Song việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, từ đó có những đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nắm được nguyên nhân của những tồn tại v
Trang 1Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần May sông Hồng : Luận văn ThS Kinh doanh và quản lý: 60 34
05 / Đường Thị Thanh Hải ; Nghd : PGS.TS Nguyễn Văn Định
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán độc lập và phải thích ứng với các yêu cầu của cơ chế thị trường Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, các yếu tố cần thiết của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh theo mục đích nhất định Do đó, hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu tương đối tổng hợp, đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả hoặc hiệu quả kinh doanh thấp thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thấp, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn và nếu hiệu quả kinh doanh thấp trong một thời gian dài có thể đe doạ đến sự tồn tại của doanh nghiệp
Ở nước ta, việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh không còn là điều mới mẻ Đã có rất nhiều tài liệu, giáo trình, luận văn nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Song việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, từ đó có những đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nắm được nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lại có nhiều điều mới mẻ
2 Tình hình nghiên cứu
Trải qua hơn 20 năm phát triển, đến nay, Công ty May Sông Hồng là một trong mười doanh nghiệp dệt may hàng đầu tại Việt Nam với các thế mạnh là các sản phẩm gia công xuất khẩu may mặc, sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp v.v Không dừng lại ở đó, mục tiêu chiến lược của Công ty là trực tiếp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng mà không qua các hệ thống trung gian (trực tiếp lo từ đầu vào là nguyên vật liệu, thiết kế để cuối cùng đầu ra là sản phẩm hoàn chỉnh) qua đó sẽ bỏ dần kiểu truyền thống của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là gia công cố hữu Để đạt được mục tiêu này, một trong những bài toán quan trọng mà Công ty phải tìm lời giải đó là vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là yêu cầu trước mắt mà còn là vấn đề mang tính chiến lược đối với Công
ty Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp nói chung
và với Công ty may Sông Hồng nói riêng, đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty may Sông Hồng” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Lựa chọn đề tài trên, tác giả mong muốn đi sâu phân tích thực
trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty may Sông Hồng; đưa ra những nhận định, đánh giá để từ đó có những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích: Thông qua nghiên cứu sẽ đưa ra đánh giá về hiệu quả kinh doanh, đề xuất phương hướng
và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty May Sông Hồng
Nhiệm vụ:Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng của Công ty May Sông Hồng
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty May Sông Hồng
Trang 24 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh của Công ty may Sông Hồng nói riêng Đề tài cũng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đề xuất phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty May Sông Hồng trong giai đoạn 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008; những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty May Sông Hồng trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử -Phương pháp phân tích và tổng hợp -Phương pháp thống kê, mô hình, so sánh, đối chiếu -Phương pháp khảo sát thực tế
6 Những đóng góp của luận văn
- Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận chung về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty May Sông Hồng; những mặt đạt được và những hạn chế của Công ty; luận giải những nguyên nhân của những hạn chế đó
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty May Sông Hồng trong thời gian tới
7 Bố cục của luận văn: Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần may Sông Hồng
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần may Sông Hồng
Trang 3CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm hiệu quả: Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện mục tiêu
hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định
1.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh : Từ việc phân tích các quan niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, trong phạm vi luận văn này "Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp"
1.1.3 Phân loại hiệu quả
1.1.3.1 Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân: Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động
