Tội cướp giật tài sản thuộc loại tối phạm rất nghiêm trọng

11 1.9K 0
Tội cướp giật tài sản thuộc loại tối phạm rất nghiêm trọng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tội cướp giật tài sản thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1 Chuyên mục Bài tập học kỳ, Luật Hình sự 1 TÌNH HUỐNG: K có hành vi cướp giật tài sản của người khác có giá trị 50 triệu đồng. Hành vi phạm tội của K được quy định tại khoản 2 Điều 136 BLHS. K bị Tòa án xử phạt 3 năm tù. Câu hỏi: 1. Tội phạm mà K đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS? 2. Hành vi phạm tội của K thuộc CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ của tội cướp giật tài sản? Tại sao? 3. Nếu K mới 15 tuổi 6 tháng thì K có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? 4. Nếu K đang bị mắc bệnh tâm thần thì K có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? 5. Có thể cho K hưởng án treo không? Tại sao? GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Vấn đề 1. Tội phạm mà K đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS? Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự, tội phạm được phân thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo khoản 3 điều 8 Bộ luật hình sự: tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tôi phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự với 5 khoản trong đó có 4 khoản quy định về mức phạt tù (từ khoản 1 đến khoản 4). Từ những quy định đó cùng với các quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự về phân loại tội phạm thì tội trộm cắp tài sản được phân loại như sau: Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 136: Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt là 5 năm tù thì tội cướp giật tài sản tại khoản này thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng. Thứ hai, theo khoản 2 Điều 136: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; h) Gây hậu quả nghiêm trọng. Với mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm tù thì tội cướp giật tại khoản 2 thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng. Thứ ba, theo khoản 3 điều 136: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy đến mười lăm năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng Với mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù thì tội cướp giật tài sản tại khoản 3 thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng. Thứ tư, theo khoản 4 điều 136: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Với mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân thì tội cướp giật tài sản tại khoản 4 thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ vào sự phân loại trên, áp dụng vào tình huống của đề bài thì K đã cướp giật tài sản có giá trị 50.000.000 đồng là giá trị được quy định trong khoảng giá trị tại khoản 2 điều 136: từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, như vậy với mức cao nhất của khung hình phạt được quy định tại điều này là 10 năm thì tội cướp giật tài sản trong tình huống trên thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng. Vấn đề 2. Hành vi phạm tội của K thuộc CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ của tội cướp giật tài sản? Tại sao? Các trường hợp phạm tội của tội phạm nhất định tuy có những nội dung biểu hiện riêng ở bốn yếu tố khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm nhưng cũng có những nội dung biểu hiện giống nhau ở cả bốn yếu tố đó. Những biểu hiện giống nhau đó được coi là những dấu hiệu chung có tính đặc trưng của tội phạm nhất định. Khi quy định tội phạm trong luật, nhà làm luật phải sử dụng các dấu hiệu này để mô tả tội phạm. Trong khoa học luật hình sự, sự mô tả này được gọi là cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Trong đó, cấu thành tội phạm được phân thành các loại khác nhau theo từng khía cạnh: • Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh thì cấu thành tội phạm phân thành: + Cấu thành tội phạm cơ bản: là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác. + Cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường). + Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường). Trước hết, nhà làm luật xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản cho mỗi loại tội phạm, trên cơ sở cấu thành tội phạm cơ bản đó nhà làm luật căn cứ vào tình hình tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chống với mỗi loại tội có thể xây dựng một hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Những dấu hiệu có thêm trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong luật hình sự được gọi là những dấu hiệu định khung. • Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm, có thể chia cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức: + Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả + Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra, dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan, có thể phân chia cấu thành tội phạm thành loại thứ ba cấu thành tội phạm cắt xén. Tại khoản 1 điều 136 có ghi rõ về cấu thành tội phạm cơ bản của tội cướp giật tài sản như sau : Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Còn tại các khoản 2;3;4 có quy định các tình tiết tăng nặng định khung trong đó khoản 2 có ghi: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:... Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.... Vậy hành vi phạm tội của K không chỉ dừng lại ở cấu thành tội phạm cơ bản (hành vi cướp giật tài sản) mà còn thỏa mãn cả tình tiết tăng nặng định khung tại khoản 2 điều 136 là giá trị số tiền mà K cướp giật lên đến 50 triệu đồng. Từ những phân tích trên ta thấy hành vi phạm tội của K thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng. Vấn đề 3. Nếu K mới 15 tuổi 6 tháng thì K có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? Điều 12 Bộ luật hình sự quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy với độ tuổi của K là 15 tuổi 6 tháng, là độ tuổi chưa thành niên nhưng tội phạm mà K đã vi phạm là tội rất nghiêm trọng và rõ ràng là hành vi phạm tội cố ý đồng thời có cấu thành phạm tội tăng nặng như khẳng định ở trên thì theo khoản 2 điều 12 Bộ luật hình sự K phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Vấn đề 4. Nếu K đang bị mắc bệnh tâm thần thì K có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vu nguy hiểm cho xã hội. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự) và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 Bộ luật hình sự) Trong đó, điều 13 Bộ luật hình sự có quy định như sau: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự… Như vậy có hai dấu hiệu để xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là dấu hiệu về mặt y học (mắc bệnh) và dấu hiệu về mặt tâm lí (mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi) + Về dấu hiệu y học: Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần. + Về dấu hiệu tâm lí: Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm. Và như vậy, họ cũng không thể có được năng lực kiềm chế việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Hai dấu hiệu này có quan hệ với nhau trong đó dấu hiệu y học đóng vai trò là nguyên nhân còn dấu hiệu tâm lí có vai trò là kết quả. Với trường hợp của K là đang bị mắc bệnh tâm thần thỏa mãn cả 2 dấu hiệu y học và tâm lí nên được coi là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và theo điều 13 Bộ luật hình sự thì K không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự còn có thể là người tuy có năng lực nhận thức, khả năng đánh giá tính chất xã hội của hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình nhưng do các xung động bệnh lí không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi đó tuy nhiên nếu K rơi vào trường hợp này thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đã thực hiện nhưng đây là trường hợp do mắc bệnh nên năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi đã bị hạn chế và luật hình sự Việt Nam coi đây là tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế và coi là tình tiết giảm nhẹ, tình tiết này được quy định ở điều 46 Bộ luật hình sự. Vấn đề 5. Có thể cho K hưởng án treo không? Tại sao? Khoản 1 điều 60 Bộ luật hình sự có quy định về Án treo: Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. Theo nghị quyết hướng dẫn Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo số 012013NQHĐTP ngày 06 tháng 11 năm 2013, điều kiện để xét cho một người bị xử phạt tù được hưởng án treo như sau: a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự. b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật. Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau: b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm. b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm. b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm. b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích. b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm. b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm. b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng. b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng. b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm. b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng. b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính. c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng. d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. e) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng. Với các giả thiết tình huống cho không thể xác định được nhân thân hay các tình tiết giảm nhẹ hay các điều kiện khác rõ ràng để xét xem K có thể được hưởng án treo hay không. Vậy nên nếu trường hợp cụ thể K thỏa mãn các điều kiện trên thì K có thể được hưởng án treo và ngược lại, nếu không thỏa mãn các điều kiện trên thì K không thể xem xét để được hưởng án treo.

