1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

75 662 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 634,54 KB

Nội dung

Hội nhập kinh tế quốc tế đã đem đến cho Việt Nam những khởi sắc trong xuất khẩu nông sản. Thông qua mở rộng thị trường quốc tế và khu vực, những mặt hàng có thế mạnh đặc biệt là nông sản đang dần chiếm lĩnh thị trường thế giới đem lại kim ngạch xuất khẩu cao. Xuất siêu trong nông sản ngày càng tăng, góp phần cân đối cán cân thương mại.Mặc dù, thương mại quốc tế đã đem đến cho xuất khẩu nông sản Việt Nam những thành tựu to lớn, nhưng xét về tiềm năng của quá trình hội nhập Việt Nam chưa khai thác hết tiềm lực, nâng cao giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa song hàng nông sản vẫn là một trong những ngành hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vì vậy qua bài luận văn em muốn phân tích để đưa ra một số giải pháp để giải quyết các vấn đề làm cản trở sự phát triển ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Qua các báo cáo có thể đấy một thực trạng là sản lượng xuất khẩu nông sản cao nhưng giá trị nông sản xuất khẩu lại thấp. Vấn đề nằm ở chất lượng sản phẩm nông sản Việt Nam chưa tạo được thương hiệu thế giới, đây là vấn đề hết sức cấp thiết vì chúng ta đang xuất khẩu nông sản một cách tràn lan trong khi đó giá trị sản phẩm lại thấp.Điều này đang gây lãng phí tài nguyên và nhân lực, người dân vất vả để sản xuất ra nông sản nhưng thu lại giá trị thấp. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này em đã chọn đề tài:“Cơ hội và thách thức của viêc phát triển xuất khẩu nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .”Chúng ta có đang thực sự sản xuất theo tiêu chuẩn của nguồn cầu thế giới hay không đó là câu hỏi đặt ra cho ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trong bài em có đưa ra phân tích thị trường nhập khẩu nông sản của thế giới và so sánh với nguồn cung nông sản thế giới của Việt Nam và các thị trường xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Qua đó chỉ ra lợi thế của Việt Nam, những vấn đề cần giải quyết để nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam.Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê mô tả và diễn giải, phân tích số liệu, đánh giá, so sánh. Dữ liệu được thu thập từ các nguồn trênsách, báo, niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, tài liệu của Bộ công thương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thônvà từ nguồn internet.Bố cục của bài luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,phụ biểu, thì nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương:Chương 1: Tổng quan nghiên cứuChương 2: Thực trạng về xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong thời gian qua.Chương 3: Cơ hội và thách thức đến xuất khẩu nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế.Chương 4: Giải pháp xúc tiến xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề thực tập là quá trình do bản thân em tự tìm tòi, tập hợp tàiliệu và nghiên cứu, không hề có tình trạng sao chép gian lận trong chuyên đề này Em xin hứa là đã tuân thủ theo các nội quy của nhà trường cũng như của “Viện Nghiêncứu quản lý kinh tế trung ương ” trong yêu cầu về hoàn thành chuyên đề thực tập tốtnghiệp Nếu có điều gì sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thúy Minh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian được học tập và rèn luyện dưới sự hướng dẫn của các thầycô trongTrường Đại học Thủy Lợi nói chung và các thầy cô trong Khoa Kinh tế & Quản lý nóiriêng, em đã tích lũy được cho mình những kiếnthức và sự hiểu biết nhất định vềchuyên ngành Kinh tế quốc tế Với những kiếnthức tích lũy được, em đã chọn đề

tài:“Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển xuất khẩu nông sản của Việt Namtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ”.Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong

khoa Kinh tế & Quản lý, các thầy cô trong Trường Đại học Thủy Lợi đã giúp em cóđượcnhững kiến thức, hiểu biết nên tảng để thực hiện chuyên đề này Đặc biệt, emxingửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Th.s Ngô Mến đã địnhhướng, hướng dẫn vàgiúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị cán bộ công nhân viên Viện Nghiên cứuquản lý kinh tế trung ương đã giúp đỡ trong thời gian em thực tập tại đây

Do bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thực tếnên chuyên đềkhông tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận đượcsự đóng góp củacác thầy cô để nhận ra được những hạn chế, rút kinh nghiệm vàhoàn thiện bài chuyên đềcủa mình hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2016

Sinh viên

Phạm Thị Thúy Minh

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan lý thuyết 3

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 3

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế xã hội 3

1.2 Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng nông sản trong hội nhập kinh tế quốctế .6

1.2.1 Xuất khẩu hàng nông sản những cam kết khi gia nhập thương mại quốc tế 6

1.2.2 Quy định về chất lượng, xuất xứ khi hội nhập kinh tế quốc tế 10

1.3 Thị trường nông sản thế giới 11

1.3.1 Thị trường nông sản thế giới 12

1.3.2 Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu 17

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM NHỮNGNĂM GẦN ĐÂY 19

2.1 Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây 19

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản 22

2.1.2 Cơ cấu, chất lượng hàng nông sản 24

2.1.3 Giá cả xuất khẩu hàng nông sản 26

2.1.4 Thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam 27

2.2 Thực trạng xuất khẩu nông sản một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam 29

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản 38

2.4 Đánh giá thực trạng xuất khẩu, những điểm yếu của Việt Nam trong xuất khẩunông sản 44

Trang 4

CHƯƠNG 3CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU

NÔNG SẢN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ…………47

3.1 Cơ hội 47

3.1.1 Tiềm năng sản xuất nông sản của Việt Nam 47

3.2.2.Cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế 47

3.2 Thách thức 49

CHƯƠNG 4GIẢI PHÁP XÚC TIẾN PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓANÔNG SẢN. 53

4.1 Quản lý và xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam 53

4.2 Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản 54

4.3 Xây dựng hoàn thiện chuỗi giá trị hàng nông sản 56

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 62

Trang 5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Trị giá xuất khẩu hàng nông sản, cơ cấu hàng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu ( 1995 - 2014) 22Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn (1995 – 2014) 23Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hàng nông sản chính tính theo trị giá xuất khẩu giai đoạn 2012-2013 và giai đoạn 2014-2015 26Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu gạo, sản lương và giá gạo TB giai đoạn 29Biểu đồ 2.5: So sánh giá gạo trung bình của các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giớitại cùng một thời điểm 31Biểu đồ 2.6: Sản lượng xuất khẩu nông sản giai đoạn 1995- 2014 36

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Top 5 nhà xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới 13Bảng 2.1 So sánh giá gạo trung bình giữa các quốc gia xuất khẩu gạo năm 1997- 2014 32

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

AFTA: ASEAN FREE TRADE AREA – Khu vực mậu dịch tự do ASEANASEAN: ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS – Hiệp hội các nước

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế đã đem đến cho Việt Nam những khởi sắc trong xuất khẩunông sản Thông qua mở rộng thị trường quốc tế và khu vực, những mặt hàng có thếmạnh đặc biệt là nông sản đang dần chiếm lĩnh thị trường thế giới đem lại kim ngạchxuất khẩu cao Xuất siêu trong nông sản ngày càng tăng, góp phần cân đối cán cânthương mại

Mặc dù, thương mại quốc tế đã đem đến cho xuất khẩu nông sản Việt Nam nhữngthành tựu to lớn, nhưng xét về tiềm năng của quá trình hội nhập Việt Nam chưa khaithác hết tiềm lực, nâng cao giá trị xuất khẩu Tỷ trọng nông sản trong tổng kim ngạchxuất khẩu đang giảm dần, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầuphát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa song hàng nông sảnvẫn là một trong những ngành hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Vì vậy quabài luận văn em muốn phân tích để đưa ra một số giải pháp để giải quyết các vấn đềlàm cản trở sự phát triển ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Qua các báo cáo có thể đấy một thực trạng là sản lượng xuất khẩu nông sản cao nhưnggiá trị nông sản xuất khẩu lại thấp Vấn đề nằm ở chất lượng sản phẩm nông sản ViệtNam chưa tạo được thương hiệu thế giới, đây là vấn đề hết sức cấp thiết vì chúng tađang xuất khẩu nông sản một cách tràn lan trong khi đó giá trị sản phẩm lại thấp.Điềunày đang gây lãng phí tài nguyên và nhân lực, người dân vất vả để sản xuất ra nôngsản nhưng thu lại giá trị thấp Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này em đã

chọn đề tài:“Cơ hội và thách thức của viêc phát triển xuất khẩu nông sản trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế ”

Chúng ta có đang thực sự sản xuất theo tiêu chuẩn của nguồn cầu thế giới hay khôngđó là câu hỏi đặt ra cho ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam Trong bài em có đưa raphân tích thị trường nhập khẩu nông sản của thế giới và so sánh với nguồn cung nôngsản thế giới của Việt Nam và các thị trường xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới Quađó chỉ ra lợi thế của Việt Nam, những vấn đề cần giải quyết để nâng cao giá trị xuấtkhẩu nông sản Việt Nam

Trang 9

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê mô tả và diễn giải, phân tích số liệu,đánh giá, so sánh Dữ liệu được thu thập từ các nguồn trênsách, báo, niên giám thốngkê của Tổng cục thống kê, tài liệu của Bộ công thương, Bộ nông nghiệp và phát triểnnông thônvà từ nguồn internet.

