Chương I: Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam . Chương II: Tour du lịch khai thác bản sắc văn hóa dân tộc của công ty Tân Đại Phát. Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch nói chung.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hơn bốn nghìn năm văn hiến,lịch sử đất nước ta trải qua nhiều thăngtrầm biến cố.Nhiều kẻ thù mưu toan đồng hóa văn hóa Việt Nam để hòng đô
hộ đất nước ta lâu dài.Nhưng nền văn hóa Việt Nam không những được bảo
vệ ,giữ gìn mà cha ông ta còn biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa của cácnước khác làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.Có được một nền vănhóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc như ngày nay là cả một quá trình laođộng,sáng tạo và đấu tranh bền bỉ của dân tộc, vừa xây dựng cái đẹp, cái vănminh,cái tiến bộ,vừa chống lại cái xấu cái lạc hậu,phản động,tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại,bài trừ văn hóa lai căng,vọng ngoại.Qủa thật để giữ gìn và
phát huy được “cái hồn” của văn hóa dân tộc quả là một cuộc đấu tranh gay
gắt.Cuộc đấu tranh đó đã trở thành sống còn, bởi lẽ một dân tộc đánh mất bảnsắc dân tộc của văn hóa là dân tộc đó tự đánh mất chính mình
Đất nước ta mới từ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa có
sự chuẩn bị đầy đủ.Kinh tế thị trường với văn hóa truyền thống đem lại cáiđược, cái mất, cái thoát khỏi cái đang bị nhiễm Đối với du lịch Việt Nam vấn
đề khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong sự phát triển du lịch, trong nhữngnăm gần đây rất được Đảng và Nhà nước quan tâm Mong muốn của du kháchkhi thực hiện chuyến du lịch không đơn thuần chỉ để ngắm nhìn những danhlam thắng cảnh những di tích cổ, nghe những câu chuyện huyền thoại về đấtnước con người thông qua những di tích lịch sử mà đó còn là nhu cầu hiểubiết về phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa, truyền thống văn hóa dângian cũng như đời sống hiện tại đòi hỏi những người làm công tác du lịchphải đưa ra được những sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm đà bản sắc vănhóa Viêt Nam để thu hút hơn khách du lịch
Trang 2Ở Việt Nam, vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc đang là một vấn đề trao đổi
tìm kiếm lời giải đáp Vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu: Tour du lịch lễ hội
nhằm khai thác bản sắc văn hóa dân tộc của Công ty Tân Đại Phát.
Với đề tài trên trong bài viết này em xin được trình bày những nội dung sau:
Chương I: Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Chương II: Tour du lịch khai thác bản sắc văn hóa dân tộc của
công ty Tân Đại Phát.
Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác bản sắc văn
hóa dân tộc trong phát triển du lịch nói chung.
Do hiểu biết thực tế và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏinhững sai sót Em mong nhận được những ý kiến quý báu của thầy giáo
hướng dẫn và các thầy cô giáo trong khoa để bài luận văn được hoàn thiện
hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy TRẦN TẤT CHỦNG đã tận tình hướng
dẫn em hoàn thành đề tài này
Trang 3
CHƯƠNG I:
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM
I- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM.
Bản sắc văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần đặc thù riêng củamột dân tộc, do họ sáng tạo và tích lũy trong sự tương tác giữa môi trường tựnhiên và xã hội của mình
Bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết
sự riêng biệt này.Người ta có thể nhận biết bản sắc dân tộc qua trang phụctruyền thống,cách ăn nói, món ăn thức uống, cách ứng xử, lễ hội, dân ca, âmnhạc dân gian, kiến trúc, mỹ thuật dân gian…Đây cũng chính là sự khác biệtgiữa dân tộc này với dân tộc khác
Bản sắc văn hóa bao gồm hai loại :
- Các giá trị văn hóa vật thể: Là các di tích kiến trúc, các phong cảnhthiên nhiên…do vị trí địa lí và con người sáng tạo, tích lũy Nó có tính đặc thùriêng do mỗi dân tộc sống ở một lãnh thổ riêng có điều kiện tự nhiên khácnhau Ở Việt Nam, kiến trúc chủ yểu là theo kiểu thấp về chiều cao nhưng trảidài trên diện rộng vì thường xuyên chống đỡ với thiên nhiên khắc nghiệt Cáccông trình kiến trúc có xu hướng hòa mình vào thiên nhiên và ẩn hiện trong
Trang 4thiên nhiên Ngược lại, ở Mỹ các công trình kiến trúc đồ sộ, to lớn như tháchthức với thiên nhiên.
