1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

85 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Chính vì vậy việc nghiên cứu lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường vào công tác quy hoạch sử dụng đất là cần thiết, nhằm giải quyết các mục tiêu chiến lược cho phát triển bền vững và hạ

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÀN THỊ MỲ

“ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN

PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên – 2014

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: GS NGUYỄN THẾ ĐẶNG

Thái Nguyên – 2014

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phú

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2012-2014

, tôi

, Khoa Môi trường

GS.TS Nguyễn Thế Đặng

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

3.1 Ý nghĩa khoa học 3

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.1.1 Đất và sử dụng đất 4

1.1.2 Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất 5

1.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất 7

1.2.1 Yêu cầu khách quan 7

1.2.2 Yêu cầu về pháp lý 9

1.2.3 Thực trạng việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong

quy hoạch sử dụng đất 10

1.3.1 Các yêu cầu chung trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất 20

1.3.2 Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát 20

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25

2.3 Nội dung nghiên cứu 25

2.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương 25

2.3.2 Đánh giá quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương giai đoạn

2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 theo yêu cầu bảo vệ môi trường 25

2.2.3 Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất

đến năm 2020 huyện Phú Lương 26

2.2.4 Đề xuất giải pháp thực hiện yếu tố môi trường trong QHSDĐ

huyện Phú Lương đến năm 2020 26

2.4 Phương pháp nghiên cứu 26

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu 26

2.4.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu 26

2.4.3 Phương pháp kế thừa, chọn lọc những tư liệu sẵn có 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương 27

3.1.1 Vị trí địa lý 27

3.1.2 Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Phú Lương 28

3.1.3 Các nguồn tài nguyên của huyện Phú Lương 30

3.1.4 Khái quát về đặc điểm kinh tế huyện Phú Lương 34

3.1.5 Về dân số, lao động 35

3.1.6 Khái quát về môi trường của huyện Phú Lương 36

3.2 Đánh giá quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương giai đoạn

2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 theo yêu cầu bảo vệ môi trường 37

3.2.1 Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 -2015 huyện Phú Lương 37

3.2.2 Đánh giá các yếu tố môi trường trong QHSDĐ trong giai đoạn

2011 - 2015 và định hướng đến năm 2010 trên địa bàn huyện Phú Lương 41

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3 Thực trạng môi trường trong QHSDĐ giai đoạn 2011-2015

của huyện Phú Lương 49

3.2.4 Nhận xét chung về những yếu tố bảo vệ môi trường trong phương án quy

hoạch sử dụng đất 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2010 của huyện Phú Lương 53

3.3 Đề xuất yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020 huyện Phú Lương 56

3.3.1 Những yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2020 56

3.3.2 Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trường đến năm 2020 huyện Phú Lương 58

3.4 Đề xuất giải pháp thực hiện yếu tố môi trường trong QHSDĐ

huyện Phú Lương đến năm 2020 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

1.Kết luận 65

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên - Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

HĐND : Hội đồng nhân dân

KCN : Khu công nghiệp

QCVN : Quy chuẩn Việt nam

QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND : Ủy ban nhân dân

VLXD : Vật liệu xây dựng

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.1 Tổng hợp các yếu tố liên quan đến môi trường chiến lượcđối

với quy hoạch sử dụng đất 14

Bảng 1.2 Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp phương án quy hoạch sử dụng đất 16

Bảng 1.3 Kết quả điều tra, nghiên cứu thực tế về nguồn gây tác động

và yếu tố tác động đến môi trường từ quy hoạch sử dụng đất 18

Bảng 1.4 Một số chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững năm 2009 24

Bảng 3.1: Độ dốc trên các loại đất của huyệ 28

Bảng 3.2: Các loại đất chính của huyện 31

Bảng 3.3: Cơ cấu tổng sản phẩm của huyện Phú Lươnggiai đoạn 2005 - 2009 34

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế trong thời kỳ 2011 – 2020 35

Bảng 3.5: Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 huyện Phú Lương 39

Bảng 3.6: Các khu du lịch sinh thái trong phương án QHSDĐ huyện Phú Lương giai đoạn 2011-2020 42

Bảng 3.7: Các công trình giao thông trong giai đoạn 2011-2020 của huyện Phú Lương 43

Bảng 3.8: Tình hình thực hiện các dự án khu công nghiêp, cụm

công nghiệp trong QHSDĐ giai đoạn 2011-2020 của huyện Phú Lương 44

Bảng 3.9: Các công trình đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải, bãi rác thải

trong QHSDĐ giai đoạn 2011-2020 của huyện Phú Lương 45

Bảng 3.10: Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa trong QHSDĐ

giai đoạn 2011-2020 huyện Phú Lương 46

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.11: Quy hoạch đất ở khu đô thị trong phương án QHSDĐ giai

đoạn 2011-2020 huyện Phú Lương 46Bảng 3.12: Các công trình cấp nước của huyện trong QHSDĐgiai đoạn

2011-2020 47 Bảng 3.13: Một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất giai

đoạn 2011-2015 huyện Phú Lương 48 Bảng 3.14: Nhận thức và hiện trạng môi trường quaý kiến người dân 52

54 Bảng 3.16: Đề xuất một số yếu tố môi trường trong QHSDĐhuyện Phú

Lương đến năm 2020 59 Bảng 3.17: Dự tính chỉ số yếu tố môi trường trong QHSDĐ đến năm 2020 61

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

27 Hình 3.2 Cảnh quan môi trường bị phá hủy do khai thác cácmỏ khoáng

sản trên địa bàn huyện Phú Lương 58

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, quy hoạch sử dụng đất đã được chú trọng

và thực thi nhằm đảm bảo việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả Tuy nhiên, việc sử dụng đất trong những thập

kỷ qua ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường trong quá trình sử dụng đất

