chiếm tỷ lệ khác nhau nhưng nhìn chung tỷ lệ trung bình mắc bệnh sản khoa cao 7.34%. Điều này nó phản ánh được một phần nào về trình độ chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái của bà con nông dân huyên Thanh Chương là chưa tốt. 2.4.2.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn nái giữa 3 vùng sinh thái khác nhau Mỗi vùng sinh thái khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau nên các nhân tố bên ngoài tác động đến làm ảnh hưởng đến mức độ bệnh tật khác nhau. Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý,địa hình,tính chất nước uống,đất đai…Mặt khác phương thức chăn nuôi, công tác thú y… ở mỗi vùng cũng khác nhau, nên tỷ lệ mắc bệnh ít nhiều cũng khác biệt. Bảng 2: Tỷ lệ mắc bệnh giữa 3 vùng sinh thái khác nhau Vùng sinh thái Tên bệnh Đồng bằng Trung du Miên núi số con điều tra số con mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh (%) số con điều tra số con mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh (%) số con điều tra số con mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh (%) Sẩy thai 127 15 11,81 125 11 8,80 118 9 7,63 Sót nhau 127 7 5,51 125 10 8,00 118 8 6,78 Viêm tử cung 127 3 2,36 125 5 4,00 118 6 5,08 Bại liệt 127 13 10,24 125 9 7,20 118 6 5,08 Viêm vú 127 3 2,36 125 6 4,80 118 10 8,47 Chậm sinh vô sinh 127 5 3,94 125 12 9,60 118 25 21,20 Tổng số 127 46 125 53 118 64 Trung bình 6,04 7,07 9,04 Qua bảng 2 chúng tôi thấy trên các vùng sinh thái khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh sản khoa khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình ở miền núi là cao nhất: 9.04%, thứ 2 là vùng trung du: 7.07% và thấp nhất là vùng đồng bằng: 6.04%. Điều đó chứng tỏ sự tác động của các yếu tố trên các vùng sinh thái khác nhau, cũng như quá trình chăm sóc nuôi dưỡng của người dân, mức đầu tư chú trọng vào đàn lợn nái không đảm bảo đã làm tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái sinh sản khác nhau. Ở đồng bằng, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt nên đã tận dung được các phụ phế phẩm của trồng trọt và chăn nuôi lại cung cấp phân bón cho trồng trọt. Ở vùng trung du cũng giông như ở vùng đồng bằng nhưng mức độ ít hơn. Còn ở vùng miền núi,ngành lâm nghiệp là chủ yếu nên mức độ kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt là rất ít. + Bệnh chậm sinh –vô sinh: Ở vùng đồng bằng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 3.94% so với 9.60% ở vùng trung du và cao nhất là ở miền núi là 21.2%. Đây là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các bệnh mà chúng tôi điều tra. Điều này chứng tỏ ở miền núi mạng lưới Thu y chưa phát triển, trình độ dân trí thấp nên sự hiểu biết về chăm sóc, nuôi dưỡng còn hạn chế. Vả lại, việc chọn giống lợn nái hậu bị chưa tốt, thêm vào đó việc phát hiện động duc, phối tinh cho lợn chậm.không đúng thời điểm, gia súc già yếu…làm rối loạn sinh sản. Trong khi đó, bệnh này có tỷ lệ giảm dần ở trung du và đồng bằng do ở đây trình độ dân trí cao hơn miền núi nên kỹ thuật chăn nuôi lợn nái cũng khá hơn nên tỷ lệ mắc bệnh ít hơn. + Bệnh sẩy thai: giữa 3 vùng sinh thái khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau, cao nhất là vùng đồng bằng với tỷ lệ 11.81%, rồi đến trung du 8.80 và thấp nhất là miền núi 7.63%. Ta thấy miền núi tỷ lệ mắc bệnh này thấp hơn ở trung du và đồng bằng. Qua việc tìm hiểu thực tế chúng tôi nghĩ rằng ở vùng đồng bằng và trung du việc sử dụng các phụ phế phẩm từ trồng trọt làm thức ăn là chính, mà có lẽ trong sản phẩm trồng trọt đã sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên đó có thể là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dẫn đến sẩy thai. Một nguyên nhân nữa là do ở vùng đồng bằng, trung du hay sử dụng bã bia, rượu cho lợn nái ăn, đó cũng là nguyên nhân gây ra sẩy thai. + Bệnh bại liệt: Ở vùng đồng bằng chiếm tỷ lệ cao nhất với 10.24% rồi giảm dần ở trung du 7.20% và thấp nhất là ở miền núi vơi 5.08%. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết rằng ở vùng đồng bằng thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh, tinh bột, tấm cám, khoai sắn, những thức ăn này thiếu các loại khoáng chất đặc biệt là Ca,P, hơn nữa chế độ vận động của lợn nái ít nên tỷ lệ mắc bệnh bại liệt nhiều hơn. Trong khi đó ở miền núi, thức ăn cho lợn nái có chứa nhiều chất khoáng(Ca, P) và có chế độ vận động cho lợn nái nhiều hơn nên tỷ lệ mắc bệnh bại liệt ít hơn. + Bệnh sót nhau: Ở vùng trung du chiếm tỷ lệ cao nhất là 8.00%, trong khi đó ở vùng đồng bằng và miền núi có tỷ lệ mắc bệnh ít hơn lần lượt là 5.51% và 6.78%. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy rằng, sỡ dĩ ở miền núi có tỷ lệ mắc bệnh sót nhau nhiều hơn ở đồng bằng và trung du là do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái kém nên lợn nái thường gầy hơn dẫn tới dễ mắc các bệnh khó đẻ, từ đó kế phát đến bệnh sót nhau. Một nguyên nhân khác nữa cũng rất quan trọng là ở miền núi lợn nái mắc các bệnh truyền nhiễm nhiều hơn dẫn tơi kế phát bệnh khác nhau. + Bệnh viêm vú: Ở đồng bằng bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2.36%, sau đó rồi đến vùng trung du là 4.80% và cao nhất là miền núi với 8.47%. Qua điều tra, tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy ở miền núi do bà con nuôi lợn nái không bấm răng cho lợn con, khi lợn con bú làm xây xát bầu vú gây nhiễm khuẩn, do vệ sinh chuồng nuôi kém nên bầu vú co xát vào nền chuồng gây viêm vú. Và một nguyên nhân quan trọng nữa là do kế phát bệnh viêm tử cung và các bệnh truyền nhiễm khác. + Bệnh viêm tử cung: Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở miền núi là 5.08%, tiếp đến là ở trung du: 4.00% và thấp nhất là ở đồng bằng với 2.36%. Điều này cũng phần nào phản ánh trình độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái, dịch vụ thu y ở đồng bằng là tốt hơn ở trung du và miền núi. Bởi vì, nguyên nhân chính gây ra bệnh tử cung ở đây là do kế phát từ các bệnh sẩy thai và sót nhau. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: kỹ thuật thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, kỹ thuật đỡ đẻ không tốt (vô trùng kém) lam lợn dễ bị mắc bệnh viêm tử cung. Qua tiến hành điều tra tìm hiểu nguyên nhân mắc bệnh giữa 3 vùng: Đồng bằng, Trung du và Miền núi, chúng tôi thấy những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng. Nhìn chung cả 3 vùng sinh thái khác nhau, bệnh chậm sinh vô sinh chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều đó đã nói lên rằng công tác chăm sóc nuôi dưỡng kém, công tác chọn giống, phát hiện động dục để phối giống của người dân chưa kịp thời. Thứ hai là bệnh bại liệt cũng chiếm tỷ lệ cao, Nguyên nhân chính là do chăm sóc, nuôi dưỡng kém, không đúng kỹ thuật, trong khẩu phần thức ăn còn thiếu rất nhiều dinh dưỡng, đắc biệt là vitamin và khoáng chất, cho nên tỷ lệ mắc bệnh còn cao. 2.4.3.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa các lứa đẻ toàn đàn: Qua quá trình điều tra và tìm hiểu, chúng tôi thấy có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh giữa các lứa đẻ như sau: Bảng 3: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa các lứa đẻ từ lứa 1 đến lứa 5 và từ lứa 6 trở đi Lứa đẻ Tên bệnh Từ lứa 1 đến lứa 5 Từ lứa 6 trở đi Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Sẩy thai 220 15 6,81 150 20 13,33 Sót nhau 220 12 5,45 150 13 8,67 Viêm tử cung 220 8 3,64 150 6 4,00 Bại liệt 220 15 6,81 150 13 8,67 Viêm vú 220 10 4,55 150 9 6,00 Chậm sinh vô sinh 220 23 10,45 150 19 12,67 Tổng số 220 83 37,73 150 80 53,33 Trung bình 6,29 8,89 Qua số liệu bảng 3, chúng tôi nhận thấy các lứa đẻ khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Gia súc già có sức đề kháng kém với bệnh tật, do đó thường hay mắc bệnh hơn gia súc non. Cụ thể, Tỷ lệ mắc bệnh trung bình từ lứa thứ 6 trở đi là 8.89%,trong khi đó tỷ lệ này từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5 là 6.29%. Điều này đã phản ánh được khả năng sinh sản cũng như khả năng mắc bệnh tăng dần theo lứa tuổi. Nó cũng rất phù hợp với quy luật Sinh hóc tự nhiên, vì nếu gia súc đẻ càng nhiều thì cơ quan sinh dục cũng như các tuyến nội tiết kém hoạt động hơn, cơ thể lợn mẹ hao mòn yếu đi do tuổi già và do cung cấp dinh dưỡng quá nhiều cho sự sinh sản. Thực tế, những nguyên nhân dẫn đến lợn nái có lứa đẻ từ 6 trở đi mắc bệnh cao hơn lợn nái từ lứa đẻ 1 đến 5 là do vấn đề kinh tế nên quá trình nuôi dưỡng người dân không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên càng về già thì cơ thể lợn nái càng yếu ớt vì đã can kiệt hết năng lượng cho việc nuôi con ở các lứa trước nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, tâm lý người dân hay loại thải các lợn nái già yếu, chậm sinh, cơ thể nhỏ bé, nên cũng ít quan tâm dẫn tới lợn già mắc bệnh cao hơn. đay là vấn đè chung còn tồn tại hầu hết ở mọi người dân trên huyện Thanh Chương. Điều này không những không có lợi mà còn gây tổn thất về kinh tế cho nông dân, vì để nuôi một con lợn nái tốt nhất, đó là vấn đề không phải đơn giản. Do đó người chăn nuôi phải biết việc chăm sóc lợn nái sinh sản là một vấn đề quan trọng, phải nên biết thải loại lợn nái khi già yếu khi nào. Điều này còn phụ thuộc vào sự nhận thức của người dân và sự quan tâm hơn nữa của cán bộ Chăn nuôi – Thú y. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh từ lứa 1 đến lứa 5 so với từ lức 6 trở đi được thể hiện rõ nhất ở 3 bệnh là: sẩy thai, sót nhau và bại liệt. + Bệnh sẩy thai: tỷ lệ mắc bệnh từ lứa 1 đến lứa 5 là 6.81%; trong khi đó tỷ lệ này từ lứa 6 trở đi là 13.33%. Qua điều tra, tìm hiểu chung tôi nhận thấy, lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi thường hay mắc các bệnh về đường sinh dục như: viêm mãn tính, khối u tử cung, viêm âm đạo, buồng trứng, rối loạn nội tiết…từ đó dẫn đến nguy cơ sẩy thai cao. Mặt khác, lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi cũng hay mắc các bệnh truyền nhiễm, từ đó kế phát đến sẩy thai. Ngoài ra, do việc dùng nhiều hơn các thuốc điều trị bệnh ở lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai. + Bệnh sót nhau: tỷ lệ mắc bệnh từ lứa 1 đế lứa 5 là 5.45% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 8.67% ở lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi. Qua điều tra tìm hiểu chúng tôi nhận thấy lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi thường hay mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, cũng như hay mắc các bệnh khó đẻ hơn, từ đó kế phát đến bệnh sót nhau. Ngoài ra, lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi thường hay gầy yếu nên khả năng co bóp của tử cung yếu dẫn tới dễ bị sót nhau. + Bệnh bại liệt: tỷ lệ mắc bệnh từ lứa 1 đến lứa 5 là 6.81% so với 8.67% là tỷ lệ từ lứa thứ 6 trở đi. Sở đĩ có sự khác biệt này là do lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi do đã đẻ nhiều lứa rồi nên cơ thể đã mất rất nhiều năng lượng, trong đó có chất khoáng Ca, P. Mặt khác,lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng nói chung cũng như chất khoáng Ca, P nói riêng từ thức ăn là kém hơn, trong khi đó nguồn thức ăn mà bà con nông dân sử dụng cho lợn nái thường thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là chất khoáng Ca, P; từ đó làm tăng tỷ lệ mặc bệnh bại liệt. 2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở lợn Móng Cái và lợn F1 (Đại Bạch x Móng Cái) Qua thực tế, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh trung bình ở lợn Móng Cái và lợn F1 là khác nhau, cụ thể thông qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa lợn Móng cái và lợn F1 (Đại Bạch x Móng Cái) Giống Tên bệnh Móng Cái F1 (Đại Bạch x Móng Cái) Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Sẩy thai 320 28 8.78 50 7 14 Sót nhau 320 20 6.25 50 5 10 Viêm tử cung 320 10 3.13 50 4 8 Bại liệt 320 22 6.88 50 6 12 Viêm vú 320 14 4.38 50 5 10 Chậm sinhvô sinh 320 33 10.31 50 9 18 Tổng số 320 127 39.73 50 36 72 Trung bình 6.63 12 Qua bảng số liệu ở bảng 4 cho chúng ta thấy tỷ lệ mác bệnh trung bình giữa lợn Móng Cái và lợn F1 là khác nhau, Cụ thể, lợn Móng Cái có tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trung bình là 6.63%. còn tỷ lệ này ở lợn F1 là 12%. Điều này là phù hợp với thực tế, vì lợn Móng Cái là lợn nội rất phù hợp và thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết Việt Nam, Ở Miền Trung nói chung và huyện Thanh Chương – Nghệ An nói riêng. Mặc dù thời tiết rất khắc nghiệt nhưng lợn Móng Cái vẫn thích nghi tốt, do lợn Móng Cái rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ lẻ tẻ, với đặc điểm mắn đẻ, đẻ nhiều con trên lứa để, không đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao như lợn F1, và chống chịu bệnh tật tốt, nên khả năng mắc bệnh chung và bệnh sản khoa nói riêng thấp hơn lợn F1, nên được bà con chăn nuôi rất phổ biến. Ngược lại, lợn nái F1 được lai giữa lợn Nội và lợn Ngoại cho nên có mang dòng máu ngoại. Vì vậy đòi hỏi chất dinh dưỡng cao, kỹ thuật chăn nuôi cao hơn. Nó chỉ phù hợp với mô hình chăn nuôi công nghiệp với sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì cho hiệu quả chăn nuôi cao. Còn với điều kiện thời tiêt, khí hậu khắc nghiệt ở địa phương huyện Thanh Chương và mức đầu tư thấp, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ở đây còn còn kém thì hoàn toàn không phù hợp với chăn nuôi lợn F1. + Bệnh sẩy thai: tỷ lệ mắc bệnh ở lợn nái móng cái là 8.78%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 14% ở lợn nái F1. Qua điều tra tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy ở lợn nái F1 do khả năng thích nghi kém nên thường mắc các bệnh đóng dấu, dịch tả và xoắn trùng dẫn đến bệnh sẩy thai, mặt khác, lợn nái F1 cần nhiều dinh dưỡng hơn, trong khi điều kiện chăn nuôi của bà con nông dân còn han chế nên không đáp ứng được nhu cầu của lợn ái F1; từ đó nguy cơ bị sẩy thai cao. + Bệnh sót nhau: tỷ lệ mắc bệnh ở lợn nái Móng Cái là 6.25%, còn ở lợn nái F1 là 10%. Điều này là do ở lợn nái F1ở lợn nái F1 thường gầy hơn, trong khi đó vì là lợn có máu ngoại nên thai thường to từ đó dẫn đến hay mắc bênh sót nhau. Ngoài ra, lợn nái F1 hay mắc các bệnh truyền nhiễm cũng là nguyên nhân dẫn đến kế phát bệnh sót nhau. + Bệnh viêm tử cung : Tỷ lệ mắc bệnh này ở lợn nái Móng Cái là 3.13%, còn ở lợn nái F1 là 8%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do ở lợn nái F1 thường hay bị rối loạn nội tiết cũng như hay mắc các bệnh truyền nhiễm hơn nên đã làm tăng nhuy cơ `bị bệnh viêm tử cung hơn. + Bệnh bại liệt: Tỷ lệ mắc bệnh này ở lợn nái Móng Cái là 6.88%, trong khi đó ở lợn nái F1 lại cao hơn với tỷ lệ là 12%. Điều này được giải thích như sau: Lợn nái F1 là lợn có máu ngoại nên nhu cầu dinh dưỡng nói chung và nhu cầu khoáng Ca,P nói riêng là cao hơn lợn Móng Cái (lợn nội); Trong khi đó sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà con nông dân còn hạn chế, thức ăn sử dụng cho lợn kém phẩm chất , không đáp ứng được nhu cầu của lợn nái F1, đặc biệt là các chất khoáng Ca và P. Từ đó dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh bại liệt là cao. + Bệnh viêm vú: Tỷ lệ mắc bệnh ở lợn Móng Cái là 4,38%, còn tỷ lệ mắc bệnh ở lợn F1 là 10%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do phần lớn chuồng trại nuôi lợn nái của bà con nông dân thường bẩn, ẩm ướt. Mà lợn nái F1 là lợn có máu ngoại cho nên khả năng thích ứng kém, khi con bú làm xây xát bầu vú nên dễ viêm nhiễm hơn. Từ đó dẫn đến bệnh viêm vú. + Bệnh chậm sinh vô sinh: Tỷ lệ mắc bệnh ở lợn nái Móng Cái là 10,31%, còn tỷ lệ mắc bệnh ở lợn nái F1 là 18%. Qua điều tra tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái của bà con nông dân còn hạn chế. Đặc biệt thức ăn cung cấp cho lợn nái còn thiếu dinh dưỡng, trong khi đó, nhu cầu của lợn nái F1 là rất cao. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh chậm sinh và vô sinh ở lợn nái F1 là cao hơn lợn nái Móng Cái. Như vậy, qua số liệu ở bảng 4 chúng tôi có nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trung bình ở lợn Móng Cái và lợn F1 khác nhau. Cụ thể, ở lợn F1 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn lợn móng cái. Kết quả này cũng phù hợp với hai đặc điểm của hai giống lợn Móng Cái và F1. 2.4.5. Một số đề xuất khắc phục bệnh sản khoa ở lợn nái tại huyện Thanh Chương Từ kết quả điều tra, phân tích và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp như sau: + Chăn nuôi phải đúng kỹ thuật, phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như: Protid, Glucid, Vitamin và khoán chát. Thức ăn phải phối hợp đúng khẩu phần, tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng. + Phải chọn giống có nguồn gốc đáng tin cậy, trước khi phối giống phải tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm và tẩy giun sán cho lợn nái. +Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật, đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, nền chuồng phải luôn sạch sẽ, không quá dốc, chuồng. + Phải có lối thoát phân và nước tiểu. + Phải thức hiện tốt khâu phòng trừ bệnh, cần phải chăm sóc lợn nái tốt để phòng tránh bệnh tật xảy ra. Không đước sử dụng thức ăn kém phẩm chất: Thức ăn ôi thiu, nhiễm nấm mốc, nhiễm độc các hóa chất bảo vệ thực vật… Chuồng trại phải được vệ sinh định kỷ, trước khi đẻ một tuần phải phun thuốc sát trùng để diệt các mầm bệnh do virus, vi khuẩn… + Nếu lợn bị mắc bệnh thì phải gọi ngay cán bộ thú y để can thiệp, điều trị kịp thời. Kỹ thuật phát hiện lợn động dục và kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Khi lợn nái có biểu hiện động dục thì cần phải theo dõi để chọn thời điểm dẫn tinh thích hợp nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai. Dụng cụ thụ tinh phải được vô trùng và bôi trơn trước khi dẫn tinh.Quá trình dẫn tinh cần phải nhẹ nhàng tránh xây xát đường sinh dục.Nên gọi những người có kinh nghiệm hoặc cán bộ chăn nuôi thú y để dẫn tinh đạt kết quả tốt hơn. Cần tăng cường thức ăn công nghiệp đã có đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp cho nhu cầu lợn nái sinh sản sinh trưởng và phát triển tốt. Xây dựng mạng lưới Thú y cơ sở thật tốt, đạt tiêu chuẩn về chất lượng và đủ về số lượng nhằm giúp người dân phòng vả trị bệnh kịp thời. Tiêm phòng đầy đủ và đúng quy định của pháp luật Thú y. 2.5. Kết luận và đề nghị 2.5.1. Kết luận Qua quá trình điều tra tình hình mắc bệnh sản khoa ở đàn lợn nái nuôi tại huyện Thanh Chương, chúng tôi xin được sơ bộ kết luận: 1.1.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở lợn nái nuôi tại hộ gia đình ở mức độ cao 1.2. Các vùng sinh thái khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh sản khoa cũng khác nhau. 1.3.Tỷ lệ mắc bệnh giữa các lứa đẻ khác nhau thì khác nhau,từ lứa thứ nhất đến lứa thứ năm thấp hơn từ lứa thứ sáu trở đi. 1.4.Tỷ lệ mắc bệnh lợn nái Móng Cái thấp hơn lợn nái F1. 2.5.2. Đề nghị Sau khi hoàn thành đề tài này, chúng tôi xin có những đề nghị sau: +Do đề tài được tiến hành điều tra trên khoảng thời gian, không gian hạn hẹp và số mẫu điều tra còn ít, do đó, nên điều tra trên phạm vi rộng hơn và số mẫu điều tra nhiều hơn nữa để có kết luận chính xác, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục đúng đắn và thích hợp. + Chi cục Thú y, trạm Thú y cần quan tâm hơn tới Thú y cơ sở, cán bộ làm công tác Chăn nuôi – Thú y cần phải có trách nhiệm hơn trong việc phòng và điều trị bệnh để hạn chế được tối đa thiệt hại cho người chăn nuôi. + Cần có các chương trình cải tạo giống, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Kính đề nghị người dân địa phương và các ban ngành liên quan cần thực hiện tốt những biện pháp nêu trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Số liệu phòng tài nguyên và môi trường huyện Thanh Chương năm 2009. 2. Số liệu phòng thống kê huyện Thanh Chương năm 2009. 3. Số liệu của trạm giống chăn nuôi huyện Thanh Chương năm 2009. 4. Số liệu của trạm Thú y huyện Thanh Chương năm 2009. 5. Giang Thanh Nhã , Bài giảng sinh sản gia súc,Trường Đại học Nông Lâm Huế, (1998). 6. Hoàng Nghĩa Duyệt, Nguyễn Quang Linh. Bài giảng chăn nuôi lợn, Trường Đại học Nông Lâm Huế, (2002). 7. Lê Văn Thọ, Đàm Văn Tiện, Giáo trình Sinh lý học gia súc,NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, (1992). 8. Hoàng Mạnh Quân, Trần Thu Hồng, Giáo trình sinh lý học gia súc, gia cầm, NXBNông Nghiệp, Hà Nội, (1992). MỤC LỤC Trang PHẦN 1: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG 1 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1 1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.2. Đặc điểm địa hình 1 1.1.3. Khí hậu, thời tiết 2 1.2. Tình hình kinh tế xã hội 3 1.3. Tình hình chăn nuôi và công tác Thú y 3 1.3.1. Tình hình chăn nuôi: 3 1.3.2. Công tác giống gia súc 5 1.3.3. Nguồn thức ăn 5 1.3.4. Công tác thú y: 5 1.4. Nhận xét đánh giá 6 1.4.1. Thuận lợi 6 1.4.2. Khó khăn 7 PHẦN 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 8 2.1. Đặt vấn đề 8 2.2. Cơ sở lý luận 9 2.2.1. Đặc điểm sinh lý và sinh sản của lợn nái 9 2.2.2. Cấu tạo và chức năng sinh dục cái 9 2.2.3. Cơ chế thần kinh thể dịch trong điều hoà chu kỳ sinh sản. 11 2.2.4. Các giai đoạn của chu kỳ động dục. 13 2.2.5. Sự hình thành và phát triển của thai 14 2.2.6. Các nguyên nhân và triệu chứng của các bệnh sản khoa 17 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 22 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu: 22 2.3.2. Nội dung nghiên cứu: 22 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu: 22 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 23 2.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa chung trên toàn đàn 23 2.4.2.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn nái giữa 3 vùng sinh thái khác nhau 26 2.4.3.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa các lứa đẻ toàn đàn: 29 2.4.5. Một số đề xuất khắc phục bệnh sản khoa ở lợn nái tại huyện Thanh Chương 34 2.5. Kết luận và đề nghị 35 2.5.1. Kết luận 35 2.5.2. Đề nghị 35 Các file đính kèm theo tài liệu này: