•Hiệu ứng kích thích: Các chất độc dễ bay hơi nhiễm qua đường hô hấp do kích thích đường hô hấp và cả ở mắt •Làm suy giảm hệ thần kinh trung ương Khi bị nhiễm ở mức cao. •Hiệu ứng tương tác •Hiệu ứng độc đặc hiệu •Gây độc cho gan •Gây độc cho thận •Gây độc cho hệ thần kinh •Gây độc hệ tạo huyết •Gây ung thư •Gây ra các độc hại khác.
Trang 1TRƯỜ NG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
N g ư ờ i t h ự c h i ệ n :
Hoàng Thị Hằng 1570423
Phan Thị Kiều Linh 1570428Ngô Đặng Hồng Phương 1570435Đặng Minh Hoàng 1570425
Nguyễn Ngọc Bảo Trân 1570443
TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
PHẦN III: TOLUEN 21
3.1 Tổng quan về Toluen 21
3.1.1 Giới thiệu chung 21
3.1.2 Tính chất vật lý 21
3.1.3 Tính chất hóa học 22
3.1.3.2 Phản ứng cộng 23
3.1.4 Ứng dụng của toluen 24
3.1.5 Tinh chế 24
3.1.6 Điều chế 25
3.1.6.2 Cracking hơi nước 25
3.1.6.3 Từ than đá 26
3.1.7 Nồng độ cho phép 26
3.2.1 Ảnh hưởng đến con người 27
3.2.1.1 Độc tính chung và khả năng gây hại của toluen 27
Độc tính chung 27
Gây ung thư 27
Độc tính sinh sản và phát triển 27
3.2.1.2 Các con đường đi vào cơ thể và tác hại 28
Các con đường đi vào cơ thể 28
Tác hại khi vào cơ thể 28
3.2.2 Ảnh hưởng đến môi trường 31
3.2.3 Những đề phòng khi tiếp xúc với toluen 32
Trang 33.2.3.2 Nguy hiểm cháy nổ 32
Nguy hiểm chung 32
Khắc phục cháy nổ 32
3.2.4 Giải pháp giải quyết việc đổ tràn 33
3.2.4.1 Tràn ra đất 33
3.2.4.2 Bị đổ vào nước 33
3.3.3.1 Tóm tắt lý thuyết 34
3.3.3.2 Lựa chọn vật liệu hấp phụ 34
3.3.3.4 Quy trình công nghệ 36
Sơ đồ công nghệ 36
Tóm tắt quy trình công nghệ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 4PHẦN I: ĐỘC TÍNH CỦA DUNG MÔI HỮU CƠ
Dung môi hữu cơ là một nhóm các hợp chất hữu cơ có khả năng hòa tan một hợp chất
hay một nhóm hợp chất nào đó
Phạm vi sử dụng:
• Trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất công nghiệp: sơn, nhựa, keo dán, chất
tẩy rửa, mực in, thuốc tẩy nhuộm, thuốc trừ sâu…
• Trong sản xuất thực phẩm dùng để trích ly chất béo, tinh dầu… (như hydrocacbua
mạch thằng, rượu etylic, aceton, freon, ), rượu,…
• Trong ngành dược liệu, y tế: chất gây mê…
Do phạm vi sử dụng lớn nên dung môi hữu cơ là một nguồn gây ô nhiễm đối với môi
trường đất, nước và không khí Dung môi hữu cơ đi vào môi trường từ các chất phế thải
của nhà máy, từ phế thải của hàng tiêu dùng, từ các bồn chưa, kho chứa và các phương
tiện vận chuyển Các chất độc tan trong mỡ dễ được cơ thể hấp thu khi phơi nhiễm trong
không khí, đất và nước, dần dần được tích lũy cho đến khi đạt nồng độ gây độc
Tính chất độc hai của dung môi hữu cơ:
+ Khả năng hóa hơi cao:
Khả năng hòa tan vào không khí do đó trong không khí nồng độ các chất này cao hơn
bình thường., tùy theo bản chất các loại dung môi sử dụng, khả năng bay hơi của từng
loại và thời gian tiếp xúc …sẽ gây ra những mức độ nguy hiểm khác nhau đối với con
người
+ Độc tính cao, một số dung môi gây chết người
VD: aldehyde formic, benzen, cacbon tetraclorua,…
Tác dụng độc hại của các dung môi hữu cơ và những chế phẩm của chúng phụ thuộc vào
từng chủng loại khác nhau, gây độc đối với con người và ảnh hưởng tới cả môi trường
• Hiệu ứng kích thích:
Các chất độc dễ bay hơi nhiễm qua đường hô hấp do kích thích đường hô hấp và cả ở mắt
• Làm suy giảm hệ thần kinh trung ương
Khi bị nhiễm ở mức cao
• Hiệu ứng tương tác
Trang 5• Hiệu ứng độc đặc hiệu
• Gây độc cho gan
• Gây độc cho thận
• Gây độc cho hệ thần kinh
• Gây độc hệ tạo huyết
• Gây ung thư
• Gây ra các độc hại khác
Bảng 1:
ceton propanon, Beta- ketopropan
2-Anhydrid amoni
Polystream Phenyl hydrit Pyrobenzol
Triclomethan anemetenyl cloride metyl triclorit
Alcol, eter,DMHC
Alcol, eter,dầuchloroform
Alcol, eter,benzen, dầu
Trang 6Dichlorothal, Narkotil
Skellysolve Hexyl hydrit
Azabenzen Azin
Eter, alcol, aceton
Eter, alcol, cloroform
Eter, alcol, benzen
Trang 7là chất lỏng trong suốt, không màu, bay hơi nhanh, dễ cháy, có mùi ngọt gắt, có nhiệt độ
sôi thấp, tốc độ bay hơi cao và khả năng hoà tan cao, tan hoàn toàn trong nước, các dung
môi hydrocacbon mạch thẳng, mạch vòng và hầu hết các dung môi hữu cơ Nó cũng hoà
tan tốt nhiều dầu mỡ động vật và thực vật, hầu hết các loại nhựa tổng hợp, nhựa tự nhiên
và các chất tổng hợp.
