1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng phóng sự trong chương trình thời sự hệ phát thanh có hình – đài tiếng nói việt nam

77 433 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 421,5 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài. Kể từ khi ra đời đến nay, Hệ Phát thanh có hình của Đài tiếng nói Việt Nam ( viết tắt là VOVTV) đã và đang chiếm được sự yêu mến của công chúng báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Hiện nay, chương trình Thời sự đã tạo nên thế mạnh của VOVTV, góp phần thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền của báo chí trong việc thông tin kịp thời những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như đề cập đến những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống xã hội, để lại nhiều dấu ấn và cảm xúc cho người xem. Một trong các yếu tố tạo nên thành công và sức hấp dẫn của chương trình Thời sự đó là các phóng sự ngắn. Tuy nhiên, chất lượng các phóng sự ngắn của chương trình Thời sự trên sóng VOVTV như thế nào? Có gì khác biệt so với phóng sự của các chương trình khác trên truyền hình? Để phóng sự ngắn trong chương trình Thời sự có hiệu quả cần có những yếu tố nào?... Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “Chất lượng phóng sự trong Chương trình Thời sự Hệ Phát thanh có hình – Đài Tiếng nói Việt Nam” (Khảo sát chương trình thời sự 18h trên sóng VOVTV, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012) để nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng nếu thành công, đề tài sẽ đóng góp một tiếng nói nhỏ, rất riêng vào công tác nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận thể loại báo chí đã và đang được thực thi từ mấy chục năm nay.

Trang 1

PHỤ LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Kể từ khi ra đời đến nay, Hệ Phát thanh có hình của Đài tiếng nói Việt Nam ( viết tắt là VOVTV) đã và đang chiếm được sự yêu mến của công chúng báo chí nói chung và truyền hình nói riêng Hiện nay, chương trình Thời sự đã tạo nên thế mạnh của VOVTV, góp phần thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền của báo chí trong việc thông tin kịp thời những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như đề cập đến những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống xã hội, để lại nhiều dấu ấn

và cảm xúc cho người xem Một trong các yếu tố tạo nên thành công và sức hấp dẫn của chương trình Thời sự đó là các phóng sự ngắn Tuy nhiên, chất lượng các phóng sự ngắn của chương trình Thời sự trên sóng VOVTV như thế nào? Có gì khác biệt so với phóng sự của các chương trình khác trên truyền hình? Để phóng sự ngắn trong chương trình Thời sự có hiệu quả cần có

những yếu tố nào? Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “Chất lượng phóng sự trong Chương trình Thời sự - Hệ Phát thanh có hình – Đài Tiếng nói Việt Nam” (Khảo sát chương trình thời sự 18h trên sóng VOVTV, từ tháng 1 đến

tháng 5 năm 2012) để nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của mình Hy vọng nếu thành công, đề tài sẽ đóng góp một tiếng nói nhỏ, rất riêng vào công tác nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận thể loại báo chí đã và đang được thực thi từ mấy chục năm nay

2 Tình hình nghiên cứu

Trên thế giới, kể từ lần đầu xuất hiện tới nay, thời sự truyền hình là một trong những đề tài được nhiều học giả và các chuyên gia nghiên cứu Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít các tài liệu nghiên cứu sâu chưa có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu thể loại phóng sự truyền hình khi gắn vào các mối quan hệ trong một chương trình thời sự Nổi bật là một số công trình đã được công bố:

Trang 3

- Lê Hồng Quang (2004), Một ngày thời sự truyền hình, Nxb Hội nhà

báo Việt Nam Đề cập về công việc hàng ngày của chương trình thời sự truyền hình

- Brigitte Bess và Desormeaux (2010), Phóng sự Truyền hình, Nxb

Thông tấn Cuốn sách đã đề cập đến một số kỹ năng, phương pháp làm phóng sự truyền hình

- Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình Báo chí truyền hình, Nxb Đại

học quốc gia Hà Nội Cuốn sách có một chương đề cập đến khái niệm, đặc

trưng của phóng sự truyền hình,vv…

Hệ Phát thanh có hình, thực chất là kênh truyền hình của Đài tiếng nói Việt Nam Vì vậy, các phóng sự được phát trên sóng VOVTV mang tính chất

và đặc điểm của truyền hình Hiện nay, các tác phẩm phóng sự là không thể thiếu trong mỗi chương trình Thời sự của các đài truyền hình nói chung và VOVTV nói riêng nhưng chất lượng của các chất lượng của phóng sự trong các chương trình Thời sự của VOVTV còn nhiều vấn đề phải bàn Chính vì vậy tôi quyết định đi sâu vào khám phá, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng của phóng sự trong chương trình Thời sự truyền hình trên VOVTV

Trong quá trình nghiên cứu do chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên tôi cố gắng tận dụng tối đa những kiến thức đã được học và quá trình đi thực tập cuối khoá để nghiên cứu Qua đó làm tiền đề cho những

ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về phóng sự của chương trình Thời sự truyền hình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phóng sự đã được phát sóng trong chương trình Thời sự 18h trên VOVTV, thời gian khảo sát từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2012

Trang 4

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu chính của khóa luận là nhằm định hình lại vị trí đích thực của thể loại phóng sự, giúp cho người đọc ít nhiều phân biệt được các loại phóng sự được sử dụng phổ biến trên truyền hình hiện nay; vai trò, hiệu quả của mỗi loại khi được sử dụng hợp lý trong các chương trình truyền hình khác nhau

Trên cơ sở những mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn được cụ thể hóa như sau:

Nêu và phân tích những lý thuyết cơ bản về thể loại phóng sự báo chí nói chung và thể loại truyền hình nói riêng, thông qua việc chọn lọc, tổng hợp

từ những quan niệm, ý kiến khác nhau về thể loại này

Nêu và phân tích tính đặc thù, vị trí và hiệu quả thông tin của phóng sự trong chương trình thời sự bằng việc khảo sát chương trình thời sự đã phát sóng lúc 18h – VOVTV từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012

Nêu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh trong phóng sự ngắn và một số giải pháp nâng cao chất lượng của phóng sự trong chương trình thời sự của VOVTV

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Dù được triển khai ở phạm vi, mức độ nào thì đề tài cũng chủ yếu dựa trên cơ sở khoa học của nó là cơ sở lý luận báo chí Xuất phát từ nền tảng khoa học đó, đề tài kết hợp giữa việc khảo sát thực tiễn hoạt động sáng tạo sản xuất báo chí ở Phòng Thời sự -VOVTV, qua lựa chọn và phân tích chương trình Thời sự 18h đã phát sóng trên kênh VOV TV (thời gan khảo sát

từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2012), sưu tầm những tài liệu về truyền hình, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đồng thời so sánh dựa trên lý thuyết

và thực tế để thực hiện đề tài này

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận

Khoá luận nghiên cứu về thể loại phóng sự báo chí, cụ thể hơn là phóng

sự truyền hình Nhưng điểm khác biệt so với các đề tài khác là ở chỗ: nội

Trang 5

dung luận văn không bàn một cách chung chung mà chỉ tập chung khai thác thể loại từ một khía cạnh, góc độ, đặt thể loại phóng sự vào từng vị trí để tìm hiểu kỹ hơn về hiệu quả của nó Trong đề tài này, tôi đã gắn thể loại phóng sự truyền hình vào mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành chương trình thời sự

để làm rõ: Trong chương trình thời sự, phóng sự giữ vị thế ra sao và phóng sự thời sự có gì khác so với phóng sự trong các chương trình truyền hình khác

Đây là một đề tài vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn khoa học

là vì, với đề tài này, tầm nghiên cứu thể loại phóng sự báo chí trong hệ thống các thể loại báo chí, trong đó có phóng sự truyền hình được mở rộng ra ở một góc độ mới và được làm phong phú, đa dạng thêm Thực tiễn là vì đề tài được lựa chọn, nghiên cứu, tìm hiểu hoàn toàn dựa trên cơ sở xác đáng, đúng thời điểm và trực tiếp giúp cho người làm phóng sự truyền hình cũng như công chúng khán giả nhận dạng đúng thực chất vấn đề

7 Bố cục của khóa luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thể loại phóng sự trong chương trình thời sự - Hệ VOVTV – Đài Tiếng nói Việt Nam

Chương 2: Chất lượng phóng sự trong chương trình thời sự - Hệ VOVTV – Đài Tiếng nói Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng của phóng sự trong chương trình thời sự - Hệ VOVTV – Đài Tiếng nói Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỂ LOẠI PHÓNG SỰ

TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ - HỆ VOVTV –

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

1.1 Những vấn đề lý luận chung về phóng sự truyền hình

1.1.1 Thể loại phóng sự trên truyền hình

Phóng sự truyền hình là một trong những thể loại nòng cốt của báo chí truyền hình, có số lượng sản xuất và thời lượng phát sóng khá lớn Trong nhóm các thể loại của báo chí truyền hình, phóng sự truyền hình được xếp vào nhóm các thể loại tạo hình Đó là bức tranh toàn cảnh về một sự kiện, hiện tượng hay một vấn đề nào đó Mỗi tác phẩm phóng sự truyền hình có các

số liệu cơ bản và khái quát cao, những chi tiết hình ảnh vừa cụ thể, vừa sống động khắc họa được những chân dung, những tính cách có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự kiện Tất cả chúng đều được trình bày, phác thảo bằng một bút pháp linh hoạt, uyển chuyển với ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh giàu chất văn học và điện ảnh

Đặc điểm của phóng sự truyền hình là tính khám phá, phát hiện Người

ta gọi công việc của người phóng viên truyền hình là “kiếm tìm đề tài” chứ không phải là “lựa chọn đề tài” (Với những đề tài đã có sẵn, chỉ cần sự lựa chọn, do đó ít nhiều hạn chế năng lực sáng tạo của người phóng viên) Đề tài của phóng sự truyền hình không bị giới hạn về phạm vi khai thác Người phóng viên có thể đề cập đến bất cứ một lĩnh vực nào trong đời sống xã hội Nhưng phải thật cân nhắc: phóng sự truyền hình chỉ phản ánh tập chung vào những sự kiện, hiện tượng, vấn đề bức xúc mới phát sinh một cách chân thật khách quan Đặc biệt, ý tưởng về một đề tài phóng sự truyền hình trong óc sáng tạo của người phóng viên từ sự xuất hiện của những tình huống có vấn

đề, tức là những tình huống được thiết lập bởi hàng loạt các câu hỏi Nhiệm

Trang 7

vụ của người phóng viên là làm sáng tỏ vấn đề bằng việc lần lượt trả lời các câu hỏi mà nó đặt ra.

Rất nhiều nhà nghiên cứu, khi phân định giữa tin và phóng sự truyền hình đã đặt lên hàng đầu yếu tố thời lượng (độ dài tác phẩm được tính bằng đơn vị thời gian) Trong xu hướng làm truyền hình hiện đại, bằng mọi cách, người ta luôn cố gắng khống chế sự bành chướng về độ dài tác phẩm Ở VOVTV, tin tức phát sóng đều không quá 1 phút và những tin dài trên 2 phút thường được gọi là phóng sự Với tin, quan trọng là điểm chót và nhiều khi người xem chỉ cần biết thông tin khách quan về sự kiện đã là quá đủ Về một phương diện nào đó, phóng sự truyền hình cùng thông báo sự kiện, nhưng không dừng lại ở đó, sự kiện được tập trung khai thác chiều sâu, được gắn vào

cả quá trình từ lúc phát sinh sự kiện cho đến thời điểm kết thúc sự kiện Nhất quán trong hình thức thể hiện, phóng sự truyền hình đặt trọng tâm phân tích vào câu hỏi: sự kiện đó xảy ra như thế nào? vì thế người phóng viên ở mức độ cho phép có thể lấy phỏng vấn nhân chứng để tạo thêm tính khách quan cho

sự kiện Tìm hướng gỡ nút sự kiện, vấn đề luôn là chuỗi vận động liên tục trong tác phẩm phóng sự Đây là đặc điểm dễ nhận thấy ở một phóng sự truyền hình

Đối tượng phản ánh của tin là sự kiện và tin thường thông báo sự kiện tức thời theo lát cắt ngang và được phát sóng ngay sau khi sự kiện xảy ra nhằm đảm bảo tính kịp thời của thông tin Khác với tin, phạm vi và khả năng phản ánh của phóng sự bao quát hơn: ngoài sự kiện, đối tượng phóng sự truyền hình tập chung phản ánh người, cảnh, vật Những vấn đề phóng sự đề cập thường là những vấn đề bức xúc được nhiều người quan tâm, đòi hỏi thông tin tỉ mỉ, chi tiết, đầy đủ Đứng trước một sự kiện, tin chỉ quan tâm tới mặt nổi của nó, còn phóng sự truyền hình đã vươn xa hơn chức năng thông thường, để cố gắng tìm hiểu sâu hơn bản chất của sự kiện Trong phóng sự truyền hình nói chung, phóng sự chân dung nói riêng nhân vật thường được

Trang 8

thể hiện một cách hoàn chỉnh, bao gồm cả dáng mạo, tính cách, hành vi và những phẩm chất ưu tú của anh ta Với những khả năng đó, trong mỗi phóng

sự truyền hình luôn hàm chứa đồng thời hai tầng thông tin Một tầng thông tin được tạo nên bởi chính nội dung mà phóng sự đề cập tới; và một tầng thông tin được tạo nên từ bối cảnh không gian trong phóng sự, thái độ, hành vi, cử chỉ, nét mặt của nhân chứng, những người được phỏng vấn hoặc đối tượng của phóng sự Đây là ưu thế rất riêng của thể loại phóng sự trên truyền hình

Trong tin nói chung và tin truyền hình nói riêng phóng viên đóng vai trò

là người đưa tin, họ thường không can thiệp quá sâu làm mất tính khách quan của sự kiện Nhưng trong phóng sự truyền hình phóng viên được thể hiện “cái tôi” rất rõ nét Đó là cái tôi quan sát, cái tôi cảm xúc và cái tôi thẩm định

Khẳng định tính khách quan của tin không có nghĩa là phủ định hoàn toàn tính khách quan của phóng sự Cũng như các thể loại khác, phóng sự truyền hình luôn luôn phản ánh những sự kiện, vấn đề, con người có thật trong tác phẩm, điều tối kỵ nhất là sự hư cấu, bịa đặt Nhân vật trong phóng

sự luôn gắn liền với hành động, tâm trạng, cảm xúc ở những hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm và tình huống cụ thể Họ vừa là mục tiêu, vừa

là trung tâm của mỗi tác phẩm phóng sự

Không giống như tin, tính khuynh hướng trong một tác phẩm phóng sự truyền hình bộc lộ khá rõ qua “cái tứ” của tác phẩm, cái tâm và bản lĩnh chính trị của tác giả Những phẩm chất nghề nghiệp đó được thể hiện qua việc tìm kiếm, phát hiện đề tài, tiếp cận sự kiện, nhân vật, lấy tư liệu (hình ảnh và các

số liệu, các cuộc phỏng vấn) và bằng khả năng sáng tạo tác giả phóng sự đã xây dựng bố cục, sắp xếp, dãn dắt câu chuyện theo ý tưởng của mình Điều này lý giải vì sao có nhiều nhà báo cùng tiếp cận với một sự kiện, vấn đề, con người mà mỗi phóng sự lại có bản sắc riêng

Trong tác phẩm “Báo chí truyền hình”, các tác giả G.V.Cudonhetxop,

X.L Xvich, A.La Iuropxki có viết: “Phóng sự là thể loại báo chí thông tin

Trang 9

nhanh chóng trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về một sự kiện nào đó

mà phóng viên đã chứng kiến, can dự vào” [3, tr.59] Theo quan niệm này thì

yếu tố đứng đầu trong phóng sự là khả năng thông tin nhanh chóng về một sự kiện do tác giả bài phóng sự trực tiếp chứng kiến và thực hiện

Còn theo nhận định của tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn “Giáo trình báo chí truyền hình” thì:

“Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc bằng phương tiện kĩ thuật truyền hình”[10, tr.186]

Qua việc phân tích trên, có thể đi đến một kết luận phóng sự truyền hình là một tác phẩm thông tấn báo chí thuộc nhóm thể loại tạo hình có đối tượng phản ánh là tất cả các sự kiện, vấn đề được đặt ra trong đời sống chính trị - xã hội Đó là một bức tranh toàn cảnh về sự kiện, vấn đề trong cả tiến trình được xây dựng từ những hình ảnh và lời bình sinh động, chân thực với những nhân chứng sống động, bằng bút pháp giàu tính văn học Vì thế phóng

sự truyền hình đã tạo ra một hiệu quả tiếp nhẩn rất cao và chính những đặc điểm của thể loại đã xác lập cho phóng sự có được vị trí quan trọng trong bất

cứ một chương trình truyền hình nào

1.1.2 Quan niệm, đặc trưng của phóng sự trong chương trình thời

Trang 10

Khi bàn về phóng sự ngắn đã có rất nhiều các quan niệm khác nhau Có người cho rằng nó chỉ là một dạng của tin sâu Có người lại cho rằng nó chưa phải là phóng sự Trong khuôn khổ của khoá luận này, người viết xem phóng

sự ngắn là một dạng của phóng sự truyền hình, mang những đặc trưng và đặc điểm của phóng sự truyền hình Mặt khác do thời lượng và vị trí trong chương trình thời sự truyền hình nên phóng sự ngắn mang những đặc điểm và có những nét thể hiện riêng để đạt hiệu quả

Theo ông Trần Bình Minh, Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam thì: “Một phóng sự ngắn không thể đứng riêng như một chương trình độc lập,

nó phải đặt trong cơ cấu chung của một chương trình, có thể là chương trình thời sự và có thể là một chương trình kiểu Ma ga zin truyền hình Chính vì thế cách dẫn dắt, móc nối giữa các phóng sự ngắn trong một chương trình hoặc cách bổ xung chặt chẽ cho nhau giữa các phóng sự ngắn trong một chương trình, hoặc cách bổ xung chặt chẽ cho nhau giữa các phóng sự ngắn cùng làm

về một chủ đề khai thác các khía cạnh khác nhau và cùng được xếp trong cùng một chương trình; giữa các phóng sự ngắn và các phỏng vấn có tính quyết định trong một chương trình tổng thể là điều vô cùng quan trọng để tạo

ra hiệu quả cuối cùng là thu hút và thuyết phục người xem trước vấn đề được nêu ra”

Còn ông Phùng Quang Nghinh – Trưởng phòng Thời sự, Hệ phát thanh

có hình, Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng: “Phóng sự trong chương trình thời

sự truyền hình có thời lượng ngắn, thường đề cập đến những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội, được lý giải với tính chất rộng và có chiều sâu, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm”

Qua tổng hợp một số quan niệm của các cá nhân đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành truyền hình Chúng tôi đưa ra khái niệm về phóng sự ngắn truyền hình như sau:

Trang 11

Phóng sự ngắn truyền hình là một dạng của phóng sự, phản ánh một cách mang tính thời sự các vấn đề mới nảy sinh Có quy mô và tính chất tác động của những sự kiện đó không quá phức tạp nhưng có ý nghĩa xã hội rộng lớn, giúp công chúng hình dung được quá trình phát sinh, phát triển của sự kiện và để từ đó góp phần định hướng dư luận.

1.1.2.2 Đặc trưng của phóng sự trong Chương trình thời sự truyền hình

Là một dạng của phóng sự truyền hình nên phóng sự trong chương trình thời sự truyền hình cũng có những đặc điểm chung của phóng sự truyền hình, đồng thời cũng có những đặc trưng riêng:

Phóng sự trong chương trình thời sự phản ánh một cách nhanh chóng quá trình phát sinh, phát triển của những sự kiện mang tính thời sự được dư luận xã hội quan tâm theo dõi Đề tài của phóng sự thường có quy mô, tính chất tác động không quá phức tạp

Do thời lượng của dạng phóng sự này thường ngắn cho nên cách thể hiện thường đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo Nội dung thông tin ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, giúp cho công chúng hiểu ngay được vấn đề đang theo dõi trên màn hình tivi, từ đó góp phần hình thành, định hướng dư luận của xã hội

Những hình ảnh được sử dụng trong phóng sự ngắn phải ấn tượng, điển hình, lột tả được bản chất của sự kiện Sử dụng âm thanh linh hoạt nhằm thu hút sự chú ý của công chúng ngay từ đầu và cuốn hút họ quan tâm theo dõi vào sự phát triển của vấn đề

1.1.3 Phóng sự trong một số chương trình truyền hình nói chung và chương trình thời sự nói riêng

1.1.3.1 Phóng sự trong Chương trình chuyên đề

Sản phẩm của Phòng chuyên đề là các chuyên mục, chương trình chuyên sâu về một số lĩnh vực nào đó Mỗi chuyên mục của chương trình được tạo nên bởi một hoặc hai phóng sự, tùy theo nội dung chủ đề mà có thời lượng dài hay ngắn Thông thường, mỗi phóng sự trong chuyên mục được

Trang 12

quy định không dưới 6 phút và tối đa là 15 phút phát sóng Như vậy, có thể nói, phóng sự là thể loại cốt yếu của các chuyên mục, được tổ chức sản xuất, phát sóng một cách phổ biến, rộng rãi trong Chương trình chuyên đề truyền hình Chủ đề, đối tượng mà chúng đề cập tới là các vấn đề khách quan, đang tồn tại, phát triển trong thực tế và quan hệ chặt chẽ với thời sự chủ lưu.

Ví dụ: Chuyên mục: “Sống để yêu thương” của Phòng chuyên đề chuyên sâu về lĩnh vực xã hội với đối tượng phản ánh là những tấm gương người tốt, việc tốt, các vấn đề có phạm vi khái quát cao, thực tế đang nảy sinh ở các miền quê trong cả nước Hoặc chuyên mục “Nước non ngàn dặm” là chuyên mục thường xuyên sử dụng các phóng sự tài liệu hoặc các ký sự du lịch

1.1.3.2 Phóng sự trong Chương trình văn nghệ

Phòng Văn nghệ là Phòng có các chương trình tổng hợp các loại hình

sự kiện, con người và văn học – nghệ thuật Phóng sự được sản xuất và sử dụng trong các chương trình này là phóng sự tài liệu nghệ thuật, phóng sự chân dung, có thời lượng tương đối lớn

Ví dụ: Chuyên mục “Câu chuyện âm nhạc” là chuyên mục chuyên sử dụng các phóng sự chân dung

1.1.3.3 Phóng sự trong Chương trình thời sự

Sản phẩm của Phòng thời sự là các bản tin, chương trình thời sự hàng ngày Chúng tập hợp của nhiều thể loại, trong đó nhiều nhất là tin và phóng

sự Chúng được tổ chức và phát sóng nhanh để đảm bảo tính kịp thời của thông tin thời sự Vì thế, phóng sự ở Chương trình thời sự là các phóng sự ngắn, có đối tượng phản ánh là các sự kiện thời sự, đang xảy ra hoặc chỉ vừa mới chấm dứt và đang thu hút sự quan tâm của dư luận

1.2 Chương trình thời sự và vai trò của phóng sự trong Chương trình thời sự - Hệ VOVTV

Thông tin là chức năng đầu tiên và là chức năng quan trọng nhất của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng Người đọc – người nghe – người

Trang 13

xem luôn mong đợi các phương tiện thông tin đại chúng những tin tức nóng hổi, dồn dập về mọi mặt của tình hình trong nước và quốc tế từ các nguồn đổ

về Tin tức phải được chuyển đến cho công chúng một cách liên tục và kịp thời nhất, ngay khi sự kiện đang diễn ra hay chỉ vừa mới chấm dứt Những tin tức góp nhặt, cũ kỹ về cái sự kiện đã xảy ra quá lâu và công chúng đã biết quá rõ về chúng, nên loại bỏ nếu không muốn khán giả quay lưng lại chương trình

Có thể nói, trong việc đưa tin thì truyền hình đưa tin chậm hơn phát thanh nhưng riêng phóng sự thì truyền hình thể hiện rõ ưu thế tuyệt đối của mình Với hình ảnh chuyển động mang tính thuyết phục cao và lời bình đi sâu vào lý giải, bình dẫn các sự kiện, phóng sự truyền hình mang đến cho người xem sự hấp dẫn đặc biệt

Điều quan trọng là truyền hình biết phát huy tính trội của mình nhờ những tính năng đặc biệt vốn có Đó là khả năng chuyển phát vượt không gian những bức thông điệp hoàn hảo với hình ảnh động và âm thanh trung thực, tạo cho khán giả có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến sự kiện xảy

ra và có cơ may tham gia một phần vào sự kiện đó Bằng việc thiết lập bối cảnh, không khí thực, giữa truyền hình và khán giả dường như có một sợi dây

vô hình kết nối thật gần gũi Để chỉ tính cập nhật trong hoạt động đưa tin, trong lĩnh vực chuyên môn, người ta sử dụng thuật ngữ “thời sự” Có thể giải thích như sau: Thời sự là tổng thể nói chung những sự kiện ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm

1.2.1 Phân biệt Bản tin – Chương trình thời sự Hệ VOVTV

Trong bản tin thời sự cần chú ý phân biệt “bản tin chính” và “bản tin phụ” Ở VOVTV, bản tin 18h được gọi là “bản tin chính” hay “bản tin vàng”, phát sóng và phủ sóng rộng khắp trong cả nước với những thông tin hết sức quan trọng Thành tố làm nên một bản tin là tập hợp những tin tức (bao gồm

Trang 14

cả tin hình và tin lời, tin sản xuất và tin khai thác) Nhưng đó không phải là một tập hợp những tin tức rời rạc, lẻ tẻ mà dựa trên các căn cứ về phạm vi lãnh thổ, chủ đề, lĩnh vực và thời đoạn đưa tin Mỗi bản tin thời sự trong nước thường được bắt đầu bằng những tin chính trị - lễ tân và tiếp theo là các tin về các lĩnh vực khác.

Nếu như các bản tin chính được sử dụng có hạn định cả số lượng lẫn thời điểm thì việc sử dụng các bản tin tỏ ra rộng rãi hơn Chúng được phát sóng xen kẽ giữa các chương trình truyền hình ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày Những bản tin phụ này có thể sử dụng các tin quan trọng khác đã được phát sóng trước đó để phát lại hoặc sử dụng thêm các tin khai thác, biên tập (tin lời hay tin có hình tư liệu) từ các nguồn khác (của báo in, của báo mạng và của đài phát thanh) Cùng với các bản tin chính, sự có mặt của các bản tin phụ góp phần tạo cho thời lượng các chương trình truyền hình trong một ngày luôn đảm bảo tính liên tục và đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của khán giả Hiện tại, mỗi ngày VOVTV có tới 09 bản tin các loại, được phát sóng liên tục, xen kẽ trong chương trình truyền hình trong ngày Đáng chú ý

là các bản tin thời sự trong nước, thời sự quốc tế, bản tin thể thao, bản tin dự báo thời tiết

Khác với “bản tin”, “chương trình thời sự” có phạm vi ý nghĩa rộng và bao quát hơn nhiều cả về không gian và thời gian Nếu như trong các “bản tin”, lượng thông tin chỉ được giới hạn trong một phạm vi, lĩnh vực nhất định thì trong các “chương trình thời sự”, thông tin có tầm vóc rộng hơn và phong phú hơn bởi tính đa chiều Đó là một khối lượng khổng lồ gồm các tin tức về tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong nước và quốc tế trong một ngày, hay chỉ trong một vài giờ đồng hồ Yếu tố cấu thành nên một bản tin là thể loại tin và phóng sự, còn chương trình thời sự được kiến tạo nên bằng nhiều thể loại với từng mức độ, quy mô khác nhau, nhiều nhất là tin, phóng sự và tiếp đến là phỏng vấn Tuy có khối lượng tập trung lớn, nhưng

Trang 15

trong các chương trình thời sự, thông tin không phải là tập hợp hỗn loạn mà được sắp xếp, bố trí một cách cân đối, thống nhất từng phần, từng nhóm theo thứ tự nhất định Mỗi phần, mỗi nhóm như vậy chính là bản tin hay một chuyên mục thời sự và xen giữa chúng là một số thể loại phản ánh khác.

Mỗi ngày VOVTV có 3 chương trình chính thức với nghĩa đầy đủ nhất, trong đó có sự tham gia của các bản tin, chuyên mục thời sự cùng với khá nhiều thể loại Đó là chương trình thời sự buổi sáng (6h00), chương trình thời

sự buổi trưa (11h30) và chương trình thời sự buổi tối (18h00)

Điểm giống nhau giữa các chương trình này là mỗi chương trình đều được bắt đầu và nhất thiết phải có phần tin thời sự trong nước rồi sau đó mới chuyển sang bản tin thời sự quốc tế, bản tin thể thao và mục dự báo thời tiết Tuy vậy, nếu xét thời trình tự quan trọng thì chương trình thời sự buổi tối được đặt lên vị trí hàng đầu Nó được ưu tiên những tin tức quan trọng và thời điểm, thời lượng phát sóng lớn hơn những chương trình thời sự khác phát sóng trong ngày

1.2.2 Vai trò của phóng sự trong chương trình thời sự Hệ VOVTV

Thể loại phóng sự ngày càng thể hiện chỗ đứng không thể thiếu được của mình trong hoạt động truyền thống đại chúng, đặc biệt trong bối cảnh

“bùng nổ thông tin” với thế giới hiện đại đang đứng ở trung tâm cuộc chiến tranh thông tin quyết liệt, ai nắm được thông tin người đó đóng vai trò quyết định Dù mọi thể loại báo chí đều mang tính thuyết phục, hấp dẫn cao của thể loại phóng sự Phóng sự đã và đang được công chúng ưa chuộng khi thưởng thức các chương trình phát thanh, truyền hình cũng như xem báo Phóng sự không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu của công chúng được thông tin một cách đầy đủ, một cách khách quan bằng một phương pháp đặc thù - phương pháp phóng sự mà còn là dấu mốc khẳng định tay nghề của phóng viên Phóng sự ngày nay đã trở thành một thứ “vũ khí” không thể không sử dụng đến trong cuộc cạnh tranh về thông tin giữa các tờ báo in, báo mạng, đài phát thanh và truyền hình

Trang 16

“Văn hay chẳng luận bài dài”, báo không hẳn là văn nhưng cô đọng, xúc tích là đòi hỏi không thể thiếu trong một tác phẩm báo chí hay Khán giả màn ảnh nhỏ ngày càng chú ý đến một thể loại trong bản tin thời sự - đó là phóng sự ngắn Những phóng sự “làng ca, xã ca” dài 20 -30 phút của những năm đầu thập kỷ 90 trong Thế kỷ XX xem ra không còn được sử dụng trong chương trình thời sự truyền hình hiện nay nữa Dù người xem có thích đến mấy, dù truyền hình vẫn là phương tiện gia đình được con người yêu mến nhất trong thế kỷ XI thì các phóng viên, biên tập viên ngày nay cũng không muốn để công chúng phải mất đến nửa giờ về sự dông dài trong các tác phẩm của họ Nếu vì phóng sự truyền thống như một dòng sông ăm ắp các sự kiện,

số liệu được phân tích, lý giải thì phóng sự ngắn không chỉ nằm ở sự đạo diễn công phu, sự cầu kỳ gọt dũa lời bình, sự tân trang mỹ miều cho hình ảnh nhờ những kỹ xảo tối tân Sức hấp dẫn của phóng sự ngắn chính là những sự kiện nóng hổi của đời sống mà người phóng viên vì dấn thân và năng động mà cảm nhận được

Có những người cho rằng làm phóng sự trong chương trình thời sự truyền hình như thế thì dễ quá: ba tiếng động, dăm cảnh quay, mấy lời bình… khác gì một cái tin dài! Thực ra phóng sự ngắn đâu phải là dấu cộng lạnh lùng của mấy cái tin Nó có những đặc trưng riêng của nó: thứ nhất là phải ngắn (ngắn hiểu theo nghĩa lời văn ý dài); hai là phải mang tính thời sự; ba là phải

có vấn đề Cái làm cho phóng sự ngắn thành phóng sự hay trước hết vì nó có

“sự” Tin cũng cần có sự kiện nhưng cái mà phóng sự ngắn cần hơn là vấn đề

mà sự kiện ấy đặt ra Tin có thật nêu sự kiện nhưng phóng sự có dấu ấn chủ quan, có thái độ rõ ràng của người phóng viên và của cơ quan báo chí trước vấn đề được phát hiện Nếu thời sự là trang nhất của tờ báo hình thì có thể coi phóng sự ngắn là điểm nhấn trong đó Vì ngoài khả năng tự tỏa sáng, phóng

sự ngắn còn có chức năng giáp nối, mở rộng dòng sự kiện theo một hệ thống chủ đạo, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền Phóng sự

Trang 17

ngắn có sức công phá tạo ra cửa mở để tiếp cận những vấn đề được khán giả quan tâm.