Hội nghị Stockholm về Môi trường và Con người (1972) đã đánh dấu

sự ra đời của nhận thức về phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi công tác quy hoạch theo phương thức tích hợp được cả những nội dung môi trường; tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển (Tháng 6 năm 1992) tại Rio De Janeiro với việc thông qua Chương trình Nghị sự 21 kêu gọi xây dựng các chiến lược phát triển bền vững quốc gia, lồng ghép các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 của nước ta đã được Quốc hội Khoá

XI, kỳ họp thứ 8 thông qua, trong đó quy định các phương án quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Chính vì vậy việc nghiên cứu lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường vào công tác quy hoạch sử dụng đất là cần thiết, nhằm giải quyết các mục tiêu chiến lược cho phát triển bền vững và hạn chế, giảm thiểu những rủi ro đối với nguồn tài nguyên đất trong tương lai, đặc biệt đối với đất nông nghiệp

Phú Lương là huyện miền núi thấp nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km Nằm trên tuyến quốc lộ 3 theo trục kinh tế Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng, đây là thuận lợi lớn nhất để kinh tế huyện phát triển liên vùng Những năm gần đây vấn đề đô thị hoá và công nghiệp hoá trên địa bàn đã gây áp lực không nhỏ đến việc sử dụng đất, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đặt ra những vấn đề cấp bách trong công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, đồng hành với ổn định xã hội và phát triển bền vững

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và nhu cầu thực tiễn về yêu cầu về sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương giai đoạn 2011 - 2020 đã được xây dựng Bản quy hoạch sử dụng đất của huyện là cơ sở để Phú Lương có thể chủ động khai thác có hiệu quả, phát huy triệt để tiềm năng thế mạnh, cũng như tranh thủ tối đa mọi nguồn lực đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhanh chóng hòa nhập với xu thế phát triển chung của tỉnh Đây cũng là căn cứ để phân bổ hợp lý, đúng mục đích, sử dụng tiết kiệm

có hiệu quả cao quỹ đất, đồng thời thiết lập các hành lang pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn của huyện

Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất của huyện, các yếu tố môi trường được xếp đặt ở mức nào và có đảm bảo cho phát triển bền vững không là những yêu cầu cấp thiết cần được đánh giá

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá yếu tố bảo vệ môi trường cần kiểm soát trong quy hoạch sử dụng đất và đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Xác định một số yếu tố môi trường cần kiểm soát phục vụ công tác lập

và thẩm định quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nhằm giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu những rủi ro đối với sử dụng đất của địa phương

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Đất và sử dụng đất

Đất là một hệ thống phức tạp bao gồm phần vô cơ, hữu cơ, sinh vật, nước, khí và sự vận động liên tục từ bản thân nó cũng như tác động to lớn của con người Vận động của con người là sự phát triển Sự phát triển gắn liền với ô nhiễm

và suy thoái môi trường đất [11]

Đất không đơn giản chỉ là lớp vỏ bề mặt của thạch quyển mà nó là sản phẩm của quá trình phong hoá lý hoá học tầng đá mẹ và sự chuyển hoá, nhào trộn của các chất khoáng và chất hữu cơ Đất được hình thành với sự tham gia của các loài sinh vật Sự phong hoá vật lý và hoá học giải phóng các chất khoáng từ đá mẹ, đồng thời xảy ra trong quá trình phân huỷ các sản phẩm của thực vật và sinh vật đất Đất có vai trò quan trọng trong phân bố sinh thái của sinh vật Đất ở các vùng, các đới khác nhau có những đặc điểm và tính chất khác nhau về độ dày tầng đất, độ thoáng khí, độ chua, lượng nước, hàm lượng các chất khoáng, Đất cũng là môi trường sống thuận lợi đối với đa số các

loài sinh vật Cảnh quan không có đất là cảnh quan không có sự sống [13]

Sử dụng đất (Land Use): Bao gồm toàn bộ các hoạt động can thiệp của con người đối với tài nguyên đất đai tự nhiên Sử dụng đất là quá trình thực hiện các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất, an ninh, quốc phòng,… theo các0 định hướng quy hoạch sử dụng đất hoặc tự phát diễn ra trên một khu vực hoặc vùng lãnh thổ và có liên quan tới các biện pháp chính sau:

- Khai thác (khai thác quặng mỏ, khai thác đá, khai thác rừng tự nhiên,…)

- Xây dựng (khu dân cư, đường xá giao thông và các công trình dân sinh khu đô thị, công nghiệp,…) và phân bố lại dân cư

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Canh tác (hoạt động quản lý, sản xuất nông, lâm nghiệp)

- Bảo vệ (bảo vệ các giống loài, hệ sinh thái hay cảnh quan, bảo vệ các

di sản,…)

Như vậy, sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan

hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên khác và môi trường Căn

cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế - xã hội cao nhất

Mục đích của sử dụng đất là làm thế nào để nguồn tư liệu có hạn này đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài

Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Một phương án hay, một giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao phải đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là mức tăng thêm của các kết quả sản xuất và mức tiết kiệm chi phí lao động xã hội Hiệu quả kinh tế thể hiện bằng giá trị tổng thu nhập, tổng sản phẩm, lợi nhuận

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội thể hiện mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học

Hiệu quả môi trường sinh thái thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ lệ diện tích đất đai được bảo vệ và cải tạo, bị ô nhiễm hay thoái hóa, mức độ bảo vệ môi trường sinh thái trong vùng (đất - nước - không khí, động, thực vật); sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

1.1.2 Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất (Land Use Planning) là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai đầy

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đủ và hợp lý có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của quốc gia, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [14]

