1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf

102 820 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 743,34 KB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -   -

Luận văn tốt nghiệp

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

ThS VÕ THỊ LANG DƯƠNG THỊ NHẠN MSSV: 4053594

Lớp: Kế toán –K31

Cần Thơ, 2009

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1.3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính 8

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 22

Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 23

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 23

3.2.2 Nhiệm vụ 25

3.3 HÌNH THỨC KINH DOANH VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH 25

3.3.1 Hình thức kinh doanh 25

3.3.2 Địa bàn kinh doanh 26

3.4 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 30

Trang 3

3.4.2 Các sản phẩm kinh doanh 30

3.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 31

3.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 31

3.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 32

3.6 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 34

3.7 HIỆN TRẠNG CỦA CÔNG TY 36

3.7.2 Những khó khăn và thuận lợi của công ty 36

3.7.3 Tình hình hoạt động kinh doanh trong 03 năm (2006-2008) 37

3.8 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO NHỮNG NĂM SAU 41

Chương 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 42

4.1 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 42

4.2.1 Phân tích các tỷ số thanh toán 57

4.2.2 Phân tích các tỷ số hiệu quả hoạt động 66

4.2.3 Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính (Tỷ số quản trị nợ) 72

4.2.4 Phân tích các tỷ suất sinh lợi 74

4.3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THEO SƠ ĐỒ DUPONT 7

Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY 80

5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 80

5.1.1 Về tình hình quy động vốn 80

5.1.2 Về tình hình sử dụng vốn 80

Trang 4

5.1.3 Về tình hình sử dụng tài sản cố định 81

5.1.4 Về tình hình khả năng thanh toán 81

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 82

5.2.1 Về vốn bằng tiền của công ty 82

5.2.2 Về các khoản phải thu của công ty 83

5.2.3 Giải pháp giảm chi phí kinh doanh 85

5.2.4 Về quản lý và sử dụng tài sản cố định 85

5.2.5 Về chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên 86

5.2.6 Về chính sách động viên người lao động 86

Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

6.1 KẾT LUẬN 87

6.2 KIẾN NGHỊ 88

6.2.1 Đối với công ty 88

6.2.2 Đối với Nhà nước 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 01: Phân tích Dupont 21 Sơ đồ 02: Sơ đò cơ cấu quản lý tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ 32 Sơ đồ 03: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 36 Sơ đồ 03: Phân tích tình hình tài chính theo sơ đồ Dupont 79

Trang 6

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 3.1: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Sóc Trăng 26

Bảng 3.2: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Bạc Liêu 27

Bảng 3.3: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Hậu Giang 28

Bảng 3.4: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Thành phố Cần Thơ 29

Bảng 3.5: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm (2006-2008) 40

Bảng 4.1: Đánh giá khái quát tổng tài sản qua ba năm (2006-2008) 44

Bảng 4.2: Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn qua ba năm (2006-2008) 47

Bảng 4.3: Phân tích sự biến động tài sản trong ba năm (2006-2008) 50

Bảng 4.4: Phân tích sự biến động nguồn vốn qua ba năm (2006-2008) 52

Bảng 4.5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm (2006-2008) 56

Bảng 4.6: Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn trong ba năm (2006-2008) 58

Bảng 4.7: Phân tích các khoản nợ ngắn hạn trong ba năm (2006-2008) 61

Bảng 4.8: Phân tích tỷ số khoản phải thu trên khoản phải trả qua ba năm (2006-2008) 62

Bảng 4.9: Phân tích khả năng thanh toán hiện thời qua ba năm (2006-2008) 64

Bảng 4.10: Phân tích khả năng thanh toán nhanh qua ba năm (2006-2008) 65

Bảng 4.11: Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu qua ba năm (2006-2008) 67

Bảng 4.12: Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho qua ba năm (2006-2008) 68

Bảng 4.13: Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định qua ba năm (2006-2008) 70

Bảng 4.14: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động qua ba năm (2006-2008) 71

Trang 7

Bảng 4.15: Phân tích tình hình sử dụng tổng tài sản qua ba năm

(2006-2008) 72

Bảng 4.16: Phân tích các chỉ tiêu quản trị nợ qua ba năm (2006-2008) 72

Bảng 4.17: Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời qua ba năm

(2006-2008) 75

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trđ: Triệu đồng LNR: Lợi nhuận ròng DTT: Doanh thu thuần Tổng DT: Tổng doanh thu Tổng CP: Tổng chi phí

TSCĐ và ĐTDH: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn TSLĐ và ĐTNH: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ∑ TSbq: Tổng tài sản bình quân

∑TSLĐbq: Tổng tài sản lưu động bình quân ∑TSCĐbq: Tổng tài sản cố dịnh bình quân

LNR/VCSH: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

LNR / ∑TSbq: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân ∑TSbq/VCSH: Tỷ số tổng tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu LNR/DTT: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần

DTT/ ∑TSbq: Tỷ suất doanh thu thuần trên tổng tài sản bình quân

Trang 9

Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay -một nền kinh tế tự do cạnh tranh mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác trên thế giới Với xu hướng đất nước ngày càng phát triển -quy luật cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt thì việc các doanh nghiệp, dù quy mô nhỏ hay lớn, hoạt động kém hiệu quả sẽ bị đào thải là không thể tránh khỏi Do đó muốn đứng vững trên thương trường, cũng như muốn tối đa hóa lợi nhuận, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách kinh doanh hợp lý, đồng thời phải nắm bắt những thông tin về thị trường một cách linh hoạt, liên tục và kịp thời Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng Một mặt, giúp các nhà quản lý trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, mặt khác, có thể dự đoán được điều kiện kinh doanh trong thời gian tới và vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tình hình tài chính hiện tại, đồng thời xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính Không những thế nhu cầu về tài chính cho nền kinh tế, cho từng doanh nghiệp hiện nay là một vấn đề bức xúc luôn được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu Vì vậy, phải làm gì để phân bổ tài chính hợp lý tạo nên lợi nhuận ngày càng cao, bảo toàn được nguồn vốn là một yêu cầu cấp thiết và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một đơn vị thương mại, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam Là một công ty kinh doanh thuộc lĩnh vực xăng dầu, vận chuyển xăng dầu và rất nhiều loại hình kinh doanh khác như: kinh doanh kho, cảng, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu… Kết hợp với nhiều hình thức kinh doanh cả bán buôn lẫn bán lẻ, bán qua đại lý và Tổng đại lý… thì lợi nhuận thu được của công ty được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm Đó là một vấn đề trọng yếu mà hầu hết

Trang 10

doanh nghiệp nào cũng đã và đang quan tâm Do đó để việc kinh doanh đạt được hiệu quả thì bản thân công ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến của công ty một cách khách quan, và thu thập các thông tin bổ ích về hoạt động tài chính thông qua những phương tiện thông tin đại chúng Từ đó nhận định được những mặt yếu kém cần phải sửa đổi và những mặt mạnh hay lợi thế cần phát huy hơn nữa

Phân tích tình hình tài chính là một công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay… và cho tất cả các đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên mỗi góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và cũng là chiến lược tồn tại lâu dài Chính vì tầm

quan trọng đó nên đề tài “Phân tích tình hình tài chính” tại công ty xăng dầu

Tây Nam Bộ được chọn nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty

xăng dầu Tây Nam Bộ” là để đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng thanh toán,

hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của công ty Qua đó, tác giả có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và cũng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp

Trang 11

 Phân tích các tỷ số tài chính của công ty

 Đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu về tình hình tài chính của công ty  Đề ra những giải pháp thiết thực để khắc phục và cải thiện tình hình tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian

Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

1.3.2 Phạm vi về thời gian

Phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm liên kề, từ năm 2006 đến năm 2008, để đánh giá thực trạng tài chính trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển của công ty

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này không nghiên cứu tất cả các hoạt động của công ty mà chỉ phân tích, đánh giá giới hạn ở lĩnh vực tài chính của công ty Từ các báo cáo tài chính của công ty sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số l iệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã dựa vào các giáo trình như:

“Phân tích hoạt động kinh doanh” của Phạm Văn Dược -Đặng Kim Cương, và “Phân tích hoạt động doanh nghiệp” của Nguyễn Tấn Bình, “Tài chính doanh

nghiệp” của Nguyễn Minh Kiều… để tác giả tham khảo và vận dụng cách phân

tích các tỷ số tài chính chủ yếu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Ngoài ra, các tài liệu này còn cung cấp nhiều khái niệm quan trọng góp phần hoàn thành chương cơ sở lý luận Qua phân tích các tỷ số tài chính sẽ đưa ra các kết luận tình hình hoạt động của công ty đã tiến triển như thế nào từ trong quá khứ đến hiện tại và tương lai Từ đó đề ra giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

Trang 12

Các tài liệu được công ty cung cấp như các báo cáo tài chính qua ba năm (2006-2008) thì dùng để tổng hợp, tính toán cụ thể từng chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của công ty qua các năm liền kề

Các thông tin trên Internet thì sử dụng để quan sát tình hình phát triển của công ty nói riêng và của đất nước nói chung trong những năm vừa qua để đưa ra những nhận định, để đánh giá, nhận xét, và có thể dự báo tình hình doanh thu trong tương lai cho công ty

Tham khảo một số quyển luận văn tốt nghiệp của các anh chị khóa trước thuộc Khoa Kinh tế -Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ để xem cách trình bày nội dung của một luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thiện đề tài của mình

Trang 13

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của việc phân tích tài chính

2.1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính

Phân tích tình hình tài chính mà cụ thể là phân tích các báo cáo tài chính Đây là một nội dung đặc trưng, chủ yếu của công tác phân tích hoạt động kinh doanh, là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính đã qua và hiện tại Phân tích tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai

2.1.1.2 Mục tiêu phân tích tài chính

Mỗi báo cáo sẽ phản ánh một số chỉ tiêu về tình hình tài chính Do đó, khi phân tích từng báo cáo chỉ có thể đánh giá được một khía cạnh tài chính nào đó Và vì vậy, sự liên kết phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính sẽ đánh giá được một cách toàn diện về bức tranh tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, thông qua phân tích báo cáo tài chính, giúp các nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra những lựa chọn, những biện pháp, những quyết định cho thích hợp

2.1.1.3 Ý nghĩa của phân tích tài chính

Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác t ình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Phân tích tình hình tài chính là một công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp Phân tích là quá trình nhận thức kinh doanh, là cơ sở đưa ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức

Trang 14

năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh

Phân tích tình hình tài chính là một công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước, xem xét cho vay vốn…

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều nhóm người khác nhau quan tâm, và mỗi nhóm người xem xét trên từng khía cạnh khác nhau về bức tranh tài chính của doanh nghiệp nhưng thường có liên quan với nhau

 Đối với nhà quản lý:

Mối quan tâm của họ là làm sao điều hành quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu, tìm được lợi nhuận tối đa và đủ khả năng trả nợ Dựa trên cơ sở phân tích, các nhà quản lý có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động sao cho có lợi nhất

 Đối với chủ sở hữu:

Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra Thông qua phân tích sẽ giúp họ đánh giá hiệu quả điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hay bãi miễn nhà quản trị cũng như quyết định phân phối kết quả kinh doanh

 Đối với chủ nợ (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp):

Mối quan tâm chủ yếu của họ là hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Do đó, họ cần chú ý tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không trước khi quyết định cho vay hay bán chịu sản phẩm cho đơn vị

 Đối với nhà đầu tư trong tương lai:

Điều mà họ quan tâm đầu tiên đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn Vì vậy, họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm năng, sự tăng trưởng của doanh nghiệp Do đó, họ thường phân tích qua các thời kỳ để có cơ sở quyết định nên đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào

Trang 15

 Đối với cơ quan chức năng: như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên

các báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đối với Nhà nước; cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê…

2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính của một doanh nghiệp gồm có:  Bảng cân đối kế toán (balance sheet);

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (income statement);

Ngoài ra, còn có hai bảng báo cáo thuộc hệ thống báo cáo tài chính của một doanh nghiệp hay một công ty là báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính Nhưng do đề tài nghiên cứu nghiêng về phân tích tình hình tài chính nên chỉ cần sử dụng số liệu cung cấp từ hai bảng -bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là đủ Cho nên hai bảng sau đã không sử dụng trong đề tài nghiên cứu này

2.1.2.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau –bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp Đây là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình

thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ

A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp vào thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp Nguồn vốn được chia ra:

Trang 16

A: Nợ phải trả

B: Nguồn vốn chủ sở hữu

Do bảng cân đối kế toán mang tính chất thời điểm nên đã làm ảnh hưởng đến công tác phân tích tình hình tài chính, đó là vì dữ liệu mà chúng cung cấp đã thuộc về quá khứ trong khi phân tích lại đang hướng đến tương lai

2.1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức, là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh

doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ

với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác Báo cáo kết quả kinh doanh gồm hai phần chính:

- Phần lãi (lỗ): Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác

- Phần tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác

Báo cáo thu thập chủ yếu thể hiện chỉ tiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp Tuy nhiên, một trong những hạn chế của báo cáo này là kết quả thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan điểm của kế toán trong quá trình hạch toán chi phí (như: chi phí khấu hao, phân bổ chi phí…), và cũng như quá trình ghi nhận doanh thu phải theo một quy định nhất quán -tức là khi xác định hàng hóa đã được tiêu thụ hay đã thực sự được chuyển giao cho người sở hữu thì kế toán mới tiến hành ghi nhận doanh thu

2.1.3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính

2.1.3.1 Phân tích tình hình chung

Để phân tích khái quát tình hình tài chính, trước hết ta xem xét ở sự thay đổi của bảng cân đối kế toán, tức l à sự tăng giảm về mặt tổng số tài sản và nguồn vốn Sự thay đổi này nói lên sự thay đổi về qui mô hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên cần lưu ý rằng sự tăng giảm đó chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số lượng, chưa thể giải thích điều gì về hiệu quả tài chính cả

Trang 17

Tiếp đến, dùng phương pháp liên hệ cân đối đã nghiên cứu, lần lượt phân tích những nguyên nhân đã ảnh hưởng đến tình hình thay đổi trên cả hai mặt: tài sản và nguồn vốn Bằng cách đó, chỉ ra được mức độ tác động khác nhau của từng khoản mục đến sự thay đổi của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc cân bằng, tổng tài sản

bằng tổng khoản nợ phải trả cộng vốn chủ sở hữu (hay nói khác hơn là tổng tài

sản bằng tổng nguồn vốn) Nếu giả định tổng tài sản tăng lên thì hoặc là khoản

nợ phải trả tăng lên hoặc là khoản mục vốn chủ sở hữu tăng lên

Việc đánh giá khái quát bảng cân đối kế toán được thực hiện thông qua sự so sánh các số liệu, các chỉ tiêu tổng thể trên bảng cân đối này Đầu tiên so sánh tổng tài sản cuối kỳ với tổng tài sản đầu kỳ Sự so sánh có thể cho thấy sự thay đổi về qui mô cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Tiếp đến là xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không, hay cơ cấu vốn đã tác động như thế nào đến quá trình hoạt động kinh doanh, để làm được điều này, ta cần xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản và so sánh các loại qua từng thời kỳ

Ngoài ra, ta cũng cần xác định mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa các kỳ cả về số tuyệt đối lẫn tương đối Đồng thời, so sánh và xác định tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty là cao, mức độ phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp đối với chủ nợ là thấp và ngược lại

2.1.3.2 Phân tích Bảng cân đối kế toán

a) Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành lập cũng như đang hoạt động khâu đầu tiên là phải có vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất kinh doanh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Nhưng nhìn chung vốn của doanh nghiệp chia làm hai loại: Tài sản lưu động và tài sản cố định

Trang 18

 Tài sản lưu động

 Vốn bằng tiền

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi lưu trữ tiền mặt cũng nhằm đến ba mục đích sau: mục đích mua bán, dự phòng và đầu cơ

 Mục đích mua bán: Với mục đích này chủ yếu doanh nghiệp còn

lưu trữ tiền mặt để thanh toán tiền hàng, trả lương cho công nhân viên, nộp thuế hay phân phối cổ tức

 Mục đích dự phòng: Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

tiền mặt có điểm luân chuyển không theo nguyên tắc nào cả, do vậy doanh nghiệp phải duy trì một vùng đệm an toàn để thỏa mãn nhu cầu tiền mặt bất ngờ

 Mục đích đầu cơ: Ngoài mục đích mua bán, doanh nghiệp còn lưu

trữ tiền mặt để lợi dụng các cơ hội tạm thời như một sự sụt giảm tức thời về nguyên vật liệu để gia tăng lợi nhuận cho mình

 Các khoản phải thu

Đây là phần tài sản theo dõi các khoản phải thu nhằm xác định đúng thực trạng của các khoản phải thu và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền của doanh nghiệp

 Hàng tồn kho

Để dự trữ hàng tồn kho doanh nghiệp phải tốn kém chi phí Có hai loại chi phí liên quan đến việc dự trữ hàng tồn kho là chi phí đặt hàng và chi phí lưu trữ hàng tồn kho

Chi phí lưu trữ hàng tồn kho là những chi phí biến đổi tăng giảm cùng với

hàng tồn kho, tăng giảm tức là phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho nhiều hay ít, loại chi phí này gồm có: chi phí bảo quản, chi phí thuê mướn kho bãi, chi phí tài chính

Chi phí đặt hàng là những chi phí cố định cho mỗi lần mua hàng, loại chi

phí này gồm chi phí giấy tờ, chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, các chi phí khác

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình kinh doanh, là vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương, tồn tại dưới các

Trang 19

hình thức nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hóa và tiền tệ

Vốn lưu động là một bộ phận tạo nên nguồn tài chính của doanh nghiệp Do đó, yêu cầu quản lý là làm sao xác định được nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết Trên cơ sở đó, tổ chức huy động đủ nguồn vốn đảm bảo cho việc thực hiện tốt đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, đề ra yêu cầu sử dụng tiết kiệm vốn trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn sao cho với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Qua phân tích cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm, mức lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn lưu động là bao nhiêu, cao hay thấp Từ đó cho biết tình hình tổ chức các mặt công tác, mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay xấu và các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay không tiết kiệm Thông qua phân tích sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường quản lý kinh doanh, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp

Tài sản cố định được tính theo lượng giá trị của tài sản cố định ở thời điểm bắt đầu đưa vào sử dụng Loại giá này thường được gọi là nguyên giá hay giá ban đầu

b) Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn

Phần này phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo tài chính Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà quản trị doanh nghiệp thấu được thực trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý sử dụng Về mặt pháp lý, nhà quản trị thấy được trách nhiệm cua mình về tổng số vốn được hình thành như: vốn chủ sở hữu, vay ngân

Trang 20

hàng và các đối tượng khác, các khoản phải trả, phải nộp ngân sách, các khoản phải thanh toán với công nhân viên…

 Nợ phải trả

Đây là số vốn mà doanh nghiệp vay ngắn hạn hay dài hạn Loại vốn này doanh nghiệp chỉ được dùng trong một thời gian nhất định với kỳ hạn phải trả lại cho chủ nợ

 Vốn chủ sở hữu

Loại vốn này thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp hay những bên góp vốn, không phải là những khoản nợ, không phải cam kết thanh toán, sử dụng được vô kỳ hạn Bao gồm:

 Vốn kinh doanh: Được hình thành từ:

 Nguồn vốn pháp định: Là nguồn vốn riêng mà doanh nghiệp phải

có khi tiến hành đăng ký kinh doanh Đối với doanh nghiệp Nhà nước, đó chính là số vốn Nhà nước cấp cho doanh nghiệp và sau đó doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn theo qui định Đối với doanh nghiệp tư nhân, đây chính là số vốn người chủ bỏ ra ban đầu để kinh doanh Đối với doanh nghiệp cổ phần hay liên doanh, hợp tác, đó chính là số vốn mà các cổ đông đóng góp thông qua việc mua bán các cổ phiếu

 Nguồn vốn tự bổ sung: Doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực

cạnh tranh, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh phải đầu tư thêm vốn bằng cách tự tài trợ bằng nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được hoặc lấy từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh

 Nguồn vốn liên doanh: Nguồn vốn mà các đơn vị liên doanh với

doanh nghiệp đóng góp bằng tiền mặt, bằng tiền gửi ngân hàng hoặc vật tư, hàng hóa

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động Nguồn vốn cố định được sử dụng để trang trải cho các tài sản cố định như mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản… Nguồn vốn lưu động chủ yếu để đảm bảo cho tài sản lưu động như: nguyên vật liệu, công cụ lao động, thành phẩm, hàng hóa…

Trang 21

 Quỹ và dự trữ

Gồm quỹ dự trữ, quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi Được hình thành từ lợi tức sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp dùng vào việc mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh hay dự trữ để dự phòng những rủi ro bất ngờ, hay là để khen thưởng, trợ cấp mất việc làm, làm những công việc phúc lợi phục vụ người lao động

 Lợi nhuận chưa phân phối

Đây là số lợi tức do hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phân phối hoặc chưa được sử dụng.

