1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản sắc văn hóa dân tộc mảng (NXB dân tộc 2003) ngọc hải, 219 trang

217 283 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 6,57 MB

Nội dung

Lai Châu còn là quê hương của 21 dân tộc anh em sinh sống đan xen nhau, trong đó tộc người Máng là một trong những dân tộc thiểu số chỉ có ở Lai Châu với dân số ở mức thấp.. Trải qua nhữ

Trang 1

ere

Trang 2

BAN SAC VAN HOA

DAN TOC MANG

Trang 3

2105 NGỌC HẢI

BẢN SẮC VĂN HOÁ

DAN TOC MANG

Masvigntn DIỆN BiỆN 4/

KHO DỊA CHÍ NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC

HÀ NỘI - 2003

Trang 4

Chuong |

DIEU KIEN TU NHIEN VA DIA BAN CU TRU

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Ở vị trí phía tận cùng Tây Bắc Việt Nam, Lai

Châu là một tỉnh miền núi cao, địa hình hiểm trở,

có đường biên giới quốc gia dài, tiếp giáp với hai nước Trung Quốc và Lào Lai Châu còn là quê

hương của 21 dân tộc anh em sinh sống đan xen

nhau, trong đó tộc người Máng là một trong

những dân tộc thiểu số chỉ có ở Lai Châu với dân

số ở mức thấp

Lai Châu có diện tích tự nhiên gần 17.000

km”, điện tích lớn thứ hai sau tỉnh Đắk Lắk Độ cao trung bình khoảng 600m so với mặt biển,

trên 50% diện tích có độ cao hơn 1.000m, độ đốc

trên 25” chiếm 90% diện tích Phía Đông giáp hai

tỉnh Lào Cai và Sơn La Phía Bắc tiếp giáp Trung

Quốc, có đường biên giới Việt - Trung dài

5

Trang 5

360km Phía Tây - Tây Bắc tiếp giáp nước Lào, có

đường biên giới Việt - Lào đài 314 km

Lai Châu được chia thành 10 đơn vị hành

chính gồm hai thị xã: thị xã Lai Châu, thị xã

Điệm Biên Phú (tỉnh ly hiện nay) và tám huyện

gồm: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường

Lay, Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ và Điện Biên

Đông Toàn tinh có 154 xã phường; 2500 thôn

bản; 87.000 hộ Dân số 588.660 người, mật độ dân

cư khoảng 34 người/km”, riêng huyện Mường

Tè khoảng 7 người/km?Ở), Dân cư sống tập trung

ở các thị xã, thị trấn và thị tứ Lai Châu có di tích

lịch sử Điện Biên Phú và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng Có đường hàng không Điện Biên

Pha - Ha Noi

Với địa bàn phức tạp 3/4 diện tích tự nhiên

là núi cao, đồi trọc và rừng rậm, Lai Châu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa

đông lạnh, có sương muối; mùa hè nóng bức, có

gió bão, mưa nhiều Do kiến tạo về địa hình địa

chất của Lai Châu núi cao, khe sâu, nhiều sông

Theo Công tác dân vận - Ban dan van tinh Lai Châu

6

Trang 6

suối, địa hình bị chia cắt nhiều dẫn đến động đất,

lũ quét thường xuyên xảy ra Hệ thống sông suối

có khoảng 3061 con sông suối lớn nhỏ, hướng

chảy theo địa hình được kiến tạo và hợp thành

các con sông lớn như sông-Nậm Rốm, sông Mã

đặc biệt là hệ thống sông Đà Dòng sông Đà chảy qua địa phận các tính: Lai Châu, Sơn La, Hoà

Bình mang một lưu lượng lớn nước, là một

nguồn thuỷ điện đổi dào đạt xấp xỉ 50 tỷ kw/h chiếm gần 19% lượng tiểm năng của ca nước Trên sông Đà, nhà máy thuỷ điện sông Đà - Hoà

Bình đã được xây dựng xong, công trình thuỷ

điện Tạ Bú - Sơn La đang được thi công xây

dựng, tiếp đó kế hoạch xây dựng thuỷ điện ở Lai

Châu nếu được thực hiện thì trên sông Đà sẽ tạo nên ba nhà máy thuỷ điện lớn ở ba tính vùng Tây Bắc góp phần quan trọng vào việc phát triển

kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng và

đời sống dân sinh

Rừng Lai Châu cũng khá phong phú, đa

dạng về chúng loại, sinh vật dồi đào, nhiều gỗ

quý hiếm như chò, lim, sến, táu, pơ mu, lát, đối

Rừng có nhiều khả năng cung cấp nguồn lâm sản

như: tre, nứa, song, mây và một số lâm thổ sản

7

Trang 7

khác Trong rừng Lai Châu vẫn còn tồn giữ được một số động vật quý hiếm như: Hổ, gấu, trăn,

nai, sơn dương, khỉ và các loại chim muông khác Tài nguyên lâm thổ sản và khoáng sản

của rừng Lai Châu hứa hẹn nhiều khả năng đóng

góp đổi dào nguồn nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế quốc dân của đất nước, Song yan dé

bảo vệ, bảo tồn khai thác và sử dụng vẫn đang là vấn đề nan giải bất cập và đang cần sự quan tâm

hơn

II DIA BAN CU TRU

Dân tộc Mang là tộc người thuộc ngư hệ

Môn Khmer sinh sống ở miền Tây Bắc Tộc người Mảng là một trong bốn dân tộc thiểu số gồm La

Hu, Céng, Si La va Mang chi c6 ở Lai Châu

Ngoài ra người Mẫng còn có một bộ phận sinh sống ở Trung Quốc và Lào Dân tộc Máng không

có chữ viết riêng nhưng họ có ngôn ngữ sinh

hoạt riêng

Theo các tài liệu, các cứ liệu của các nhà

nghiên cứu dân tộc học cho thấy: dân tộc Máng

là một trong số ít các dân tộc đã có mặt và sinh

8

Trang 8

sống lâu đời trên vùng đất thuộc khu vực Tây

Bắc nước ta Người Máng có mặt trước cả người

Khơ Mú, sau đó mới đến người Thái đi cư đến

Tộc người Máng được xác định là những dan cư

bản địa đã khai sơn phá thạch ở vùng đất Tây

Bắc Dựa theo truyền thuyết Lý Pơ Gia còn lưu

truyền đến ngày nay trong dân tộc Mang, thi Po Gia là một tù trưởng tài năng, khoẻ mạnh, mưu trí, dũng cảm phi thường Pơ Gia đã lãnh đạo tộc người Máng anh đũng, kiên cường chống lại bọn giặc phương Bắc rồi tiếp đến chống lại bọn thống trị trong vùng Qua đó có thể khẳng định rằng:

Người Mảng từ xa xưa đã cư trú tập trung trong

phạm vi vùng đồi núi giữa sông Đà (Nậm Té) và

sông Nậm Na (Gium Na) Vùng này có tên gọi là

Gium Bai Vùng đất đó ngày nay là xã Nậm Ban

thuộc huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu Vùng đất

Gium Bai đến ngày nay vẫn còn lưu giữ lại nhiều

di tích thiên nhiên gắn với những câu chuyện cổ

tích, chuyện dân gian như hòn đá t6 X6m Bai, su

tích sông Gium Na, suối Gium A Ten, su tich nui

Bù Đất Đặc biệt trong đó có khu đất là ngôi mộ

táng phần thân của người tù trưởng anh dũng Lý

Pơ Gia nằm bên bờ suối gần bản Nậm Nó II

9

Trang 9

Diéu dé cang minh chitng rang Gium Bai chính

là xứ sở, là quê hương chính của dân tộc Mảng từ

xa xưa Trải qua những biến động của xã hội qua những cuộc xâm lấn tranh giành đất đai của các

tộc người thời phong kiến dẫn đến việc người

Mang đã phải di cư, rời chuyển đến định cư sinh

sống ở những vùng đất khác Tuy nhiên những

cuộc di cư của người Mãng chỉ trong phạm vi nhỏ lễ, chưa thành quy mô lớn Những vùng đất

người Máng di cư đến ở vẫn thuộc phạm vi

vòng cung giữa sông Đà và sông Nậm Na

Ngày nay ở Lai Châu, tộc người Mắng hiện

đang sinh sống tại 20 bản của 8 xã thuộc 3 huyện:

Sìn Hồ, Mường Lay và Mường Tè Trong đó

huyện Sìn Hồ có 6 bản thuộc 2 xã: xã Nậm Ban

và xã Pa Tần Huyện Mường Lay có 6 bản thuộc

hai xã: xã Chăn Nưa và xã Nậm Hàng Huyện

Mường Tè có 8 bản thuộc bốn xã gồm: xã Hua

Bum, xã Bum Nưa, xã Mường Mô và xã Pa Vậy

Sủ Trên địa bàn cư trú, ngày nay người Mắng

sinh sống đan xen với các dân tộc lang giéng

khác như Mông, Hà Nhì, Thái

10

Trang 10

Chương II

NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ

I TÊN GỌI - NGÔN NGỮ

._ Tộc người Mảng trước đây có nhiều tên gọi

khác nhau do các dân tộc khác đặt và gọi như: Xá

Mang, Mang U, Xa Ba O, Niéng O, Ha Mang

Những tên gọi này ít nhiều đều mang ý khinh

thường và miệt thị Người Máng tự gọi tên dân tộc mình là Máng Máng là tên gọi chính thức và

đúng nhất Máng hay là Hạ Mắng đều có nghĩa

là một tộc người sống du cư du canh nay đây

mai đó, không ở một chỗ cố định

Mặc dù là một dân tộc du cư du canh nhưng

người Máng vẫn luôn cư trú trong phạm vi nhất

định, tuy không rộng lắm Tuy họ sinh sống xen

kẽ với các dân tộc khác nhưng người Máng vẫn

giữ được phong tục tập quán, những nét truyền

thống của dân tộc mình, không bị phân hoá, chia thành các nhóm tộc người địa phương có phong

11

Trang 11

cách, phương ngữ khác nhau Người Mảng vẫn giữ được nguyên vẹn tiếng nói của dân tộc mình Tiếng Mắng được dùng chính thức trong nội tộc Khi giao tiếp với các dân tộc khác người Mang

thường dùng ngôn ngữ của các dân tộc như

Mông, Hà Nhì, Thái, Kinh và cả tiếng Quan

Hoa

Theo như kết quả nghiên cứu của các nha ngôn ngữ học, tiếng Máng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khmer Tiếng Máng mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ Môn Khmer và

ngữ hệ Nam Á song vẫn mang tính biệt lập so với một số họ trong cùng ngôn ngữ

Người Mảng cùng chung sống với các dân

tộc khác nên phần nào đã chịu sự ảnh hưởng, tác

động vào phong cách sinh hoạt, đời sống văn

hoá tỉnh thần và phong tục tập quán đân tộc

Trong tộc người Mảng được phân chia thành hai

nhóm: nhóm Máng Gứng và nhóm Mảng Lệ

Nhóm Máng Gứng thường sinh sống ở cao,

trên các sườn đồi, núi Các cư dân họ thường

chung sống là người Mông, người Hà Nhì

Nhóm Máng Lệ thường sinh sống ở vùng thấp,

12

Trang 12

các dân tộc cùng định cư với nhóm người này có

người Thái và một số dân tộc thiểu số khác Tên

gọi Máng Gứng và Máng Lệ là có ý chỉ nhóm

người thường sinh sống ở trên cao và nhóm

người sinh sống ở vùng thấp gần sông suối Xuất

phát từ địa bàn cư trú và có sự ảnh hưởng của

các dân tộc khác trên dia ban nên giữa nhóm người Mãng Gứng và Máng Lệ cũng có những

điểm khác nhau về phong cách sinh hoạt, về cấu

trúc nhà ở; về ngôn ngữ cũng có sự phát âm khác nhau Ví dụ cây rau: Máng Gứng phát âm là a gỉ còn Máng Lệ phát âm là a đi; nước, nhém Mang Gứng gọi là rưm còn nhóm Máng Lệ gọi là gium Nói chung giữa hai nhóm thì nhóm Máng Gứng vẫn còn giữ được nhiều nét đặc trưng thủa sơ khai của dân tộc Máng

Dân tộc Mắng tuy có ngôn ngữ riêng nhưng

không có chữ viết riêng của mình Đây cũng là điều thiệt thòi của tộc người Mang

II QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ VÀ LỊCH SỬ

TỘC NGƯỜI

So với các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ Môn Khmer ở Lai Châu như dân tộc Khơ

13

Trang 13

Mu, Khang, Xinh Mun hoặc một số dân tộc thiểu

số láng giểng khác như Mông, Hà Nhì, Thái thì dân tộc Máng về đời sống kinh tế - xã hội có

phần kém phát triển hơn Song trong tộc người Mang lưu truyền khá nhiều những câu chuyện

thần thoại và huyển thoại khá ly ky, huyén bi,

day sức hấp dẫn Những cốt chuyện mang đậm mau sắc tôn giáo và tín ngưỡng dân tộc rõ rệt Trong một số câu chuyện đã xuất hiện đấng sáng

tạo, thần thánh; đặc biệt câu chuyện về quả bầu

và sự tích nguồn gốc loài người đã nói rõ quan điểm của người Mảng là tất cả các dân tộc đều có

chung một nguồn cội, đều từ một quả bầu chui

ra Đó cũng chính là sự biểu hiện về tinh thần đoàn kết các dân tộc

Theo quan niệm của người Máng thì đấng sáng tạo là những Mon Ten, Mon Ong, là vị thần

cao siêu nhất, Các vị thần thánh đều ngự ở trên

trời Mon Ten là vua trời, có thể làm ra bầu trời,

mặt đất, sáng tạo ra loài người Mon Ten đã tạo

ra các con vật, cây cối, hoa mâu, tạo nên sự sinh

sống trên trái đất Trong thế giới vũ trụ, người

Máng quan niệm gồm có 4 tầng Tầng trên cao

14

Trang 14

nhất là trời, đó là thế giới của các vi than linh

"Mon PLinh" Tầng mặt đất là thế giới của người

và muôn vật Tầng sâu trong lòng đất là thế giới

của những người lùn và ma quỷ Còn tâng dưới

mặt nước là thế giới của thuồng luồng thường đóng giả người, hay lên quấy phá cuộc sống con

người trên mặt đất

Mon Ten vua trời, có hai người con tài giỏi

giúp việc Hai người con đó là Ai Húi và Ai

Hẻnh, được Mon Ten phái xuống mat dat nan ra

các con vật, các loại cây lá, hoa mâu Ai Húi, Ai

Hềnh còn giúp con người, hướng dẫn họ cách làm ăn sinh sống Con người theo sự hướng dẫn

chỉ bảo của Ai Húi, Ai Hềnh đã tạo nên con sông

Nậm Té (sông Đà) và sông Gium Na (Nậm Na)

Khi mặt đất bị hạn hán, mọi nguồn nước bị khô kiệt, con người và muôn loài đều khát, không có

nước dùng Ai Húi, Ai Hềnh đã giúp con người

cầu xin với Mon Ten cho con người nước

Trước lời cầu xin của hai người con, thương loài người đang bị khô khát, Mon Ten thương

tình đã lấy cành lá cây nhúng vào nước rồi vấy

15

Trang 15

xuống, tạo ra những trận mưa nhỏ ở mặt đất

Thấy mặt đất vẫn khô cứng, con người chưa đủ

nước dùng, cây cối và muôn loài vẫn thiếu nước

hai anh em lại xin trời cho mưa to thêm nưa

Mon Ten liền cầm gáo bằng quả bầu múc nước

đổ xuống Lúc bấy giờ, dưới mặt đất bắt đầu

mưa to tầm tã, mưa kéo dài triển miên Mặt đất

tràn ngập nước, ngập lụt kéo đài suốt ba năm

ròng mới ngớt Con người và loài vật phần lớn

đều bị chết đuối phần sống sót phải chạy lên

những núi cao tránh nước Lúa gạo không có ăn, con người phải: ăn cả đất đá để sống, sau cùng

con người và các con vật quay ra ăn thịt lẫn

nhau

Khi nước rút cạn, mặt đất chỉ còn sống sót

có hai anh em, một trai và một gái Ai Húi, Ai

Hềnh lấy gậy đánh mạnh vào mặt đất tạo thành

một hố sâu vô tận hút hết nước vào đấy (gọi là

Gium Ô Lung) Nước cạn, mặt đất bị chia cắt đọc

ngang, đất đá lởm chởm thành đổi núi Những

chỗ bị dòng nước chảy xoáy mạnh tạo nên những

khe sâu, sông, suối

16

Trang 16

Hai anh em nhà nọ sống sót, khi nước đã cạn hết họ chia nhau mỗi người đi một hướng để tìm mọi người Trước khi chia tay, người anh trai

đưa cho em nắp một chiếc ống nhỏ, còn mình giữ

lại phần thân Họ giao ước: lấy chiếc nắp và ống

nọ để làm vật nhận ra nhau sau này khi gặp lại

Mỗi người một hướng, vượt trên mặt đất lây lội,

vượt núi cao, suối sâu, khe cạn, rừng lầy họ cứ đi

mãi, đi mãi hết ngày này đêm nọ mà vẫn không

ai gặp được một người nào‡ THƯ VIÊN TINH DIE

mừng, tủi tủi Họ kể cho nhau những nỗi gian

nan vất vá trên suốt chặng đường Niềm vui gặp

lại không được lâu, hai người lại trở nên buồn

rầu Họ buồn vì vẫn chưa gặp được người nào

cả Hai anh em lại bàn và chia nhau ởi, quyết tìm gặp được loài người Nhưng cuối cùng họ vẫn