kinh doanh của từng doanh nghiệp, Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế Về cơ bản
nó là sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời
kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí
1.1.3.2 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh bộ phận lại thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí từng yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy
1.1.3.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh : Hiệu quả tuyệt đối được tính toán cho từng phương án
bằng cách xác định mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra khi thực hiện mục tiêu.Hiệu quả
so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối, hoặc so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc kết quả của các phương án với nhau
1.2 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.2.1 Nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1.1 Đảm bảo sự thống nhất biện chứng về mặt thời gian và không gian
Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không được làm giảm hiệu quả khi xét trong dài hạn, hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất trước không được làm hạ thấp hiệu quả của chu kỳ sau Bên cạnh
đó, có hiệu quả kinh doanh hay không còn phụ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động cụ thể nào đó có ảnh hưởng tăng hay giảm như thế nào đối với cả hệ thống mà nó có liên quan
1.2.1.2 Xét trên cả hai mặt định lượng và định tính : Về định lượng, hiệu quả kinh tế phải được thể hiện
trong mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu, giảm chi Về định tính, trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đó không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được
mà còn đánh giá chất lượng của kết quả ấy
1.2.1.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ cả mặt hiện vật và mặt giá trị của hàng hóa
Mặt hiện vật của hàng hóa thể hiện ở số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm; mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm hàng hóa, của kết quả và chi phí bỏ ra
1.2.1.4 Đảm bảo tính chính xác của các số liệu tính toán : Các số liệu tính toán các chỉ tiêu hiệu quả phải
là số liệu chính xác, phản ánh khách quan hoạt động của doanh nghiệp Bởi vì các chỉ tiêu hiệu quả là những chỉ tiêu rất quan trong đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp
Trang 41.2.1.5 Đánh giá hiệu quả phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau : để có cái nhìn chính xác
thì khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả cho hoạt động quản trị doanh nghiệp thì phải sử dụng nhiều chỉ tiêu đánh giá về nhiều mặt khác nhau của doanh nghiệp …
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Lợi nhuận và doanh lợi của hoạt động Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của kinh
doanh trong một thời kỳ nhất đinh
a) Tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh: Tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh được tính
như sau: LN = DT - CP
Trong đó:LN: là tổng lợi nhuận DT: là tổng doanh thu -CP: là tổng chi phí
Như vậy, xét về mục đích kinh doanh thì lợi nhuận là động cơ trực tiếp của các doanh nghiệp, xét về hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất
b) Doanh lợi của hoạt động kinh doanh
Phương pháp 1: Doanh lợi theo chi phí (Dcf) được tính theo công thức:
CP Chỉ tiêu Dcf cho biết một đồng chi phí bỏ ra có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả
Phương pháp 2: Doanh lợi theo doanh thu:
DT Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả
Phương pháp 3: Doanh lợi theo vốn, thông thường là doanh lợi theo vốn lưu động
1.2.2.2 Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng tài sản và vốn của doanh nghiệp
a) Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Sức sinh lời của VCĐ = Lợi nhuận thuần
VCĐ bình quân Chỉ tiêu này còn gọi là hệ số doanh lợi của VCĐ, nó cho biết một đồng VCĐ bình quân mang lại mấy đồng lợi nhuận thuần trong kỳ
VCĐ cho 1 lao động = VCĐ bình quân
Số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết xu hướng có tính hợp lý của việc tăng TSCĐ cho một lao động
b) Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Sức sản xuất, sức sinh lời của VLĐ
Trang 5Sức sản xuất của VLĐ = Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân Sức sản xuất của VLĐ cho biết một đồng VLĐ làm ra mấy đồng doanh thu thuần trong kỳ
* Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại, chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển
c) Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nói chung
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng VCĐ, VLĐ, chúng ta cần xem xét hiệu quả
sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Hệ số sinh lời của vốn = Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn Đầu tư Đây còn được gọi
là tỷ lệ hoàn vốn Đầu tư
