MỞ ĐẦUSau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, quá trình đôthị hóa đã diễn ra hết sức nhanh chóng, đặc biệt trong những năm trở lại đâychúng ta đã chứng kiến một quá trình đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 4
1 Đô thị và đặc điểm đô thị 4
1.1 Đô thị là gì? 4
1.2 Đặc điểm đô thị 6
2 Tác động của sử dụng đất đô thị đến môi trường 7
2.1 Tác động tích cực 7
2.2 Tác động tiêu cực 8
3 Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề môi trường trong sử dụng đất đô thị: 22
4 Một số giải pháp hạn chế và khắc phục các vấn đề đô thị hóa đến môi trường 22
KẾT LUẬN 25
Trang 3MỞ ĐẦU
Sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, quá trình đôthị hóa đã diễn ra hết sức nhanh chóng, đặc biệt trong những năm trở lại đâychúng ta đã chứng kiến một quá trình đô thị hóa với tốc độ cao chưa từng có ởcác thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nướcmới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đếnnăm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị Tính đến năm 2007,
cả nước đã có 729 đô thị bao gồm 2 đô thị đặc biệt: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội;
4 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đôthị loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5 ([1]) (đạt tỷ lệ đô thị hoá xấp xỉ27%)
Lượng dân cư đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗinăm có khoảng 1 triệu dân tiếp tục tham gia vào "đại gia đình" đô thị Dân số
đô thị Việt Nam năm 1990 là khoảng 13 triệu người (chiếm tỷ lệ 20%), năm
1995 tỷ lệ dân số đô thị chiếm 20,75%, năm 2000 chiếm 25%, dự báo đếnnăm 2010 tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam đạt 56-60%, đến năm 2020 là 80%
Bộ Xây dựng dự báo tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạtkhoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45triệu dân Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người.Nếu đạt tỉ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thịnhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ đạt quy mô 105.000 ha Với tốc độphát triển đô thị và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngàycàng nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh từ quá trình đô thị hóa
Trang 4Đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của đất nước, góp phần nâng caomức sống của một số bộ phận dân cư, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cựccũng đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề
di dân nông thôn ra thành thị; tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoágiàu nghèo; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệthống cơ sở hạ tầng quá tải và đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường Sự pháttriển đô thị luôn gắn liền với nó một loạt các vấn đề môi trường nghiêm trọng
và nó đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt là cácnước đang phát triển như Việt Nam Nắm bắt được vấn đề này sẽ giúp chúng
ta đưa ra được các hướng sử dụng thích hợp Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau
đi tìm hiểu “các vấn đề môi trường trong thực tiễn sử dụng đất đô thị”.
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
1 Đô thị và đặc điểm đô thị
1.1 Đô thị là gì?
Định nghĩa “đô thị”
Đô thị là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy
mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65% Đô thị gồmcác loại: thành phố, thị xã và thị trấn Đô thị bao gồm các khu chức năng đôthị
Một đô thị hay khu đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các côngtrình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó Các
đô thị có thể là thành phố, thị xã, trung tâm dân cư đông đúc nhưng thuật từnày thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng,
xã, ấp
Các đô thị được thành lập và phát triển thêm qua quá trình đô thị hóa
Đo đạt tầm rộng của một đô thị sẽ giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số,
sự mở rộng đô thị, và biết được các số liệu về dân số nông thôn và thành thị
Không như một đô thị, một vùng đô thị không chỉ bao gồm đô thị màcòn bao gồm các thành phố vệ tinh cộng vùng đất nông thôn nằm xung quanh
có liên hệ về kinh tế xã hội với thành phố đô thị cốt lỏi, tiêu biểu là mối quan
hệ từ công ăn việc làm đến việc di chuyển hàng ngày ra vào mà trong đóthành phố đô thị cốt lỏi là thị trường lao động chính Thật vậy, các đô thị
Trang 6thường kết hợp và phát triển như trung tâm hoạt động kinh tế/dân số trongmột vùng đô thị lớn hơn.