Có thể nói, bất kỳ một sự kiện, vấn đề nóng hổi nào xảy ra thế giới, tại bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào đều được các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh nhanh nhạy, kịp thời thông qua các phóng sự hấp dẫn, đặc biệt là truyền hình với ưu thế kỹ thuật thông tin có thể truyền trực tiếp hay tại chỗ sự kiện, vấn đề đang xảy ra Mặt khác, các phóng sự ngắn vừa thể hiện nội dung phản ánh phong phú về cả đề tài lẫn nội dung phản ánh, đề cập đến mọi khía cạnh của lĩnh vực đời sống trong sự phát triển văn hóa, kinh tế,… của đất nước Các phóng sự thời sự luôn theo sát các sự kiện tình huống nổi bật trong dòng thời sự trào lưu phản ánh đời sống chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước

Ngày nay, chúng ta đang đẩy mạnh thực hiện quá trình CNH – HĐH đất nước thì phóng sự ngắn có vai trò rất lớn, không phải chỉ là cổ vũ nhân tố mới, nhiều khi sa vào sự phản ánh một chiều, mang tính chất tô hồng mà còn

là một sự khám phá, đấu tranh với những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong nền kinh tế thị trường Đó là nạn tham nhũng, quan liêu hành chính, tình trạng vi phạm pháp luật – kỷ cương phép nước…

Phóng sự phát huy rất hiệu quả ưu thế của truyền hình so với các loại hình báo chí khác như là một phương tiện tác động vào dư luận xã hội hữu hiệu nhất Sự tác động đó góp phần làm trong sạch đội ngũ của Đảng, giữ vững uy tín của Đảng, đồng thời nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền công bằng, văn minh Nhiều phóng sự đề cập, phát hiện, cảnh tỉnh dư luận xã hội về những vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn nảy sinh cũng như những nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến xã hội, cản trở đến sự phát triển đi lên của mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của dân tộc, đất nước; những vấn

đề sát với quyền lợi của đông đảo nhân dân lao động

Trang 18

1.3 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng phóng sự trong chương trình thời sự truyền hình

1.3.1 Nội dung đề cập những vấn đề thời sự, những mâu thuẫn, bất cập đang tồn tại trong cuộc sống hiện thực

Phóng sự trong chương trình thời sự truyền hình phải có nhiệm vụ phơi bày, điều trần về những sự thật chứa đựng những mâu thuẫn trong đời sống Nói cách khác, phóng sự trong chương trình này thường chỉ xuất hiện khi có

sự kiện tiêu biểu, quan trọng và trong bối cảnh cuộc sống xuất hiện những mâu thuẫn Một sự việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi chỉ có thể là đối tượng của Tin, bài phản ánh,…nhưng khó trở thành đối tượng phản ánh của phóng sự nếu bản thân sự kiện đó không chứa đựng những câu hỏi chưa được trả lời hoặc có nhiều cách trả lời nhưng chưa đủ sức thuyết phục

Có thể lấy ví dụ trong việc một đơn vị hoàn thành một tuyến giao thông đường bộ trước kế hoạch đề ra thì chúng ta chỉ có thể đưa tin Nhưng nếu xuất hiện tình trạng đơn vị đó không hoàn thành nhiệm vụ, có hiện tượng tham nhũng, tiêu cực,… thì đó có thể là cơ hội của phóng sự ngắn

1.3.2 Phản ánh hiện thực cuộc sống vừa có tính khái quát vừa có những chi tiết cụ thể, sinh động

Yêu cầu về tính khái quát của phóng sự thực chất là yêu cầu về bối cảnh của sự kiện hay vấn đề mà nó có nhiệm vụ thông tin, phản ánh Tính khái quát là những chi tiết, tạo ra bối cảnh

Việc tái hiện những chi tiết cụ thể đồng thời cũng là quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thể hiện mâu thuẫn trong bối cảnh chung Quá trình điều tra nghiên cứu để trả lời câu hỏi cũng đồng thời sẽ giúp cho tác giả có được trong tay những chi tiết sống động, có thể gây được những ấn tượng đối với công chúng

Phóng sự trong chương trình thời sự phải lựa chọn được những chi tiết

có khả năng phản ánh rõ nhất bản chất của sự kiện và biểu lộ nó một cách

Trang 19

khách quan ý đồ tư tưởng của tác phẩm Những chi tiết có khả năng tạo nên sức mạnh của tác phẩm.

Phóng sự “Lao nhiễm HIV mối đe doạ của cộng đồng”, chương trình thời sự 23/3/2012 của Anh Thư đã mở đầu bằng cảnh quay một cô gái nằm trên giường bệnh gầy gò, khuôn mặt đau khổ, dúm dó kèm theo lời bình:

“Khi cuộc sống chỉ còn tính từng ngày trên giừng bệnh, cô gái này đã khóc khi nghĩ đến đứa con một tuổi của mình phải để lại dưới quê 16 tuổi cô rời quê hương lên thành phố rồi xa chân vào những quán cà phê mại dâm trá hình Cô là một trong hơn 40 bệnh nhân lao nhiễm HIV giai đoạn cuối tại bệnh viện này

Trong nỗi cô đơn của một kẻ bỗng trở thành vô thừa nhận, cô đang tuyệt vọng, cô nghĩ nhiều về tương lai của đứa con trai mình”.

Đoạn sau của phóng sự, tác giả còn nói nhiều đến con số người bị nhiễm bệnh, nguyên nhân gây bệnh,…nhưng khán giả chỉ nhớ đến chi tiết mở đầu phóng sự mà thôi: Hoàn cảnh khốn khó, tuyệt vọng của cô gái cũng như tương lai mù mịt của đứa con trai cô Người ta thương cho số phận bất hạnh của một con người đồng thời cũng ghê sợ hiểm hoạ của HIV/AIDS đang đe doạ cuộc sống của cộng đồng Đó chính là điều mà phóng sự muốn đề cập

Chi tiết hay là điều kiện quan trọng đảm bảo chất lượng của phóng sự Các chi tiết hay phải là những chi tiết khám phá độc đáo, những phát hiện tài tình, những tìm tòi đầy sáng tạo của phóng viên

1.3.3 Có sự tham gia của nhân chứng và tác giả là nhân chứng có vai trò quan trọng nhất

Sự tham gia của các nhân chứng (nhân chứng trực tiếp và nhân chứng gián tiếp) trong tác phẩm phóng sự ngắn truyền hình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Việc huy động ý kiến phát biểu trực tiếp của các nhân chứng trong một mức độ nào đó có thể tạo ra sức thuyết phục, sự tin tưởng vào tác phẩm đối với công chúng Điều quan trọng nhất mà các nhân chứng đóng góp cho tá phẩm phóng sự là những thông tin trong lời phát biểu của họ

Trang 20

Tác giả của phóng sự – với tư cách là nhân vật trần thuật là nhân chứng

có vai trò quan trọng nhất Điều này có hai lý do Thứ nhất: tác giả là người

đã trực tiếp chứng kiến (một phần hoặc toàn bộ) sự kiện Thứ hai: tác giả có

nhiệm vụ dẫn dắt, liên kết, khâu nối toàn bộ nội dung của tác phẩm – trong đó

có ý kiến của các nhân chứng khác

Ví dụ: Trong phóng sự ngắn “Thịt không bảo đảm vệ sinh tràn lan trên thị trường” của phóng viên: Kim Hiền – Quốc Hùng phát sóng vào chương

trình thời sự lúc 18h ngày 23 tháng 4 năm 2012, phản ánh tình trạng thực phẩm là thịt lợn được lưu thông trên thị trường tại các chợ ở Thành phố Hà Nội không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giết mổ tại các lò mổ đến khâu vận chuyển đến bán lẻ tại các chợ Tác giả đã sử dụng phỏng vấn 3 nhân chứng đó là người tiêu dùng, người bán hàng thịt lợn, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nhân chứng cuối cùng chính là sự xuất hiện của phóng viên cùng với lời bình của mình Việc sử dụng nhân chứng trong tác phẩm và sự xuất hiện của phóng viên trong dẫn tại hiện trường tạo ra sự khách quan chân thật, gây ra sự tin tưởng cao đối với công chúng vào tác phẩm

1.3.4 Hình ảnh được chọn lọc mang tính chân thực, gợi cảm xúc.

Các ngành nghệ thuật đều dùng hình tượng để phản ánh hiện thực, tạo cảm xúc thẩm mỹ cho người xem Dù mỗi loại hình nghệ thuật có một tiếng nói riêng nhưng điểm giống nhau là các tác giả có thể hư cấu, cách điệu hay

mô phỏng sự việc Nhưng hình ảnh trong truyền hình thì hoàn toàn khác Người quay phim phải trực tiếp đến hiện trường quan sát, chứng kiến và ghi lại sự việc

Khi xây dựng thông điệp bằng hình ảnh phải chú ý đến các yếu tố cấu thành thông tin Hình ảnh luôn hướng người xem tới thông tin cụ thể; một con người xuất hiện trong tác phẩm truyền hình sẽ có tên tuổi, địa chỉ thật chứ không giống như điện ảnh chỉ là hình tượng hư cấu và không tìm thấy trong

xã hội

Trang 21

Sự chân thực của hình ảnh không được hiểu một cách giản đơn là sự sao chép máy móc hiện thực Một cách tất yếu hình ảnh luôn có sự lựa chọn mang rõ quan điểm chính trị, thẩm mỹ của người cầm máy

Ví dụ như cùng một đối tượng nếu đặt camera ở góc độ thấp hất ngược lên có tác dụng cường độ chiều cao và có thể làm cho chủ thể trở nên mạnh

mẽ uy quyền Ngược lại nếu đặt camera ở vị trí vượt trên điểm lôi cuốn chính yếu của chủ thể và hướng chúc xuống dưới sẽ có hệ quả làm giảm chiều cao của chủ thể Nó cũng làm cho chủ thể nhỏ hơn, yếu đuối và không còn quan trọng nữa

Tất cả những gì được đưa lên màn hình đều có giá trị thể hiện một ý nghĩa nào đó Những hình ảnh được sử dụng phải là những hình ảnh được lựa chọn mang lại giá trị thông tin cao nhất

1.3.5 Lời bình phù hợp và bổ xung cho hình ảnh

Lời bình phóng sự trong chương trình thời sự truyền hình phải giải thích cho người xem biết những gì đang diễn ra trên màn hình Lời bình cung cấp thêm thông tin mà hình ảnh chưa nói hết được Nếu hình ảnh là cụ thể thì lời bình thường khái quát câu chuyện hơn Lời bình trong phóng sự chỉ là sự

bổ trợ, bổ xung thông tin chứ không phải là toàn bộ thông tin như phát thanh

Do đó lời bình có mối quan hệ chặt chẽ với hình ảnh, nó bám sát hình ảnh nhưng lại không được “miêu tả” những điều người xem đã nhìn thấy Hình ảnh được rút gọn cả về không gian và thời gian diễn ra của sự kiện, do đó lời bình còn phải là sợi dây liên kết câu chuyện một cách rõ ràng hơn Lời bình còn phải góp phần định hướng thông tin mà tác giả muốn truyền đạt Lời bình phải thu hút sự chú ý tới những chi tiết mà mắt bỏ qua Lời bình phải bổ xung

và nâng tầm cho hình ảnh Nếu lời bình lệch với hình ảnh, lời bình sẽ chở nên thừa thãi mất ý nghĩa

Như vậy phong cách viết lời bình cho phóng sự trong chương trình thời

sự truyền hình phải được viết thế nào cho hợp với hình ảnh, để làm sao cho lời bình thật ăn khớp với hình ảnh để chúng tạo thành một thông điệp thì thông tin mới đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 22

CHƯƠNG 2 CHẤT LƯỢNG PHÓNG SỰ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ -

HỆ VOVTV- ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

2.1 Vị trí của phóng sự trong Chương trình thời sự - Hệ VOVTV – Đài Tiếng nói Việt Nam

Đảm bảo yếu tố tính thời sự, cập nhật về thông tin và luôn luôn là mục tiêu và là động lực của việc thực hiện sản xuất tin, bài ở Phòng thời sự - VOVTV Chính từ những yêu cầu về sự nhanh nhạy nhưng đòi hỏi phải có sự

cô đọng chính xác của thông tin đã câu thúc thời gian tiến hành sản xuất của phóng viên và thời lượng phát sóng của các tin, bài Dường như để cố gắng bố trí được nhiều thông tin với sự tham gia của nhiều thể loại trong một chương trình thời sự, người ta luôn có ý muốn co dần các tin bài sao cho càng ngắn gọn càng tốt Quy định này được áp dụng không loại trừ đối với bất kỳ một thể loại nào Trong khi tin được giới hạn trong khoảng từ 30 - 40 giây và tối

đa là 01 phút thì với phóng sự, một thể loại phản ánh chiều sâu, thông thường dài lắm cũng chỉ 3'30'' Người ta gọi những phóng sự như vậy là những phóng

sự ngắn, đây là tên gọi chung để chỉ tất cả phóng sự được sản xuất và phát sóng trong các chương trình thời sự Xu hướng này dễ được người xem chấp nhận và dần trở thành một chuẩn mực trong việc sản xuất phóng sự truyền hình Điều này có thể thấy ở trong các cuộc liên hoan phim truyền hình khu vực và toàn quốc được tổ chức hàng năm, phóng sự ngắn là một trong những thể loại được đưa ra, khuyến khích tham gia và tranh giải nhiều nhất và cũng

là thể loại đạt được nhiều thành công nhất

Mỗi chương trình thời sự được sắp xếp, liên kết từ các tin, bài Trong thuật ngữ chuyên môn, việc sắp xếp, liên kết các tin, bài lại thành một bản tin, chương trình được gọi là công tác biên tập Nó luôn ấn định thời lượng tối đa cho phép đối với một chương trình thời sự, qua đó quyết định số lượng tin, bài

Trang 23

tham gia chương trình ở những mức thời lượng nhất định Đó không phải là sự sắp xếp, bố trí một cách tùy tiện, mà phải đi theo một trình tự đã quy định.

Sự có mặt của các phóng sự trong các chương trình thời sự trong nước không chỉ đơn thuần là sự đa dạng hóa về mặt thể loại, mà còn đem đến cho chương trình thời sự một vài cải tiến đáng kể; trước hết là nội dung và phương thức thể hiện Do có sự khống chế về thời lượng nên việc dồn nén, thúc bách từng câu, từng chữ trong mỗi phóng sự thời sự là điều hiển nhiên và cần thiết Không giống như các thể loại phim tài liệu hay các phóng sự vấn

đề, ở chỗ chúng thường được mở màn bằng khúc dạo đầu dài dòng, bóng bẩy

mà phóng sự ngắn trong chương trình thời sự với đặc trưng ngắn gọn, không cho phép phóng viên qúa sa đà vào kể lể dài dòng mà đi thẳng vào bản chất của những sự kiện thời sự Nếu như tin thông báo một cách khách quan, thậm chí hời hợt về sự kiện thì ở các phóng sự ngắn, tính khuynh hướng, chủ quan được bộc lộ rõ nét hơn Ẩn chứa đằng sau các sự kiện hoàn toàn trung thực, khách quan là khả năng phán đoán, thẩm định có cá tính, có phong cách của phóng viên Nói như vậy không có nghĩa là anh ta làm công việc của một nghệ nhân, nhào nặn, hư cấu hoàn toàn sự kiện theo ý mình Ngược lại, là một nhà báo, người phóng viên phải có trách nhiệm và luôn cố gắn giữ uy tín nghề nghiệp Trên cơ sở sự kiện khách quan, bằng khả năng của mình người phóng viên tạo một tiếng nói riêng, dẫn dắt người xem theo một hướng tiếp cận thông tin mới mà ở đó, sự kiện được làm sáng tỏ từ nhiều góc độ

Trong một chương trình thời sự vì một lý do nhất thời, có thể khuyết một bài phỏng vấn, một bài bình luận nhưng không thể thiếu được tin và phóng sự vì đây là hai thể loại tạo khung, có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của chương trình Bản thân giữa chúng không hề có mỗi liên hệ nào ngoài chức năng thông tin Nhiệm vụ của người biên tập là phải tạo sự thống nhất trong chương trình sao cho mỗi tin và phóng sự đều được phát huy tới mức cao nhất khả năng thông tin của chúng

Trang 24

Đã là phóng sự thì tất nhiên không thể không có phỏng vấn Thể loại phỏng vấn là một cách thức khai thác tài liệu hiệu quả, nó tỏ rõ cho người xem sự khách quan, chân thật của sự kiện, vấn đề Tuy nhiên, khác với phỏng vấn trong các phóng sự ở Phòng chuyên đề, ở chỗ phỏng vấn của Phòng chuyên đề có lấy cả các câu hỏi của phóng viên và cuộc phỏng vấn đọc kéo dài như một cuộc trò chuyện, trao đổi; còn trong các phóng sự ngắn đa phần các câu hỏi của phóng viên được cắt đi và chỉ giữ lại các câu trả lời của người phỏng vấn Câu hỏi dạng đóng là rất hạn chế được sử dụng trong thể loại phóng sự ngắn và chỉ sử dụng như một giải pháp tạm thời để khắc phục tình huống bất thường xảy ra trong thực tế nghề nghiệp.

Ví dụ: Trong phóng sự ngắn “Thịt không bảo đảm vệ sinh tràn lan trên thị trường” của phóng viên: Kim Hiền – Quốc Hùng phát sóng vào chương trình thời sự lúc 18h ngày 23 tháng 4 năm 2012, phản ánh tình trạng thực phẩm là thịt lợn được lưu thông trên thị trường tại các chợ ở Thành phố Hà Nội không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giết mổ tại các lò mổ đến khâu vận chuyển đến bán lẻ tại các chợ Mở đầu phóng sự, tác giả đã đưa

ra hình ảnh tổng quan về khu vực bán hàng thịt lợn tại chợ Đại Từ thuộc Bắc Linh Đàm – Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội, người bán và người mua đang diễn ra tấp nập Đó các cỡ cảnh toàn, trung, cận, động tác lia máy về những phản thịt lợn ngồn ngộn, những miếng thịt được bày bán… kèm theo

những hình ảnh đó là đoạn lời bình: “Chợ Đại Từ, một chợ nằm ngay trong khu Đô thị mới Linh Đàm thuộc Quận Hoàng Mai – Hà Nội Ngay từ sáng sớm cảnh người mua và người bán đã diễn ra tấp nập Những bà nội trợ sẽ tìm đến những hàng bán thịt lợn để mong mua cho gia đình mình những miếng thịt tươi ngon nhất Người mua chỉ quan tâm đến những miếng thịt để trên bàn có tươi hay không và mọi người chọn thực phẩm cho gia đình mình bằng kinh nghiệm và cảm quan là chính.” Máy quay lướt qua một vài hình

ảnh những người khách mua hàng đang chọn lựa những miếng thịt lợn và

Trang 25

dừng lại ở một người bán hàng đang thái thịt lợn Chị chính là đối tượng được phỏng vấn trực tiếp ngay trên khu vực gian hàng bán thịt lợn của mình được

làm hậu cảnh Và đây là câu trả lời phỏng vấn: “Chị lấy ở lò Vạn Phúc, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm chứ Kiểm tra thú y người ta đóng dấu, mình chỉ lợn người ta mới giết mổ chứ Lò mổ ấy bây giờ là được an toàn vệ sinh, sạch sẽ”.

Trong cuộc phỏng vấn, người phóng viên trên thực tế có thể đã dùng các câu hỏi để khai thác thông tin này nhưng do gò ép về thời lượng, ở khâu hậu kỳ đã lược bỏ các câu hỏi, chỉ giữ lại các câu trả lời, có chọn lựa

và dựng ráp lại một cách hợp lý Căn cứ vào đoạn trả lời phỏng vấn trên, chúng tôi dự đoán người phóng viên ít nhất đã sử dụng hai câu hỏi ngắn để

thu thập thông tin từ người dân Đó là: “Chị lấy thịt lợn ở đâu để bán, lò

mổ nơi chị mua có bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm không?” và “Có cơ quan nào quản lý hay không?”.

Tiếp theo là hình ảnh những người đang quét rửa sàn mổ và những con lợn đã được mổ phanh thây nằm trên nền nhà giữa những vũng nước đầy máu

và rác thải tại cơ sở giết mổ gia xúc của Công ty cổ phần An Thịnh, xã Thịnh

Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội Cùng với lời bình: “Sạch sẽ, đó là lời khẳng định của người bán hàng thịt ngoài chợ Còn đây là những hình ảnh mà chúng tôi đã ghi lại được tại cơ sở giết mổ của Công ty cổ phần An Thịnh, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội Nơi mà mọi người vẫn quen gọi là cơ

sở giết mổ Vạn Phúc Những người có trách nhiệm quản lý các cơ sở này ở Thủ đô cũng khẳng định như thế này.” Sau đó là hình ảnh phỏng vấn Ông

Nguyễn Huy Đăng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Hà Nội ngay tại không gian là lò mổ gia xúc của Công ty cổ phần An Thịnh làm hậu cảnh Và đây là câu trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Huy Đăng:

“Dù là cơ sở giết mổ một ngày giết mổ đến 700 con nhưng mà bảo đảm cái vấn đề quản lý dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo Mới

Trang 26

kiểm soát được cái đầu vào là có giấy kiểm dịch của các nơi mà vận chuyển đến Nhưng mà trong quá trình giết mể không bảo đảm trong vấn đề giết mổ tại nơi giết mổ.”

