1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÌNH THƯỜNG hóa QUAN hệ NGOẠI GIAO mĩ CUBA dưới THỜI TỔNG THỐNG mĩ BARACK OBAMA (2009 2016)

87 662 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 418,5 KB

Nội dung

Chính vì vậy, việc nghiên cứu quan hệ Mĩ - Cuba giúp Việt Nam thấu hiểu chính sách đối ngoại của Mĩ cũng như Cuba và tình hình mối quan hệ giữa hai nước, rút ra những bài học thực tiễn c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ NGOẠI GIAO MĨ- CUBA

DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG MĨ BARACK OBAMA

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy PGS.TS Đào Tuấn Thành - người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo và truyền đạt cho em những

kinh nghiệm khoa học quý báu giúp em hoàn thành khóa luận này

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm học qua

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 04 năm 2016

Sinh viên

Phạm Thị Hà

Trang 3

MỤC LỤC

68.Bước đi biểu tượng trong quan hệ Mĩ-Cuba 83http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/buoc-di-bieu-tuong-trong-quan-he-my-cuba-20150814230226613.htm 8369.Dư luận về bước tiến lịch sử trong quan hệ Cuba-Mĩ 83http://baotintuc.vn/tin-tuc/du-luan-ve-buoc-tien-lich-su-trong-quan-he-cuba-my-20150703101908847.htm 83http://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/khep-lai-chuong-dau-tien-trong-binh-thuong-hoa-quan-he-mycuba-20150813170255411.htm 83http://baotintuc.vn/tin-tuc/my-dua-cuba-ra-khoi-danh-sach-bao-tro-khung-bo-20150415061059675.htm 8372.Mĩ-Cuba hội đàm cấp cao sau hơn 50 năm 8374.Mĩ nới lỏng đi lại và giao dịch thương mại đối với Cuba từ 16/1 83http://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/quan-he-my-cuba-se-di-den-dau-

20150814202053577.htm 83

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Là hai nước láng giềng chỉ cách nhau 150km nhưng quan hệ Mĩ-Cuba

đã phải trải qua những giai đoạn thăng trầm và là nhân tố quan trọng hàng đầu chi phối các quan hệ, sự hợp tác giữa các quốc gia châu Mĩ Khi nào mối quan

hệ giữa Mĩ - Cuba chưa được giải quyết thì khu vực này chưa thể có một môi trường ổn định, hòa bình như mong muốn Đồng thời, cả Cuba và Mĩ đều phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề, đánh mất những cơ hội nâng cao vị thế của mình trên thế giới

Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài kết thúc

đã tạo ra môi trường mới trong quan hệ quốc tế, trong đó, hòa dịu, đối thoại, hợp tác trở thành một xu thế khách quan, chủ đạo chi phối mọi quan hệ quốc

tế Cùng với đó là làn sóng toàn cầu hóa cũng ngày càng lan rộng Sự liên kết giữa các quốc gia cũng được tăng cường trên nhiều lĩnh vực khác nhau Điều này đã khiến tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đều phải điều chính lại chính sách đối ngoại cho phù hợp với lợi ích của mình và nâng cao vị thế trên trường quốc tế Trong bối cảnh đó, cả Mĩ và Cuba đều tiến hành điều chỉnh chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt và thực dụng nhằm từng bước cải thiện quan hệ hai nước vốn đã rất căng thẳng trong suốt quá trình lịch sử Trên thực tế, quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này đang được điều chỉnh theo chiều hướng tích cực mà sự kiện nổi bật nhất là ngày 17/12/2014, Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố tái lập quan

hệ ngoại giao tiến tới bình thường hóa quan hệ sau hơn năm thập kỷ đối đầu

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ Mĩ - Cuba là mối quan hệ đối đầu căng thẳng Chiến tranh Lạnh kết thúc bối cảnh thế giới thay đổi, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển Trong quan hệ quốc tế không còn là

sự chạy đua giữa hai siêu cường là Mĩ và Liên Xô, đồng thời là sự lớn mạnh

và vươn lên của nhiều quốc gia và khu vực đã tác động tới mối quan hệ Mĩ -

Trang 5

Cuba Tuy nhiên, với những đặc trưng riêng từ những yếu tố chính trị, chính sách đối ngoại của Mĩ với Cuba và ngược lại, mối quan hệ Mĩ - Cuba vẫn tiếp tục căng thẳng trong khoảng thời gian dài mới có những hòa dịu và tiến tới bình thường hóa trên lĩnh vực ngoại giao.

Có thể nói, ít có mối quan hệ song phương nào lại thu hút sự nghiên cứu và phân tích kĩ lưỡng của cả thế giới trong suốt hơn năm thập kỉ qua như mối quan hệ Mĩ - Cuba Gần đây, sự quan ngại của những diễn biến chính trị mới trên trường quốc tế, sự xuất hiện của những nguy cơ đe dọa đến an ninh của toàn châu Mĩ thì mối quan hệ giữa Mĩ và Cuba lại tiếp tục thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, các nhà phân tích chính trị trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đối với Việt Nam, chúng ta đang thi hành chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế Việt Nam chủ trương là bạn, là đối tác đáng tin cậy với các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển Thực hiện chính sách đối ngoại nhất quán, mở rộng, chúng ta tăng cường quan hệ với các nước, trong đó có

Mĩ và Cuba Chính vì vậy, việc nghiên cứu quan hệ Mĩ - Cuba giúp Việt Nam thấu hiểu chính sách đối ngoại của Mĩ cũng như Cuba và tình hình mối quan

hệ giữa hai nước, rút ra những bài học thực tiễn cho đất nước, trong đó quan trọng nhất là đề ra những biện pháp hữu hiệu để hợp tác với Mĩ và Cuba trong bối cảnh mới

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mĩ và Cuba dưới thời Tổng thống Barack Obama từ năm 2009 đến năm 2016” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quan hệ Mĩ - Cuba vốn là mối quan hệ “phức tạp” và có tính đặc thù trong quan hệ quốc tế, nhất là kể từ sau Chiến tranh lạnh diễn ra Chính vì vậy, đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước Tuy nhiên, do các sự kiện còn đang diễn ra nên vấn đề quan hệ Mĩ với Cuba đặc biệt là từ khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền đã có nhiều động

Trang 6

thái tích cực nhằm cải thiện mối quan hệ hai nước, quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước này chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể và đầy đủ mà chủ yếu chỉ được nghiên cứu dưới dạng các bài nghiên cứu nhỏ, các bản tin, chuyên mục được đăng tải trên các tạp chí, tài liệu tham khảo Dưới đây, chúng tôi xin nêu tên một vài bài nghiên cứu tiêu biểu:

“Quan hệ Mĩ - Mĩ la tinh dưới thời Obama: Những bước đi đầu” của tác giả Lê Hải Bình, tạp chí Châu Mĩ ngày nay, số 9 năm 2009; “Quan hệ giữa Mĩ và Cuba” của Nguyễn Thùy Dương, tạp chí Châu Mĩ ngày nay, số 11/2014; Bình thường hóa quan hệ Mĩ- Cuba nhìn từ góc độ địa chính trị,

của Lê Thế Mẫu, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 8/2015; “Obama mở hé cửa cho Cuba”, theo Thông tấn xã Việt Nam ngày 7/4/2009…

Trên các website cũng đăng tải rất nhiều các bài viết về chính sách Đối ngoại của Mĩ với Cuba đặc biệt là các cuộc gặp gỡ, thương lượng giữa các nhà lãnh đạo cấp cao đặc biệt là giữa Tổng thống Mĩ Barack Obama và Chủ tịch nước Cuba Raul Castro trong thời gian gần đây đều được cập nhật đăng tải thường xuyên

Trên cơ sở nghiên cứu những nguồn tài liệu được tiếp cận, nhận thấy vấn đề quan hệ Mĩ - Cuba đã được phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau với những quan điểm, cách nhìn riêng nhưng vẫn còn mang tính riêng lẻ chưa được hệ thống hóa và nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, người viết đã quyết

định lựa chọn đề tài “Bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mĩ-Cuba dưới thời Tổng thống Barack Obama từ năm 2009 đến năm 2016” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp của mình với mục đích đưa ra cái nhìn cụ thể và toàn diện về mối quan hệ ngoại giao “mới” này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích chính của đề tài nghiên cứu này tập trung làm rõ về những nét chính trong việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mĩ - Cuba dưới nhiệm kì của Tổng thống Mĩ Barack Obama từ năm 2009-2016 để từ đó có thể rút ra nhận xét về mối quan hệ này

Trang 7

Từ việc xác định rõ mục tiêu trên, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Phân tích những cơ sở đưa đến quyết định bình thường hóa quan hệ Mĩ- Cuba

- Trình bày tiến trình bình thường hóa trên lĩnh vực ngoại giao giữa

Mĩ và Cuba

- Bước đầu rút ra những nhận xét về quá trình bình thường hóa ngoại giao và đưa ra những dự đoán về triển vọng và thách thức trong mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài “Bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mĩ-Cuba dưới thời Tổng thống Mĩ Barack Obama từ năm 2009 đến năm 2016” được nghiên

cứu dưới góc độ của khoa học lịch sử và quan hệ quốc tế hiện đại

Về nội dung: Tên của đề tài cho phép tìm hiểu quan hệ Mĩ-Cuba trên

lĩnh vực ngoại giao với nội dung bình thường hóa quan hệ sau hơn nửa thế kỉ thù địch Đó là mối quan hệ tác động hai chiều giữa hai chủ thể Tuy nhiên, để làm nổi bật vấn đề và mang tính hệ thống, khóa luận sẽ trình bày một cách khái quát về vị trí Mĩ và Cuba trong tương quan mối quan hệ, mối quan hệ hai nước trong lịch sử và các nhân tố tác động đến quyết định bình thường hóa giữa hai nước

Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu về quá trình triển khai chính sách

đối ngoại của Mĩ với Cuba trong 2 nhiệm kì của Vị Tổng thống thứ 44 Hoa Kì Barack Obama, cụ thể từ năm 2009 đến tháng 4 năm 2016

Bên cạnh đó, để làm rõ hơn và có cái nhìn khách quan về nguyên nhân và tác động đến quyết định bình thường hóa quan hệ, khóa luận còn đề cập đến vị trí của hai nước trong tương quan mối quan hệ, tình hình quan hệ Mĩ-Cuba trước nhiệm kì Tổng thống Obama cũng như phân tích các yếu tố khác có liên quan

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Trang 8

Về nguồn tài liệu:Để hoàn thành đề tài này, người viết chủ yếu sử dụng

nguồn tài liệu từ các công trình chuyên khảo trong nước có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu của đề tài:

Tài liệu trong các sách, giáo trình, sách tham khảo ví dụ như cuốn

“Lịch sử thế giới hiện đại” của tác giả Nguyễn Anh Thái (cb), NXB Giáo dục

năm 2008; cuốn “Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của

Hoa kỳ” của tác giả Nguyễn Thái Yên Hương (cb) (2003), NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội và nhiều cuốn giáo trình khác

Ngoài ra, các bài nghiên cứu của các học giả cũng là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả hoàn thành đề tài này, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như “Châu Mĩ ngày nay”, tạp chí “ Cộng sản”, tạp chí “Quan

hệ Quốc phòng”, tạp chí “Quốc phòng toàn dân”, tài liệu tham khảo của

“Thông tấn xã Việt Nam”…

Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo các bài viết được đăng tải cập nhập thường xuyên trên các Website

Về phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên

nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Đồng thời, chúng tôi cũng dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải quyết những vấn đề mang tính lí luận đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài, từ đó thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện trong cùng một mối quan hệ cũng như giữa các mối quan hệ với nhau Tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp chính là phương pháp lịch

sử, phương pháp logic và phương pháp nghiên cứu quốc tế cùng các phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê…

để rút ra những nhận xét trong quá trình nghiên cứu

6 Đóng góp của khóa luận

Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả tiếp tục nghiên cứu mối quan

hệ Mĩ-Cuba trên cơ sở kế thừa và phát triển từ những gì mà tác giả tiếp cận từ những nguồn tư liệu trước đó

Trang 9

Khóa luận tiếp tục cung cấp những cứ liệu lịch sử và luận chứng khoa học thuyết phục để thêm một lần nữa khẳng định quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mĩ - Cuba là đúng đắn, phù hợp và trở thành mối quan hệ quốc tế điển hình trong các mối quan hệ quốc tế của thời đại ngày nay.