không tìm được một ai Lặn lội tháng ngảy, ròng

rã kiếm tìm nhưng vẫn chỉ có hai anh em gặp lại

nhau mà thôi Sau nhiều lần đi tìm không gặp

được loài người, cả hai anh em đều tuyệt vọng

17

Trang 17

Họ biết là loài người đã chết hết, không còn ai

sống sót nữa Cả hai nhất quyết không chịu lấy

nhau làm vợ làm chồng Một hôm, trong cơn

tuyệt vọng, cả hai anh em khóc lóc, ôm nhau rồi

nhảy vào đống lửa tự thiêu Lúc đó trên trái đất

loài người mới thực sự tuyệt giống, không còn ai

cả

Loài người không còn nữa, mặt đất trở nên

khô cứng, nứt nên trần gian im ắng và lạnh lẽo

Mon Ten thấy vậy mới sai hai con Ai Húi, Ai

Hénh trở lại mặt đấf để nặn ra các loài cỏ cây,

chim, muông thú tạo sự sống trở lại cho mặt đất

Bấy giờ khắp mặt đất xuất hiện những con vật to

lớn, khổng 16 sinh sống Không còn ai cai quan,

loài thú cắn xé, ăn thịt lẫn nhau, mặt đất trở nên

thẩm cảnh hỗn loạn Trên trời cao Mon Ten nhìn

thấy hết mọi cảnh và nghĩ nhất thiết phải đưa con người trở lại mặt đất để cai quản các loài vật

ở dưới trần gian Một lần nữa trời lại làm ra con

người sinh sống ở mặt đất Trời quyết định thả

con người xuống trần gian bằng qủa bầu theo đường ruột một cây tre không có đốt Mon Ten

18

Trang 18

đặt người thứ nhất, rồi ngươi thứ hai, thứ ba

ngồi vào quả bầu rồi thả xuống Nhưng mỗi khi quả bầu chạm đất, con người vừa mới chưi ra thì

đã có con ma pỉnh khổng lồ (con tê tê) chực sẵn gần đấy, từ trong bụi cây lao đến, xông vào vồ lấy con người nhai ngấu nghiến Thả xuống

người nào đều bị ma pỉnh ăn thịt người ấy, Mon

Ten sợ quá Nghĩ mãi, về sau Mon Ten mới tìm

ra cách trị con ma pỉnh Mon Ten dùng quả bí

xanh thật to, đem nướng chín rồi thả xuống

Quen mưi như mọi lần, vừa thấy quả bí chạm đất

Ma Pỉnh liền lao vào ngoạm thật chặt Không ngờ bị nóng bỏng cả mồm, ma pĩnh lăn ra giẫy

giụa, mồm nó cày dui cay dui xuống đất, cá hàm

răng ma pỉnh tụt khỏi lợi rơi hết ra ngoài Ma

pinh sd qua chạy biến mất Cũng bởi chính vậy

mà ngày nay con tê tê không còn răng nữa, mỗi

khi đào hang làm tổ nó không còn dùng mồm để

ủi đất được mà phải dùng hai chân bới đất đào

hang

Sau khi đã đánh lừa và trị tội được con ma

pinh cũng như các con vật khác, Mon Ten mới

19

Trang 19

yên tâm thả con người và thả các loại giống

lương thực xuống đất Trước khi cho con người

vào quả bầu, Mon Ten cho mỗi người nuốt một

viên ngọc nhỏ, dùi sẵn lỗ quả bầu rồi thả xuống

Khi quả bầu xuống đến đất, loài người ở bên trong nối nhau chui ra theo lỗ đã dùi sẵn Tốp

người chui ra đầu tiên do cọ xát vào thành lỗ đùi

bị đính than cháy nên da đen hơn Sau khi ra

ngoài, mọi người nhanh chân trẻo lên lưng chừng

đổi, sườn núi tìm chỗ ở Nhóm người này chính

là các dan t6c Kho Mu, Ha Nhi va Mang Tép

người chui ra kế tiếp theo sau da trang hon, ho

thấy đất lưng chừng đã có người ở rồi nên rủ nhau vượt lên cao hơn Tốp người này chính là người Mông, người Dao Một số tốp người sau

di chuyển xuống phía dưới bằng phẳng hơn gần các con sông, khe suối tìm đất định cư Nhóm những người đó sau này là các dân tộc

Thái, Cống, Kháng, Xinh Mun, Tày, Nùng, Phù

Lá Người Kinh thuộc tốp người chui ra sau cùng Thấy các vùng đất xung quanh đó đã có

người ở hết họ tìm đường vượt qua các nhóm

người đã ở trước, xuống tận miền bằng phẳng

20

Trang 20

vùng hạ lưu các con sông lớn để sinh cơ lập nghiệp Khi đã thả con người xuống đất an toàn,

Mon Ten thả tiếp các hạt giống để con người

trồng cấy sinh sống Mon Ten còn giao cho bà

Chông Gô Chươi Lụa trông nom sức khoẻ, trồng

các loại cây thuốc để chữa bệnh cho loài người;

giao cho ông Mon Leng Đặng trông coi việc sinh

tử, làm ăn của loài người và giao cho ông Mon

Xay day cho con người những điệu múa, lời ca

tiếng hát Cũng chính vì được trời cho nuốt ngọc

trước khi thả xuống mà con người thông minh

hơn các con vật, trị vì được các con vật, ý thức

được mọi hành động trong cuộc sống sinh hoạt

và không ngừng phát triển

Trong quan niệm về thế giới vũ trụ, người

Mang luén quan niệm có rất nhiều loại ma (pli),

có ma mặt trăng, ma mặt trời, ma nước, ma nhà,

ma dong ho Người Máng cho rằng: có ma xấu

cũng có ma tốt Nếu con người đối xử, làm vừa lòng ma thì sẽ được ma phù hộ, giúp đỡ còn nếu

như ngược lại thì sẽ bị ma gây khó khăn hoặc làm hại Trong các loại ma, ma nhà có vị trí đặc