Qua câu trả lời phỏng vấn, chúng tôi dự đoán người phóng viên ít nhất

đã sử dụng hai câu hỏi ngắn để thu thập thông tin từ lãnh đạo Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội Đó là: “Một ngày các cơ sở như thế này tiêu thụ được bao nhiêu con lợn và có bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm không?” Câu hỏi tiếp theo là: “Các cơ quan chức năng đã có những biện pháp gì để quản lý công tác an toàn vệ sinh thực phẩm?”.

Nội dung mà các phóng sự của Phòng Chuyên đề, đề cập đến là những vấn đề, hiện tượng rộng lớn, được khai thác sâu trên tất cả các bình diện Bức tranh toàn cảnh về một vấn đề, hiện tượng nào đó trong phóng sự thường rất

rõ nét, tỷ mỉ, được đặt trong nhiều mối quan hệ tương hỗ, ràng buộc qua lại với nhau Do đó, để thực hiện một phóng sự vấn đề, người ta phải tốn khá nhiều thời gian và công sức, để chọn và khai thác hiện trường, cũng như tìm kiếm các cơ hội ghi nhanh

Trái với phóng sự dài, phóng sự ngắn có thể phát hiện và đề cập, phản ánh cả những sự kiện, hiện tượng rất nhỏ nhưng có ý nghĩa liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ Phóng sự ngắn có đối tượng phản ánh chủ yếu là các sự kiện và hầu hết là gắn với sự kiện Trên thực tế, mỗi khi có một sự kiện phát sinh cũng là thời điểm cần thiết để cho ra đời một phóng sự, có khả năng thực hiện được ngay Vì thế, ngoài tên gọi là phóng sự ngắn, phóng sự thời sự còn có tên gọi là “phóng sự sự kiện” – một tên gọi hoàn toàn căn cứ vào yếu tố nội dụng phản ánh Ở một mức độ nào đó, phóng sự ngắn cũng đảm nhận vai trò của một tin truyền hình, tức là vai trò đưa tin, thông báo sự kiện Tuy vậy, nếu như tin chỉ dừng lại ở việc thông báo

sự kiện tức thời và đơn giản, người xem chỉ biết được sự hiện hữu của sự kiện thì phóng sự thời sự sự kiện được thể hiện ở tính chiều sâu Phóng viên bằng

Trang 27

những chi tiết, hình ảnh đắt giá và bằng lời bình sắc sảo, kết hợp với tài khai thác phỏng vấn tại hiện trường sẽ đem đến cho người xem một hình ảnh trọn vẹn về sự kiện trong tất cả các mối quan hệ, chẳng hạn cùng một sự kiện là cháy chợ, song hình thức và nội dung đưa thông tin giữa tin và phóng sự hoàn toàn khác nhau Tin đưa thông tin với hình thức thông báo các nội dung: ở đâu, vào thời gian nào xảy ra sự cố, mức độ lan tỏa và thiệt hại sơ tính ban đầu Trong khi đó, ngoài việc thông báo một số nội dung kể trên nhưng ngắn gọn và cô đúc hơn, phóng sự còn đi sâu vào khai thác một số vấn đề nảy sinh xung quanh sự kiện cháy chợ; tình trạng khốn của những người dân bị thiệt hại của cải do cháy chợ; một số kẻ lợi dụng cháy chợ để “đục nước béo cò”; tình trạng trang thiết bị và công tác phòng cháy, chữa cháy; những giải pháp khắc phục các tình trạng trên để ổn định lại cuộc sống, sinh hoạt và kinh doanh buôn bán của người dân.

Ngoài những sự kiện thời sự hàng ngày, nội dung phản ánh trong các phóng sự ngắn còn có cả những vấn đề Đó không phải là những vấn đề được nêu ra trong các phóng sự của Phòng Chuyên đề, mà là những vấn đề khá đặc biệt và bức xúc đang được dư luận xã hội quan tâm

Ví dụ: Phóng sự ngắn “Cần tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng” của phóng viên Hoàng Quyên – Phan Thực phát trong chương trình thời sự 18h ngày 01 tháng 5, phản ánh vấn đề chất lượng các công trình xây dựng nhanh xuống cấp do nguyên nhân công tác quản lý của Nhà nước còn yếu kém Mở đầu phóng sự ngắn, tác giả đưa ra những hình ảnh: một công trường đang ngổn ngang vật liệu xây dựng và công nhân cùng máy móc đang làm việc, sau đó là hình ảnh các vết nứt lớn trên tường nhà một công trình đã được xây dựng hoàn chỉnh đã được sử dụng Tác giả giữ nguyên tiếng động hiện trường trước khi đưa lời bình vào Kèm theo những

hình ảnh đó là đoạn lời bình: “Trong 5 năm gần đây, có 90% công trình đạt chất lượng từ khá trở lên, sự cố công trình xây dựng chỉ chiếm 0,28 – 0,56%

Trang 28

tổng số công trình xây dựng mỗi năm Tuy nhiên vẫn còn các sự cố trong xây dựng các công trình Đó là các sự cố hư hỏng công trình hay những khoảng trống về pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn về kỹ thuật.”

Sau đó là cảnh phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dũng – Tổng Công ty tư vấn xây dựng Việt Nam tại một buổi lễ trao giải thưởng Đây là câu trả lời của

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dũng: “Những cái mà kỹ sư ta bắt đầu làm thì là những cái mà người ta làm từ những năm 70 rồi và ta cũng đang cố gắng bắt kịp.”

Sau cảnh phỏng vấn là hình ảnh một chiếc cần cẩu đang vận chuyển bê tông trên một công truờng xây dựng Tiếp theo là hình ảnh một chiếc xe lu

đang thi công trên một tuyến đường cùng với lời bình: “Chất lượng công trình chưa cao, ngoài yếu tố công nghệ xây dựng lạc hậu Theo đánh giá của các chuyên gia còn bởi công tác quản lý các nhà thầu còn khá lỏng lẻo Nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực nhưng vẫn được giao dự án.”

Cảnh tiếp theo là cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Lê Quang Hùng tại một cuộc triển lãm Trong cuộc phỏng vấn, phóng viên đã sử dụng các câu hỏi mở rất ngắn gọn để khai thác thông tin và ở khâu hậu kỳ vẫn giữ nguyên các câu hỏi

mà không lược bỏ Nội dung cuộc phỏng vấn như sau:

Phỏng vấn: Thưa ông, hiện nay chúng ta đã có những biện pháp gì để

quản lý chất lượng các công trình xây dựng?

Trả lời: Chúng ta không có hệ thống để kiểm soát được thông tin nhà

thầu Nhà thầu đăng ký kinh doanh thì cũng như là các doanh nghiệp khác, thế nhưng mà trong hoạt động xây dựng bao nhiêu là nhà thầu, năng lực ra sao, như thế nào? Hệ thống đọc kiểm soát có thông tin chính xác để chủ đầu

tư cũng biết, xã hội cũng biết thì hiện nay cái thông tin về nhà thầu, năng lực nhà thầu cũng như kết quả thực hiện của nhà thầu là hiện nay chúng ta chưa làm kỹ và chưa bắt buộc

Có thể nói, chất lượng các công trình xây dựng thuộc công tác quản lý của Nhà nước nhanh xuống cấp là một trong những vấn đề bức xúc đang được rất nhiều người quan tâm Phóng sự được phát sóng vào thời điểm rất thích

Trang 29

hợp khi dư luận đặc biệt quan tâm tới vấn đề bất cập trong công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan quản

lý Nhà nước là cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm lý các chủ đầu tư trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy trình thiết kế thi công

và nghiệm thu công trình và có các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý chất lượng Phóng sự trên tuy là rất ngắn, thời lượng chỉ có 2'25'' nhưng đã kịp thời phản ánh chất lượng các công trình xây dựng nhanh xuống cấp do một phần lớn là công tác quản lý còn yếu kém hiện nay Qua phóng sự này góp phần thúc đẩy các cơ quan chức năng có những biện pháp ngăn ngừa kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng

Một phóng sự ngắn khác có tên là: “Quảng Trị: Xe quá khổ vi phạm luật giao thông” được phát sóng trong chương trình thời sự 18h ngày 16 tháng

4 do phóng viên Lê Tú – Minh Thắng thực hiện cũng đã đề cập đến những hiện tượng bức xúc đang tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội Chỉ với thời lượng 2'25'' nhưng phóng sự đã giải quyết được rất nhiều vấn

đề, tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết đối với tình trạng các xe ô tô quá khổ, quá tải vẫn mặc nhiên lưu thông trên các tuyến đường trên cả nước mà quốc lộ 9 thuộc địa phận tỉnh Quảng trị là một điển hình Làm ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân và làm cho chất lượng các công trình giao thông đường bộ nhanh xuống cấp và hư hỏng, đang trở thành vấn đề cấp thiết cho toàn xã hội

Mở đầu phóng sự ngắn này, ấn tượng đầu tiên mà khán giả thu nhận được là hình ảnh những chiếc xe ô tô có trọng tải lớn chở quá tải những khúc

gỗ to ngất ngưởng chạy trên quốc lộ 9 và hình ảnh một chiếc xe ôtô chở gỗ quá khổ quá tải bị lật do tai nạn giao thông thuộc địa bàn tỉnh Quảng Trị

Song song với những cảnh quay trên có đoạn lời bình: “Chỉ riêng trong tháng

2 vừa qua, tai nạn giao thông do xe quá khổ, quá tải lưu hành trên quốc lộ 9

đã xảy ra như cơm bữa Thậm chí có ngày đã xảy ra hai vụ tai nạn Đơn cử vào khoảng 4 giờ chiều ngày mùng 9 tháng 2 vừa qua, xe ôtô kéo theo

Trang 30

rơmoóc chạy theo hướng Lao Bảo – Đông Hà, khi qua thôn Đại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hoá xảy ra tai nạn làm trên 100m khối gỗ đổ tràn xuống đường Rất may là người dân đang lưu thông trên đường đã kịp thời thoát nạn Hay vụ tai nạn xảy ra tại km7, quốc lộ 9 thuộc huyện Đắk Krông

do xe chở gỗ từ Lào về đã đâm vào xe chở khách làm cho cả hai xe đều hư hỏng nặng và cũng may là hành khách ngồi trên xe đã thoát nạn”

Trong cảnh cuối của phóng sự ngắn này lại là hình ảnh một vụ tai nạn giao thông do xe chở gỗ quá khổ quá tải gây ra làm chết một người dân và kèm theo lời bình: “Tình trạng xe quá khổ, quá tải lưu thông trên quốc lộ 9 làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng giao thông cũng như vấn đề an toàn giao thông và tính mạng của người dân sinh sống ven quốc lộ 9 Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Trị và các ban, ngành chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu trong thời gian tới.”

