1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường đặc biệt quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, gia đình cũng là tổ ấm, nơi bình yên, an toàn, nơi duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống về gia đình, bảo tồn các phong tục, tập quán tốt đẹp, đấu tranh loại bỏ những tiêu cực, tệ nạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giữa gia đình và xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trong gần ba mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, những thành tựu to lớn đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình. Vị trí, vai trò, chức năng của gia đình tiếp tục được phát huy và bổ sung thêm nhiều nét mới về nội dung và ý nghĩa xã hội ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Ngày càng có nhiều gia đình văn hóa góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Kinh tế gia đình thực sự đóng góp quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Nhiều giá trị nhân văn mới như phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình ngày càng được đề cao. Pháp luật về gia đình ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng. Hệ thống cơ quan nhà nước và tổ chức tham gia công tác gia đình ngày càng kiện toàn và hoạt động có hiệu quả. Đảng và Nhà nước đã quan tâm đề ra nhiều chủ trương, chính sách để phát huy vai trò của gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhiều hiện tượng tiêu cực mới nẩy sinh trong quan hệ gia đình có xu hướng ngày càng phức tạp. Công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa thực sự hiệu quả. Bạo hành trong gia đình còn diễn biến rất phức tạp. Ở nhiều nơi, trong nhiều gia đình vẫn còn nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ, chưa bảo đảm bình đẳng giới trong gia đình. Tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển. Các hiện tượng các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, HIVAID xâm nhập vào gia đình chưa thuyên giảm. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống của gia đình như kính trên nhường dưới, thủy chung, hiếu nghĩa đang có biểu hiện xuống cấp... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình nói trên, trong đó có một số nguyên nhân như: Sự nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình, công tác quản lý nhà nước về gia đình còn một số bất cập, chưa huy động sự tham gia của xã hội và cộng đồng. Pháp luật về gia đình đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa theo kịp sự phát triển của gia đình trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Các quy định pháp luật về gia đình tồn tại rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Nhiều quy phạm chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu minh bạch, không phù hợp điều kiện thực tế khách quan nên tính khả thi còn hạn chế. Nhiều vấn đề phát sinh trong lĩnh vực gia đình chưa được phản ánh và xử lý kịp thời; chính sách, pháp luật về gia đình chưa đồng bộ; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình và trang bị các kiến thức, kỹ năng ứng xử trong các quan hệ về gia đình chưa được coi trọng… Việc tổng kết thực hiện pháp luật về gia đình, nghiên cứu chính sách, pháp luật về gia đình chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, vì vậy, cho đến nay chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn đúng đắn phục vụ cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về gia đình. Do vậy, nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện pháp luật về gia đình, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về gia đình, hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững là cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng ở nước ta hiện nay. Xuất phát lý do trên, Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ của mình tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích, làm rõ cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về gia đình, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt Nam và đề ra quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Phân tích khái niệm pháp luật về gia đình; làm rõ vai trò, nội dung và những đặc điểm của pháp luật về gia đình Việt Nam; nghiên cứu hình thành các tiêu chí để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về gia đình; các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam. Ở mức độ nhất định, đề tài nghiên cứu pháp luật về gia đình ở một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị có thể tham khảo ở Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan về quá trình phát triển của pháp luật về gia đình ở Việt Nam từ 1945 đến nay; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để khẳng định những bước phát triển, những ưu điểm cần phát huy, đồng thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Đề xuất quan điểm và những giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Pháp luật về gia đình có nội dung rộng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác trong hệ thống pháp luật chung, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình, với tư cách là một chủ thể, một tổ chức đặc biệt của đời sống xã hội; các quan hệ về kết hôn tuy có được đề cập nhưng chỉ ở mức độ nhất định. Có nhiều nhóm quan hệ xã hội mà gia đình là chủ thể, bao gồm: 1 quan hệ về bình đẳng giới trong gia đình; 2 quan hệ về phòng, chống bạo lực gia đình; 3 quan hệ về trách nhiệm của gia đình trong ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; 4 quan hệ dịch vụ gia đình; 5 quan hệ hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; 6 quan hệ phát triển kinh tế gia đình; 7 quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước đối với gia đình; Trong các quan hệ xã hội nói trên, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu 4 nhóm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ 1, 2, 3, 7 bởi vì việc hoàn thiện các nhóm quy phạm pháp luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần hoàn thành mục tiêu hàng đầu được nêu trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đó là: “Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình”. Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về gia đình ở Việt Nam từ năm 1945 nhưng tập trung vào giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung, về gia đình và pháp luật về gia đình nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài chú trọng những quan điểm, tri thức khoa học có tính phổ biến ở trong nước và nước ngoài về gia đình và pháp luật về gia đình để tham khảo và phục vụ cho việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
Trang 1
XXXXXXXXXZ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨCHUYÊN NGÀNH
LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2015
Trang 2
XXXXXXXXXZ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH
LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS
HÀ NỘI - 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện đưa
ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
xxxxxxx
Trang 4Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH,
PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ GIA ĐÌNH
2.1 Khái niệm pháp luật về gia đình, đặc điểm, nội dung và vai trò
2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về gia đình ở
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về gia đình ở
2.4 Pháp luật về gia đình ở một số nước trên thế giới và những giá trị
Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 703.1 Quá trình phát triển của pháp luật về gia đình 703.2 Thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay 76
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1174.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay 1174.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay 124
Trang 5BĐG Bình đẳng giới
BVCS&GDTE Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
CEDAW Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
LĐTB&XH Lao động, Thương binh và Xã hội
PBGDPL Phổ biến, giáo dục pháp luật
PCBLGĐ Phòng chống bạo lực gia đình
UBQGVSTBCPN Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
UBVCVĐXH Ủy ban về các vấn đề xã hội
UN WOMEN Cơ quan phụ nữ của Liên hợp quốc
UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc
UNIFEM Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường đặcbiệt quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, tạonguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đồngthời, gia đình cũng là tổ ấm, nơi bình yên, an toàn, nơi duy trì và phát huy các giátrị văn hóa truyền thống về gia đình, bảo tồn các phong tục, tập quán tốt đẹp, đấutranh loại bỏ những tiêu cực, tệ nạn Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giữa gia
đình và xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt,
xã hội tốt thì gia đình càng tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Trong gần ba mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, những thành tựu tolớn đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội đã góp phần nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho mọi gia đình Vị trí, vai trò, chức năng của gia đình tiếp tụcđược phát huy và bổ sung thêm nhiều nét mới về nội dung và ý nghĩa xã hội ngàycàng toàn diện và sâu sắc hơn Ngày càng có nhiều gia đình văn hóa góp phần giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyếtviệc làm đã giúp hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống Kinh tếgia đình thực sự đóng góp quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế vàthu nhập quốc dân Nhiều giá trị nhân văn mới như phòng chống bạo lực gia đình,bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình ngày càng được đềcao Pháp luật về gia đình ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý xây dựng giađình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng Hệ thống cơ quan nhà nước và tổ chứctham gia công tác gia đình ngày càng kiện toàn và hoạt động có hiệu quả Đảng vàNhà nước đã quan tâm đề ra nhiều chủ trương, chính sách để phát huy vai trò củagia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựngnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế
Tuy nhiên, nhiều hiện tượng tiêu cực mới nẩy sinh trong quan hệ gia đình
có xu hướng ngày càng phức tạp Công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa
Trang 7thực sự hiệu quả Bạo hành trong gia đình còn diễn biến rất phức tạp Ở nhiều nơi,trong nhiều gia đình vẫn còn nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ, chưa bảo đảmbình đẳng giới trong gia đình Tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bịxâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiềuhướng phát triển Các hiện tượng các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,HIV/AID xâm nhập vào gia đình chưa thuyên giảm Nhiều giá trị đạo đức truyềnthống của gia đình như kính trên nhường dưới, thủy chung, hiếu nghĩa đang cóbiểu hiện xuống cấp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình nói trên, trong đó
có một số nguyên nhân như: Sự nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình và côngtác gia đình, công tác quản lý nhà nước về gia đình còn một số bất cập, chưa huyđộng sự tham gia của xã hội và cộng đồng Pháp luật về gia đình đã được sửa đổi,
bổ sung nhưng chưa theo kịp sự phát triển của gia đình trong điều kiện phát triểnkinh tế thị trường, hội nhập quốc tế Các quy định pháp luật về gia đình tồn tại rảirác trong nhiều văn bản khác nhau Nhiều quy phạm chưa cụ thể, rõ ràng, thiếuminh bạch, không phù hợp điều kiện thực tế khách quan nên tính khả thi còn hạnchế Nhiều vấn đề phát sinh trong lĩnh vực gia đình chưa được phản ánh và xử lýkịp thời; chính sách, pháp luật về gia đình chưa đồng bộ; công tác phổ biến, giáodục pháp luật về gia đình và trang bị các kiến thức, kỹ năng ứng xử trong các quan
hệ về gia đình chưa được coi trọng… Việc tổng kết thực hiện pháp luật về giađình, nghiên cứu chính sách, pháp luật về gia đình chưa được quan tâm và đầu tưđúng mức, vì vậy, cho đến nay chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn đúng đắn phục
vụ cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giađình
Do vậy, nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện pháp luật về gia đình, xâydựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về gia đình, hướngtới mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững
là cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng ở nước ta hiện nay.