Thông qua khóa luận này, tác giả cũng muốn chứng minh rằng khi quan hệ Mĩ - Cuba về mặt chính trị - ngoại giao được cải thiện tốt đẹp hơn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho sự hợp tác trên các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, giáo dục…làm toàn diện hơn mối quan hệ giữa hai nước

Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu về lịch sử Mĩ và Cuba

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1 Các nhân tố tác động đến quyết định bình thường hóa quan

hệ Mĩ - Cuba từ năm 2009 đến năm 2016

Chương 2 Tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mĩ - Cuba từ năm 2009 – 2016

Chương 3 Một số nhận xét về tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mĩ - Cuba từ năm 2009 – 2016

Trang 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ NGOẠI GIAO MĨ - CUBA

1.1 Vị trí địa lý của Mĩ và Cuba trong tương quan mối quan hệ

Đối với mỗi quốc gia, dân tộc vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử hình thành, phát triển trên tất cả các mặt kinh

tế, chính trị, văn hóa; hay nói cách khác vị trí địa lí sẽ góp phần quy định “số phận” của chính quốc gia đó Vị trí địa lý của cả Mĩ và Cuba sẽ là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia này, bởi đây là mối quan hệ hai chiều

Vị trí chiến lược của Cuba đối với Mĩ

Trước hết, cần đề cập đến vị trí của Cuba đối với Mĩ Cuba là một đảo nằm trong quần đảo Ăng ti ở phía tây Đại Tây Dương Cuba chỉ cách Mĩ 150km Mĩ thường gọi Mĩ latinh là “mảnh vườn sau nhà” của mình và Cuba chính là “bậc thềm” để bước sang mảnh vườn đó Cuba là cửa ngõ của Mĩ latinh Nằm trên ngã tư đường hàng không từ Bắc Mĩ đi Nam Mĩ, từ Đại Tây Dương đi Thái Bình Dương nên Cuba càng có vị trí hết sức quan trọng Muốn xâm nhập vào Mĩ Latinh phải vào Cuba trước và khi đã chiếm được “mảnh vườn sau nhà” thì việc tiến công đến Mĩ sẽ không quá khó khăn

Đặc biệt hơn, vị trí của Cuba có ảnh hưởng trực tiếp đến Mĩ Cuba nằm

ở các điểm tiếp cận vịnh Mêhicô vào Đại Tây Dương vì vậy Cuba có ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mĩ từ khu vực sông Mississippi tới New Orleans Nếu New Orleans là cầu nối quan trọng để khu vực trung tâm Bắc Mĩ tiếp cận với thế giới thì Cuba là cầu nối quan trọng đối với New Orleans Bên cạnh đó, đường vào Đại Tây Dương từ vịnh Mêhicô theo trục từ Key West tới bán đảo Yucatan dài khoảng 380 dặm Cuba nằm ở giữa trục này Trên tuyến đường phía Bắc, Bahamat chạy song song với Cuba khoảng một nửa quãng đường, buộc các tàu đi về hướng Nam, về hướng Cuba Trên tuyến đường phía Nam, kênh Yucatan nhập với hành lang đường

Trang 11

biển ra khỏi Caribe kéo dài và hợp với West Indies Điều trọng yếu là lực lượng hải quân hoặc không quân thù nghịch nếu đóng trên địa bàn Cuba có thể phong tỏa vịnh Mêhicô và qua đó cả trung tâm của Mĩ [33, tr 5].

Với vị trí quan trọng và điều kiện tự nhiên phong phú thuận lợi, Cuba được ví như “hạt ngọc trong quần đảo Ăng ti” Chính bởi vị trí chiến lược đó

mà Cuba luôn giữ vị trí quan trọng đối với Mĩ, là nguyên nhân cơ bản tác động đến mối quan hệ giữa Mĩ và Cuba qua các thời kỳ lịch sử Nhất là trong thời hiện đại khi Mĩ luôn tìm cách thực hiện chiến lược toàn cầu vươn lên làm

bá chủ thế giới

Vị trí chiến lược của Mĩ đối với Cuba

Mĩ là quốc gia có lịch sử lập quốc còn khá non trẻ, nằm ở Bắc Mĩ với phía Đông là bắc Đại Tây Dương, phía Tây là bắc Thái Bình Dương, phía Bắc tiếp giáp Canada, phía Nam giáp Mehico và chỉ cách Cuba hơn 90 dặm, rất thuận lợi đi lại bằng đường biển và hàng không Mĩ trong tâm trí của Cuba vừa là nhân tố tác động đến kinh tế, vừa là mối đe dọa đối với nền chính trị tự chủ của mình Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền nông nghiệp có điều kiện phát triển đã cung cấp số lượng nông sản lớn cho Cuba; thêm vào đó với đặc tính yêu thích tự do, khá phá thì cư dân Mĩ chính là nguồn cung cấp du khách lớn cho ngành “công nghiệp không khói” của Cuba, góp phần không nhỏ vào

sự phát triển của kinh tế đất nước này Bên cạnh đó, những chính sách và chiến lược của Mĩ cũng tác động lớn đến Cuba; trong khi Mĩ lại luôn coi Cuba là mối đe dọa tiềm tàng của mình

1.2 Khái quan hệ Mĩ-Cuba trong lịch sử

Chính từ vị trí gần gũi mà ngay từ sớm, Mĩ và Cuba đã có mối liên hệ với nhau nhưng thật tiếc, đó không phải là một mối quan hệ ôn hòa, gần gũi như cả hai bên mong đợi Ngay từ đầu thế kỷ XIX, khi Tây Ban Nha còn đô

hộ Cuba thì nước Mĩ đã có sự quan tâm tới Cuba Cuối thế kỷ XIX, toàn dân Cuba đã vùng lên đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha Tháng 4/1898, đúng lúc nhân dân Cuba sắp đánh đuổi được Tây Ban Nha thì

Trang 12

Mĩ liền kiếm cớ tuyên chiến với Tây Ban Nha với âm mưu cướp không thành quả cách mạng của nhân dân Cuba Sau khi chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha kết thúc (8/1898), quân đội Mĩ tiếp tục chiếm đóng Cuba mấy năm, rồi buộc Quốc hội Cuba đưa thêm vào bản dự thảo hiến pháp năm 1901 “điều khoản

bổ sung Polat” nhằm mục đích can thiệp vào Cuba, dần dần biến hòn đảo này thành thuộc địa kiểu mới của mình Để đối lấy sự thịnh vượng, các nhà lãnh đạo Cuba trong nửa đầu thế kỷ XX đã chấp nhận sự thống trị của Mĩ Tuy nhiên, một số người cho rằng, sự thịnh vượng của Cuba được phân chia không công bằng, và mất tự chủ Sau đó, Fidel Castro đã lãnh đạo nhân dân Cuba thắng lợi trong cách mạng chống Mĩ năm 1959 Những người chống lại Castro đã tới Mĩ và thành lập cộng đồng những người Cuba tại bang Florida thuộc Mĩ chống lại Castro, trong đó có những nhân vật cấp cao trong chính quyền Cuba trước đó Đây là lực lượng có tác động quan trọng tới chính sách cấm vận của Mĩ với Cuba [33, tr.7-8]

Sau khi cách mạng thành công (1959), từ một chính thể cộng hòa tư sản

lệ thuộc Mĩ, Cuba chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa nhân dân lao động, tấm gương cách mạng chống đế quốc và tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở bán cầu Tây Từ vị trí là một trong hai thuộc địa cuối cùng của chủ nghĩa thực dân ở

Mĩ latinh được giải phóng, Cuba trở thành một nhân tố tác động tích cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ latinh Sự trưởng thành không gì cưỡng lại được của đất nước Cuba nằm cách nước Mĩ chưa đầy 150 km đã khiến

Mĩ lo ngại Đối với các chính quyền Mĩ, sự xuất hiện của một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở ngay sát nước Mĩ và ở khu vực được coi là “sân sau” của Mĩ là một thách thức và hơn hết đó là điều không thể chấp nhận được Bởi vậy, xóa bỏ bỏ nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Cuba trở thành mục tiêu nhất quán của chính quyền Mĩ, dù là thuộc đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa

Quan hệ Mĩ - Cuba chính thức rơi vào tình trạng đối đầu từ năm 1959 Ngay sau khi Chính quyền mới của Cuba được thành lập đã quốc hữu hóa các tài sản của Mĩ trên đất Cuba, tăng thuế đối với các loại hàng hóa nhập khẩu từ

Trang 13

Mĩ, đồng thời kí các thỏa thuận thương mại với Liên Xô Đáp trả, Mĩ siết chặt hạn ngạch nhập khẩu đường, đóng băng tài sản Cuba tại Mĩ, áp đặt lệnh cấm vận thương mại và cắt quan hệ ngoại giao với Chính quyền Cuba do Chủ tịch Fidel Castro lãnh đạo Năm 1961, sự kiện “vịnh Con Lợn” nổ ra khi Tổng thống Mĩ John F Kennedy phái một lữ đoàn quân lưu vong Cuba (được cơ quan tình báo Mĩ hậu thuẫn) trở về ám sát Chủ tịch Fidel Castro nhằm lật đổ chính quyền cách mạng, song đã bị lực lượng vũ trang Cuba kịp thời ngăn chặn Sau đó, Mĩ đã tiến hành nhiều chiến dịch ngầm chống Cuba Tháng 10/1962, khủng hoảng tên lửa Cuba nổ ra sau khi La Habana cho phép Liên

Xô xây dựng một căn cứ tên lửa tại đất nước này Đối đầu Xô- Mĩ bị đẩy lên cực điểm và tiến sát đến một cuộc chiến tranh hạt nhân Cuộc khủng hoảng chỉ chấm dứt nhờ một thỏa thuận giữa Mĩ với Liên Xô thông qua các kênh bí mật Theo đó, Mĩ không xâm lược Cuba, rút tên lửa hạt nhân khỏi Thổ Nhĩ Kì

và Italia, còn Liên Xô rút tên lửa hạt nhân khỏi Cuba Kể từ sau các sự kiện trong năm 1961-1962, Mĩ thực hiện chính sách cấm vận về kinh tế và cô lập

về ngoại giao với Cuba, kéo dài cho tới cả giai đoạn sau khi Liên Xô sụp đổ

Mĩ tăng cường lệnh cấm vận bằng Đạo luật Dân chủ Cuba năm 1992 và Đạo luật Helms Burton năm 1996 (còn gọi là Đạo luật về Tự do và Dân chủ liên đới Cua) Trong đó nêu rõ lệnh cấm vận sẽ không được gỡ bỏ “chừng nào Cuba chưa tổ chức các cuộc bầu cử tự do, công bằng và chuyển đổi sang một chính phủ dân chủ, không có sự góp mặt của gia đình Castro”[1; tr 30] Kể từ

đó, mặc dù tại Mĩ và Cuba đã diễn ra những thay đổi quan trọng về chính trị

và kinh tế, nhưng lệnh cấm vận này vẫn được duy trì Nó được coi như là một

“lời nguyền” của lịch sử mà bất cứ vị Tổng thống Mĩ nào cũng không dám xóa bỏ, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và dư luận trong nước

Mĩ Tuy nhiên, hơn một nửa thập kỉ bao vây cấm vận của Mĩ đã không thể khuất phục được tinh thần cách mạng của người dân Cuba, thậm chí còn ảnh hưởng ngược đến quyền lợi của chính các doanh nghiệp và người dân Mĩ

Từ khi lên cầm quyền, Chính quyền của Tổng thống Obama tiếp tục chính sách này, nhưng phần nhiều đã có những động thái nhằm cải thiện mối

Trang 14

quan hệ Đặc biệt, với sự kiện ngày 17/12/2014 đã mở ra bước ngoặt mới trong quan hệ đầy sóng gió kéo dài suốt hơn 5 thập kỉ giữa hai nước Theo đó, Tổng thống Mĩ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đồng thời chính thức tuyên bố về việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao đã bị gián đoạn từ những năm 60 của thế kỷ trước, “chúng ta sẽ kết thúc một đường hướng lỗi thời mà trong nhiều thập kỷ không thúc đẩy lợi ích của chúng ta, và thay vào

đó sẽ bắt đầu bình thường hóa quan hệ giữa hai nước” [1; tr 32] Rõ ràng, thay đổi là một điều khó khăn- khó khăn trong chính cuộc sống của chúng ta, và trong đời sống của các quốc gia Sự thay đổi này còn khó khăn hơn khi cả hai đang gánh trên vai mình trách nhiệm của lịch sử Thế nhưng, có thể nhận thấy rằng, sự thay đổi này là hoàn toàn đúng đắn “Ngày hôm nay, Mĩ quyết định cắt đứt những sự trói buộc của quá khứ để vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn- cho người dân Cuba, cho người dân Mĩ, cho toàn bộ bán cầu của chúng ta, và cho thế giới” [78]

Như vậy, vượt qua nhiều rào cản về ý thức hệ và kinh tế đã tồn tại vững chắc giữa hai nước thì giờ đây, cả nhân dân Mĩ và nhân dân Cuba đều có thể vui mừng bắt đầu cho một chương hoàn toàn mới trong mối quan hệ giữa hai quốc gia châu Mĩ

1.3 Các nhân tố tác động đến tuyên bố bình thường hóa

1.3.1 Sự chuyển biến của tình hình quốc tế và khu vực

Thứ nhất, xu thế đối ngoại hòa bình, hợp tác và hội nhập quốc tế đang chiếm ưu thế.

Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, Chiến tranh lạnh với tư cách là một cuộc chạy đua vũ trang, đối đầu gay gắt về ý thức hệ giữa hai hệ thống chính trị do Liên Xô và Mĩ cầm đầu đã đi đến hồi kết thúc Trật tự thế giới hai cực Ianta đã sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành với sự xuất hiện của các trung tâm quyền lực kinh tế, chính trị mới ngoài Mĩ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Liên minh châu Âu (EU)…Một thời kì mới đã được

mở ra trong quan hệ quốc tế, thời kì đối thoại hợp tác trên quy mô toàn cầu

Trang 15

Chiến tranh lạnh kết thúc, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc dần thay thế

ý thức hệ và trở thành tiêu chí quan trọng nhất trong các mối quan hệ và tập hợp lực lượng quốc tế; đồng thời, là nhân tố cơ bản chi phối mọi hoạt động chính trị cũng như chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia

Khi cuộc đối đầu giữa hai “cực” không còn, các quốc gia đặt ưu tiên lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm trong chiến lược quốc gia của mình Sức mạnh quốc gia lúc này được đo bằng tiềm lực kinh tế và giá trị kinh tế của mỗi nước Tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều mong muốn duy trì một môi trường hòa bình ổn định và tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển kinh

tế Trong bối cảnh đó, xu thế đối thoại hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hòa bình ngày càng trở thành xu hướng chủ yếu trong quan hệ quốc tế [22, tr.539]

Trong những năm 90 của thế kỷ XX đã chứng kiến toàn cầu hóa trở thành xu thế phát triển của thế giới, điều đó tác động mạnh mẽ đến việc hoạch định kế hoạch đối ngoại của mỗi nước Toàn cầu hóa đã phá bỏ những bức tường ngăn cách, nối liền cả thế giới lại với nhau dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, khiến cho các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan không thể đảo ngược, tạo ra những thuận lợi và khó khăn to lớn đối với tất cả các nước

Cùng với sự gia tăng của làn sóng “toàn cầu hóa” thì làn sóng “khu vực hóa” cũng được hình thành và phát triển đồng thời tác động mạnh mẽ đến việc tập hợp lực lượng ở khắp nơi trên thế giới Các khu vực thành lập các liên minh như Liên minh châu Âu (EU), Liên minh kinh tế Trung Mĩ, Hiệp hội tự do thương mại Mĩ latinh (LAFTA), Hiệp hội Hải quan Trung Phi (ECOAC), Hiệp hội hợp tác khu vực các nước Nam Á (SAARC) Những tổ chức khu vực này có vai trò quan trọng và góp phần tạo ra một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế [22, tr.425] Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tạo ra môi trường thuận lợi cho tiến trình hòa giải những căng thẳng, bất đồng giữa hai quốc gia Cả Mĩ và Cuba đều cần phải tận

Trang 16

dụng những thời cơ thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế, nâng tầm ảnh hưởng của các quốc gia trong khu vực và trên trường quốc tế, đặc biệt là hai nước sẽ tiến tới hòa hợp chung.

Sau chiến tranh Lạnh nhất là vào thập niên đầu thế kỷ XXI, hầu hết các nước Mĩ Latinh đều tập trung nỗ lực nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng

và nghèo đói Họ đã thực hiện những cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách đối ngoại Để thực hiện có hiệu quả việc củng cố và phát triển xu thế dân tộc độc lập, bên cạnh việc ưu tiên nhằm giữ ổn định chính trị theo hướng thúc đẩy tự do dân chủ, tập trung sức phục hồi và phát triển kinh tế nhằm giải quyết các vấn đề bức súc trong xã hội như bất bình đẳng, nạn nghèo đói, thất nghiệp nâng cao đời sống người lao động nhất là của tầng lớp nghèo Các nước Mĩ Latinh đều chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng độc lập, tự chủ, đề cao lợi ích quốc gia dân tộc, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ Thể hiện khuynh hướng độc lập hơn với Mĩ, tăng cường liên kết, hợp tác khu vực; ủng hộ quá trình dân chủ hóa các quan hệ quốc tế

và cải tổ Liên hợp quốc, đấu tranh cho một trật tự thế giới mới đa cực, dân chủ và bình đẳng, vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội Các nước Mĩ Latinh thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng thúc đẩy khối đoàn kết Mĩ Latinh, tăng cường liên kết khu vực và mở rộng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, hợp tác và hội nhập ngày càng nổi trội Xu thế này đã có những tác động nhất định đến chính sách đối ngoại của Mĩ cũng như Cuba

Như vậy, sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh kết thúc, một trật tự thế giới mới với những xu thế phát triển mới trên thế giới đã nổi lên Các xu thế này

đã thúc đẩy tăng cường hợp tác trên thế giới Bên cạnh đó, những xung đột khu vực, tôn giáo, sắc tộc, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, chạy đua sản xuất vũ khí hủy diệt, vấn đề ô nhiễm môi trường… đang đặt ra những thách thức to lớn đối với tất cả các nước Đặc biệt khủng bố quốc tế đang trở thành mối đe dọa toàn cầu hết sức nguy hiểm Sự kiện 11/9/2001, đã làm thay đổi sâu sắc cục diện và môi trường an ninh quốc tế Khu vực Mĩ latinh mối

Trang 17

quan hệ giữa các nước phát triển theo xu hướng hợp tác với nhiều tổ chức ra đời Cục diện trên đã tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại và quan hệ của các nước Xu thế đối ngoại hòa bình, hợp tác và hội nhập quốc tế đã thức tỉnh nhân dân nhiều nước, kể cả nhân dân nước Mĩ, khiến người ta không ưa thích gì chiến tranh và những hành động tội ác mà chỉ muốn thế giới hòa bình, hợp tác để phát triển Dù là Washington hay La Habana khi hoạch định chính sách đối ngoại cũng không thể bỏ qua những vấn đề này Có thể thấy rằng, bối cảnh quốc tế nêu trên có tác động không nhỏ đến mối quan hệ Mĩ và Cuba Mỗi nước đều phải tính toán kỹ lưỡng những yếu tố quan trọng trong bối cảnh thế giới và khu vực để điều chỉnh chính sách của mình sao cho phù hợp nhằm tạo lên môi trường quốc tế ổn định và thuận lợi ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế của đất nước.

Thứ hai, sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Với xu thế ngày càng cởi mở, tiến bộ, nhiều nước, các tổ chức quốc tế hay cá nhân đã lên tiếng phản đối đường lối bao vây cấm vận dã man của Mĩ đối với nhân dân Cuba Ngoài việc nhiều nước tự tách mình ra làm ăn riêng với Cuba, họ còn mạnh dạn đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Washington

và La Habana

Liên Hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Mĩ và Cuba Ngày 9/11/1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc

đã thông qua một nghị quyết đề nghị Mĩ chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại

và tài chính chống Cuba với 155 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 8 phiếu trắng Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc vạch rõ rằng chính sách thù địch của Mĩ chống Cuba đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt là các công việc nội bộ của các nước và quyền tự do buôn bán giao lưu quốc tế Từ năm 1992 đến năm 2008, LHQ (Liên hợp quốc) đã 17 lần bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Mĩ phải bãi

bỏ chính sách bao vây, cấm vận mà Mĩ đã áp đặt với Cuba Số nước tán thành năm sau luôn cao hơn năm trước với số phiếu ủng hộ năm 1992 là 59, năm

Trang 18

2004 là 179 nước, năm 2005 là 182 nước, năm 2007 là 184 nước và năm 2008 với 185 nước ủng hộ Năm 2014, trong số 193 nước thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc tham gia bỏ phiếu thì có 188 nước phản đối chính sách này, khiến Mĩ ngày càng bị cô lập Rõ ràng, điều này cho thấy chính sách cô lập cứng nhắc không phải là câu trả lời trong bối cảnh thế giới hiện nay và hơn ai khác,

Mĩ là quốc gia biết rõ điều này Trước sức ép của dư luận quốc tế đã buộc Mĩ cần phải suy nghĩ lại thái độ và hành động của mình như Obama đã tuyên bố

“chính sách cô lập không có tác dụng, tôi không tin chúng ta nên theo đuổi chính sách gì suốt 5 thập kỉ mà hy vọng sẽ có kết quả khác”[54, tr1]

Tòa thánh Vatican cũng đóng vai trò cầu nối quan trọng cho quá trình bình thường hóa Giáo hoàng Francis là đức Giáo hoàng gốc châu Mĩ Latinh đầu tiên trong lịch sử Giáo hội của Vatican, ông có thiện cảm đặc biệt đối với nhân dân của các nước châu Mĩ nói chung và Mĩ Latinh nói riêng, vì vậy ông

đã dành tâm huyết và nỗ lực của mình cho việc bình thường hóa quan hệ, ông hiểu rằng ông phải là cầu nối cho sự thúc đẩy quan hệ cho hai quốc gia này, góp phần tạo dựng một thế giới hòa bình, ổn định và hợp tác Cụ thể, giống như các nước Mĩ Latinh khác, Cuba là quốc gia có đông đảo người theo Thiên Chúa giáo, trong các chuyến thăm Cuba của Giáo hoàng Francis, vấn đề bình thường hóa quan hệ Mĩ -Cuba đã được người đứng đầu Toà thánh Vatican đề cập trong các cuộc gặp với lãnh đạo Cuba Đức giáo hoàng Francis cũng đã liên tục gửi thư đến Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro đề nghị hai bên hãy nối lại mối quan hệ, giải quyết các vấn đề nhân đạo, vấn đề quyền con người mà trực tiếp là việc trao đổi tù nhân giữa Mĩ và Cuba- những nhân vật có vai trò quan trọng trong việc quyết định bình thường hóa quan hệ Nhờ có Vatican, Tuyên bố bình thường hóa đã được diễn ra

Bên cạnh đó, Canada một đồng minh truyền thống của Mĩ từng có mối quan hệ căng thẳng với Cuba (trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2014) đã

có nhiều nỗ lực làm trung gian cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Cuba Chính phủ Stephen Harper, thông qua các tổ chức xã hội dân sự đã có

Trang 19

Mĩ-những kênh tiếp xúc nhằm thúc đẩy bình thường hóa quan hệ.

1.3.2 Mục tiêu và sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mĩ

Thứ nhất, lệnh trừng phạt của Mĩ đối với Cuba không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mĩ- Cuba cho thấy thất bại của gần 10 đời Tổng thống Mĩ (từ John F Kennedy, Lyndon B Johnson, Richard Nixon, Gerald Ford, Roland Reagan, George H.W.Bush, Bill Clinton, George W.Bush) Hơn nửa thế kỷ qua, Mĩ đã tiến hành hàng loạt các biện pháp cứng rắn, trong đó có kéo dài các lệnh trừng phạt kinh tế, coi Cuba là quốc gia tài trợ cho khủng bố…để gây ra muôn vàn khó khăn cùng cực chồng chất lên nhân dân Cuba Mĩ cũng đã kích động hoặc phối hợp với các nước đồng minh và chư hầu ở khắp nơi và tại cả những vùng láng giềng với Cuba

để o ép và quấy phá cả về chính trị, thương mại, quân sự, văn hóa, tài chính nhưng đều thất bại Mĩ đã lợi dụng những diễn biến lớn trên thế giới nhất là

sự sụp đổ của Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu trong những năm 90 của thế kỷ trước; sự phá sản của Chiến tranh lạnh dẫn đến tình hình thế giới hình như chỉ còn một cực, một siêu cường, để gây sức ép mạnh với Cuba trong hoàn cảnh nước này không còn nhận được sự chi viện và giúp

đỡ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa nữa để khuất phục Cuba Bất chấp việc Đại Hội đồng Liên Hợp quốc từ năm 1992 năm nào cũng thông qua quyết định yêu cầu Mĩ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba Ngược lại, những thách thức trên đã không làm suy yếu được La Habana dù gặp nhiều khó khăn do lệnh cấm vận gây ra, nhưng Cuba vẫn đứng vững và được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ

Ngay tại bản thân nước Mĩ, chính sách của Mĩ đối với Cuba không

được lòng người Chính sách phong tỏa gây nên sự bất mãn của hai bộ phận

công dân trong nước Mĩ Bộ phận thứ nhất là một số nhà doanh nghiệp và chủ trang trại Họ khoanh tay ngồi nhìn hàng hóa và vốn đầu tư của nước khác tiến vào thị trường Cuba, còn Mĩ thì không thể Tuy những năm gần đây,

Trang 20

Chính phủ Mĩ cho phép một số sản phẩm nông nghiệp được xuất sang Cuba nhưng vẫn có không ít hạn chế Xét thấy chính sách đối nội và đối ngoại của Cuba trong những năm gần đây đã xuất hiện những thay đổi lớn, càng ngày càng nhiều người Mĩ yêu cầu chính quyền Obama thay đổi chính sách đối với

La Habana, những tờ báo lớn như Thời báo New York, Nhật báo phố Wall…liên tục phê phán chính sách của Chính phủ đối với Cuba Bộ phận công chúng thứ hai là dân di cư Cuba ở Mĩ Tổng số dân Cuba ở Mĩ khoảng 2 triệu người, trong đó có thế hệ cũ có ý thức phản đối Cuba mạnh mẽ đều đã qua đời, phần lớn đều là thế hệ mới và ý thức phản đối Cuba của họ đã phai nhạt Những chính sách của Washington đối với La Habana khiến cho sự liên hệ giữa họ với người thân ở Cuba rất không thuận tiện Không chỉ nhân dân Mĩ, các doanh nghiệp mà ngay cả các Thượng nghị sĩ Mĩ đều phản đối chính sách này Ngày 19/2/2008 hơn 100 hạ nghị sĩ Mĩ đã ký tên vào bức thư gửi Ngoại trưởng Mĩ Condoleezza Rice đề nghị chính quyền xem xét lại chính sách cấm vận chống Cuba được chính quyền Mĩ thực hiện suốt gần 5 thập kỷ Trong lá thư có chữ ký của 104 trong tổng số 435 hạ nghị sĩ Mĩ, các nghị sĩ thừa nhận suốt 5 thập kỷ qua, Mĩ đã thi hành chính sách bao vây kinh tế, cô lập ngoại giao nhằm mục tiêu thay đổi chính phủ Cuba Tuy nhiên sự kế thừa có trật tự

ở Cuba cho thấy chính sách này không thành công Các nghị sĩ cũng cho rằng chính sách này của Mĩ không gây được bất kỳ ảnh hưởng nào tại thời điểm này và cũng không mang lại lợi ích quốc gia nào cho Mĩ hay người dân Cuba

Điều đó đã góp phần buộc nhà cầm quyền Mĩ phải thay đổi suy nghĩ Giới chức Công giáo Mĩ cho rằng, chính sách đối đầu và cô lập suốt 50 năm qua đã không đem lại việc thay đổi chế độ, nên bắt buộc phải xét xem liệu chính sách tiếp xúc có dẫn tới những thay đổi hay không Tổng thống Barack Obama cũng thừa nhận các chính sách trừng phạt, bao vây cấm vận chống Cuba đã lỗi thời và cần có một sự thay đổi cho chính sách ngoại giao giữa hai

bên “Một sự thay đổi có ý nghĩa nhất về chính sách trong hơn 50 năm qua là

chúng ta sẽ chấm dứt cách tiếp cận lỗi thời nhiều thập kỉ qua mà không thúc

Trang 21

đẩy được các lợi ích của Mĩ, thay vào đó sẽ bình thường hóa quan hệ với Cuba” [1, tr.32] Chính vì vậy, hiện nay là thời điểm thích hợp để Mĩ mở ra

một hướng đi mới cho mối quan hệ với Cuba, bởi vì việc “đóng băng” quan

hệ với Cuba đang gây trở ngại cho chính sách của Mĩ ở khu vực.Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao và cấm vận Cuba nhiều thập kỉ đã khiến hình ảnh của Washington xấu đi tại khu vực Mĩ Latinh, nhất là ở những nước có quan hệ gần gũi với Cuba Theo nhà lãnh đạo Mĩ, những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại với Cuba sẽ tạo điều kiện để hai bên xích lại gần nhau hơn, tìm lại

sự tin tưởng lẫn nhau để hướng tới một tương lai phát triển bền vững và ổn định ở khu vực

Thứ hai, Tổng thống Barack Obama muốn tăng thêm thành quả chính trị cho mình.

Ngày 20/1/2009, nghị sĩ Barack Obama đã chính thức tuyên thệ để trở thành Tống thống thứ 44 của Hợp chúng quốc Hoa Kì, Chính quyền Tổng thống Obama đã thừa hưởng một di sản nặng nề sau 8 năm cầm quyền của chính quyền Bush trước đó: Về đối nội, Mĩ rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu chỉ kém cuộc đại suy thoái 1929-1933 với mức độ tăng trưởng tụt xuống mức âm (-6 % năm 2009) Đến tháng 9/2008, tổng nợ quốc gia của Mỹ đã lên tới 9.700 tỉ USD (chia bình quân mỗi người dân Mĩ phải cõng khoản nợ lên tới 31.700 USD/ người) Thâm hụt ngân sách gia tăng mỗi năm càng làm tăng gánh nặng nợ quốc gia của Mĩ Cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng, địa ốc khiến tỉ lệ thất nghiệp của Mĩ tăng lên 6,1%, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại [18; tr 67]

Về mặt quốc tế, vị thế và hình ảnh của nước Mĩ bị suy giảm nghiêm trọng trên trường quốc tế, nhất là sự sa lầy của Mĩ ở Iraq và Afghanistan trong cuộc chiến chống khủng bố dù đã đổ nhiều tỉ USD, vũ khí, khí tài và mất hàng nghìn binh lính Gần đây, Mĩ và các đồng minh của mình, đặc biệt là khối xâm lược Bắc Đại Tây Dương (NATO) vấp phải tình hình khó xử ở Ukraine khi Liên bang Nga đòi lại bán đảo Crimea để sáp nhập vào Liên bang

Trang 22

Nga làm, khiến Mĩ và đồng minh lúng túng mặc dù đã dùng nhiều biện pháp trả đũa quyết liệt điện Kremlin nhưng không có hiệu quả Thêm vào đó, Mĩ đang có nhu cầu xoay trục mạnh sang khu vực châu Á- Thái Bình Dương để tái cân bằng với các cường quốc khác Điều này làm suy yếu sâu hơn thế và lực của Mĩ, đặt ra những ưu tiên và mục tiêu cấp bách trong việc điều chỉnh chính sách của chính quyền Mĩ Việc thừa hưởng di sản của người tiền nhiệm

G Bush mang nhiều bất lợi hơn là thuận lợi đối với Tổng thống đắc cử B Obama trong việc khôi phục hình ảnh đất nước, nhất là các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại- lĩnh vực tối quan trọng đối với bất kì nhiệm kì Tổng thống Mĩ nào và cũng là lĩnh vực bị đánh giá là mắc nhiều sai lầm nhất trong hai nhiệm kì của G Bush

Một điểm cũng rất đáng chú ý là cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ đang đến gần, thế nhưng chính quyền của Tồng thống B Obama phải đối mặt với nhiều khó khăn như kinh tế phục hồi chậm, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, khủng bố quốc tế gia tăng, không giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng ở một số khu vực trên thế giới… Trong khi đó, Tổng thống Obama bị chỉ trích

là “quá do dự” trong các vấn đề quốc tế, Đảng Dân chủ thì mất quyền kiểm soát lưỡng viện sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kì Vì vậy, việc lựa chọn bình thường hóa quan hệ với Cuba sẽ giúp Tổng thống và Đảng Dân chủ lấy lại sự ủng hộ của công chúng Mĩ trước kì bầu cử Tổng thống vào năm 2016

Đối diện với những khó khăn và thách thức đó, Tổng thống Obama có những điều chỉnh căn bản đối với các vấn đề toàn cầu mà Mĩ đang theo đuổi

Từ khi vận động tranh cử Tổng thống, Barack Obama đã hứa hẹn nếu được cử tri tín nhiệm ông sẽ thực hiện chính sách ngoại giao mới Chính sách này có thể tóm tắt như sau: thay vì cứng rắn như hầu hết các vị Tổng thống tiền nhiệm, ông sẽ thực hiện đường lối mà ông gọi là “ngoại giao khôn khéo”, mở rộng đối thoại, sẵn sàng bắt tay làm việc vì lợi ích chung, kể cả trực tiếp nói chuyện với lãnh đạo các nước đang nằm trong danh sách thù địch của Mĩ nhằm tạo dựng lại thế và lực cũng như hình ảnh và uy tín của Mĩ trên trường

Trang 23

quốc tế Chính sách đó được áp dụng cả với Cuba Sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, ông cho biết muốn có quan hệ tốt đẹp hơn với nước láng giềng Cuba và trên thực tế Mĩ đã có điều chỉnh “chịu nhún” một chút để ổn định “sân sau” của mình tại Mĩ Latinh, tìm kiếm “sự khởi đầu mới” trong quan hệ với Cuba.

Thứ ba, Mĩ muốn tranh giành ảnh hưởng với các nước, nhất là với Nga và Trung Quốc tại Cuba và Mĩ Latinh.

Trong lịch sử, Cuba là một quốc gia độc lập, Cuba vừa coi Mĩ là nhân

tố tác động đến kinh tế vừa là mối đe dọa với nền chính trị tự chủ của nước mình Mĩ thì coi Cuba là mối đe dọa chiến lược tiềm tàng Sự cấm vận của Mĩ đối với Cuba không diễn ra liên tục Điều đó xuất hiện chỉ khi một nước thù địch liên minh với Cuba và hiện diện tại Cuba, bản thân Cuba không đe dọa được Mĩ Khi không có cường quốc nào tại Cuba thì Mĩ cũng không bao giờ thờ ơ với Cuba, nhưng vấn đề Cuba trở nên bớt nhạy cảm hơn Trong bối cảnh mới, mặc dù vẫn là “siêu cường duy nhất trong số các nước ngang hàng” trên trường quốc tế song sức mạnh của Mỹ lại đang bị suy giảm tương đối trong khi các nước lớn khác đều vươn lên mạnh mẽ, nhất là với Nga và Trung Quốc Hai quốc gia này đang ngày càng có quan hệ hiệu quả với Cuba và cả khu vực Mĩ Latinh trong thời gian gần đây, điều này đe dọa đến lợi ích của

vị trí nằm sát sườn Mĩ, Cuba có một vị trí đặc biệt đối với an ninh quốc gia

Mĩ và trên thực tế đảo quốc này cũng luôn được Nga và Trung Quốc dành sự quan tâm đặc biệt

Sau khi Liên Xô sụp đổ, sự hiện diện của Nga tại Cuba suy giảm nhiều,

Trang 24

nhưng đã có dấu hiệu tăng trở lại trong những năm gần đây Tháng 8/2008, cuộc chiến giữa Nga và Grudia xảy ra Để đối phó với cuộc chiến này, Mĩ đã đối phó các tàu chiến tại biển Đen Nga cũng phản ứng bằng cách phái tàu chiến và máy bay ném bom chiến lược tới vùng Caribe Sau đó các phái đoàn cấp cao của Nga đã hội đàm với Cuba, làm gia tăng sự căng thẳng Tuy nhiên đây chỉ là một phần nhỏ với những căng thẳng đã có Nga không phải mối đe dọa đối với vận chuyển Mĩ tại vịnh Mehico, và Nga cũng không có khả năng sớm thực hiện được điều đó vì khả năng có hạn của mình trong việc thực thi sức mạnh tại nơi xa như vậy [33, tr.8] Tuy nhiên, trong quan điểm của Mĩ sự thăm dò của Nga nhắc nhở rẳng Cuba vẫn là mối đe dọa tiềm tàng và chính quyền Obama cần phải quan tâm đến việc ngăn ngừa La Habana và Moscova lại gần nhau bởi điều này nằm trong bước đi chiến lược của Nga nhằm tái khả năng ảnh hưởng tại khu vực Mĩ Latinh Tháng 4/2013, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga Valery Gerasimow đã có chuyến thăm các căn cứ tình báo và quân sự chính của Cuba Bốn tháng sau, Nga điều một tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen hoạt động dọc bờ biển Cuba và cập cảng của một số nước Trung, Nam Mĩ Đáng chú ý, trong bối cảnh quan hệ Mĩ- Nga ngày càng xấu

đi (do liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine) thì không có gì đảm bảo rằng Moscova lại không khôi phục hợp tác quân sự với La Habana nhằm cân bằng với Mĩ Điều đó phần nào được thể hiện trong chuyến thăm chính thức Cuba của Tổng thống Nga Putin vào tháng 7/2014, mang theo

“món quà” là cam kết xóa đến 90% (tương đương 30 tỉ USD) món nợ khổng

lồ 35 tỉ USD mà Cuba nợ từ thời Liên Xô [1; tr 32] Nhà lãnh đạo Nga cũng

kí hàng loạt thỏa thuận hợp tác với Chủ tịch Cuba Raul Castro về kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, công nghiệp… trong đó có thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí tại vùng biển của Cuba Trong khi đó, Trung Quốc thì đang là nhà đầu tư lớn nhất vào đảo quốc Caribe này Hiện có ít nhất 65 công ty lớn của Trung Quốc đang làm ăn trên đất Cuba Bắc Kinh cũng đã nắm cảng biển lớn nhất của Cuba, dự kiến lớn nhất vùng Caribe vào năm 2015, tại khu công

Trang 25

nghiệp Mariel Các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao thân thiết sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ về quân sự giữa Cuba với Nga và Trung Quốc Đánh

giá vấn đề này, một quan chức an ninh quốc gia Mĩ cho rằng: “chúng ta cần

phải hành động ngay để đảm bảo rằng Cuba sẽ không trở thành một quân cờ của Nga hoặc Trung Quốc, qua đó cũng sẽ trở thành một bàn đạp đe dọa an ninh Mĩ khi họ hiện diện quân sự tại đó” [1; tr 33] Do đó, bình thường hóa quan

hệ với Cuba, Mĩ có cơ hội và điều kiện giành lại ảnh hưởng địa- chính trị với Cuba; đồng thời, tạo cơ hội để phát triển đầu tư ở nhiều nước Mĩ Latinh- nơi mà Trung Quốc và Nga đang tăng cường ảnh hưởng Đây là vấn đề rất quan trọng đối với Mĩ, nếu “chậm chân”, Washington sẽ vĩnh viễn bị gạt ra bên lề các tiến trình chính trị, kinh tế và an ninh ở khu vực được coi là “sân sau” của họ

Thứ tư, lấy lại uy tín và ảnh hưởng đã bị suy giảm đáng kể ở khu vực

Trong những năm gần đây, môi trường địa- chính trị khu vực Mĩ Latinh

- vốn là “sân sau” của Mĩ đã có thay đổi căn bản Theo đó, các nước Mĩ Latinh đều đi theo hướng cảnh tả, nhất là cảnh tả ôn hòa ở các nước, như Brazil, Argentina hay chính phủ cảnh tả cấp tiến ở Vênzuena, làm cho vai trò chủ đạo của Washington đối với khu vực này bị suy giảm đáng kể Trong khi

đó, Cuba không chỉ là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu, mà còn

là một trong những ngọn cờ đầu của phong trào cảnh tả Mĩ latinh, nên có uy tín và quan hệ mật thiết với các nước trong khu vực

Không chỉ với Cuba mà với nhiều nước Mĩ Latinh khác, Mĩ cũng đang vấp phải những sự bất bình ra mặt Người ta vẫn nhớ việc Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã lập tức hủy quyết định chuyến thăm cấp nhà nước đến Washington ngay khi nghe tin Mĩ nghe lén mình Các thông tin Mĩ nghe lén

bị các cựu nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ cũng khiến Argentina và Brazil tìm đến nhau để bàn giải pháp tăng cường phòng thủ an ninh mạng của hai nước Hằng năm, vào thời điểm định kì tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mĩ, các nước Mĩ Latinh thường mời Cuba, bất chấp sự phản đối

Trang 26

của Mĩ Thậm chí, gần đây Panama đã không tổ chức hoặc không tham gia Hội nghị để yêu cầu Mỹ chấp thuận Cuba trở lại cơ cấu của khu vực.

Thế giới này đang đòi hỏi một kiểu hoạt động ngoại giao khác của Mĩ: công nhận lợi ích đa dạng của Mĩ Latinh, lấy quan hệ thương mại làm đòn bẩy Thời đại của việc sử dụng sức mạnh quân sự và hoạt động chính trị nhằm đảm bảo ảnh hưởng của Mĩ tại Mĩ Latinh và các khu vực khác trên thế giới đã qua Mĩ tận dụng lợi thế là một cường quốc, kết hợp sức mạnh kinh tế và một nền văn hóa phổ biến để vươn ra toàn cầu Mĩ hiện có lợi thế hơn tất cả các cường quốc khác trong lĩnh vực này, nhất định là khi áp dụng tại Mĩ Latinh

Với thực tế trên, Mĩ không thể tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao áp đặt, lỗi thời như phát biểu của Tổng thống Mĩ Barack Obama lúc nhậm chức nhiệm kì đầu tiên năm 2009 rằng: “Đã đến lúc cần phải phát triển một mối quan hệ bình đẳng với Mĩ Latinh Trước đây, có lúc chúng tôi tìm cách áp đặt các điều kiện của mình Có thể chúng tôi đã sai lầm và chúng tôi thừa nhận điều đó” [78] Bình thường hóa quan hệ với Cuba là vấn đề có tính chiến lược, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh Đồng thời, từng bước thiết lập thế đứng chắn chiến lược tại hòn đảo này trước sự gia tăng ảnh hưởng của các cường quốc khác Đây cũng là cách tốt nhất, vừa tránh cho

Mĩ khỏi bị cô lập, suy giảm vị thế, vừa có tác dụng để “sân sau” của họ “an toàn” hơn

Thứ năm, làm dịu mối bất hòa với các đồng minh.

Những năm qua, chính sách phong tỏa, trừng phạt Cuba của Mĩ không chỉ khiến hai bên và các nước Mĩ Latinh chị ảnh hưởng, mà còn làm tổn hại đến lợi ích các nước đồng minh của Mĩ Các đạo luật Torricelli (1992) và Helms Burton (1996) của Hoa Kì đã quy định các biện pháp trừng phạt đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nước ngoài nào tiến hành trao đổi thương mại đối với Cuba hoặc đầu tư vào hòn đảo này Điều này đã gây nên sự bất bình của nhiều nước phương Tây khác muốn quan hệ hợp tác với Cuba Thậm chí, Canada- quốc gia láng giềng của Washington đã buộc phải áp dụng các biện

Trang 27

pháp chống kiềm chế và trừng phạt những công ty và cá nhân nào của nước này không tuân theo các đạo luật của Mĩ Không những thế, nhiều nước châu

Âu cũng chỉ trích chính sách lỗi thời của Mĩ đối với Cuba, khiến quan hệ giữa

Mĩ và các đồng minh bị sứt mẻ Chính vì thế, thông qua bình thường hóa quan hệ với Cuba, Mĩ hy vọng sẽ khôi phục vị thế ảnh hưởng địa-chính trị đối với toàn khu vực, trong đó có các đồng minh chủ chốt Phát biểu trước các cố vấn thân cận của Nhà Trằng, Tổng thống Obama đã bày tỏ tham vọng: “Thay đổi chính sách đối với Cuba sẽ tiếp thêm sức mạnh để chúng ta gây dựng lại vai trò lãnh đạo ở châu Mĩ” Cải thiện qua hệ với Cuba không chỉ là đòn bẩy

để Mĩ thể hiện hình ảnh thân thiện đối với một loạt quốc gia đối đầu khác, nhất là ở khu vực Mĩ Latinh mà còn có tác động không nhỏ đến quan hệ của

Mĩ với CHDCND Triều Tiên, Iran cũng như những nước thuộc vùng tranh giành ảnh hưởng giữa Mĩ và các cường quốc

1.3.2 Mục tiêu và sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Cuba

Sự cố gắng, nỗ lực với ý thức tự lực, tự cường của nhân dân Cuba cùng đường lối đối ngoại khôn khéo phù hợp với xu thế phát triển thời đại.

Mặc dù Mĩ dùng mọi biện pháp để thành lập một chính phủ chuyển tiếp

ở Cuba nhưng chính phủ và nhân dân Cuba vẫn kiên trì đấu tranh và xây dựng chính quyền vững chắc Cuba vẫn thận trọng trong từng bước đi vượt qua thách thức, khủng hoảng để trụ vững, ổn định và phát triển Trải qua hơn nửa thế kỉ bị bao vây, cấm vận Cuba vẫn kiên cường phấn đấu để tập hợp lực lượng về mọi mặt, gồm cả những cố gắng về kinh tế, xây dựng lực lượng quân sự, an ninh, tình báo hùng mạnh, công tác giáo dục chính trị tư tưởng kiên nhẫn, liên tục và dẻo dai đến việc nâng cao ý thức tự lực tự cường thường xuyên của nhân dân ở trên một hòn đảo nhỏ bé, đơn độc giữa vùng biển Caribe chỉ cách bang Florida to lớn của Mĩ 90 hải lý Sức mạnh Cuba là sức mạnh của một dân tộc đoàn kết, thống nhất, độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội quyết tâm đi đến thắng lợi cuối cùng,

Ngoài việc tự lực, tự cường vươn lên, Cuba đã có đường lối đối ngoại

Trang 28

khôn khéo, phù hợp với xu thế khu vực và thời đại để phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thực hiện đa dạng hóa quan hệ quốc

tế, mở rộng quan hệ hợp tác, giúp đỡ của các anh em, bầu bạn, đồng chí, kể cả các lực lượng cánh tả và trung tả ở Mĩ Latinh, để tăng cường thêm sức mạnh cho mình đủ sức đương đầu với một kẻ thù hung bạo ở ngay sát nách Cuba cũng đã biết cách tranh thủ xu thế đối thoại hòa bình- hợp tác và hội nhập quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lí và tiến bộ, kể cả các nhân sĩ, trí thức, các Nghị sĩ Quốc hội

và nhân dân Mĩ đứng về phía mình

Trong quan hệ với Mĩ, Cuba luôn mong muốn bình thường hóa bang giao với Mĩ với điều kiện duy nhất là Mĩ không áp đặt bất cứ điều kiện nào

Bộ trưởng ngoại giao Cuba khẳng định bất chấp sự bao vây cô lập của các thế lực thù địch, vị thế của Cuba trên trường quốc tế vẫn không ngừng được củng

cố, thể hiện qua việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với trên 100 quốc gia trên thế giới Bộ trưởng ngoại giao Cuba còn nhấn mạnh rằng Cuba sẽ tiếp tục

đa dạng hóa các mối quan hệ với “luật chơi” duy nhất là không chấp nhận bất

cứ áp lực nào từ bên ngoài [25, tr 20-21]

Những khó khăn buộc Cuba cần điều chính mối quan hệ với Mĩ

Bên cạnh những cố gắng có hiệu quả và thuận lợi thì trong hơn nửa thế

kỷ bị cấm vận đã khiến Cuba gặp rất nhiều khó khăn, người dân không có điều kiện tiếp xúc với các loại dịch vụ y tế tiên tiến, không được tiếp cận với nhiều loại hàng hóa, công nghệ hiện đại và bị loại khỏi dòng chảy thương mại của các cơ chế tín dụng quốc tế lớn Chính phủ Cuba ước tính, trong hơn nửa thế kỷ cấm vận của Mĩ, nền kinh tế nước này thiệt hại khoảng 1.126 tỉ USD Trong khi đó, những nỗ lực cải cách kinh tế mới đây của quốc gia Trung Mĩ này mới chỉ đạt mức tăng trưởng 1,4 % [52; tr 20] Vì thế, Cuba rất cần các khoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng, ngành du lịch, y tế, giáo dục và điều này chỉ có thể thực hiện được khi cấm vận được nới lỏng và hủy bỏ

Có nhiều ý kiến cho rằng, quyết định bình thường hóa quan hệ với Mỹ của Cuba còn xuất phát từ khủng hoảng kinh tế thế giới mà đồng minh của nước này là Venezuena đang phải đối mặt Hàng năm, Venezuena đã hỗ trợ

Trang 29

cho Cuba lượng dầu trị giá khoảng 2 tỉ USD, nhưng khoản viện trợ này khó

có thể tiếp tục bới tình trạng giá dầu tụt giảm đã tác động mạnh đến nền kinh

tế Venezuena Nếu không còn sự trợ cấp từ Venezuena, Cuba sẽ một lần nữa rơi vào suy thoái như đã từng gặp phải sau khi viện trợ từ Nga suy giảm và đầu năm 1990 Vì vậy, Cuba hy vọng, việc bình thường hóa quan hệ với Mĩ

sẽ tăng lượng khách du lịch và kinh doanh Mĩ, mang lai khoản ngoại tệ khoảng trên 1 tỉ USD/năm nhằm bù đắp các khoản thiếu hụt Một số nhà phân tích nhấn mạnh, động thái đồng ý tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ là bước đi khôn ngoan của Cuba Việc cả Mĩ, Nga,Trung Quốc đều tăng cường quan hệ với Cuba sẽ là cơ hội để La Habana nâng cao vị thế và tranh thủ được mọi nguồn lực phát triển đất nước

Tiểu kết

Điểm lại mối quan hệ Mĩ - Cuba trong lịch sử, đặc biệt là trong suốt 5 thập kỉ thù địch, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa hai nước láng giềng này hết sức phức tạp và căng thẳng Do những bất đồng về các vấn đề lịch sử để lại nên khi Chiến tranh lạnh đã kết thúc, những căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước vẫn chưa được giải quyết ngay mà phải chờ đến hai thập kỉ tiếp theo đó

Cũng giống như ở bất kì mối quan hệ nào khác, quan hệ Mĩ-Cuba cũng

sẽ chịu tác động của nhiều nhân tố Đó không chỉ là những mâu thuẫn, xung đột từ quá khứ mà còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác Tình hình chính trị thế giới và khu vực có nhiều thay đổi; xu thế hòa bình hợp tác đang ngày càng trở thành nguyên tắc chủ đạo trong các mối quan hệ quốc tế; nhu cầu phát triển đất nước đã đưa đến sự điều chỉnh trong mục tiêu và chính sách đối ngoại ở cả Mĩ cũng như Cuba… tất cả đã mở ra triển vọng tốt đẹp cho việc cải thiện qua hệ hai nước, nhất là từ khi Tổng thống Obama lên cầm quyền đã

có những hành động cụ thể đem đến luồng gió mới trong quan hệ ngoại giao phức tạp này

Trang 30

CHƯƠNG 2 TIẾN TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ NGOẠI GIAO MĨ – CUBA TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2016

2.1 Quá trình đi tới Tuyên bố bình thường hóa

Quan hệ Mĩ - Cuba trong suốt giai đoạn 1962 đến hết năm 2008 là mối quan hệ đối đầu và căng thẳng Mĩ không ngừng nâng cao các biện pháp bao vây chống Cuba Mặc dù trước xu thế hội nhập quốc tế toàn cầu hóa ngày càng phát triển và sự đấu tranh mạnh mẽ của chính quyền và nhân dân Cuba cũng như sự phản đối của dư luận thế giới và can thiệp của Liên hợp quốc Nhưng qua gần đầy 5 thập kỷ và trải qua các kỳ tổng thống khác nhau Mĩ vẫn không ngừng cấm vận bao vây chống Cuba Bước sang giai đoạn từ năm 2009 với sự thay đổi trong chính quyền Mĩ cũng mang theo những làn gió mới và

hi vọng mới trong quan hệ Mĩ - Cuba

Trong chiến dịch tranh cử vị trí Tổng thống Mĩ thứ 44, Barack Obama

đã hứa hẹn nếu được cử tri tín nhiệm ông sẽ thực hiện chính sách ngoại giao mới và “sẵn lòng gặp gỡ các nhà lãnh đạo của tất cả các nước, cả bạn hữu lẫn

kẻ thù” [16, tr.105] Năm 2009, Tổng thống Barack Obama chính thức lên nắm quyền, với thái độ ôn hòa và cái nhìn mới trong quan hệ với khu vực Mĩ latinh cùng những lời hứa hẹn của mình trong quá trình vận động hành lang tranh cử thì quan hệ Mĩ - Cuba bắt đầu có những triển vọng mới

Phía Cuba, năm 2008, Chủ tịch Raul Castro chính thức trở thành người lãnh đạo Cuba Dưới quyền lãnh đạo của Raul Castro, Cuba đã có nhiều thay đổi mang tính lịch sử Chủ tịch Raul castro đã có nhiều nỗ lực nhằm cải cách kinh tế, đẩy mạnh tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mĩ nhằm đưa Cuba thoát khỏi những khó khăn Chính sách đa dạng hóa quan hệ với các nước lớn đặc biệt là Nga và Trung Quốc trong khi không từ bỏ mục tiêu khôi phục quan hệ với Mĩ của Chủ tịch Raul đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy cho sự “tan băng” trong quan hệ giữa Mĩ với Cuba Chính sách cấm vận của Mĩ là một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế Cuba kém phát

Trang 31

triển và bình thường hóa quan hệ với Mĩ mở ra cho Cuba những cơ hội mới

về vốn cũng như thị trường Lãnh tụ Fidel Castro đã có bài viết đăng trên thông tấn nhà nước Cuba rằng, Cuba không ngại nói chuyện trực tiếp với Mĩ

vì “đối thoại là cách duy nhất để đảm bảo tình hữu nghị và hòa bình giữa hai

dân tộc” [19, tr 68].

Từ khi Obama lên nắm quyền Tổng thống, trước những biến đổi của thế giới, khu vực và tình hình thực tiễn trong nước, Mĩ đã có những điều chỉnh về chính sách đối ngoại của đất nước và chính sách với Cuba nói riêng Quan hệ Mĩ - Cuba đã từng bước tan băng và dần dần đi tới bình thường hóa

Trên thực tế, ngay sau khi nhậm chức, Obama đã có nhiều động thái tích cực, cụ thể nhằm thúc đẩy việc cải thiện mối quan hệ giữa Mĩ và Cuba Ngày 11/3/2009, Tổng thống Obama đã ký phê chuẩn dự luật ngân sách tài khóa trị giá 410 tỷ USD dành cho các hoạt động chính phủ tới hết năm tài chính 2009 Dự luật này trước đó đã được Quốc hội Mĩ thông qua Trong luật ngân sách này còn bao gồm một số điều khoản nới lỏng một số biện pháp bao vây, cấm vận Cuba Kiều dân Cuba sẽ được về thăm quê hương mỗi năm 1 lần so với quy định là 3 năm 1 lần áp dụng từ năm 2004 Ngoài ra, kiều dân Cuba có thể tiêu đến 179USD/ngày ở Cuba, tăng đáng kể so với 50 USD trước đó Luật này cũng nới lỏng thanh toán tiền mua thực phẩm và dược phẩm của các công ty Mĩ, đồng thời tạo điều kiện cấp phép công dân Mĩ đến Cuba làm ăn Về phía Cuba, thứ trưởng Bộ ngoại thương và đầu tư nước ngoài Cuba cho rằng những nới lỏng này chỉ là “cử chỉ nhỏ nhoi”, và yêu cầu

Mĩ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận [26, tr 36]

Ngày 3/4/2009, Bộ trưởng ngoại giao Cuba Bruno tiếp đoàn nghị sĩ Mĩ thăm Cuba trong nỗ lực chấm dứt gần nửa thập kỷ Mĩ cấm vận Cuba Đây là phái đoàn đầu tiên tới thăm Cuba kể từ khi Obama nhậm chức Trước đó, ngày 31/3/2009, nhóm nghị sĩ gồm 20 nghị sĩ lưỡng đảng của Mĩ đã công bố

dự thảo luật cho phép cho phép công dân Mĩ được tự do tới Cuba [32, tr 48]

Ngày 14/4/2009, một nhóm cựu sĩ quan cao cấp Mĩ đã trình lên Tổng

Trang 32

thống Barack Obama một bức thư hối thúc Tổng thống ủng hộ và thông qua một đạo luật cho phép công dân Mĩ tự do tới tham Cuba Bức thư chỉ ra rằng chính sách bao vây cấm vận của Washington đơn phương áp đặt chống La Habana đã không phục vụ lợi ích chính trị cũng như an ninh cho nước Mĩ.

Lợi ích thu được từ mối quan hệ ngoại giao đầy đủ với Cuba cũng sẽ giúp Mĩ cải thiện hình ảnh với cả khu vực Mĩ latinh vốn bị suy giảm nghiêm trọng dưới thời Tổng thống Bush Điều này còn thể hiện một kết quả cụ thể của chính sách đối ngoại tích cực của Mĩ đối với các nước khác kể cả với các nước thù địch trước đây mà Tổng thống Obama đã khẳng định

Mĩ cũng đã có những động thái thay đổi bước đầu chính sách đối với Cuba trong ngành du lịch Ngày 13/4/2009, Tổng thống Mĩ đã dỡ bỏ tất cả các lệnh cấm du lịch và dịch vụ gửi tiền cho gia đình của những người Mĩ gốc Cuba Theo đó, sẽ cho phép công dân và các tổ chức Mĩ gửi quà cho người Cuba bằng viện trợ nhân đạo Các công ty Mĩ được đấu thầu để có giấy phép kinh doanh dịch vụ điện thoại và dây cáp truyền hình tại Cuba Trước đó, chính quyền của cựu Tổng thống Bush đã thực hiện các biện pháp cấm vận ngặt nghèo hạn chế người Mĩ gốc Cuba chỉ được thăm người thân tại Cuba 3 năm một lần [19, tr 66-67] Tuy nhiên, những hành động của Tổng thống còn khá dè dặt bởi ông không đề cập đến việc nới lỏng các biện pháp cấm vận thương mại với Cuba Thậm chí, ngày 14/9/2009, chủ tịch Obama lại quyết định ra hạn thêm một năm Đạo luật cấm vận chống Cuba được áp dụng từ năm 1962 Trước quyết định đó đã rất nhiều người thất vọng và những kỳ vọng vào sự thay đổi của chính sách đối ngoại của Mĩ với khu vực đã tiêu tan

Về thực tế, việc dỡ bỏ cấm vận chống Cuba thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội kể từ năm 1996

Vào giữa tháng 1/2011, Tổng thống Mĩ Barack Obama đã đề xuất một vài thay đổi trong chính sách đối ngoại với Cuba, một trong số đó là dỡ bỏ lệnh cấm công dân Mĩ du lịch sang Cuba, tăng cường trao đổi giáo dục, tôn giáo và văn hóa Điều này giúp cải thiện hình ảnh nước Mĩ trên thế giới [63, tr 16]

Trang 33

Ngày 14/1/2011, Nhà Trắng tuyên bố việc trao đổi hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia sẽ được khôi phục, theo đó các sinh viên và học giả Mĩ sẽ được tham dự các hội nghị, hội thảo tại Cuba, nhiều nhà báo sẽ được tới Cuba Bên cạnh đó còn cho phép công dân Mĩ được gửi 2000 USD/năm tới những người không phải họ hàng của mình tại Cuba nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế tư nhân Những quy định này cho phép tăng cường thông tin cho người Cuba và giảm sự phụ thuộc của họ vào nhà chức trách Ai cũng biết chẳng thể lật đổ chế độ Cuba từ bên ngoài, vì thế dường như Obama xác định chính sách cần phải tập trung vào xã hội dân chủ Cuba [36, tr 19].

Quan điểm của Cuba về việc Mĩ nới lỏng những quy định về thị thực, tiền gửi và đi lại với Cuba là quyết định tích cực, tuy nhiên còn rất hạn chế và lệnh cấm vận với Cuba không hề thay đổi Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Cuba nêu rõ những điều chỉnh của Mĩ là kết quả của quá trình đấu tranh của đông đảo tầng lớp trong xã hội Mĩ trong nhiều năm, đã đấu tranh yêu cầu Mĩ dỡ bỏ lệnh cấm vận chống Cuba, cũng như những quy định phi lý cấm công dân Mĩ tới Cuba du lịch Những biện pháp này thể hiện sự thất bại của Mĩ trong chính sách chống phá Cuba và Washington phải tìm biện pháp mới để đạt được mục đích xâm chiếm Cuba Phía Cuba khẳng định những quyết định này của Nhà Trắng chứng minh Mĩ không có thiện chí dỡ bỏ chính sách cấm vận mà vẫn tiếp tục chính sách giúp đỡ những hoạt động gây bất ổn, can thiệp vào công việc nội bộ của Cuba

Một trong những biểu hiện cho thấy quan hệ hai nước dần được cải thiện đó là ngày 27/7/2009, văn phòng phụ trách đại diện quyền lợi Mĩ đặt tại thủ đô La Habana đã tắt bảng chữ điện tử có nội dung phê phán nước sở tại và Cuba cũng hạ những tấm bảng lớn có nội dung chống Mĩ đặt gần văn phòng này Bảng chữ điện tử đã được treo dọc theo 25 cửa sổ tại tầng 5 tòa nhà văn phòng 7 tầng của Mĩ tại thủ đô La Habana từ 1/2006 Trên bảng này hiện lên các thông điệp với nội dung chỉ trích chính sách kinh tế và nhân quyền của Cuba Giới chức Cuba đã tìm cách đối phó bằng cách dựng lên bảng hiệu che

Trang 34

khuất bảng điện tử này Về phía Cuba đã gửi công hàm ngoại giao cho quan chức Mĩ, trong đó đồng ý với yêu cầu mà Mĩ đưa ra với việc nối lại thương lượng về vấn đề di cư vốn đã bị đình trệ từ thời Tổng thống Bush Đồng thời Cuba cũng gửi một công hàm thông báo nhất trí với Mĩ về việc thảo luận về dịch vụ bưu chính trực tiếp giữa hai nước Dịch vụ này đã bị đình hoãn từ nhiều thập kỷ qua thư tín giữa hai nước Mĩ và Cuba phải gửi qua một nước thứ ba [19, tr 68].

Việc hợp tác viễn thông giữa Mĩ và Cuba có những triển vọng mới khi

Mĩ và Cuba đàm phán nối lại dịch vụ bưu chính trực tiếp vào ngày 17/9/2009 tại La Habana, dịch vụ này đã bị gián đoạn từ năm 2003 và phải thực hiện qua nước thứ 3 Mục đích của cuộc đàm phán là nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin trực tiếp giữa Mĩ và Cuba cũng như cải thiện dịch vụ và giảm giá thành Sự kiện này được đánh giá là những bước đi đầu tiên nhằm cải thiện quan hệ song phương giữa hai nước sau nhiều thập kỷ đối đầu Với những tuyên bố của Tổng thống Obama sẽ cho phép các công ty Mĩ được đầu tư trong lĩnh vực viễn thông ở Cuba

Chính sách cấm vận của Mĩ chống Cuba ngày càng trở nên lỗi thời và gặp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, tổ chức và nhân dân ưa chuộng hòa bình Trước bối cảnh thế giới ngày càng đổi mới và tiến lên Việc duy trì chính sách cấm vận với Cuba cũng gây cho Mĩ nhiều khó khăn bất lợi như trong việc cải thiện quan hệ với khu vực Mĩ latinh Mĩ đã dần dần có những bước đi trong việc nới lỏng những cấm vận phi lý với Cuba Tháng 4/2011,

Bộ Tài chính Mĩ thông báo quy định nới lỏng những hạn chế liên quan đến việc các công dân Mĩ tới thăm Cuba Ngoài ra Mĩ và Cuba cũng nối lại dịch

vụ thư tín từ ngày 6/4/2011 sau khi Washington nới lỏng các biện pháp an ninh bưu phẩm Tháng 7/2011, mở rộng dịch vụ bay thẳng giữa sân bay hai nước, tăng cường các chuyến bay trực tiếp tới nhiều địa chỉ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách đi lại

Lần đầu tiên trong 50 năm trên quan hệ kinh tế giữa Mĩ và Cuba có dấu

Trang 35

hiệu mới là tàu trở hàng hóa viện trợ nhân đạo của công ty vận tải biển International Port Corp của Mĩ khởi hành từ thành phố Maiami tiến thẳng tới Cuba khởi hành vào ngày 11/7/2012 Trước đây các tầu trở hàng tới Cuba phải qua nước thứ ba, đây là lần đầu tiên có công ty cung cấp vận tải trực tiếp hàng tuần từ Maiami tới La Habana [62, tr 7].

Quan hệ kinh tế giữa Mĩ và Cuba đã có những bước tiến mới, tuy nhiên

Mĩ chưa dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế với Cuba Và việc Mĩ có dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận Cuba hay không còn là cả một chặng đường phía trước bởi Mĩ không từ bỏ mục đích tạo sự chuyển biến về chính trị ở Cuba

mà chỉ thay đổi cách tiếp cận và phía Cuba sẽ không thay đổi chế độ chính trị vốn có Có những quan điểm cho rằng những thay đổi có thể xảy ra khi các nhà cách mạng thế hệ đầu tiên ở Cuba qua đời hoặc từ nhiệm

Năm 2013, Cuba thông báo dừng tất cả các dịch vụ lãnh sự của Văn phòng đại diện quyền lợi nước Cuba tại Washington kể từ ngày 26/11 do không thể tìm được ngân hàng cho phép mở tài khoản vì vướng phải lệnh bao vây cấm vận của Mĩ Sau đó đầu tháng 12/2013, ngân hàng M&T đã cho phép các tài khoản của phía Cuba trong vòng 3 tháng, đến 14/2/2014 văn phòng này đã phải tuyên bố dừng tất cả các dịch vụ lãnh sự tại Mĩ Ngày 13/5/2014, Văn phòng Đại diện quyền lợi Cuba tại Washington thông báo nối lại một phần hoạt động dịch vụ lãnh sự tại Mĩ

Tháng 11/2013, tại Miami, Obama tuyên bố Mĩ cần “cải tiến” trong chính sách đối với Cuba Ngày 15/12/2013, khi tham dự lễ tang nhà lãnh đạo Nam Phi Mandela, Obama đã bắt tay hỏi thăm Chủ tịch Raul Castro phát đi tín hiệu rõ ràng tới thế giới, sự kiện này được ca ngợi đến mức dư luận gọi đó

là “cái bắt tay lịch sử”, càng làm tăng thêm mối hi vọng về một cánh cửa mới trong quan hệ hai nước Tháng 3/2014, khi tới thăm Vatican, Obama đã cùng Giáo hoàng thảo luận nhiều thông tin chi tiết liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ với Cuba

Ngày 5/5/2014, một nhóm nghị sĩ Đảng Dân chủ do Hạ nghị sĩ Mĩ

Trang 36

Barbara Lee dẫn đầu đã tới thủ đô La Habana với tư cách là trung gian nhằm thúc đẩy đối thoại giữa Mĩ và Cuba, cũng như tìm kiếm giải pháp thương lượng trả tự do cho công dân Mĩ Alan Gross đang chịu án tù giam ở Cuba và

ba chiến sĩ tình báo Cuba vẫn đang bị giam giữ tại Mĩ Phát biểu với báo giới

bà Barbara Lee cho biết, sau khi tiếp xúc với quan chức của Mĩ và Cuba, nhóm nghị sĩ nhận thấy hai bên đều bày tỏ thiện chí sẵn sàng đối thoại về tất

cả vấn đề một cách rõ ràng và tôn trọng lẫn nhau Nghị sĩ Lee khẳng định, đây

là thời điểm hội tụ đủ các điều kiện để hướng tới một cuộc đàm phán trực tiếp

và vô điều kiện nhằm bình thường hóa quan hệ song phương

Tháng 12/2014, Obama tuyên bố các biện pháp chủ yếu trong điều chỉnh chính sách đối với Cuba gồm: Nâng hạn mức chuyển tiền đến Cuba hàng quý của người Mĩ từ 500 USD lên 2000 USD; tăng số lượng người Mĩ đến Cuba du lịch; mở rộng vật liệu xây dựng, thiết bị mạng, thiết bị nông nghiệp cho công ty tư nhân Cuba [ 52, tr 21]

Tháng 10/2014, đã có 188/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã

bỏ phiếu thông qua nghị quyết Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án lệnh bao vây cấm vận mà Mĩ đã áp đặt chống Cuba suốt hơn 5 thập kỉ qua Đây là lần thứ 23 liên tiếp đại đa số các nước thành viên bày tỏ sự ủng hộ đối với Báo cáo “Sự cần thiết phải chấm dứt lệnh kinh tế, thương mại và tài chính do Mĩ

áp đặt chống Cuba” do Chính phủ Cuba trình lên hằng năm

Phía Cuba đã nhiều lần lên tiếng tố cáo hành động cấm vận của Mĩ gây khó khăn cho nước này, kiên quyết bảo vệ các thành quả cách mạng và đấu tranh chống lại những bao vây của Mĩ Ngày 25/6/2012, báo Grannma, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Cuba, tố cáo Chính phủ Mĩ tiếp tục tài trợ

20 triệu USD trong tài khóa 2012 cho các hoạt động chống phá Cuba thông qua các cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao Mĩ

Sau hơn 50 năm, lệnh phong tỏa của Mĩ đã khiến người dân, đặc biệt là trẻ em Cuba không có điều kiện tiếp cận với thuốc men chữa bệnh hiểm nghèo Cuba không được phép nhập khẩu hàng hóa của Mĩ và xuất khẩu hàng

Trang 37

hóa đến Mĩ, không được sử dụng đồng USD trong các giao dịch với các đối tác nước ngoài, cũng như không được tiếp cận với các cơ chế tín dụng quốc tế lớn… Năm 2013, lệnh trừng phạt, cấm vận kinh tế của Mĩ đã khiến Cuba thiệt hại 3,9 tỷ USD trong giao thương với nước ngoài, nâng tổng thiệt hại của Cuba trong vòng 55 năm lên tới 116,8 tỷ USD [ 41, tr 16].

Kết quả thăm dò mới nhất cho biết ở thời điểm 2014 có 60% người Mĩ gốc Cuba được hỏi ý kiến ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Cuba, trong đó riêng giới trẻ có 90% ủng hộ Có 69% người Mĩ gốc Cuba ủng hộ việc bãi bỏ những hạn chế đi lại và du lịch sang Cuba và 53% nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho những chính khách nào có chủ trương bình thường hóa quan hệ với Cuba Có 71% cho rằng lệnh cấm vận của Mĩ chống Cuba hơn nửa thế kỷ qua không mang lại hiệu quả hoặc chỉ mang lại chút ít hiệu quả [40, tr 24]

Trước xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển, quan hệ quốc tế giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, cùng với việc Mĩ ngày càng mất vị trí ở khu vực Mĩ latinh thường vẫn được coi là “sân sau” của mình và sự phản đối của dư luận quốc tế và nhân dân Mĩ Chính quyền Obama cuối cùng cũng thừa nhận sự sai lầm và lỗi thời của chính sách cấm vận chống Cuba Đồng thời, phía Cuba cũng bày tỏ thiện chí sẵn sàng đối thoại với Mĩ trong tất cả

các vấn đề để đi tới giải pháp bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Sự kiện

đáng chờ đợi nhất đó là ngày 17/12/2014 đã trở thành dấu mốc lịch sử trong quan hệ đầy sóng gió giữa Mĩ và Cuba trong hơn nửa thập kỉ qua khi Tổng thống Mĩ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã dũng cảm vượt lên trên nỗi ám ảnh của quá khứ để thoát khỏi “lời nguyền lịch sử” đồng thời tuyên bố quyết định tái thiết lập quan hệ ngoại giao, mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ song phương trong thời gian tới Đây được coi là bước khởi đầu cho một quá trình giúp khép lại bộ hồ sơ dày 53 năm giữa hai quốc gia láng giềng “Tuyên bố 17-12” nhằm nối lại quan hệ ngoại giao của hai nhà lãnh đạo Cuba và Mĩ vào những ngày cuối năm không chỉ là tia sáng hiếm hoi trong bầu không khí giá băng, căng thẳng bao trùm đời sống quốc tế trong

Trang 38

suốt năm 2014, mà còn là sự kiện bất ngờ ngoài sự mong đợi đối với cộng đồng quốc tế Đây được coi là dấu ấn đậm nét cá nhân của hai nhà lãnh đạo

Mĩ và Cuba [5, tr 39]

Nhìn chung, với những dấu hiệu “ấm dần lên” trong quan hệ hai nước vào thời điểm hiện nay, có thể hi vọng một nền hòa bình, ổn định khu vực sẽ được xây dựng.Vấn đề giữa hai dân tộc láng giềng là hậu quả từ tư tưởng thù địch của thời kì Chiến tranh lạnh và cả trong trong lịch sử hai nước Việc Mĩ

và Cuba gác lại những mâu thuẫn của quá khứ và hình thành mối quan hệ láng giềng thân thiện sớm hay muộn đòi hỏi lãnh đạo hai bên phải kiên trì và

nỗ lực hết mình để xây dựng lại lòng tin của nhau Hơn nữa, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước láng giềng còn phụ thuộc vào sự hòa giải của cộng đồng quốc tế

2.2 Tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mĩ- Cuba

Đây là kết quả của 18 tháng đàm phán bí mật giữa hai nước, theo các quan chức cấp cao Mĩ, chiến dịch ngoại giao này bắt đầu bằng lời đề nghị đàm phán của Mĩ gửi tới Cuba, và sau đó là một loạt 9 cuộc gặp được tổ chức tại Canada Cuộc đàm phán đầu tiên diễn ra ở Ottawa, Canada vào tháng 6/2013 Chính sách “tiếp xúc” của Obama đối với Cuba đã được triển khai từng bước thông qua các kênh các nhau, đóng vai trò chủ chốt nhất là cơ quan hoạch định và điều phối chính sách ngoại giao của Tổng thống Mĩ, Hội đồng

an minh Quốc gia đã nhiều lần trưng cầu ý kiến về các đề xuất chính sách với

tổ chức người Mĩ gốc Cuba như “Nguồn hy vọng”, “Cuba ngày nay” về “bất

cứ hành động nào có thể làm tăng mức độ mở cửa ở Cuba” Ngoài ra, Mĩ còn nhờ tới sự giúp đỡ của Chính phủ Canada, Tòa thánhVatican để tiến hành đàm phán một cách mềm mỏng với Cuba Giáo hoàng Francis sinh ra ở Argentina là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ khu vực Mĩ Latinh kể từ hơn 1.000 năm nay, ông đã góp phần xuất sắc trong việc thúc đẩy quan hệ Mĩ-Cuba [52, tr 21] Đến tháng 10/2014, hai đoàn đàm phán gặp nhau tại Vatican

và đi đến thống nhất thỏa thuận trao đổi tù nhân tại đây Ngày 16/12/2014,

Trang 39

cuộc điện đàm kéo dài 45 phút giữa hai nhà lãnh đạo đã dẫn tới một quyết định lịch sử đó là Tuyên bố chung về việc bình thường hóa mối quan hệ Mỹ - Cuba vào ngày 17/12/2014 giữa Tổng thống Obama và chủ tịch Raul Castro.

Tổng thống Barack Obama tuyên bố trên truyền hình với người dân Mĩ:

“Chúng ta sẽ chấm dứt cách tiếp cận lỗi thời vốn đã cho thấy sự thất bại trong việc thúc đẩy lợi ích Thay vào đó, chúng ta sẽ bắt đầu bình thường hóa quan

hệ giữa hai nước” Người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định “một chương mới”

đã được mở ra trong quan hệ giữa nước này với Cuba, đồng thời nhấn mạnh

đã đến lúc chấm dứt các “cách tiếp cận lỗi thời” vốn không thể thúc đẩy quan

hệ song phương Theo nhà lãnh đạo Mĩ, những điều chỉnh trong chính sách với Cuba sẽ tạo điều kiện để hai bên xích lại gần nhau hơn, tìm lại sự tin tưởng lẫn nhau để hướng tới một tương lai phát triển bền vững và ổn định ở khu vực Tại La Habana, trong bài phát biểu trước quốc dân, Chủ tịch Raul Castro nói: “ chúng tôi nhất trí tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ sau hơn nửa thế kỉ” [75], đồng thời khẳng định La Habana đã sẵn sang thảo luận với Washington những khác biệt còn lại về chủ quyền quốc gia, dân chủ và chính sách nội bộ, kêu gọi Mĩ gỡ bỏ lệch cấm thương mại

Cần phải nhấn mạnh rằng để đạt được thỏa thuận lịch sử trên, Cuba đã nhất trí trả tự do cho nhân viên hợp đồng của Cơ quan phát triển quốc tế Mĩ (USAID) Alan Gross – một điệp viên làm việc cho chính phủ Mỹ bị kết án tù tại Cuba cách đây 20 năm, trong khi Washington trả tự do cho ba chến sĩ tình báo Cuba bị giam giữ tại các nhà tù ở Mĩ từ năm 2011 Trong nhiều năm qua, đây được coi là rào cản lớn nhất khiến cho hai bên không thể xích lại gần nhau hơn, cho dù cả hai phía đều không ít lần bày tỏ mong muốn cải thiện mối quan hệ trắc trở này

Nội dung Tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao

Thứ nhất, Mĩ sẽ bắt đầu thảo luận với Cuba về việc tái thiết quan hệ

ngoại giao đã bị cắt đứt từ tháng 1/1961 Trong tương lai Mĩ sẽ thiết lập lại Đại sứ quán tại La Habana và các quan chức cấp cao sẽ thăm Cuba

Trang 40

Thứ hai, Mĩ tham gia vào việc cải thiện các vấn đề dân chủ và nhân quyền

tại Cuba để hố trợ nhân dân Cuba và phát huy các giá trị mà Cuba đang có

Thứ ba, Mĩ sẽ loại Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ cho chủ

nghĩa khủng bố

Thứ tư, đẩy mạnh tiến hành đàm phán để tiến tới bình thường hóa quan

hệ hai nước, đặc biệt là về kinh tế thông qua thúc đẩy dịch vụ, thương mại và các luồng thông tin đến và đi từ Cuba Đồng thời người Mĩ đi sang Cuba có thể sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Mĩ tại Cuba

Thứ năm, Mĩ thừa nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của

Cuba

Thứ sáu, thúc đẩy chính sách nhập cư giữa Mĩ và Cuba.

Ảnh hưởng của Tuyên bố bình thường hóa đến Mĩ và Cuba

Đối với Mĩ

Sự kiện Tổng thống Obama đưa ra Tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba được coi là “điểm cộng” quan trọng cho cá nhân ông Obama và đảng Dân chủ sau cuộc thất bại bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 4/11/2014 Tuyên bố trên còn củng cố thêm uy tín trên trường quốc tế khi Chính quyền Obama giảm sự hiện diện quân sự ở Afghanistan và tái triển khai các cuộc không kích chống lực lượng Hồi giáo tự xưng IS ở Syria và Iraq Bản Tuyên

bố này còn tạo ra những lợi thế cho các ứng viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 45 của nước Mỹ vào năm 2016

Trước khi có Tuyên bố chung với Cuba, uy tín của nước Mĩ, cũng như Chính quyền Obama tại khu vực vốn được coi là vùng ảnh hưởng truyền thống của Mĩ đang bị suy giảm nghiêm trọng Các đồng minh trong khu vực: Canada, Mexico, Colombia đều không hài lòng với việc Mĩ duy trì lệnh cấm vận kéo dài với Cuba Trên Đài phát thanh quốc gia Mĩ ngày 17/12/2014,

Tổng thống Obama tuyên bố “nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Cuba đã

chấm dứt những sai lầm lỗi thời và cách tiếp cận cũ rích với Cuba” Phát

biểu này đã chứng tỏ sự thừa nhận về một cách tiếp cận sai lầm của nước Mĩ

Ngày đăng: 24/06/2016, 17:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Ánh (2015), Mĩ- Cuba Triển vọng bình thường hóa quan hệ, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 30, tr. 30- 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mĩ- Cuba Triển vọng bình thường hóa quan hệ
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ánh
Năm: 2015
2. Lê Hải Bình (2009), Quan hệ Mĩ - Mĩ la tinh dưới thời Obama: Những bước đi đầu, Châu Mĩ ngày nay, số 9, tr. 46-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quan hệ Mĩ - Mĩ la tinh dưới thời Obama: Những bước đi đầu
Tác giả: Lê Hải Bình
Năm: 2009
3. Nguyễn Thùy Dương (2014), Quan hệ giữa Mỹ và Cuba, Châu Mĩ ngày nay, số 11, tr. 44-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa Mỹ và Cuba
Tác giả: Nguyễn Thùy Dương
Năm: 2014
4. Lê Hà (2014), Chiến thắng lòng thù hận, Tin tức, số 303, tr. 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thắng lòng thù hận, Tin tức
Tác giả: Lê Hà
Năm: 2014
5. Đỗ Sơn Hải (2015), Dấu ấn cá nhân trong bước ngoặt của quan hệ Cuba- Mĩ, tạp chí Hồ sơ sự kiện, số 295, tr. 39-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn cá nhân trong bước ngoặt của quan hệ Cuba- Mĩ
Tác giả: Đỗ Sơn Hải
Năm: 2015
6. Lê Thị Thu Hằng (2012), Chính sách đối ngoại của Mĩ với Mĩ la tinh dưới chính quyền Obama, Châu Mĩ ngày nay, số 1, tr. 18-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại của Mĩ với Mĩ la tinh dưới chính quyền Obama
Tác giả: Lê Thị Thu Hằng
Năm: 2012
7. Nguyễn Anh Hùng, (2010), Chính sách đối ngoại Mĩ hiện nay, tạp chí Châu Mĩ này nay, số 1, tr. 37-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại Mĩ hiện nay
Tác giả: Nguyễn Anh Hùng
Năm: 2010
8. Nguyễn Anh Hùng (2010), Phương thức thiết lập Tổng thống Mĩ, Tạp chí Châu Mĩ ngày nay, số 11, tr. 3-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương thức thiết lập Tổng thống Mĩ
Tác giả: Nguyễn Anh Hùng
Năm: 2010
9. Nguyễn Anh Hùng (2015), Những nhân tố tác động tới vai trò và quyền lực của Tổng thống Mĩ, Tạp chí châu Mĩ ngày nay, số tháng 1, tr.33-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhân tố tác động tới vai trò và quyền lực của Tổng thống Mĩ
Tác giả: Nguyễn Anh Hùng
Năm: 2015
10. Nguyễn Lan Hương (2009), Nước Mĩ trước thời kì Tổng thống Obama, Tạp chí Châu Mĩ ngày nay, số 12, tr. 28-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Mĩ trước thời kì Tổng thống Obama
Tác giả: Nguyễn Lan Hương
Năm: 2009
11. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Nước Mĩ trước thời kỳ Tổng thống Obama, Châu Mĩ ngày nay số 12, tr28-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Mĩ trước thời kỳ Tổng thống Obama
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Năm: 2009
12. Nguyễn Thái Yên Hương (cb) (2003), Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
Tác giả: Nguyễn Thái Yên Hương (cb)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2003
13. Trần Thị Lan Hương, (2012), Vai trò hiện nay của Mĩ ở Khu vực Mĩ latinh, Châu Mĩ ngày nay, số 6, tr. 33-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Vai trò hiện nay của Mĩ ở Khu vực Mĩ latinh
Tác giả: Trần Thị Lan Hương
Năm: 2012
68. Bước đi biểu tượng trong quan hệ Mĩ-Cubahttp://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/buoc-di-bieu-tuong-trong-quan-he-my-cuba-20150814230226613.htm Link
69. Dư luận về bước tiến lịch sử trong quan hệ Cuba-Mĩhttp://baotintuc.vn/tin-tuc/du-luan-ve-buoc-tien-lich-su-trong-quan-he-cuba-my-20150703101908847.htm Link
72. Mĩ-Cuba hội đàm cấp cao sau hơn 50 năm.http://www.qdnd.vn/thoi-su-quoc-te/binh-luan/my-va-cu-ba-hoi-dam-cap-cao-sau-hon-50-nam-258228 Link
73. Mĩ- Cuba hội đàm cấp cao nhất trong nửa thế kỉhttp://baotintuc.vn/tin-tuc/mycuba-hoi-dam-cap-cao-nhat-trong-nua-the-ky-20150410111804844.htm Link
74. Mĩ nới lỏng đi lại và giao dịch thương mại đối với Cuba từ 16/1http://baotintuc.vn/tin-tuc/my-noi-long-di-lai-va-giao-dich-thuong-mai-voi-cuba-tu-161-20150116091530659.htm Link
75. Quan hệ Mĩ-Cuba hướng tới kỉ nguyên mớihttp://baotintuc.vn/tin-tuc/quan-he-mycuba-huong-toi-ky-nguyen-moi-20150716103113172.htm Link
76. Quan hệ Mĩ-Cuba sẽ đi đến đâu?http://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/quan-he-my-cuba-se-di-den-dau-20150814202053577.htm Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w