Hệ số sinh lợi doanh thu thuần = Lợi nhuận
Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận Trong công thức trên chỉ tiêu lợi nhuận thường là lợi nhuận ròng trước thuế hoặc sau thuế, lợi tức hoặc lợi tức gộp
1.3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó liên quan tới tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nó chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau
Muốn đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được những yếu tố nào tác động đến kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
a) Vốn kinh doanh: Ngày nay, nói đến kinh doanh thì yếu tố đầu tiên được quan tâm chính là vốn Đây
là yếu tố nền tảng cho một hoạt động kinh doanh Vốn kinh doanh của một doanh nghiệp được thực hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong kinh doanh.Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc thành lập các loại hình doanh nghiệp theo luật định Vốn kinh doanh là một trong những tiềm năng quan trọng nhất của doanh nghiệp Tiềm lực vốn lớn hay nhỏ là một trong những yếu
tố xếp loại doanh nghiệp có quy mô lớn, trung bình hay nhỏ.Vốn kinh doanh là điều kiện, khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc tối đa hóa lợi ích dựa trên cơ sở chi phí bỏ ra hay tối thiểu hóa chi phí cho một mục tiêu nhất định nào đó Trong lĩnh vực kinh doanh không thể thiếu khái niệm chi phí khi muốn có kết quả Vì vậy mà vốn kinh doanh chính là cơ sở để tạo ra lợi nhuận, đạt được mục đích cuối cùng của kinh doanh
Thiếu vốn sẽ làm cho doanh nghiệp khó hoạt động, khó mở rộng kinh doanh và làm giảm hiệu quả do không tận dụng được lợi thế quy mô, không tận dụng được các cơ hội và thời cơ kinh doanh
b) Yếu tố nhân sự và tổ chức bộ máy quản lý : Một cơ cấu sản xuất hợp lý là cơ sở để tạo ra mộtcơ cấu tổ
chức phù hợp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một cơ cấu hợp lý còn góp phần xác định chiến lược kinh doanh thông qua cơ chế ra quyết định và ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của chiến lược đó
Trang 6Yếu tố quản trị doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn
trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động Muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải có
khả năng cạnh tranh, có lợi thế về chất lượng và sự khác biệt hóa sản phẩm, giá cả, tốc độ cung ứng… điều
này phụ thuộc vào tài quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các
nhà quản trị cấp cao bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính
quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp
c) Nghệ thuật kinh doanh: Nghệ thuật kinh doanh là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phương tiện,
các tiềm năng, các cơ hội, các kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được mục
đích đề ra của doanh nghiệp.Nghệ thuật kinh doanh là đảm bảo cho doanh nghiệp luôn tồn tại và phát triển
d) Mạng lưới kinh doanh và các kênh phân phối : Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và
phát triển thì mỗi doanh nghiệp đều phải mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, bởi vì đó chính là cách
thức để các doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm của mình
e) Các đòn bẩy kinh tế trong doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp sử dụng các hình thức khuyến khích vật chất,
thưởng phạt nghiêm minh sẽ tạo ra động lực cho người lao động cố gắng hơn trong công việc của mình, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
a) Thị trường Thị trường tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua các yếu
tố sau:* Nhu cầu thị trường : Nhu cầu thị trường là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua muốn mua
và sẵn sàng mua ở mức giá cụ thể
* Khả năng cung ứng: Khả năng cung ứng tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông
qua việc tiêu thụ
* Giá cả: Giá cả trong nền kinh tế thị trường biến động phức tạp trên cơ sở quan hệ cung cầu
* Cạnh tranh: Tình hình cạnh tranh trên thị trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp Cạnh tranh càng gay gắt có nghĩa là doanh nghiệp càng phải khó khăn và vất vả để tồn tại và phát
triển Ngoài ra cạnh tranh còn dẫn tới giảm giá bán, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
b) Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy phạm sản
xuất kinh doanh… Những quy định của pháp luật về sản xuất kinh doanh có tác động trực tiếp đến kết quả và
hiệu quả sản xuất kinh doanh Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và ngược lại
c) Môi trường chính trị: Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiền đề cho việc phát triển các hoạt
động đầu tư
d) Môi trường văn hóa xã hội: Môi trường văn hóa xã hội bao gồm: điều kiện xã hội, trình độ giáo
dục, phong cách, lối sống, phong tục truyền thống, tình trạng công ăn việc làm
e) Cơ sở hạ tầng: Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên
lạc, điện, nước… cũng như sự phát triển của y tế, giáo dục đều là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp
f) Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường:Đây là giá trị vô hình của doanh
nghiệp, nó tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Sự tác động đó là gián tiếp và
khó nhìn nhận được
g) Yếu tố khoa học và công nghệ: Yếu tố khoa học và công nghệ làm cơ sở cho yếu tố kinh tế, là cơ sở
để đưa ra các sản phẩm mới, tác động vào mô hình tiêu thụ sản phẩm và hệ thống cung ứng dịch vụ
Trang 71.3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
các biện pháp cơ bản mà các doanh nghiệp thường sử dụng đó là:
- Mở rộng thị trường, tích cực tìm kiếm các thị trường mới đi đôi với việc duy trì và củng cố các thị trường truyền thống - Tăng cường năng lực tài chính của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và
sử dụng tài sản của doanh nghiệp.- Nâng cao khả năng tổ chức và quản lý của bộ máy quản lý doanh nghiệp.-
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý.- Nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với việc hạ giá thành sản phẩm.- Hoàn thiện các dịch vụ phục vụ khách hàng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh
Trang 8CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY SÔNG HỒNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần may Sông Hồng tiền thân là xí nghiệp may 1-7 ( thành lập năm 1988) Xí nghiệp trực thuộc sự quản lý của công ty dịch vụ thương nghiệp Nam Định, chủ yếu là gia công xuất khẩu may mặc Những năm đầu cơ sở vật chất của xí nghiệp còn nghèo nàn với 50 cán bộ, 50 máy khâu đạp chân, hơn 100 công nhân và 400m2 nhà xưởng Ngày 24-11-1992 xí nghiệp đổi tên thành công ty May Sông Hồng Từ năm 1992-1997 những cố gắng của công ty đã mang lại nhiều kết quả : sản phẩm của công ty bắt đầu có uy tín trên thị trường xuất khẩu, nhiều khách hàng khó tính nhất đã ký kết làm ăn lâu dài với công ty Năm
1997, thực hiện sự đổi mới doanh nghiệp nhà nước, chính phủ cho phép công ty sát nhập với xí nghiệp chế biến bông để thực hiện dự án phát triển quy mô sản xuất Tháng 7-2004 công ty đã chuyển thành công ty cổ phần may Sông Hồng Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của công ty Công ty
cổ phần may Sông Hồng hiện nay được hiệp hội dệt may Việt Nam bình chọn là một trong mười doanh nghiệp dệt may lớn nhất trong cả nước
2.1.1.2 chức năng và nhiệm vụ của công ty:
*Chức năng chính của công ty là gia công may mặc các loại áo jacket, quần short và sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp , siêu cao cấp đáp ứng theo nhu cầu theo đơn đặt hàng xuất khẩu trong và ngoài nước
* Nhiệm vụ: - Xây dựng và tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công may mặc, chăn ga gối đệm.-Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh ,phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lượccủa công ty.- Tổ chức nghiên cứu ,nâng cao cất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Bảo toàn và phát triển vốn.- Thực hiện và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc,nâng cao trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật trình độ chuyên môn cho người lao động - Bảo vệ doanh nghiệp , bảo vệ môi trường , giư gìn an ninh trật tự, và an toàn xã hội ,làm tròn nghĩa vụ quốc phòng
Trang 92.1.1.3 đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
Ghi chú: Quan hệ điều hành trực tiếp
Quan hệ điều hành Hệ thống Quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội và môi trường
Cơ cấu tổ chứ bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến -chức năng đứng đầu là hội đồng quản trị, tổng giám đốc điều hành chỉ đạo trực tiếp xuống các đơn vị sản xuất kinh doanh với sự giúp việc của các phó tổng giám đốc và tư vấn của các phòng ban chức năng
2.1.2 Một số đặc điểm nguồn lực của công ty
2.1.2.1 Đặc điểm về nguồn nhân lực:
Công ty có đội ngũ lao động đông đảo bao gồm nhiều loại nhiều trình độ tay nghề khác nhau: đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân và lao động giản đơn Tuy nhiên, với qui mô sản xuất, thị trường hoạt động như hiện nay thì số lượng người lao động tốt nghiệp đại học và cao đẳng hiện có ở công ty còn ít
Lao động trong công ty nữ nhiều hơn nam Thực tế số nữ tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất trực tiếp Số lao động trực tiếp chiếm từ 78% đến 84%, chứng tỏ bộ máy của công ty gọn nhẹ, độ tuổi trung bình
là 28 Điểm yếu về công tác nhân sự trong công ty là các chính sách nhân sự chưa chủ động phát triển yếu tố con người mà thiên về đánh giá công việc
Ban thanh tra
Xưởng May 1
B/p thị trường văn phòng SH2
Xưởng giặt Bông
Xưởng Chăn
Xưởng May 3
2 Cửa hàng KD tổng h ợp
