1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu PHÂN VÙNG KHÍ hậu KHU vực tây NGUYÊN

75 710 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

Sự phân bố đặc điểm địa lý tự nhiên đều thể hiện thông qua hoàn cảnh địa lý, mức độ phân bố bức xạ mặt trời không đồng đều trên bề mặt trái đất, các nhân tố hình thành có tính ảnh hưởn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-*** -

Hoàng Đức Hùng

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG KHÍ HẬU

KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến người thầy PGS.TS

Nguyễn Văn Thắng đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn các thầy cô và cán bộ trong khoa Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học đã tận tình giảng dạy kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất trong suốt thời gian học tập tại nhà trường

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu khí tượng - khí hậu đã tạo điều kiện trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về mặt thời gian Các đồng nghiệp Phòng Quản lý mạng lưới trạm chia sẻ công việc để bản thân có điều kiện hoàn thành khóa học

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những người luôn bên cạnh tạo mọi điều kiện tốt nhất và động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập

Hoàng Đức Hùng

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 10

1.3 Nhận xét và đánh giá các nghiên cứu 19

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU 21

2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 21

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nguyên 21

2.1.2 Cơ sở lý luận và cách tiếp cận 22

2.2 Số liệu sử dụng 23

2.3 Phương pháp nghiên cứu phân vùng khí hậu Tây Nguyên: 26

2.3.1 Phân tích tổng hợp 26

2.3.2 Phân tích về sự khác biệt của khí hậu Tây Nguyên với khu vực lân cận 26

2.3.3 Phân tích về phân hóa khí hậu nội vùng Tây Nguyên 30

2.4 Xác định hệ thống chỉ tiêu phân định cấp vùng và tiểu vùng khí hậu cho Tây Nguyên 44

2.4.1 Xây dựng bản đồ yếu tố khí hậu 44

2.4.2 Xác định chỉ tiêu cấp vùng 50

2.4.3 Xác định chỉ tiêu cấp tiểu vùng 50

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN VÙNG KHÍ HẬU KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CÁC VÙNG, TIỂU VÙNG 51

3.1 Kết quả phân vùng khí hậu 51

3.1.1 Sơ đồ phân vùng 51

3.1.2 Đánh giá kết quả phân vùng 55

3.2 Đặc điểm khí hậu các vùng 55

3.2.1 Vùng khí hậu núi cao Bắc Tây Nguyên 55

3.2.2 Vùng khí hậu giữa Tây Nguyên 57

3.2.1 Tiểu vùng khí hậu II1 59

3.2.2 Tiểu vùng khí hậu II2 60

3.2.2 Tiểu vùng khí hậu II3 62

Trang 4

3.2.2 Tiểu vùng khí hậu II4 62

3.2.2 Tiểu vùng khí hậu II5 63

3.2.3 Vùng khí hậu núi cao Đông Nam Tây Nguyên 64

KẾT LUẬN 67

Tài liệu tham khảo 68

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Bản đồ phân vùng khí hậu thế giới Koppen 7

Hình 1.2: Phân vùng khí hậu thế giới của Alisop 8

Hình 1.3: Mô hình hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập 13

Hình 1.4: Bản đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên của Nguyễn Đức Ngữ 17

Hình 2.1: Bản đồ lưới trạm khu vực Tây Nguyên và lân cận 25

Hình 2.2: Biến trình nhiệt các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê 33

Hình 2.3: Biến trình nhiệt các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật 33

Hình 2.4: Biến trình nhiệt các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà lạt, Liên Khương 34

Hình 2.5: Biến trình năm lượng mưa các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê 38

Hình 2.6: Biến trình năm lượng mưa các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật 39

Hình 2.7: Biến trình năm lượng mưa các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên

Khương 39

Hình 2.8: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê 41 Hình 2.9: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật 41

Hình 2.10: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên Khương 42

Hình 2.11: Biến trình bốc hơi năm trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê 43

Hình 2.12: Biến trình bốc hơi năm trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật 43

Hình 2.13: Biến trình bốc hơi năm trạm, Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên Khương 44

Trang 5

Hình 2.14: Bản đồ phân bố tổng nhiệt độ khu vực Tây Nguyên 46

Hình 2.15: Bản đồ phân bố số ngày có nhiệt độ  350C khu vực Tây Nguyên 47

Hình 2.16: Bản đồ phân bố số ngày có nhiệt độ  150C khu vực Tây Nguyên 48

Hình 2.17: Bản đồ phân bố tổng lượng mưa năm khu vực Tây Nguyên 49

Hình 3.1: Sơ đồ cấp phân vị khu vực Tây Nguyên 51

Hình 3.2: Bản đồ phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên 54

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Danh sách thời kỳ lấy số liệu khí hậu các trạm khu vực Tây nguyên và

các trạm lân cận 24

Bảng 2.2: Chênh lệch nhiệt độ, độ cao các điểm có vĩ độ tương đương 27

Bảng 2.3: Phân hóa lượng và mùa mưa các điểm có vĩ độ tương đương 28

Bảng 2.4: Phân hóa ẩm - nắng - bốc hơi các điểm có vĩ độ tương đương 30

Bảng 2.5: Đặc trưng khí hậu các trạm khu vực Tây Nguyên 31

Bảng 2.6: Đặc điểm phân hóa mùa mưa khu vực Tây Nguyên 35

Bảng 2.7: Thời kỳ mưa lớn khu vực Tây Nguyên 35

Bảng 2.8: Đặc điểm phân hóa thời gian mưa khu vực Tây Nguyên 37

Bảng 2.9: Đặc trưng ẩm độ không khí khu vực Tây Nguyên 40

Bảng 3.1 Sơ đồ phân chia các vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên 53

Bảng 3.2: Đặc trưng các yếu tố khí hậu của trạm Playcu 57

Bảng 3.3: Đặc trưng các yếu tố khí hậu các trạm vùng II 58

Bảng 3.4: Đặc điểm phân hóa mùa mưa của trạm vùng II 58

Bảng 3.5: Đặc trưng cực trị của trạm vùng II 59

Bảng 3.6: Đặc trưng các yếu tố khí hậu các trạm vùng III 66

Bảng 3.7: Đặc điểm phân hóa mùa mưa các trạm vùng III 66

Bảng 3.8: Đặc trưng cực trị các trạm vùng III 66

Trang 7

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

MỞ ĐẦU

Khí hậu ở một khu vực có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với các nhân

tố tự nhiên như địa hình- địa mạo, nước, cảnh quan- sinh vật,… Khí hậu tác động đến các yếu tố tự nhiên như một nhân tố tạo nên sự đa dạng, phong phú của tự nhiên Ngược lại, các thành phần tự nhiên khác lại tác động trở lại đối với khí hậu, tạo nên sự thay đổi về đặc điểm khí hậu, làm cho khí hậu không chỉ có sự thay đổi theo thời gian

mà còn có sự phân hóa theo không gian Khí hậu là sự tiếp diễn có quy luật các hệ quả thời tiết đặc trưng ở mỗi vùng miền, địa phương

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên, có ảnh hưởng tác động qua lại với khí hậu bằng nhiều cách khác nhau đã khai thác hiệu quả tài nguyên khí hậu cũng như hạn chế tác động xấu của nó Khí hậu đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của các ngành kinh

tế quốc dân, nếu được khai thác hợp lý và bảo vệ tốt thì đất đai trở nên mầu mỡ, nguồn nước phong phú, cây cối tốt tươi, tính đa dạng sinh học được phát triển, đời sống con người được cải thiện Đánh giá được đầy đủ và khách quan tài nguyên khí hậu góp phần không nhỏ vào phát triển tài nguyên khí hậu bền vững

Khu vực Tây Nguyên nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, bao gồm toàn bộ vùng cao nguyên phía nam nước ta Khu vực Tây Nguyên tương đối đồng nhất về cấu trúc địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng Tuy nhiên, khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu phía nam nước ta nhưng đã có biến thể, mang lại những sắc thái riêng biệt của miền Với địa hình nội vùng chia cắt mạnh, độ dốc lớn, núi cao và các thung lũng thấp xen kẽ nhau khá phức tạp đã tạo ra nhiều đơn vị khí hậu khác nhau, dẫn đến sự đa dạng của các hệ canh tác, đa dạng cây trồng vật nuôi Nếu biết khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này sẽ có khả năng trồng và phát triển được các loài cây có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới

Khí hậu Việt Nam trong khoảng 100 năm qua đã có sự biến đổi theo thời gian, thể hiện ở xu thế tăng hay giảm qua từng thời kỳ của một số yếu tố khí hậu, chủ yếu như nhiệt độ, lượng mưa, tần số bão, tần số front lạnh,… Biến đổi khí hậu làm thay đổi các cực trị khí hậu, cùng các hiện tượng El Nino, La Nina ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời tiết nước ta làm xuất hiện những cực trị khí hậu mới Trong thập kỷ gần đây, khu vực Tây Nguyên bị ảnh hưởng thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn

có chiều hướng gia tăng, gây nhiều tổn thất về người và tài sản Mang đặc điểm là

Trang 9

khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với đặc trưng nắng quanh năm Sự phân hóa sâu sắc theo không gian và thời gian của chế độ khí hậu thủy văn kết hợp với địa hình phức tạp, những hoạt động thái quá của con người và đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu được thấy rõ: Khô hạn trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa hàng năm đã gây thiệt hại trực tiếp đến con người và tài sản, để lại những hậu quả xấu về môi trường Ngoài ra, các biến động khác như mưa lớn , lốc tố, mưa đá, dông sét, nắng nóng, sương mù, cũng đã gây ra không ít khó khăn trở ngại cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Tây Nguyên

Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của cả nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực Tây Nguyên cũng đang trên đà phát triển mạnh

mẽ về mọi mặt như: Trong các lĩnh vực Nông- Lâm nghiệp, Công nghiệp, Năng lượng, Giao thông vận tải, Du lịch, Dịch vụ Vấn đề nghiên cứu đặc điểm khí hậu, phân vùng khí hậu thủy văn trở nên rất cần thiết Khi có được những kết quả này, chúng ta sẽ hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra những quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội hợp lý, dài hạn

Cùng với nguồn tư liệu và thiết bị đo đạc khí tượng đã được tăng lên đáng kể

so với những thập kỷ cuối thế kỷ XX, các kết quả nghiên cứu mới thuộc nhiều lĩnh vực ở nước ta cũng đã rất phong phú Đi sâu nghiên cứu phân vùng khí hậu địa phương cũng là một vấn đề đáng được quan tâm trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng cái nhìn tổng quan hơn về điều kiện tự nhiên, điều kiện hình thành của khu vực

đó, mặt khác góp phần trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý hơn Chính vì các lý do đó , học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của Luận

văn là "Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên” Ngoài Mở đầu , Kết

luận và kiến nghị, Luận văn được cấu trúc trong chương:

Chương 1 Tổng quan Chương này trình bày về c ác nguyên lý phân vùng

khí hậu ở ngoài nước như của Koppen , Alisop, Buduko và tổng quan một số công

Hiệu

Chương 2 Phương pháp và số liệu đề cập đến hệ thống phân vị , chỉ tiêu

phân vùng và các loại số liệu khí hậu sử dụng cho khu vực Tây Nguyên

Chương 3 Kết quả phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên trình bày về 3

vùng khí hậu chính và các tiểu vùng khí hậu thuộc Tây Nguyên

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Phân vùng khí hậu về tổng thể được dựa trên sự phân chia các vùng địa lý gắn liền với các điều kiện tự nhiên hình thành nên vùng khí hậu đó Các nhân tố hình thành khí hậu trên mỗi vùng, khu vực hay nhỏ hơn thường thể hiện khá rõ nét tính chất tương đồng về các điều kiện tự nhiên của mỗi vùng Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó các vùng khí hậu thường có tính bất biến theo thời gian và không gian, ngoài ra ranh giới phân chia các vùng khí hậu phần nào cũng chỉ mang tính chất tương đối Chính vì tính tương đối này dẫn đến có nhiều cách phân chia các vùng khí hậu khác nhau, cách tiếp cận nghiên cứu cũng khác nhau, tồn tại nhiều vùng khí hậu khác nhau, tùy theo cách nhìn nhận và phương pháp lựa chọn nhân tố phân vùng khí hậu khác nhau Cuối cùng phân vùng khí hậu là nhằm đến mục đích:

- Đánh giá sự khác biệt giữa các khu vực về những điều kiện khí hậu có ý nghĩa thực tiễn, giúp con người đầu tiên là nhận thức về một khu vực khí hậu mà con người đang sinh sống, từ nhận thức đó con người có kế hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên ở từng nơi một cách hợp lý, hiệu quả nhất

- Bằng các biện pháp kỹ thuật tìm và nêu bật lên được mối quan hệ khí hậu giữa các khu vực, cũng như mối quan hệ giữa khí hậu khu vực nghiên cứu với các khu vực khác nhằm so sánh trao đổi các thông tin trong lĩnh vực khí hậu, khai thác tài nguyên, định hướng phát triển kinh tế xã hội,…

- Đánh giá tài nguyên khí hậu ở từng khu vực nghiên cứu làm rõ những thuận lợi, khó khăn đối với các ngành kinh tế- xã hội, từ đó có được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp tầm vĩ mô và vi mô

Sự phân bố đặc điểm địa lý tự nhiên đều thể hiện thông qua hoàn cảnh địa lý, mức độ phân bố bức xạ mặt trời không đồng đều trên bề mặt trái đất, các nhân tố hình thành có tính ảnh hưởng lớn như hoàn lưu khí quyển và các nhân tố ảnh hưởng

có quy mô lớn khác, để hình thành nên các khu vực khí hậu hay đơn vị khí hậu người ta thường xây dựng các bản đồ khí hậu từ đó các lớp bản đồ được chồng lên nhau, sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp để xác định ranh giới đơn vị khí hậu Nguyên tắc là tìm ra cái chung nhất để xây dựng các chỉ tiêu cụ thể làm nền, từ

đó sử dụng các chỉ tiêu phụ để xác định ranh giới đơn vị khí hậu chẳng hạn: Đối với các phạm vi rộng như đai khí hậu, đới khí hậu, miền khí hậu, vùng khí hậu người ta thường quan tâm đến các nhân tố hình thành có phạm vi ảnh hưởng rộng, quy mô

Trang 11

lớn như hoàn lưu khí quyển, khối khí khống chế khu vực ; Vùng khí hậu hoặc tiểu vùng khí hậu, người ta quan tâm sâu hơn đến các nhân tố hình thành có tính địa phương như đặc điểm địa hình, hoàn lưu địa phương, hệ quả khí hậu địa phương ; Còn các vùng khí hậu ứng dụng, ngoài nguyên nhân hình thành khí hậu chung, người ta chú trọng phân vùng khí hậu hướng đến các đối tượng sử dụng