Các vùng đô thị thường thường được định nghĩa bằng việc sử dụng cácquận (như ở Hoa Kỳ) hoặc các đơn vị chính trị cấp quận làm đơn vị nền tảng.Quận có chiều hướng hình thành các ranh giới chính trị bất di bất dịch Cáckinh tế gia thường thích làm việc với các thống kê xã hội và kinh tế dựa vàocác vùng đô thị Các đô thị được dùng để thống kê thích hợp hơn trong việctính toán việc sử dụng tỉ lệ đất quân bình trên đầu người và mật độ dân cư(theo Dumlao & Felizmenio 1976)
Định nghĩa về đô thị thì khác nhau tại các quốc gia khác nhau Thôngthường mật độ dân số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải là 400người trên một cây số vuông hay 1000 người trên một dặm vuông Anh[9].Các quốc gia châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên cơ bản việc sử dụng đấtthuộc đô thị, không cho phép có một khoảng trống tiêu biểu nào lớn hơn 200mét Dùng không ảnh chụp từ vệ tinh thay vì dùng thống kê từng khu phố đểquyết định ranh giới của đô thị Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sửdụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó, một điều kiện nữa là phần đôngdân số, thường là 75% trở lên, không có hành nghề nông nghiệp hay đánh cá
Xu thế đô thị hoá trên toàn thế giới sẽ dẫn tới sự hình thành các Siêu đôthị với dân số trung bình trên 4 triệu người Hiện nay, trên thế giới có 20 siêu
độ thị với dân số trên 10 triệu người, trong đó có 11 ở Châu Á, 7 ở Châu Mỹ
và 2 ở Châu Phi Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương hiện nay đã có 18 thànhphố trên 4 triệu dân, con số này sẽ tăng lên 52 vào năm 2050
Phân loại đô thị ở Việt Nam
Trang 7 Đô thị loại đặc biệt (2 thành phố): Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đô thị loại 1 (9 thành phố): Hải Phòng; Đà Nẵng; Cần Thơ; Huế; Vinh;
Đà Lạt; Nha Trang; Quy Nhơn; Buôn Mê Thuột
Đô thị loại 2 (12 thành phố): Biên Hòa; Nam Định; Hạ Long; VũngTàu; Thái Nguyên; Việt Trì; Hải Dương; Thanh Hóa; Mỹ Tho; LongXuyên; Pleiku; Phan Thiết
Đô thị loại 3 (39 thành phố, thị xã): Các thành phố còn lại, các thị xã:
Thủ Dầu Một; Châu Đốc; Bà Rịa; Bạc Liêu; Sa Đéc; Bảo Lộc; TràVinh; Cửa Lò; Cam Ranh
Đô thị loại 4: Các thị xã còn lại và một vài thị trấn lớn
Đô thị loại 5: Các thị trấn
Trong 500 thành phố và thị trấn ở Việt Nam hiện nay, chỉ có 2 thànhphố trên 1 triệu dân là Hà Nội (khoảng 2,2 triệu kể cả ngoại thành) và Thànhphố Hồ Chí Minh (hơn 4 triệu kể cả ngoại thành) Trong vòng 10-15 năm tới,nếu không quy hoạch đô thị hợp lý, cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽtrở thành các siêu đô thị với tất cả những vấn đề môi trường phức tạp về mật
độ dân cư, nghèo đói và thiếu thốn cơ sở hạ tầng
1.2 Đặc điểm đô thị
Đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau:
Về cấp quản lí, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định thành lập;
Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
Trang 8o Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai tròthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùnglãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộcTrung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
o Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỉ lệ lao độngphi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở
hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70%mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy địnhcho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật
độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km²[10]
2 Tác động của sử dụng đất đô thị đến môi trường
2.1 Tác động tích cực
- Khi đất đô thị được quy hoạch phù hợp sẽ tạo ra môi trường văn hoá
và xã hội thuận lợi cho hoạt động lao động, sinh hoạt, vui chơi giải trí củangười dân, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của họ
- Thúc đấy kinh tế phát triển vì đây là nơi tập trung các đầu mối giaothương, buôn bán, … Kinh tế phát triển, đời sống người dân được chăm lo sẽgóp phần ổn định về an ninh, chính trị
2.2 Tác động tiêu cực