2.1.3.3 Phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán Từ đó, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau

Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta cần xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi (lỗ) giữa kỳ này so với kỳ trước Thông qua việc so sánh cả về tương đối lẫn tuyệt đối, tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự biến động đó Đồng thời, giải trình lợi nhuận thuần thu từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm do nhân tố nào tác động

 Lợi nhuận

Sau một thời gian hoạt động nhất định, doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền Lợi nhuận của doanh nghiệp là chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh

Trang 22

nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp Do đĩ chỉ tiêu lợi nhuận cĩ ý nghĩa rất quan trọng

2.1.3.4 Phân tích các tỷ số chủ yếu về tình hình tài chính

Phân tích các tỷ số tài chính là bước đầu tiên trong phân tích tài chính Các tỷ số tài chính được xây dựng qua mối quan hệ giữa các khoản mục trong các báo cáo tài chính

Từ giác độ quan điểm của nhà đầu tư, việc phân tích các báo cáo tài chính, mục đích nhằm để tiên đốn một cách tồn diện về tương lai của cơng ty Trong khi từ giác độ quan điểm của nhà quản trị, việc phân tích này lại là phương diện hữu ích để dự đốn tình trạng của cơng ty trong tương lai và điều quan trọng hơn nữa, đây là điểm xuất phát cho các hoạt động hoạch định của cơng ty

a) Phân tích nhĩm chỉ tiêu thanh tốn

Liên quan đến nhĩm chỉ tiêu thanh tốn bao gồm các chỉ tiêu về tình hình cơng nợ: các khoản phải thu và tình hình thu nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả

a.1) Hệ số khái quát về tình hình cơng nợ

Là tỷ số giữa khoản phải thu trên khoản phải trả Đây là chỉ tiêu được sự quan tâm của các nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là các đối tượng cho vay

trả phải khoảncác

thu phải khoảncác

Tổngquát

kháisố

Để cĩ tình hình chung về cơng nợ, ta dùng hệ số khái quát để xem xét sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau trước khi đi vào phân tích chỉ tiết Cần lưu ý rằng cơng nợ là những phát sinh tất yếu trong quá trình kinh doanh và vì thế, vấn đề quan trọng khơng phải là số nợ hay tỷ lệ nợ mà là bản chất các khoản nợ và tùy thuộc vào đặc điểm, chiến lược kinh doanh của mỗi ngành, mỗi địa vị khác nhau và mỗi thời điểm khác nhau Duy trì và điều khiển cơng nợ một cách cĩ kế hoạch và trơi chảy cũng là một nghệ thuật trong kinh doanh

a.2) Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời

Chỉ tiêu này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, là thước đo khả năng cĩ thể trả nợ cơng ty Nĩ chỉ ra phạm vi, qui mơ

Trang 23

và các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động cĩ thể chuyển thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ

hạnngắnNợ

độnglưusảnTài thời hiệntoánthanhsốHệ

Nhìn chung, những cơng ty cĩ qui mơ hàng tồn kho nhỏ và dễ dàng thu lại số tiền bán hàng của mình, thường hoạt động một cách an tồn hơn các cơng ty cĩ tỷ số lưu động lớn hơn nhưng lại bán chịu sản phẩm của mình

a.3 ) Hệ số khả năng thanh tốn nhanh

Ngồi tỷ số thanh tốn hiện thời và vốn luân chuyển, người ta cịn xác định khả năng thanh tốn nhanh của doanh nghiệp thơng qua những t ài sản quay vịng nhanh Tài sản quay vịng nhanh là những tài sản cĩ thể nhanh chĩng đưa đến ngân hàng khi cần, là những tài sản cĩ thể nhanh chĩng chuyển đổi thành tiền mặt, nĩ khơng bao gồm hàng tồn kho hay tài sản dự trữ Do đĩ, tài sản quay vịng nhanh là tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho hay tài sản dự trữ

Hệ số thanh tốn nhanh là chỉ tiêu đánh giá khá khắt khe về khả năng thanh tốn Nĩ đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn Nĩ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền với nợ ngắn hạn Hệ số này càng cao thể hiện khả năng thanh tốn càng lớn

hạnngắnNợ

trữ)dựsảnTài khotồn(Hàng-

b) Phân tích nhĩm các tỷ số hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động hay hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại của cơng ty Nĩ là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là cĩ tác dụng đánh giá chất lượng của cơng tác quản lý các loại tài sản sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh của cơng ty.

b.1) Hệ số vịng quay các khoản phải thu (vịng)

Vịng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu bằng tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần và số dư bình quân các khoản phải thu

Trang 24

thu phải khoảncác

quân bìnhdưSố

phải khoảncác

b.2) Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một cơng ty Tỷ số này phản ánh thời gian của một vịng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu

quân bìnhthu phải khoảnCác

quân bìnhtiềnthuKỳ

b.3) Tỷ số vịng quay hàng tồn kho

Đây là chỉ tiêu khá quan trọng bởi việc xác định qui mơ hàng tồn kho như thế nào để đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất, điều này phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố: thời gian trong năm và loại hình kinh doanh Một phương pháp để đo lường tính chất hợp lý và cân đối của hàng tồn kho và so sánh hàng tồn kho với mức tiêu thụ trong năm để tính tỷ số luân chuyển hàng tồn Số vịng quay hàng tồn kho càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vịng hơn và ngược lại

quân bình khotồnHàng

bán hàngvốnGiá kho

tồn hàngquayvòngsố

b.4) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định Về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định của cơng ty sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Tỷ số này càng lớn điều đĩ cĩ nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao

quân bìnhđịnhcốsảntàitrịgiáTổng

b.5) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được tính bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và vốn lưu động trong kỳ Nĩ thể hiện một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Trang 25

quân bìnhđộnglưuVốn

lưuvốnquayVòng

b.6) Hiệu suất sử dụng tồn bộ tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tồn bộ tài sản Nĩ đo lường sự luân chuyển của tồn bộ tài sản Nĩ phản ánh một đồng vốn của cơng ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

quân bìnhsảntàitrịgiáTổng

tàitổngquayVòng

c) Phân tích các tỷ số quản trị nợ (Tỷ số địn bẩy tài chính)