Trang 8Xuất phát lý do trên, Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật
về gia đình ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ của mình tại Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích, làm rõ cơ sở lý luận hoànthiện pháp luật về gia đình, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt Nam
và đề ra quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiệnnay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Phân tích khái niệm pháp luật về gia đình; làm rõ vai trò, nội dung vànhững đặc điểm của pháp luật về gia đình Việt Nam; nghiên cứu hình thành cáctiêu chí để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về gia đình; các yếu tố ảnhhưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam Ở mức độ nhất định,
đề tài nghiên cứu pháp luật về gia đình ở một số nước trên thế giới và rút ra nhữnggiá trị có thể tham khảo ở Việt Nam
- Nghiên cứu tổng quan về quá trình phát triển của pháp luật về gia đình ởViệt Nam từ 1945 đến nay; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đìnhViệt Nam trong giai đoạn hiện nay để khẳng định những bước phát triển, những
ưu điểm cần phát huy, đồng thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đếnthực trạng đó
- Đề xuất quan điểm và những giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ởViệt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn củapháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về gia đình có nội dung rộng, có liên quan đến nhiều lĩnh vựcpháp luật khác trong hệ thống pháp luật chung, luận án tập trung nghiên cứu pháp
Trang 9luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới sự hìnhthành, tồn tại và phát triển của gia đình, với tư cách là một chủ thể, một tổ chứcđặc biệt của đời sống xã hội; các quan hệ về kết hôn tuy có được đề cập nhưng chỉ
ở mức độ nhất định
Có nhiều nhóm quan hệ xã hội mà gia đình là chủ thể, bao gồm: 1/ quan hệ
về bình đẳng giới trong gia đình; 2/ quan hệ về phòng, chống bạo lực gia đình; 3/quan hệ về trách nhiệm của gia đình trong ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vàogia đình; 4/ quan hệ dịch vụ gia đình; 5/ quan hệ hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnhkhó khăn; 6/ quan hệ phát triển kinh tế gia đình; 7/ quan hệ phát sinh trong quátrình quản lý nhà nước đối với gia đình;
Trong các quan hệ xã hội nói trên, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu 4 nhómpháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ 1, 2, 3, 7 bởi vì việc hoàn thiện các nhómquy phạm pháp luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần hoànthành mục tiêu hàng đầu được nêu trong Chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đó là: “Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí,
trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đườnglối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chốngbạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình”
Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về gia đình ởViệt Nam từ năm 1945 nhưng tập trung vào giai đoạn hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềnhà nước và pháp luật nói chung, về gia đình và pháp luật về gia đình nói riêng.Bên cạnh đó, đề tài chú trọng những quan điểm, tri thức khoa học có tính phổ biến
ở trong nước và nước ngoài về gia đình và pháp luật về gia đình để tham khảo vàphục vụ cho việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu củaluận án
Trang 10Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tác giả luận án sử dụng nhữngphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong chương 2, 3, 4 đểlàm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp hoànthiện pháp luật về gia đình
- Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng trong các chương 2,3,4 đểlàm rõ nội dung, vai trò, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật vềgia đình, các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật vềgia đình ở Việt Nam
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lô gíc được sửdụng ở chương 2, 3, 4: Luận án nghiên cứu từng vấn đề trong mối quan hệ chặtchẽ giữa lý luận với thực tiễn, giữa quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật củaNhà nước với thực tiễn thực hiện pháp luật về gia đình Ba chương của luận ánđược nghiên cứu trong mối quan hệ lôgíc xuyên suốt từ cơ sở lý luận đến thựctrạng và quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình
- Phương pháp thống kê và xã hội học pháp luật được sử dụng trongchương 3 khi đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 1 để làm rõ tình hìnhnghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Phương pháp này cũngđược sử dụng ở chương 2 để so sánh các pháp luật về gia đình của một số nước
5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện
về hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu củaluận án sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
- Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các quan điểm, quan niệm vềpháp luật về gia đình, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học pháp luật về giađình, chỉ ra vai trò, đặc điểm của pháp luật về gia đình, với nội dung bao gồm cácnhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước
Trang 11về gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong gia đình, phòngchống tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; đồng thời, xây dựng các tiêu chí vềnội dung và hình thức để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về gia đình;phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về gia đình ởViệt Nam hiện nay
- Chỉ rõ quá trình phát triển của pháp luật về gia đình ở Việt Nam; phântích, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt Nam, khẳng định nhữngbước phát triển, những ưu điểm cần phát huy, đồng thời chỉ ra những hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế đó Từ đó, luận án đề xuất 4 quan điểm và 6nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm giàu thêm nhữngkiến thức lý luận về gia đình và pháp luật về gia đình; xây dựng cơ sở khoa họccho việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình; xây dựng và hoànthiện pháp luật về gia đình và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về gia đìnhtrong thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học
và văn hóa pháp lý chuyên sâu về gia đình và pháp luật về gia đình Luận án cũng
là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tráchnhiệm xã hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật vềgia đình; xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể tổ chứcthực hiện có hiệu quả pháp luật về gia đình ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bốliên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận ángồm 4 chương, 11 tiết
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH,
PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về gia đình
Đề tài khoa học cấp bộ năm 2012 của PGS.TS Nguyễn Văn Cương với đềtài: “Nghiên cứu căn cứ khoa học để xây dựng ngành gia đình học ở Việt Nam”[43] Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về gia đình, văn hóagia đình và việc nghiên cứu về gia đình của các ngành khoa học, khu biệt rõ cácnội dung nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xác định những vấn đề cần khảo sát vàđánh giá
Tác giả và nhóm tác giả đã khảo sát, đánh giá những nét cơ bản trong đặctrưng của gia đình truyền thống và những biến đổi của nó trong xã hội hiện nay;khẳng định sự cần thiết phải xây dựng ngành Gia đình học để tăng cường và củng
cố nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu về gia đình Đặc biệt, công trình này
đã đưa ra những định hướng giá trị tạo điều kiện cho gia đình Việt Nam phát triểntheo hướng vừa giữ được các giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp thu được sựtiến bộ trong văn minh nhân loại, hội nhập và phát triển
Công trình còn khảo sát, đánh giá thực tế đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý nhà nước về gia đình ở cơ sở cũng như thực tế đào tạo kiến thức về gia đình ởtrong và ngoài nước hiện nay
Trong các văn bản của Đảng và Nhà nước luôn đề cao vai trò của gia đình
và các hoạt động nhằm hỗ trợ sự phát triển toàn diện của gia đình Có thể kể đếnnhư: Hiến pháp (1992), Bộ luật Dân sự (1995), Bộ luật Hình sự (1999), Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Luật Bình đẳng giới (2006), Luật Phòngchống bạo lực gia đình có hiệu lực tháng 7 năm 2008… Ban Bí thư Trung ươngĐảng đã ban hành Chỉ thị số 49-CT/TƯ ngày 21-2-2005 về xây dựng gia đìnhViệt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Chỉ thị số
Trang 1316/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hànhLuật phòng chống bạo lực gia đình; Quyết định số 629/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầmnhìn 2030.
