Về hoạt động marketing, ngoài những chương trình chung của toàn hệ thống BIDV thì SGD I cũng có các hoạt động marketing riêng. Các chiến lược marketing chung của hệ thống ngân hàng sẽ giúp khách hàng biết đến ngân hàng, nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Tuy nhiên trong hệ thống mạng lưới của một ngân hàng cũng có chi nhánh hoạt động tốt và những chi nhánh hoạt động kém hiệu quả hơn, do vậy khách hàng có thể lựa chọn giữa các chi nhánh của các ngân hàng khác nhau
và họ sẽ tìm đến giao dịch với chi nhánh nào mà họ cảm thấy tin tưởng hơn hay nói cách khác là chi nhánh nào gây ấn tượng tốt hơn. Do vậy ngoài việc thực hiện những chương trình chung do ngân hàng đặt ra chi nhánh nên có những chiến lược marketing riêng cho mình trên địa bàn hoạt động. Nhất là đẩy mạnh phương thức tiếp thị trực tiếp qua các nhân viên thực hiện giao dịch với khách hàng, đây là phương thức xác thực nhất để khách hàng có cái nhìn toàn diện về chi nhánh và hình thành ấn tượng của khách hàng về chi nhánh, từ đó mới có thể giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Thường xuyên tìm hiểu và ghi nhận những ý kiến của các khách hàng đã từng giao dịch với chi nhánh để biết được những nhận xét khách quan của họ đối với chi nhánh, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
SGD I cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ hiện đại. SGD I cần kết hợp các phương thức tuyên truyền như phát tờ rơi, thông qua phương tiện thông tin đại chúng... để công chúng có thông tin đầy đủ về tính tiện ích của dịch vụ hiện đại. Trước mắt, SGD I nên tận dụng các khách hàng là Doanh nghiệp, các tổ chức đang có quan hệ giao dịch với ngân hàng. Thuyết phục, khuyến khích họ thực hiện chi trả lương thông qua thẻ ATM và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Đây là một lượng khách hàng lớn, có thu nhập ổn định, thông qua họ SGD I vừa mở rộng đối tượng khách hàng của SGD I, vừa góp phần tuyên truyền rộng rãi về dịch vụ của BIDV.
Tuy thương hiệu BIDV, có từ lâu đời với những hoạt động truyền thống nhưng hiện nay có rất nhiều ngân hàng ra đời, và cũng nhiều ngân hàng phát triển lâu năm, như các ngân hàng thương mại cổ phần, ví dụ: ACB, SCB, Sacombank… các ngân hàng này tuy ra đời sau ngân hàng BIDV nhưng lại rất phát triển, về dịch vụ, ngân hàng bán lẻ,…marketing của những ngân hàng
này rất tốt. Chính vì vậy, BIDV vần phải tạo ra bộ phận marketing và phát triển sản phẩm riêng biệt để nâng cao khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dung nói riêng và trong các hoạt động động của ngân hàng nói chúng.