Bài tập nhóm Môn Kinh Tế Vĩ Mô về đề tài Thất Nghiệp: Bản chất Nguyên Nhân và Lý do của Thất Nghiệp. Giải pháp.Các câu hỏi: Thất nghiệp là gì? Bản chất của Thất Nghiệp. Các loại hình thất nghiệp, thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trường và phát triển kinh tế. Hãy nêu và phân tích một số giải pháp cơ bản nhằm hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1TP Hồ Chí Minh – Tháng 8/2015
GIẢNG VIÊN: TS GVC PHAN THẾ CÔNG
GIẢNG VIÊN CHUYÊN MÔN
CHUYÊN GIA CAO CẤP
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VÀ TOPICA
Tiểu Luận môn Kinh Tế Vĩ Mô:
Thất nghiệp: Bản chất - Nguyên nhân - Lý do Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế? Một số giải pháp cơ bản nhằm
hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
Các thành viên tham gia :
1- Vũ Thị Hoàng 192213050 2- Nguyễn Văn Cường 192213054 3- Lê Hiền 192213738
4- Võ Văn Tiếp 192213056 5- Vũ Văn Hoà 192213704 6- Nguyễn An Lân 192213721 7- Lê Thị Thuý Liên 192213712 8- Nguyễn Việt Thắng 192213722 9- Phạm Thị Thu Thuỷ 192213705 10- Lê Quang Tuấn 192213706 11- Nguyễn Anh Tuấn 192213720 12- Sầm Quách Điều 142213639 13- Phan Thị Sáu 192213702
Lớp : OTV10 – Nhóm 1
Nhóm trưởng: Vũ Thị Hoàng
Email:
hoangvt01752@student-topica.edu.vn
SĐT: 0903030689
Trang 2MỤC LỤC
2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 5
1.1 Phân tích Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 8 1.2 Phân tích Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 8 1.3 Phân tích kinh nghiệm của một số nước về vấn đề nghiên cứu 11
Phần 2: Đánh giá, phân tích thực trạng tình trạng thất nghiệp giai đoạn hiện nay? 12
2.1 Đánh giá tổng quan tình hình của tình trang thất nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014? 12 2.2 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp 13 2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu, chỉ rõ các phần: 13
Phần 3: Giải pháp cơ bản nhằm hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở VN 14
3.1 Dự báo triển vọng, phương hướng, quan điểm giải quyết 14
3.3 Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu 15
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
- Biểu đồ tình trạng thất nghiệp 2013, 2014 3
- Quang cảnh buổi công bố Bản tin thị trường lao động số 2/2014 4
Trang 31 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tình trạng thiếu việc làm nói chung và cử nhân thất nghiệp nhiều nói riêng đã từng khiến
dư luận giật mình Và hôm 24-4, một lần nữa, dư luận lại lo lắng khi nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận thông báo tại phiên giải trình của Chính phủ với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: “Mặc dù trong giai đoạn
2010-2014, số lao động có trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng nhưng người thất nghiệp cũng tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm Trong khi người có việc làm chỉ tăng 38% thì người thất nghiệp tăng gấp đôi (ở nhóm lao động này - NV)”
Hội thảo quốc gia bàn về Đề án phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vừa được Viện Khoa học lao động và xã hội tổ chức ngày 17-3 tại Hà Nội Thứ trưởng Bộ
LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa cho biết Bộ sẽ trình đề án này cho Chính phủ xem xét, phê duyệt vào tháng 4 tới Theo đề án, năm 2015, nước ta sẽ có 50% lao động được qua đào tạo tay nghề, lao động nông nghiệp giảm còn 40%; tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị là 5% và ở nông thôn
là 3% ; mức tiền lương trung bình tăng 12%/tháng
Thực chất, việc làm có tăng nhưng không kịp số người cần việc
Số người có việc làm năm 2014 dù tăng so với năm 2013 nhưng chưa thể giải quyết được nạn thất nghiệp (Nguồn: Tổng cục Thống kê;; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Trang 4Thực trạng chung:
Theo Bản tin thị trường lao động số 2/2014: có 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp Đây là số liệu được Bộ LĐTB&XH, Tổng cục thống kê và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra sáng 1/7, trong Hội thảo công bố bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 2, quý 2/2014 Theo đó, tình trạng nhân lực trình độ ĐH thất nghiệp vẫn tăng nhanh Quý 1/2014 được ghi nhận có 162.400 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, tăng 4.300 người so với quý 4/2013 Số lao động trình độ cao đẳng thất nghiệp chiếm 6,81%, tăng 7.500 người so với quý 4/2013
Quang cảnh buổi công bố Bản tin thị trường lao động số 2/2014.
