1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển thị trường chứng khoán trong xu thế hội nhập ở Việt Nam

84 441 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 12,08 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập dần với kinh tế thế giới và thị trường chứng khoán cũng khơng nằm ngồi q trình đó Sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán sẽ làm cho bộ khung của nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng trở nên đầy đủ, hoàn thiện và trong một tương lai không xa thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có vai trị như “ chiếc xương sống” của nền

kinh tế Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một vấn đề được Đảng và Nhà

nước ta rất quan tâm do nguồn vốn huy động trong nước với quy mô nhỏ không thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay Bên cạnh kênh huy động vốn truyền thống qua hệ thống các ngân hàng, thị trường

chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn có rất hiệu quả, nhanh chóng và

ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán là một phạm trù

hết sức mới mẻ, không những về mặt lý thuyết mà còn cả về mặt thực hành Thị

trường chứng khoán Việt Nam với chưa đầy mười năm tuổi còn quá non trẻ, quy

mô thị trường còn rất bé Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đang từng bước hoàn thiện khung pháp lý nhằm đẩy mạnh sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Thực tế cho thấy, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong những năm vừa qua đã mang lại cho kinh tế Việt Nam nguồn vốn đầu tư trực tiếp

khá lớn đồng thời mang lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho các nhà đầu tư chứng khoán trong nước Việc hiểu rõ thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài qua

Trang 2

Nhận biết được tầm quan trọng đó, em đã chọn nghiên cứu đề tài: "Tác động của thu hút đầu tư nưóc ngoài đối với sự phát triển thị trường chứng

khoán trong xu thế hội nhập ở Việt Nam " cho khoá luận tốt nghiệp của mình

Khố luận tốt nghiệp gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về thị trường chứng khoán

Chương 2: Thực trạng tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng

khoán Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp nhằm thu hút ĐTNN vào thị trường chứng khoán trong

xu thế hội nhập ở Việt Nam

Với những hiểu biết ban đầu về thị trường chứng khoán, Khoá luận tốt nghiệp chắc chấn cịn rất nhiều thiếu sót Nhân đây em gửi lời cảm ơn chân

thành tới TS Nguyễn Thị Việt Hoa đã tận tình giúp đỡ em hồn thành khóa luận này Em kính mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô và các bạn sinh viên để

khóa luận của em được hoàn thiện hơn!

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

I LY LUAN CHUNG VE CHUNG KHOAN VA TTCK:

1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán :

Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai,

xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu Vào giữa thế kỷ XV ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quá cà phê để trao đổi mua bán các vật phẩm hàng hoá lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, sau đó tăng dân và hình thành một khu chợ riêng Cuối thế kỷ XV, để thuận

tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc thống nhất các

quy ước và dân dân các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tac có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị trường”

Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges (Bì), tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một từ tiếng Pháp là “Bourse' tức là “Mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”

Sự phát triển thị trường ngày càng mạnh cả về lượng và chất với số thành viên

tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau như thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường

chứng khốn với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của

người tham gia trong đó

Q trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách

tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc

Mỹ

Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán thế giới trải qua một sự phát

triển thăng trầm lúc lên, lúc xuống Vào những năm 1875 — 1913, thị trường

Trang 4

thị trường chứng khoán Tây Âu và Nhật Bản đã khủng hoảng Mãi cho tới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các thị trường mới dần phục hồi và phát triển mạnh và cho tới năm 1987, một lần nữa các thị trường chứng khoán trên thế giới điên đảo với “ngày thứ Hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không

đảm đương được yêu cầu của giao dich, sụt giá chứng khoán mạnh, gây mất lòng tin và phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó cịn nặng hơn cuộc khủng hoảng

năm 1929 Gần đây nhất, thị trường chứng khoán ở các nước và lãnh thổ Đông Á, Nga và một số thị trường ở châu Mỹ cũng đã rơi vào vòng xoáy của cơn lốc khủng hoảng tài chính tiền tệ, giảm lịng tin và có tính chất lây lan, tạo ra sự suy giảm ghê gớm chỉ số giá chứng khoán

Cho đến nay, các nước trên thế giới đã có khoảng trên 160 sở giao dịch chứng

khoán phân tán trên khắp các châu lục, bao gồm cả các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 1960 — 1970 và những nước như Ba Lan, Hunggary, Séc, Nga, Trung Quốc vào những năm đầu 1990

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời sau một thời gian dài chuẩn bị và thai nghén Từ năm 1992, một chủ trương đã được thông qua nhằm phát triển thị trường chứng khoán thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh

tế Năm 1996, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) được thành lập và trở thành cơ quan quản lý nhà nước duy nhất đối với thị trường chứng khoán Ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK

Tp.HCM) được khai trương và thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 Việc đưa TTGDCK TPHCM vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam Mặc dù quy mô thị trường

ban đầu còn nhỏ bé nhưng đã thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư

Trang 5

một bước phát triển nữa của Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khi mở ra

một thị trường tập trung cho các giao dịch chứng khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết Sau hơn 6 năm hoạt động, thị trường chứng khoán đã đánh dấu một bước phát triển lớn của thị trường tài chính Việt Nam Quy mơ thị trường ngày càng tăng làm cho giá trị của thị trường cũng tăng theo Đến hết ngày 31/12/2006, giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt 17% GDP, vượt qua cột mốc 15% GDP Với kết quả này, thị trường chứng khoán đã vượt mục tiêu 10 — 15% GDP mà Thủ tướng đặt ra trong chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán đến năm 2010 (*) Nhu vay, thi trường chứng khoán Việt Nam đang từng bước phát triển và hứa hẹn sẽ là một trong những thị trường chứng khốn có tốc

độ phát triển nhanh của Châu Á

2 Khái niệm:

2.1 Chứng khoán:

Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức

phát hành Chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và

các loại chứng khoán khác

Chứng khoán là hàng hoá của thị trường chứng khốn Đó là những tài sản tài chính vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu có thể bán nó để thu

tiền về Theo sự phát triển của thị trường, hàng hoá ngày càng phong phú, đa

dạng Nói chung, người ta phân chi chứng khốn thành 4 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh

Trước đây, theo nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 định nghĩa, chứng khoán là những chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận các quyền và lợi ích hợp

pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành

Trang 6

Như vậy, theo nghị định này, chứng khoán được xem xét ở góc độ rất hẹp, đơn

thuần chỉ là những chứng chỉ hoặc bút toán ghi số Tuy nhiên theo Luật chứng khoán

số 70/2006/QH 11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khố XI, kì họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2007, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người

sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyên mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khoán

Định nghĩa mới này đã có sự nhìn nhận mở rộng hơn, chứng khốn khơng chỉ được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hay bút toán ghi sổ như trước đây nữa mà còn được ghi nhận dưới hình thức dữ liệu điện tử, sự bổ sung này là hoàn toàn phù hợp với thực

tế tính chất của chứng khốn trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay

2.2 Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để

tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khốn

Như vậy có thể coi thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các

nguồn vốn tiết kiệm Tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng Thị trường chứng khoán thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ Các chứng

khoán mua bán trên thị trường chứng khốn có thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên thị trường chứng khoán

Trang 7

Thị trường chứng khốn có thể tập trung hoặc phi tập trung Hình thái điển hình

của thị trường chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán (Stock Exchange) Tại Sở giao dịch chứng khoán, các lệnh mua và bán chứng khoán được khớp để hình thành giá giao dịch

