NHỮNG YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CUỘC ĐẺ (Kỳ 2) 2.2 Cơn co tử cung: a Cơn co thường xuất phát từ một điểm hay sừng trái tử cung từ trên xuống, cường độ giảm dần, thời gian co giảm dần, lúc đầu cơn co ngắn, thưa, yếu. Về sau mạnh, dài, mau. b. Các rối loạn cơn co tử cung: - Rối loạn tăng co bóp, tăng cường độ ( cơn co mạnh) Tăng tần số ( cơn co mau) Tăng cả hai ( cơn co mạnh và mau) - Tăng trương lực cơ bản do co thắt trong hội chứng rau bong non Do giãn căng đa thai, đa ối. Do co bóp tăng kéo dài ( lạm dụng Oxitocin ) - Rối loạn giảm co bóp, giảm cường độ ( cơn co yếu) Giảm tần số ( cơn co thưa) Giảm cơn co toàn bộ ( Cơn co yếu và thưa) Thường tăng co có nguyên nhân thực thể, nếu không tìm được thì do rối loạn cơ năng có thể dùng thuốc không kết quả phải mổ lấy thai. 3. Xóa mở cổ tử cung: a. Bình thường cổ tử cung xóa mở dần từ 1- 10cm Vị trí cổ tử cung ở chính giữa, mật độ mềm mỏng, xóa hết thì ôm lấy đầu ối hoặc ngôi thai. Mở con so 1-3 cm trung bình 8 giờ 3-10 cm trung bình 7 giờ Không thuận lợi khi cổ tử cung cứng, phù nề, lệch lỗ trong co thắt, cổ tử cung không mở. 4. Đầu ối: Tiên lượng tốt khi đầu ối dẹt, màng ối không quá dày, ối vỡ đúng lúc, không đa ối, thiểu ối. Nước ối trong không lẫn phân su. Tiên lượng không tốt : Đầu ối phồng quả Lê, màng ối dày, vỡ ối non, vỡ ối sớm kèm theo có sa dây râu, nhiễm khuẩn, nước ối có phân su. 5. Tim thai : Bình thường 120-140 l/p Suy thai < 120 l/p hoặc > 160 l/p 6. Độ lọt của ngôi thai: Thuận lợi khi ngôi thai chuyển dần từ trên xuống dưới. Con so thường lọt sớm tháng cuối, con rạ lọt khi chuyển dạ. Tiên lượng không tốt: Ngôi cao chờm khớp vệ, ngôi thai không tiến triển, tiến triển đến mức nào rồi dừng lại. Độ lọt ngừng trệ nếu: Cơn co thưa yếu Ối vỡ làm ngôi không bình chỉnh tốt Cổ tử cung không mở Ngôi thế không thuận lợi Yếu tố kín đáo: Dây rau ngắn, cuốn cổ, bám thấp. 7. Tai biến trong khi chuyển dạ: - Rau tiền đạo trung tâm : Phải mổ dù con sống hay chết. - Rau tiền đạo bán trung tâm : Hầu hết phải mổ - Rau bám mép : Bấm ối để cầm máu - Rau bong non : Khi không có dấu hiệu choáng, theo dõi bấm ối theo dõi đẻ đường dưới. Khi có choáng trương lực cơ tăng thì mổ hồi sức chống choáng - Dọa vỡ tử cung : Forceps khi đủ điều kiện hoặc mổ lấy thai - Vỡ tử cung : Hồi sức mổ bảo tồn khi cần thiết và có điều kiện - Sa dây rau : Mổ cấp cứu. - Sa chi : Đẩy chi lên. Nếu có yếu tố khác thì mổ lấy thai. Kết luận: Tiên lượng cuộc đẻ thật khó nhưng bắt buộc người thầy thuốc sản khoa phải thực hiện đầy đủ để tránh tai biến cho cả mẹ và con. Dự phòng: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân, xây dựng mạng lưới Y tế cho cộng đồng, chăm sóc Bà mẹ trẻ em, thực hiện tốt đăng ký quản lý thai nghén. . NHỮNG YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CUỘC ĐẺ (Kỳ 2) 2.2 Cơn co tử cung: a Cơn co thường xuất phát từ một điểm hay sừng trái. không mở. 4. Đầu ối: Tiên lượng tốt khi đầu ối dẹt, màng ối không quá dày, ối vỡ đúng lúc, không đa ối, thiểu ối. Nước ối trong không lẫn phân su. Tiên lượng không tốt : Đầu ối phồng quả. điều kiện - Sa dây rau : Mổ cấp cứu. - Sa chi : Đẩy chi lên. Nếu có yếu tố khác thì mổ lấy thai. Kết luận: Tiên lượng cuộc đẻ thật khó nhưng bắt buộc người thầy thuốc sản khoa phải thực hiện