Các tỷ số quản trị nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của một cơng ty Cơ cấu vốn cĩ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đơng và rủi ro phá sản của một cơng ty Vì vậy, các tỷ số này được xem là một chính sách tài chính nhằm gia tăng lợi nhuận của cơng ty Nĩ phản ánh sự gĩp vốn của chủ sở hữu cơng ty trong tổng nguồn vốn Đây là chỉ tiêu khá quan trọng đối với chủ nợ khi quyết định cho vay

c.1) Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản hay cịn gọi ngắn gọn là tỷ số nợ, nĩ đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người đi vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản của cơng ty

Các chủ nợ thường thích một tỷ số vừa phải, tỷ số nợ càng thấp, mĩn nợ càng được đảm bảo trong trường hợp bị phá sản Ngược lại, các chủ sở hữu doanh nghiệp thường muốn cĩ một tỷ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh do việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm sốt doanh nghiệp

Nếu tỷ số quá cao sẽ cĩ nguy cơ khuyến khích sự vơ trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp, họ cĩ thể đưa ra các quyết định kinh doanh liều lĩnh như đầu cơ, kinh doanh trái phép để cĩ thể sinh lợi thật nhiều vì nếu cĩ thất bại sẽ mất mát rất ít do sự đĩng gĩp phần đầu tư của họ quá nhỏ

trả phảinợTổngsản

tàitổngtrênnợsốTỷ

Trang 26

c.2) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu của một cơng ty Nĩ là một chỉ tiêu để đánh giá xem cơng ty cĩ lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho các mục tiêu thanh tốn hay khơng

Tỷ số này càng cao mang lại hiệu quả cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định và kinh doanh cĩ lãi

Tỷ số này càng thấp, mức độ an tồn càng đảm bảo trong trường hợp hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ

Một mức độ nhất định thì cĩ thể chấp nhận được, nhưng nợ quá nhiều là một tín hiệu đáng báo động đối với các nhà đầu tư

hữusởchủVốn

trả phảinợTổng hữu

d) P hân tích các tỷ số về khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là kết quả cuối cùng của một loạt các chính sách và quyết định của cơng ty, đây cũng là đáp số sau cùng về khả năng quản trị của các nhà lãnh đạo Đối với các nhà đầu tư chỉ tiêu này cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào

d.1) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Lợi nhuận được mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu, mỗi gĩc độ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết định quản trị

 Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu: Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá

bán và giá vốn khơng tính đến chi phí kinh doanh Tỷ lệ lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận Tỷ lệ lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí, đặc biệt là chi phí bất biến Để đạt lợi nhuận tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ

cĩ tỷ lệ lãi gộp thích hợp

gộplãilệTỷ

Trang 27

 Tỷ lệ lợi nhuận rịng trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì cĩ bao nhiêu đồng lợi nhuận rịng thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này cĩ ý nghĩa quan trọng hơn nếu chúng ta so sánh với lợi nhuận rịng năm trước Sự thay đổi mức lợi nhuận cĩ thể thay đổi về hiệu quả hoạt động và đường lối sản phẩm của cơng ty

ròngnhuậnLợi

ròngnhuậnlợi

lệTỷ

d.2) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản, hay khả năng sinh lời của vốn đầu tư Được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản trong kỳ

quân bìnhsảntàiTổng

ròngnhuậnLợi

sảntàitổngtrên ròngnhuậnlợi

suất Tỷ

d.3) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu hay chính xác hơn là đo lường khả năng sinh lời trên mức đầu tư của vốn chủ sở hữu Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra đầu tư

quân bình hữusởchủVốn

ròngnhuậnLợi

hữusởchủvốntrênlờisinhsuất Tỷ

2.1.3.5 Phân tích tài chính theo sơ đồ Dupont

Phân tích tài chính cơng ty theo sơ đồ Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận cĩ liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng Các nhà quản lý trong cơng ty thường sử dụng kỹ thuật phân tích này để thấy được bức tranh tồn cảnh về tình hình tài chính của cơng ty, trên cơ sở đĩ đề ra các quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty Kỹ thuật phân tích Dupont thường dựa vào các phương trình dưới đây, và được gọi là phương trình Dupont

quân bìnhsảntàiTổng

ròngnhuậnLợi

ROA

sảntàitổngquayVòng ROS ROA



Trang 28

hữusởchủVốn

quân bìnhsảntàiTổngquân

bìnhsảntàiTổng

ròngnhuậnLợi

hữusởchủVốn

quân bìnhsảntàiTổngquân

bìnhsảntàiTổng

ròngnhuậnLợi

hữusở chủvốnsố Hệ ROAROE

Sơ đồ Dupont trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự luân chuyển tài sản cĩ, mức lợi nhuận trên doanh thu Sơ đồ Dupont là một bức tranh tài chính khá chính xác, sinh động Nĩ mơ tả tình hình tài chính cơng ty tương đối đầy đủ -cụ thể là tình hình hoạt động kinh doanh và tài sản của cơng ty Qua đĩ, cĩ thể hình dung các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của các tỷ số tài chính, từ đĩ cĩ thể tìm ra biện pháp khắc phục, cải thiện tình hình tài chính của cơng ty ngày càng tốt hơn

Trang 29

SƠ ĐỒ 01: PHÂN TÍCH DUPONT

Suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần Tỷ suất lợi

nhuận ròng trên doanh thu

Doanh thu thuần

Nhân

Chia

Cộng Trừ

Chia

Trang 30

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu sử dụng để thực hiện đề tài nghiên cứu này, đều là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính từ phòng kế toán công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tình hình tài chính Có hai phương pháp so sánh: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối

 Phương pháp so sánh số tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ: so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với kết quả thực hiện kỳ trước Việc so sánh này sẽ cho biết khối lượng, qui mô mà doanh nghiệp đạt được tăng hay giảm qua các kỳ phân tích thông qua các chỉ tiêu kinh tế

 Phương pháp so sánh số tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

 So sánh theo chiều dọc là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể ở mỗi bảng báo cáo tài chính

 So sánh theo chiều ngang là quá trình so sánh để thấy được sự biến

đổi cả về số tương đối lẫn về số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp

Trang 31

Chương 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam -Bộ Thương mại

Tên tiếng Việt: Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ Tên giao dịch quốc tế: Tay Nam Bo Petrol Company

Trụ sở chính đặt tại: Số 21, Đường Cách mạng tháng Tám, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Số điện thoại: (0710) 3821656 – 3823655 – 3765767 – 3826906 Fax: (0710) 3822746

Văn phòng đại diện tại: 21 -23 Hồ Tùng Mậu -Quận I -Tp Hồ Chí Minh Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước

Hình thức vốn chủ sở hữu: Vốn ngân sách và vốn tự có Tài khoản mở tại các Ngân hàng:

