1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện thanh oai đến năm 2020

98 928 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 17,92 MB

Nội dung

Vì lợi ích chạytheo lợi nhuận tối đa mà các doanh nghiệp, các tổ hợp sản xuất, chủ sở hữu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính là các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoáimôi tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Vũ Quyết Thắng

Hà Nội 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện được luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xinbày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Môi trường,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn quan tâm vàtận tình truyền đạt những những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập

và rèn luyện tại trường

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Vũ Quyết Thắng, ngườihướng dẫn trực tiếp, đã tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo điều kiện cho tôitrong suốt thời gian thực hiện Luận văn thạc sỹ này

Xin chân thành cảm ơn Giám đốc và cán bộ Trung tâm giáo dục và truyền thôngMôi trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành điềutra, nghiên cứu đặc biệt là tập thể cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường, phòngKinh tế, Chi cục Thống kê huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ

để tôi hoàn thành công việc

Trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ tôi thực hiện đề tài

Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè nhữngngười quan tâm động viên, đồng thời là chỗ dựa tinh thần lớn giúp tôi hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao trong suốt thời gian học tập và làm Luận văn vừa qua

Hà Nội, tháng 12 năm 2012

Học viên

Trịnh Thị Mai

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG 3

1.1.1 Khái niệm quy hoạch môi trường 3

1.1.2 Mối liên hệ giữa quy hoạch môi trường và quy hoạch phát triển 4

1.1.3 Mục tiêu của quy hoạch môi trường 5

1.1.4 Nội dung quy hoạch môi trường 6

1.1.5 Tiến trình quy hoạch môi trường 7

1.1.6 Các giải pháp thực hiện quy hoạch môi trường vùng 8

1.1.7 Phân vùng trong quy hoạch môi trường 9

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI 10

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 10

1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 15

1.2.3 Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 25

Chương 2 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 35

2.1.1 Đối tượng 35

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 35

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THANH OAI 38

Trang 4

3.2 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THANH

OAI TỚI NĂM 2020 39

3.2.1 Hiện trạng môi trường huyện Thanh Oai 40

3.2.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn 50

3.2.3 Hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn 52

3.3 PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN THANH OAI ĐẾN NĂM 2020 52

3.3.1 Phân vùng môi trường huyện Thanh Oai 52

3.2.2 Xu thế biến đổi môi trường các tiểu vùng môi trường huyện Thanh Oai đến năm 2020 59

3.4 MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THANH OAI TỚI NĂM 2020 69

3.4.1 Mục tiêu chung 69

3.4.2 Mục tiêu cụ thể 69

3.5 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THANH OAI 71

3.5.1 Giải pháp chung 71

3.5.2 Tiểu vùng môi trường đô thị và công nghiệp 72

3.5.3 Tiểu vùng môi trường nông thôn- nông nghiệp 73

3.6 GIÁM SÁT VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 76

3.7 ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm 16

Bảng 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm 16

Bảng 1.3 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 17

Bảng 1.4 Thống kê diện tích một số cây trồng chính 18

Bảng 1.5 Tình hình phát triển ngành công nghiệp - xây dựng 20

Bảng 1.6 Một số chỉ tiêu bình quân của ngành trồng trọt 27

Bảng 1.7 Quy hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản 28

Bảng 3.1 Kết quả quan trắc mẫu không khí vi khí hậu 46

Bảng 3.2 Kết quả quan trắc nước mặt 48

Bảng 3.3 Kết quả quan trắc nước ngầm 49

Bảng 3.4 Đặc điểm tiểu vùng môi trường nông thôn-nông nghiệp 55

Bảng 3.6 Đặc điểm tiểu vùng môi trường đô thị và công nghiệp 57

Bảng 3.7 Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và các vấn đề môi trường tiểu vùng đô thị và công nghiệp 59

Bảng 3.8 Dự báo tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp 60

Bảng 3.10 Biến động sử dụng đất đai giai đoạn năm 2010→ 2020 63

Bảng 3.11 Dự đoán tải lượng nước thải từ lò mổ gia súc 66

Bảng 3.12 Vị trí các điểm quan trắc không khí ở tiểu vùng môi trường đô thị và công nghiệp 76

Bảng 3.13 Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt của tiểu vùng môi trường đô thị và công nghiệp 77

Bảng 3 14 Vị trí các điểm lấy mẫu không khí tiểu vùng môi trường nông thôn-nông nghiệp 77

Bảng 3.15 Vị trí quan trắc lấy mẫu nước mặt tiểu vùng môi trường nông thôn- nông nghiệp 77

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí huyện Thanh Oai 11

Hình 2.1 Phạm vi nghiên cứu 35

Hình 3.1 Quy trình quy hoạch môi trường huyện Thanh Oai 38

Hình 3.2 Khâu thu gom và vận chuyển rác 51

Hình 3.3 Phân vùng môi trường huyện Thanh Oai 54

Hình 3.4 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 64

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

QHPT : Quy hoạch phát triển

PTBV : Phát triển bền vững

GTSX : Giá trị sản xuất

ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á

QHTTPTKTXH : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

ĐKTN : Điều kiện tự nhiên

THPT : Trung học phổ thông

BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường

TN& MT : Tài nguyên & Môi trường

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyện Thanh Oai cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, huyện đã và đangtừng bước phát triển mạnh mẽ tất cả các ngành; phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từthị trấn đến các xã nông thôn; phát triển các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề.Đồng thời các lĩnh vực y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao ngàycàng củng cố và phát triển Cùng với sự phát triển của các ngành đã đem lại hiệuquả kinh tế trước mắt, từng bước nâng cao thu nhập của người dân Vì lợi ích chạytheo lợi nhuận tối đa mà các doanh nghiệp, các tổ hợp sản xuất, chủ sở hữu của các

cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính là các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoáimôi trường, làm phát sinh các vấn đề môi trường cấp bách như: Vấn đề bảo vệ môitrường tại các khu công nghiệp, vấn đề quản lý và khống chế ô nhiễm không khí dohoạt động giao thông, sản xuất và quá trình đô thị hóa, vấn đề quản lý chất thải rắn,chất thải nguy hại, vấn đề thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất do chưachú ý hoặc tìm cách né tránh những chi phí cho bảo vệ môi trường, các yếu tố môitrường vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch của các ngành Bởi vậy, việc đánhgiá thực trạng môi trường của huyện và rà soát loại quy hoạch phát triển của cácngành đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất để đưa ra các biện pháp để điều chỉnh, đảmbảo phù hợp với chiến lược phát triển môi trường quốc gia từ nay đến năm 2020 làyếu tố hết sức quan trọng

Trước yêu cầu phát triển bền vững, tác giả chọn đề tài “Quy hoạch bảo vệ môi

trường huyện Thanh Oai đến năm 2020” là việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng đất ở địa phương, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăngthu nhập, nâng cao đời sống cho người dân và bảo vệ môi trường

Trang 9

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

b Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng được bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trường huyện Thanh Oai

- Dự báo được các xu thế biến đổi môi trường, tài nguyên huyện Thanh Oaidưới tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa và phụ cận

- Đề xuất được các quan điểm, mục tiêu, các chương trình dự án ưu tiên cùngcác giải pháp thích hợp để xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện quyhoạch môi trường huyện đến năm 2020 phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trườngquốc gia và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong vùng

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

1.1.1 Khái niệm quy hoạch môi trường

Môi trường là thế giới quanh ta, bao gồm những thể sống và những thể khôngsống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật có hoạt động kinh tế, xãhội của con người trong mối quan hệ phức tạp giữa con người và giới tự nhiên Môitrường có 5 chức năng cơ bản [5]

Nhận biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiênquyết để đảm bảo phát triển bền vững Vì vậy phân vùng chức năng môi trường củamột khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử dụngtài nguyên một cách hiệu quả

Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về khái niệm quy hoạch môitrường (QHMT) vì có thể coi quy hoạch môi trường là một ngành khoa học do đótồn tại nhiều quan niệm, phương pháp nghiên cứu khác nhau về vấn đề này

Ở Bắc Mỹ cho rằng “QHMT bao gồm quy hoạch tổng hợp gồm nhiều vấn đề

có liên quan với sự tham gia của các cơ quan chức năng từng vùng”

Ở Châu Âu, QHMT được sử dụng cho quá trình quy hoạch sử dụng đất hayQHMT được sử dụng như cầu nối của quy hoạch không gian với việc xây dựngchính sách môi trường

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB (1991) trong quy hoạch nhằm pháttriển vùng, các thông số môi trường cần được đưa vào quy hoạch ngay từ đầu và sảnphẩm cuối cùng là phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng với những cân nhắc cầnthiết tới nhu cầu phát triển bền vững bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên

và môi trường

Theo Greg Lindsey (1997) thì QHMT “là quá trình sử dụng một cách hệthống các kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai củamôi trường”

Theo Toner, QHMT là “ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và sức

Trang 11

John Edington (1979) thì cho rằng “ QHMT là sự cố gắng làm cân bằng và hàihoà các hoạt động phát triển mà con người vì quyền lợi của mình áp đặt một cáchquá mức lên môi trường tự nhiên”

Theo Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2000): Quy hoạch môi trường làviệc tổ chức không gian lãnh thổ và sử dụng các thành phần môi trường phù hợp vớichức năng môi trường và điều kiện tự nhiên của khu vực

Theo Trần Hiếu Nhuệ và nnk: Quy hoạch môi trường là quá trình sử dụng có

hệ thống các luận cứ khoa học về môi trường để xây dựng các chính sách, quy định

và các biện pháp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đó là việc bố trí các nhóm hoạt động của con người trong một không gian xác địnhđảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

Theo Vũ Quyết Thắng (2003): Quy hoạch môi trường là việc xác lập các mụctiêu môi trường mong muốn; đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ,cải thiện và phát triển một/những môi trường thành phần hay tài nguyên của môitrường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mụctiêu đã đề ra [20]

Cho dù có nhiều quan niệm, nhiều diễn giải khác nhau về quy hoạch môitrường nhưng trong những nghiên cứu ứng dụng QHMT vẫn có điểm chung là trongQHMT phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triểnphải gắn với mục tiêu phát triển bền vững

1.1.2 Mối liên hệ giữa quy hoạch môi trường và quy hoạch phát triển

Quy hoạch là sự lựa chọn, hoạch định, bố trí những đối tượng được quy hoạchtheo không gian, theo cơ cấu hợp lý nhằm thực hiện những định hướng, những mụctiêu chiến lược

Quy hoạch môi trường thường được thực hiện hoặc gắn kết với quy hoạchphát triển hoặc độc lập với quy hoạch phát triển

- QHMT gắn kết với QHPT thực chất là một quy hoạch chuyên ngành (môitrường) hay vấn đề môi trường là quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng trong quátrình xây dựng QHPT Xu hướng này được áp dụng nhiều tại Mỹ, Anh, Canada

Trang 12

ADB khuyến cáo xây dựng quy hoạch theo dạng liên kết các mối quan tâm về kinh

tế và môi trường vào QHMT

- QHMT độc lập với QHPT là dạng QHMT được tiến hành không đồng thờivới QHPT hoặc khi đã có QHPT QHMT sau khi có QHPT sẽ có ý nghĩa điều chỉnh(trong khuôn khổ các quan tâm về môi trường) các kế hoạch phát triển hàng nămhoặc kế hoạch trung hạn QHMT khi chưa có QHPT sẽ là một định hướng hoặcnhững kiến nghị các hoạt động phát triển theo hướng bảo vệ môi trường

Mối liên quan có hệ thống giữa QHMT và QHPT được mô tả như sau:

- Sự phát triển kinh tế - xã hội gây ra ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường

- QHMT phải được phát triển dựa trên hiện trạng và kế hoạch KTXH

- QHMT cung cấp cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh phát triển KTXH

1.1.3 Mục tiêu của quy hoạch môi trường

Quy hoạch môi trường không phải là quy hoạch độc lập với quy hoạch pháttriển bởi vì quy hoạch môi trường có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như tựnhiên, kinh tế, xã hội, chính sách, thể chế và trong quá trình quy hoạch đòi hỏitrước hết phải tóm lược các vấn đề mấu chốt về môi trường, tài nguyên và sức khỏecộng đồng trong vùng, tỉnh, thành quy hoạch

Quy hoạch môi trường phải đảm bảo đáp ứng sự phát triển, không mâu thuẫnvới các dự kiến phát triển ở tầm vĩ mô và hoạt động bảo vệ môi trường hiện tại (nếucó), đồng thời đảm bảo các hoạt động phát triển không cản trở lẫn nhau, các tácđộng đến hệ sinh thái, môi trường

Quy hoạch môi trường phải được xác định ranh giới không gian Quy môkhông gian thường bao phủ một vùng rộng lớn với địa hình, khí hậu, điều kiện kinh

tế - xã hội có sự phân dị lớn trong vùng

Mục tiêu chung:

Xây dựng hệ thống các chính sách, giải pháp và biện pháp về môi trường nhằm

sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, định hướng, phối hợp,điều chỉnh các hoạt động phát triển trong huyện Thanh Oai đảm bảo mục tiêu pháttriển bền vững

Trang 13

Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổchức cá nhân trong việc bảo vệ môi trường

- Điều phối quan hệ giữa các cơ quan phát triển kinh tế với cơ quan quản lý môi trường

- Tổ chức quản lý môi trường theo khu vực quy hoạch, tạo cơ sở cho việc lựachọn địa điểm phù hợp nhất về môi trường cho các dự án Đảm bảo chất lượng môitrường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng môi trường

- Điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải, đảmbảo cho các hoạt động này không vượt quá khả năng chịu tải của các hệ sinh thái,đảm bảo sự phát triển phù hợp và hài hòa của 3 hệ thống: Kinh tế, xã hội - nhân văn

và sinh thái - tự nhiên

- Đảm bảo sự khai thác, sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên; nâng cao hiệu quả

sử dụng các dạng tài nguyên, bảo vệ và thúc đẩy sự tái tạo của tài nguyên tái tạo

- Đảm bảo các điều kiện thực hiện quy hoạch môi trường: Trình độ, năng lựcđội ngũ cán bộ môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư

- Tăng cường khả năng phối hợp ứng với các số liệu, thông tin cơ sở của huyện

và tạo nên mạng lưới quan trắc trên địa bàn huyện có hiệu quả, có tính tổng hợp

1.1.4 Nội dung quy hoạch môi trường

Thông thường có 2 dạng QHMT là quy hoạch tổng thể môi trường và quyhoạch chuyên ngành môi trường Dạng quy hoạch tổng thể môi trường là dạng quyhoạch trong đó chú ý đến mọi đối tượng và mọi lĩnh vực phát triển Dạng quy hoạchchuyên ngành môi trường là quy hoạch cho một hoặc một số chức năng môi trườnghoặc quy hoạch theo đặc trưng của vùng được quy hoạch

Tùy thuộc vào dạng quy hoạch mà các nội dung được đề xuất trong QHMT làkhác nhau Một cách tổng quát hơn, nội dung trong QHMT cần phải gắn với các đặctrưng môi trường và kịch bản phát triển trong tương lai của vùng

Các nội dung chính trong QHMT được đề xuất là:

- Phân tích các bối cảnh và những luận cứ, công cụ để nghiên cứu xây dựngQHMT vùng

Trang 14

- Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH.