Theo Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới FAO (1993) “Quy hoạch sử dụng đất là sự đánh giá có hệ thống về tiềm năng tài nguyên đất và nước, về các mô hình sử dụng đất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhau nhằm mục đích lựa chọn và thông qua các phương thức sử dụng đất mang lại nhiều lợi ích nhất cho người sử dụng mà không phá hủy tài nguyên và môi trường, đồng thời đề xuất lựa chọn và thực hiện các biện pháp thích hợp nhất để thực hiện việc sử dụng đất như vậy” [19]

Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính là đáp ứng nhu cầu đất đai một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả

Quy hoạch sử dụng đất là việc xác định, phân bổ hợp lý quỹ đất cho các mục đích sử dụng như đất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi, đất cho phát triển khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, quốc phòng, an ninh, đất ở đô thị, nông thôn,… theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của quốc gia

Quy hoạch sử dụng đất thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối quỹ đất nhằm đáp ứng nhu cầu về đất sử dụng cho các ngành, các đơn vị sử dụng đất Nó là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều chỉnh mối quan hệ đất đai, thiết lập thể chế quản lý sử dụng tài nguyên đất, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững

Việc quy hoạch sử dụng đất bền vững cần được coi trọng đúng mức, trong đó nhất thiết phải lồng ghép yếu tố bảo vệ môi trường Kết hợp yếu tố môi trường vào trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất là một vấn

đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam, đến nay chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất

Để thấy được một cách đầy đủ những yêu cầu về môi trường trong quy hoạch sử dụng đất chúng ta xem xét mối quan hệ này ở cả hai khía cạnh: yêu cầu khách quan và yêu cầu chủ quan - do tính pháp lý mang lại

1.2.1 Yêu cầu khách quan

Xét về mặt khái niệm, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật, cụ thể gồm các thành phần như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác [9]

Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện và hiện tượng bên ngoài tác động lên cá thể Khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển tồn tại trước khi sự sống xuất hiện trên hành tinh chúng ta, nhưng chỉ khi các cơ thể sống xuất hiện mới gọi chúng là môi trường Có nghĩa là chỉ có cơ thể sống mới có môi trường [7]

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo

vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững [7]

Trạng thái hoặc tình trạng môi trường của một khu vực hoặc quốc gia chính là trạng thái chủ yếu của môi trường trên hai phương diện: tình trạng vật lý - sinh học và tình trạng kinh tế - xã hội Môi trường luôn có một trạng thái nào đó và không hoàn toàn ổn định dưới tác động của tự nhiên và hoạt động sản xuất Các hoạt động của tự nhiên và con người tạo ra áp lực làm thay đổi trạng thái môi trường Xã hội (và cả các yếu tố tự nhiên) phải đáp ứng với hiện trạng mới bằng sự phát triển [10]

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đất đai, bao gồm cả nguồn nước, sinh vật và hệ sinh thái là các thành phần quan trọng của môi trường, mối quan hệ này là tồn tại khách quan, tự nhiên và gắn bó hữu cơ, không thể tách rời [1]

Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất bao gồm toàn bộ đất đai, trong đó đất đai được hiểu với nghĩa rộng, bao hàm một thửa đất đơn thuần, bên cạnh

đó là những mối quan hệ hữu cơ như:

- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn,

- Các nguồn tài nguyên gắn với đất: thổ nhưỡng, nước ngầm, nước mặt, khoáng sản, rừng, biển và đặc biệt là tài nguyên nhân văn

- Môi trường và cảnh quan: môi trường đất, môi trường nước và đặc điểm cảnh quan, các hệ sinh thái

- Các đặc điểm kinh tế - xã hội và đặc điểm sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là hoạt động điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp toàn bộ các đối tượng trên để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính quy luật khách quan của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng của các nguồn tài nguyên gắn với đất phục vụ cho công tác hoạch định phương án khai thác sử dụng đất trong tương lai phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững [12]

Quy hoạch sử dụng đất cũng bao gồm những hoạt động mang tính dự báo, bố trí quỹ đất cho các nhu cầu trong tương lai, kể cả các nhu cầu cho hoạt động phòng ngừa, ứng phó với những rủi ro, sự cố môi trường trong tương lai (trồng rừng chắn sóng, chắn cát, xây dựng đê, kè, đập, ); những hoạt động nhằm cải thiện, giữ môi trường trong lành (trồng cây, trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước, ); sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ đa dạng sinh học (quy hoạch bảo vệ các khu vực khoáng sản, các khu rừng đặc dụng, vườn quốc gia, ) [8]

Tuy nhiên, bên cạnh đó quy hoạch sử dụng đất cũng bao hàm những hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cụ thể như:

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Việc khai thác chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đặc biệt là diện tích rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng của các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,

- Việc khai thác tài nguyên (đất, nước, khoáng sản) một cách quá mức

và không hợp lý

- Quy hoạch sử dụng đất, bố trí các dự án chưa tính đến hoặc tính toán không đầy đủ đến các giải pháp bảo vệ môi trường

- Quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến đa dạng sinh học

- Quy hoạch sử dụng đất có ảnh hưởng tiêu cực đến danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá,

Có thể nói rằng công tác quy hoạch sử dụng đất rất gần gũi và gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường, giữa môi trường và quy hoạch sử dụng đất

có những tác động qua lại, tồn tại một số yêu cầu, quan hệ khách quan như:

- Hoạt động bảo vệ môi trường (đất, nước, tài nguyên và hệ sinh thái)

- Hoạt động phòng ngừa, ứng phó với suy thoái, các sự cố môi trường

- Phương án khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên

1.2.2 Yêu cầu về pháp lý

Luật Đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc căn bản sau:

