Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Giải thể.Khái niệm: Giải thể doanh nghiệp là một quá trình để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.Khi giải thể doanh nghiệp tư nhân thì chỉ quan tâm mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan đến doanh nghiệp, cụ thể là quan hệ với khách hàng, với người làm công và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TIỂU LUẬN LUẬT THỰC PHẨM VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI LuẬT DOANH NGHIỆP GVHD: ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO Lớp: CH 2015 HVTH: Phan Thị Kiều Linh Hoàng Thị Hằng Ngô Đặng Hồng Phương MSSV: 1570428 MSSV: 1570423 MSSV:1570435 NỘI DUNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP II THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP III CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG VÀ ĐIỀU HÀNH IV QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ V QUY TRÌNH GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN Phần 1: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN I KHÁI NIỆM KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN - Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp I ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN - Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN - Không được phát hành chứng khoán - Được quyền thuê lao động, mở chi nhánh, VPĐD - Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các công ty khác IV QUYỀN CỦA DNTN • Tự chủ kinh doanh; • Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu • Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh IV NGHĨA VỤ CỦA DNTN • Kinh doanh theo đúng ngành, nghề • Nghĩa vụ thuế • Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động • Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ • Đảm bảo vấn đề quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường QUY ĐỊNH VÀ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Đối tượng Mọi cá nhân, tổ chức có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ: •Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; •Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; •Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; •Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản Hồ sơ đăng ký - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định và/hoặc chứng chỉ hành nghề, thì phải nộp kèm - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền - Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác Công bố nội dung đăng ký kinh doanh a) Tên doanh nghiệp; b) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; c) Ngành, nghề kinh doanh; d) Vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định; đ) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu; e) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; g) Nơi đăng ký kinh doanh GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Trình tự thực hiện: • B1: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Ban quản lý Khu kinh tế • B2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế tiếp nhận và xem xét hồ sơ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết biên nhận hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung • B3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Phòng Quản lý doanh nghiệp - Thương mại để tham mưu giải quyết • Thành phần hồ sơ gồm: Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp Quyết định giải thể, quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của tòa án tuyên bố giải thể doanh nghiệp Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN Thành viên có thể là cá nhân hay tổ chức; số lượng không vượt quá 50; - Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Không được quyền phát hành cổ phần - Đối tượng Mọi cá nhân, tổ chức có quyền thành lập và quản lý công ty được quyền đăng ký thành lập Côngty TNHH hai thành viên trở lên, trừ : •Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; •Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; •Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh; •Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản Thủ tục •Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh •Dự thảo Điều lệ công ty •Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo •Xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định •Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác trong trường hợp kinh doanh những ngành, nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được bắt đầu hoạt động và phải bố cáo trên báo Thực hiện góp vốn: Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Vốn điều lệ của công ty; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty CƠ CẤU Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp công ty có ít hơn 11 thành viên vẫn có thể lập Ban kiểm soát nhưng phải phù hợp với yêu cầu quản trị của công ty Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hay Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty IV QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN Quyền • Dựa trên biểu quyết của các hội đồng thành viên với các quyền về vốn, tài sản, phân chia lợi nhuận… Nghĩa vụ • Tự chịu trách nhiệm về vốn, khoản nợ và các tài sản khác Vấn đề về thuế, báo cáo tài chính, mọi giao dịch… GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN • Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây: Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; Theo quyết định của Hội đồng thành viên; Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 trong thời hạn 6 tháng liên tục; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty TNHH một thành viên Tương đồng: Hai loại hình doanh nghiệp này có khá nhiều điểm tương đồng về địa vị pháp lý Cả hai loại đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình Cả hai loại công ty TNHH đều không có quyền phát hành cổ phần Khác biệt: Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Doanh nghiệp Tư nhân • Tương đồng: có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