Có thể nói, cuộc chiến chống lại các loại xe “hung thần” chở quá khổ quá tải trên những quốc lộ ngày càng trở nên nóng bỏng Đặc biệt khi những chiếc xe đó vẫn mặc nhiên lưu thông qua các trạm kiểm soát liên ngành ở quốc lộ 9 – Quảng Trị gây nên bức xúc trong dư luận nhân dân Do đó, giải pháp cho vấn đề này là các ban ngành cần có những biện pháp mạnh, mới hạn chế triệt để được tình trạng này

Từ những sự phân tích trên ta thấy được vị trí của phóng sự ngắn trong chương trình thời sự là vô cùng lớn, đây là thể loại không thể vắng mặt trong các chương trình thời sự Nó đem đến cho công chúng xem truyền hình tâm lý thoải mái và có cái nhìn toàn diện nhiều chiều hơn về các sự kiện, hiện tượng đang hàng ngày diễn ra trong đời sống xã hội

2.2 Hiệu quả từ việc sử dụng hợp lý phóng sự trong Chương trình thời sự - Hệ VOVTV – Đài Tiếng nói Việt Nam

2.2.1 Thế nào là “sử dụng” hợp lý phóng sự trong chương trình thời

sự - Hệ VOVTV- Đài Tiếng nói Việt Nam

Trang 31

Phóng sự trong các chương trình thời sự là phóng sự ngắn, gắn với các

sự kiện thời sự tức thời và bức xúc Đó có thể là các sự kiện ngẫu nhiên nhưng vô cùng quan trọng hay cũng có thể là kỷ niệm dịp lễ lớn của dân tộc Phóng sự phải được thực hiện khi sự kiện đang xảy ra hoặc chỉ vừa mới chấm dứt, và phải được phát sóng ngay sau khi vừa thực hiện xong Không cho phép bất cứ một sự trì hoãn nào trong việc sản xuất và phát sóng thời sự Phóng viên chỉ có thể được lựa chọn một trong hai con đường; Một là, tự thân

nỗ lực thực hiện các phóng sự nếu như anh ta xét thấy mình có đủ khả năng

và trình độ; hai là, anh ta sẽ phải rút lui và nhường vị trí ấy cho người khác nếu như người phóng viên đó cảm thấy lo sợ và không tin tưởng vào bản thân mình Một phóng sự ngắn mà bị kéo dài hay trì hoãn quá lâu sẽ mất dần tính thời sự và không đưa lại hiệu quả gì, kể cả khi nó được phát sóng Vì thế “sử dụng hợp lý các phóng sự trong chương trình thời sự của VOVTV, trước hết

là sử dụng (sản xuất và phát sóng) các phóng sự đúng thời điểm để đảm bảo tính thời sự nóng hổi của thông tin

Chương trình thời sự là một chương trình truyền hình mang tính rõ nét nhất yếu tố định hướng Ở nước ta, Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng và của Chính phủ, dưới sự quản lý của Ban văn hóa – Tư tưởng Trung ương Đảng, chịu sự quản lý của Nhà nước bằng hiến pháp và pháp luật Các chương trình của Đài nói chung và của Phòng Thời sự, Hệ VOVTV nói riêng (bao gồm các chương trình sản xuất và khai thác) phải thường xuyên góp phần tuyên truyền và định hướng đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, giáo dục nhân dân một lòng tin yêu Đảng, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Vì thế, “sử dụng hợp lý các phóng sự ngắn trong chương trình thời sự của VOVTV, Đài Tiếng nói Việt Nam” cũng có nghĩa là việc sản xuất và phát sóng các phóng sự thời sự theo đúng tôn chỉ, mục đích và định hướng của Đảng, tuân thủ một cách nghiêm ngặt hiến pháp và pháp luật

Trang 32

Tin tức báo chí là những tin tức phải luôn được đảm bảo tính chân thật, khách quan, đúng người, đúng việc Nhưng nền báo chí của chúng ta là một nền báo chí tự do dân chủ, mọi người đều có quyền cung cấp thông tin cho báo chí và quyền được hưởng thông tin từ báo chí Tự do nhưng không xâm hại đến các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác và lợi ích của mọi người Vì thế “sử dụng hợp lý các phóng sự trong Chương trình thời sự của VOVTV” có nghĩa là các phóng

sự ngắn phải thông tin – thông báo sự kiện thời sự một cách khách quan, không trần trụi Những tin tức giật gân, kích động bạo lực – lối sống đồi trụy, gây chia rẽ dân tộc – tôn giáo và ảnh hưởng đến bí mật an ninh quốc phòng đều là bất hợp lý và đều bị ngăn cản, cấm sử dụng

2.2.2 Hiệu quả từ việc sử dụng hợp lý phóng sự trong chương trình thời sự - Hệ VOVTV- Đài Tiếng nói Việt Nam

Thông tin trong báo chí là thông tin định hướng hai chiều (một chiều từ

cơ quan báo chí chuyển đến cho công chúng và một chiều là những dư luận phản hồi từ phía công chúng về cơ quan báo chí) Đặc biệt đối với truyền hình với đặc trưng là thông tin hình ảnh sống động rõ nét, âm thanh trung thực, hiệu quả thông tin còn được nhân lên gấp bội Nếu so sánh với phát thanh, thì các thông tin của phát thanh nhanh và đồng thời có thể sử dụng được âm thanh thật trên hiện trường làm cho giá trị của thông tin mang tính chân thực cao hơn, sức truyền cảm lớn hơn nhiều, song nó vẫn bộc lộ rõ các nhược điểm của mình Đó là các thông tin đơn thuần làm âm thanh, kém hấp dẫn, sinh động và kém về tính cụ thể Còn với truyền hình có lợi thế hơn nhiều ở phương tiện thể hiện, ngôn ngữ truyền đạt là hình và tiếng cho nên không có

gì lạ khi thấy rừng thông tin của truyền hình sinh động, hấp dẫn đối với công chúng Sự hấp dẫn đặc biệt của loại hình báo chí này là ở chỗ nó cho phép người ta nhìn thấy cuộc sống thực không bị dàn dựng, không bị khuấy động

Đó không phải là câu chuyện của nhà báo về sự kiện mà chính là bản thân sự

Trang 33

kiện đang diễn ra trước mắt người xem, làm cho người xem có cảm giác

“nhập cuộc”, tham gia vào sự kiện Đó là sự kiện hiện hữu và có địa chỉ hẳn hoi Tác phẩm phóng sự có tác động tới tâm lý người xem ngay từ đầu tới những chi tiết, hình ảnh đắt giá, vừa chân xác cụ thể, vừa tạo được ấn tượng sâu rộng, kết hợp với lời bình sắc sảo Hiệu quả tác động đạt mức cao khi thông tin trong các phóng sự ngắn đó được cải tiến đầy đủ và trọn vẹn tới công chúng khán giả và ngay sau đó, phóng viên nhận được những tín hiệu phản hồi lại từ phía người xem

Hiệu quả của thông tin trong phóng sự xuất phát từ chính phóng sự đó, thể hiện ở cả chất lượng về nội dung và hình thức Người xem luôn quan tâm tới những sự kiện, hiện tượng, vấn đề mới lạ, nóng hổi và ít nhiều có liên quan đến lợi ích thiết thực của họ Vì thế một phóng sự hay phải là phóng sự lấy những sự kiện, hiện tượng, vấn đề đó làm đối tượng, nội dung các khía cạnh liên quan đến để làm rõ nội dung ở tính chiều sâu và bản chất Mỗi tác phẩm phóng sự là một bức thông điệp đầy ý nghĩa mà tác giả (phóng viên hay nhóm phóng viên) muốn chuyển tải đến cho công chúng khán giả Người phóng viên không phải là kẻ tự nhân danh mình, chạy theo ý muốn của cá nhân tức thời, mà đã trở thành người đại diện cho sự thật, cho tiếng nói khách quan Phóng viên là người đóng vai trò là người đưa tin và hơn thế nữa, anh ta phải chịu trách nhiệm về nguồn tin mà mình đưa ra trước dư luận

Thông tin luôn nằm trong quá trình vận động và mỗi khi được giải mã

nó sẽ phản hồi lại với một tốc độ và cường độ rất lớn Tin tức phải luôn đảm bảo tính nhanh nhẹn và kịp thời, luôn được sàng lọc để gạt bỏ những yếu tố phi thông tin, không có lợi gì với khán giả Người xem phải thấy trong mỗi phóng sự một sự gợi mở đúng hướng Một bài phóng sự trên báo in vì những

lý do nào đó không đến kịp với công chúng độc giả nên người ta biết được vấn đề khi đã quá muộn Họ đọc bài phóng sự với mục đích tham khảo, giải trí nhiều hơn là tìm hiểu, khám phá, vì thế hiệu quả thông tin của bài phóng sự

Trang 34

đó chậm và không nhiều Trái lại phóng sự ngắn được phát sóng ngay sau khi vừa sản xuất xong và phạm vi phủ sóng rộng khắp nên bất cứ ai cũng có thể xem được, thậm chí cả trong lúc họ đang làm việc hoặc ăn uống Hiệu quả tổng hợp từ những hình ảnh chuyển động và âm thanh trung thực sẽ có tác động rất mạnh và nhanh chóng đến lý trí người xem, không phải bằng óc tưởng tượng mà bằng sự nhận định, đánh giá trực tiếp những gì họ đang chứng kiến trên màn ảnh nhỏ.

Sử dụng hợp lý các phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên truyền hình là sử dụng đúng hướng tuyên truyền, đúng vào thời điểm cần thiết phải đưa sự kiện, vấn đề ra trước công chúng để chờ sự định đoạt của dư luận Phóng sự thời sự tham mưu việc nắm bắt quy luật và biện pháp quản lý, điều hành trật tự xã hội, giảm bớt và tiến tới xóa bỏ những mối đe dọa hay những nguy cơ bùng phát của sự bất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Hiệu quả xuất hiện khi thông tin thời sự đến với công chúng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ nhất nhằm nâng cao sự hiểu biết của công chúng về các mặt của đời sống cũng như định hướng cho họ một tư tưởng đúng đắn Người xem tiếp thu nguồn tin và ngay lập tức phản ứng lại nguồn tin bằng những hành động tích cực, họ làm theo và đồng tình ủng hộ việc đưa tin vì nó trả lời được những câu hỏi mà họ đang quan tâm

Ví dụ: trong chương trình thời sự 18h ngày 25 tháng 4 năm 2012, VOVTV phát sóng phóng sự: “Ranh giới công tư của những văn bản mang dấu đỏ” do các phóng viên Kiều Nga – Trọng Nghĩa và Minh Tiến thực hiện Đây là một phóng sự ngắn xoáy sâu vào vấn đề mà dư luận quan tâm Đó là vấn đề lợi dụng con dấu đỏ mang hình Quốc huy của các cơ quan Nhà nước

sử dụng vào những việc tư như đóng dấu vào những giấy thông báo về những việc của gia đình các quan chức như hiếu, hỷ, Phóng sự được thực hiện và phát sóng với những lập luận rõ ràng, cùng với những tài liệu chứng cứ mà phóng viên thu thập được từ nhiều nguồn cung cấp đã giải tỏa những thắc

Trang 35

mắc của công chúng Đồng thời phóng sự cũng khẳng định: Những việc làm sai trái của những quan chức trong việc lợi dụng những công cụ hành chính của Nhà nước sử dụng vào việc riêng là hành động sai trái, đáng đấu tranh lên

án Tác phẩm có kết cấu chặt chẽ Các hình ảnh và lời bình được bố trí một cách hợp lý theo trục phát triển từ thực trạng đến giải pháp Các nhân chứng được sử dụng một cách hợp lý và trong một chừng mực nào đó đã đặc tả được một cách tương đối sinh động

Đây là một vấn đề mới nảy sinh và rất phổ biến trong xã hội ta hiện nay cần kiên quyết đấu tranh và có những biện pháp mạnh để xử lý

2.3 Chất lượng phóng sự trong Chương trình thời sự - Hệ VOVTV –Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay

2.3.1 Về Nội dung phóng sự

2.3.1.1 Đề tài

Đề tài là phạm vi của đời sống hiện thực được phản ánh vào các tác phẩm báo chí Đề tài của phóng sự ngắn phải được chọn lựa ra trong muôn vàn tin tức sự kiện Tất nhiên những vấn đề được lựa chọn đưa phóng sự ngắn

là những vấn đề thời sự đang được nhiều người quan tâm Càng nóng hổi, càng mới mẻ thì càng cần thiết

Trong báo chí, đề tài hiểu theo nghĩa rộng tương đương với các lĩnh vực như: kinh tế, văn hoá, xã hội do một hay một nhóm nhà báo đảm nhiệm Phòng thời sự cũng chia phóng viên ra thành các nhóm nhưng không dựa trên cùng một tiêu chí

Theo lĩnh vực hoạt động trong đời sống hiện nay có nhóm văn hoá – xã hội do Hải Đăng phụ trách, nhóm kinh tế do Thu Hương phụ trách,…

Hiện nay VOVTV có 3 bản tin thời sự chính trong ngày Đây là thông tin quan trọng nhất của một đài quốc gia, do đó đề tài được đưa vào trong phóng sự ngắn phải mang tính chính thông và thiết thực, không được phép chạy theo những sự kiện mang tính giật gân, câu khách, đáp ứng thị hiếu tầm

Trang 36

thường Tuy nhiên đề tài rộng hay hẹp, ở trung ương hay địa phương thì điều quan trọng nhất vẫn là cách xử lý đề tài, phương thức thể hiện, việc triển khai

đề tài thành một phóng sự mang tầm cỡ quốc gia

Qua khảo sát chương tình thời sự VOV phát sóng 18h từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2012 thì các phóng sự trên VOVTV có chất lượng đề tài tốt, phong phú đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực, bám sát những sự kiện lớn của đất nước, những chủ trương chính sách lớn của đất nước Đề tài của các phóng sự này không những bám sát những vấn đề do thực tiễn đặt ra, mà còn có tính phát hiện ở những góc độ tiếp cận mới

Phóng sự trong Chương trình thời sự VOVTV có thế mạnh nhất là những đề tài về đời thường, những vấn đề có sự ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân Trong những đề tài mà phóng viên chọn để thực hiện, điều cốt lõi là phải khai thác được từ 1 đến 2 sự kiện chính thật cốt lõi và ấn tượng, thật quan trọng nhưng phải gần gũi với đời sống của nhân dân, làm nền cho phóng sự từ đó mà lý giải, phát triển, mở rộng các vấn đề xung quanh

Ví dụ nhân ngày thế giới phòng chống căn bệnh ung thư 04/02, chương trình thời sự tối ngày 04/02/2012 của VOVTV đã phát phóng sự ngắn về một

xã làm tốt công tác quan tâm chăm sóc đến những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Mở đầu phóng sự là hình ảnh cả hai vợ chồng cùng bị căn bệnh ung thư: Người chồng bị bệnh ung thư máu, người vợ bị bệnh ung thư

cổ tử cung, nhưng hai vợ chồng không buông xuôi số phận, vừa chữa trị ở bệnh viện vừa bám vào vỉa hè trước cổng bệnh viện để kiếm sống, nhưng vẫn yêu đời và lạc quan với cuộc sống Có được những kết quả như vậy đó còn nhờ vào sự quan tâm của chính quyền và các cơ quan đoàn thể trong việc tập hợp giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…Những hình ảnh trong phóng sự gây sự xúc động để lại ấn tượng mạnh cho người xem Để

từ đó đưa ra một thông điệp truyền tải tới người xem: Hãy quan tâm đến những người có bệnh hiểm nghèo

Trang 37

Với sự hoạt động tích cực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên và sự hợp tác của các đài truyền hình địa phương, đề tài của các phóng sự ngắn trong chương trình thời sự của VOVTV rất đa dạng, phản ánh cuộc sống của người dân trên mọi miền của tổ quốc Từ những vấn đề của người dân tại tỉnh miền núi phía Bắc trong phóng sự “Cao Bằng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới” đến phóng sự “Tình trạng thiếu nước sạch tại xã Biền Bạch, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau” Chính những phóng sự như vậy đã đem đến bức tranh toàn cảnh về mọi miền của tổ quốc Tuy nhiên vẫn còn đề tài của phóng sự ngắn còn khai thác ở các khía cạnh chung chung, chưa tập trung đi vào những vấn đề cụ thể.

2.3.1.2 Chi tiết thông tin

Lựa chọn chi tiết là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần quan trọng tạo nên một phóng sự hay, bởi vì một phóng sự vừa phải cung cấp những thông tin mang tính tổng quát, vừa phải có những thông tin chi tiết, cụ thể Những thông tin chi tiết hay độc đáo tạo nên dấu ấn sâu đậm cho khán giả là điểm nhấn của phóng sự

Nhìn chung các phóng sự trong chương tình thời sự VOVTV đều có

được những chi tiết hay, sống động Trong phóng sự “Tình trạng thiếu nước sạch tại xã Biền Bạch, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau” Của phóng viên Chí

Thuận – Liêu Hớn phát sóng trong chương trình thời sự 18h ngày 18/4/2012

đã thể hiện mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của tuyến sông Chẹm Phóng viên

đã sử dụng những hình ảnh như dòng sông đen ngầu, sủi đầy bọt, khiến người dân suốt chiều dài gần 10km hai bên bờ sông không thể khoan được nước

giếng sạch để sử dụng “Những người dân hai bên bờ sông Chẹm với chiều dài gần 10km đã quen với mùi nước sông hôi thối nồng nặc, với mùi nước máy khó chịu Không nhà nào sử dụng được nước giếng khoan Hơn 1250 hộ dân ở đây hàng ngày đều phải đi mua nước hơn 20 cây số ở các xã bên cạnh…” Sau đó là hình ảnh người dân chỉ cho phóng viên xem những chiếc

Trang 38

thùng phi sắt bị hoen rỉ mặc dù được để trong nhà để đựng lúa Có thể nói phóng viên đã rất tinh tế trong việc quan sát và lựa chọn được những chi tiết sống động để đưa và phóng sự Từ những chi tiết này khán giả sẽ hình dung được mức độ ô nhiễm của dòng sông Chẹm… Ngay từ những chi tiết đầu tiên này phóng viên đã cho người xem mình đã lựa chọn những chi tiết hay, sâu sắc thể hiện vấn đề mà mình muốn nói.

Hay như trong phóng sự: “Mong thư ở đảo Trường Sa” của Thanh

Nhàn, phát sóng trong chương trình thời sự 18h ngày 28/12/2012 Mở đầu phóng sự là hình ảnh một người lính đảo rưng rưng cầm bức thư nhoè nước

cùng lời bình: “Bức thư này không đi theo đường quân bưu mà nằm trong túi

áo một người lính Các nét chữ đã bị nhoè do sóng biển Đây là bức thư đầu tiên đến tay người nhận, Hạ sỹ Nguyễn Minh Trí”.

Bức thư không còn nguyên vẹn nét chữ, nó cũng không đi theo con đường chính thức Đối với lính đảo Trường Sa, người ta phải đưa thư bằng mọi cách Bức thư có thể bị rách, có thể bị nhoè miễn sao là họ nhận được thư Lá thư là tất cả tình cảm, sự động viên của gia đình, người thân, bạn bè

Ở ngoài đảo xa của Tổ quốc, người lính luôn cần những tình cảm từ đất liền hơn bao giờ hết, mặc dù có thể hiện nay các phương tiện liên lạc khác đã phát triển nhưng những cánh thư vẫn là phương tiện hữu hiệu để gửi gắm những tình cảm của đất liền với đảo xa

Tuy nhiên vẫn còn có những phóng sự chưa chọn được những chi tiết hay và “đắt”, hình ảnh và lời bình còn chung chung không có trọng tâm như

trong phóng sự “Thay đổi nhận thức về môi trường từ những hoạt động hưởng ứng” của Anh Thư phát sóng trong chương trình thời sự 18h ngày

11/3/2012, với thời lượng của phóng sự là 3’15” nhưng trong cả phóng sự,

hình ảnh và lời bình chỉ nói chung chung về lễ công bố giải cuộc thi “Tắt đèn bật ý tưởng 2012” do công ty thương mại TNHH BOO và tổ chức WWF Việt

Nam phối hợp tổ chức cùng những hành động ủng hộ từ những thí sinh tham

Ngày đăng: 16/06/2016, 00:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. R.A. Borestky (1970), Báo chí truyền hình (Tài liệu tham khảo của tổ chức quốc tế các nhà báo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền hình
Tác giả: R.A. Borestky
Năm: 1970
4. Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào, Nxb Văn Hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết báo như thế nào
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Văn Hoá Thông tin
Năm: 2000
5. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn Hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận báo phát thanh
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Văn Hoá Thông tin
Năm: 2003
6. Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
7. Vũ Đình Hoè (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý
Tác giả: Vũ Đình Hoè
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
8. Trần Bảo Khánh, Giáo trình nghiệp vụ truyền hình ( Tài liệu tham khảo tập 1 -2), Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ truyền hình
9. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất chương trình truyền hình
Tác giả: Trần Bảo Khánh
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
Năm: 2003
10. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình báo chí truyền hình
Tác giả: Dương Xuân Sơn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2009
11. Tạ Ngọc Tấn (1993), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
Năm: 1993
12. Nhiều tác giả (1977), Giáo trình nghiệp vụ báo chí - tập 2 - khoa Báo chí - Trường Tuyên huấn TW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ báo chí
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 1977
13. Nhiều tác giả (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo ( Tài liệu tham khảo), Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề nghiệp và công việc của nhà báo
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 1992
14. Nhiều tác giả (2005), Phóng sự báo chí (Khoa Phát thanh – Truyền hình Phân viện Báo chí và tuyên truyền), Nxb Lý luận chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng sự báo chí (Khoa Phát thanh – Truyền hình Phân viện Báo chí và tuyên truyền)
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Lý luận chính
Năm: 2005
1. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
15. Một số bài giảng của các thầy cô giáo ở Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khác
16. Một số băng hình chương trình thời sự của VOVTV, Đài Tiếng nói Việt Nam Khác
17. Từ điển tiếng Việt (1998), Trung tâm từ điển quốc gia, Nxb Đà Nẵng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w