Lợi ích của phân vùng khí hậu là thấy rõ, đầu tiên khí hậu đem đến nhận thức cho con người về cảnh quan, điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh vật vùng miền mà con người đang sinh sống, tiếp đến là các hoạt động của con người gắn liền với hoàn cảnh vùng miền khí hậu đó và khí hậu ngày càng thể hiện được vai trò của chúng trong đời sống Cho đến nay phân vùng khí hậu không phải là những nghiên cứu mới và đã có hàng trăm các nghiên cứu về phân vùng khí hậu từ cấp độ lớn đến cấp tiểu vùng, hình thành nhiều sơ đồ phân vùng khí hậu khác nhau Tuy nhiên, những cập nhật mới nhất về cơ sở dữ liệu cho một vùng khí hậu hay tiểu vùng là cần thiết Các chỉ tiêu xây dựng được chi tiết hoá từ đó làm cơ sở đánh giá đúng tài nguyên khí hậu trong vai trò sử dụng

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp phân vùng khí hậu là bảo đảm tính khoa học của sơ đồ phân vùng, mối liên hệ chặt chẽ và nhất quán giữa cơ cấu khí hậu và quy luật khí hậu, dựa trên nền tảng các số liệu quan trắc được trên lưới trạm khí tượng Dựa trên những nghiên cứu trước đây và hiện nay có thể tóm lược các quan điểm và phương pháp phân vùng khí hậu theo các cơ sở sau [6]:

- Quan điểm địa lý khí hậu Xuất phát từ sự đánh giá ý nghĩa chủ đạo của thời tiết khí hậu trong sự hình thành các tổ hợp địa lý, để tìm ra sự thống nhất các đặc trưng chọn lựa ứng với các tương quan phức hợp cảnh quan địa lý Quan điểm địa lý khí hậu tỏ rõ ưu điểm trong trường hợp có số liệu đủ đồng nhất và sự hiểu biết các thành phần khác của cân bằng tự nhiên tương đối đầy đủ

- Quan điểm động lực trong phân vùng khí hậu Việc đánh giá khí hậu dựa vào các hệ quả sẽ không có ý nghĩa bằng quy về những nguyên nhân, do đó vấn đề đặt ra là tìm mối quan hệ giữa nguyên nhân và hệ quả để đi tới được sự phân tích bản chất các quy luật khí hậu

- Quan điểm kết hợp Để đạt được tính chặt chẽ của quan điểm động lực, vừa phối hợp biểu thị định lượng bằng đặc trưng thống kê, quan điểm kết hợp gần đây

đã được nhiều tác giả vận dụng vào phân vùng khí hậu phạm vi lãnh thổ cỡ nhỏ và tương đối thành công Quan điểm kết hợp cho phép vận dụng phương pháp toán học

Trang 12

vào các phân tích động lực, nhằm nâng cao độ chính xác và ý nghĩa khách quan của các đặc trưng Tất nhiên, nó cũng không bao giờ tách rời các cơ sở địa lý học và địa vật lý mà không làm cho kết quả phân vùng giảm bớt ý nghĩa thực tiễn

- Phân vùng khí hậu tổng hợp (hay tự nhiên): Là phân vùng dựa trên cơ sở phân tích khách quan các loại hình khí hậu để tìm ra sự tương đồng giữa chúng theo không gian và thời gian, đồng thời đánh giá bản chất các quy luật và kết hợp mô tả những đơn vị khí hậu tùy theo yêu cầu ứng dụng

- Phân vùng khí hậu ứng dụng (hay chuyên dụng): Yêu cầu ở đây là đánh giá mức độ phù hợp của khí hậu đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế và sản xuất Tất nhiên, nội dung diễn đạt này không thể tách rời sự đánh giá các điều kiện khí hậu tự nhiên Vì thế phân vùng khí hậu ứng dụng thường phải dựa vào các phác thảo phân vùng khí hậu tổng hợp đã có, với sự cố gắng chi tiết hóa thêm những khía cạnh cần thiết theo các đặc trưng thống kê được lựa chọn một cách hợp lý và khoa học

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo Khí hậu đại cương Trần Công Minh [5] Năm 1918, Koppen dùng trị số trung bình năm và biến đổi năm của nhiệt độ, lượng mưa để thiết kế một phương pháp phân vùng khí hậu rất chặt chẽ Sau đó, năm 1923, Koppen lại có tác phẩm tường thuật tỉ mỷ về phương pháp phân vùng của ông, đồng thời dùng nó vào việc thuyết minh khí hậu thế giới Ông chia từ xích đạo đến cực địa làm 5 nhóm khí hậu

theo chữ cái từ A đến E với 8 đới khí hậu được phân chia, bao gồm: Nhóm A (Đới

khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm) nằm ở hai phía xích đạo có đặc điểm là không có

năm ≥ 7500mm; Nhóm B (Hai đới khí hậu khô) mưa ít, bốc hơi khẳ năng lớn do nhiệt độ cao; Nhóm C (Hai đới khí hậu ôn hòa) không có lớp tuyết phủ thường

Sau khi được điều chỉnh Koppen căn cứ vào bản đồ phân loại thực vật do Gorinzbath phát biểu, đã phân chia địa cầu thành 6 loại khí hậu:

Trang 13

- Loại I: Khí hậu vùng đất thấp nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung bình

- Loại II: Khí hậu khô ráo, khí hậu quanh năm ít mưa

- Loại III: Khí hậu nhiệt độ trung bình, nói chung tuy ôn hòa, nhưng có mùa

đông lạnh và mùa hè nóng Lượng giáng thủy và sự phân bố theo mùa của giáng thủy khác nhau tùy theo từng nơi

tích tuyết, mùa hè có giáng thủy nhiều

- Loại V: Khí hậu rất lạnh, nhiệt độ không khí trung bình tháng nóng nhất là

- Loại VI: Khí hậu đóng băng vĩnh cửu, nhiệt độ không khí trung bình tháng

Trong phương pháp phân vùng này Koppen chủ yếu dùng nhiệt độ không khí

và giáng thủy làm cơ sở để phân chia khí hậu, nhưng đặc điểm của Koppen là đầu tiên ông dùng nhiệt độ không khí tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất Về sau Koppen dùng phân bố thực vật làm cơ sở phân chia khí hậu tỷ mỷ hơn

Trang 14

Hình 1.1: Bản đồ phân vùng khí hậu thế giới Koppen

Theo Khí hậu đại cương Trần Công Minh [5], Phân vùng khí hậu Việt Nam Nguyễn Hữu Tài [10] Alisop phân chia thành 7 đới khí hậu chủ yếu xuất phát từ

hoàn lưu chung khí quyển: 1 Đới xích đạo “Quanh năm thịnh hành không khí xích đạo”; 2 Đới cận xích đạo “Mùa hạ chi phối bởi không khí xích đạo, mùa đông thịnh hành không khí nhiệt đới”; 3 Nhiệt đới “Quanh năm chịu tác động của không khí nhiệt đới”; 4 Cận nhiệt đới “Mùa hạ là không khí nhiệt đới, mùa đông là không khí ôn đới”; 5 Ôn đới “Nằm trong ảnh hưởng thuần nhất của không khí ôn

Trang 15

đới”; 6 Cận cực “Mùa hạ ngự trị không khí ôn đới, mùa đông không khí cực đới”;

7 Cực đới “Quanh năm thịnh hành không khí cực đới”

Giữa các đới này Alisop phân biệt 6 đới chuyển tiếp, 3 đới ở mỗi bán cầu được đặc trưng bởi sự thay đổi theo mùa của các khối khí thịnh hành Đó là hai đới khí hậu gió mùa (khí hậu xích đạo) trong đó vào mùa hè thịnh hành không khí xích đạo, còn mùa đông là không khí nhiệt đới; Hai đới cận nhiệt trong đó mùa hè không khí nhiệt đới còn mùa đông không khí cực thịnh hành; Đới cận cực Bắc Băng Dương hay cận cực Nam Băng Dương mùa hè không khí cực còn mùa đông không khí Bắc Băng Dương hay không khí Nam Băng Dương thịnh hành

Trong mỗi đới khí hậu phân biệt bốn loại khí hậu chủ yếu: Khí hậu lục địa, khí hậu đại dương, khí hậu bờ phía tây và khí hậu bờ phía đông đại dương Sự khác biệt giữa khí hậu lục địa và biển chủ yếu gây nên do những sự khác biệt trong các tính chất của mặt trải dưới; trong trường hợp đầu những tính chất này tạo nên do không khí lục địa, trong trường hợp thứ hai do các khối khí biển Sự khác biệt giữa khí hậu bờ tây và khí hậu bờ đông của lục địa phần lớn liên quan với những sự khác biệt trong điều kiện hoàn lưu khí quyển và một phần liên quan với sự phân bố của các dòng biển

Hình 1.2: Phân vùng khí hậu thế giới của Alisop (1- Đới xích đạo; 2- Đới cận xích đạo; 3- Nhiệt đới; 4- Cận nhiệt đới; 5- Ôn đới; 6- Cận cực; 7- Cực đới)

Trang 16

Theo Khí hậu đại cương Trần Công Minh [10] Năm 1931, Thornthwaite đưa

ra khái niệm về thể thoát hơi hay “hiệu ứng nhiệt ẩm” T- E: Tỷ số P- E là thương số giữa lượng giáng thủy tháng và lượng bốc hơi tháng Tổng số của tỷ số P- E trong

12 tháng được gọi là chỉ số hữu hiệu giáng thủy, để tránh sự bất tiện trong việc phân loại, có thể đem mỗi tỷ số P- E nhân với 10 Thornthwaite đã tính tỷ số giữa chỉ số T- E của 3 tháng mùa hè và chỉ số T- E năm, gọi tỷ số này là sự tập trung mùa hè của hiệu ứng nhiệt Coi mối quan hệ giữa sự sinh trưởng của thực vật với giáng thủy

và với bốc hơi của giáng thủy làm xuất phát điểm cho phương pháp phân vùng của mình, mối quan hệ này là tiềm năng cho sinh vật phát triển:

Cho nên, căn cứ vào tình hình tập trung của hiệu ứng nhiệt này lại qui định ra

5 loại khu vực phụ của nhiệt độ:

pháp phân vùng khí hậu của Thornthwaite trong thực tế rất khó khăn

đồng thời dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm và lượng giáng thủy để phân chia khí hậu thế giới thành 35 khu khí hậu Supan là người đầu tiên đề ra quan niệm về khu vực khí hậu Các khu vực khí hậu này chỉ là do phân chia theo định tính, không có giới hạn số lượng chặt chẽ, cũng không có sự liên hệ với nhau Do

đó, không thể so sánh khí hậu các nơi với nhau được Phương pháp phân loại của Supan chỉ là phân chia theo khu vực, đề ra một số khu vực khí hậu cô lập không có liên hệ với nhau

Căn cứ theo những nghiên cứu [2] Bơ-rôi-nốp cho rằng gió có quan hệ với hình thế khí áp, đồng thời gió có thể xác định độ ẩm, nhiệt độ, lượng mây, giáng thủy… Cho nên, hình thế khí áp đặc trưng cho khí hậu Ông dùng đường trục của vùng trung tâm khu vực khí áp cao và khu vực khí áp thấp trên bản đồ đường đẳng

áp trung bình năm làm giới hạn khí hậu Từ đó 4 đới khí hậu được phân chia thành:

Trang 17

Đới khí hậu bắc cực, là khu vực gió đông bắc rét buốt; đới khí hậu ôn đới, thịnh hành gió Tây và Tây Nam, có lượng giáng thủy lớn; đới khí hậu nhiệt đới; đới khí hậu xích đạo, giáng thủy phong phú, sức gió yếu ớt, hướng gió không nhất định

Nguyên lý phân vùng khí hậu theo địa lý, theo hoàn lưu khí quyển hay theo chế độ nhiệt ẩm được áp dụng rộng rãi cho các quy mô khác nhau ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam

Năm 1948, Ram Bahadur Madal [12], trên cơ sơ phân loại khí hậu cửa Koppen và Thornthwaite đã đánh giá và phân vùng khí hậu cho khu vực Ấn Độ Đến năm 1990 các quan điểm quốc tế về phân vùng khí hậu Ấn Độ mới được đánh giá và xây dựng lại bởi Chatterjee

Năm 2000, hai tác giả Harvey Stern and Graham de Hoedt [13] sử dụng phương pháp phân vùng khí hậu của các tác giả Koppen, Alisop, Thornthwaite để đánh giá phân vùng lại khí hậu Australia được đăng tải trên tạp chí khí hậu Australian (Australian Meteorology Magazine- June 2000) Tuy nhiên các phương pháp chỉ đánh giá ở quy mô lớn

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu phân vùng khí hậu Việt Nam được bắt đầu từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX, đầu tiên là phải kể đến tác giả Nguyễn Xiển trong cuốn Đặc điểm khí hậu Miền Bắc Việt Nam Sau này, khi đất nước thống nhất cuốn Khí hậu Việt Nam được xuất bản của hai tác giả Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc [11] Khi phân tích các điều kiện hình thành khí hậu, trong đó đặc biệt tác giả chú trọng đến

cơ chế hoàn lưu và hình thế thời tiết, coi như nhân tố hàng đầu của sự tạo thành khí hậu gió mùa Đi sâu phân tích sự phân bố không gian và thời gian của gió mùa cực đới mùa đông, gió mùa hải dương mùa hạ, khu vực chịu ảnh hưởng đặc trưng của gió mùa nhiệt đới Với hoạt động của gió mùa nếu không góp mặt của các nhiễu động thời tiết đi kèm thì lượng mưa ít, thời tiết trở nên hanh khô, nếu có mặt của các nhiễu động thời tiết thì lượng mưa tăng lên đáng kể Về bức xạ, tác giả cho rằng bức xạ mặt trời là yếu tố đặc trưng của nguồn năng lượng khí hậu, tuy nhiên chế độ bức xạ bị biến dạng sâu sắc bởi tác động của hoàn lưu gió mùa làm cho hình thái khí hậu thay đổi điều này thể hiện rõ rệt ở phía bắc hơn phía nam Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lượng mây che phủ bầu trời sinh ra do các nhiễu động thời tiết

Trang 18

Những đặc điểm này đã tạo nên tính phức tạp đa sắc màu của mỗi vùng miền khí hậu nước ta

Tác giả chủ yếu phân tích các điều kiện hình thành các miền, khu vực khí hậu theo độ dài mùa của các hệ quả thời tiết ứng với suất đảm bảo 50% đối với các yếu tố chi phối chính là mùa nhiệt tương ứng với (nóng- lạnh), mùa mưa tương ứng với độ (dài- ngắn) Từ việc phân tích cơ chế hoàn lưu gió mùa và hệ quả thời tiết gió mùa mang lại tác giả đã chia nước ta thành 3 miền:

đới gió mùa có mùa đông lạnh (gồm 5 vùng):

- Miền khí hậu đông Trường Sơn, từ Đèo Ngang đến Mũi Dinh (xấp xỉ vĩ

mùa đông (3 vùng):

1 Vùng Bình- Trị- Thiên (cũ)

2 Vùng Trung Trung Bộ

3 Vùng Nam Trung Bộ

- Miền khí hậu phía nam (Nam Bộ và Tây Nguyên): nhiệt độ quanh năm

cao với 1 mùa mưa và một mùa khô tương phản phù hợp với gió mùa (2 vùng): Tây

Nguyên và vùng Đồng Bằng Nam Bộ

Về tổng thể tác giả sử dụng phương pháp phân tích khí hậu khách quan tổng hợp Về phân miền và vùng khí hậu tác giả chưa đưa ra một sơ đồ phân vùng khí hậu với chỉ tiêu cụ thể

Năm 1978, Vũ Tự Lập [3] trong Địa lý tự nhiên Việt Nam cũng có những

quan điểm tương đối giống với Phạm Ngọc Toàn- Phan Tất Đắc về các điều kiện hình thành khí hậu Việt Nam, như chế độ nhiệt- ẩm trong cơ chế hoàn lưu gió mùa,

Trang 19

nhưng phân vùng khí hậu theo quan điểm cảnh địa trong phân tích khách quan được thể hiện rõ ràng hơn với phân hóa chế độ nhiệt ẩm theo vòng địa lý và đai cao đan xen trong đó là tính chất cảnh quan địa phương chi phối mạnh đối với cấp phân vị cấp miền và nhỏ hơn

Hệ thống phân vị ông xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc chính là:

(1) Quy luật phân hóa không gian phổ biến của địa lý quyển là nguyên nhân chính của sự hình thành nên các địa tổng thể các cấp; (2) Hệ thống phân vị phải đầy

đủ các cấp gọi là những đơn vị bắt buộc làm chỗ dựa vững chắc cho sự phân vùng

từ trên xuống dưới; (3) Hệ thống phân vị phải được thể hiện rõ ràng, bằng một mô hình phản ánh những mối quan hệ thân thuộc giữa các đơn vị

Từ cách nhìn nhận như vậy, mô hình hệ thống phân vị của ông được xây dựng trên cơ sở lý luận khá chi tiết từ cấp địa lý quyển cho đến điểm địa lý: Đây là

hệ thống phân vị địa lý tự nhiên nhưng thực chất hệ thống phân vị này được gắn liền với những chỉ tiêu khí hậu trong cách hình thành hệ thống phân vị này (Hình 1.3)

Trang 20

Hình 1.3: Mô hình hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập

Trang 21

Với quan điểm như vậy, Vũ Tự Lập phân chia Việt Nam với 3 miền và 13 khu địa lý tự nhiên như sau:

1 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: 3 khu (Khu Việt Bắc, Khu Đông Bắc, Khu Đồng Bằng Bắc Bộ);

2 Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: 5 khu (Khu Hoàng Liên Sơn, Khu Tây Bắc, Khu Hoà Bình- Thanh Hoá, Khu Nghệ- Tĩnh, Khu Bình- Trị- Thiên);

3 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: 4 khu (Khu Kun Tum- Nam Nghĩa, Khu Đắc Lắc- Bình Phú, Khu Cực Nam Trung Bộ, Khu Đông Nam Bộ, Khu Tây Nam Bộ)

Một công trình rất căn bản trong giảng dạy ở các trường đại học là “Giáo

trình khí tượng và khí hậu đại cương” của tác giả Trần Công Minh [5] với những

nền tảng chính chi phối từ những quan điểm phân chia của các giả trên Thế giới và Việt Nam, tuy nhiên tác giả cũng phân tích các quan điểm riêng như sau:

Hậu quả của quá trình hình thành khí hậu trên trái đất nói chung hoặc mỗi vùng miền nói riêng đều được xét trên nhiều nhân tố hình thành khí hậu thuộc ba chu trình: Tuần hoàn ẩm, tuần hoàn nhiệt và hoàn lưu chung của khí quyển Với việc phân tích biến trình hàng ngày, năm, nhiều năm của các yếu tố khí tượng và mỗi yếu tố khí hậu là kết quả sự tác động đồng thời của tất cả ba quá trình hình thành khí hậu Từ các nhân tố địa lý hình thành khí hậu, tác giả cho rằng vị trí địa lý

là nhân tố đầu tiên hình thành khí hậu, nó cho phép quy định hoàn cảnh cụ thể, vị trí

cụ thể của vùng miền khí hậu Tiếp đến là các nhân tố độ cao trên mực nước biển, tính địa đới của khí hậu theo chiều cao, sự phân bố lục địa và biển, địa hình, dòng biển và lớp phủ thực vật Tất cả các nhân tố được nêu có mối quan hệ chặt chẽ với

ba chu trình tuần hoàn nhiệt, ẩm, hoàn lưu khí quyển Ngoài ra nhân tố con người cũng không kém phần quan trọng trong việc làm thay đổi cảnh quan, môi trường khí hậu

Trên cơ sở các phương pháp phân vùng khí hậu Koppen và Alisop tác giả đã phân tích đánh giá đặc điểm hình thành khí hậu Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu phân chia các vùng khí hậu Việt Nam của Nguyễn Trong Hiệu với hai miền khí hậu và 7 vùng khí hậu B1, B2, B3, B4 (Miền khí hậu phía bắc); N1, N2, N3 (Miền khí hậu phía nam) Đây được xem là cơ sở lý thuyết căn bản trong chương trình giảng dạy

Trang 22

Chỉ tiêu phân miền khí hậu:

Chỉ tiêu phân vùng khí hậu:

5-10 5-10

Một trong những công trình khá toàn diện về khí hậu Tây Nguyên đã được xuất bản vào năm 1985 là cuốn “Khí hậu Tây Nguyên” của Nguyễn Đức Ngữ [6], [7] Mục đích của tác giả trong phân vùng khí hậu Tây Nguyên dựa trên tập hợp các điều kiện tự nhiên, từ đó xác định nguồn gốc hình thành và mối quan hệ giữa chúng Chẳng hạn tác giả đã phân tích vai trò của các nhân tố bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và điều kiện địa lý trong sự hình thành khí hậu Tây Nguyên, những đặc điểm của khí hậu Tây Nguyên được thể hiện qua các yếu tố khí hậu như: gió, nhiệt độ, mưa, ẩm, bốc hơi, mây, nắng và các hiện tượng thời tiết

Phương pháp phân vùng khí hậu Tây Nguyên tác giả thực hiện 4 nội dung:

- Phân tích quy luật phân hóa theo lãnh thổ

- Xác định cấp phân vị và chỉ tiêu phân vùng khí hậu

- Vạch các đường ranh giới phân vùng khí hậu

- Đánh giá điều kiện tài nguyên khí hậu các vùng

Trang 23

Trên cơ sở phân tích các quy luật phân hóa khí hậu của vùng nghiên cứu tác giả đã đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên với tỷ lệ: 1:500.000 Với các cấp phân vị được đưa ra cho cấp vùng và tiểu vùng với các chỉ tiêu như sau:

Giá trị chỉ tiêu

Ý nghĩa của chỉ tiêu

Vùng

khí hậu

Giá trị năm của tổng

nhiệt độ (∑t)

80000C - Giới hạn trên tối thiểu của cây cà phê chè

Arabica và giới hạn tối thấp của cây cao su Brasin

- Giới hạn dưới của nhiều cây nhiệt đới điển hình

Trang 24

Hình 1.4: Bản đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên của Nguyễn Đức Ngữ

Vùng I: (Khí hậu núi và cao nguyên phía bắc và đông bắc) bao gồm vùng

núi thấp tây Ngọc Lĩnh, vùng núi Ngọc Lĩnh, cao nguyên Kon- Plông, cao nguyên Kon- Hà- Nừng, đại bộ phận diện tích cao nguyên Plâycu

nguyên Kon- Hà- Nừng

Vùng II: (Khí hậu bình nguyên và trũng trung Tây Nguyên) bao gồm vùng

Kon Tum, Sa Thầy, An Khê, Cheo reo- Phú túc, bình nguyên Ia- sup, vùng trũng Cơ- Rông- Pách- Lắc

Trang 25

Tiểu vùng II1: Khí hậu thung lũng Kon Tum, Sa Thầy, Ia- Đơ- Rang

Vùng III: (Khí hậu cao nguyên Buôn Mê Thuật- Buôn Hồ)

Vùng IV: (Khí hậu vùng cao nguyên Đắk Nông- Lâm Viên- Bảo Lộc)

Vùng V: (Khí hậu trũng tây nam cao nguyên Đắk Nông- Bảo Lộc)

Chương trình cấp nhà nước 42A (1988) [7] đã tạo ra bộ sản phẩm khoa học gồm bộ số liệu và bộ bản đồ khí hậu đồ sộ , phong phú cho toàn quốc , phục vụ thực tiễn hiệu quả trong nhiều năm qua Nhiều công trình nghiên cứu về Tây Nguyên đã tham khảo tập số liệu và các bản đồ khí hậu này Tuy nhiên, cũng giống như công trình Khí hậu Tây Nguyên nêu trên , cơ sở số liệu quan trắc được sử dụng đến năm

năm số liệu được sử dụng Hơn nữa, mức độ chi tiết của các bản đồ khí hậu (tỷ lệ 1:1.000.000) không cho phép tham khảo đầy đủ cho một vùng như Tây Nguyên

Năm 1988, Nguyễn Hữu Tài [9] đã đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu lãnh thổ Việt Nam với các chỉ tiêu và cấp phân vị hoàn chỉnh, các chỉ tiêu phân vùng rõ ràng định hình một xu thế phân vùng có tính cơ sở cho các phương pháp phân vùng sau này của các tác giả trong nước

Phân hoá hai mùa gió

hiện thời kỳ mưa lớn

1600 và 2000mm Số ngày có thời tiết đặc biệt khác

Trang 26

Tây Nguyên trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nhiệt-

ẩm và đã xác định hai chỉ tiêu tổng nhiệt độ năm và lượng mưa năm làm chỉ tiêu phân tiểu vùng khí hậu Có năm tiểu vùng khí hậu với đặc điểm khác nhau:

1 Tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Bắc

2 Tiểu vùng khí hậu thung lũng thấp

3 Tiểu vùng khí hậu cao nguyên Đắk Lắc

4 Tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Nam

5 Tiểu vùng khí hậu bậc thềm phía Nam Tây Nguyên

Năm 2002, Nguyễn Duy Chinh [1] đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Bộ “Kiểm kê tài nguyên khí hậu Việt Nam” trên cơ sở bổ sung số liệu khí tượng đến năm 2000 và đã xây dựng bộ bản đồ tương tự bộ bản đồ của chương trình 42A cho cả nước Tuy nhiên bộ sản phẩm mới này chưa được phổ biến và chưa được các

Bộ, Ngành biết đến nhiều như bộ sản phẩm của chương trình 42A Ngoài ra đề tài

có những đánh giá chi tiết, cụ thể về tài nguyên khí hậu, cũng như rút ra những điều kiện thuận lợi , khó khăn về mặt khí hậu cho từng vùng lãnh thổ Trong công trình này cũng chưa đề cập đến việc cập nhật , điều chỉnh sơ đồ phân vùng khí hậu và mức độ chi tiết cũng chỉ dừng ở tỷ lệ bản đồ 1:1.000.000 và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chưa có điều kiện phân tích, đánh giá cho một tỉnh, vùng lãnh thổ cụ thể nào

Năm 2004, Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu [8] đã biên soạn tài liệu

“Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam” trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu khí hậu cơ bản của mạng lưới trạm, bao gồm 150 trạm khí tượng khí hậu và 500 trạm

đo mưa phân bố trên phạm vi cả nước, chủ yếu trong thời kỳ 1960- 2000, một số yếu tố như nhiệt độ, mưa,… của một số trạm có chuỗi số liệu dài hơn (1928- 2000) cũng được khai thác sử dụng cho mục đích nghiên cứu Đáng chú ý nhất là đã xây dựng một sơ đồ phân vùng khí hậu cho Việt Nam với những khác biệt nhất định so với sản phẩm của chương trình 42A Tài liệu này chủ yếu được sử dụng trong đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành khí hậu học

1.3 Nhận xét và đánh giá các nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu phân vùng khí hậu trong và ngoài nước đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản về phân bố vị trí địa lý, cảnh quan điều tự nhiên kết hợp

Trang 27

với các nhân tố chi phối chính như bức xạ nhiệt, hoàn lưu khí quyển ở cấp phân chia đới khí hậu; ở cấp vùng miền các phương pháp phân vùng thường tính đến phân bố lượng giáng thủy, mức độ bốc thoát hơi khẳ năng; ở cấp tiểu vùng các sơ

đồ phân vùng khí hậu đều được bổ sung các nhân tố mới mang tính địa phương như các yếu tố có tính cực đoan hoặc các yếu tố khác thường mới xuất hiện

Các phương pháp phân vùng khí hậu của tất cả các tác giả đều xuất phát từ những phân tích địa lý khách quan căn cứ vào chế độ nhiệt, ẩm và hoàn lưu khí quyển là chủ đạo, tiếp đến là các nhân tố có phạm vi ảnh hưởng khác

Quan điểm địa lý khí hậu chi phối rõ rệt trong các sơ đồ phân vùng khí hậu của các tác giả Alisop, Bơ-rôi-nốp, dựa trên cơ sở phân tích cơ chế hoàn lưu hành tinh Quan điểm động lực trong phân vùng khí hậu Thornthwaite Quan điểm tổng hợp đều thấy trong hầu hết các sơ đồ tác giả Ở phạm vi lớn thiên hướng của các tác giả về nhận dạng và phân loại hình khí hậu là chính, các chỉ tiêu mang tính tổng quát Ở phạm vi lãnh thổ các tác giả xây dựng chỉ tiêu phân vùng cụ thể hơn, đi sâu phân tích những đặc điểm nội vùng, chỉ tiêu cấp tiểu vùng đã được đề cập

Đối với Tây Nguyên:

Cho đến nay việc phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên đã được các tác Nguyễn Đức Ngữ thực hiện năm 1985 với cuốn “ Khí hậu Tây Nguyên” Đây là công trình khá toàn diện về Tây Nguyên Tác giả đã xây dựng cho khu vực Tây Nguyên một sơ đồ với các chỉ tiêu cụ thể về tổng lượng nhiệt, chỉ số độ năm của I –va- nop Từ đó, 5 vùng khí hậu được hình thành trong đó với 8 tiểu vùng Tuy nhiên, phần phân tích đặc điểm tác giả chỉ đánh giá sơ lược điều kiện nhiệt - ẩm

Năm 1988, Nguyễn Hữu Tài trong phân vùng khí hậu Việt Nam, tác giả có đưa ra các chỉ tiêu phân vùng, miền, tiểu vùng cụm thể Tuy nhiên, tác giả chỉ coi khu vực Tây Nguyên là một vùng khí hậu với 5 tiểu vùng nên việc đánh giá tài nguyên khí hậu không được chi tiết hóa cho từng khu vực nhỏ Tây Nguyên

