NGHIÊN cứu NGUYÊN NHÂN KHÒ KHÈ ở TRẺ dưới 5 TUỔI tại KHOA MIỄN DỊCH dị ỨNG KHỚP BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

86 974 9
NGHIÊN cứu NGUYÊN NHÂN KHÒ KHÈ ở TRẺ dưới 5 TUỔI tại KHOA MIỄN DỊCH   dị ỨNG KHỚP BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN KHÒ KHÈ Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI KHOA MIỄN DỊCH - DỊ ỨNG KHỚP BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN KHÒ KHÈ Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI KHOA MIỄN DỊCH - DỊ ỨNG KHỚP BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành : Nhi khoa Mã số : 60720135 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Thị Diệu Thúy HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Nhà trường, thầy cô giáo và bệnh viện Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Các thầy cô giáo Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội đã hết lòng dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và làm việc Các cô, các chị bác sỹ, y tá, hộ lý và toàn thể nhân viên khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp, bệnh viện Nhi trung ương đã dành nhiều quan tâm và giúp đỡ quý báu cho tôi hoàn thành luận văn này Tôi xin dành tất cả lòng biết ơn tới bố mẹ, anh chị em trong gia đình, chồng và con, những người luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi Và hơn tất cả, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm bộ môn Nhi, Phó trưởng khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp, Cô là người thầy tôn kính, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có được kết quả ngày hôm nay Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2015 Học viên: Nguyễn Thị Hiền LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Hiền, học viên Cao học khóa 22, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan: 1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy 2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam 3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2015 Học viên: Nguyễn Thị Hiền DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CRNN : Chưa rõ nguyên nhân CT : Computed tomography (Chụp cắt lớp vi tính) DDĐT : Dị dạng đường thở DVĐT : Dị vật đường thở GINA : Global initiative for asthma (tổ chức Hen toàn cầu) HPQ : Hen phế quản ICS : Inhaled Corticosteroids (Corticoid dạng hít) KKKPS : Khò khè khởi phát sớm KKTG : Khò khè trung gian KKKPM : Khò khè khởi phát muộn NKQ : Nội khí quản PCR : Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại gen) PQ: : Phế quản RSV : Respiratory synctial virus (virus hợp bào hô hấp) SGMD : Suy giảm miễn dịch TMH : Tai mũi họng TNDDTQ : Trào ngược dạ dày thực quản VTPQ : Viêm tiểu phế quản VP : Viêm phổi MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH 9 ĐẶT VẤN ĐỀ Khò khè là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân khiến các bậc phụ huynh phải đưa con đến cơ sở y tế Khò khè được định nghĩa là âm thanh có âm sắc cao liên tục phát ra từ ngực trong suốt thì thở ra [1] Nghiên cứu của Martinez và cộng sự (1995) [2] cho thấy tỷ lệ trẻ có triệu chứng khò khè xuất hiện sớm trước 6 tuổi là 49,5% GINA 2009 chỉ ra rằng có 25% trẻ em có ít nhất một đợt khò khè trước 1 tuổi, 35% trẻ em có ít nhất một đợt khò khè trước 3 tuổi, và 50% trẻ em có ít nhất một đợt khò khè trước 6 tuổi [3] Mô hình khò khè thay đổi tùy theo thời gian khởi phát, tính chất của đợt khò khè, yếu tố khởi phát và giới tính Tucson (1995) nghiên cứu trên 1246 trẻ từ khi sinh ra đến 6 tuổi cho thấy mô hình khò khè của trẻ em là: trẻ bị khò khè thoáng qua chiếm tỷ lệ 19,9%, trẻ khò khè dai dẳng là 13,7% và trẻ khò khè khởi phát muộn là 15% [2] Với kiểu hình khò khè khởi phát muộn, trẻ thường có cơ địa dị ứng và tiền sử gia đình có người bị hen phế quản hoặc mắc các bệnh dị ứng Với kiểu hình khò khè dai dẳng, ngoài yếu tố dị ứng và tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản thì nhiễm virus đường hô hấp đặc biệt là sau nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) và Rhinovirus là hai căn nguyên hay gây khò khè dai dẳng ở trẻ nhỏ [4] Nguyên nhân gây khò khè thoáng qua có chức năng hô hấp giảm là hậu quả của tình trạng tiếp xúc với khói thuốc lá của trẻ sau khi sinh hoặc do bản thân người mẹ đã hút thuốc lá trong quá trình mang thai [5] Hen phế quản là nguyên nhân chính gây khò khè ở trẻ em Kiểu hình khò khè của hen phế quản thường là khò khè dai dẳng hoặc khò khè khởi phát muộn Ngược lại, dị dạng đường thở là nguyên nhân gây khò khè khởi phát rất sớm trước 1 tuổi [6] Năm 2009, GINA [3] đã phân thành 4 nhóm nguyên 10 nhân gây khò khè ở trẻ nhỏ như sau: hen phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp, bất thường bẩm sinh và nhóm nguyên nhân khác Khò khè là dấu hiệu khá thường gặp ở trẻ nhỏ và là lý do cha mẹ thường đưa trẻ đến khám tại bệnh viện Tiếp cận chẩn đoán khò khè ở trẻ em không phải lúc nào cũng dễ dàng Nguyên nhân gây khò khè rất nhiều, mỗi một bệnh thường có kiểu hình khò khè khác nhau và mỗi kiểu hình khò khè có thể do các nhóm nguyên nhân khác nhau Các nghiên cứu về kiểu hình khò khè ở trẻ em tại nước ta còn chưa nhiều Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu nguyên nhân khò khè ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa miễn dịch - dị ứng - khớp bệnh viện Nhi trung ương" nhằm tìm ra mối tương quan giữa kiểu hình khò khè và nguyên nhân gây khò khè ở trẻ em Đề tài được tiến hành với các mục tiêu sau: 1 Xác định nguyên nhân khò khè ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa miễn dịch - dị ứng - khớp bệnh viện Nhi trung ương từ 1/7/2014 - 30/6/2015 2 Mô tả kiểu hình khò khè theo nguyên nhân 22 Rosenberg H.F., Dyer K.D.,et al (2013) Eosinophils: changing perspectives in health and disease, Nat Rev Immunol., 13(1), 9-22 23 Hederos C.A., Janson S.,et al (2004) Chest X-ray investigation in newly discovered asthma, Pediatr Allergy Immunol., 15(2), 163-5 24 Flurin V., Deschildre A.,et al (1995) Vascular tracheal compression presenting as bronchiolitis in infants, Arch Pediatr., 2(6), 555-9 25 Jang H.S., Lee J.S.,et al (2001) Correlation of color Doppler sonographic findings with pH measurements in gastroesophageal reflux in children.", Journal of Clinical Ultrasound., 29(4), 212-217 26 Ehab Ali Abd-El Gawada., Mohammed Ahmed Ibrahima (2014), "Tracheobronchial foreign body aspiration in infants & children: Diagnostic utility of multidetector CT with emphasis on virtual bronchoscopy, The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine 45(4), 1141-1146 27 Sullivan J.S and Sundaram S.S (2012) Gastroesophageal Reflux, Pediatrics in Review 33(6), 243-254 28 Giovanni Piedimonte., Miriam K Perez.,et al (2014) Respiratory Syncytial Virus Infection and Bronchiolitis, Pediatr., 35(12) 29 Stephen B.,Greenberg (2003) Respiratory Consequences Rhinovirus Infection, Arch Intern Med., 163(3), 278-284 30 James Austin Frca., Tariq Ali Frca.,et al (2003) Tracheomalacia and bronchomalacia in children: pathophysiology, assessment, treatment and anaesthesia management, Pediatric Anesthesia 13(1), 3-11 31 32 Ricardo Mingarini TerraI., Helio Minamoto.,et al (2009) Surgical treatment of congenital tracheal stenoses, Jornal Brasileiro de Pneumologia 35(6), pp 1806-3756 Stuart B (2012) Pulmonary artery sling 33 Medscape http://emedicine medscape.com/article/898075-overview Shabir B (2013).Vascular rings Medscape http://emedicine.medscape com/article/426233-overview of 34 Menes T., Lelcuk S.,et al (2000) Pathogenesis and current management of gastrooesophageal-reflux-related asthma Eur J Surg 166(8), 596-601 35 Woo Jin Jung., Hyeon Jong Yang.,et al (2012) The Efficacy of the Upright