Ứng dụng: là một dung môi phổ biến cho rửa đồ thủy tinh phòng thí nghiệm, tạo dung
môi hữu cơ, các sợi, thuốc nhuộm, thuốc chùi rửa móng tay, mực in
Tác hại của dung môi đối với cơ thể người như sau:
+ Đối với hệ tiêu hóa: hít thở hoặc tiếp xúc nhiều với aceton nhiều có thể dẫn tới ói mửa,
nhất là khi nồng độ acetone trong không khí cao Một số trường hợp có thể ói ra máu
+ Đối với mắt: khi bị khi bị acetone bắn vào mắt sẽ bị cay, gây tổn thương giác mạc,
nhưng chỉ vài ngày sau thì lành Hơi acetonecũng làm ngứa và chảy nước mắt, hoặc có
thể gây tổn thương giác mạc Giác mạc có thể bị đục tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu tiếp
xúc với dung môi acetone e trong thời gian dài.
+ Đối với mũi: dù nồng độ rất nhỏ cũng có thể gây ra kích thích niêm mạc ở mũi
+ Đối với hệ tuần hoàn: khi ngộ độc acetone, nhịp tim đập nahnh và huyết áp giảm
mạnh
+ Đối với hệ thần kinh: chỉ cần một lượng nhỏ acetone, thính giác có thể giảm, hệ thần
kinh trung ương giảm hoạt động, nạn nhân cảm thấy buồn ngủ, cử động không phối
hợp, có thể rơi vào tình trạng hôn mê
+ Đối với hệ hô hấp: gây khó thở, nhịp tim chậm, ngứa cuống phổi, hơi thở yếu, ảnh
hưởng đến cuống họng: niêm mạc cuống họng có thể bị kích thích, bị sưng khi hít phải
hoặc uống phải acetone
Amoni (Dung môi Amoni – NH3)
Ứng dụng:
- Sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí: sử dụng Amoniac trong trung hòa
acid, thành phần của dầu thô và bảo vệ các thiết bị khỏi bị ăn mòn
- Amoniac được sử dụng trong ngành công nghiệp khai thác mỏ để khai thác các kim loại
Trang 8như đồng, niken và molypden từ quặng của họ
- Dung dịch nước của NH3 có nồng độ 25% , hoặc thấp hơn thường được dùng trong
trong phòng thí nghiệm và đời sống
- Dung dịch Amoniac được sử dụng trong nông nghiệp như tạo môi trường chống đông
(nồng độ NH3 0,03% và axit boric 0,2-0,5%) để bảo quản mủ cao su (latex) hoặc được sử
dụng trực tiếp làm phân bón
- Dung dịch Amoniac hoặc Amoniac lỏng được sử dụng trong xử lý môi trường nhằm
loại bỏ các Nox hoặc Sox trong các khí thải khí đốt các nguyên liệu hóa thạch (than đá ,
dầu , vv ) Quá trình này thường có thể phải dùng chất xúc tác chứa vanadi
- Trong công nghiệp sản xuất phân bón, hóa chất và hóa dược
- Trong nghành công nghiệp dệt Amoniac được sử dụng trong sản xuất sợi tổng hợp, sử
dụng trong nhuộm và cọ rửa bông, len
- Các ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát sử dụng Amoni như một nguồn
Nito cần thiết cho nấm men và vi sinh vật, làm hệ thống lạnh công nghiệp
- Amoniac được sử dụng trong một số lĩnh vực đời sống, xử lý nước thải, kiểm soát độ
pH, dùng làm chất tẩy rửa trong hộ gia đình
Tác hại của dung môi Amoni đối với cơ thể người như sau:
Nếu hít nhiều amoniac sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng), khó thở, hắt hơi Cổ họng
bị rát, mắt mũi môi bị phỏng, tầm nhìn bị hạn chế, mạch máu bị giảm áp nhanh chóng, da
bị kích ứng mạnh, hoặc bị phỏng trong một số trường hợp nếu hít phải NH3 độ đậm đặc
cao thì có thể bị ngất, thậm chí tử vong
Benzen
là một hợp chất hữu cơ có công thức hoá học C6H6 Benzen là mộthyđrocacbon thơm,
trong điều kiện bình thường là một chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy
Benzen cũng có khả năng cháy tạo ra khí CO2 và nước, đặc biệt có sinh ra muội than, hơi
benzen nặng hơn không khí, 1 lít hơi benzen nặng 3.25g Benzen tan rất kém trong nước
và rượu, nhưng là dung môi hòa tan rất tốt nhiều chất như mỡ, cao su, hắc ín, …
Ứng dụng:
Benzen được phát hiện và cô lập từ nhựa đường vào năm 1980 Ngày nay benzen được
sản xuất từ nguồn nguyên liệu dầu mỏ Benzen có ứng dụng rất rộng rãi, thuộc top 20
Trang 9chất quan rọng nhất trong hóa học hữu cơ được sản xuất ra ở Mỹ và các khu vực khác
trên thế giới Benzen có những ứng dụng khác nhau trong công nghiệp sản xuất nylon,
sợi tổng hợp, trong sản xuất các loại cao su, chất bôi trơn, phẩm nhuộm, chất tẩy trắng,
dược phẩm và thuốc trừ sâu Nguồn phát thải benzen tự nhiên là từ hoạt động núi lửa và
cháy rừng Ngoài ra benzen còn có trong dầu thô, xăng và khói thuốc lá
Tác hại của dung môi đối với cơ thể người như sau:
Nguồn benzen tiếp xúc chủ yếu là từ khói thuốc lá, hơi từ các trạm xăng, khí thải xe và
khói bụi từ các cơ sở công nghiệp Các loại khí, hơi có chứa benzen như keo hồ, thuốc
tẩy, sơn đồ làm bằng sáp cũng là các nguồn ô nhiễm mà ta thường xuyên tiếp xúc
Khí thải từ phương tiện giao thông, công nghiệp chiếm 20% tổng lượng benzen ta hấp
thụ, 50% là từ thuốc lá và các cơ sở sản xuất thuốc lá
Những công nhân làm trong các ngành nghề sản xuất như hóa dầu, lọc dầu, than cốc, than
đá, sản xuất hóa chất, sản xuất vỏ và ruột xe, các bao bì, giày da, phòng thí nghiệm, nhân
viên bán xăng dầu
Khi benzen vào cơ thể thông qua phổi khi ta hít thở không khí có nhiễm bẩn benzen, nó
còn thâm nhập qua đường miệng và ruột khi ta ăn hoặc uống thức ăn có chứa benzen thì
một phần sẽ được thải qua đường thở, một phần sẽ xâm nhập vào phế nang phổi và thâm
nhập vào hệ thống mao mạch máu, vào các nội tạng gây ra quá trình rối loạn chuyển hóa
các chức năng trong cơ thể người Khi đã thâm nhập vào hệ thống mao mạch máu benzen
sẽ di chuyển đi khắp cơ thể và tạm thời tích trữ trong tủy xương và mỡ
Chloroform
Công thức hóa học: C H Cl 3
Clorofom, hay còn gọi là tricloromêtan và mêtyl triclorua, và một hợp chất hoá học thuộc
nhóm trihalomêtan có công thức HC Cl3, một chất lỏng không màu, mùi dễ chịu và vị hơi
hơi ngọt Nó không cháy trong không khí, trừ khi tạo thành hỗn hợp với các chất dễ bắt
cháy hơn Người ta sử dụng clorofom làm chất phản ứng và dung môi
Ứng dụng:
Ứng dụng đầu tiên của Chloroform là làm thuốc mê trong y học, là một thuốc mê rất
mạnh, nồng độ khoảng 1-4% hơi chloroform trong không khí hút vào đủ gây mê thú
trong thời gian 10 – 12 phút
Trang 10Clorofom là một dung môi phổ biến vì nó khá trơ, trộn hợp với hầu hết các chất lỏng hữu
cơ, và dễ bay hơi Trong công nghiệp dược phẩm, người ta sử dụng clorofom làm dung
môi để sản xuất thuốc nhuộm và thuốc trừ sâu
Tác hại của dung môi đối với cơ thể người như sau:
Khi gây mê thấy biểu hiện rõ rệt ở các giai đoạn, trước tiên gây kích thích kèm theo rối
loạn hô hấp và tuần hoàn, con vật giãy giụa, hô hấp và nhịp tim không đều, sau đó vật
ngủ và mê, chloroform gây mê nhanh và sâu hơn eter, độc tính cũng cao hơn do đó nên
cho thuốc từ từ hoặc có thể bôi vaseline hay cocain gây tê niêm mạc mũi
Formaldehyt
Fomanđêhít có thể được tạo ra từ sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu chứa cacbon
Có thể tìm thấy nó có mặt trong khói của các đám cháy rừng, trong khí thải ô tô và
trong khói thuốc lá Trong khí quyển Trái Đất, fomanđêhít được tạo ra bởi phản ứng của
ánh sáng mặt trời và ôxy đối với mêtan và các hyđrocacbon khác có trong khí quyển Một
lượng nhỏ fomanđêhít được tạo ra như là sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất của
phần lớn các sinh vật, trong đó có con người (Nguồn: Wikipedia)
Formaldehyde là chất không màu, có mùi ga rất nồng, thường được tìm thấy trong vài
loại dung dịch lỏng Chữ “formaldehyde” cho biết đây là một hỗn chất được kết hợp bởi
nhiều thành phần khác nhau như formaldehyde, nước, và chất cồn; còn từ “formalin”
dùng để chỉ kết quả bão hoà của chất formaldehyde khi hoà tan trong nước với sự kết hợp
với một tác nhân khác thường là methanol, bổ sung thêm để điều hoà dung dịch
Formalin thường có khoảng 37% formaldehyde tính theo cân lượng (hoặc 40% dung
lượng) và từ 6-13% methanol tính theo dung lượng khi ở trong nước Các thành phần cấu
tạo của formaldehyde khiến cho formalin có khả năng khử trùng
Ứng dụng:
Mặc dù fomanđêhít là một chất khí ở nhiệt độ phòng, nó rất dễ hòa tan trong nước và chủ
yếu được bán ra dưới dạng dung dịch 37% trong nước được gọi theo tên thương phẩm
là foocmalin hay foocmôn Trong nước, fomanđêhít bị pôlyme hóa và foocmalin trên
thực tế chứa rất ít fomanđêhít ở dạng đơn phân H2CO Thông thường, các dung dịch này
chứa thêm một chút mêtanol để hạn chế sự pôlyme hóa (Nguồn: Wikipedia)
Fomanđêhít giết chết phần lớn các loại vi khuẩn, vì thế dung dịch của fomanđêhít trong
nước thông thường được sử dụng để làm chất tẩy uế hay để bảo quản các mẫu sinh vật
Trang 11Nó cũng được sử dụng như là chất bảo quản cho các vắcxin Tuy thường được dùng làm
thuốc bảo quản sử dụng trong phòng thí nghiệm hoặc nhà xác, formaldehyde còn được
tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm hoá chất, sản phẩm gia dụng, keo, vải chống nhăn
(permanent press fabrics), chất trán giấy (paper product coating), và nhiều loại ván ép
(particle board, fiberboard hoặc plywood) Chất này cũng rất phổ biến trong công nghiệp
thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng và thuốc diệt trùng
Tác hại của dung môi đối với cơ thể người như sau:
Formaldehyde là tác nhân có khả năng kích thích rất mạnh, có thể khiến hệ miễn dịch lập
tức phản ứng khi vừa tiếp xúc với hoá chất Chất này còn là nguy cơ gây ung thư Những
triệu chứng cấp tính có thể là rát mắt, mũi, cổ họng, gây ho và thở khò khè Những lần
tiếp xúc kế tiếp có thể gây dị ứng nghiêm trọng cho da, mắt, và đường hô hấp Nếu nuốt
phải, formaldehyde có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, và khi hít thở mặc dù ở nồng độ
thấp, hoặc tiếp xúc ngoài da trong thời gian dài cũng có thể tác hại đến đường hô hấp như