- Dự báo các tác động môi trường được gây ra

- Nhận định về những vấn đề môi trường cấp bách, những khu vực ô nhiễm vàsuy thoái môi trường

- Xây dựng các quan điểm, mục tiêu của QHMT vùng

- Xây dựng nội dung và giải pháp QHMT phục vụ phát triển KTXH

- Xây dựng bản đồ QHMT phục vụ phát triển KTXH

1.1.5 Tiến trình quy hoạch môi trường

Bước 1 Chuẩn bị quy hoạch

- Thành lập các nhóm quy hoạch

- Xác định các nhóm chủ thể tham gia và vai trò của họ trong việc lập quy hoạch

- Xác định các cơ quan/tổ chức quản lý trong quy hoạch môi trường

Bước 2: Khởi xướng quy hoạch

- Xác định mục tiêu của quy hoạch;

- Khẳng định các vấn đề và ranh giới quy hoạch;

- Xác định các yêu cầu về thông tin và cơ sở dữ liệu

Bước 3: Lập quy hoạch

Đây là bước trọng tâm của cả quá trình, các nội dung của việc lập QHMT

- Thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng và quyhoạch phát triển KTXH tại địa phương hay vùng quy hoạch

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển KTXH, phân vùng lãnh thổ nghiên cứuphục vụ QHMT

- Đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐTMCL) tổng thể dự án quyhoạch phát triển KTXH hay từng ngành kinh tế

- Lập quy hoạch môi trường: Đề xuất các giải pháp quy hoạch, xác định các

dự án ưu tiên, vùng ưu tiên và các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Lập bản đồ QHMT thể hiện các ý đồ quy hoạch 1 cách trực quan

- Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH

Bước 4: Phê duyệt quy hoạch

Trang 15

Bước 5: Thực hiện và giám sát

Sau khi được phê duyệt, các cơ quan chức năng có thể bắt đầu triển khai thựchiện quy hoạch Sự phối hợp đa ngành là rất quan trọng, do vậy, vai trò và tráchnhiệm của các cơ quan thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch cần được xácđịnh rõ ngay từ lúc khởi đầu quá trình quy hoạch Trong tiến trình quy hoạch cầntạo điều kiện cho việc thẩm định tiến độ theo định kỳ và có phản hồi, điều chỉnh, bổsung quy hoạch khi cần thiết

Việc giám sát nhằm thu được các thông tin phản hồi về tình hình thực tế củamôi trường sau khi kế hoạch được thực thi Đồng thời nó còn đóng vai trò xảy racác tác động đột xuất khác trong quá trình phát triển Thông tin này sau đó có thểđược sử dụng khi điều chỉnh quy hoạch

1.1.6 Các giải pháp thực hiện quy hoạch môi trường vùng

Có 5 nhóm các giải pháp nhằm thực hiện QHMT vùng:

- Nhóm các giải pháp về kinh tế: Các chính sách kinh tế là một công cụ hữuhiệu cho việc khôi phục những mất cần bằng môi trường xảy ra trong quá trình pháttriển Định giá các nguồn tài nguyên sẽ giúp cải thiện sự bảo tồn và tận dụng cácnguồn tài nguyên Các khuyến khích kinh tế như là chi phí ô nhiễm, khuyến khíchthuế, các khoản trợ cấp có mục đích… cũng cần thiết để thực hiện quy hoạch

- Nhóm các giải pháp về cơ cấu và củng cố năng lực các cơ quan có liên quan:

hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường cũng cần phải được hoàn thiện.Các chức năng và nhiệm vụ PTBV phải được phân định rõ ràng, không chồng chéo.Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ đã được phân định, cần tiến hành đào tạo nângcao năng lực bảo vệ môi trường ở các cấp

- Nhóm các biện pháp khoa học kỹ thuật: Đẩy mạnh khả năng và tốc độnghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và môi trường là cần thiết để đặt nền móngvững chắc cho việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường để đảm bảo sựphát triển kinh tế - xã hội bền vững Vận dụng những thành tựu nghiên cứu khoahọc kỹ thuật một cách sáng tạo vào trong thực tế quản lý QHMT cũng là một giảipháp thiết thực và hiệu quả

Trang 16

- Nhóm các giải pháp nâng cao ý thức và đào tạo về môi trường: ý thức môitrường có thể thúc đẩy các nhóm liên quan tham gia vào tiến trình phát triển bềnvững, nhất là đối với trẻ em, phụ nữ và người già Giáo dục môi trường để truyềnđạt cho các đối tượng trong cộng đồng về các nguyên nhân của sự suy thoái hệ sinhthái và các nguồn tài nguyên Cũng cần phải công khai các kế hoạch, giải pháp quản

lý, xử lý ô nhiễm để lôi kéo sự chú ý, tham gia của cộng đồng

- Nhóm các giải pháp hợp tác quốc gia và quốc tế: môi trường là một thểthống nhất những tác động qua lại giữa vùng quy hoạch và vùng sinh thái cận kềphải được quan tâm để có những phối hợp giải quyết Xây dựng và tham gia cácchương trình bảo vệ môi trường giữa các địa phương và cả nước Tranh thủ và kêugọi các nguồn tài trợ quốc tế

1.1.7 Phân vùng trong quy hoạch môi trường

Tùy mục đích quy hoạch mà việc phân vùng sẽ được thực hiện theo những tiêuchí khác nhau Thông thường việc phân vùng theo một trong hai hình thức sau:

- Phân vùng lãnh thổ theo kiểu chia lãnh thổ thành những thể địa lý tổng hợp.Mỗi thể có ranh giới khép kín, có những đặc điểm riêng không giống với các vùngkhác và không lặp lại theo không gian

- Phân vùng lãnh thổ theo kiểu chia lãnh thổ thành các đơn vị Mỗi đơn vị lãnhthổ có những đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề Đơn vị lãnh thổ cótính lặp lại trong không gian

Trong quy hoạch môi trường, việc phân vùng nhằm mục đích quản lý môitrường có hiệu quả theo đặc thù riêng của mỗi tiểu vùng Như vậy, mỗi tiểu vùng sẽ

có các tiềm lực riêng về tài nguyên và năng lực môi trường khác nhau, do đó cótiềm năng đối với một số hướng phát triển kinh tế cũng như đòi hỏi các yêu cầuriêng biệt trong quản lý, khai thác và bảo vệ

Một số kiểu phân vùng thường gặp như sau:

Trang 17

- Phân vùng theo sinh thái cảnh quan: phân vùng theo hệ động thực vật và đadạng sinh học, kiểu hệ sinh thái, các nhân tố môi trường vô sinh, tính nhạy cảm vềmôi trường…

- Phân vùng theo lưu vực: Miền nghiên cứu được phân vùng theo các lưu vực,tiểu lưu vực

- Phân vùng theo yếu tố địa hình: phân vùng theo các cấp địa hình khác nhautrong miền nghiên cứu (vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển…)

- Phân vùng theo chức năng phát triển: thông thường thì cách phân vùng nàydựa trên chức năng sử dụng của mỗi tiểu vùng trong hiện tại và tương lai (vùngnông nghiệp và nông thôn, vùng du lịch, vùng bảo tồn thiên nhiên và rừng đầunguồn, vùng đô thị hóa, vùng công nghiệp hóa, ….)

- Phân vùng theo các đơn vị hành chính

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, thủy văn

* Vị trí địa lý

Thanh Oai là một trong những huyện đồng bằng Hà Nội, có vị trí địa lý liền

kề với quận Hà Đông, là cửa ngõ trực tiếp để vào quận Hà Đông và thủ đô Hà Nộitheo Quốc lộ 6 và Quốc lộ 21B có trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bàicách quận Hà Đông khoảng 10 km về phía Tây Nam

Thanh Oai có vị trí địa lý như sau:

Trang 19

- Phía Đông: Giáp huyện Thường Tín, huyện Thanh Trì;

- Phía Tây: giáp huyện Chương Mỹ;

- Phía Nam: giáp huyện ứng Hoà và huyện Phú Xuyên;

- Phía Bắc: Giáp quận Hà Đông, huyện Hoài Đức;

Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên tính đến tháng

12 năm 2011 là 12.385,56 ha; dân số là 176.336 người; với vị trí nằm liền kề vớiquận Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội Thanh Oai có nhiều điều kiện thuậnlợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụcác sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống

* Địa hình

Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt

là vùng đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông

và từ Bắc xuống Nam Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,50 m so vớimực nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,50 m so với mựcnước biển

* Khí hậu, thời tiết

Thanh Oai nằm trong huyện đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của lưu khíquyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa Hè nắng nóng,mưa nhiều, mùa Đông lạnh rét mưa ít với số giờ nắng trong năm từ 1.600 – 1.700 giờ

- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất vàotháng 8, 9 và các tháng này thường hay có gió, bão Lượng mưa bình quân năm củahuyện khoảng 1.600 - 1.800 mm, lượng mưa tập trung vào mùa hè với khoảng 80%tổng lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

- Độ ẩm không khí từ 84 - 96%, lượng bốc hơi cả năm 700 - 900 mm, lượng bốchơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 1, lớn nhất vào tháng 5 và tháng 6

Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thường gây ảnh hưởng xấu chođời sống và sản xuất Vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gâyngập, úng Mùa Đông, có những đợt gió mùa Đông Bắc về làm nhiệt độ giảm độtngột gây ảnh hưởng tới vật nuôi và cây trồng

Trang 20

* Thuỷ văn

Hệ thống thuỷ văn của huyện bao gồm hai con sông lớn đó là sông Nhuệ và sôngĐáy với các hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện với chiều dài khoảng 20,50 km với độrộng trung bình từ 100 – 125 m, hiện tại bề mặt sông đã bị người dân trong vùng thả bèrau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua

Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,50 km lấy nước từ sôngHồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các

xã ven sông như Liên Châu, Mỹ Hưng và còn là nơi cung cấp nguồn nước chocông trình thuỷ lợi La Khê

b Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trìnhbồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy Theo kết quả điều trathổ nhưỡng trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), có diện tích 2.250,30 ha, chiếm 18,17%diện tích đất tự nhiên: Loại đất này được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùngphân lũ sông Đáy

- Đất phù sa không được bồi (P), có diện tích 8.534,20 ha, chiếm 68,90% diệntích đất tự nhiên: Loại đất này chiếm chủ yếu, phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng

- Đất phù sa glay (Pg), có diện tích 1.601,06 ha, chiếm 12,93% diện tích đất tựnhiên: phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình trũng và canh tác ruộng nước, mựcnước ngầm nông Đây là loại đất chuyên để chuyển đổi sang dạng lúa – cá, chuyên cá.Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại câytrồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụngnhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao

* Tài nguyên nước

Nước phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện đượclấy từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm

Trang 21

* Tài nguyên du lịch

Thanh Oai là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 88 di tích đãđược xếp hạng với nhiều di tích gắn liền với sự phát triển của dân tộc trong quátrình dựng nước và giữ nước, trong đó chủ yếu là đình chùa, đền thờ cổ, làng nghềtruyền thống; đây là những tiềm năng to lớn có thể quy hoạch thành các trung tâm

du lịch như: du lịch văn hoá làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái… Hơn thếnữa, Thanh Oai còn nằm chủ yếu trên tuyến du lịch Chùa Hương nên rất thuận lợicho việc quảng bá, phát huy tiềm năng du lịch của huyện

* Thực trạng môi trường

- Ô nhiễm không khí, tiếng ồn:

Ô nhiễm không khí do giao thông ngày càng tăng

Trên địa bàn huyện có tuyến đường 21B chạy qua, đây là tuyến đường huyếtmạch nối giao thông của huyện với các vùng lân cận Hiện tại ô nhiễm về bụi ngàycàng lớn do tốc độ phát triển các công trình xây dựng trên địa bàn huyện và vùng giápdanh, nồng độ bụi đều lớn hơn chỉ số tiêu chuẩn cho phép

- Môi trường nước:

Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư nông thôn hiện nay phần lớn chưaqua xử lý mà thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt tiếp nhận là sông, hồ, kênhmương; nhiều sông, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải do vậy đã gây ô nhiễmnguồn nước mặt

Nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp có xu hướng tăng cả vềkhối lượng và hàm lượng do các hệ thống xử lý nước thải chưa được lắp đặt hoặc có

hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đi vào hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả

Nước thải nguy hại từ bệnh viện, nước ngầm từ các bãi rác đều được đổ trựctiếp xuống sông, hồ

Nhìn chung ô nhiễm nước sông chủ yếu biểu hiện về ô nhiễm chất hữu cơ

- Môi trường khu vực sản xuất nông nghiệp và làng nghề

Các hoạt động của con người thông qua các biện pháp kỹ thuật trong sảnxuất nông nghiệp tuy đã làm tăng năng suất cây trồng nhưng ở một khía cạnh nào

Trang 22

đó cũng gây hậu quả tiêu cực tới môi trường Điển hình nhất là việc sử dụng cáchoá chất từ phân bón hoá học đến thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trưởng,thuốc kích thích

Vấn đề sử dụng nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp chưa được xử lý trong sản xuất nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp báchhiện nay và trong những năm tiếp theo

Nguồn rác thải, nước thải từ các làng nghề cũng là một trong những nguyênnhân gây ô nhiễm tới môi trường nước do hầu hết các làng nghề không được quyhoạch, hoặc có quy hoạch nhưng đến nay đã lạc hậu, vị trí không còn phù hợp, sảnxuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu vì vậy các chất thải vànước thải hầu như chưa có biện pháp xử lý trước khi đổ ra ao hồ, sông ngòi

Trong quá trình chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thìviệc hình thành các làng nghề tập trung là nhu cầu cần thiết, tuy nhiên để giảm thiểu ônhiễm môi trường thì việc bố trí và hình thành các làng nghề phải được các cơ quanchuyên môn nghiên cứu, tham mưu cho các cấp chính quyền xem xét bố trí cho phùhợp, gắn kết giữa phát triển với công tác quản lý và bảo vệ môi trường Trước mắt cóthể quy hoạch các làng nghề thành từng cụm

1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

1.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai phát triển khátoàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chungcủa cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh, năm 2005 đạt 1.032 tỷ đồng (theo giá cố địnhnăm 1994); đến năm 2011 ước đạt 1.969 tỷ đồng, gấp 1,90 lần so với năm 2005 Tốc

độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2011 đạt 13,46%, thu nhập bình quân đầungười năm 2005 đạt 5,6 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 9,17 triệu đồng/người/năm

Trang 23

Bảng 1.1 Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm

(theo giá cố định năm 1994)

Ngành

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

(Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai, 2011)

1.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch quantrọng [nhất là khi hợp nhất tỉnh Hà Tây (cũ) thành Hà Nội] theo hướng tích cực,giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp –xây dựng và dịch vụ - thương mại – du lịch, đồng thời phát huy lợi thế trong từngngành, lĩnh vực

Bảng 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm

Đơn vị tính: %

Cơ cấu GTSX (giá hiện hành) 100,00 100,00 100,00

- Dịch vụ - thương mại – du lịch 19,62 21,62 22,78

(Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai, 2011)

Trang 24

Năm 2005 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 43,65%, đến năm

2011 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản giảm xuống còn 25,27%, tỷ trọng côngnghiệp - xây dựng tăng lên 51,95%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại – du lịch22,78% Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kểtrong cơ cấu kinh tế Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩmquan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội

1.2.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong nông nghiệp, mấy năm qua đang có sự thay đổi theo hướng tích cực,giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủysản theo bảng sau:

