Quốc gia Lào

2.2.1 Tổng quan về lịch sử tài liệu lưu trữ

2.2.2 Tình hình chung của tài liệu lưu trữ

+ Số lượng và thời gian tài liệu

Tài liêu lưu trữ đang tổ chức bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia

Lào ước lượng 2.000 mét/giá tài liệu, được phân chia thành 3 khối

phông lớn, đó là:

1 Khối phông tài liệu phong kiến từ năm 1975 trở về trước

2 Khối phông tài liệu Đảng (từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng

Lào cho đến năm 1999)

3 Khối phông tài liệu từ năm 1975 đến nay (lấy mốc sau khi giải

phóng, thống nhất đất nước)

Trong mỗi khối bao gồm nhiều loại hình tài liệu khác nhau, tượng

trưng cho giai đoạn lịch sử đó, có thể khái quát như sau:

1 Khối phông tài liệu phong kiến từ năm 1975 trở về trước bao

gồm 27 phông với tổng số lượng 357 hồ sơ

2 Khối phông tài liệu Đảng nhân dân cách mạng Lào (từ khi bắt

đầu hoạt động cách mạng Lào đến năm 1999) Khối này bao gồm 41

phông, 1.861 hồ sơ

3 Khối tài liệu từ năm 1975 đến nay bao gồm 46 phông, 7.278 hồ

sơ Tuy nhiên, số lượng này sẽ còn tăng lên vì hiện nay chưa thu thập

được tài liệu từ các cơ quan ở trung ương và địa phương

Tổng số lượng tài liệu lưu trữ hành chính đã được chỉnh lý và tổ

chức bảo quản chỉ có 75 mét/giá tài liệu Ngoài ra, nhiều tài liệu

trong khối tài liệu phong kiến và khối tài liệu từ 1975 đến nay chưa

được tổ chức chỉnh lý, vẫn còn trong tình trạng bó gói Những xuất

Trang 14

bản phẩm của nước ngoài bằng tiếng Anh, Pháp, Đức như: văn học

nước ngoài, từ điển, tài liệu về khoa học tự nhiên – xã hội… được

đưa vào Lào trong giai đoạn đế quốc Mỹ xâm lược, chủ yếu phục vụ

trong việc giáo dục, học thuật cho quan chức Lào có khoảng 9.000

cuốn sách Bên cạnh những tài liệu truyền thống đã nêu, Cục Lưu trữ

Quốc gia Lào còn bảo quản một số tài liệu nghe nhìn như: băng ghi

âm cuộc họp của Chính phủ từ năm 1995 đến năm 2008 với số lượng

1.611 băng và 28 băng video Đây là toàn bộ những tài liệu đang

được tổ chức bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào hiện nay

2.2.3 Tình hình tổ chức tài liệu lưu trữ

2.2.4 Tình trạng vật lý và mức độ hư hỏng nội dung thông tin

trong tài liệu lưu trữ

+ Mức độ hư hỏng của tài liệu

Tình trạng chung của tài liệu là bị rách (phần lớn là lè trái và lè

dưới), uốn cong, giòn, giấy bị mốc, thay đổi màu Phần lớn tài liệu

ngày xưa sử dụng ghim sắt để kẹp tài liệu, qua nhiều thời gian những

ghim đó đã gỉ làm cho giấy bị rách, thủng

Trong những tài liệu đã khảo sát, phần lớn chữ còn tương đối nét,

có tài liệu chữ mờ nhưng trong mức độ còn đọc được, chỉ có một số

tài liệu chữ đã mờ nặng do mực phai màu cộng với giấy bị mốc, vét

bẩn… khiến cho khả năng đọc bằng mắt thường tương đối khó khăn

2.2.5 Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị

2.2.6 Tình hình tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

2.3 Nhận xét chung

Chúng tôi thấy rằng khối tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục

Lưu trữ Quốc gia Lào thực sự là một nguồn sử liệu rất quý giá trong

việc nghiên cứu về các mặt, lĩnh vực như: chính trị, an ninh, quốc

phòng, lịch sử, văn hóa, giáo dục… mà nước Lào còn giữ lại được từ

Trang 15

trước đến nay Không có lý do chúng ta không lưu trữ, kéo dài tuổi

thọ và phát huy giá trị thông tin đầy tiềm năng này cho đông đảo

quần chúng, thế hệ mai sau được nghiên cứu Chúng ta cần phải tăng

cường nghiên cứu những tiến bộ khoa học của nhân loại để áp dụng

phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Lào Với vai trò, giá trị, ý nghĩa

và tình trạng thực tế của tài liệu lưu trữ đã nêu trên thì việc áp dụng

phương pháp số hóa là một trong những phương pháp có thể giải

quyết một số trong những vấn đề quan trọng thực tế đang đặt ra trong

hoàn cảnh của Cục Lưu trữ Quốc gia Lào với những ưu điểm và hạn

chế đã đề cập tại chương I

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương này chúng tôi tập trung trình bày kết quả khảo sát thực tế

thực trạng tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục lưu trữ Quốc gia

Lào để làm cơ sở trong việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp để

triển khai số hóa tài liệu lưu trữ Trong đó nội dung đề cập những

vấn đề như:

- Tổng quan về sự hình thành và phát triển của Cục Lưu trữ

Quốc gia Lào

- Kết quả khảo sát như : lịch sử, tình hình chung của tài liệu lưu

trữ, số lượng, thời gian, loại hình, đặc điểm của tài liệu lưu trữ;

tình hình tổ chức tài liệu lưu trữ; tình trạng vật lý và mức độ hư

hỏng nội dung thông tin trong tài liệu lưu trữ; cơ sở vật chất, trang

thiết bị và tình hình tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

Qua việc trình bày này sẽ giúp người đọc hình dung một cách

tổng quát về thực trạng tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu

trữ Quốc gia Lào

Ngày đăng: 08/07/2016, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w