Thị trường chứng khốn phi tập trung cịn gọi là thị trường OTC (Over the couter) Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các

cơng ty chứng khốn phân tán trên khắp đất nước và được kết nối với nhau thông qua mạng điện tử Giá trên thị trường này hình thành theo phương thức thoả

thuận

3 Đặc trưng của thị trường chứng khoán: 3.1 Hình thức tài chính trực tiếp

Đây là đặc trưng cơ bản nhất của thị trường chứng khoán Trên thị trường chứng khoán người cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn trực tiếp tham

g1a vào thị trường, khơng có trung gian tài chính

Với kênh huy động vốn truyền thống qua các ngân hàng như trước đây, các chủ thể đầu tư không thể theo dõi, kiểm tra, quản lí vốn đầu tư của họ, do đó làm cho quyền sử dụng và quyên sở hữu vốn tách rời nhau, làm giảm động lực tiềm năng trong quản lí Trái lại, với việc đầu tư qua thị trường chứng khoán, kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã gắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lí vốn

3.2 Tính cạnh tranh

Thị trường chứng khoán là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn

hảo, tất cả mọi người đều tự do tham gia vào thị trường, khơng có sự áp đặt về giá cả, giá cả được xác định dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường và phản ánh

Trang 8

tiện, từ đó tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm

3.3 Tính liên tục

Sau khi chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp nó có thể được mua

bán nhiều lần trên thị trường thứ cấp, đảm bảo cho nhà đầu tư có thể chuyển các

chứng khoán họ nắm giữ thành tiền bất cứ lúc nào họ muốn Việc mua bán này

được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các

chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp Quá trình mua đi bán lại này có thể mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư và tạo nên tính liên tục của thị trường chứng khoán

4 Chức năng:

4.1 Huy động vốn đầu tư cho nên kinh tế

Khi các nhà đầu tư mua chứng khốn do các cơng ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở

rộng sản xuất xã hội Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, thị trường chứng khốn đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của

nền kinh tế quốc dân Thông qua thị trường chứng khốn, chính phủ và các chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội

4.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị

Trang 9

Chính vì vậy, thị trường chứng khốn góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia

4.3 Tạo tính thanh khoản cho các chứng khốn

Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các loại

chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ

muốn Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng

khoán với người đầu tư Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và

càng có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng

khoán giao dịch trên thị trường

4.4 Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Thơng qua giá chứng khốn, hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh

một cách tổng hợp và chính xác giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó tạo ra một mơi trường

cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghiệp mới, cải tiến sản phẩm

4.5 Tạo mơi trường giúp Chính phú thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế

một cách nhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư

đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy dấu hiệu tiêu cực của nên kinh tế Vì thế, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nên kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ

thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua thị trường chứng khoán, chính

phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát Ngồi ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số

chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu

Trang 10

Thị trường chứng khoán hoạt động theo ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc

trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai 5.1 Nguyên tắc trung gian

Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều được thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng Ngoài ra, nhà mơi giới có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư

Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả thuận

với nhau để mua bán chứng khoán Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh nhằm thực hiện việc mua bán chứng khoán

5.2 Nguyên tắc đấu giá

Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua

và lệnh bán Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này Có hai hình thức là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự

động Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ nhà môi giới được

nhập vào hệ thống máy chủ của sở giao dịch chứng khoán Hệ thống máy chủ

này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với số

lượng cao nhất

5.3 Nguyên tắc công khai

Trang 11

trên cở sở hệ thống công bố thông tin tốt Theo luật định, các bên phát hành

chứng khốn có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành Công bố thông tin được tiến

hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất,

thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác

Việc công khai thông tin về thị trường chứng khoán phải thoả mãn các yêu

Chính xác: Các thông tin công khai nhưng không xác thực hoặc khơng

tin cậy có thể dẫn tới những quyết định đầu tư sai lầm của các nhà đầu tư, ảnh hưởng tới quyền lợi của các nhà đầu tư, vi phạm nguyên tắc công bằng trên thị trường chứng khoán Do đó, đồi hỏi thơng tin cần phải chính xác

Kịp thời: Nếu các thông tin công khai nhưng không kịp thời, chậm trễ,

lạc hậu thì sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư

Dễ tiếp cận: nghĩa là công khai thông tin thị trường chứng khoán nhưng

phải đễ dàng tiếp cận đối với các nhà đầu tư Chính vì vậy, thị trường chứng khoán ở các nước trên thế giới đã sử dụng rất nhiều loại phương tiện để công khai

thông tin như báo chí, phát thanh, các cơ quan thông tin, mạng lưới thông tin của

SỞ giao dịch chứng khoán

Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải đảm bảo tính

cơng khai Sở giao dịch chứng khốn cơng bố các thông tin về giao dịch chứng

khoán trên thị trường Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thơng tin tài chính định kì hàng năm của cơng ty, các sự kiện xảy ra bất thường của công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lí, cổ đơng đa số Các thông tin càng

Trang 12

Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch

6 Hàng hoá trên thị trường chứng khoán:

6.1 Cổ phiếu

6.1.1 Khái niệm:

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phân vốn cổ phần của tổ chức phát hành

Khi mua cổ phiếu, các nhà đầu tư (các cổ đông) sẽ trở thành những người chủ sở hữu đối với công ty Mức độ sở hữu này tuỳ thuộc vào tỉ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ Là chủ sở hữu, các cổ đông cùng nhau chia xẻ mọi thành quả

cũng như mọi tổn thất trong quá trình hoạt động của công ty Trong trường hợp xấu nhất là công ty bị thanh lý hay phá sản, cổ đông chỉ được nhận những gì cịn

lại sau khi cơng ty đã trang trải xong các khoản nghĩa vụ khác như thuế, nợ ngân hàng hay trái phiếu Cổ phiếu là cơng cụ khơng có thời hạn

6.1.2 Phân loại:

Cổ phiếu phổ thông: Là loại cổ phiếu điển hình nhất Nếu một công ty chỉ được phép phát hành một loại cổ phiếu thì nó sẽ phát hành cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu phổ thông mang lại những quyền sau cho các cổ đông:

+ Quyền hưởng cổ tức:

Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những người chủ sở hữu Cổ tức có thể được trả bằng tiện (dạng phổ biến nhất), cũng có thể được trả bằng cổ phiếu mới

Cổ phiếu phổ thông không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ

đông được nhận Việc chia lãi cho cổ đông thường được thực hiện theo nguyên tắc

Trang 13

đồng quản trị quyết định Vì thế, thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố định

Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông phổ thông là những người cuối

cùng được nhận những gì cịn lại sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa

vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi + Quyên mua cổ phiếu mới:

Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thơng có quyển được mua trước cổ phiếu mới, trước khi

đợt phát hành được chào bán ra công chúng, trong một thời hạn nhất định Lượng

cổ phiếu mới được phép mua theo quyền này tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ Như vậy quyền này cho phép cổ đông đang hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty đã tăng thêm vốn Mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại

cho cổ đông một quyền mua trước

+ Quyền bỏ phiếu: Cổ đơng phổ thơng có quyền bỏ phiếu bầu và trúng cử

vào các chức vụ quản lý trong công ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông và

bỏ phiều quyết định các vấn đề quan trọng của công ty Tuỳ theo quy định, mỗi cổ đơng có thể được bỏ số phiếu tối đa cho mỗi ứng viên bằng số cổ phiếu nắm giữ, hoặc được đồn toàn bộ số phiếu có thể chi phối để bầu cho một ứng cử viện

+ Ngoài những quyền lợi cơ bản về kinh tế trên đây, cổ phiếu phổ thong

còn có những quyền pháp lý khác như quyền được kiểm tra sổ sách của công ty

khi cần thiết, quyên được yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường, quyền bầu cử, quyển ưu tiên mua trước, quyền nhận cổ tức, quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp, quyền đối với tài sản, quyền bình đẳng với vốn dự trữ của doanh nghiệp, quyền bán, chuyển nhượng và trao đổi cổ phiếu trên thị trường, quyền hoàn vốn để nhận chứng khoán khác