Trang 10Hồng đã xây dựng được qui trình sản xuất gia công rất tốt Bên cạnh đó, để thâm nhập vào thị trương chăn ga gối đệm công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất mặt hàng này, đây là dây chuyền sản xuất liên tục
- Qui trình sản xuất sản phẩm may mặc:
Sơ đồ 2.2:Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm may mặc
( Nguồn: Phòng Kỹ thuật- công ty cổ phần may Sông Hồng)
- Qui trình sản xuất chăn ga gối đệm
Sơ đồ 2.3 :Sơ đồ dây chuyền sản xuất chăn ga gối đệm
( Nguồn: Phòng Kỹ thuật- công ty cổ phần may Sông Hồng)
* Đặc điểm sản phẩm của công ty:
- Sản phẩm may mặc:Áo jacket: ( chiếm 60%) + Quần nam nữ (quần dài và short ), quần áo trẻ em (chiếm 30% ) + áo vest nữ (chiếm9% ) +Váy (chiếm1% )
-Sản phẩm chăn ga gối đệm: Sán xuất phục vụ thị trường nội địa:
+ Chăn ga gối đệm mùa đông + Chăn ga gối đệm xuân thu
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Khách hàng
Xưởng tạo mẫu đối
Gửi mẫu xuống xưởng Sản xuất
Duyệt mẫu đối
Máy lắc Máy đùn chăn
Máy chần chăn
Đóng gói
Trang 11Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may Sông Hồng
5 Tổng nguồn vốn 143.837.310 222.785.266 302.729.675 300.619.622 Vốn chủ sở hữu 17.151.743 19.570.211 31.712.229 47.475.552
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2008 của Công ty cổ phần may Sông Hồng)
2.2.1.1 Về doanh thu: Trong thời kỳ từ năm 2005 đến 2008 doanh thu của công ty tăng trưởng với tốc độ
bình quân là 40,9%/năm
2.2.1.2 Về lợi nhuận: Trong thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận bình quân
là 126,8%/ năm, một tốc độ tăng trưởng rất cao đối với một doanh nghiệp Điều này cho thấy các chiến lược sản xuất kinh doanh và việc thực hiện các chiến lược này của công ty là tương đối tốt trong những năm vừa qua Có thể nói thông qua chỉ tiêu lợi nhuận chúng ta có thể đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua là rất tốt
cũng đạt rất cao Tốc độ tăng trưởng bình quân của chỉ tiêu nộp ngân sách trong thời kỳ này đạt 121,3%/năm
2.2.1.4 Về tổng tài sản: Với những bước tăng trưởng nhanh về doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận thì công ty
cũng đã tích lũy được vốn cho mình thông qua chỉ tiêu tổng tài sản của doanh nghiệp Năm 2005, tổng tài sản của công ty là 143.837.310 ngàn đồng thì năm 2006, với tốc độ tăng là 54,9% tổng tài sản của công ty đạt 222.785.266 ngàn đồng Năm 2007 tốc độ tăng của tài sản là 35,9% và đạt 302.729.675 ngàn đồng Năm
2008 tốc độ tăng tài sản của công ty giảm 0,7% và đạt 300.619.622 ngàn đồng
2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty
2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu kết quả sinh lợi của vốn
Trang 12Bảng 2.2: Chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí
Tổng doanh thu (ngđ) DT 448.139.781 726.113.243 951.345.107
Chi phí kinh doanh (ngđ) CP 443.642.854 719.365.667 926.168.517
Hiệu quả theo chi phí H = DT/CP 1,01 1,009 1,027
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006 -2008 của Công ty cổ phần may Sông Hồng)
Chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí cho biết một đồng chi phí bỏ ra thì công ty sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí ở công ty cổ phần may Sông Hồng - một công ty chuyên sản xuất kinh doanh và gia công hàng may mặc- không cao như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khác và thực tế so với số liệu trung bình ngành thì chỉ tiêu này cũng tương đối thấp hơn Năm 2006 trung bình ngành
là 1,07; 2007 là 1,079 và 2008 là 1,0058 Nhưng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh ở công ty cổ phần may Sông Hồng nhìn chung qua các năm phân tích đều có xu hướng tăng lên điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty có tính bền vững lâu dài
Bảng 2.3: Chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006 -2008 của Công ty cổ phần may Sông Hồng)
Chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh (DVKD) cho biết một đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp bỏ
ra sẽ thu về được mấy đồng lợi nhuận so với số liệu trung bình ngành thì 2006 trung bình ngành là 0,074;
2007 là 0,07 và 2008 là 0,051 Nghĩa là trong 2 năm 2006 và 2007 thì chỉ tiêu này còn xa mới đạt được mức trung bình ngành nhưng đến năm 2008 thì chỉ tiêu này của công ty đã bắt kịp và còn vượt được cả mức trung bình ngành Điều này càng thể hiện sự phát triển của công ty trong năm 2008
Bảng 2.4: Chỉ tiêu doanh lợi của vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận (ngđ) LN 3.119.142 5.354.305 20.069.470 Vốn chủ sở hữu bình
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006 -2008 của Công ty cổ phần may Sông Hồng)
Có thể nói đối với các doanh nghiệp, họ rất quan tâm đến chỉ tiêu hiệu quả Doanh lợi của vốn chủ sở hữu Bởi vì chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp biết được một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Đây là chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của vốn