21

Trang 21

biệt đối với người Máng Ma nhà thường trú ở

cối giã gạo hoặc nằm trên cây cột chính giữa hai

vì kèo ở đầu nhà Họ quan niệm ma nhà là tượng

trưng cho hình ảnh đôi vợ chồng "Ka Đăng" -

người chồng hiển lành chất phác còn người vợ

hoàn toàn trái ngược, rất độc ác và tàn nhãn

Ngoài ma nhà người Máng còn coi trọng ma

đòng họ "pi đắm", Nơi thờ ma dòng họ chính là

nơi để cho hồn ông, bà, cha mẹ trú ngụ Ma đòng

họ là biểu tượng của một nhóm những anh em

gần gũi, có mối quan hệ huyết thống với nhau

Tuy trong thế giới thần linh ngự trị nhiều vị thần linh thiêng, song người Máng thường thờ cúng các vị thần: Pờ Đắm, Trừ Giuảng, Nhuy Lắm Đây là các vị thần có nhiều liên quan đến đời sống, sinh hoạt của người Mảng Pờ Đắm là

vị thần có trách nhiệm trông coi, săn sóc chỗ ăn

nằm của họ, không để cho rắn rết chui vào Thần

- Trừ Giuảng trông nom việc nhà cửa Mùa màng

nương rẫy đều do thân Nhuy Lắm trông nom,

chăm sóc, không để chim muông, thú đữ phá hoại hoặc bị sâu bệnh

22

Trang 22

Hàng năm, người Mảng vẫn tổ chức lễ cúng

hồn lúa vào dịp thu gặt xong lúa trên nương,

thường là vào khoảng tháng 11-12 dương lịch

Các dòng họ trong tộc người Máng đều tôn thờ con Hoằng (Ma chúc) là vật tổ (tô tem) nghề

trồng lúa Hồn lúa được hoá thân thành người

đàn bà goá gọi là Mẹ Lúa Người Máng lưu

truyền khá lâu đời tục lệ kiêng không săn bắn

hoẵng, không giết mổ, ăn thịt hoẳng và cũng không ai được mang thịt hoãng vào trong nha

Qua những quan điểm trên của người

Mảng, ta có thể nhận thấy rằng: Từ đấng sáng

tạo là than linh như Mon Ten ở trên trời đến Ai

Hui, Ai Hénh réi Chéng G6 Chuoi Lua, Mon

Leng Đặng, Mon Xay phần nào đã kết hợp giữa

hệ thống thân thoại về chuyện quả bầu với các yếu tố tôn giáo sơ khai và truyền thống của ngudi Mang

Cũng giống như các cư đân thuộc các tộc

người sinh sống ở vùng Tây Bắc Việt Nam thuộc

ngữ hệ Nam Á, dân tộc Mảng là tộc người "ăn

nương" sống du cư, du canh trên lưng chừng đồi

23

Trang 23

núi nên điều đó đã có những tác động đến quy

định về mọi mặt của đời sống vật chất, kinh tế -

xã hội và tỉnh thần Dưới chế độ phong kiến, số phận của người dân Mảng vô cùng cực khổ

Người Máng phải chịu sự đè nén, áp bức bóc lột

tàn bạo của tầng lớp thống trị ở địa phương Bon thống trị người Thái trước đây đã đặt thêm chức

tạo bản "trưởng bản" cho người Mảng, mục đích

nhằm tăng cường việc trông coi đốc thúc thu

thuế, phu phen tạp dịch Người Mảng trước đây

đã khổ cực, trong xã hội bị bọn chúa đất địa

phương và bọn thực dân phong kiến áp bức bóc

lột lại càng cực khổ hơn Cũng giống như các dân tộc khác trong vùng, người Máng đã đoàn kết sát cánh bên nhau, cùng nhau đứng dậy chống trả,

đánh lại quyết liệt

Các cuộc chiến đấu của người Máng xưa kia

thường diễn ra ác liệt Quân số của người Máng

đã ít, vũ khí lại thô sơ; để tồn tại được và để chiến thắng kẻ thù, người Máng đã đoàn kết,

phát huy hết tài năng trí tuệ tập thể, mưu trí và

đũng cảm

24

Trang 24

Những câu chuyén truyén thuyét, huyén

thoại gắn với những chứng tích có thực như

qua núi, hòn đá, con sông, con suối đã gửi gam

những ước mơ của người Máng; ước mơ chỉnh

phục thiên nhiên, ước mơ có sức mạnh chống

giặc ngoại xâm, ước mơ về một cuộc sống ấm no

hạnh phúc Trong quan niệm của người Mãng

thì trời và thần linh đứng về phía chính nghĩ,

giúp nhân dân chống lại giặc ngoại xâm , chống

lại sự áp bứa,bóc lột của bọn thống trị phong kiến thực dân Người Máng thật sự tự hào về mảnh đất mà họ đã dày công khai phá, bảo vệ, vun

đắp, xây dựng và họ đang sinh sống ngày nay

Từ khi có cuộc cách mạng tháng Tám năm

1945, nhất là sau khi được giải thoát khỏi ách đô

hộ của chế độ thực dân phong kiến; khi có sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của

chính quyền nhân dân, người Mãng đã thực sự đổi đời, thực sự được nhìn thấy ánh mặt trời Dân tộc Máng đã ý thức đúng đắn về dân tộc, về

tổ quốc Ánh sáng của cách mạng đã làm đổi

thay vùng quê cũng như cuộc sống của người

25

Trang 25

Máng Từ một cuộc sống làm cuông, làm nhôôc,

sống lang thang du cư, du canh, lam lũ quanh

năm mà vẫn chịu đói rét, nghèo khổ cơ cực, tỘC

người Máng đã từng bước định cư, định canh,

sống trong những căn nhà cao ráo thoáng mát;

lao động, sản xuất có tập thể, có bản có mường

Từ thân phận bị áp bức bóc lột, bị thống trị người

Mang đã trở thành người chủ có địa vị trong xã hội được bình đẳng về mọi mặt cũng giống như

các dân tộc khác, được chăm lo bảo vệ sức khoẻ,

được học tập, vui chơi, ca hát Cuộc sống của

người Mãng ngày một tươi sáng hơn Họ có điều

kiện phát huy những yếu tố tốt đẹp trong nền

văn hoá truyền thống của dân tộc mình đưới mọi

hình thức và nội dung của một chế độ xã hội

mới Mặt khác, người Máng cũng có nhiều thuận

lợi để tiếp thu một cách thoải mái những tỉnh

hoa, những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của nền

văn hoá truyền thống trong các dân tộc anh em

Từ ngày hoà bình lập lại đến nay và nhất là

những năm gần đây, thực hiện sự nghiệp đổi mới

do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; Đảng và

26

Trang 26

Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, nhiều chính sách đâu tư, ưu tiên cho miễn núi, nhằm nâng

cao, phát triển về kinh tế, đời sống văn hoá xã

hội của đồng bào các dân tộc, đặc biệt ở vùng

sâu vùng xa, trong đó có dân tộc Mảng Tuy vậy

hiệu quả mang lại chưa thực sự cao, chưa đáp

ứng đúng yêu cầu và mục đích Trong thực tế

cần có những giải pháp hữu hiệu, thiết thực và

phù hợp với điều kiện của dân tộc, để người dân tiếp nhận và thực thi có hiệu quả nhằm phát triển

kinh tế, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho dân

tộc Mảng phát huy truyền thống, góp phần xứng

đáng vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

III DÂN CƯ - DÂN SỐ Như trên đã nêu, dân tộc Máng ở Lai Châu

ngay từ thủa khai sơn phá thạch đã cư trú khá

tập trung Địa bàn người Mắng cư trú là vùng giữa vòng cung của sông Đà và sông Nậm Na, vùng Nậm Ban là quê hương của người Mắng Trong phạm vi cư trú, người Máng thường sống

xen kẽ với một số dân tộc khác nhưng vẫn giữ

27

Trang 27

được nét đặc trưng cơ bản của dân tộc Người

Máng cư trú thành từng bản còn gọi là muy Mỗi

muy của người Mảng thường có từ 5 đến 20 nóc

nhà, ngày nay đã có những bản có từ 40 đến 50 nóc nhà Bản hay muy của người Máng cũng như

làng của người Kinh hay bản của người Thái hay

các dân tộc khác Trong muy, nhà ở của các hộ

gia đình không bố trí theo một quy cách nhất

định hoặc theo hướng Các nhà thường làm quần

tụ trên các sườn đổi được san lấp bằng phẳng

hoặc thoai thoải, phần lớn nhà làm dựa lưng vào

đổi núi Nhà ở của người Máng là nhà sàn hoặc

bán sàn tuỳ theo địa hình Đôi nơi, người Máng

cũng làm nhà đất do ảnh hưởng kiểu kiến trúc

nhà ở của người Mông Về loại hình, nhà sàn của người Máng cũng không khác gì nhà sàn của các

dân tộc trong nhóm Môn Khmer Nhà có hai mái,

hai cầu thang bố trí ở hai đầu Nơi hai đầu hồi gắn pưởng nhựa hơi vềnh như hai đầu rồng cách

điệu Đây cũng là một mô típ truyền thống của

những cư dân Nam Á Mỗi nhà trong muy là một

tiểu gia đình phụ quyền gồm vợ, chồng, con cái,

đứng chủ là người chồng, người cha Gia đình

lớn của người Mảng chỉ còn là tàn dư nhưng so

28

Trang 28

với các dân tộc khác, gia đình lớn của người

Mang tén tai dai đẳng hơn Vấn đề này có thể

giải thích bởi tính tương đối ổn định về sự cư trú

cũng như xã hội của tộc người Máng Trong mỗi

bản thường có một dòng họ lớn Người trưởng

đòng họ được mọi người tôn trọng, kính nể Vai

trò của người trưởng họ có vị trí quan trọng

trong đời sống sinh hoạt của đòng họ nhất là

trong lĩnh vực tín ngưỡng, trong hoà giải các vấn

đề xích mích mất đoàn kết

Dân tộc Mảng ở Lai Châu hiện nay có3.002

người”, với 526 hộ sinh sống tại 20 bản thuộc 8

xã của ba huyện: Sìn Hồ, Mường Lay và Mường

Tè Dân số được phân bố cư trú tại các bản, các

Trang 29

Ban Hua Pẳng có 40 hộ 238 khẩu

Bản Nậm Ô (trung tâm) có 21 hộ 138khẩu

Trang 30

+ Xã Hua Bum có 2 bản 76 hộ 293 người,

Dân số dân tộc Máng chiếm 5% dân số của

ca tỉnh So với các dân tộc cùng nhóm Môn Khmer đang sinh sống ở Lai Châu như Khơ Mú, Khang, sinh Mun thi dân số dân tộc Máng xếp cao thứ 3, trong đó dân số của dân tộc Khơ Mú

có 15.599 người, dân số dân tộc Kháng có 3.120

người, dân số dân tộc Xinh Muưn ít hơn, có 1.236

người

31

Trang 31

Dân số dân tộc Máng phát triển ở mức thấp

Theo những số liệu thống kê qua các đợt cho

thấy sự phát triển và gia tăng ở mức chậm, nhất

là trong những năm của các thập kỷ đầu sau khi được giải phóng và thành lập lại tính Lai Châu Năm 1969 theo số liệu thống kê, dân số Mắng có

1.938 người Đến năm 1989 dân số tăng lên 2.247

người Như vậy sau 20 năm dân số người Mảng mới tăng thêm được 309 người Đến đầu năm

2000 dân số Mắng đã tăng lên 3.002 người, tăng

755 người so với năm 1989, tăng hơn năm 1969 là

1.064 người Như vậy, mức tăng dân số của người Mãng trong vòng 10 năm gần đây từ 1989 đến 2000 tăng hơn 2,4 lần mức tăng dân số của 10

năm trước đây từ 1969 đến 1989

Nguyên nhân của sự phát triển và tăng dân

số chậm một phần do cuộc chiến tranh trên đất nước ta kéo dài, sự quan tâm đầu tư của Nhà

nước còn nhiều khó khăn; cuộc sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn bất cập Mặt khác

do địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Máng

đều ở vùng sâu vùng xa, điều kiện giao thông đi

lại khó khăn, trình độ dan trí còn ở mức thấp;

việc tiếp xúc, tiếp thu cũng như việc áp dụng

những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào

32

Trang 32

cuộc sống còn nhiều hạn chê Bên cạnh đó, nhiều

thủ tục, phong tục tập quán cổ xưa và lạc hậu

của đồng bào chưa được xoá bỏ hẳn Từ những

vấn đề bất cập trong đời sống sinh hoạt dẫn đến

việc chăm lo, chăm sóc sức khoẻ không đảm bảo,

dẫn đến tỷ lệ sinh cao nhưng tỷ lệ nuôi dưỡng va

trưởng thành đạt ở mức thấp Tỷ lệ trẻ em sinh ra

bị suy đinh dưỡng, còi cọc ốm đau bệnh tật, bị tử

vong cao Những vấn đề trên chính là nguyên nhân cẩn trở sự gia tăng phát triển dân số của người Máng Song cũng cần phải đề cập tới vấn

