1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN

25 400 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 186 KB

Nội dung

trong đó các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường.Kinh tế hàng hoá và KTTT không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau vềtrình độ phát triển, về cơ bản chúng có c

Trang 1

MỤC LỤC:

A.Đặt vấn đề: 2

B.Nội dung 3

1.Lý luận chung về kinh tế thị trường 3

1.1.Khái niệm về thị trường và kinh tế thị trường 3

1.2.Tính chất chung của nền kinh tế thị trường 4

1.3.Mô hình phát triển kinh tế thị trường rút ngắn 4

1.4.Đặc điểm mô hình kinh tế thị trường của Mỹ 5

2.Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 6

2.1.Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN 6

2.2.Sự cần thiết xây dựng,phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 7

2.3.Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trường 9

2.4.Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 10

2.5.Vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền KTTT 13

2.6.Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN 15

2.7.Thực trạng phát triển kinh tế thị trường ở nước ta 16

3.Kết quả đạt được và thách thức 18

C.Kết luận 22

D.Danh mục tài liệu tham khảo 25

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ.

Sự phát triển hay sụp đổ của mỗi một quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân

tố như :thể chế chính trị, thể chế kinh tế, chính sách đối ngoại…trong đó sự lựachọn thể chế kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng

Lịch sử phát triển của nước ta kể từ năm 1975 chia làm hai giai đoạn vớimốc đánh dấu là Đại hội VI (12/1986) Giai đoạn 1975-1986,do chưa nhận thứcđúng đắn được sự thay đổi hiện trạng KT-XH sau khi đất nước độc lập; và doquan điểm siêu hình, không biện chứng khi cho rằng KTTT và CNXH là tráingược nhau, cái nọ phủ định cái kia và không thể cùng tồn tại Cách hiểu sailệch như vậy đã dẫn đến việc bài xích KTTT đồng nhất KTTT với CNTB, đốilập KTTT với CNXH Đại hội VI của Đảng đã quyết định chuyển đổi nền kinh

tế nước ta sang nền KTTT định hướng XHCN Chuyển sang thể chế kinh tếmới là một quá trình vô cùng phức tạp và vì nó không chỉ là sự thay đổiphương thức bố trí tài nguyên mà còn là sự thay đổi vị trí lợi ích và quyền lựccủa các nhóm dân cư, các tổ chức xã hội, sự thay đổi nếp sống, nếp nghĩ củađại bộ phận nhân dân Những thành tựu của công cuộc đổi mới do Đảng ta đềxướng và lãnh đạo là sự khẳng định một lần nữa tính đúng đắn của chủ nghĩaMac-Lenin và tư tưởng HCM cũng như sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta vàothực tiễn đất nước Nghiên cứu quan điểm lịch sử về việc phát triển nền KTTT

ở nước ta là rất quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đi đôivới tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.Hơn nữa, trong bối cảnh của tình hình thế giới hiện nay đòi hỏi chúng ta phảitiếp tục đổi mới tư duy lý luận, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mac-Lenin, tưtưởng HCM, phải bảo vệ , phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng HCM vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước

Được sự hướng dẫn của thầy, em đã hoàn thành bài tiểu luận này Tuynhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiệnhơn Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

B NỘI DUNG:

1 Lý luận cơ bản về kinh tế thị trường (KTTT):

1.1 Khái niệm về thị trường và KTTT:

1.1.1 Thị trường:

- Thị trường là một phạm trù sản xuất và lưu thông hàng hoá, phản ánhtoàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán đã được thể chế hoánhằm xác định giá cả và khối lượng hàng hoá

- Thị trường chứa đựng tổng cung, tổng cầu, mối quan hệ cung – cầu,mức giá và những yếu tố không gian, thời gian, xã hội đối với một loại sảnphẩm nào đó của nền sản xuất hàng hoá Mức độ phát triển của thị trường phảnánh trình độ phát triển của nền kinh tế

1.1.2 Kinh tế thị trường:

- Khái niệm kinh tế hàng hoá: Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh

tế - xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường.Sản phẩm làm ra không phải để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất

mà để bán - để thoả mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội

Kinh tế thị trường là sản phẩm của sự phát triển của xã hội loài người,

nó là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá KTTT thực hiện phân bổcác nguồn lực xã hội thông qua cơ chế thị trường, được chi phối bởi các quyluật cơ bản: quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh

- KTTT là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó sản xuất racái gì, như thế nào, cho ai được quyết định thông qua thị trường

- KTTT xuất hiện như là một yêu cầu khách quan không thể thiếu đượccủa nền kinh tế hàng hoá Song không nên đồng nhất nó với kinh tế hàng hoá.Xét về mặt lịch sử, kinh tế hàng hoá có trước kinh tế thị trường, kinh tế hànghoá ra đời thì thị trường cũng xuất hiện nhưng không có nghĩa đó là nền kinh tếthị trường Với sự tăng trưởng của kinh tế hàng hoá, thị trường được mở rộng,phong phú, đồng bộ, các quan hệ thị trường tương đối ổn định thì mới có kinh

tế thị trường

Vậy, kinh tế thị trường không phải là một giai đoạn khác biệt, độc lập,

Trang 4

trong đó các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường.Kinh tế hàng hoá và KTTT không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau vềtrình độ phát triển, về cơ bản chúng có cùng bản chất và nguồn gốc.

1.2 Tính chất chung của nền kinh tế thị trường:

- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất –kinh doanh

- Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triểnđầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tếvào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế

- Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thịtrường như quy luật giá trị,quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh … Sự tácđộng của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế

- Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông quacác luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế…

1.3 Mô hình phát triển kinh tế thị trường rút ngắn:

Các quốc gia với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau sẽ có nhữngphương thức và tiến trình xây dựng kinh tế thị trường hoàn toàn khác nhau Có

2 mô hình phát triển KTTT chính:

- Mô hình phát triển tuần tự

- Mô hình phát triển rút ngắn: gồm 2 kiểu:

+ Mô hình rút ngắn cổ điển

+ Mô hình rút ngắn hiện đại

Trong khuôn khổ bài tiểu luận, em xin trình bày sơ qua về mô hình pháttriển rút ngắn hiện đại – Mô hình mà nước ta lựa chọn để phát triển kinh tế thịtrường

Có thể nói mô hình rút ngắn hiện đại là sản phẩm của chủ nghĩa tư bảnhiện đại và cũng là sản phẩm của thời đại ngày nay Nó hội tụ được các ưuđiểm: phát triển kinh tế thị trường hoàn hảo với sự điều tiết mạnh mẽ và thôngminh của nhà nước, tiếp thu tinh hoa phát triển của các nước đi trước, khai thácđược mọi tiềm năng của đất nước để phát triển kinh tế quốc gia, lợi dụng tối đa

tư bản nước ngoài và mở của nền kinh tế

Trang 5

Mô hình này xuất hiện nhờ các điều kiện:

- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

- Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia

Hiện nay, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển bởi lẽ cơ sở vật chất kĩ thuật của nó còn lạc hậu, thấp kém, nền kinh tế ít nhiều còn mang tính tự cấp, tự túc Tuy nhiên nước ta không lặp lại nguyên vẹn tiến trình phát triển của các nước đi trước: Kinh tế hàng hoá giản đơn  KTTT tự do  KTTT hiện đại mà xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, theo định hướng XHCN theo kiểu rút ngắn.

Điều này có nghĩa: Đẩy mạnh CNH-HĐH để phát triển nhanh chóng LLSX, trong một thời gian tương đối ngắn xây dựng được cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện đại để nền kinh tế nước ta bắt kịp với trình độ phát triển chung của thế giới, đồng thời phải hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý kinh tế vĩ mô

và thực hiện định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa.

1.4 Đặc điểm mô hình kinh tế thị trường của Mỹ:

Mô hình kinh tế thị trường của Mỹ tức là mô hình KTTT chịu sự dẫn dắtcủa người tiêu dùng còn gọi là kinh tế thị trường tự do Mô hình này đặc biệtnhấn mạnh vai trò của thị trường trong việc thúc đẩy trong nền kinh tế và chorằng nhà nước chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với phát triển kinh tế Mô hình này

đề cao tinh thần của các chủ xí nghiệp, chủ trương thị trường hiệu quả, trongkhi phê phán sự can thiệp của nhà nước.Mô hình này còn mang đặc trưng tốtụng luật pháp không hạn chế, nhà nước có tiến hành điều tiết khống chế haykhông thường căn cứ vào mục tiêu là việc đó có lợi cho người tiêu dùng haykhông, ít khi xuất phát từ góc độ người sản xuất