2.2.1 Về văn hoá, xã hội
- Áp lực về dân số và mật độ dân cư lên hệ thống cơ sở hạ tầng và phúclợi xã hội
Trang 9Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thànhthị tăng cao: Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống
đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị Số dân
cư sống ở thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đốigiữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giảiquyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm chotrật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp Theo thống kê của Quỹ Dân sốLiên hợp quốc (UNFPA), người di cư nông thôn chiếm tới 1/3 dân số của TP
Hồ Chí Minh và 1/10 dân số của Hà Nội và làn sóng này vẫn đang tiếp tụckhông ngừng chảy Dự kiến dân số đô thị của Hà Nội đến năm 2010 sẽ là 3,9
- 4,2 triệu người, năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người; còn với TP Hồ Chí Minhnăm 2010 là 10 triệu người, đến 2025 là 16-17 triệu người ([2])
- Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo: Trong quátrình hội nhập và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá tay nghềcao để tiếp cận với khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầutuyển dụng lao động Song thực tế cho thấy ở các đô thị và các vùng ven đôvẫn còn một bộ phận không nhỏ những người thất nghiệp, trình độ học vấnkhông cao Đây chủ yếu là những lao động giản đơn di cư từ khu vực nôngthôn lên thành thị để kiếm việc làm Phần lớn trong số họ chỉ tìm được côngviệc giản đơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở gần thành thị, một sốkhác kém may mắn hơn phải lang thang tìm kiếm công việc không ổn địnhtrong nội thị với thu nhập ít ỏi Nhiều vấn đề phát sinh cũng bắt nguồn từ đây,khi thu nhập của người lao động không đủ tích lũy để gửi về gia đình như kỳvọng trước đó Điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số laođộng di cư, có tới 2/3 là lao động trẻ (15-19 tuổi); hơn 50% là di cư để tìmviệc làm, 47% là để cải thiện điều kiện sống Một điều tra khác của Viện
Trang 10Khoa học lao động và xã hội cũng cho thấy, trong các doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm tới 70% Tính đếntháng 12/2007 cả nước có hơn 170 khu công nghiệp, khu chế xuất phân bổ ở
55 tỉnh, thành trên cả nước với khoảng trên 1 triệu người lao động đang làmviệc, trong đó có 700.000 người lao động di cư từ các tỉnh khác hoặc huyệnkhác đến ([3]) Do chỉ được hưởng mức lương thấp, lại phải làm việc vất vảnên số lao động di cư này dễ nảy sinh những bất đồng và có những hành độngthiếu kiềm chế Đây là sự bất ổn đối với chủ trương phát triển một xã hội đôthị công bằng, ổn định và văn minh
- Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị: Nhìn chunghầu hết ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở Đặc biệt là dânnghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố Thống kê củaUNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để muanhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ ChíMinh còn có 300 ngàn người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số HàNội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá3m2/người Chính vì thế một số người đã bất chấp những quy định về quản lý
đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà một cách tạm bợ,tuỳ tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các đô thị.Việc xây cất không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà không số,phố không tên” chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội Điều này đã phần nàotạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gâykhó khăn cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội
- …
Trang 112.2.2 Về môi trường sinh thái
2.2.2.1 Suy giảm cảnh quan
Tại các vùng đô thị hóa nhanh, bộ khung bảo vệ môi trường là nhữngvành đai xanh không được quy hoạch và bảo vệ Chỉ tiêu đất để trồng câyxanh trong các đô thị quá thấp, trung bình mới đạt 0,5m2/người Tại hai thànhphố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, con số này cũng không quá2m2/người, chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trênthế giới Một số di sản văn hóa, lịch sử và một số di tích, vùng cây xanh bảo
vệ môi trường đang bị vi phạm, tàn phá nặng
Hệ thống không gian xanh - lá phổi của đô thị - hầu như chưa được chú
ý và các cơ quan quản lý chưa hoạch định chính sách đối với vấn đề này.Quan niệm về vấn đề cây xanh bảo vệ môi trường chỉ đơn thuần là trồng câytrên đường phố để che nắng Chọn cây trồng hết sức tùy tiện không có ýtưởng đặc trưng, gây nên tình trạng các đô thị ngoài Bắc như thành phố TháiNguyên, Bắc Ninh, Việt Trì, Hải Phòng, có một số loại cây giống nhau như:
xà cừ, phượng, sữa, tử vi tàu, Các đô thị loại III kể từ Quảng Nam trở vàocũng vậy: viết, dầu nước, trứng cá, không tạo được nét đặc trưng cây xanhgây ấn tượng của mỗi đô thị
Kết quả phân tích ảnh vệ tinh được giới thiệu ở trang sau cho thấy sau
10 năm phát triển (1986-1996) diện tích đất cây xanh của 4 quận nội thành cũcủa Hà Nội đã giảm đi 12%, diện tích mặt nước ao, hồ giảm đi 64,5%, ngược
lại, diện tích xây dựng nhà tăng thêm 22,4% (Nguồn: Đề tài khoa học
KHCN 07.11 do Phạm Ngọc Đăng làm Chủ nhiệm)
Trang 12Công viên để vui chơi giải trí hầu như rất ít Diện tích các công viênchức năng cũng rất hạn hẹp (0,5 - 4ha) và chỉ là nơi nghỉ ngơi thư giãn ngắmcảnh như các vườn hoa ở Huế, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên Các khucông nghiệp chưa có khoảng cách ly vệ sinh Trong khu công nghiệp, theotính chất ngành, thường quy định dành 10 - 15% quỹ đất cho trồng cây để làmmát, chống bụi khói độc hại và làm nơi giải trí cho công nhân, nhưng thực tế
ở nhiều khu công nghiệp còn thiếu đất cây xanh Trồng cây ở nhiều đô thị cónguồn gốc từ Chương trình 327, cây xanh là những loài cây cải tạo đất, pháttriển rất nhanh, nhưng không đẹp và không phù hợp với cảnh quan đô thị như:bạch đàn, tràm bông vàng, keo tai tượng, (Thái Nguyên, Bắc Ninh)[11]
2.2.2.2 Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn: từ các phương tiện giaothông, nhà máy, xí nghiệp, …
Ô nhiễm không khí
Các chất gây ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp chủ yếulà: bụi, SO2, NO2, CO2, H2S, HF, hơi chì, … Nguồn tạo các chất gây ô nhiễm
Trang 13không khí này chủ yếu phát sinh từ phương tiện giao thông vận tải, quá trìnhhoạt động và vận hành ở các khu công nghiệp và hoạt động con người.
Trên thế giới:
Theo nghiên cứu, mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn củachâu Á cao gấp 5 lần các TPParis, London và New York và cao gấp 5 - 6 lầntiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định Theo ước tính củaWHO, hiện Đông Nam Á và Thái Bình Dương mỗi năm có 530.000 ngườichết vì các bệnh đường hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí Nguyênnhân hàng đầu gây ô nhiễm là sử dụng quá nhiều ô tô và xe gắn máy Sốlượng ô tô của Ấn Độ tăng 20%/năm kể từ năm 2000 và lượng xe tại TrungQuốc tăng gấp 8 lần so với cách đây 10 năm, lượng xe gắn máy tại Indonesiatăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua, lên 33 triệu chiếc… Trung bình, số lượng
ô tô tại các thành phố của châu Á tăng gấp đôi trong vòng 5 năm Xe gắn máy
và ô tô gây ra từ 30% đến 70% tình trạng ô nhiễm không khí của các thànhphố châu Á Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), phải mất nhiều nămnữa, các thành phố lớn châu Á như Bắc Kinh, New Delhi… mới có thể đưamức ô nhiễm không khí trở về an toàn
Theo thống kê, hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tửvong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% trường hợp có liên quan đến
ô nhiễm không khí
Tokyo được xem là bài học về thành công trong việc kiểm soát ô nhiễmkhông khí khi có đến 35 triệu dân nhưng mức độ ô nhiễm thấp hơn cả tiêuchuẩn của Mỹ và EU Bangkok cũng có bước tiến khi cắt giảm mức ô nhiễmxuống còn 1/2 trong vòng 10 năm qua nhờ kiểm soát nghiêm ngặt khí thải của
xe hơi và đánh thuế nặng với mô tô 2 thì (một trong những phương tiện gây ô