- Các giá trị văn hóa phi vật thể: Là âm nhạc, ngôn ngữ, huyền thoại,nghi thức phong tục tập quán…do con người sáng tạo ra trong quá trình laođộng Âm nhạc Việt Nam dịu dàng thiết tha sâu lắng với cây đàn bầu, ở Tây
Âu thì lại là những bản nhạc hùng tráng với giàn nhạc gồm nhiều người,nhiều nhạc cụ khác nhau
Dù là vật thể hay phi vật thể thì hai loại hình này vẫn luôn gắn bó chặtchẽ với nhau, đan xen vào nhau, sự phân biệt chỉ là tương đối Vì những loạiphi vật thể đa số được thể hiện ở những hình thái và trạng thái vật hóa
2- Đặc điểm
Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng Đó là sự sáng tạo và tíchlũy của cả một cộng đồng trong một thời gian dài từ khi xuất hiện nhữngthành viên đầu tiên.Chính vì vậy, nó trở thành bản chất tính cách của dân tộctruyền từ đời này sang đời khác Nhưng bản sắc dân tộc cũng không phải làyếu tố bất biến Trải qua nhiều thế hệ, bản sắc văn hóa không ngừng đượcphát triển và bổ sung những tinh hoa văn hóa của dân tộc khác làm giàu thêmbản sắc văn hóa của mình Mặt khác, nếu không biết giữ gìn thì bản sắc vănhóa dân tộc đó sẽ dần dần lai tạp đi Dân tộc đó sẽ đánh mất bản sắc văn hóariêng cũng như đánh mất chính mình
Bản sắc văn hóa dân tộc là niềm tự hòa của cả dân tộc Dù ai đi ngược vềxuôi thì trong lòng mỗi người luôn giành cho nó một chỗ quan trọng nhất với
cả tấm lòng yêu thương, trân trọng Đó là niềm hãnh diện với dân tộc khác.Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học kĩ thuật, sự bành trướng củanền kinh tế thương mại đang ngày càng toàn cầu hóa, sự xâm lăng của truyềnhình tới mọi hang cùng ngõ hẻm, đã làm thế giới ngày càng trở nên đồngnhất, các dân tộc ngày càng bị mất đi giá trị của riêng mình Chính trong bối
Trang 5cảnh đó các quốc gia bắt đầu nhìn lại mình và tìm lại chính mình trước khiquá muộn.
II- BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM
1- Văn hóa Việt Nam theo thời gian lịch sử:
1.1 Lớp văn hóa bản địa:( Văn hóa thời tiền sử và thời Văn lang Âu lạc)
Theo những kết quả nghiên cứu của những nhà khảo cổ học Việt Namthì văn hóa núi Đọ (Thanh Hóa) xuất hiện cách đây 30 vạn năm Trên đấtnước Việt Nam đã có bầy người tối cổ sinh sống (thuộc vào thời đại đồ đácũ)
Cách đây một vạn năm có văn hóa Hòa Bình (Thuộc thời đại đồ đá giữa)con người đã làm nông nghiệp và chọn nghề trồng lúa nước để sinh sống Cóthể nói rằng: bản sắc văn hóa nước ta đã hình thành chính từ thời kì trồng lúanước.Mọi tiềm ẩn trong nền văn hóa nước ta chính từ nghề lúa nước mà ra.Bản sắc văn hóa Việt đến nay vẫn mang đậm nét của nền kinh tế nôngnghiệp.Các kiến trúc đình, đền, chùa, lăng tẩm, cung điện đều thấp bé, hoavăn uốn lượn, thể hiện cuộc sống nông nghiệp thường xuyên chống chọi vớibão lũ và thiên tai Các lễ hội truyền thống mang đậm tín ngưỡng thờ các vịthần thiên nhiên, mong muốn mưa thuận gió hòa để mùa màng quanh nămtươi tốt
Sau đó là thời kì đồ đồng, đồ sắt Đặc biệt với trống đồng Đông Sơn, mặttrống gồm 9 vòng tròn đồng tâm chạm khắc trang trí, phản ánh toàn bộ đờisống thời Văn Lang- Âu Lạc Ở giữa có ngôi sao 5 cánh Có thể nói đây chính
là đỉnh cao của mĩ thuật
1.2 Giai đoạn thời Bắc thuộc
Đây là thời kì mất chủ quyền, độc lập lâu nhất ở nước ta ( hơn 1000năm) Nhân dân ta phải chịu ách áp bức nô lệ, quốc hiệu không có, tiếng nóikhông được công nhận Nước ta chỉ là một quận của Trung Quốc Thời kì này
Trang 6cũng chính là thời kì đấu tranh gay gắt nhất để bảo tồn bản sắc văn hóa Việt.Phong kiến Trung Quốc đã dung nhiều biện pháp nhằm đồng hóa đất nước tabằng cách xóa bỏ tối đa văn hóa bản địa, thiết lập trên nước ta nhiều thể chếchính trị, phong tục tập quán, các lễ nghi…Đạo Phật cũng tràn vào nước ta và
nó đã ảnh hưởng tới cả những chế độ phong kiến nước ta sau này
Đây cũng chính là thời kì văn hóa khủng hoảng nhất nước ta Bẳn sắcvăn hóa tưởng chừng như không còn Nhưng trải qua hơn 1000 năm Bắcthuộc không những chúng ta giữ gìn được bản săc văn hóa riêng của ngườiViệt Nam mà còn tiếp thu được những tinh hoa văn hóa Trung Hoa để biếnthành cái của riêng mình Điều đó đã khẳng định sự vững chắc của văn hóaViệt và tạo đà cho sự phát triển sau này
1.3 Kỷ nguyên văn hóa Đại Việt
Trải các triều đại phong kiến, bản sắc văn hóa Việt Nam không nhữngđược giữ vững mà còn không ngừng phát triển Nhiều lễ hội dân gian vàphong tục tập quán ra đời đã khẳng định nét đặc thù riêng của văn hóa ViệtNam
1.4 Văn hóa Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ
Dưới thời Pháp thuộc, nước ta tiếp cận với xu thế mới, công thươngnghiệp tương đối phát triển, tiếp thu văn hóa Tây Âu Do chính sách đồng hóacủa Pháp nhiều nét bản sắc riêng của dân tộc, con người Viêt Nam mất dần đithay vào đó những nét hiện đại hơn Chẳng hạn như: trang phục quần áo bà
ba, áo tứ thân thay vào đó là quần âu, áo sơ mi…Đó là sự lột xác tất yếu đểbản sắc dân tộc đứng vững và không ngừng phát triển Mặc dù có sự thay đổinhưng cái bản sắc, cái đặc thù riêng của dân tộc vẫn không thay đổi
1.5 Xây dựng bản sắc văn hóa dưới thời kì mới (từ 1945 đến nay)
Cùng với sự phát triển đi lên của chủ nghĩa xã hội, và phát huy bản sắcvăn hóa Việt Nam chúng ta luôn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, đưa nó
Trang 7lên một tầm cao mới, cái nhìn mới và có lí luận riêng Có những chế độ chínhsách, pháp lệnh rõ ràng để giữ gìn
Dưới thời kì nào hay chế độ nào thì con người Việt Nam vẫn luôn luônmang đậm nét người Việt Nam Không một ai, và không một cái gì có thểthay đổi được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Và chắc chắn nó sẽ không ngừngđược giữ gìn và phát huy hơn
2- Tổng quan về văn hóa Việt Nam
Việt Nam là đại gia đình các dân tộc anh em gồm 54 thành phần dân tộckhác nhau Mỗi dân tộc mang một nền văn hóa riêng và chúng ta có 54 nềnvăn hóa mang bản sắc văn hóa riêng để hình thành một nền văn hóa Việt Namthống nhất mang tính đa dạng và nhiều màu sắc phong phú Văn hóa Việt( Kinh ) là một nền văn hóa từ Bắc đến Nam, từ trung du đến đồng bằng, vùngven biển đến hải đảo Đó là một nền văn hóa đa dạng về chất liệu văn hóa địaphương của nó
Tất cả những nền văn hóa mang bản sắc riêng của các dân tộc Việt Namđều xuất phát từ nền nông nghiệp truyền thống, từ những phong tục và tínngưỡng thờ cùng tổ tiên, chiêm ngưỡng những thần linh giúp dân trong cuộcsống, những thần nhân cứu khổ cứu nạn cho con người và đi đầu trong việckhai phá vùng đất mới để mọi người sinh tồn
Bản sắc văn hóa dân tộc không mất đi nhưng nó không phải là phạm trùbất biến, nó có sự chuyển hóa nhất định để phù hợp với nhu cầu xã hội mới.Nền kinh tế du lịch hiện đại ở nhiều nước, nhấ là các nước Châu Á đã sử dụng
và khai thác những bản săc văn hóa dân tộc ở nước mình để tạo thành nhữnghiện thực du lịch trong tổ chức hiện đại của công nghệ và kĩ thuật tiên tiến ỞNhật Bản, người ta đễ nhận thấy bản sắc văn hóa Nhật ở các khu phố hiện đạinhất, đặc biệt là nhãn hiệu các sản phẩm, hàng hóa, hay cách trang trí trongcác siêu thị, và trung tâm thương mại,…
Trang 8Bản sắc văn hóa dân tộc đó là linh hồn của sự phát triển mỗi dân tộc màchúng ta cần phải đấu tranh giữ gìn và phát huy mạnh mẽ trong mối tương tácvới quá trình hiện đại hóa, sự giao lưu chọn lọc với các nền văn hóa trên thếgiới.
Trang 9CHƯƠNG II:
TOUR KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA
CÔNG TY TÂN ĐẠI PHÁT
1- Các giá trị văn hóa chủ yếu đang được khac thác trong du lịch
1.1 Gía trị văn hóa vật thể
Khác với một số nền văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, văn hóavật thể Việt Nam không có được bóng dáng uy nghi của Kim Tự tháp hay sựvững chãi, trường tồn như của Vạn Lý trường thành nhưng nó lại thu hútkhách bởi nét uyển chuyển, hài hòa của các công trình kiến trúc, các hìnhtượng nghệ thuật độc đáo do bàn tay tài hoa của những người thợ tạo nên.Ditích lịch sử văn hóa Việt Nam biểu hiện chất văn hóa của một quốc gia nông
nghiệp, có nền “ dân gian- huyền thoại” và “ tôn giáo- thần bí ”.
Trải qua năm tháng lịch sử, chúng ta may mắn được cha ông ta để lạicho một số lượng rất lớn các di tích lịch sử Tiêu biểu là cố đô Huế, phố cổHội An, tháp Chàm, Chùa Một Cột, tượng phật chùa Tây Phương, đềnHùng…Đây là nguồn tài nguyên chính để khai thác kinh doanh trong du lịch.Đến với các di tích lịch sử Việt Nam, du khách sẽ được tận hưởng các giá trị
Trang 10văn hóa dân tộc chứa đựng trong đó Ngoài các công trình kiến trúc lớn nêutrên, ở bất kì vùng miền nào chúng ta cũng bắt gặp được các đền, chùa, miếu,phủ mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và văn hóa vùng.
Trong những năm vừa qua, rất nhiều di tích được đầu tư sửa chữa như:chùa Hương, đền Hùng, chùa Thầy… đem lại giá trị về mặt khai thác Nó đãgóp phần cho du lịch phát triển qua các sản phẩm văn hóa du lịch đầy hấpdẫn Mỗi di tích góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu tìm hiểu vănhóa, nâng cao hiểu biết của người nước ngoài đối với Việt Nam, đồng thờigóp phần xây dựng ngân sách, tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước.Chínhnguồn thu nhập hàng năm mà di tích mang lại cho ngành du lịch nói riêng vàcho đất nước nói chung đã khẳng định tiềm năng to lớn của nó
1.2 Gía trị văn hóa phi vật thể
Du lịch Việt Nam không chỉ thu hút khách Du lịch Việt Nam không chỉthu hút bởi các giá trị văn hóa vật chất mà còn thu hút khách du lịch tới cácgiá trị văn hóa phi vật chất Đó là loại hình nghệ thuật truyền thống như:tuồng, chèo, rối nước, hát ru, dân ca quan họ, hát sẩm, ca trù…hết sức độcđáo, là những nét đầy tính dân gian và huyền thoại của các lễ hội Và điểnhình nhất là đặc trưng về phong tục tập quán, tâm hồn cốt cách con ngườiViệt
Trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền, những hoạt động ca múa nhạc dântộc mang bản sắc văn hóa, có tính đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi vùng,mỗi dân tộc, đóng vai trò hết sức quan trọng Đến với Hòa Bình, du kháchkhông những được thăm cảnh núi rừng, thăm những bản làng dân tộc giàulòng mến khách mà còn được thưởng thức những đêm “ văn hóa rượu cần”theo tục lệ trình tự mang đầy ý nghĩa của cuộc sống dân dã Cùng với nhữngbài hát, lời ca, điệu múa dân tộc Thái, dân tộc Mường, H’ mông, được mắtthấy tai nghe chiếc khèn phát ra hòa nhịp với điệu múa của chàng trai dân tộc.Hầu hết những nhạc cụ độc đáo, đều gây những bất ngờ thú vị cho du khách
Trang 11Hệ thống các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam hết sức phongphú, đa dạng Ở miền Bắc, khi có dịp về thăm một làng quê quan họ, hẳn dukhách khó mà dứt ra được bởi bên núi non, đồng ruộng, sông, hồ thơ mộng,các liền anh, liền chị mời trầu, hát những nàn điệu dân ca nổi tiếng thấm đậmtình người để rồi khi chia tay đầy lưu luyến, ngậm ngùi Đến với miền trungvới xứ Huế mơ mộng, ngoài vẻ đẹp trầm tĩnh, cổ kính của các công trình kiếntrúc, rực rỡ tinh hoa dân tộc, du khách khó mà bỏ qua được những điệu múacung đình truyền thống hoặc tựa lưng trên mạn đò thả mình vào những lànđiệu, lắng dịu thâm tình, dìu dặt vang vọng trên sông Hương kiều diễm, đậm
đà hương sắc trầm tư xứ Huế Đến với miền Nam, khách du lịch lại có cơ hội
du ngoạn trên những dòng kênh rạch, len lỏi trong những miệt vườn đầy hoatrái Nam Bộ Mỗi miền có một nét đặc thù riêng, trong mỗi miền lại chiathành các vùng với bản sắc của mình Vì vậy, có thể nói các giá trị văn hóaphi vật thể của Việt Nam là miên man, vô tận
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp Phong tục tập quán cũng bị ảnhhưởng nặng của canh tác nông nghiệp Mặc dù, nó rất lạc hậu nhưng lại gâynhững bất ngờ, thú vị cho du khách khi đến thăm các làng quê Việt Đối vớichúng ta, ai ai cũng biết con trâu, cái cày, người nông dân một nắng hai sươngtrồng lên cây lúa, nhưng với khách nước ngoài đó là một điều rất lạ Đến đây
họ được tắm trong những giếng đào, được sử dụng gáo dừa, chum đất nung
Họ cũng được tìm hiểu cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau, những cô gáiViệt đội nón thẹn thùng trong bộ quần áo đơn sơ giản dị; cảnh nuôi tằm, dệtlụa, làm góm sứ, làm hàng thủ công mĩ nghệ với bàn tay khéo léo của conngười Việt Nam Những điều này, chắc hẳn du khách mới chỉ được thưởngthức ở Việt Nam Nếu đem khai thác trong du lịch , nó sẽ góp phần không nhỏtrong sự phát triển toàn ngành
Trang 122- Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch Việt Nam
2.1 Những mặt đã làm được:
Cùng với sự phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua, các giátrị văn hóa không ngừng được khai thác đem vào phát triển du lịch Nhiều ditích được sửa chữa, nhiều tuyến điểm du lịch được thành lập Đặc biệt, từ năm
1992 đến nay, cùng với sự nhạy bén của cơ chế thị trường, các di tích lịch sử,các loại hình nghệ thuật truyền thống được phát huy triệt để vào kinh doanh
du lịch ở nước ta Hầu như, mỗi vùng, mỗi tỉnh, thành phố đều có các di tíchđược bảo vệ, bán vé cho du khách tham quan Đi kèm theo đó là biểu diễnnghệ thuật, ca múa nhạc dân tộc để thu hút khách như: Văn Miếu, Quốc TửGiám Nhiều lễ hội dân gian được phục hồi và phát triển như: lễ hội ChùaHương, Đền Hùng…Ngoài những điểm tổ chức bán vé, nhiều nhà hàng,khách sạn cũng tổ chức phục vụ miễn phí trong khoảng thời gian nhất định.Đây cũng chính là hình thức phục vụ vui chơi giải trí cho khách
Mặt khác, ngành du lịch Việt Nam còn rất non trẻ, khối lượng các tourchưa nhiều, các dịch vụ còn ít nhưng thái độ phục vụ của nhân viên du lịchViệt Nam lại rất tốt, tạo được ấn tượng rất sâu sắc cho khách du lịch quốc tế.Phần lớn khách du lịch đến với Việt Nam đều đánh giá rất cao về lòng mến
mộ, sự phục vụ tận tình, chu đáo của người Việt Đó là do họ đã phát huytruyền thống cởi mở, chân tình của người Việt Đây là dấu hiệu tốt về sự pháttriển du lịch trong tương lai
Với không khí khẩn trương, nghiêm túc, trong một thời gian ngắn việcthiết lập kỉ cương các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa đã đem lại cho lễhội bầu không khí nghiêm trang vốn có, đem lại cho các dịch vụ kinh doanhtrong lĩnh vực văn hóa một sự quy củ, trật tự Người ta không còn thấy đâucảnh chen lấn, xô đẩy, chèo kéo khách thay vào đó là một đội ngũ bảo vệ,phục vụ có tổ chức, có thái độ đúng mực
Trang 13Những mặt làm được tuy còn rất ít nhưng nó đã đủ để thấy sự cố gắngvượt bậc của ngành du lịch nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường lại chưađược chuẩn bị đầu đủ chắc chắn sẽ không tránh khỏi vấp ngã Những gìchúng ta làm được là tương đối Trong tương lai, hy vọng chúng ta sẽ gặt háiđược nhiều thành công hơn.
