1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học Chính sách phát triển du lịch của vientiane trong giai đoạn 2005 đến 2010

35 648 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 59,99 KB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài.Trong các ngành kinh tế của các nước trên thế giới thì với các nước khác nhau có các mục tiêu phát triển khác nhau dựa vào những điều kiện thuận lợi và các chiến lược phát triển của từng nước. Có nước phát triển ngành công nghiệp, có nước lại tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp , hai ngành này phát triển đều đem lại những kết quả khả quan cho các nước về tốc độ phát triển , nâng cao đời sống cho nhân dân của nước đó. Nhưng hai ngành đó phát triển đều có những hạn chế và đem lại những tác động tiêu cực nhất định đối với chính người dân, môi trường , vân hóa. Chính vì vậy nhiều nước phát triển đã chú trọng hơn tới ngành dịch vụ, nó dược mệnh danh là ngành công nghiệp “không khói” với lợi nhuận đem lại vô cùng lớn đối với các nước trong kinh tế, văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước ra khắp năm châu .Lào là một nước không giáp biển duy nhất ở Đông Nam Á nhưng Lào lại có điều kiện thiên nhiên vô cùng thuận lợi với nhiều điều kiện phát triển du lịch thiên nhiên cùng với đó là các khu du lịch mang đậm dấu ấn lịch sử rất hấp dẫn du khách nước ngoài vào Lào. Cùng với đó Lào chưa bị ảnh hưởng với cuộc sống hối hả nhộn nhịp của một nền kinh tế năng động, cuộc sống bình yên, con người thân thiện, mến khách là những điều kiện để Lào chú trọng phát triển du lịch của mình nhằm đem lại những kết quả khả quan đối với đời sống nhân dân trong nước và nhằm quảng bá hình ảnh đất nước Lào đến với bạn bè thế giới. Với 7 khu du lịch trọng điểm của Lào rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đó là Vientiane, Xiengkhoang, Champansac, Luangphrabang, Vangvieng, Huaphan, Savannakhet.Vientiane là thủ đô của Lào đồng thời Vientiane cũng là một trong bẩy khu du lịch của Lào được nhà nước rất chú trọng vào việc đầu tư phát triển lĩnh vực du lịch của thủ đô. Vientane được các nước trên thế giới công nhận là thủ đô hòa bình của thế giới với nhiều cảnh đẹp, cuộc sống không hối hả nhộn nhịp mà nó rất bình dị nhưng ẩn chứa nhiều văn hóa dân tộc rất hấp dẫn du khách.Từ lúc hội nhập mở cửa đến nay hàng năm đều có rất nhiều các đoàn khách du lịch đến thăm quan thủ đô Vientiane cùng với đó Lào cũng đăng cai tổ chức các hội nghị tại đây đã càng làm cho hình ảnh của Vientiane đến gần hơn với các nước trên thế giới về một thủ đô đầy sức quyến rũ với bất kỳ du khách nước ngoài nào trên thế giới.Trong xu thế hiện nay với nền kinh tế thế giới còn khó khăn ở các nước thì lượng khách du lịch đã sụt giảm so với những năm trước. Mà với Lào nói chung và Vientiane nói riêng thì đây là điều không tốt vì với mục tiêu của Lào là quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước và phát triển ngành công nghiệp không khói này để góp phần phát triển đất nước thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nhà nước giàu mạnh, phát triển bắt kịp với các nước trên thế giới. Để có thể thực hiện được mục tiêu đó chính sách phát triển du lịch của thủ đô Vientiane trong những năm qua đã rất thành công trong mục tiêu đặt ra. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Chính sách phát triển du lịch của Vientiane trong giai đoạn 2005 đến 2010” để thấy được những kết quả và hạn chế từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách du lịch của thủ đô Vientiane.

Trang 1

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài.