Cuốn sách Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam
hiện nay [168], do Uỷ ban dân số, Gia đình và trẻ em ban hành năm 2004 Cuốn
sách này đã làm rõ khái niệm quy mô gia đình; số người, số thế hệ trong gia đình;khái niệm về hôn nhân, tình trạng kết hôn và ly hôn ở Việt Nam; thực trạng vànhững biến đổi của mối quan hệ vợ chồng trong gia đình trên các phương diện:vai trò của chủ hộ, vai trò của vợ chồng trong sản xuất, đóng góp thu nhập…; mốiquan hệ giữa các thế hệ trong gia đình; mối quan hệ họ hàng thân tộc… Có thể nóicuốn sách đã nêu khá chi tiết các khái niệm, các mối quan hệ, chức năng của giađình đồng thời cũng dự báo được xu thế biến đổi của gia đình Việt Nam, nhữngvấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế…
Tác phẩm Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới [149], do
Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2002, Lê Thi chủ biên đã đề cập đến
sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới chuyển sangthế kỷ 21 Ở chương 1 tác giả đề cập tới những biến đổi chung, sau đó đi sâu vàonghiên cứu biến đổi của hôn nhân, vấn đề xã hội hoá trẻ em và việc thực hiện mụctiêu nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX Chương 2, tác giả đi từ góc độ giới đểnghiên cứu các vấn đề gia đình cụ thể như mối quan hệ trong gia đình nhìn từ cáchtiếp cận giới; bất bình đẳng trong việc thực hiện chiến lược dân số và phát triểnbền vững ở Việt Nam; bạo lực gia đình, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái,
ly hôn, tâm trạng phụ nữ đơn thân Cuốn sách cũng đề cập tới vấn đề xây dựngvăn hóa gia đình và gia đình văn hóa
Cuốn Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới [158], do Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1997, do Trần Hữu Tòng và Trương
Thìn chủ biên Sách gồm 04 phần: Phần I: Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ đổi mới; Phần II: Vấn đề gia
Trang 14đình và gia đình văn hóa; Phần III: Những kinh nghiệm và định hướng cuộc vận
động xây dựng gia đình văn hóa
Tác phẩm Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường [87], do Trung
tâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và phụ nữ ấn hành năm 1997, của tác giảNguyễn Thị Khoa đề cập tới vấn đề nền kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽđến đạo đức gia đình, làm thay đổi nhận thức ở một số người về các chuẩn mựcgiá trị: quan niệm về đạo đức trong hôn nhân bị lệch lạc, xu hướng ly hôn tăng;Đạo đức tình dục bị vi phạm; Mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình bị lỏnglẻo; Hiện tượng coi thường giáo dục gia đình đang xảy ra ngày càng nhiều.Nguyên nhân của các hiện tượng này là do việc tuyên truyền, giáo dục luật phápchưa được thực hiện tốt, chưa coi trọng giáo dục về gia đình cho lớp trẻ, do tácđộng của nền kinh tế Vì vậy nhà nước, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân phải
có ý thức xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh
Tác phẩm Gia đình ở đô thị trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
[16] do Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ ấn hành năm 1997,của tác giả Đỗ Thị Bình Nội dung của sách đề cập tới vấn đề trong thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá gia đình ở các đô thị Việt Nam đang có sự chuyển tiếp từtruyền thống sang hiện đại trên các bình diện hôn nhân, cơ cấu gia đình và các mốiquan hệ trong gia đình Biến đổi trong lĩnh vực hôn nhân thể hiện ở vai trò quyếtđịnh của các thành viên trong gia đình đối với công việc hệ trọng này, độ tuổi kếthôn cũng như quan niệm về hôn nhân, cách tổ chức lễ cưới Cơ cấu của gia đình
đô thị chiếm đa số là loại hình hai thế hệ và vai trò người phụ nữ được nâng cao
Về các mối quan hệ trong gia đình đô thị Việt Nam hiện nay bao hàm nhiều nhân
tố mới, tích cực, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng và các thành viên khác tronggia đình
Tác phẩm Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình [114] do Nhà xuất bản
Khoa học xã hội ấn hành năm 1994 Nội dung của cuốn sách được chia làm haiphần: Phần I - Gia đình Việt Nam và việc thực hiện các chức năng của gia đình,phần này tập trung vào một số vấn đề chủ yếu trong nghiên cứu về gia đình ViệtNam; những vấn đề lý luận, phương pháp luận; quá trình biến đổi của gia đình
Trang 15Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại; Việc thực hiện các chức năng của giađình Việt Nam hiện nay; Những vấn đề kiến nghị về chính sách đối với gia đình
và phụ nữ Phần 2- Vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhâncách con người Việt Nam Tác giả tập trung đi sâu phân tích chức năng cụ thể củagia đình: chức năng giáo dục (xã hội hoá) Trong đó vấn đề chủ yếu được nêu lên
là vai trò của gia đình, các thành viên trong gia đình với việc giáo dục thế hệ trẻ;Những nội dung, phương pháp giáo dục trong gia đình hiện nay; Sự ảnh hưởngcủa các tôn giáo, thời đại và các môi trường giáo dục khác đến giáo dục gia đình
Tác phẩm Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới [106], Nhà xuất bản
Khoa học xã hội ấn hành năm 2011, do PGS.TS Nguyễn Hữu Minh và TS TrầnThị Vân Anh đồng chủ biên: Sách đề cập nhiều vấn đề như: Thành tựu nghiên cứucủa Viện Gia đình và Giới và một số vấn đề đặt ra; Nghiên cứu phụ nữ, gia đình
và giới: Từ kết quả đến định hướng; Những chiều cạnh cơ bản của phát triển thanhniên trong thời kỳ đổi mới; Giảng dạy và nghiên cứu về giới ở trường đại học; Đitìm những đặc trưng của gia đình Việt Nam truyền thống; Giới và các vấn đề giới
ở Việt Nam; Nghiên cứu về quyền phụ nữ; Phụ nữ Việt Nam và việc tham giachính trị… Đây là công trình rất công phu, giải quyết được nhiều vấn đề đặt ratrong cuộc sống Tuy nhiên, vấn đề lý luận về gia đình và công tác gia đình cònhạn chế, các tác giả chưa đi sâu phân tích nội hàm của công tác gia đình, quản lýnhà nước về gia đình và công tác gia đình đề cập còn rất khiêm tốn Vấn đề hànhlang pháp lý cho công tác gia đình ít được nhóm tác giả đề cập
Cuốn Kỷ yếu Diễn đàn gia đình cấp Bộ trưởng khu vực Đông Á lần thứ
nhất [167], do Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em ban hành năm 2004: Kỷ yếu đã
tập hợp trên 12 bài phát biểu, tham luận của các đoàn đại biểu đến từ 12 nước: Úc,Brunei, Campuchia, Indonexia, Malaixia, Mianmar, Lào, Philippines, Singapore,Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam về lĩnh vực gia đình
Có thể nói các phát biểu tham luận của các đại biểu đều khẳng định vai tròquan trọng của gia đình và đưa ra các cam kết giải quyết các vấn đề về gia đìnhnhư: cải thiện các điều kiện và các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lựccho các gia đình thuộc diện cực nghèo, tạo điều kiện để gia đình hoàn thành sứ
Trang 16mệnh là đơn vị phòng vệ đầu tiên trước những tác động tiêu cực của hiện đại hóa,tiếp tục duy trì và thúc đẩy tính năng động và sáng tạo của xã hội đối với vấn đềgia đình…
Cuốn tài liệu Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chương trình hành động của
Chính phủ, của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình [23] do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ấn hành năm 2008 Sách đã tập
hợp và giới thiệu được các Quyết định và Chỉ thị của Trung ương giúp định hướngquá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh như: Quyết định số 106/2005/QĐ-TTgngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xây dựnggia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010; Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước; Chỉ thị số16/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thihành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Cuốn Các kiến thức chung về gia đình [22] do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch xuất bản năm 2008 Tài liệu đã hệ thống được các khái niệm và thuật ngữ liênquan đến lĩnh vực gia đình: Gia đình, hôn nhân, hộ, hộ gia đình, huyết thống, nuôidưỡng… các chức năng cơ bản của gia đình: Chức năng sinh sản, tái sản xuất conngười, chức năng kinh tế, chức năng giáo dục, xã hội hóa cá nhân; Vai trò của giađình đối với các thành viên, đối với cộng đồng và xã hội; Các mối quan hệ tronggia đình: quan hệ vợ chồng, quan hệ cha, mẹ và con gái, quan hệ cha, mẹ và contrai…; Các văn bản pháp luật, chính sách về hôn nhân gia đình; Chủ trương,đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về gia đình
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu chính sách, pháp luật về gia đình
Báo cáo Đánh giá hệ thống chính sách và pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến gia đình- khuyến nghị hướng hoàn thiện [186] do nhóm chuyên gia
pháp luật, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, thực hiện tháng 12năm 2004 Báo cáo gồm 07 phần, được sắp xếp theo một bố cục hợp lý, dễ theodõi Nhóm chuyên gia pháp luật khi xây dựng Báo cáo tổng thể đã thống nhất tiếnhành việc xem xét, đánh giá theo 05 chủ đề mà các Tiểu báo cáo đã đi sâu đánhgiá cụ thể Tuy nhiên, những chủ đề này được đề cập trong Báo cáo Tổng thể với
Trang 17sự đánh giá khái quát mang tính tổng hợp hơn trong mối liên hệ biện chứng giữacác chủ đề nhằm tạo nên một bức tranh chung về thực trạng hệ thống pháp luậtViệt Nam hiện hành về gia đình cùng những nhận định đánh giá trên cơ sở cáctiêu chí và căn cứ đặt ra Bên cạnh những khuyến nghị đề xuất cụ thể theo từngchủ đề, Báo cáo Tổng thể đưa ra những khuyến nghị chung mang tính tiêu biểu,dưới góc độ tổng thể nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về gia đìnhViệt Nam trong thời kỳ tới và trong tương lai.
Báo cáo tiến hành xem xét, đánh giá chỉ đối với những văn kiện, nghịquyết của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định pháp luậttrực tiếp đề cập, điều chỉnh đến vấn đề gia đình, đến các quan hệ pháp luật màgia đình là chủ thể Việc giới hạn phạm vi của Báo cáo nhằm mục đích tậptrung phân tích, đánh giá sâu, đúng trọng tâm phục vụ mục tiêu mà Báo cáohướng tới Vì vậy, đối với những văn bản, những quy định pháp luật điều chỉnhchung, liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau, không trực tiếp quy định đến cácvấn đề về gia đình thuộc 05 chủ đề sau đây thì không thuộc phạm vi xem xét,đánh giá của báo cáo này: Quan điểm chỉ đạo và vấn đề quản lý nhà nước vềgia đình - vị trí vai trò của gia đình; Phát triển kinh tế gia đình; Dịch vụ giađình; Hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; Vai trò và trách nhiệm củagia đình trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và bạo lực trong gia đình
Tác phẩm Một số luận cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội đối
với Phụ nữ và Gia đình trong giai đoạn hiện nay [1] sách do Trung tâm Khoa học
xã hội và nhân văn quốc gia ấn hành năm 1994, của tác giả Trần Thị Vân Anh.Đây là kết quả nghiên cứu của công trình khoa học cấp Nhà nước KX.04 gồm 17
đề tài tập trung vào các vấn đề: các mặt đánh giá thực trạng, phân tích nguyênnhân, dự báo chiều hướng phát triển, hình thành nhận thức mới và hệ quan điểmtương đối với từng đối tượng được nghiên cứu, qua đó bước đầu đề xuất một sốkiến nghị về việc tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện các chính sách xã hội củaĐảng và Nhà nước về gia đình ở Việt Nam
Trang 181.1.3 Nhóm công trình liên quan đến quản lý nhà nước về gia đình
Đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về gia đình [159] do
TS.Lê Trung Trấn làm chủ nhiệm năm 2003 Đề tài phân tích những vấn đề chung
về gia đình: định nghĩa, phân loại, chức năng, vị trí, vai trò, các mối tương quancủa gia đình trong quá trình phát triển Quan điểm gia đình là đối tượng quản lýcủa Nhà nước; Nội dung quản lý Nhà nước đối với gia đình; Thực trạng và nhữngthách thức của quản lý Nhà nước về gia đình ở Việt Nam và kiến nghị nhằm tăngcường quản lý nhà nước về gia đình
Tác phẩm Quản lý nhà nước về gia đình - lý luận và thực tiễn [132], Nhà
xuất bản Dân Trí ấn hành năm 2010, do GS.TS Lê Thị Quý chủ biên Sách đã đềcập tới một số vấn đề như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu gia đìnhViệt Nam hiện nay; Những đặc trưng cơ bản của quản lý gia đình trong quản lý xãhội phát triển; Sự tôn trọng gia đình và tôn trọng các mối quan hệ gia đình củangười Việt; Vấn đề giáo dục các giá trị truyền thống trong gia đình qua một sốkhảo sát xã hội học; Sự thay đổi vai trò của người chồng, người cha trong gia đình
từ truyền thống đến hiện đại; Chủ hộ gia đình ở Việt Nam; Dịch vụ y tế cho gia
Vũ Thị Nguyệt, Nguyễn Đức Thảnh, Ngô Đăng Đán)… Đây là những nghiên cứucông phu của các tác giả khi tiến hành khảo cứu các mô hình về lĩnh vực đó Tuychỉ giới hạn ở một số địa phương trong nước, nhưng nó cũng cung cấp cho những
nhà nghiên cứu sau này những tài liệu thực địa quan trọng khi nghiên cứu vấn đề
quản lý nhà nước về gia đình
Trang 19Mặc dù cuốn sách đã đi sâu phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề liênquan tới công tác quản lý nhà nước về gia đình, nhưng chưa đi sâu phân tích vàlàm rõ vấn đề hoàn thiện pháp luật về gia đình ở nước ta hiện nay như một đòihỏi tất yếu.
