Đây là bài tiêu luận do nhóm mình làm trong quá trình học ĐƯỜNG LỐI hcm, bài tiêu luận được đánh giá là đủ ý, có nêu ví dụ rõ ràng, nhận được phản hồi khá tốt từ giảng viên bộ môn, cũng đạt được số điểm khá cao và hài lòng. mong các bạn sẽ xem và học tốt. chúc các bạn vui vẻ
Trang 1Bài Thuyết
Trình
Đề Tài: Tìm Hiểu Đường Lối Đối Ngoại Từ 1986 Đến Nay –
Vấn Đề Biển Đông
Nhóm 10
Trang 2I Đường lối đối ngoại từ 1986 đến nay
1 Mục tiêu, nhiệm vụ
2 Tư tưởng chỉ đạo
3 Cơ hội và thách thức
4 Chính sách, chủ trương cùa đảng
5 Thành tựu, ý nghĩa
6 Hạn chế, nguyên nhân
7 Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế trong thời gian tới
II Vấn đề Biển Đông
1 Vụ giàn khoang 981
2 Một số giải pháp đặt ra nhằm phát triển kinh tế biển bền vững
Mục lục
Trang 3I Đường lối đối ngoại từ 1986 đến nay
1 Mục tiêu, nhiệm vụ
Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc
tế Xây dựng và giữ vững hòa bình dân tộc để mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển KT
2 Tư tưởng chỉ đạo
- Trong đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc tất cả các quan điểm
- Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại
- Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thê giới Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực toàn cầu
- Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân
- Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế – xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế,
cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, tôn
trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
Trang 43 Cơ hội và thách thức
3.1 Cơ hội
- Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hoá kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế trên trường quốc tế
- Tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị mới, tốt về công nghệ, kỹ thuật, quản lý của nước ngoài ( mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ )
- Vd: mới đây vào ngày 05/10/2015, Việt Nam cùng 11 nước khác đã kí kết hiệp định đối tác thương mại tự do châu Á Thái Bình Dương ( gọi tắt TPP ) Đây là 1
bước ngoặc mang nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn về phát triển kinh tế, cũng như đối ngoại đối với VN
Trang 53.2 Thách thức
- Phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia gây tác động bất lợi đối với nước ta
- Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: Sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia
- Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hoá, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”,
“nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta
- Nếu không nắm bắt, tận dụng tốt thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển
Trang 64 Chính sách, chủ trương của Đảng
4.1 Chính sách đối ngoại vào giai đoạn 1986 – 1996
- ĐH IV: “xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế
độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta”
- ĐH VII: chủ trương “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không
phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”, với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”
- Hội Nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương khóa VII (tháng 6/1992) đã nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hóa , đa phương hóa quan hệ quốc tế đồng thời phải hạn chế đến mức tiểu thiểu những mặt tiêu cực phát sinh trong quá trình mở cửa
Trang 74.2 Chính sách đối ngoại vào giai đoạn 1996 – 2004
- Tại đại hội lần thứ VIII (6-1996), Đảng tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nhiều mặt với nhiều nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế
Đồng thời chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở” và “đẩy nhanh quá trình kinh tế khu vực và thế giới”
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng (4/2001)
Chủ trương: đẩy mạnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khụ vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực
Phương châm: VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển
Trang 84.3 Chính sách đối ngoại từ 2004 đến nay
- Đại hội lần thứ X (6-2006), Đảng nêu quan điểm:
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác
và phát triển
Chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế
Để ra chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”:
Trang 95 Thành tựu, ý nghĩa
- Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Ký Hiệp định Pari (23-10-1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia
- 11-1992 Chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại viên trợ ODA cho Việt Nam; bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc
- Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Đã ký Hiệp định chung về hợp tác với EU (năm 1995)
Từ 1993, Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
-và trở thành thành viên của các tổ chức thế giới:
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Ngân hàng thê giới (WB)
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
Gia nhập ASEAN (tháng 7-1995) và tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
3-1996, tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập
11-1998, gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
11-1-2007, Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Trang 116 Hạn chế, nguyên nhân
- Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động
- Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại
- Doanh nghiệp nước ta hầu hết qui mô nhỏ ( sức cạnh tranh chưa lớn nên còn bị chèn
ép nhiều )
- Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng; cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về pháp luật quốc tế, về kỹ
thuật kinh doanh
Trang 127 Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới
7.1 Chủ trương, nhiệm vụ trong thời gian tới
- Trong 5 năm tới, hội nhập kinh tế quốc tế cần chuyển từ “chiều rộng, gia nhập, ký kết” sang “chiều sâu, tham gia, thực hiện” Đổi mới tư duy tiếp cận trong triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển từ tư duy “phục vụ” nhu cầu hội nhập sang
“triển khai” hội nhập kinh tế quốc tế
7.2 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
- Chủ động cùng với các nước đối tác triển khai mạnh mẽ và hoàn thiện các khuôn khổ quan hệ, nhằm đưa các khuôn khổ này đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững trong thế kỷ 21
- Triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 trên cơ sở gắn chặt với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế
Trang 13II Vấn đề Biển Đông
1 Vụ giàn khoan 981
- Vài nét sơ lược về giàn khoang 981
Vụ giàn khoan Hải Dương-981 ("HD-981") là sự việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng
Sa vào 1/5/2014, dẫn tới việc nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm
Hải Dương 981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn; diện tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn Giàn khoan này có thể khoan sâu tối đa 12.000 m
Vị trí: HD-981 được đặt cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía nam
Trang 14- Thực trạng diễn ra xoay quanh giàn khoan 981
Báo chí quốc tế xem nơi Trung Quốc đặt giàn khoan là vùng biển tranh chấp
Trung quốc dựa vào lý thuyết đường lưỡi bò để nói rằng việc đặt giàn khoang 981 là một việc bình thường và ko xâm phạm lãnh thổ
Việt Nam vẫn một mực quyết tâm không dùng đến vũ lực mà vẫn coi việc giải quyết trong hòa bình là phương án tối ưu nhất Bên cạnh đó tăng cường quan hệ đối ngoại, kêu gọi các nước trên thế giới về vụ việc ở Biển Đông
Trung quốc gia tăng số lượng tàu chiến vào vùng tranh chấp với lý do bảo vệ giàn khoan 981 Chúng sắp thành nhiều vòng bao quanh giàn khoan 981 Bên cạnh việc gia tăng tàu chiến thì TQ còn điều thêm máy bay trinh sát, máy bay chiến đấu và nhiều loại tàu chiến sự khác
Trung quốc đã rất hung hăng, ra sức dùng vũ lực đối với kiểm ngư, tàu cảnh sát biển
VN hòng ngăn cản sự tiếp cận bằng cách ép sát, bắn vòi rồng, hú còi, … Không chỉ vậy mà tàu cá TQ cũng dùng bạo lực đối với tàu cá VN bằng cách trang bị vỏ sắt và không ngần ngại húc tàu VN
15/7/2014, TQ rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển tranh chấp
Trang 16- Chính sách đối ngoại trước, trong và sau giai đoạn này
Trước khi xảy ra khủng hoảng giàn khoan 981 thì mối quan hệ Việt – Trung tuy có những lúc thăng trầm nhưng nhìn chung là vẫn giữ được ổn định
Trong ngày 19/11/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến nguyên tắc mới trong quan hệ đối với Trung Quốc được gói gọn trong 6 chữ: “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” Có thể nói 6 chữ này đã phản ánh thực chất mối quan hệ giữa 2 nước vốn trải qua nhiều sóng gió và thăng trầm
Ngay sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, Thủ tướng Việt Nam cũng đã đề cập đến quan điểm của Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc: “không đánh đổi điều thiêng liêng (chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ) lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc”
Do đã tiên lượng chính xác nên Việt Nam không bị bất ngờ khi Trung Quốc đặt giàn khoan Việt Nam đã thực hiện một chính sách ngoại giao linh hoạt: “dĩ bất biến, ứng vạn biến” và “không có gì quý hơn độc lập, tự do” theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 172 Một số giải pháp đặt ra nhằm phát triển kinh tế biển bền vững
• Đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu, củng cố thông tin về tài
nguyên và môi trường biển, để hiểu hơn về tài nguyên trên biển cũng như dưới đáy biển để bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển
• Tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành Trung ương, địa
phương và các nước lân cận, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên biển, giảm thiểu các xung đột lợi ích
• Sắp xếp rõ ràng các lĩnh vực kinh tế biển được ưu tiên để tập trung đầu tư lớn, tạo đột phá nhằm tạo dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng
• Phải cải thiện đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển, khuyến khích dân bám biển
• Khuyến khích các nhà đầu tư, để các nhà đầu tư nối cánh tay dài, chung tay cùng đất nước, tham gia sâu vào lĩnh vực xây dựng, khai thác, sử dụng và phát triển kinh tế biển, đảo để biển, đảo mang lại hiệu quả cao nhất
Trang 18Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe