Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 32)

Thành lập vào ngày 28/3/1991 theo quyết định số 70 QĐ/TCCB của Tổng giám đốc BIDV, SGD I là đơn vị trực tiếp kinh doanh của hội sở chính ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (tên tiếng giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam) và cũng theo quyết định này, SGD I là đơn vị trực thuộc, là đại diện pháp nhân của BIDV, thực hiện hạch toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng, có con dấu riêng và trực tiếp giao dịch với khách hàng. SGD I là đơn vị chủ lực trong việc xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác, là đơn vị đi đầu trong việc triển khai thành công hệ thống công nghệ hiện đại thực hiện xuất sắc kế hoạch hàng năm, có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phong trào đoàn, Đảng trong sạch vững mạnh.

Từ năm 1991 đến 1998 SGD I có trụ sở tại 194 Trần Quang Khải, năm 1998 SGD I được chuyển về 53 Quang Trung. Và hiện nay, trụ sở được chuyển về 191 Bà Triệu.

Cùng với sự phát triển của BIDV, SGD I có truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác.

Từ khi thành lập, giai đoạn đầu từ năm 1991 đến 1995, SGD I có 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ; chủ yếu làm nghiệp vụ cấp phát. SGD I đã hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý cấp phát vốn ngân sách và giám sát kiểm tra sử dụng vốn tiết kiệm đúng mục đích, đúng địa chỉ cho các dự án.

Đến giai đoạn 1996-2000, SGD I đã có 12 phòng NV, 1 CNKV, 2 phòng GD, và 7 QTK. Đây là giai đoạn chuyển hướng sang hoạt động kinh doanh kinh tế chủ động tự trang trải và bằng việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, mở rộng khách hàng. SGD I cũng là nơi thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kì phiếu và cũng là đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các tổng công ty 90, 91, các dự án lớn trọng điểm của nhà nước và cung ứng các dịch vụ ngân hàng chất lượng cao như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh…

Giai đoạn 2001-2005, SGD I thực hiện tách 4 chi nhánh cấp 1:

• Chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002

• Chi nhánh Hà Thành năm 2003

• Chi nhánh Đông Đô năm 2004

• Chi nhánh Quang Trung năm 2005

Với tổng tài sản của mỗi đơn vị trên 1000 tỷ đồng và hàng trăm cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ. Cơ cấu lại hoạt động cùng với cơ cấu lại tổ chức, các nghiệp vụ bán lẻ, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ được chuyển giao cho các chi nhánh mới tách ra. SGD I tập trung vào 3 mục tiêu chính: Huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn ngành, phục vụ khách hàng lớn tổng công ty, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tiếp tục phấn đấu lớn mạnh về mọi mặt, đến nay SGD I có 300 cán bộ nhân viên công tác tại 20 phòng nghiệp vụ và mạng lưới 14 phòng giao dịch, điểm giao dịch tại 3 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng.

Ban giám đốc Khối tín dụng Khối dịch vụ Khối QL nội bộ Khối ĐVTT P. Tín dụng1 P. Tín dụng 2 P. Tín dụng 3 P. Thẩm định P. Quản lý tín dụng P. Thanh toán quốc tế P. DV KH DN 1 P. DV KH DN 2

P. Tài chính kế toán P. Kế hoạch nguồn vốn

P. Tiền tệ kho quỹ P. DV KH cá nhân

P. Tổ chức cán bộ P. Hành chính quản trị P. Điện toán

P. Kiểm tra nội bộ P. Giao dịch 1 P. Giao dịch 2 P. Giao dịch 3

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ

Khối tín dụng

- Phòng tín dụng:

o Trưc tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng quy định.

o Thực hiện marketing tín dụng, tư vấn cho khách hang sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng.

o Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định. - Phòng thẩm định:

o Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về công tác thẩm định, tái thẩm định

o Chịu trách nhiệm quản lý thông tin phục vụ công tác thẩm định đầu tư, thẩm định tín dụng.

- Phòng quản lý tín dụng: Thực hiện công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng tại SGD I.

Khối dịch vụ

- Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện giao dịch với khách hàng theo đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ có liên quan,…

- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng doanh nghiệp, …

- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng cá nhân , …

- Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ. Trực tiêp thực hiện các nghiệp vụ về quỹ.

Khối quản lý nội bộ:

- Phòng kế hoạch – nguồn vốn:

o Quản lý cân đối nguồn vốn, quản lý tài sản nợ, tài sản có, …

o Đầu mối tham mưu giúp việc cho giám đôc tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh,…

- Phòng tổ chức cán bộ:

o Thực hiện các chế độ đối với người lao động.

o Tham mưu trong công tác tổ chức cán bộ.

o Tham gia ý kiến trong việc phát triển mạng lưới. - Phòng hành chính quản trị:

o Thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng.

o Quản lý và sử dụng con dấu.

o Thực hiện công tác hậu cần, bảo đảm vật chất. - Phòng tài chính kế toán:

o Thực hiện, kiểm tra công tác hạch toán kế toán.

o Thực hiện công tác hậu kiểm.

o Quản lý tài chính. - Phòng điện toán:

o Quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát.

o Vận hành hệ thống tin học.