Cuốn Văn bản quản lý nhà nước về gia đình và công tác gia đình ở Việt
Nam hiện nay [115], NXB Lao động, Hà Nội, 2013 Đây là cuốn sách tập hợp các
văn bản của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lýnhà nước về gia đình và công tác gia đình ở Việt Nam Cuốn sách này cung cấp tàiliệu quan trọng cho việc nghiên cứu đánh giá cơ sở pháp lý của hoạt động quản lýnhà nước về gia đình ở Việt Nam hiện nay
1.1.4 Nhóm tài liệu nghiên cứu về phòng, chống bạo lực gia đình
Báo cáo điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp có tính đột phá nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình trong năm 2012 và giai đoạn 2012 - 2016
[185] do Vụ Gia đình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tháng 12 năm
2012 Báo cáo tập trung điều tra một số nội dung sau:
- Thống kê trên toàn quốc năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012
về số vụ bạo lực gia đình đã được các tổ chức, các đoàn thể, cá nhân phát hiện vàđánh giá công tác phòng, chống bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả của bạolực gia đình ở các địa phương;
- Nhận thức, thái độ, hành vi của người dân, cộng đồng và chính quyền vềbạo lực gia đình, nguyên nhân của bạo lực gia đình, trong đó tập trung vào 2 nhómbạo lực gia đình: bạo lực của chồng đối với vợ; bạo lực của con với bố mẹ làngười cao tuổi;
- Tìm hiểu về hiệu quả của các hình thức truyền thông và các cơ quantruyền thông do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã, đang và dự kiến phối hợpthực hiện truyền thông trong lĩnh vực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình;
- Những ứng phó của người dân, của cộng đồng với bạo lực gia đình;
- Tìm hiểu về biện pháp xử lý của chính quyền, đoàn thể đối với những
vụ việc bạo lực gia đình và những vi phạm hành chính trong lĩnh vực bạo lựcgia đình
Trang 20Việc tiến hành điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp nhằmngăn chặn, làm giảm số vụ bạo lực gia đình trong năm 2012 và giai đoạn 2012-
2016 là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết nhằm giúp cơ quan quản lý nhànước về phòng, chống bạo lực gia đình, trước hết là Bộ văn hóa, Thể thao và Dulịch có được những giải pháp trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở cácđịa phương
Cuộc điều tra này không nhằm phác họa lại bức tranh thực trạng tình hìnhbạo lực gia đình ở Việt Nam mà chỉ nhằm mục đích tìm hiểu mô hình hành vi bạolực gia đình cũng như nhận thức và các nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình
ở một số địa phương, qua đó đánh giá công tác phòng, chống bạo lực gia đìnhtrong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất giải pháp có tính đột phá nhằm giảm thiểubạo lực gia đình trong năm 2012 và giai đoạn 2012 - 2016
Cuốn Bạo lực gia đình - một sự sai lệnh giá trị [131], Nhà xuất bản Khoa
học xã hội ấn hành năm 2007, do Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh đồng chủbiên Sách đã đề cập tới các vấn đề mang tính thời sự hiện nay: Vấn đề bạo lựcgiới trong gia đình - những vấn đề lý luận và phương pháp luận về bạo lực giađình và bạo lực chống phụ nữ trong gia đình, một nghiên cứu can thiệp trong thựctiễn; Vấn đề công tác phòng chống bạo lực gia đình - những bài học kinh nghiệmcủa Việt Nam…
Đây là tài liệu mang tính khái quát cao, rất có giá trị, giúp thí sinh có kiếnthức sâu hơn khi nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Namhiện nay
Trong Văn bản hướng dẫn phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá [7] do Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá tỉnh Tiền Giang ấn hành năm 2007 Sách là nguồn tư liệu có giá trịtham khảo rất cao vì đã tập hợp được một hệ thống các văn bản hướng dẫn củaTrung ương và của tỉnh Tiền Giang: Các Nghị quyết, Kết luận, Thông tư, Quychế, Chương trình…
Đây là nguồn tài liệu có tính định hướng cho thí sinh trong quá trình nghiêncứu và hoạt động thực tiễn
Trang 21Cuốn Luật phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới
[172] do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006 đã tập hợp và giới thiệu vềnhững vấn đề sau: Luật mẫu về bạo lực gia đình của Uỷ ban về nhân quyền củaLiên hợp quốc, Luật bảo vệ chống bạo lực gia đình của Bungari, Luật phòng ngừabạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân của Vương quốc Campuchia, Luật chống bạolực gia đình của Đông Ti Mo, Luật đặc biệt về trừng phạt hành vi bạo lực tronggia đình của Hàn Quốc, Luật về xóa bỏ bạo hành trong gia đình của Cộng hòaIndonexia, Luật Chống bạo hành gia đình của Mông Cổ, Luật phòng ngừa bạo lựchôn nhân và bảo vệ nạn nhân của Nhật Bản, Luật chống bạo hành phụ nữ và trẻ
em năm 2004 của Cộng hoà Philippines, Quy tắc 9 Uỷ ban liên ngành về bạo lựcđối với phụ nữ và trẻ em của Cộng hòa Philippines, Dự thảo Luật phòng ngừa vàhiệu chỉnh bạo lực gia đình B.E của Thái Lan, các chuẩn mực quốc tế của Luậtphòng, chống bạo lực trong gia đình…
Cuốn Bạo lực gia đình: Sự thay đổi ở Việt Nam kết quả và khuyến nghị từ
một dự án của UNFPA/SDC [164] do UNFPA ấn hành năm 2006 Nội dung sách
nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình ở ViệtNam, tài liệu giới thiệu được phương pháp tiếp cận theo vòng đời đối với bạo lựctrên cơ sở giới, trong đó tập trung vào hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhấtbạo hành do chồng gây ra đối với vợ hay giữa những người bạn tình
Cuốn Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và Nghị định hướng
dẫn thi hành [110] do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2009: giới
thiệu về Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007 và một số Nghị định củaChính phủ có nội dung liên quan đến thi hành Luật
Cuốn Hỏi đáp về Luật phòng, chống bạo lực gia đình [117] do Nhà xuất
bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2008: nội dung chủ yếu là phổ biến, tuyêntruyền pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Cuốn Nghị quyết của Bộ chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận
động phụ nữ trong tình hình mới [76] do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ấn hành
giới thiệu các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về thực hiện Nghị quyết
Trang 22của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tìnhhình mới
Cuốn Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 [116]
do Nhà xuất bản Thống kê ấn hành năm 2006 giới thiệu Quyết định của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giaiđoạn 2005 - 2010
1.1.5 Nhóm tài liệu nghiên cứu về bình đẳng giới trong gia đình
Cuốn Luật bình đẳng giới [138] do Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc
(UNIFEM) và Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) ấn hành năm 2009 là tàiliệu giới thiệu về Luật Bình đẳng giới của Việt Nam được kỳ họp thứ 10 Quốc hộikhoá XI Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006.Luật gồm có 6 chương với 44 điều khoản thi hành
Tài liệu cũng giới thiệu các Chỉ thị và Nghị định của Chính phủ về quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới Đây là nguồn tư liệuthiết thực giúp nghiên cứu sinh có thêm phương pháp tiếp cận trong quá trìnhnghiên cứu và hoàn thiện đề tài của mình
Tài liệu Nghiên cứu Gia đình và giới [182] quyển 22 số 01 và 02 năm 2012
do Viện Gia đình và giới thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam ấn hành Tài liệunày tập hợp các bài nghiên cứu về công tác gia đình và giới trên các lĩnh vực: Hônnhân - gia đình; Giới - phụ nữ; Nghiên cứu giới - các vấn đề xã hội; Vị thành niên
- thanh niên; Lao động - việc làm…
Luận án Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam [82] Trần Thị
Quốc Khánh, năm 2013: Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật
về bình đẳng giới: Phân tích làm rõ các khái niệm về “Giới”, “Bình đẳng giới”,
“Pháp luật về bình đẳng giới”, “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới”; phântích đặc điểm của thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam và các yếu
tố ảnh hưởng; các yêu cầu thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Namhiện nay Đồng thời, luận án cũng nghiên cứu pháp luật và thực hiện pháp luật
về bình đẳng giới ở một số nước, qua đó rút ra những kinh nghiệm mà Việt Nam
có thể tham khảo và tiếp thu Luận án cũng đánh giá thực trạng thực hiện pháp
Trang 23luật về bình đẳng giới ở Việt Nam thời gian qua, chủ yếu từ năm 1992 đến 2012;làm rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân Từ đó làm cơ sở thực tiễn choviệc hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam Luận
án đề xuất và luận chứng các quan điểm và giải pháp thực hiện pháp luật về bìnhđẳng giới ở Việt Nam
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
1.2.1 Nhóm công trình liên quan đến pháp luật gia đình ở nước ngoài
“The reform of family law in Europe” [230] (dịch là “Cải cách luật gia đình
ở Châu Âu”) Nhà xuất bản Springer Science Business Media, năm 1978 Cuốnsách tập hợp các tham luận xung quanh các chủ đề sự bình đẳng của vợ chồng, lyhôn và tình trạng pháp lý của trẻ em ngoài giá thú tại Hội thảo quốc tế được tổchức tại Luxembourg Cuốn sách cho thấy quan điểm của các quốc gia về nguyêntắc bình đẳng giữa vợ chồng trong luật gia đình châu Âu
Sách “Family Law in the Twentieth Century: A History” [229] (Luật gia
đình trong thế kỷ XX: Một lịch sử) của Stephen Cretney Sách in năm 2005 vàđược đăng trên mạng internet bởi Nhà xuất bản Oxford tháng 2 năm 2010 Cuốnsách này là một nghiên cứu về những thay đổi của pháp luật về gia đình trong thế
kỷ XX Cuốn sách nghiên cứu pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ gia đình, việcquản lý nhà nước về gia đình trong các văn bản pháp luật Cuốn sách sử dụngnhiều tài liệu lưu trữ và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và phân tích quá trìnhlàm luật về gia đình
Cuốn “Family Law in the World Community: Cases, Materials, and
Problems in Comparative and International Family Law” [228] (dịch là Luật gia
đình trong cộng đồng thế giới: Các án lệ, văn bản và các vấn đề Luật Quốc tế sosánh về gia đình của các tác giả Marianne D Blair, Merle H Weiner, BarbaraStark, Solangel Maldonado do Nhà xuất bản Carolina Academic Pres LawCasebook Series ấn hành năm 2009 Cuốn sách này bao gồm một loạt các vấn đề
tư pháp quốc tế, bao gồm bắt cóc trẻ em, nuôi con, nuôi con nuôi, thực thi pháp hỗtrợ trẻ em, và công nhận kết hôn và ly hôn Cuốn sách cũng khám phá tác động
Trang 24của công pháp quốc tế trên cả quy định trong nước và quốc tế của các gia đình, sửdụng các chủ đề như bạo lực gia đình và các quyền của trẻ em Các tác giả so sánhpháp luật gia đình của một số nước để làm rõ pháp luật về gia đình truyền thống,chẳng hạn như các quy định về hôn nhân, quyền của các cặp vợ chồng đồng tính,nhận con nuôi, tự do sinh sản
Sách “International family law” [227] (Pháp luật gia đình quốc tế) của tác
giả Barbara Stark, Nhà xuất bản Ashgate Publishing Limited Ashgate PublishingCompany Gower House Cuốn sách này phân tích lý do tại sao cần phải nghiêncứu pháp luật gia đình quốc tế, phân tích các nội dung của pháp luật gia đình quốc
tế trong mối tương quan so sánh với pháp luật gia đình trong nước
Cuốn “Islamic Family Law in A Changing World” [226] của tác giả
Abdullahi A An-Na'im do Nhà xuất bản A Global Resource Book Paperback pháthành năm 2002 Tác giả làm rõ phạm vi và cách thức thực tế áp dụng Luật Giađình Hồi giáo trên toàn thế giới, phân tích các ứng dụng thực tế của nguyên tắcShari thường được biến đổi bởi sự khác biệt về phong tục tập quán của quốc gia,chính sách và pháp luật của nhà nước
1.2.2 Nhóm công trình nước ngoài nghiên cứu các nội dung pháp luật
về gia đình của Việt Nam
Cuốn sách CEDAW và pháp luật [142] Nghiên cứu rà soát văn bản pháp
luật Việt Nam trên cơ sở quyền và giới qua lăng kính CEDAW (A Gendered andRight-Based Review of Vietnamese Leagal Documents thought the Lens ofCEDAW) do Quỹ phát triển liên hợp quốc ấn hành năm 2009 Tác giả cuốn sách
là bà Rea Abada Chingson - luật gia, thành viên của Khoa Luật trường đại họcAteneo de Manila (philiplin) Rea được công nhận là chuyên gia về bình đẳnggiới, quyền con người và luật quốc tế Bà là một trong những chuyên gia hàngđầu về Công ước Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối sử chống lại phụ nữ(CEDAW), những chuẩn mực quốc tế khác về quyền con người và áp dụngchuẩn mực này ở cấp quốc gia Rea đã hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn và có nhữnghoạt động xây dựng năng lực cho chính phủ, các chuyên gia, các tổ chức phi
Trang 25chính phủ và những người tuyên truyền vận động về bình đẳng giới và quyềncon người ở một số nước.
Trong cuốn sách này, tác giả đề cập các vấn đề như: Bối cảnh Việt Nam,khuôn khổ chính trị và pháp luật ở Việt Nam, công ước xóa bỏ tất cả các hìnhthức phân biệt đối sử chống lại phụ nữ (CEDAW), những thực tế ban đầu vềCEDAW và Việt Nam, đánh giá văn bản pháp luật và việc tuân thủ CEDAW.Trong đánh giá văn bản pháp luật và việc tuân thủ CEDAW, tác giả đã đề cậpđến những vấn đề như: Những công việc chính để xóa bỏ phân biệt đối xử đảmbảo bình đẳng (Các điều 1-3 CEDAW), các biện pháp đặc biệt tạm thời và cácbiện pháp ưu tiên cho bà mẹ (Điều 4 của CEDAW), những mẫu hình xã hội vàvăn hóa của hành vi (Điều 5 của CEDAW), buôn bán người và bóc lột mại dâm(Điều 6 của CEDAW), quốc tịch (Điều 9 của CEDAW), giáo dục (Điều 10 củaCEDAW), việc làm (Điều 11 của CEDAW), sức khỏe (Điều 12 của CEDAW),đời sống kinh tế và xã hội (Điều 13 của CEDAW), phụ nữ nông thôn (Điều 14của CEDAW), bình đẳng trước pháp luật (Điều 15 của CEDAW), hôn nhân vàgia đình (Điều 16 của CEDAW)
Cuốn Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở quyền và
giới qua lăng kính CEDAW [136] do Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc
UNIFEM ấn hành năm 2009, dịch giả Lê Thành Long chủ biên dịch Sách là mộtnguồn tư liệu hữu ích giúp nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu và tiếp cậnphương pháp mới nhằm hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam thời kỳ hộinhập quốc tế
Cuốn 15 năm thực hiện cương lĩnh hành động Bắc Kinh và kết quả của
phiên họp đặc biệt lần thứ 23 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam [139] do
Quỹ phát triển Phụ nữ tại Việt Nam (UNIFEM) ấn hành năm 2010 Sách đã giớithiệu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới để phụ nữ tham gia ngày càng nhiềuhơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình,cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới… Tuy nhiên sách lại chưa đề cậptới hệ thống luật pháp về gia đình và bình đẳng giới
Trang 26Cuốn 25 năm thực hiện Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) thực tiễn tại Việt Nam [112] do Nhà xuất bản
Hà Nội ấn hành năm 2008 Sách là một tập hợp các bài viết của các chuyên gia vềcông tác phụ nữ, công tác gia đình Đây là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu sinhtham khảo trong quá trình nghiên cứu
Cuốn Tuyển chọn các khuyến nghị chung CEDAW [137] do Quỹ phát triển
phụ nữ Liên hợp quốc UNIFEM ấn hành năm 2009 Nội dung sách đề cập tới cáckhuyến nghị chung nhằm hướng dẫn các quốc gia thành viên thực hiện các quyềncon nguời của phụ nữ và bình đẳng giới
Cuốn Các nhận xét và kết luận về Việt Nam của Uỷ ban xóa bỏ phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ [135] do Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc UNIFEM
ấn hành năm 2009 Sách đưa ra những nhận xét, đánh giá và khuyến nghị cho ViệtNam về thực hiện bình đẳng giới
Cuốn CEDAW - Vì sự bình đẳng phụ nữ [140] do Quỹ phát triển phụ nữ
Liên hợp quốc UNIFEM ấn hành Nội dung sách giới thiệu Công ước về xóa bỏ tất
cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Nghị định thư không bắt buộccủa Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
Cuốn Phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam [165] do UNFPA
ấn hành 2007, giới thiệu về bạo lực trên cơ sở giới, các hình thức bạo lực trên cơ