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh

Để đảm bảo đạt được những yêu cầu trên, những quy định về nội dung quy hoạch sử dụng đất đã bao hàm những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường:

- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,

xã hội và hiện trạng sử dụng đất

- Đánh giá tiềm năng đất đai

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế

- xã hội, quốc phòng, an ninh

- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường Các phương án quy hoạch sử dụng đất đưa ra đều được xem xét, cân nhắc và tính toán trên cả 3 khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường để từ đó

lựa chọn được phương án phù hợp Đó là phương án đảm bảo Phát triển bền vững, tức là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không

làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ

sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội

và bảo vệ môi trường [13]

1.2.3 Thực trạng việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch sử dụng đất

Một nguyên tắc căn bản đã được Luật Đất đai quy định, yêu cầu trong

sử dụng đất phải đảm bảo “Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh” Chính nguyên tắc này có ảnh hưởng xuyên suốt, đòi hỏi công tác quy hoạch

sử dụng đất phải quan tâm đến khía cạnh môi trường Đồng thời, bản thân quy hoạch sử dụng đất cũng là một hoạt động tổng hợp bảo vệ môi trường [14]

Pháp luật đất đai và pháp luật bảo vệ môi trường cũng đã có những quy định về công tác bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nói chung và quy hoạch

sử dụng đất nói riêng, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã ảnh hưởng đến việc áp dụng những quy định, lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, bên cạnh đó cũng còn có nhiều tồn tại cần bổ sung, hoàn thiện

Thực tế thời gian vừa qua chúng ta còn lúng túng trong quan niệm và phương pháp lồng ghép các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất

Thứ nhất là quan niệm về vấn đề lồng ghép, từ trước đến nay công tác

quy hoạch sử dụng đất vẫn được quan niệm tự thân nó đã bao hàm các hoạt

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động môi trường, do đó đây là hoạt động tương đối độc lập, đầy đủ các yếu tố cấu thành: tự nhiên - kinh tế - xã hội - môi trường

Thứ hai thì coi công tác quy hoạch sử dụng đất mới là một phần của

hoạt động môi trường, cần có sự lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường

để đảm bảo sự phát triển bền vững

Thứ ba là phương pháp tiếp cận, những năm trước đây việc lồng ghép

thường được quan tâm nghiên cứu là những ảnh hưởng đến môi trường của phương án quy hoạch sử dụng đất, tuy nhiên ngày nay cách tiếp cận này đã thay đổi “Lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ khâu xây dựng, thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự

án phát triển”, thậm chí phải được nghĩ đến ngay từ khâu hình thành ý tưởng quy hoạch, những xu hướng ban đầu của phương án quy hoạch, như vậy việc lồng ghép mới đem lại hiệu quả cao

Quy hoạch sử dụng đất của cả nước đã được Quốc hội thông qua từ nãm 2004, trong đó có nhiều vấn đề về môi trường mang tính chiến lược quốc gia đã được các nhà hoạch định chính sách và Đại biểu Quốc hội quan tâm, chỉ đạo, cho ý kiến, cụ thể như:

- Vấn đề bảo vệ đất trồng lúa, đất nông nghiệp năng suất cao gắn với chiến lược an ninh lương thực, ổn định chính trị - xã hội (vấn đề môi trường sâu xa là bảo vệ diện tích đất ngập nước)

- Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng, kiểm soát tổng diện tích đất lâm nghiệp và diện tích cho phép chuyển mục đích đất lâm nghiệp sang các mục đích khác, có ảnh hưởng lớn đến môi trường

- Vấn đề phát triển các loại đất phi nông nghiệp, như: đất ở, đất các khu công nghiệp, đô thị, sản xuất kinh doanh,

- Đặc biệt là diện tích khai hoang đất chưa sử dụng để cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, tránh tình trạng bỏ đất hoang hoá

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đây là đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược Cũng theo quy định hiện hành thì phương pháp tiếp cận là môi trường được lồng ghép, quan tâm từ khâu xây dựng ý tưởng, phương án quy hoạch sử dụng đất Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có hướng dẫn nội dung, phương pháp đối với đánh giá môi trường chiến lược nói chung, riêng đối với quy hoạch sử dụng đất cấp vùng cũng

đã có nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể [2]

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững

Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng những quy định trên còn hạn chế, do quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và cả nước đã được triển khai trước, công tác đánh giá môi trường chiến lược mới được nghiên cứu, hướng dẫn trong thời gian gần đây

Hiện nay chưa có quy định về đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã, do đó việc lồng ghép môi trường được vận dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật đất đai và các yêu cầu khách quan về bảo vệ môi trường

Yêu cầu về môi trường trong quy hoạch sử dụng đất cũng dần được quy định rõ ràng hơn, nhưng thực tế việc áp dụng còn rất nhiều hạn chế, cụ thể là:

- Điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên còn chung chung, chưa có tiêu chí, phương pháp rõ ràng, cụ thể

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chưa có những quy định bắt buộc trong việc khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường trong các phương án quy hoạch sử dụng đất, nên việc áp dụng còn tuỳ tiện, theo khả năng thực tế của dữ liệu có sẵn

- Đối với phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã, chúng ta cũng có thể nhìn nhận đánh giá ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của từng phương án Đồng thời việc lồng ghép

có thể được vận dụng trực tiếp thông qua các phương án công trình cải thiện, cải tạo môi trường (trồng rừng, trồng cây xanh, đắp hồ, đập, ), công trình bảo

vệ môi trường (bãi xử lý chất thải),

- Mặc dù đã có những quy định về đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất để lựa chọn phương án hợp lý, nhưng thực tế việc làm này hiện nay còn mang tính hình thức

Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ quản lý giúp sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, tuy nhiên nó vừa mang tính bảo vệ môi trường, vừa có ảnh hưởng xấu đến môi trường Vì vậy việc thực hiện ĐMC ngay từ giai đoạn lập quy hoạch để giúp các nhà quản lý quy định một quy hoạch khoa học và hợp lý hơn để nâng cao chất lượng quy hoạch Mặt khác mục đích sử dụng bền vững tài nguyên đất có thể đạt được thông qua việc gắn kết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường vào quy hoạch sử dụng đất

Sử dụng đất tức là tác động đến tất cả các yếu tố (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội) có liên quan đến đất đai, tác động trực tiếp đến môi trường Những yếu tố liên quan đến môi trường chiến lược đối với quy hoạch sử dụng đất được tổng hợp theo bảng 1.1

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.1 Tổng hợp các yếu tố liên quan đến môi trường

chiến lược đối với quy hoạch sử dụng đất

1 Điều kiện tự nhiên

1.1 Đặc điểm địa hình, địa

mạo

- Đặc điểm địa hình: núi, đồi, đồng bằng

- Đặc điểm cấu tạo đất, sụt lún, trượt lở, xói mòn

1.2 Đặc điểm khí hậu, khí

tượng

- Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió

- Tần suất bão và các hiện tượng thời tiết bất thường

2 Tài nguyên thiên nhiên

2.1 Tài nguyên đất - Tổng diện tích đất tự nhiên và chất lượng

- Hiện trạng và quy hoach sử dụng đất 2.2 Tài nguyên nước mặt - Đặc điểm hệ thống thuỷ văn trong khu vực

- Hiện trạng và quy hoạch sử dụng nước mặt 2.3 Tài nguyên nước ngầm - Đặc điểm tầng trữ nước, trữ lượng nước ngầm

- Hiện trạng và quy hoạch khai thác sử dụng 2.4 Tài nguyên ven biển - Rừng ngập mặn, đầm phá

- Rừng quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

3 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1 Dân cư - lao động

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.4 Văn hoá, lịch sử - Các công trình văn hóa, lịch sử, du lịch có giá trị

- Phong tục tập quán của địa phương

4 Hạ tầng cơ sở và dịch vụ

4.1 Giao thông

- Đặc điểm của hệ thống giao thông

- Tai nạn, sự cố giao thông

- Khả năng đáp ứng yêu cầu vận chuyển cho dự án 4.2 Điện, nước, liên lạc

- Đặc điểm hệ thống cung cấp điện, nước, liên lạc

- Đặc điểm hệ thống thoát nước

- Khả năng đáp ứng nhu cầu của dự án 4.3 Dịch vụ, thương mại - Hiện trạng và khả năng cung cấp dịch vụ, thương

mại

5 Hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên

5.1 Chất lượng không khí - CO, SO2, NOx

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bộ tiêu chí đánh giá sự phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trong bảng 1.2

Bảng 1.2 Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp phương án

- tích luỹ kim loại nặng;

- Thuốc BVTV và các chất hữu cơ khó phân huỷ;

- Nhiễm phèn và nhiễm mặn

4 Nguồn nước mặt và chế

độ thuỷ văn

- Suy kiệt nguồn nước, nhiễm mặn;

- Thay đổi dòng chảy, giảm lưư lượng nước;

5 Nguồn nước ngầm - Nhiễm mặn;

- Giảm số loài và số lượng sinh vật;

- Xuất hiện sinh vật ngoại lai

8 Ô nhiễm môi trường biển - Trầm tích cửa sông;

- Chất lượng nước biển ven bờ và hiện

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tượng “thuỷ triều đỏ

9 Biến đổi khí hậu - Tích luỹ khí thải nhà kính;

- Tăng tần suất lũ lụt, hạn hán

II/ Kinh tế - xã hội

1 Phát triển kinh tế - xã hội

- Tổng GDP, tăng trưởng GDP hàng năm,

- Giá trị sản xuất/ đơn vị diện tích;

- Tăng trưởng kinh tế bình quân năm;

- Tỷ trọng giá trị sản xuất so với tổng GDP

3 Đời sống người dân

- GDP bình quân đầu người;

- Bình quân lương thực đầu người;

- Thay đổi cấu trúc phân bố dân số (di dân);

- Thay đổi cấu trúc việc làm;

- Thay đổi phong tục, tập quán

Nguồn: Nguyễn Đắc Nhẫn và cộng sự, 2010

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên đây là bộ tiêu chí đánh giá sự phù hợp của phương án quy hoạch

sử dụng đất với các chỉ số tương ứng với mỗi tiêu chí

Về nguồn gây tác động đến môi trường: Kết quả điều tra, nghiên cứu thực tế cho thấy nguồn và yếu tố tác động đến môi trường dự báo phát sinh từ quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trong bảng 1.3

Bảng 1.3 Kết quả điều tra, nghiên cứu thực tế về nguồn gây tác động

và yếu tố tác động đến môi trường từ quy hoạch sử dụng đất

1 Đô thị, khu công

nghiệp, làng nghề

- Khí thải công nghiệp, giao thông, khói, bụi

- Nước thải công nghiệp, sinh hoạt

- Chất thải rắn công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt

- Phá huỷ hệ sinh thái

- Thay đổi mục đích sử dụng đất

- Thay đổi cảnh quan

- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương

2 Phát triển hạ tầng kỹ

thuật: giao thông, điện,

nước, bưu chính

- Khí thải giao thông, bụi xây dựng

- Nước thải sinh hoạt, dịch vụ

- Phá huỷ hệ sinh thái

- Thay đổi mục đích sử dụng đất

- Thay đổi cảnh quan

- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hoá, giáo dục

3 Phát triển du lịch

- Khí thải giao thông

- Nước thải sinh hoạt, dịch vụ

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Phá huỷ hệ sinh thái

- Thay đổi mục đích sử dụng đất

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thay đổi cảnh quan

- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hoá, giáo dục ở địa phương

4 Phát triển nông

thôn: phát triển khu

dân cư, sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp,

thuỷ sản

- Khí thải sinh hoạt

- Nước thải sinh hoạt, bệnh viện

- Chất thải rắn nông nghiệp, sinh hoạt (bao bì phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng,…)

5 Khai thác tài

nguyên, bao gồm tài

nguyên nước, khoáng

sản, biển

- Phá vỡ cảnh quan

- Phá huỷ hệ sinh thái

- Khí thải, nước thải và chất thải từ các hoạt động khai thác

- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương

6 Chuyển đổi mục

đích sử dụng đất

- Phá vỡ cảnh quan

- Phá huỷ hệ sinh thái

- Thay đổi các yếu tố vi khí hậu

- Thay đổi kết cấu đất

- Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hoá, lối sống

Nguồn: Nguyễn Đắc Nhẫn và cộng sự, 2010

1.3 Xác định các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất

Sự cần thiết phải xác định yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất cũng được nhiều nhà khoa học đề cập đến, trong đó phải kể đến Dự án “Điều tra, xác định các yếu tố môi trường cơ bản phục vụ công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất” được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép thực hiện năm 2004-2005

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.1 Các yêu cầu chung trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất

- Bố trí quỹ đất, có dự trữ cho chiến lược phát triển Cần vạch tuyến, khoanh diện tích trên bản đồ sao cho ít vi phạm nhất đến quỹ đất sản xuất nông nghiệp phù hợp, đất mặt nước cần bảo vệ tối đa

- Phân bố phù hợp giữa đô thị và đường giao thông, khu công nghiệp và thủ công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, khu thương mại,… trong vùng quy hoạch

- Cần chú ý đến sự cân đối giữa các vùng quy hoạch, vấn đề này có thể tuân theo một nguyên tắc chung trong việc bảo vệ tài nguyên đất - đa dạng sinh học - sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế

- Cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường cho dự án QHSDĐ

- Cần công khai hóa và thực hiện quy hoạch cùng với cộng đồng

- Cần nắm vững chính sách vĩ mô quốc gia trong đòi hỏi cân đối phát triển giữa các vùng Quy hoạch đô thị, giao thông có liên quan rất cơ bản đến

sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và chất lượng MT các đô thị QHSDĐ (cho đô thị, KCN, đường giao thông,…) ảnh hưởng rất quan trọng đến vấn đề xác định địa điểm và nắm vững các tác động của hoạt động đó

Những nguy cơ cần chú trọng: rác thải rắn, nước thải, chất thải nguy hại từ bệnh viện, cơ sở sản xuất hóa chất độc, cơ sở có nguy cơ bức xạ không an toàn

- Quy hoạch khu vực đô thị phải chú ý: điều kiện cấp nước, vệ sinh, xử

lý nước thải, thu gom và xử lý rác, không khí sạch, khí hậu điều hòa

1.3.2 Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Mạnh và cộng sự (2007) đã

được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố:

1.3.2.1 Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát trong phát triển giao thông

- Tỷ lệ đất nông - lâm nghiệp cần bảo vệ

- Độ che phủ trong vùng quy hoạch phải đạt (giữ) được 40 - 50%

- Khoảng cách từ đường giao thông đến khu nhạy cảm (bệnh viện, trường học, khu nghỉ dưỡng) phải đủ để không khí đạt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN)

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trong quy hoạch đường xá, những diện tích mặt nước bị mất đi phải cố gắng bù lại bằng các công trình khác

- Cần kiểm soát tổng lượng CO2 và phần chất thải rắn từ than được tái sử dụng

1.3.2.2 Các chỉ tiêu môi trường quan trọng kiểm soát chất thải

- Quản lý và quy hoạch sử dụng đất cần tính đến tổng lượng chất thải (rắn, lỏng và khí) trong vùng lãnh thổ quy hoạch

- Xác định được tính chất, thành phần và lượng chất thải

- Xác định được mức độ nguy hại của chất thải nguy hại

- Xác định được tỷ lệ chất thải cần phải xử lý

- Quy hoạch diện tích cho cơ sở xử lý, chôn lấp đúng vị trí

- Xác định tỷ lệ đất dành cho hệ thống vệ sinh công cộng

- Xác định khoảng cách tối thiểu từ nguồn gây ô nhiễm đến các khu vực nhạy cảm để các khu vực quy hoạch này có chỉ tiêu môi trường đạt chuẩn

1.3.2.3 Các chỉ tiêu môi trường cơ bản cần kiểm soát phục vụ quy hoạch sử dụng đất được tổng hợp theo 5 vùng sau:

a) Vùng núi Tây Bắc

- Độ che phủ rừng (%)

- Số km đường giao thông/1km2

- Nguồn nước, lượng mưa

- Tỷ lệ (%) dân tiếp cận y tế và giáo dục

b) Vùng trung du miền núi Việt Bắc và Đông Bắc

- Rừng và độ che phủ rừng

- Lượng mưa, nguồn nước

- Số km đường giao thông/1km2

- Tỷ lệ (%) rác thải được thu gom và

xử lý

- Tỷ lệ (%) đất khai thác khoáng sản, làm vật liệu xây dựng được phục hồi

- Tỷ lệ (%) dân được tiếp cận y tế, giáo dục

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tỷ lệ che phủ của rừng, chắn gió (%)

- Nguồn nước mặt và nước ngầm

Đối với đất cho đô thị cần chú ý thêm:

- Diện tích đô thị và dân số;

- Tỷ lệ cây xanh/1 người dân;

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Vạch tuyến, khoanh vị trí các quy hoạch đất chi tiết trên bản đồ

Đất cho khu công nghiệp cần chú ý thêm:

- Diện tích và loại công nghiệp cần phù hợp

- Diện tích dành cho xử lý thải rắn, lỏng, tỷ lệ (%) chất thải được xử lý

- Tỷ lệ (%) diện tích cho cây xanh, đường nội bộ, cống thải

- Khoảng cách từ khu công nghiệp đến đô thị, khu dân cư

Đất cho giao thông cần chú ý thêm:

- Tỷ lệ (%) diện tích giao thông/ diện tích toàn lãnh thổ quy hoạch

- Khoảng cách an toàn về khí, bụi cho khu dân cư

- Tỷ lệ (%) diện tích cho giao thông tĩnh

1.3.2.5 Khoảng giá trị của chỉ số môi trường trong quy hoạch sử dụng đất

Căn cứ vào các yếu tố môi trường cần kiểm soát theo vùng nói trên, nhóm tác giả đã đề xuất khoảng chỉ số cho từng yếu tố và khuyến cáo có thể dùng chúng trong công tác quy hoạch sử dụng đất

Ví dụ: tại vùng núi Tây Bắc đối với yếu tố Độ che phủ rừng có khoảng giá trị > 60% được đánh giá là rất tốt; từ 45 - 60% là tốt; từ 30 - 45% là được;

<30% đánh giá là kém

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là một trong các vấn đề lớn được Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan hết sức quan tâm với 8 nhóm chỉ tiêu về môi trường được đặt ra, tuy nhiên, có tới 04 chỉ tiêu về môi trường không đạt kế hoạch đề ra, 04 chỉ tiêu còn lại đạt và xấp xỉ đạt Theo Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2010, kết quả thực hiện các chỉ tiêu về môi trường của Việt Nam cụ thể tại bảng 1.4 [4]

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.4 Một số chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững năm 2009

ĐVT: %

2 Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị (%) 95 80

3 Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở nông thôn (%) 75 79

4 Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

8 Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý (%) 70 65

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương và các vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, yếu tố bảo vệ môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07 năm 2013 đến tháng 06 năm 2014

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương

- Vị trí địa lý;

- Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Phú Lương;

- Các nguồn tài nguyên của huyện Phú Lương;

- Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Lương;

- Về dân số, lao động

2.3.2 Đánh giá quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương giai đoạn 2011 -

2015 và định hướng đến năm 2020 theo yêu cầu bảo vệ môi trường

- Khái quát phương án QHSDĐ 2011 - 2015 huyện Phú Lương;

- Đánh giá các yếu tố môi trường trong QHSDĐ trong quy hoạch 2011 -

2015 và định hướng đến năm 2010 trên địa bàn huyện Phú Lương;

- Thực trạng môi trường trong QHSDĐ giai đoạn 2011 -2015 của huyện Phú Lương;

- Nhận xét chung về những yếu tố bảo vệ môi trường trong phương

án quy hoạch sử dụng đất 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2010 huyện Phú Lương

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.3 Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Phú Lương

- Những yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2020;

- Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Phú Lương;

- Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trường đến năm 2020 huyện Phú Lương

2.2.4 Đề xuất giải pháp thực hiện yếu tố môi trường trong QHSDĐ huyện Phú Lương đến năm 2020

- Giải pháp về thể chế chính sách và quản lý;

- Giải pháp về kỹ thuật;

- Các giải pháp khác

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu

2.4.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp

Sử dụng phương pháp thu thập từ các nguồn tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, công tác bảo vệ môi trường thuộc huyện Phú Lương

2.4.1.2 Thu thập tài liệu sơ cấp

Khảo sát thực địa, điều tra thu thập thông tin đánh giá về tình hình sử dụng đất, thực hiện quy hoạch sử dụng đất, thực trạng bảo vệ môi trường và yếu tố môi trường thông qua phiếu điều tra hiện trạng sử dụng đất và môi trường của hộ gia đình, lãnh đạo UBND phường, xã trên địa bàn huyện với tổng số 200 phiếu

2.4.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu

Việc tổng hợp số liệu, xử lý dữ liệu, phiếu điều tra bằng chương trình bảng tính Excel

2.4.3 Phương pháp kế thừa, chọn lọc những tư liệu sẵn có

Kế thừa các kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, quan trắc môi trường, các cuộc điều tra khảo sát của các cơ quan chuyên môn phục vụ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương, Thái Nguyên và đánh giá tác động môi trường các dự án

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương

3.1.1 Vị trí địa lý

Phú Lương là huyện miền núi thấp nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km, với vị trí địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện Đồng

Hỷ và phía Tây giáp huyện Đại Từ

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 368,94 km 2 với 16 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 14 xã Thị trấn Đu là trung tâm huyện lỵ

Nằm kề với Thành phố Thái Nguyên (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và khu vực) và có trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 3) nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn – Cao Bằng, Đây là điều kiện rất thuận lợi để Phú Lương mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị; hợp tác phát triển kinh tế

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2 Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Phú Lương

3.1.2.1 Điều kiện địa hình

Địa hình của huyện Phú Lương khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều suối và đồi núi, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 400m

Các xã khu vực phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp ra nhiều khe suối, độ cao trung bình 300 - 400m, độ dốc lớn, phần lớn diện tích có độ dốc trên 20 0

Bảng 3.1: Độ dốc trên các loại đất của huyệ

Phú Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa đông lạnh và

hè nắng nóng rõ rệt: Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp,

có khi tới 30C, thường xuyên có các đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô; mùa nóng từ tháng

4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung,

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 220C Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nắng đạt khoảng 27 0 C, tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất,

có năm lên tới 28 – 29 0 C; nhiệt độ bình quân trong mùa đông khoảng 20 0 C, thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,6 0 C

- Chế độ mƣa: Phú Lương có lượng mưa bình quân khá cao khoảng từ

2.000 – 2.100mm/năm Mưa thường tập trung vào thời gian từ tháng 4 đến tháng

10, có thể chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa cả năm; tháng 7 có lượng mưa lớn

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhất, bình quân 410 – 420mm/tháng Tháng 12 và tháng 1 là những tháng mưa ít, lượng mưa khoảng 24 – 25mm/tháng

- Độ ẩm: Phú Lương có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-84%

- Nắng: Phú Lương có số giờ nắng khá cao trung bình 5-6 giờ/ngày (đạt khoảng

1.630 giờ/năm), năng lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2 và tổng tích nhiệt khoảng 8.0000C Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, và tháng số giờ nắng thấp vào tháng 1, tháng 2

- Gió: Phú Lương có 2 hướng gió chính là gió Bắc và Đông Bắc: từ tháng 10

đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 – 4m/s Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6 Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con người

Nhìn chung, điều kiện khí hậu Phú Lương cho phép phát triển nhiều loại cây trồng: cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng hoặc nông, lâm kết hợp có thể bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây trồng khác nhau, đồng thời tạo chế độ che phủ quanh năm

3.1.2.3 Đặc điểm thuỷ văn

Phú Lương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, (bình quân 0,2km/km 2 ), trữ lượng thủy văn cao, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện Các sông suối chảy qua địa phận tất cả các xã, thuận tiện cho phát triển thủy lợi và vận tải thủy

- Sông Chu và các hợp thủy của nó nằm ở khu vực phía Bắc của huyện, nhánh chính dài khoảng 10km

- Sông Đu được tạo thành bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ Tây Bắc xã Hợp Thành và một nhánh từ phía Bắc xã Động Đạt Hai nhánh gặp nhau ở phía trên thị trấn Đu và chảy về sông Cầu qua đoạn sông Giang Tiên, tổng chiều dài toàn hệ thống khoảng 45km

- Sông Cầu chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Đông của Phú Lương (tiếp giáp với huyện Đồng Hỷ) qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm Đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Lương dài 17km vừa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực phía Nam huyện vừa là một trong những tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện

Ngày đăng: 04/05/2015, 14:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Lan Anh, Giáo trình Khoa học trái đất, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Khoa học trái đất
2. Vũ Thị Bình (2005), “Một số vấn đề về môi trường trong quy hoạch sử dụng đất”, Hội thảo về yếu tố môi trường trong công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về môi trường trong quy hoạch sử dụng đất”, "Hội thảo về yếu tố môi trường trong công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai
Tác giả: Vũ Thị Bình
Năm: 2005
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2008 - Môi trường Làng nghề Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2008 - Môi trường Làng nghề Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2005
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2010 - Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2010 - Tổng quan môi trường Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2010
5. Nguyễn Đình Bồng (2002), "Quỹ đất quốc gia, hiện trạng và dự báo sử dụng", Tạp chí khoa học đất, số 16, tháng 8, tr. 91 - 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quỹ đất quốc gia, hiện trạng và dự báo sử dụng
Tác giả: Nguyễn Đình Bồng
Năm: 2002
6. Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo (2001), Vùng núi phía Bắc Việt Nam - Một số vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vùng núi phía Bắc Việt Nam - Một số vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội
Tác giả: Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
8. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp.Tạp chí Khoa học đất (11), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học đất (11)
Tác giả: Đỗ Nguyên Hải
Năm: 1999
10. Nguyễn Đình Mạnh, Đỗ Nguyên Hải, Nguyễn Thị Vòng (2007), Các yếu tố môi trường trong sử dụng đất bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố môi trường trong sử dụng đất bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Mạnh, Đỗ Nguyên Hải, Nguyễn Thị Vòng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
11. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh (2006), Sinh thái học môi trường, NXB Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái học môi trường
Tác giả: Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh
Nhà XB: NXB Bách khoa
Năm: 2006
13. Lương Đức Phẩm, Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải (2009), Cơ sở khoa học trong công nghệ bảo vệ môi trường - Sinh thái học và môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học trong công nghệ bảo vệ môi trường - Sinh thái học và môi trường
Tác giả: Lương Đức Phẩm, Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
14. Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Quang Học (2006), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Quang Học
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
17. Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương, 2004 – 2011 2011 – 2016.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2004 – 20112011 – 2016
18. Dumanski, J (1993), “Sustainable land management for the 21 st century”, Proceeding of the International Workshop on Sustainable land management for the 21 st century, University of Lethbrige, Canada, June 20-26, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sustainable land management for the 21"st"century
Tác giả: Dumanski, J
Năm: 1993
20. H.C. Pereira F.R.S (1998), Land use and water resources intemprerate and tropical climate, Cambridge University Press, P.5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land use and water resources intemprerate and tropical climate
Tác giả: H.C. Pereira F.R.S
Năm: 1998
21. Land use planning for Berlin. Keeping up with Change, Summary 2001, http://www. Stadtentwicklung.berlin.de/planen/fnp/index en.shtml Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land use planning for Berlin. Keeping up with Change
7. Nguyễn Thế Đặng và cs (2014), Giáo trình Thổ nhưỡng, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Khác
9. Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội Khác
15. Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương (2011), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất (2011-2015) huyện Phú Lương, Thái Nguyên Khác
16. Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội qua các năm 2005 - 2010 của huyện Phú Lương, Thái Nguyên Khác
1. Họ tên người được phỏng vấn:………………………………………. 2. Tuổi:…………………………………………………………………..3. Nghề nghiệp:………………………………………………………… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w