Bố cục của bài luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục,phụ biểu, thì nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứuChương 2: Thực trạng về xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong thời gian qua.Chương 3: Cơ hội và thách thức đến xuất khẩu nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế.Chương 4: Giải pháp xúc tiến xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Trang 10

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan lý thuyết.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu.

Xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nướcngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóacho nước ngoài

Tại Việt Nam, theo điều 28, mục 1, chương 2, luật Thương mại Việt Nam năm 2005quy định:“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổViệt Namhoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật

Hàng hóa xuất khẩu: là hàng hóa sản xuất để đưa ra thị trường, mua bán trao đổi trênthị trường nhưng là thị trường nước ngoài Hàng hóa này phải di chuyển qua biên giớicủa quốc gia Đồng thời cũng phải đáp ứng được tiêu chuẩn, chất lượng mà thị trườngđó đòi hỏi Như vậy so với sản phẩm để bán trên thị trường nội địa nó phức tập hơnnhiều

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế xã hội.

Có thể nói xuất khẩu là phương thức để thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng xuất khẩulà để tăng thu thêm nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạtầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu Để có thể tiếp thu được công nghệtừ các nước tiên tiến chúng ta cần một số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiếtbị Và nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu là một trong những nguồn vốn quan trọng đểnhập khẩu

Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Xuất khẩu theo nhu cầu của thếgiới kết hợp với lợi thế sản xuất để tập trung chuyên môn hóa, tổ chưc sản xuất phát

Trang 11

triển ngành có tiềm năng kinh tế dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngtích cực.

Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Xuất khẩu gópphần nâng cao nhu cầu sản xuất hàng hóa, thu hút hàng nghìn lao động, giúp ngườidân có việc làm, gia tăng thu nhập, đời sống tốt hơn

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩuvà các hoạt động kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt hơn vớiphân công lao động quốc tế Chính các quan hệ quốc tế đối ngoại lại tạo tiền đề chohoạt động xuất khẩu như việc lưu thông, đầu tư

Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển, xuất khẩu hàng nông sản của ViệtNam được xây dựng và hoàn thiện dựa trên các lợi thế thương mại vận dụng đối vớihàng nông sản và những phân tích lợi thế về tác động của các công cụ chính sách nôngsản nên trong phầ tiếp theo tôi xin nêu ra một số lý thuyết chính phục vụ cho đề tàinghiên cứu Các lợi thế này đã được đề cập trong nhiều giáo trình về kinh tế học quốctế, thương mại quốc tế và nhiều tài liệu có liên quan khác Vì vậy ở đây chỉ đề cập đếnnhững nội dung cơ bản, từ đó rút ra kết luận cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nôngsản Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.2 Lý thuyết thương mại quốc tế.

Nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo.[6]Năm1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Nguyên lý của Kinh tế chính trị và thuếkhoá, trong đó ông đã đề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage) Khái niệmnày chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất cácsản phẩm khác Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết, nhằm làmcho vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản và trực tiếp hơn

Các giả thiết của Ricardo

Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định Cácyếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi một quốc gia Các yếu tố sản xuất khôngđược dịch chuyển ra bên ngoài Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao

Trang 12

động Công nghệ của hai quốc gia như nhau Chi phí sản xuất là cố định Sử dụng hếtlao động (lao động được thuê mướn toàn bộ) Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo Chínhphủ không can thiệp vào nền kinh tế Chi phí vận chuyển bằng không Phân tích môhình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá quy luật lợi thế so sánh.

Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là: mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vàosản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sảnphẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh

Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo đã nhấnmạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kémlợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể vàvẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nướccó một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánhnhất định về sản xuất các sản phẩm khác Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuấtkhẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thếgiới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại Như vậy lợi thế sosánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công laođộng quốc tế

Lý thuyết Heckscher- ohlin.[6]

Lý thuyết của Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệtvề năng suất lao động Ricardo nhấn mạnh tới năng suất lao động và lập luận rằngnhững sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nước ngụ ý về lợi thế so sánh Hainhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin(vào năm 1933) đã đưa ra cách giải thích khác về lợi thế so sánh Họ chứng tỏ rằng lợithế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt trong độ sẵn có các yếu tố sản xuất

Bằng cách sử dụng khái niệm độ sẵn có các yếu tố hai tác giả muốn đề cập đến mứcđộ mà một nước có sẵn các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn Các nước có độsẵn có các yếu tố khác nhau,và sự sẵn có các yếu tố khác nhau đó giải thích những sựkhác biệt về giá cả các nhân tố, cụ thể, độ dồi dào của nhân tố càng lớn thì giá cả củanhân tố đó càng rẻ

Trang 13

Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự báo rằng các nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sửdụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập khẩu những hànghóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó Như vậy, lýthuyết H-O cố gắng giải thích mô hình của thương mại quốc tế mà ta chứng kiến trênthị trường thế giới Giống như lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O cho rằng thươngmại tự do sẽ mang lại lợi ích Tuy nhiên, khác với lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-Olại lập luận rằng mô hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự khác biệt về mứcđộ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là bởi sự khác biệt về năng suất lao động.Ứng dụng thực tiễn lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.Việt Nam là nước có nhiều lơi thế trong việc xuất khẩu nông sản do chi phí sản xuấtsản phẩm nông sản thấp Mặt hàng nông sản là mặt hàng thâm dụng lao đông Trongkhi đó Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và là quốcgia có truyền thống trồng lúa nước,làm nông nghiệp Do vậy người dân được tích lũykinh nghiệm từ đời này sang đời khác, thành thạo trong việc sản xuất Thêm nữa, ViệtNam có diện tích đất đai rông lớn, khí hậu phù hợp để phát triển sản xuất và xuất khẩunông sản.Nắm được lợi thế này Việt Nam đã chuyên môn hóa sản xuất nông sản, đểtạo lợi thế xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

1.2 Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.1 Xuất khẩu hàng nông sản những cam kết khi gia nhập thương mại quốc tế.

Hợp tác kinh tế giữa các quốc gia xuất hiện khi lực lượng sản xuất và phân công laođộng đã phát triển đến một trình độ nhất định Ban đầu chỉ là những hình thức buônbán song phương, sau đó mở rộng, phát triển dưới dạng liên kết sản xuất kinh doanh.Trong thời đại ngày nay, lực lượng sản xuất và công nghệ thông tin đã và đang pháttriển với một tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy Tình hình đó vừa đặt ra yêu cầu vừatạo ra khả năng tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn cầu Các quốc gia ngày càngcó nhiều mối quan hệ phụ thuộc nhau hơn, cần sự bổ trợ cho nhau, đặc biệt là các mốiquan hệ về kinh tế thương mại cũng như đầu tư và các mối quan hệ khác như môitrường, dân số Chính đây là những căn cứ thực tế để đi tới cái đích cuối cùng của quá

Trang 14

trình toàn cầu hoá hướng tới đó là một nền kinh tế toàn cầu thống nhất không còn biêngiới quốc gia về kinh tế ấy.

Bối cảnh toàn cầu hóa là xu thế khách quan, lôi quấn các nước, bao trùm hầu hết cáclĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhaugiữa các nền kinh tế

Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện đường lối đổi mới từng ngày Trong lĩnh vựckinh tế, với hàng loạt chính sách đổi mới thể chế kinh tế như hình thành nền kinh tếnhiều thành phần, xây dựng nền kinh tế phát triển về lực lượng sản xuất, quan hệ sảnxuất và hội nhập kinh tế quốc tế.Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế thương mại vớicác nước Chúng ta đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTOvà mới đây là thành viên của TPP.Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã là thànhviên chính thức của ASEAN,tham gia AFTA từ ngày 1-1- 1996, là thành viên sáng lậpcủa Diễn đàm Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) từ tháng 11- 1998.Từ ngày 7- 1-2007 trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mạithế giới WTO.Việc tham gia các tổ chức này, ngoài quyền lợi được hưởng thì cácthành viên cũng phải thực hiện cam kết của mình, trong đó Việt Nam cũng khôngngoại lệ Sau đây, là một số cam kết của Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Sau đấy,là một số cam kết của Việt Nam với các tổ chức đối với hàng nông sản

Cam kết của Việt Nam trong AFTA đối với hàng nông sản.

Việt Nam và các nước thành viên cam kết thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan cóhiệu lực chung (CEPT) Theo đó, mức thuế quan chung của các loại hàng hóa ViệtNam sẽ được cắt giảm còn 0 -5% trong vòng 13 năm, từ ngày 1-1-1993 đến ngày 1-1-2006 Đối với hàng nhạy cảm là nông sản chưa chế biến, CEPT sửa đổi quy định, tùyđiều kiện kinh tế, từng quốc gia sẽ đưa ra ba loại danh mục khác nhau: danh mục giảmthuế, danh mục loại trừ tạm thời và danh mục các sản phẩm chưa chế biến nhạy cảm.Nông sản chưa chế biến được đưa vào CEPT bao gồm thịt, cá, sữa, cà phê, chè, ngũcốc, hạt có dầu, dầu mỡ động vật, thịt chế biến, đường, coooca, đồ uống, thốc lá

Sản phẩm nông sản chưa chế biến trong Danh mục cắt giảm thuế ngay được chuyểnvào chương trình cắt giảm thuế nhanh hoặc chương trình cắt giảm thuế bình thường

Trang 15

vào ngày 1-1-1996 và được giảm xuống 0-5% vào tháng 1 năm 2003 Các sản phẩmcho danh mục loại trừ tạm thời của hàng nông sản chưa chế biến được chuyển sangDanh mục cắt giảm thuế trong vòng 5 năm, từ ngày 1-1-1998 đến ngày 1-1-1003, mỗinăm chuyển 20% Tùy theo mức độ nhạy cảm, các sản phẩm nông sản chưa chế biếnđược chia thành 2 loại: chưa chế biến nhạy cảm và chưa chế biến nhạy cảm cao Tuynhiên đối với doanh mục nhạy cảm thời điểm bắt đầu thực hiện cắt giảm từ ngày 1-1-2001 và kết thúc vào năm 2010, với mức thuế phải đạt là 0-5% Danh mục nhạy cảmcao, thời điểm cắt giảm thuế cũng là năm 2010 (Nguồn Hiệp định CEFT/AFTA)Như vậy, với những cam kết với AFTA, Việt Nam phải xây dựng một chính sách xuấtkhẩu nông sản phù hợp, bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn Đồng thời, đảm bảothúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam, bảo hộ hợp lý, có hiệu quả.

Cam kết đối với hàng nông sản trong Hiệp định thương mại Việt Nam – HoaKỳ(BAT)

Theo cam kết BAT, đến năm 2005, mức thuế trung bình của hàng hóa từ Hoa Kỳ vàoViệt Nam giảm từ 30-40%, xuống còn 10-29% Ngoài ra Việt Nam phải cam kết loạibỏ dần các hàng rào phi thuế quan, mở rộng quyền kinh doanh, quyền phân phối chothương nhân Mỹ trong vòng 3 đến 5 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, thực hiện cácbiện pháp vệ sinh dịch tễ theo quy định cảu WTO

Hiệp định BAT sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt Nam xâm nhập thị trường Hoa Kỳ dothuế MFN thấp hơn nhiều lần so với thuế phổ thông

Như vậy theo những cam kết đã ký thì những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam nhưrau quả tươi và chế biến, hạt tiêu sẽ có khả năng tăng xuất khẩu mạnh sang thị trườngHoa Kỳ Nhưng cũng đem lại thách thức cho sản phẩm nông sản Việt Nam do cam kếtmở cửa thị trường cho các sản phẩm nông sản của Mỹ vào Việt Nam

Cam kết của Việt Nam trong WTO với vấn đề nông sản.

Hiệp định nông nghiệp của WTO đưa ra 3 quy định về vấn chủ yếu bao gồm: tiếp cậnthị trường, trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ sản xuất trong nước Các quy định áp dụng không

Trang 16

giống nhau Các nước thành viên kém phát triển được ưu đãi đặc biệt thông qua lịchtrình thực hiện giảm thuế quan và trợ cấp kéo dài.

(1)Về tiếp cận thị trường: Thuế và phi thuế

Nhìn chung, các nước phải thực hiện thuế quan hóa tương đương các biện pháp hạnngạch và phi thuế quan, cắt giảm thuế quan theo quy định rất cụ thể trong Hiệp địnhtừng nhóm nước.Mức thuế suất cam kết bình quân theo nhóm hàng nông sản: tại thờiđiểm gia nhập WTO là 25,2%, thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO là 21%.mức thuế MFN (tối huệ quốc) trung bình cho nông sản giảm từ 25% năm 2000 xuống16% vào năm 2013 Mức thuế suất MFN 40% áp dụng cho một loạt cá mặt hàng nhưgia cầm, chè gạo, rau củ quả.Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu nông sản trung bình chỉtừ trung bình 3.4% và 5,4% tương ứng cho các nước thành viên ASEAN và TrungQuốc

Hiệp định cũng quy định hai ngoại lên đối với quá trình thuế hóa là trong những hoàncảnh nhất định được sử dụng quyền tự vệ và các nước được hưởng ưu đãi đặc biệttrong một số mặt hàng nông sản nhất định

(2)Về hỗ trợ sản xuất trong nước

Hiệp định Nông nghiệp phân loại các hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp thànhnhững nhóm khác nhau căn cứ theo mức độ ảnh hưởng của các biện pháp này đối vớithương mai nông nghiệp, bao gồm các nhóm biện pháp cụ thể là:

Nhóm thứ nhất là các biện pháp “ hộp xanh lá cây ” ảnh hưởng tới thương mại ít nhấtnên được chấp nhận Đó là biện pháp cứu trợ khi có thiên tai, kiểm soát dịch bệnh, kếtcấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và an ninh lương thực

Nhóm thứ hai là các biện pháp trong “ hộp lam xanh ”như các thanh toán trực tiếp chongười sản xuất trong các chương trình hạn chế sản xuất đặc biệt của các nướcEU(chương trình bồi thường cho nông dân) và Hoa Kỳ( chương trình thanh toán chênhlệch), không cam kết cắt giảm

Nhóm thứ ba là các biện pháp hộp vàng gồm trợ giá; các thanh toán trực tiếp không

Trang 17

cắt giảm Hiệp định quy định rõ mức độ cắt giảm, thời gian cắt giảm, giới hạn duy trìhỗ trợ cho các nước phát triển và đang phát triển Các nước đang phát triển được sửdụng các trợ cấp đầu tư khác để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

(3)Về trợ cấp xuất khẩu.Trợ cấp xuất khẩu làm bóp méo thị trường thương mại nên WTO nghiêm cấm trợ cấpxuất khẩu Những nước đã có trợ cấp xuất khẩu thì phải cam kết cắt giảm Riêng cácnước hiện đang trợ cấp phải cam kết cắt giảm cả về lượng và giá trị

Với nông sản, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ ngày gia nhậpWTO Các hình thức hỗ trợ nông nghiệp không gắn với xuất khẩu vẫn được duy trì.Tóm lại, những thành phần chín trong cam kết gia nhập WTO ảnh hưởng đến nôngnghiệp bao gồm: loại bỏ hàng rào phi thuế đối với nông sản hàng hóa, loại bỏ nhữngtrợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu nông sản; bãi bỏ độc quyền nhà nước và cho phép cácdoanh nghiệp tư nhân tham gia kinh doanh nông sản

1.2.2 Quy định về chất lượng, xuất xứ khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thỏa mãn nhu cầu đối vớingười tiêu dùng Những yếu tố cấu thành lên chất lượng hàng hóa ảnh hưởng mạnhđến quyết định của người mua hàng Ngày nay đa số các nước nhập khẩu hàng nôngsản không chỉ yêu cầu hàng nông sản phải thỏa mãn các điều kiện chất lượng, an toànthực phẩm mà còn phải chứng minh được những tiêu chuẩn khắt khe về các nuôi trồngvà tính bền vững trong sử dụng tài nguyên Nông sản Việt Nam cũng không nằm trongngoại lệ nếu muốn tham gia vào thị trường quốc tế này chúng ta phải quản lý, chặt chẽcác yêu cầu này vượt qua các rào cản thương mại - dưới hình thức như tiêu chuẩn kỹthuật hay các biện pháp an toàn nông sản theo quy định của WTO – Hiệp định về biệnpháp vệ sinh dịch tễ Nhìn chung các tiêu chuẩn quốc tế về nông sản và thực phẩm đềucó quy định rất khắt khe về quá trình sản xuất, thu hoạch nông sản Trong đó, chu trìnhnông nghiệp an toàn(Chu trình GAP: Good agriculture practice) đòi hỏi không có dưlượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng trong hàng hóa nông sản.[5]

Trang 18

Trước yêu cầu hội nhập, việc xác định xuất xứ là một trong những nội dung quan trọngtrong xuất khẩu hàng hóa Đây là căn cứ xác định nguồn gốc của hàng hóa, áp thuếxuất nhập khẩu Theo Hiệp định về quy tắc xuất xứ, xác định xuất xứ phải được cácnước thành viên công nhận tại bất cứ thời điểm nào của việc mua bán hàng hóa Haynhư Mỹ lại dựa vào sự biến đổi, gia tăng của hàng hóa.