sở giới, định nghĩa bạo lực gia đình hoặc bạo lực bạn tình, hậu quả của bạo lựctrên cơ sở giới, các hậu quả về mặt sức khỏe…
Bảng kiểm sử dụng Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối
xử chống lại phụ nữ (CEDAW) trong hoạt động của Tòa án nhân dân [113] do
Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2007 Sách giới thiệu những yêu cầu củaCEDAW trong xóa bỏ phân biệt đối xử về giới; Những nguyên tắc cơ bản củaCEDAW về bình đẳng giới; Các yêu cầu của CEDAW bảo đảm quyền của phụ nữđược thực thi có hiệu quả…
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Trang 27Để hoàn thành mục tiêu của đề tài, luận án còn phải tiếp tục nghiên cứunhững vấn đề mà các công trình nghiên cứu khoa học nói trên chưa có điều kiệnlàm rõ sau đây:
1.3.1 Về mặt lý luận
- Xây dựng khái niệm pháp luật về gia đình; phân tích nội dung và nhữngđặc điểm của pháp luật về gia đình Việt Nam; làm rõ vai trò của pháp luật về giađình ở Việt Nam
- Xây dựng hệ thống tiêu chí làm cơ sở để xác định mức độ hoàn thiện củapháp luật về gia đình ở Việt Nam
- Phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật vềgia đình ở Việt Nam
- Nghiên cứu pháp luật về gia đình ở một số nước trên thế giới, rút ra một
số giá trị có thể tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam
- Luận chứng các quan điểm và đề xuất giải pháp cụ thể, toàn diện nhằmhoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay
Tiểu kết chương 1
Qua việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đếnvấn đề hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay cho thấy, đã có nhiềucông trình nghiên cứu chuyên sâu về gia đình, về một số nội dung của pháp luật
về gia đình như quản lý nhà nước về gia đình, pháp luật về bình đẳng giới vàphòng chống bạo lực gia đình Ở mức độ nhất định, một số công trình trong nước
Trang 28đã phân tích cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật về bình đẳng giới, về phòngchống bạo lực gia đình Một số đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng quản lýnhà nước về gia đình giai đoạn từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Nghiên cứu các công trình ở nước ngoài cho thấy một số nội dung phápluật về gia đình ở một số nước trên thế giới, sự thay đổi của pháp luật về gia đìnhtrong thế giới đương đại Một số công trình nước ngoài cũng đã làm rõ pháp luậttrên thế giới về gia đình thông qua các công ước quốc tế về gia đình, về bình đẳnggiới, phòng chống bạo lực gia đình Có một số tác giả nước ngoài đã nghiên cứulàm rõ những bước phát triển của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới, pháp luật
về phòng chống bạo lực gia đình Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nàonghiên cứu một cách toàn diện dưới góc độ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhànước và pháp luật về việc hoàn thiện pháp luật về gia đình Nghiên cứu pháp luật
về gia đình còn chưa đầy đủ và toàn diện, chưa làm rõ khái niệm, đặc điểm, nộidung của pháp luật về gia đình ở Việt Nam Đến nay, chưa có công trình nào đưa
ra các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về gia đình, chưa đánh giá toàn diện thực trạngpháp luật về gia đình và đưa ra hệ thống quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật
về gia đình ở Việt Nam Nghiên cứu tổng quan về gia đình, pháp luật về gia đìnhgiúp cho nghiên cứu sinh có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu, tiếp tục triểnkhai, phát triển trong luận án những vấn đề còn bỏ ngỏ Thông qua đó giúp nghiêncứu sinh hoàn thành các nhiệm vụ mà luận án đã đặt ra, góp phần tiếp tục hoànthiện pháp luật về gia đình trong bối cảnh đất nước đang đổi mới mạnh mẽ và hộinhập quốc tế hiện nay
Trang 29Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM 2.1 KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
2.1.1 Khái niệm gia đình và đặc trưng của gia đình Việt Nam
2.1.1.1 Khái niệm gia đình
Gia đình là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện, tồn tại và phát triểnmột cách khách quan cùng với sự phát triển của xã hội loài người Lịch sử pháttriển của gia đình là một quá trình lâu dài, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triểnkhác nhau với những biến đổi sâu sắc về quy mô, cách thức tổ chức, tính chấtphức tạp, sự phong phú, đa dạng của các mối quan hệ về gia đình và cơ chế điềuchỉnh các mối quan hệ về gia đình
Theo Ph.Ănghen, lịch sử phát triển của gia đình đã trải qua 4 giai đoạn cơbản: Gia đình huyết tộc, gia đình pu-na-lu-an, gia đình đối ngẫu và gia đình một
vợ một chồng
- Gia đình huyết tộc là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển các hìnhthái hôn nhân và gia đình, trong đó quan hệ hôn nhân được xây dựng theo thế hệ,mỗi thế hệ tạo thành những nhóm hôn nhân nhất định Ở hình thái gia đình huyếttộc, các anh chị em đồng thời là vợ, là chồng của nhau, nhưng những người cóquan hệ dòng máu trực hệ, giữa cha mẹ và các con bị cấm không được có quan
hệ hộ nhân
- Gia đình Pu-na-lu-an là giai đoạn thứ hai, có sự tiến bộ hơn so với giađình huyết tộc Trong hình thái gia đình này, quan hệ tính giao tiếp tục bị hạnchế, thu hẹp: cấm thế hệ cha mẹ kết hôn với thế hệ các con và cấm anh em traikết hôn với các chị em gái trong cùng một gia đình
- Gia đình đối ngẫu là giai đoạn phát triển tiếp theo của gia đình Đây làgiai đoạn mà phạm vi những người có quan hệ hôn nhân ngày càng bị thu hẹpnhiều hơn: việc cấm những người cùng huyết tộc kết hôn với nhau ngày càng trởnên phổ biến và hình thức quần hôn không còn tồn tại nữa Gia đình đối ngẫu
Trang 30được đặc trưng bằng cách thức kết hôn theo từng cặp, nhưng chế độ đa thê,người đàn ông có nhiều vợ vẫn còn phổ biến.
- Gia đình cá thể (gia đình một vợ một chồng) là giai đoạn thứ tư, đượcnảy sinh từ gia đình đối ngẫu, là một trong những dấu hiệu cho biết thời vănminh đã bắt đầu Gia đình ấy dựa trên sự thống trị của đàn ông, với chủ đích rõràng là con cái phải có cha đẻ xác thực và những đứa con ấy sau này sẽ nhậnđược tài sản của cha, với tư cách người thừa kế đương nhiên Trong gia đình một
vợ một chồng, quan hệ vợ chồng đã chặt chẽ hơn rất nhiều, hai bên không thểtùy ý bỏ nhau được nữa
Gia đình một vợ một chồng cũng có quá trình phát triển từ thấp đến cao
và luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội Cùng với sự phát triển của văn minh, dân chủ và tiến bộ xã hội, quan hệ giađình có sự biến đổi về chất, mà biểu hiện rõ nét nhất và trước hết là ở sự biến đổitrong quan niệm về sự bình đẳng giữa nam và nữ, giữa đàn ông và đàn bà, giữa
vợ và chồng; về tình yêu và hôn nhân Hôn nhân trở thành tiêu điểm, là biểutượng của tình yêu và văn hóa gia đình, là điểm khởi đầu quan trọng và có thiêngliêng không những đối với đời sống vợ chồng, mà còn được gia đình, cộng đồng,nhà nước thừa nhận và đề cao như một giá trị của con người, gia đình và xã hội
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, trong lĩnh vực pháp luật về gia đình,những mối quan hệ về hôn nhân là một trong những nhóm quan hệ pháp luậtquan trọng, có những đặc điểm riêng và có tính độc lập tương đối, được tượngđiều chỉnh bởi các quy định pháp luật về hôn nhân trong hệ thống các quy địnhpháp luật về gia đình và hình thành chế định hôn nhân trong pháp luật hôn nhân
và gia đình Xét theo quan điểm hệ thống, thì hôn nhân là một yếu tố để hìnhthành nên gia đình trong xã hội hiện đại và các mối quan hệ về hôn nhân là một
bộ phận hợp thành của hệ thống các quan hệ gia đình Tuy nhiên, quan hệ hônnhân chỉ là một nhóm trong số rất nhiều nhóm quan hệ thuộc đối tượng điềuchỉnh của pháp luật về gia đình
Trang 31Do tính chất đặc biệt của mình, từ khi xuất hiện đến nay, gia đình luôn làđối tượng nghiên cứu của rất nhiều bộ môn khoa học khác nhau, trong đó có triếthọc, xã hội học, văn hóa học và luật học Tùy thuộc vào mục đích và nội dungnghiên cứu cụ thể, mỗi bộ môn khoa học có cách tiếp cận riêng và sử dụng cácphương pháp, công cụ nghiên cứu phù hợp để phân tích, giải thích về gia đình vànhững vấn đề cụ thể của gia đình hoặc có liên quan đến gia đình.
Theo đó, khái niệm gia đình cũng có cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau
Có quan điểm cho rằng, gia đình “là một nhóm người, có quan hệ bởi quan hệ
hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung” [180, tr.27-31] Theo
Từ điển triết học thì “Gia đình là một hình thức có tính chất lịch sử của tổ chứcđời sống chung của loài người, giữa nam giới và nữ giới ” [ TĐTH, tr.354] Theo
Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì: “Gia đình là tập hợp những người cùngchung sống, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôidưỡng, có quyền, nghĩa vụ tương ứng với nhau” [TĐGTTNLH, tr.146] Trong
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đưa ra khái niệm như sau: “Gia
đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này (khoản 2 Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)”
Theo chúng tôi, cần quan niệm gia đình là một phạm trù có tính lịch sử, làmột khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, kinh tế, văn hóa, xãhội và nhân văn; gia đình là một thiết chế đặc biệt, bao gồm một cộng đồng người
có quan hệ mật thiết với nhau, có quan hệ mật thiết với nhau bởi hôn nhân, huyếtthống hoặc nuôi dưỡng; có sự gắn kết với nhau trên cơ sở đạo đức và niềm tin; cócác quyền, nghĩa vụ tương ứng về nhân thân và tài sản
Theo đó: Gia đình được hiểu là một thiết chế xã hội đặc thù, bao gồm một
cộng đồng người có quan hệ mật thiết với nhau bởi hôn nhân, quan hệ huyết
Trang 32thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có sự gắn kết với nhau để cùng chung sống, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở của đạo đức, niềm tin và thực hiện các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản, nhằm thỏa mãn những ước muốn, lợi ích về vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân và của cả gia đình
Theo định nghĩa này, khái niệm gia đình có nội hàm rộng, phản ánh nhữngnội dung cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt, một đơn vị (tế bào) xãhội, một hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân
Thứ hai, gia đình là những người gắn bó với nhau bởi:
- Hôn nhân (vợ chồng ): Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau
khi kết hôn, trong đó sự kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồngvới nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
- Mối quan hệ huyết thống: Phạm vi của mối quan hệ này khá rộng tùythuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để xác định, trong một gia đình cónhiều (hai, ba hoặc bốn) thế hệ cùng sinh sống
- Mối quan hệ nuôi dưỡng: Ngoài quan hệ hôn nhân và quan hệ huyếtthống còn có những người có quan hệ nuôi dưỡng như: con nuôi, bố mẹnuôi…
Thứ ba, các thành viên trong gia đình có sự gắn kết với nhau để cùngchung sống, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở của đạo đức và niềmtin Đây là một trong những dấu hiệu hết sức đặc sắc của gia đình, có ý nghĩa và
có tác động lớn tới các yếu tố khác, đòi hỏi khi xây dựng và thực thi pháp luật vềgia đình cần phải được chú trọng
Thứ tư, các thành viên trong gia đình có các quyền và nghĩa vụ về nhânthân và tài sản; việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản, nhằmthỏa mãn những ước muốn, lợi ích về vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân và của
cả gia đình
Từ đây, khái niệm thành viên trong gia đình có phạm vi rất rộng Các
thành viên trong một gia đình bao gồm: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi,
Trang 33cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của
vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùngcha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâucủa người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bànội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháuruột
Với phạm vi thành viên gia đình đó, các mối quan hệ giữa các thànhviên trong gia đình cũng như giữa gia đình với nhà nước và xã hội cũng hếtsức phức tạp, phong phú và đa dạng Nói cách khác, đối tượng điều chỉnh củapháp luật về gia đình cũng rất rộng, phức tạp, phong phú, đa dạng, tinh tế vànhạy cảm
Xét về qui mô, gia đình có thể phân loại thành:
Gia đình hai thế hệ (hay Gia đình hạt nhân): là Gia đình bao gồm cha mẹ
và con
Gia đình ba hoặc bốn thế hệ (hay Gia đình truyền thống): là Gia đình bao
gồm ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt còn được gọi là tam, tứ đại đồng đường.
Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, cũng có
thể phân chia Gia đình thành hai loại: Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc Gia
đình mở rộng) thường được coi là gia đình truyền thống liên quan tới dạng Gia
đình trong quá khứ và Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân)
là nhóm người thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mốiquan hệ của một người vợ hoặc một người chồng với các con
Trong xã hội hiện nay, về quy mô và loại hình gia đình đang có nhiềuchuyển biến mạnh mẽ Hiện nay, số gia đình có từ ba đến bốn người chiếm tỷ lệ
đa số Nhìn chung, gia đình ở thành thị có số người ít hơn gia đình nông thôn, giađình ở miền đồng bằng ít người hơn gia đình ở miền núi, gia đình trẻ có số người
ít hơn gia đình tuổi cao Trong thông điệp nhân năm quốc tế gia đình 1994, Liênhợp quốc đã nhấn mạnh rằng: Trên thực tế đặc điểm của các thể chế gia đình hiện
Trang 34nay là tính đa dạng của nó Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu, thể chế đó lại
có hình thái khác nhau và thực hiện các chức năng của nó một cách khác nhau Do
đó, không thể có một quan niệm duy nhất về gia đình và không thể đưa ra mộtđịnh nghĩa có thể áp dụng cho toàn cầu
2.1.1.2 Một số đặc điểm của gia đình Việt Nam hiện nay
Gia đình ở Việt Nam trải qua các giai đoạn phát triển tùy thuộc vào nềnvăn minh của loài người và ở mỗi giai đoạn khác nhau, gia đình có đặc trưngkhác nhau
Trong nền văn minh nông nghiệp, gia đình là đơn vị tổ chức sản xuất tự chủnhưng gia đình lại là giường cột của xã hội Ở giai đoạn này, hôn nhân nam nữ docha mẹ áp đặt, lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích gia đình, gia tộc Vai tròngười con trai rất được coi trọng, nhất là người con trai trưởng có quyền hành vàquyền lợi Gia đình sống nhiều thế hệ với chế độ đa thê Việc ly dị gặp nhiều khókhăn Quy mô gia đình giai đoạn này thường lớn hầu hết là những Gia đình tamđại đồng đường và tứ đại đồng đường
Trong nền văn minh công nghiệp, gia đình không còn là đơn vị sản xuất tựchủ mà gồm những người làm thuê, những người chủ xã hội, các nhà quản lý,kinh doanh, các viên chức làm công ăn lương Hôn nhân gia đình trở thành sự tự
do lựa chọn của nam nữ, không còn là sự áp đặt của cha mẹ, họ hàng Vì vậy, lợiích cá nhân, hạnh phúc cá nhân ngày càng được chú trọng Cơ cấu gia đình hai thế
hệ là phổ biến Quy mô gia đình nhỏ đi rất nhiều
Trong nền văn minh hậu công nghiệp, gánh nặng công việc gia đình đượcgiảm nhẹ, con người (đặc biệt là phụ nữ) được giải phóng bớt các khâu lao độngchân tay, mệt nhọc, năng suất thấp Họ sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, học tập,giải trí, vui chơi với gia đình
Có thể nói, gia đình Việt Nam trong quá trình phát triển đã, đang và sẽ chịu ảnhhưởng đồng thời của nền văn minh, của văn hóa phương Đông, văn hóa khu vựcĐông Nam Á cùng với nhiều tôn giáo vốn đã tồn tại lâu đời như Đạo phật, Thiênchúa giáo, đạo Hồi
Trang 35Gia đình ở Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với một loạt thử tháchlớn khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại Để tồn tại
và phát triển, mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng với những điều kiện mới, từngthành viên trong gia đình phải tự điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình Thực
tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với những trào lưu tiến bộ
về khoa học công nghệ có phần không tương xứng với sự phát triển văn hóa, xãhội đã làm đổ vỡ, mờ nhạt một số giá trị tinh thần, đạo đức ở nhiều nước trên thếgiới, trong đó có Việt Nam
Gia đình Việt Nam có các đặc trưng cơ bản: Gia đình phải sống chung mộtmái nhà; Trong một gia đình phải có giới tính (nam, nữ); Quan hệ trong gia đìnhphải là quan hệ ruột thịt, huyết thống nghĩa là có quan hệ tái sản xuất con người;Các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhau về đặc điểm tâm sinh lý; Giađình phải có ngân sách chung Do đó gia đình phải là một nhóm xã hội ít nhất có
từ 02 người trở lên
Gia đình Việt Nam truyền thống có những đặc trưng khác với gia đình củacác dân tộc khác trên thế giới Đó là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồntại ở địa bàn nông thôn Gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà cácthành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống Trong gia đình này
có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà - cha mẹ - con cái mà người taquen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường" Kiểu gia đình này khá phổ biến và tậptrung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ
Gia đình truyền thống thường biểu hiện các mặt sau đây:
- Gia đình không chỉ là đơn vị cuối cùng của xã hội mà còn là mẫu hình để
tổ chức xã hội và nhà nước
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta được nâng lên thành đạo hiếu đạo tổ tiên và gia đình cũng là nơi quan trọng nhất để duy trì đạo đức trung hiếu,được coi là giá trị nền tảng của xã hội truyền thống
Người đứng đầu gia đình (gia trưởng) chịu trách nhiệm trước về mọi hành
vi của những người trong nhà
Trang 36- Gia đình là đơn vị kiểm soát cá nhân; từng cá nhân trong một gia đình bịràng buộc và kiểm soát bằng luân lý, phong tục, lễ nghi và pháp luật.
- Về hôn nhân và quan hệ vợ chồng: Cha mẹ quyết định, con cái nghe theo;người chồng phải giữ nghĩa với vợ, người vợ phải thủ tiết với chồng
- Nước xét xử theo pháp luật thì nhà - gia đình thực hiện nhiệm vụ của nó,thực sự trở thành nơi sàng lọc và răn dạy các thành viên về đạo lý, quốc pháp
- Gia đình là một thiết chế gia trưởng Trong một gia đình cha ra cha, con racon, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng và vợ ra vợ Các mối quan hệ này đượcđiều chỉnh bằng luân lý tam cương, ngũ thường và nó được cụ thể hoá thành gia quy
Nền kinh tế tiểu nông là cơ sở phát sinh và tồn tại của loại hình gia đìnhtruyền thống Về mặt tâm lý, người Việt Nam luôn có xu hướng quần tụ con cáixung quanh mình Vì thế, các đại gia đình cùng sống dưới một mái nhà hoặc vàinhà cạnh nhau cũng là hình thức tổ chức gia đình phổ biến ở đô thị
Gia đình truyền thống có các ưu điểm: Có sự gắn bó cao về tình cảm theohuyết thống; Bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huytốt các gia phong, gia lễ, gia đạo; Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp
đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ
Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa vàphát huy
Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn cáctruyền thống tốt đẹp thì cũng duy trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗithời Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một
hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà - các cháu, giữa
mẹ chồng - nàng dâu… Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đìnhtruyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do quá mức của mỗi cá nhân
Trang 37Trái với đặc trưng của gia đình truyền thống, gia đình Việt Nam hiện nayphần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái
mà họ sinh ra Hầu hết các gia đình trí thức, viên chức nhà nước, công nhân côngnghiệp, gia đình quân đội, công an đều là gia đình hạt nhân Xu hướng phát triểngia đình hạt nhân ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm vàlợi thế của nó Trước hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọnnhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội Gia đìnhhạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thànhviên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cánhân Cá nhân tính được đề cao Trong xã hội hiện đại, mức độ độc lập cá nhânđược coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình Tính độc lập cánhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo ra phong cách sống,tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi người đều có bản sắc
Mô hình gia đình hạt nhân cũng có những điểm yếu sau đây:
- Quy mô trung bình của gia đình Việt Nam giảm từ 4,4 người/hộ (2006)xuống còn 3,7 người/hộ (2013)
- Tỉ lệ ly hôn, ly thân trong các gia đình hạt nhân ngày càng gia tăng
- Dưới sự tác động của của các yếu tố kinh tế, văn hóa trong nền kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế, không ít những giá trị truyền thống tốt đẹp trong giađình Việt Nam đang có xu hướng bị coi nhẹ; mức độ liên kết giữa các thành viêntrong gia đình cũng có nhiều thay đổi; các thành viên trong gia đình có sự bìnhđẳng và tôn trọng các phẩm chất cá nhân của nhau nhiều hơn
- Gia đình nhiều thế hệ về cơ bản đã được thay thế bằng mô hình gia đìnhhạt nhân – gia đình quy mô nhỏ, chỉ có vợ chồng (bố, mẹ) và con cái
Trong xã hội hiện đại, sự tác động của các yếu tố khách quan như nền kinh
tế thị trường, quá trình giao lưu hợp tác quốc tế, sự thâm nhập của những giá trịmới, cùng với việc bản thân giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam chưa cónhững cơ chế vững chắc để có thể tự bảo lưu, tiếp tục phát triển là những nguyênnhân dẫn đến sự biến đổi của gia đình truyền thống Sự bảo lưu phải vừa tích cực,
Trang 38giữ lại được những tinh hoa của giá trị gia đình truyền thống, vừa phải biết bổsung thêm những giá trị tích cực của thời đại mới
Tóm lại, đặc trưng của gia đình Việt Nam có quy luật phát triển mang tínhchất và đặc thù riêng với tư cách là một thể thống nhất, một tế bào hoàn chỉnh và
là một đơn vị cơ sở của một xã hội cụ thể
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về gia đình ở Việt Nam
2.1.2.1 Khái niệm pháp luật về gia đình
Trong khoa học Lý luận về nhà nước và pháp luật, khái niệm pháp luật cóthể được hiểu theo nghĩa rộng và hẹp tuỳ thuộc yêu cầu tiếp cận và giải quyếtcác vấn đề cụ thể của hệ thống pháp luật Theo nghĩa hẹp, pháp luật là tổng thểcác quy tắc xử sự, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảmthực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và phản ánh những nhu cầu xã hội kháchquan, điển hình, phổ biến để điều chỉnh các quan hệ trên các lĩnh vực của đờisống xã hội Như vậy, theo nghĩa hẹp, pháp luật chỉ bao gồm hệ thống quy phạmpháp luật thực định, nên còn gọi là pháp luật thực định Theo nghĩa rộng, phápluật là tổng thể các quy tắc xử sự và các nguyên tắc, định hướng, mục đích phápluật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện,thể hiện ý chí của nhà nước và phản ánh những nhu cầu xã hội khách quan, điểnhình, phổ biến để điều chỉnh các quan hệ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội Nghĩa là, khái niệm pháp luật hiểu theo nghĩa rộng bao gồm pháp luật thựcđịnh, hệ thống quy phạm pháp luật cụ thể, hiện hành và những vấn đề có tínhkhái quát, trừu tượng hơn, thể hiện bản chất của pháp luật và có tính định hướngcho cả tương lai tồn tại và phát triển của pháp luật: Nguyên tắc, định hướng, mụcđích
- Nguyên tắc pháp luật là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo choviệc xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật Nguyên tắc pháp luật khác vớicác quy phạm pháp luật cụ thể ở tính khái quát, không quy định cho một trườnghợp cụ thể mà tạo ra nền tảng, cơ sở và có tính định hướng xuyên suốt trong quátrình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật Ví dụ, nguyên tắc dân chủ,nguyên tắc vì con người, nguyên tắc bình đẳng, công bằng, nhân đạo, nhânvăn… tuy không được ghi nhận cụ thể dưới dạng một quy phạm pháp luật,
Trang 39nhưng nội dung của chúng được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau trong cácquy phạm pháp luật và luôn là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của hệ thống phápluật.
- Các định hướng pháp luật cũng là một bộ phận quan trọng của pháp luật,thể hiện các quan điểm chính sách của nhà nước về những vấn đề quan trọng chomột thời gian tương đối dài Ví dụ, định hướng: xây dựng gia đình thực sự là nơihình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người.Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnhphúc, văn minh Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu,
có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận,anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau
- Các mục đích của pháp luật là các quy định của pháp luật phải hợp lý và
có thể được áp dụng một cách hợp lý Bản chất của sự việc chỉ đưa ra đượcnhững giải pháp chung cho những trường hợp điển hình; các nguyên tắc và địnhhướng pháp luật đặt ra những “đường ray” và xác định hướng vận động cho “contàu pháp luật” Để pháp luật phát huy được vai trò thực sự của mình thì các mụcđích pháp luật phải được xác định và phải được kiểm nghiệm trong đời sốngpháp luật và đời sống xã hội Mục đích chung của pháp luật là bảo đảm sự antoàn, công lý và lợi ích Mục đích cụ thể của pháp luật thì hết sức đa dạng vàphức tạp vì suy cho cùng tất cả các hành vi của con người đều nhằm tới một mụctiêu nào đó và giá trị của nó sẽ phụ thuộc vào giá trị của các mục đích đề ra
Từ những phân tích trên, pháp luật về gia đình cần được hiểu theo nghĩarộng, bởi vì gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, các mối quan hệ về gia đìnhrất phong phú, sinh động nhưng cũng rất phức tạp, tinh tế và nhạy cảm, được điềuchỉnh không chỉ bằng pháp luật, mà còn bằng đạo đức và các quy phạm xã hộikhác Việc kết hợp pháp luật với đạo đức và các quy phạm xã hội khác có ý nghĩarất quan trọng và để thực hiện được điều đó thì những nguyên tắc, định hướng vàmục đích của pháp luật luôn đòi hỏi phải được nhận thức đầy đủ và vận dụng mộtcách sáng tạo và phù hợp
Pháp luật về gia đình là một lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, là một bộphận hợp thành của hệ thống pháp luật nói chung và đến lượt mình pháp luật về
Trang 40gia đình cũng là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận hợp thành để điều chỉnh cácquan hệ về gia đình
Xuất phát từ nhu cầu khách quan, Nhà nước ban hành các văn bản quyphạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực gia đình Cácquy phạm pháp luật về gia đình là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, làkhuôn mẫu, thước đo để các chủ thể thực hiện các hành vi trong quan hệ về giađình, đồng thời, các quy phạm pháp luật về gia đình cũng là tiêu chí để đánh giátính hợp pháp hay không hợp pháp của các hành vi con người trong lĩnh vực giađình
Các quy phạm pháp luật về gia đình thể chế hóa chủ trương, quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển gia đình Đại hội đại biểuĐảng toàn quốc lần thứ X (4/2006) đã đề ra định hướng phát triển gia đình ViệtNam trong giai đoạn mới: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của giađình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa - hiệnđại hóa Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấmcủa mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hìnhthành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóatruyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc” [54]
Định hướng về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam nêu trên hoàntoàn phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Bởi lẽbất cứ ai cũng là thành viên của một gia đình nhất định; mỗi gia đình và thànhviên gia đình đều mong muốn hướng tới một cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc Vì vậy, chủ trương, quan điểm của Đảng và ý chí, nguyện vọng của
nhân dân chính là cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực thi có hiệuquả pháp luật về gia đình
Các quy phạm pháp luật về gia đình được chứa đựng trong các văn bản quyphạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức,trình tự, thủ tục nhất định và được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống Các quyphạm pháp luật về gia đình được quy định chủ yếu trong Hiến pháp, Luật hônnhân và Gia đình (2014), Luật Bình đẳng giới (2007); Luật Phòng, chống bạo lực