Trong các ngành kinh tế của các nước trên thế giới thì với các nướckhác nhau có các mục tiêu phát triển khác nhau dựa vào những điều kiệnthuận lợi và các chiến lược phát triển của từng nước Có nước phát triểnngành công nghiệp, có nước lại tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp ,hai ngành này phát triển đều đem lại những kết quả khả quan cho các nước vềtốc độ phát triển , nâng cao đời sống cho nhân dân của nước đó Nhưng haingành đó phát triển đều có những hạn chế và đem lại những tác động tiêu cựcnhất định đối với chính người dân, môi trường , vân hóa Chính vì vậy nhiềunước phát triển đã chú trọng hơn tới ngành dịch vụ, nó dược mệnh danh làngành công nghiệp “không khói” với lợi nhuận đem lại vô cùng lớn đối vớicác nước trong kinh tế, văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước ra khắp nămchâu

Lào là một nước không giáp biển duy nhất ở Đông Nam Á nhưng Làolại có điều kiện thiên nhiên vô cùng thuận lợi với nhiều điều kiện phát triển

du lịch thiên nhiên cùng với đó là các khu du lịch mang đậm dấu ấn lịch sử rấthấp dẫn du khách nước ngoài vào Lào Cùng với đó Lào chưa bị ảnh hưởngvới cuộc sống hối hả nhộn nhịp của một nền kinh tế năng động, cuộc sốngbình yên, con người thân thiện, mến khách là những điều kiện để Lào chútrọng phát triển du lịch của mình nhằm đem lại những kết quả khả quan đốivới đời sống nhân dân trong nước và nhằm quảng bá hình ảnh đất nước Làođến với bạn bè thế giới Với 7 khu du lịch trọng điểm của Lào rất hấp dẫn dukhách trong và ngoài nước đó là Vientiane, Xiengkhoang, Champansac,Luangphrabang, Vangvieng, Huaphan, Savannakhet

Trang 2

Vientiane là thủ đô của Lào đồng thời Vientiane cũng là một trong bẩykhu du lịch của Lào được nhà nước rất chú trọng vào việc đầu tư phát triểnlĩnh vực du lịch của thủ đô Vientane được các nước trên thế giới công nhận

là thủ đô hòa bình của thế giới với nhiều cảnh đẹp, cuộc sống không hối hảnhộn nhịp mà nó rất bình dị nhưng ẩn chứa nhiều văn hóa dân tộc rất hấp dẫn

du khách.Từ lúc hội nhập mở cửa đến nay hàng năm đều có rất nhiều cácđoàn khách du lịch đến thăm quan thủ đô Vientiane cùng với đó Lào cũngđăng cai tổ chức các hội nghị tại đây đã càng làm cho hình ảnh của Vientianeđến gần hơn với các nước trên thế giới về một thủ đô đầy sức quyến rũ với bất

kỳ du khách nước ngoài nào trên thế giới

Trong xu thế hiện nay với nền kinh tế thế giới còn khó khăn ở các nướcthì lượng khách du lịch đã sụt giảm so với những năm trước Mà với Lào nóichung và Vientiane nói riêng thì đây là điều không tốt vì với mục tiêu củaLào là quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước và phát triển ngành công nghiệpkhông khói này để góp phần phát triển đất nước thực hiện thành công mụctiêu xây dựng nhà nước giàu mạnh, phát triển bắt kịp với các nước trên thếgiới Để có thể thực hiện được mục tiêu đó chính sách phát triển du lịch củathủ đô Vientiane trong những năm qua đã rất thành công trong mục tiêu đặt

ra Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Chính sách phát triển du lịch của Vientiane trong giai đoạn 2005 đến 2010” để thấy được những kết quả và

hạn chế từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dulịch của thủ đô Vientiane

Chính sách phát triển du lịch của Lào nói chung và của thủ đôVientiane nói riêng đã đựơc nghiên cứu tìm hiểu trên nhiều khía cạnh với cácthời kỳ khác nhau qua các giai đoạn phát triển của đất nước Các chính sách

Trang 3

đó đều đã nêu được các chính sách phát triển du lịch tại các vùng trong đấtnước với những đặc trưng cụ thể và việc thực hiện chúng.

Đã có rất nhiều các bài báo, các đề tài nghiên cứu viết về chính sáchphát triển du lịch của Lào và của thủ đô Vientiane Chúng ta có thể kể đến cáccông trình nghiên cứu sau:

Bun me PHILAVANH(2006)"Giải pháp tăng cường phát triển dịch vụ

du lịch sinh thái tại Lào"Luận án Thạc sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ ChíMinh

Sỏn Chay THABISAY(2009)"Phát triển du lịch tại các tỉnh phía BắcLào trong giai đoạn hiện nay" Luận án Thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh

Hội nghị thúc đẩy du lịch tại thủ đô Vientiane diễn ra vào tháng 8 năm2008

Các công trình nghiên cứu này là những tài liệu hết sức quan trọng để

em có thể rút ra được những kinh nghiệm và định hướng cho bài viết tiểu luậncủa em

- Kẹo Đa La Kon SORUIVONG (2005) “Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Sê Kông CHDCND Lào thực trạng và giải pháp” Luận án Thạc sĩ, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

3.1.Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu này nghiên cứu không trùng lặp với các đề tài trước đó

mà với mục đích nhằm tìm hiểu về chính sách phát triển du lịch của thủ đôVienatine trong giai đoạn 2005 đến 2010 Đồng thời đề tài cũng tập trung đềcập tới các chính sách được thực hiện đối với các địa điểm du lịch khác nhau

Trang 4

trong Vienatine Từ đó thấy được những thuận lợi của thủ đô và hạn chế để cóthể thực hiện tốt chính sách này trong những giai đoạn tiếp theo.

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu với nhiệm vụ là làm rõ các vấn đề về chính sách về ngành

du lịch trong giai đoạn nhất định, đề tài này cũng làm rõ tại sao nhà nước Làolại phải có chính sách phát triển du lịch đặc thù cho thủ đô Vienatine Việcphải thực hiện chính sách phát triển du lịch trong những năm đầu của thế kỷmới và vai trò của nó đối với việc quảng bá hình ảnh thủ đô và đất nước

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài hướng tới nghiên cứu đó là việc thực hiện chính sáchphát triển du lịch tại thủ đô Vienatine

4.2.Phạm vi nghiên cứu.

Tiểu luận này nghiên cứu với phạm vi:

-Thời gian: tiểu luận nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2010

-Không gian: tiểu luận nghiên cứu tại thủ đô Vienatine

-Nội dung: tiểu luận nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch

5 Phương pháp nghiên cứu.

Tiểu luận nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và dựa trên quan điểm của hai nước

Cùng với đó tiểu luận này cũng sử dụng thêm các phương pháp riêng nhưphương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, logic lịch sử cùng với đó làcác phương pháp phân tích, tổng hợp

6.Đóng góp của đề tài.

Tiểu luận này cung cấp cái nhìn tổng quan về việc phát triển du lịch của thủ

đô Vientiane và các chính sách về lĩnh vực đó ở những năm vừa qua

Trang 5

Tiểu luận này cung cấp thông tin cho các bạn đọc, các nghiên cứu biết vềcác đặc điểm về Vientiane và thực trạng của nó trong những năm qua.

Đồng thời tiểu luận này cũng cho thấy những kết quả đạt được bởi chínhsách thực hiện trong giai đoạn 2005 đến 2010 cùng với những hạn chế và một

số biện pháp phát triển trong giai đoạn sau này

7 Kết cấu của tiểu luận.

Tiểu luận này gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kếtluận

Phần nội dung của tiểu luận gồm có ba phần với số tiết

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách công và thựchiện chính sách phát triển du lịch của Vientiane

Chương 2 :Thực tiễn việc thực hiện chính sách phát triển du lịch củaVientiane trong giai đoạn 2005 đến 2010

Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách pháttriển du lịch ở thủ đô Vientiane

NỘI DUNG

Trang 6

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, mộtchính phủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội

Chính sách là phương thức hành động được chủ thể khẳng định và thựchiện nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống hiện tại

1.1.1.2.Khái niệm chính sách công.

Chính sách công là một trong những vấn đề quan trọng của chính trị, tuynhiên cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhận thức về vấn đềnày vẫn chưa thực sự thống nhất

Ở nước ta, chính sách công thường được hiểu là chính sách, với nghĩahẹp là những chủ trương cụ thể của Nhà nước trong một lĩnh vực nào đó Một

số công trình đã cố gắng đưa ra quan niệm về chính sách: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất

Trang 7

của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…” Các nhà nghiên cứu có cách tiếp cận cụ thể hơn: “Chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng…

Đó là chương trình hoạt động được suy tính một cách khoa học, liên quan với nhau một cách hữu cơ và nhằm những mục đích tương đối cụ thể; chủ thể hoạch định chính sách công nắm quyền lực nhà nước; chính sách công bao gồm những gì được thực sự thi hành chứ không phải chỉ những là tuyên bố”.

Như vậy, về cơ bản, các định nghĩa về chính sách công tập trung vàochính sách quốc gia – những chương trình hành động của nhà nước nhằm đạtđược các mục tiêu nhất định Các chính sách khác nhau về phạm vi, tính phứctạp, mục tiêu ra quyết định, cách lựa chọn và tiêu chuẩn quyết định Các chínhsách cũng được đề ra và thực hiện ở những cấp độ khác nhau, từ những quyếtđịnh mang tính tương đối ngắn hạn đến những quyết định có tính chiến lược

có ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh Vì vậy, chính sách cần được hiểu mộtcách uyển chuyển

Theo nghĩa rộng, chính sách công bao gồm những việc Nhà nước địnhlàm hoặc không định làm Điều đó có nghĩa là không phải mọi mục tiêu củachính sách công đều dẫn tới hành động, mà nó có thể là yêu cầu của chủ thểkhông được hành động Chính sách tác động đến các đối tượng của chínhsách - là những người chịu sự tác động hay điều tiết của chính sách Phạm viđiều tiết của mỗi chính sách rộng hay hẹp tùy theo nội dung của từng chínhsách Có thể chia thành đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp Chính sáchcông được Nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặccủa quốc gia, gắn với việc phân phối và sử dụng các nguồn lực công của Nhànước

Khái quát lại, Chính sách công là quyết định của các chủ thể quyền lực Nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định hành động của

Trang 8

những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội đặt ra Đó là tổng thể các chuẩn mực, biện pháp, thủ thuật mà Nhà nước sử dụng để quản lí xã hội.

1.1.1.3.Khái niệm thực hiện chính sách công.

Thực hiện chính sách công là giai đoạn chính trong quy trình chínhsách , giai đoạn các chính sách đi vào cuộc sống Các chính sách được hoạchđịnh xuất phát từ yêu cầu khách quan của cuộc sống , từ những nhu cầu của

xã hội và của nhân dân.Thực hiện chính sách là quá trình giải quyết nhữngnhu cầu đó, đem lại những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hộinhằm phục vụ lợi ích của nhân dân Đó là chuỗi các hành động và biện pháp

cụ thể để thi hành một quyết định chính sách đã được thông qua

Về thực chất đó là quá trình chuyển những tuyên bố trên giấy tờ củachính quyền về các loại dịch vụ, mục tiêu, đối tượng, phương thức thànhnhững hành động nhất định nhằm phân phối lợi ích từ tuyên bố Trong quátrình thực hiện chính sách, các nguồn lực về tài chính công nghệ, con ngườiđược đưa vào sử dụng một cách có định hướng Nói cách khác đây là quátrình kết hợp giữa yếu tố con người với các nguồn lực này một cách có hiệuquả theo những mục tiêu đề ra

Từ đó ta có thể có khái niệm thực hiện chính sách: Thực hiên chínhsách là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thôngqua hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhằm đạttới mục tiêu đề ra

1.1.1.4.Vị trí của thực hiện chính sách công.

Các chính sách là sản phẩm tư duy con người, bản thân chúng khôngthay đổi được đời sống hiện thực Nó chỉ phát huy tác dụng thông qua hoạtđộng của các chủ thể chính trị và hoạt động thực tiễn của quảng đại quầnchúng nhân dân Một chính sách dù được hoạch định tốt nhưng nếu không

Trang 9

đưa ra thực hiện, hoặc thực hiện nhưng kết quả kém thì cũng không có ýnghĩa thực thi Đối với nhân dân kết quả thực tế của chính sách là quan trọnghơn ý định ban đầu của chính sách.

Các chính sách được đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc màcuộc sống đặt ra và việc thực hiện các chính sách là nhằm tạo ra thay đổi trênlĩnh vực theo hướng các mục tiêu chính sách đề ra Vì vậy thực hiện chínhsách có ý nghĩa quyết định tới việc thành công hay thất bại của một chínhsách Giai đoạn này quan trọng vì:

Đã là quá trình thực hiện thì nội dung chính sách dưới tác động củanhiều yếu tố Trong nhiều trường hợp những khó khăn nảy sinh trong quátrình triển khai sẽ dẫn tới sửa đổi mục tiêu và nội dung chính sách Các chínhsách cũng có thể bị biến dạng, thậm chí bị sai lệch hẳn với ý tưởng ban đầuthông qua việc thừa hành của bộ máy hành pháp Thông tin nhận được trongquá trình triển khai chính sách sẽ giúp đánh giá lại các mặt của quyết địnhchính sách và thay đổi nó sau này