Vì thếnắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định cụ thể của hiệp định này làđiều bắt buộc để đảm bảo thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế Việc đảm bảo,xác định xuất xứ hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng là nhằm bảo vệ lợi íchcủa người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích của chính phủ, bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất Đâylà những đồi hỏi , yêu cầu rất chính đáng, được các tổ chức thương mại thế giới thừanhận Tuy nhiên việc quy định rất khắt khe, phức tạp trở thành thử thác đối với hàngnông sản xuất khẩu của Việt Nam

1.3 Thị trường nông sản thế giới.

Định nghĩa về hàng nông sản.

Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO thì nông sản là tất cả các sản phẩm liệt kê từChương I đến chương XXIV và một số sản phẩm cụ thể thuộc các chương khác trongHệ thống mã HS trừ cá và sản phẩm cá và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnhvực thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp

Như vậy, nông sản bao gồm:Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ,bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi Các sản phẩmphái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt

Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệpnhư bánh kẹo, sản phẩm từ sữa,xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô

Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia làm 2 nhóm gồm (i)nhóm nông sản nhiệt đới và (ii) nhóm còn lại Cho đến nay, chưa có định nghĩa thốngnhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại đồ uống(như chè, cà phê, ca cao),bông và nhóm có sợi khác (như đay, lanh), những loại quả(như chuối, xoài, ổi và một

Trang 19

số nông sản khác) được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới được sản xuất chủ yếu bởicác nước đang phát triển.

Theo bộ nông nghiệp Hoa Kỳ thì nông sản lại bao gồm các sản phẩm từ hàng hóa chưachế biến như đỗ tương, ngũ cốc, lúa mì, gạo đến các sản phẩm có giá trị cao như xúcxích, bánh, bia rượu, các đồ gia vị

Theo tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), nông sản phẩm cónguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phảm hàng hóa nào dù là thô hay đã chế biến,được trao đổi trên thị trường cho mục đích tiêu dùng của con người hay thức ăn chođộng vật (không kể nước, muối và các chất phụ gia)

Theo định nghĩa của Hiệp định chương trình thuế quan ưu đãi cho khu vực mậu dịchtự do ASEAN thì sản phẩm nông nghiệp là: Nguyên liệu nông nghiệp thô/ các sảnphẩm chưa chế biến được liệt kê trong Chương 1 đến chương 24

Đối với doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu, cần xác định rõ sản phẩm của mình cóthuộc nhóm nông sản theo quy định của WTO hay không Việc xác định này rất quantrọng bởi nhóm nông sản sẽ phải áp dụng những quy chế pháp lý đặc thù, không giốngvới quy chế áp dụng chung cho các loại hàng hóa phi nông nghiệp

1.3.1 Thị trường nông sản thế giới.

a Nguồn cung nông sản lớn trên thế giới.

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất gạo, lúa mì, lạc và bông, trongkhi đó Braxin có sản lượng cà phê lớn nhất, Mỹ dẫn đầu về sản xuất ngô [1].TrungQuốc, trung tâm của nền nông nghiệp Châu Á, hiện đóng một vài trò khá quan trọngđến nền nông nghiệp thế giới Là quốc gia đông dân nhất thế giới cùng với đó là mộttrong những nước tiêu thụ và sản xuất lương thực lớn nhất thế giới, tăng trưởng tronglĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc đạt tốc độ rất nhanh trong suốt 50 năm qua.Phương pháp canh tác tiên tiến cùng với chính sách giao đất cho hộ gia đình đã giúpnước này sản xuất được số lượng lớn các sản phẩm nông sản, sợi sinh học và hải sảntừ những yếu tố đầu vào như đất, nước v.v…rất hạn chế Với chính sách tự cung tự cấpđặc biệt đối với ngũ cốc, Trung Quốc đã đảm bảo được nền an ninh lương thực trong

Trang 20

nước và trở thành một trong các nhà nhập khẩu và xuất khẩu đứng đầu thế giới, trongđó các mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất gồm hạt có dầu, sợi bông và hải sản.Các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển(Organization for Economic Cooperationand Develop- OECD) không còn giữ vị trí là khu vực xuất khẩu chính các mặt hàngnông sản do việc các nước đang phát triển đang dần mở rộng phạm vi thương mại củamình Các mặt hàng nông sản mà khối OECD còn giữ thế mạnh gồm lúa mì, thịt lợn,thịt cừu, sản phẩm bơ, phô mai, sữa bột, sợi bông và dầu cá.

Mặc dù vai trò của các nước đang phát triển trong nền nông nghiệp thế giới ngày càngđược mở rộng, nhưng các nhà xuất khẩu nông sản truyền thống với nền kinh tế tiêntiến như Australia, Canada, EU, New Zealand và Hoa Kỳ cũng dần đóng vai trò quantrọng không kém về thương mại nông sản toàn cầu trong 10 năm tới Ngoài việc đápứng các đơn hàng số lượng lớn, những quốc gia này đều có vị thế khá vững chắc trongthương mại các mặt hàng nông sản chế biến có giá trị gia tăng cao

Ấn Độ đứng đầu thế giới về sản xuất chè, giữ vị trí thứ hai về sản xuất gạo, lúa mì vàlạc Việt Nam cũng nằm trong top 5 nhà sản xuất nông sản hàng đầu thế giới Top 5nhà xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới

Bảng 1.1: Top 5 nhà xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới

Trang 21

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và phát triển kinh tế hiện naynhu cầu hàng nông sản chất lượng cao ngày càng tăng Tuy nhiên hàng nông sản phụcvụ nhu cầu thiết yếu của con gười vẫn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu đượcvới sự tồn tại của con người.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng nông sản, nhưng các nướcđang phát triển là những nước xuất khẩu nông sản chủ yếu Tuy nhiên hàng nông sảnđược xuất khẩu từ các nước này chủ yếu là mặt hàng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nêncó giá trị xuất khẩu chưa cao Những nước không có điều kiện thuận lợi cho phát triểnnông nghiệp là những nước chính nhập khẩu nông sản Đây có thể là các nước chậmphát triển, đang phát triển, hoặc phát triển Tuy nhiên nhu cầu mỗi nước đối với hànghóa nông sản là khác nhau Thông thường các nước chậm phát triển và dang phát triểncó nhu cầu nhập khẩu một số lượng lớn sản phẩm lương thực Những sản phẩm nàyyêu cầu chất lượng không cao, giá rẻ và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giá sẽ dẫn đếnsự thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng của các nước này

Ngược lại, tại các nước phát triển, người tiêu dùng chỉ chấp nhận sản phẩm có chấtlượng cao mặc dù giá đắt Hiện tại các nước phát triển có có nhu cầu nhập khẩu hàngnông sản lớn nhất thế giới Tuy nhiên các nước nay đã và đang thực hiện một cách phổbiến sâu rộng các biện pháp bảo hộ cho nền sản xuất nội địa dưới nhiều hình thức.Chẳng hạn nảm 1995, 1996 số tiền trợ giá cho nông sản xuất khẩu chỉ tính riêng choEU đã bằng 80% tổng số tiền trợ giá của tất cả thành viên WTO Cơ chế trợ cấp và trợgiá quá cao cho hàng nông sản ở các nước đang phát triển đã gây sự bóp méo giá cảhàng nông sản xuất khẩu, hạn chế tác động của quy luật thị trường và giảm ưu thếcạnh tranh hàng nông sản của các nước đang phát triển dựa vào vốn và lao động rẻ Cơchế này không những làm tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản của các nước nàymà còn hạn chế nhập khẩu nông sản của các nước này Đây là một thực tế bất lợi đốivới sản xuất nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng của các nướcđang phát triển, trong đó có Việt Nam

Ngoài ra sức ép của tự do hóa thương mại buộc các nước phát triển phải nhất trí sự cầnthiết giảm trợ giá cho mặt hàng xuất khẩu nông sản, mở rộng tự do hóa thị trườngnông sản thế giới Điểu này dường như dẫn tới một tương lai tươi sáng hơn cho sản

Trang 22

xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển Tuy nhiên giờđây sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển lại đangphải đối mặt với những rào cản khác, đó là những quy định chặt chẽ về vệ sinh an toànthực phẩm và môi trườn sinh tháo mà trong nhiều trường hợp người ta xem đó là bảotrợ trá hình nhằm ngăn cản hàng nông sản của các nước đang phát triển tràn vào cácnước phát triển.

