1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các tác phẩm và tác giả văn học 12 kỳ i

4 640 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 18,48 KB

Nội dung

Gồm những tác giả và tác phẩm của chương trình học kỳ 1 lớp 12. Những tóm tắt ngắn gọn nhất để bạn có thể hiểu và viết phần mở bài tốt nhất. Trong mọi dạng bài, học sinh đều cần trình bày thành ba phần: giới thiệu – triển khai – tổng kết, đánh giá. + Phần giới thiệu: thông tin cần cung cấp là thông tin về vấn đề: tác giả, tác phẩm, điểm đặc biệt hay tính quan trọng của vấn đề. Ở phần này, học sinnh chỉ nêu ý khái quát, tránh đưa thông tin cụ thể, chi tiết, tránh lan man, dài dòng. + Phần triển khai: cần cô gắng lập ý cho rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp và phát triển ý cần hợp lý, tránh lối viết tùy tiện, lộn xộn. Để ý sáng rõ cần có dẫn chứng, và chỉ phân tích dẫn chứng ở khía cạnh cần cho sự phát riển ý, tránh viết chung chung, tránh lôi áp đặt không có bằng cớ song cũng cần tránh phô kiến thức một cách không cần thiết. + Phần tổng kết, đánh giá: nên thể hiện một cái nhìn tổng hợp là toàn diện về vấn đề bằng những nhận xét có tính khái quát, tránh việc tếp tục phân tích bình luận cụ thể vê các chi tiết như ở thân bài.

Trang 1

TÁC GIẢ QUANG DŨNG VÀ BÀI THƠ TÂY TIẾN

Quang Dũng (1921-1988) Ông là một nghệ sĩ đa tài: thơ ca, nhạc, họa nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ ca Ông là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám

Tây Tiến được sáng tác khi nhà thơ Quang Dũng đã rời xa đơn vị Tây Tiến của mình một thời gian

"Đoàn quân Tây Tiến sau một thòi gian hoạt động ở Lào trờ về thành lập trung đoàn 52 Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối 1948 rồi được chuyến sang đơn vị khác Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh, anh viết bài thơ Tây Tiến, (Lời kể của Trần Lê Văn – bạn thân của Quang Dũng) Như vậy, bài thơ được viết qua hoài niêm với tâm trạng nhớ da diết, chơi vơi

TÁC GIẢ TỐ HỮU VÀ BÀI THƠ VIỆT BẮC

Tố Hữu một hồn thơ dân tộc, một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt nam Có thể nói những tác phẩm của ông không chỉ thể hiện tư tưởng,lẽ sống của bản thân mình mà qua đó ta còn thấy được những sự kiện quan trọng của cách mạng nước nhà

Tháng 10- 1954 sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ bộ đội ta phải chuyển lực lượng thủ đô và chia tay với chiến khu Việt bắc Kẻ ở người đi lòng không khỏi nhớ thương nuối tiếc tình quân dân trong mười lăm năm khánh chiến nhân sự kiện trọng đại cùng với tâm trạng nỗi niềm ấy Tố Hữu đã viết bài thơ Việt bắc

TÁC GIẢ NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ TÁC PHẨM ĐẤT NƯỚC

Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng Ông học tập và trưởng thành trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, rồi trở

về Nam tham gia chiến đấu chống Mĩ Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước, về dân tộc Năm 2000, ông vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả sáng tác ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, nội dung phản ánh sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm bị chiếm ở miền Nam đang xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược; đồng thời thể hiện những suy ngẫm và quan điểm của nhà thơ về đất nước, dân tộc Đoạn trích Đất Nước nằm ở phần đầu chương V của trường ca là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại Tác giả bày tỏ suy nghĩ và tình cảm tha thiết, sâu sắc của bản thân về đất nước trên nhiều bình diện địa lí, lịch sử, văn hóa, phong tục,… với tư tưởng bao trùm: Đất Nước của Nhân dân

Trang 2

TÁC PHẨM SÓNG VÀ TÁC GIẢ XUÂN QUỲNH

Xuân Quỳnh (1942- 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Quê ở tỉnh Hà Tây Xuất thân trong một gia đình công chức Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa sau chuyển sang sáng tác vh Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường

Sóng là một bài thơ do Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), và sau đó được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”

BÀI THƠ ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA VÀ TÁC GIẢ THANH THẢO

Nhà thơ Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 Tài năng thờ ca của Thanh Thảo phát triển và trưởng thành trong những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước Thanh Thảo đem đến cho thơ ca thời đó tiếng nói trung thực của một thế hệ tình nguyện cầm súng bảo vệ

Tổ quốc, vẫn là cái tôi công dân đầy nhiệt huyết nhưng thơ Thanh Thảo nghiêng về phản ánh tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội và thời đại Thanh Thảo muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở chiều sâu bản chất của nó nên ông không chấp nhận lối biểu đạt ồn ào, dễ dãi Những tập thơ viết về con người trong chiến tranh và hòa bình của Thanh Thảo đã được đánh giá cao: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông ru-bich, Từ một đến một trăm…

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập Khối vuông ru-bich, xuất bản năm 1985 được dư luận đánh giá là thành công về nhiều mặt của Thanh Thảo

TÙY BÚT AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG VÀ TÁC GIẢ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức yêu nước luôn tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống Mỹ Ngụy ở miền Nam thời kỳ trước

1975 - Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có phong cách độc lập, có

sở trường đặc biệt về thẻ bút ký, tùy bút Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với những suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý

Trang 3

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bài bút ký suất sắc viết tại Huế năm 1981, rút từ tập bút ký cùng tên Dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế Dòng sông quê hương được soi chiếu từ nhiều góc độ của lịch sử, địa lý, văn hóa Qua những suy tư và liên tưởng, dòng sông đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của đất cố đô với trang sử vẻ vang, với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, trở thành biểu tượng cho văn hóa và tâm hồn con người xứ Huế Bài bút ký mang đậm phong cách bút ký bởi giọng văn phóng túng và sự bộc lộ cái “tôi” suy tư, trữ tình của nhà văn

TÙY BÚT NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN TUÂN

Nguyễn Tuân (1910 – 1987). Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nguyễn Tuân tham gia Cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền

văn học mới Ông là người Giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, Ý thức

cá nhân phát triển rất cao, Rất mực tài hoa, Quí trọng nghề văn

Trước Cách mạng tháng tám, ông là cây bút văn xuôi trong thời kì cuối cùng của xu hướng văn học lãng mạn 1930-1945 Ông viết các tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, yêu truyền thống văn hóa dân tộc và một số truyện thể hiện tâm trạng

u uất trước cuộc đời tù đọng.

Sau Cách mạng tháng tám, Nguyễn Tuân hòa mình vào cuộc sống của nhân dân, tham gia thực tế kháng chiến, thể hiện cái nhìn ấm áp, niềm tin yêu cuộc sống và liên tiếp cho ra đời những tác phẩm mang tính thời sự.

văn xuôi có giá trị tạo hình cao, có nhạc điệu trầm bổng, cách phối âm, phối thanh

linh hoạt,tài hoa ; Sử dụng thể loại tùy bút thuần thục, có những thành tựu đặc sắc

Trước Cách mạng tháng tám 1945, phong cách Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ NGÔNG Đó là thái độ khinh đời, ngạo đời dựa trên tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình.

Sau Cách mạng tháng tám, Nguyễn Tuân hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, ca ngợi cái đẹp không chỉ ở những tính cách phi thường mà còn ở cả những người lao động bình thường.

Tác phẩm “người lái đò Sông Đà” Là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân vào năm 1958 Ông đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc Thực tiễn cuộc sống mới ở vùng cao và vẻ đẹp của thiên nhiên cùng “ thứ vàng

Trang 4

mười đã qua thử lửa” ở những con người lao động, chiến đấu trên miền núi sông thơ mộng ấy đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo và ông sáng tác tùy bút SÔNG ĐÀ (1960), trong đó có NGỪỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.

Ngày đăng: 15/06/2016, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w