Doanh nghiệp tư nhân Bài tập tuần Luật thương mại Chuyên mục Bài tập cá nhân, Luật Thương mại 1 Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”. Đặc điểm pháp lí đầu tiên dễ nhận thấy của doanh nghiệp tư nhân đó là doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân được xếp vào nhóm các doanh nghiệp một chủ sở hữu. Tuy nhiên, khác với công ty nhà nước hay công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ, doanh nghiệp tư nhân chỉ do duy nhất một cá nhân làm chủ trong khi công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ có thể do một tổ chức đứng lên làm chủ, hoặc như doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và quản lí. Chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân là cá nhân Việt Nam hoặc là người nước ngoài và không rơi vào trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì chỉ do một cá nhân làm chủ nên các quan hệ về vốn và tài sản, quản lí doanh nghiệp và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân có những đặc trưng riêng. Về quan hệ sở hữu vốn và tài sản, chủ doanh nghiệp tư nhân là người bỏ toàn bộ vốn cũng như tài sản để thành lập doanh nghiệp. Phần vốn này sẽ do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh, gọi là vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toàn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này được trích từ nguồn tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp nhưng về nguyên tắc, khi đã đưa vào kinh doanh thì đây được coi kà tài sản của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư đã đăng kí ban đầu với cơ quan đăng kí kinh doanh. Trước khi có nghị định số 43 2010 NĐCP về đăng kí doanh nghiệp, việc tăng giảm nguồn vốn đăng kí sẽ áp dụng theo luật doanh nghiệp năm 2005: nếu tăng nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp không cần phải khai báo mà chỉ khi giảm nguồn vốn mới phải thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh. Sau khi nghị định số 43 có hiệu lực, dù doanh nghiệp tăng hay giảm vốn đầu tư đều phải thông báo. Đồng thời, chính việc chủ doanh nghiệp phải tự bỏ vốn từ tài sản cá nhân của mình đã không tạo nên sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chủ doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp tu nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu khi đưa tài sản góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân). Về quan hệ quản lí, chủ doanh nghiệp được toàn quyền quản lí doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2005 không qui định mô hình tổ chức quản lí cho doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người quản lí doanh nghiệp và các bên có thể thỏa thuận phân chia quyền và nghĩa vụ, nhưng người phải trực tiếp chịu trách nhiệm pháp luật vẫn là chủ doanh nghiệp. Chủ doang nghiệp là đại diện pháp luật của doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nhiệm vụ liên quan trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp tại tòa án và trọng tài. Về việc phân phối lợi nhuận, chủ doanh nghiệp được hưởng mọi lợi nhuận từ việc kinh doanh cũng như phải tự gánh chịu mọi rủi to trong kinh doanh. Dấu hiệu pháp lí thứ hai để nhận diện doanh nghiệp tư nhân đó là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doang nghiệp. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn này xuất phát từ việc chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân duy nhất đứng ra bỏ vốn đầu tư. Nếu trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có phát sinh khoản nợ nào thì chủ doanh nghiệp phải thanh toán nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình cho đến khi hết nợ, nếu tại thời điểm hiện tại không trả đủ thì khoản nợ sẽ được lưu lại và khi chủ doanh nghiệp có điều kiện sẽ phải tiếp tục trả nợ cho đến khi hết nợ. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn này tuy có tạo niềm tìn cho các đối tác của doanh nghiệp tư nhân, song cũng gây nên hạn chế cho doanh nghiệp tư nhân đó là không được phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào, chủ doanh nghiệp chỉ được thành lập một doanh nghiệp chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân cho đến khi doanh nghiệp đó không còn tồn tại. Dấu hiệu pháp lí thứ ba đó là doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Đây là một dấu hiệu cơ bản bởi doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không được luật ghi nhân có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân tuy được thành lập hợp pháp nhưng lại chưa thực sự đảm bảo nó có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, bởi doanh nghiệp do một cá nhân duy nhất làm chủ và chủ doanh nghiệp có quyền thuê người quản lí theo hợp đồng. Do không có sự phân biệt rạch ròi giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng được tiêu chuẩn quan trọng là độc lập về tài sản. Chủ doanh nghiệp trích tài sản của mình làm vốn đầu tư cho doanh nghiệp, và phải trả nợ cho doanh nghiệp bằng tài sản của mình nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả. Doanh nghiệp tư nhân nhân danh chính mình trong các bản hợp đồng với chủ doanh nghiệp là người đại diện, nhưng khi tham gia các quan hệ hình sự thì chủ doanh nghiệp lại phải chịu trách nhiệm hình sự chứ không phải doanh nghiệp, điều này cũng không đảm bảo chặt chẽ tiêu chuẩn nhân danh chính mình khi tham gia quan hệ pháp luật của doanh nghiệp. Việc không có tư cách pháp nhân là một hạn chế bơi tâm lí người Việt Nam thích những tổ chức có tư cách pháp nhân hơn, đồng thời doanh nghiệp cũng phải chịu một số khó khăn và hạn chế trong hoạt động thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện nay. Doanh nghiệp tư nhân khi đã đăng kí kinh doanh tức là đã được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp lí, nhưng không phải với tư cách thể nhân hay pháp nhân mà doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp lí hạn chế trong kinh doanh, hoạt động phụ thuộc vào danh nghĩa và năng lực pháp lí của người chủ doanh nghiệp. Chẳng hạn, về nguyên tắc doanh nghiệp có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp nhưng trên thực tế chỉ có chủ doanh nghiệp mới có đủ điều kiện, khả năng đê thực hiện quyền này. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, do vậy việc hiểu về những đặc điểm pháp lí của doanh nghiệp tư nhân là cần thiết.
Trang 1Doanh nghiệp tư nhân
Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền
Đặc điểm pháp lí đầu tiên dễ nhận thấy của doanh nghiệp
tư nhân đó là doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân được xếp vào nhóm các doanh nghiệp một chủ sở hữu Tuy nhiên, khác với công ty nhà nước hay công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ, doanh nghiệp tư nhân chỉ do duy nhất một cá nhân làm chủ trong khi công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ có thể do một tổ chức đứng lên làm chủ, hoặc như doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và quản lí Chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân là cá nhân Việt Nam hoặc là người nước ngoài và không rơi vào trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam Vì chỉ do một cá nhân làm chủ nên các quan hệ về vốn và tài sản, quản lí doanh nghiệp và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân có những đặc trưng riêng Về quan hệ sở hữu vốn
và tài sản, chủ doanh nghiệp tư nhân là người bỏ toàn bộ vốn cũng như tài sản để thành lập doanh nghiệp Phần vốn này sẽ do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh, gọi là vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và được ghi chép đầy đủ vào
sổ kế toàn của doanh nghiệp Nguồn vốn này được trích từ nguồn tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp nhưng về nguyên tắc, khi đã
Trang 2đưa vào kinh doanh thì đây được coi kà tài sản của doanh nghiệp
tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư đã đăng kí ban đầu với cơ quan đăng kí kinh doanh Trước khi có nghị định số 43/ 2010 NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp, việc tăng giảm nguồn vốn đăng kí sẽ áp dụng theo luật doanh nghiệp năm 2005: nếu tăng nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp không cần phải khai báo mà chỉ khi giảm nguồn vốn mới phải thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh Sau khi nghị định số 43 có hiệu lực, dù doanh nghiệp tăng hay giảm vốn đầu tư đều phải thông báo Đồng thời, chính việc chủ doanh nghiệp phải tự bỏ vốn từ tài sản cá nhân của mình đã không tạo nên sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chủ doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp tu nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền
sở hữu khi đưa tài sản góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân) Về quan hệ quản lí, chủ doanh nghiệp được toàn quyền quản lí doanh nghiệp Luật doanh nghiệp 2005 không qui định mô hình tổ chức quản lí cho doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người quản lí doanh nghiệp và các bên có thể thỏa thuận phân chia quyền và nghĩa vụ, nhưng người phải trực tiếp chịu trách nhiệm pháp luật vẫn là chủ doanh nghiệp Chủ doang nghiệp
là đại diện pháp luật của doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nhiệm vụ liên quan trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp tại tòa án
và trọng tài Về việc phân phối lợi nhuận, chủ doanh nghiệp được hưởng mọi lợi nhuận từ việc kinh doanh cũng như phải tự gánh chịu mọi rủi to trong kinh doanh
Dấu hiệu pháp lí thứ hai để nhận diện doanh nghiệp tư nhân
đó là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doang nghiệp
Trang 3Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn này xuất phát từ việc chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân duy nhất đứng ra bỏ vốn đầu tư Nếu trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có phát sinh khoản
nợ nào thì chủ doanh nghiệp phải thanh toán nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình cho đến khi hết nợ, nếu tại thời điểm hiện tại không trả đủ thì khoản nợ sẽ được lưu lại và khi chủ doanh nghiệp có điều kiện sẽ phải tiếp tục trả nợ cho đến khi hết
nợ Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn này tuy có tạo niềm tìn cho các đối tác của doanh nghiệp tư nhân, song cũng gây nên hạn chế cho doanh nghiệp tư nhân đó là không được phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào, chủ doanh nghiệp chỉ được thành lập một doanh nghiệp chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân cho đến khi doanh nghiệp đó không còn tồn tại
Dấu hiệu pháp lí thứ ba đó là doanh nghiệp tư nhân không
có tư cách pháp nhân Đây là một dấu hiệu cơ bản bởi doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không được luật ghi nhân có tư cách pháp nhân Doanh nghiệp tư nhân tuy được thành lập hợp pháp nhưng lại chưa thực sự đảm bảo nó có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ, bởi doanh nghiệp do một cá nhân duy nhất làm chủ và chủ doanh nghiệp có quyền thuê người quản lí theo hợp đồng Do không có sự phân biệt rạch ròi giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng được tiêu chuẩn quan trọng là độc lập về tài sản Chủ doanh nghiệp trích tài sản của mình làm vốn đầu tư cho doanh nghiệp, và phải trả nợ cho doanh nghiệp bằng tài sản của mình nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả Doanh nghiệp
tư nhân nhân danh chính mình trong các bản hợp đồng với chủ doanh nghiệp là người đại diện, nhưng khi tham gia các quan hệ hình sự thì chủ doanh nghiệp lại phải chịu trách nhiệm hình sự chứ
Trang 4không phải doanh nghiệp, điều này cũng không đảm bảo chặt chẽ tiêu chuẩn nhân danh chính mình khi tham gia quan hệ pháp luật của doanh nghiệp Việc không có tư cách pháp nhân là một hạn chế bơi tâm lí người Việt Nam thích những tổ chức có tư cách pháp nhân hơn, đồng thời doanh nghiệp cũng phải chịu một số khó khăn
và hạn chế trong hoạt động thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện nay
Doanh nghiệp tư nhân khi đã đăng kí kinh doanh tức là đã được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp lí, nhưng không phải với tư cách thể nhân hay pháp nhân mà doanh nghiệp tư nhân có
tư cách pháp lí hạn chế trong kinh doanh, hoạt động phụ thuộc vào danh nghĩa và năng lực pháp lí của người chủ doanh nghiệp Chẳng hạn, về nguyên tắc doanh nghiệp có toàn quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp nhưng trên thực tế chỉ có chủ doanh nghiệp mới có đủ điều kiện, khả năng đê thực hiện quyền này
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân,
do vậy việc hiểu về những đặc điểm pháp lí của doanh nghiệp tư nhân là cần thiết