Buivanthembg@yahoo.com.vn SÁCH ĐÃ ĐƯỢC NXB GIÁO DỤC IN ẤN, PHÁT HÀNH THÁNG 02/2012 Tác giả: Bùi Văn Thêm Các bài thực hành cơ bản trong chương trình-sgk sinh học 9 TT TN,TH Nội dung Tiết
Trang 1LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn “Thực hành Thí nghiệm sinh học 9” làm tài liệu dùng cho giáo viên, học sinh khi dạy và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 9
Mục đích của cuốn sách:
-Giúp giáo viên, học sinh thực hiện tốt các bài thực hành trong chương trình qui định, củng
cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện kỹ năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập, nghiên cứu bộ môn sinh học
-Giúp học sinh tự làm các bài thực hành, các bài tập ứng dụng, cung cấp thêm nhiều thông tin
bổ ích và lí thú
Nội dung:
Tài liệu gồm 11 bài thực hành trong chương trình sinh học 9, mỗi bài có 3 nội dung
cơ bản:
1-Mục đích bài thực hành
2-Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành, câu hỏi-bài tập: sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm (câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế)
3-Hỏi-trả lời theo chuyên đề: giúp học sinh mở rộng, biết thêm thông tin chuyên sâu
Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả Mọi ý kiến xin gửi tới:
Bùi Văn Thêm-Trường THCS Quế Nham-Tân Yên, ĐT: 0912.716.203
Buivanthembg@yahoo.com.vn
SÁCH ĐÃ ĐƯỢC NXB GIÁO DỤC IN ẤN, PHÁT HÀNH THÁNG 02/2012
Tác giả: Bùi Văn Thêm
Các bài thực hành
cơ bản trong chương trình-sgk sinh học 9
TT TN,TH Nội dung
Tiết trong CT
Bài, phần trong bài
SGK trang
1 Th-1 Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng
7 TH-7 Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và
Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh
10 Th-10 Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa
11 Th-11 Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc
Trang 2I-Mục đích:
-Nhận biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương
-Đề xuất các biện pháp cải thiện và khắc phục ô nhiễm môi trường
-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường
II-Nội dung:
1-Chuẩn bị cho bài thực hành:
- Nhớ lại một số kiến thức về ô nhiễm môi trường:
+Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân gây ô nhiễm nôi trường?
+Ô nhiễm môi trường không khí
+Ô nhiễm môi trường đất
+Ô nhiễm môi trường Nước
-Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
-Dụng cụ điều tra ô nhiễm môi trường:
+Lọ, chai đựng (lấy mẫu nước ô nhiễm), túi lấy mẫu đất ô nhiễm
+Máy ảnh kỹ thuật số (chụp, quay phim các khu vực ô nhiễm, loại ô nhiễm)
-Địa điểm đến tìm hiểu, điều tra về ô nhiễm môi trường tại địa phương
-Tranh ảnh minh hoạ về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tác hại, biện pháp khắc phục (chủ yếu 3 môi trường đất, nước và không khí)
Băng hình về một số loại ô nhiễm môi trường, (để học sinh tham khảo và phân tích, vận dung cho bài TH)
Môi trường không khí:
bếp Hoàng cầm
Bếp năng lượng mặt trời
TH 10 – TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI
TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (Tiết 59-60 Bài 56- 57 - SGK.Tr 170)
Trang 3Bỏ lò gạch thủ công
CN sạch, khử khói bụi NM
Lá phổi xanh