bệnh suyễn, và làm tấy da, dẫn đến viêm da và ngứa Nồng độ trên 100 ppm rất nguy
hiểm đến tánh mạng và sức khoẻ (IDLH) Ghi chú: The National Institue for
Occupational Safety and Health (NIOSH) xem nồng độ formaldehyde ở mức 20 ppm là
IDLH
Trong cơ thể, fomanđêhít có thể làm cho các protein liên kết không đảo ngược được
với DNA Các động vật trong phòng thí nghiệm bị phơi nhiễm một lượng lớn fomanđêhít
theo đường hô hấp trong thời gian sống của chúng có nhiều dấu hiệu của ung thư mũi và
cổ họng hơn so với các động vật đối chứng, cũng giống như các công nhân trong các nhà
máy cưa để sản xuất các tấm ván ghép từ các sản phẩm gốc fomanđêhít Tuy nhiên, một
số nghiên cứu cho rằng các nồng độ nhỏ hơn của fomanđêhít tương tự như nồng độ trong
phần lớn các tòa nhà không có tác động gây ung thư Fomanđêhít được Cơ quan bảo vệ
môi trường Hoa Kỳ phân loại như là chất có khả năng gây ung thư ở người và được Cơ
quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thư đã biết ở người
Methylene Chloride (MC)
Methylene Chloride (MC) là hợp chất hữu cơ không màu, dễ bay hơi, có vị ngọt nhẹ,
được sử dụng rộng rãi như một dung môi MC không tan được trong nước nhưng hòa tan
được với hầu hết các dung môi khác
Trang 12- Khối lượng phân tử: 84.93 g/mol
- Ngoại quan: Chất lỏng không màu
- Tỉ trọng: 1.33 g/cm3
- Nhiệt độ đông đặc: -96.7oC
- Nhiệt độ sôi: 39.6oC
- Điểm tự phát cháy: 556oC
- Tính tan trong nước ở 20oC: 13 g/l
- Áp suất hơi: 47 kPa (ở 20oC)
- Độ nhớt: 0.437cP (ở 20oC)
Ứng dụng:
Do đặc tính dễ bay hơi và hòa tan được trong nhiều dung môi hữu cơ nên MC được dùng
trong nhiều lĩnh vực
- Dùng làm chất tẩy sơn, tẩy dầu mỡ
- Trong ngành công nghiệp thực phẩm, MC được dùng để ly trích caffein trong cafe và
trà
- Do đặc tính dễ bay hơi nên MC được sử dụng trong sơn xịt và chất thổi PU foam
- Do nhiệt độ sôi thấp nên MC còn có chức năng như một "động cơ nhiệt", có nghĩa có
thể tạo ra sự chuyển động ở nhiệt độ thường Một ví dụ điển hình là đồ chơi Chim uống
bia Đồ chơi này hoạt động ở nhiệt độ thường dưới tác động của hơi MC
- Được sử dụng trong hàn nhựa ví dụ như nó được dùng để hàn những vỏ ngoài của các
thiết bị đo điện
- Dùng trong công nghiệp in trên đồ may mặc
- Dùng trong thuốc xịt muỗi
- Dùng làm chất tẩy rửa trong nhà máy sản xuất giầy da
- Dùng trong sản xuất mút xốp
- Dùng trong sản xuất keo khô liền
Tác hại của dung môi đối với cơ thể người như sau:
Nó được sử dụng rộng rãi làm dung môi, vì là một trong những clocácbon ít độc nhất, và
nó có thể trộn lẫn với hầu hết các dung môi hữu cơ
n – hexan
Trang 13Công thức phân tử C 6 H 14
n-Hexane là một hydrocarbon mạch thẳng Hexane là thành phần quan trọng của xăng, có
trong thành phần của dầu mỏ và khí thiên nhiên, là chất lỏng không màu ở nhiệt độ
phòng, với nhiệt độ sôi từ 50-70oC n-Hexane là dung môi không phân cực, dễ bay hơi có
mùi giống mùi xăng
- Ngoại quan: Chất lỏng không màu - Tỉ trọng: 0.655 g/cm3 - Nhiệt độ đông đặc: -95oC -
Nhiệt độ sôi: 69oC - Điểm chớp cháy: -23.3oC - Điểm tự phát cháy: 233.9oC - Tính tan
trong nước ở 20oC: 13 mg/l - Áp suất hơi: 17 kPa (ở 20oC) - Độ nhớt: 0.294cp (ở 20oC)
Ứng dụng:
- Trích ly dầu thực vật: n-Hexane làm dung môi trích ly dầu thực vật Chúng giúp thu
hẹp phạm vi chưng cất từ dầu trích, với hàm lượng aromatic thấp giúp loại bỏ hàm lượng
màu aromatic không cần thiết Do vậy chúng được dùng làm dung môi trích ly của nhiều
loại dầu thực vật như: dầu đậu nành, dầu dừa, dầu đậu phụng, dầu cọ và dầu lanh
- Keo dán và băng dính: Hàm lượng lớn hexane sử dụng làm tác nhân kết dính nhanh
khô Hexane được sử dụng làm dung môi cơ bản trong công thức keo xi măng,kiểm soát
độ nhớt trong sản xuất keo dán và xi măng
- Mực in: Hexane được sử dụng như là chất pha loãng cho mực in khô
- Sơn phủ: Hexane có thể được sử dụng kết hợp với nhiều loại dung môi khác trong sản
xuất sơn, keo dán và vec ni Chúng còn dùng trong hợp chất ly trích
- Công nghiệp cao su: Hexane có tác dụng làm dung dịch lỏng điều chỉnh tốc độ kết khối
của sản phẩm cao su Bởi vì chúng có tốc độ bay hơi nhanh nên ứng dụng rộng trong quá
trình sản xuất cao su
- Ngành khác: + Quy trình trùng hợp trung gian giữa poly ethylene và polymer khác với
nhựa + Dung môi tẩy rửa + Dung môi cho hệ sáp + Dung môi tẩy dầu mỡ + Chất tẩy
rửa dệt nhuộm
Tác hại của dung môi đối với cơ thể người như sau:
Sự nhiễm độc của n-hexan chủ yếu qua con đường hô hấp Khi hít thở không khí có nồng
độ dung môi cao trong thời gian dài thì sẽ xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc Biểu hiện
đầu tiên là sự tê, mất cảm giác ở chân tay, tiếp đến là các cơ chân bị yếu đi Đó là do
dung môi tác động đến dây thần kinh điều khiển cơ thuộc hệ thống thần kinh ngoại vi
Con người có thể bị nhiễm độc qua da do tiếp xúc với n-hexen hoặc các dung môi có
chứa n-hexan, khả năng thấm qua da là rất thấp (0.83 ug/cm2/h) Tuy nhiên, nếu bị đổ lên
da với số lượng lớn cũng sẽ làm cho do bị đỏ, gây cảm giác rát bỏng, đau nhức
Trang 14Không có nghiên cứu nào đề cập đến sự ngộ độc 1-hexan qua con đường thực phẩm cũng
như tác động của nó đến hệ miễn dịch của con người
Ethanol
Etanol, còn được biết đến như là rượu êtylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một
hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic, dễ cháy, không màu, là một
trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn
Ứng dụng:
Là thành phần của thức uống có cồn
Làm dung môi của các dược phẩm
Dùng để làm chất pha loãng trong nhiều sản phẩm gia đình như nước súc miệng, nước
Tác hại của dung môi đối với cơ thể người như sau:
Ngộ độc ethanol chủ yếu qua đường uống Trong điều trị, ethanol được dùng đường tĩnh
mạch để điều trị ngộ độc methanol hoặc ethylene glycol
80% ethanol uống vào hấp thu tại ruột non, một phần hấp thu ở miệng, thực quản, và dạ
dày ở người lớn khỏe mạnh, đỉnh hấp thu xảy ra khoảng 30-90 phút
Ethanol gâ y độc trên hầu hết các hệ cơ quan, một số triệu chứng nhiễm độc có liên quan
đến tác dụng của chất chuyển hóa acetaldehyde Ehanol tác động lên một số protein màng
tế bào tham gia vào các con đường truyền tín hiệu bao gồm các thụ thể dẫn truyền thần
kinh, các kênh ion, ethanol tương tác với nhiều chất dẫn truyền thần kinh, tác động chính
của ethanol liên quan đến sự gia tăng sự ức chế GABA
Các ảnh hưởng khác do nghiện rượu:
+ Tim mạch: bệnh lý cơ tim, rối loạn nhịp tim
Trang 15+ Nhiễm trùng: viêm mô tế bào, viêm màng não, viêm phổi huyết.
+ Chuyển hóa: tăng acid uric trong máu, giảm albumin, giảm canxi, magie, phosphat
máu, hạ đường huyết, tăng hoặc hạ thân nhiệt
+ Tâm thần: trầm cảm, ảo giác do ethanol, rối loãn lưỡng cực, rối loạn tính cách, tự
tử
+ Thai nhi bất thường
PHẦN II: MỘT SỐ DUNG MÔI HỮU CƠ THƯỜNG GẶP VÀ
KHẢ NĂNG GÂY ĐỘC2.1 Tính độc hoá lý của một số dung môi hữu cơ như ở bảng dưới:
Tên gọi
khác
Dimethylceton 2-propanon,Beta-ketopropan
Andydridamoni
PolystreamPhenylhydritPyrobenzol
Tricloromethananemetenylcloride metyltriclorit
Trang 16Hoà tan
trong
DMHC
Benzen,ethanol
Alcol, eter,DMHC
Alcol, eter,dầu,
chloroform
Alcolo, eter,benzen, dầu
Áp suất hơi
ở 20oC
Trang 17Skellysolvehexyl hydrit
AzabenzenAzin
Kinh tởm khó ngửi
Ngưỡng
mùi trong
Trang 18Eter, alcol,aceton
Eter, alcol,chloroform
Eter, alcol,benzen
2.2 ALDEHYD FORMIC ( H-CHO)
2.2.1 Nguồn gây ô nhiễm và tác động độc hại:
Aldehyd formic là một chất có mùi cay nồng, dễ phân biệt Hơi của nó có thể tự bốc cháy
ở nhiệt độ phòng Ở nhiệt độ thường, aldehyd formic nguyên chất ở thể hơi Dung dịch
chứa 25 – 35% aldehyd formic và 10 – 15% rượu thường gọi là formon (formalin)
Aldehyd formic là chất có hoạt động hoá học mạnh, có thể phản ứng với nhiều chất khác
nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất như giấy, gỗ dán, nhựa, chất tẩy rửa,
keo dán,… Formon được sử dụng nhiều trong bệnh viện, phòng thí nghiệm để bảo quản
Trang 19các mô tế bào Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy một lượng nhỏ aldehyd formic trong
khói thuốc lá, hơi đốt từ khí gas, khói xả của các loại xe có động cơ đốt trong và ngay cả
từ nhiều sản phẩm gia dụng trong gia đình
Sự tập trung aldehyd formic ở nồng độ 3 ppm trong không khí sẽ gây sự kích thích vào
mắt, mũi, cổ họng, gây cảm giác ngứa, rát họng Ở nồng độ trên 0,1 mg/kg không khí,
việc hít thở phải fomanđêhít có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy
nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở Ở nồng độ hơn 20 ppm, có
thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ và cuộc sống Khi ăn hoặc uống phải những chất có chứa
một lượng lớn aldehyd formic thì sẽ gây cảm giác đau đớn, nôn oẹ, hôn mê và có thể
chết Do fomandehyd được chuyển hóa thành axít formic trong cơ thể, dẫn đến tăng hoạt
động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê hoặc dẫn đến chết người
Khả năng con người bị nhiễm độc chủ yếu là do hít thở không khí có hàm lượng aldehyd
formic cao Aldehyd formic dễ hoà tan trong nước, nhưng nó thường không tồn tại lâu
trong nước, vì nó dễ dàng tác dụng với các chất có trong nước Và vì vậy, trong thực tế,
người ta chưa tìm thấy trường hợp nào mà uống nước bị nhiễm aldehyd formic Aldehyd
formic cũng không phải là loại hoá chất được tích luỹ lại lâu dài trong cơ thể động thực
vật, dù rằng, động vật có thể phải tiếp nhận một số lượng đáng kể vào cơ thể chúng
Cơ quan bảo vệ sức khoẻ con người của Mỹ (DHHS) và Cơ quan nghiên cứu Ung thư