Position on Gastro-Esophageal Reflux and Reflux-Related Respiratory Symptoms in Infants With Chronic Respiratory Symptoms, Allergy Asthma Immunol Res 4(1), 17-23 36 Bo Y Te (2005) Hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm vi rút cúm A H5N1 37 Krawiec M.E., Westcott J.Y.,et al (2001) Persistent wheezing in very young children is associated with lower respiratory inflammation Am J Respir Crit Care Med., 163(6), 1338-43 38 Blencowe H., Cousens S.,et al (2012) National, regional, and worldwide estimates of preterm birth rates in the year 2010 with time trends since 1990 for selected countries: a systematic analysis and implications, Lancet 379(9832), 2162-2 39 CDC (2013) Birthweight and Gestation, National Vital Statistics Reports., 64(1), 9-12 Ward M.A (2013) Fever in children Uptodate http://www.uptodate 40 .com/ contents/fever-in-children-beyond-the-basics 41 Amarasekera M (2011) Immunoglobulin E in health and disease,Asia Pac Allergy, 1(1), 12-15 42 Güzide Aksu., Ferah Genel.,et al (2006) Serum immunoglobulin (IgG, IgM, IgA) and IgG subclass concentrations in healthy children: a study using nephelometric technique, Turk J Pediatr, 48(1), 19-24 43 Patra S , Singh V ,et al (2011) Demographic and clinical profile of children under two years of age with recurrent wheezing, J Coll Physicians Surg Pak., 21(11), 715-7 44 Chong Neto H.J ,et al (2007) Prevalence of recurrent wheezing in infants, Pediatr, 83(4) 45 Guilbert T.W., Morgan W.J.,et al (2004) Atopic characteristics of children with recurrent wheezing at high risk for the development of childhood asthma, J Allergy Clin Immunol, 114(6), 1282-7 46 Nguyễn Thị Hà (2013) Nguyên nhân gây khò khè tái diễn và/hoặc dai dẳng ở trẻ dưới 5 tuổi, Luận văn Thạc Sỹ y học Đại học Y Hà Nội 47 Bianca A.C., Wandalsen G.F.,et al (2009) International Study of Wheezing in Infants (EISL): validation of written questionnaire for children aged below 3 years J Investig Allergol Clin Immunol., 19(1), 35-42 48 Graziella Turato., Angelo Barbato.,et al (2008) Nonatopic Children with Multitrigger Wheezing Have Airway Pathology Comparable to Atopic Asthma, 178(4), 476-482 49 Nguyễn Thị Mai Hoàn (2010) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái của các dị dạng đường thở bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện Nhi TW,Luận văn Thạc Sỹ Đại học Y Hà Nội 50 Saglani S., Nicholson A.G.,et al (2006) Investigation of young children with severe recurrent wheeze: any clinical benefit?, Eur Respir J., 27(1), 29-35 51 Sheikh S., Stephen T.,et al (1999) Gastroesophageal reflux in infants with wheezing, Pediatric Pulmonology., 28(3), 181-186 52 Lemanske R.F., Jackson D.J.,et al (2005), Rhinovirus illnesses during infancy predict subsequent childhood wheezing, J Allergy Clin Immunol 116(3), 571-7 53 Jartti T., Lehtinen P.,et al (2009) Bronchiolitis: age and previous wheezing episodes are linked to viral etiology and atopic characteristics Pediatr Infect Dis J., 28(4), 311-7 54 Heymann P.W., Carper H.T.,et al (2004) Viral infections in relation to age, atopy, and season of admission among children hospitalized for wheezing, J Allergy Clin Immunol., 114(2), 239-47 55 Anne Marie Singh., Paul E.,et al (2007) Bronchiolitis to Asthma, American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine., 175(2), 108-119 56 Karaman O., Uzuner N.,et al (1999) Results of the gastroesophageal reflux assessment in wheezy children The Indian Journal of Pediatrics 66(3): p 351-5, The Indian Journal of Pediatrics., 66(3), 351-5 57 Bozaykut A., Paketci A.,et al (2013) Evaluation of risk factors for recurrent wheezing episodes, J Clin Med Res, 5(5), 395-400 58 Siroux V1., Basagaña X.,et al (2011) Identifying adult asthma phenotypes using a clustering approach, Eur Respir., 38(2), 310-7 59 MD.Khoulood Fakhoury (2015) Wheezing illnesses other than asthma in children 60 J Henderson., R Granell.,et al (2008) Associations of wheezing phenotypes in the first 6 years of life with atopy, lung function and airway responsiveness in mid-childhood, bmj 63(11), 974-980 61 Alet H Wijga., Marjan Kerkhof.,et al (2014) The Prevention and Incidence of Asthma and Mite Allergy (PIAMA) birth cohort, International Journal of Epidemiology., 43(2), 527-535 62 J A Howrylak., B Schuemann.,et al (2010) Using spectral clustering of phenotypes to identify novel asthma subtypes, Abstract ATS 2010 63 Chong Neto HJ.,Rosário NA (2010) Wheezing in infancy: epidemiology, investigation, and treatment, J Pediatr (Rio J) 86(3) 171-178 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Hành chính 1 2 3 4 5 6 7 Mã BA: ………… Họ và tên: tháng Giới: Nam Nữ Ngày sinh: ./ / 20 Ngày vào viện: / / 201 Ngày ra viện: / ./ 201 Địa chỉ: …………………………………………………………… SĐT: ……………………………………………………………… Lý do vào viện: …………………………………………………………… Tiền sử: 1 Gia đình Trong gia đình có ai mắc bệnh dị ứng không? Tiền sử Hen phế quản Dị ứng thức ăn Dị ứng thuốc Dị ứng thời tiết Viêm mũi dị ứng Mày đay Chàm Bố Không Mẹ Có Anh Chị em Hút thuốc lá Dị ứng khác Trong gia đình có ai mắc bệnh hô hấp khác không? Không Có Cụ thể: …………………………………………………………………… 2 Bản thân 2.1 Tiền sử về các bệnh dị ứng Hen Phế Quản Viêm da cơ địa Chàm Mày đay Dị ứng thuốc Dị ứng thức ăn Tiếp xúc với khói thuốc lá Tiếp xúc với vật nuôi Không 2.2 Bệnh lý khác Có đẻ non không? Không Có (Thai ……tuần) Cân nặng khi sinh: ………gram Ngạt: Không Có Viêm phổi: Không Có Bệnh lý cơ quan khác: Không Có Cụ thể: ………………………………………………………………………… Triệu chứng lâm sàng - 1 Tiền sử các đợt khò khè: Tuổi xuất hiện khò khè lần đầu tiên ………………………………… Số đợt bị khò khè: ………………………………………………………… Thời gian khò khè mỗi đợt: ……………………………………………… Triệu chứng giữa các đợt khò khè: Có Không Hoàn cảnh xuất hiện: Theo mùa Sau sốt Sau nhiễm VR Thay đổi thời tiết - Sau ăn Sau gắng sức 2 Đợt khò khè này: Ngày vào viện là ngày thứ …… của bệnh Thời gian khò khè: Tính chất khò khè: Liên tục Hoàn cảnh xuất hiện: Theo mùa Sau ăn Sau sốt Sau nhiễm VR Thay đổi thời tiết Sau gắng sức 3 Triệu chứng hô hấp kèm theo Không rõ Ngắt quãng Không rõ • • • • • • • Ho Chảy mũi Sốt Nôn Nhịp thở Rút lõm lồng ngực Nghe phổi Ral rít Ral ngáy Ral ẩm Tiếng thở bất thường • Đáp ứng với thuốc giãn phế quản: • Đáp ứng với thuốc Nexium: Có Có Không Không Triệu chứng cận lâm sàng 1 Công thức bạch cầu BC: …………… G/L BCTT: ………….G/L ………… % BC E: ………… G/L ………… % Tiểu cầu: ……… G/L HGB: ……………g/l 2 CRP: ……………mg/l Procalcitonin: ……….ng/ml 3 Chẩn đoán hình ảnh - XQ tim phổi: Bình thường Hình ảnh viêm phổi Hình ảnh ứ khí Khác: …………………… - S.A bụng: Không Có Kết quả: ………………………………………………………… - Siêu âm tim: Không Có Kết quả: ………………………………………………………… - Siêu âm tim: Không Có Kết quả: …………………………………………………………… - Nội soi TMH: Không Có Kết quả: ………………………………………………………… - Soi phế quản Không Có Kết quả: ………………………………………………………… - Chụp CT ngực: Không Có Kết quả: ………………………………………………………… - 4 Xét nghiệm vi sinh: Rhino virus: Không RSV: Không CMV: Không EBV: Không Nuôi cấy: Không Dương tính Dương tính Dương tính Dương tính Dương tính Âm tính Âm tính Âm tính Âm tính Âm tính Loại vi khuẩn: ………………………………………………………… - Khác: ………………………………………………………………… 5 Test dị ứng - IgE: ……….IU/ml - Prick test: Không Có Kết quả: ………………………………………………………… 6 Miễn dịch dịch thể: - IgA: ………… IU/ml - IgG:………… IU/ml - IgM:………… IU/ml 7 Thuốc đang dùng: 8 Chẩn đoán khi vào viện Viêm tiểu phế quản Viêm phế quản Viêm phổi Hen phế quản TNDDTQ Khác: ……………………………………………………………… 9 Chẩn đoán khi ra viện Viêm tiểu phế quản Hen phế quản Viêm phế quản Viêm phổi TNDDTQ Khác: …………………………………………………………………

Ngày đăng: 01/07/2016, 11:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan