Để xác định đúng tiềm năng, lợi thế, đề ra phương hướng, mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh tháithì việc xây dựng Quy hoạch tổng th
Trang 1MỞ ĐẦU
I SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai được thành lập theo Nghị quyết số43/2009/NQ-CP, ngày 27/8/2009 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách huyện Chư
Sê Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 71.795 ha, dân số năm 2011 có 64.953người; huyện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Ia Le, Ia Blứ, IaPhang, Chư Don, Ia Hla, Ia Hrú, Ia Dreng, Ia Rong và thị trấn Nhơn Hòa Huyện
có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm cao (53%), đời sống dân cư còn khókhăn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém
Để xác định đúng tiềm năng, lợi thế, đề ra phương hướng, mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh tháithì việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện đếnnăm 2020 là rất cần thiết để làm cơ sở cho các ngành, các xã trên địa bàn huyện
có kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm các chương trình, dự án để đẩy nhanhtốc độ phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện là bản luận chứngkhoa học về phát triển và tổ chức không gian hợp lý Đây là căn cứ để xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và chỉ đạo điều hành thực hiện kếhoạch đạt kết quả tốt Bên cạnh đó, quy hoạch còn có chức năng cung cấp nhữngthông tin cần thiết cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tìm hiểu nhu cầuđầu tư và xúc tiến đầu tư vào những ngành và lĩnh vực mà huyện có lợi thế
Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư được xác định trong quy hoạch, làm căn
cứ để các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai thựchiện các dự án đầu tư theo đúng quy hoạch Huy động và sử dụng có hiệu quả cácnguồn vốn và nguồn lực của các thành phần kinh tế và dân cư cho đầu tư pháttriển Phát huy dân chủ cơ sở và nâng cao năng lực cộng đồng trong việc pháttriển kinh tế-xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 có
ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phục vụ kịp thời cho lãnh đạo, các cơ quan, các banngành của tỉnh cũng như của huyện xây dựng chương trình hành động và triểnkhai thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra Đặc biệt là cụ thể hóa được Quyhoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh Gia Lai đến năm 2020 Trong khi đóChư Pưh là một huyện mới được thành lập, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hộidài hạn chưa được xây dựng; do vậy xét về nhiều mặt việc xây dựng quy hoạchphát triển kinh tế xã hội huyện đến năm 2020 là yêu cầu cấp thiết và khách quan
Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm cơ bản trên, UBND tỉnh Gia Lai
đã có công văn số 1090/UBND-TH ngày 29/4/2010 về việc cho chủ trương xâydựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chư Pưh đến năm2020
Trang 2II CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”;
- Nghị quyết 26/TW về nông nghiệp ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trungương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển kinh tế - xã hội gắnvới củng cố an ninh quốc phòng vùng Tây nguyên;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIV;
- Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Chư Pưh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2011-2015;
- Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg của Chính phủ về việc ban hành một số cơchế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây nguyênđến 2010;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phêduyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phêduyệt Đề án "Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020"
- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướngđến năm 2020"
- Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 16/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020"
- Quyết định số 704/QĐ-UBND, ngày 18/10/2010 của UBND tỉnh Gia Lai vềviệc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện ChưPưh đến năm 2020;
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vềhướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-
CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Chỉ thị số 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăngcường công tác quy hoạch
Trang 32 Tài liệu tham khảo
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thời kỳ 2001-2010 và kếtquả nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thời kỳ2011-2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020;
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến 2020;
- Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015 có xét đếnnăm 2020;
- Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải - Gia Lai, đến năm 2020;
- Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời kỳ đến năm 2010 vàđịnh hướng đến năm 2020;
- Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Laiđến năm 2020;
- Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu tỉnh Gia Lai đến năm 2020;
- Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Gia Lai đến năm 2020;
- Quy hoạch đất lâm nghiệp tỉnh Gia Lai;
- Quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Gia Lai đến năm 2020;
- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2011 - 2020;
- Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt gắn với chế biến tỉnh Gia Lai;
- Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Gia lai đến năm 2020;
- Quy hoạch phát triển cau su đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Gia Lai đến năm 2020;
- Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 - tỉnh Gia Lai;
- Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Gia Lai;
- Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai 2005 - 2010;
- Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Gia Lai;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chư Pưh, nhiệm kỳ 2011 - 2015;
- Các tài liệu quy hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn huyện đến 2015 và 2020;
- Niên giám thống kê huyện Chư Pưh năm 2010 và 2011;
- Các Nghị quyết, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Chư Pưh đến năm 2015
III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chư Pưh được xây dựngvới các nội dung chủ yếu sau:
Trang 41 Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố,điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánhcủa huyện trong tỉnh, các huyện ở các tỉnh lân cận: Phân tích, đánh giá những lợi thế
so sánh về các yếu tố, điều kiện phát triển của huyện trong tổng thể tỉnh và vùng.Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác lãnhthổ huyện; đánh giá tiềm năng đóng góp vào ngân sách của huyện
2 Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hộiphù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng
Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với nền kinh tế của tỉnh và vùng, từ đóluận chứng mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện Tác động củaquy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành đối với huyện trong thời kỳ quy hoạch Luận chứng
mục tiêu phát triển.
3 Xác định nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội
4 Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ huyện
5 Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt cũng nhưlâu dài các hoạt động kinh tế, xã hội của huyện và gắn với huyện khác trong tỉnh
6 Định hướng quy hoạch sử dụng đất.
7 Luận chứng danh mục dự án đầu tư ưu tiên
8 Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễmtrầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng đểbảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này
9 Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quyhoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồnvốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy hoạch; đề xuấtphương án tổ chức thực hiện quy hoạch
10 Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyệntrên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/25.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm
IV PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT XÂY DỰNG TÀI LIỆU
1 Phương pháp sử dụng tài liệu thống kê: Để xác định các yếu tố then chốt tác
động đến tình hình phát triển kinh tế địa phương, trên cơ sở đó tập trung nghiên cứusâu những vấn đề, nguyên nhân, tác nhân
2 Phương pháp điều tra: Để cập nhật và đánh giá tình hình thực trạng kinh tế
-xã hội, đánh giá thị trường Phương pháp điều tra có thể kết hợp giữa điều tra nhanhnông thôn, phỏng vấn qua phiếu điều tra
3 Phương pháp bản đồ: Thể hiện những yếu tố ít biến động như hệ thống cơ
sở hạ tầng, đất đai, vị trí địa lý Bản đồ hành chính, vị trí, mối quan hệ liên vùng,bản đồ hiện trạng, quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị và điểm dân,bản đồ tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế chủ yếu, bản đồ hiện trạng và quy
Trang 5hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đều được thể hiện trên nền địa hình tỷ lệ 1/25.000
và được xây dựng dựa trên chồng ghép, số hóa từ các bản đồ đơn tính Các phần mềmcủa hệ thống GIS, để phân tích, tổng hợp cơ sở dữ liệu
4 Phương pháp kế thừa: Kế thừa toàn bộ các kết quả nghiên cứu trước đó, tiết
kiệm các chi phí không cần thiết Phương pháp cung cấp thông tin thứ cấp để cónhững phân tích, đánh giá nhận định cần thiết cho quá trình nghiên cứu
5 Các phương pháp khác: Đánh giá đất đai, chuyên gia hội thảo, điều tra
nhanh nông thôn, đánh giá nông thôn có sự tham dự của người dân
- Bản đồ tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế chủ yếu, tỷ lệ 1/25.000: 03 cái
- Bản đồ hiện trạng năm 2010 và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyệnChư Pưh đến năm 2020, tỷ lệ 1/25.000: 03 cái
VI NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO
Gồm 3 phần chính:
- Phần thứ nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội
của huyện Chư Pưh
- Phần thứ hai: Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Chư
Pưh đến năm 2020
- Phần thứ ba: Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.
Trang 6Phần thứ nhất CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
*/ Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp huyện Chư Sê;
- Phía Nam giáp huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk;
- Phía Đông giáp huyện Chư Sê và huyện Phú Thiện;
- Phía Tây giáp huyện Chư Prông
Vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế và trao đổi văn hóa với các địaphương khác
2 Khí hậu, thời tiết
Theo phân vùng khí hậu tỉnh Gia Lai, huyện Chư Pưh nằm trong tiểu vùngkhí hậu N2A2 Trong tiểu vùng này gồm: Phần lãnh thổ trung tâm tỉnh, Chư Pưh, Chư
Sê và một phần nằm ở phía Đông tỉnh (Kon Chro) Nhiệt độ trung bình 210C - 230C,tổng nhiệt độ năm 80000C - 90000C, lượng mưa 1500 - 2000 mm Khí hậu của vùngnóng, ẩm thích hợp với cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới ẩm, như cà phê,tiêu, cao su, bò thịt
Chư Pưh nói riêng cũng như Tây nguyên nói chung thì bão ít xuất hiện, với tầnsuất rất thấp, đây là lợi thế lớn so với các tỉnh miền bắc và duyên hải trung bộ
Gió thịnh hành ở 2 hướng chính là Đông - Bắc và Tây - Nam; tốc độ gió phổbiến là 3 - 4m/s; thuận lợi cho cây trồng phát triển
3 Địa hình
Huyện Chư Pưh nằm về phía Nam cao nguyên Plei Ku và khu vực phía ĐôngBắc vùng bán bình nguyên Ea Suop Bề mặt cao nguyên có hình vòm không cânxứng, đường phân thủy tương đối bằng và trùng với quốc lộ 14, chia huyện Chư Pưhthành 2 sườn dốc đông tây rõ rệt:
- Sườn tây hẹp, độ cao giảm nhanh, thấp dần từ Đông Bắc (chân núi xã Ia
Phang 724 m) xuống Tây Nam (Suối Ia Loup 150 m) và thấp dần từ Tây Nam (núi Chư Don ranh giới giữa xã Ia Hla và xã Ia Blứ 744 m) xuống Đông Bắc (Suối Ia
Trang 7Loup 150 m) Địa hình chia cắt mạnh, quá trình xâm thực bóc mòn diễn ra mạnh mẽ,
đất đai bị thoái hóa nhanh
- Sườn đông có diện phân bố rộng và độ cao chênh nhau bé từ 700 - 800mxuống 500 - 600m, địa hình chia cắt nhẹ nên quá trình xâm thực bóc mòn ít mạnh mẽhơn sườn tây
Địa hình chung có 2 kiểu chính là:
a) Kiểu địa hình cao nguyên:
Diện tích 9.223 ha, chiếm 12,9% tổng diện tích tự nhiên Bề mặt cao nguyênbằng phẳng, sườn bị chia cắt khá mạnh tạo thành các dải đồi lượn sóng Đất đai chủyếu là nâu đỏ, nâu vàng, nâu tím phát triển trên đá Bazan, tầng dày > 100 cm, độ phì
cao, rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao (cà phê,
tiêu, cao su ) Khí hậu của vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm: Nhiệt độ trung bình
22 - 23oC, lượng mưa trung bình 2.000 - 2400 mm Thảm thực vật ở đây chủ yếu là
cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, tiêu) và cây hàng năm (lúa, hoa màu)
*/ Dạng địa hình núi thấp:
Diện tích 1.923 ha, chiếm 2,7% tổng diện tích tự nhiên Bao gồm khối núi thấp
ở xã Ia Le, Ia Phang Đất đai chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, Đất xói mòn trơ sỏi đáphát triển trên đá Mác ma axít và biến chất; nhìn chung tầng mỏng, độ dốc >200
Thảm thực vật chủ yếu là rừng rụng lá nghèo và rừng non phục hồi; trên đấtxói mòn trơ sỏi đá là cây bụi Đây là vùng cần được bảo vệ và phát triển rừng
*/ Dạng địa hình đồi lượn sóng:
Diện tích 29.197 ha, chiếm 40,7 % tổng diện tích tự nhiên Địa hình dạng đồithấp lượn sóng, độ dốc < 20o, độ cao trung bình từ 200 - 300m, thấp dần từ ĐôngNam xuống Tây Bắc Đất đai chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, xám bạc màu trên granit,phiến mica và cát kết; ngoài ra khu vực tiếp giáp với cao nguyên có nhóm đất đentrên sản phẩm bồi tụ của bazan Đất thích hợp với cây đậu đỗ, cây công nghiệp hàngnăm
Hiện trạng thảm thực vật trong vùng chủ yếu là rừng khộp nghèo, rừng phụchồi và khai thác trồng cây cây hàng năm, cây lâu năm
*/ Địa hình bình nguyên hạ lưu:
Trang 8Nằm ở phía Bắc huyện từ thị trấn Nhơn Hòa đến xã Ia Rong, Ia Dreng, giápvới vùng đồi lượn sóng Diện tích 31.352 ha, chiếm 43,73 % tổng diện tích tự nhiên.