Tội cướp giật tài sản thuộc loại tội phạm nghiêm trọng TÌNH HUỐNG: K có hành vi cướp giật tài sản người khác có giá trị 50 triệu đồng Hành vi phạm tội K quy định khoản Điều 136 BLHS K bị Tòa án xử phạt năm tù Câu hỏi: Tội phạm mà K thực thuộc loại tội theo phân loại tội phạm khoản Điều BLHS? Hành vi phạm tội K thuộc CTTP bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ tội cướp giật tài sản? Tại sao? Nếu K 15 tuổi tháng K có phải chịu TNHS hành vi không? Tại sao? Nếu K bị mắc bệnh tâm thần K có phải chịu TNHS hành vi không? Tại sao? Có thể cho K hưởng án treo không? Tại sao? GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Vấn đề Tội phạm mà K thực thuộc loại tội theo phân loại tội phạm khoản Điều BLHS? Căn vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội hành vi quy định Bộ luật hình sự, tội phạm phân thành loại: tội phạm nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Theo khoản điều Bộ luật hình sự: tội phạm nghiêm trọng tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao khung hình phạt tội đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao khung hình phạt tội đến bảy năm tù; tội phạm nghiêm trọng tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao khung hình phạt tội đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao khung hình phạt tội mười lăm năm tù, tù chung thân tử hình Tội cướp giật tài sản quy định Điều 136 Bộ luật hình với khoản có khoản quy định mức phạt tù (từ khoản đến khoản 4) Từ quy định với quy định Điều Bộ luật hình phân loại tội phạm tội trộm cắp tài sản phân loại sau: Thứ nhất, theo khoản Điều 136: "Người cướp giật tài sản người khác, bị phạt tù từ năm đến năm năm" Căn vào mức cao khung hình phạt năm tù tội cướp giật tài sản khoản thuộc loại tội phạm nghiêm trọng Thứ hai, theo khoản Điều 136: "Phạm tội thuộc trường hợp sau đây, bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành để tẩu thoát; e) Gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng; h) Gây hậu nghiêm trọng" Với mức cao khung hình phạt 10 năm tù tội cướp giật khoản thuộc loại tội phạm nghiêm trọng Thứ ba, theo khoản điều 136: "Phạm tội thuộc trường hợp sau bị phạt tù từ bảy đến mười lăm năm: a) Gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đến năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu nghiêm trọng" Với mức cao khung hình phạt 15 năm tù tội cướp giật tài sản khoản thuộc loại tội phạm nghiêm trọng Thứ tư, theo khoản điều 136: "Phạm tội thuộc trường hợp sau bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm tù chung thân: a) Gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu đặc biệt nghiêm trọng" Với mức cao khung hình phạt tù chung thân tội cướp giật tài sản khoản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Căn vào phân loại trên, áp dụng vào tình đề K cướp giật tài sản có giá trị 50.000.000 đồng giá trị quy định khoảng giá trị khoản điều 136: "từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng", với mức cao khung hình phạt quy định điều 10 năm tội cướp giật tài sản tình thuộc loại tội phạm nghiêm trọng Vấn đề Hành vi phạm tội K thuộc CTTP bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ tội cướp giật tài sản? Tại sao? Các trường hợp phạm tội tội phạm định có nội dung biểu riêng bốn yếu tố khách thể, chủ thể, mặt khách quan mặt chủ quan tội phạm có nội dung biểu giống bốn yếu tố Những biểu giống coi dấu hiệu chung có tính đặc trưng tội phạm định Khi quy định tội phạm luật, nhà làm luật phải sử dụng dấu hiệu để mô tả tội phạm Trong khoa học luật hình sự, mô tả gọi cấu thành tội phạm Cấu thành tội phạm tổng hợp dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể quy định luật hình Trong đó, cấu thành tội phạm phân thành loại khác theo khía cạnh: • Phân loại theo mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội cấu thành tội phạm phản ánh cấu thành tội phạm phân thành: + Cấu thành tội phạm bản: cấu thành tội phạm có dấu hiệu định tội - dấu hiệu mô tả tội phạm cho phép phân biệt tội với tội khác + Cấu thành tội phạm tăng nặng: cấu thành tội phạm mà dấu hiệu định tội có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên cách đáng kể (so với trường hợp bình thường) + Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: cấu thành tội phạm mà dấu hiệu định tội có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống cách đáng kể (so với trường hợp bình thường) Trước hết, nhà làm luật xây dựng cấu thành tội phạm cho loại tội phạm, sở cấu thành tội phạm nhà làm luật vào tình hình tội phạm yêu cầu đấu tranh phòng chống với loại tội xây dựng nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng giảm nhẹ Những dấu hiệu có thêm cấu thành tội phạm tăng nặng giảm nhẹ luật hình gọi dấu hiệu định khung • Phân loại theo đặc điểm cấu trúc cấu thành tội phạm, chia cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm vật chất cấu thành tội phạm hình thức: + Cấu thành tội phạm vật chất cấu thành tội phạm có dấu hiệu mặt khách quan hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân hành vi hậu + Cấu thành tội phạm hình thức cấu thành tội phạm có dấu hiệu mặt khách quan hành vi nguy hiểm cho xã hội Ngoài ra, dựa vào đặc điểm cấu trúc dấu hiệu thuộc mặt khách quan, phân chia cấu thành tội phạm thành loại thứ ba - cấu thành tội phạm cắt xén Tại khoản điều 136 có ghi rõ cấu thành tội phạm tội cướp giật tài sản sau : "Người cướp giật tài sản người khác, bị phạt tù từ năm đến năm năm" Còn khoản 2;3;4 có quy định tình tiết tăng nặng định khung khoản có ghi: "Phạm tội thuộc trường hợp sau đây, bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng " Vậy hành vi phạm tội K không dừng lại cấu thành tội phạm (hành vi cướp giật tài sản) mà thỏa mãn tình tiết tăng nặng định khung khoản điều 136 giá trị số tiền mà K cướp giật lên đến 50 triệu đồng Từ phân tích ta thấy hành vi phạm tội K thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng Vấn đề Nếu K 15 tuổi tháng K có phải chịu TNHS hành vi không? Tại sao? Điều 12 Bộ luật hình quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sau: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên, chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình tội phạm nghiêm trọng cố ý tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Như với độ tuổi K 15 tuổi tháng, độ tuổi chưa thành niên tội phạm mà K vi phạm tội nghiêm trọng rõ ràng hành vi phạm tội cố ý đồng thời có cấu thành phạm tội tăng nặng khẳng định theo khoản điều 12 Bộ luật hình K phải chịu trách nhiệm hình hành vi phạm tội Vấn đề Nếu K bị mắc bệnh tâm thần K có phải chịu TNHS hành vi không? Tại sao? Năng lực trách nhiệm hình điều kiện cần thiết để xác định người có lỗi họ thực hành vu nguy hiểm cho xã hội Người có lực trách nhiệm hình người thực hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội hành vi có khả điều khiển hành vi Người có lực trách nhiệm hình theo luật hình Việt Nam người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình (Điều 12 Bộ luật hình sự) không thuộc trường hợp tình trạng lực trách nhiệm hình (Điều 13 Bộ luật hình sự) Trong đó, điều 13 Bộ luật hình có quy định sau: "Người thực hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần bệnh khác làm khả nhận thức khả điều khiển hành vi mình, chịu trách nhiệm hình sự…" Như có hai dấu hiệu để xác định tình trạng lực trách nhiệm hình dấu hiệu mặt y học (mắc bệnh) dấu hiệu mặt tâm lí (mất lực nhận thức lực điều khiển hành vi) + Về dấu hiệu y học: Người tình trạng lực trách nhiệm hình người mắc bệnh tâm thần bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần + Về dấu hiệu tâm lí: Người tình trạng lực trách nhiệm hình người lực hiểu biết đòi hỏi xã hội liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội thực hiện, người lực đánh giá hành vi thực hay sai, nên làm hay không nên làm Và vậy, họ có lực kiềm chế việc thực hành vi nguy hiểm cho xã hội để thực xử khác phù hợp với đòi hỏi xã hội Hai dấu hiệu có quan hệ với dấu hiệu y học đóng vai trò nguyên nhân dấu hiệu tâm lí có vai trò kết Với trường hợp K bị mắc bệnh tâm thần thỏa mãn dấu hiệu y học tâm lí nên coi tình trạng lực trách nhiệm hình theo điều 13 Bộ luật hình K chịu trách nhiệm hình hành vi phạm tội Tuy nhiên, người tình trạng lực trách nhiệm hình người có lực nhận thức, khả đánh giá tính chất xã hội hành vi nguy hiểm cho xã hội xung động bệnh lí kiềm chế việc thực hành vi nhiên K rơi vào trường hợp phải chịu trách nhiệm hình hành vi phạm tội thực trường hợp mắc bệnh nên lực nhận thức lực điều khiển hành vi bị hạn chế luật hình Việt Nam coi tình trạng lực trách nhiệm hình hạn chế coi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết quy định điều 46 Bộ luật hình Vấn đề Có thể cho K hưởng án treo không? Tại sao? Khoản điều 60 Bộ luật hình có quy định Án treo: "Khi xử phạt tù không ba năm, vào nhân thân người phạm tội tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, Tòa án cho hưởng án treo ấn định thời gian thử thách từ năm đến năm năm" Theo nghị hướng dẫn Điều 60 Bộ luật hình án treo số 01/2013/NQHĐTP ngày 06 tháng 11 năm 2013, điều kiện để xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo sau: a) Bị xử phạt tù không năm tội nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định khoản Điều Bộ luật hình b) Có nhân thân tốt chứng minh lần phạm tội họ tôn trọng quy tắc xã hội, chấp hành sách, pháp luật, thực đầy đủ nghĩa vụ công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm điều mà pháp luật cấm; chưa bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật Trường hợp người phạm tội có án tích xóa án tích, đương nhiên xóa án tích coi chưa bị kết án; bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hết thời hạn coi chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật coi chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, có nhân thân tốt Việc cho hưởng án treo trường hợp phải chặt chẽ Chỉ xem xét cho hưởng án treo thuộc trường hợp sau: b1) Người bị kết án từ năm tù đến 15 năm tù tội cố ý (kể trường hợp tổng hợp hình phạt nhiều tội nhiều án) mà thời gian xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần năm b2) Người bị kết án đến năm tù tội cố ý mà thời gian xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần năm b3) Người bị kết án hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần năm b4) Người bị kết án tội vô ý mà xóa án tích b5) Người bị đưa vào sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian coi chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành tính đến ngày phạm tội lần năm b6) Người bị đưa vào sở giáo dục bắt buộc lần có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành xử lý kỷ luật mà thời gian coi chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần năm b7) Người bị đưa vào sở giáo dục bắt buộc mà thời gian coi chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành tính đến ngày phạm tội lần 18 tháng b8) Người bị xử phạt vi phạm hành xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian coi chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần 18 tháng b9) Người bị xử phạt vi phạm hành xử lý kỷ luật hành vi có tính chất với hành vi phạm tội lần mà thời gian coi chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần năm b10) Người bị xử phạt vi phạm hành xử lý kỷ luật mà thời gian coi chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần tháng b11) Người bị áp dụng biện pháp xử lý hành giáo dục xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng đưa vào sở cai nghiện bắt buộc hết thời hạn coi chưa bị xử lý hành c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình quy định khoản Điều 48 Bộ luật hình có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình trở lên có tình tiết giảm nhẹ quy định khoản Điều 46 Bộ luật hình sự; có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình trở lên, có hai tình tiết giảm nhẹ quy định khoản Điều 46 Bộ luật hình e) Có khả tự cải tạo không bắt họ chấp hành hình phạt tù không gây ảnh hưởng xấu đến đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt tội phạm tham nhũng Với giả thiết tình cho xác định nhân thân hay tình tiết giảm nhẹ hay điều kiện khác rõ ràng để xét xem K hưởng án treo hay không Vậy nên trường hợp cụ thể K thỏa mãn điều kiện K hưởng án treo ngược lại, không thỏa mãn điều kiện K xem xét để hưởng án treo [...]... nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự e) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng Với các giả thiết tình huống cho không thể xác định được nhân thân hay các tình tiết giảm nhẹ hay các điều kiện khác rõ ràng để xét xem K có thể được hưởng án treo hay

Ngày đăng: 23/06/2016, 23:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan