1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Luận văn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015

98 260 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 696,5 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn đề tài này học viên muốn nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam từ đó đề x

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu này:

Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triền kinh tế đó là sự tái

cơ cấu kinh tế Trong tái cơ cấu kinh tế nói chung, tái cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nói riêng là vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới,đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Mấu chốt

là tìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để tái cơ cấu đạt kếtquả nhanh và có tính bền vững cao Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia đều đượclấy kinh tế làm thước đo tiêu chuẩn “dân giàu nước mạnh xã hội phồn vinh”.Trong cơ cấu nền kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thếgiới Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những vấn đề cầnđặc biệt quan tâm và “nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược pháttriển kinh tế và thực hiện đồng bộ hàng loạt những vấn đề liên quan đến nôngnghiệp” Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của kinh tế nôngnghiệp đòi hỏi cấp bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằm tái cơ cấu kinh tếnông nghiệp Đây là một yêu cầu quan trọng và có tính cấp thiết trong giaiđoạn hiện nay

Hà Nam là tỉnh có số dân đông, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

có nhiều thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp phong phú đadạng Phát huy thế mạnh là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng châu thổsông Hồng và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những năm qua, HàNam luôn chú trọng nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đểtăng năng suất cây trồng, vật nuôi và đầu tư sản xuất thử nghiệm chế biếnnông sản thành hàng hóa chất lượng cao Nông nghiệp, nông thôn tỉnh HàNam đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện và to lớn, như: Tốc độ tăng

Trang 2

trưởng khá cao và ổn định; đảm bảo an ninh lương thực; tạo việc làm và thunhập cho dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh Bước đầu đã hình thành được các khu chăn nuôi và nuôi trồngthủy sản tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, ứng dụng côngnghệ cao

Tuy nông nghiệp phát triển, nhưng thu nhập và đời sống của nông dân

và những người làm nông nghiệp còn thấp, nông dân vẫn còn nghèo Nguyênnhân chính là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị ảnh hưởng

do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; các hình thức liên kếttrong sản xuất còn chưa chặt chẽ, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liênkết còn ở dạng mô hình Mô hình tăng trưởng nông nghiệp hiện nay chủ yếutheo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâmdụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) vànguồn lực tự nhiên Mô hình tăng trưởng này mới chỉ tạo ra được khối lượngnhiều và rẻ nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao

Với mục đích và ý nghĩa trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020” làm luận văn tốt

nghiệp thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế Trong đó nêu rõ thực trạng,mục tiêu và giải pháp cụ thể cho nội dung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp củatỉnh Hà Nam

1.2 Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo:

Là học viên cao học ngành Quản lý kinh tế, với các kiến thức đã đượchọc và từ thực tiễn công tác của mình, học viên tổng hợp, phân tích, luận giảichính sách và các hoạt động quản lý kinh tế có liên quan đến công tác tái cơcấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam, chỉ ra những kết quả đạt được, hạnchế và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tái cơcấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020 Học viên

Trang 3

thấy đây là đề tài phù hợp với chuyên ngành Quản lý kinh tế mà mình đượcđào tạo.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu:

- Xây dựng đề tài “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020” dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào?

Giải pháp nào giúp hoàn thiện công tác tái cơ cấu kinh tế nông nghiệptỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020 ?

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Lựa chọn đề tài này học viên muốn nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề

về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh

Hà Nam từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoànthiện công tác tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo lộ trình vàbước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản cơ cấu kinh tế nông nghiệp theohướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo chiều sâu, bảođảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh củanền kinh tế

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, luận văn xác định những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng cơ sở lý luận về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Phân tích thực trạng tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Hà Namtrên cơ sở lý luận đã xây dựng

- Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệpcủa tỉnh Hà Nam và nguyên nhân của những hạn chế

- Đề xuất định hướng và giải pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh

Hà Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theochiều sâu

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề có tính lý luận vàthực tiễn với mục tiêu trong thực hiện các giải pháp về tái cơ cấu nền kinh tếnông nghiệp của tỉnh Hà Nam Công tác tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh

Hà Nam tập trung vào một số ngành như: trồng trọt, chăn nuôi… Và phântích cơ cấu kinh tế theo các vùng kinh tế đã được Đảng bộ tỉnh xác định tronggiai đoạn 2006 - 2014

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Không gian nghiên cứu: Tỉnh Hà Nam trong mối quan hệ với các tỉnh

Nam đồng Bằng sông Hồng, vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả nước

Thời gian nghiên cứu: Thời gian đánh giá quá trình tái cơ cấu kinh tế

nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2014; thời kỳ dự báo xu hướng tái cơ cấukinh tế nông nghiệp và các giải pháp từ năm 2015 - 2020

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung phân tích cơ cấu kinh tế nông

nghiệp Hà Nam những năm 2006 - 2014 và định hướng cơ cấu kinh tế nôngnghiệp 2015 - 2020 cùng những giải pháp để đạt được cơ cấu kinh tế đó, đặttrọng tâm vào nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo chiều sâu

4 Đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa lý thuyết về cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu kinh tế nôngnghiệp

- Áp dụng tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp vào điều kiện một địa phương

Trang 5

- Đề xuất một số định hướng về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh HàNam và một số giải pháp cụ thể có tính khả thi.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận:

Vận dụng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt

lý luận về khoa học quản lý, kinh tế, phát triển, kinh tế chính trị Mác - Lênin

để nghiên cứu

5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Nghiên cứu khảo sát, nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tế, phươngpháp nghiên cứu qua dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp và các kỹ thuật tổng hợpthống kê, điều tra, khảo sát, phân tích, so sánh vv…nhằm làm rõ thực trạng,

đề xuất phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tái cơcấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

và phát triển bền vững

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, kết cấu của luận văn gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về tái cơ

cấu kinh tế nông nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam Chương 4: Mục tiêu, định hướng & giải pháp tái cơ cấu kinh tế nông

nghiệp tỉnh Hà Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệptỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020” học viên đã tìm hiểu và nghiên cứu một

số tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề cần giải quyết Học viênxin được giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

và dựa vào đó học viên tiếp tục nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới:

Luận án tiến sĩ:“Nghiên cứu về duy trì chính sách: mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia”, tác giả Mutazhamdalla Nabulsi (2001), đại học

Missouri Kansas Tác giả đã nêu ra những thành tựu trong tăng trưởng kinh tếcủa Malaysia, những thách thức mà Malaysia tiếp tục phải vượt qua để duy trìtốc độ tăng trưởng kinh tế.[10]

Luận án tiến sĩ:“Phân tích kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế”, tác giả

Winford Henderson Musanjala (2003) - Louisiana State University Tác giảcũng nêu ra một số mô hình tăng trưởng kinh tế ở Châu Phi và phân tích một

Trang 7

số yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở các nước trên.[11]

Luận án tiến sĩ: “Giáo dục và tăng trưởng kinh tế: Phân tích nguyên nhân”, tác giả Sharmistha Self (2002), Southern Illinois University at

Carbondate Trong luận án này tác giả đã đi sâu phân tích yếu tố giáo dục như

là một trong những nguyên nhân trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế ởmột số nước Châu Âu.[12]

1.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:

Trên Báo Nông thôn ngày nay Online có bài “ Tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâu” Bài báo đã chỉ ra rằng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong

năm 2013 của ngành NN, chúng ta cần thực hiện nhiều nhóm giải pháp ngắnhạn song song với quá trình tái cơ cấu ngành, trong đó chú trọng đến việc mởrộng thông tin thị trường NN Cụ thể, về cây lúa cần ổn định năng suất vàdiện tích, thúc đẩy xây dựng cánh đồng mẫu lớn, liên kết doanh nghiệp - nôngdân; chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cây làm thức ăn chăn nuôi(khoai, ngô, đậu tương ) Đối với chăn nuôi cần tập trung quản lý dịch bệnh,chất lượng và an toàn thực phẩm Ưu tiên đầu tư theo chiều sâu, các ngànhhàng chiến lược, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao; hạn chế, rà soátđầu tư vào các ngành bóc lột tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.[8]

Đề án tốt nghiệp: “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng và năng lực cạnh tranh ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020” của tác giả Vũ Đại Thắng năm 2014.

Trong đề án này, tác giả đã dự báo được tốc độ tăng trưởng; các định hướnglớn mang tính tổng quát cho việc tái cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởngtrong giai đoạn tới của tỉnh Hà Nam trên cơ sở đánh giá được hiện trạng cơcấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Nam và dự báo nhữngyếu tố có thể tác động.[20]

“Mối quan hệ giữa đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền

Trang 8

kinh tế” của tác giả PGS.TS Phạm Thị Túy, PGS.TS Phạm Quốc Trung

-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trên trang liluanchinhtri.vn Bài báo

đã chỉ ra đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế là bước

chuẩn bị cho đất nước bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn phát triểnnhanh, bền vững và tham gia có hiệu quả vào xu thế phát triển chung của nềnkinh tế khu vực và thế giới.[21]

Báo cáo khoa học: “ Quá trình tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và sử dụng các nguồn lực sản xuất của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình” trên Tạp chí

Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tập 1, số 3/2003 Báo cáo đã chỉ ra Kỳ Sơn làmột huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, đất đai rộng, có thế mạnh về tiềm năngkinh tế rừng và cây công nghiệp, là huyện bao bọc thị xã Hoà Bình và gần thủ đô

Hà Nội nên có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Tuy nhiên việc tái cơcấu kinh tế trong nông thôn Kỳ Sơn còn chậm, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng tái cơ cấu nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn vàđưa ra các giải pháp phù hợp thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theohướng sản xuất hàng hoá, tiến tới CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.[13]

1.2 Cơ sở lý luận về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.2.1 Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp

Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học

-kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềmnăng sinh học - cây trồng, vật nuôi Chúng phát triển theo qui luật sinh họcnhất định con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển vàdiệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các qui luật để cónhững giải pháp tác động thích hợp với chúng Mặt khác quan trọng hơn làphải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ với

sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối

Trang 9

cùng hơn.

Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngànhchăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp Còn nông nghiệp hiểu theonghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trongviệc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển ởnhững nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông Tuy nhiên,ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDPnông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn

và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con ngườinhững sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm Những sản phẩmnày cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa

có ngành nào có thể thay thế được Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên,

có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng caothì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả

về số lượng, chất lượng và chủng loại Điều đó do tác động của các nhân tố

đó là: Sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người

Các nhà kinh tế học đều thống nhất rằng điều kiện tiên quyết cho sựphát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất -hoặc nhập khẩu lương thực Có thể chọn con đường nhập khẩu lương thực đểgiành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn Nhưng điều đó chỉ phù hợp với cácnước như: Singapore, Arậpsaudi hay Brunay mà không dễ gì đối với các nướcnhư: Trung Quốc, Indonexia, ấn Độ hay Việt Nam - là những nước đông dân.Các nước đông dân này muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dânđược ổn định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải được sản xuất trong

Trang 10

nước Indonexia là một thí dụ tiêu biểu, một triệu tấn gạo mà Indonexia tự sảnxuất được thay vì phải mua thường xuyên trên thị trường thế giới đã làm chogiá gạo thấp xuống 50 USD/tấn Giữa những năm của thập kỷ 70-80Indonexia liên tục phải nhập hàng năm từ 2,5-3,0 triệu tấn lương thực Nhưngnhờ sự thành công của chương trình lương thực đã giúp cho Indonexia tự giảiquyết được vấn đề lương thực vào giữa những năm 80 và góp phần làm giảmgiá gạo trên thị trường thế giới Các nước ở Châu á đang tìm mọi biện pháp đểtăng khả năng an ninh lương thực, khi mà tự sản xuất và cung cấp được 95%nhu cầu lương thực trong nước Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới

đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nàoquốc gia đó đã có an ninh lương thực Nếu không đảm bảo an ninh lương thựcthì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho

sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vàođầu tư dài hạn

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầuvào cho công nghiệp và khu vực thành thị Điều đó được thể hiện chủ yếu ởcác mặt sau đây:

- Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển làkhu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằng nôngnghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn Vì thế khu vực nông nghiệp,nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển côngnghiệp và đô thị Quá trình nông nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhucầu lớn về lao động, mặt khác đó mà năng suất lao động nông nghiệp khôngngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngàycàng nhiều Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp

và đô thị Đó là xu hướng có tính qui luật của mọi quốc gia trong quá trình

Trang 11

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quícho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến Thông qua công nghiệpchế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khảnăng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường …

- Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triểnkinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá,bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân.Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệncủa nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp,ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản v.v… trong đó thuế có vị trí rất quantrọng “Kuznets cho rằng gánh nặng của thuế mà nông nghiệp phải chịu là caohơn nhiều so với dịch vụ Nhà nước cung cấp cho công nghiệp” Việc huyđộng vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúngđắn trên cơ sở việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự

áp đặt của Chính phủ Những điển hình về sự thành công của sự phát triển ởnhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho nôngnghiệp Tuy nhiên vốn tích luỹ từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồncần thiết phát huy, phải coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý,đừng quá cường điệu vai trò tích luỹ vốn từ nông nghiệp

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp ởhầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêudùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước

mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn Sự thay đổi về cầu trongkhu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khuvực phi nông nghiệp Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập chodân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu

Trang 12

về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bướcnâng cao chất lượng có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.Các loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so vớicác hàng hoá công nghiệp Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuấtkhẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm thuỷ sản Xu hướngchung ở các nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu giá trị xuấtkhẩu nông lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu

và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế ở TháiLan năm 1970 tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu chiếm 76,71% giảm xuống 59,36% năm 1980; 38,11% năm 1990;35,40% năm 1991; 34,57% năm 1992; 29,80% năm 1993 và 29,60% năm

1994 Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trênthị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩmcông nghiệp tăng lên, tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghệngày càng mở rộng, làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt

Ở một số nước chỉ dựa vào một vài loại nông sản xuất khẩu chủ yếu, nhưCoca ở Ghana, đường mía ở Cuba, cà phê ở Braxin v.v… đã phải chịu nhiềurủi ro và sự bất lợi trong xuất khẩu Vì vậy gần đây nhiều nước đã thực hiện

đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đemlại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triểnbền vững của môi trường Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bónhoá học, thuốc trừ sâu bệnh v.v… làm ô nhiễm đất và nguồn nước Trong quátrình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khaihoang mở rộng diện tích đất rừng v.v… Vì thế, trong quá trình phát triển sảnxuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự

Trang 13

phát triển bền vững của môi trường.

1.2.2 Cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế:

1.2.2.1 Cơ cấu nền kinh tế:

Cơ cấu kinh tế có nhiều loại: Cơ cấu các quan hệ sản xuất trong nền kinh tế;

cơ cấu tái sản xuất xã hội, cơ cấu tổ chức - quản lý nền kinh tế quốc dân, cơ cấuvùng - lãnh thổ, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế…

Cơ cấu kinh tế theo ngành là sự phân chia nền kinh tế theo những ngànhsản xuất quan trọng Những ngành sản xuất này tương đối độc lập với nhau,dựa trên những đối tượng và sản phẩm sản xuất khác nhau Cho tới nay,những ngành sản xuất quan trọng và lớn trong nền kinh tế bao gồm: Nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế nhằmtìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần

ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằmthúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế một cách nhanh chóng và cóhiệu quả Tuy nhiên, xu thế phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện naytheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Điều đó có nghĩa là đang có sự tái

cơ cấu nền kinh tế với tỷ trọng nghiêng về phát triển ngành công nghiệp vàdịch vụ, trong khi đó ngành sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp quy mô

và tỷ trọng trong nền kinh tế

Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế theo khu vực sởhữu Trong thời kỳ đầu của cải cách kinh tế (những năm 1986 - 1990), Chínhphủ đã có những chính sách khuyến khích để mỗi thành phần kinh tế có thểphát triển ở mức cao nhất, có đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của nềnkinh tế Từ chính sách này, cơ cấu của nền kinh tế đã hình thành nên ba khuvực sở hữu chính: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước (kinh tế tư nhân,kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài (FDI) Trong đó, mỗi một khu vực đều có những thế mạnh riêng cũng

Trang 14

như những hạn chế nhất định

Khu vực kinh tế nhà nước bao gồm hệ thống các doanh nghiệp nhà nướcđược hình thành trong suốt mấy chục năm phát triển là trụ cột của nền kinh tếvới nhiều ngành sản xuất kinh doanh quan trọng trong các lĩnh vực hạ tầng cơ

sở, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, các ngành công nghiệp mũi nhọn…

và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa quyết định lớn tới sự pháttriển của toàn bộ nền kinh tế trong suốt thời kỳ chuyển đổi và phát triển kinh

tế từ Tuy nhiên, khu vực sở hữu kinh tế nhà nước, trong quá trình phát triểncũng đã bộc lộ những điểm hạn chế như hiệu quả đầu tư thấp, công nghệ lạchậu, khả năng cạnh tranh yếu… khó có thể tiếp tục phát triển mạnh khi quátrình hội nhập kinh tế

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước với đặc thù là có quy mô nhỏ, năngđộng và ít bị tổn thương khi những biến động về chính trị, kinh tế thế giới.Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có những hạn chế như quy mônhỏ, công nghệ thô sơ, cạnh tranh yếu và ít có cơ hội để thực hiện quá trìnhhợp tác phát triển với các nước cũng như các quốc gia khác Khu vực kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài có thế mạnh là khả năng cạnh tranh lớn, tiếp cận thịtrường tốt, tiềm năng về huy động vốn lớn, khả năng hợp tác phát triển và hộinhập kinh tế quốc tế cao, song khu vực kinh tế này đòi hỏi chi phí đầu tưthường lớn, ít hiểu biết về thị trường cũng như những thế mạnh về tài nguyên,lao động của Việt Nam Do vậy, việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo khu vực

sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định các chính sách phát triểnchung của nền kinh tế cũng như chính sách phát triển của mỗi khu vực kinh

tế, nhằm phát huy thế mạnh của mỗi khu vực sở hữu và tạo ra những đónggóp cao nhất của mỗi khu vực trong những giai đoạn phát triển nhất định, phùhợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước

Trang 15

Để thực hiện tái cơ cấu kinh tế thì Nhà nước thường sử dụng các công cụchính sách hay các biện pháp quản lý tác động trực tiếp vào các yếu tố đầuvào của sản xuất xã hôi (vốn, lao động và công nghệ) để có được một cơ cấukinh tế mới phù hợp hơn, vững chắc hơn.

Ngoài ra, cơ cấu vùng, lãnh thổ cũng là nội dung được nhiều người quantâm Cơ cấu vùng, lãnh thổ là nói đến việc phát triển kinh tế dựa vào nhữnglợi thế, tiềm năng về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người, phong tục tậpquán, truyền thống văn hóa… ở những vùng, lãnh thổ trên đất nước Nghiêncứu cơ cấu về vùng, lãnh thổ là để phục vụ cho xây dựng hệ thống các chínhsách nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và xã hội ởmỗi một vùng kinh tế để phát triển Bên cạnh đó, phát triển kinh tế theo cơcấu vùng, lãnh thổ còn nhằm thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội giữa cáckhu vực dân cư trong xã hội và đây cũng là một trong những mục tiêu, yêucầu chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Mặc dù, theo hình thức phân chia nào, theo ngành kinh tế, theo khu vực

sở hữu hoặc theo vùng, lãnh thổ thì các bộ phận cơ cấu trên đây cũng vẫn lànhững bộ phận quan trọng hình thành nên một thể thống nhất của một nềnkinh tế Trong thực tiễn Việt Nam, từ trước tới nay trong chính sách phát triểnkinh tế xã hội từ ngắn hạn, trung hạn tới dài hạn, chúng ta thường chủ trươngxây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu kinh tế theo ngành vàlãnh thổ Một cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ hợp lý phải đáp ứng đượccác yêu cầu:

Thứ nhất: phải phù hợp với các điều kiện cấu thành và những nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bảo đảm sự phát triển tốt nhấtcủa vùng và ngành

Thứ hai: bảo đảm sự thống nhất của các yếu tố phát triển nói chung và

của sức sản xuất nói riêng giữa các lãnh thổ, các ngành, đồng thời có sự thích

Trang 16

ứng cao với những thay đổi bên ngoài

Thứ ba: đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, hài hoà giữa tăng

trưởng kinh tế và công bằng xã hội, phúc lợi xã hội

1.2.2.2 Tái cơ cấu nền kinh tế:

Thuật ngữ "Tái cơ cấu" hiện đang được sử dụng khá phổ biến và cũng cónhiều cách hiểu khác nhau Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể hiểu: Tái

cơ cấu là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là

sự cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổihình thức hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trịcốt lõi và chuẩn mực của tổ chức hay doanh nghiệp

Tái cơ cấu có thể ở các cấp độ khác nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầmnhìn, chiến lược, cơ cấu lại toàn bộ tổ chức có tính hệ thống; cấp thấp là sựchuyển đổi, sắp xếp lại, đổi mới quy trình hoạt động và cũng có thể bao gồm

cả hai cấp, vừa thay đổi tầm nhìn chiến lược, vừa thực hiện tổ chức sắp xếplại doanh nghiệp

Trong lĩnh vực kinh tế, những mối quan hệ bền vững giữa các chủ thểkinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài, hay giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế: ngành kinh tếcông nghiệp, ngành kinh tế nông nghiệp, ngành kinh tế dịch vụ, có thể làphương thức tạo ra của cải vật chất (mô hình tăng trưởng kinh tế), mối quan

hệ giữa nhà nước và thị trường, tương quan giữa khu vực doanh nghiệp nhànước và khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Tất cả các mối quan hệ trên đều do các thể chế kinh tế hay các cơ chế,chính sách kinh tế quy định Do vậy, tái cơ cấu kinh tế có thể hiểu là nhữngthay đổi có tính bước ngoặt về cơ chế, chính sách kinh tế để đạt được nhữngmục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra Với quan niệm này, khái niệm tái cơ cấu nềnkinh tế có nghĩa gần với khái niệm cải cách kinh tế hay đổi mới kinh tế Khái

Trang 17

niệm tái cơ cấu kinh tế được sử dụng để chỉ những thay đổi lớn về cơ chế vàchính sách, không chỉ là những điều chỉnh chính sách kinh tế ở quy mô nhỏ

mà chúng ta thường gặp

Tuy nhiên, có quan niệm rằng: tái cơ cấu kinh tế chính là quá trình thựchiện việc tái, quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế cũ bằng một cơ cấu kinh tếmới, phù hợp hơn Trên cơ sở lý luận rằng, phát triển kinh tế là quá trình vậnđộng liên tục, không ngừng của các bộ phận kinh tế và điều đó cũng làm cho

cơ cấu kinh tế thay đổi hay là sự tái của cơ cấu kinh tế Theo khái niệm này,tái cấu trúc (tái cơ cấu kinh tế) sẽ trùng hợp với quan niệm là tạo ra một cơcấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu ngành, cơ cấu khu vực kinh tế sở hữuhợp lý

Tái cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sangtrạng thái khác cho phù hợp với phân công lao động xã hội, trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất, các điều kiện về kinh tế – xã hội trong những giaiđoạn phát triển kinh tế nhất định Thực chất, tái cơ cấu kinh tế là quá trìnhlàm thay đổi cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mớitiên tiến, hoàn thiện, bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới phù hợp hơn

Tái cơ cấu kinh tế được thực hiện theo ba hướng chủ yếu: Tái theo ngànhhoặc theo khu vực kinh tế, tái theo vùng kinh tế và tái theo thành phần kinh

tế Mỗi xu hướng tái đều có phạm vi, ý nghĩa riêng, trong đó tái kinh tế theongành và theo thành phần kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng

Có thể nói, tái cơ cấu nền kinh tế, là quá trình Chính phủ chủ động thựchiện tái cơ cấu kinh tế, Chính phủ ban hành các chính sách về tài chính, tiền

tệ, các chính sách về hành chính, kinh tế và sử dụng các công cụ thuộc chứcnăng, nhiệm vụ của mình để tác động tới việc phân bổ và sử dụng các nguồnlực cần thiết nhằm tái cơ cấu nền kinh tế theo một xu hướng nhất định, đạtđược các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển Những nguồn lực

Trang 18

quan trọng cho phát triển kinh tế là: lao động, vốn và hiện nay ngoài hai yếu

tố đó ra cần có thêm nguồn lực về trình độ khoa học và công nghệ được sửdụng trong quá trình sản xuất xã hội

Trong thực tiễn, để thực hiện tái cơ cấu kinh tế thì Nhà nước thường sửdụng các công cụ chính sách hay các biện pháp quản lý tác động trực tiếp vàocác yếu tố đầu vào của sản xuất xã hội (vốn, lao động và công nghệ) để cóđược một cơ cấu kinh tế mới phù hợp hơn, vững chắc hơn Ngoài các yếu tốtác động trực tiếp đó ra, các chính phủ cũng còn sử dụng các công cụ để giántiếp tác động thông qua các chính sách quản lý, chính sách khuyến khích hayhạn chế việc sử dụng các nguồn lực cho phát triển, trong đó có chính sáchthuế thu nhập doanh nghiệp

"Tái cơ cấu kinh tế” là một trong số các cụm từ được nhắc đến nhiều nhấttrong thời gian gần đây, cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội Tuy nhiên, từnhận thức đến hành động vẫn còn một khoảng cách khá xa và không dễ lấp đầy

1.2.3.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tái cơ cấu kinh

tế nông nghiệp

1.2.3.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ các yếu tố hợpthành nền Nông nghiệp theo những quan hệ tỷ lệ nhất định và có sự tác độnglẫn nhau, gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể, nhầm thực hiện có hiệuquả những mục tiêu đã được xác định

Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.Kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn được nói đến như một nền kinh tếtruyền thống, nông nghiệp là khu vực duy nhất sản xuất ra lương thực, thựcthẩm để nuôi sống con người Dù trình độ phát triển của khoa học kỹ thuậtđến đâu thì ngày này, sản phẩm nông nghiệp chưa có một ngành sản xuất nàothay thế được, việc xác định vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong phát

Trang 19

triển nền kinh tế là sự thể hiện quan điểm chính trị của Đảng ta trong việc xácđịnh phương hướng và mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn đối vớitoàn bộ nền kinh tế quốc dân

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi phát triển theonhững quy luật nhất định của tự nhiên con người trên cơ sở nhận thức đượccác quy luật, có thể tạo điều kiện cho chúng phát triển và phát triển tốt, mộtnền nông nghiệp có hiệu quả phải là nền công nghiệp có kết cấu hạ tầng nôngthôn, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển, năng xuất câytrồng vật nuôi đạt giá trị cao với chi phí thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm

Do vậy cần phải có những chính sách hợp lý và nhận thức được các quy luậtsinh học, lợi dụng tối đa các lợi thế của tự nhiên

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành và biến đổi gắn liền với sự pháttriển của xã hội và nền kinh tế sản xuất hàng hoá do vậy đã tác động, thúc đẩynông nghiệp, nông thôn phát triển đa dạng và năng động theo hưởng ngàycàng tiến tiến và hiện đại hơn

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm nhiều bộ phận hợp thành song quantrọng là các bộ phận cơ bản sau:

+ Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp biểu hiện ở mối quan hệ tỷ lệgiữa các phân ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, và trong từngphần ngành đó lại được phân chia thành nhiều ngành nhỏ hơn, tất cả các bộphần đó trong quá trình phát triển có sự tác động lẫn nhau, cùng cơ cấu thành

cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phản ánh trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất, trình độ tổ chức quản lý của một quốc gia về nôngnghiệp, xem xét cơ cấu ngành ngoài việc xem xét chỉ tiêu giá trị, còn phảiphân tích chỉ tiêu lao động Chỉ tiêu vốn đầu tư, tổng hợp các chỉ tiêu đó phảnánh thực trạng của cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu của

cơ cấu ngành là phân công lao động xã hội Phân công lao động càng được

Trang 20

thực hiện sâu sắc thì cơ cấu ngành càng được phân chia tỉ mỉ và đa dạng Tiền

đề của phân công lao động là năng suất lao động nông nghiệp Trước hết vàchủ yếu là năng suất lao động của những người sản xuất lương thực phải đạttới một giới hạn chế nhất định, đảm bảo đủ sản lượng lương thực cần thiết cho

xã hội khi đó mới tạo ra được sự phân công giữa những người sản xuất lươngthực với những người trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, người làm dịch vụnông nghiệp, chế biến nông sản vv…

+ Cơ cấu vùng lãnh thổ: Sự phân công lao động theo ngành, tất yếu kéotheo sự phân công lao động theo vùng lãnh thổ, đó là tính hai mặt của một quátrình Sự phân công theo ngành bao giờ cũng diễn ra, trên những vùng lãnhthổ nhất định tức là việc bố trí trồng cụ thể cây gì? Nuôi coi gì cho phù hợpvới điều kiện tự nhiên, dân số, lao động, trình độ, tập quán canh tác, điều kiệnthị trường… Để có cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý, trong từng vùng cần coitrọng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp, da dạng và trước hếtcần hướng vào khai thác lợi thế so sánh của từng khu vực Đó là những khuvực có điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý thuật lợi, có khả năngtiếp cận và hoà nhập nhanh chóng với thị trường hàng hoá, dịch vụ Tuy vậy

so với cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ có sự chuyển biến chậm và lâu dàihơn, cho nên việc xây dựng các vùng chuyên canh cần phải được xem xét cụthể Nếu mắc sai lầm sẽ khó khắc phục và đưa lại hậu quả nặng nề khôngnhững về mặt kinh tế mà còn về vấn đề xã hội, do vậy khi lựa chọn xây dựng

cơ cấu vùng lãnh thổ bên cạnh các yếu tố khác cần phải quan tâm trước hếtđến thị trường, đặc biệt là thị trường, đặc biệt là thị trường đầu ra, sau nữa làđiều kiện riêng của từng vùng, nhằm tìm kiếm những lợi thế trong sản xuấtkinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường Tuy nhiên việc xác định cơ cấu vùngkhông thể thụ động, chỉ biết phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mà phải năng

Trang 21

động, biết kết hợp lợi thế với việc khắc phục những hạn chế vốn có, lấy mụctiêu hiệu quả tổng hợp làm định hướng cho việc xây dựng cơ cấu vùng.

+ Cơ cấu thành phần kinh tế: Đặc trưng và việc sử dụng các thành phầnkinh tế trong thời kỳ quá độ cũng thể hiện trong lĩnh vực nông nghiệp Tuynhiên, ở nông nghiệp có những nét đặc thù không hoàn toàn giống như trongcông nghiệp và dịch vụ Chủ thể tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh tronglĩnh vực Nông nghiệp chủ yếu là các hộ nông dân, các hộ này hoặc là làm ănriêng lẻ hoặc liên kết với nhau trong mô hình kinh tế hợp tác Đây là bộ phậnchủ yếu trong cơ cấu thành phần kinh tế nông nghiệp này cùng với kinh tế hộ,kinh tế hợp tác tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong quá trình đổimới hiện nay, kinh tế hợp tác đang từng bước được củng cố và phát triển.+ Cơ cấu kỹ thuật: Khác với công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu kỹ thuậttrong nông nghiệp mang tính chất cổ truyền kỹ thuật và còn lạc hậu, cấu tạohữu cơ thấp xa so với công nghiệp sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào

tự nhiên, phương thức canh tác chậm đổi mới, hạ tầng kỹ thuật hết sức khókhăn, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch ít được quan tâm vv…Trong những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoahọc công nghệ tính bảo thủ trì trệ đã từng bước được khắc phục, các tiến bộmới về khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng như giống, phân bón, hệ thốngthuỷ lợi, bảo vệ thực vật vv… đã được sử dụng, một số khâu như vậnchuyển, làm đất, thu hoạch… đã từng bước được cơ giới hoá ở mức độ khácnhau tuỳ theo điều kiện cụ thể đã góp phần giải phóng sức lao động củangười nông dân Đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp chế biến đã có tácđộng thúc đẩy việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ và sảnxuất nông nghiệp

Từ những cơ sở lý luận trên ta thấy xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuấtnông nghiệp và kinh tế nông thôn cần phải dựa trên cơ sở: đảm bảo tuân thủ

Trang 22

theo các quy luật khách quan trong phát triển Đảm bảo khả năng khai thác,

sử dụng nguồn lực trong nước một cách tối ưu, đáp ứng được nhu cầu hộinhập quốc tế, và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới

1.2.3.2 Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

a Khái niệm:

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 nhiệm vụ, nội dung quan trọng, cốtlõi trong tổng thể xây dựng nông thôn mới (NTM) để nâng cao thu nhập, cảithiện tốt hơn đời sống của nông dân; Tái cơ cấu là xác định và cơ cấu lại cácngành hàng nông sản, thực phẩm chủ lực, có lợi thế và tiềm năng phát triểncho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; là thực hiện đồng bộcác giải pháp về giống, kỹ thuật, phương thức tổ chức sản xuất - dịch vụ, quảnlý… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản, thựcphẩm, tăng xuất khẩu; quản lý, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiênnhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu để pháttriển bền vững

Trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông dân, doanh nghiệp

và các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ thể;chính quyền các cấp giữ vai trò định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường đầu tưthuận lợi thông qua việc ban hành và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đểkhuyến khích, thu hút các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vàonông nghiệp, nông thôn, liên kết với nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đổimới quy trình công nghệ, đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ

sở hạ tầng, cung cấp thông tin, dịch vụ, khai thác tối đa các tiềm năng đất đai,lao động và nguồn lợi biển, trên cơ sở đó đổi mới toàn diện nền nông nghiệptỉnh nhà theo hướng sản xuất hàng hóa

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải đảm bảo:

Trang 23

+ Phù hợp với phương hướng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Gắn với chương trình xây dựng NTM vàbảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

+ Phù hợp với cơ chế thị trường; đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúclợi cho nông dân, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng

+ Phải kế thừa và phát huy tối đa các giải pháp thực hiện có hiệu quảcác Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông thôn

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 quá trình lâu dài, phức tạp và cónhiều khó khăn, phải kiên trì, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện;thường xuyên đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợpvới thực tế

a Nội dung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Thứ nhất, tái cơ cấu không gian sản xuất nông nghiệp.

Trên mỗi vùng của đất nước, nông nghiệp có lợi thế và chức năng, vaitrò kinh tế, xã hội, sinh thái môi trường khác nhau Do vậy, cần thiết có nhiều

mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng vùng Quá trình tái cơ cấucần định hình rõ cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển các mô hình sảnxuất phù hợp theo vùng, miền

Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp hiện đại, tập trung quy môlớn: Đây là khu vực có quy mô sản xuất lớn và hiện đại, dùng những tiêuchuẩn hiện đại nhất về sản xuất, quản trị nông nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng

về kinh tế, có chuỗi thương mại mạnh được quản trị tốt, có thương hiệu, giátrị gia tăng cao Mô hình này có thể triển khai: 1- Ở vùng đã đủ điều kiện chophát triển nông nghiệp hiện đại như lao động nông nghiệp giảm nhiều, côngnghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa (ĐTH) mạnh, tỷ trọng nông nghiệp thấp, như

Trang 24

tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thànhphố Hồ Chí Minh, Đồng Nai ; 2- Ở vùng dù CNH và ĐTH chưa thực sựmạnh, nhưng nông nghiệp là thế mạnh có lợi thế so sánh cao, công nghiệp hóanông nghiệp là động lực chính phát triển kinh tế địa phương, có những ngànhhàng xuất khẩu quan trọng Cần phát triển một bộ phận nông nghiệp thànhngành hiện đại tập trung quy mô lớn như cà phê, chè ở Tây Nguyên, lâmnghiệp và chè ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, bò sữa ở Sơn La, thủy sản vàlúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long ; 3- Ở những vùng sản xuất trồng trọtkhó khăn, CNH và ĐTH thấp, nhưng lao động dồi dào, trình độ cao, thì cầnphát triển nền nông nghiệp quy mô lớn, tập trung nhưng sử dụng ít đất đai,cần nhiều lao động trình độ cao, như chăn nuôi quy mô lớn, nông nghiệp côngnghệ cao Các tỉnh miền Trung, như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, phù hợp với chiến lược này.

Tại những địa phương này, cần có quy hoạch những vùng sản xuất với

cơ chế quản lý về đất đai khuyến khích quy mô lớn Chính sách phát triểnnông nghiệp tuân thủ quản trị hiện đại, hệ thống hạ tầng, quản lý sản xuất,quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuẩn quốc tế cao nhất, sản phẩmnông sản đáp ứng yêu cầu của những nhà nhập khẩu lớn và khắt khe, cungứng cho thị trường trong nước những sản phẩm cạnh tranh và vệ sinh an toànthực phẩm cao Đây là khu vực, mô hình tăng trưởng nông nghiệp dựa trênkinh tế quy mô, với bản chất là nông sản được sản xuất đồng loạt ít có tínhđặc thù, cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở giá bán, thương hiệu doanhnghiệp, sản xuất quy mô lớn đồng loạt, chi phí thấp Ở vùng này, kinh tế hộnông trại quy mô lớn đóng vai trò chủ đạo và liên kết chặt chẽ với doanhnghiệp thành chuỗi khép kín, chuyên môn hóa cao, quản trị minh bạch, cógiám sát của Nhà nước và xã hội về tài chính và quản trị chất lượng

Trang 25

Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp sinh thái, tự nhiên: Tại cáckhu vực miền núi, ven biển, nông nghiệp đồng thời có chức năng kinh tế vàchức năng sinh thái, cần xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo hướngquản trị chặt chẽ về sinh thái, không đòi hỏi mức độ thâm canh cao Có thể tổchức sản xuất chăn nuôi thả ở vườn, rừng, nuôi ong gắn với rừng, nuôi thủysản gắn với khu bảo tồn sinh thái, rừng nước lợ, trồng trọt theo mô hình nông,lâm kết hợp ít thâm canh, trồng lúa hữu cơ Giá trị sinh thái chính là yếu tốquan trọng nhất tạo nên giá trị gia tăng của sản phẩm, tạo hình ảnh sản phẩm

và thương hiệu làm cơ sở tăng trưởng nông nghiệp và tăng thu nhập của nôngdân Sản phẩm có nhãn mác sinh thái sẽ có giá cao hơn sản phẩm thường,được các nước phát triển ưu đãi trong lưu thông, bù lại những hạn chế về quy

mô sản xuất nhỏ hơn, ít thâm canh, năng suất thấp hơn Mô hình này thuận lợinhất là ở các vùng ven biển nuôi trồng thủy sản như đầm phá của Thừa ThiênHuế, vùng ven biển, như Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, QuảngNinh, Cát Bà của Hải Phòng , hoặc các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi ở một

số nơi của vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên

Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp chỉ dẫn địa lý: Những khuvực mà chất lượng sản phẩm nông sản có tính đặc thù xuất phát từ hệ sinhthái và văn hóa bản địa, có sự khác biệt rõ nét so với sản phẩm cùng loại từđịa phương khác, thì có thể quy hoạch phát triển vùng sản xuất chỉ dẫn địa lý

Mô hình này có lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập củangười sản xuất, doanh nghiệp dựa trên nhân tố đặc thù bản địa của sản phẩm.Mặt khác, sản phẩm đóng gói nhãn mác dùng chỉ dẫn địa lý có thuận lợithương mại rất lớn thông qua những thỏa thuận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tên gọixuất xứ song phương hoặc đa phương, đồng thời gắn kết với du lịch nôngnghiệp sinh thái tạo giá trị tổng hợp cho địa phương

Trang 26

Như kinh nghiệm các nước và Việt Nam, vùng sản xuất đặc sản thườnggắn với sinh kế hộ nghèo, vùng dân tộc nên đây là một cách tiếp cận tốt đểphát triển nông thôn các vùng khó khăn Quy mô sản xuất có thể lớn, nhưngphần lớn là quy mô nhỏ, rất đa dạng về chất lượng sản phẩm và phải bảo đảm

an toàn vệ sinh thực phẩm, tính đặc thù cao về chất lượng Nhiều sản phẩm,như rượu, thịt, sữa, lúa mì, chè, cà phê của nhiều nước đã áp dụng mô hình

tổ chức sản xuất này với doanh số hàng trăm tỷ USD

Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp kết hợp an ninh, quốcphòng: Tại nhiều vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc còn khókhăn, sản xuất nông nghiệp không chỉ với mục đích kinh tế mà còn để ổn định

xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng Cần nghiên cứu xây dựng mô hình tổchức sản xuất nông nghiệp với sự hỗ trợ mạnh của Nhà nước về dịch vụ côngtheo cơ chế thị trường Cần hình thành cơ chế, chính sách về: 1- Quy hoạchnhững khu vực đồng bào dân tộc rất khó khăn trong hội nhập kinh tế thịtrường, nhất là ở các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, vùng hải đảo, biên giới; 2-Xây dựng các hệ thống sản xuất nông nghiệp, có thể kết hợp mô hình sản xuấtsinh thái và chỉ dẫn địa lý nếu có điều kiện, với sự hỗ trợ mạnh của mạng lướidịch vụ công; 3- Xây dựng các chuỗi ngành hàng với sản phẩm từ vùng nàyđược đưa ra thị trường; 4- Ban hành cơ chế, chính sách, thể chế về mô hìnhsản xuất, tổ chức dân cư, trên cơ sở các cụm tái định cư đồng bộ cả tổ chứcsản xuất nông nghiệp, chế biến, thương mại và tổ chức xã hội Thu nhập củakhu vực này có thể từ bán sản phẩm nông nghiệp, tiền hỗ trợ của Chính phủtrong xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ bảo vệ rừng, du lịch văn hóa và tâm linh.Việc tổ chức mô hình sản xuất cần đa dạng, có thể doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp công ích, tổ chức cộng đồng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an Tại nhiều địa bàn, các đồn biên phòng có thể

Trang 27

tham gia cùng cộng đồng dân cư tổ chức sản xuất, tổ chức xã hội để bảo đảmquân bám dân, dựa vào dân để sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Khu vực sản xuất nông hộ quy mô nhỏ: Đây là mô hình phổ biến hiệnnay và vẫn sẽ tồn tại trong thời gian dài ở nhiều vùng, do sinh kế của ngườidân vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp Mô hình sản xuất này sẽ dầnthu hẹp phạm vi, địa bàn và số lượng nông dân tham gia không phải bằng giảipháp hành chính mà phải trên cơ sở thực thi các biện pháp kinh tế, tạo việclàm mới cho nông dân Để giúp cho hộ sản xuất quy mô nhỏ tham gia thịtrường, tăng thu nhập, cần có một số giải pháp: 1- Hình thành các chợ nôngdân bán hàng trực tiếp trên các khu vực nhất định để có thêm thu nhập; 2- Hỗtrợ phát triển chế biến quy mô nhỏ hộ gia đình, bán sản phẩm trực tiếp, hoặc

hỗ trợ phân phối sản phẩm; 3- Giúp hình thành các hợp tác xã (HTX), hiệphội kết nối với thị trường đầu vào, đầu ra, quảng bá sản phẩm Tại vùng này,Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư công nghiệp, dịch vụ ở quy môphù hợp, ưu tiên đào tạo đưa lao động đi xuất khẩu và vào các vùng côngnghiệp, dịch vụ để tạo việc làm phi nông nghiệp, chủ động rút dần lao động rakhỏi nông nghiệp

Khu vực tổ chức cụm liên kết sản xuất công, nông nghiệp và dịch vụ:Nhà nước cần có quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng, tỉnh về mạng lưới cụmcông - nông nghiệp - dịch vụ phục vụ nông nghiệp Đây chính là việc cụ thểhóa Nghị quyết số 26-NQ/TW khóa X trong giải quyết mối quan hệ giữa côngnghiệp và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn Căn cứ vào mạng lưới cáckênh ngành hàng, quy hoạch các khu vực dự trữ và giao dịch hàng hóa,logistic, đóng gói, chế biến, thương mại, sàn giao dịch quốc tế Các nhà phânphối, doanh nghiệp nên được hỗ trợ về tín dụng, tiếp cận đất đai, quản trịdoanh nghiệp Phương thức đầu tư có thể theo mô hình hợp tác công tư PPPhoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các hình thức đầu tư xã hội khác để

Trang 28

phát triển các kênh thương mại hàng hóa Các điểm nút lớn của các kênh hànglớn có thể được quy hoạch phát triển thành các cụm công, nông nghiệp vàdịch vụ để kết nối với các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm Có thể ápdụng cụm công, nông nghiệp và dịch vụ với các ngành hàng lớn, như lúa gạo,thủy sản, cà phê, chè, điều, thịt lợn, sữa ở các vùng sản xuất lớn, như TâyNguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.Cũng cần hỗ trợ phát triển và nhân rộng các mô hình cụm chế biến thươngmại nông sản truyền thống ở nhiều vùng, địa phương đang có hiện nay.

Thứ hai, tái cơ cấu chuỗi ngành hàng nông sản

Tái cơ cấu sản xuất sản phẩm nông lâm ngư: Cần có chính sách sử dụnglinh hoạt đất trồng lúa trên cơ sở bảo đảm an ninh lương thực và chuyển đổimột số diện tích đất lúa sang trồng những cây khác phù hợp với điều kiện vàlợi thế từng vùng (trồng cỏ nuôi bò sữa, ngô, đậu tương, thanh long, hoa,rau ) nhưng không được làm thay đổi điều kiện cơ bản của đất lúa Như vậy,cần chuyển đổi cơ cấu nông sản, ưu tiên tăng giá trị những cây trồng khác cólợi thế và giá trị gia tăng cao hơn, như ngành chăn nuôi bò sữa, rau, hoa,quả, Mỗi vùng cần có quy hoạch ưu tiên sản phẩm lợi thế để thúc đẩy tái cơcấu không chỉ về sản lượng mà về giá trị, thu nhập của người dân(14) Tuynhiên trong thực hiện việc chuyển đổi này, nhất là khi hình thành mới nhữngvùng có sản lượng lớn ngô, đậu tương, thanh long cần chủ động quy hoạch

và tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tránh cách làm tự phát mang tínhphong trào

Tái cơ cấu phân chia giá trị gia tăng trong ngành hàng: Cần có cơ chế,chính sách thúc đẩy các công đoạn giá trị gia tăng cao của các ngành nông,lâm, thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam, như chế biến, dịch vụ logistic, đónggói, nhất là chế biến sâu thành thực phẩm và hàng sử dụng cuối cùng, như đồgia dụng, đồ dùng cho công nghiệp Trước hết, cần ưu tiên đối với các ngành

Trang 29

hàng mà Việt Nam có thế mạnh, như cà phê, cao su, điều, ca cao, tiêu, thủysản, chế biến sâu sản phẩm lâm sản, sữa, thịt Kêu gọi đầu tư của doanhnghiệp nước ngoài cùng với doanh nghiệp Việt Nam vì họ có thương hiệu vàkênh phân phối, nhằm dịch chuyển chế biến, đóng gói, logistics của nướcngoài về Việt Nam Hạn chế cấp phép dự án đầu tư nước ngoài không có chếbiến đến sản phẩm cuối cùng trên lãnh thổ Việt Nam Có chính sách ưu tiên

về giao đất, thuế, tín dụng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước cóchế biến sâu đến sản phẩm cuối cùng Với những ngành hàng nhỏ, đặc sảnnên khuyến khích chế biến, đóng gói quy mô nhỏ ở các cụm công - nôngnghiệp địa phương, hộ gia đình Cần thúc đẩy kêu gọi đầu tư trong và ngoàinước để hình thành cụm công nghiệp chế biến, dịch vụ cho các ngành hàngnông, lâm, thủy sản quốc tế trong điều kiện hội nhập, biến Việt Nam thànhtrung tâm chế biến và dịch vụ nông sản quốc tế

Thứ ba, tái cơ cấu đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp.

Trong tái cơ cấu nông nghiệp, cần chú ý tăng nhanh số lượng và chấtlượng các tác nhân sau:

Tăng số lượng và chất lượng các nông trại quy mô lớn có quản trịchuyên nghiệp và hiện đại Ở những vùng CNH và ĐTH mạnh, lao động đãrút đáng kể ra khỏi nông nghiệp, Nhà nước từng bước cần có chính sách điềutiết hạn chế sản xuất quy mô nhỏ, khuyến khích tập trung và tích tụ ruộng đấttheo quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) thành trang trại quy mô lớn Banhành cơ chế, chính sách quản trị trang trại theo quy mô sản xuất, gắn với cáctiêu chuẩn, chuẩn mực đòi hỏi trong thương mại quốc tế và quản lý tàinguyên, môi trường

Chính sách tái cơ cấu cần thúc đẩy sự phát triển các HTX sản xuất nôngnghiệp kiểu mới, trên cơ sở liên kết của những nông dân cùng nghề nghiệp đểtăng quy mô, ứng dụng khoa học công nghệ, cùng đầu tư, quản lý chất lượng

Trang 30

sản phẩm, cung ứng sản phẩm ra thị trường, mua vật tư và dịch vụ đầu vào Những ngành hàng sản xuất quy mô lớn, xuất khẩu cần được ưu tiên phát triểncác HTX chuyên ngành trong sản xuất, liên kết thương mại theo chuỗi, ví dụnhư các HTX liên kết các trang trại chăn nuôi, cà phê, nuôi tôm, nuôi cá tra,trồng hoa, lúa gạo Cần thúc đẩy vai trò của HTX trong kết nối với doanhnghiệp xây dựng chuỗi thương mại, củng cố các hiệp hội ngành hàng, trong đóHTX nông trại của nông dân về trồng cà phê, chè, cao su, mía đường, lúa gạo,nuôi bò sữa, nuôi lợn , cần có vai trò xứng đáng và quan trọng hơn, nhất làvùng sản xuất hàng hóa lớn Ở các vùng nông hộ sản xuất hàng hóa quy mônhỏ, thúc đẩy phát triển các HTX dịch vụ tổng hợp Ở vùng sản xuất tự cung tựcấp, nên phát triển các hình thức tổ chức cộng đồng Với những HTX dịch vụ,cần thiết có chính sách hỗ trợ để trở thành tác nhân quan trọng trong cung ứngdịch vụ nông nghiệp, làm đầu mối đón nhận và triển khai dịch vụ công ở cộngđồng, như khuyến nông, tín dụng, hỗ trợ marketing, quản lý chất lượng, kiểmsoát bảo vệ thực vật, bảo vệ rừng, quản lý mặt nước

Có chính sách quy hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp nôngnghiệp, cụm liên kết sản xuất công, nông nghiệp trong các lĩnh vực, theovùng, miền để có thể làm cơ sở liên kết với nông dân, kết nối với bên ngoài,phát triển các hoạt động chế biến sâu, dịch vụ, logistics Một số mô hình liênkết đã thành công như trong sản xuất sữa của Vinamilk ở Ba Vì, mía đường ởLam Sơn, “cánh đồng mẫu lớn” sản xuất lúa gạo của Công ty cổ phẩn Bảo vệthực vật An Giang, liên kết đầu tư trồng cao su ở 3 tỉnh phía Bắc Cần sớm tổchức triển khai Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25-10-2013 của Thủtướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liênkết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn (thay thếQuyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về liên kết “4nhà”) Ưu tiên các liên kết đầu tư trong sản xuất và chế biến, thương mại; sản

Trang 31

xuất theo cùng quy trình kỹ thuật chung để có sản phẩm đồng đều và cùngchất lượng; xây dựng kế hoạch chung toàn chuỗi ngành hàng; cùng quản trịthương hiệu; toàn chuỗi ngành hàng có cùng quản trị về truy suất nguồn gốc

và chất lượng sản phẩm; chia sẻ rủi ro; chia sẻ giá trị gia tăng và lợi nhuận Các chính sách hỗ trợ nên thúc đẩy, ưu đãi sự hình thành và phát triển các yếu

tố liên kết, để làm động lực cho liên kết giữa nông dân với nhau, giữa nôngdân và doanh nghiệp Mục đích là tạo ra được sản phẩm rẻ hơn nhờ hiệu ứngcủa kinh tế quy mô, quản trị chất lượng sản phẩm tốt hơn nhờ hành động tậpthể, tính cạnh tranh cao hơn, cung ứng ra thị trường sản phẩm có chất lượngđồng đều, ổn định và tin cậy

1.2.4 Sự cần thiết phải tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Chính sách đổi mới kinh tế sau Đại hội VI của Đảng, đã mở ra sự thayđổi cấu trúc kinh tế, thể chế và tổ chức nông nghiệp rất sâu sắc, với sự thừanhận kinh tế hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản của nông nghiệp và pháttriển quan hệ thị trường ở nông thôn Chiến lược phát triển sản xuất lươngthực, thực phẩm trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng sản xuất để phục vụ tiêudùng trong nước và mở rộng xuất khẩu đã thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởngliên tục và ổn định trong nhiều thập niên, giải quyết tốt an ninh lương thực,góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, đưa Việt Nam trở thành nướcxuất khẩu nông sản lớn (năm 2012, xuất khẩu gạo đạt 7,72 triệu tấn)[23],nhiều mặt hàng nông sản đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, tạo ra khốilượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, thu được ngoại tệ đáng kể doxuất khẩu nông sản, khơi dậy tiềm năng phát triển các ngành nghề trong nôngthôn, tạo lập bước đầu phương thức làm ăn mới theo cơ chế thị trường, thúcđẩy giao lưu kinh tế giữa nông thôn và thành thị… Đây là cơ sở, tiền đềthuận lợi cho bước phát triển tiếp theo Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạtđược báo cáo tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cũng đã nêu ra những yếu

Trang 32

kém “Trong nông nghiệp, sản phẩm chưa gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả caovới thị trường; việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm;công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nông nghiệp và nông thôn vẫn còn lúngtúng”[24], qua thực tế ra nhận thấy nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cònmột mặt yếu cơ bản như:

Sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng và phát triển trong hơn 20năm qua Tuy nhiên, đà tăng trưởng đang chậm lại, còn nhiều hạn chế để trởthành một ngành có quản trị và công nghệ hiện đại, phát triển bền vững, cókhả năng cạnh tranh cao và giá trị gia tăng cao

Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra chậm,ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn và ít biến động trong hơn 5 năm qua.Tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa trên mở rộng diện tích sản xuất, sửdụng tài nguyên và sức lao động là chính, hàm lượng khoa học công nghệ cònthấp, ít do thị trường điều khiển, hiệu quả sản xuất không cao, kém bền vững

về môi trường Năng suất của lao động nông nghiệp còn rất thấp Tổn thất sauthu hoạch rất đáng kể và cao hơn nhiều nước trong khu vực Trong giai đoạn

2006 - 2008, theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá trị gia tăng/lao động nôngnghiệp/năm của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều nước trong khu vực, kể cảmột số nước có nền kinh tế chậm phát triển hơn Việt Nam, do đó lợi nhuậncủa nông dân, nhất là sản xuất lúa gạo rất thấp, kém ổn định, có xu thế giảmtrên một đơn vị sản phẩm

Về tổ chức sản xuất, chưa hình thành được các vùng sản xuất lớn cóquản trị hiện đại, gắn bó hữu cơ giữa quy hoạch nông nghiệp với quy hoạchcông nghiệp chế biến, quy hoạch dịch vụ và chính sách hỗ trợ Liên kết vùngtrong sản xuất nông nghiệp giữa các tỉnh và trong từng tỉnh còn kém Các tổchức kinh tế hợp tác, các mô hình liên kết trong tổ chức sản xuất nông nghiệpchưa phát triển so với yêu cầu và còn kém hiệu quả Liên kết nông dân và

Trang 33

doanh nghiệp còn yếu, kém bền vững Liên kết giữa nông nghiệp và côngnghiệp, dịch vụ còn rất hạn chế cả về tổ chức không gian và chuỗi ngànhhàng Tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân còn yếu, chưa đủ sức làm cầu nốiliên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, do vậy tính chủ thể của nông dântrong sản xuất còn hạn chế.

Về thị trường, giá nông sản Việt Nam luôn thấp so với các nước khác dochất lượng sản phẩm kém, hầu như còn bán nông sản thô, tổ chức dịch vụthương mại kém và không có thương hiệu Việt Nam chưa có các chuỗi ngànhhàng đủ mạnh có thể cạnh tranh về thương hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm vàchất lượng

Việc duy trì an ninh lương thực gắn với giữ diện tích lớn sản xuất lúagạo, chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã làm giảm tăng trưởng chung, vìmột số đất đai, nguồn nước, lao động có thể được sử dụng đối với các câytrồng khác để đạt hiệu suất và lợi nhuận cao hơn Trong nhiều vùng, nôngnghiệp không còn là sinh kế chủ yếu của hộ nghèo, nông dân ngày càng khótham gia hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp do chi phí đầu tư cao, không tiếpcận được tư liệu sản xuất, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc;thu nhập của người nông dân hiện nay tuy đã tăng 2,8 lần so với 2008 nhưngcòn thấp so với nhu cầu cuộc sống, cơ cấu thu nhập cũng không hợp lý

Sự phát triển và thành tựu của nông nghiệp trong thời gian qua còn phảitrả giá đắt về suy thoái môi trường và sinh thái, tác động tiêu cực đến tính ổnđịnh của chính các hệ thống sản xuất nông nghiệp Hiệu quả sản xuất nhiềunơi đã giảm, thậm chí có nơi nguy cơ không còn khả năng sản xuất Nền nôngnghiệp hầu như không có quản trị về sinh thái và môi trường, nên ngày càngkém bền vững Quy hoạch sản xuất nông nghiệp thiếu cụ thể, biến độngnhiều, chưa thực sự tạo niềm tin cho chủ đầu tư

Trang 34

Trước thực trạng nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay, thựchiện tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ giúp cho nông nghiệp nôngthôn có bước phát triển nhanh, vững chắc, đạt được các mục tiêu mà Đảng vàNhà nước đề ra, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hoá Bởi vì:

+ Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện tiếp tục giảiphóng mạnh mẽ sức sản xuất xã hội, với hai nguồn lực quan trọng là tàinguyên thiên nhiên và sức lao động rất dồi dào ở nông thôn, tạo ra sản phẩmthích ứng với lợi thế từng vùng miền, có sức cạnh tranh cao trên thị trườngquốc tế, giúp cho đẩy mạnh xuất khẩu, tăng tích luỹ ngoại tệ, thúc đẩy côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

+ Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tạo ra sản phẩm có chấtlượng cao, giá trị cao, tăng đóng góp cho thu nhập quốc dân

+ Tái cơ cấu kinh tế nông thôn còn tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ, giúp tăng cường sự hỗ trợ, thúc đẩy nhaucùng phát triển

+ Sự tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chính là tạo tiền đề cho

sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn trên cơ sở giải quyết việc làm, tăngthu nhập, nâng cao đời sống, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo ra sự phát triển hàihoà giữa các vùng, giảm khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, giữ vững ổnđịnh, trật tự xã hội và củng cố an ninh quốc phòng quốc gia

Trên cơ sở thực tiễn ta thấy muốn kinh tế phát triển, tạo cơ sở cho nềnsản xuất hàng hoá phát triển và phát huy được lợi thế so sánh của mỗi vùng,thúc đẩy quan hệ sản xuất mới, chúng ta phải xây dựng một cơ cấu kinh tế,phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất trong nước và quốc tế Cơ cấu kinh

tế trong thời đại toàn cầu hoá phải thể hiện rõ xu hướng mở, đủ khả năngtham gia phân công lao động quốc tế Thực tiễn, qua nhiều năm xây dựng đấtnước cho thấy những thiếu sót trong phát triển kinh tế đều bắt nguồn từ việc

Trang 35

xác định và bố trí cơ cấu kinh tế theo kiểu tập trung, mệnh lệnh, thiếu tôntrọng tính khách quan của cơ cấu Vì vậy, phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo

cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá để tăng nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế xã hội chủnghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn Là một nước công nghiệp còn lạc hậu, trongbối cảnh xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ thì việc tái cơcấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bềnvững ở nước ta là một chủ trương đúng đắn và cấp thiết, có vai trò sức quantrọng và ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thông thường người ta chia ra ba dạng nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát,giúp xác định câu hỏi hoặc vấn đề nghiên cứu; Nghiên cứu lý thuyết để đưa ra

cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu; Nghiên cứu thực tế nhằm đánh giá thựctrạng vấn đề nghiên cứu

Có thể chia phương pháp nghiên cứu thành: Thu thập và sử dụng dữ liệu(dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp);

Thu thập và sử dụng dữ liệu sơ cấp là lục tìm các tài liệu, dữ liệu gốcchưa có ai xử lý để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình Dữ liệu sơ cấp làloại dữ liệu quan trọng, đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập

dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém

Thu thập và sử dụng dữ liệu thứ cấp là sử dụng lại các dữ liệu đã đượctổng hợp biên soạn lại để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình Ví dụ: dùng

Trang 36

các dữ liệu của Cục Thống kê đã đăng tải (các dữ liệu đã được Cục Thống kêthu thập từ nguồn sơ cấp và tổng hợp thành các bảng biểu).

Ngoài ra còn có phương pháp nghiên cứu định tính; phương pháp nghiêncứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính mang tính mô tả nhiều hơn, hoặckhông có nhiều con số thống kê Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụngnhiều số liệu thống kê

Như vậy, nghiên cứu là một quá trình tìm kiếm các tri thức được kháiquát hóa để có thể áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tượng

Để làm được điều đó người nghiên cứu phải xác định “nguồn” nơi có thể thuthập được số liệu thích hợp Một khi nguồn đã được xác định, người nghiêncứu phải lựa chọn kỹ thuật thu thập số liệu cho phép thu hoạch được số liệutốt nhất Trong trường hợp lý tưởng, người nghiên cứu phải sử dụng phươngpháp thích hợp mà nhờ đó thu thập được số liệu đáng tin cậy Tuy nhiên,trong thực tế, việc sử dụng loại phương pháp thực nghiệm nào lại phụ thuộcvào loại số liệu cần được thu thập Khi nào cần thông tin định lượng thì cácphương pháp định lượng là thích hợp nhất Nếu số liệu cần thu thập là địnhtính thì người nghiên cứu cần phải sử dụng các phương pháp định tính

2.1 Nghiên cứu

2.1.1 Nghiên cứu khảo sát:

Nghiên cứu khảo sát, giúp tác giả xác định được câu hỏi nghiên cứunhư: Xây dựng đề tài “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giaiđoạn 2015 - 2020” dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? Giải pháp nàogiúp hoàn thiện công tác tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giaiđoạn 2015 - 2020?

2.1.2 Nghiên cứu lý thuyết:

Trang 37

Các lý thuyết về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà học viên đã nêu ra lànhững học thuyết hay lý luận về phương pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Đó là hệ thống những quan điểm (nguyên lý) chỉ đạo, xây dựng các nguyêntắc hợp thành phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng cóhiệu quả Trong đó quan trọng nhất là các nguyên lý có quan hệ trực tiếp vớithế giới quan, có tác dụng định hướng việc xác định phương hướng nghiêncứu, tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp

Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp là phạm trù rất rộng, cho nên phạm vibao quát của lý thuyết về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp rất lớn Tuy nhiêncác lý thuyết về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà học viên nêu ra đã đáp ứngđược hàng loạt những nhiệm vụ quan trọng sau đây:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp vàhoạt động nghiên cứu phương pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổng kếtcác quy luật phát triển của nền giáo dục hiện đại

- Nghiên cứu những quan điểm tổng quát, những cách tiếp cận đối tượngnhận thức, đồng thời xây dựng hệ thống lý thuyết về phương pháp tái cơ cấukinh tế nông nghiệp khoa học, hợp lý với tư cách là con đường, cách thức và

kỹ thuật nghiên cứu cụ thể, đây là vấn đề trung tâm của các lý thuyết về tái cơcấu kinh tế nông nghiệp

- Các lý thuyết về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chú ý đến phươngpháp tổ chức, quản lý, những hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ,coi đó là một khâu ứng dụng chính các thành tựu khoa học, công nghệ nhằmnâng cao hiệu quả của quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Tóm lại các lý thuyết về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tác giả đã nêu là

hệ thống lý thuyết về phương pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả,bao gồm những quan điểm tiếp cận đối tượng tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trang 38

cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và lôgíc để thực hiệnmột chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phương pháp tổ chức, quản

lý chương trình ấy sao cho kết quả đạt được là tốt nhất

2.1.3 Nghiên cứu thực tế:

Trên cơ sở lý luận về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, học viên đã nghiêncứu thực trạng tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam Cụ thể, học viênnghiên cứu về hoàn cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam như: điều kiện tựnhiên; địa hình và khí hậu; tài nguyên đất; tài nguyên khoáng sản Học viênnghiên cứu về các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tái cơ cấu kinh tếnông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam như: tốc độ tăng trưởng và quy mô kinhtế; cơ cấu kinh tế; kim ngạch xuất nhập khẩu; thu chi ngân sách Nhà nước trênđịa bàn; vốn đầu tư xã hội và tình hình thu hút đầu tư trong và ngoài nước; môitrường kinh doanh; thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo Học viênnghiên cứu về thực trạng tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam như: cơ cấungành nông nghiệp; một số kết quả đạt được trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh

Hà Nam; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình tái cơ cấu kinh

tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớiquá trình nghiên cứu các sự vật, hiện tượng Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lạithường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc cácphương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp vớihiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học,nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 39

Hà Nam giai đoạn 2015- 2020

Trưng cầu ý kiến chuyên gia: Mục đích của việc trưng cầu ý kiến theohình thức động não là nhằm thu được những ý tưởng mới, những kiến nghị mới

về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020

b/ Dữ liệu thứ cấp:

Trong luận văn học viên lấy dữ liệu thứ cấp trực tiếp từ nguồn tài liệu củaCục thống kê tỉnh Hà Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam, Sở Tài chínhtỉnh Hà Nam

c/ So sánh các đặc tính của dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:

Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu cao thấp

2.2.2 Xử lý dữ liệu:

Trang 40

a/ Dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu được thu thập từ đối tượng (1): Lãnh đạo quản lí nhà nước (cỡmẫu 30 chỉ tiêu) với số phiếu điều tra 25 phiếu, (2) doanh nghiệp, hộ sản xuất,nông dân trên địa bàn (mẫu điều tra 30 chỉ tiêu với 125 phiếu điều tra), mẫuđược chọn theo phương phức thuận tiện, định mức (theo lĩnh vực/ngành nghề,quy mô, loại hình, địa bàn), phương pháp thu thập đề xuất gửi - hồi đáp bảngcâu hỏi bán cấu trúc được thiết kế sẵn

Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêucầu sẽ được xử lý bằng kỹ thuật thống kê toán Kỹ thuật phân tích thống kê mô

tả được sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát như giá trịtrung bình, phần trăm Thống kê mô tả được sử dụng nhằm làm sáng tỏ các đặcđiểm của mẫu khảo sát theo các tiêu chí đã được xây dựng trong phiếu điều tra.Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văndưới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị…

Phân tích xử lý ý kiến của các chuyên gia: Phân tích xử lý ý kiến của cácchuyên gia có nghĩa là phải xác định đại lượng đặc trưng cho ý kiến chung củatập thể chuyên gia và độ thống nhất ý kiến giữa các chuyên gia

b/ Dữ liệu thứ cấp:

Số liệu được lấy từ kết quả đã xử lý và công bố chính thức có liên quanđến quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam do Cục Thống kêtỉnh Hà Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam, Sở Tài chính tỉnh Hà Nam

và các sở khác cung cấp từ năm 2006 - 2014 Đây là số liệu quan trọng choviệc thực hiện nghiên cứu đề tài

Ngày đăng: 08/07/2016, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Tỉnh ủy Hà Nam, 2014, “ Báo cáo 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII
[2] Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam, “ Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014
[3] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam, “ Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội và đầu tư tỉnh Hà Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội và đầu tư tỉnh Hà Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014
[4] Cục Thống kê Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, “ Niêm giám thống kê các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niêm giám thống kê các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014
[5] Đinh Thế Huynh ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương,“Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo Lý luận lần thứ tám giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo Lý luận lần thứ tám giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc
[6] PGS, TS Lê Xuân Bá, 2009, Đề tài cấp Bộ : “Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế: thực trạng và giải pháp ”, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế: thực trạng và giải pháp
[7] TS.Nguyễn Thị Tuệ Anh và TS.Lê Xuân Bá, 2005, “ Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam”. Báo cáo nghiên cứu của CIEM với tài trợ của Viện FES Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam”
[8] TS. Nguyễn Quang Đông ( 2002), Đề tài cấp bộ “Mô hình trong phân tích dự báo phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình trong phân tích dự báo phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố”
[9] Nguyễn Đình Phan, 1999, “ Kinh tế và Quản lý công nghiệp”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Kinh tế và Quản lý công nghiệp”
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[10] Mutazhamdalla Nabulsi (2001), Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu về duy trì chính sách: mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia” , Đại học Missouri Kansas Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu về duy trì chính sách: mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia”
Tác giả: Mutazhamdalla Nabulsi
Năm: 2001
[11] Winford Henderson Musanjala (2003), Luận án tiến sĩ: “Phân tích kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế”, Louisiana State University Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế”
Tác giả: Winford Henderson Musanjala
Năm: 2003
[12] Sharmistha Self (2002), Luận án tiến sĩ: “Giáo dục và tăng trưởng kinh tế: Phân tích nguyên nhân”, Southern Illinois University at Carbondate Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và tăng trưởng kinh tế: Phân tích nguyên nhân”
Tác giả: Sharmistha Self
Năm: 2002
[13] Báo cáo khoa học: “ Quá trình tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và sử dụng các nguồn lực sản xuất của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tập 1, số 3/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và sử dụng các nguồn lực sản xuất của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình
[14] TS. Chu Tiến Quang (chủ biên), 2005, “ Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp” , Nhà XB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp”
[15] TS. Đinh Phi Hổ, 2003,“ Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn”, Nhà XB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn”
[16] Lâm Quang Huyền (2004), “ Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam”, NXB trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam”
Tác giả: Lâm Quang Huyền
Nhà XB: NXB trẻ
Năm: 2004
[17] Việt Nam - WTO (2007), “ Những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp”
Tác giả: Việt Nam - WTO
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2007
[18] Nguyễn Xuân Long (2001), Luận án tiến sỹ kinh tế: “ Những giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Khánh Hòa theo hướng sản xuất hàng hóa”, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Khánh Hòa theo hướng sản xuất hàng hóa
Tác giả: Nguyễn Xuân Long
Năm: 2001
[19] Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh (1996), “ Nông nghiệp bền vững, cơ sở vận dụng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp bền vững, cơ sở vận dụng”
Tác giả: Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1996
[21] PGS,TS Phạm Thị Túy, PGS,TS Phạm Quốc Trung- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,“Mối quan hệ giữa đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế”, liluanchinhtri.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  3.1: Cơ cấu GDP theo ngành các tỉnh nam đồng bằng sông  Hồng năm 2010. - Luận văn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015
nh 3.1: Cơ cấu GDP theo ngành các tỉnh nam đồng bằng sông Hồng năm 2010 (Trang 46)
Bảng 3.2: Tổng thu chi ngân sách tỉnh giai đoạn 2006 - 2014 - Luận văn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015
Bảng 3.2 Tổng thu chi ngân sách tỉnh giai đoạn 2006 - 2014 (Trang 51)
Bảng 3.3: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006 - 2014 - Luận văn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015
Bảng 3.3 Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006 - 2014 (Trang 52)
Bảng 3.4: Chỉ tiêu giá trị gia tăng và vốn giai đoạn 2006 - 2014  phân theo ngành kinh tế. - Luận văn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015
Bảng 3.4 Chỉ tiêu giá trị gia tăng và vốn giai đoạn 2006 - 2014 phân theo ngành kinh tế (Trang 53)
Bảng 3.5: Tổng số vốn đầu tư nước ngoài thực hiện lũy kế đến  31/12/2014. - Luận văn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015
Bảng 3.5 Tổng số vốn đầu tư nước ngoài thực hiện lũy kế đến 31/12/2014 (Trang 55)
Bảng 3.6: Bảng Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Nam giai  đoạn 2007-2014. - Luận văn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015
Bảng 3.6 Bảng Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2007-2014 (Trang 56)
Bảng 3.7: Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) của nội bộ ngành nông nghiệp. - Luận văn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015
Bảng 3.7 Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) của nội bộ ngành nông nghiệp (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w