Độ cao trung bình 150 - 200 m, thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc Toàn vùng códạng địa hình bóc mòn tích tụ, bề mặt dạng đồi thoải bằng phẳng, độ dốc < 80 Đất đaichủ yếu là đất xám bạc màu trên cát kết và granít, tầng dày > 70 cm, độ phì trungbình, thích hợp với trồng đậu đỗ và cây công nghiệp hàng năm Ven suối có đất phù
sa suối, độ phì cao, thích hợp trồng lúa nước, cây thực phẩm
4 Đất đai
a) Phân loại đất:
Trên cơ sở tài liệu điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Gia Lai,
tỷ lệ 1/100.000 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền trung thựchiện năm 2005, toàn huyện có 6 nhóm đất được chia thành 13 đơn vị đất sau:
* Nhóm đất phù sa:
- Diện tích 4.786,51 ha, chiếm 6,68% tổng diện tích, trong nhóm này có một
loại đất phù sa suối (Py) Đất phù sa suối phân bố trên địa bàn 6 xã (Ia Blứ 3.622,74
ha; Chư Don 585,99 ha; Ia Rong 279,3 ha, Ia Hla 223,45 ha; Ia Hrú 52,58 ha và Ia Phang 22,45 ha), trên địa hình bằng thấp ven suối Ia Luop, Ia Rong, Ia Khe
- Đặc điểm của đất phù sa sông suối: Độ dốc 3 - 80, tầng dày > 100cm, thànhphần cơ giới thịt nhẹ, đất có phản ứng chua ở tầng mặt và giảm dần theo độ sâu Đạmtổng số ở mức trung bình, lân tổng số nghèo Nhìn chung, sự phân bố lân giữa cáctầng không cân đối, càng xuống sâu lân càng giảm đi rõ rệt
- Khả năng sử dụng: thích hợp trồng hoa màu như bắp, rau, đậu đỗ; những nơinào có khả năng cung cấp nước tưới có thể trồng lúa nước 2 vụ
- Hiện tại loại đất này đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp khoảng 3.330
ha bao gồm: Trồng cây hàng năm 990 (trong đó lúa 490 ha), trồng cây lâu năm 750
ha còn lại là đất lâm nghiệp
* Nhóm đất xám và bạc màu:
Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai trên địa bàn huyện với diện tích21.192,15 ha, chiếm 29,56% tổng diện tích tự nhiên, gồm có 3 đơn vị đất:
- Đất xám trên đá Macma axit và đá cát (Xa):
+ Diện tích: 6.997,14 ha chiếm 9,79% tổng DTTN Phân bố tập trung ở địa bàn
xã Ia Phang 4.290,33ha; Ia Le 2.460,11ha và Ia Hla 246,1 ha; trên địa hình đồi thấpthuộc vùng trũng phía Đông huyện
+ Đặc điểm đất: Đất phát triển chủ yếu trên đá Granite và đá cát phân bố ở cácdạng địa hình bậc thềm cao đến đồi núi thấp có độ dốc thay đổi từ 0 -150 Đất chua, tỷ
lệ mùn trong đất thấp, lân nghèo ở cả dạng dễ tiêu và khó tiêu, Kali cũng ở mức rấtnghèo Do đó gặp nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, nếu sản xuất trên đấtnày cần đầu tư bón phân, nhất là phân chuồng để cải tạo nguồn dinh dưỡng trong đất
Trang 9+ Hiện trạng sử dụng: Hiện đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp khoảng
6.000 ha, trong đó trồng cây hàng năm 1.200 ha (lúa 77 ha); trồng cây lâu năm 100
- Đất xám bạc màu trên đá macma axit và đá cát (Ba):
+ Diện tích: 13.404,32 ha, chiếm 18,7% tổng DTTN Phân bố tập trung chủ
yếu phía Nam và phía Tây của huyện (Ia Le 1.373,18 ha; Ia Blứ 9.566,89 ha; Ia Hla
2.244,61 ha và Ia Phang 219,64 ha).
+ Đặc điểm đất: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất chua, hàm lượng N-P-Ktrong đất nghèo, khả năng hấp thụ của đất thấp
+ Hiện trạng sử dụng: Mục đích nông nghiệp toàn huyện là 11.234ha bao gồm
đất trồng cây hàng năm 1.284ha (trong đó lúa 210 ha); đất trồng cây lâu năm 3.180
ha còn lại là đất rừng
+ Hướng sử dụng: Đất nhìn chung có hàm lượng dinh dưỡng thấp cả ở dạngtổng số và dạng dễ tiêu; đất chua; đất nhẹ dễ bị khô hạn và khả năng giữ nước phânkém Nhờ địa hình bằng phẳng và độ dày tầng đất lớn và đất tơi xốp nên dễ thích hợpnhiều loại cây trồng cạn như mía, điều và các loại hoa màu khác như lạc, vừng, đậu đỗ,thuốc lá, Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng loại đất này một vấn đề cần chú ý là độ
ẩm đất và cần có sự che phủ mặt đất thường xuyên bằng các loại cây trồng Về phânbón cần xem xét loại cây và nhu cầu dinh dưỡng để bón đúng liều lượng và cân đối
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B):
+ Diện tích: 709,69 ha, chiếm 1,1% tổng DTTN, phân bố chủ yếu ở xã Ia Le.+ Đặc điểm đất: Đất có thành phần cơ giới nhẹ; ở tầng mặt có tỷ lệ cát khá caotrong đó chủ yếu là cát mịn, thường được xếp là đất cát mịn đến thịt pha cát, độ chuacủa đất được xếp chua và rất chua, hàm lượng N-P-K trong đất từ nghèo đến rất nghèo
+ Hiện trạng sử dụng: Loại đất này đang được sử dụng cho mục đích nôngnghiệp 680 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 52 ha và 628 đất rừng
+ Khả năng sử dụng và hướng cải tạo chính: Đất xám bạc màu nhìn chung cóhàm lượng dinh dưỡng thấp cả ở dạng tổng số và dạng dễ tiêu; đất chua; đất nhẹ dễ bịkhô hạn và khả năng giữ nước phân kém Nhờ địa hình bằng phẳng và độ dày tầngđất lớn và đất tơi xốp nên dễ thích hợp nhiều loại cây trồng cạn như điều và các loạihoa màu khác như lạc, vừng, đậu đỗ, dưa hấu, thuốc lá vv
Trong quá trình sử dụng loại đất này một vấn đề cần chú ý là độ ẩm đất và cần
có sự che phủ mặt đất thường xuyên bằng các loại cây trồng Về phân bón, nhìnchung mọi loại phân đều có khả năng phát huy hiệu lực tối đa Khi canh tác cần xemxét loại cây và nhu cầu dinh dưỡng để bón đúng liều lượng và cân đối
Trang 10* Nhóm đất đỏ vàng:
Diện tích: 26.869,79 ha, chiếm 27,48% tổng diện tích, gồm có:
- Đất nâu tím, nâu đỏ trên bazan (Ft, Fk):
+ Diện tích 25.054,09 ha, chiếm 34,95% tổng diện tích tự nhiên Loại đất này
phân bố hầu hết ở các xã thuộc huyện Chư Pưh (TT Nhơn Hòa 2.057,22ha; Ia Hrú
2.442,14 ha; Ia Rong 1.228,99 ha; Ia Dreng 2.186,22 ha; Ia Hla 5.828,86 ha; Chư Don 2.240,75 ha; Ia Phang 3.238,29 ha; Ia Le 2.932,18 ha và Ia Blứ 2.899,44 ha).
+ Đặc điểm đất: Đất đỏ trên bazan có địa hình đồi lượn sóng, đỉnh bằng 3-80,sườn dốc 15 - 200, tầng dày > 100cm, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, giàu mùn
do thảm thực vật rừng tốt, độ phì cao nhưng nghèo kali, phản ứng chua Đất rất thíchhợp với cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, tiêu, cao su, chè,
+ Hiện trạng sử dụng: Đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp 19.917 ha,trong đó trồng cây hàng năm 9.750 ha; đất trồng cây lâu năm 5.760 ha còn lại là đất rừng
- Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa):
+ Diện tích 704,2 ha, chiếm 0,98% tổng diện tích TN Phân bố chủ yếu (81%)
trên địa hình đồi núi dốc
+ Đặc điểm đất: Đất tầng mỏng 50 - 70 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ đếntrung bình Do thảm thực vật tốt nên tầng mặt giàu mùn, độ phì khá nhưng nghèo lân,
có phản ứng chua, thích hợp với trồng hoa màu lương thực và trồng chè, cây ăn quả
+ Hiện trạng sử dụng: Đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoảng 643 ha,
trong đó đất trồng cây hàng năm 114 ha (lúa 15 ha) còn lại là đất rừng.