Khối đơn vị trực thuộc

- Phòng kiểm tra nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiên quy chế, quy trính nghiệp vụ,… Kiểm tra việc chấp hành quy chế điều hành của lãnh đạo.

o Huy động vốn

o Thực hiện công tác tín dụng.

o Thực hiện công tác marketing nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Ban giám đốc: Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, kế hoạch kinh doanh của SGD I, xây dựng quy chế huy động vốn, sử dụng vốn…. trình Hội Đồng quản trị phê duyệt các báo cáo về việc trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm của SGD I; kiến nghị về số lượng và cơ cấu phòng ban của SGD I; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý SGD I; chuẩn bị các báo cáo tài chính...

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I

2.1.3.1. Huy động vốn

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn 3 năm gần đây:

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 HUY ĐỘNG VỐN 7569 10111 13620 1. Tiền gửi TCKT 4407 7285 11821 - TG không kì hạn 844.8 1645 3427 - TG có kì hạn 3562.2 5640 8394

2. Tiền gửi của dân cư 3048 2791 17 65

- TG tiết kiệm 2168 2290 1601

- Kì phiếu 230 122 27

- CCTG, trái phiếu 650 379 136

3. Huy động khác 113 34 34.5

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGD I năm 2007)

Qua chỉ tiêu này có thể thấy hoạt động huy động vốn của SGD I rất khả quan. Cụ thể như sau:

Năm 2006, SGD I đạt mức huy động vốn 10111 tỷ đồng, tổng vốn huy động tăng so với năm 2005 là 33,57%, cụ thể là:

- Tiền gửi không lỳ hạn tăng 94.76 % so năm 2005. - Tiền gửi có kỳ hạn tăng 58,26% so năm 2005.

Tuy nhiên, các khoản huy động vốn từ trái phiếu, kỳ phiếu và huy động khác giảm đáng kể nhưng so về tỷ trọng thì tiền gửi của tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao và không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng vốn huy động của SGD I.

Năm 2007, công tác huy động vốn của SGD I trong năm 2007 lại tiếp tục tăng cao theo sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế ngày càng nhiều chiếm hơn 90% so với tiền gửi dân cư, trong khi tiền gửi tiết kiệm trong dân cư ngày một giảm. Cụ thể là:

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng so năm 2006 là 62,27% và đạt đến 11821 tỷ.

- Tiển gửi tiết kiệm dân cư giảm 36,78% so năm 2006 và chỉ đạt với con số khiêm tốn là 1764 tỷ.

Có thể thấy từ năm 2005 đến năm 2007 là giai đoạn chuyển mình của SGD I từ huy động vốn chủ yếu từ nguồn tiết kiệm trong dân cư thì nay chuyển sang chủ yếu huy động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế lớn đạt tỷ trọng cao hơn và ổn định hơn.

2.1.3.2. Công tác tín dụng

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng 3 năm gần đây:

(Đơn vị: triệu động) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 TÍN DỤNG 4,813,817.00 5,000,753.00 5,185,044.00 1. Cho vay ngắn hạn 1,724,458.00 1,959,934.00 2,301,894.00 2. Cho vay TDH TM 1,012,621.00 623,713.00 980,303.00 3. Cho vay DTT 1,396,026.00 1,894,594.00 1,521,822.00 4. Cho vay KHNN 374,866.00 256,478.00 138,071.00

5. Cho vay uỷ thác, ODA 305,846.00 266,034.00 242,954.00

Công tác tín dụng của SGD I tiếp tục mở rộng với kết quả:

- Năm 2006, tổng dư nợ tín dụng đạt 5000 tỷ đồng, tăng 3,88% so với năm 2005.

- Năm 2007, tổng dư nợ tín dụng đạt 5185 tỷ đồng, tăng 3,69% so với năm 2006.

Có thể nhận thấy với lợi thế về vốn huy động tăng qua các năm, SGD I chủ động mở rộng hoạt động tín dụng với phương châm “an toàn và hiệu quả”, kiểm soát rủi ro chặt chẽ và tốc độ tăng dư nợ tín dụng ổn định 3.75% qua các năm.

2.1.3.3. Một số chỉ tiêu khác đạt được trong 3 năm gần đây

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây:

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1. Thu dịch vụ ròng 58,397 49,512 25,600

2. Lợi nhuận trước thuế 271,730 184,857 93,659

3. Tổng tài sản 17,461,602 14,141,538 11,180,720

(Nguồn: báo cáo thường niên của SGD I năm 2007) - Kinh doanh dịch vụ:

Hướng tới ngân hàng thương mại hiện đại, SGD I luôn chú trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Nhờ vậy mà trong những năm qua, doanh thu của hoạt động dịch vụ không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2006 đạt được doanh thu là 49.512 triệu đồng, tăng 93.41% so với năm 2005, năm 2007 cũng đánh dấu sự gia tăng doanh thu của hoạt động dịch vụ với tổng doanh thu là 58.397 triệu đồng, tăng 17,95% so với năm 2006. Hoạt động dịch vụ đã có những thành tích đáng chú ý.

Có được sự tăng trưởng này là nhờ SGD đã đa dạng hoá và nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là năm 2006 SGD đã được đảm nhận cung cấp dịch vụ phục vụ hội nghị APEC.

- Về lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế cũng có sự tăng trưởng trong các năm, năm 2007 lợi nhuận trước thuế đạt được 271.730 triệu đồng, tăng 46,99% so với năm 2006, năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng tới 93,97% so với năm 2005, tăng gần gấp đôi so với năm 2005, có thể thấy năm 2006 là năm SGD I có những bước phát triển nhảy vọt với việc mở rộng các dịch vụ sản phẩm và tạo tiền đề cho năm 2007 phát triển.

- Về tổng tài sản

Nhờ có những sự tăng trưởng của các chỉ tiêu trên mà tổng tài sản của SGD cũng không ngừng gia tăng qua các năm, năm 2007 tổng tài sản của SGD đạt 17.461.602 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 23,48%. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 26,48%.

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại SGD I

2.2.1. Các hình thức cho vay tiêu dùng áp dụng tại SGD I

2.2.1.1. Cho vay mua ô tô

Mục đích: Cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống (không phục vụ mục đích kinh doanh) đối với khách hàng là cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Đối tượng vay vốn: khách hàng các nhân đang sinh sống thường xuyên và làm việc, kinh doanh trên cùng địa bàn với Chi nhánh cho vay.

Đối tượng cho vay: Các chi phí khách hàng (bên mua ô tô) phải trả cho bên bán ô tô theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán ô tô, phù hợp

với quy định của pháp luật, nhưng không bao gồm: chi phí đăng ký (lệ phí trước bạ, phí đăng lý, đăng kiểm) và phí bảo hiểm.

Điều kiện vay vốn:

- Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn theo quy định tại Quy chế cho vay của tôt chức tín dụng đối với khách hàng bàn hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của BIDV. Ngoài ra, khách hàng vay phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Phải đứng tên chủ thể sở hữu xe ô tô được Ngân hàng cho vay.

+ Có mức thu nhập bảo đảm khả năng trả nợ trong suốt thời hạn vay vốn.

+ Trong trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì phải có mức vốn tự có tham gia bằng tiền và/hoặc tài sản bảo đảm được xác định trên cơ sở tỷ lệ với giá trị xe ô tô, như: Đối với xe ô tô mới mang nhãn hiệu của các nước G7 (Mỹ, Đức, Nhật, Canada, Anh, Pháp, Italia) mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% giá trị xe. Đối với xe ô tô mới mang nhãn hiệu của các nước khác và xe ô tô cũ nhập khẩu thì mức độ tự có tối thiểu bằng 40% giá trị xe.

+ Cam kết bổ sung tài sản đảm bảo khi thu nhập của khách hàng bị giảm sút ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng hoặc theo yêu cầu của BIDV.

- Điều kiện đối với ô tô:

+ Ô tô từ bốn (04) đến (09) chỗ ngồi.

+ Ô tô mới 100% (nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước) hoặc ô tô cũ nhập khẩu (lần đầu) đã qua sử dụng không quá 5 năm (tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu) và có chất lượng còn lại từ 80% trở lên theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền và được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

+ Có đầy đủ giấy tờ, chứng minh nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp của xe theo qui định.

Mức cho vay: trên cơ sở nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, chủng loại đối với từng loại xe ô tô, Chi nhánh căn cứ vào mức ủy quyền cho vay hiện hành của BIDV, nguồn thu nhập ổn định, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định mức cho vay, cụ thể:

- Trường hợp khách hàng vay vốn và đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay được xác định như sau:

+ Đối với xe ô tô mới mang nhãn hiệu của các nước G7 mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị xe.

+ Đối với xe ô tô mới mang nhãn hiệu của các nước khác và xe ô tô cũ nhập khẩu thì mức cho vay tối đa bằng 60% giá trị xe.

- Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản của khách hàng (các loại tài sản theo quy định của BIDV) thì Chi nhánh xem xét quyết định mức cho vay trên cơ sở giá trị tài sản bảo đảm và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo đúng quy định của BIDV.

- Trường hợp khách hàng kết hợp hình thức thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba với hình thức bảo đảm bằng tài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w