1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chỉ định lâm sàng của các loại phim trong miệng

176 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Phim cánh cắn •Được sử dụng để thăm khám phần thân răng, mào xương ổ răng và mặt tiếp giáp giữa các răng ở vùng định chụp của cả hàm trên và hàm dưới trên cùng một phim.. Sử dụng khi khô

Trang 1

Câu 1: Trình bày chỉ định lâm sàng của các loại phim trong miệng

Đại cương

Chụp phim trong miệng là phương pháp đặt phim trong khoang miệng và chụp Phim trong miệng có thể xem được răng và tổ chức quanh răng một cách chi tiết mà các loại phim ngoài miệng không thể thay thế được Có 3 phương pháp chụp phim trong miệng, mỗi phương pháp khác nhau về thể loại phim, kỹ thuật và mục đích sử dụng, bao gồm, chụp phim sau huyệt ổ răng hay phim cận chóp, chụp phim cánh cắn, và chụp phim cắn.

Phim sau huyệt ổ răng:được sử dụng để khảo sát răng, dây chằng quanh răng và xương ổ răng Có 2 kỹ thuật cơ

bản để chụp phim sau huyệt ổ răng là kỹ thuật phân giác và kỹ thuật song song.

Chỉ định lâm sàng

1 Phát hiện các tổn thương vùng chóp răng

2 Đánh giá tình trạng tổ chức quanh răng

3 Sau khi bị sang chấn răng và xương ổ răng

4 Khảo sát các răng chưa mọc

5 Đánh giá hình thái chân răng trước nhổ

6 Trong quá trình điều trị tủy

7 Đánh giá trước và sau phẫu thuật vùng chóp

8 Đánh giá chi tiết nang chân răng và các tổn thương khác trong xương ổ răng.

9 Lượng giá sau cấy ghép răng.

Phim cánh cắn

Được sử dụng để thăm khám phần thân răng, mào xương ổ răng và mặt tiếp giáp giữa các răng ở vùng định chụp của cả hàm trên và hàm dưới trên cùng một phim

Phim này rất có giá trị cho việc thăm khám các lỗ sâu ở mặt tiếp giáp giữa các răng

Hơn 95% chỉ định chụp phim cánh cắn được thực hiện ở vùng răng sau

Phim cánh cắn thường được chụp kết hợp khi chụp phim sau huyệt ổ răng toàn bộ 2 hàm để kiểm tra tình trạng sâu răng, tiêu xương hoặc chụp theo chỉ định của bác sĩ.

Chỉ định lâm sàng

1 Phát hiện các lỗ sâu răng ở mặt tiếp giáp

2 Thăm khám buồng tủy

3 Kiểm tra mào xương ổ răng

4 Kiểm tra tình trạng cao răng

Phim cắnsố 4 là phim lớn nhất trong miệng

Giúp khảo sát nhanh chóng các vùng ở XHT cũng như XHD và sàn miệng

Phim có thể phát hiện được toàn bộ các tổn thương bệnh học (u, nang, viêm xương), gãy răng, chân răng, gãy xương, răng mọc ngầm hoặc răng thừa, sỏi tuyến nước bọt, đánh giá kích thước, hình thể lồi xương hàm dưới, theo dõi quá trình lành thương ở XHT sau phẫu thuật khe hở vòm miệng

Phim cắn có thể chụp riêng hoặc chụp kết hợp cùng với phim sau huyệt ổ răng hay phim cánh cắn

Phim cắn cũng có thể sử dụng để khám răng cho người mất răng toàn bộ hoặc những đứa trẻ sợ đặt phim cận chóp và giữ chặt trong miệng

Phim cắn có thể sử dụng để chụp vùng răng khôn nếu khó đặt phim cận chóp vào trong miệng do bệnh nhân bị sưng mặt và khó há ngậm miệng

Ngoài ra, phim cắn còn được dùng trong nhiều TH khác nữa

Có 2 kỹ thuật chụp phim cắn là kỹ thuật topographical và kĩ thuật cross-sectional.

o Chụp phim cắn theo kỹ thuật topographical sẽ thấy được hình ảnh rõ ràng hơn ở vùng mào xương ổ răng, vùng chóp răng

o Chụp theo kỹ thuật cross sectional thì có nhiều thông tin hơn về vị trí của các lồi xương và các răng mọc lệch ngầm

Chỉ định lâm sàng

1 Phát hiện các đường gãy xương, chân răng

2 Khảo sát các răng mọc ngầm

3 Khảo sát các khối u và nang

4 Tìm sỏi tuyến nước bọt

5 Sử dụng khi không chụp được phim sau huyệt ổ răng

Câu 2: Trình bày nguyên lý của kỹ thuật chụp phim toàn cảnh panorama, nêu các chỉ định lâm sàng và kể tên các lỗi kỹ thuật thường gặp phát hiện được trên phim toàn cảnh

Đại cương

Phim toàn cảnh (panorama) là loại phim cho thấy hình ảnh toàn bộ hai cung răng trên và dưới cùng những cấu trúc kế cận của xương hàm trên, xương hàm dưới bao gồm cả khớp thái dương hàm hai bên Phim toàn cảnh mang

Trang 2

lại cái nhìn tổng thể, tất cả các răng kể cả răng chưa mọc hay đã mọc cùng với xoang hàm đều có thể nhìn thấy trên cùng một phim, thuận lợi hơn một loạt các phim cận chóp chồng bóng liên tiếp lên nhau.

Nguyên lý

Dựa trên nguyên lý cắt lớp thường với chùm tia khe hẹp, trong đó:

o Thứ nhất: Chụp cắt lớp với các lớp cắt dày Nguyên tắc này cho phép thăm khám tốt các thành phần định vị trong bề dày lớp cắt, các thành phần định vị ngoài bề dày lớp cắt đều bị mờ đi.

o Thứ hai: Với chùm tia khe hẹp: cho phép thực hiện kỹ thuật cắt lớp với độ dày lớp cắt tốt nhất, giúp thấy rõ nét hình ảnh các thành phần định vị trong bề dày lớp cắt

Như vậy: bóng tia X (với chùm tia khe hẹp) và phim di chuyển ngược chiều nhau với tốc độ phù hợp một vòng xung quanh bệnh nhân trong mỗi lần chụp phim

Vùng không gian ba chiều hay lớp hình ảnh mà các cấu trúc nằm trong đó sẽ được ghi lại rõ nét nhất được gọi là máng tiêu điểm.

Phân loại kỹ thuật

Chụp phim toàn cảnh thực tế là thực hiện kỹ thuật cắt lớp thường trên một mặt cong Vì vậy thường chia cung hàm thành nhiều đoạn với các trục quay khác nhau Dựa vào số trung tâm quay, có 3 loại kỹ thuật chụp bao gồm:

o Loại 2 trung tâm quay: việc chụp cần phải chia ra làm 2 giai đoạn khi máy trượt từ trung tâm này sang trung tâm kia Kết quả trên phim có một vết ngắt quãng ở giữa phim

o Loại 3 trung tâm quay: mặc dù quá trình chụp có 3 giai đoạn nhưng chùm tia X chuyển từ trung tâm quay này sang trung tâm quay kia một cách nhẹ nhàng, ít có sự gián đoạn, hình ảnh tạo ra gần như liên tục

o Loại nhiều trung tâm quay:tia phát liên tục khi trung tâm quay di chuyển nên hình ảnh không bị ngắt quãng

Chỉ định lâm sàng

Đánh giá tổn thương sau chấn thương, tình trạng bệnh lý và khảo sát các răng khôn.

Phân tích hàm răng trong mối tương quan tổng thể.

Đánh giá các cấu trúc phát triển bất thường

Các lỗi kỹ thuật thường gặp

Các lỗi thường gặp khi chụp phim toàn cảnh cũng bao gồm các lỗi thông thường như khi chụp các phim khác Tuy nhiên, phim toàn cảnh có những đặc trưng riêng về hình ảnh nên cũng có một số lỗi riêng VD như do sử dụng một chùm tia hẹp ghi lại hình ảnh của một lớp cấu trúc cong nên chỉ những điểm nằm trên lớp đó mới có hình ảnh rõ nét, nếu đặt vị trí bệnh nhân sai hoặc các bộ phận của máy đặt sai thì hình ảnh sẽ bị biến dạng, cột sống chồng bóng lên vùng răng cửa.

Một số lỗi thường gặp

1 Bệnh nhân được đặt quá về phía trước – quá gần phim (cắn quá sâu) Kết quả là hình ảnh ở vùng răng cửa bị

mờ và thu nhỏ, đặc biệt là thu nhỏ về chiều ngang

2 Bệnh nhân được đặt quá về phía sau – quá gần nguồn tia (cắn quá nông) Kết quả là hình ảnh ở vùng răng cửa

bị mờ và phóng đại.

3 Đỉnh cằm đặt quá thấp hay mặt cúi quá Khi đó vùng răng cửa trên hoặc dưới nằm ngoài máng tiêu điểm nên hình ảnh sẽ bị mờ Khi răng hàm trên đặt đúng vào máng tiêu điểm thì răng hàm dưới lại bị mờ và phóng đại Ngược lại khi răng hàm dưới đặt đúng máng tiêu điểm thì răng hàm trên lại bị mờ và thu nhỏ Bờ nền XHD tạo nên hình chữ V.

4 Đỉnh cằm đặt quá cao hay mặt ngửa quá Khi đó nền mũi và vòm khẩu cái chồng bóng lên các cuống răng hàm trên Vùng răng cửa trên hoặc dưới nằm ngoài máng tiêu điểm nên hình ảnh sẽ bị mờ Khi các răng hàm dưới đặt đúng máng tiêu điểm thì răng hàm trên lại bị mờ và phóng đại Khi các răng hàm trên đặt đúng máng tiêu điểm thì răng hàm dưới lại bị mờ và thu nhỏ Bờ nền XHD nằm ngang.

5 Đầu bệnh nhân bị xoay Răng bên nào gần phim hơn thì hình ảnh sẽ bị thu nhỏ còn bên kia sẽ bị phóng đại.

6 Bệnh nhân không đặt đúng vị trí lưỡi lên vòm miệng tạo hình ảnh thấu quang hình lưỡi liềm nằm trên các cuống răng hàm trên và ngay dưới vòm miệng cứng 2 bên.

7 Bệnh nhân không bất động trong lúc chụp phim

8 Hình ảnh ma của dị vật: khuyên tai, vòng cổ

Một số lỗi khác xảy ra khi chụp hoặc khi lắp phim như: thao tác lắp phim sai, để lại mảnh giấy hoặc sợi vải trên màn tăng sáng, không đưa phim về vị trí xuất phát, áo chì ở cổ làm cản trở bóng phát tia và cassette phim quay, các hiện tượng artifact do dấu vân tay hoặc các vết tĩnh điện khác, vết dính hóa chất, sử dụng ánh sáng không an toàn, tia quá già hoặc quá non hay chụp 2 lần.

Câu 3: Trình bày kỹ thuật chụp phim cận chóp theo nguyên tắc phân giác và song song (vẽ hình minh họa): Nêu các chỉ định chính của chụp phim cận chóp

Trang 3

2 Đánh giá tình trạng tổ chức quanh răng

3 Sau khi bị sang chấn răng và xương ổ răng

4 Khảo sát các răng chưa mọc

5 Đánh giá hình thái chân răng trước nhổ

6 Trong quá trình điều trị tủy

7 Đánh giá trước và sau phẫu thuật vùng chóp

8 Đánh giá chi tiết nang chân răng và các tổn thương khác trong xương ổ răng.

9 Lượng giá sau cấy ghép răng.

Chụp phim cận chóp theo nguyên tắc song song (côn dài)

Nguyên tắc:

Phim được đặt gần như song song với trục dài của răng khi cấu trúc giải

phẫu trong miệng cho phép Tia trung tâm hướng vuông góc với cả răng và

phim

Các bước kỹ thuật

Chuẩn bị bệnh nhân:

o Cho bệnh nhân lên ghế ghụp

o Điều chỉnh cái tựa đầu ở tư thế thoải mái

o Mặc áo chì cho bệnh nhân

Chuẩn bị dụng cụ

o Bộ phận giữ phim

o Kích cỡ phim:

Người lớn: phim số 1 cho răng trước, phim số 2 cho răng sau

Trẻ em: phim số 0 Dùng như người lớn nếu miệng trẻ đủ rộng.

Đặt phim vào khe bộ phận giữ phim sao cho mặt hướng tia của phim hướng vào mặt trong răng Đặt dọc phim khi chụp răng trước, đặt ngang phim khi chụp răng sau.

Đưa phim và bộ phận giữ phim vào trong miệng:

o Răng cửa: Đặt phim giữa răng cửa giữa và răng cửa bên (hàm trên) hoặc chính đường giữa (hàm dưới) Phim lùi ra sau và cách xa răng.

o Răng nanh: Đặt phim giữa răng nanh

o Răng hàm nhỏ: trung tâm phim ở răng số 5

o Răng hàm lớn: trung tâm phim ở giữa răng số 7

Dùng bông cuộn giữa khối cắn với răng đối diện, giúp bệnh nhân thoải mái hơn

Trượt vòng định vị vào cách bề mặt da khoảng 12mm, đặt côn định vị thẳng hàng với que chỉ cả về mặt phẳng đứng và mặt phẳng ngang

Tiến hành chụp phim

Ưu điểm

1 Hình ảnh chính xác và ít bị phóng đại

2 Bóng xương gò má nằm vượt trên các cuống răng hàm lớn trên

3 Hình ảnh xương nha chu thấy rõ ràng

4 Hình ảnh mô quanh chóp chính xác không bị ngắn lại hay dài ra

5 Hình ảnh thân răng rõ, dễ thấy các lỗ sâu răng vùng tiếp giáp

6 Góc đứng và góc ngang tự động được thiết lập khi đặt đúng dụng cụ định vị

7 Dễ xác định vị trí các chùm tia trung tâm, không bị cắt bóng

8 Phim chụp các lần khác nhau có hình ảnh rất giống nhau

9 Vị trí đầu không cần điển hình, rất có ích với bệnh nhân không hợp tác.

Nhược điểm

1 Việc đặt phim có thể gây khó chịu cho bệnh nhân

2 Sử dụng bộ phận giữ phim có thể khó với người chưa có kinh nghiệm

3 Vòm miệng nông có thể làm cho kỹ thuật không thực hiện được

4 Hình ảnh vùng chóp răng đôi khi xuất hiện sát rìa phim

5 Đặt bộ phận giữ phim ở vùng răng khôn hàm dưới rất khó khăn

Chụp phim cận chóp theo nguyên tắc phân giác (côn ngắn)

Nguyên tắc:chùm tia vuông góc với đường phân giác của góc giữa trục răng và

Trang 4

Trẻ em: phim số 0 Dùng phim số 2 nếu miệng trẻ đủ rộng.

Cầm phim bằng ngón trỏ và ngón cái, đưa vào miệng bệnh nhân Đặt dọc phim khi chụp răng trước, đặt ngang phim khi chụp răng sau.

Hướng dẫn bệnh nhân giữ phim bằng ngón cái khi chụp răng hàm trên hoặc ngón trỏ khi chụp răng hàm dưới Kê bông cuộn giữa răng và phim để tránh cong phim.

Đặt góc ngang của tia trung tâm vuông góc với phim

Đặt góc đứng vuông góc với đường phân giác

Điều chỉnh tâm côn định vị Miệng côn định vị chạm vào da

Tiến hành chụp phim.

Ưu điểm

1 Đặt phim ở tất cả các vùng trong miệng bệnh nhân đều dễ chịu

2 Đặt phim đơn giản và nhanh chóng

3 Nếu đặt góc đứng và góc ngang đúng thì hình ảnh vẫn có kích thước chính xác với răng thật

Nhược điểm

1 Hình ảnh bị biến dạng

2 Góc đứng không đúng làm hình ảnh ngắn lại hoặc dài ra

3 Xương nha chu không thấy rõ ràng

4 Bóng của xương gò má chồng lên vùng cuống răng hàm lớn trên

5 Góc đứng và góc ngang khác nhau tùy bệnh nhân, đòi hỏi phải có kinh nghiệm

6 Không thể tạo nhắc lại một phim khác chính xác như phim ban đầu

7 Khó xác định vị trí chùm tia trung tâm, dễ bị cắt bóng

8 Góc ngang không đúng gây chồng bóng thân răng hoặc chân răng

9 Phần thân răng bị biến dạng khó phát hiện các lỗ sâu răng mới chớm

10 Các chân ngoài của răng hàm nhỏ và răng hàm lớn trên hay bị ngắn lại

Câu 4: Trình bày cấu tạo giải phẫu khớp thái dương hàm

Đại cương

Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của khối sọ mặt,khớp giữa lồi cầu xương hàm dưới với nền sọ, thuộc loại khớp lưỡng lồi cầu Khác biệt so với khớp khác:

Mặt khớp không được phủ sụn trong mà được phủ một lớp mô sợi không có mạch máu

Chuyển động của khớp bị ảnh hưởng bởi khớp cắn.