+ Khả năng sử dụng và hướng cải tạo: So với các loại đất đỏ vàng khác, đất có
độ phì nhiêu thấp, nhất là tỷ lệ chất hữu cơ Đại bộ phận đất này được phân bố ở vùng
gò đồi, điều kiện canh tác thuận lợi cho mục đích nông nghiệp Một hạn chế đối vớiđất vàng nhạt trên đá cát là có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều đá lẫn, độ phì kém.Trong điều kiện che phủ kém đất dễ bị rửa trôi xói mòn
- Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu)
+ Diện tích 724,95 ha, chiếm 1,01% tổng DTTN Phân bố chủ yếu ở xã Ia Hla 560,4 ha và Ia Phang 128,45 ha và TT Nhơn Hòa 36,1 ha
Trang 11+ Đặc điểm đất: Phân bố trên dạng địa hình đồi thấp ít dốc, độ dốc phổ biến là
0 - 80 Trong đó, diện tích có độ dày tầng đất hữu hiệu >100 cm chiếm khoảng 65%còn lại là tầng mỏng 50-70 cm Đất có thành phần cơ giới nặng, mùn, Đạm tổng số vàLân tổng số khá đến giàu Kali tổng số nghèo chua hơn so với đất nâu đỏ
+ Hiện trạng sử dụng: Đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp 553 ha, trong
đó trồng cây hàng năm 45 ha, trồng cây lâu năm 13 ha, còn lại là rừng
+ Hướng sử dụng: Chủ yếu phù hợp với các cây hằng năm như hoa màu, lươngthực, đậu đỗ và một số cây lâu năm như cao su, cà phê, tiêu Đối với đất này, các loạiphân đều có khả năng phát huy hiệu lực cao Tuy nhiên lân ở đây sẽ bị giảm hiệu lựcnhất định do tỷ lệ sắt nhôm trong đất cao Trong sử dụng đất nâu vàng, cần quan tâmtới sự che phủ đất bằng các cây trồng, một mặt giữ ẩm nhưng quan trọng hơn là giảmbớt xói mòn rửa trôi
* Nhóm đất đen (Ru, Rk):
+ Diện tích 5.060,74 ha, chiếm 7,06% tổng diện tích Phân bố rải rác ở các xã,
trên địa hình bằng thấp (Ia Hrú 1.414,43 ha; Ia Rong 787,2 ha; Ia Hla 1.005,19 ha;
Ia Le 580,91 ha; Ia Blứ 1.273,00 ha)
+ Đặc điểm đất: Đây là dấu tích còn lại của lớp phủ bazan cổ, do quá trình xâmthực, bóc mòn của sông Ba tạo nên Đất có màu đen, tầng rất mỏng 30 - 50 cm, nhiềunơi trơ sỏi đá Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng Trong đất cóbiểu hiện gia tăng sét nhẹ theo chiều sâu Đất có độ phì khá hơn các loại đất khác,phản ứng đất ít chua ở địa hình dốc và trung tính ở địa hình bằng Hàm lượng mùn vàđạm tổng số cao trên toàn phẫu diện, đặc biệt lân tổng số cao hơn hẳn các loại đấtkhác Nghèo kali tổng số nhưng hàm lượng cation kiềm trao đổi cao
+ Hiện trạng sử dụng: Có 4.225 ha đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp,trong đó trồng cây hàng năm 2.303 ha, đất trồng cây lâu năm 437 ha còn lại là rừng
+ Khả năng sử dụng: Đất đen phân bố ở địa hình cao, thoát nước tốt, tầng đấtmỏng, nhiều đá lẫn và đá lộ đầu Các đơn vị đất đen có thể sử dụng gieo trồng nhiềuloại cây nông nghiệp dài ngày như cây ăn quả, các cây màu ngắn ngày như ngô, đậu
đỗ, các loại rau, Chú ý bón đủ lân và kali cho cây trồng cụ thể
* Nhóm đất thung lũng:
Nhóm này có một loại đất dốc tụ (D) 654,96 ha (TT Nhơn Hòa 198,79ha; Chư
Don 67,51 ha; Ia Phang 318,69 ha và Ia Blứ 69,97 ha) Phân bố trong các thung
lũng, hợp thủy đầu nguồn các suối thuộc vùng trũng thấp Đất dốc tụ màu đen hoặcnâu sẫm, giàu mùn, rất chua, thích hợp với lúa nước
Đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp 517 ha trong đó trồng cây hàng năm
354 ha, trồng cây lâu năm 33 ha còn lại là rừng
* Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá:
+ Diện tích 12.304,14 ha, chiếm 17,16% tổng diện tích Phân bố chủ yếu trên
các đồi có độ dốc lớn ở phía Tây (khu vực giáp huyện Chư Prông) phía Đông Nam
Trang 12của huyện (Ia Hla 2.404,33 ha; Chư Don 567,14 ha; Ia Phang 4.345,85 ha, Ia Le
3.441,69 ha; Ia Blứ 1.545,13 ha) Đất được hình thành do hoạt động xâm thực và bóc
mòn làm trơ lớp sỏi sạn và đá gốc Đối với loại này quy hoạch khai thác đá, sỏi vàbảo vệ thảm phủ thực vật hiện có nếu chưa khai thác
Biểu 01: Tổng hợp các loại đất
hiệu
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
I Nhóm đất phù sa P 4.786,51 6,68
II Nhóm đất xám và bạc màu X; B 21.192,15 29,56
1 Đất xám trên đá Macma axit và đá cát Xa 6.997,14 9,76
2 Đất xám bạc màu/đá macma axit và đá cát Ba 13.404,32 18,70
3 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 790,69 1,10
III Nhóm đất đỏ vàng F 26.869,79 37,48
2 Đất nâu vàng trên đá bazan Fu 724,95 1,01
3 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 704,20 0,98
4 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 386,57 0,54
5 Đất nâu tím trên đá bazan Ft 136,20 0,19
1 Đất nâu thẩm trên sản phẩm của đá bọt, bazan Ru 4.682,70 6,53
2 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan Rk 378,04 0,53
*/ Tổng diện tích tự nhiên: 71.695,02 ha Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 29.436,00 ha, chiếm 41,06%
+ Đất lâm nghiệp: 32.303,58 ha, chiếm 45,06%
- Đất phi nông nghiệp: 3.837,86 ha, chiếm 5,35%
- Đất chưa sử dụng: 6.118,58 ha, chiếm 8,53%
Trang 13*/ Diện tích chưa sử dụng trên địa bàn huyện có khả năng khai thác đưa vào sửdụng các mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và phi nông nghiệp làtrên 5000 ha.
Biểu 02: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện
c) Đánh giá tiềm năng đất đai
Để đánh giá tổng hợp khả năng sử dụng đất phải dựa vào tổng hợp phân loạiđất theo độ dốc, tầng dày và hiện trạng sử dụng đất Qua tổng hợp, huyện Chư Pưh có71.695 ha tự nhiên, trong đó:
Trang 14- Đất ít dốc (< 30 0 ): 69.818 ha, chiếm 97,38 % tổng diện tích tự nhiên, chia ra
theo tầng dày như sau:
+ Tầng dày > 30 cm: 43.329,03 ha
+ Tầng dày < 30 cm: 26.489,27 ha
- Đất dốc: (> 30 0 ): 981,41ha, chiếm 1,37 % tổng diện tích.
- Sông, suối, hồ, ao, núi đá: 826,73 ha, chiếm 1,15 % tổng diện tích
Đất thích hợp với sản xuất nông nghiệp (độ dốc <30 0 , tầng dày >30cm) toàn
huyện có 43.329,03 ha, chiếm 60,44% tổng diện tích tự nhiên
5 Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp 32.303 ha, chiếm 45,06% tổng diện tích tự
nhiên Trong đó: - Rừng sản xuất: 27.461 ha; chiếm 85% diện tích rừng.
- Rừng phòng hộ: 4.842 ha; Chiếm 15% diện tích rừng
Trạng thái rừng chủ yếu là rừng trung bình, khộp nghèo, trữ lượng khoảng 1,1triệu m3; phân bố tập trung ở các xã Ia Hla, Chư Don, Ia Phang, Ia Le và Ia Blứ
Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Gia Lai năm 2008 (Quyết định số
53/QĐ-UBND, ngày 4/2/2008 của UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng) và kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của Phòng Tài nguyên - Môi
trường huyện Chư Pưh; hiện trạng tài nguyên rừng huyện như sau:
Biểu 03: Hiện trạng rừng huyện Chư Pưh
Loại đất, loại rừng Mã Đất lâm nghiệp (ha)
Nguồn: Kết quả rà soát 3 loại rừng và số liệu ở Phòng TN-MT huyện.
6 Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt:
Do hệ thống các suối Ia Luop, Ia Rong, Ia Khe, Ea Neil và các suối nhỏ kháccung cấp cho sản xuất và sinh hoạt, hiện nay trên các hệ thống suối lớn đều đã xây
Trang 15dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ Tuy nhiên, các suối thường cạn hoặc ít nước
về mùa khô, khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt hạn chế
- Nguồn nước mạch và nước ngầm:
Kết quả điều tra giếng đào trong toàn huyện cho thấy, bình quân độ sâu củagiếng là 20 m Trong đó, hầu hết các xã, thị trấn mực nước mạch khai thác được
(NMKT) từ 20 30 m Vùng TT Nhơn Hòa, xã Ia Hrú nên NMKT độ sâu khoảng 10
-20 m
Độ dày tầng nước trên địa bàn huyện từ 10 đến 85 m, trung bình là 50 m Chấtlượng nước khá tốt, thể hiện nồng độ các khoáng chất nằm trong giới hạn cho phép sửdụng, với tổng trữ lượng nước ngầm khoảng 3.000 triệu m3 và trữ lượng cho phépkhai thác trên 1.000 triệu m3
Theo đánh giá của Phân viện khí tượng Thủy văn Miền Nam, độ sâu nướcmạch suy giảm khá nhanh trong những năm gần đây Nguyên nhân là tầng nước mạch
bị khai thác mạnh phục vụ cho sinh hoạt và tưới cây công nghiệp như cà phê, tiêu.Mặt khác, do diện tích rừng giảm mạnh dẫn đến việc bổ sung trữ lượng nước mạch,nước ngầm vào mùa mưa cũng bị giảm theo
7 Tài nguyên khoáng sản
*/ Tài nguyên khoáng sản đang khai thác:
- Mỏ đá Granit ở xã Ia Phang với khối lượng khai thác trên 5.000m3/năm
- Mỏ đá xây dựng ở TT Nhơn Hòa, xã Ia Le với khối lượng khai thác 10.000
m3/năm
- Quặng Fluorit ở xã Ia Le với khối lượng khai thác hàng năm đạt 5.000 tấn
*/ Tài nguyên khoáng sản có triển vọng khai thác:
- Q ưangj sắt ở thị trấn Nhơn Hòa đang trong thời gian thăm dò, dự kiến sẽ đưavào khai thác sau năm 2015 với khối lượng 500.000 tấn/năm
- Đất sét với trữ lượng lớn ở Ia Le, khả năng khai thác làm nguyên liệu đónggạch và làm bát đựng mủ cao su
9 Tài nguyên nhân văn
Chư Pưh là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em gồm Kinh, Jrai,Bahnar, Êđê Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng, có chữ viết, tiếng nói
Trang 16riêng nhưng tất cả đều có chung một truyền thống đấu tranh dũng cảm chống ngoạixâm Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ rất nhiều người con ưu túcủa huyện đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương Sự đa dạng
về dân tộc đã làm nên sự đặc sắc, phong phú trong văn hóa của huyện cần được pháthuy, bảo tồn và phát triển
Ngày nay, sau khi được tái lập đứng trước yêu cầu đổi mới để phát triển kinh tế
- xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh uỷ,UBND tỉnh Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã phát huy truyền thốngđoàn kết, tinh thần cách mạng tiến công, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, vượtqua thách thức, phát huy tiềm năng, từng bước dành được những thành tựu ngày càng
to lớn, tạo niềm tin, sức mạnh và bản lĩnh để tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện ngàycàng giàu mạnh và vững bước đi lên
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mớidưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện, toànĐảng, toàn dân toàn quân đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường,khắc phục mọi khó khăn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa
và giữ vững trật tự an ninh xã hội
II ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
1 Dân số
Dân số trung bình năm 2011 là 64.953 người, mật độ trung bình 91 người/km2.Toàn huyện có 8 xã, 1 thị trấn với tổng số 82 thôn làng, 12.614 hộ Các xã có mật độdân số cao là các xã nằm về phía Bắc của huyện: Thị trấn Nhơn Hòa 516 người/km2,
xã Ia Hrú 214 người/km2, xã Ia Rong 222 người/km2 và xã Ia Dreng 265 người/km2
Là huyện mới chia tách nên dân số nông thôn chiếm tỷ lệ khá cao (81,7%) Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên năm 2011 là 2,09%
Tỷ lệ cộng đồng các dân tộc ít người cao, với 35.073 người, chiếm 54% dân sốtoàn huyện; trong đó: Người Jarai chiếm 50,3%, Bana chiếm 1,76% và dân tộc khácchiếm 1,96% tổng dân số
2 Thực trạng lao động
Lao động trong độ tuổi có: 37.998 người, chiếm 58% dân số Tổng lao độngđang làm việc trong các ngành: 41.045 người, chiếm 108% lao động trong độ tuổi,trong đó:
- Lao động nông lâm thủy sản: 37.871 người, chiếm 92,3%
- Lao động khối CN - XD: 1.400 người, chiếm 3,4%
- Lao động khối dịch vụ: 1.774 người, chiếm 4,3%
Chuyển dịch cơ cấu lao động chuyển dịch chậm theo hướng tăng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản
Trang 17-Lao động qua đào tạo trong các ngành kinh tế ở Chư Pưh chiếm khoảng 8-10%
lao động đang làm việc (kể cả lao động mới qua đào tạo nghề) Lao động qua đào tạo
chủ yếu thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế và doanh nghiệp Lao độngqua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu để phát triển kinh tế Lao động có trình
độ cao đẳng, đại học trở lên còn rất thấp; đặc biệt, lao động có trình độ kỹ thuật cao,cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi còn rất thiếu
III THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1 Tổng quan kinh tế - xã hội
1.1 Tăng trưởng kinh tế
Biểu 04: Giá trị sản xuất và tăng trưởng các ngành 2009 – 2011
Nguồn: Chi cục thống kê huyện và tính toán theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT
Tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2011 đạt 1.516.019 triệu đồng (giá 2010)
Bình quân GTSX trên đầu người là 23,3 triệu đồng/năm (giá 2010)
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bq/năm đạt 12,9%; trong đó: Nông lâm thủysản tăng 6,6%; công nghiệp - XD tăng 6,5% và khối dịch vụ tăng 52,3%
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong 2 năm qua của huyện bằng xấp xỉ với tốc
độ tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn tỉnh Gia Lai
1.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng của nông nghiệp đã giảm từ mức 74,6% năm 2010 xuống còn 71,4%năm 2011
Trang 18Công nghiệp và xây dựng chuyển dịch từ 15,7 – 15,9%, do chủ yếu là đầu tưxây dựng cơ bản trong thời kỳ mới chia tách huyện.