Quốc tế (IARC) đã xác định rằng, aldehyd formic là chất có khả năng gây ung thư, đặc
biệt là ung thư mũi và cổ họng Sự xác định này được dựa trên những bằng chứng trên
động vật thí nghiệm và những bằng chứng có hạn qua nghiên cứu và theo dõi những
người thường xuyên tiếp xúc với aldehyd formic
2.2.2 Con đường nhiễm độc vào cơ thể:
Ba con đường chính mà hoá chất có thể xâm nhập vào cơ thể là qua hệ hô hấp, qua hệ
tiêu hoá và qua da
Người ta biết rằng, aldehyd formic là chất có thể gây mê Nhiều nghiên cứu đã được thực
hiện nhắm xác định khả năng và cách thức xâm nhập của aldehyd formic qua hệ hô hấp
Trang 20Engle J.L (1972) đã thực hiện nghiên cứu qua những con chó bị gây mê khi cho hít từ
0,15 đến 0,35µg hơi aldehyd formic từ formalin
Khả năng hấp thụ được khảo sát ở hai đoạn trên đường dẫn khí vào phổi Đoạn hô hấp
trên bao gồm mũi, khí quản cho đến điểm chia đôi của khí quản Đoạn hô hấp dưới từ
điểm chia đôi khí quản đến phổi Kêt quả cho thấy, khi con vật hít hơi aldehyd formic ở
nồng độ nghiên cứu thì phần lớn (95%) hoá chất được giữ lại và chuyển hoá nhanh nhờ
các tế bào của đoạn hô hấp trên và chỉ một lượng rất nhỏ đi đến được đoạn hô hấp dưới
Casanova M (1988) thí nghiệm trên khỉ được hít hơi formaldehid với nồng độ 6 ppm,
trong 6h/ ngày, 5 ngày/ tuần, kéo dài trong 4 tuần Các mẫu máu được lấy ở ven trong
vòng 7 phút và 45h sau khi cho hít thở hơi formadehid để phân tích
Hech Hd’A (1985) thí nghiệm trên chuột với nồng độ 14,4 ± 2,4 ppm trong 2h và trên
người với 6 người đàn ông và 4 người phụ nữ tình nguyện, nồng độ thí nghiệm trên
người là 1,9 ppm trong 40 phút Các mẫu máu được lấy ngay trước và sau thí nghiệm để
phân tích
Kết quả phân tích các mẫu máu lấy từ ven từ thí nghiệm của Casanova M và Heck Hd’A
đều không tìm thấy sự gia tăng về hàm lượng của hoá chất sau khi cho hít thở
formadehyd
Từ các kết quả thí nghiệm có thể đưa ra giả thuyết là khi hít không khí có nhiễm Aldehyd
formic với một lượng không quá cao thì hoá chất này sẽ được các tế bào hô hấp trên hấp
thụ và chuyển hoá nhanh chóng nên hầu như không xâm nhập vào máu
Aldehyd formic được hấp thụ rất nhanh qua đường tiêu hoá Ells J.S ( 1981) đã mô tả
trường hợp một người phụ nữ 41 tuổi đã uống 120ml dung dịch Aldehyd formic (624 mg/
kg); sau khi uống, hàm lượng acid formiuc trong máu tăng rất nhanh Burkhard K.K
(1990) cũng mô tả trường hợp một người đàn ông 58 tuổi đã uống 113,4g dung dịch
Aldehyd formic có metanol Hàm lượng metanol trong máu tăng lên trong suốt 12h theo
dõi và người ta đã tính được nửa vòng đời của aldehyd formic trong cơ thể vào khoảng
3,3h
Trang 21Các thí nghiệm được thực hiện trên động vật đều cho thấy, nếu cho con vật ăn thức ăn có
chứa Aldehyd formic với những liều lượng khác nhau thì nó sẽ nhanh chóng hấp thụ vào
máu và được dẫn đến các cơ quan khác nhau trong cơ thễ như tim, thận, gan, cơ,…
Aldehyd formic cũng có khả năng được hấp thụ qua da khi tiếp xúc, tuy nhiên, lượng hoá
chất được hấp thụ qua da thường không lớn vì aldehyd formic là một chất bay hơi nhanh
2.2.3 Sự chuyển hoá của Aldehyd formic trong cơ thể:
Aldehyd formic là một sản phẩm trao đổi chất của cơ thể động vật Bình thường, trong cơ
thể cũng có một lượng nhỏ aldehyd formic Lượng aldehyd formic xuất hiện trong quá
trình trao đổi chất nhờ enzyme formadehyd dehydrogenase và glutation hydrolase thành
acid formic CO2 và format, là những sản phẩm không độc, được tạo thành từ acid formic
CO2 được bài tiết theo đường hô hấp và format được thải ra theo nước tiểu Formaldehyd
dehydrogenase là enzyme chủ đạo chuyển hóa aldehyd formic, có mặt trong hầu hết các
loại tế bào động vật, đặc biệt, chùng được phân bố nhiều trong tế bào ở khoang mũi của
chuột cống Formaldehyd dehydrogenase không phải là loại enzyme được tổng hợp trong
tế bào theo mô hình operon cảm ứng Do vậy, trong trường hợp bị nhiễm độc, dù cơ thể
tiếp nhận một lượng aldehyd formic cao, nhưng lượng enzyme trong tế bào không thể
tăng lên được, khi đó, aldehyd formic đã hấp thụ vào cơ thể phải được chuyển hóa theo
một số con đường khác và tạo nên các sản phẩm bất lợi cho cơ thể
Dựa trên kết quả của nhiều tác giả, người ta đã có thể mô tả một số con đường chuyển
hóa aldehyd formic trong cơ thể động vật
Casanova và Schmitz M (1984a) và Casanova M (1991a,b) sử dụng aldehyd formic
phóng xạ với 14C và 3H với các nồng độ khác nhau để khảo sát tác động và khả năng
chuyển hóa trong các tế bào hô hấp trên chuột và khỉ Họ đã tìm thấy ADN có chứa 14C
trong tế bào màng nhầy trong mũi chuột và nồng độ 14C tăng lên tỉ lệ thuận với nồng độ
aldehyd formic mà con vật bị nhiễm độc
Trang 22Khoảng 90% 14C được kết hợp với tymic và khoảng 10% kết hợp vào guanine và adenin.