Nền KTTT hướng vào người tiêu dùng đang trong quá trình khôngngừng được cải tiến và hoàn thiện

Xuất phát từ quan niệm của Mỹ là “Sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc”nên nước Mỹ đề cao tinh thần tự do xí nghiệp chứ không chủ trương chính phủcan thiệp Điều này hoàn toàn trái ngược với sự phát triển nền kinh tế thị

Trang 6

2.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.1 Khái niệm KTTT định hướng XHCN

Kinh tế thị trường định hướng XHCN theo quan điểm của Đảng ta lànền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lý của nhà nước theo định hướng XHCN Về bản chất, khác với nền kinh

tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nền KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế vìnhân dân phục vụ nhân dân, lấy đời sống nhân dân, công bằng xã hội là mụctiêu để tăng trưởng kinh tế

KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao và bềnvững, LLSX được phát triển trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học côngnghệ mới cùng với đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao

KTTT định hướng XHCN là một kiểu tổ chức kinh tế dựa trên nguyêntắc, quy luật của KTTT, đồng thời được dẫn dắt, định hướng bởi nguyên tắc vàbản chất của CNXH nhằm thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

Mục tiêu của phát triển KTTT định hướng XHCN là nâng cao đời sốngcủa nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế những bất bình đẳng trongthu nhập, bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá dân tộc, ổn định chính trị - xã hội

và an ninh – quốc phòng

KTTT định hướng XHCN là một nền kinh tế mở và mang tính khu vựchoá, quốc tế hoá Phát triển KTTT định hướng XHCN phải góp phần nâng cao

vị thế đất nước trên trường quốc tế, đảm bảo độc lập, tự chủ về kinh tế

Nước ta xây dựng và phát triển KTTT định hướng XHCN chứ khôngphải KTTT TBCN Chúng ta lấy phát triển kinh tế là phương tiện để đạt đượcmục tiêu cơ bản xây dựng XHCN, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột cócuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện

Vì vậy mỗi bước tăng trưởng kinh tế ở nước ta phải gắn liền với cảithiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội.Việc phân phối thôngqua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mụctiêu đó

Trang 7

2.2 Sự cần thiết xây dựng, phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2.2.1 Tính khách quan của việc chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta.

Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, dựa vào kinh nghiệm của cácnước XHCN, đất nước ta bắt đầu xây dựng mô hình kế hoạch hoá tập trung dựatrên hình thức sở hữu công cộng về TLSX Với sự nỗ lực của nhân dân cùngvới sự giúp đỡ của các nước XHCN khác, mô hình kế hoạch hoá đã phát huyđược tính ưu việt của nó: từ một nền kinh tế lạc hậu và phân tán bằng công cụ

kế hoạch hoá, nhà nước đã tập trung vào tay mình một lực lượng vật chất quantrọng về đất đai, tài sản, tiền bạc để ổn định và phát triển nền kinh tế, huy độngtối đa sức người và sức của phục vụ cho tiền tuyến …

Sau ngày giải phóng miền Nam, hiện trạng kinh tế - xã hội đã thay đổi.Trong một nền kinh tế cùng một lúc tồn tại 3 loại hình kinh tế: tự cấp tự túc, kếhoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hoá Nhưng nước ta vẫn chủ trương xâydựng nền kinh tế chỉ huy như ở miền Bắc trước đây Do các quan hệ kinh tế đãthay đổi rất nhiều, việc áp dụng rập khuôn mô hình kinh tế chưa thích hợp vớiđiều kiện của đất nước và kém hiệu quả đã làm xuất hiện nhiều hiện tượng tiêucực Do chủ quan cứng nhắc không cân nhắc tới sự phù hợp của cơ chế quản lýkinh tế mà chúng ta đã không quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên sảnxuất của đất nước, trái lại đã dẫn đến việc sử dụng lãng phí một cách nghiêmtrọng các nguồn tài nguyên đó Tài nguyên thiên nhiên bị phá hoại, môi trường

bị ô nhiễm, sản xuất kém hiệu quả, nhà nước thực hiện bao cấp tràn lan Những

sự việc đó đã gây ra nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế, sự tăng trưởng kinh tếgặp nhiều khó khăn, sản phẩm trở lên khan hiếm, ngân sách bị thâm hụt nặng

nề, thu nhập từ nền kinh tế không đủ tiêu dùng, tích luỹ hàng năm gần nhưkhông có, vốn đầu tư dựa vào cho vay và viện trợ từ nước ngoài Đến cuốinhững năm 80, giá cả leo thang, khủng hoảng kinh tế đi cùng với lạm phát caolàm cho đời sống nhân dân bị giảm sút, thậm chí ở một số địa phương nạn đóiđang rình rập