Khu vực dịch vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 9,7 – 12,7%
Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo chiều hướng tăng dần tỷ trọngngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông lâmthủy sản Sự chuyển dịch chậm và không ổn định do nền kinh tế huyện chủ yếu phụ
thuộc vào ngành nông nghiệp (cây lâu năm), năm 2010 và 2011 đưa một số diện tích
cao su và hồ tiêu vào kinh doanh đã tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp lên, bên cạnh đóngành công nghiệp – xây dựng tăng chủ yếu là tăng từ ngành xây dựng trong thời kỳkiến thiết cơ bản xây dựng huyện mới
1.3 Thu - Chi ngân sách
- Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt 108,25 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn31,91 tỷ đồng, chiếm 29,48% Năm 2011 thu ngân sách đạt 180,8 tỷ đồng, trong đóthu trên địa bàn ước đạt 52,9 tỷ đồng
- Tổng chi ngân sách năm 2010 là 104,32 tỷ đồng, trong đó: Chi thường xuyênchiếm 65,95% tổng chi; chi sự nghiệp giáo dục chiếm 40,44 chi thường xuyên; chiquản lý hành chính 15,06%, sự nghiệp y tế 4,3%; đảm bảo xã hội 0,93%; chi sựnghiệp văn hóa, thông tin và thể thao chiếm 0,5%; chi sự nghiệp kinh tế chiếm2,79% Năm 2011 tổng chi 170,03 tỷ đồng, chi thường xuyên chiếm 69,6%
Tăng trưởng kinh tế đã có tác động tích cực đến thu ngân sách Tuy nhiên, dođặc điểm là huyện thuần nông, mới thành lập nên thu ngân sách còn thấp so với tổngchi
1.4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Niên giám thống kê thiếu phần này)
Tổng đầu tư toàn xã hội năm 2011 đạt trên 300 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tưxây dựng cơ bản huyện quản lý là 91,7 tỷ đồng; tập trung chủ yếu vào các lĩnh vựckinh tế, giáo dục, y tế, quy hoạch, xây dựng đô thị, an sinh xã hội, đường giao thông.Các công trình được đầu tư đã phát huy được hiệu quả, góp phần tích cực vào pháttriển kinh tế xã hội
2 Hiện trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực
2.1 Ngành nông lâm ngư nghiệp
a) Hiện trạng, biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp:
Trong giai đoạn 2006 - 2011, diện tích đất nông nghiệp tăng 4.298,59 ha
(7,48%), nguyên nhân chính là do trong 5 năm qua huyện đã tích cực khai hoang đưa
diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, trong đó:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 9.593,65, bình quân mỗi năm diệntích đất sản xuất nông nghiệp tăng 1.918 ha, trong đó biến động các loại đất cụ thểnhư sau:
Trang 19- Đất trồng lúa tăng 39,75 ha (xã Ia Hla tăng 4,80 ha, xã Ia Le tăng 21,36 ha,
xã Ia Dreng tăng 9,53 ha…) Nguyên nhân đất lúa tăng là do chuyển từ đất trồng cây
hàng năm, đất bằng chưa sử dụng sang và do thống kê kiểm kê năm 2005 chưa chính
xác Cũng trong cùng thời kỳ diện tích đất trồng lúa giảm 16,92 (xã Ia Blứ giảm 2,46
ha, xã Ia Phang 14,46 ha) Diện tích đất trồng lúa giảm là do chuyển sang đất trồng
cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm và đất có mục đích công cộng
- Đất trồng cây hàng năm khác tăng 5.712,10 ha, biến động cụ thể như sau:+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm ở thị trấn Nhơn Hòa 138,78 ha.+ Tăng ở các xã Ia Hla 4,80 ha; xã Ia Le 2.113,76 ha; xã Ia Dreng tăng 6,80 ha;
xã Ia Blứ tăng 2.268,68 ha; xã Ia Phang 1.179,17 ha; xã Ia Hrú 170,51 ha
Nguyên nhân diện tích đất trồng cây hàng năm tăng chủ yếu do chuyển từ đấtđồi núi chưa sử dụng, đất lâm nghiệp sang đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm tăng 2.641,80 ha, biến động cụ thể như sau:
+ Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 141,06 ha tại các xã như sau: xã Ia Hlagiảm 83,86 ha; thị trấn Nhơn Hòa giảm 57,20 ha Nguyên nhân giảm đất trồng câylâu năm giảm là do là do chuyển sang đất xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
+ Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 4.444,23 ha trong đó: xã Ia Dreng tăng16,33 ha; xã Ia Blứ tăng 3.850,44 ha; xã Ia Hrú: tăng 79,39 ha Nguyên nhân diện tíchđất trồng cây lâu năm tăng là do thực hiện chủ trương chuyển diện tích đất có rừngnghèo và đất chưa sử dụng sang đất trồng cây cao su
- Diện tích đất lâm nghiệp của huyện giảm từ 37.596,26 ha năm 2006 xuốngcòn 32.302,58 ha năm 2011, trong đó:
+ Đất rừng sản xuất giảm 5.129,07 ha, do chuyển qua đất sản xuất nông nghiệp
(xã Ia Blứ giảm 3.652,09 ha, xã Ia Hla giảm 350,22 ha, xã Ia Phang giảm 692,36 ha,
xã Ia Hrú giảm 136,64 ha); Tăng ở xã Ia Le 842,38 ha.
+ Đất có rừng phòng hộ giảm 164,61 ha, (xã Ia Blứ giảm14,99 ha, xã Ia Hrú
giảm 49,55 ha, xã Ia Hla giảm 100,07 ha) Diện tích đất có rừng phòng hộ giảm chủ
yếu là do chuyển sang cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
b) Thực trạng sản xuất nông nghiệp:
*/ Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp:
Mặc dù diện tích và năng suất tăng chậm, nhưng giá trị sản xuất tăng nhanh
Do cơ cấu cây trồng chuyển đổi hợp lý, trong đó tập trung đẩy mạnh sản xuất cà phê,cao su, hồ tiêu, …
Trang 20Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 680.500 triệu đồng năm 2009 lên 915.235
triệu đồng năm 2011 (theo giá CĐ 2010), tốc độ tăng 2009 - 2011 đạt 16%/năm (trong
đó năm 2011 tăng so với năm 2010 là 6,6%) Tăng trưởng nhanh so với năm 2009 là
do đưa hơn 1.000 ha cao su vào kinh doanh cho sản lượng gần 1.800 tấn
Biểu 05: GTSX, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Giá trị SX theo giá CĐ 2010 Tốc độ tăng
(%) Năm
2009
Năm 2010
Năm
2011 09-11 10-11
I GTSX theo giá CĐ2010 Triệu.đ 680.500 858.661 915.235 16,0 6,6
1- Nông nghiệp Triệu.đ 674.753 854.789 905.985 15,9 6,0
Nguồn: Chi cục thống kê huyện và tính toán theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT
*/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Giá trị sản xuất trồng trọt chiếm tỷ trọng từ 90 – 93,5%, chăn nuôi chiếm 6,5%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 2-2,8% trong tổng GTSX ngành nông nghiệp
3-Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷtrọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi khi không có sự biến động lớn về tăngdiện tích trồng trọt, tuy nhiên sự chuyển dịch xảy ra chậm và chững lại, vì trồng trọtmang lại giá trị chủ yếu trong cơ cấu ngành nông nghiệp và kinh tế toàn huyện
Lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp không gia tăng, mà có chiều hướng đang giảmdần tỷ trọng Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa cần gia tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong nông nghiệp
*/ Tình hình về diện tích - năng suất - sản lượng một số cây trồng chính:
Xu thế mở rộng diện tích cây trồng trên địa bàn là hợp lý, phù hợp với điềukiện khí hậu đất đai cũng như thị trường, đảm bảo ngày càng gia tăng thu nhập trênmột đơn vị diện tích Trong đó: Diện tích cao su, tiêu, cây thực phẩm tăng nhanh, đặcbiệt là cây cao su năm 2011 tăng 4.151 ha so với năm 2009
Đất đai trên địa bàn huyện có độ phì tự nhiên cao, tiềm năng mở rộng đất nôngnghiệp còn lớn, nên hầu hết nông nghiệp chỉ mới phát triển theo hướng mở rộng diện
Trang 21tích; năng suất nhìn chung tăng chưa cao Trong tương lai cần đẩy mạnh phát triểnsản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, chiều rộng.
*/.Các cây chủ lực trên địa bàn huyện:
- Cây Hồ tiêu: Là cây trồng đem lại GTSX chủ yếu trên địa bàn huyện, năm
2011 diện tích 1.888 ha, tăng 150 ha so với năm 2009, sản lượng 8.238 tấn với GTSXđạt 1.070.995 triệu đồng, chiếm 69% cơ cấu trong tổng GTSX của trồng trọt
- Cây Cao su: Những năm gần đây, với chủ trương phát triển cây cao su củatỉnh Gia Lai, đến năm 2011 huyện đã trồng được 6.880 ha Trong 2 năm 2010-2011
đã trồng mới 3.900 ha, diện tích đưa vào kinh doanh 1.147 ha với sản lượng 1.978 tấn
mũ đạt giá trị 35.950 triệu đồng
- Cây Cà phê: Diện tích năm 2011 là 2.243, tăng 208 ha so với năm 2009, nhờnhân dân đầu tư thâm canh nên năng suất tăng khá trong 2 năm qua (1,7-2,5 tấn/ha),sản lượng 5.582 tấn, GTSX đạt 206.532 triệu đồng, chiếm 13,3% cơ cấu trong tổngGTSX của trồng trọt
- Ngoài ra cây lương thực, thực phẩm cũng được chú trọng ổn định về diện tíchcũng như sản lượng trong những năm qua, góp phần vào ổn định lương thực trên địabàn huyện
Biểu 06: Diện tích - năng suất - sản lượng các loại cây trồng chính
- Sản lượng tấn 6.080 7.136 5.018 -9,15 1.2 Cây ngô ha 3.126 2.583 2.850 -4,52
- Sản lượng tấn 15.848 13.237 14.820 -3,30
2 Cây chất bột lấy củ ha 1.107 1.033 1.057 -2,28
2.1 Cây sắn ha 1.043 954 978 -3,17
- Sản lượng tấn 12.332 17.467 18.582 22,75 2.2 Cây khoai ha 64 79 79 11,10
- Sản lượng tấn 273,10 108 178 -19,36
II Cây lâu năm ha 6.853 9.887 11.457 29,30
Trang 22Hạng mục ĐVT Hiện trạng
Tăng BQ 09-11 (%)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Cây CN lâu năm ha 6.759 9.735 11.294 29,27
1.1 Cây cà phê ha 2.035 2.016 2.243 4,99
- Sản lượng tấn 3.420 4.122 5.582 27,75 1.2 Cao su ha 2.729 5.593 6.880 58,78
- Sản lượng tấn 13 1.252 1.798 1.075,89 1.3 Cây hồ tiêu ha 1.663 1.766 1.888 6,54
- Sản lượng tấn 7.450 8.238 8.238 5,16 1.4 Cây Điều ha 332 360 283 -7,66
- Sản lượng tấn 200 163 144 -14,97
2 Cây ăn quả ha 94 152 163 31,68
- Sản lượng tấn 234 481 522 49,46
Nguồn: Số liệu phòng NN&PTNT và Chi cục thống kê huyện Chư Pưh
*/ Tình hình phát triển chăn nuôi:
Chăn nuôi trâu bò có tổng đàn đạt khá, năm 2011 toàn huyện có 17.042 contrâu bò, bình quân có 1,35 con/hộ, hình thức chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình Chănnuôi trang trại chưa phát triển
Tổng đàn heo năm 2011 có 19.015 con, bình quân 1,5 con/hộ
Tổng đàn gia cầm năm 2011 có 42.000 con, bình quân 3,3 con/hộ
Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện thì cây công nghiệp chiếm tỷtrọng chính, do vậy để gia tăng được quy mô đàn gia súc cũng như đàn gia cầm, cầnthiết phải đẩy mạnh chăn nuôi dưới hình thức công nghiệp, trang trại Chăn nuôi trâu
bò cũng chỉ có thể tập trung phát triển mạnh dưới dạng trang trại, chăn nuôi dưới tánrừng và đặc biệt là phải có đồng cỏ trồng
Biểu 07: Tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trang 23c) Lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng trên địa bàn còn lớn (1.110,3 ha),
nhưng do nguồn vốn còn hạn chế nên mức độ trồng rừng không cao
Diện tích đất rừng sản xuất cũng rất lớn (27.460,5 ha); nhưng hầu hết là rừng
nghèo và nghèo kiệt đang trong giai đoạn khoanh nuôi phục hồi, do vậy giá trị sảnxuất kinh doanh rừng cũng không lớn Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2011 đạt
6.273 triệu đồng (theo giá hiện hành).
d) Thủy sản:
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2011 là 5,5 ha chủ yếu là cá nước ngọt
phát triển manh mún trong các hộ gia đình Sản lượng thủy sản đạt 75,3 tấn (nuôi
trồng 63,3 tấn, khai thác 12 tấn) tăng 71,5 tấn so với năm 2009, tổng giá trị sản phẩm
ngành thủy sản theo giá hiện hành đạt 3.907 triệu đồng, trong đó nuôi trồng 3.357triệu đồng, đánh bắt 550 triệu đồng
2.2 Ngành công nghiệp, TTCN - xây dựng
Biểu 08: Giá trị sản xuất, tăng trưởng và cơ cấu sản xuất CN-XD
STT Hạng mục ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 tăng (%) Tốc độ
Trang 2410 Quần áo may sẵn 1000 sp 241 272
12,9
Nguồn: Chi cục thống kê huyện và tính toán theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT
Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng bình quân từ 2009
-2011 là 13,4%; trong đó: Công nghiệp tăng 22,9%; xây dựng tăng 8,8%
Các cơ sở công nghiệp và TTCN hiện có đều phát huy công suất tăng sảnlượng sản phẩm Do vậy, giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng côngnghiệp, giảm tỷ trọng xây dựng Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp là chếbiến tiêu xuất khẩu, khai thác đá xây dựng, giết mổ gia súc … Sản xuất công nghiệptrên địa bàn chủ yếu vẫn là chế biến thô các mặt hàng phục vụ tiêu dùng nội bộhuyện; các mặt hàng chế biến sâu, chế biến biến xuất khẩu phát triển ở mức độ thấp,quy mô nhỏ do chưa có cụm công nghiệp
Năm 2011
Tăng BQ (%) 09-11 10-11
- Trên địa bàn huyện hiện nay có 3 chợ:
Chợ thị trấn Nhơn Hòa với diện tích sử dụng 6.864 m2, có khoảng 100 hộ buônbán kinh doanh;
Trang 25- Các chợ hiện tại tập trung phân bố ở các xã ven quốc lộ 14, khá thuận lợi chotrao đổi thương mại Tuy nhiên, tương lai cần hình thành một số chợ theo cụm xãnhằm rút ngắn cự ly giao dịch, đảm bảo phù hợp với xu thế tiếp cận nhanh cho vấn đềcung cấp cũng như tiêu dùng hàng hóa.
- Các cơ sở sản xuất và lao động: Năm 2011 có 1.149 cơ sở hoạt động thươngmại - dịch vụ, tổng số lao động trong ngành là 1.438 người Tốc độ tăng 2009 - 2010
về số cơ sở 131,65% và lao động là 9,67%
- Hoạt động thương mại chủ yếu do các hộ tư nhân đảm nhận; phát triển nhanhmạnh đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng Dịch vụ thương mại đã tiếpcận đến các hộ vùng sâu vùng xa dưới nhiều hình thức như trao đổi tận tay người tiêudùng hoặc thông qua đại lý, …
Khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 2011 đạt 180.500 tấn/năm; khối lượnghàng hóa luân chuyển đạt 18.890 tấn/km
c) Du lịch, khách sạn, nhà hàng
Điểm du lịch trên địa bàn huyện chưa được xây dựng và khai thác, vì vậykhách sạn nhà hàng phát triển còn chậm, GTSX năm 2011 đạt 46.930 triệu đồng, chủyếu thu được từ phát triển dịch vụ nhà hàng
d) Hoạt động tài chính - ngân hàng, bảo hiểm xã hội:
- Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngân hàng Côngthương, ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường hoạt động đáp ứng nhu cầu vốn củanhân dân phục vụ sản xuất và kinh doanh Góp phần quan trọng trong việc phát triểnkinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo Năm 2010 tổng dư nợ trên 210 tỷ đồng, tổngnguồn vốn huy động trên địa bàn huyện đạt 60 tỷ, phí dịch vụ 150 triệu Cung cấp
800 thẻ ATM cho khách hàng có nhu cầu Năm 2011 tổng dư nợ trên 372 tỷ đồng
(phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội dư nợ 83,224 tỷ đồng, chi nhánh ngân hàng Công thương 120 tỷ đồng và ngân hàng NN&PTNT dư nợ 168,993 tỷ đồng),
tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện đạt 170 tỷ
- Về cơ cấu dư nợ: Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọngkhá cao, 82% trên tổng dư nợ toàn chi nhánh; trong đó: Ngành Nông nghiệp chiếm tỷtrọng 70% trên tổng dư nợ, ngành dịch vụ, ngành xây dựng chiếm 18%, ngành nghềkhác bao gồm cho vay tiêu dùng CBCNV mua sắm phương tiện và các mặt hàng sinhhoạt trong gia đình chiếm 12%
Trang 26Nhìn chung hoạt động tài chính ngân hàng tốt, đáp ứng yêu cầu vay vốn cũngnhư hỗ trợ nguồn vốn cho người sản xuất Cấp tỉnh đã hình thành Quỹ hỗ trợ pháttriển HTX, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho kinh tế tập thể Tuy nhiên, để các chính sách
ưu đãi tín dụng của Nhà nước đến được một cách kịp thời và rộng rãi đối với mọi đốitượng cần sử dụng vốn, thì cần thiết phải tăng cường quản lý và phát triển Quỹ tíndụng nhân dân, xây dựng phương án hình thành liên hiệp HTX tín dụng khu vựcnhằm tăng cường quản lý, tạo điều kiện điều hòa vốn hoạt động của các quỹ tín dụngnhân dân cơ sở, hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo hoạt động tín dụng nội bộ trongHTX
- Năm 2011 số người tham gia bảo hiểm xã hội – BHYT bắt buộc là 44.595người, số tiền thu được 27,89 tỷ đồng Đã cấp 1.338/1.388 lao động, cấp 43.207 thẻBHYT, 31.314 thẻ BHYT được cấp cho người nghèo và dân tộc tiểu số Công tác chitrả lương hưu và trợ cấp BHXH được thực hiện kịp thời và đúng chế độ, chi trả cho
113 người với số tiền 0,6 tỷ đồng đối với chế độ chính sách ốm đau, thai sản, 15.794người với số tiền 4,28 tỷ đồng cho chi trả khám chữa bệnh và ngoại trú
e) Thông tin và truyền thông:
* Về Công nghệ - Thông tin
Hệ thống thông tin liên lạc khá phát triển, tất cả các xã đều có điện thoại, mạngVMS đã được phủ hầu hết tất cả các xã trong huyện Hầu hết các xã thị trấn có bưuđiện văn hóa, trung tâm huyện có bưu cục trung tâm, tổng đài điện thoại Bình quân
45 máy điện thoại/100 dân (gồm thuê bao cố định + thuê bao DĐ trả sau và thuê bao
DĐ trả trước) Năm 2011 toàn huyện có 1.250 thuê bao Internet, bình quân 1,9 thuêbao/100 dân, tỷ lệ máy tính đạt 20 máy/100 dân
* Về Bưu chính – Viễn thông
Mạng bưu chính phát triển rộng khắp đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin,chuyển phát của nhân dân trong khu vực Toàn huyện có 1 bưu cục cấp 3 và 5 bưuđiện văn hóa xã Hạ tầng viễn thông băng rộng trên địa bàn huyện được đầu tư, pháttriển với 100% xã có cáp quang đến trung tâm xã (9/9 xã), 100% xã có trạm thông tin
di động (trạm BTS) hoạt động, với 49 trạm BTS; 100% xã có thuê bao cố định (hữutuyến, vô thuyến)
* Về phổ cập thông tin
Hệ thống thông tin cơ sở đầu tư tương đối đầy đủ, với 1 đài truyền thanh –truyền hình cấp huyện và 4 trạm truyền thanh không dây/4 xã, đạt tỷ lệ 44% Số hộtrên địa bàn có máy tính đạt tỷ lệ 3% với 1,3% số hộ nối mạng Internet; 80% số hộ cómáy thu hình, trong đó 72,8% xem được truyền hình số bằng anten chảo
2.4 Lĩnh vực văn hóa - xã hội
a) Y tế:
- Cơ sở vật chất:
Trung tâm y tế huyện mới thành lập với biên chế 30 giường bệnh, cơ sở vậtchất còn nghèo nàn, thiếu thốn, hiện trạng đang trong quá trình xây dựng, đang tạm
Trang 27sử dụng cơ sở của Trạm y tế trung tâm thị trấn Nhơn Hòa cũ để hoạt động toànhuyện có 9 trạm y tế xã với tổng số 45 giường bệnh, trong đó có một xã đạt chuẩnQuốc gia về y tế xã (Ia Le) Tỷ lệ giường bệnh/người dân đạt 11,5/1 vạn dân
+ Dược sỹ trung cấp 10 người
Ngoài ra còn có 82 cán bộ y tế thôn bản đang hoạt động trên địa bàn huyện Vềnhân sự đáp ứng dưới 80% yêu cầu
- Hoạt động y tế: Cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân,
kết quả trong năm 2011:
+ Công tác y tế dự phòng được thực hiện thường xuyên; các bệnh xã hội nhưphong, lao, bướu cổ, tâm thần… có chiều hướng thuyên giảm
+ Thực hiện 26.847 lần khám bệnh, điều trị cho 1.022 bệnh nhân
+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2011 là 22%
Số phòng phòng học chưa đạt chuẩn còn chiếm tỷ lệ cao; là một huyện mớithành lập nên nhu cầu phát triển trường học phải đồng thời cả hai yêu cầu, gồm: Xóa
bỏ phòng tạm, từng bước kiên cố hóa hệ thống trường học, đồng thời đẩy mạnh xâydựng mới để đáp ứng nhu cầu trường lớp cho học sinh
Trang 28Nguồn: Phòng giáo dục huyện Chư Pưh.