Họ cũng đã mô tả sự tạo liên kết chéo giữa fomaldehyd-ADN-protein, liên kết này được
tìm thấy ở tất cả các trường hợp thí nghiệm
Như vậy, nếu aldehyd formic không được chuyển hoá bởi enzyme formaldehyd
dehydrogenase theo con đường tạo thành CO2 và formal thì chúng có thể được chuyển
hoá theo một số con đường khác và có thể tạo thành liên kết chéo giữa các protein, giữa
các protein và các ADN sợi đơn hoặc tham gia vào quá trình chuyển hoá trung gian với
hợp chất 1-cacbon qua sự kết hợp với tetrahydrofolat (Bolt HM., 1987)
Sự tạo thành liên kết chéo ADN-protein hoặc protein-protein gây nên sự bất lợi cho tế
bào Liên kết chéo ADN-protein là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành các khối u kết quả
nghiên cứu về sự nhiễm độc aldehyd formic qua đường hô hấp ở khỉ và chuột cũng cho
thấy, không có quan hệ tỉ lệ thuận giữa sự tạo thành liên kết chéo ADN-protein trong tế
bào và nồng độ khí độc mà con vật vị nhiễm Tương tự, không có quan hệ tỉ lệ thuận giữa
mức độ nhiễm độc khí aldehyd formic và sự hình thành khối u trong mũi
2.2.4 Một số con đường chuyển hoá của aldehyd formic trong cơ thể:
a) Kết hợp với tetra hydrofolat (TH4):
b) Tạo thành format và CO2:
Trang 23c) Phản ứng với nhóm sulfurhydryl và ure không có sự xúc tác của enzyme:
d) Tạo thành liên kết chéo ADN và protein:
Trang 24PHẦN III: TOLUEN
3.1 Tổng quan về Toluen
3.1.1 Giới thiệu chung
Toluen được phát hiện bởi P.s.pelletie và P Walter vào năm 1037 khi hai ông điều chế
khí than từ nhựa thông
Tên toluen bắt nguồn từ tên toluol, viết tắt “TOL” – nhựa cây balsam ở vùng Nam Mỹ
Toluen là hợp chất thuộc dãy đồng đẳng benzene có công thức phân tử là C7H8, còn gọi là
metyl benzene hay phenyl metan
Công thức cấu tạo của nó như sau:
3.1.2 Tính chất vật lý
Toluen là một chất lỏng trong suốt, độ nhớt thấp
Toluen rất ít tan trong nước, nó có thể tan lẫn hoàn toàn với hầu hết các dung môi hữu cơ
như rượu, ete, xeton…
Toluen là dung môi dễ cháy
Bảng 1 Một số thông số của toluen
Trang 25(Nguồn: Wikipedia).
3.1.3 Tính chất hóa học
Phân tử toluen gồm hai phần: Vòng benzene và gốc ankyl Vì vậy tính chất của nó bao
gồm tính thơm của vòng benzen và tính no của gốc Tuy nhiên tính chất của vòng benzen
và gốc ankyl bị biến đổi do ảnh hưởng tương hổ giữa hai phần đó Các phản ứng cơ bản
của toluen là phản ứng thế SE, cộng ở vòng benzen, phản ứng SR, oxi hóa ở gốc metyl
3.1.3.1 Phản ứng thế
Nhóm CH3 là nhóm thế hoạt hóa nhân thơm, thể hiện các hiệu ứng dương (+I, +C, H) đẩy
điện tử vào vòng làm tăng khả năng tham gia phản ứng thế S của vòng benzen, đồng
Phân tử gam 92,14 g/mol
Thuộc tính
Tỷ trọng và pha 0,8669g/cm³, lỏng
Độ hoà tan trong nước 0,053 g/100 mL (20-25°C)
Trong etanol, aceton, hexan, diclomêtan có thể trộn lẫn hoàn toàn
Trang 26thời định hướng nhóm thế thứ hai ưu tiên vào vị trí ortho và para so với nhóm thế đính
sẵn
Ví dụ: Phản ứng nitro hóa:
3.1.3.2 Phản ứng cộng
Do liên kết π trong vòng benzen tạo thành hệ liên hợp kín nên bền hơn liên kết π
trong hydrocacbon không no Vì vậy khả năng tham gia phản ứng cộng kém và
không tham gia phản ứng trùng hợp.
Toluen tham gia phản ứng oxi hóa bằng oxi không khí với xúc tác và điều kiện nhiệu độ
thích hợp tạo ra benzaldehit hoặc axit benzoic:
Trang 27C6H5CH3 + O2 C6H5CHO (hoặc C6H5COOH) + H2O
Ngoài ra, toluen còn bị bị KMnO4 oxi hóa thành kali benzoat, sau đó tiếp tục cho tác
dụng với axit benzoic
3.1.4 Ứng dụng của toluen
Toluen là một hyđrocacbon thơm được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp,
thường để thay thế cho benzene:
Toluen được dùng chủ yếu trong các ứng dụng cần khả năng hoà tan và độ bay hơi cao
nhất Như trong sản xuất nhựa tổng hợp, sơn xe hơi, sơn đồ đạc trong nhà và sơn tàu
biển
Toluen có khả năng hoà tan mạnh nên nó được dùng trong sản xuất keo dán và chất kết
dính
Toluen cũng được dùng làm chất pha loãng và là một thành phần trong chất tẩy rửa, trong
sản xuất benzen và được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, dệt may, và nhiều ngành
công nghiệp khác
Trong ngành hóa sinh, người ta dùng toluen để tách hemoglobin từ tế bào hồng cầu
Toluen còn được ứng dụng trong điều chế TNT
C7H8 + 3HNO3 C7H5(NO2)3 + 3H2O
(thuốc nổ TNT)
3.1.5 Tinh chế
Toluen tinh khiết chứa ít hơn 0.01% benzene trong khi đó sản phẩm toluen trong công
nghiệp có thể chứa khoảng đến 25%
Trang 28Toluen có thể tinh chế bằng cách sử dụng các hợp chất như CaCl2, CaH2, CaSO4, P2O5
hay natri để tách nước Ngoài ra, kỹ thuật chưng cất chân không hoặc sử dụng
benzophenon cũng được sử dụng phổ biến
3.1.6 Điều chế
Chủ yếu chiết xuất từ nhựa than đá hoặc dầu mỏ bằng phương pháp reforming xúc tác
(chiếm khoảng 87%) hay cracking hơi nước
3.1.6.1 Reforming xúc tác
3.1.6.2 Cracking hơi nước
Quá trình cracking hơi nước là quá trình nhiệt phân các hydrocacbon no từ khí tự nhiên
và các phân đoạn dầu mỏ với sự có mặt của hơi nước
Mục đích chính của quá trình cracking hơi nước là sản xuất etylen, ngoài ra còn thu được
sản phẩm phụ là xăng nhiệt phân từ C5 trở lên, trong đó hàm lượng toluen hầu như không