Diện khớp xương thái dương

Lồi cầu thái dương: còn gọi là rễ ngang của mỏm cung tiếp, là 1 gờ ngang lồi từ trước ra sau và hơi lõm từ ngoài vào trong Đầu trong của nó là lồi củ cung tiếp trước, trên đó có dây chằng thái dương hàm bám vào.

Hõm chảo: là một hõm sâu hình thuôn, ở ngay sau lồi cầu thái dương Trục lớn song song với trục lớn của lồi cầu thái dương Hõm được chia thành 2 phần bởi rãnh glaser: phần trước là diện khớp, phần sau không thuộc diện khớp, hoà vào thành trước ống tai ngoài.

Mặt khớp xương hàm dưới (lồi cầu)

Là 2 gờ hình thuôn, chạy dài theo hướng ngoài trong và hơi ra sau Trục lớn của nó thẳng góc với mặt phẳng cành lên XHD Nó là phần trên sau của cành lên.

Mỗi lồi cầu có 1 sườn sau và 2 sườn trước 2 sườn trước tạo thành 1 góc 2 cạnh, tương ứng với góc 2 cạnh của sườn khớp trước của hõm chảo.

Sườn trước tham gia vào các chuyển động đưa hàm ra trước, lùi sau, sang bên.

Sườn sau tham gia chuyển động khép miệng và chuyển động xoay Tất cả các sườn khớp đều được phủ sụn xơ.

Đĩa sụn chêm

Là 1 đĩa hình bầu dục, lõm 2 mặt trên và dưới để phù hợp với các diện khớp, gờ trước đĩa sụn dày 2-3mm,

gờ sau dày 4-5mm Phần giữa thường dày <1mm, có khi dày >1mm Phần này có thể bị thủng ở người mất răng toàn bộ lâu ngày, chiều cao khớp cắn giảm nhiều.

Đĩa sụn chêm là 1 mô xơ sụn, không có mạch máu ở phần giữa, phần này chịu lực nén.

Được gắn chặt vào XHD bởi kết nối xơ ở các phần bên của nó Kết nối này hoà lẫn với bao khớp.

Nó bám vào sọ và XHD bởi các bó sợi bao khớp Các bó này là các phanh của đĩa sụn, trong đó phanh khoẻ nhất là phanh sọ sau (dải chặn Farabeuf)

Cơ chân bướm ngoài bám vào phần trước đĩa sụn bằng những bó sợi, cho phép đĩa sụn đi theo lồi cầu XHD

và chụp lên lồi cầu trong chuyển động xuống dưới và ra trước Nó còn giữ vai trò phanh trước khi đĩa sụn trở lại hõm khớp.

Bao khớp

Là một bao xơ lỏng và chắc, dày 2-3mm, có hình nón cụt, đáy lớn bám vào xương thái dương và đáy nhỏ bao quanh lồi cầu XHD, bám ở trước vào chu vi diện khớp và ở sau vào nửa chiều cao của bờ sau cành lên XHD.

Trang 5

Bao khớp cũng bám vào toàn bộ xung quanh đĩa sụn Nó được tăng cường ở phần sau bởi dây chằng sau sụn đĩa Sappey Khi lồi cầu ở tư thế trung tâm, bao khớp phía sau có những nếp gấp dày, ngăn cách và bảo vệ xương màng nhĩ.

Dây chằng phụ: là các dải sợi đơn và không giữ vai trò nào trong cơ chế của khớp Chúng hạn chế tất cả hoạt động của cơ trong các chuyển động thái quá của XHD Gồm dây chằng bướm - hàm, dây chằng trâm - hàm và dây chằng chân bướm - hàm.

Bao hoạt dịch dưới đĩa sụn chêm: bám ở trên vào xung quanh đĩa sụn và ở dưới vào cổ lồi cầu.

Câu 5: Trình bày mô học mặt khớp thái dương hàm

Nằm sát bề mặt khoang khớp được gọi là vùng chức năng

Không giống như các khớp hoạt dịch khác, vùng khớp chức năng của khớp thái dương hàm được cấu tạo bởi lớp

mô liên kết sợi đặc thay vì sụn hyaline.

Các sợi collagen được sắp xếp thành bó theo hướng song song với bề mặt khớp và được bó chặt để có thể chịu lực nén

Đây là ưu điểm của mô liên kết sợi của vùng khớp so với các khớp hoạt dịch có sụn hyaline.

Vùng tăng sinhchứa chủ yếu là các TB trung mô không biệt hóa Các TB này có vai trò tăng sinh sụn khớp để đáp ứng với các nhu cầu chức năng chịu lực.

Vùng sụn sợigồm các sợi collagen xếp thành bó bắt chéo hoặc hướng tâm Một số bó sợi xếp theo các hướng ngẫu nhiên tạo thành 1 mạng lưới 3 chiều giúp khớp thái dương hàm chịu lực nén và lực từ phía bên.

Các protein này rất ưa nước và quấn vào mạng lưới collagen làm chất đệm nở ra và sức căng của các sợi collagen

sẽ chống lại áp lực căng của phân tử proteoglycan Nhờ cơ chế này dịch kẽ tham gia chịu lực cho khớp

Áp lực ngoại khớp sinh ra khi khớp chịu lực luôn cân bằng với áp lực trong sụn khớp Khi lực tác động lên khớp tăng lên, dịch mô lưu chuyển ra ngoài cho tới khi đạt được cân bằng mới, ngược lại khi lực giảm, dịch sẽ được hấp thu để đạt được cân bằng áp lực

Sụn khớp được nuôi dưỡng chủ yếu nhờ cơ chế khuếch tán hoạt dịch, phụ thuộc vào hoạt động bơm hoạt dịch trong quá trình khớp thực hiện các chức năng bình thường

Cơ chế bơm hoạt dịch này là cơ sở cho cơ chế bôi trơn tiết dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sụn khớp.

Câu 6: Hãy trình bày chức năng nhai trong hệ thống nhai

Trang 6

Kiểu nhai ở người là kiểu nhai hỗn hợp.

Các giai đoạn trong quá trình nhai: bao gồm cắn/cắt, nhai/nghiền và nuốt

Cắt thức ăn

Thức ăn được cắn/cắt thành từng miếng phù hợp để chuẩn bị nhai/nghiền

Hàm dưới ra trước hoặc trước bên (khi thức ăn dai, cứng) các răng ở tư thế đối đầu.

Răng trước có vai trò nhận biết tính chất vật lý của thức ăn, thực hiện động tác cắt mà răng sau không chạm nhau.

Các cơ quan hoạt động cân đối trong khi cắt, chủ yếu diễn ra trong mặt phẳng dọc giữa Các cơ cắn sâu, cơ thái dương sau, cơ nâng hàm và cơ lùi hàm co cân đối Bó trên cơ chân bướm ngoài, toàn bộ cơ nâng hàm cùng co.

Nhai/nghiền

Sau khi cắt, miếng thức ăn nằm trên lưỡi và được đưa về sau để làm dập, sau đó tiếp tục được nghiền nhỏ

và trộn với nước bọt để có độ đặc thích hợp.

Nhai diễn ra trong khoang kín, 2 môi chạm nhau, màn hầu đóng vào lưng lưỡi.

Bản nhai của các răng sau và hoạt động của hàm dưới giúp nghiền thức ăn hiệu quả Các răng sau có cánh tay đòn ngắn nên lực nhai lớn, từ 50-150kg.

Các răng trước có lực cắn bằng 1/3 răng hàm do diện tích nha chu nhỏ hơn.

Hoạt động nhai lặp đi lặp lại, mỗi chu kỳ gồm 3 giai đoạn há, ngậm và ăn khớp

Giai đoạn nghiền bao gồm 2 pha:

Pha chuẩn bị: là pha chuẩn bị mở miệng và ngậm miệng, cơ co đẳng trương.

o Há miệng theo hướng trước trong, bắt đầu bởi sự co bó dưới cơ chân bướm ngoài bên làm việc, đối bên, rồi bụng trước cơ nhị thân.

o Ngậm miệng: bắt đầu bởi hoạt động tăng dần của cơ chân bướm trong đối bên làm cho hàm dưới nâng lên từ bên làm việc Kết thúc giai đoạn ngậm miệng, các cơ nâng hàm bên làm việc đều đi vào hoạt động, gồm cả bó trên cơ chân bướm ngoài Hoạt động của bó trên hoàn toàn tách rời với bó dưới (hạ hàm)

Pha răng-răng: cơ co kiểu đẳng cự, gồm 2 pha nhỏ:

o Đầu chu kỳ: Sự co bó sau cơ thái dương, cơ cắn sâu và bụng sau cơ nhị thân đưa các răng hàm dưới sang bên và lùi sau so với hàm trên Sự nới lỏng cơ nhị thân kết hợp với tăng hoạt động cơ nâng hàm bắt đầu quá trình nghiền hướng tâm Trước khi đạt đến khớp cắn lồng múi tối đa, có sự thả lỏng các cơ trong thời gian rất ngắn.

o Cuối chu kỳ: nghiền thức ăn xảy ra giữa các sườn trong của các múi chịu Hàm dưới chuyển động hướng tâm đi xuống, ra trước theo hướng răng nanh đối bên (xoay lồi cầu đối bên) Đó là lúc lực nghiền lớn nhất, cơ chân bướm trong, cơ cắn nông và bó trước cơ thái dương co mạnh nhất Bó trên cơ chân bướm ngoài kiểm soát đĩa đệm, bó dưới kiểm soát chuyển động trước-ngoài của XHD Ở bên không làm việc, bó trước cơ thái dương và cơ cắn đưa XHD ra trước, tạo thuận lợi cho hướng dẫn răng nanh đối bên.

Hình dạng chu trình nhai

Thay đổi theo từng cá thể, thậm chí trên cùng 1 cá thể

Trong mặt phẳng trán, đường nhai qua điểm giữa răng cửa có hình elip Hàm dưới hạ thấp xuống dưới, uốn cong sang bên nhẹ, thường là bên không làm việc, rồi quay lại bên làm việc.

Nhìn từ phía trước, đường nhai qua điểm giữa răng cửa có hình giọt nước Độ mở khi nhai thường dưới 20

mm, hàm dưới đưa ra trước 3-6 mm, theo hướng ngang vài mm đến 1cm

Mỗi chu kỳ nhai kéo dài 0,59-1,2 giây, khoảng nghỉ 0,1-0,2 giây, thời gian tiếp xúc răng 0,2 giây, khoảng trượt giữa các răng thường dưới 1mm Tốc độ mở hàm > đóng hàm.

Các tiếp xúc nhai diễn ra đều đặn ở bên làm việc (trừ vài cú nhai đầu tiên) Sự lồng múi ở bên làm việc được hướng dẫn bởi ngoại phần múi chịu răng dưới và nội phần múi hướng dẫn răng trên

Bên không làm việc thường ít có điểm tiếp xúc.

Lực nhai

Trong quá trình nhai có sự dịch chuyển nhẹ của răng trong ổ răng, làm giảm chấn động cho răng Giai đoạn đầu dịch chuyển nhanh khi lực nhỏ sau đó dịch chuyển chậm khi lực tăng lên, tới mức đủ để gây đau, sự dịch chuyển ngừng lại Lực kết thúc giai đoạn đầu từ 50-100g (ngang) và 300-600g (đứng)

Lực cắn nói trên khác với lực nhai cần thiết Lực nhai cần thiết thay đổi theo tính chất của thức ăn, giới, tuổi, thường 7-15kg với đa số thức ăn.

Vai trò của hệ thống môi má lưỡi:

Lưỡi và các cơ bám da ở môi má gom thức ăn và đặt trở lại bản nhai

Lưỡi quét lên các mặt của răng, tới được ngách tiền đình và vùng hậu hàm, tạo khả năng tự làm sạch.

Thói quen nhai

Nhai xen kẽ 2 bên là tốt nhất cho hiệu ứng thư giãn với toàn bộ cấu trúc nâng đỡ răng và sự ổn định khớp cắn.

Người cổ và đa số người hiện đại nhai tuần tự 2 bên.

Trang 7

Thói quen nhai 1 bên thường do cản trở cắn khớp, bệnh lý răng và nha chu, mất răng, rối loạn khớp thái dương hàm (thường nhai bên bị đau do áp lực lồi cầu bên làm việc nhỏ hơn) Có thể thấy các dấu hiệu:

o Bên nhai: XHD ngắn hơn, thân xương cao hơn, lồi cầu lớn hơn và dốc lồi cầu lớn hơn Lệch đường giữa XHT sang bên đối diện Khớp cắn loại II.

o Bên đối diện: XHD dài hơn, lồi cầu dài hơn, dốc lồi cầu thấp hơn, k cắn loại I.

o Mặt phẳng cắn nghiêng từ trên xuống dưới sang bên đối diện

o Nhai 1 bên có thể gây ra / làm nặng bệnh lý nha chu, khớp thái dương hàm.

Động tác nhai ở trẻ em: khác với người lớn

Ở người lớn: hàm dưới há thẳng xuống, sau đó mới đưa sang bên và đóng lại

Ở trẻ em: hàm dưới đưa sang bên sớm trong giai đoạn há miệng

Câu 7: Hãy trình bày cấu tạo và cách sử dụng càng nhai Quick Master serie M loại B2Đại cương

Càng nhai là một loại dụng cụ cơ học dùng để gắn các mẫu hàm của bệnh nhân giúp cho quá trình chẩn đoán và phục hồi có thể được tiến hành ở ngoài miệng bệnh nhân Các càng nhai được chia thành 2 loại chính, càng nhai bán thích ứng và càng nhai thích ứng hoàn toàn.

Càng nhai Quick Master serie M loại B2 là càng nhai bán thích ứng loại Arcon (có lồi cầu gắn vào cành dưới).

Cấu tạo:

Cũng gồm cành trên, cành dưới, các đĩa gắn mẫu, cây đỡ nĩa và cọc răng cửa tương tự như các càng nhai khác.

Mâm răng cửa phẳng có hình tròn không có các cánh.

Bộ phận điều chỉnh độ dốc lồi cầu nằm ở cành trên và có thể điều chỉnh góc từ 0⁰ đến 70⁰.

Hộp lồi cầu cũng được gắn với cành trên.

Các góc chuyển động bên của lồi cầu (góc Bennett) được làm sẵn với các góc 0⁰, 10⁰, 15⁰, 20⁰ có thể lắp vào hoặc tháo ra khỏi hộp lồi cầu Có 2 ốc hãm trung tâm ở 2 bên.

Cung mặt kèm theo loại càng nhai này thuộc loại có các điểm mốc trên mặt là 2 lỗ ống tai ngoài và điểm mũi Vì vậy việc cố định cung mặt dễ dàng hơn so với càng nhai Hanau.

Cách sử dụng

1 Chuẩn bị nĩa cắn: làm mềm lá sáp nền rồi cuộn tròn và áp sát vào xung quanh cả 2 mặt nĩa cắn Có thể dùng chất nhiệt dẻo màu đỏ thay cho sáp.

2 Đặt nĩa cắn vào miệng bệnh nhân

3 Lắp cung mặt vào nĩa và gắn 2 mũ tai vào lỗ ống tai ngoài bệnh nhân.

4 Gắn que định vị điểm mũi vào cung mặt và cố định tại điểm mũi Như vậy cung mặt đã được định vị với 3 điểm mốc

5 Vặn chặt các ốc cố định nĩa cắn với cung mặt

6 Nới lỏng ốc ở que định vị điểm mũi và tháo que này ra

7 Nới lỏng 2 ốc ở cung mặt để mở rộng cung mặt và tháo cung mặt có kèm theo nĩa cắn ra khỏi bệnh nhân.

8 Các góc của lồi cầu được đặt ở 0⁰, cố định 2 ốc hãm trung tâm Càng nhai được tháo cọc hướng dẫn răng cửa và lắp cây nâng đỡ nĩa cắn vào cành dưới.

9 Gắn cung mặt cùng nĩa cắn vào càng nhai Mở cành trên càng nhai và điều chỉnh cây nâng nĩa cắn sao cho cành ngang của cây này sát mặt dưới nĩa cắn.

10.Đặt mẫu hàm trên khớp với các dấu sáp in trên nĩa cắn.