*/ Số lượng học sinh và đội ngũ giáo viên các cấp:
- Số lượng học sinh các cấp hàng năm tăng bình quân 4,75%, duy trì sĩ số họcsinh đạt 99,4%
- Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, tỷ lệ học tốt nghiệp các cấp hàng năm
đều tăng (lớp 9 tốt nghiệp 100%, lớp 12 tốt nghiệp đạt 74%)
- Phổ cập THCS được duy trì và phát triển, đến nay 9/9 xã, thị trấn được côngnhận hoàn thành phổ cập bậc THCS
- Về giáo viên: So với năm 2010 tăng thêm 188 người Tỷ lệ giáo viên đạtchuẩn 100% Là một huyện mới thành lập, lại là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộcthiểu số chiếm tỷ lệ cao, nhưng tỷ lệ học sinh duy trì sĩ số hàng năm đạt khá cao
Biểu 11: Số lượng học sinh và giáo viên các cấp
Nguồn: Phòng giáo dục huyện Chư Pưh.
c) Văn hóa - Thông tin - Thể thao:
- Các khu văn hóa - thể thao xã, nhà sinh hoạt cộng đồng và sân thể thao thôncòn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở; 9/9 xã đãđược phủ sống truyền hình, 2/9 xã chưa có trạm truyền thanh
Các cơ sở văn hóa - thể thao tại trung tâm huyện đang được triển khai xâydựng
Tổng gia đình văn hóa là 4.300/12.304 đạt 34,95%; làng văn hóa 45/81 đạt56%; công sở văn hóa đạt 50%
Trang 29- Hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao được phát động và duy trì thườngxuyên Phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị và nâng cao nhận thức về chủ trương phápluật của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật và đời sốngtinh thần cho nhân dân
d) Thu nhập, đời sống dân cư:
- Giá trị sản xuất (giá hiện hành) bình quân đầu người:
Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2011 đạt 36 triệu đồng, tăng so vớinăm 2009 là 2,1 lần
Nhìn chung thu nhập bình quân đầu người đạt khá cao so với mức thu nhậpchung của vùng nông thôn toàn tỉnh (khoảng 19 triệu đồng/người/năm), các loại câytrồng có hiệu quả kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu, … đang có điều kiện mở rộng
cả về chiều rộng và chiều sâu, là cơ hội lớn để Chư Pưh đẩy mạnh thu nhập dân cư
- Hiện trạng mức sống dân cư:
Năm 2010 số hộ nghèo toàn huyện theo chuẩn năm 2005 là 1.258 hộ, chiếm10% Bình quân tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 4%
Hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2010 là 3.837 hộ, chiếm 30,89% trong đó hộnghèo đồng bào dân tộc chiếm 25,57% Hộ cận nghèo toàn huyện chiếm 7,7% Năm
2011 hộ nghèo toàn huyện 3.042 hộ, chiếm tỷ lệ 24,12%
Số liệu trên cho thấy mặc dù thu nhập bình quân đầu người toàn huyện cao,nhưng do đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, khả năng kinh doanhkhông theo kịp xu thế thị trường, phong tục tập quán sản xuất và tiêu dùng còn nhiềuhạn chế, dẫn tới đa phần hộ nghèo rơi vào hộ đồng bào dân tộc thiểu số
e) Định canh định cư:
Đến nay huyện đã hoàn thành cơ bản về định canh định cư ổn định cho đồngbào dân tộc Để củng cố và phát triển sự nghiệp định canh định cư, huyện đang tiếptục thực hiện các chương trình mục tiêu như: Bố trí sắp xếp cho các hộ vùng thiên tai,vùng đặc biệt khó khăn, các hộ di cư tự do theo Quyết định 193/2007/QĐ-TTg,Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; các chương trình mục tiêu quốc gia
về sắp xếp ổn định dân cư nông thôn
Năm 2009 - 2011 đã hỗ trợ trực tiếp cho 261 hộ tại 2 làng ở xã Ia Le và 2 làng
ở xã Chư Don để mua vật liệu sửa nhà, giống cây trồng và phân bón phục vụ sảnxuất Triển khai xây dựng 13,3 km đường giao thông nông thôn, xây dựng 2 nhà sinhhoạt cộng đồng Nguồn vốn thực hiện trong 2 năm là 18,27 tỷ đồng cho chương tình
bố trí sắp xếp ổn định dân cư, trong đó vốn dành cho đầu tư phát triển chiếm trên75% tổng số vốn
3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.1 Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện có tổng chiều dài 752,7 km Số kmđược cứng hóa 133,9 km, chiếm 17,8%, trong đó: 100% các xã có đường giao thông
Trang 30đến trung tâm, đường Quốc lộ 14 có kết cấu mặt đường bê tông nhựa chạy dọc trênđịa bàn huyện đã tạo điều kiện cho nhân dân trong sinh hoạt và giao lưu kinh tế.
- Đường Quốc lộ 14 với chiều dài 32 km đã được BTN 100%
- Đường nội thị với tổng chiều dài 19,2 km, được cứng hóa 8,5 km
- Đường trục xã, liên xã: Tổng số 68,78 km, số km đã trải nhựa, BTXM 63,5
km (chiếm 92,3%), trong đó có 38 km (chiếm 55,2%) đạt chuẩn Chưa trải nhựa,
BTXM 5,27 km (đường vành đai giữa Ia Phang và thị trấn Nhơn Hòa).
- Đường trục thôn, xóm: Tổng số 194 km, có 29 km (chiếm 14,9%) đã được
cứng hoá, trong đó có 6,2 km (chiếm 3,19 %) đạt chuẩn; 164,1 km (chiếm 84,6%)
chưa được cứng hoá
- Đường ngõ, xóm: Tổng số 208,9 km, có 0,9 km (chiếm 0,4%) đã được bê tông hoá, 208,02 km (chiếm 99,57%) còn là đường đất và cấp phối.
- Đường trục chính nội đồng: Tổng số 229,83 km, 100 % chưa được cứng hoá Nhìn chung tỷ lệ đường đất trên địa bàn huyện còn cao, đầu tư cho giao thôngtrên địa bàn còn chậm Trong những năm tới cần đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn thiện
hệ thống giao thông nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới, để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh nền kinh tế, sớm hoàn thành các mụctiêu theo tiêu chí Nhà nước ban hành
Biểu 12: Hiện trạng hệ thống giao thông
Đường ngõ xóm
Đường nội đồng
Tổng
Đã cứng hoá
TL cứng hóa (%)
Tổng
Đã cứng hoá Tổng
Đã cứng hoá Tổng
Đã cứng hoá Tổng
Đã cứng hoá
Trang 31các đập dâng, các hồ chứa nước tiểu thủy nông Do vậy, diện tích đất nông nghiệpđược tưới bằng công trình thủy lợi trên địa bàn rất hạn chế Tổng diện tích được tướitrên toàn huyện hiện có: 1.492 ha; trong đó: Lúa 892 ha, cây công nghiệp 600 ha.
- Các công trình thủy lợi nhỏ hiện có phần lớn được nâng cấp kiên cố hóa
Biểu 13: Hiện trạng các công trình thủy lợi
Chiều dài kênh mương
Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT huyện.
3.3 Điện - nước sinh hoạt
hộ dùng điện trên địa bàn toàn huyện đạt 96,9% tổng số hộ
b) Nước sinh hoạt:
Địa bàn thị trấn đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống cung cấp nước máyvới công suất 4.000m3/ngày đêm Các công trình cung cấp nước sinh hoạt trên địabàn các xã gồm có:
- Giếng khoan: 10 cái
- Giọt nước: 8 công trình, còn lại là sử dụng giếng đào
Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh năm 2011 đạt 86% số hộ toàn huyện, số hộthành thị dùng nước sạch đạt 68% số hộ thị trấn
3.4 Hạ tầng khu trung tâm huyện, khu du lịch, khu công nghiệp và các khu giãn dân
Trang 32- Hạ tầng khu trung tâm đến nay xây dựng đạt khoảng 80% quy mô, trụ sở làmviệc huyện ủy, UBND, các khối mặt trận và nhà làm việc liên cơ các phòng ban cơbản đã hoàn thành
- Cụm công nghiệp huyện Chư Pưh đang được quy hoạch chi tiết tại xã Ia Le vàtiến tới công tác giải phóng mặt bằng, thi công hạ tầng kỹ thuật
- Khu quy hoạch du lịch sinh thái tại thị trấn Nhơn Hòa đang trong thời giangiải phóng mặt bằng, kêu gọi đầu tư
- Các khu dãn dân công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng nhìn chung đảm bảo kịp thời nhu cầu dãn dân của các xã và thị trấn.
I ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT NHỮNG LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ
1 Những thành tựu đã đạt được về kinh tế - xã hội
Sau hơn 2 năm thành lập huyện, thực hiện mục tiêu Nghị quyết Hội nghị Banchấp hành lâm thời Đảng bộ huyện, kinh tế - xã hội huyện Chư Pưh đã có nhữngbước tiến bộ đáng kể Tạo nền tảng vững chắc để bước vào thực hiện Nghị quyếtĐảng bộ lần thứ VIII nhiệm kỳ 2011 - 2015 và xây dựng phát triển huyện thời kỳ
2011 - 2020 mức độ cao hơn
1.1 Về kinh tế
Tổng giá trị sản xuất các ngành (giá CĐ 2010) năm 2011 đạt 1.516,019 tỷ
đồng Tốc độ tăng trưởng 2009 – 2011 đạt bình quân 17,7%, 2011 so với 2010 tăng12,9%
- Giá trị sản xuất (giá HH) bình quân đầu người năm 2011 đạt 36 triệu đồng, so
với năm 2009 tăng 2,1 lần
- Đầu tư phát triển và thu ngân sách địa phương khá cao Môi trường đầu tư đãđược chú trọng thiết lập, số doanh nghiệp, cơ sở thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch
Trang 33- Huyện mới thành lập nên mạng lưới y tế chưa được đầu tư đúng mức, tuynhiên bước đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Trongnăm 2011 thực hiện 26.847 lần khám bệnh, điều trị cho 1.022 bệnh nhân, hạn chếđược các dịch bệnh xã hội; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 22%;các chương trình tiêm chủng mở rộng đạt 90-95%.