đổi
Trang 293.1.7 Nồng độ cho phép
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp QCVN 20:2009 với một số
chất hữu cơ thì nồng độ cho phép tối đa của toluen trong không khí là 750 g/Nm3
3.2 Tác hại và ảnh hưởng đến con người và môi trường.
Toluen gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, mức độ nguy hại của
toluen phụ thuộc vào nồng độ có trong môi trường và tần suất tiếp xúc của con người
Ngoài ra ảnh hưởng gây ra cũng phụ thuộc vào sức khỏe của một người hoặc tình trạng
của môi trường khi xảy ra phơi nhiễm
Trang 303.2.1 Ảnh hưởng đến con người
3.2.1.1 Độc tính chung và khả năng gây hại của toluen
Độc tính chung
Cơ quan bị ảnh hưởng của ngộ độc toluen là hệ thống thần kinh trung ương, là một chất
kích thích cho da, dạ dày, thận, gan và tim Gây hiệu ứng nhẹ là đứng không vững, nhiễm
nặng có thể gây tử vong Tiếp xúc lâu và trực tiếp với toluen lỏng hoặc hơi gây ung thư
Gây ung thư
Toluen được coi là sự tiếp xúc chủ yếu trong hai ngành nghề, đó là máy in ống đồng
Thụy Điển và sản xuất giày Mỹ Một nhóm các máy in ống đồng Thụy Điển tiếp xúc chủ
yếu với toluen ít nhất ba tháng cho thấy tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh đường hô hấp, dạ
dày và ung thư trực tràng
Nghiên cứu thứ hai liên quan đến một nhóm gồm 7814 công nhân giày sản xuất tại Hoa
Kỳ Các công nhân đã tiếp xúc với dung môi và dung môi nhựa - chất kết dính chủ yếu là
với toluen Tỷ lệ ung thư phổi đã tăng lên đáng kể, đặc biệt ở những người hút thuốc lá
Độc tính sinh sản và phát triển
Việc hít phải toluen ở phụ nữ mang thai do dùng các sản phẩm như sơn, chất pha loãng
sơn và chất kết dính trong mỹ phẩm đã khuyến cáo có một số tác dụng phụ cho kết quả
sinh sản Nghiên cứu đó cho rằng họ có thể sinh non, con bị dị tật bẩm sinh trên mặt,
chân tay, tim,thận và dị tật hệ thần kinh Một số nghiên cứu khác đã báo cáo những kết
quả sinh sản ở phụ nữ tiếp xúc với toluen Trong sáu nghiên cứu đó, hiệp hội cho thấy có
một trường hợp sẩy thai tự nhiên, ba trường hợp giảm khả năng sinh sản và hai trường
hợp dị tật bẩm sinh Các nghiên cứu về sẩy thai tự nhiên cung cấp bằng chứng thuyết
phục nhất cho thấy tác hại của toluen khi tiếp xúc Nhìn chung, dữ liệu hiện tại cung cấp
bằng chứng thuyết phục rằng toluen gây ảnh hưởng sinh sản cho con người nhưng rất ít
dữ liệu được tìm thấy liên quan đến những tác động của toluen đối với sinh sản ở nam
giới Một trường hợp duy nhất liên quan đến một người đàn ông 28 tuổi người kinh niên
lạm dụng toluen trong 10 năm cho thấy tình trạng tiếp xúc lâu với toluen có thể gây teo
Trang 31tinh hoàn và làm giảm sinh tinh, thoái hóa của các tế bào Sertoli và spermatogonia Trong
liên minh châu âu (EU) thì toluen được phân loại là độc hại đối với sinh sản loại 3 Điều
này đòi hỏi việc sử dụng nguy cơ cụm từ R63 (nguy cơ có thể gây hại cho thai nhi)
3.2.1.2 Các con đường đi vào cơ thể và tác hại
Các con đường đi vào cơ thể
Các tuyến đường chính tiếp xúc với toluen là qua đường hô hấp ví dụ như hơi nước có
trong môi trường không khí xung quanh, hút thuốc lá, sử dụng và lạm dụng các dung môi
tẩy rửa trong gia đình Nuốt phải (nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm) và tiếp xúc với da
(sử dụng nhiên liệu, dung môi và mỹ phẩm) những tuyến đường ít phổ biến tiếp xúc với
toluen
Toluen đã được phát hiện trong nước uống, nước giếng và nước thô Tuy nhiên, tiếp xúc
với toluen qua nước uống là rất ít, ngoại trừ trong trường hợp nặng do ô nhiễm bất
thường xảy ra Các cá nhân có thể tiếp xúc với toluen tại nơi làm việc như sản xuất giày,
máy in hoặc nhà máy sản xuất toluen
Tác hại khi vào cơ thể
Hít phải toluen gây kích thích mũi, cổ họng và đường hô hấp như co thắt phế quản và phù
phổi Nhiễm độc hệ thần kinh trung ương là hưng phấn, ảo giác sau mất điều hòa, chóng
mặt, buồn ngủ, nói lắp, tầm nhìn bị mờ, run, co giật, hôn mê và trong trường hợp nặng,
có thể bị tử vong Tác dụng tim mạch bao gồm nhịp tim không ổn định, nhồi máu cơ tim
cũng được báo cáo ở người sau khi hít phải toluen Lạm dụng toluen gây ra tình trạng
thiếu oxy trong trạng thái mê man và dẫn đễn chết Báo cáo cho thấy nếu nồng độ toluen
khoảng 750 - 5625 mg/m-3 trong các thiết bị trong công nghiệp gây mất cảm giác hệ trung
tâm thần kinh hoặc trầm cảm Tiếp xúc với nồng độ toluen rất cao (≥ 37500 mg/m-3)
trong tai nạn công nghiệp làm trung tâm hệ thần kinh bị liệt trở nên vô thức, co giật và
hôn mê