Năm 2004, Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trong Hiệu biên soan “Khí hậu và tài nguyên kí hậu Việt Nam” trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu từ năm 1960- 2000 Tuy nhiên, khu vực Tây Nguyên được đề cập trong phân vùng chỉ là một mục nhỏ trong nội dung được thực hiện Nên việc, đánh giá tài nguyên khí hậu khu vực Tây

Nguyên cũng chưa được chi tiết hóa đến cấp tiểu vùng

Trang 28

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU

2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên, là một chuỗi các Cao nguyên liền kề phía nam Việt Nam bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Tây Nguyên cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam

Khu vực Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào)

và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia) Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng 54.641,0 km² [9]

Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon- Plông, cao nguyên Kon- Hà- Nừng, Playcu cao khoảng 800m, cao nguyên Ma Đrắk cao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Mê Thuật cao khoảng 500m,

Mơ Nông cao khoảng 800- 1000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900- 1000m Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam) [3], [11]

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500m đến 600m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ Tây Nguyên có trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác, hiện tại đã và đang tiến hành khai thác bô xít Tây Nguyên có tiềm năng du lịch lớn, tài nguyên rừng phong phú với diện tích rừng lớn có thảm sinh vật đa dạng ví như mái nhà của miền trung, có chức năng phòng

Trang 29

hộ rất lớn Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái

2.1.2 Cơ sở lý luận và cách tiếp cận

Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như phát triển kinh tế địa phương cần phải được gắn liền với điều kiện tự nhiên được hình thành lên khu vực địa lý đó Xây dựng một chiến lược dài hạn trong phát triển là gắn liền giữa con người với điều kiện môi trường sống, tạo ra cân bằng được sinh thái giữa con người với thiên nhiên là cần thiết

Từ tổng quan những nghiên cứu phân vùng khí hậu trong và ngoài nước chúng ta có thể nhận thấy Hiện nay trên thế giới và Việt Nam việc nghiên cứu về phân vùng khí hậu không còn là mới và rất phổ biến, phân vùng khí hậu ứng dụng gắn liền đối với từng đối tượng nghiên cứu được rất nhiều các tác giả đề cấp đến: như phân vùng khí hậu xây dựng, phân vùng khí hậu sinh thái, lâm nghiệp, …Tại Việt Nam có rất nhiều các nhà nghiên cứu thuộc nhóm khí hậu đã xây dưng các sơ

đồ phân vùng chi tiết đến cấp tiểu vùng như Nguyễn Trọng Hiệu- Nguyễn Đức Ngữ [8], Nguyễn Hữu Tài [10], Nguyễn Duy Chinh [1], mới đây nhất là các sơ đồ phân vùng khí hậu Tỉnh Phú Tho [2], Điện Biên [1], Tuyên Quang do Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường thực hiện cũng đã thể hiện rõ mối quan tâm đúng mực của các địa phương đến lĩnh vực này trong phát triển kinh tế địa phương Tuy nhiên, để

có một bộ số liệu cập nhật cho khu vực Tây Nguyên đầy đủ trong khoảng một thập niên trở lại đây là chưa có

Biến đổi khí hậu hiện nay đang ngày càng hiện hữu, thông qua các cực trị khí hậu và sự xuất hiện cực trị khí hậu mới (có nhiều nơi từ trước đến nay chưa có mưa

đá trong chuỗi số liệu quan trắc, nhưng hiện nay đã xuất hiện trong chuỗi số liệu quan trắc) Điều này đã được khẳng định trong các báo cáo của IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), gần đây nhất là “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam- năm 2012” của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Chế độ mưa nhiệt thay đổi do biến đổi khí hậu sẽ là vấn đề cần thiết được học viên quan tâm trong cách tiếp cận nghiên cứu trong phân vùng khí hậu Tây Nguyên, đặc biệt là giá trị cực đoan khí hậu

Trang 30

2.2 Số liệu sử dụng

Chuỗi số liệu sử dụng:

Số liệu sử trong tính toán cho khu vực Tây Nguyên chủ yếu từ những năm 1978- 2010 Một số đặc trưng cực trị được sử dụng trong tất cả các năm có số liệu đến năm 2010 Ngoài ra, 4 trạm mới quan trắc từ 1998 và 2001 đến 2010 cũng được

sử dụng trong phân tích tính toán đó là các trạm Yaly, Eahleo, Đắk Min, Lắk

Các yếu tố sử dụng trong thống kê:

- Nhiêt độ không khí trung bình tháng;

- Nhiệt độ tối cao tháng;

- Nhiệt độ tối thấp tháng;

- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối và ngày xuất hiện;

- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối và ngày xuất hiện;

- Độ ẩm tương đối trung bình;

- Độ ẩm tương đối thấp nhất;

- Tổng số giờ nắng tháng;

- Tổng lượng bốc hơi tháng;

- Tổng lượng mưa tháng;

- Số ngày mưa trong tháng;

- Số ngày có dông trong tháng;

- Số ngày có sương mù trong tháng;

- Các đặc trưng cực trị khác

Phương pháp chỉnh lý:

Sử dụng các trạm có đủ số liệu, đồng nhất về chuỗi để tính toán và xây dựng phương pháp Chuỗi số liệu này đã qua chỉnh lý của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn Và Môi trường Phương pháp chỉnh lý số liệu được sử dụng phương pháp chỉnh lý theo [4]

Trang 31

Ngoài ra các trạm có chuỗi số liệu ngắn không đủ và đồng nhất, mới đo đạc được đưa vào sử dụng với tính chất điều chỉnh trong quá trình xây dựng và phân tích sơ đồ phân vùng khí hậu

Các công thức sử dụng trong tính toán các đặc trƣng khí hậu

+ Tổng và trung bình số học các đặc trưng khí hậu tháng, mùa năm, thời kỳ; + Tỷ suất phần trăm các đặc trưng khí hậu tháng, mùa, năm, thời kỳ

Bảng 2.1: Danh sách thời kỳ lấy số liệu khí hậu các trạm khu vực Tây

Nguyên và các trạm lân cận ( Ký hiệu dấu * là các trạm khu vực lân cận Tây Nguyên )

Trang 32

Hình 2.1: Bản đồ lưới trạm khu vực Tây Nguyên và lân cận

Trang 33

2.3 Phương pháp nghiên cứu phân vùng khí hậu Tây Nguyên

2.3.1 Phân tích tổng hợp

Do vị trí tự nhiên được tiếp xúc và chuyển tiếp giữa nhiều hệ thống tự nhiên,

từ hệ thống địa chất- địa hình, hệ thống khí hậu- thủy văn, hệ thống sinh vật và sự phát triển lịch sử tự nhiên lâu dài phức tạp Vì vậy, việc xây dựng sơ đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên với các chỉ tiêu cụ thể, tóm lược được những nét cơ bản nhất,

có cái nhìn đúng nhất tránh hình thức tránh sai sót dẫn đến đánh giá quá cao nội dung này và không đánh giá đầy đủ nội dung khác hoặc thiếu tương quan thật giữa mối quan hệ giữa chúng

Thực hiện việc phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên là công tác phân

chia mang ý nghĩa nội vùng, tuy nhiên việc phân chia theo cấp vùng hay đến cấp tiểu vùng thì cũng không thể tách khỏi các nguyên tắc cơ bản đã được khẳng định ở nhiều tác giả khi thực hiện công tác phân vùng [1, 2, 6, 8, 10] với các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc khách quan: Coi sự phân hóa khí hậu là quy luật tự nhiên, không

phụ thuộc vào sự sắp xếp nhân tạo, sắc thái địa phương nổi trội hơn đôi khi không lặp lại ở nơi khác Các phương pháp phân vùng khí hậu đều phải nhằm xác lập các ranh giới tự nhiên, thể hiện được một cách rõ nhất sự tạo thành những đơn vị khí hậu Tuy nhiên, trong thực tế tính khách quan không đạt đến tuyệt đối nhưng nó mang tính ràng buộc cao về sự hợp lý của đơn vị khí hậu được phân chia Chẳng hạn, khi xác định đặc điểm của một đơn vị khí hậu ta cần phải đặt khu vực tự nhiên đang xét vào một hệ thống lớn, ngoài những đặc điểm chung đã được xác định cần xác định mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố đó và nhận biết tính khác biệt nổi trội nhất

Nguyên tắc đồng nhất: Nguyên tắc đồng nhất cũng hiểu theo nghĩa tương

đối Ranh giới giữa các cấu trúc đồng nhất là nơi mà tính đồng nhất ở một mức độ nào đó, bắt đầu chuyển sang một hình thể cấu trúc khác

Nguyên tắc dị biệt: Khi mỗi đơn vị khí hậu được xác lập phải có thể tách ra

khỏi hệ thống tương quan bởi những tính chất cá biệt thuộc về bản thể, không tìm thấy sự lặp lại ở bất kỳ hoàn cảnh nào khác

Trang 34

Nguyên tắc khả tỷ: có thể so sánh, đối chiếu được với nhau, ý nghĩa khả tỷ có

thể là thước đo tính hợp lý của hệ thống phân vị

2.3.2 Phân tích về sƣ̣ khác biệt của khí hậu Tây Nguyên với khu vƣ̣c lân cận

a) Chế độ nhiệt

Căn cứ vào các đặc trưng tổng lượng nhiệt năm đã được tính toán Bảng 2.1 nhận thấy: Cùng một vĩ độ địa lý tương đương nhưng sự chênh lệch nhiệt độ theo

độ cao của khu vực Tây Nguyên với khu vực lân cận thấy rất rõ ở gradient nhiệt độ

C

C)

Bảng 2.2: Chênh lệch nhiệt độ, độ cao các điểm có vĩ độ tương đương

Khu vực Tây Nguyên

Trang 35

Trong khi đó mùa mưa của các khu vực lân cận có vĩ độ tương đương ngắn hơn phổ biến là từ 4 đến 5 tháng khu vực phía bắc duyên hải Nam Trung Bộ, bắt đầu khoảng tháng VIII hoặc tháng IX và kết thúc trong tháng XII; Riêng phía Đông Nam Bộ và phía bắc Quảng Ngãi- Đà Nẵng mùa mưa kéo dài 7 đến 8 tháng, bắt đầu khoảng tháng IV và kết thúc trong tháng XII: Nguyên nhân chính mùa mưa đến sớm ở phía bắc Quảng Ngãi- Đà Nẵng do đây là thời kỳ mưa tiểu mãn trong khoảng tháng IV- V hàng năm; còn phía Đông Nam Bộ là thời kỳ bắt đầu mùa gió mùa tây nam hoạt động

Thời kỳ mưa lớn khu vực Tây Nguyên tập trung chủ yếu trong các tháng VII- IX một số nơi VIII- X; Khu vực lân cận thời kỳ mưa lớn tập trung chủ yếu trong các tháng IX- XI, một số nơi muộn hơn từ tháng X- XII

Bảng 2.3: Phân hóa lượng và mùa mưa các điểm có vĩ độ tương đương (mm)

Trang 36

Ma Đrăk I- IV 194,8 V- XII 1878,2 IX, X, XI 1105,9 2073,0

Khu vực lân cận

c) Chế độ Ẩm - Nắng - Bốc hơi

- Độ ẩm tương đối trung bình khu vực Tây Nguyên từ 77- 86%, trong đó có Kon Tum và Auynpa có độ ẩm < 80%, còn các nơi khác đều > 80% Khu vực lân cận Tây Nguyên có độ ẩm thấp hơn duy trì từ 76- 85%, trong đó các nơi Quy Nhơn, Cam Ranh đến Phan Rang độ ẩm < 80%, các nơi khác > 80%

- Tây Nguyên có tổng giờ nắng từ 2000- 2500 giờ tương đối đồng đều trên toàn khu vực Khu vực lân cận có số giờ nắng không đều: Từ Quảng Ngãi đến Tuy Hòa số giờ nắng từ 1950- 2450 giờ, từ Nha Trang trở vào đến Hàm Tân số giờ nắng

từ 2500- 2900 giờ

- Tổng lượng bốc hơi <1000mm ở một số nơi Playcu, Đắk Nông, Đà Lạt; Các nơi khác duy trì từ 1000- 1500mm Khu vực lân cận hầu hết các nơi đều có lượng bốc hơi cao từ 1000- 1800mm

Trang 37

Bảng 2.4: Phân hóa ẩm- nắng- bốc hơi các điểm có vĩ độ tương đương

C (Auynpa) và một số

Lạt Quy luật nhiệt độ trung bình năm giảm theo độ cao địa hình với gradient vào

Tương ứng với nhiệt độ trung bình năm là tổng lượng nhiệt của Tây Nguyên

tổng nhiệt trung bình năm cũng thay đổi theo độ cao Vùng thung lũng và núi thấp

Ngày đăng: 17/06/2016, 22:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Duy Chinh (2006), Kiểm kê, đánh giá tài nguyên khí hậu Việt Nam: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Viện KH KTTV&amp;MT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm kê, đánh giá tài nguyên khí hậu Việt Nam: "Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Tác giả: Nguyễn Duy Chinh
Năm: 2006
2. Hoàng Đức Cường và nnk (2011), Phân vùng khí hậu tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí KTTV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vùng khí hậu tỉnh Tuyên Quang
Tác giả: Hoàng Đức Cường và nnk
Năm: 2011
3. Vũ Tự lập (1978), Địa lý Tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý Tự nhiên Việt Nam
Tác giả: Vũ Tự lập
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1978
5. Trần Công Minh (2007), Khí hậu và khí tượng đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khí hậu và khí tượng đại cương
Tác giả: Trần Công Minh
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
6. Nguyễn Đức Ngữ (1985), Khí hậu Tây Nguyên. Viện KTTV xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khí hậu Tây Nguyên
Tác giả: Nguyễn Đức Ngữ
Năm: 1985
7. Nguyễn Đức Ngữ (1986), Thuyết minh các trang bản đồ khí hậu trong tập ATLAS Quốc gia, Tuyển tập báo cáo công trình khoa học (Lần thứ III, Viện KTTV) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuyết minh các trang bản đồ khí hậu trong tập ATLAS Quốc gia
Tác giả: Nguyễn Đức Ngữ
Năm: 1986
8. Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
9. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2012
10. Nguyễn Hữu Tài (1992), Phân vùng khí hậu tự nhiên lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vùng khí hậu tự nhiên lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Tài
Năm: 1992
11. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuậtTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khí hậu Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Tiếng Anh
Năm: 1993
12. R. B. Mandal (1990), Patterns of Regional Geography- An International Perspective, Printed by R.S. Printers, New Delhi- 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patterns of Regional Geography- An International Perspective
Tác giả: R. B. Mandal
Năm: 1990
13. Harvey Stern and Graham de Hoedt (June- 2000), Objective Classification of Australian Climates, Australian Meteorology Magazine Sách, tạp chí
Tiêu đề: Objective Classification of Australian Climates
4. Nguyễn Thị Bình Minh- Đề tài cấp nhà nước, Nghiên cứu cơ sở khoa học, tăng cường năng lực đáp ứng thông tin khí tượng thủy văn phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w