- Thực hiện lồng ghép các chương trình quốc gia giảm nghèo, giải quyết việclàm với chương trình 134, 135, chính sách hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ hộ đồng bàodân tộc, nên công tác định canh định cư và xóa đói giảm nghèo đã thu được kết quảkhả quan Các hộ đồng bào dân tộc đã định canh định cư ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảmnhanh, bình quân giảm 4%/năm
2 Những lợi thế
- Huyện nằm dọc theo trục quốc lộ 14, nối liền các tỉnh Tây nguyên, huyệnChư Pưh là cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh, tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế -
xã hội của Chư Pưh với các huyện trong vùng và với các tỉnh lân cận
- Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú: Đất bazan thích hợp cho phát triểnnhững cây công nghiệp có giá trị kinh tế, ổn định và ưu thế về cạnh tranh như: Hồtiêu, cao su, cà phê, rau đậu chất lượng cao ; huyện có khí hậu nhiệt đới ẩm, có nềnnhiệt độ khá cao và điều hòa, mưa nhiều và phân bố tương đối đều trong năm nênthích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi; Khoáng sản ở huyện khá phong phú, đặcbiệt là mỏ sắt ở thị trấn Nhơn Hòa đang trong quá trình thăm dò để đưa vào khai thác.Quặng Fluorit, các mỏ đá Granit, đá xây dựng ở xã Ia Le, Ia Phang
- Về kinh tế - xã hội: Nền kinh tế đang tăng trưởng theo chiều hướng tích cực,
cơ cấu phù hợp với tiềm năng lợi thế của từng ngành, từng địa phương; trình độ côngnghệ, trình độ lao động một số ngành, lĩnh vực đã được nâng lên một bước; cơ sở hạtầng về giao thông, cung cấp điện - nước, bưu chính viễn thông được chú trọng xâydựng, nâng cấp và đang hoàn thiện theo hướng hiện đại, sẽ là nền tảng cho thời kỳ
2011 - 2020 phát triển cao hơn
3 Khó khăn, hạn chế
- Lượng nước mặt qua hệ thống sông suối, hồ đập rất hạn chế; mặc dù cònnhiều diện tích đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào khai thác sản xuất nông nghiệp,nhưng nếu không xây dựng được các công trình thủy lợi trong thời gian tới thì sẽ cònnhiều khó khăn trong phát triển nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tiểu nông, phân tán; chuyển dịch cơcấu lao động diễn ra chậm, ảnh hưởng lớn đến đẩy mạnh phát triển sản xuất theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Cơ sở hạ tầng như: Giao thông, điện nước bước đầu tuy có đầu tư tích cực,nhưng vẫn ở mức thấp, làm ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện
và chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài
Trang 34- Là huyện mới thành lập, đang trong thời kỳ xây dựng ban đầu nên đầu tư cho
sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, điện - nước ) và đào tạo lao
động còn hạn chế, môi trường kinh doanh chậm được cải thiện
4 Nguy cơ, thách thức
- Chư Pưh là huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54%, trình độdân trí, trình độ lao động thấp Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèocòn khá cao 24,12% Đây là một thách thức lớn cho công cuộc đổi mới và phát triểnnhanh nền kinh tế của huyện
- Sản xuất hàng hóa mới được hình thành, hạ tầng nông thôn còn yếu kém, hạnhán thường xảy ra, giá cả thị trường thế giới thay đổi thường xuyên, các doanh nghiệpxuất khẩu Việt Nam chưa có thị trường ổn định trên Thế giới, tập quán canh tác củanhân dân nói chung và của đồng bào dân tộc nói riêng còn lạc hậu dẫn tới sản xuấtnông lâm thủy sản bấp bênh, … Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng xấu đến việcnâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm
- Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lực lượng lao động nông nghiệp vẫnchiếm tỷ trọng lớn, chất lượng lao động nông thôn thấp Đối với huyện Chư Pưh thìyếu tố xã hội như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc đang là khó khăn tháchthức lớn đối với việc đẩy mạnh cơ giới hóa
- Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ trên Thế giới tác động mạnh mẽđến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm nông nghiệp, do vậy cạnh tranh vềgiá cả ngày càng khốc liệt Các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, khiếu kiệnthương mại, … sẽ là những thách thức vô cùng to lớn đối với nông nghiệp và nôngthôn Trong khi đó công tác nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, kinh doanh và quản lýgiống cây trồng, vật nuôi cũng còn nhiều bất cập, cụ thể như sau:
+ Trong lĩnh vực nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, chưa tạo đượcnhững đột phá về năng suất và chất lượng Chẳng hạn như: Năng suất lúa bình quân ởnước ta hiện nay chỉ bằng 70% của Trung Quốc, năng suất ngô bằng 31% của Mỹ …
+ Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, lượng giốngbảo đảm tiêu chuẩn được sản xuất ra còn xa mới đáp ứng được nhu cầu thực tế Theothống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hệ thống công ty sản xuấtgiống từ Trung ương đến địa phương chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu củathị trường, phần còn lại là do các thành phần kinh tế khác sản xuất và cung ứngnhưng chất lượng chưa kiểm soát được
Trang 35Phần thứ hai QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHƯ PƯH -
đã vượt ngưỡng 40 tỷ USD/năm Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong quá trìnhthúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với nước ta là nguồn vốn FDI và nguồn vốn hỗ trợphát triển chính thức ODA FDI đã tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu
tư của các nước đang phát triển, nó như là yếu tố “mồi” trong thu hút đầu tư trongnước và góp phần vào tăng trưởng GDP và GDP/người Thông qua số liệu thống kêcủa 69 nước, các chuyên gia nước ngoài đã tìm thấy một số quy luật mang tính trungbình sau: Nếu tăng 1% tỷ lệ FDI so với GDP, GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm0,8%
Các nhà đầu tư đều nhận biết thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng,với chi phí nhân công thấp, có khả năng tiếp cận kỹ thuật, công nghệ mới; Việt Nam
có một thể chế chính trị ổn định đồng thời nhà nước Việt Nam đang tiến hành cảicách các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư an tâm đầu tư vàoViệt Nam Điều này sẽ kích thích các Nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư đểcạnh tranh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại Việt Nam Bên cạnh đó, thế kỷ 21 trithức của loài người đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo cơ hội cho chúng tatiếp cận kịp thời khoa học công nghệ, đặc biệt là chúng ta đã và đang ứng dụng tốt
công nghệ sinh học (không ngừng đổi mới về giống cây trồng, vật nuôi,…); tạo điều
kiện cho chúng ta mua sắm đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến để cải thiện chấtlượng sản phẩm, gia tăng chủng loại sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, Tuy nhiên, sựtoàn cầu hoá về kinh tế vừa là cơ hội để phát triển, nhưng cũng vừa là thách thức Hộinhập kinh tế sẽ khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho hànghóa nước ta có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường quốc tế, đồng thời đượchưởng những ưu đãi thương mại, tạo dựng được môi trường để phát triển kinh tế, mởrộng thị trường để thu hút đầu tư Nhưng Hội nhập kinh tế cũng có những thách thứcnhư tăng sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, quốc gia
Đối với tỉnh Gia Lai và huyện Chư Pưh, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm chocác doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp chế biến nông sản phải chịu sức épcạnh tranh rất lớn, đồng thời đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cố gắng tự vươnlên Cái yếu của doanh nghiệp chế biến của nước ta là thường có quy mô nhỏ, vốn ít,khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, còn ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước Đối
Trang 36với ngành chế biến nông lâm sản thì vẫn có lợi thế của chúng ta, đó là: Nhu cầu vốnđầu tư không cao như các ngành chế biến, ngành công nghiệp khác, ta có nguồn vốnđầu tư, nhân công tại chỗ, …
*/ Bối cảnh trong nước:
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X nêu rõ mục tiêu đến năm
2010 phải đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vậtchất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nguồn lựccon người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốcphòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế theo hướng thị trường, định hướng
xã hội chủ nghĩa phải được hình thành về cơ bản Vị thế của nước ta trên trường quốc
tế được nâng cao
Quan điểm của Đảng cũng khẳng định phát triển nhanh các ngành công nghiệp
có khả năng cạnh tranh, phát triển và chiếm lĩnh thị trường nhất là công nghiệp chếbiến nông - lâm sản và một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng khác Phát triển các
cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp chế biếntrong đó có ngành công nghiệp chế biến nông sản Đổi mới nâng cấp công nghệ máymóc thiết bị phục vụ ngành chế biến
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Gia Lai đã đề ra: Đẩy nhanh phát triển côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng tập trung vào việc mở rộng quy mô và nângcao trình độ kỹ thuật chế biến để hầu hết nông, lâm sản đưa ra thị trường đều đã đượcthông qua chế biến; ưu tiên phát triển các ngành trực tiếp phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp và phục vụ nhu cầu dân cư Trước mắt phải tập trung phát triển công nghiệpchế biến nông - lâm sản với nhiều quy mô và trình độ công nghệ tiên tiến phù hợp vớiyêu cầu của thị trường Phân bố các cơ sở công nghiệp phải gắn với vùng nguyênliệu, tạo điều kiện phát triển nông thôn
Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới, do vậy thịtrường máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp được mở rộng hơn, giá cả
ngày càng giảm (theo lộ trình cắt giảm thuế); người nông dân có có hội mua cũng
như lựa chọn nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến của Thế giới Công tác chếtạo máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp đã được quan tâm đúng mức, nhằm phục
vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Nhiều đơn vị từ cácViện nghiên cứu chế tạo đến các doanh nghiệp và cả người nông dân đã sản xuấtthành công hầu hết các loại máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp, với giá cả hợp lýphù hợp với điều kiện sản xuất cũng như năng lực nguồn vốn của các nông hộ Đểtăng cường cơ giới hóa, góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, Chính phủ đã có Nghịquyết số 48/NQ-CP, ngày 23 tháng 9 năm 2009, về việc ban hành cơ chế, chính sáchgiảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông- lâm - thủy sản; trong đó tập trung chủ yếuvào các giải pháp nhằm tăng cường cơ giới hóa Đây là những cơ hội to lớn để ngườisản xuất đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có kinh tế nôngnghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 372 Bối cảnh Quốc gia và Quốc tế đối với những mặt hàng sản xuất chủ yếu của huyện Chư Pưh
*/ Sản xuất cà phê:
Trong những năm gần đây sản lượng cà phê thế giới có chiều hướng tăng lên rõrệt; bên cạnh đó yếu tố khí hậu cũng làm cho sản lượng cà phê có sự tăng giảm thấtthường; trong đó Braxin, nước có một nền sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới cósản lượng tăng giảm đột biến lớn nhất; do vậy thị trường cà phê thế giới luôn luônbiến động đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thăng trầm của ngành cà phê Việt Nam
Biểu 14: Sản lượng cà phê trong một số nước sản xuất
- Braxin, nước dẫn đầu về diện tích và sản lượng cà phê thế giới, trong nhữngnăm gần đây cũng đã tiến hành hiện đại hóa ngành sản xuất cà phê của mình, thâmcanh tăng năng suất kết hợp với hạ thấp giá thành sản xuất do trồng giống mới năngsuất cao, tăng mật độ vườn cây, cải tiến việc tưới nước cho cà phê … Như thế, Braxincũng đang mở rộng thị trường của mình Một điều đáng chú ý là Braxin đặc biệt quantâm việc mở rộng sản xuất cà phê Robusta Với loại cà phê Robusta, Braxin đã nângsản lượng vụ 2006/07 từ 10,7 triệu bao lên 11,3 triệu bao nhờ sự quản lý vườn cây tốthơn, đổi giống mới, áp dụng kỹ thuật tốt trong đó có vấn đề tưới nước cho cà phê
- Ở Colombia người ta cũng có một chương trình đổi mới vườn cây, mở rộngdiện tích về phía Nam của đất nước và trồng lại các vườn cây già cỗi Chính phủColombia có kế hoạch đổi mới 90.000 ha cà phê già cỗi không cho thu hoạch vàonăm 2008 Đó là một phần của kế hoạch 5 năm nâng cao năng suất của 300.000 ha càphê và đưa sản lượng cà phê Colombia lên 16 triệu bao vào năm 2015
- Ở nhiều nước khác cũng có những kế hoạch tương tự và sản lượng cà phê thếgiới không ngừng được nâng cao qua sự phát triển sản xuất của những nước có nềnsản xuất cà phê phát triển hàng đầu
Trong khi đó thì về tiêu dùng người ta ước tính độ tăng trưởng tiêu dùng toàncầu vào khoảng 2% mỗi năm; trong đó lượng tiêu dùng ở các nước nhập khẩu chiếm72%, còn ở các nước sản xuất chiếm khoảng 28% và con số này có chiều hướng tăng
Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi ngành sản xuất cà phê Việt Nam phải đượcđiều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn chiều hướng phát triển của Quốc gia và Quốc tế;
yếu tố năng suất và chất lượng cho cà phê (kể cả trong sản xuất nguyên liệu và chế
biến) đang được quan tâm đặc biệt của các nhà doanh nghiệp và của các cấp quản lý
quốc gia
Trang 38Sản xuất cà phê nguyên liệu Việt Nam chủ yếu vẫn đi theo chiều hướng giatăng quy mô diện tích, năng suất và sản lượng, mức độ chú ý đến chất lượng còn rấtthấp, không đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng trên nhiều phương diện, như:trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản.