Thực trạng của doanh nghiệp: các doanh nghiệp mới ra đời rất nhiều, chứng tỏ thị trường việc
làm cũng tăng lên, nhưng đó chỉ là bề nổi và về mặt lý thuyết Thực chất, việc cần người rất nhiều, nhưng người tài đáp ứng được công việc thỉ chỉ đếm được trên đầu ngón tay Các công ty nước ngoài và các tập đoàn lớn trong nước sẵn sàng trả lương US$1,000 – US$5,000 nhưng vẫn không thể kiếm ra được người phù hợp Chúng ta cần đặt ra câu hỏi: chất lượng giáo dục và đào tạo của ta như thế nào đây? Ngoài câu hỏi về chất lượng, các trường lớp phổ thông không trang bị đầy đủ những “công cụ” cho học sinh để khi ra trường, các em có thể sử dụng các “công cụ” đó
để phát huy tay nghề chính Các công cụ đó là gì?: ngoại ngữ, kiến thức vi tính, kỹ năng đánh máy, phần mềm thiết kế… Thường các sinh viên ra trường đi xin việc không được trang bị những
“công cụ” trên nên họ phải chịu 1 thời gian thất nghiệp để trang bị thêm những công cụ đó Kéo dài thêm tình trạng thất nghiệp chung cả khu vực
Trang 5Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu : Sẽ mãi là vấn đế cấp thiết của việc giải quyết việc làm
Vì ai cũng hiểu, không có việc làm sẽ kéo theo rất nhiều những hệ lụy và tệ nạn trong xã hội mà 1 trong những cái đó là: gia đình mất hạnh phúc è bố mẹ chia tay è con cái không được giáo dục
kỹ è tệ nạn è không có tiền xài nên trộm cướp, giết người è xã hội đi xuống
Ngoài ra, chính phủ ta còn phải chi rất nhiều để giải quyết những tệ nạn kia, sản phẩm quốc nội
đã không được làm ra, đầu ra không có mà chi phí công lại quá nhiều Chưa kể đến tình hình làm không ra tiền, nhu cầu giảm nên đầu tư cũng theo tình hình mà giảm theo
2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chúng ta sẽ xem tổng quan các nghiên cứu Đường Cong Philips và Định Luật Okun
* Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kỳ kinh tế, sự giao động của
mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng, và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở
đó, dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên
- Định luật Okun 1: Khi sản lượng thực tế (Yt) thấp hơn sản lượng tiềm năng (Yp) 2%
thì thất nghiệp thực tế (Ut) tăng thêm 1% so với thất nghiệp tự nhiên (UN)
Ut = Un + 50/frac (YP - Y) (Yp)
- Định luật Okun 2: Khi tốc độ của sản lượng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng
tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp thực tế giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó
Ut = U0 – 0,4(g-p ) Trong đó:
- Ut là tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm đang tính
- U0 là tỷ lệ thất nghiêp thực tế của thời kỳ trước
- g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng Y
- p: tốc độ tăng trưởng của sản lượng tiềm năm Yp
* Đường Cong Phillips: Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm
phát (đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP (đường cong Phillips p hiên bản GDP) Đường này được đặt theo tên Alban William
Phillips, người mà vào năm 1958 đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nước Anh từ năm 1861 đến năm 1957 và p hát hiện ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa
Trang 6Trong ngắn hạn và trung hạn, nền kinh tế vận động theo các đường PC có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều chỉnh bởi các cơn sốc về phía cầu, nhưng không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các sốc về phía cung Còn trong dài hạn, về cơ bản không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Thất nghiệp là gì?
- Bản chất của thất nghiệp?
- Nguyên nhân và lý do của thất nghiệp?
- Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế?
- Một số giải pháp cơ bản
4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đính đưa ra những thực trạng của thất nghiệp, nghiên cứu kỹ hơn và đưa ra những giải pháp thực tế để khắc phục tình trạng thất nghiệp hiện nay Khắc phục được tình trạng thất nghiệp, chúng ta sẽ khắc phục được rất nhiều khía cạnh nóng hổi khác mà theo chúng tôi, trọng điểm là hai mối quan tâm quan tâm hàng đầu
mà đất nước đang đượng đầu:
a- Lạm phát, khủng hoảng kinh tế
b- Tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, trộm cướp, giết người….nhất là tình trạng giết người hiện nay ngày càng gia tăng, đưa đến một hình ảnh một đất nước Việt Nam không còn bình yên nữa vốn có nữa
Trang 75 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu về chủ đề THẤT NGHIỆP và những vấn đề xung quanh, do còn có hạn chế về kiến thức, thời gian không cho phép nên nghiên cứ chỉ nằm gọn trong các câu hỏi đã được nêu ra
Và phạm vi phân tích, những giải pháp cũng sẽ chỉ giới hạn ở một số điều cơ bản và những điều đang xảy ra trong xã hội gần đây
6 NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU: Nguồn nghiên cứ từ báo chí và mạng internet
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với tư duy logic
dựa trên số liệu đã thu thập được
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP
Để bàn luận cơ sở lý luận về thực trạng thất nghiệp, trước hết, ta cần trả lời hai câu hỏi:
+ Thất nghiệp là gì? Trong kinh tế học, đó là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam : “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm”
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ,”Đây là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương thịnh hành”
Nói chung, khái niệm thất nghiệp phải đáp ứng đủ ba điều kiện là: Không có việc làm, sẵn
sàng làm việc và đang tìm việc
+ Bản chất của thất nghiệp? Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công
cuộc công nghiệp hóa Ở nông thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần, làm việc ít thời gian ở nông thôn, nhưng thất nghiệp không bị coi là vấn đề nghiêm trọng Các phần phân tích dưới đây ở mục 1.1 sẽ cho ta thấy bản chất thất nghiệp được hiểu như thế nào
+ Nguyên nhân và lý do gây thất nghiệp: ngoài những lý do mang tính cá nhân của người lao
động như : bỏ việc, mất việc, mới vào, quay lại; nhóm thấy có thêm các nguyên nhân mang tính
vĩ mô như :
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
- Gia tăng dân số và nguồn lực
Trang 81.1 Phân tích Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Để có cơ sở xác định tỷ lệ thất nghiệp, chúng ta cần phân biệt một vài khái niệm sau đây:
• Những người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động Ở Việt Nam, độ tuổi lao động đối với nam là từ 16 – 60 tuổi, đối với nữ là từ 16 – 55 tuổi
• Người có việc làm: Là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, giáo dục, văn hoá,
xã hội, v.v và là những người có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện
vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật
• Những người ngoài lực lượng lao động: gồm người đang đi học, nội trợ gia đình, người không
có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả một bộ phận không muốn tìm việc làm
• Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động
và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm
• Người thất nghiệp: Là người hiện đang chưa có việc làm và mong muốn, đang tìm kiếm việc
1.2 Phân tích một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu:
• Lao động thiếu việc làm: là những người mà trong tuần nghiên cứu được xác định là có việc
làm nhưng có thời gian làm việc thực tế dưới 35 giờ, có nhu cầu và sẵn sàng làm thêm giờ
• Tỷ lệ thiếu việc làm: là tỷ lệ phần trăm lao động thiếu việc làm trong tổng số lao động có việc làm Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng
lao động xã hội
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x Số người không có việc làm
Tổng số lao động xã hội
• Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng thái cân bằng, ở một số thị trường thì cầu quá mức (hoặc nhiều việc không có người làm) trong khi đó ở những thị trường khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp)
• Phân loại thất nghiệp :
+ Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp:
- Theo giới tính: Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới
- Theo lứa tuổi: Tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ tuổi cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở người cao tuổi
- Theo lãnh thổ: Khu đô thị thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn
Trang 9- Theo ngành nghề: Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời điểm, các ngành suy thoái thì thất nghiệp đối với ngành đó gia tăng và ngược lại
- Theo chủng tộc: Tình trạng thất nghiệp có thể phụ thuộc vào chủng, sắc tộc tại 1số quốc gia + Phân loại theo lý do thất nghiệp:
- Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì các lý do: cho rằng lương thấp, không hợp nghề, vùng…
- Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,.v.v
- Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,…)
- Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
+ Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
- Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi một số người lao động đang trong thời gian tìm việc ở nơi làm tốt hơn, phù hợp hơn (lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm,…
- Thất nghiệp theo mùa vụ: cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc mùa vụ v.v
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu lao động Loại này gắn liền với
sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của thị trường lao động (tổ chức đào tạo lại, môi giới,…) Khi biến động này mạnh và kéo dài, sẽ chuyển sang thất nghiệp dài hạn
- Thất nghiệp do thiếu cầu: xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu Đây còn gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề
+ Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu:
- Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện thất nghiệp): Là số lượng người lao động
tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình
- Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ): Do chu kỳ kinh tế gây nên, còn gọi
là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes)
- Thất nghiệp tự nhiên: Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng
Trang 10Vậy - Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế?
a Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái, là nguyên nhân đẩy nền kinh
tế đến (bờ vực) của lạm phát Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế- thất nghiệp
và lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) mà giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng trưởng (GDP) tăng thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng giảm Mối quan hệ này cần được quan tâm khi
tác động vào các nhân tố kính thích phát triển- xã hội Tuy nhiên, nếu trong môi trường ổn
định, thất nghiệp mức độ nhẹ cũng góp phần tạo sự cạnh tranh trong thị trường lao động, tạo động lực tìm tòi, tự phát triển kỹ năng và trau dồi kiến thức với mong muốn giữ được việc làm hoặc kiếm vị trí tốt hơn
b, Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động
Người lao động bị thất nghiệp sẽ mất nguồn thu nhập Do đó, đời sống bản thân người lao động
và gia đình sẽ khó khan, con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ giảm sút do thiếu kinh
tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
c, Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội…
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy
giảm… Từ đó, có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị Thất nghiệp
là hiện tượng kinh tế- xã hội khó khăn và nan giải của quốc gia, có ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống kinh tế- xã hội
Giải quyết tình trạng thất nghiệp không phải “một sớm, một chiều”, không chỉ bằng một chính sách hay một biện pháp mà phải là một hệ thống các chính sách đồng bộ, phải luôn luôn cọi trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế- xã hội Bởi lẽ, thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong nền kinh
tế thị trường và tăng (giảm) theo chu kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường