1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Các Yếu Tố Tiên Lượng Chuyện Dạ

14 977 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 223,34 KB

Nội dung

CHUYỂN DẠ ĐẺ Chuyển dạ đẻ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ.. Thời gian chuyển dạ và các giai đoạn của chuyển dạ T

Trang 1

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG

CHUYỂN DẠ

Trang 2

CHUYỂN DẠ ĐẺ

 Chuyển dạ đẻ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ

của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ Một cuộc chuyển dạ đẻ thường xảy ra từ tuần lễ thứ 38 – 42 (trung bình là 40 tuần) gọi là đẻ đủ tháng Khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài tử cung

 Tiêu chuẩn chẩn đoán chuyển dạ

Chẩn đoán là chuyển dạ khi có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:

– Đau bụng từng cơn, tăng dần

– Ra dịch nhầy hồng ở âm đạo

– Có sự thay đổi ở cổ tử cung (cổ tử cung xoá và mở )

– Đầu ối được thành lập

– Có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung

Trang 3

Thời gian chuyển dạ và các giai đoạn của

chuyển dạ

Thời gian chuyển dạ: ở người con so chuyển dạ lâu hơn con rạ

+ Con so: thời gian chuyển dạ trung bình từ 16 – 24 giờ

+ Con rạ: thời gian chuyển dạ trung bình từ 8 – 12 giờ

Gọi là chuyển dạ kéo dài khi thời gian chuyển dạ trên 24 giờ.

Các giai đoạn của chuyển dạ:

+ Giai đoạn I: xoá mở cổ tử cung Được tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở hết Giai đoạn này được chia làm 2 giai đoạn:

 Giai đoạn Ia (tiềm tàng): Tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở 4cm Giai đoạn này cho phép kéo dài 8 – 10 giờ

 Giai đoạn Ib (tích cực): Tính từ khi cổ tử cung mở > 4cm đến khi mở hết Giai đoạn này cho phép kéo dài 7 giờ

+ Giai đoạn II: sổ thai Tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi sổ thai Giai đoạn này cho phép tối đa là 1 giờ

+ Giai đoạn III: sổ rau Tính từ khi thai sổ đến khi rau sổ ra ngoài Giai đoạn này cho phép tối đa là 1 giờ

Trang 4

MỘT CUỘC ĐẺ BÌNH THƯỜNG

 Sản phụ đẻ tự nhiên theo đường dưới sau cuộc chuyển dạ xảy ra bình thường.

 Trong chuyển dạ không phải can thiệp bất cứ thuốc gì, thủ thuật hoặc phẫu thuật nào.

 Không có biến cố nào xảy ra cho mẹ và con khi chuyển dạ, khi đẻ và sau khi đẻ.

Trang 5

YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG

Tiên lượng cuộc đẻ là sự đánh giá của người thầy thuốc sau khi đã thăm khám một sản phụ để dự đoán cuộc đẻ sắp tới sẽ diễn

ra bình thường hay khó khăn, có phải can thiệp không và can thiệp bằng cách nào là tối ưu để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, phòng ngừa những tai biến có thể xảy ra trước, trong và sau đẻ.

Tiên lượng một cuộc đẻ đòi hỏi người thầy thuốc phải có kiến thức, kinh nghiệm và quan trọng hơn cả là thái độ nghiêm túc trong việc thăm khám và theo dõi sản phụ mới có thể tiên lượng được tốt, không để xảy ra tai biến.

Trang 6

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CUỘC ĐẺ

Yếu tố tiên lượng từ người mẹ

Yếu tố tiên lượng từ phía thai

Yếu tố tiên lượng từ phần phụ của thai

Ngoài ra:

– Toàn thân mẹ

– Cơn co TC

– Xóa mở CTC

– Tim thai

– Độ lọt của ngôi thai

Trang 7

Yếu tố tiên lượng từ người mẹ

• Tình trạng bệnh lí mẹ có từ trước lúc có thai bệnh tim phổi, gan, thận, cao huyết áp, thiếu máu, sốt rét, suy dinh dưỡng và cả bệnh phụ khoa: U xơ tử cung, u nang buồng trứng, sa sinh dục, rò tiết niệu…

• Các bệnh cấp hoặc mãn tính mắc phải khi có thai:nhiễm độc thai nghén, sốt, viêm ruột thừa, xoắn ruột

• Các dị tật, di chứng khi còn bé: Dị dạng sinh dục, tử cung, vách ngăn âm đạo,

tử cung đôi, tử cung có vách ngăn Khung chậu hẹp, méo, chấn thương

• Mẹ quá trẻ < 18 tuổi, lớn tuổi > 35 tuổi.

• Mẹ đẻ nhiều lần > 4 con

• Tiền sử nặng nề: điều trị vô sinh, đã sảy thai liên tiếp, đẻ non, thai lưu, con ngạt, Forrceps, mổ đẻ cũ

• Các yếu tố di truyền của mẹ hay bố

Trang 8

Yếu tố tiên lượng từ phía thai

• Đa thai: Sinh đôi, sinh ba.

• Ngôi thai bất thường: Mặt, trán, ngang, ngược.

• Thai to: To bình thường, bệnh lý, dị dạng, thai non tháng, suy dinh dưỡng, suy thai mãn, thai già tháng.

• Các bệnh lý bẩm sinh khác của thai nhi khi trong bụng mẹ.

Trang 9

Yếu tố tiên lượng từ phần phụ của thai

• Rau bám thấp, tiền đạo, bong non, canxi hóa

• Dây rốn ngắn, thắt nút, sa dây rốn.

Trang 10

YẾU TỐ KHÁC

Toàn thân mẹ

 Các cơn đau do co bóp TC làm bà mẹ lo lắng, sợ hãi, kêu la ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển dạ.

 Chuyển dạ kéo dài làm sản phụ mệt mỏi, đói lả, kiệt sức.

Cơn co TC

 Rối loạn tăng co bóp: tăng cường độ (Cơn co mạnh), tăng tần số (Cơn co mau), cơn co mau mạnh…

 Tăng trương lực cơ TC: RBN, đa ối, đa thai, lạm dụng oxytoxin…

 Rối loạn giảm co bóp: giảm tần số (CCTC thưa), giảm cường độ (CCTC yếu), giảm cả tần số và cường độ…

 Rối loạn cơn co tử cung: Cơn co TC không đều.

Trang 11

Xóa mở CTC

 Bình thường: CTC sẽ xóa và mở dần từ 1 – 10 cm

 Vị trí: CTC ở chính giữa tiểu khung

 Mật độ: CTC mềm, xóa hết thì mỏng, ôm lấy đầu ối hoặc ngôi thai(Nếu ối đã vỡ), không cứng rắn, không phù nề

 Tốc độ mở: Co so 1 – 3 cm trung bình 8h,

3 – 10 cm trung bình 7h

 Các yếu tố tiên lượng không tốt: CTC dày, cứng, phù nề, lỗ trong co thắt Đặc biệt là ở những thai phụ có TS đốt nhiệt, đốt điện, khoét chóp… thì sự xóa mở rất xấu Sau mỗi lần thăm khám thấy CTC không mở thêm

Trang 12

 Tim thai

Bình thường: 120 – 160 l/p

Trong chuyển dạ, tùy theo tình trạng tim thai mà có quyết định tiếp tục theo dõi hay chấm dứt chuyển dạ (Can thiệp)

 Độ lọt của ngôi thai

Tiên lượng tốt khi ngôi thai tiến triển cùng với sự tiến triển của cuộc chuyển dạ, ngôi thai di chuyển dần dần từ cao xuống thấp.

Tiên lượng không tốt khi: đầu luôn luôn chờm vệ, ngôi thai không tiến triển hoặc tiến triển đến mức độ nào đó thì ngừng lại Khám trong có thể thấy hiện tượng chồng khớp sọ nhiều hay ít

Nguyên nhận: Cơn co thưa yếu

Ối vỡ làm ngôi không bình chỉnh tốt

Cổ tử cung không mở

Ngôi thế không thuận lợi

Dây rau ngắn, cuốn cổ, bám thấp

Trang 13

CÁC TAI BIẾN TRONG CHUYỂN DẠ

Rau tiền đạo trung tâm: Phải mổ dù con sống hay chết

Rau tiền đạo bán trung tâm: Hầu hết phải mổ

Rau bám mép: Bấm ối để cầm máu

Rau bong non: Khi không có dấu hiệu choáng, bấm ối theo dõi

đẻ đường dưới Khi có choáng trương lực cơ tăng thì mổ hồi sức chống choáng

Dọa vỡ tử cung: Forceps khi đủ điều kiện hoặc mổ lấy thai

Vỡ tử cung: Hồi sức mổ bảo tồn khi cần thiết và có điều kiện

 Sa dây rau: Mổ cấp cứu

 Sa chi: Đẩy chi lên Nếu có yếu tố khác thì mổ lấy thai

Trang 14

Tiên lượng cuộc đẻ thật khó nhưng bắt buộc người thầy thuốc sản khoa phải thực hiện đầy đủ để tránh tai biến cho cả

mẹ và con.

Ngày đăng: 07/07/2016, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w