Bảng 1.3 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

360 ha, đến năm 2011 toàn huyện có 1.500 ha; rau màu các loại tăng 177 ha so vớinăm 2005 Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2011 đạt 93.531 tấn, bình quânlượng thực đầu người 556,4kg/người/năm

Trang 25

Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của huyện giai đoạn 2005 – 2011được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.4 Thống kê diện tích một số cây trồng chính

(Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai, 2011)

Trang 26

b Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp- xây dựng

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện đã khôi phục lạiđược các làng nghề truyền thống thành các điểm du lịch làng nghề (quạt Vác, tămhương, giò chả Ước Lễ, nón Chuông ), mở rộng được các loại hình ngành nghềmới (mộc, đồ gỗ gia dụng) từng bước ổn định phát triển theo cơ chế thị trường

Các ngành nghề thủ công truyền thống và các nghề mới vẫn được duy trì vàphát triển ở các làng nghề và các làng có nghề Các nghề mới đang phát triển mạnhnhư tăm hương ở Hồng Dương; mây, tre đan xuất khẩu ở Dân Hòa; tái chế sắt phếliệu ở Phương Trung, Cao Dương, Dân Hòa; sản xuất bóng thể thao ở Tam Hưng,Bình Minh

Trên địa bàn huyện giá trị ngành công nghiệp chủ yếu được tạo ra từ các cơ

sở ngoài quốc doanh Tốc độ tăng trưởng của các cơ sở ngoài quốc doanh tăngnhanh, dự báo trong tương lai công nghiệp ngoài quốc doanh sẽ phát triển nhanh vàngày càng chiếm tỷ trọng cao

Các dự án thuê đất của các công ty, hộ đã tổ chức sản xuất, kinh doanh ổnđịnh và có giá trị sản xuất lớn như: Công ty DHA, công ty sản xuất cấu kiện bê tôngNgọc Hương, Công ty TNHH Minh Châu, các cơ sở sản xuất đồ nhựa gia dụng

Tình hình phát triển của ngành công nghiệp xây dựng từ năm 2005 – 2011được thể hiện qua bảng sau:

Trang 27

Bảng 1.5 Tình hình phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

(Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai, 2010)

Tóm lại: ngành công nghiệp xây dựng của huyện Thanh Oai trong nhữngnăm qua phát triển nhanh Huyện đã quy hoạch được các cụm, điểm công nghiệpphát huy được các làng nghề truyền thống, phát triển được các làng nghề mới như:Cụm Công nghiệp Thanh Oai, cụm công nghiệp làng nghề Thanh Thùy…

1.2.2.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số nông thôn là 170.487 người, chiếm 96,68% dân số toàn huyện, mật

độ dân số bình quân là 1.426 người/ km2

Tính đến thời điểm điều tra toàn huyện có 46.305 hộ, quy mô trung bình3,81 người/hộ, trong đó khu vực đô thị 1.669 hộ, trung bình 3,50 người/hộ và khuvực nông thôn 44.636 hộ, trung bình 3,82 người/hộ

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các ngành, các cấp, côngtác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã có những bước tiến rõ rệt Tuy nhiên, tốc độtăng dân số cơ học trong mấy năm vừa qua tăng tương đối cao do có sự điều chỉnhđịa giới hành chính một số xã của huyện Thanh Oai về quận Hà Đông và hợp nhất

Trang 28

tỉnh Hà Tây về thành phố Hà Nội và sự năng động của thị trường bất động sản cũngnhư các dự án về nhà ở, chung cư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện.

b Lao động và việc làm và đời sống dân cư

Lao động huyện Thanh Oai qua đào tạo chiếm khoảng 27%, trong nhữngnăm gần đây đội ngũ công chức huyện và xã đã được chuẩn hóa 100% Tỷ lệ laođộng có trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 80% là mức khá cao của các huyệnngoại thành Hà Nội

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự quyết tâm phấnđấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế chính trị của UBND huyện, cơ cấukinh tế huyện đã có những bước chuyển biến mạnh, tốc độ phát triển khá nhanh vàbền vững, nhiều doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào địa bàn, ngànhnghề, dịch vụ phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động Thu nhậpbình quân đầu người/năm 2011 ước đạt 9,17 triệu đồng/người/năm

1.2.2.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

a Giao thông

* Hệ thống giao thông đường bộ:

* Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Thanh Oai có 1 tuyến quốc lộ chạy qua đó là

tuyến quốc lộ 21B Quốc lộ 21B nằm trong hệ thống tuyến đường bộ hành lang Cửa

Đáy (Ninh Bình) đi Tây Bắc chạy qua địa bàn huyện là 16 km theo hướng Bắc

-Nam, chạy qua các xã Bích Hòa, Bình Minh, thị trấn Kim Bài, Kim Thư, PhươngTrung, Dân Hòa, Hồng Dương Tuyến đường này đã được nâng cấp cải tạo đạt tiêuchuẩn đường cấp III đồng bằng Đối với Thanh Oai, quốc lộ 21B có vai trò rất quantrọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện.Đây là tuyến giao thông trục dọc hướng Bắc – Nam đóng vai trò xương sống, huyếtmạch giao thông của Thanh Oai, kết nối Thanh Oai với mạng lưới giao thông củacác quận huyện khác trong thành phố Hà Nội

Trang 29

* Tỉnh lộ

- Đường tỉnh 427

Đường tỉnh lộ 427 đoạn qua huyện Thanh Oai có chiều dài 8 km, chạy theo

hướng Đông - Tây của huyện, từ ngã ba Bình Đà qua các xã Bình Minh, Tam Hưng,

Thanh Thùy Đường đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng Đây là tuyến trục giaothông từ đường trục chính sang phía Đông của huyện, nối Thanh Oai với ThườngTín, là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế xã hội của Thanh Oai

* Hệ thống đường giao thông nông thôn

Theo số liệu của phòng Quản lý Đô thị, ngoài quốc lộ 21B, đường tỉnh 427,

429, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Thanh Oai được phân chia là

2 cấp quản lý chính là đường cấp huyện quản lý, đường cấp xã Tuy nhiên, hệ thốngphân cấp của huyện hiện nay còn một số bất cập đặc biệt là trong hệ thống đườnghuyện Hiện nay, đường cấp huyện Thanh Oai gồm 18 tuyến đường, chia làm 2nhóm đó là các tuyến:

- Các tuyến liên xã:

+ Tuyến Bích Hòa - Cự Khê

+ Tuyến Tam Hưng - Mỹ Hưng

+ Tuyến thị trấn Kim Bài - Tam Hưng

+ Tuyến thị trấn Kim Bài - Đỗ Động

+ Tuyến Bích Hòa - Cao Viên

+ Tuyến Hồng Dương - Liên Châu

+ Tuyến Tân Ước - Liên Châu

Trang 30

+ Tuyến Dân Hòa - Thanh Văn (Vác - Thanh Văn)

+ Tuyến Thanh Cao - Cao Viên

- Các tuyến trục xã: Hồng Dương, Tam Hưng, Thanh Cao, Bình Minh,Thanh Mai, Kim Bài, Kim An, Phương Trung, Xuân Dương

* Hệ thống giao thông đường thủy:

Mạng lưới sông của Thanh Oai bao gồm 2 sông lớn là sông Đáy và sông Nhuệ.Sông Đáy chạy dọc theo phía Tây huyện qua các xã Cao Viên, Thanh Cao,Thanh Mai, thị trấn Kim Bài, Kim An, Kim Thư, Phương Trung, Cao Dương, Xuân

Dương với chiều dài khoảng 20,50 km, chiều rộng đạt bình 100 - 125 m Về mặt giao

thông, đoạn sông Đáy qua Thanh Oai bị hạn chế khả năng hoạt động vận tải thủy do

bề mặt sông nhỏ hẹp, mùa khô nước sông thường cạn, độ uốn khúc lớn, sau mùa mưa

có đoạn bị bồi lấp có thể lội qua được sông Đáy hầu như không thể hoạt động vậntải đường thủy, chỉ có một vài điểm có tàu thuyền trọng tải nhỏ khai thác cát

Sông Nhuệ ở phía Tây và Nam của huyện với chiều dài 14,50 km, chảy quađịa phận các xã: Cự Khê, Mỹ Hưng, Liên Châu Đoạn sông Nhuệ qua Thanh Oai cólòng sông nhỏ hẹp nên khả năng khai thác vận chuyển hạn chế

Như vậy, đối với Thanh Oai mặc dù nằm giữa hai con sông với tổng chiều dàihơn 30 km nhưng do những điều kiện khách quan, giao thông đường thủy hầu nhưkhông phát triển Hoạt động giao thông vận tải trên cả hai tuyến sông Đáy và sôngNhuệ chỉ mang tính chất phục vụ nhu cầu gia dụng không mang tính chất hàng hóa

* Hệ thống đê điều:

Hệ thống đê ở Thanh Oai gồm 2 loại là đê cấp 1 và đê nội đồng:

Đê cấp 1: Đê tả Đáy do trung ương quản lý chạy dọc phía tây huyện, xâydựng từ năm 1971 Mái đê, chân đê được tu bổ thường xuyên hàng năm nên ít xảy

ra sự cố sụt lún vào các mùa mưa bão

Đê nội đồng sông Nhuệ: Đoạn 1, đoạn 2; đê 2 sông cụt Thạch Nham, ThanhThùy và đê sông Vân Đình Nếu mức nước sông Nhuệ trên báo động cấp III (+4,7m) kéo dài nhiều đoạn đê sẽ bị sụt sạt, ở những chỗ có phía đồng có nhiều thùngsâu, cần kiểm tra xử lý kịp thời

Trang 31

* Công trình tưới tiêu:

Nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở Thanh Oai chủ yếu lấy từ sôngNhuệ, sông Đáy qua các trạm: trạm bơm La Khê (chiếm 60% diện tích), và các trạmbơm tưới khác

Hướng tiêu chủ yếu ra sông Nhuệ, sông Đáy và kênh Yên Cốc về trạm bơmVân Đình

- Hệ thống kênh mương:

Kênh tiêu cấp 1 dài 14,9 km; kênh tiêu cấp 2 dài 54,9 km; kênh tưới cấp 1 dài

22 km; cấp 2 dài 58,8 km Kênh cấp 1,2 do công ty Kỹ thuật công trình thủy lợi sôngĐáy quản lý, hiện mới bê tông hóa chưa được 10% tổng chiều dài kênh tưới

Kênh cấp 3, 4 do các HTX quản lý có tổng chiều dài trên 300 km; đã đượckiên cố hóa khoảng 50% tổng chiều dài kênh

- Các trạm bơm tưới tiêu:

Toàn huyện có 70% trạm bơm điện với 223 máy bơm các loại; trong đó xínghiệp khai thác công trình thủy lợi La Khê (thuộc công ty Kỹ thuật công trình thủylợi sông Đáy) quản lý 28 trạm; các hợp tác xã nông nghiệp quản lý 42 trạm

Lưới 6kV: trạm trung gian Kim Bài công suất 1800 + 6300 kVA, điện cao áp35/6,3kV, hiện tại mang tải khoảng 60% công suất định mức Hiện tại Lưới 6kV đangtrong tình trạng xuống cấp… không đáp ứng nhu cầu gia tăng phụ tải của huyện trongtương lai, cần cải tạo nâng cấp trong thời gian tới

Trang 32

Lưới hạ thế 0,4 kV: còn nhiều bất cập, tổn thất điện năng lớn (cuối nguồnCao Dương, Thanh Thùy, Cao Viên… sụt xuống còn khoảng 100V, tổn thất 30%)không an toàn trong mùa mưa bão, công tác quản lý, tổ chức cấp bán điện ở cácthôn xóm còn nhiều bất cập.

1.2.3 Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

Với đặc điểm kinh tế xã hội là nguồn lực phát triển cho thấy huyện Thanh Oai

có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng kinh tế - xã hội của huyện như sau:

- Huy động cao nhất các nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa,hiện đại hóa công nông nghiệp, xây dựng môi trường và nền tảng hạ tầng công nôngnghiệp, thương mại dịch vụ từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài huyện, kể cả ngoàinước, tạo ra một vùng sản xuất - kinh doanh hàng hóa quan trọng của huyện, với tốc

độ phát triển cao, hiệu quả, bền vững

- Gắn phát triển kinh tế xã hội của huyện với kinh tế xã hội của các huyện thịtrong thành phố thành vùng kinh tế trọng điểm, ngoài ra còn tiếp tục phát triển cácmặt văn hóa nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân ngày càng cao

- Định hướng đầu tư chiến lược

+ Huyện Thanh Oai sẽ được đầu tư thành một huyện công nghiệp hóa, đầu tưmối thương mại dịch vụ…

+ Mở rộng và nâng cấp thị tứ như: thị tứ Chuông ở Phương Trung, thị tứ Vác ởDân Hòa, thị tứ Tam Hưng ở Tam Hưng và thị trấn Kim Bài Huyện Thanh Oai làcửa ngõ của thủ đô Hà Nội rất thuận tiện cho giao thông, du lịch, buôn bán

+ Đẩy nhanh tốc độ xây dựng hoàn chỉnh cụm công nghiệp Thanh Oai, điểmcông nghiệp làng nghề Thanh Thùy, cố gắng tạo sức hút kinh tế và đầu tư trong vàngoài huyện

+ Tại vùng ven các đô thị, hình thành vành đai xanh nông nghiệp phục vụ dân

cư đô thị và dân cư nông thôn, kết hợp tạo sinh thái cảnh quan, trên nền rau màuthực phẩm, hoa cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi

+ Khu vực nông thôn phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây

Trang 33

- Chuyển đổi mạnh những vùng cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồngvật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như chuyển sang trồng lúa + thả cá kếthợp nuôi thủy cầm hoặc nuôi thả cá thuần

- Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích nhữngtiểu vùng có lợi thế nhất đi trước một bước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy cácvùng khác phát triển, phát huy tối đa ưu thế và các điều kiện tự nhiên nhằm tạo ranhững giá trị sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao

- Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt ứngdụng vào sản xuất cây trồng, giống vật nuôi và một số sản phẩm mũi nhọn (rau an toàn,hoa, chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản) gắn với việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm

- Tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác Đảm bảo an toànlương thực, đồng thời chuyển mạnh sang an toàn dinh dưỡng và nâng cao chấtlượng cuộc sống để phát triển cộng đồng, tạo nguồn lao động có chất lượng cho cácgiai đoạn phát triển tiếp theo

* Trồng trọt

Ngành trồng trọt phấn đấu giữ vững tốc độ tăng 3,3 -3,4%/năm trong giaiđoạn 2011-2020 trên cơ sở ổn định một số vùng chuyên gia tăng hiệu quả sản xuất

và phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

- Đất lúa: huyện Thanh Oai vẫn là vùng sản xuất lúa trọng điểm, chủ yếu được

bố trí ở đất ven sông Nhuệ, diện tích gieo trồng lúa cả năm giảm xuống còn khoảng

12, 5 nghìn ha, phấn đấu đưa năng suất lúa đạt trên 63 tạ/ha, sản lượng trên 78nghìn tấn Phấn đấu sản lượng lương thực đạt trên 80 ngàn tấn; lương thực bìnhquân trên 500 kg/người/năm…

Trang 34

Xây dựng vùng lúa hàng hóa 1500 ha/vụ tập trung ở Thanh Văn, Cự Khê,Tam Hưng, Tân Ước…

Đến năm 2020 diện tích gieo trồng lúa tiếp tục giảm còn khoảng 9-10 nghìn

ha, sản lượng ước đạt trên 60 nghìn tấn Phấn đấu tổng sản lượng lương thực đạttrên 63 ngàn tấn

- Cây đậu tương: Là cây công nghiệp hàng năm chủ lực của huyện, chủ yếuphát triển trên đất 2 lúa Diện tích tăng lên khoảng 3000 ha năm 2020 Sản lượngước đạt 6000 tấn năm 2020

- Rau các loại: được bố trí trên đất bãi, phấn đấu đưa diện tích rau các loại củatoàn huyện lên 3200 ha vào năm 2020 Trong đó vùng sản xuất rau an toàn đạt 150

ha Phát triển sản xuất chuyên canh rau an toàn, tiến tới sản xuất rau sạch, chấtlượng cao bằng công nghệ trồng trong nhà lưới và trực tiếp ngoài trời, đáp ứng nhucầu tiêu dùng rau đậu thực phẩm trong huyện và nhu cầu phát triển các khu đô thị,các khu công nghiệp tập trung và thị trường Hà Nội

Cây ăn quả: Phấn đấu thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đạthiệu quả kinh tế cao và bền vững đạt 20% diện tích cạnh tác Giá trị sản xuất bìnhquân trên 1 ha canh tác theo giá so sánh đạt trên 31,6 triệu đồng

Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu bình quân của ngành trồng trọt

2016 2020

1 TSLLT quy thóc Tấn 91426,9 890500 71308 63278 -2,5 -2,4 -2,4Trong đó: + thóc “ 89968,9 78750 69600 61580 -2,6 -2,4 -2,4 + Ngô “ 1458,0 1750 1708 1698 3,7 -0,5 -0,1

3 GTSXB/ha canh tác Tr.đ

+ Theo giá hiện hành “ 37,5 44,5 50,3 55,5 3,5 2,5 2,0

(Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Thanh Oai, 2011)

Trang 35

* Chăn nuôi, thủy sản

Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững vàtập trung

Phấn đấu GTGT của chăn nuôi tiên tiến, giữ vệ sinh môi trường tạo khối lượngsản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường tiêu thụ trong vùng và xuất khẩu.Giá trị sản xuất theo giá cố định toàn ngành chăn nuôi năm 2010 đạt trên 323

tỷ, năm 2020 đạt trên 517 tỷ; tốc độ tăng trưởng trung bình 7,4 % giai đoạn 2010; 5,2% giai đoạn 2011-2015 và 4,4% giai đoạn 2016-2020

2006-Bảng 1.7. Quy hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản

2011 2015

2016 2020

(Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Thanh Oai, 2010)

- Chăn nuôi lợn: Dự kiến tổng đàn lợn năm 2010 đạt 175 ngàn con; hơn 223ngàn (2015) và hơn 271 ngàn con (2020); tốc độ tăng trung bình qua các giai đoạnlần lượt là 5,5%; 5% và 4%

Trang 36

- Đàn bò: Tập trung phát triển sản xuất đàn bò thịt, bò sinh sản để cung ứngthực phẩm và bò giống cho thị trường Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung gắnvới đồng cỏ thâm canh.

- Chăn nuôi gia cầm: Chuyển cơ cấu đàn gia cầm theo hướng chuyên sinh sản,chuyên thịt và trứng có năng suất chất lượng cao Phấn đấu tới tới năm 2020 đạt 1,4triệu con, tăng trung bình 3-4% Phấn đấu đẩy lùi bệnh gia cầm

- Nuôi thả cá: Phấn đấu đến năm 2010 diện tích nuôi thủy sản trên 800-1000

ha và sản lượng đạt trên 4000 tấn; Năm 2020 đạt 1200 ha, sản lượng đạt 8-9 ngàntấn Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 ước đạt 7-9%

- Bố trí vùng chăn nuôi tập trung: Chăn nuôi lợn nái ngoại hướng nạc ở MỹHưng, Tân Ước…; chăn nuôi gia cầm ở Cao Viên, Thanh Mai…

Các vùng tập trung được bố trí tại những vùng xa khu dân cư, có điều kiệnnước và xử lý nước thải cũng như chất thải rắn tốt, đảm bảo không gây ô nhiễm môitrường và thuận lợi cho công tác kiểm soát, phòng chống dịch…

b Định hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Đẩy nhanh tốc độ xây dựng hoàn chỉnh 4 cụm công nghiệp và 6 điểm côngnghiệp với tổng diện tích là 222 ha; Trong đó quy mô 171 ha cụm công nghiệp và

51 ha điểm công nghiệp làng nghề, thu hút các cơ sở công nghiệp thuộc các ngànhchế biến thực phẩm, ngành hóa chất, ngành nhựa, ngành cơ khí, ngành sản xuấthàng tiêu dùng

- Bố trí và phát triển các làng nghề sản xuất các sản phẩm mây tre và tạo cácsản phẩm thủ công mỹ nghệ

Củng cố, cải tiến và sắp xếp lại các làng nghề thủ công truyền thống nhằm tậndụng nguyên liệu tại chỗ và tăng thu nhập cho lao động nông nhàn, đa dạng hóa cácsản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã, xây dựng thương hiệu, làm hàng hóaxuất khẩu

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2020 là nông sản chế biến, nước chấm,nước đá, rượu, đường, thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc, quần áo may sẵn, giày các

Trang 37

loại, túi, xách, sản phẩm cơ khí, sản phẩm hóa chất, cưa xẻ gỗ, sản phẩm nhựa,nước, hàng thủ công mỹ nghệ…

Trên cơ sở phát triển kinh tế, dần dần hình thành một hệ thống đô thị trongtoàn huyện bao gồm các thị tứ và thị trấn, trong đó có 3 trung tâm

Hình thành thị tứ: Chuông ở Phương Trung; thị tứ Vác ở Dân Hòa; Thị tứTam Hưng ở Tam Hưng Giải pháp thực hiện tiến hành quy hoạch tổng thể các điểmthị trấn, thị tứ trong huyện Thực hiện chính sách chuyển đổi và chuyển quyền sửdụng đất cho xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà ở của dântheo quy hoạch để thúc đẩy hình thành các tụ điểm dân cư tập trung

Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng với phươngchâm nhà nước và nhân dân cùng làm trong đó nhân dân đóng góp là chủ yếu…Trước hết ưu tiên xây dựng hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước cho cáckhu vực thị tứ, cụm dân cư nông thôn

Sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm khai thác tối đa tiềm năng đất theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chếbiến và một phần hướng về xuất khẩu Bên cạnh việc dành quỹ đất hợp lý cho nhucầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cụm, điểm công nghiệp, dịch vụ, phát triển chăn nuôithành những vùng tập trung Đất nông nghiệp còn lại cần phải được sử dụng hiệuquả và hợp lý Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn với cơ cấu mới công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp Từngbước áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh thu nhập trênmột đơn vị diện tích canh tác, góp phần từng bước nâng cao thu nhập và cải thiệnđời sống nhân dân

Trang 38

Một phần đất hiện đang canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sẽ được chuyểnđổi sang cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả hơn: vùng đất cao khó khăn về nướctưới sẽ chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; vùng trũng thấp khó khăntrong tiêu nước chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp lúa +cá + cây ăn quả.

d Thương mại- xuất nhập khẩu

* Đối với thương mại

Mạng lưới chợ sẽ được tiếp tục hình thành đồng bộ từ chợ trung tâm huyện đếncác chợ xã Các chợ sẽ được mở rộng, cải tạo hoặc xây dựng mới, kiện toàn bộ máyquản lý chợ nhằm đảm bảo việc giao lưu hàng hóa thuận lợi Quy hoạch lại hệ thốngchợ, mở rộng các hoạt động thương mại trong các khu dân cư, dọc các trục giaothông chính; các thị tứ tại các xã Đầu tư nâng cấp cải tạo tập trung vào các chợ: CựKhê, Hồng Dương, Cao Viên, Liên Châu, Thanh Cao, Kim Thư, Mỹ Hưng…

Đầu tư xây dựng 2 thị trấn thương mại ở thị trấn Kim Bài và Bình Minh.Tập trung đầu tư phát triển một số mặt hàng có thế mạnh, tạo điều kiện thamgia xuất khẩu Tranh thủ các nguồn vốn xây dựng các trung tâm thương mại có quy

mô vừa và lớn tại các đầu mối giao thông

Dịch vụ tài chính: nhanh chóng mở rộng các hình thức và nâng cao chất lượng hoạtđộng theo hướng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đảm bảo cung cấp vốn theo yêucầu đầu tư, tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện

Trang 39

Ngân hàng: mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng và phạm vi hoạt động đối vớingân hàng trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệmcủa các ngân hàng trong kinh doanh Các ngân hàng sẽ thực sự trở thành phươngtiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư phát triển tại chỗ.

1.2.3.2 Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

a Giao thông

Với tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị và do địa bàn huyện Thanh Oai nằmtrên các tuyến giao thông quan trọng cấp vùng và cấp quốc gia; trong tương lai nhucầu và khả năng phát triển hệ thống giao thông là rất lớn Vì vậy nâng cấp cácđường liên huyện, đường liên xã, đường xã tạo nên hệ thống đường giao thông hoànchỉnh phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội là hết sức cần thiết

Xây dựng mới 2 cầu Từ Châu, cầu Phương Nhị

Phương châm đầu tư thực hiện

- Đường trục xã, liên thôn, trục thôn xóm: Thực hiện phương châm nhân dânlàm và quản lý là chính, việc nâng cấp, cải tạo chủ yếu từ nguồn đóng góp tựnguyện của nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn… Nhànước hỗ trợ bằng các chương trình vốn vay ưu tiên đầu tư, chính sách kích thíchphát triển giao thông nông thôn, các dự án về giao thông nông thôn

- Đường huyện lỵ và liên xã: huy động từ nguồn vốn của các chủ đầu tư và hỗtrợ một phần từ ngân sách nhà nước

Các giải pháp xây dựng và phát triển giao thông nông thôn

- Huy động và quản lý vốn

- Tranh thủ các dự án của nhà nước ưu tiên cho phát triển giao thông nôngthôn, dự án du lịch làng nghề, chương trình vay vốn ưu tiên cho phát triển giaothông nông thôn, các nguồn hỗ trợ từ Trung ương, các tổ chức phi chính phủ Nghiên cứu tình hình thực tế trên địa bàn huyện để xây dựng các cơ chế chínhsách thích hợp tạo điều kiện cho xã khai thác để xây dựng quỹ giao thông nông thôn

từ tài nguyên đất, mặt nước, từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đấu giáquyền sử dụng đất để đầu tư cho giao thông nông thôn

Trang 40

b Thủy lợi

Tập trung củng cố, xây dựng, nâng cấp hệ thống đê, kè, quản lý và khai tháctốt các công trình tưới tiêu, đảm bảo chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp, đẩymạnh công tác quy hoạch thủy lợi với giao thông Khai thác, sử dụng vận hành cóhiệu quả trạm bơm La Khê và các trạm khác, nâng cấp các trạm bơm đã xuống cấp,các cống qua đê, hệ thống sông Nhuệ, nâng cao phục vụ chất lượng công tác phòngchống lụt bão, úng và tìm kiếm cứu nạn, chống hạn, phục vụ phát triển nông nghiệp

và bảo vệ sản xuất

Biện pháp thủy lợi giải quyết tiêu úng

- Rà soát lại quy hoạch tiêu và phân lại vùng tiêu hợp lý cho từng lưu vực tiêu

và từng công trình tiêu

- Nạo vét và khơi thông dòng chảy của các trục tiêu tự chảy để tăng cườngkhả năng tiêu hóa - Cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện và hiện đại hóa các trạm bơm đã

có từ đầu mối đến kênh mương và công trình trên kênh, nạo vét, tu bổ các kênh tiêu

để đảm bảo các công trình này làm việc an toàn, ổn định theo nhiệm vụ thiết kế

- Thay thế các trạm bơm tiêu đã xây dựng nhưng có thời gian làm việc quálâu, thiết bị cũ, lạc hậu, máy móc thường bị hư hỏng và hiệu suất bơm kém bằngtrạm bơm mới có chất lượng tốt hơn Có thể sát nhập một số trạm bơm nhỏ cùngtiêu chung trong một khu vực thành một trạm bơm lớn hơn để thuận tiện cho quản

lý, khai thác, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa ngành thủy lợi

Ưu tiên và từng bước củng cố đê Tả Đáy với chiều dài 21 km trong địa bànhuyện Huyện có trách nhiệm quản lý đầu tư, cải tạo mặt đê, lấp các ao thùng sátchân đê, kiên quyết xử lý các vi phạm hành lang an toàn

Tu sửa, củng cố xây dựng mới hệ thống cống dưới đê sông Đáy và sông Nhuệ

và hệ thống cống ở trong nội đồng

Ngày đăng: 17/06/2016, 23:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Một số chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chính sách về pháttriển ngành nghề nông thôn
Tác giả: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), ban hành theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17-8/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội
4. Lê Trình “Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng -NXB Khoa học và kỹ thuật- Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng
Nhà XB: NXBKhoa học và kỹ thuật- Hà Nội
5. Lê Đức và nnk, 2003. Quy hoạch môi trường đất vùng đồng bằng sông Hồng. Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001-2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch môi trường đất vùng đồng bằng sôngHồng. Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụphát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001-2010
6. Lưu Đức Hải (2007), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học môi trường
Tác giả: Lưu Đức Hải
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2007
7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2009), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận hệ thống trong nghiêncứu môi trường và phát triển
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2009
8. Nguyễn Chu Hồi (2009), Bài giảng: Phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ, khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng: Phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ
Tác giả: Nguyễn Chu Hồi
Năm: 2009
10. Cao Liêm và nnk (1990), Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồngbằng sông Hồng
Tác giả: Cao Liêm và nnk
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1990
13. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Kim Thái. Quản lý chất thải rắn- Tập I: Quản lý chất thải rắn đô thị. NXB Xây dựng, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thảirắn- Tập I: Quản lý chất thải rắn đô thị
Nhà XB: NXB Xây dựng
15. Nguyễn Văn Phước. Giáo trình quản lý và xử lý CTR. NXB Xây dựng 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý và xử lý CTR
Nhà XB: NXB Xây dựng 2008
17. Phùng Chí Sỹ (2001), Báo cáo kết quả đề tài điều tra hiện trạng và thử nghiệm nâng cao hiệu quả tái sử dụng phế thải nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả đề tài điều tra hiện trạng và thửnghiệm nâng cao hiệu quả tái sử dụng phế thải nông nghiệp góp phần phát triểnkinh tế và bảo vệ môi trường
Tác giả: Phùng Chí Sỹ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
20. Vũ Quyết Thắng (2005), Quy hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch môi trường
Tác giả: Vũ Quyết Thắng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2005
3. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường huyện Thanh Oai (2011) Khác
9. Bùi Đình Khoa (2005), Thực trạng cấp nước đô thị Việt Nam, báo cáo Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2005 của Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Hà Nội Khác
11. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, Kỳ họp thứ 10, Hà Nội, Luật bảo vệ môi trường 2005 Khác
12. Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/12/2008 về quản lý lưu vực sông, Hà Nội Khác
16. Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hà Nội (2009), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông kênh rạch khu vực thành phố Hồ Chí Minh theo chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng Khác
18. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Oai (2011), Quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai năm 2030-2050 Khác
19. UBND huyện Thanh Oai (2009), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển xã hội huyện Thanh Oai đến năm 2020-2050 Khác
21. Tổng cục thống kê (2008), Kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2007 ở Việt Nam, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w