mò rồi bán những nhạc cụ đó cho khách và coi dó là mục tiêu chính thì quả làmột điều tệ hại
Đi mỗi nơi, du khách đều muốn tìm những cảm giác mới lạ, những thú vịbất ngờ không chỉ từ những địa danh, những di tích thuần túy Chính nhữngnét văn hóa đặc trưng kia đã ghi dấu ấn quan trọng trong cả cuộc hành trình.Nhưng lựa chọn loại hình nào để phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách, giữgìn được giá trị nghệ thuật là việc cần được cân nhắc giữa núi rừng bạt ngànhay không gian tĩnh lặng, thanh bình của một miền quê, chắc chắn du kháchkhông thích thú gì khi phải nghe những lời ca, bản nhạc quốc tế ồn ào màkhông phải những giai điệu thanh trầm của cây đàn bầu hay tiếng sáo trúc vútlên thánh thót Từ đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tươi đẹp mớithấm đậm và được lưu giữ mãi mãi trong lòng du khách với sự kính trọng vàcảm phục
Việt Nam có 54 dân tộc với 54 màu sắc văn hóa khác nhau nhưng chỉmới có văn hóa người Kinh là khai thác phổ biến trong du lịch, còn các dântộc khác đã khai thác nhưng còn ít Văn hóa dân tộc tiểu số phía Bắc có vănhóa Mường, Thái, H’ mông, Dao…Dọc Trường Sơn và Tây Nguyên có văn
Trang 14hóa Khơ Me Tiềm năng văn hóa các dân tộc tiểu số là rất lớn nhưng việc khaithác nó là rất khó khăn Do các dân tộc này nằm ở vùng sâu vùng xa, giaothông đi lại khó khăn Trong tương lai khi mạng lưới giao thông phát triểnđến từng thôn xóm, bản làng thì đây sẽ là nguồn tiềm năng phong phú của dulịch nước ta.
Vấn đề nổi cộm nhất trong du lịch Việt Nam, có lẽ vẫn là công tác tổchức, quản lí tại các tuyến điểm du lịch là những di tích, công trình nghệ thuật
có giá trị cao mà không thể làm mới được, nếu có hư hỏng thì chấp nhận mấtmát mà thôi Mặt khác, đây là những nơi đòi hỏi không khí trang nghiêm, tôntrọng, ngưỡng mộ Nếu khai thác lộn xộn, không có quy củ thì sẽ làm mất đigiá trị của nó Từ khi có các chỉ thị của Chính phủ và đặc biệt là pháp lệnh dulịch ra đời gần đây đã chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức, bài trừ các tệ nạn.Nhưng công việc này đòi hỏi phải có thời gian lâu dài, một số nơi vẫn cònhiện tượng chèo kéo khách, nạn an xin mà khách quốc tế họ rất sợ, và một sốluồng văn hóa độc hại đang hoành hành Đây là mặt tồn tại rất lớn của du lịchViệt Nam Những gì khai thác được mới chỉ là một phần rất nhỏ trong khotàng vô tận đó Nếu biết khai thác đúng lúc, đúng chỗ, chắc chắn du lịch ViệtNam sẽ tạo được một ấn tương đặc biệt cho du khách
Trang 15II- TOUR DU LỊCH LỄ HỘI VỀ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA CÔNG TY TÂN ĐẠI PHÁT ( LỄ HỘI ĐỀN HÙNG )
1- Văn hóa Phú Thọ và thời Hùng Vương
Phú Thọ được xem là vùng đất tổ, cội nguồn của dân tộc Việt Nam Nơiđây Vua Hùng đã dựng nước Văn Lang – quốc gia đầu tiên của Việt Nam vớithủ đô Phong Châu
Phú Thọ có nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời Những di tích khảo cổ văn hóanhư: Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả, và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm Còn lạiquanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm vănhóa của dân tộc Việt Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu
di tích đền Hùng
Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội giỗ tổ HùngVương ( 10/3 âm lịch ), hiện đã được nâng lên thành quốc giỗ.Về du lịch vănhóa tâm linh, Phú Thọ có 92 lễ hội truyền thống hằng năm rải rác trên khônggian khắp 13 huyện, thị Hầu hết nó đều gắn với thời đại Hùng Vương, trong
Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân đất Việt- Đền Hùng và giỗ
tổ Hùng Vương từ bao đời nay đã trở thành văn hóa, tín ngưỡng, điểm hội tụtinh thần đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam Là nơi mà mỗi ngườidân Việt Nam đã quần tụ ở Đất Mẹ hay xa cách Tổ quốc muôn trùng cũngluôn ước về với tấm lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, thể hiện truyền
thống đạo lý “ Uống nước, nhớ nguồn”.
Trang 16Các hoạt động văn hóa dân gian diễn ra sôi động và hấp dẫn trong thờigian lễ hội Còn xét theo góc độ văn hóa Hùng Vương cũng là những ngườilàm các nghề giỏi như: làm gốm, đóng thuyền, dựng nhà sàn…Nhưng giỏihơn hết, người thời Hùng Vương thể hiện ở việc đúc đồng Nhiều trống đồngĐông Sơn được đúc với trình độ cao mà ngay cả bây giờ cũng vẫn còn là bíquyết, không thợ làng nghề nào có thể so sánh được.
Thời Hùng Vương dưới ánh sáng của các tài liệu khảo cổ học đã chothấy một xã hội khá phát triển Về mặt ẩm thực, người xưa không còn ở giai
đoạn “ lấy bột cây mà ăn” nữa mà đã trồng lúa Chính sự có mặt của hạt gạo
nếp cũng phù hợp với truyền thống trong thời Hùng Vương là truyền thuyếtbánh trưng bánh dầy
Về phục trang thì cư dân Hùng Vương đã biết dệt vải ( dấu vết vải gaitìm được trong mộ ), tìm được trong dọi xe sợi Đới sống tinh thần hết sứcphong phú, có ngày hội mà các chiến binh cầm vũ khí nhay múa quanh câycột thiêng và đâm trâu, bò…
Với những nét khảo cổ ngày một nhiều trong những năm gần đây,chúng
ta lại càng thấy rõ nết hơn toàn cảnh một thời Hùng Vương, bố khuyết nhữngnhững gì mà thư tịch và truyền thuyết chưa nói đến hay đính chính những gìchưa chính xác mà qua lăng kính huyền ảo của truyền thuyết đã bị khúc xạ.Bản sắc văn hóa và bản lĩnh Việt cũng đã định hình từ đấy, để rồi trongphong ba bão táp của nghìn năm Bắc thuộc, vẫn không bị đồng hóa, để tiếptục được hun đúc cao hơn trong thời kì độc lập tự chủ, là điều mà không phảitộc người nào cùng hoàn cảnh cũng đạt được
2- Lễ hội dân gian
2.1 Phần lễ và phần hội
Trong các các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tàinguyên có các giá trị phục vụ du lịch rất lớn Lễ hội là một hình thức sinh
Trang 17hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng vàvăn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường…là một sinh hoạt có sức hútmột số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội Như vậy, lễ hội làmột hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả,hoặc là dịp để mọi người hướng về sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước,hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất giải trí Do đó lễ hội cótính hấp dẫn cao đối với du khách Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính :
- Phần lễ ( hay còn gọi là phần nghi lễ ) : Tùy vào tính chất của lễ hội
mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng Có thể phần nghi lễ mở đầungày hội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lich sử trọngđại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc Cũng có thể phần lễ là nghi thứcthuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với các bậc thánh hiền
và thần linh, cầu mong được những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giátrị văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mĩ và triết học sâu sắc của cộng đồng
Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách Phần nghi lễ làphần hạt nhân của cả lễ hội
- Phần hội : Là phần tổ chức những trò chơi, thi đấu biểu diễn…Mặc dù
cũng hàm chứa những yếu tố văn hóa truyền thống, nhưng phạm vi nội dungcủa nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ xungnhững yếu tố văn hóa mới Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn
và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơimang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị hơn Thông thường phần hộigắn với tình yêu, giao duyên nam nữ
Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hòa quyện vào vớinhau, trong đó trọng tâm là phần hội , nhưng bản thân phần hội đã mang trongmình ý nghĩa tâm linh của phần lễ
Trang 18Như vậy, để tìm hiểu văn hóa Việt Nam, văn hóa làng xã cũng như vănhóa lúa nước, người ta có thể tìm hiểu qua các lễ hội, hoặc trực tiếp tham giavào lễ hội Từ đó có thể thấy lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân vănrất quan trọng.
2.2 Tính chất và đặc điểm của lễ hội
Xét về tính chất của các lễ hội chúng ta thường thấy có ba loại lễ hội :
- Các lễ hội mang tính lịch sử như: Hội Đền Hùng, Hoa Lư…các lễ hộinày thường được tổ chức gắn liền với các sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử hay
để tưởng nhớ những người anh hùng, người có công lớn trong việc đánh đuổigiặc ngoại xâm đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân
- Các lễ hội mang tính giải trí như: Hội Lim, hội chọi trâu Đồ Sơn…trong lễ hội thường có những trò chơi giải trí mà nội dung và hình thức gắnliền vào các hoạt động sản xuất của người dân
- Các lễ hội mang tính tôn giáo như: Hội chùa Hương, hội chùa Keo, hộiPhủ Giầy…
Tuy nhiên việc phân loại trên chỉ mang tính tương đối bởi trên thực tếcác tính chất lễ hội đan xen hòa trộn vào nhau Mỗi một lễ hội được tổ chứcđều mang những nét truyền thống lịch sử, tôn giáo và trong các lễ hội càngkhông thể thiếu được các trò chơi
Trang 19Xét về đặc điểm :
Lễ hội dân gian ở Việt Nam được hình thành từ nền nông nghiệp lúanước để phục vụ chính cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của những người nôngdân trồng lúa nước.( Rõ ràng là sẽ khó mà có các lễ hội cầu mưa, cầu nắng,nếu không có việc trồng lúa nước) Do vậy, khi nói đến những lễ hội dân giancủa vùng, thực chất là nói đến các lễ hội nông nghiệp( lễ hội của người nôngdân) Và đã là lễ hội nông nghiệp thì trước hết, chúng ta phải chịu sự chi phốimạnh của “ nhịp điệu các mùa sản xuất” Lịch sinh hoạt của các lễ hội dângian được xác định bởi nông lịch của mỗi vùng Các nông lịch lại được hìnhthành trên cơ sở những đặc điểm của điều kiện khí hậu địa lý tự nhiên, nêncác lễ hội dân gian ở Việt Nam được diễn ra theo thời tiết Thường chúngđược mở tập trung vào hai mùa quan trọng nhất của một năm sản xuất nôngnghiệp
Cũng vì thực chất là các lễ hội nông nghiệp mà các lễ hội dân gian ởViệt Nam không tái hiện cuộc sống nào khác cuộc sống nông nghiệp củachính họ Chúng ( các lễ hội dân gian) đã phản ánh những tâm tư tình cảm và
Trang 20nguyện vọng của người nông dân trồng lúa nước Có thể nói, hầu như mọimong ước tình cảm được phản ánh ở các lễ hội dân gian đều xoay quanh haichủ đề chính là cầu mưa cầu nắng để cây lúa có đủ điều kiện phát triển, nảyhạt, đâm bông Các lễ hội cầu nước thường được tổ chức vào đầu mùa sảnxuất bởi phải có nước thì mới làm ruộng nước cày cấy và hạt lúa mới có thểnảy mầm được…Và khi lúa đã chín, sau khi vui mừng thu hoạch lúa, ngườinông dân Việt Nam thường tổ chức các lễ hội để gửi gấm trong đó lòng biết
ơn, sự vui mừng trước những kết quả đã đạt được Thực chất của việc cầumưa nắng đều xuất phát từ mong ước một kết quả sản xuất tốt đẹp ( một vụlúa bội thu) Mỗi lễ hội là mỗi nguyện vọng, mỗi khắc khoải của người nôngdân trồng lúa đối với từng giai đoạn phát triển của cây lúa Cho nên mới nói,các lễ hội dân gian ở Việt Nam được hình thành từ nền nông nghiệp lúa nước
để phục vụ chính cuộc sống sản xuaart, sinh hoạt của những người nông dântrồng lúa nước
Cuộc sống nông nghiệp được phản ánh rất đậm nét trong các lễ hội dângian ở Việt Nam Tuy nhiên, đây không phải là sự sao chép lại hiện thực mà
là phản ánh hiện thực Việt Nam qua cách nhìn của những người dân trồng lúa
Nó không phải là những gì có sẵn trong tự nhiên, trong nó chứa đựng nhữngsuy nghĩ và mong ước ấy xuất phát từ hoàn cảnh tự nhiên, điều kiện địa lý,môi trường, xã hội của họ Vì cây lúa là đói tượng chính của sản xuất nôngnghiệp Việt Nam nên đã trở thành trung tâm của sự phản ánh trong các lễ hộicủa vùng cũng như trong mọi hình thái văn hóa dân gian khác Cây lúa đượccoi là sự biểu trưng cho sự no đủ, hạnh phúc, biểu trưng cho tất cả những đứctính tốt đẹp của con người Mọi sự vật, hiện tượng đều được nhận thức trên cơ
sở của quy luật phát triển cây lúa Trong suy nghĩ của người dân Việt Nam,người mẹ, người phụ nữ chính là những người tạo ra những giống lúa, sángtạo ra nghề trồng lúa Cho nên, ở các lễ hội dân gian của vùng, các tín ngưỡng
về cây lúa như là tín ngưỡng bản địa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam,