1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ i

62 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 695 KB

Nội dung

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho

Trang 1

Lời mở đầu

Tiền lương trong các doanh nghiệp là một trong những vấn đề trọng yếu của sảnxuất kinh doanh Vì trong sản xuất kinh doanh tiền lương là yếu tố cấu thành nên giáthành sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tiền lương còn là công cụ quản lý, là đòn bẩykinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp muốntồn tại và phát triển đều phải đặt ra những mục tiêu: phải sản xuất cái gì? sản xuất nhưthế nào? sản xuất cho ai? Tiền lương là một vấn đề rất quan trọng, nó ảnh hưởng trựctiếp đến doanh nghiệp cũng như người lao động

Đối với người lao động tiền lương là thu nhập chính của họ, tiền lương nuôi sốngbản thân và gia đình họ, giúp họ tái sản xuất sức lao động, họ luôn mong muốn làmviệc hết khả năng của mình và nhận được tiền lương xứng đáng với sức lao động mà

họ đã bỏ ra Nếu được thoả đáng, người lao động luôn tích cực phấn đấu hoàn thànhcông việc được giao, yên tâm công tác và gắn bó với doanh nghiệp Ngược lại nếungười lao động không được trả lương xứng đáng, tạo nên sự khó khăn cho cuộc sốngbản thân và gia đình họ sẽ gây nên sự chán nản, không tích cực trong lao động, côngtác và họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp để tìm việc làm ở các doanh nghiệp khác có thu nhậpcao hơn Như vậy đối với người lao động tiền lương là động cơ, động lực thúc đẩy họphấn đấu hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao Đó là cơ sở để doanhnghiệp thực hiện tốt mục tiêu cần đạt được

Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuấtkinh doanh, là vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đòi hỏi người sử dụng vốn(doanh nghiệp) phải tính toán sử dụng nó như thế nào để có hiệu quả cao nhất để sảnxuất phát triển và trả lương cho người lao động một cách thoả đáng, tạo sự gắn bó giữangười lao động và doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu mongmuốn đã đề ra

Từ nhận thức vai trò vị trí của lao động tiền lương trong doanh nghiệp Từ kiếnthức đã học ở trường dưới sự dạy bảo tận tình của Thầy Cô giáo trong trường Cao đẳngCông nghệ Viettronics, và qua thời gian tìm hiểu thực tế được sự giúp đỡ của các cô,

1

Trang 2

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

chú phòng kế toán tại công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ I, với những lý do trên

mà em chọn đề tài “Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtại công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ I ” làm Báo cáo thực tập cuối khoá củamình

Báo cáo thực tập ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn có phần chính:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theolương

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác tiền lương và các khoản trích theo lươngtại công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ I

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương tại công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ I

Trang 3

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương.

1.1 Khái niệm, nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường tiền lương còn là giá cả sức lao động Vì vậy áp dụngtrả lương cho người lao động là hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, sẽ là độnglực kích thích mạnh mẽ, tạo động cơ cho họ làm việc với hiệu suất cao

Theo góc độ giá cả: Tiền lương là giá cả sức lao động

Theo góc độ quản lý: Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế

Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ vềphân phối thu nhập, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, quan hệ về trao đổi, do đó các chínhsách về tiền lương, thu nhập luôn là vấn đề trọng tâm của mọi quốc gia

1.1.2 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kếtquả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công theođúng đối tượng sử dụng lao động

Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các phân xưởng, các bộ phậnsản xuất- kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu

về lao động, tiền lương theo đúng chế độ, đúng phương pháp

Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, trợcấp cho người lao động

Lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, định kì tiếnhành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấpcác thông tin về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời

Như vậy tổ chức tốt công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệpquản lý tốt quỹ tiền lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng

3

Trang 4

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

nguyên tắc, đúng chế độ, khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao, đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩmđược chính xác

1.2 Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương.

Việc vận dụng hình thức tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc phânphối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích củadoanh nghiệp và người lao động Lựa chọn hình thức tiền lương đúng đắn còn có tácdụng làm đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động,nâng cao năng suất kinh doanh, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhân công và hạ giá thànhsản phẩm

Hiện nay hình thức tiền lương chủ yếu dược áp dụng trong các doanh nghiệp làtiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm Tuỳ theo đặc thù riêngcủa từng loại doanh nghiệp mà áp dụng hình thức tiền lương cho phù hợp Tuy nhiênmỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng nên hầu hết các doanh nghiệp đều kếthợp cả hai hình thức trên

1.2.1.1 Hình thức tiền lương theo thời gian.

Trong doanh nghiệp hình thức tiền lương theo thời gian được áp dụng cho nhânviên làm văn phòng như: hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ - kếtoán Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vàothời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghề nghiệp, nghiệp

vụ kỹ thuật chuyên môn của người lao động Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau màmỗi ngành nghề cụ thể có một thang lương riêng: thang lương của nhân viên cơ khí,thang lương của nhân viên văn phòng, thang lương của nhân viên bảo vệ… Trong mỗithang lương lại tuỳ theo độ thành thạo kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn mà lại chia làmnhiều bậc lương, mỗi bậc lương có mức tiền lương nhất định, đó là căn cứ để trả lương.Tiền lương theo thời gian có thể được chia ra:

Lương tháng, thường được quy định sẵn với từng bậc lương trong các thang

Trang 5

kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc ngành hoạt động không có tính chấtsản xuất.

Lương tháng = Mức lương tối thiểu* hệ số lương theo cấp bậc, chức vụ và phụ cấp theo lương.

Lương ngày, là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và sốngày làm việc thực tế trong tháng

Lương ngày =

Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thờigian, tính trả lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập, hoặc làmnghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội

Lương giờ, dùng để trả lương cho người lao động trực tiếp trong thời gian làmviệc không ảnh hưởng lương theo sản phẩm

Qua phân tích ở trên ta thấy được ưu, nhược điểm của hình thức trả lương này

Ưu điểm: Người lao động có thể yên tâm làm việc vì tiền lương được trả cố địnhkhông phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thâm niên càngcao thì tiền lương càng cao

Nhược điểm: Không gắn được chất lượng và số lượng lao động mà công nhân

đã tiêu hao trong sản xuất sản phẩm Vì vậy hình thái này không mang lại cho ngườicông nhân một sự quan tâm đầy đủ với thành quả lao động của mình.Không khuyếnkhích được họ nghiêm chỉnh thực hiện chế độ tiết kiệm thời gian, vật tư trong quá trìnhlàm việc

 Các chế độ tiền lương theo thời gian:

- Lương theo thời gian đơn giản

- Lương thời gian có thưởng

5

Trang 6

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

* Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản: Đó là tiền lương nhận được củamỗi người công nhân tuỳ theo mức lương cấp bậc cao hay thấp, và thời gian làm việccủa họ nhiều hay ít quyết định

* Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Đó là mức lương tính theo thờigian đơn giản cộng với số tiền thưởng mà họ được thưởng

1.2.1.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm.

Khác với hình thức tiền lương theo thời gian, hình thức tiền lương theo sảnphẩm thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sảnphẩm công việc đã hoàn thành

Tổng TL phải trả = Đơn giá TL/SP * số lượng sản phẩm hoàn thành

Trong đó: TL: tiền lương.

Tổng TL phải trả = Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành * đơn giá TL

* Hình thức tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này thường được

áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao động làmnhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị… Tuy laođộng của họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm, nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năngsuất của lao động trực tiếp, nên có thể căn cứ vào kết quả của lao động trực tiếp mà laođộng gián tiếp phục vụ để tính lương sản phẩm cho lao động gián tiếp Nói chung hìnhthức tính lương theo sản phẩm gián tiếp này không được chính xác, còn có nhiều mặthạn chế, và không thực tế công việc

Trang 7

* Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt: Theo hình thứcnày, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp, nếu người lao động còn được thưởngtrong sản xuất, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư Trong trường hợpngười lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư trên định mức quy định hoặckhông đảm bảo đầy đủ ngày công quy định… thì có thể phải chịu tiền phạt trừ vào thunhập của họ Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt này có ưu điểm làkhuyến khích người lao động hăng say làm việc, năng suất lao động tăng cao, có lợicho doanh nghiệp cũng như đời sống của công nhân viên được cải thiện.

* Hình thức tiền lương sản phẩm thưởng luỹ tiến: Ngoài tiền lương theo sảnphẩm trực tiếp còn có một phần tiền lương thưởng được tính ra trên cơ sở tăng đơn giátiền lương ở mức năng suất cao Hình thức tiền lương này có ưu điểm kích thích ngườilao động nâng cao năng suất lao động, duy trì cường độ lao động ở mức độ tối đa,nhằm giải quyết kịp thời thời hạn quy định Tuy nhiên hình thức tiền lương này cũngkhông tránh khỏi nhược điểm là làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thànhsản phẩm của doanh nghiệp, vì vậy mà chỉ được sử dụng khi cần phải hoàn thành gấpmột đơn vị đặt hàng hoặc trả lương cho người lao động ở những khâu khó nhất để đảmbảo tính đồng bộ cho sản xuất

* Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán từng việc: Hình thức này áp dụngcho những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ nguyên vậtliệu, hàng hoá, sửa chữa nhà cửa… Trong trường hợp này, doanh nghiệp xác định mứctiền lương trả cho từng công việc mà người lao động phải hoàn thành

* Hình thức khoán quỹ lương: Là dạng đặc biệt của tiền lương sản phẩm được

sử dụng để trả lương cho những người làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp.Theo hình thức này, căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng ban, doanhnghiệp tiến hành khoán quỹ lương Quỹ lương thực tế của từng phòng ban phụ thuộcvào mức độ hoàn thành công việc được giao Tiền lương thực tế của từng nhân viênvừa phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng ban, vừa phụ thuộc vào số lượng nhânviên của phòng ban đó

7

Trang 8

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Như vậy: So với hình thức tiền lương theo thời gian thì hình thức tiền lươngtheo sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo

số lượng, chất lượng lao động, gắn chặt thu nhập tiền lương với kết quả sản xuất củangười lao động Kích thích tăng năng xuất lao động, khuyến khích công nhân phát huytính sáng tạo cải tiến kĩ thuật sản xuất, vì thế hình thức này được sử dụng khá rộng rãi

1.2.2 Quỹ tiền lương.

1.2.2.1 Khái niệm.

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương của doanhnghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quả lý và sử dụng

1.2.2.2 Thành phần quỹ tiền lương.

Thành phần quỹ tiền lương bao gồm các khoản chủ yếu trả cho người lao độngtrong thời gian thực tế làm việc, tiền lương trả cho người lao động thời gian ngừngviệc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng, các loại phụ cấp thường xuyên

1.2.2.3 Phân loại quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp được phân ra làm 2 loại như sau:

Tiền lương chính: Là các khoản tiền lương phải trả cho người lao động trong

thời gian họ hoàn thành công việc chính được giao, đó là tiền lương cấp bậc và cáckhoản phụ cấp thường xuyên, và tiền thưởng trong sản xuất

Tiền lương phụ: Là tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động

trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độquy định như tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian làm việc khác như:

Đi họp, ghỉ phép, thời gian quân sự, làm nghĩa vụ xã hội

Việc phân chia quỹ tiền lương thành lương chính lương phụ có ý nghĩa nhấtđịnh trong công việc hoach toán phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong côngtác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp

Quản lý chi tiêu quỹ tiền lương phải đặt trong mối quan hệ với thực hiện kế hoạchsản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ tiền lương vừađảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp

Trang 9

1.2.3.1 Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH).

* Khái niệm: Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có thời

gian đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thaisản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức

* Nguồn hình thành quỹ : Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính toán theo

tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người laođộng thực tế trong kỳ hạch toán

- Người sử dụng lao động phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và được tính vào chiphí sản xuất- kinh doanh

- 5% trên tổng quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhậpcủa họ)

Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại các doanh nghiệp trongtrường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân viên nghỉ đẻ hoặc thai sản…được tính toán trên mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) và tỷ lệtrợ cấp BHXH Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếunghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập bảng thanh toán BHXH để làm cơ sở thanhtoán với cơ quan quản lý quỹ

* Mục đích sử dụng quỹ: Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham

gia đóng góp quỹ

Các doanh nghiệp phải nộp BHXH trích được trong kỳ vào quỹ tập trung do quỹBHXH quản lý (qua tài khoản của họ ở kho bạc)

1.2.3.2 Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

* Khái niệm: Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có

tham gia đóng đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh

* Nguồn hình thành quỹ: Các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHYT

như sau:

- 3% trên tổng quỹ lương của người lao động, trong đó:

+ 1% do người lao động trực tiếp nộp (trừ vào thu nhập của họ)

+ 2% do doanh nghiệp phải chịu (tính vào chi phí sản xuất- kinh doanh)

9

Trang 10

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

* Mục đích sử dụng quỹ: Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và

trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế

Vì vậy, khi trích BHYT, các doanh nghiệp phải nộp cho BHYT (qua tài khoảncủa họ ở kho bạc)

1.2.3.3 Kinh phí công đoàn (KPCĐ).

* Khái niêm: Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở

các cấp

* Nguồn hình thành quỹ: Theo chế độ tài chính hiện hành, KPCĐ được trích

theo tỷ lệ: 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phảichịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuất- kinh doanh)

* Mục đích sử dụng quỹ: Khi trích được kinh phí công đoàn thì 50% doanh

nghiệp phải nộp cho công đoàn cấp trên, 50% được sử dụng để chi tiêu cho hoạt độngcông đoàn tại đơn vị

1.2.3.4 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

* Khái niệm: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là quỹ dùng để trợ cấp cho

người lao động phải nghỉ việc theo chế độ

* Nguồn hình thành quỹ: Mức trích trợ cấp mất việc làm theo quy định hiện

chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ

Thời điểm lập quỹ trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ

Trang 11

* Mục đích sử dụng quỹ: Là trợ cấp cho người lao động phải nghỉ việc theo chế

tư quỹ và các nguồn thu nhập hợp pháp khác

1.3 Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

1.3.1 Chứng từ hạch toán ban đầu.

Bảng chấm công: Mẫu số 01a- LĐTL chế độ chứng từ kế toán

Bảng thanh toán tiền lương: Mẫu số 02- LĐTL chế độ chứng từ kế toán

Bảng thanh toán tiền thưởng: Mẫu số 03- LĐTL chế độ chứng từ kế toán

Các chứng từ khác: Ngoài các chứng từ đã nêu ở trên ta còn có thêm: “Bảngthanh toán bảo hiểm xã hội”, “Phiếu làm thêm giờ”, “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặccông việc hoàn thành” (Mẫu số 05- LĐTL chế độ chứng từ kế toán), “Hợp đồng giaokhoán” (Mẫu số 08- LĐTL chế độ chứng từ kế toán), “Phiếu báo hỏng”, phiếu thu,phiếu chi…

1.3.2 Tài khoản sử dụng.

Để hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình hình thanh toán với ngườilao động… kế toán sử dụng tài khoản 334, tài khoản 338

1.3.2.1 Tài khoản 334 (TK 334): Phải trả người lao động.

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán lương và các khoản thunhập khác cho công nhân viên trong kỳ

* Nội dung kết cấu của tài khoản:

Bên nợ: - Các khoản tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác

đã trả đã ứng trước cho người lao động

- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động

11

Trang 12

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Bên có: - Các khoản tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khácthực tế phải trả cho người lao động

Dư có: - Các khoản tiền lương, tiền thưởng còn phải trả cho người lao động

* Trường hợp cá biệt: Tài khoản 334 có thể có số dư bên nợ phản ánh số tiền đã trả

quá số tiền phải trả người lao động

* Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh

toán các khoản khác

* Tài khoản 334 chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 3341 “Phải trả công nhân viên”: Phản ánh các khoản phải trả và thanhtoán các khoản phải trả cho công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng có tính chấtlương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhâp của công nhânviên

Tài khoản 3348 “Phải trả người lao động khác”: Phản ánh các khoản thu nhậpkhông có tính chất lương như trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội, tiền thưởng trích từ quỹkhen thưởng… mà doanh nghiệp phải trả người lao động

1.3.2.2 Tài khoản 338 (TK338): Phải trả, phải nộp khác.

Tài khoản này dùng để theo dõi việc trích lập sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

* Nội dung kết cấu của tài khoản:

Bên nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế, kinh phí công đoàn

- Bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động

- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn

Bên có: - Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

Dư có: - Phản ánh số còn phải nộp, phải trả

* Tài khoản 338 (Trong vấn đề về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương) được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn.

Trang 13

Bên nợ: Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, hoặc nộp kinh phí công đoàncho công đoàn cấp trên.

Bên có: Trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất- kinh doanh

Dư có: Kinh phí công đoàn chưa nộp, chưa chi

Dư nợ: Kinh phí công đoàn vượt chi

- Tài khoản 3383: Bảo hiểm xã hội.

Bên nợ: Bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động hoặc nộp cho cơ quanquản lý quỹ

Bên có: Trích bảo hiểm xã hội vào chi phí sản xuất- kinh doanh hoặc trừ vào thunhập của người lao động

Dư có: Bảo hiểm xã hội chưa nộp

Dư nợ: Bảo hiểm xã hội chưa được cấp bù

- Tài khoản 3384: Bảo hiểm y tế.

Bên nợ: Nộp bảo hiểm y tế

Bên có: Trích bảo hiểm y tế tính vào chi phí sản xuất- kinh doanh hoặc trừ vàothu nhập của người lao động

Dư có: Bảo hiểm y tế chưa nộp

1.3.2.3 Các tài khoản khác liên quan.

Tài khoản 111,tài khoản 112… đây là các tài khoản dùng để phản ánh việcdoanh nghiệp chi trả tiền lương, thưởng… cho người lao động

1.3.3 Trình tự hạch toán.

1.3.3.1 Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động.

1.3.3.1.1 Hạch toán số lượng lao động.

Chỉ tiêu số lượng lao động của doanh nghiệp được phản ánh trên “Sổ danh sáchlao động” của doanh nghiệp do phòng (bộ phận) lao động- tiền lương lập dự trên số laođộng hiện có của doanh nghiệp, bao gồm cả só lao động dài hạn, lao động tạm thời, laođộng trực tiếp, gián tiếp và lao động thuộc các lĩnh vực khác ngoài sản xuất “Sổ danhsách lao động” không chỉ lập chung cho toàn doanh nghiệp mà còn được lập riêng cho

13

Trang 14

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp nhằm thường xuyên nắm chắc số lượng laođộng hiện có của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp

Cơ sở để ghi “Sổ danh sách lao động” là chứng từ ban đầu về tuyển dụng,thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc… Các chứng từ trên đại bộ phận do phòngquản lý nghiệp vụ lao động- tiền lương lập mỗi khi tuyển dụng, nâng bậc, cho thôiviệc… Mọi sự biến động về số lượng lao động đều phải được ghi chép kịp thời vào “Sổdanh sách lao động” để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và cácchế độ khác cho người lao động kịp thời

1.3.3.1.2 Hạch toán sử dụng thời gian lao động.

Hạch toán sử dụng thời gian lao động phải bảo đảm ghi chép, phản ánh kịp thời,chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng việc, nghỉ việc của từngngười lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp

Hạch toán sử dụng thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý laođộng, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, làm căn cứ tính lương, tính thưởngchính xác cho từng người lao động

Chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong doanhnghiệp là “Bảng chấm công”

1.3.3.1.3 Hạch toán kết quả lao động.

Hạch toán kết quả lao động phải phản ánh chính xác số lượng và chất lượng sảnphẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận, để làm căn

cứ tính lương, tính thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả với kết quảlao động thực tế, tính toán, xác định năng suất lao động, kiểm tra tình hình thực hiệnđịnh mức lao động của từng ngưòi, từng bộ phận và của cả doanh nghiệp

Để hạch toán kết quả lao động trong các doanh nghiệp, kế toán sử dụng cácchứng từ ban đầu khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từngdoanh nghiệp Các chứng từ ban đầu đựoc sử dụng phổ biến để hạch toán kết quả laođộng là “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành” (Mẫu số 05- LĐTL chế

độ chứng từ kế toán), “Hợp đồng giao khoán” (Mẫu số 08- LĐTL chế độ chứng từ kế

Trang 15

sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của từng đơn vị hoặc cá nhân người lao động.Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, ngườinhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt Phiếu được chuyển chophòng kế toán để tính lương, tính thưởng (hình thức trả lương theo sản phẩm).

Trong trường hợp giao khoán công việc thì chứng từ ban đầu là “Hợp đồng giaokhoán” Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán

Trường hợp khi kiểm tra, nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì các bộ kiểmtra chất lượng phải cùng với người phụ trách bộ phận lập “Phiếu báo hỏng” để làm căn

cứ lập biên bản xử lý

1.3.3.2 Hạch toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động.

1.3.3.2.1 Tính lương, tính thưởng cho người lao động.

Công việc tính lương, tính thưởng và các khoản khác phải trả cho người laođộng được thực hiện tập trung tại phòng kế toán doanh nghiệp Thời gian để tínhlương, tính thưởng và các khoản phải trả cho người lao động là hàng tháng Căn cứ đểtính lương là các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng

từ khác có liên quan (như giấy nghỉ phép, biên bản ngừng việc…) Tất cả các chứng từtrên đều được kế toán kiểm tra trước khi tính lương, tính thưởng và phải bảo đảm đượccác yêu cầu của chứng từ kế toán

Sau khi đã kiểm tra các chứng từ, kế toán tiến hành tính lương, tính thưởng, tínhtrợ cấp phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương, trả thưởng đang áp dụngtại doang nghiệp Trên cơ sở các bảng thanh toán lương, thưởng kế toán tiến hành phânloại tiền lương, tiền thưởng theo đối tượng sử dụng lao động để tiến hành lập chứng từphân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí kinh doanh

1.3.3.2.2 Hạch toán tổng hợp về tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động.

Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình hìnhthanh toán với người lao động là tài khoản 334 (Nội dung kết cấu của tài khoản đãđược trình bày ở phần 1.3.2.1)

15

Trang 16

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng (có tínhchất lương), kế toán phân loại tiền lương và lập chứng từ phân bổ tiền lương, tiềnthưởng vào chi phí sản xuất- kinh doanh Khi phân bổ tiền lương và các khoản có tínhchất lương vào chi phí sản xuất- kinh doanh kế toán ghi:

Nợ TK 622: Phải trả cho lao động trực tiếp

Nợ TK 627: Phải trả nhân viên phân xưởng

Nợ TK 641: Phải trả cho nhân viên bán hàng

Nợ TK 642: Phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiêp…

Có TK 334: tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp, có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch củangười lao động kế toán ghi:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627: Chi phí nhân viên phân xưởng

Nợ TK 641: Chi phí nhân viên bán hàng

Nợ TK 642: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiêp

Có TK 335: Chi phí phải trả

- Khi người lao động nghỉ phép hoặc khi ngừng sản xuất, phản ánh số tiền lươngphải trả:

Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có TK 334: Phải trả người lao động

- Phản ánh các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng có nguồn bù đắp riêng nhưtrợ cấp ốm đau từ quỹ bảo hiểm xã hội, tiền thưởng thi đua trích từ quỹ khen thưởng…phải trả cho người lao động, kế toán ghi:

Nợ TK 4311: Tiền thưởng thi đua trích từ quỹ khen thưởng

Nợ TK 4312: Tiền trợ cấp trích từ quỹ phúc lợi

Nợ TK 338 (3383): Tiền trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội

Có TK 334: Phải trả người lao động

Trang 17

- Phản ánh các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động như tiền tạmứng thừa, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà người lao động phải nộp, thuế thu nhập cánhân… kế toán ghi:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 141: Tiền tạm ứng thừa

Có TK 138: Tiền phạt, tiền bồi thường phải thu

Có TK 338: Thu hộ các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (phần ngườilao động phải đóng góp)

Có TK 333: Thu hộ thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước

- Khi thanh toán cho người lao động, kế toán ghi:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 111: Trả bằng tiền mặt

Có TK 112: Trả bằng chuyển khoản

- Khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ tiền để thanh toán với người lao động nhưng

vì một lý do nào đó, người lao động chưa lĩnh thì kế toán lập danh sách để chuyểnthành số giữ hộ, kế toán ghi:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Trang 18

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Sơ đồ 1: Hạch toán tổng hợp thanh toán với người lao động.

Trang 19

Thanh toán thu nhập

cho LĐTT TK335 TLNP thực tế

phải trả cho LĐTT

Trích trước TLNP của LĐTT

cho NLĐ

TK 3383

TK 141

Khấu trừ khoản tạm ứng thừa

Trang 20

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1.3.3.3 Hạch toán các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

* Phương pháp hạch toán.

- Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, kế toán ghi:

Nợ TK 622, 627, 641, 642: 19% ( tính vào chi phí của doanh nghiệp)

Nợ TK 334 : 6% (trừ vào thu nhập của người lao động)

Có TK 338 : 25%

Chi tiết Có TK 3382: 2%

Có TK 3383: 20%

Có TK 3384: 3%

- Phản ánh phần bảo hiểm xã hội trợ cấp cho người lao động, kế toán ghi:

Nợ TK 338 (3383): Bảo hiểm xã hội

Có TK 334 : Phải trả người lao động

- Phản ánh chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, kế toán ghi:

Nợ TK 338 (3382): Kinh phí công đoàn

Trang 21

Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

TK 111, 112 TK 3382, 3383,3384 TK 622

21

Nộp cho cơ quan quản lý quỹ Trích theo TL của LĐTT

tính vào chi phí

TK 334

BHXH phải trả cho NLĐ trong doanh nghiệp

TK 641

Trích theo TL của NV

bán hàng tính vào chi phí

TK 642 Trích theo TL của

NVQLDN tính vào chi phí

TK 334

TK 111, 112

Trích theo TL của NLĐ

trừ vào thu nhập của họ

Nhận tiền cấp bù của Quỹ BHXH

Trang 22

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác tiền lương và các khoản trích theo lương

tại Công ty Nạo vét và xây dựng đường thuỷ I.

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Nạo vét và xây dựng đường thuỷ I

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Nạo vét và xây dựng đường thuỷ I.

Được thành lập vào ngày 16/02/1957 với tên là Công ty tầu cuốc, Công ty nạovét và xây dựng đường thủy I trực thuộc Cục vận tải đường thủy, Bộ Giao thông vậntải và Bưu điện Công ty được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là: nạo vét, trục vớt cácchướng ngại vật, thông luồng đường thủy ở Hải Phòng và các tuyến sông trên miềnBắc, góp phần giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và phát triển kinh tế

Từ năm 1975 đến năm 1983, Công ty có những nhiệm vụ chủ yếu:

 Nạo vét đảm bảo giao thông các tuyến sông trên toàn miền Bắc

 Trục vớt thanh thải các chướng ngại vật bị đắm trên luồng tàu chạy

 Sửa chữa các phương tiện thủy của Công ty và các đơn vị khác

 Sản xuất vật liệu xây dựng - Công ty có nhà máy xi măng Minh Đức đóng tại xãMinh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Trải qua nhiều lần đổi tên, theo quyết định số 3539/QĐ-BGTVT ngày 25/10/2001của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc đổi tên cho doanh nghiệp nhà nước: Công

ty nạo vét đường thủy I được đổi tên thành Công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ Itrực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thuỷ Đăng ký kinh doanh số 111069 do Sở

Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 10/12/1997

2.1.2 Đặc điểm của Công ty.

2.1.2.1 Tên Công ty.

Tên Việt Nam : Công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ I

Tên giao dịch : Waterway dredging and Construction Trans Company No.I

Tên viết tắt : Wadreco I

Trang 23

- Xây dựng các công trình thuỷ

- Sửa chữa phương tiện thuỷ

2.1.2.4 Vốn điều lệ :10.343.000.000 đồng (Mười tỷ,ba trăm bốn mươi ba triệu đồng

chẵn)

Bảng 1:Bảng KQKD những năm gần đây ĐVT:Đồng

Phân tích:Như vậy ta thấy rằng doanh thu qua các năm đều tăng lên rõ rệt.Lợi nhuận

sau thuế năm 2009 so với năm 2008 tăng 35.860.219đ chiếm 103,06%.Thu nhập bìnhquân cũng tăng dần cho thấy những áp dụng mới trong kinh doanh và việc xâm nhậpnghiên cứu thị trường của DN đã có tác dụng

2.1.3 Tổ chức bộ máy của công ty.

23

Trang 24

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty.

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc, phòng, ban.

Giám đốc công ty: Ông Phạm Công Đoàn.

- Là người đứng đầu công ty, do Bộ Giao thông bổ nhiệm và miễnnhiệm

- Được giao quyền quản lý tài sản, vốn của Nhà nước, tổ chức, điềuhành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo Luật doanh nghiệp và quyđịnh của pháp luật

- Là người định ra các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn, chiến lược dàihạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác

- Có quyền ra quyết định về khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, đề bạtcũng như miễn nhiệm, cách chức hoặc điều động cấp dưới cho phù hợp với yêu cầu sảnxuất kinh doanh của công ty

- Đứng đầu các hội đồng thành lập theo chức năng nhiệm vụ của

Phó giám

đốc nội

chính

Phó giám đốc sản xuất

Phó giám đốc thị trường

Phó giám đốc kỹ thuật

Phòng tài chính

kế toán

Phòng

tổ chức lao động

Phòng kế hoạch sản xuất

Phòng

hành

chính

Phòng quản lý thiết bị

XN sửa chữa

cơ khí 88

Trung tâm dịch

vụ tổng hợp

CN

TP

Hồ ChíM inh

Đoàn tầu PK6

Đoàn tầu TC02

Đoàn tầu

HP 2000

Đoàn tầu HA97

Đoàn tầu TBD

Phòng thị trường

GIÁM ĐỐC

Trang 25

+ Hội đồng lương + Hội đồng thi đua khen thưởng

+ Hội đồng kinh tế – kỹ thuật + Trưởng ban chống tham nhũng…

Phân công cụ thể :

Phó Giám đốc nội chính.

Phụ trách: - Nội vụ, đời sống cán bộ công nhân viên

- Chế độ, chính sách về tiền lương, BHYT, BHXH

- Là phó chủ tịch hội đồng lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật

Phó Giám đốc kỹ thuật.

Phụ trách: - Công tác khoa học, kỹ thuật

- Công tác pháp chế hàng hải, BHLĐ, KTLĐ, PCCN

- Trưởng ban về đầu tư mới thiết bị

- Chủ tịch hội đồng khảo thí nâng bậc

Phó Giám đốc kinh doanh.

Phụ trách : - Lĩnh vực nạo vét

- Các chi nhánh, Xí nghiệp thành phần

- Marketing

25

Trang 26

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- 4 phó phòng (1phó kiêm Giám đốc chi nhánh TP HCM)

- 4 nhân viên khảo sát, 2 nhân viên Marketing

- 2 nhân viên định mức nguyên vật liệu, tính giá

- 10 nhân viên giám sát thi công (cán bộ công trình)

Chức năng, nhiệm vụ:

Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về các việc:

- Lập kế hoạch kinh doanh

- Tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm theo kế hoạch hoặcngành nghề

- Lập hồ sơ dự thầu (nếu công trình đấu thầu) hoặc ký hợp đồng triển khai côngtrình (nếu công trình chỉ định thầu)

- Lập phương án thi công, điều động thiết bị thi công

- Kiểm soát tiến độ, chất lượng thi công các công trình

- Tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán công trình đã thực hiện

- Trực tiếp giải quyết thủ tục pháp lý liên quan đến sản xuất kinh doanh

- Tổ chức hoạt động marketing để duy trì và mở rộng thị trường, đa dạng hoá hìnhthức dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh

Phòng Kỹ thuật Cơ điện.

Cơ cấu nhân sự: Tính đến thời điểm 15/3/2009 phòng có 10 người gồm: 1 trưởng

phòng, 4 phó phòng, 5 nhân viên

Chức năng, nhiệm vụ:

Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc trong việc:

- Triển khai áp dụng sáng kiến và đề tài khoa học đã được xét duyệt, dự án đầu tư

Trang 27

- Ký kết hợp đồng kinh tế gia công, mua sắm liên quan đến điện – máy.

- Lập kế hoạch đóng mới, sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị

- Triển khai thực hiện bảo dưỡng và định kỳ sửa chữa lớn (3 năm/lần) các tàu, cácđoàn tàu

- Kiểm tra, giám sát các định mức kỹ thuật trong thi công

- Hướng dẫn các phương tiện, đoàn tàu mở sổ sách theo dõi tình hình sử dụng vật

Cơ cấu nhân sự: Nhân sự của phòng tính đến 15/3/2009 có 9 người.

Trong đó gồm: - 1 Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng)

- 2 phó phòng (1kế toán tổng hợp, 1 kế toán tài chính)

- 1 thủ quỹ

- 5 nhân viên

Phân công chức năng và nhiệm vụ trong phòng.

Kế toán trưởng: Ông Vũ Đức Hạnh

Thực hiện chức năng kiểm soát viên tài chính tại công ty, do Bộ Giao thông bổnhiệm và miễn nhiệm Giúp Giám đốc trong công tác quản lý tài chính, tổ chức bộ máy

kế toán toàn công ty thực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán, luật thuế và các quy địnhkhác của pháp luật

Phó trưởng phòng 1:

- Giúp việc cho Kế toán trưởng

- Thay mặt Kế toán trưởng khi vắng mặt để điều hành công việc chung và thựchiện những việc được uỷ nhiệm

- Tổng hợp các số liệu, lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý của nhànước cũng như yêu cầu quản lý chuyên sâu của công ty

- Phụ trách mảng phân tích hoạt động kinh tế

27

Trang 28

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Theo dõi công tác tài chính của chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn tàuHP01, tàu Long Châu 02

Phó trưởng phòng 2:

- Giúp việc cho Kế toán trưởng theo sự phân công và uỷ quyền cụ thể

- Phụ trách công tác thanh tra tài chính

- Theo dõi công tác tài chính của Xí nghiệp vật tư, Xí nghiệp cơ khí, khối côngtrình xây dựng

Kế toán tiền mặt và thanh toán:

- Quản lý các hợp đồng kinh tế, khoản thu chi tiền mặt, thanh toán lương

- Thực hiện việc kiểm toán nội bộ

- Theo dõi tàu Long Châu, HB 2000

Kế toán TSCĐ:

- Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, việc sử dụng các nguồn vốn khấu hao, quỹđầu tư

- Tham gia công tác kiểm kê tài sản

- Theo dõi Đoàn TC 54, chi nhánh Đà Nẵng

Kế toán công nợ:

- Theo dõi tình hình công nợ và trực tiếp đi thu nợ

- Tham gia công tác kiểm kê vật tư, tài sản

Kế toán vật tư:

- Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, các khoản mục chi phí

Thủ quỹ:

- Trực tiếp thu, chi quỹ tiền mặt theo đúng quy định chứng từ đã ký duyệt

- Chịu trách nhiệm về số tiền được giao giữ

- Vào sổ quỹ hàng ngày, kết thúc tháng đóng toàn bộ chứng từ thu, chi tiền mặtchuyển cho Kế toán trưởng kiểm tra và trình Giám đốc ký duyệt

Phòng Tổ chức lao động.

Trang 29

Trong đó gồm: - 1 trưởng phòng

- 2 phó phòng

- 2 nhân viên

Chức năng và nhiệm vụ:

- Quản lý, bố trí sắp xếp nhân sự của công ty

- Xây dựng các kế hoạch về định mức lao động và phân phối quỹ lương

- Triển khai thực hiện mọi chế độ, chính sách liên quan đến người lao động

- Tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn và an toàn lao động cho CBCNV

- Bảo vệ an toàn nội bộ

- Công tác quốc phòng quân sự

- An toàn phòng chống cháy nổ tại công ty và trên các phương tiện

- Giữ gìn, bảo quản các loại khí tài được trang bị

- Tổ chức 3 trạm gác: trạm Bảo vệ Ngã 5, trạm Cổng xí nghiệp, trạm Cầu cảngcông ty

- Điều động lực lượng trong các kỳ tập huấn quân sự, tập dượt các phương ánphòng chống lũ lụt…

- Quản lý, lưu trữ các loại hồ sơ kinh tế, các văn bản pháp lý…

- Mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ hoạt động của cơ quan

- In ấn, phát hành các loại văn bản, giấy tờ cần thiết

29

Trang 30

Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Tổ chức tiếp khách, tổ chức các cuộc họp …

Các chi nhánh: 2 chi nhánh ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ cấu nhân sự: Tính đến 15/3/2009 nhân sự của mỗi chi nhánh là 3 người.

Trong đó gồm: 1 Giám đốc, 1 kế toán, 1 nhân viên

Chức năng và nhiệm vụ:

- Đại diện công ty quan hệ với chính quyền địa phương, tìm thị trường

- Thực hiện công việc đòi nợ nếu được giao

- Cùng phòng Kế hoạch sản xuất nghiệm thu sơ bộ các công trình

- Lo nơi ăn, ở …phục vụ các đoàn công tác của công ty

Đội công trình:

Là bộ phận chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc: tiếp cận thị trường,nhận công trình, ký kết hợp đồng thi công đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thi côngcông trình

Đoàn tàu, tàu công trình.

Là bộ phận lao động trực tiếp tổ chức khai thác tại các công trường

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty.

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.

2.1.4.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.

Trang 31

2.1.4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán.

* Kế toán trưởng (Trưởng phòng tài chính kế toán ): Là người điều hành bộ

máy kế toán của công ty, chụi trách nhiệm trước giám đốc về kế toán tài chính của đơn

vị, có nhiệm vụ hướng dẫn, kiển tra công tác kế toán của từng nhân viên, duyệt cácchứng từ mua bán, chứng từ thu-chi phát sinh

*Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết qủa kinh doanh:(Phó phòng):

Thay thế kế toán trưởng khi vắng mặt quản lý bộ máy kế toán công ty theo dõi phảnảnh chính xác kịp thời tình hình tiêu thụ thành phẩm, thực hiện đúng đủ các nghiệp vụ

kế toán về tiêu thụ thành phẩm, lập báo cáo tiêu thụ, báo cáo kết quả kinh doanh

*Kế toán tổng hợp vốn bằng tiền và XDCB: Theo dõi phản ánh chính xác, đầy

đủ kịp thời số kiệu có tình hình biến động quỹ tiền mặt tiền gửi ngân hàng

Phản ánh chính xác chi phí sửa chữa khác có liên quan đến công tác XDCB, lậpbáo cáo tài chính của công ty

* Kế toán TSCĐ: Theo dõi kịp thời chính xác tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích

khấu hao, thực hiện kiểm kê TSCĐ theo định kỳ, bảo quản và lưu hồ sơ từng loạiTSCĐ, theo dõi thu-chi trong nội bộ công ty

Ban

kế toán XNC

K 88

Ban

kế toán TTD VTH

Ban

kế toán

CN TP HC M

Kế toán đoàn tầu PK6

Kế toán đoàn tầu

TC 02

Kế toán đoàn tầu

HP 2000

Kế toán đoàn tầu

HA 97

Kế toán đoàn tầu TBD

31

Ngày đăng: 07/07/2016, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w