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của cácnước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trongmối quan hệ của các quốc gia Hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tố quan trọng nhằmphát huy mọi nguồn lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, thúc đẩy nhanhquá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước

b Nhu cầu nông sản trên thế giới.

Tiêu thụ nông sản đang ngày càng phục hồi cho thấy tính thiết yếu của mặt hàng nàycho dù ngành nông sản thế giới có phải đối mặt với những cú sốc kinh tế và tỷ lệ thấtnghiệp cao ở các nước đang phát triển khiến giá nông sản ở mức cao và không ổnđịnh

Theo số liệu của USDA, EU đang dẫn đầu khu vực nhập khẩu nông sản lớn nhất thếgiới năm 2015 chiếm 44,6% tổng sản lượng nhập khẩu nông sản của cả thế giới Đứngthứ hai về sản lượng nhập khẩu nông sản là Mỹ, chiếm 28,3%, đứng sau đó là NhậtBản, Canada Đây là những nền kinh tế phát triển trên thế giới, tiềm năng tiêu thụ nôngsản lớn trên thế giới Để thâm nhập vào những thị trường khó tính này các nhà xuấtkhẩu phải trải qua những tiêu chuẩn về chất lượng khắt khe

Dự báo các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về tiêu thụ nông sản với sản lượng tăngđều ở tất cả các nhóm mặt hàng được đề cập trong “ Báo cáo đánh giá triển vọng nôngsản thế giới 2013-2022 của tổ chức FAO” Những nguyên nhân khiến sức tiêu thụnông sản tăng mạnh tại những nước này gồm: (1) tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, (2)mật độ dân số tại các khu đô thị cao, (3) thu nhập trên đầu người tăng, (4) tầng lớptrung lưu tăng và (5) sự thay đổi trong khẩu phần ăn của người tiêu dùng Những yếutố trên dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng trong tiêu thụ đối với thực phẩm, thức ăn

Trang 23

chăn nuôi và chất xơ; từ đó đưa nền kinh tế dần ổn định và nhu cầu tiêu thụ tăng ởnhững nước phát triển cho đến năm 2022 Ở các nước đang phát triển, do thu nhậpngày càng tăng nên họ có xu hướng đa dạng hóa khẩu phần bữa ăn với việc chuyển cácthực phẩm và ngũ cốc thiết yếu sang loại có hàm lượng chất đạm cao kể cả các loạithịt đỏ và các sản phẩm từ sữa Nhu cầu tiêu thụ thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa tănglên vô hình cũng khiến nhu cầu đối với các loại hạt ngũ cốc và các thực phẩm giàuchất đạm tăng mạnh tại các khu vực thiếu thức ăn chăn nuôi, do phải tăng sản lượngdự trữ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thức ăn chăn nuôi trong nước.

Thị trường Liên minh châu Âu - EU

EU là một thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu nông sản nhưng đây là một thịtrường khó tính và khó tiếp cận EU là nhập khẩu đứng đầu về nông sản chiếm 44,6%tổng sản lượng nhập khẩu nông sản của thế giới Đây là thị trường tương đối khó tínhkhông chỉ về chất lượng sản phẩm mà thị trường này còn áp dụng rất nhiều tiêu chuẩnnghiêm ngặt và chặt chẽ đối với hàng hóa khi nhập khẩu vào khu vực này Đối vớitừng mặt hàng thị trường này có những tiêu chuẩn riếng và có sự khác biệt qua cácnăm

Đặc biệt người dân EU có sở thích tiêu dùng và thói quen sử dụng các loại sản phẩmcó nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới Họ cho rằng thương hiệu sẽ đi liền với chất lượngsản phẩm Vì vậy họ có thể chấp nhận giá cao và không thích chuyển sang tiêu dùngnhững sản phẩm không nổi tiếng khác, mặc dù giá rẻ hơn và chất lượng cũng tươngđương

Các công cụ chính sách thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp được áp dụng tùythuộc vào tình hình thị trường của từng sản phẩm Tuy nhiên các hình thức chính làthuế linh hoạt, thuế nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu Nếu giá cả thị trường bên ngoài caohơn giá cả trên thị trường EU thì xuất khẩu có thể bị đánh thuế, nhập khẩu sẽ được trợcấp

Một số biện pháp thuế quan và phi thuế quan áp dụng cho các nước ngoài khu vực liênminh Một số loại rào cản thuế quan EU thường dùng như thuế nhập khẩu, thuế chốngbán phá giá, thuế gián tiếp Các biện pháp phi thuế quan mà EU áp dụng là SPS, TBT,

Trang 24

hạn ngạch thuế quan, quy định về xuất sứ và truy xuất nguồn gốc, quy định về nhãnmác, tiêu chuẩn tiếp thị và hệ thống phân phối hàng hóa.

Thị trường Hoa Kỳ

Mỹ cũng là nước nhập khẩu nhiều nông sản nhất thế giới, hàng năm Mỹ nhập khẩutrên dưới 10 tỷ USD rau, củ, quả; nhập khẩu khoảng 3,5 tỷ USD cà phê; nhập khẩutrên 9 tỷ USD cao su; thịt các loại khoảng trên 2,5 tỷ USD; nhập khẩu các sản phẩmchế biến từ ngũ cốc khoảng 1,5 tỷ USD.(Theo Cơ quan dich vụ nghiên cứu kinh tếnông nghiệp của Mỹ - USDA) Tương tự như các mặt hàng khác, nước Mỹ nhập khẩunông sản rất đa dạng về chủng loại, trong đó nhiều loại Việt Nam có khả năng cungcấp cho thị trường Mỹ Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2015 đạt 224nghìn USD, lúa gạo đạt 22 nghìn USD, hạt điều 683 nghìn USD, hạt tiêu đạt 225 nghìnUSD (Theo trang tin xúc tiến thương mại – Bộ NN & PT NT)

Trên thị trường Mỹ, có nhiều mặt hàng nông sản được tiêu thụ với số lượng lớn Tuynhiên, với nền nông nghiệp phát triển nên nhu cầu về tiêu thụ hàng nông sản có thể tựđáp ứng được Có một số mặt hàng mà nền nông nghiệp Mỹ chưa thể đáp ứng được đólà: cà phê – chè, hạt tiêu - cao su, nhân điều

Về chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ rất linh hoạt, do Mỹ có mức sống rất đadạng, nên có hệ thống cửa hàng cho người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp.Vì thế, hàng nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, đa loại từ nhiều nước khác nhau phục vụcho các phân khúc thị trường khác nhau

1.3.2 Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu bắt đầu bằng các khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào chosản xuất nông sản và kết thúc bằng khâu marketing, phân phối và tiêu dùng Trong đó,khâu chế biến nhằm gia tăng giá trị cho hàng hóa được thực hiện bằng các công nghệtiên tiến tập trung tại các nước phát triển Sản xuất nông sản tại các quốc gia kém pháttriển nằm ở những khâu đầu tiên của chuỗi giá trị, các liên kết thiếu chặt chẽ, đồngthời hoạt động marketing và phân phối hầu như là không có Vì vậy, dù nguồn lực bỏra rất nhiều cho hoạt động sản xuất và chịu nhiều rủi ro nhưng giá trị thu về cho các

Trang 25

Là một quốc gia đang phát triển, mặc dù xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất, xuất khẩu gạo vàcà phê chiếm top 5 của thế giới song vị thế của hàng nông sản Việt Nam trong chuỗigiá trị còn thấp Mới chỉ tham gia vào quy trình tạo ra giá trị ở hoạt động sản xuất – giátrị gia tăng thu về thấp và chủ yếu bằng các hợp đồng xuất khẩu FOB Các hoạt độngtrong chuỗi giá trị nông sản của Việt Nam là đầu vào, sản xuất, thu gom, sơ chế vàxuất khẩu.

Ở Việt Nam khâu chế biến còn kém và hàng xuất khẩu chưa có thương hiệu, chủ yếunông sản thô được xuất khẩu để làm đầu vào sản xuẩt cho khu chế biến của nướcngoài, sau khi được chế biến với công nghệ hiện đại thì hàng hóa sẽ mang thương hiệucủa các công ty nước ngoài Việt Nam mới chỉ tham gia vào chuỗi giá trị dựa trên giácả mà không chú ý đến đầu tư nhân lực, kỹ năng, công nghệ để thu về giá trị gia tăngcao dựa trên chất lượng và năng suất

Trang 26

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

2.1 Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây.

Nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu ra thị trường thế giới với mức 8,5 tỷ USDnăm 2013 và 9,5 tỷ USD năm 2014 Hiện nay, ta đã có 10 sản phẩm xuất khẩu với kimngạch trên 1 tỷ USD Kể từ khi tham gia hội nhập, Việt Nam đã có quan hệ thươngmại ổn định với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ

Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức là thành viên thứu 150 của tổ chức Thương mạiThế giới WTO, kết thúc quá trình 11 năm kiên trì đàm phán (1995- 2006) cùng với cácnỗ lực cải cách mạnh mẽ trong nước nhằm đáp ứng các yêu cầu gia nhập của tổ chứcnày Sau khi gia nhập WTO xuất khẩu nông sản đạt được một số thành tựu nổi bật:

Tăng số lượng mặt hàng nông sản xuất khẩu.Từ 12 mặt hàng nông sản xuất khẩu

truyền thống là thủy sản, hạt điều, cà phê, gạo, cao su, đồ gỗ, lạc nhân, chè, hạt tiêu,mây tre cói thảm, rau quả và mì ăn liền, sau khi gia nhập WTO cho đến nay đã cóthêm 6 mặt hàng nông sản tham gia xuất khẩu góp phần tăng thêm đáng kể cho giá trịxuất khẩu là sắn, các sản phẩm từ sắn, sữa và các sản phẩm từ sữa, quế, giấy và cácsản phẩm từ giấy

Tăng nhanh về giá trị xuất khẩu nông sản.Việc gia nhập WTO đã mở ra cho nền kinh

tế nước ta cơ hội thâm nhập vào thị trường rộng lớn, nhờ sự hõ trợ tích cực từ cơ quanquản lý doanh nghiệp nước ta đã tận dụng cơ hội Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu gạođạt 3.673.102 USD cao nhất kể từ gia đoạn trước

Tăng trưởng giá trị xuất khẩu ổn định.Nếu so sánh giữa tổng giá trị xuất khẩu nông

sản và tổng giá trị xuất khẩu chung thì tỷ trọng của giá trị xuất khẩu nông sản nước tatrong 5 năm sau khi gia nhập WTO chiếm tỷ lệ ổn định cao Mặc dù năm 2009 giá trịxuất khẩu nông sản có giảm so với năm 2008, và tăng mạnh vào năm 2010, 2011,nhưng quan sát tổng thể trong năm năm từ năm 2006 – 2011 là tăng lên 2.4 lần tươngđương với sự tăng trưởng của tổng giá trị xuất khẩu chung cũng là 2.4 lần tương

Trang 27

đương với sự tăng trưởng của tổng giá trị xuất khẩu chung cũng là 2.4 Mặc dù liên tụctrong các năm qua xét trên tổng thể cán cân thương mại cả nước luôn nằm trong tìnhtrạng nhập siêu cụ thể năm 2006 là 5.5 tỷ USD cho đến năm 2011 là 9,2 tỷ USDnhưng đối với nông sản xuất khẩu thì ngược lại luôn xuất siêu với giá trị năm sau caohơn năm trước.

Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.Trước 2007 hàng hóa nông sản của ta xuất rakhoảng 80 nước, năm 2011 Việt Nam xuất khẩu nông sản sang gần 160 nước trên thếgiới, danh sách các nước nhập khẩu nông sản Việt Nam ngày càng mở rộng từ BắcMỹ, châu Âu, Đông Bắc Á, châu Úc sang Nam Mỹ, Châu phi và Tây á Nhiều nhấttrong số đó là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Úc, Singapore, Hà Lan, Vương quốcAnh và cộng đồng ASEAN Sau khi WTO ngoài mở rộng ra các thị trường khó tínhnhư Mỹ, EU, Nhật nhiều mặt hàng nông sản đã thâm nhập ngày càng nhiều vào châuPhi, Nam Á và Nam Mỹ, đây là kết quả đáng ghi nhận về các nỗ lực xuất khẩu của cácdoanh nghiệp nước ta.Bên cạnh những cơ hội mang lại từ các Hiệp định song phương,đa phương trên, năm 2015 cũng đánh dấu bước tiến quan trọng hội nhập kinh tế củaViệt Nam khi tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương(TPP)

Đặc biệt, trong các phiên đàm phán Hiệp định, nông nghiệp luôn là vấn đề thu hút sựquan tâm của các nước tham gia Đặc biệt là vòng đàm phán Doha một số hiệp địnhảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp nước ta.Đối với lúa mì, gạo, thịt bò, đường, bơ,khoai tây, dứa Mức độ cắt giảm thuế có thể phụ thuộc vào:

• Mức thuế quan hiện thời: thuế càng cao thì cắt giảm càng nhiều, dao động từ 50%đến 66-73%, trung bình tối thiểu là 54% với các nước phát triển, và 33,3% đến 44-48% với các nước đang phát triển

• Sản phẩm có là “nhạy cảm” (với tất cả các nước) hay “đặc biệt” (với các nước đangphát triển) hay không: các sản phẩm nhạy cảm sẽ có mức cắt giảm chỉ bằng 1/3, 1/2hoặc 2/3 mức cắt giảm thông thường nhưng với hạn ngạch thấp hơn; các sản phẩm đặcbiệt cũng có mức cắt giảm nhỏ hơn, và một số còn có thể được miễn thuế hoàn toàn

Trang 28

• Thuế suất áp dụng có thấp hơn thuế suất ràng buộc (bound tariffs) hay không: Việccắt giảm được thực hiện dựa trên mức ràng buộc hợp pháp Mức thuế thực tế có thểđược thấp hơn Nếu 1 quốc gia đang phát triển có mức thuế suất ràng buộc là 100%nhưng chỉ thuế thực thu chỉ là 25%, thì mức thuế ràng buộc có thể bị cắt giảm 42,7%,xuống còn 57,3% Nghĩa là không có thay đổi nào đối với mức thực tế áp dụng 25%,có nghĩa là còn có thể áp dụng gấp đôi mức thuế đó

• Tình trạng quốc gia: các nước kém phát triển nhất sẽ không phải cắt giảm thuế vớibất kì sản phẩm nào, các nước đang phát triển nhìn chung sẽ có mức cắt giảm thấp hơnvà linh hoạt hơn so với các nước phát triển, những nền kinh tế nhỏ và dễ bị tổn thươngthậm chí sẽ có mức cắt giảm còn thấp và nhiều sự linh hoạt hơn nữa, và với nhữngnước vừa mới gia nhập WTO cũng sẽ có những điều khoản đặc biệt

Hỗ trợ về giá hay về thu nhập tùy theo mức sản xuất hay mức tiêu thụ, sẽ bị cắt giảmđáng kể nhưng không bị loại bỏ hoàn toàn Những quốc gia đang cung cấp các khoảnhỗ trợ lớn sẽ phải cắt giảm nhiều nhất, nhiều nước đã và đang cải cách các chươngtrình hỗ trợ của họ Các nước đó và những nước còn lại sẽ vẫn được cho phép mộtmức hỗ trợ tượng trưng khá nhỏ, hoặc mức tối thiểu là 2,5% giá trị sản lượng với cácnước phát triển và 6,7% với các nước đang phát triển Mức hỗ trợ cho các sản phẩm cụthể cũng bị giới hạn để tránh việc tập trung vào một sản phẩm nhất định

Tuy nhiên một loạt các hỗ trợ nông nghiệp một cách tổng thể có thể sẽ đươc cho phépmà không bị giới hạn dưới dạng các “Hộp xanh lá cây” (Green Box), được xem làkhông làm biến dạng thị trường, ví dụ như: dành cho phát triển, cơ sở hạ tầng, các hoạtđộng nghiên cứu, khuyến nông, điều chỉnh cơ cấu.Các điều kiện cũng sẽ được thắtchặt nhằm ngăn chặn việc các khoản hỗ trợ thu nhập trực tiếp , ví dụ từ thúc đẩy sảnxuất

Các hình thức trợ cấp xuất khẩu sẽ bị loại bỏ từ năm 2013, bao gồm trợ cấp ẩn dướidạng xuất khẩu tín dụng, phân biệt đối xử với doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp lươngthực không khẩn cấp Việt Nam là nước nông nghiệp, do vậy, việc tham gia Hiệp địnhrất có ý nghĩa khi nhiều cơ hội lớn mở ra

Trang 29

Để làm rõ tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ta sẽ đi nghiên cứu chi tiết thực trạngphát triển xuất khẩu nông sản trong những năm vừa qua bằng những số liệu thực tiễncụ thể sau:

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản.

Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng caonhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Thực tế trong thời gian qua đã chothấy, với việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới, ngành nông sản cũng đãđạt được nhiều thành tích trong hoạt động xuất khẩu Trong đó hàng hóa nông sảntrung bình các năm chiếm khoản 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu

Đơn vị: %, nghìn USD

Biểu đồ 2.1: Trị giá xuất khẩu hàng nông sản, cơ cấu hàng nông sản trong tổng

kim ngạch xuất khẩu ( 1995 - 2014)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức là thành viên thứu 150 của tổ chức Thương mạiThế giới WTO, kết thúc quá trình 11 năm kiên trì đàm phán (1995- 2006) cùng với các

Trang 30

nỗ lực cải cách mạnh mẽ trong nước nhằm đáp ứng các yêu cầu gia nhập của tổ chứcnày Sau khi gia nhập WTO xuất khẩu nông sản đạt được một số thành tựu đáng kế.Nếu so sánh giữa tổng giá trị xuất khẩu nông sản và tổng giá trị xuất khẩu chung thì tỷtrọng của giá trị xuất khẩu nông sản nước ta sau khi gia nhập WTO chiếm tỷ lệ ổn địnhcao Mặc dù năm 2009 giá trị xuất khẩu nông sản có giảm so với năm 2008, và tăngmạnh vào năm 2010, 2011, nhưng quan sát tổng thể trong năm năm từ năm 2006 –2011 là tăng lên 2.4 lần tương đương với sự tăng trưởng của tổng giá trị xuất khẩuchung cũng là 2.4 lần tương đương với sự tăng trưởng của tổng giá trị xuất khẩu chungcũng là 2.4 Mặc dù liên tục trong các năm qua xét trên tổng thể cán cân thương mại cảnước luôn nằm trong tình trạng nhập siêu cụ thể năm 2006 là 5.5 tỷ USD cho đến năm2011 là 9,2 tỷ USD nhưng đối với nông sản xuất khẩu thì ngược lại luôn xuất siêu vớigiá trị năm sau cao hơn năm trước Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của xuất khẩunông sản đến cán cân thương mại để có những chinh sách phát triển phù hơp.

Đơn vị: Triệu USD

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn (1995 – 2014)

Trang 31

Năm 2008 là năm gặp không ít khó khăn về thời tiết, dịch bệnh cũng như điều kiện thịtrường Tiếp đến là thiên tai bão lũ cộng thêm cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắtđầu giữa năm 2008 làm giá dầu tăng khiến cho giá vật tư đầu vào của ngành nôngnghiệp tăng, làm tăng chi phí của người sản xuất nông sản Nhưng theo số liệu ta thấylượng nông sản của ta vẫn tăng về cả số lượng và chất lượng, là ngành mang lại giá trịthặng dư cho cán cân thương mại Việt Nam Qua đó thấy khủng hoảng kinh tế khôngảnh hưởng quá lớn tới xuất khẩu nông sản Việt Nam, đây là một điều hết sức đángmừng, nông sản đang giúp Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế thế giới.Năm 2009 giá trị nông sản bị sụt giảm so với những năm trước, xuất khẩu tăng mạnhvề lượng như một số mặt hàng như gạo vượt hơn cả sản lượng gạo năm 2008 nhưngkim ngạch lại không tăng tương xứng Lý do nông sản bị rớt giá, và giá trị nông sảnxuất khẩu thấp và một số mặt hàng nông sản giảm điển hình như một số mặt hàng nhưcà phê, nhân điều, chè lượng xuất khẩu giảm 20% và giá xuất khẩu giảm khoảng 30%so với năm 2008 Nguyên nhân do nền kinh tế suy thoái khiến cho lượng tiêu thụ cácmặt hàng nông sản của Việt Nam khó khăn trong việc tìm đầu ra cộng với việc rớt giánông sản đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu của năm này Để không bị rơi vào hoàncảnh như này nông sản Việt Nam phải nâng cao sức cạnh tranh để nâng câu giá trị xuấtkhẩu của hàng nông sản.

2.1.2 Cơ cấu, chất lượng hàng nông sản.

Cơ cấu xuất khẩu nông sản trong kim ngạch xuất khẩu.

Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay đang chiếm giữ vị thế cao trên thịtrường quốc tế như cà phê đứng thứ nhất, gạođứng thứ hai, chè đứng thứ bảy trong cơcấu mặt hàng xuất khẩu nông sản Các mặt hàng khác cũng đang có tiềm năng tăngtrưởng xuất khẩu trong tương lai như các loại rau, củ, quả, hoa tươi

Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực,Việt Nam ngày càng có nhiều hàng nông sản đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷnhư gạo, cà phê, cao su Nếu như năm 1995 kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm lêntới 32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn lại là hàng công nghiệp nặng và khoángsản và các ngành khác Thì đến năm 2009 là 15% và 13% năm 2014 Điều này là khá

Trang 32

phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng côngnghiệp hóa.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn tăng nhưng tỷ trong trong cơ cấu xuất khẩulại có thiên hướng giảm Nguyên nhân đầu tiên là do các ngành xuất khẩu khác đangngày càng gia tăng giá trị đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu và một phần nữa do giátrị nông sản của Việt Nam không hề tăng, mặc dù sản lượng luôn tăng nhưng sức cạnhtranh của hàng nông sản Việt Nam quá thấp Hàng nông sản Việt Nam bị chèn ép giáthấp hơn so với giá nông sản của các nước khác Một phần do chất lượng nông sản củaViệt Nam chưa xây dựng được thương hiệu và một phần do chất lượng nông sản củaViệt Nam chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế của các nước tiêu thụ.Nhiềumặt hàng nông sản của Việt Nam lâu nay đứng vị trí cao trên thị trường thế giới.Tuynhiên, hiện gần 90% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô, sơ chế,mang thương hiệu nước ngoài

Điển hình như gạo Việt Nam giá luôn thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan từ 5% Chè đứng 5 về sản lượng nhưng chỉ đứng thứ 10 về giá bán Một số sản phẩm cógiá thành cao nhưng sức cạnh tranh lại kém Chỉ riêng trong khối ASEAN, mức độcạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam cũng thấp hơn một số nước Như trên thịtrường thế giới, cùng thời điểm, cùng chất lượng nhưng mặt hàng gạo của Việt Namluôn có giá xuất khẩu thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan khoảng 5% (theo thống kêgiá của FAO) Đây là một thực trang đáng báo động của Việt Nam Nó nói lên sựchững lại của phát triển xuất khẩu nông sản Việt Nam Chúng ta đang quá tập trung vềsố lượng, gây lãng phí tài nguyên và sức lao động con người Nếu muốn xuất khẩunông sản phát triển, cần có sự phát triển cả về giá và lượng để nâng cao giá trị xuấtkhẩu nông sản, người nông dân có thu nhập cao hơn, đời sống kinh tế phát triển hơn.Mặc dù bị hạn chế bởi những điều kể trên, nhưng chất lượng hàng nông sản cũng đã cónhững chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng chế biến tăng, tỷ trọng sản phẩm thô giảm,các doanh nghiệp nông sản cũng ý thức được việc nâng cao chất lượng sản phẩm nôngsản xuất khẩu, đã từng bước cải tiến, nâng cao trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượngsản phẩm Tuy nhiên so với những yêu cầu của thị trường thế giới thì tỷ trọng nôngnghiệp sản xuất chế biến sâu của Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt khoảng 25-30% tổng

Trang 33

3-sản lượng nông 3-sản, trong đó có nhiều 3-sản phẩm chế biến thấp như: cà phê (4-6%),chè, cao su, lạcvẫn chỉ qua sơ chế hoặc xuất khẩu thô là chính, không đáp ứng nhu cầucao của thế giới Các doanh nghiệp cần nắm sát các tiêu chuẩn của thế giới đối vớihàng nông sản xuất khẩu thì mới có thể bán cái mà người ta cần và cạnh tranh với cácđối thủ cạnh tranh khác.

Cơ cấu nhóm mặt hàng chính.

Gạo30%

Hạt điều15%Cà phê

36%Hạt

tiêu8%

Chè2%

Rau quả8%

GĐ: 2012-2013

Gạo25%

Hạt điều20%Cà phê

29%Hạt

tiêu10%

Chè2% Rau quả

2.1.3 Giá cả xuất khẩu hàng nông sản.

Sản lượng xuất khẩu cao so với các quốc gia xuất khẩu nông sản nhưng giá nông sảncủa Việt Nam so với giá nông sản xuất khẩu của nước khác thương thấp hơn nên trị

Trang 34

giá xuất khẩu nông sản đem lại chưa cao.Do gần 90% nông sản của Việt Nam xuấtkhẩu dưới dang thô sơ,phần giá trị gia tăng thấp nên dễ gặp rủi ro trong hoạt động kinhdoanh do giá cả sản phẩm thô trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm mạnh vàthường xuyên có biến động Thống kê của Cục chế biến Nông lâm thủy sản và nghềmuối năm 2012 cho thấy: Cả nước có khoảng 600 cơ sở chế biến gạo quy mô côngnghiệp; 260 cơ sở chế biến chè, 276 cơ sở và nhà máy chế biến cà phê, 465 nhà máychế biến hạt điều, 18 nhà máy chế biến hồ tiêunhưng chủ yếu là sơ chế đơn giản.

Trong thời gian vừa qua, giá cả thị trường thế giới luôn biến động bất lợi cho nông sảnViệt Nam Khối lượng hàng nông sản tăng nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại tănglên không cân xứng vì giá bán của ta giảm xuống

Một số mặt hàng nông sản của ta tuy đang được xếp ở vị trí cao trên thị trường thế giớinhưng do chất lượng thấp nên thường bán với giá thấp hơn giá thế giới.Một thực tếhiện nay là hàng nông sản Việt Nam thường thua kém các nước khác từ 15-50% về giátrị do những chênh lệch về chất lượng, điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóacủa Việt Nam cạnh tranh kém trên thị trường, đặc biệt là tại các thị trường khó tính.Dù đứng nhất nhì thế giới về số lượng xuất khẩu, nhưng giá bán nhiều mặt hàng nôngsản Việt Nam thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.Gạo Việt Nam giá bán luôn thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan từ5%, chèđứng thứ 5 về sản lượng nhưng xếp thứ 10 về giá bán (theo nguồn tin của tổ chứcFAO)

Giá hàng nông sản của Việt Nam luôn ở dưới một mức so với giá nông sản cùng loạicủa các nước xuất khẩu trong khu vực thế giới Do giá trị chất lượng mặt hàng nôngsản của Việt Nam thấp, công thêm sự ép giá từ các thị trường cung cấp nông sản lớntrên thế giới dẫn đến giá nông sản của Việt Nam có giá trị thấp.Giá xuất khẩu thấp ảnhhưởng cao đến trị giá xuất khẩu hay kim ngạch xuất khẩu nông sản Muốn cải thiệnhiệu quả xuất khẩu chúng ta phải cải thiện chất lượng sản phẩm nông sản, tăng giá trịgia tăng của các mặt hàng nông sản

Trang 35

2.1.4 Thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú Cùngvới sự chuyển đổi nền kinh tế là sự chuyển đổi về thị trường xuất khẩu nông sản ViệtNam từ khu vực thị trường truyền thống (Liên xô cũ và các nước Đông Âu) sang thịtrường các nước Châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN chiếm tỷ trọng lớn trong toontkim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời kỳ đầy giai đoạn (1995- 2008).Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1997 đến nay đã có sự thay đổi theo hướng dịch chuyển thịtrường, giảm tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng nông sản sang các nước ASEAN và tăng tỷ lệxuất khẩu sang thị trường các nước Châu Á khác nhưu Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc và các thị trường khác như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương

Theo thống kê thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay là TrungQuốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Philipin, Malayxia, Nam phi.Về cơ bản hàng nông sảncó mặt hầu như khắp các nước trên thế giới Điều đó chứng tỏ hàng nông sản của ViệtNam ngày càng được ưa chuộng và dần có chỗ đứng trên thị trường thế giới Tuynhiên, nhiều mặt hàng nông sản đến với các thị trường này số lượng cũng rất nhỏ, đasố chỉ đạt ở mức thấp, có thể thấy nông sản Việt Nam đang phát triển theo chiều rộng,chưa đi vào chiều sâu nhằm thâm nhập vào thị trường lớn thì chúng ta mới có thể cạnhtranh về giá và nâng cao giá trị xuất khẩu

Trang 36

2.2 Thực trạng xuất khẩu nông sản một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam.

Gạo

1995199619971998199920002001200220032004200520062007200820092010201120122013201420150

5001000150020002500300035004000

Sản lương (10 nghìn tấn)KNXK (Nghìn USD)Giá TB(USD/tấn)

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu gạo, sản lương và giá gạo TB giai đoạn

1995 – 2014

Nguồn Tổng cục thống kê, trang tin xúc tiến TM-bộ NN&PTNT

Có thể nhận thấy, ngoài việc đảm bảo anh ninh lương thực quốc gia, thì gạo xuất khẩucủa Việt Nam đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới qua việctăng về khối lượng gạo và kim ngạch xuất khẩu của gạo Nếu như năm 1995 khốilượng xuất khẩu gạo chỉ đạt 2.050 nghìn tấn đến năm 2012 đã đạt 8.016 nghìn tấn đạtkim ngạch lớn nhất trong giai đoạn 1995-2015 Giá nông sản biến động không ổn định.Từ năm 1996-2003 giá gạo giảm nhưng đến năm 2004 đã có dấu hiệu tăng trở lại, năm2008 giá gạo tăng cao nhất từ trước đến giờ lên tới 609 USD/nghìn tấn.Năm 2008 thếgiới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, lượng lương thực dự trữ ởmức thấp nhất và giá lương thực ở mức cao nhất trong 2 thập niên qua, dự trữ lươngthực thế giới thấp kỷ lục Sự mất cân bằng cung cầu đã làm cho giá lương thực thiếtyếu tăng cam trong năm 2008 Tình trạng cung không đủ cầu và giá lương thực khôngngừng leo thang ảnh hưởng đến không chỉ các nước đang phát triển mà còn lan tỏasang các nước phát triển Các nước hoảng loạn tranh nhau mua gạo dự trữ lại làm chogiá gạo tăng vọt Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến thị trường nông sản của Việt

Trang 37

Nam, dẫn đến tình trạng đầu cơ tích trữ ở trong nước, còn chính phủ chỉ quan tâm đếnxuất khẩu gạo mà không bàn đến việc ổn định thị trường lương thực trong nước Đâylà một cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt Nam nhưng khâu dự trữ lương thực ViệtNam còn yếu kém, công thêm sự yếu kém trong việc ổn định thị trường trong nước,dẫn đến khi thu mua nông sản bị độn giá lên cao, và tiền rơi vào tay các thương lái Đểphát triển xuất khẩu nông sản, ổn định thị trường trong nước và tích trữ lương thực cầnphải được quan tâm hàng đầu.

Theo báo tuổi trẻ ngày 23/4/2015 giá bán gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ còn 365 USD/tấn với loại gạo tấm 5%, thấp hơn 10-50 USD tấn so với các quốc gia nhưẤn Độ, Pakistan, Thái Lan Một phần do ta quá phụ thuộc vào một số thị trường chínhnên khi các thị trường này thay đổi cách thức nhập khẩu gạo hay lượng nhập khẩu làngay lập tức ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam

355-Qua bảng so sánh giá gạo giữa 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới( phụ lục tathấy giá gạo Việt Nam hầu như thấp hơn 2 quốc gia xuất gạo lớn còn lại Sự chênhlệch giá gạo của Thái Lan là một nước trong khu vực so với chênh lêch giá vớiPakistan là rất khác nhau Giá gạo của Việt Nam thấp hơn hoặc bằng Pakistan nhưngsự chênh lệch với giá gạo Thái Lan là rất lớn

Việc giá gạo xuất khẩu bình quân luôn thay đổi thấp hơn giá gạo bình quân của thếgiới chủ yếu vẫn là do chất lượng gạo xuất khẩu thấp, lại bị thất thoát lớn, phụ thuộcnhiều vào công nghệ sau thu hoạch, bảo quản chế bến Năng lực tài chính của cácdoanh nghiệp gạo yếu, dẫn đến khả năng thu mua gạo yếu, dẫn đến khả năng thu muagạo dự trữ có hạn, làm cho việc chọn thời điểm ký hợp đồng xuất khẩu không đượcchủ động, thiếu hàng xuất khẩu khi hàng nông sản thế giới lên giá, xuất khẩu ồ ạt khigạo bị rớt giá Đồng thời sự thiếu liên kết của các doanh nghiệp trong xuất khẩu gạokhiến gạo bị đối tác ép giá do các doanh nghiệp tranh nhau giành hợp đồng xuất khẩu.Nếu so với Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo lớn trong khu vực và thế giới thì giá gạocủa Việt Nam nhìn chung vẫn thấp hơn

Ngày đăng: 30/06/2016, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w