Những sai lầm cơ bản là:

Trang 8

- Ta đã thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về TLSX trên một quy mô lớntrong điều kiện chưa cho phép.

- Thực hiện việc phân phối theo lao động cũng trong điều kiện khôngcho phép Khi tổng sản phẩm quốc dân thấp, lại dùng hình thức vừa phân phốibình quân vừa phân phối lại một cách gián tiếp đã làm mất động lực của sựphát triển

- Việc quản lý kinh tế của nhà nước lại sử dụng các công cụ hành chínhmệnh lệnh theo kiểu thời chiến không thích hợp với yêu cầu tự do lựa chọn củangười sản xuất và người tiêu dùng đã không kích thích sự sáng tạo của hàngtriệu người lao động

Trước sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, viện trợ nước ngoài lại giảmsút đã đặt nền kinh tế nước ta tới sự bức bách phải đổi mới

Tại đại hội VI(tháng 12/1986) của Đảng đã chủ trương phát triển nềnkinh tế nhiều thành phần và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạchhoá sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN Đến đại hội VII(tháng 4/1991),Đảng ta xác định rõ việc đổi mới cơ chế ở nước ta là một tất yếu khách quan vàtrên thực tế đang diễn ra việc đó, tức là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướngXHCN Đây là sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luậncũng như trong thực tế lãnh đạo của Đảng trên mặt trận làm kinh tế Xem xétdưới góc độ khoa học việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thịtrường là đúng đắn Nó phù hợp với thực tế của nước ta, phù hợp với các quyluật kinh tế và với xu thế của thời đại

2.2.2 Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,

- Phân công lao động XH – cơ sở của sản xuất hàng hoá được phát triển

cả về chiều rộng và chiều sâu Phân công lao động trong từng khu vực, từng địaphương ngày càng phát triển Sự phát triển của phân công lao động thể hiện ởtình trạng phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa

ra trao đổi trên thị trường

- Nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu:

Trang 9

 Sở hữu toàn dân.

tổ chức quản lý nên chi phí và hiệu quả sản xuất khác nhau

- Quan hệ hàng hoá – tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đốingoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngàycàng sâu sắc

Như vậy, KTTT ở nước ta là một tồn tại tất yếu khách quan, một nhiệm

vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tếhiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế Đó là con đường đúngđắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đấtnước vào sự nghiệp CNH-HĐH

- KTTT kích thích tính năng động sáng tạo của chủ thể kinh tế, kíchthích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hànghoá và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, của thị trường

Trang 10

- KTTT thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sảnxuất nên phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, lợi ích của đất nước

để mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài

- Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tậptrung sản xuất, tạo điều kiện cho sự ra đời của sản xuất lớn, xã hội hoá caođồng thời hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, lao động lành nghề,đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

2.4 Đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

2.4.1 Mục tiêu phát triển KTTT

- Mục tiêu hàng đầu của phát triển KTTT ở nước ta là giải phóng sứcsản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiệnCNH-HĐH , xây dựng cơ sở vật chất của CNXH , nâng cao hiệu quả KT-XH ,cải thiện từng bước đời sống nhân dân

- Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng lấysản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi vớitiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp gắn liền với xoáđói, giảm nghèo

2.4.2 Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo

- Nền kinh tế nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản

xuất kinh doanh:

 Kinh tế nhà nước

 Kinh tế tập thể

 Kinh tế tư nhân

 Kinh tế tư bản nhà nước

 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và lànhững bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH Vìvậy phát triển KTTT nhiều thành phần là một tất yếu đối với nước ta Chỉ cónhư vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế phát huy được tiềmnăng của các thành phần kinh tế vào phát triển nền kinh tế của đất nước

Trang 11

- Trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta, kinh tế nhà nước giữvai trò chủ đạo Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề cótính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa nền KTTT định hướngXHCN với KTTT TBCN

Tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường nước ta đã quyếtđịnh nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phầnbởi vì mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó.KTNN cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho xã hội mới –XHCN

- Mỗi thành phần kinh tế đều có bản chất kinh tế- xã hội chịu sự tác độngcủa các quy luật kinh tế riêng nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phầnkinh tế còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế có khả năngphát triển theo các hướng khác nhau Vì vậy kinh tế nhà nước phải được xâydựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình, đồngthời nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế - xã hội để đảmbảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN

2.4.3 Trong nền KTTT định hướng XHCN, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu.

- Mỗi chế độ xã hội đều có chế độ phân phối tương ứng với nó Chế độ

phân phối do QHSX thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quy định: quan hệphân phối, các hình thức thu nhập là hình thức thực hiện về các mặt kinh tế củacác quan hệ sở hữu về TLSX Mỗi chế độ sở hữu có nguyên tắc, hình thức phânphối tương ứng với nó Vì vậy, nền kinh tế thị trường nước ta tồn tại cơ cấu đadạng về hình thức phân phối:

 Phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế

 Phân phối theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lựckhác

 Phân phối thông qua phúc lợi xã hội

- Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của KTTT định hướngXHCN, nó là hình thức thực hiện mặt kinh tế của chế độ công hữu Đây làhình thức phân phối chủ yếu trong thời kì quá độ lên XHCN

Trang 12

2.4.4 Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN.

- Sự quản lý của nhà nước XHCN nhằm sửa chữa những “thất bại củathị trường” thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân cơ chế thịtrường không thể làm được, đảm bảo cho nền KTTT phát triển theo định hướngXHCN Vai trò quản lý của nhà nước XHCN là hết sức quan trọng Nó bảođảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đảm bảocông bằng xã hội Không ai ngoài nhà nước có thể giảm bớt được sự chênh lệchgiữa giàu & nghèo, giữa thành thị & nông thôn, giữa các vùng của đất nướctrong điều kiện KTTT

- Nhà nước quản lý nền KTTT định hướng XHCN theo nguyên tắc kếthợp kế hoạch với thị trường:

 Thị trường là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn tạikhách quan, tự vận động theo những quy luật vốn có của nó

 Kế hoạch hoá là hình thức thực hiện của tính kế hoạch, là sảnphẩm chủ quan của chủ thể quản lý

- Kế hoạch & cơ chế thị trường là hai phương tiện khác nhau để pháttriển và điều tiết nền kinh tế Kế hoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thểquản lý đối với nền kinh tế, cơ chế thị trường là sự điều tiết của bản thân nềnkinh tế

- Kế hoạch & thị trường cần được kết hợp với nhau trong cơ chế vậnhành nền kinh tế

Thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triểnkinh tế Những mục tiêu và biện pháp mà kế hoạch nêu ra muốn được thực hiện

có hiệu quả phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường Mặt khác muốn cho thịtrường hoạt động phù hợp với định hướng XHCN thì nó phải được hướng dẫn

và điều tiết bởi kế hoạch

2.4.5 Nền KTTT định hướng XHCN cũng là nền kinh tế mở, hội nhập.

- Mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đốivới nước ta Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kĩ thuật, công nghệ hiện đại,kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh

Ngày đăng: 05/07/2016, 23:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7.Tạp chí kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương Số 21- Năm 2006Bài :”Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”- TS..Nguyễn Thị Như Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
1. Các mô hình KTTT trên thế giới.Lê Văn Sang – NXB Thống Kê – 1994 Khác
2.Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam.GS.TS :Lương Xuân Quý – NXB Thống Kê-1994 3.Việt Nam chuyển sang KTTTNgân hàng thế giới – NXB Chính Trị Quốc Gia-1994 Khác
4.Thời đại chúng ta và sức sống của chủ nghĩa Mác –Lênin.GS.TS :Lê Hữu Nghĩa-NXB Chính Trị Quốc Gia -2006 Khác
5.Phát triển KTTT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế PGS.TS:Nguyễn Văn Nam – NXB Chính Trị Quốc Gia-2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w