Giá cả xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nướckhác, dẫn tới giá thu mua cà phê sẽ thấp
Trên đây là hai mâu thuẫn giằng co lẫn nhau, làm cho người dân thì ra sứcnâng cao năng suất, giảm giá thành; các doanh nghiệp chế biến thì vấp phải rào cản
về yếu tố chất lượng cà phê nguyên liệu Để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợphoạt động một cách đồng bộ từ người sản xuất đến nhà chế biến và tiêu thụ, bên cạnh
đó còn cần có sự can thiệp của hệ thống tổ chức ngành sản xuất cà phê Việt Nam vàcác chính sách Ngành sản xuất cà phê Việt Nam phải đối mặt với thử thách sống còn
là phải nâng cao chất lượng cà phê
*/ Sản xuất cao su:
Cây cao su Việt Nam có vị thế đứng thứ 4 - 5 trên thế giới; tuy nhiên xét vềmặt quy mô diện tích và sản lượng của chúng ta chiếm một tỷ lệ nhỏ bé trong khoảng
từ 5 - 6% so với Thế giới (Sản lượng cao su Việt nam chỉ bằng 1/8 của Thái Lan và
1/5 của Indonesia ….) Trong khi đó chúng ta có một thị trường tiêu thụ to lớn, gần
kề, ổn định về chính trị và có tốc độ phát triển công nghiệp cao, đó là Trung Quốc; cónhững năm Nước ta còn nhập cao su của Thái Lan, Camphuchia, Malaixia tái xuấtsang Trung Quốc Hiện nay, cao su Việt Nam đã xuất khẩu trên 40 nước: TrungQuốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, 13 nước Tây Âu, 6 nước Đông Âu và Mỹ,
Sản xuất cao su trong hơn 50 năm qua giá cả ít biến động, quá trình sản xuấthầu như không bị lỗ; đặc biệt trong các năm gần đây giá cả cao su tăng đột biến Theo
Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG), dự báo nhu cầu cao su thế giới đến năm
2035 vẫn tiếp tục tăng mạnh, đẫn tới giá cả sẽ rất khả quan
Biểu 15: Dự báo nhu cầu cao su thiên nhiên & nhân tạo đến năm 2035
Nguồn: LMC Internationnal and Pro Forest, 5/2005 (Rubber Eco Project of IRSG)
Một thực tế đáng lưu ý đó là: Thị trường tiêu thụ trong nước còn quá thấp, bìnhquân 50-60 ngàn tấn/năm, chiếm 13-14% tổng sản lượng cao su mủ khô sản xuấttrong nước Nếu gia tăng được sự chế biến các chủng loại mặt hàng sau sơ chế, như:
đồ nhựa các loại, săm lốp ô tô, cùng với nó là việc đưa đất nước ta đến năm 2020
cơ bản thành một nước công nghiệp, thì khả năng tiêu thụ cao su trong nước sẽ tăng
Bối cảnh trên cho thấy điều kiện trồng và chế biến cao su còn có tiềm năng lớn,
kể cả xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước; vì vậy, Thủ tướng Chính Phủ đã ký
Trang 39Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 05/06/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
cao su của cả nước đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; trong đó: Vùng Tây
Nguyên sẽ tiếp tục trồng mới 95 - 100 ngàn ha để ổn định diện tích 280 ngàn ha TỉnhGia Lai cũng đã có quyết định phát triển thêm 52.000 ha cao su trên địa bàn
*/ Sản xuất tiêu:
Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), nhu cầu tiêu thương
phẩm hiện nay trên thế giới khoảng 320.000 tấn/năm, hàng năm trung bình tăngkhoảng 2%/năm; riêng năm 2012 sẽ tăng khoảng 5% Việt Nam là nước đứng đầuThế giới về sản lượng tiêu thương phẩm, hàng năm xuất khẩu trên dưới 100.000 tấn.Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu trên 110.000 tấn hồ tiêu, thu 421 triệu USD; támtháng đầu năm 2011 cả nước xuất khẩu 99.787 tấn hạt tiêu, thu về 560,25 triệu USD
Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đã xây dựng được một thị trường trực tiếp màkhông phải qua thị trường trung gian và ngày càng giảm ảnh hưởng của nhà đầu cơ,nhà phân phối lại Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng đã xây dựng thành công và
chuyển giao thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho địa phương khai thác Đây là
lần đầu tiên hồ tiêu Việt Nam có thương hiệu, bước đầu “định vị” trên thị trườngtrong và ngoài nước
Về chế biến, hiện cả nước có 17 nhà máy chế biến hồ tiêu được trang bị tươngđối tiên tiến với tổng công suất đạt 60.000 tấn/năm; trong đó, 10 nhà máy với côngnghệ khá hiện đại, xử lý tiêu qua hơi nước, đạt tiêu chuẩn sản phẩm chất lượng cao
theo tiêu chuẩn quốc tế (ASTA) ESA, Nhật Bản Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài
như Ấn Độ, Hà Lan, Nhật Bản xây dựng nhà máy, thu mua, chế biến đa dạng nhiềumặt hàng tiêu tại Việt Nam và xuất khẩu đi nhiều quốc gia, góp phần tăng sức cạnhtranh, nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và người sản xuất
Chư Sê, Chư Pưh có lợi thế nhất so với cả nước về khả năng sản xuất hồ tiêu;tuy nhiên, hạt tiêu là mặt hàng nông sản thực phẩm cho nên khối lượng tiêu thụ cóhạn Chính vì vậy không nên chạy đua theo giá cả đột biến hiện nay, mà phải pháttriển quy mô diện tích theo quy hoạch
*/ Sản xuất điều:
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), cho thấy:
- Thị trường nhập khẩu: Nhập khẩu nhân điều tương đối ổn định, gồm cácnước: Mỹ, Đức, Anh, Úc, Nhật Bản, Hà Lan, … Sản lượng nhập khẩu điều hàng nămtăng 6%/năm, nhân điều là hàng hóa tiêu thụ ổn định trong 5 - 7 năm tới
- Tình hình xuất khẩu và giá cả trên thị trường thế giới: Xuất khẩu hạt điều trênthế giới hàng năm tăng 6,2%/năm; trước năm 2005 thì Ấn Độ là nước xuất khẩu hạtđiều lớn nhất thế giới, đến nay Việt Nam đã vươn lên vị trí đứng đầu thế giới về xuấtkhẩu hạt điều với kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 1,14 tỷ USD Về giá cả: Từ năm
1990 lại nay giá hạt điều thô biến động trong khoảng 800 đến 1200 USD/tấn, giánhân điều xuất khẩu trung bình 4.500 - 4.800 USD/tấn; đây là mức giá có lãi cao cho
cả người sản xuất và chế biến xuất khẩu
Xét cả về vị trí sản xuất và xuất khẩu điều trên thế giới của Việt nam, xét cả vềgiá cả và thị trường tiêu thụ, thì sản xuất điều ở nước ta là có đủ điều kiện để thúc đẩy
Trang 40phát triển, kể cả trước mắt cũng như lâu dài Tuy nhiên, mặc dù sản xuất điều có tỷ lãicao, nhưng nếu tính mức thu nhập trên 1 đơn vị diện tích thì thấp hơn nhiều cây trồngkhác; do vậy khi áp lực dân số gia tăng sẽ bị các loại cây trồng khác cạnh tranh.
*/ Sản xuất lúa:
Theo một chuyên gia phân tích chuyên ngành lúa gạo thuộc Trung tâm Thông
tin Nông nghiệp Nông thôn (Agroinfo), thì lương thực đang là vấn đề cấp bách trên
Thế giới Trong các năm qua lượng gạo thương mại trên thế giới thường biến độngtrên dưới 30 triệu tấn/năm; trong đó: Thái Lan 9,5 triệu tấn, Việt nam 6,5 triệu tấn,Hoa Kỳ 3,5 triệu tấn, Ấn độ 2,5 triệu tấn, Căm Pu Chia 1,6 triệu tấn, còn lại các nướckhác là 6,3 triệu tấn
Thái Lan và Việt Nam là 2 cường quốc xuất khẩu gạo và là nước có khả năngthao túng giá cả thị trường trên Thế giới; trong khi đó nhu cầu gạo thương mại trênthế giới không ngừng gia tăng, bình quân 2%/năm Từ tháng 10 năm 2011, Chính phủThái Lan đã áp dụng chính sách mới về lúa gạo bằng cách nâng giá thu mua lúa chonông dân với mức giá cao hơn 50% mức giá trên thị trường, kéo theo giá gạo xuấtkhẩu và giá lúa gạo Việt Nam và các nước khác cũng tăng cao
Giá cả gạo xuất khẩu trước năm 2011 biến động trong khoảng 350 - 420USD/tấn; sau khi Chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách mới, giá cả gạo xuất khẩu
đã đạt 500 USD/tấn Đây là mức giá rất có lợi cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam
*/ Sản xuất ngô:
Ngô ở Việt nam phần lớn được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chănnuôi và một phần được chế biến thành tinh bột ngô dùng trong công nghiệp thựcphẩm, mỹ phẩm Ngô sản xuất trong nước còn thiếu, trong mấy năm gần đây hàngnăm nước ta phải nhập từ 300.000 đến 500.000 tấn ngô nguyên liệu Hiện nay, ở ViệtNam nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng được 68-70% so
với nhu cầu, số còn lại phải nhập từ nước ngoài (khoảng 20% nguyên liệu giàu năng
lượng, 80% các loại thức ăn bổ sung, 60-70% thức ăn giàu đạm và hơn 90% chất phụ gia), chiếm 45% tổng giá trị nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Như vậy, cầu tiêu thụ ngô trong nước còn lớn hơn cung Tuy nhiên, giá cả nhậpkhẩu ngô không cao, thậm chí nhiều năm còn thấp hơn giá cả trong nước; do vậy, để
có thể tiêu thụ được, sản xuất ngô phải không ngừng gia tăng diện tích ngô cao sản đểnâng cao năng suất ngô, hạ giá thành
*/ Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ:
Thực trạng sản xuất và chế biến lâm sản trong mấy năm gần đây cho thấyngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ không ngừng tăng lên (theo báo cáo của Bộ Thương mại):
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chỉ có: 219 triệu USD, đến năm 2005: 1.517triệu USD, đến nay đạt xấp xỉ: 3.500 triệu USD Sản phẩm gỗ Việt Nam đã xuất khẩusang 120 nước trên thế giới; trong đó hầu hết các nước tiên tiến đều có tỷ trọng nhậpkhẩu hàng lâm sản lớn của Việt Nam như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp; hiện tại chiếm gần60% kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản của Việt Nam Chế biến gỗ xuất khẩu củaViệt Nam có sức cạnh tranh lớn trên Thế giới bởi giá lao động rẻ và kỹ năng tay nghề