Giáo dục-truyền thông
Môi trường đất
Chăn nuôi Đất nhiễm vi khuẩn độc Hầm Bioga- xử lí chất thải
chăn nuôi
Khai khoáng
Trang 4Đất khô cằn Cải tạo đất
Hoá chất
Thoái hoá đất trồng Chăn nuôi tập chung-đúng
kỹ thuật
Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu Đất đai bạc mầu, trai cứng do hoá chât và phân vô cơ Sử dụng phân hữu cơ,
phân vi sinh
Rác thải xử lí và chế biến rác thải Sản xuất sạch
Chất diôxin
Rau quả cụng bị nhiễm hoá chất độc
Trồng cây-Khôi phục rừng cây
Phân bón hoá học
Trang 5Môi trường nước
Nước thải sinh hoạt Xử lí chất thải bằng công nghệ Vi sinh vật (hầm
biôga)
Nước thải công nghiệp Qui hoạch và xử lí nước thải sinh hoạt
Chất thải chhăn nuôi
Nước nhiễm vi khuẩn độc
Thuốc bảo vệ thực vật Nước giếng, nước ngầm
cũng ô nhiễm Sản xuất nông nghiệp sinhthái bền vững
Rác thải không xử lý Mắc bệnh do ô nhiễm
nguồn nước
Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường
2-Các bước tiến hành
B1-Xem hình ảnh về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí); Hậu quả đến môi trường và sức khoẻ con người, một số hướng, giải pháp khắc phục, từ đó liên hệ đến tình hình hiện trạng tại các địa phương
-Xem một số băng hình một số loại ô nhiễm môi trường, (để học sinh tham khảo và phân tích, vận dụng cho bài TH) Tập trung vào các loại hình:
+Môi trường đô thị
Trang 6+Các khu dân cư nông thôn, miền núi.
+Các khu công nghiệp
Đi sâu (một dạng môi trường sẽ thực hành) có ở địa phương
Khu vực dân cư nông thôn, miền núi
Các nguyên nhân gây ô
nhiễm
Hậu quả cho MT và con
Chăn nuôi
- Phân thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường sinh hoạt
Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, làm bể bioga để xử lí phân, chất thải
Lạm dụng thuốc bảo vệ
thực vật
-Tồn dư thuốc BVTV trên thực phẩm, ô nhiểm nguồn nước
Sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững
Nước thải sinh hoạt Nước giếng, nước ngầm cũng ô nhiễm Qui hoạch và xử lí nước thải
sinh hoạt
Rác thải
Gây ô nhiễm đồng ruộng
xử lí và chế biến rác thải
Khu công nghiệp
Các nguyên nhân gây ô
Nước thải công nghiệp
Ô nhiễm nguồn nước
Xử lí nước thải trước khi thải
ra môi trường
Trang 7Khói bụi từ nhà máy
Ô nhiễm không khí
CN sạch, khử khói bụi
Hoá chất độc hại
Thoái hóa đất đai
Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường
Khói bụi do các PT giao
thông
Tiếng ồn và bụi khói
Phát triển lá phổi xanh
B2-Đến địa điểm tìm hiểu môi trường địa phương để tiến hành điều tra, khảo sát thực tế -Chia nhóm để điều tra:
+ Nhóm 1: Điều tra các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm gồm 3 nhóm chính là: Nhóm các nhân tố vô sinh, nhóm các nhân tố hữu sinh, nhóm tác động từ con người, điều tra và ghi mức độ ô nhiễm vào các nội dung trong bảng:
Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh HĐ con người
Đất: bị bạc màu, thoái
hóa đất
Động vật, thực vật;
Chủ yếu là vật nuôi và cây trồng, rất ít cây tự nhiên và không còn nhiều động vật hoang dã
Hoạt động sinh hoạt: thải ra nhiều rác thải, khói, nước thải sinh hoạt Nước: đã bị ô nhiếm
chất thải sinh hoạt
Hoạt động công nghiệp: gây ô nhiễm nước, đất và không khí
Không khí: nhiều bụi Hoạt động nông nghiệp: suy thoái
đất trồng, đất bạc màu, tồn đọng thuốc BVTV trên thực phẩm Các chất hữu cơ: chất
thải chưa xử lí
Hoạt động dịch vụ: thải ra nhiều túi đựng, bao bì PVC, các chất thải rắn khó phân hủy
+Nhóm 2: Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm (tiến hành điều tra và ghi kết quả vào bảng) Khu vực đông dân cư
Tác nhân gây
ô nhiễm Mức độ ô nhiễm Hậu quả cho MT và Con người Hướng khắc phục
Chất thải
sinh hoạt và
chất thải
chăn nuôi
-Ô nhiễm nước mặt:
nước có màu đen, mùi hôi thối
Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
-Phân loại rác thải và xử
lí rác
-Quy hoạch chăn nuôi và
xử lí tập chung các chất thải
Trang 8Chất bảo vệ
thực vật -Tồn dư nhiều trên thực phẩm (rau, quả)
-Ngộ độc khi ăn phải
-tồn đọng, tích lũy trong cơ thể, gây bện
-Sử dụng hợp lí thuốc BVTV
-Sản xuất rau an toàn, không dùng thuốc BVTV
Chất thải rắn
Tồn đọng dài trong khu vực, gây ô nhiễm môi trường đất, nước
-Mất diện tích canh tác
-Mang theo nhiều chất độc hại cho cơ thể
-Quy hoạch khu chôn lấp -Phân loại, tái chế các chất thải
+Nhóm 3: Điều tra các hoạt động gây ô nhiễm, mức độ và các giải pháp hạn chế ô nhiễm Các hoạt động gây
ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm, thay đổi các thành phần HST
Xu hướng biến đổi của HST Đề xuất giải pháp khắc phục
Sản xuất gạch thủ
công
-Ô nhiễm không khí
do khói bụi, khí CO ảnh hưởng đến hô hấp của động vật, thực vật
-Khu vực quanh lò gạch cây cối rụng
lá, táp lá và chết hàng loạt
-Không khí ô nhiểm khí lò gây khó thở, các bệnh
về đường hô hấp
-Hạn chế lò gạch thủ công
-Đưa ra khu vực cách xa khu dân cư -Không sử dụng lò gạch thủ công
Sản xuất công
nghiệp
-Suy thoái môi trường đất, nước do nước thải, chất thải rắn -Khói bụi gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính
-HST bị suy thoái, Nhiều loài động vật, thực vật bị biến mất -Chất lượng nông sản giảm
-Quy hoạch các khu
CN tập trung
-Áp dụng các công nghệ sạch ít khói bụi
và chất thải -Xử lí chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn
an toàn
Hoạt động chăn
nuôi gia súc, gia
cầm, thủy sản
-Chất thải hữu cơ ra môi trường đất, nước -Dư lượng chất kích tích tăng trưởng trong thực phẩm
Chất lượng đất, nước, các sinh vật trong môi trường thay đổi, hệ sinh thái không cân bằng
-Áp dụng các quy trình chăn nuôi sinh thái, bềm vững -Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người dân
(Có thêm các dẫn chứng chứng minh như hình ảnh chụp được, phim quay được, mẫu đất, nước hay sinh vật thu được)
B3-Ghi lại cảm tưởng của bản thân sau khi đã tìm hiểu thực tế về môi trường địa phương mình, những nhiệm vụ trước mắt và tương lai cho công tác bảo vệ môi trường là gì?
3-Câu hỏi-bài tập
1.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì (chọn câu đúng):
a-Do hoạt động của con người
b-Do hoạt động của sinh vật
c-Do các thảm hoạ thiên nhiên (cháy rừng, lũ lụt, núi lửa…)
d-Cả a và c
Trả lời:
2.Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì (chọn câu đúng):
a-Gây hại cho sức khoẻ con người
Trang 9b-Gây hại cho sinh vật.
c-Tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển
d-Cả a, b, c
Trả lời:
3.Em hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính?
Trả lời:
4 Có người cho rằng: dân số tăng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Theo em đúng hay sai, tại sao?
Trả lời:
5- Em hãy đề xuất phương án khắc phục biến đổi xấu đi của một HST tại địa phương? Trả lời:
Hỏi đáp về loại bếp đun không có khói
Hỏi: Hiện nay có loại bếp nào dùng cho đun củi, than, than tổ ong mà lại không có khói? Trả lời:
Bếp không khói
GS-TS Trần Bình (Công ty Khoa học - Công nghệ và Xây dựng NEWTECH Bình Định) vừa nghiên cứu thành công loại bếp tạo khí đốt cháy bằng gas từ các loại nhiên liệu sinh khối và than đá Bếp hoạt động theo nguyên lý nhiệt phân, gas hóa nhiên liệu sinh khối và than đá từ trên xuống dưới Khi hoạt động, bếp tạo ra khí gas, khi cháy không khói, giảm hoặc không thải các loại khí độc
CO2, SO2, NO2 Bếp có giá thành rẻ và thỏa mãn các yêu cầu nhóm nhanh, không có khói kể cả khi dùng than đá; cháy thành gas, cháy đượm, bền lửa
Bếp có thể thay thế tất cả các loại bếp đun củi, than, than tổ ong; tiết kiệm nhiên liệu 2-3 lần; rút ngắn thời gian đun nấu Việc sáng tạo ra loại bếp này được cho là giải pháp mới trong ngành công nghiệp năng lượng và tác giả đang gửi đăng ký bản quyền tại Cục
Sở hữu trí tuệ
Hỏi: Thời đánh Pháp, Mỹ có bếp Hoàng Cầm thế nào mà khi đun không có khói?
Trả lời:
Bếp Hoàng Cầm được đặt tên theo người sáng tạo ra nó: “Hoàng Cầm – nguyên là anh nuôi trong quân đội”
Hoàng Cầm đã sáng tạo kết hợp nhiều yếu tố dân gian để tạo nên một bếp Hoàng Cầm rất hoàn hảo với mục tiêu giấu lửa giấu khói theo phương châm: “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” Bếp lần đầu tiên được sử dụng trong khoảng thời gian diễn ra chiến dịch Hòa Bình 1951 – 1952 và bắt đầu được phổ biến rộng rãi vào năm 1954 khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ Năm 1952 Hoàng Cầm được khen thưởng Huân chương chiến công hạng 3, chiến sĩ thi đua cấp toàn quốc Trong thời kháng chiến chống Mỹ bếp Hoàng Cầm được xem là bắt buộc trong hành quân tác chiến trên các chiến trường
Trang 10Sơ đồ bếp Hoàng Cầm
“Vua bếp” Hoàng Cầm (1916-1996)
Bếp Hoàng Cầm ra đời hơn nửa thế kỷ những những biến tướng của nó hiện nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn Việt Nam vì đặc tính tiết kiệm và tiện lợi của
nó Bếp Hoàng Cầm có 3 đặc điểm nổi bật:
1) Tiết kiệm nhiệt -> Nấu ăn nhanh và tiết kiệm củi lại có thể nấu nhiều nồi cùng lúc
2) Giấu được ánh lửa
3) Giấu khói (mục đích ban đầu, quan trọng nhất của bếp Hoàng Cầm
4) Giữ cho nồi niêu không bị ám khói hoặc đóng lọ nồi
Để làm được bếp Hoàng Cầm đúng quy cách chúng ta phải đào hầm khá sâu, và dài tùy theo địa hình địa thế Sau đó phải đắp các hố đun (nơi đặt nồi), đào các hầm tụ khói và đường dẫn khói Trên các đường dẫn khói phải lấy lá cây tươi (bẹ chuối) lấp lên, phủ đất rồi tưới nước cho đất ẩm để làm tan khói Khói sau khi ra khỏi đường dẫn khói thực tế chỉ còn lại một lớp sương rất mỏng và tự tan trong không khí
bếp Hoàng Cầm di động
Việc khó nhất của bếp Hoàng Cầm là phải cân bằng giữa lượng khí cấp vào bếp và lượng khói thoát ra, nếu kích thước các hầm
tụ khói và đường dẫn khói quá hẹp hoặc quá
ít bếp sẽ không cháy