1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thuyết minh về cửu đỉnh

3 2,1K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 53,05 KB

Nội dung

Bài thuyết minh về Cửu đỉnh 1.Video 1:Giới thiệu tổng quan về Cửu Đỉnh Cửu Đỉnh :của nhà Nguyễn, là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế.. Cửu Đỉnh gồm

Trang 1

Bài thuyết minh về Cửu đỉnh 1.Video 1:Giới thiệu tổng quan về Cửu Đỉnh

Cửu Đỉnh :của nhà Nguyễn, là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837,Lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà

Hạ ở Trung Quốc

Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một niên hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí, tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn

Vị trí các đỉnh :

Cửu Đỉnh đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, phía nam hoàng thành Huế

-Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Nguyễn Thế Tổ(Gia Long) Cao đỉnh kê ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước

3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại

-Lấy Cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ đình; bên phải lần lượt là Chương đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh

1.Cao đỉnh thờ vua Nguyễn Thế Tổ(Gia Long)

2.Nhân đỉnh thờ vua Nguyễn Thánh Tổ(Minh Mạng)

3.Chương đỉnh thờ vua Nguyễn Hiến Tổ(Thiệu Trị)

4.Ảnh đỉnh thờ vua Nguyễn Dực Tông(Tự Đức)

5.Nghị đỉnh thờ vua Nguyễn Giản Tông(Kiến Phúc)

6.Thuần đỉnh thờ vua Nguyễn Cảnh Tông(Đồng Khánh)

7.Tuyên đỉnh thờ vua Nguyễn Hoằng Tông(Khải Định)

8.Dụ đỉnh và 9.Huyền đỉnh chưa tượng trưng, chưa ứng với miếu hiệu cho vị vua nào bởi khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945) đã chấm dứt 143 năm trị vì đất nước ta của vương triều nhà Nguyễn, lịch sử Việt Nam lật sang một trang mới

Điều thú vị đến từ các con số: Tại sao lại là cửu đỉnh? Số chín (9) là con số trời Số cực hạn của trời đất bắt đầu ở 9 “Số 1 là Trời, số 2 là Đất, số 3 là Người, vậy 3 nhân 3 thành 9 - đó là con số linh, công năng tượng trưng của nó là vô hạn”, Trên mỗi đỉnh vua Minh Mạng cho khắc 17 cảnh và 1 họa thư Họa thư là hai chữ Hán lớn là chữ đỉnh và một chữ tên đỉnh Họa thư 9 đỉnh là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, Huyền Đỉnh Mỗi đỉnh có 17 cảnh sông, núi, mây, gió, hoa cỏ, cây trái.v.v… đặc trưng cho 3 miền Việt Nam, tổng cộng 153 cảnh (1+5+3=9) Số 9 là tư tưởng chủ đạo của việc chọn cảnh của vua Minh Mạng Qua biên khảo, nghiên cứu, nhà văn Dương Phước Thu đã có một phát hiện thú vị: Tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9: 9 vì tinh tú và thiên nhiên trong vũ trụ là: Mặt trời, mặt trăng, gió, sấm, mây, mưa, Ngũ tinh, Bắc Đẩu, Nam Đẩu; 9 ngọn núi lớn: Thiên Tôn, Ngự Bình, Thương Sơn, Hồng Lĩnh, Tản Viên, núi Duệ, Đại Lãnh, Hải Vân, Đèo Ngang; 9 sông lớn: Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông Hồng; 9 con sông đào và sông khác: Vĩnh Tế, Vĩnh Điện, Lợi Nông, sông Vệ, sông Phổ Lợi, sông Thao, Cửu An, sông Ngân Rồi 9 cửa biển, cửa quan, biển, cầu vồng; 9 con thú lớn bốn chân; 9 con vật linh; 9 loài chim; 9 loài

Trang 2

cây lương thực; 9 loại rau củ; 9 loại hoa; 9 loại cây lấy quả; 9 loại dược liệu quý; 9 loại cây thân gỗ; 9 loại vũ khí; 9 loài cá, ốc, côn trùng; 9 loại thuyền, xe, cờ Tất cả những số

9 ấy hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông núi đất trời Việt Nam hoành tráng

2.Video 2:Các loài hoa quý trên cửu đỉnh

Cửu Đỉnh là 9 cái đỉnh đồng đồ sộ ở trong Đại nội Huế, vốn được xem là báu vật và

là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng nước ta Ngoài phong cảnh non sông gấm vóc nước Việt Nam thì trên đó còn được khắc chạm 9 loài hoa gắn liền với đời sống của người Việt.153 mạn hình trên cửu đỉnh là 153 bức chạm độc lập thể hiện cảnh

núi,sông,mây,gió,hoa cỏ,cây trái đặc trưng cho 3 miền Việt Nam.Tất cả các cảnh vật khắc trên cửu đỉnh đều được vua Minh Mạng trực tiếp lựa chọn và sắp xếp theo số 9: 9 ngọn núi lớn,9 con sông lớn,9 loại cây lương thực riêng hoa cũng có 9 loài được vua Minh Mạng lựa chọn

Có rất nhiều đất nước trên thế giới chọn một loài hoa để thể hiện văn hóa của dân tộc mình,ngoài vẻ đẹp về hương sắc thì loài hoa được chọn làm quốc hoa cũng mang đậm truyền thống văn hóa,lịch sử lâu đời của đất nước đó

Trên cửu đỉnh của nhà Nguyễn được coi như là bộ Đại nam nhất thống chí bằng đồng

vô cùng độc đáo,có một số loài hoa được đúc khắc trên 9 đỉnh đồng đồ sộ đầu tiên của Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng cửu đỉnh thực sự là một trong những tượng đài văn hóa Việt và 9 loài hoa được vua chọn có thể được gọi là quốc hoa

Trong hàng vạn loài hoa lục mỹ,9 loài hoa đã được nhà vua Minh Mạng chọn để khắc trên cửu đỉnh.Đặt tại sân Thế Miếu nơi thờ các vị vua trong Hoàng Thành,Trên các đỉnh đồng có khắc tên,hiệu,xứ sở Là đắc trưng của người xưa khi vẽ hình mọi vật.Đó là

9 loài hoa :1.Hoa tử vi,2.hoa sen,3.hoa nhài,4.hoa hồng,5.hoa hải đường,6.hoa hướng dương,7.hoa sói,8.hoa dâm bụt,9.hoa ngọc lan

1.Hoa tử vi được khắc trên Cao đỉnh của vua Gia Long,là đỉnh duy nhất được đặt nhích lên 3m với ý nghĩa tôn vinh vị vua sáng lập triệu đại.Đây là loài hoa đẹp,có hương lại còn là vị thuốc quý được coi là kỳ hoa dị thảo và được trồng nhiều trong hoàng cung 2.Hoa sen được khắc trên Nhân đỉnh của vua Minh Mạng,từ xa xưa hoa sen đã được người việt chọn làm biểu trưng cho sự tinh khiết,cao quý thể hiện khí tiết của bậc quân tử 3.Hoa nhài được khắc trên Chương đỉnh thờ vua Thiệu Trị hoa nở màu trắng thơm ngát và được người xưa xem là biểu trưng cho sự thanh lịch,tao nhã

4.Hoa hồng được khắc trên Anh đỉnh thờ vua Tự Đức với dáng vẻ mĩ miều,loài hoa này được rất nhiều quốc gia phương Đông ưa chuộng coi đó là biểu tượng của sự hoàn mỹ,thanh cao,sự thành đạt,vinh hiển,quyền quý

5.Hoa hướng dương khắc ở Thuần đỉnh thờ vua Đồng Khánh với đầy đủ hình ảnh hoa lá,người Việt rất yêu hoa hướng dương-một cách tự nhiên như tên gọi,hoa hướng dương luôn luôn hướng về mặt trời theo vòng quay mỗi ngày hoa hướng về phía tây khi đêm xuống hoa lại tự động quay về phía đông đón bình minh sớm mai,mỗi bông hoa hướng dương bản thân nó cũng như một mặt trời nhỏ tỏa ánh sáng rực rỡ xuống mọi vật 6.Hoa sói được khắc trên Tuyên đỉnh của vua Khải Định đây là loài hoa quý được người Việt Nam trồng ở nhiều nơi để làm cảnh

7.Hoa dâm bụt được khắc trên Dụ đỉnh, hoa được tác tạo với hình ảnh năm cánh tươi tắn, rực rỡ, thanh tú Hoa dâm bụt được nhân dân nhiều vùng trên khắp Việt Nam yêu thích, gắn bó với cuộc sống dân gian, được người dân trồng thành hàng rào ở các vùng nông thôn

Trang 3

8.Hoa ngọc lan được khắc trên Huyền đỉnh,do dáng hoa đẹp,thanh nhã,trắng tinh khiết và có hương thơm dịu nhẹ thanh mát tinh khiết nên loài hoa này hay được chọn trồng trong các ngồi chùa,đền

Ngày đăng: 17/06/2016, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w