 Ngân hàng Công thương Việt Nam  Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam  Ngân hàng Thương mại Cổ phần Petrolimex

Trong thời gian đất nước diễn ra chiến tranh, thị trường xăng dầu ở phía Nam cũng như thị trường xăng dầu ở thành phố Hồ Chí Minh đều do 3 hãng lớn: Shell (Hà Lan), Esso(Anh), Caltex(Mỹ) khống chế toàn bộ Và kể từ sau ngày

miền Nam hoàn toàn được giải phóng thì “Công ty xăng dầu miền Nam” trực

thuộc Tổng Cục vật tư được thành lập, với nhiệm vụ trước mắt là đảm bảo an toàn hàng hóa, cơ sở vật chất còn lại chuẩn bị cho công tác phục vụ theo chỉ đạo của Bộ tư lệnh Khu Tây Nam Bộ

Tháng 05/1975, Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập với tên

gọi ban đầu là “Công ty xăng dầu cấp I Khu vực Tây Nam Bộ”

Trang 32

Ngày 07/01/1976, Tổng Cục vật tư bằng văn bản số 03/VH-KH quyết

định thành lập “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” trực thuộc Công ty

xăng dầu miền Nam (Công ty xăng dầu Khu vực II ngày nay)

Tháng 07/1977, Tổng Công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD -QĐ đổi

tên “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành “Tổng kho xăng dầu Cần

Thơ” trực thuộc Công ty xăng dầu Khu vực II

Ngày 11/09/1984, Giám đốc Công ty xăng dầu Khu vực II ban hành quyết

định số 134/TC-QĐ đổi tên “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang”

Ngày 26/12/1988, Tổng Giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam ban

hành quyết định số 2209/XD-QĐ đổi tên “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang” thành “Công ty xăng dầu Hậu Giang” và về trực thuộc Petrolimex Việt Nam

Từ ngày 01/01/2004, Công ty xăng dầu Hậu giang một lần nữa lại đổi tên

thành “Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ”, trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt

Nam theo quyết định số 1680/2003/QĐ-BTM ngày 08/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại

Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng phát triển, hiện nay công ty có 3 chi nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh: Hậu Giang, Sóc trăng, Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể với tổng sức chứa trên 120.000m3/tấn Với những đóng góp cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, công ty đã được Nhà nước tặng thưởng rất nhiều huân chương lao động cũng như được trao tặng nhiều danh hiệu cho từng cá nhân có thành tích xuất sắc nhất, như: huân chương lao động hạng ba, huân chương lao động hạng Nhì,…

3.2 CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Chức năng

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một đơn vị thương mại, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam Công ty có chức năng chính l à kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu,… đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo nhu cầu an ninh quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bàn được phân công

Trang 33

Ngoài mặt hàng chủ yếu là xăng dầu, Công ty còn tổ chức kinh doanh

nhiều loại hình dịch vụ khác như: kinh doanh kho bể, vận tải xăng dầu, dịch vụ

hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu

dùng Bên cạnh đó, Công ty còn có chức năng thực hiện hợp đồng “tái xuất”

sang Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Tiến hành xây dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định Và ngày càng mở rộng thêm các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần Bên cạnh đó phải sử dụng một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp, chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho công ty và xã hội

Tổ chức kinh doanh có hiệu quả đề nhằm tăng th êm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa -hiện đại hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất nước nói chung

Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh một cách có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng Công ty đã giao

Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, các hệ thống đại lý, cũng như tổng đại lý

3.3 HÌNH THỨC KINH DOANH VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH 3.3.1 Hình thức kinh doanh

 Bán buôn  Bán lẻ

 Bán qua tổng đại lý, đại lý  Điều động nội bộ ngành  Tái xuất

Trang 34

3.3.2 Địa bàn kinh doanh

Mạng lưới hoạt động kinh doanh của công ty tập trung chủ yếu ở khu vực miền Tây Nam Bộ Bao gồm Văn phòng Công ty được đặt tại trung tâm Thành phố Cần Thơ và các chi nhánh trực thuộc ở các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang Ngoài ra, công ty còn xây dựng hệ thống kho bể chứa gồm: Tổng kho xăng dầu miền Tây và các hệ thống kho khác và nhiều cửa hàng đại lý kinh doanh xăng dầu

a) Chi nhánh xăng dầu Sóc Trăng

Chi nhánh có tất cả gồm hai phòng nghiệp vụ -Phòng Kinh doanh Tổng hợp và Phòng Kế toán; một hệ thống bao gồm 1 kho chứa và 7 cửa hàng bán lẻ cùng với các đại lý tiêu thụ trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng

Bảng 3.1: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Sóc Trăng

Trang 35

b) Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu

Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu gồm hai phòng nghiệp vụ -Phòng Kinh doanh Tổng hợp và Phòng Kế toán; một hệ thống bao gồm 1 kho chứa và 9 cửa hàng bán lẻ cùng với các đại lý tiêu thụ trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu

Bảng 3.2: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Bạc Liêu

(Số 1/2 -Hòa Bình -Tx Bạc Liêu –T Bạc Liêu)

STT Tên cửa hàng Địa chỉ Điện thoại

3 Cửa hàng XD Gành Hào KV III - TT Gành Hào -

H Đông Hải -T Bạc Liêu 845.080

4 Cửa hàng XD Chủ Chí Ấp 12 - Xã Phong Thạnh Nam -

Ấp Phước Thạnh -Xã Long

Thạnh -H.Vĩnh Lợi -T.Bạc Liêu 811.828

8 Cửa hàng XD Láng Tròn Ấp 3 - Xã Phong Thạnh Đông

A - H Giá Rai - T.Bạc Liêu 852.282

9 Cửa hàng XD Vĩnh Trạc Ấp Vĩnh An - Xã Vĩnh Trạch -

(Nguồn: www.petrolimextnb.com.vn)

Trang 36

c) Chi nhánh xăng dầu Hậu Giang

Chi nhánh có các phòng ban chức năng gồm phòng Kinh doanh tổng hợp, phòng Kế toán; một hệ thống bao gồm 9 cửa hàng bán lẻ cùng với các đại lý tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Bảng 3.3: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Hậu Giang

(Số 851 - Trần Hưng Đạo – P.7 – TX.Vị Thanh - Hậu Giang)

STT Tên cửa hàng Địa chỉ Điện thoại

4 Cửa hàng XD số 15 75 - Trần Hưng Đạo - Tx Vị

Thanh - T Hậu Giang 876.448

5 Cửa hàng XD số 16 Đường Trần Hưng Đạo nối dài

-Tx Vị Thanh -T Hậu Giang 876.521

6 Cửa hàng XD số 17 Ấp Hòa Đức Xã Hòa An

-H Phụng Hiệp - Hậu Giang 869.536

7 Cửa hàng XD số 18 Ấp 1 -Xã Vị Thanh - Vị Thủy -

8 Cửa hàng XD số 19 QL1A -Ấp Long An -Tân Phú

Thạnh -Châu Thành - Hậu Giang 848.350

9 Cửa hàng XD số 20 QL 61 -Ấp Bình Tân -Xã Long

Bình -Long Mỹ - Hậu Giang 873.639

(Nguồn: www.petrolimextnb.com.vn)

Trang 37

d) Hệ thống cửa hàng xăng dầu bán lẻ tại Thành phố Cần Thơ

Hệ thống cửa hàng xăng dầu bán lẻ tại Thành phố Cần Thơ gồm có 10 cửa hàng nằm rải rác khắp Thành phố

Bảng 3.4: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Thành phố Cần Thơ

STT Tên cửa hàng Địa chỉ Điện thoại (0710)

1 Cửa hàng XD số 1 66 -CMT8 -Q Ninh Kiều - Tp Cần

e) Tổng kho xăng dầu miền Tây

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Trà Nóc II –Tp Cần Thơ Sức chứa: 105.000m3

Sản phẩm: Diesel, xăng, dầu hỏa, mazut Nguồn hàng: Nhập trực tiếp từ tàu ngoại

Cầu cảng nhập xuất: 15.000 tấn và cảng xuất 1.000 tấn

Trang 38

Phòng nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Kỹ thuật

Phòng hóa nghiệm: VILAS

 Ngoài ra, công ty còn có các kho khác gồm: Kho xăng dầu Cần Thơ dùng để chứa xăng, Diesel, dầu nhờn, với tổng sức chứa 9.211m3, trụ sở đặt tại số 66 –Cách mạng tháng 8 –Tp.Cần Thơ; và Kho xăng dầu Trà Nóc dùng để chứa Diesel vad Mazut với tổng sức chứa 5.500m3, trụ sở đặt tại Khu Công nghiệp Trà Nóc

3.4 Các lĩnh vực hoạt động của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ 3.4.1 Các lĩnh vực hoạt động của công ty

Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm:  Kinh doanh xăng dầu;

 Các sản phẩm hóa dầu và khí hóa lỏng;

 Kinh doanh kho, cảng (giữ hộ, cấp lẻ, nhập ủy thác);  Vận chuyển xăng dầu;

 Vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu;  Cung ứng tàu biển;

 Dịch vụ ao lường, rửa xe…

3.4.2 Các sản phẩm kinh doanh

Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: -Dầu sáng:

+Xăng A92, A95

+Các loại có tên là G.O (Go –Soil oil)  Dầu Diesel CLC (D.O)

 Dầu hỏa (K.O)  Dầu mazut -Dầu mỡ nhờn

+ Dầu nhờn động cơ + Dầu nhờn truyền động + Dầu công nghiệp + Dầu nhờn

+ Dầu máy

Trang 39

Có rất nhiều loại dầu mỡ nhờn như: PLC Racer Plus, Vistra 4T 300, Energol HD 40…

Ngoài chức năng chính là kinh doanh các sản phẩm xăng dầu, công ty còn

thực hiện nhiều loại hình dịch vụ khác như: kinh doanh kho bể (giữ hộ, cấp lẻ, nhận nhập ủy thác…), vận chuyển xăng dầu, dịch vụ giữ xe, rửa xe, ao lường,

cung ứng tài biển, thiết kế thi công các kho bể chứa xăng dầu, xây dựng các cửa hàng bán lẻ

3.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Để điều hành và thực hiện công tác quản lý trong doanh nghiệp, công ty cần có một bộ máy tổ chức cho riêng mình Mỗi bộ phận khác nhau trong cơ cấu tổ chức đều có trách nhiệm và quyền hạn nhất định Các bộ phận này được bố trí theo từng cấp bậc nhằm đảm bảo cho chức năng quản lý của công ty được thực hiện và có hiệu quả Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như năng lực lao động cảu cán bộ công nhân viên, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý như sau:

Trang 40

SƠ ĐỒ 02: SƠ ĐỒ CƠ CẤU QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

3.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được quản lý theo dạng trực tuyến chức năng Điều này giúp Ban Giám đốc dễ dàng hơn trong công tác điều hành quản lý và các phòng ban cũng dễ dàng thu thập thông tin, kịp thời hỗ trợ nhau khi cần thiết, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn trôi chảy

3.5.2.1 Ban giám đốc

Gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, trong đó:

 Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính về kết quả quản lý, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh trước Tổng Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty

GIÁM ĐỐC

P GIÁM ĐỐC KINH DOANH

P.GIÁM ĐỐC KỲ THUẬT

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG TỔ CHỨC

HÀNH CHÍNH

PHÒNG THANH TRA BẢO

VỆ

CHI NHÁNH

XĂNG DẦU

SÓC TRĂNG

CHI NHÁNH

XĂNG DẦU

BẠC LIÊU

CHI NHÁNH

XĂNG DẦU HẬU GIANG

TỔNG KHO XĂNG

DẦU MIỀN

TÂY

HỆ THỐNG

KHO KHÁC

CÁC CỬA HÀNG

TRỰC THUỘC

CÔNG TY PHÒNG

KINH DOANH

PHÒNG KẾ TOÁN

Ngày đăng: 04/10/2012, 16:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Kim Cương, Phạm Văn Dược (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Đặng Kim Cương, Phạm Văn Dược
Nhà XB: Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2004
2. Nguyễn Minh Kiều (2008). Tài chính daonh nghiệp. Nhà xuất bán Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính daonh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Năm: 2008
3. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bán Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Tấn Bình
Năm: 2004
4. Phan Đức Dũng (2007). Kế toán tài chính. Nhà xuất bán Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính
Tác giả: Phan Đức Dũng
Năm: 2007
5. Nguyễn Thị Thu Trang. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Gas Petrolimex Cần Thơ. Khoa Kinh tế -Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Gas Petrolimex Cần Thơ

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ (Trang 1)
SƠ ĐỒ 01: PHÂN TÍCH DUPONT - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
SƠ ĐỒ 01 PHÂN TÍCH DUPONT (Trang 29)
Bảng 3.1: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Sĩc Trăng - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 3.1 Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Sĩc Trăng (Trang 34)
b) Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
b Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu (Trang 35)
Bảng 3.2: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Bạc Liêu  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 3.2 Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Bạc Liêu (Trang 35)
Bảng 3.2: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Bạc  Liêu - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 3.2 Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Bạc Liêu (Trang 35)
Bảng 3.3: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Hậu  Giang - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 3.3 Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc chi nhánh Hậu Giang (Trang 36)
Bảng 3.4: Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Thành phố Cần Thơ - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 3.4 Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Thành phố Cần Thơ (Trang 37)
SƠ ĐỒ 02: SƠ ĐỒ CƠ CẤU QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU   TÂY NAM BỘ - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
SƠ ĐỒ 02 SƠ ĐỒ CƠ CẤU QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ (Trang 40)
SƠ ĐỒ 03: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TỐN THEO HÌNH THỨC KẾ TỐN TRÊN MÁY VI TÍNH  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
SƠ ĐỒ 03 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TỐN THEO HÌNH THỨC KẾ TỐN TRÊN MÁY VI TÍNH (Trang 44)
SƠ ĐỒ 03: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ  TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
SƠ ĐỒ 03 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH (Trang 44)
Bảng 3.5: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 3.5 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm (2006-2008) (Trang 48)
Bảng 4.1: Đánh giá khái quát tổng tài sản qua ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.1 Đánh giá khái quát tổng tài sản qua ba năm (2006-2008) (Trang 52)
Bảng 4.2: Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn qua ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.2 Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn qua ba năm (2006-2008) (Trang 55)
Bảng 4.2: Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn qua ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.2 Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn qua ba năm (2006-2008) (Trang 55)
Bảng 4.3: Phân tích sự biến động tài sản trong ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.3 Phân tích sự biến động tài sản trong ba năm (2006-2008) (Trang 58)
Bảng 4.4: Phân tích sự biến động nguồn vốn qua ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.4 Phân tích sự biến động nguồn vốn qua ba năm (2006-2008) (Trang 60)
Bảng 4.4: Phân tích sự biến động nguồn vốn qua ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.4 Phân tích sự biến động nguồn vốn qua ba năm (2006-2008) (Trang 60)
Bảng 4.5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.5 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm (2006-2008) (Trang 64)
điều đĩ cần phân tích tình hình cơng nợ để thấy được tính chất hợp lý của các khoản cơng nợ - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
i ều đĩ cần phân tích tình hình cơng nợ để thấy được tính chất hợp lý của các khoản cơng nợ (Trang 66)
Bảng 4.6: Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn trong ba năm  (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.6 Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn trong ba năm (2006-2008) (Trang 66)
Bảng 4.7: Phân tích các khoản nợ ngắn hạn trong ba năm  (2006-2008)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.7 Phân tích các khoản nợ ngắn hạn trong ba năm (2006-2008) (Trang 69)
Bảng 4.7:  Phân tích các khoản nợ ngắn hạn trong ba năm   (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.7 Phân tích các khoản nợ ngắn hạn trong ba năm (2006-2008) (Trang 69)
Mặt khác, tình hình thanh tốn cịn cĩ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
t khác, tình hình thanh tốn cịn cĩ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty (Trang 70)
Bảng 4.8: Phân tích tỷ số khoản phải thu trên khoản phải trả qua   ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.8 Phân tích tỷ số khoản phải thu trên khoản phải trả qua ba năm (2006-2008) (Trang 70)
Bảng 4.9: Phân tích khả năng thanh tốn hiện thời qua ba năm  (2006-2008)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.9 Phân tích khả năng thanh tốn hiện thời qua ba năm (2006-2008) (Trang 72)
Bảng 4.9: Phân tích khả năng thanh toán hiện thời qua ba năm   (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.9 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời qua ba năm (2006-2008) (Trang 72)
Bảng 4.10: Phân tích khả năng thanh tốn nhanh qua ba năm (2006-2008)  Chỉ tiêu TSLĐ và ĐTNH  (Trđ) Hàng tồn kho (Trđ) Hàng dự trữ quốc gia   (Trđ) Nợ ngắn hạn (Trđ)  Hệ số  thanh tốn nhanh (lần)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.10 Phân tích khả năng thanh tốn nhanh qua ba năm (2006-2008) Chỉ tiêu TSLĐ và ĐTNH (Trđ) Hàng tồn kho (Trđ) Hàng dự trữ quốc gia (Trđ) Nợ ngắn hạn (Trđ) Hệ số thanh tốn nhanh (lần) (Trang 73)
Bảng 4.10: Phân tích khả năng thanh toán nhanh qua ba năm  (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.10 Phân tích khả năng thanh toán nhanh qua ba năm (2006-2008) (Trang 73)
Bảng 4.11: Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu qua ba năm (2006-2008)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.11 Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu qua ba năm (2006-2008) (Trang 75)
Bảng 4.11: Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu qua   ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.11 Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu qua ba năm (2006-2008) (Trang 75)
4.2.2.3 Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
4.2.2.3 Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho (Trang 76)
Bảng 4.12: Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho qua   ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.12 Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho qua ba năm (2006-2008) (Trang 76)
Bảng 4.13: Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định qua ba năm (2006-2008)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.13 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định qua ba năm (2006-2008) (Trang 78)
Bảng 4.13: Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định qua ba năm  (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.13 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định qua ba năm (2006-2008) (Trang 78)
Bảng 4.14: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động qua ba năm (2006-2008)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.14 Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động qua ba năm (2006-2008) (Trang 79)
Bảng 4.15: Phân tích tình hình sử dụng tổng tài sản qua ba năm (2006-2008)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.15 Phân tích tình hình sử dụng tổng tài sản qua ba năm (2006-2008) (Trang 80)
Bảng 4.16: Phân tích các chỉ tiêu quản trị nợ qua ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.16 Phân tích các chỉ tiêu quản trị nợ qua ba năm (2006-2008) (Trang 80)
Bảng 4.15: Phân tích tình hình sử dụng tổng tài sản qua ba năm  (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.15 Phân tích tình hình sử dụng tổng tài sản qua ba năm (2006-2008) (Trang 80)
Bảng 4.16: Phân tích các chỉ tiêu quản trị nợ qua ba năm (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.16 Phân tích các chỉ tiêu quản trị nợ qua ba năm (2006-2008) (Trang 80)
Bảng 4.17: Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời qua ba năm (2006-2008)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.17 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời qua ba năm (2006-2008) (Trang 83)
Bảng 4.17: Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời qua ba năm  (2006-2008) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Bảng 4.17 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời qua ba năm (2006-2008) (Trang 83)
Sơ đồ 03: Phân tích tình hình tài chính theo sơ đồ Dupont - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Sơ đồ 03 Phân tích tình hình tài chính theo sơ đồ Dupont (Trang 87)
Sơ đồ 03: Phân tích tình hình tài chính theo sơ đồ Dupont - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Sơ đồ 03 Phân tích tình hình tài chính theo sơ đồ Dupont (Trang 87)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN QUA BA NĂM (2006-2008) (Dạng rút gọn) (Dạng rút gọn)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
2006 2008) (Dạng rút gọn) (Dạng rút gọn) (Trang 99)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN QUA BA NĂM (2006-2008) (Dạng rút gọn) (Dạng rút gọn)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
2006 2008) (Dạng rút gọn) (Dạng rút gọn) (Trang 99)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN QUA BA NĂM (2006-2008)  (Dạng rút gọn) - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
2006 2008) (Dạng rút gọn) (Trang 99)
221 Tài sản cố định hữu hình 50.036 98.635 95.877 - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
221 Tài sản cố định hữu hình 50.036 98.635 95.877 (Trang 100)
433 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
433 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố (Trang 101)
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA BA NĂM (2006-2008) (2006-2008)  - Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
2006 2008) (2006-2008) (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w