1. Tên bài: CÁCYẾUTỐTIÊNLƯỢNGCUỘCĐẺ 2. Bài giảng: lý thuyết 3. Thời gian giảng: 02 tiết 4. Địa điểm giảng bài: giảng đường 5. Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải: 1. Phân biệt được chuyển dạ thật và chuyển dạ giả. 2. Kể được 3 giai đoạn của một cuộc chuyển dạ. 3. Trình bày được cácyếutốtiênlượng của một cuộc chuyển dạ bình thường 4. Trình bày được cácyếutốtiênlượng của một cuộc chuyển dạ bất thường 5. Nêu được 5 nguyên tắc cơ bản chăm sóc sản phụ trong khi chuyển dạ. Mở đầu: Yếutốtiênlượng là các dấu hiệu được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi chuyển dạ giúp người thầy thuốc đánh giá dự đoán một cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ. Các dấu hiệu đó nếu trong phạm vi bình thường là dấu hiệu tốt, ngược lại nếu có những dấu hiệu, những chỉ số không bình thường thì cuộcđẻ sẽ gặp khó khăn tai biến có thể xẩy ra. 1. Chuyển dạ (CD) Chuyển dạ là giai đoạn cuối cùng kết thúc tính trạng thai nghén làm cho thai nhi và rau thai được đưa ra khỏi buồng tử cung (TC) qua đường âm đạo. Một cuộc chuyển dạ đẻ thường xẩy ra sau một thời gian thai nghén từ 37 (259 ngày) đến 41 tuần lễ (287 ngày), trung bình là 40 tuần lễ (280 ngày) 1.1. Chẩn đoán chuyển dạ Chuyển dạ được xác định dựa vào 4 triệu chứng chính sau đây: - Các cơn co TC có đau bụng tăng dần lên với những đặc điểm từ nhẹ đến mạnh, từ ngắn đến dài, từ thưa đến mau với tần số là 3 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co kéo dài trên 20 giây. - Sản phụ thấy ra chất nhầy ( nhựa chuối) ở âm đạo. - Cổ tử cung xoá hết hoặc gần hết và đã mở từ 2 cm trở lên. - Đầu ối thành lập: Khi chuyển dạ, cực dưới túi ối sẽ dãn dần ra do các cơn co TC dồn nước ối xuống tạo thành đầu ối. 1.2. Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả Trước khi bước vào cuộc chuyển dạ thực để kết thúc thời kỳ thai nghén một vài tuần lễ người sản phụ cũng đã có một số thay đổi tiền chuyển dạ như: - Có hiện tượng sụt bụng do ngôi thai bắt đầu cúi vào tiểu khung sản phụ thấy bụng nhỏ đi, dễ thở hơn, nếu đo chiều cao tử cung thấy giảm hơn. - Sản phụ hay đi đái, dịch tiết âm đạo tăng. - Có cơn co rất nhẹ, rất ngắn, rất thưa. Đó là cơn co sinh lý trước chuyển dạ. - Cổ TC có thể đã xoá một phần hoặc có khi cũng đã xoá hết, ở người đẻ con rạ thì ngay trong thời kỳ tiền chuyển dạ này có khi CTC cũng đã hé mở cho lọt ngón tay dễ dàng 1.3. Các giai đoạn của một cuộc chuyển dạ:Chuyển dạ đẻ được chia thành ba giai đoạn 1.3.1. Giai đoạn I (còn gọi là giai đoạn mở cổ TC) được tính từ khi cổ TC (CTC) mở từ 0 đến 10 cm (mở hết). Giai đoạn mở CTC chia ra 2 pha: · Pha tiềm tàng (1a) CTC mở từ 0 đến 3 cm, pha này CTC tiến triển chậm, thời gian 8 giờ. · Pha tích cực (1b) CTC mở từ 3 cm đến 10cm, pha này CTC tiến triển nhanh, thời gian chừng 7 giờ, mỗi giờ CTC mở thêm được 1 cm. 1.3.2. Giai đoạn II (còn gọi là giai đoạn sổ thai) tính từ lúc CTC mở hết, ngôi lọt đến lúc thai sổ ra ngoài. Thời gian trung bình từ 30 phút đến 1 giờ. 1.3.3. Giai đoạn III (còn gọi là giai đoạn sổ rau) tính từ lúc sổ thai đến khi rau sổ ra ngoài. Thời gian trung bình từ 15 phút đến 30 phút. 2. Quan niệm về một cuộc chuyển dạ thường: Bao gồm nhiều yếu tố: - Sản phụ đẻ được tự nhiên theo đường âm đạo sau một cuộc chuyển dạ xẩy ra bình thường. - Trong quá trình chuyển dạ không phải can thiệp bất cứ thuốc gì hoặc thủ thuật, phẫu thuật nào - Một số chỉ tiêu cụ thể đã được nêu ra để đánh giá một cuộcđẻ bình thường: + Mẹ khoẻ mạnh: không có bệnh (cấp, mạn tính), không có dị tật và di chứng bệnh (toàn thân, sinh dục), không có tiền sử đẻ khó, băng huyết. + Không có biến cố trong khi có thai lần này. + Tuổi thai 38 - 41 tuần. + Một thai – ngôi chỏm. + Chuyển dạ tự nhiên. + Cơn co tử cung bình thường theo sự tiến triển của chuyển dạ + Nhịp tim thai ổn định trong suốt thời kỳ chuyển dạ. + Tình trạng ối bình thường (không đa ối, không thiểu ối, không vỡ ối non và sớm, nước ối không có phân su, không có máu) + Thời gian chuyển dạ bình thường, trung bình 16 - 18 giờ. + Ngôi tiến triển tốt. + Thời gian rặn đẻ dưới 60 phút. + Thai sổ tự nhiên không cần can thiệp. + Không phải dùng bất cứ thuốc gì, kể cả việc cho thở oxy. + Thai đẻ ra cân nặng trên 2500g, Apgar sau phút đầu phải từ 8 điểm trở lên. + Sổ rau bình thường (dưới 30 phút) trong và sau sổ rau không băng huyết, không sót rau. 3. Cácyếutốtiênlượng một cuộc chuyển dạ bất thường Là những dấu hiệu, những triệu chứng bất thường được phát hiện trong quá trình mang thai và quá trình theo dõi chuyển dạ được phát hiện qua hỏi tiền sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng. 3.1. Yếutố về mẹ : - Chảy máu trong khi có thai và ra máu nhiều khi chuyển dạ. - Mẹ bị một số bệnh nội khoa từ trước như: bệnh Tim, Phổi, Thận, Gan, Thiếu máu hoặc một số bệnh mới phát sinh trong quá trình chuyển dạ như: cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật, nhiễm khuẩn - Tuổi mẹ: trước 18 hoặc sau 35 tuổi nếu là con so, sau 40 tuổi nếu là con rạ. - Đẻ quá dày hoặc quá nhiều (khoảng cách giữa 2 lần đẻ dưới 2 năm, đẻ trên 4 lần). - Tiền sử sản khoa nặng nề: điều trị vô sinh, sẩy thai liên tiếp - Thai phụ lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi vì các lý do sức khoẻ cá nhân, gia đình và xã hội. - Tiền sử đẻ khó: mổ đẻ cũ, Forceps, giác hút băng huyết khi đẻ 3.2. Yếutố về thai và phần phụ của thai : - Tình trạng ối : + Đầu ối phồng hay hình quả lê, màng ối dầy. + ối vỡ non, ối vỡ sớm. + Nước ối có phân su, máu . + Đa ối hay thiểu ối. - Tình trạng rau thai: + Rau tiền đạo, rau bong non. + Dây rau quá ngắn, dây rau quá dài, sa dây rau, dây rau thắt nút 3.3. Cácyếutố gặp phải trong quá trình chuyển dạ 3.3.1.Cơn co tử cung bất thường : - Tăng co bóp: cơn co mạnh, cơn co mau hoặc tăng cả hai (cơn co mạnh và mau). - Giảm co bóp: cơn co yếu, cơn co thưa hoặc giảm cơn co toàn bộ (cơn co yếu và thưa). - Rối loạn cơn co : cơn co tử cung không đồng bộ 3.3.2.Do xoá mở cổ tử cung không tốt: Bình thường khi chuyển dạ cổ tử cung sẽ xoá mở dưới tác dụng cơn co: - Cổ tử cung dầy, cứng, phù nề, mở chậm hoặc không mở thêm. - Chuyển dạ kéo dài so với biểu đồ chuyển dạ, pha tiềm tàng kéo dài hơn 8 giờ. - Độ lọt của ngôi thai : đầu thai nhi chờm vệ. Ngôi thai không tiến triển, đầu không cúi, có hiện tượng chồng khớp sọ hoặc không lọt. Như vậy, tiênlượng một cuộc chuyển dạ cho chính xác là điều không khó nhưng điều bắt buộc người thầy thuốc sản khoa nào cũng phải thực hiện theo dõi sát, phát hiện bất thường chuyển tuyến hoặc xử trí kịp thời để tránh các tai biến có thể xẩy ra cho mẹ và con. Sử dụng biểu đồ chuyển dạ là thiết yếu trong quá trình theo dõi chuyển dạ nhằm phát hiện sớm các chuyển dạ bất thường, giảm tai biến sản khoa gây tử vong cho mẹ và con. 4. Các nguyên tắc cơ bản về chăm sóc trong khi chuyển dạ 4.1. Tốt nhất bà mẹ phải được theo dõi chuyển dạ tại trạm y tế xã. Người nữ hộ sinh phải giải thích những ích lợi của việc đẻ tại cơ sở y tế để được chăm sóc chu đáo 4.2. Phải theo dõi chuyển dạ một cách toàn diện có hệ thống, phải thành thạo các thao tác chuyên môn, phải biết ghi và phân tích được một biểu đồ chuyển dạ để phát hiện cácyếutố bất thường trong theo dõi chuyển dạ, kịp thời gửi đi bệnh viện đảm bảo sự an toàn cho mẹ và con 4.3. Nếu sản phụ được quyết định đẻ tại cơ sở y tế người nữ hộ sinh cần phải chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu cần thiết và đảm bảo vô khuẩn cùng với những dụng cụ để chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ. Nếu sản phụ đẻ tại nhà phải sử dụng gói đỡ đẻ sạch. 4.4. Khi đỡ đẻ, đỡ rau, kiểm tra rau, làm rốn sơ sinh phải thao tác đúng qui trình. Một số trường hợp phải bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung, khâu tầng sinh môn cũng phải thao tác đúng qui trình và đảm bảo vô khuẩn mới hy vọng góp phần hạ tỷ lệ năm tai biến sản khoa. 4.5. Phải sử dụng biểu đồ chuyển dạ cho mọi sản phụ khi chuyển dạ tại tất cả các tuyến