để về ý thức của đồng bào trong tộc người đối

với sự phát triển và gia tăng dân số dân tộc

mình

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta có sự quan tâm đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu

số ở vùng đặc biệt khó khăn Nhiều chính sách

đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá,

xã hội; chính sách hỗ trợ đồng bào vùng cao,

vùng sâu vùng xa đã được thực thi có hiệu quả

Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để đồng bào

dân tộc Mắng vươn lên, khẳng định mình và

phát triển về mọi mặt, hoà nhịp, cùng chung

bước tiến bên cạnh đồng bào các dân tộc anh em

33

Trang 33

Chương lII

KINH TẾ TRUYỀN THỐNG

I SAN XUAT NÔNG NGHIỆP

1 Nương ray

Sản xuất nương rẫy là một trong những cơ

sở nên tảng trong sản xuất nông nghiệp của

đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc nói

chung; đó cũng là nguồn sống chính trong sinh

hoạt hàng ngày của người dân Đối với dân tộc Mang, "t6c người ăn nương", đo cuộc sống du canh du cư nên từ xa xưa người Mảng đã ý thức

việc sản xuất trên nương rẫy Sản xuất nông

nghiệp truyền thống của người Máng là làm nương làm rẫy, chăn nuôi gia súc gia cầm và săn

bắn, hái lượm Do đặc điểm, điều kiện về địa

hình và thổ nhưỡng của địa bàn cư trú, mặt khác

do sự am hiểu về khoa học kỹ thuật và xã hội còn

nhiều hạn chế dẫn đến sản xuất kém phát triển; năng suất, hiệu quả sản xuất đạt thấp Nương rẫy của người Mang thường làm ở những nơi địa

34

Trang 34

hình đổi núi hoặc sườn núi, độ dốc tương đối

cao Nương rẫy thường làm từ 3 đến 5 năm rồi

bỏ, chuyển đến nơi đất khác Những đám nương

đã bỏ có khi 4 đến 5 mùa rẫy sau họ lại quay về làm lại hoặc bỏ hắn Dụng cụ sản xuất của người Mang rat thô sơ, gồm các công cụ tự làm lấy như

rìu, đao, gậy chọc lỗ và những hòn đá đánh lửa Đến những nơi đồng bào Máng cư trú ta đều nhận thấy hầu như các vùng quanh đó đều

không có rừng già, phần lớn là đổi có gianh, đồi

trọc, rừng non hoặc rừng mới tái sinh Điều kiện

tự nhiên như vậy khá phù hợp với những công

cụ sản xuất của họ Kết quả lao động sản xuất

nương rẫy của người Máng chủ yếu phụ thuộc vào sự ưu đãi của thiên nhiên Năm nào thời tiết

thuận lợi, mưa thuận gió hoà thì thu hoạch được;

còn như gặp phải thiên tai, hạn hán đành chịu

thất thu Bởi vậy, dù bỏ công sức lao động nhiều

nhưng do phương thức sản xuất lạc hậu, điều

kiện đất canh tác khô cằn nên năng suất các loại

cây trồng không cao, sản lượng thu hoạch thấp

và khá bấp bênh Đời sống của người dân

thường xuyên bị thiếu đói Có những hộ thiếu ăn

từ 4 đến 6 tháng một năm

35

Trang 35

Nương rẫy của người Mang chủ yếu trồng

lúa, ngô nếp bởi người Mảng rất ưa chuộng đồ

nếp Mặt khác, gạo nếp còn là lương thực chính

đùng trong các dịp cúng tế, lễ tang hoặc những

địp tổ chức cuộc vui như đám cưới, lên nhà

mới Ngoài ra, trên nương rẫy còn được trồng

xen các loại cây lấy củ, lấy qua như dưa, bí, đu

đủ, khoai sọ, đậu, rau các loại Người Máng

thường làm nhà nhỏ trên nương rẫy, những ngày

mùa họ ăn nghỉ tại nương, thường gọi 1a nha

nương hoặc lán nương, khi thu hoạch xong họ

mới trở về bản Sản phẩm thu hoạch trên nương người Máng thường cất tại nhà nương rồi vận chuyển về bản dan dần để trang trải trong sinh hoạt hàng ngày ở bản

Thời vụ gieo trồng trên nương của người

Máng được bắt đầu từ tháng hai tháng ba âm

lịch Thời gian thu hoạch vào cuối tháng mười

âm lịch Cách thức gieo trồng của người Máng chủ yếu là dùng gậy chọc lỗ rồi bỏ hạt Khi gieo trồng bỏ hạt thông thường có từng đôi, một nam

và một nữ Thường là một cặp vợ chồng Người

Trang 36

dan ông đi giật lùi phía trước, cầm gậy chọc lỗ thành từng hàng ngang dọc có khoảng cách hợp

lý Người phụ nữ đi sau, đeo hạt giống theo vừa

đi tay vừa bỏ hạt vào các lỗ rồi dùng chân lấp đất

lại

Xuất phát từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh

nên người Mảng cũng có nhiều điều kiêng ky có

liên quan đến việc gieo trồng, thu hoạch, hoặc

chọn đất để phát rẫy làm nương Đặc biệt là con hoang (ma chúc) được đồng bào tôn sùng là mẹ

lúa Trước ngày thu hoạch, người Máng thường

buộc túm một ít lúa cắt thành ba tứm nhỏ ở

khoảng giữa nương xếp chụm theo hình chân kiểng ngụ ý giữ không cho hồn lúa bỏ đi nơi

khác, xong xuôi có thể hôm sau mới gặt hái Ỏ

người Máng còn duy trì tục lệ ăn cơm mới hay

thường gọi cúng cơm mới Khi lúa trên nương

mới được thu về hoặc đã thu hoạch xong, người

ta dùng lúa mới phơi khô, giã gạo làm cơm để

cúng Lễ cúng cơm mới cũng có nét độc đáo

riêng Mỗi gia đình tự lo chuẩn bị và tổ chức

riêng, không theo quy định chung Thời gian tiến hành cũng tuỳ thuộc vào thời vụ thu hoạch, lễ

37

Trang 37

cúng cơm mới có thể kéo dài từ một đến ba ngày

Thời gian thực hiện nghi thức không kéo đài mà

chủ yếu là phần ăn uống vui vẻ Việc tổ chức cúng hồn lúa (ta nhuỷ lắm) hàng năm của người

Máng đều do người phụ nữ đảm nhiệm Các anh

em trai của người phụ nữ được cùng tham dự

nhưng người chồng thì không được tham gia

Công việc thu hoạch trên nương chủ yếu do người phụ nữ gánh vác, có sự hỗ trợ giúp đỡ của người đàn ông Người Máng thu hoạch lúa trên

nương không dùng liểm hoặc dao mà họ dùng

một dụng cụ nhỏ gọi là rả íp để cắt hoặc hái Rả

íp gồm một miếng kim loại mỏng (thường bằng

sắt hình thang, phần để làm lưỡi rộng hơn,

khoảng 4 cm hình vòng cung, được mài sắc;

phần đáy nhỏ được gắn chặt với một đoạn gỗ hoặc tre to hơn ngón chân cái để làm cán Khi cắt,

phần làm cán nằm trong lòng bàn tay, phần lưỡi

quay ra ngoài được kẹp chặt ở giữa ngón trỏ và

ngón giữa Khi cắt, đưa cuống bông lúa vào tiếp

xúc với lưỡi rả íp, dùng ngón tay cái kẹp vào lưỡi

ra ip, cổ tay hơi gập lại và lắc nhẹ bông lúa sẽ

đút

38

Trang 38

Thu hoạch lúa ngô trên nương là công đoạn

cuối cùng của cả một quá trình canh tác vất vả,

việc tổ chức thu hoạch các sản phẩm gieo trồng trên nương do mỗi gia đình tự sắp xếp Cũng có

khi các nhà đổi công hoặc nhờ người trong bản

giúp đỡ Lúa ngô được phơi khô cất tại nhà nương rồi gùi về đần Phương tiện vận chuyển

chính của người Máng là dùng sọt gùi (đồng

buê) thổ hoặc cõng trên lưng và đi bộ Gùi có hai đây buộc đeo vào hai vai và một dây đeo trên

trán Sọt gùi của người Máng được đan bằng tre,

nứa hoặc mây, có loại đan kín, có loại đan thưa

thành những ô như ô mắt cáo Người Mắng ít khi

dùng gia súc như trâu, bò, ngựa để vận chuyển

bởi địa hình nương rẫy không thuận tiện Ngày

nay người Máng cũng đã học tập các dân tộc

khác, họ cũng chuyển đổi hướng canh tác,

chuyển hình thức sản xuất sang làm lúa ruộng bậc thang Tuy vậy số người làm ruộng cũng chưa nhiều, diện tích ruộng cũng còn ít Năng

suất và sản lượng chưa được cao

39

Trang 39

2 Chan nuôi

Cùng với việc sản xuất và gieo trồng trên

nương, chăn nuôi gia súc gia cầm cũng là một trong những hoạt động sản xuất nông nghiệp và

có nhiều ý nghĩa thiết thực trong đời sống sinh

hoạt của đồng bào Máng Một số loại gia súc gia

cầm người Máng thường nuôi như: trâu, bò, lợn,

đê, chó, gà, vịt Chăn nuôi của người Máng

ngoài việc để dùng làm thực phẩm trong sinh hoạt cải thiện bữa ăn hàng ngày, còn làm hàng hoá trao đổi với các cư dân cộng cư trong vùng,

trong nội tộc Sản phẩm của chăn nuôi còn được

dùng vào việc cúng tế, lễ Người Máng dùng các con vật nuôi được làm đồ lễ Điều đó được thể

hiện khá rõ nét thông qua huyền thoại được lưu

truyền của người Máng về vị tù trưởng dũng cảm Lý Pơ Gia, đã mổ 7 con trâu làm lễ tế trời

đất, cầu xin nước uống cho quân lính để có sức chống giặc khi bị giam hãm trong thành

Mặc dù chăn nuôi có vai trò quan trọng

nhưng người Mãng chưa thực sự quan tâm đúng

mức đến chăn nuôi, ý thức phát triển chăn nuôi

40

Trang 40

chưa rõ ràng Đa số các loại gia súc gia cầm chăn

nuôi của người Máng đều chăn thả tự do, không

có chuồng trại, không được chăn đắt cẩn thận Cũng chính vì vậy mà số lượng cũng như chất

lượng đàn gia súc gia cằm kém phát triển, dich

bệnh thường xuyên xây ra Đó là những nguyên

nhân cần trở đến sự phát triển chăn nuôi của người Mảng Trong các gia đình người Mảng, các

con vật như lợn, chó, gà, vịt được nuôi phổ biến

nhưng số lượng cũng không nhiều: lợn có từ một

đến ba bốn con, gà nuôi đdăm con hoặc một hai

chục con Gà nuôi theo kiểu nửa thả rông, nửa

chuồng trại, hàng ngày cho ăn hai bữa sáng và

tối Riêng lợn cũng nuôi thả rông không có chuồng, hàng ngày chỉ cho ăn bữa sáng và bữa

chiều tối Lợn gà ngoài nuôi tại gia đình ở bản

còn được nuôi ở nhà nương Những khi trong ban có dịch gia súc gia cầm xây ra, người Máng

thường sơ tán các con vật, đem ra nhà nương nuôi Đây cũng là một biện pháp phòng bệnh cho

gia súc gia cẩm, duy trì nguồn gốc gia súc gia cẩm của dân tộc Máng Có thể nói rằng chăn

nuôi của người Máng còn khá nhiễu điều bat

41

Ngày đăng: 16/06/2016, 12:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w