11.Trộn thạch cao, đổ 1 ít thạch cao lên đế mẫu và lên đĩa gắn mẫu ở cành trên càng nhai Gấp cành trên càng nhai lại đến khi cành này chạm vào thanh ngang của cung mặt Như vậy, mẫu hàm trên đã được gắn vào cành trên càng nhai Tháo cung mặt cùng nĩa cắn ra khỏi càng nhai.

12.Tháo cây nâng đỡ nĩa cắn ra và lắp đĩa gắn mẫu vào cành dưới càng nhai Lắp cọc răng cửa vào và nâng cao cọc này từ 1-3mm tùy theo độ dày của dấu ghi tương quan trung tâm.

13.Lật ngược càng nhai để cành trên xuống dưới, mẫu hàm trên ngửa lên trên Đặt khớp dấu ghi tương quan trung tâm lên mẫu hàm trên rồi đặt khớp tiếp mẫu hàm dưới lên dấu ghi tương quan Cố định 2 mẫu.

14.Trộn thạch cao, đổ 1 ít thạch cao lên đế mẫu hàm dưới và lên đĩa gắn mẫu ở cành dưới càng nhai Gấp cành dưới càng nhai lại đến khi mâm răng cửa chạm vào cọc răng cửa Như vậy mẫu hàm dưới đã được gắn vào cành dưới càng nhai.

15.Lật càng nhai trở lại, bỏ dấu ghi tương quan trung tâm ra Hạ thấp cọc răng cửa về vị trí cũ Tháo bỏ cố định 2 hàm Lúc này 2 mẫu hàm đã được gắn vào càng nhai và có thể tiến hành nghiên cứu khớp cắn.

Câu 8: Hãy trình bày tương quan trung tâm và khớp cắn trung tâm

Đại cương

Tương quan trung tâm và khớp cắn trung tâm là hai khái niệm quan trọng trong khớp cắn học.

Tương quan trung tâm

Trang 8

Khái niệm:là một tương quan hàm-sọ (giữa lồi cầu XHD và hõm khớp của xương thái dương qua trung gian đĩa khớp), không phụ thuộc vào răng, đạt được khi lồi cầu ở vị trí cao nhất trong ổ khớp, trung tâm của ổ chảo Lúc này hàm dưới cân xứng qua đường giữa, không có hoặc có rất ít sự tiếp xúc của các răng, không có sức ép của cơ-khớp Đặc điểm

Tương quan tâm là tư thế chức năng sau nhất của hàm dưới, từ đây hàm dưới có thể thực hiện được các chuyển động ra trước và sang bên và là vị trí tham chiếu giúp xác định tương quan của 2 hàm theo chiều ngang.

Tương quan tâm là vị trí tham chiếu quan trọng nhất, cốt yếu nhất trong phân tích và phục hồi chức năng của hệ thống nhai do:

o Có thể lặp lại được trên bệnh nhân: từ vị trí này ta có thể lập lại các chuyển động của XHD Khi lồi cầu ở tương quan trung tâm, hàm dưới được hướng dẫn để thực hiện vận động bản lề (há, ngậm miệng): điểm răng cửa ở vị trí B trên sơ đồ Posselt (biên độ há miệng 20mm).

o Ghi nhận được bằng cung mặt

o Tái lập được để chuyển sang giá khớp

Sự thay đổi của tương quan trung tâm phụ thuộc vào tình trạng TK và tâm thần của bệnh nhân cũng như trương lực cơ và tình trạng khớp cắn.

Khớp cắn trung tâm

Định nghĩa: Là khớp cắn có vị trí tiếp xúc giữa các răng của 2 hàm nhiều nhất, 2 hàm ở vị trí đóng khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định cơ học cao nhất Khớp cắn trung tâm không phụ thuộc vào vị trí của lồi cầu mà phụ thuộc vào tương quan răng-răng.

Khi 2 cung răng ở vị trí khớp cắn trung tâm, có những quan hệ các răng theo 3 hướng: trước-sau, ngang, đứng

Trước-sau (gần-xa)

Núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở giữa 2 núm ngoài gần và giữa của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới

Sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng nanh dưới

Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc với rìa cắn răng cửa dưới hoặc ở phía trước 1-2mm

Ngang

Cung răng trên trùm ngoài cung răng dưới, sao cho núm ngoài răng trên trùm ra ngoài núm ngoài răng dưới

Đỉnh núm ngoài răng số 6 dưới tiếp xúc với rãnh giữa 2 núm của răng hàm nhỏ và răng hàm lớn trên

Hai phanh môi trên và dưới tạo nên 1 đường thằng và ở giữa mặt trước của khớp cắn

Đứng

Răng trên tiếp xúc với răng dưới vừa khít ở vùng răng hàm nhỏ và lớn

Rìa cắn răng cửa trên vừa chạm rìa cắn răng cửa dưới hoặc chùm sâu 1-2mm

Trong những điều kiện này, mỗi răng của 1 cung răng sẽ tiếp xúc với mặt nhai của 2 răng đối diện trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng số 8 hàm trên Đó là yếu tố cho sự ổn định các răng của 2 hàm.

Đặc điểm

Sự tiếp xúc giữa các răng đối diện

Sự tiếp xúc giữa các răng phải đảm bảo cho lực nhai truyền theo trục răng và đảm bảo sự ổn định của khớp cắn.

Ở vùng răng hàm: có 2 kiểu tiếp xúc chính

o Núm-mặt phẳng là sự tiếp xúc giữa các núm chịu với hố trung tâm hoặc mặt phẳng của gờ bên các răng đối diện.

o Tiếp xúc 3 điểm: trên cung răng tự nhiên, sự tiếp xúc giữa các răng có núm (hàm nhỏ và hàm lớn) là sự tiếp xúc cắn ổn định theo 3 vị trí, trong đó các núm chịu thường là các núm trong hàm trên và các núm ngoài hàm dưới.

Ở vùng răng cửa: tiếp xúc rìa cắn răng cửa dưới với mặt trong răng cửa trên

Các kiểu tiếp xúc

Tiếp xúc núm – hố

o Hàm trên:

Các núm trong răng hàm nhỏ hàm trên tựa trên hố xa răng hàm nhỏ hàm dưới.

Các núm gần trong răng hàm lớn hàm trên tựa trên hố trung tâm của răng hàm lớn hàm dưới

Các núm xa trong của răng hàm lớn hàm trên tựa trên hố xa của răng hàm lớn hàm dưới.

o Hàm dưới:

Các núm ngoài răng hàm nhỏ hàm dưới tựa trên hố gần của răng hàm nhỏ hàm trên

Các núm gần ngoài của răng hàm lớn hàm dưới tựa trên hố gần của răng hàm lớn hàm trên

Các núm xa ngoài của răng hàm lớn hàm dưới tựa trên hố trung tâm răng hàm lớn hàm trên.

Tiếp xúc núm-rãnh

o Là tiếp xúc cắn thường gặp trên cung răng tự nhiên

o Là sự tiếp xúc một răng lên 2 răng đối diện

o Hàm trên: các núm trong răng hàm trên tiếp xúc với rãnh trung tâm của mặt nhai các răng dưới đối diện trừ núm xa trong tiếp xúc với rãnh giữa 2 răng đối diện

Trang 9

o Hàm dưới: các núm ngoài răng hàm dưới tiếp xúc với rãnh trung tâm của mặt nhai các răng đối diện trừ núm gần ngoài tiếp xúc với rãnh giữa 2 răng đối diện.

Ưu điểm của tiếp xúc núm-hố, núm-rãnh

o Đảm bảo cho lực nhai được truyền theo trục răng, gần hố trung tâm của các răng hàm.

o Loại trừ được tác động của lực nhai lên các khe giữa 2 răng, tránh sự di chuyển của 2 răng liền kề về 2 phía khi

ăn nhai, tránh đẩy thức ăn vào kẽ răng.

o Giảm sự mòn răng và di chuyển răng do tiếp xúc ổn định.

Các điểm chạm ở khớp cắn trung tâm

Ở cung răng lý tưởng, các điểm chạm được phân bố đồng đều giữa các răng trên 2 cung hàm, trong đó số lượng điểm tiếp xúc của các múi chịu là các yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định của khớp cắn Điểm tiếp xúc của các múi chịu thường có vị trí ổn định trên các hố, rãnh hoặc các gờ bên của răng đối diện.

Câu 9: Hãy trình bày nụ biểu bì răng sữa và răng vĩnh viễn

Đại cương

Hình thành mầm răng là một quá trình liên tục, căn cứ vào các diễn biến hình thái, người ta phân chia thành các giai đoạn: nụ, mũ và chuông.

Đặc trưng của giai đoạn nụ (còn gọi là giai đoạn tăng sinh) là có một đám TB biểu mô hình cầu phát triển từ các

TB biểu mô của lá răng hình thành nên “cơ quan men hình nụ”

Sự hình thành các nụ biểu bì răng sữa

Lá răng phát triển xuống dưới, vào trong

Vào giai đoạn phôi 16-25mm (phôi tuần thứ 6-8), ở gần bờ tự do của lá răng xuất hiện 10 nụ biểu bì của mầm răng sữa cách đều nhau phát triển về phía ngách lợi Các nụ biểu bì phát triển rất nhanh và có xu hướng tách khỏi

lá răng

Thời gian xuất hiện và quá trình tiến triển có khác nhau theo từng loại răng và hàm trên hay hàm dưới.

Nhìn chung, nụ mầm răng hàm dưới xuất hiện sớm hơn nụ mầm răng hàm trên một chút, đặc biệt là nhóm răng cửa Nụ mầm răng cửa dưới xuất hiện lúc phôi 17mm (tuần thứ 7) sớm hơn nụ mầm răng cửa trên (phôi 24mm hay tuần thứ 8) Sự tiến triển của nụ mầm răng nanh hàm dưới gần như song song ở cả 2 lá răng Nụ của răng hàm sữa thứ nhất xuất hiện lúc phôi 25-30mm (tuần thứ 8-9) còn nụ của răng hàm sữa thứ 2 thì vào lúc phôi 45- 50mm (tuần thứ 10-11)

Mỗi một mầm răng trong khi phát triển, hình thể của nó có thay đổi đôi chút, chúng đều có xu hướng tách rời khỏi

lá răng về phía ngách lợi, dây biểu bì nối giữa lá răng và nụ biểu bì bị kéo dài ra rồi bị đứt Bản thân lá răng cũng

bị kéo căng lên và mỏng đi Ở một vài chỗ trong lá răng, TB ngừng phát triển, tiêu đi làm cho lá răng có những chỗ khuyết như bị rách.

Sự hình thành các nụ biểu bì răng vĩnh viễn

Ngay khi lá răng bắt đầu thoái hóa, đồng thời ở một số chỗ khác của lá răng thấy hiện tượng những bè biểu bì phát triển về phía lưỡi hình thành nên lá răng thay thế Lá răng này xuất hiện khi phôi 8-9cm(tháng thứ 3-4) dưới hình thái một diềm biểu bì lồi lõm không đều giống như diềm ăng ten lượn sóng Lá răng thứ phát này không phải

là một lá biểu bì liên tục như lá răng tiên phát, mà là một loạt các dải biểu bì như hình lưỡi nối với nhau bởi những vùng kém phát triển.

Vào tháng thứ 4 của phôi, ở đầu các dải biểu bì đó sinh ra các nụ biểu bì của mầm răng nanh và răng cửa vĩnh viễn Nụ biểu bì của mầm răng thay thay thế răng hàm sữa thứ nhất được hình thành sau khi đẻ, nụ biểu bì của mầm thay thế răng hàm sữa thứ 2 được hình thành khi trẻ được khoảng 8 tháng.

Vị trí của mầm răng vĩnh viễn lúc đầu ở phía lưỡi/vòm miệng so với mầm răng sữa, sau đó di chuyển và nằm ngay dưới răng sữa Đối với mầm răng hàm nhỏ vĩnh viễn thì cuối cùng sẽ nằm ở giữa các chân răng sữa về phía ngách lợi.

Sự hình thành các nụ biểu bì răng hàm lớn vĩnh viễn.

Khác với nụ biểu bì của các răng vĩnh viễn khác, nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn không phát sinh từ trực tiếp từ lá răng mà hình thành từ đoạn phát triển kéo dài về phía xa của nó.

Từ bờ tự do của các đầu xa của lá răng xuất hiện 1 dây biểu bì phát triển về phía xa và đây sẽ là đoạn hình thành các nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn.

Vào lúc phôi 9cm (tháng thứ 3-4), nụ biểu bì mầm răng 6 xuất hiện ngay cạnh mặt xa của mầm răng hàm sữa thứ

2 Sau đó dây biểu bì tiếp tục phát triển về phía xa và hình thành nụ biểu bì của mầm răng 7 lúc trẻ được 9 tháng,

nụ biểu bì của mầm răng 8 lúc trẻ 4 tuổi

Mỗi nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn đều lần lượt xuất hiện ởgiữa mặt xa của mầm răng phía gần kế cận và cành lên xương hàm dưới Cành lên sẽ lùi dần về phía xa cùng với sự phát triển của hàm và hốc miệng Khoảng giữa cành lên và mầm răng phía gần kế cận thường chỉ đủ cho sự mọc răng 6 và răng 7, nhưng với răng khôn thì không phải lúc nào cũng đủ chỗ do vậy rất hay bị mọc lệch.

Một vấn đề đặt ra là ba răng hàm lớn vĩnh viễn là răng sữa có đời sống dài hơn các răng sữa khác hay là răng vĩnh viễn mà không có răng sữa thay thế Vấn đề này đã được giải thích nhờ nghiên cứu bào thai học và giải phẫu

so sánh Người ta thấy đôi khi ở người, một lá răng thay thế ở ngay trên mầm răng 6, nó tồn tại nhất thời rồi

Trang 10

thoái hóa mà không sinh ra nụ răng nào Ở loài linh trưởng, các lá răng thay thế ở cả trên mầm răng 6, 7, 8 Vì vậy, răng hàm lớn thuộc loại răng sữa xuất hiện muộn và ở vị trí đó lá răng thứ phát đã mất khả năng tạo hình và không còn khả năng tạo ra nụ răng thay thế.

Câu 10: Hãy trình bày đặc điểm lâm sàng và mô học niêm mạc môi má, sàn miệng và bụng lưỡi

Đặc điểm chung của LM

Cấu trúc bề mặt mềm hơn, ẩm, có thể đàn hồi và chịu nén, có tác dụng như một miếng đệm cho các cấu trúc ở bên dưới.

Mô học: LM được phủ bởi biểu mô vảy lát tầng kô sừng hóa Lớp đệm cóít nhú mô liên kết, có các sợi chun giúp cho

mô có khả năng đàn hồi Lớp dưới niêm mạc giúp mô chịu được lực nén =>LM phù hợp với các vùng di động để thực hiện chức năng nói, nhai, nuốt.

Các đường rạch phẫu thuật ở LM thường cần khâu đóng Tiêm tê tại chỗ dễ hơn, đỡ khó chịu và thuốc khuếch tán

dễ hơn, nhưng nhiễm khuẩn lan rộng hơn.

Ở nhiều vùng của LM, đặc biệt là môi má, có các hạt Fordycenhỏ, màu vàng nhạt, tương ứng với sự lắng đọng của

mỡ từ các tuyến bã lạc chỗ trong lớp dưới niêm mạc, thường kèm theo nang lông.

Biểu mô vảy lát tầng không sừng hóa: gồm 3 lớp, từ sâu ra nông là:

Lớp đáy: là một hàng các TB hình lập phương, nằm ở trên màng đáy, tạo nên lá đáy của màng đáy Đây là lớp sinh sản.

Lớp trung gian: gồm nhiều TB hình đa diện, kích thước lớn, xếp chồng lên nhau, bào tương chứa nhiều dịch Lớp trung gian tạo nên phần lớn biểu mô không sừng hóa.

Lớp bề mặt: cũng gồm các TB hình đa diện xếp chồng lên nhau, các TB ở ngoài cùng dẹt lại thành dạng vảy, bong

ra theo thời gian trong quá trình đổi mới của mô.

Lớp đệm:

Là mô liên kết chứa nhiều sợi collagen và sợi chun Lớp đệm gồm lớp nhú và lớp đặc, giữa 2 lớp là đám rối mạch máu để nuôi dưỡng niêm mạc

Lớp nhú nằm ở phía trên, gồm mô liên kết lỏng lẻo.

Lớp đặc nằm ở sâu hơn, gồm mô liên kết đặc

Lớp dưới niêm mạc nằm ngay trên cơ hoặc xương, chứa mô liên kết lỏng lẻo, có thể chứa mô mỡ hoặc tuyến nước bọt.