Sự vận động của chính sách từ lý thuyết sang giai đoạn triển khai cụ thểdẫn đến sự nhìn nhận lại qua đánh giá và xây dựng lại chính sách Trên thực

tế thực hiện chính sách được coi là giai đoạn tổng hợp của quy trình chínhsách gồm hoạch định, thực hiện, đánh giá

Tóm lại, thực hiện chính sách là việc tiếp nối và chịu sự quy định củagai đoạn hoạch định chính sách, song không hoàn toàn lệ thuộc vào kết quảcủa công tác hoạch định mà có vị trí độc lập riêng và có ý nghĩa quyết địnhvới toàn bộ quy trình chính sách

1.1.2.Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách công.

1.1.2.1.Lựa chọn cơ quan thực hiện chính sách công.

Cơ quan chủ chốt thực hiện chính sách: Các chính sách là phương tiệnquản lý của nhà nước, do đó việc thực hiện chính sách trước hết phải thuộc về

Trang 10

các cơ quan nhà nước Mỗi chính sách cũng thường đề cập đến nhiều phạm vi

và chức năng quản lý xã hội nên sẽ có nhiều cơ quan đứng ra thực hiện Đểphát huy tính hiệu quả của chính sách thì cần có một cơ quan được ủy quyềnthống nhất các hoạt động của chính sách Cơ quan này có vai trò, trách nhiệmchính trong việc thực hiện chính sách, đó là cơ quan có khả năng thực hiệnchính sách có hiệu quả hơn hoặc cơ quan có vị thế cao hơn so với các cơ quankhác

Cơ quan phối hợp thực hiện chính sách: Đây là cơ quan góp phần thúcđẩy hoặc loại bỏ những tiêu cực trong thực hiện chính sách Để có thể hoànthành được nhiệm vụ được giao các cơ quan này cần phải có đầy đủ cácnguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai thực hiện chính sách;phải có đủ thẩm quyền kỹ thuật chuyên môn để biến các mục tiêu thành cácchương trình hành động cụ thể; cơ quan này phải chịu trách nhiệm về nhữnghoạt động của mình

Mối quan hệ phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chínhsách: Phân công và phối hợp hoạt động là nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản

lý nhằm phát huy vai trò của từng bộ phận cũng như hiệu quả tổng hợp củatoàn bộ hệ thống Yêu cầu là phải vừa phân công vừa phối hợp Phân công là

để giữa các cơ quan không có sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ nhưng khithực hiện chức năng nhiệm vụ đó lại cần có sự phối hợp nhằm đảm bảo tậptrung tạo nên sự liên kết nhịp nhàng, ăn khớp và đồng bộ trong hoạt động của

cả hệ thống để đạt mục tiêu chung

Xác định đối tượng chịu tác động của chính sách: Đối tượng chịu tácđộng của chính sách bao gồm cac cá nhân tổ chức mà việc thực hiện chínhsách sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của họ Chính sách nhànước thường có tác động trực thiếp hoặc gián tiếp đến một diện rất rộng cáctầng lớp dân cư trong xã hội theo các mức độ khác nhau Các đối tượng có thể

Trang 11

tán thành hoặc không tán thành chính sách, cụ thể đối tượng của chính sách

có thể phục tùng, chấp nhận hoặc tích cực ủng hộ chính sách nào đó

1.1.2.2.Tuyên truyền giải thích chính sách.

Các chính sách được ban hành đều có tác động đến nhận thức tư tưởngcủa những người có liên quan từ đó hình thành thái độ của họ đối với việcchấp hành chính sách Trong nhận thức của mỗi một chủ thể đều không giốngnhau vì vậy nên đối với chính sách thì thái độ của các cá nhân cũng khácnhau Trong chính sách thì việc tuyên truyền để mọi người cùng đi theo mộtcon đường chung là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện chính sáchthắng lợi Do đó các cơ quan nhà nước phải tuyên truyền, chuẩn bị dư luậncho việc thực hiện chính sách để mọi người hiểu và đồng tình ủng hộ

Phải huy động được sự ủng hộ chính trị về mọi mặt để mọi người chấpnhận nó với nhiệt tình cao Phải hướng tới tuyên truyền vào các đối tượngthực hiện, các bên có liên quan đến chính sách và nên tiến hành tuyên truyềncho các đối tượng còn nghi ngờ và hiểu sai chính sách Ngoài ra phải lôi kéonhững người có khả năng cung cấp cơ sở vật chất cho việc thực hiện chínhsách Đồng thời kết hợp các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách vớiviệc vận động các đối tượng

1.1.2.3.Triển khai thực hiện chính sách.

Mục đích của giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách là biến ý đồ chủquan về chính sách thành thực tế khách quan, biến chủ trương đường lối, phápluật của nhà nước thành hành động tự giác của quần chúng Để thực hiệnđược tốt chính sách thì chúng ta cần làm tốt các yêu cầu sau:

Có kế hoạch thực biện chu đáo: để thực hiện chính sách một cách cóhiệu quả thì trước hết chúng ta phải xây dựng được kế hoạch một cách cụ thể

ở tất cả các nội dung cần triển khai Đặc biệt kế hoạch này cần được phổ biến

Trang 12

và phân công cụ thể cho các đối tượng nhất định để hoàn thành tốt nhiệm vụ

đề ra trong chính sách

Cần phát huy tính chủ động trong tổ chức thực hiện: trong quá trìnhthực hiện chính sách thì chúng ta luôn có những yếu tố ảnh hưởng đến việcthực hiện chính sách Do đó người lãnh đạo cần phải có sự chủ động trongviệc thực hiện chính sách ở các địa phương khác nhau

Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham giathực hiện chính sách: trong giai đoạn này thì việc có ý nghĩa quan trọng làphải động viên được cao nhất và sử dụng tổng hợp sức người, sức của để thựchiện chính sách Thực hiện chính sách là nhiệm vụ của các cơ quan hànhchính nhà nước nhưng đó cũng là nhiệm vụ của các cá nhân và tổ chức có liênquan đến lĩnh vực mà chính sách điều chỉnh

Triển khai thực hiện chính sách là giai đoạn tạo ra bước ngoặt cáchmạng thông qua các hành động thực tiễn nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạptrong thực tiễn, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của một chínhsách: Giai đoạn này là giai đoạn rất khó khăn do phải thực hiện chính sáchnày trong thực tế với những điều kiện tại các địa điểm khác nhau Đồng thời

để đảm bảo chính sách được thực hiện thì phải không ngừng đấu tranh chốngmọi hành vi đi ngược lại chính sách đã được coi là đúng

Cần có sự phối hợp thực hiện các chính sách: để đạt được hiệu quả caothì chúng ta cần có sự liên kết các hoạt động của con người, bộ phận, phân hệ

và hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêuchung của tổ chức Giải quyết mâu thuẫn trong quá trình thực hiện chínhsách: các chính sách được đề ra đều nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhómngười nhất định trong xã hội đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng đến các nhómlợi ích khác trong xã hội Do vậy mỗi chính sách đề ra cần phải tính đến cácyếu tố đó để đảm bảo được sự ổn định trong xã hội

Trang 13

1.2.CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THỦ ĐÔ VIENTIANE 1.2.1Bối cảnh thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thủ đô Vientiane.

1.2.1.1 Bối cảnh quốc tế.

Toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế gia tăng, hội nhập khu vực và quốc tếngày càng sâu rộng, Lào đang hội nhập sâu và toàn diện và chịu tác độngmạnh mẽ những tác động và xu hướng chung toàn cầu Du lịch đã và đang trởthành ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh và lớn nhất trên thế giới Cácnước đang phát triển đang khai thác lợi thế quốc gia về tài nguyên độc đáo,bản sắc dân tộc để phát triển du lịch trở thành công cụ hữu hiệu xoá đói, giảmnghèo và tăng trưởng kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực năngđộng và thu hút du lịch mạnh mẽ, trong đó có Lào nổi lên là điểm đến vớinhững giá trị đặc sắc, hấp dẫn mới

Tuy nhiên, diễn biến khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị ởnhiều nơi trên thế giới, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… tác động khólường tới hoạt động du lịch

Nhu cầu du lịch thay đổi hướng tới những giá trị truyền thống, giá trị tựnhiên và giá trị sáng tạo Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có tráchnhiệm, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về nguồn, hướng về thiên nhiên lànhững xu hướng nổi trội Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọngcấu thành giá trị thụ hưởng du lịch Kinh tế tri thức và ứng dụng cộng nghệcao trong hoạt động du lịch đang trở thành xu hướng toàn cầu Những xuhướng đó đòi hỏi ngành du lịch mỗi quốc gia cần có chính sách thích ứng

Trong những năm qua hoạt động du lịch diễn ra sôi động tại các nướctrên thế giới với nhiều loại hình du lịch mới ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầucủa du khách trên thế giới Nhưng vào cuối giai đoạn đầu thập niên đầu tiên

Trang 14

của thế kỷ XXI thì nền kinh tế khu vực, thế giới đã có cuộc suy thoái , điềunày làm ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động du lịch tại tất cả các nước trênthế giới Điều này làm cho lượng du khách, thu nhập, công ăn việc làm đềugiảm và quan trọng hơn nó còn ảnh hưởng đến chính nền kinh tế.

1.2.1.2.Bối cảnh trong nước Lào.

Lào có nền chính trị ổn định, ngoại giao đang ngày càng được mở rộng,

sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch cùng với thànhtựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua tạo đà quan trọng cho du lịch pháttriển lên tầm cao mới Các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội đã xácđịnh du lịch là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng cần thúc đẩy phát triển thực

sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống; chiếnlược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, quy hoạch tổng thể phát triển dulịch 1995-2010, Chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trìnhxúc tiến du lịch quốc gia, chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch và các

đề án phát triển du lịch đã mang lại kết quả tăng trưởng đáng khích lệ Năm

2009, Lào đón trên 2 triệu lượt khách quốc tế so với dân số hơn 6 triệu ngườicủa Lào thì quả thật là rất tốt Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng

và cơ sở vật chất du lịch được cải thiện, nâng cấp từng bước hiện đại; sảnphẩm du lịch mở rộng loại hình và chất lượng được nâng dần; xúc tiến quảng

bá du lịch được quan tâm; quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới; nhậnthức du lịch ngày càng cải thiện

Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng trên chưa tương xứng với tiềm năng tolớn của đất nước Khung pháp lý, chính sách phát triển du lịch và nhận thức

du lịch thiếu đồng bộ; nhân lực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đápứng cả về cơ cấu và chất lượng; đầu tư vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất dulịch và phát triển sản phẩm còn manh mún; nghiên cứu thị trường chưa thực

Trang 15

sự đi trước một bước; xúc tiến quảng bá du lịch chưa chủ động đúng mụctiêu; quản lý còn lỏng lẻo; quy hoạch, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường

du lịch còn nhiều bất cập Những hạn chế, yếu kém đó dẫn tới sản phẩm, dịch

vụ du lịch còn đơn điệu, trùng lắp và chất lượng chưa chuẩn hóa, chưa thực sựhấp dẫn, thị phần khách cao cấp còn khiêm tốn; chất lượng dịch vụ và hiệuquả kinh doanh thấp, chưa có thương hiệu du lịch nổi bật và sức cạnh tranhyếu Mặt khác, khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát gia tăng, thiên tai,dịch bệnh, pháp luật chưa nghiêm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông… đang lànhững trở ngại không nhỏ đối với phát triển du lịch chất lượng cao, vẫn ẩnchứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững Quản lý nhà nước về du lịch gắnkết với lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình trong phạm vi chức năng của

Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch Năm 2010, ngành du lịch đã xây dựngChiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 với năm 2012 là năm du lịch củaLào, tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chiến lượcgiai đoạn 2001-2010, tình hình và xu hướng phát triển giai đoạn tới Chiếnlược xác định quan điểm, mục tiêu, những định hướng và giải pháp chínhnhằm tạo bước đột phá về tính chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng và có

1.2.2Nội dung cơ bản của chính sách.

1.2.2.1.Cơ quan ban hành chính sách.

Chính sách phát triển du lịch được Sở văn hóa thông tin và du lịch thủ

đô Vientiane ban hành dựa trên các quy định chung của Bộ văn hóa thông tin

và du lịch đưa ra và được Quốc Hội phê duyệt

Việc ban hành chính sách du lịch này được thực hiện qua các trình tựthủ tục nhất định và có sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan khác có liênquan tới chính sách su lịch

Trang 16

1.2.2.2 Mục tiêu của chính sách.

Chính sách phát triển du lịch được đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển dulịch tại thủ đô Vientiane trong giai đoạn 2005 đến năm 2010 Với mục tiêuhướng tới là thu hút được từ 1 triệu đến 1,5 triệu lượt khách du lịch vào thủ

đô Vientiane qua mỗi năm Cùng với đó đem lại doanh thu ngày càng tăng vàtạo ra công ăn việc làm cho người dân trong thủ đô Tạo động lực kéo theo sựphát triển chung về ngành du lịch của cả nước Lào nói chung

Đặc biệt là việc phát triển du lịch này sẽ có tác dụng nhằm quảng báhình ảnh thủ đô thân thiện, mến khách , hòa bình với tất cả các nhân dân trongnước Nhưng trên hết là thông qua chính sách du lịch này mà có thể quảng báđược hình ảnh thủ đô và hình ảnh đất nước Lào tới tất cả nhân dân và đấtnước khác biết về nước Lào Từ dây mà giúp cho nước Lào sẽ có thể thu hútđược đầu tư vào nước mình trên cả lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác, điềunày sẽ giúp cho nước Lào ngày càng phát triển hơn

1.2.2.3.Đối tượng của chính sách.

Đầu tiên chính sách này hướng tới đối tượng là nhân dân trong nướcnhằm quảng bá tới người dân hiểu rõ hơn về các địa danh của nước mình đểngười dân ưu tiên khi họ lựa chọn địa điểm du lịch

Đồng thời đối tượng chính mà chính sách hướng tới đó chính là khách

du lịch từ các nước trên thế giới có nhu cầu du lịch mà còn chưa biết rõ về đấtnước Lào Trong đó chú trọng tới khách du lịch từ các nước có vị trí địa lýgần với Lào như các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á

và châu Á, sau đó đến khách du lịch từ các nước khác

Đó còn là các doanh nghiệp đang làm ăn trong lĩnh vực du lịch trongđịa bàn thủ đô Vientiane như khách sạn, ẩm thực, giao thông… Các doanh

Trang 17

nghiệp này chính là những nhân tố chính làm cho chính sách này có đượchiệu quả cao hơn.

1.2.3.Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách này.

1.2.3.1.Đối với lĩnh vực du lịch.

Với chính sách phát triển du lịch này sẽ giúp cho chính lĩnh vực du lịch củathủ đô phát triển nhanh hơn, mạnh hơn trong các năm thực hiện chínhsách.Chính sách này giúp cho các công ty làm ăn sẽ có được nhiều ưu đãi hơn

để thu hút khách vào thăm quan thủ đô.Từ đó các công ty sẽ có được nhiều lợinhuận hơn và ngày càng phát triển Cùng với đó hình ảnh thủ đô, hình ảnh đấtnước sẽ đến với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới Nó sẽ làmcho lượng khách du lịch vào thủ đô sẽ tăng mạnh hơn so với các năm trước Đồng thời thủ đô cũng là nơi mà các công ty du lịch tại Vientiane có thểthông qua việc lưu trú trong thời gian nghỉ ngơi và du lịch tại đây mà có thể

có các hình thức quảng cáo các địa điểm du lịch khác trong cả nước Việc nàyrất quan trọng vì nhờ đó mà chúng ta tận dụng được cơ hội có thể quảng bá lạikhông mất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc quảng bá mà hiệu quả đem lạithì rất cao Chính việc này đồng thời cũng làm cho khách du lịch sẽ biết vềnước Lào nhiều hơn và họ sẽ ở đây trong một thời gian dài hơn

1.2.3.2.Đối với kinh tế xã hội.

Với ưu thế của ngành này là đem lại lợi nhuận cao từ các hoạt động dịch vụ

đi kèm cùng các hoạt động du lịch của du khách trong nước và quốc tế thì cácdoanh thu từ ngành công nghiệp không khói này đem lại sẽ ngày càng nhiều.Điều này đồng nghĩa với doanh thu ngành càng tăng của các công ty sẽ giúp

họ có điều kiện mở rộng được các hoạt động kinh doanh của mình Các côngtrình nhà ở, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng sẽ được xây dựng, cùng với

Ngày đăng: 25/06/2016, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w