A QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ GIA ĐÌNH, CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA GIA ĐÌNH I Khái niệm gia đình 1 Định nghĩa gia đình Đầu thế kỷ thứ XIX, các quan điểm về gia đình đã có những bước tiến quan trọng. + Thứ nhất, gia đình là một tổ chức, một thiết chế xã hội quan trọng. + Thứ hai, thiết chế gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển xã hội, chịu sự chi phối của chính quyền, mà còn có tác động quan trọng đối với xã hội. Trong hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen cho rằng : “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. Và gia đình “ lúc đầu là quan hệ xã hội duy nhất, về sau trở thành một quan hệ xã hội phụ thuộc”. Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, xuất bản lần đầu vào 101884, Ăngghen đã chỉ ra các nội dung cơ bản: + Thứ nhất, gia đình là một thiết chế xã hội đầu tiên, một tế bào xã hội. Sự tồn tại của gia đình có quá trình lịch sử lâu dài, sự vận động biến đổi của nó về hình thức, quy mô, kết cấu,….có quan hệ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội … mà nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển của chế độ sở hữu. + Thứ hai, gia đình ra đời, tồn tại dựa trên cơ sở hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Hai mối quan hệ cơ bản này có quan hệ mật thiết đến nhau, là cơ sở để liên kết các thành viên trong gia đình, tạo nên các đặc trưng cơ bản, các chức năng xã hội đặc thù của gia đình. Nhờ đó, gia đình có mối quan hệ tác động qua lại với xã hội, vận
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
BÀI SEMINA SỐ 3
Câu hỏi số 8 : Phân tích khái niệm gia đình văn hóa, văn hóa gia đình
Rút ra ý nghĩa.
Bài làm tổng hợp
A QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ GIA ĐÌNH, CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA GIA ĐÌNH
I Khái niệm gia đình
1 Định nghĩa gia đình
- Đầu thế kỷ thứ XIX, các quan điểm về gia đình đã có những bước tiến quan trọng
+ Thứ nhất, gia đình là một tổ chức, một thiết chế xã hội quan trọng + Thứ hai, thiết chế gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển xã hội, chịu sự chi phối của chính quyền, mà còn có tác động quan trọng đối với xã hội
- Trong hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen cho rằng : “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái,
đó là gia đình” Và gia đình “ lúc đầu là quan hệ xã hội duy nhất, về sau trở thành một quan hệ xã hội phụ thuộc”
Trang 2- Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, xuất bản lần đầu vào 10-1884, Ăngghen đã chỉ ra các nội dung cơ
bản:
+ Thứ nhất, gia đình là một thiết chế xã hội đầu tiên, một tế bào xã
hội Sự tồn tại của gia đình có quá trình lịch sử lâu dài, sự vận động biến đổi của nó về hình thức, quy mô, kết cấu,….có quan hệ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội … mà nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển của chế độ sở hữu
+ Thứ hai, gia đình ra đời, tồn tại dựa trên cơ sở hai mối quan hệ cơ
bản: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Hai mối quan hệ cơ bản này
có quan hệ mật thiết đến nhau, là cơ sở để liên kết các thành viên trong gia đình, tạo nên các đặc trưng cơ bản, các chức năng xã hội đặc thù của gia đình Nhờ đó, gia đình có mối quan hệ tác động qua lại với xã hội, vận
1 động phát triển cùng các quan hệ xã hội
+ Thứ ba, Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng xã hội nhằm thủ tiêu
chế độ sở hữu tư nhân tư sản, xây dựng chế độ sở hữu xã hội đối với tư liệu sản xuất Do đó, cuộc cách mạng ấy cũng đồng thời thủ tiêu chế độ hôn nhân, gia đình tư sản, bất bình đẳng nam nữ, bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, xác lập và xây dựng gia đình mới bình đẳng, dựa trên cơ
sở quan hệ hôn nhân tự do, bình đẳng, tự nguyện,…
=> Khái niệm gia đình : Gia đình là một tế bào của xã hội hay một
thiết chế xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, chung sống và chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên
- Trên thực tế, có thể tồn tại các gia đình mà trong đó có thể thiếu vắng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc thậm chí cả hai mối quan
Trang 3hệ đó Điểm chung nhất và là dấu hiệu căn bản nói lên tính độc lập tương đối của gia đình là ở chỗ, giữa các thành viên trong gia đình được gắn bó với nhau bởi các quan hệ về quyền, nghĩa vụ chung sống trong cùng một không gian sinh tồn và về quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau… giữa các thành viên Những quan hệ của gia đình luôn được xã hội thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ bằng các thiết chế văn hóa, đạo đức, pháp luật,…
2 Các mối quan hệ cơ bản của gia đình
a,Các mối quan hệ cơ bản bên trong của gia đình
- Thứ nhất, gia đình hình thành, tồn tại dựa trên cơ sở huyết thống.
+ Huyết thống là khái niệm thường được dùng để chỉ các thế hệ người nối tiếp nhau theo quan hệ dòng máu
+ Quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản đầu tiên cho sự hình thành các gia đình, là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức, quy mô và kết cấu gia đình
- Thứ hai, gia đình hình thành, tồn tại dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân
+ Hôn nhân là một hình thức quan hệ cặp đôi giữa người nam với người nữ đến tuổi trưởng thành ( chủ yếu là quan hệ tính giao) nhằm mục dích tái sản xuất ra con người, được xã hội thừa nhận, chi phối và điều chỉnh bằng
các thiết chế văn hóa, xã hội và pháp lý……
+ Quan hệ hôn nhân cùng với quan hệ huyết thống hợp thành hai mối quan hệ cơ bản, thiết yếu mà nhờ nó, gia đình của con người xuất hiện, tồn tại và phát triển Trải qua quá trình lịch sử, quan hệ hôn nhân không ngừng được củng cố, phát triển cả về nội dung, hình thức cũng như tính chất của nó
- Thứ ba, gia đình hình thành, tồn tại dựa trên cơ sở quan hệ chung
sống
Trang 4+ Sự chung sống giữa các thành viên trong gia đình có nội dung cơ bản,
2 đầu tiên là đáp ứng nhu cầu nương tựa, hỗ trợ, đùm bọc lẫn nhau, rồi sau đó là nhu cầu về nhu cầu về tình cảm, tinh thần ( nhu cầu được cộng đồng chia sẻ tâm tư tình cảm, được quan tâm động viên, khích lệ lẫn nhau)
+ Vì vậy, quan hệ chung sống giữa các thành viên trong gia đình không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ, không chỉ là cùng chung sống trong một không gian sinh tồn mà chủ yếu là có chung đời sống văn hóa tinh thần của mỗi thành viên trong gia đình cũng như của cả gia đình
- Thứ tư, gia đình hình thành, tồn tại dựa trên cơ sở quan hệ chăm sóc
và nuôi dưỡng
+ Để duy trì, phát triển giống nòi, gia đình cần có các quan hệ hôn nhân, huyết thống và chung sống giữa các thành viên, từ đó làm xuất hiện các nhu cầu cần được chăm sóc, nuôi dưỡng để không chỉ được sinh sống
mà còn là để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao về chất lượng cuộc sống
+ Nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng không chỉ là của cha mẹ, anh chị đối với con cái và các em …… Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng cũng không đơn thuần là quyền của các em, của con cái trong gia đình
b,Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội
- Gia đình là tế bào của xã hội
+ Gia đình là xã hội thu nhỏ, nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội Nói cách khác, nếu coi xã hội là một cơ thể thì mỗi gia đình là những tế bào làm nên cơ thể xã hội, có tác động to lớn đến xã hội Do vậy, muốn có một
xã hội phát triển lành mạnh thì mỗi gia đình phải phát triển bền vững và hạnh phúc
Trang 5+ Gia đình là tế bào tự nhiên, là một đơn vị kinh tế của xã hội Vì gia đình tái tạo ra con người nên xã hội mới tồn tại và phát triển được, nên có thể khẳng định trình độ phát triển của xã hội một mặt là do trình độ phát triển của lao động, mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình
+ Gia đình không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ biệ chứng với xã hội
Bàn về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng : “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân
cho tốt.”
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội
+ Với mô hình trên, gia đình đứng giữa cá nhân và xã hội, nó được xem như chiếc cầu trung chuyển nối liền “ cái cá nhân” với “cái xã hội”
+ Gia đình là đơn vị xã hội đầu tiên mà ở đó mỗi cá nhân gắn bó với nhau, do đó, mỗi cá nhân không chỉ là thành viên trong gia đình mà còn là thành
3 viên của xã hội
+ Không thể có cá nhân tồn tại ngoài gia đình và cũng như không có
cá nhân ngoài xã hội, có thể nói cách khác, cá nhân nếu bị tách khỏi gia đình, xã hội thì cá nhân không phát triển thành những nhân cách hoàn thiện, hài hòa được
Như vậy, giữa cá nhân – gia đình – xã hội có mối quan hệ khăng khít,
hữu cơ với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển
II Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình
Trang 61 Chức năng tái sản xuất ra con người
Tái sản xuất ra con người là chức năng xã hội cơ bản và đặc thù đầu tiên của gia đình
- Cùng với tái sản xuất ra của cải vật chất, tái sản xuất ra con người là
cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội
Ăngghen đã viết: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng bản thân sự sản xuất đó có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất
ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống.”
- Chức năng này bao gồm các nội dung : duy trì giống nòi, tái sản xuất sức lao động của các thành viên trong gia đình trong độ tuổi lao động, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, người già, người tàn tật,… trong gia đình
- Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người còn có tác động trực tiếp tới sự phát triển dân số của quốc gia
2 Chức năng giáo dục của gia đình
- Gia đình là nơi con người sinh ra, sinh sống, tồn tại suốt cuộc đời, từ thuở lọt lòng đến cuối đời Việc nghiên cứu nhằm hiểu rõ nội dung, phương pháp và cách thức giáo dục gia đình… có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình, xã hội, nhất là đối với hoạt động của các Đoàn thể chính trị, xã hội,
cấp ủy và các cấp chính quyền nhà nước… trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Cũng như gia đình nói chung, chức năng giáo dục của gia đình chịu
sự chi phối và tác động mạnh mẽ bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm
về văn hóa, đạo đức, lối sống … của dân tộc
Trang 7- Giáo dục gia đình bao gồm các nội dung cơ bản: giáo dục các tri thức về tự nhiên, xã hội, về con người; giáo dục đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm sống, giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc, cộng đồng và gia đình…
- Giáo dục gia đình được thực hiện thông qua các phương pháp và cách
4 thức đặc thù, trong đó, nêu gương, thuyết phục, thuyết phục, chia sẻ
…… luôn được đề cao coi trọng Chủ thể của giáo dục gia đình thường là ông bà, bố mẹ với các con, cháu
- Để thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình, xã hội cần quan tâm thực hiện các hình thức hoạt động thích hợp để giáo dục các bậc làm ông bà, cha mẹ,… trang bị cho họ các kiến thức về gia đình, tâm lý, văn hóa và lối sống phù hợp Bên cạnh đó, giáo dục trẻ em, cho thế hệ trẻ các kiến thức về quyền, nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em… cũng cần được hết sức coi trọng Giáo dục gia đình là một chức năng cơ bản của gia đình, nhưng đồng thời cũng là chức năng của xã hội Vì vậy, chăm lo tạo điều kiện hỗ trợ, định hướng, điều chỉnh để các gia đình, các công dân… thực hiện tốt chức năng giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước và của các đoàn thể chính trị - xã hội
3 Chức năng tổ chức đời sống gia đình
- Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù Một trong những tính đặc thù của thiết chế xã hội này thể hiện ở chỗ: hoạt động bên trong gia đình của gia đình nói chung được điều chỉnh bằng các giá trị chuẩn mực, văn hóa gia đình và vẫn chịu sự điều chỉnh bởi các thiết chế xã hội, pháp lý…
- Tổ chức đời sống gia đình có nội dung cơ bản là: tổ chức các sinh hoạt đáp ứng nhu cầu văn hóa, vật chất, tinh thần, tình cảm, học tập……
Trang 8- Chức năng tổ chức đời sống gia đình thường được thực hiện trước hết bởi các thành viên được coi là trụ cột gia đình, có thể là ông, bà, bố, mẹ… hoặc những người con đã trưởng thành… Các hoạt động tổ chức gia đình luôn cần có sự tham gia, đồng thuận một cách tự giác của từng thành viên
4 Chức năng kinh tế của gia đình
- Chức năng kinh tế của gia đình có thể bao gồm toàn bộ các khâu cơ bản của hoạt động kinh tế, cũng có thể chỉ bao gồm một trong các khâu cơ bản ấy Có thể phân ra thành hai nhóm gia đình cơ bản liên quan tới các khâu của hoạt động kinh tế
+ Nhóm thứ nhất, các gia đình mà hoạt động kinh tế chỉ giới hạn ở
khâu
tiêu dùng
+ Nhóm thứ hai, các gia đình là đơn vị, tham gia vào toàn bộ hoặc các
khâu cơ bản nhất của hoạt động kinh tế( sản xuất – kinh doanh – tiêu dùng)
- Hoạt động kinh tế và tổ chức tiêu dùng là chức năng tự nhiên của mọi gia
đình trong mọi thời đại Việc thực hiện chức năng này nhằm tạo ra những điều kiện vật chất thuận lợi, đảm bảo cho sự tồn tại và nâng cao chất lượng cuộc sống cuả mỗi gia đình, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội
- Dưới góc độ dân số và phát triển, kinh tế gia đình phát triển vững chắc sẽ
5 tạo ra cơ sở vật chất cần thiết để nâng cao chất lượng dân số
5 Chức năng cân bằng các nhu cầu tâm- sinh lý, tình cảm con người
Trang 9- Cân bằng và thỏa mãn những thiếu hụt, những mất cân bằng trong nhu cầu tâm lý, tình cảm, tâm – sinh lý mỗi con người là chức năng rất cơ bản của gia đình Xã hội gày càng phát triển, các hoạt động công việc của con người đáp ứng yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường, của nhịp sống trong xã hội hiện đại khiến chức năng này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
- Gia đình là tổ ấm thân yêu của mỗi người, là nơi mà con người tìm thấy được sự bình yên, thư giãn cần thiết; lấy lại được sức lực và cân bằng lại tâm –sinh lý sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng và mệt nhọc
- Với việc thực hiện chức năng này, trong gia đình, người già được chăm sóc, trẻ em được bảo vệ và phát triển đầy đủ, tránh các tai tệ nạn xã hội
B GIA ĐÌNH VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH
III Khái niệm gia đình văn hóa
1 Định nghĩa gia đình văn hóa
Gia ình v n hóa đình văn hóa ăn hóa l m t ch tiêu à một chỉ tiêu được ột chỉ tiêu được ỉ tiêu được được chính ph Vi t Namc ủ Việt Nam ệt Nam đề
ra để thực hiện trong nhiều ực hiện trong nhiều th c hi n trong nhi uệt Nam ề gia ìnhđ ở Vi t Namệt Nam c pở ấp t dân phổ dân phố ố nh mằm
t o m t s tiêu chu n vạo một số tiêu chuẩn về ột chỉ tiêu được ố ẩn về ề v n hóaăn hóa v khuy n khích các gia ình à một chỉ tiêu được ến khích các gia đình đạt các đ đạo một số tiêu chuẩn vềt các tiêu chu n n y Nh ng gia ình ẩn về à một chỉ tiêu được ững gia đình được chính quyền đ đượcc chính quy n ề c pấp xã công nh n lận là à một chỉ tiêu được
ã t tiêu chu n s c c p b ng khen cùng tên,
đ đạo một số tiêu chuẩn về ẩn về ẽ được cấp bằng khen cùng tên, được ấp ằm b ng khen Gia ằng khen Gia ình v n hóa
đình văn hóa ăn hóa
Các tiêu chuẩn văn hóa của chương trình này dựa nhiều trên các giá trị v n hóa truy n th ng c a Vi t Namăn hóa ề ố ủ Việt Nam ệt Nam
2 Các tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hóa
Bộ văn hóa và du lịch đã đề ra các tiêu chuẩn của Gia đình văn hóa
được quy định trong Điều 4
1- Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc:
Trang 10a- Gia đình có kinh tế ổn định, hoà thuận có kỷ cương nề nếp, không
có người mắc các tệ nạn xã hội;
b- Thực hiện Nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, không
sử
dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành;
c- Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên;
d- Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khoẻ, giữ gìn
vệ sinh và phòng bệnh
6 2- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân:
a- Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b- Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và nếp sống văn hoá nơi công cộng;
c- Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh của địa phương
3- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình:
a- Mỗi cặp vợ chồng sinh con không vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia đình;
b- Có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giầu chính đáng;
c- Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm
4- Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư:
a- Đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn;
b- Tham gia hoà giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư;
Trang 11c- Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện nhằm xây dựng địa bàn dân
cư ổn định, vững mạnh; vận động các gia đình khác cùng tham gia
IV Văn hóa gia đình
1 Khái niệm văn hóa gia đình
- Văn hóa gia đình là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa Việt Nam Đó là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù, có chức năng kiểm soát, điều hành hành vi và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội
- Văn hóa gia đình oàn toàn khác với gia đình văn hóa, gia đình văn hóa là m t ch tiêu ột chỉ tiêu được ỉ tiêu được được chính ph Vi t Namc ủ Việt Nam ệt Nam đề ra để thực hiện trong nhiều ực hiện trong nhiều th c hi n trongệt Nam nhi uề gia ìnhđ ở Vi t Namệt Nam c pở ấp t dân phổ dân phố ố nh m t o m t s tiêuằm ạo một số tiêu chuẩn về ột chỉ tiêu được ố chu n vẩn về ề v n hóaăn hóa v khuy n khích các gia ình à một chỉ tiêu được ến khích các gia đình đạt các đ đạo một số tiêu chuẩn vềt các tiêu chu n n y ẩn về à một chỉ tiêu được
2 Vai trò của văn hóa gia đình
- Giữ gìn văn hóa gia đình cũng là góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa Việt Nam Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nhân cách cho các thế hệ tiếp nối
- Mặc dù cuộc sống có nhiều thay đổi, những gia đình có 3, 4 thế hệ cùng chung sống ít dần đi, nhưng những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam vẫn được trân trọng và trao truyền cho các thế hệ tiếp nối
Sự “kính trên, nhường dưới”, yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau, luôn luôn được các thành viên trong các gia đình gìn giữ
Để tạo dựng một gia đình hòa thuận, mọi thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm đóng góp công sức vun đắp, cùng chia sẻ, gánh vác
7 các công việc của gia đình và người phụ nữ phải là người khéo léo sắp xếp để làm sao tất cả mọi người trong gia đình đều thấy được trách nhiệm của mình đối với gia đình