Các TB của lớp đệm: nguyên bào sợi (chiếm đa số), bạch cầu đa nhân trung tính, dưỡng bào, đại thực bào, lympho bào

Lớp đệm có nhú mô liên kết tù, không đều, chứa sợi chun và collagen, giúp cho mô có khả năng đàn hồi.

Lớp dưới niêm mạc nằm dưới lớp đệm, chứa mô mỡ và các tuyến nước bọt, giúp cho mô chịu được nén và ẩm Lớp dưới niêm mạc dính chặt vào cơ ở bên dưới, tránh cản trở quá trình ăn nhai, nói.

Niêm mạc sàn miệng và bụng lưỡi.

Đặc điểm lâm sàng

Có màu hồng hơi đỏ, có những đường màu xanh của mạch Mô này ẩm, bóng, có khả năng chịu nén Mô của sàn miệng có khả năng di động, mô của bụng lưỡi dính chắc hơn, nhưng vẫn có một số chuyển động cùng với cơ lưỡi Niêm mạc sàn miệng và bụng lưỡi thuộc loại LM.

Đặc điểm mô học.

Lớp biểu mô không sừng hóa rất mỏng, không làm mờ lớp đệm giàu mạch máu, vì vậy mô có màu đỏ hơn và các mạch máu thấy rõ hơn.

Lớp đệm ở sàn miệng có nhú mô liên kếtrộng Lớp dưới niêm mạc nằm sâu dưới lớp đệm gồm mô liên kết lỏng lẻo,

mô mỡ và các tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi, giúp mô chịu được nén và ẩm Lớp dưới niêm mạc bám dính lỏng lẻo vào xương và cơ ở bên dưới, làm mô có khả năng di động cùng với lưỡi trong quá trình ăn nhai và nói.

Lớp đệm ở bụng lưỡi có nhiều nhú mô liên kết Các sợi chun và một số tuyến nước bọt phụ giúp mô có khả năng kéo giãn và ẩm ướt Lớp dưới niêm mạc của bụng lưỡi rất mỏng và bám dính chắc vào cơ lưỡi bên dưới, cho phép

Trang 11

niêm mạc và cơ hoạt động như một thể thống nhất, làm giảm khả năng chuyển động trong quá trình ăn nhai và nói.

Câu 11: Hãy so sánh đặc điểm cơ bản, cách sử dụng GIC- (Glassionomer cement) với Polycarboxylate Cement

Dung dịch trong polycarboxylate cement là acid polycarboxylic, còn dung dịch trong GIC là acid polyacrylic Như vậy dung dịch trộn của cả 2 loại xi măng này đều có acid.

Phản ứng đông cứng

Thời gian trộn của cả 2 loại cement đều trong khoảng 30-60 giây

Thời gian làm việc của polycarboxylate là 2,5-6 phút, trong khi thời gian làm việc của GIC là 2 phút, nếu trộn ở nhiệt độ lạnh (3⁰C) thì thời gian làm việc có thể kéo dài tới 9 phút

Thời gian đông cứng của polycarboxylate là 7-9 phút, còn thời gian đông cứng của GIC là 6-8 phút.

Các thuộc tính

Các thuộc tính cơ học

Polycarboxylate GIC

Độ bền nén 57-99 Mpa Sau 24 giờ: 93-226 Mpa

Sau 1 năm: 160-280 Mpa

Modun đàn hồi 4,0-4,7 Mpa 3,5-6,4 Mpa

Độ bền kết dính với ngà 2,1 Mpa 1-3 Mpa

Độ bền kết dính với men 3,4-13 Mpa Kết dính tốt với men, ngà răng,

GIC có phóng thích fluoride Polycarboxylate không phóng thích fluoride.

Cả 2 loại cement đều có thể gây nhạy cảm kéo dài mức độ từ nhẹ đến nặng (do có acid)

Cách sử dụng GIC

Cách trộn:

Theo qui định của nhà sản xuất

o Đối với loại chất lỏng là dung dịch acid carboxylic có đột nhớt cao hơn thì tỉ lệ bột dung dịch là 1,3:1→1,35:1

o Nếu chất lỏng là nước và một dung dịch có độ đậm đặc thì tỉ lệ bột chất lỏng là 3,3:1→3,4:1

Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, bột và chất lỏng phải được trộn trên giấy chuyên dụng, sử dụng cây trộn riêng biệt bằng nhựa.

Bột được chia làm 2 phần bằng nhau Dùng cây trộn cứng trộn một phần với chất lỏng trước, sau đó tiếp phần 2→ trộn 30-60 giây.

Có loại sản phẩm được trình bày dạng con nhộng thì trộn bằng máy trộn trong 10 giây và đưa trực tiếp vào chỗ cần làm việc.

Thời gian làm việc sau khi trộn là 2 phút với nhiệt độ phòng Nếu trộn ở nhiệt độ lạnh (3⁰C) thì thời gian làm việc

có thể kéo dài tới 9 phút, nhưng giảm độ bền và giảm modun đàn hồi.

Lưu ý khi sử dụng GIC

Trộn nhẹ nhàng, tránh miết mạnh Dùng dụng cụ chuyên dụng

Cách ly nước tốt

Tỷ lệ bột/chất lỏng chính xác

Bề mặt răng phải được làm sạch và khô (không làm khô quá mức)

Hỗn hợp xi măng phải được dàn đều, che phủ toàn bộ các bất thường trên bề mặt răng

Dư thừa xi măng phải được loại bỏ ở thời điểm thích hợp

Trang 12

Bảo vệ tủy: chỗ cách buồng tủy dưới 0,5mm: che tủy gián tiếp bằng Ca(OH) 2

Ứng dụng

Dùng làm chất hàn vĩnh viễn, hàn lớp dưới trong kỹ thuật Sandwich Hàn lỗ sâu loại 5 Trám bít hỗ rãnh.

Gắn band trong nắn chỉnh răng.

Gắn cầu chụp

Kỹ thuật hàn răng không sang chấn

Sâu răng tiến triển hoặc những bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao

Thành phần composite nha khoa

o Các hạt độn vô cơ bao gồm:

Hạt SiO 2 hay hạt thạch anh, kích thước 0,1-1μm

Hạt thủy tinh: loại brosilicate, lithirium/aliminium, baryum/ aliminium

Hạt độn kim loại nặng Niobium, thiếc, Titan

Chất gia tốc: là một amin hữu cơ chứa một liên kết =C tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng

Các chất màu là các oxide vô cơ với số lượng nhỏ để tạo ra nhiều sắc màu khác nhau từ trắng – vàng – xám, có thể hòa hợp với đa số màu sắc của men răng

Chất hấp thụ tia cực tím: giảm thiểu sự thay đổi màu sắc do phản ứng oxy hóa.

Phân loại

Dựa vào kích thước, tỷ lệ các hạt độn:

Composite macrofilled: chứa các hạt >1μm, có thể có các loại:

o Hạt đại thể nhỏ 1-8μm

o Hạt đại thể lớn >10μm, tỉ lệ về trọng lượng 75-80%

Composite microfilled: chứa silicdioxide với diện tích bề mặt rất cao, chiếm 25-45% thể tích ≈38% về trọng lượng Đường kính hạt từ 0,04-0,2μm.

Trang 13

Composite hybrid: chứa các hạt thủy tinh hình dáng không đều – hạt thạch anh đường kính khá đều, hạt độn chiếm 60-70% về thể tích, ≈77-84% về trọng lượng Loại hạt độn vi thể có đường kính 0,4μm kết hợp với loại hạt 1-15μm

Dựa vào chỉ định, mục đích điều trị

Loại dùng cho răng phía trước

Loại dùng cho răng phía sau

Loại hạt độn nặng: hạt độn vô cơ chiếm >75%

Loại hạt độn nhẹ: hạt độn vô cơ chiếm <66%

Sử dụng composite

Bảo vệ tủy:để tránh tác động có hại của composite đối với tủy răng khi quá gần tủy, cần dùng lớp bảo vệ như Ca(OH) 2 , xi măng hybrid, compomer.

Kỹ thuật xói mòn và dán dính (etching & bonding)

Xói mòn: 20-40 giây để tạo ra các vi chốt trên bề mặt, tạo sự kết dính giữa composite và cấu trúc răng Chất xói mòn được cung cấp bởi nhà sản xuất và thường là H 3 PO 4 ở dạng dung dịch, với dạng gel 34-37% Sau khi xói mòn, rửa bằng nước, làm khô nhẹ nhàng, men đã xói mòn xuất hiện màu đục.

Dán dính: chất dán dính thâm nhập vào men đã xói mòn và tạo ra cơ chế bám giữ vi cơ học của phục hồi vào men, ngà răng Gần đây xuất hiện các sản phẩm kết hợp xói mòn + dán dính không cần rửa lại.

Đặt composite:

Đặt composite từng phần và trùng hợp để hạn chế co ngót và để đảm bảo khả năng xảy ra phản ứng tối đa.

Có thể phối hợp nhiều sắc màu để đạt được kết quả thẩm mỹ.

Đối với loại tự trùng hợp và trùng hợp kép:

o Gồm 2 paste: chất cơ bản và chất xúc tác Trộn kỹ 2 loại paste với số lượng tương đương trong 20-30 giây

o Lưu ý: sử dụng cây trộn bằng plastic với chất liệu bằng gỗ, không dùng dụng cụ kim loại do các hạt độn vô cơ ăn mòn kim loại, làm đổi màu composite.

Trùng hợp

Thời gian trùng hợp khác nhau tùy thuộc vào: loại composite, đèn quang trùng hợp, độ sâu, sắc màu

Thời gian thay đổi từ 20-60 giây cho một phục hồi dày 2mm, ở các phục hồi sâu thì làm từng lớp và trùng hợp từng lớp.

Đối với loại trùng hợp kép và tự trùng hợp, sau trộn, thời gian làm việc là 1-1,5 phút, thời gian khô cứng 4-5 phút Các composite kép chứa các chất gia tốc hóa học và chất kích hoạt bởi ánh sáng thì sự trùng hợp có thể được khởi động bằng kích hoạt ánh sáng và sau đó được tiếp tục bởi cơ chế tự trùng hợp.

Hoàn tất

Sử dụng các mũi khoan kết thúc bằng kim cương và các đĩa để sửa, sau dùng các đài cao su với bột hoặc paste đánh bóng Đánh bóng phải thực hiện trong môi trường ướt và sử dụng một loại dầu nhờn hòa tan trong nước Quá trình hoàn tất có thể tiến hành ngay sau khi trùng hợp.

Chất đánh bóng thường là oxide nhôm và các hạt mịn nhỏ 5μm Đánh bóng quan trọng do làm bề mặt nhẵn, ngăn ngừa sự bám dính của mảng bám và duy trì vệ sinh răng miệng.

Câu 13: Trình bày yêu cầu của vật liệu trám bít ống tủy: Nêu thành phần cơ bản, đặc tính của Gutta Percha

Đại cương

Có nhiều loại vật liệu trám bít ống tủy đã và đang được sử dụng trên lâm sàng Một cách tổng quát, có thể chia thành 3 nhóm chính, bao gồm loại bột dẻo, loại bán cứng, và loại cứng Mỗi vật liệu đều có đặc tính riêng, nhưng một vật liệu trám bít ống tủy lý tưởng cần phải đáp ứng được yêu cầu, mục đích cơ bản của giai đoạn điều trị{12}:

Đảm bảo vai trò bịt kín, tránh sự thấm dịch từ phía ngoài chóp R vào trong lòng ống tủy.

Ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào mô cuống răng.

Tạo được môi trường có yếu tố sinh hóa, sinh lý phù hợp cho sự phát triển của chóp răng và sự phục hồi của các tổn thương có nguồn gốc tủy răng.

Ức chế vi khuẩn phát triển

Không kích thích mô quanh chóp.

Ổn định về kích thước, không bị co khi trám

Không bị ảnh hưởng bởi dịch mô, không bị mòn hoặc oxy hóa

Không làm biến màu răng

Cản quang và dễ nhìn trên phim Xquang

Trang 14

Dễ đưa vào với thời gian làm việc thoải mái

Dễ lấy ra khi cần thiết

Vô trùng

Guttapercha là vật liệu trám bít ống tủy được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng, thuộc loại bán cứng Là 1 chất đồng phân xuyên của polyisopren tồn tại dưới 2 dạng kết tinh (α và β) có đặc tính khác nhau.

Thành phần cơ bản của gutta percha thương mại:

Guttapercha 19-22% trans polyisopren

ZnO 60-75%

Sulfat kẽm loại nặng

Sáp hữu cơ và nhựa

Tính chất lý học

Khả năng chịu nén: Không có sự đàn hồi sau khi chịu nén Nén GP trong lâm sàng không phải là sự nén đặc thực

sự, nghĩa là không làm giảm khoảng cách giữa các phân tử của polymer mà chỉ làm mất các khoảng trống có trong khối polymer Do đó, việc nén GP trong trám bít ống tủy không làm giảm được khe giữa GP với thành ống tủy, vì vậy phải kết hợp với xi măng gắn mới đảm bảo sự kín khít của hệ thống ống tủy khi trám bít.

Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, gutta percha có những sự thay đổi sâu sắc và không hồi phục về độ cứng và thể tích, cấu trúc kết tinh

GP là chất cách nhiệt, nó không có xu hướng khuếch tán nhiệt trong khối vì vậy sự truyền nhiệt hạn chế Nhiệt độ cao gây ra giãn nở GP và sau đó là sự co Đối với GP dùng để trám bít ống tủy phải dùng ở nhiệt độ <45⁰C, ở nhiệt

độ này GP sẽ không bị thay đổi thể tích và sự ổn định này đảm bảo việc hàn kín ống tủy nhất là ở phần cuống răng.

Tính chất hoá học: GP khá bền vững dưới môi trường thuỷ phân kiềm và enzym

Tính chất sinh học: GP có sự tương hợp sinh học với mô tốt, không gây phản ứng có hại cho mô quanh cuống

GP có 2 loại

Chuẩn hóa là loại có kích thước, độ thuôn côn chuẩn như dụng cụ nong ống tủy và cũng được đánh dấu các màu tương ứng.

Không chuẩn hóa: thường dùng làm côn phụ

Các loại côn guttapercha được sản xuất theo các dạng khác nhau, chuyên biệt theo các kỹ thuật trám bít hệ thống ống tủy như trám bít ở nhiệt độ bình thường, nhiệt độ nóng

Câu 14: Hãy trình bày thành phần cơ bản và cơ chế kết dính của GIC (Glass Iononer Cement)

Trang 15

Đại cương

GIC hay xi măng thủy tinh là một xi măng nha khoa đang được sử dụng rất rộng rãi trên lâm sàng, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau GIC có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vật liệu khác trong một số kỹ thuật.

Phân loại GIC

Dựa trên cơ sở thành phần hóa học

GIC đơn thuần: Ketac-Cem, Fuji I, Shofu I

GIC lai: loại quang trùng hợp, hóa trùng hợp, loại thay đổi lưỡng trùng hợp

GIC có bổ sung: có bổ sung các thành phần kim loại

Dựa trên cơ sở ứng dụng lâm sàng

Loại VI: tái tạo cùi

Các nhóm được áp dụng dựa trên sự khác biệt và ổn định của từng loại xi măng với độ chảy

Trong thành phần bột, có thể bổ sung thêm thủy tinh barium và oxide kẽm để tăng độ cản quang của xi măng Trong 1 số loại GIC, các hạt bột được bọc bởi acid polyacrylic và chất lỏng có thể là nước và acid tartaric pha loãng trong nước.

Tỉ lệ các thành phần bột trong GIC

Về trọng lượng (%)Về khối lượng (%)

o SiO 2 (Silica)

o Al 2 O 3 (Alumina)

o CaF 2 (Calcium fluoride)

o Na 3 AlF 6 (Aluminium fluoride)

o AlF 3 (Sodium fluoride)

o AlPO 4 (Aluminium phosphate)

29,0 16,6 34,3 5,0 5,3 9,8

41,7 28,6 15,7 1,6 9,3 3,8

Polyacrylic H + Thủy tinh H 2 O

a itaconic -> Ca 2+ Al 3+ -> Polyanion -> bề mặt men ngà

Trang 16

Ca 10 (PO 4 ) 6 (OH) 2 (hydorxy apatite)

Việc kết dính giữa các GIC với răng sẽ tốt hơn nếu bề mặt răng được chuẩn bị sạch, bề mặt men ngà sẽ không bị lấy số lượng quá mức các Ca 2+ Nếu xử lý ngà với clorua sắt (FeCl 3 ) và sau đó là acid sẽ lấy đi lớp ngà mủn trong khi các ion Fe 3+ lắng lại và làm tăng tương tác các ion giữa GIC với ngà răng.

Câu 15: So sánh đặc điểm giải phẫu các răng cửa hàm trên với các răng cửa hàm dưới

Đại cương

Trên mỗi nửa cung hàm, có 2 răng cửa Răng cửa giữa dưới là răng mọc đầu tiên trong nhóm, lúc 6-7 tuổi Kế tiếp là răng cửa giữa trên, mọc lúc 7-8 tuổi Các răng cửa bên mọc lúc 8 tuổi.

Các răng cửa trên tác dụng như lưỡi cắt cố định, các răng cửa dưới là lưỡi cắt di động của bộ răng.

Điểm lồi tối đa gần ở 1/3

cắn, điểm lồi tối đa xa ở

Đường cổ răng là 1 cung

tròn cong lồi đều đặn về

phía chóp

Chân răng hình chóp hơi

nghiêng xa, đỉnh hơi tù

Thân răng rất hẹp theo chiều gần xa và đối xứng 2 bên

Góc cắn gần và góc cắn xa bằng nhau và gần vuông

Điểm lồi tối đa gần và điểm lồi tối đa xa ở 1/3 cắn, sát rìa cắn

Đường cổ răng là 1 cung tròn cong lồi đều đặn về phía chóp

và đối xứng

Chân răng hình chóp, mảnh, đỉnh chóp nhọn và uốn nhẹ về phía xa

Trang 17

Thân răng hình xẻng, giữa

trũng

Các gờ bên giảm dần độ

cao từ cổ răng đến rìa cắn

Cingulum nhô cao ở 1/3 cổ

răng Giữa cingulum và gờ

Chân răng hẹp hơn Trên

thiết đồ ngang, chân răng

có hình ∆, đáy ở ngoài, đỉnh

ở trong

Mặt trong không có hình xẻng

Các gờ bên, Cingulum, hõm lưỡi kém rõ hơn răng cửa trên Cingulum đều đặn, không bị chia cắt bởi các rãnh, không có hố.

Đường cổ răng có độ cong như phía ngoài

Gần

Thân răng hình ∆, đáy ở

phía cổ răng

Đường viền ngoài cong lồi

đều đặn, đường viền trong

có dạng chữ S Điểm lồi tối

đa ngoài và trong ở 1/3 cổ

răng

Mặt gần lồi nhất ở 1/3 cắn

và hơi lõm ở phía cổ răng

Đường cổ răng là 1 cung

nhọn lõm về phía chóp, có

độ cao lớn nhất so với các

răng (3-4mm)

Chân răng khá dày

Thân răng hình ∆, đường viền ngoài lồi nhiều ở cổ răng, sau

đó gần như thẳng lên đến rìa cắn, đường viền trong có dạng chữ S Rìa cắn nằm lệch

về phía trong đường nối từ chóp đến đỉnh đường cong cổ răng

Đường cổ răng làm 1 cung lõm về phía chóp, độ cao khoảng 3mm

Chân răng rộng và phẳng, thon lại ở 1/3 chóp Chóp răng tù Có 1 lõm cạn chạy dài trên phần giữa chân răng Trên thiết đồ ngang, chân răng hình trứng, trục lớn theo hướng ngoài trong

Xa

Giống mặt gần lật ngược

lại

Đường cổ răng ít cong hơn

Gờ bên xa dày hơn, che

khuất phần lớn mặt trong

và gờ bên gần

Giống mặt gần lật ngược lại

Đường cổ răng ít cong hơn

Lõm dọc ở chân răng thường

rõ hơn

CắnĐường viền có hình ∆, đáy

ở phía ngoài, đỉnh ở phía

trong hơi thiên về phía xa

Mặt ngoài lồi đều đặn từ

gần đến xa, nhìn rõ 3 thùy

Đường viền thân răng có hình quạt, phía ngoài là cung, phía gần và xa là các bán kính giới hạn hội tụ về phía trong để tạo thành đỉnh quạt

Trang 18

Hình

thể

trong

Buồng tủy thường có 3

sừng, tương ứng với 3 thùy

Buồng tủy dẹt theo chiều

Ống tủy dẹt theo chiều gần xa

Chân răng dẹt theo chiều gần xa

Câu 16: So sánh đặc điểm giải phẫu các răng hàm nhỏ hàm trên với các răng hàm nhỏ hàm dưới

Đại cương

Có 8 răng hàm nhỏ trên bộ răng vĩnh viễn Các răng hàm nhỏ mọc thay thế các răng hàm sữa, trong khoảng từ 9-11 tuổi Về mặt hình thái học, răng hàm nhỏ được coi là răng chuyển tiếp từ răng nanh đến răng hàm lớn Răng nanh một múi có chức năng cắn xé, răng hàm lớn nhiều múi có chức năng nhai nghiền còn răng hàm nhỏ 2 múi có chức năng làm dập thức ăn.

Về mặt thuần túy chức năng, răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới được coi như là một răng nanh, trong khi răng hàm nhỏ thứ 2 hàm dưới giống như một răng hàm lớn thu nhỏ Do vậy,

2 răng hàm nhỏ dưới không giống nhau nhiều như 2 răng hàm nhỏ trên.

so với mặt phẳng ngang

Đường viền gần thẳng hướng với đg viền chân răng, đường viền xa lồi nhiều ở nửa phía nhai

Đường cổ răng là 1 cung tròn hẹp theo chiều gần xa.

Trang 19

Thấy được đường viền

của mặt ngoài Múi trong

thiên về phía gần.

Mặt trong không có lồi,

gờ lõm, hai nửa đối xứng.

Thấy được 2 chóp chân

răng

Trông thấy đường viền mặt ngoài và gần toàn bộ mặt nhai.

Gờ tam giác ngoài nổi rõ, băng qua giữa mặt nhai

và gặp đỉnh múi trong 2

gờ bên nghiêng 45⁰ từ ngoài vào trong, gặp các

gờ múi tương ứng của múi trong.

Múi trong nhỏ, thấp và khá nhọn

Mặt trong không chia thùy, không có gờ, chiều gần xa nhỏ hơn nhiều so với mặt ngoài.

Đường cổ răng ít cong

Gần

Múi ngoài cao hơn múi

trong Gờ tam giác từ 2

đỉnh múi nghiêng 45⁰ về

phía trung tâm mặt nhai

Gờ bên gần nhô cao, bị

chia cắt bởi rãnh gờ bên

gần ở điểm giữa hơi

thiên về phía trong

Điểm lồi tối đa ngoài ở

1/3 cổ răng, điểm lồi tối

đa trong ở khoảng giữa

thân răng

Đường cổ răng lồi về

phía nhai, nhưng tại

điểm giữa lại uốn thành

góc lồi về phía chóp

2 chân răng dính nhau,

rãnh liên chân nằm dọc

theo chiều dài của chân

răng, thân chung chiếm

2/3 chiều dài chân răng.

Mặt nhai nghiêng về phía trong, về phía cổ răng

Đường viền phía nhai được tạo bởi gờ ngang

Gờ bên gần và gờ múi trong tạo thành chữ V, đỉnh nhọn chữ V là rãnh gần trong

Đường viền ngoài lồi ở 1/3 cổ răng, điểm lồi tối

đa trong ở 1/3 phía mặt nhai

Chân răng rộng ở cổ, thu hẹp ở phía chóp, có lõm sâudọc chân răng.

Xa

Trông thấy mặt nhai

nhiều hơn khi nhìn từ

phía gần

Không có rãnh gờ bên xa

Mặt xa thân răng không

lõm như mặt gần

Rãnh liên chân răng mờ

Đường viền giống như khi nhìn từ phía gần nhưng gờ bên xa lồi hơn,

độ nghiêng không rõ như

gờ bên gần.

Gờ bên xa liên tục, không

có rãnh chia cắt.

Trang 20

Đường viền thân răng có

hình lục giác Đường viền

ngoài có hình chữ V,

đường viền trong cong

lồi đều đặn Nhìn thấy

Mặt nhai có 2 múi, múi

ngoài lớn hơn múi trong,

đỉnh múi trong thiên về

phía gần Các gờ bên nổi

rõ, các gờ tam giác bị

chia cắt bởi rãnh giữa

Hõm tam giác gần rộng

hơn hõm tam giác xa.

Đường viền thân răng có dạng hình thoi Đường viền phía ngoài có hình chữ V, đỉnh múi ngoài thẳng hàng với đỉnh chữ V.

Trông thấy hơn 2/3 mặt ngoài

Gờ ngoài và 2 lõm cạn 2 bên chia mặt ngoài thành

3 thùy.

Mặt trong không chia thùy.

Bản nhai hình tam giác

mà đáy là gờ múi ngoài, đỉnh là đỉnh mũi trong

Gờ ngang chia mặt nhai thành 2 phần: gần & xa

Gờ bên gần bị rãnh gần trong cắt ngang khi chạy

từ hố gần ra mặt bên.

Hình

thể

trong

Trên thiết đồ cắt ngang

qua cổ răng, hốc tủy có

hình hạt đậu, chiều ngoài

Trên thiết đồ gần xa, hốc

tủy có dạng giống với hốc

tủy của răng nanh hàm

trên.

Trên thiết đồ ngang, ống tủy hình bầu dục, chiều gần xa dẹt.

Trên thiết đồ ngoài trong, thấy có 2 sừng tủy, sừng ngoài lớn hơn Buồng tủy khá rõ và thắt dần lại thành ống tủy hẹp Ống tủy có thể chia đôi ở 1/3 chóp

Trên thiết đồ gần xa, hốc tủy rất giống hốc tủy của răng nanh: khá hẹp và tròn ở phía nhai.

Câu 17: So sánh đặc điểm giải phẫu răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6) hàm trên với răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới

Đại cương

Có 3 răng hàm lớn chiếm phần sau của mỗi nửa cung răng, kích thước giảm dần từ răng hàm lớn thứ nhất đến răng hàm lớn thứ 3 Đây là nhóm răng không mọc thay thế răng sữa Chúng được gọi là răng kế tiếp.

Răng hàm lớn có vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn và giữ kích thước dọc của tầng mặt dưới.

Các răng hàm lớn thứ nhất là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trong bộ răng và được xem là răng neo chặn của hàm răng.

Trang 21

Nhìn

Ngoài

Hai múi gần ngoài và xa

ngoài có chiều cao tương

đương, múi gần ngoài

lớn hơn, múi xa ngoài

răng đến gờ bên), điểm

lồi tối đa xa ở xa phía

Thấy được 3 chân răng

Thân chung của 2 chân

ngoài chiếm 1/3 chiều

dài chân răng Có 1 rãnh

chóp chân răng trong

qua khe giữa 2 chân

ngoài.

Múi gần ngoài lớn nhất, tiếp theo là múi xa ngoài rồi đến múi xa 2 múi gần ngoài và xa goài có chiều cao tương đương Có 2 rãnh ngăn cách 3 múi, rãnh gần ngoài chạy đến nửa thân răng thì chấm dứt ở hố ngoài

2 chân gần và xa dang rất rộng sau khi chia ra từ 1 thân chung Chân gần cong về phía xa, chóp thẳng hàng với đỉnh múi gần ngoài; chân xa ít cong, hướng thẳng về phía xa Có 1 lõm dọc ở đường giữa thân chung chân răng

Trong2 múi trong có kích

thước không bằng nhau

Múi gần trong lớn, lồi

nhiều, tương đối tròn,

Đường cổ răng hơi cong

lồi về phía chóp (gần như

Rãnh trong trở thành 1 lõm cạn chia mặt trong →

2 phần gần và xa

Thân chung chân răng có

1 lõm cạn từ điểm giữa đường cổ răng đến chỗ

Trang 22

giữa thân răng.

chẽ đôi giống như ở mặt ngoài

Gần

Thân răng hình thang,

kích thước ngoài trong

tối đa ở vùng cổ răng,

múi gần trong cao hơn

múi gần ngoài (đặc điểm

riêng) Điểm lồi tối đa

ngoài ở 1/3 cổ, điểm lồi

tối đa trong ở khoảng

giữa thân răng

Mặt gần lồi nhiều, điểm

lồi tối đa ở điểm nối 1/3

giữa và 1/3 nhai, hơi

thiên về phía ngoài

chuối Chiều ngoài trong

tối đa từ chân trong đến

chân gần ngoài lớn hơn

kích thước ngoài trong

tối đa của thân răng

Múi gần trong hơi cao hơn múi gần ngoài Rãnh

gờ bên gần ở phía trong điểm giữa gờ bên gần

Điểm lồi tối đa ngoài ở gần cổ răng, điểm lồi tối

đa trong ở điểm nối 1/3 giữa và 1/3 nhai

Mặt gần phẳng ở 1/3 cổ, lồi nhiều ở 2/3 còn lại

Chân gần có chiều ngoài trong rộng, chóp tù Lõm chân răng gần cạn và rộng, chạy dọc hết chiều dài chân răng

XaMúi xa ngoài lớn hơn

múi xa trong

Thấy được mặt ngoài do

phần xa của thân răng

Giống như mặt gần, mặt

xa cũng phẳng ở 1/3 cổ

và lồi nhiều ở 2/3 còn lại

Đường cổ răng gần như thẳng

Chân xa hẹp hơn chân gần và có lõm cạn ở mặt

Trang 23

ngoài chạy giữa 2 múi

ngoài, rãnh xa chạy theo

hướng xa trong về phía

gờ chéo, rãnh giữa đi về

Mặt nhai có 5 múi 2 múi trong hình chóp, lớn hơn

và nhọn hơn các múi ngoài Kích thước các múi theo thứ tự giảm dần là: gần trong – xa trong – gần ngoài – xa ngoài – xa Điểm giữa các gờ bên có rãnh thoát

Hõm giữa sâu, rộng ở trung tâm mặt nhai Hõm

∆ gần và hõm ∆ xa cạn

Rãnh giữa băng qua mặt nhai ở vùng trung tâm, hai rãnh ngoài cùng với rãnh trong tạo thành chữ

Y ở phần trung tâm mặt nhai

Hình

thể

trong

Trên thiết đồ trong

ngoài, buồng tủy rộng, có

2 sừng tủy tương đương,

ống tủy gần ngoài ngắn

hơn ống tủy trong

Trên thiết đồ gần xa,

hướng theo chân răng

Trên thiết đồ trong ngoài,

có 2 sừng tủy Có 2 ống tủy trong chân gần

Trên thiết đồ gần xa, buồng tủy cũng có 2 sừng,

2 ống tủy rất hẹp

Trên thiết đồ ngang qua

cổ răng, buồng tủy hình chữ nhật

Trang 24

Câu 18: Nêu những khác biệt chủ yếu về đăc điểm giải phẫu giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

Đại cương

Răng sữa có nhiều đặc điểm về giải phẫu và sinh lý khác với răng vĩnh viễn dẫn đến các khác biệt về tính chất bệnh lý và phương pháp điều trị.

Số lượng:bộ răng sữa chỉ có 20 chiếc, bộ răng vĩnh viễn có từ 28-32 chiếc

Kích thước:răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn

Màu sắc:răng sữa có màu trắng như sữa do lớp men mỏng, kém vôi hóa hơn Răng vĩnh

viễn có màu trắng hơi vàng

Tuổi mọc:Răng sữa mọc từ 6 tháng -3 tuổi Răng vĩnh viễn mọc từ 6-25 tuổi

Hình thể

Thân răng{10}

Thân răng sữa thấp hơn răng vĩnh viễn, kích thước gần xa lớn hơn chiều cao

Mặt nhai thu hẹp nhiều

Cổ răng thắt lại nhiều và thu hẹp hơn

Gờ cổ răng nhô cao, nhất là mặt ngoài

Chiều dày lớp men và ngà mỏng và đều đặn hơn

Chiều dày lớp ngà ở hố rãnh tương đối dày hơn

Trụ men ở cổ răng sữa nghiêng về phía mặt nhai, còn ở cổ răng vĩnh viễn trụ men hướng

Tủy răng sữa lớn hơn nếu so theo tỉ lệ kích thước thân răng

Tỉ lệ buồng tủy lớn hơn và sừng tủy lên cao hơn về phía mặt nhai, sừng tủy phía gần lên cao hơn sừng tủy phía xa Sừng tủy nằm gần ranh giới men – ngà hơn.

Chân răng cửa và nanh sữa dài và mảnh hơn nếu so theo tỉ lệ với kích thước thân răng

Chân răng hàm sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và càng về phía chóp thì càng tách xa hơn, tạo chỗ cho mầm răng vĩnh viễn bên dưới và sau đó cong chụm lại ở phía chóp.

Vì vậy, chân răng sữa dễ bị gãy khi nhổ răng

Trang 25

hàm trên và phía xa ngoài đối với răng hàm dưới, nên trục răng trên và dưới hội tụ về phía trên.

Câu 19: Phân loại vật liệu lấy dấu: Nêu các đặc tính cơ bản của chất lấy dấu

Đại cương

Tạo mẫu là một bước quan trọng trong nhiều thủ thuật nha khoa Mẫu phải thể hiện chính xác hình thái bên ngoài của các răng và khoang miệng Để có một dấu chính xác, vật liệu lấy dấu cần có các tiêu chuẩn:

Đủ lỏng để thích ứng với mô miệng và đủ đặc để giữ được trong khay và đưa vào miệng

Ở trong miệng, vật liệu chuyển thể sang dạng khối có tính đàn hồi trong một khoảng thời gian thích hợp, lý tưởng là tổng thời gian trùng hợp dưới 7 phút

Dấu không biến dạng hay rách khi được đưa ra khỏi miệng và vật liệu lấy dấu phải ổn định theo cả 3 chiều không gian.

Phân loại vật liệu lấy dấu:có 3 cách phân loại

Theo cách thức đông cứng hay trùng hợp

Vật liệu lấy dấu được chia thành 2 loại: hoàn nguyên và không hoàn nguyên.

Thuật ngữ không hoàn nguyên muốn nói: có phản ứng hóa học xảy ra, vì vậy vật liệu không thể trở lại tình trạng ban đầu như trước khi đông cứng trong phòng nha VD: Alginate hydrocolloid ZOE và thạch cao (đông cứng bởi phản ứng hóa học) và vật liệu đông cứng bởi sự polymer hóa.

Thuật ngữ hoàn nguyên có nghĩa là vật liệu mềm ra dưới sức nóng và rắn lại khi bị làm lạnh và không có thay đổi hóa học xảy ra Hợp chất lấy dấu là sự pha trộn của nhựa và sáp

và được gọi là chất nhiệt dẻo.

Theo cách sử dụng

Có vài vật liệu trở nên cứng rắn và không thể lấy qua khỏi những vùng lẹm mà không gãy nứt hay biến dạng dấu Vật liệu lấy dấu không đàn hồi này được chỉ định cho tất cả việc lấy dấu trước khi Agar được sử dụng Mặc dù ngày nay không còn sử dụng trên bệnh nhân còn răng, nhưng vật liệu không đàn hồi vẫn có vài ưu điểm cho việc lấy dấu bệnh nhân mất răng toàn bộ Thật vậy, ZOE và thạch cao được gọi là vật liệu lấy dấu niêm mạc tĩnh, bởi vì không

có sự nén ép mô trong quá trình lấy dấu Trước khi có sự phát triển của vật liệu đàn hồi nhẹ rất lỏng, ZOE và thạch cao Paris thường là vật liệu được lựa chọn để ghi lại cấu trúc miệng trong TH phục hình răng toàn bộ.

Theo tính biến dạng cơ học:đàn hồi hay không đàn hồi

Vật liệu đàn hồi có khả năng tái tạo chính xác cả cấu trúc cứng lẫn mô mềm trong miệng, cả vùng lẹm và vùng tiếp cận Mặc dù vật liệu này có thể được sử dụng cho bệnh nhân mất răng toàn bộ, nhưng phổ biến nhất là trong phục hình cố định và tháo lắp bán phần.

Các đặc tính cơ bản của chất lấy dấu

1 Độ nhớt: là sự chống lại việc lan tỏa của một chất lỏng dưới tác dụng của một lực Khi

thôi tác dụng của lực, chất đó không phục hồi hình dạng ban đầu.

2 Biến dạng đàn hồi: là khả năng co lại như cũ của vật liệu khi ngừng lực tác dụng

3 Biến dạng vĩnh viễn: là độ biến dạng mãi mãi so với hình dạng ban đầu

4 Sự thay đổi kích thước: là sự thay đổi độ dài của vật liệu sau khi lấy dấu một thời gian

(thường là sau 24 giờ)

5 Giới hạn ghi dấu: là khả năng lấy dấu của một vật liệu khi 2 điểm sát nhau.

6 Độ đặc: được đo bằng đường kính của vật liệu khi ép giữa 2 tấm kính.

Trang 26

7 Độ cứng: để đánh giá vật liệu cao su Nó là khả năng chống lại sự lún sâu của đầu dụng

cụ đo.

8 Sự co giãn đứt: là sự chịu đựng của vật liệu khi co giãn mà không đứt.

Yêu cầu chung đối với vật liệu lấy dấu

1 Dễ bảo quản và bền lâu

2 Không độc, không kích thích niêm mạc, mùi và màu dễ chịu

3 Khi đông không tỏa nhiệt làm bỏng niêm mạc

4 Sử dụng ít trang thiết bị và đơn giản

5 Thời gian làm việc đủ để thao tác lấy dấu

6 Tính đàn hồi tốt, cụ thể là: biến dạng đàn hồi lớn, biến dạng vĩnh viễn nhỏ, độ kéo giãn đứt cao

7 Khả năng ghi ấn cao và ổn định kích thước sau khi lấy dấu 24 giờ

Do sự phong phú của các loại hợp kim với các thành phần khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng, đặc biệt là khi giá vàng tăng cao, việc phân loại hợp kim đã trở nên khó khăn, vì vậy, việc phân loại đã được xem xét lại.

Năm 1932:Dental materials Group tại National Bureau of Standards (Hoa Kỳ) đã phân chia

hợp kim vàng thành 4 loại theo độ cứng:

Năm 1984:Alloy Classification of the American Dental Association (ADA) đưa ra một phân

loại đơn giản dựa trên cơ sở thành phần kim loại quý đối với hợp kim nha khoa, gồm 3 loại

Hợp kim rất quý (high noble: HN): ≥40wt% Au và ≥60wt% nguyên tố kim loại quý (Au+Ir+Os+Pd+Rh+Ru)

Hợp kim quý (N): ≥25 wt% nguyên tố kim loại quý

Hợp kim thường (predominantly base metal: PB): <25 wt% nguyên tố kim loại quý

Phân loại hợp kim nha khoa theo thành phần kim loại quý cần thiết cho việc ước lượng giá của phục hình, cần cho bác sĩ, kĩ thuật viên, bệnh nhân và cơ quan bảo hiểm

Tên gọi hợp kim bán quý không nên dùng vì không chính xác Các kỹ thuật viên thường dùng tên gọi bán quý để chỉ các hợp kim có nền là palladium hoặc bạc Các hợp kim có >50% khối lượng palladium, bao gồm Pd-Ag, Pd-Cu, Pd-Co, Pd-Ga-Ag, Pd-Au, Pd-Au-Ag được gọi là quý

Từ quý cũng được dùng cho hợp kim Ag-Pd nếu chứa >25% palladium và các kim loại quý

Trang 27

khác Các hợp kim rất quí và quí thường được đóng gói và tính giá theo các lô 1, 2 hoặc 20 dwt (pennyweight)

Từ 1989: phân loại vẫn gồm 4 loại nhưng có bổ sung thêm, tất cả các hợp kim đúc đòi hỏi

phải đáp ứng các test về độc tính, đổi màu, giới hạn chảy dẻo, phần trăm dãn dài Như vậy, các tiêu chí độ cứng, giới hạn chảy dẻo và phần trăm giãn dài là cơ sở của phân loại này

Loại hợp kim Giới hạn chảy dẻo MPa Sau ủ Sau làm cứng Sau ủ Giãn dài tối thiểu (%) Sau làm cứng

Loại 1: mềm, cho các phục hình ít chịu lực: inlay

Loại 2: trung bình, phục hình chịu lực trung bình: onlay

Loại 3: cứng, phục hình chịu lực: onlay, chụp, cầu ngắn

Loại 4: rất cứng, phục hình chịu lực cao: chốt ống tủy, chụp, veneer mỏng, cầu dài, hàm khung

Theo phân chia làm 4 loại của ADA và chỉnh lý năm 1989, 4 loại hợp kim để làm phục hình toàn kim loại và kim loại cẩn nhựa được sắp xếp như sau (dựa theo đặc tính chứ không theo thành phần):

Loại 1: mềm, VHN từ 50-90, cho phục hình ít chịu lực: inlay

Loại 2: trung bình, VHN từ 90-120, cho phục hình chịu lực trung bình: onlay, chụp 3/4 dày, cầu, cùi giả, chụp toàn bộ

Loại 3: cứng, VHN từ 120-150, cho phục hình chịu lực cao: onlay, chụp, cầu ngắn, chụp 3/4 mỏng, các cầu và cùi giả nhỏ, nền hàm.

Loại 4: rất cứng: VHN ≥150 cho phục hình chịu lực rất cao: chốt ống tủy, chụp, veneer mỏng, cầu dài, khung và các thanh ngang của khung

Loại 1 và 2 thường được gọi là “hợp kim inlay”, loại 3 và 4 còn được gọi là “hợp kim chụp

và cầu”

Năm 2003, hội đồng khoa học của ADA đã xem xét lại sự phân loại, bao gồm thêm titanium

như 1 mục riêng trong nha khoa Titanium là một trong những kim loại có tính tương hợp sinh học cao nhất trong các ứng dụng y khoa cũng như nha khoa và được coi như có đặc tính tương tự kim loại quý.

Câu 21: Nêu sự khác nhau trong thành phần hóa học của sứ nha khoa

và sứ dân dụng: Vì sao lại có sự khác nhau đó

Đại cương

Sứ nha khoa đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng để làm cầu, chụp, inlay, onlay, veneer, phục hình tháo lắp

Thành phần hóa học của một sứ nói chung gồm:

Kaolin: là một silicate nhôm ngậm nước (Al 2 O 3 2SiO 2 2H 2 O) Trong thiên nhiên, kaolin tồn tại dưới dạng một loại đá màu trắng, mềm.

Thạch anh: là oxide silic (SiO 2 ) tồn tại trong tự nhiên dưới dạng một khoáng vật không màu, trong suốt, có ánh thủy tinh, có tính đàn hồi và tính điện giải.

Trường thạch: tồn tại dưới dạng tinh thể, đục, có màu từ xám đến hồng Trường thạch là một silicate nhôm kali (K 2 O.Al 2 O 3 6SiO 2 ) và silicate nhôm natri (Na 2 O.Al 2 O 3 6SiO 2 )

So sánh thành phần gốm sứ dân dụng và gốm sứ nha khoa

Trang 28

Loại sứ Trường thạch Thạch anh Kaolin Thủy tinh

Cấu trúc của sứ nha khoa gồm pha tinh thể và pha thủy tinh làm cho sứ nha khoa về cơ bản là một sứ thủy tinh Sau khi nung, sứ nha khoa gồm 2 pha, pha thuỷ tinh bọc xung quanh pha tinh thể (không có kaolin) Đặc điểm của sứ nha khoa phụ thuộc vào thành phần, cấu trúc sứ, trong đó chủ yếu phụ thuộc vào bản chất, lượng pha tinh thể để quyết định cấu trúc, độ bền và tính quang học của sứ Các sứ không kim loại thường có tỉ lệ tinh thể cao (35-99%) Bản chất của pha tinh thể trong sứ gồm nhiều loại:

o Chất gắn, dán phục hìnhrất quan trọng với phục hình toàn sứ Nhiều phục hình toàn sứ cần chất gắn có độ trong với nhiều màu khác nhau

Mật độ: phụ thuộc pha tinh thể, sau khi nung mật độ sứ bị thay đổi bởi sự lỗ rỗ Sự

lỗ rỗ này xảy ra nhiều hơn ở sứ dân dụng.

Cách nhiệt, cách điện tốt.

Các biện pháp làm tăng độ bền của sứ dựa trên cơ sở thành phần sứ nha khoa:

Biện pháp nội sinh: tăng cường pha tinh thể, biến đổi tăng độ bền

Biện pháp ngoại sinh: tạo lớp ion bề mặt, làm láng

Trang 29

Câu 22: Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh răng miệng và ảnh hưởng của nó đối với bệnh quanh răng

Đại cương

Dinh dưỡng – sức khỏe – bệnh răng miệng có mối quan hệ mật thiết Dinh dưỡng của mô miệng khác với các mô khác, trải qua 2 lần tiếp xúc với thực phẩm, lần đầu khi thức ăn được nhai nghiền trong miệng và lần thứ 2 sau khi thực phẩm được hấp thu theo hệ tuần hoàn đến mô miệng.

Liên quan giữa dinh dưỡng và bệnh răng miệng

Sức khỏe răng miệng phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:

Yếu tố cá thể:liên quan đến các yếu tố thuộc di truyền như tính chất của men răng, số lượng và thành phần nước bọt, phản ứng sinh hóa của các mô

Yếu tố vi khuẩn:chủ yếu là lượng mảng bám tiếp xúc với mô trong miệng Các vi khuẩn mảng bám tiết ra acid hay độc tố,góp phần gây nên bệnh sâu răng hay bệnh quanh răng.

Yếu tố dinh dưỡng:được cung cấp khác nhau ở mỗi cá thể, ảnh hưởng trực tiếp lên 2 yếu

tố trên Tùy theo chất lượng, số lượng, số lần ăn uống mà làm tăng hay làm chậm sự phát triển các bệnh răng miệng Ngoài ra, răng miệng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nếu không

vệ sinh tốt thì sẽ thuận lợi cho bệnh răng miệng hình thành và phát triển.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với bệnh răng miệng ở các giai đoạn phát triển của răng

Trước lúc mọc răng: ảnh hưởng lên cấu trúc và thành phần hóa học

Giai đoạn mọc răng:

o Chọn lọc vi khuẩn gây bệnh răng miệng

o Tạo môi trường nuôi dưỡng và cư trú của vi khuẩn trên răng

Giai đoạn sau mọc răng

o Tạo điều kiện cho mảng bám phát triển

o Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn

o Ảnh hưởng đến lưu lượng và thành phần nước bọt

Cơ chế tác động của dinh dưỡng lên bệnh răng miệng

Thay đổi thành phần hóa học của môi trường quanh TB làm biến đổi cấu trúc, tính chất sinh lý, sinh hóa của mô răng

Ảnh hưởng đến quá trình vôi hóa của răng Thay đổi phản ứng tổng hợp protein, làm biến đổi thành phần hữu cơ của các mô vôi hóa.

Thay đổi lưu lượng, tính chất vật lý, hóa học, thành phần miễn dịch học của nước bọt

Gia tăng hoặc ngăn cản quá trình tái khoáng hóa của men răng

Ảnh hưởng đến quá trình phát triển, biến đổi dinh dưỡng và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển

Gia tăng hoặc làm chậm cơ chế lành thương mô quanh răng

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với bệnh quanh răng

Bệnh quanh răng là bệnh do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau Ảnh hưởng của dinh dưỡng thấy rõ ở giai đoạn đầu của bệnh khi bắt đầu mất thăng bằng giữa mô quanh răng lành mạnh và bệnh lý Vào giai đoạn cuối, dinh dưỡng chỉ đóng vai trò nhỏ

Suy dinh dưỡng không phải là yếu tố độc lập gây phá hủy mô quanh răng đầu tiên mà chỉ làm thay đổi tình trạng mô quanh răng, đồng thời làm tăng hay giảm mức độ tổn thương quanh răng

Dinh dưỡng ảnh tới tới bệnh quanh răng theo 3 đường

Ảnh hưởng tới sự khu trú, phát triển và biến đổi dinh dưỡng của vi khuẩn trong rãnh lợi

Trang 30

Ảnh hưởng tới quá trình lành thương nhờ cung cấp amino acid, năng lượng, muối khoáng, vitamin

Ảnh hưởng tới cơ chế miễn dịch nhờ cung cấp chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với môi trường miệng

Xác định tính chất môi trường miệng

Chọc lọc vi khuẩn: dinh dưỡng ảnh hưởng đến số lượng, tính chất và chất gian khuẩn của

vi khuẩn ở mảng bám dưới lợi, góp phần kiểm soát bệnh Do đó, dinh dưỡng góp phần dự phòng bệnh quanh răng.

Khi bệnh tiến triển nặng, mô quanh răng bị phá hủy, vi khuẩn ăn xác TB chết nên dinh dưỡng kém, làm giảm sự tiến triển của tổn thương, thúc đẩy quá trình lành thương Các vitamin, acid folic, yếu tố vi lượng, amino acid cần thiết để tổng hợp protein, tái lập mô mới.

Vitamin C

Thiếu vitamin C gây viêm lợi, phù nề, chảy máu, xương ổ xốp, răng lung lay, thay đổi dây chằng quanh răng Thiếu vitamin C nặng (bệnh Scorbutt) gây phá hủy vùng quanh răng, biểu hiện ban đầu là viêm lợi nhẹ đến trung bình, sau đó là viêm cấp, phù nề, chảy máu, lợi phì đại Tuy nhiên không thể nói rằng chỉ đơn thuần thiếu vitamin C gây viêm quanh răng.

Mối liên quan giữa nồng độ vitamin C trong máu và mức độ bệnh quanh răng hiện còn chưa biết rõ.

Thiếu protein trên vật thí nghiệm

o Ảnh hưởng đến hoạt động tạo cốt bào, TB sợi, TB tạo men

o Làm thoái hóa mô liên kết lợi và dây chằng quanh răng, tạo xương răng chậm hơn.

o Khi có vật lạ ở túi quanh răng, xương ổ răng bị tiêu, mất biểu mô bám dính, gia tăng chất tiết do viêm.

Cho đến nay, vẫn chưa có kết luận về ảnh hưởng của thiếu protein đối với mô quanh răng, chỉ có thể nói là suy dinh dưỡng ảnh hưởng lên mô quanh răng thông qua giảm sức đề kháng và khả năng phục hồi của mô quanh răng.

Dinh dưỡng đầy đủ giúp bệnh nhân đáp ứng tốt trong điều trị bệnh quanh răng.

Vitamin D:giúp cân bằng calci và phospho trong cơ thể Thiếu vitamin D có thể dẫn đến còi xương ở trẻ em hoặc loãng xương ở người lớn Thiếu phosphatase kiềm có thể dẫn đến phá hủy dây chằng quanh răng, tiêu xương ổ răng.

Câu 23: Trình bày liên quan giữa dinh dưỡng và nhiễm trùng răng miệng

Đại cương

Mối liên quan giữa dinh dưỡng và nhiễm trùng được ghi nhận dưới 2 khía cạnh:

Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng đề kháng với nhiễm trùng

Tác động của nhiễm trùng (sốt, phẫu thuật, chấn thương)

Nhiễm trùng ảnh hưởng lên biến dưỡng protein, đặc biệt là dị biến để duy trì hàng rào mô, sửa chữa mô tổn thương, sản xuất kháng thể và thực bào

Trang 31

Về phương diện sinh hóa, viêm nhiễm được xem là mất cân bằng biến dưỡng của các chất dinh dưỡng Stress nhiễm trùng, chấn thương làm mất thăng bằng nitrogen, cản trở tổng hợp protein, tăng dị dưỡng và các PƯ khác của cơ thể, gây mất thăng bằng điện giải như natri, kali Một số khoáng chất khác cũng bị ảnh hưởng như mất Ca, P, Zn, Fe

Nhu cầu dinh dưỡng

Khi ốm, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao do cơ thể phải chống đỡ với các stress sinh lý như chuyển hóa cơ sở tăng, quá trình giáng hóa tổ chức tăng.

Stress trung bình và tạm thời không để lại hậu quả vì được bù đắp từ dự trữ hay thực phẩm

Stress lâu ngày và nặng, cơ thể suy nhược thì khẩu phần bình thường không đủ chất dinh dưỡng để cơ thể đề kháng với bệnh, phải có chế độ dinh dưỡng đặc biệt.

Dinh dưỡng và phẫu thuật

Phẫu thuật răng miệng là stress thực sự cho bệnh nhân vì

Bệnh nhân lo âu, không muốn ăn

Đau, ăn uống không thoải mái

Không dám ăn sợ động vào vết thương

Do đó, bác sĩ có trách nhiệm hướng dẫn dinh dưỡng cho bệnh nhân phẫu thuật.

Nhu cầu năng lượng: thấp nhất lúc ngủ Khi bị bệnh, nhu cầu tăng 10-20 lần lúc nằm, sốt tăng 13% mỗi độ C Bệnh nặng hay chấn thương mất protein nhiều thì nhu cầu tăng 50- 100%

Thăng bằng nitrogen: bệnh nhân chấn thương hay phẫu thuật lớn, phản ứng đầu tiên của

cơ thể là tăng nitrogen nước tiểu, phản ánh tình trạng thoái biến protein Cần tái lập thăng bằng nitrogen.

Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân phụ thuộc vào

o Tình trạng dinh dưỡng có trước

o Loại phẫu thuật và mức độ phẫu thuật

o Thời gian chấn thương hoặc bệnh nhân trước phẫu thuật

Hướng dẫn bệnh nhân phẫu thuật

o Phẫu thuật lớn: Không cần ăn trong 24-72 giờ đầu, sau đó thức ăn phải tăng chất dinh dưỡng cần thiết

o Phẫu thuật trung bình: tùy tình trạng có thể lựa chọn thức ăn lỏng hay mềm

Tái lập thăng bằng nitrogen: tăng khẩu phần dinh dưỡng, nhất là chất đạm

Bệnh nhân không có điều kiện trên: cho liều vitamin duy trì gấp đôi liều tối thiểu

Bệnh nặng: những ngày đầu cho liều vitamin điều trị, sau giảm dần xuống liều duy trì đến lúc lành bệnh

Nước: có nhiều yếu tố gây mất nước Cần tăng uống nước khi:

Trẻ em cần khẩu phần nhiều protein

Hôn mê, sốt, tiểu nhiều, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều

Chất điện giải

Natri: là cation ngoại bào, giữ thăng bằng thẩm thấu và thể tích dịch cơ thể.

Kali: là cation nội bào, kiểm soát chức năng yếu tố nội bào

Trang 32

Sốt cao mất natri và kali nên phải tăng bằng truyền dịch

Các chất khác như Mg, Fe, Zn: mất đáng kể khi bị các loại sốc khác nhau, có vai trò giúp lành thương mô mềm và mô cứng.

Protein và viêm nhiễm

Nhu cầu protein

Lượng protein trong thực phẩm vẫn là vấn đề bàn cãi Lượng protein ăn vào nếu quá nhiều so với nhu cầu thì bị thải ra ngoài Protein động vật làm tăng cholesterol huyết thanh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim so với protein thực vật.

Nguồn protein: thịt, cá, gà, các loại đậu

Ảnh hưởng thừa protein:

Xáo trộn cân bằng dinh dưỡng, gây xốp xương, tăng nhu cầu nước, tăng sản phẩm chuyển hóa protein trong máu, làm giảm nhu cầu ăn rau quả.

Ảnh hưởng thiếu protein:

Làm giảm sức đề kháng với viêm nhiễm Tình trạng thiếu protein có thể trầm trọng hơn nếu bị nhiễm trùng, tạo nên vòng xoắn bệnh lý.

Gây suy giảm miễn dịch, các thay đổi mô học ở hệ thống miễn dịch:

o Tuyến ức bị xoắn

o Hạch bạch huyết và phủ tạng mất bạch cầu

o Tủy xương mất TB

Ảnh hưởng của viêm đối với dinh dưỡng protein

Làm bệnh nhân không ăn được và giảm khả năng dung nạp thức ăn, dẫn đến giảm dinh dưỡng, tăng dị biến protein, mất thăng bằng nitrogen và phá hủy mô.

Việc thay thế thức ăn xơ cứng bằng thức ăn mềm lỏng càng làm giảm cung cấp protein.

Nếu glucose không được cung cấp đầy đủ, protein cơ sẽ bị thoái hóa tạo thành glucose để cung cấp năng lượng.

Trong khi hấp thụ protein giảm do viêm thì nhu cầu protein lại tăng Biện pháp y tế cộng đồng là làm giảm viêm nhiễm hơn là tăng cung cấp protein cần thiết cho viêm.

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng protein với viêm

Làm giảm khả năng đề kháng với viêm, do làm giảm hình thành kháng thể, hoạt động thực bào, sự toàn vẹn của mô, quá trình lành thương, tạo lập collagen và các yếu tố đề kháng không đặc hiệu.

Trẻ em bị bệnh Kwashiokor phản ứng đề kháng với nhiễm trùng kém.

Khi có viêm nhiễm đi kèm với thiếu protein không có nghĩa là cung cấp protein thì lành thương Người có dinh dưỡng đầy đủ giúp sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Câu 24: Trình bày tỉ lệ, sự phân bố, vi khuẩn học, bệnh sâu chân răng người già và cách phòng bệnh

Đại cương

Bệnh sâu chân răng có thể định nghĩa là lỗ hổng hay là nơi bị làm suy yếu trên bề mặt chân răng, có thể hoặc không ảnh hưởng đến lớp men gần kề, có thể có hoặc không có khả năng phục hồi.

Tỉ lệ

Có sự liên quan giữa tỉ lệ bệnh sâu chân răng với tỉ lệ bệnh sâu răng và viêm quanh răng qua các nghiên cứu trên cộng đồng người trưởng thành sống cùng nhau (chủ yếu ở Mỹ) Hằng năm, tỉ lệ mới mắc là 2/100.

Sự phân bố

Trang 33

Sự phân bố bệnh sâu chân răng ở trong khoang miệng rất khác nhau Tỉ lệ sâu răng ở răng hàm hàm dưới là cao nhất, tiếp đó là răng hàm và răng cửa hàm trên Răng cửa hàm dưới dường như ít bị ảnh hưởng nhất Răng có bề mặt giữa lớn lại ở trong cùng thì bị ảnh hưởng nhiều hơn so với răng có bề mặt tiếp xúc với lưỡi và ở vòm miệng (những nơi quá trình làm sạch đường chậm nhất thì tỉ lệ sâu răng cao nhất)

Bề mặt chân răng bị lộ ra không phải là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sâu răng, mức

độ sâu chân răng có liên quan mật thiết đến sự phá hủy ở xung quanh răng.

Mức độ sâu chân răng có thể liên quan đến 1 số bệnh kinh niên, nghiện thuốc hay do cấu trúc, chức năng của tuyến nước bọt bị thay đổi Tỉ lệ bệnh sâu răng liên quan đến mức độ tấn công của hợp chất carbohydrat lên men Có 1 mối quan hệ giữa bệnh sâu thân răng và bệnh sâu chân răng, tuy nhiên người ta không thể chứng minh được sự liên quan này.

Bệnh sâu chân răng trước đây thường thấy ở dạng bề mặt bị lấp đầy Đây là yếu tố nguy hiểm cho sự phát sinh thương tổn mới.

Tỉ lệ sâu răng ở nam cao hơn nữ Điều này có thể do: phương pháp giáo dục và thu nhập thấp, các bệnh kinh niên nguy hiểm, vệ sinh răng miệng kém và hút thuốc.

Nhiều người cho rằng, quá trình lão hóa chỉ là một đặc điểm ko quan trọng trong việc quyết định hoạt động của bệnh sâu chân răng.

Vi khuẩn học và mô học

Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hình thành bệnh sâu chân răng Liên cầu khuẩn là thủ phạm quan trọng nhất gây sâu răng, ngoài ra còn có nhiều loại vi khuẩn khác Tuy nhiên, vẫn có nhiều cuộc tranh cãi về các loài vi khuẩn gây sâu chân răng Các loài vi khuẩn gây sâu chân răng bằng cách làm giảm pH ở ngà răng và xương răng Do đó các vi khuẩn tạo acid đều có thể đóng góp vào sự phát triển của bệnh sâu chân răng Những nhóm có liên quan nhiều nhất gồm nấm tia, liên cầu khuẩn, vi khuẩn sữa, nấm candida, trong đó nấm tia là loài có ảnh hưởng cao nhất.

Sự phát triển bệnh sâu chân răng có liên quan đến thức ăn chứa nhiều hợp chất carbon có thể lên men, số lượng nấm tia và vi khuẩn sữa có trong nước bọt.

Những thương tổn ở bề mặt chân răng nhỏ hay to phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh Bề mặt chân răng bị lộ trong miệng sẽ thu hút các khoáng chất vô cơ từ các chất lỏng trong miệng hình thành những lớp trên bề mặt Hiện tượng này xảy ra dù bề mặt chân răng là ngà răng hay xương răng Quá trình bào mòn bề mặt chân răng diễn ra ở giai đoạn đầu của tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau.

Sự xâm nhập của vi khuẩn vào bề mặt răng diễn ra rất nhanh khi răng đã bị sâu Nhưng mức độ tiến triển của bệnh sẽ chậm Kết quả là tổn thương bị mở rộng nhưng nông Tổn thương sẽ tiến triển về phía tủy răng và dẫn đến lộ tủy.

Phòng bệnh

Sử dụng nước có chứa fluor

Fluor trong nước cộng đồng có tác dụng nhiều với trẻ em khi răng đang trong quá trình phát triển, còn tác dụng với người trưởng thành thì đang được tranh cãi.

Những người có 20-30 năm định cư ở khu vực được fluor hóa nước uống thì giảm tỉ lệ sâu chân răng, còn nếu 40 năm trở lên thì không những giảm tỉ lệ sâu chân răng mà các thương tổn ở chân răng cũng giảm.

Một số phương pháp phòng bệnh khác:súc miệng bằng nước muối hay bằng hợp chất có chứa fluor và thiếc, sử dụng thuốc đánh răng có chứa fluor, gel APF (acidulate phosphate fluoride), gel NaF, varnish fluor Đây là các thuốc giúp ngăn ngừa nhạy cảm ngà cũng như sâu chân răng Thuốc sát trùng có chứa fluor cũng được dùng để phòng sâu răng Thuốc sát trùng dường như có hiệu quả cao nhất với loài liên cầu khuẩn.

Trang 34

Có nhiều chế độ khác nhau đã được đưa ra để phòng bệnh sâu răng, hầu hết đều liên quan đến việc sử dụng fluor Phương pháp của Johasen và Olsen: sử dụng gel fluor (APF, NaF) hàng ngày trong 4 tuần đầu, sau đó tiếp tục duy trì việc làm sạch miệng bằng khoáng hóa Nhai kẹo cao su:kích thích hoạt động của tuyến nước bọt đồng thời tăng độ pH trong mảm bám răng, giúp phòng bệnh sâu răng, đặc biệt ở người mắc bệnh khô miệng Kẹo cao su chứa fluor sẽ làm tăng tối đa hiệu quả phòng sâu răng.

Câu 25: Trình bày sự thay đổi của khoang miệng, răng, các tổ chức khác có liên quan tới bệnh quanh răng ở người già

Đại cương

Nhiều nghiên cứu cho thấy cơ cấu dân số của thế giới đang có sự thay đổi Đây là kết quả của việc cải thiện kinh tế, chăm sóc sức khỏe và môi trường xã hội, làm cho tuổi thọ trung bình của con người tăng 1 cách đột ngột, dẫn đến sự thay đổi lớn về sức khỏe và các dịch vụ

xã hội.

Khi già đi, cơ thể trải qua rất nhiều sự thay đổi về tuổi tác Sự thay đổi về tuổi tác có thể định nghĩa là sự thay đổi trong hình thức và chức năng của các mô và các cơ quan, là kết quả của hoạt động sinh lý có liên quan đến những cản trở nhỏ trong quá trình phân bào thông thường.

Sự thay đổi của khoang miệng

Chỉ 1 số ít sự thay đổi về tuổi tác có ảnh hưởng đến khoang miệng, phần lớn sự thay đổi đó không liên quan đến răng Các sự thay đổi này chỉ được hạn chế ở chất nhờn trong miệng và các mô liên kết, trong đó có mô nha chu (các mô nâng đỡ và giữ răng).

Biểu bì miệng bị mỏng đi, đồng thời tỷ trọng và cường độ hoạt động của các cơ quan nối liền với niêm mạc cũng yếu đi Điều này làm cho sự gắn kết của các biểu mô liên kết cũng

bị suy yếu Các mô liên kết trở nên ít đàn hồi hơn.

Các mô liên kết cũng giảm đi về số lượng

Chỉ có tỷ trọng chất nhờn tăng, tỉ lệ của sự luân chuyển chất nhờn cũng giảm đi.

Các tuyến nước bọt có những thay đổi nổi bật trong cấu trúc Sự thay đổi diễn ra nhiều nhất ở tuyến dưới hàm, ít hơn ở tuyến dưới lưỡi và ít nhất ở tuyến mang tai Sự thay đổi này làm cho những thành phần có thể phân tiết được giảm đi, đồng thời các thớ và mô mỡ trong các TB tăng lên Những nghiên cứu sự thay đổi của dòng chảy nước bọt theo tuổi tác trở nên phức tạp hơn, bởi tuyến nước bọt có liên quan đến nhiều bệnh toàn thân và bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thuốc ADA đã xếp lưu lượng nước bọt suy giảm là 1 trong các yếu tố nguy cơ gây sâu răng.

Những thay đổi mang tính chức năng này rõ nhất là ở tuyến chất nhầy do hormone của ruột non sinh ra, ở đó cấu trúc thuộc tuyến nang sẽ bị phá hủy dần cùng tuổi tác, đặc biệt trên các bệnh nhân dùng thuốc điều trị tiểu đường dài ngày.

Khi uống cùng 1 liều lượng thuốc thì độ suy giảm dòng chảy nước bọt ở người già nhiều hơn rất nhiều so với người trẻ.

Một số thay đổi trong thành phần nước bọt: giảm đáng kể trọng lượng protein và IgA, thay đổi trong mô hình của lượng chất nhầy ở nước bọt, lượng natri cũng bị giảm Các thay đổi này dẫn đến 1 số thay đổi trong đặc tính chức năng của các chất lỏng quan trọng

có trong miệng.

Sự thay đổi của răng

Có 1 tiến trình hình thành lớp men trên bề mặt răng luôn tiếp diễn quá trình phát triển của tinh thể và sự thích ứng với các thay đổi Đây là sản phẩm của việc bị phơi bày trong

Trang 35

môi trường răng miệng mà không liên quan đến sự thay đổi về tuổi tác Ngược lại, cả ngà răng và tủy răng đều trải qua 1 số thay đổi về cấu trúc Quá trình hình thành và lắng đọng của men răng theo tuổi tác sẽ sinh ra nhiều hơn nữa thành phần vô cơ Điều này liên quan đến sự suy giảm số lượng TB tạo răng Mạch nuôi dưỡng của tủy răng sẽ giảm khi các TB sợi phát triển và quá trình vôi hóa tủy diễn ra.

Có 1 số dấu hiệu cho rằng những thay đổi của tủy hay men răng biểu thị hoạt động của răng miệng hơn là quá trình lão hóa Quá trình lão hóa không xảy ra với răng, chúng chỉ diễn ra ở xung quanh ổ răng.

Quá trình lão hóa có liên quan đến 1 số bệnh ở trong miệng và hoạt động của bệnh đó Cũng có 1 số thay đổi đối với răng khi tuổi tác thay đổi, như hiện tượng rụng răng Nó có thể là do bệnh tật hoặc do “sự bào mòn hay thủng” qua nhiều năm Các thay đổi này chủ yếu do thời gian làm việc của răng cùng với sự hiện diện của bệnh về răng kinh niên.

Bệnh quanh răng

Việc mất đi khả năng gắn kết giữa các răng tỉ lệ thuận với tuổi tác, liên quan đến sự phơi trần của răng trong thời gian dài hay do thời gian tồn tại của mảng bám răng.

Tốc độ tiến triển của bệnh quanh răng bị ảnh hưởng bởi sự phản hồi của hệ miễn dịch.

Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính của hiện tượng rụng răng ở người trên 35 tuổi

là do bệnh quanh răng Nhưng với người cao tuổi thì không hoàn toàn là như thế.

Việc vệ sinh răng miệng ở người già phức tạp bởi

o Sự thay đổi cấu trúc lợi, hậu quả của sự lộ chân răng

o Hình dáng răng thay đổi

o Kỹ năng vệ sinh răng miệng giảm do khả năng tâm thần vận động giảm, có thể do khuyết tật về thể chất

Kết luận: khi già đi, khoang miệng, răng và các tổ chức khác trải qua nhiều sự thay đổi về

tuổi tác Hệ quả là, cần có sự thay đổi trong mô hình chăm sóc và phòng ngừa bệnh răng miệng ở người già.

Câu 26: Trình bày các phương pháp dự phòng bệnh sâu răng bằng Flour theo đường tại chỗ

Nhược điểm:chi phí cao hơn các biện pháp toàn thân.

Sử dụng kem đánh răng có fluor

Có thể giảm sâu răng 20-30% Đã được WHO khuyến cáo tất cả mọi người nên dùng.

Có 5 dạng hoạt chất của fluor trong kem đánh răng: NaF, AFP, MFP, SnF 2 và amine fluoride.

Hàm lượng trung bình tùy theo nhà sản xuất, có thể 0,1-1,5% (1000-1500ppm) Các dạng kem chải răng có fluor sử dụng hàng ngày không cần kê đơn của nha sĩ:

Người lớn sử dụng loại kem có nồng độ 1000-1500ppm

Trẻ em sử dụng loại kem có nồng độ thấp 200-500ppm

Trang 36

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kem chải răng thực sự có kết quả phòng sâu răng khi nồng độ fluor ≥800ppm

Khuyến cáo sử dụng

Mọi người nên sử dụng ít nhất 2 lần/ngày

Kiểm soát sự nuốt thuốc đánh răng với trẻ em

Kiểm soát lượng thuốc đánh răng, đặc biệt lưu ý khi dùng kem chải răng của người lớn cho trẻ 2-6 tuổi, cần lấy khối lượng tương đương hạt đậu xanh.

Các dạng kem chải răng có fluor sử dụng theo đơn của nha sĩ

Có hàm lượng fluor cao >1500ppm

Chỉ định cho bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao và sử dụng theo từng đợt dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ sâu răng qua các lần khám.

Fluor trong nước súc miệng

Nước súc miệng fluor có nhiều dạng khác nhau với cách dùng khác nhau, nó đã được chứng minh là cho hiệu quả cao, rẻ tiền, dễ bảo quản và sử dụng, áp dụng rất tốt cho trẻ

em lứa tuổi học đường Đặc biệt các địa phương có tỷ lệ sâu răng cao, hàm lượng fluor trong nước tự nhiên thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện cán bộ, trang bị y tế còn thấp thì việc sử dụng nước súc miệng fluor là 1 biện pháp khả thi nhất.

Hiện nay, nước súc miệng fluor cho trẻ em học đường là 1 trong 4 nội dung chính của chương trình nha học đường ở VN

Thường sử dụng

o NaF 0,5% súc miệng 2 lần/tháng, mỗi lần 2 phút

o NaF 0,05% súc miệng hàng ngày

Mang hàm giả tháo lắp hoặc cố định

Lưu lượng nước bọt không đủ hoặc giảm tiết nước bọt (do dùng thuốc, xạ trị, bệnh toàn thân, người già)

Răng có rãnh trũng sâu, có sâu răng mới chớm, có từ 1-3 xoang sâu, miếng trám răng sâu

≥3 năm.

Lộ chân răng (do bệnh nha chu, phục hình, người già )

Thường xuyên ăn vặt (trên 3 lần/ngày giữa các bữa ăn chính)

Mảng bám nhiều thấy được trên răng, số lượng vi khuẩn MS và LB trung bình hoặc cao.

Cố định 2 hàm sau chấn thương, phẫu thuật vùng hàm mặt

Người già, người khuyết tật, bệnh nhân sau tai biến không tự vệ sinh răng miệng được, bệnh nhân xạ trị vùng hàm mặt.

Người đái tháo đường, hở tâm vị, bệnh trào ngược dịch vị dạ dày, làm việc trong môi trường có nồng độ acid hoặc clo cao.

Răng khấp khểnh, lệch lạc khó vệ sinh

Trang 37

Răng nhạy cảm, ê buốt

Mòn mặt nhai, mòn cổ răng, hở cổ và chân răng do bệnh nha chu hoặc tuổi tác.

Sau lấy cao răng, hàn răng và cổ răng, mài cùi răng giả

Sau tẩy trắng răng

Thiểu sản men răng, men có nhiều đường rạn nứt

Lượng gel cho mỗi lần chải răng tương đương với lượng kem chải răng hằng ngày, với trẻ

em lượng gel ít hơn tương đương với hạt đậu Lượng gel cho mỗi lần áp khay là 2ml hoặc cách mép trên của khay 2mm (thường có vạch định sẵn)

Áp khay mang gel hoặc chải răng với gel 1-2 lần mỗi ngày trong 2-4 phút Mỗi đợt dùng

5-7 ngày Mỗi năm 2-4 đợt.

Liều lượng có thể thay đổi tùy theo mức đánh giá bệnh lý, nguy cơ sâu răng, mục tiêu điều trị, hàm lượng fluor của gel.

Chống chỉ định:dị ứng với fluor, đang dùng các thuốc có phản ứng chéo với fluor như chlorhexidine

Thuốc bôi fluor

Dạng thuốc bôi có nồng độ fluor rất cao 10000-23000ppm Thường dưới dạng vecni fluor: Duraphat của Colgate chứa 2,2% (NaF), Protectur chứa 0,7% (amine fluor)

Chỉ định:phòng và kiểm soát sâu răng cho người có nguy cơ sâu răng cao

Liều lượng:1 năm dùng 1-4 lần theo chỉ định của bác sĩ

Ưu điểm:tốt với trẻ <6 tuổi: vecni đông cứng và bám chắc trên răng sau khi bôi lên răng và tiếp xúc với nước bọt, vì vậy dễ dàng kiểm soát việc nuốt phải thuốc của trẻ.

Nhược điểm:tốn kém và đòi hỏi có nhân viên thực hiện

Câu 27: Dự phòng sâu răng cho cá nhân (phân loại mức độ nguy cơ sâu răng, kế hoạch dự phòng)

Phân loại mức độ nguy cơ sâu răng

Nguy cơ sâu răng mức độ thấp

Không có tổn thương sâu răng

Có thể có vài vết trắng trên mặt răng (nhưng bề mặt nhẵn bóng)

MS ở mức độ thấp

Chế độ ăn đường ở mức độ bình thường

Nước bọt bình thường

Nguy cơ sâu răng mức độ trung bình

Không có tổn thương sâu răng

Có thể có vài vết trắng trên mặt răng, đang hoạt động (bề mặt xù xì)

MS mức độ cao

Chế độ ăn đường mức độ bình thường

Nước bọt bình thường hoặc giảm

DMFT trung bình

Trang 38

Nguy cơ sâu răng mức độ cao

Có 1 vài tổn thương sâu răng

Có thể có vài vết trắng trên mặt răng, đang hoạt động (đốm trắng như phấn)

o Fluor Varnish áp 3 lần/10 ngày

o Chlorhexidine 0,12% hoặc 0,25% súc miệng trước khi đi ngủ, duy trì trong 2-3 tuần, sau 3 tháng nhắc lại

o Xylitol: dùng 2 viên kẹo nhai ít nhất trong 5 phút, 5 lần/ngày

Trám bít hố rãnh

Giảm mức độ nguy cơ sâu răng

Giảm lượng đường sử dụng

Giảm số lượng vi khuẩn: VSRM, xylitol

Tăng lưu lượng nước bọt: ăn trái cây, kẹo xylitol, thuốc kích thích tiết nước bọt (pilocarpine)

Tăng cường sử dụng fluor tại nhà

Tái khoáng hoá men răng

Tại phòng răng: fluor varnish 3 lần/10 ngày

Tại nhà:

o Nguy cơ trung bình: chải răng bằng kem đánh răng fluor 1000ppm + kem

5000 ppm hoặc gel hoặc súc miệng fluor 250ppm

Kem đánh răng fluor 5000ppm hoặc gel fluor chứa trong khay

Xylitol 2 viên x 5 lần/ngày

Bổ sung các loại calcium: phosphat, kẹo chứa calcium phosphat Duy trì và theo dõi

Trang 39

Kiểm tra mức độ tái khoáng

Đánh giá lại nguy cơ sâu răng

Nguy cơ trung bình: khám sau 3-6 tháng

Câu 28: Trình bày kỹ thuật hàn răng không sang chấn cho lỗ hàn loại

II

Đại cương

Kỹ thuật hàn răng không sang chấn (ART) là kỹ thuật hàn răng chỉ với dụng cụ cầm tay và vật liệu hàn là GIC Đây là 1 kỹ thuật chữa răng rất đơn giản, ít tốn kém nhưng lại có hiệu quả cao, cho phép áp dụng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, ở cả vùng sâu, vùng xa và đặc biệt thích hợp khi áp dụng trong chương trình Nha học đường.

Nguyên tắc

Lấy sạch ngà sâu chỉ bằng dụng cụ cầm tay

Hàn lỗ sâu bằng vật liệu bám dính hóa học tốt

Ưu điểm

Có thể áp dụng cho mọi nhóm dân số

Can thiệp tối thiểu, ít mất tổ chức răng, ít gây sang chấn

Ít đau, không gây sợ hãi đặc biệt đối với trẻ em.

Chi phí thấp

Dễ kiểm soát lây nhiễm (dụng cụ cầm tay dễ khử khuẩn hơn dụng cụ quay)

Vật liệu hàn:GIC

Vật liệu GIC hóa trùng hợp bao gồm bột và nước

Phần bột chứa silicon oxide, aluminum oxide và calcium fluoride

Phần nước bao gồm polyacrylic acid và nước đã khử ion

Chỉ định

Kỹ thuật ART không thích hợp cho tất cả các loại lỗ hàn Việc chẩn đoán và xác định thể loại

lỗ hàn rất quan trọng đối với sự thành công của kỹ thuật GIC là vật liệu hàn đáng tin cậy đối với lỗ sâu 1 mặt và 2 mặt có kích thước nhỏ, có thể áp dụng cho cả răng sữa và răng vĩnh viễn Tuy nhiên, đối với răng vĩnh viễn có lỗ sâu 1 mặt to, chỉ nên dùng làm miếng hàn tạm thời.

Trang 40

5 Đai hàn và chêm gỗ

6 Cây thăm dò nha chu

7 Găng tay, khẩu trang

12 Giấy than, sáp lá

13 Giấy, bay trộn

14 Vecni

Kỹ thuật

Tư thế, vị trí của nha sĩ và bệnh nhân

Nha sĩ: ngồi thẳng lưng, tư thế cánh tay và bàn tay có thể kiểm soát tất cả các công việc xuất phát từ đường giữa Ngồi sau hoặc bên phải bệnh nhân ở vị trí 10 giờ Khoảng cách

từ mắt nha sĩ đến miệng bệnh nhân khoảng 25-30cm

Bệnh nhân:có thể nằm trên ghế nha khoa, hay trên những phương tiện có bình diện phẳng như bàn, chõng tre , đầu ngửa, hơi cúi hay xoay đầu sang phải hoặc trái.

Bước 1: chuẩn bị lỗ hàn

Cô lập răng cần làm việc bằng bông gòn cuộn.

Nếu bề mặt răng có cặn bẩn bám, phải làm sạch bằng viên bông ướt, sau đó lau khô lại bằng viên bông khô.

Mở rộng đường vào lỗ sâu bằng cây vạt men trong TH lỗ sâu quá nhỏ hay lỗ sâu dạng hàm ếch

Làm sạch lỗ hàn: dùng cây nạo ngà lấy phần ngà mềm hoại tử với 1 lực nhẹ xoay ngang để tránh làm bộc lộ tủy Lau sạch lỗ hàn bằng viên bông ướt rồi lau lại bằng viên bông khô Bước 2: làm sạch lỗ hàn bằng xử lý men ngà

Luôn thay bông cuộn để giữ môi trường làm việc khô

Lau khô lại lỗ hàn

Đặt đai hàn giữa 2 răng Cho chêm gỗ vào để giữ đai hàn đầu dưới tiếp xúc tại viền lợi.

Có 2 cách xử lý ngà

o Dùng chất xử lý ngà dentin conditioner

o Dùng dung dịch của GIC là acid polyacrylic

Nhỏ 1 giọt chất xử lý ngà lên giấy trộn, gắp 1 viên bông khô thấm giọt chất này rồi đưa vào lỗ hàn và các rãnh gần lỗ hàn trong 10-15 giây.

Dùng viên bông ướt để lau sạch lỗ sâu 2 lần

Lau khô lại lỗ sâu bằng viên bông khô

Bước 3: trộn vật liệu hàn

Lấy phần bột và nước của GIC theo tỷ lệ chỉ dẫn của nhà sản xuất lên giấy trộn

Chia phần bột làm 2 phần bằng nhau Dùng bay trộn nước với nửa phần bột Xoay tròn phần bột trong nước nhưng không được miết xuống.

Tiếp tục trộn tiếp nửa phần bột còn lại và đánh tiếp

Thời gian trộn khoảng 20-30 giây Lấy trọn phần vật liệu vừa trộn để chuẩn bị hàn.

Bước 4: hàn răng

Đưa vật liệu đã trộn vào lỗ hàn 1 cách nhẹ nhàng, nếu cần thiết có thể phủ luôn vật liệu lên vùng hố rãnh gần lỗ sâu

Giữ đai hàn kỹ lưỡng.

Bôi dầu cách ly vào đầu ngón tay đi găng và ấn nhẹ lên miếng hàn trong vài giây

Lấy phần vật liệu thừa bằng cây điêu khắc Chờ 1-2 phút lấy đai hàn và chêm gỗ ra.

Kiểm tra lại khớp cắn

Nếu có vật liệu thừa thì lấy bằng cây điêu khắc

Lấy vật liệu thừa ở kẽ răng

Kiểm tra khớp cắn 1 lần nữa

Bôi 1 lớp vecni cách ly lên bề mặt miếng hàn.

Ngày đăng: 02/07/2016, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w