+ Thời hạn của cổ phiếu phổ thơng là vơ hạn, nó phụ thuộc vào thời hạn

Trang 14

Cổ phiếu ưu đãi : Cổ phiếu ưu đãi dành cho cổ đông những ưu đãi so với cổ phiếu phổ thông Kiểu ưu đãi lâu đời nhất và phổ biến nhất là ưu đãi về cổ tức

+ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá Trong điều kiện công ty hoạt động bình thường, cổ đơng ưu đãi sẽ được hưởng mức cổ tức này, vì thế, thu nhập từ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi nói chung là cố định Đổi lại điều đó, cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bỏ phiếu

quyết định những vấn đề quan trọng của công ty Trong trường hợp cơng ty khơng

có đủ lợi nhuận để trả theo tỷ lệ đó, cơng ty sẽ trả theo khả năng có thể, nghĩa là

nếu doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc lãi ko đủ chia thì cổ tức ưu đãi sẽ được tích luỹ

lại để trả lại vào các năm sau

Cổ tức ưu đãi, trong trường hợp doanh nghiệp có lãi, được nhận trước so với

cổ tức thường Nếu doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc lãi không đủ chia thì cổ tức ưu

đãi sẽ được tích luỹ lại để trả lại vào các năm sau

Ngoài cổ phiếu ưu đãi về cổ tức, còn có thể có cổ phiếu ưu đãi về quyền bỏ phiếu (được nhiều phiếu bầu hơn) hay được quyền đòi lại vốn góp (theo Luật

doanh nghiệp Việt Nam)

+ Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết : cho phép cổ đông nhận được quyền biểu quyết lớn hơn số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ, nhưng không được phép chuyển nhượng Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết chỉ dành cho cổ đông được nhà nước uỷ quyển hoặc

các cổ đông sáng lập của công ty

+ Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại : cho phép cổ đông được hoàn lại cổ phiếu cho

cơng ty bất kì lúc nào hoặc vào một thời điểm nhất định, theo điều kiện quy định

tại điều lệ công ty

Trang 15

Khi doanh nghiệp có chủ trương hoàn vốn cho cổ đơng thì cổ đơng nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được ưu tiên hơn so với cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông

Khi doanh nghiệp bị giải thể, cổ phiếu ưu đãi sẽ được hoàn vốn theo nguyên tắc ngang giá, nếu như đủ vốn hoàn

Đối với giá trị còn lại của doanh nghiệp cần phải chia, cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được quyền phân chia trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông

6.2 Trái phiếu:

6.2.1 Khái niệm : Trái phiếu là chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp

pháp của người sở hữu đối với một phân vốn nợ của tổ chức phát hành

Trên mỗi trái phiếu có khi rõ người phát hành, thời hạn của trái phiếu cũng như mệnh giá và lãi suất cuống phiếu Người phát hành trái phiếu có thể là các cơng ty hoặc chính phủ Các trái phiếu có thể được trả lãi cuống phiếu theo định kỳ, khơng theo định kì hoặc thả nổi với lãi suất cuống phiếu được định kì ấn định lại theo một chuẩn nào đó định trước Lãi suất cuống phiếu cho biết các khoản thanh toán lãi cuống phiếu mà người đầu tư có thể nhận được trong thời hạn của trái phiếu, đồng thời chỉ ra mức độ mà theo đó giá của trái phiếu sẽ chịu tác động của sự thay đổi lãi suất

Một trái phiếu có 3 đặc trưng:

- Ménh gid : là số tiền ghi trên bề mặt của trái phiếu

-_ Thời hạn : là thời hạn mà người phát hành hứa hẹn đáp ứng những yêu cầu

của nghĩa vụ

- _ Lãi suất định kì : là lãi suất mà người phát hành đồng ý trả mỗi năm 6.2.2 Phân loại trái phiếu

- _ Căn cứ vào việc có ghi danh hay không:

+ Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên của trái chủ, cả trên

Trang 16

người nắm giữ nó chỉ cần mang giấy chứng nhận quyền sở hữu tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay

+ Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ sách của người phát hành Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ cả gốc lẫn lãi Dạng ghi danh phổ biến là hình thức ghi sổ Quyền sở hữu của trái phiếu ghi số được xác

nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính

- _ Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu:

+ Trái phiếu chính phú: là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm

mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình cơng ích, hoặc làm

công cụ điều tiết tiền tệ Đây là loại chứng khốn khơng có rủi ro thanh tốn, có độ

tin cậy cao nhất do có được những điều kiện đảm bảo cao nhất cho việc hoàn trả

gốc và trả lãi và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao

+ Trái phiếu cơng trình: là các trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những cơng trình cơ sở hạ tầng hay

công trình phúc lợi cơng cộng Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc

chính quyền địa phương phát hành

+ Trái phiếu công ty : là những trái phiếu do công ty phát hành để vay vốn dài hạn Người nắm giữ trái phiếu được trả lãi định kì và trả gốc khi đáo hạn, được ưu

tiên thanh toán trước trong trường hợp công ty giải thể hoặc thanh lý, nhưng không

được tham dự vào các quyết định của công ty Trái phiếu cơng ty có nhiều loại,

mỗi loại có khả năng khác nhau trong việc đáp ứng các nghĩa vụ đã thoả thuận

đối với người cho vay, vì thế mức độ rủi ro thanh toán lớn hơn nhiều so với trái phiếu chính phủ

Trang 17

Trái phiếu có đảm bảo: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ với một tài sản cụ thể

Trái phiếu không đảm bảo: Trái phiếu tín chấp khơng được bảo đảm bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết các quyền lợi sau các trái chủ có trái phiếu đảm bảo, nhưng trước cổ đông

- _ Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn

kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên

nào đó, cụ thể là:

+ Trái phiếu có thể mua lại: cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu có cùng thời hạn

+ Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp

hơn so với những trái phiếu có cùng thời hạn

+ Trái phiếu có thể chuyển đổi: Cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thưởng, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty Loại trái phiếu này thuộc vào nhóm hàng hố chứng khốn có thể chuyển đổi được

6.3 Chứng khoán phái sinh:

Trang 18

Là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó quyền được mua một số lượng xác định một loại chứng khoán khác, thường là cổ phiếu với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định Quyền này được phát hành khi tổ chức

lại công ty, hoặc khi công ty nhằm mục tiêu khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi có những điều kiện kém thuận lợi

Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu tư có được một lựa chọn đối với sự lên

giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường

Chứng quyền cho phép người nắm giữ mua cổ phiếu thường với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định (về điểm này chứng quyền giống với

quyền chọn mua Tuy nhiên, quyền chọn mua thường chỉ có hiệu lực trong vòng vài tháng, trong khi chứng quyền có thời hạn dài hơn và thậm chí vĩnh viễn

Với tư cách là người sở hữu chứng quyền, nhà đầu tư khơng có quyền cổ

đơng trong công ty, không được nhận cổ tức và không có quyền biểu quyết Tại thời điểm phát hành chứng quyên, giá mua cổ phiếu ghi trong chứng quyên bao

giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở (thường khoảng 15%) và giá đó có thể cố định, có thể tăng lên định kì

6.3.2 Quyền mua cổ phần

Là loại chứng khoán do công ty phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu

bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định Mỗi cổ phần đang lưu hành được đi kèm một quyền Số lượng quyền cần thiết để mua một cổ phần mới sẽ được quy định tuỷ theo từng đợt phát hành Các công ty thường sử dụng một phương pháp đơn giản để xác định số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới như sau:

Số lượng quyền cần để mua l cổ phần mới = số lượng cổ phân cũ đang lưu hành : số lượng cổ phần mới

Trang 19

Số lượng cổ phân mới = mức vốn cân huy động : giá đăng ký mua

Thông qua phân bổ quyền mua cổ phần công ty có thể duy trì được tỷ lệ sở hữu và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ, tức là duy trì được quyền kiểm soát đối với

công ty Giá mua cổ phiếu mới ghi trên quyền mua cổ phần thường là thấp hơn giá

sẽ chào bán hoặc giá chào bán hiện hành của cổ phiếu mới, vì thế quyền mua cổ phần có giá trị nội tại và có thể đem bán, chuyển nhượng để kiếm lời Thời hạn của quyền mua cổ phần rất ngắn, thường chi tir 1 — 6 tuần

6.3.3 Hợp đồng quyền chọn

Là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là hợp đồng quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là hợp đồng quyền chọn bán) một khối

lượng nhất định hàng hoá tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất

định Các hàng hố này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai Một hợp đồng quyền lựa chọn bất kì đều bao gồm bốn đặc điểm sau : (¡) Loại quyền (quyền chọn bán hoặc

quyền chon mua), (ii) Tén hang hoá cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo

quyền, (ii) Ngày hết hạn, (¡v) Giá thực hiện

Người sở hữu hợp đồng có thể thực hiện hợp đồng hoặc cũng có thể lựa chọn bán hợp đồng cho người khác hoặc huỷ hợp đồng đó Hợp đồng quyền chọn cho phép đầu cơ chứng khoán với lợi nhuận cao, chi phí thấp và rủi ro hạn chế Nhà đầu tư cũng có thể bảo hiểm cho lượng cổ phiếu mình đang nắm giữ, ví dụ như khi giá cổ phiếu có xu hướng giảm, nhà đầu tư có thể mua hợp đồng quyền chọn bán, khi giá cổ phiếu giảm người này sẽ vẫn bán được cổ phiếu với giá cao hơn giá thị

trường

6.3.4 Hợp đồng tương lai

La cam kết mua hoặc bán các loại chứng khốn, nhóm chứng khốn hoặc chỉ

Trang 20

cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về

những biến động giá bất lợi

Thông thường hợp đồng tương lai thường được phân loại thành hai nhóm dựa

trên sản phẩm hàng hoá của hợp đồng, liên quan đến nông sản gọi là các hợp đồng

tương lai hàng hoá, liên quan đến các cơng cụ tài chính gọi là các hợp đồng tương

lai tài chính (hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai tiền tệ)

Một hợp đồng tương lai là một thoả thuận pháp lý chắc chắn giữa một người

mua (hoặc người bán) và một sở giao dịch có uy tín hoặc trung tâm thanh toán của sở giao dịch đó, tại đó người mua (bán) đồng ý sẽ nhận hoặc giao một mặt hàng nào đó tại một mức giá cụ thể vào lúc kết thúc của một thời kì được xác định Mức giá theo đó các bên thoả thuan giao dich trong tương lai được gọi là

giá hợp đồng tương lai Thời hạn được ấn định theo đó các bên phải tiến hành

giao dịch được gọi là thời hạn thanh toán hay thời hạn giao nhận

Il/ THU HUT ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI VÀO THI TRUONG CHUNG KHOAN 1 Khái niệm đầu tư nước ngoài và đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán:

Đầu tư nước ngoài (đầu tư quốc tế) là một quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức, cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị

nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh,

Trang 21

càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dịng chính trong trào lưu có tính quy

luật trong liên kết hợp kinh tế toàn cầu hiện nay

Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa nhà đầu tư và đơn vị tiếp nhận đầu tư thì đầu tư quốc tế thường được chia làm ba hình thức chủ yếu là đầu tư gián tiếp, tín dụng quốc tế và đầu tư trực tiếp

Trong khuôn khổ của đề tài, ta sẽ chỉ đề cập tới lĩnh vực đầu tư nước ngoài

vào thị trường chứng khốn

Khi đó nếu chủ đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu (ở mức tối đa nào đó), trái phiếu (khơng giới hạn mức tối đa) của các doanh nghiệp và chính phủ nước sở tại mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư thì được

gọi là đầu tư gián tiếp dưới dạng FPI- Foreign Portfolio Investment Ở đây quyền

sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau Còn khi chủ đầu tư nước ngồi đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng họ bỏ vốn đầu tư thì được gọi là đầu tư trực tiếp FDI — Foreign Direct Investment Trong trường hợp này quyền sở hữu vốn thống nhất với quyền sử dụng vốn

2 Đặc điểm của FPI

Đầu tư gián tiếp dưới dạng FPI: Đây là hình thức đầu tư quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các công ty ở nước sở tại (ở mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, và có một số đặc điểm sau:

-_ Phạm vi đầu tư có giới hạn vì các chủ đầu tư nước ngoài chỉ quyết định

mua cổ phần của những doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc có triển vọng

Trang 22

- Số lượng cổ phần của các cơng ty nước ngồi được mua bị khống chế ở

mức độ nhất định tuỳ theo từng nước

- Chủ đầu tư nước ngồi khơng tham gia điều hành hoạt động doanh nghiệp, do đó bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hồn toàn trong

kinh doanh

- Tuy doanh nghiệp đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ

thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý nhưng thay vào đó, doanh nghiệp có

khả năng phân tán rủi ro kinh doanh trong những người mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp

Ranh giới phân biệt giữa FPI và các nguồn vốn khác không rõ rệt Xét về

bản chất, điều khác nhau cơ bản giữa FDI và FPI chính là ở chỗ có hay khơng sự tham gia quản lý doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ Tuy nhiên khi lượng

FPI dat đến một mức độ nhất định thì sẽ có sự chuyển hoá về chất, nghĩa là khi

đã nắm trong tay một số lượng cổ phiếu đủ lớn, nhà đầu tư có thể tham gia vào

q trình quản lí doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ và EPI sẽ trở nên ổn định

hơn Hình thức này có ưu điểm là khi có sự cố trong kinh doanh xẩy ra với xí

nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì các chủ đầu tư ít bị thiệt hại vì vốn đầu tư

được phân tán trong số đông những người mua cổ phiếu, trái phiếu Mặt khác bên tiếp nhận vốn đầu tư hoàn toàn chủ động vốn kinh doanh theo ý đồ của mình một

cách tập trung Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm lớn là hạn chế khả năng

thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ của chủ đầu tư nước ngồi vì họ khống chế mức độ đóng góp vốn tối đa Hơn nữa do bên nước ngồi khơng trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nên hiệu quả sử dụng vốn thường

Trang 23

3 Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán ở

một số nước châu Á

Trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán, phần lớn các nước trên thế giới đều đưa ra những chính sách cho phép nhà

đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khốn với hình thức và quy mô phù hợp với đặc điểm riêng của từng quốc gia Vấn đề đặt ra không phải có cho

phép người nước ngồi đầu tư hay không mà là chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài ra sao? Quản lý các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào để phát huy

được những mặt tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với một thị trường mới bắt đầu hoạt động Hiện nay có hai xu hướng mâu thuẫn nhau trong

việc cho phép người đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khốn: có nước

muốn mở cửa thị trường chứng khoán để thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển; có nước lại lo ngại về sự lấn át,

thâu tóm hay chi phối của nước ngoài trong hoạt động phát triển thị trường chứng

khoán đối với nền kinh tế của nước mình Ví dụ tại Hồng Kông, thị trường chứng

khoán là một thị trường mở, người nước ngồi khơng bị hạn chế trong những hoạt

động trên thị trường chứng khốn Người nước ngồi có thể sở hữu 100% số cổ phiếu của các công ty niêm yết (trừ một trường hợp của công ty truyền hình TVB, ở đó người nước ngoài được sở hữu giới hạn đến 10% cho một cá nhân va 49%

tổng vốn niêm yết) Trong giao dịch chứng khốn, khơng phân biệt là người cư

trú hay không cư trú ở Hồng Kông, không yêu cầu dự trữ và không kiểm soát ngoại hối, cho phép các Ngân hàng buôn bán chứng khốn Ngồi ra ở hầu hết

các nước Châu Á khác đều bị hạn chế bởi những luật trong nước như Luật đầu tư

Trang 24

của thị trường chứng khốn mà có những qui định riêng của mình Do vậy, ban

đầu chính sách của các quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài thường là hạn chế mức độ sở hữu chứng khoán của họ và hạn chế các hình thức đầu tư nước ngồi, sau đó nâng dần tỷ lệ sở hữu cũng như hình thức đầu tư của họ vào thị

trường chứng khoán trong nước

Quản lý đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khốn là quản lý các hình thức đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường, gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp là việc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các tổ chức phát hành Đầu tư trực tiếp là việc các cá nhân hay tổ chức nước ngoài bỏ vốn thành lập công ty hay liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước để kinh doanh chứng khoán

3.1 Về phương thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài

vào thị trường chứng khoán

3.1.1 Ban đầu cho phép nhà đâu tư nước ngoài sở hữu một tỷ lệ cổ phần thích hợp trong các công ty niêm yết sau đó nâng dân lên

Tại Hàn Quốc, thời gian đầu chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gián tiếp thông qua các quĩ đầu tư, quĩ tín thác; qui định mức trần cho đầu tư trực tiếp và tăng dần lên theo sự phát triển cuả thị trường, nhưng vẫn giữ nguyên sự hạn chế đối với một số ngành quan trọng như quân sự, bưu chính viễn thông, điện lực Các qui định về quản lý đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc thay đổi gắn liên với sự phát triển của thị trường và thông qua các quyết sách mới của Chính phủ theo

từng giai đoạn

- Từ năm 1985 - 1987: Chính phủ cho phép người nước ngoài đầu tư gián

Trang 25

- Tháng 12 - 1988, hoàn chỉnh kế hoạch về mở cửa thị trường vốn Theo kế hoạch này, bắt đầu từ tháng 12-1992, người nước ngoài được phép sở hữu 10% số cổ phiếu của một Công ty chứng khoán trong nước

- Năm 1992: Cho phép người nước ngoài đầu tư trực tiếp với mức trần là

10% và sau đó tỷ lệ này được nâng lên 55% số cổ phiếu của một công ty

- Năm 1998: Bỏ mức trần này (lý do của việc xoá bỏ mức trần này là Chính phủ Hàn Quốc muốn tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997) Trường hợp đặc biệt của hai công ty KEPCO

và POSCO sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài là 30% số cổ phiếu và người đầu tư riêng lẻ là 3%

Tại Thái Lan, Chính phủ cũng qui định một tỷ lệ khống chế sở hữu công ty niêm yết Trong những trường hợp nhất định, người nước ngồi chỉ có thể sở hữu đến 49% số cổ phiếu của một công ty hay 25% số cổ phiếu của các tổ chức tài chính Một số cơng ty có thể có mức giới hạn thấp hơn được qui định cụ thể trong điều lệ công ty Nói chung người đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường

chứng khoán Thái Lan phải qua những thủ tục khá phức tạp và thất vọng vì chính các cơng ty thường hay hạn chế những cổ đông người nước ngoài Sau khủng

hoảng Tài chính khu vực, Thái Lan đã mở rộng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại các công ty niêm yết của người nước ngoài lên 100%

Tại Đài Loan, Chính phủ ban hành tỷ lệ hạn chế sở hữu công ty niêm yết

cùng với một số qui định chặt chế trong việc cho phép người ddu tu nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán: các cá nhân không được đâu tư vào những

Trang 26

có quyền sở hữu không quá 10% chứng khoán của một công ty đã được đăng ký Nếu một công ty đã đăng ký, lại là một công ty liên doanh, có sở hữu của người nước ngồi thì có thể sở hữu hon 10% số chứng khốn của cơng ty đó, nhưng không vượt quá 40% tổng số chứng khoán của một công ty

3.1.2 Phát hành một loại cổ phiếu riêng cho nhà đầu tư nước ngoài giao dịch

Tại Trung Quốc, vào đầu những năm 90 Chính phủ Trung Quốc với mục đích thúc đẩy đầu tư nước ngoài, thúc đẩy việc cổ phần hoá các Doanh nghiệp

Nhà nước, một cổ phiếu mới dành riêng cho những nhà đâu tư nước ngoài được

phát hành gọi là cổ phiếu B Cổ phiếu B là cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến chỉ cho người đầu tư nước ngoài giao dịch Bên cạnh đó một số loại cổ phiếu khác dành cho người đầu tư nước ngoài cũng được phát hành như cổ phiếu H được niêm yết tại thị trường chứng khốn Hồng Kơng, cổ phiếu N được niêm yết tại thị trường chứng khoán New

York Rõ ràng, việc phát hành riêng một loại cổ phiếu cho người đầu tư nước

ngoài đã giúp Chính Phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chế hơn việc đầu tư nước

ngoài trên thị trường chứng khoán, bên cạnh đó một phần cũng đã trao quyền tự

chủ cho các doanh nghiệp trong việc tự cơ cấu nguồn vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mình bằng cách phát hành một tỷ lệ cổ phiếu B thích hợp trong tổng lượng cổ phiếu phát hành trên thị trường, nhằm thu hút được nguồn vốn cần thiết mà khơng bị sự kiểm sốt của nước ngoài

Đối với các cổ phiếu N và H việc được niêm yết trên thị trường quốc tế không chỉ thu hút nguồn vốn nước ngoài mà ở đây sự xuất hiện các cổ phiếu của

các công ty Trung Quốc đã tạo nên sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài

Trang 27

3.1.3 Cho phép đầu tư 100% vốn vào tất cả các công ty trong mọi lĩnh vực, nhưng hạn chế đối với một số ngành nghề đặc biệt quan trọng

Trong xu thế toàn cầu hố và mở cửa thì hầu hết các nước luôn cho phép

các công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại nước mình, cũng như cho phép

các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% số cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề, lĩnh vực

quan trọng có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế của đất nước thì một mặt

vẫn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mặt khác, vẫn duy trì một tỷ lệ sở hữu

lớn của Nhà nước hay các cá nhân trong nước

Tại Australia, nói chung, các nhà đâu tư nước ngoài, các cá nhân hay tổ

chức có thể mua tới 100% tổng cộng hoặc riêng lẻ cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm

yết nào Ngoại trừ các công ty trong lĩnh vực truyền thông: một người đầu tư nước

ngoài được sở hữu tối đa đến 15% tổng số cổ phiếu, giới hạn tổng cộng cho các nhà đầu tư nước ngoài là 20% (tỷ lệ này tương ứng là 25% và 30% đối với các công ty trong lĩnh vực in ấn), Chính phủ nước ngồi khơng được sở hữu cổ phiếu truyền thông Trong lĩnh vực ngân hàng, người đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa là 10% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết Đối với các công ty sản xuất và phân phối gas: tất cả các cổ đông riêng lẻ được giới hạn nắm giữ tối đa từ 5% đến 15% (*)

Tại Singapore, cá nhân và tổ chức đầu tư nước ngồi có thể mua 100% tổng số cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào, tuy nhiên trong lĩnh vực ngân hàng và báo chí thì người đâu tư nước ngoài bị hạn chế sở hữu với mức là 40% - 49% tổng số cổ phiếu Sở hữu nước ngoài là cá nhân bị hạn chế đến 3% cho một

nhà đầu tư đối với cổ phiếu công ty Singapore Press Holdings Trước khi mua

một lượng cổ phần lớn của một Ngân hàng hoặc cơng ty tài chính phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý ngoai té Singapore (MAS)

Trang 28

3.1.4 Xây dựng một "danh sách theo ngành nghề các công ty khơng có ĐTNN” Tại Philipm, trước những năm 60, là một thị trường chứng khốn hoạt

động rất tích cực, năng động, qui mô phát triển còn lớn hơn Hồng Kông Cổ phiếu

B dành riêng cho người nước ngoài giao dịch, cho phép sở hữu lên đến 100%, trừ những công ty thuộc “Danh sách cơng ty khơng có đầu tư nước ngoài” của một

số ngành quan trọng như quốc phòng, sản xuất và phân phối độc dược 3.2 Về phương thức đầu tư trực tiếp thành lập công ty chứng khoán:

Phần lớn các nước không cho phép công ty chứng khoán 100% vốn nước

ngoài hoạt động độc lập khi thị trường mới đưa vào vận hành, mà thường được tổ chức dưới hình thức liên doanh với các đối tác trong nước theo những tỷ lệ nhất định Khi thị trường phát triển, sẽ cho phép hoạt động độc lập, cho phép mở chi

nhánh, thậm chí cho phép là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán

Tại Hàn Quốc, trong thời gian đầu mới hoạt động Chính phủ Hàn Quốc

chỉ cho phép các cơng ty chứng khốn nước ngồi hoạt động dưới hình thức liên doanh với các cơng ty chứng khốn trong nước Năm 1985 - 1987: cho phép cơng ty chứng khốn nước ngoài tham gia một phần, có mức độ sở hữu cơng ty chứng khốn trong nước Theo luật mở rộng từ tháng 12 nam 1992 các cơng ty chứng khốn nước ngoài được phép là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE) Các công ty chứng khốn nước ngồi xin được làm thành viên tại

KSE phải được đơn vị này cấp phép hoạt động Cũng giống như các công ty

chứng khốn trong nước các cơng ty chứng khốn nước ngồi là thành viên tại

KSE, được phép mở chỉ nhánh hoạt động ở Hàn Quốc phải hội đủ các qui định về thành viên của KSE và ngồi ra cịn phải tuân theo một số qui định khác như:

tình hình tài chính lành mạnh, tính ổn định của hoạt động kinh doanh, cơ sở vật

Trang 29

Tại Nhật Bản, trong một thời gian dài kể từ khi thành lập, mãi tới năm

1972, Nhật Bản mới cho phép công ty chứng khốn nước ngồi mở chi nhánh tại Nhật Bản Quy định này càng được nới lỏng theo sự phát triển của thị trường Theo luật hiện hành của Nhật Bản, các cơng ty chứng khốn nước ngoài khi mở

chi nhánh tại Nhật Bản phải được phép của Bộ Tài Chính Nhật Bản Đến cuối năm 1996, đã có 55 cơng ty chứng khốn nước ngồi với tổng số 72 chi nhánh hoạt động tại Nhật Bản Đối với các công ty chứng khoán thuộc ngân hàng nước ngoài muốn mở chỉ nhánh kinh doanh chứng khoán tại Nhật, các công ty đó phải

đảm bảo có cơ cấu sở hữu tối đa tới 50% thuộc các ngân hàng đa năng của châu

Âu hoặc các ngân hàng thương mại của Mỹ

Tại Malaysia: cũng như các thị trường mới nổi khác, Malaysia có các quy định hạn chế sự tham gia của người nước ngồi Các cơng ty chứng khốn nước ngồi chỉ được tham gia kinh doanh chứng khốn dưới hình thức liên doanh

với các công ty trong nước Trong giai đoạn đâu, tỷ lệ góp vốn của phía nước

ngồi trong các liên doanh là 30%, sau đó mức góp vốn được tăng lên tới 49%

vào những năm cuối thập kỷ 80 Tuy nhiên, có quá nhiều cơ quan quản lý Nhà

nước tham gia vào việc cấp phép cho công ty chứng khoán liên doanh và cũng có quá nhiều các yêu cầu đối với bên nước ngoài khi tham gia liên doanh kinh doanh chứng khoán nên thị trường chứng khoán Malaysia không hấp dẫn các nhà

đầu tư nước ngoài Thực tế chưa có cơng ty liên doanh nào nâng mức góp vốn

liên doanh trên 30%

Tại Thái Lan, cho tới cuối những năm thập kỷ 80, người nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Thái Lan mới chỉ ở mức rất hạn chế Tuy nhiên

cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trong những năm 90, Thái Lan có

Trang 30

Thái Lan, phía nước ngồi có thể tham gia góp vốn tới 49% vốn điều lệ của công

ty chứng khoán

Trang 31

CHƯƠNG 2:

THỰC TRANG THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH SỰ THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1 Quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh

nghiệp niêm yết, đăng kí giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

Trong giai đoạn đầu thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài được quyết định tại quyết định số 139/1999/QĐÐ- TTG ngày 10/6/1999 là 20% trên tổng số cổ phiếu niêm yết nhằm phòng ngừa tác động tiêu cực có thể xẩy ra khi nhà ĐTNN rút vốn đầu tư Năm 2003, tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đã được

nâng lên từ 20% lên 30% tại quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 về

tỉ lệ tham gia của ĐTNN vào TTCK VN Tuy nhiên tại thời điểm đó số lượng các cơng ty niêm yết cịn q ít và phần lớn đều không hấp dẫn đối với các nhà

ĐTNN nên việc nâng tỉ lệ tham gia của bên nước ngồi đã khơng có tác động lớn

đến thị trường

Năm 2005, Chính phủ ban hành quyết định 238/2005/QĐ-TTg về tỉ lệ nắm giữ của nhà ĐTNN vào TTCKVN nâng từ 30% lên đến 49%, trong khi tỉ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN đối với các doanh nghiệp VN chỉ ở mức 30% Trong bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập WTO, Chính phủ đã tỏ rõ quyết tâm phát

triển TTCK gắn với việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, số lượng công ty

Trang 32

TTCK chiếm khoảng 26% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng kí giao dịch Đã có 22 cơng ty trên 193 công ty niêm yết có tỉ lệ tham gia của nhà ĐTNN đạt trên 30% (trong đó có 3 công ty đạt mức trần sở hữu của nhà ĐTNN là BT6 chiếm 49%, REE chiếm 48,57%, STB chiếm 29,61% và một số công ty niêm yết có tỉ trọng

nắm giữ nước ngoài lớn như AGF chiếm 45,5%; SVM chiếm 43,12%; TS4 chiếm 41,5%; TMS chiếm 40,43%; SAM chiếm 40%; VFI chiếm 39%; VNM chiếm

34%; CYC chiếm 30,17%) Đã có hơn 1.043 tài khoản giao dịch của nha DTNN,

hơn 600 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức (chủ yếu là các quỹ đầu tư) Giá trị giao

dịch của nhà ĐTNN (mua+bán) năm 2006 tăng gấp 4 lần so với cả năm 2005 (*)

2 Về tham gia của nhà ĐTNN trong lĩnh vực kinh doanh chứng khốn

2.1 Hình thức tham gia:

Điều I01 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ

về chứng khốn và TTCK qui định: “Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngồi được tham gia góp vốn, mua cổ phần, giúp vốn liên doanh thành lập cơng

ty chứng khốn hoặc công ty quản lý Quỹ với đối tác Việt Nam Việc thành lập công ty kinh doanh phải được UBCKNN cấp giấy phép”

2.2 TỶ lệ góp vốn:

Điều 2, Quyết định 238/TTg qui định :“Tổ chức kinh doanh chứng khoán

nước ngồi được góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập công ty chứng khốn hoặc cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ”

Theo quy định trước đây, tổ chức kinh doanh chứng khốn nước ngồi chỉ

được mua cổ phần tối đa là 30% vào cơng ty chứng khốn hoặc công ty quản lý

Trang 33

3 Các loại hình tham dự

3.1 Mở tài khoản giao dịch, tham gia giao dịch với tư cách là người mua, bán

chứng khoán trên thị trường

Khi tham gia mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp, nhà đầu tư nước

ngoài phải tuân theo những quy định của luật pháp Việt nam và công ty phát

hành như đối với nhà đầu tư Việt nam

3.2 Tham gia với tư cách là người đầu tư vốn vào các công ty kinh doanh chứng khoán với hình thức góp vốn liên doanh, thành lập quỹ tín dụng

Trước đây, bên nước ngoài được phép liên doanh với đối tác Việt nam để

thành lập công ty chứng khoán liên doanh - trong đó tỷ lệ góp vốn tối đa của phía nước ngoài là 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán liên doanh Hiện nay, tỉ lệ này đã được nâng lên 49% Việc nâng tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49% chứng tỏ chính sách mở của thu hút vốn đầu tư nước ngoài của

Việt Nam ngày càng thơng thống, phù hợp với nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay

Việc đối tác nước ngoài tham gia kinh doanh chứng khoán với hình thức

liên doanh có tác dụng tốt đối với phía Việt nam ở chỗ:

- Chúng ta tranh thủ được kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh của họ - cái mà chúng ta chưa có và rất cần học hỏi

- Mức độ tham gia của bên nước ngoài như vậy đảm bảo cho phía Việt Nam trong liên doanh nắm quyền quản lý, chi phối, tránh sự thao túng của đối

tác nước ngoài khi chúng ta chưa có kinh nghiệm, thực tế trong kinh doanh chứng khoán

Trang 34

Tỷ lệ nắm giữ:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trên TTGDCK được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư của

một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc một quỹ đầu tư chứng khoán; được

nắm giữ tối đa 100% trái phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTGDCK

Quản lý giao dịch của nhà ĐTNN:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường giao

dịch tập trung phải đăng ký mã số kinh doanh chứng khoán với Trung tâm giao

dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khốn thơng qua thành viên lưu ký theo

quy định của UBCKNN

Quy trình thực hiện giao dịch của nhà đầu ti nước ngoài:

Nếu nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản giao dịch chứng khoán (bao gồm cả tài khoản tiền mặt và tài khoản lưu ký chứng khốn) tại cơng ty chứng khoán phải tuân thủ theo trình tự sau:

Bước I: nộp hồ sơ đăng ký mã số kinh doanh chứng khốn tại cơng ty chứng khốn Cơng ty chứng khốn sẽ giúp khách hàng hoàn tất hồ sơ và đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ cho TTGDCK Chậm nhất sau 5 ngày làm việc,

TTGDCK sẽ trả lời về việc cấp mã số kinh doanh chứng khoán

Bước 2: mở tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng

thương mại (trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt nam) có chức năng kinh doanh ngoại hối)

Bước 3: mở tài khoản giao dịch chứng khoán (bao gồm tài khoản thanh toán bằng tiên đồng Việt nam và tài khoản lưu ký chứng khoán) tại công ty

Trang 35

Bước 4: đặt lệnh giao dịch tại cơng ty chứng khốn Bước 5: thanh toán giao dịch, thời gian thanh toán là T+3

Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký là các Ngân hàng thương mại được UBCKNN cấp giấy phép

hoạt động lưu ký chứng khoán (trong nước hoặc chi nhánh Ngân hàng nước

ngoài), nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký mã số kinh doanh chứng khốn thơng qua ngân hàng lưu ký Sau đó nhà đầu tư mở tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ và mở tài khoản giao dịch chứng khoán (bao gồm tài khoản thanh toán bằng tiên Đồng Việt nam và tài khoản lưu ký chứng khoán) tại ngân hàng lưu ký

Ngân hàng lưu ký sẽ ký một thoả thuận giao dịch chứng khốn với một cơng ty chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài đặt lệnh giao dịch như bình thường Nhà

đầu tư nước ngoài phải trả phí lưu ký chứng khốn và phí mơi giới cho mỗi giao

dịch được thực hiện theo biểu phí của từng cơng ty chứng khoán

Từ ngày 1/1/2007, nhiều sự kiện quan trọng sẽ tác động trực tiếp đến TTCK Trước hết là Luật Chứng khốn bắt đầu có hiệu lực Hiện tại việc ban hành các văn

bản hướng dẫn vẫn đang gấp rút tiến hành Theo thông tin tại các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành, mức vốn điều lệ tối thiểu để niêm yết cổ phiếu đã tăng lên tới 80 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần quy định của Nghị định 144 Mặc dù đây vẫn chưa phải là quyết định cuối cùng nhưng hiện tại cũng có tới 2/3 số doanh nghiệp

đang giao dịch cổ phiếu trên sàn Tp.HCM có vốn điều lệ thấp xa so với mức này

Như vậy sẽ có hai khả năng: bùng nổ làn sóng tăng vốn trong khoảng thời gian cho phép để trụ lại sàn Tp.HCM hoặc phải chuyển ra giao dịch tại sàn Hà Nội

Một văn bản khác cũng rất được mong đợi là quyết định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nướcngoài theo tinh thân của Luật đầu tư Theo nhận định của giới chuyên

môn, đây là một trong hai vấn để quan trọng tác động lớn đến thị trường bên cạnh

Trang 36

I/ THỰC TRẠNG THAM GIA CUA NHÀ ĐTNN VÀO THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN

ĐTNN tuy chưa giữ vai trò là yếu tố quyết định nhưng cũng đã được coi là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của TTCK Việt Nam Bảng dưới đây là khối lượng và tỉ trọng các loại hình giao dịch của ĐTNN trong những năm vừa qua

Bảng 1: Tỉ trọng nắm giữ cổ phiếu của nhà ĐTNN trên TTCK 2000-2006

Tổng giá Số tài khoản của nhà ĐTNN Giá trị giao dịch

Năm t ¬ Ce Tổ chức | Cá nhân | Tổng cộng | của nhà ĐTNN (ti

nem ye đồng)(mua+bán) (ti dong) 2000 321 3 21 24 0 2001 500 10 35 45 14,5 2002 1.000 18 54 72 146,9 2003 1.120 19 80 99 252,7 2004 1.336 21 186 207 522,4 2005 1.917 38 398 436 634,8 2006 17.829 213 1.487 1.700 7.854,4

Theo Báo cáo của Ban Phát triển thị trường - UBCK Nhà nước

Trong thời gian 6 năm, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường đã tăng gấp 55,5 lần và giá trị giao dịch của nha DTNN tw chỉ 14,5 tỷ đồng năm 2001 tới năm 2006 đã lên tới 7854,4 tỷ đồng, tăng gấp 540 lần sau 5 năm đi vào

hoạt động Đây thực sự là những con số đáng kể tới, mặc dù trong những năm

đầu thị trường chứng khoán mới chỉ bước những bước tiến mang tính chất thăm

Trang 37

1 Giai đoạn 2000-2001

Đây là giai đoạn sơ khai của thị trường chứng khoán Việt Nam Mặc dù trung tâm giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh khai trương và chính thức đi vào hoạt động ngày 20/07/2000 nhưng trong năm nay hoàn toàn khơng có hoạt động giao dịch của nhà ĐTNN Bước sang năm 2001, nha DTNN bat đầu giao dịch trên TTCK tuy nhiên hoạt động của họ diễn ra không liên tục Tháng 4/2001 nhà

ĐTNN bắt đầu mua cổ phiếu, số lượng cổ phiếu mua vào tăng dần trong ba tháng

5,6,7 nhưng ba tháng tiếp theo: 8,9,10 hồn tồn khơng có giao dịch Trong hai

tháng cuối năm tình hình giao dịch trên thị trường trở nên sôi nổi hơn do chứng khoán bắt đầu thu hút được sự quan tâm của công chúng và hứa hẹn về sự phát triển của một nên kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực

Bang 2: Tinh hình giao dịch cổ phiếu của nhà ĐTNN trong năm 2001 (ngàn CK)

Giao dịch khớp lệnh Giao dịch thoả thuận Thang Toan TT DTNN ĐINN Toàn TT DTNN ĐINN

Trang 38

Không những không ổn định mà khối lượng và giá trị giao dịch cổ phiếu

của nhà đầu tư nước ngoài vào TCK Việt Nam trong năm này cũng chưa cao:

Qua hai bảng này ta thấy trong năm 2001, khối lượng mua của nhà đầu tư

nước ngồi chỉ có 161.600 chứng khoán tương đương 0,91 % khối lượng giao dịch toàn thị trường, giá trị giao dịch mua cũng không cao chỉ chiếm 1,30 % giá

trị giao dịch toàn thị trường và khối lượng cổ phiếu mua vào cao hơn hẳn khối lượng cổ phiếu bán ra, điều đó chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngồi có tâm lý đầu tư dài hạn, chủ yếu mua chứng khoán vào rồi nắm giữ, bán ra rất ít

Giai đoạn này ĐTNN chưa giao dịch trái phiếu Nguyên nhân chủ yếu là đo: lãi suất trái phiếu chính phủ khơng hấp dẫn, tính thanh khoản trái phiếu

khơng cao, đây là giai đoạn sơ khai của thị trường chứng khoán Việt Nam nên

không chỉ nhà đầu tư trong nước mà nhà đầu tư nước ngồi cũng cịn e dè trong đầu tư trái phiếu

Nhìn chung giai đoạn này giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTICK

Việt Nam diễn ra chưa sôi nổi và ổn định Nguyên nhân là do thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá mới mẻ, còn nhiều hạn chế nên chưa thể hấp dẫn đối

với nhà ĐTNN Sự dao động trong tâm lý của nhà ĐTNN xuất phát từ thực trạng

của bản thân thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đầu hình thành và

phát triển chưa có sự khởi sắc đáng chú ý nào 2 Giai đoạn 2002-2005

Trong giai đoạn này TTCK Việt Nam đã chứng kiến những bước phát triển

Trang 39

Bảng 3: Khối lượng và Giá trị giao dịch cổ phiếu theo hình thức khóp lệnh

của nhà ĐTNN từ năm 2002-2004

KLGD Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

(ngàn ` % % ` %

CP) Am Bà toàn | Toàn TT | ĐTNN | toàn mm ĐTNN | toàn

TT TT TT Mua_ | 29.641] 2.399,8) 8,10 | 23.597,22| 2.065,75| 8,76 | 63.181,9 | 10.886,82 | 17,23 Bán | 5755.2| 130,8 | 0,44 | 231.500 | 555,6 | 0,24 | 63.137,4| 1 231,18 | 1,95

GTGD Nam 2002 Nam 2003 Nam 2004

, % % %

ti

đồng ) Teun ĐTNN | toàn Toan ĐTNN | toàn Toun ĐTNN | toàn

TT TT TT Mua |784,47 |71,8I1 |9,15 | 412,10) 5,34 1,22 |1.701,00 | 376,56 | 22,14 Ban 789,36 | 3,71 0,47 | 517,28) 1,14 0,28 |1.700,96 | 35,38 |2,08 Nguồn www.vse.org.vn So với giai đoạn trước, trong giai đoạn này tỷ lệ cổ phiếu nhà ĐTNN nắm giữ trên tổng cổ phiếu toàn thị trường đã tăng lên đáng kể từ 0,91% (năm 2001) lên

8,10% (năm 2002), 8,76% (năm 2003) và 17,23% (năm 2004) Khối lượng cổ phiếu

bán ra của nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì ở mức thấp hơn nhiều so với khối lượng

mua vào, chứng tỏ nhà ĐTNN trong giai đoạn này vẫn giữ tâm lý đầu tư dài hạn

Không chỉ khối lượng cổ phiếu mà giá trị đầu tư cổ phiếu giai đoạn này cũng tăng lên đáng kể, giá trị mua vào chỉ từ 71,81 tỷ đồng (năm 2002), qua 2 năm đã lên tới 376,56 tỷ đồng (năm 2004) tăng 5,2 lần Trung bình mỗi năm nhà ĐTNN mua cổ phiếu với giá trị là 166,23 tỉ VNĐ Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với TTCKVN, qua đó có thể thấy nhà ĐTNN đã ngày càng tin tưởng hơn vào triển vọng phát triển của TTCK VN và sức hấp dẫn của cổ phiếu đối với

Trang 40

Bảng 4: Khối lượng và Giá trị giao dịch cổ phiếu của nhà ĐTNN năm 2005 KLGD | Tổng Khớp lệnh Thoả thuận

(nghìn CP) ĐTNN cộng Tồn TT | DTNN ` % toàn TT Toàn TT | ĐINN ` % toàn TT Mua 11.941,25 | 79.266,14 | 6.486,15 |8,19 | 15.580,01 | 5.452,60 | 35,00 Bán 4.515,13 | 79.352,05 | 2.697,97 | 3,40 | 15.584,56 | 1.817,16 | 11,66

GTGD | Tổng Khớp lệnh Thoả thuận

(Triệu | cộng đồng) | ĐTNN Toàn TT | ĐTNN ` % toàn | Toàn TT TT ĐTNN | % toàn TT > Mua 425,70| 2.261,47| 216,54 9,58| 522,82| 209,16 40,01 Bán 144,50) 2.263,18] 86,64 3,83 | 522,67] 57,86 11,07

Nguồn WWW.VSe.Org.vn

Bước sang năm 2005 mặc dù khối lượng và giá trị giao dịch cổ phiếu trên toàn thị trường vẫn tăng lên nhưng hoạt động đầu tư của nhà ĐTNN lại có xu hướng giảm xuống Khối lượng giao dịch cổ phiếu trên toàn thị trường trong năm 2005 lên tới 79.266,14 nghìn cổ phiếu (năm 2004 là 63.181,90) nhưng khối

lượng giao dịch CP của nhà đầu tư nước ngoài mua vào theo hình thức khớp lệnh

chỉ đạt 6.486,15 nghìn CP (trong khi đó năm 2004 đạt tới 10.886,82)

Bảng 5: Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán (CK) của nhà ĐTNN

năm 2005 KLGD| Tổng Khớp lệnh 5 Thoả thuận 5 x a ‘0 ‘0

(ngàn | cộng | Toàn TT | ĐTNN | Toàn | ToànTT | ĐTNN | Toàn CK) | ĐTNN TT TT Mua |41.940,42| 102.580,17| 10.500,10| 10,24 | 250.490,45 | 31.436,61| 12,55 Bán |31.151,37| 102.638,30| 3.992,63 |3,89 | 250.790,95| 27.158,74| 10,84

Ngày đăng: 22/06/2016, 18:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w