TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của dịch chiết Bạch hoa xà lên thành phần và cường độ nhiễm ngoại kí sinh trên cá tra giống bằng phương pháp bổ sung vào thức ăn với
Trang 1XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Khóa luận: “Sử dụng dịch chiết Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) phòng bệnh
ngoại kí sinh trên cá tra giống”
Sinh viên thực hiện: Ngô Phước Thịnh
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Khóa luận đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp ngày 21/07/2015
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
(Chữ ký) (Chữ ký)
Th.S Nguyễn Lê Hoàng Yến Ngô Phước Thịnh
Trang 2LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này đã được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được ứng dụng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác
Cần thơ, ngày…….tháng…….năm 2015 Sinh viên thực hiện
(chữ kí)
Ngô Phước Thịnh
Trang 3LỜI CẢM TẠ Kính dâng
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn đến sâu sắc đến cha mẹ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con học tập, dạy dỗ, lo lắng và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con vượt qua mọi khó khăn để con được như ngày hôm nay
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Nguyễn Lê Hoàng Yến đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian theo dõi quá trình tiến hành thí nghiệm và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Thầy Tạ Văn Phương đã dìu dắt lớp NTTS K6 trong suốt quá trình học tập và đã tạo điều kiện tốt nhất cho em cùng các bạn hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
Quý thầy cô Khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kinh nghiệm quý bàu trong các năm học vừa qua
Toàn thể các bạn NTTS K6 đã luôn bên tôi, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của dịch chiết Bạch hoa xà lên thành phần và cường độ nhiễm ngoại kí sinh trên cá tra giống bằng phương pháp bổ sung vào thức ăn với các khối lượng lá Bạch hoa xà là 10g, 15g, 20g/kg thức ăn và 2 phương pháp chiết xuất là đun trong nước cất và ngâm cồn 700 trong thời gian 8 giờ Có 5 giống loài ngoại kí sinh trùng được phát hiện trên cung mang và nhớt ở tất cả các
nghiệm thức là Trùng mặt trời (Trichodina), Bào tử trùng (Myxobolus), Trùng mỏ neo
(Lernaea), Trùng quả dưa (Ichithyophthyrius) và ấu trùng sán lá song chủ (Centrocestus
Dịch chiết Bạch hoa xà được chiết xuất bằng phương pháp gia nhiệt trong nước cất với liều lượng bổ sung 10-15 g/kg thức ăn có tác dụng tốt trong việc hạn chế, ngăn chặn sự phát triển của kí sinh trên cá
Từ khóa: Cá tra, dịch chiết Bạch hoa xà, ngoại kí sinh, thức ăn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT i
LỜI CẢM TẠ iii
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH HÌNH viii
DANH SÁCH BẢNG ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra 3
2.1.1 Hệ thống phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái 3
2.1.3 Môi trường sống 4
2.1.4 Phân bố 4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 5
2.2 Một số bệnh kí sinh trùng trên cá tra 5
2.2.1 Bệnh trùng bánh xe 6
2.2.2 Bệnh sán lá đơn chủ 7
2.2.3 Bệnh trùng loa kèn 7
2.2.4 Bệnh trùng quả dưa 8
2.2.5 Bệnh bào tử trùng 8
2.2.3 Bệnh do lớp sán lá song chủ Trematoda/Digenea 9
2.3 Tổng quan về Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) sử dụng trong nghiên cứu 9
2.3.1 Mô tả hình thái 9
2.3.2 Thành phần hóa học của cây Bạch hoa xà (P zeylanica) 10
Trang 62.4 Tình hình sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh ở động vật thủy sản 12
2.4.1 Trên thế giới 12
2.4.2 Tại Việt Nam 13
CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
3.1.1 Thời gian 15
3.1.2 Địa điểm 15
3.2 Vật liệu nghiên cứu 15
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 15
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Chuẩn bị vật liệu 15
3.3.2 Bố trí thí nghiệm 16
3.3.3 Chăm sóc, quản lý thí nghiệm 17
3.3.4 Các chỉ tiêu xác định 18
3.3.5 Phương pháp phân tích mẫu 18
3.3.5.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường 18
3.3.5.2 Phương pháp xác định kí sinh trùng 18
3.3.5.3 Phương pháp đánh giá sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm 19
3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 20
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Sự biến động của các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 21
4.1.1 Nhiệt độ 21
4.1.2 pH 21
4.1.3 Tổng đạm Ammonia 22
4.1.4 Nitrite (N-NO2-) 23
4.2 Kết quả kiểm tra kí sinh trùng (kst) trong thời gian thí nghiệm 25
4.2.1 Thành phần kí sinh trùng trên cá tra giống trước khi thí nghiệm 25
4.2.2 Biến động cường độ nhiễm kí sinh trùng trong thời gian thí nghiệm 26
Trang 74.4 Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá sau thí nghiệm 38
4.4.1 Tăng trưởng về chiều dài 38
4.4.2 Tăng trưởng về khối lượng 39
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 40
5.1 Kết luận 40
5.2 Đề xuất 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá tra 3
Hình 2.2 Cây Bạch hoa xà 11
Hình 2.3 Cấu tạo hóa học của Plumbagin 12
Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm 18
Hình 4.1 Biến động hàm lượng TAN qua các lần kiểm tra 26
Hình 4.2 Biến động hàm lượng NO2- qua các lần kiểm tra 27
Hình 4.3 Tỷ lệ sống của các nghiệm thức 44
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên 5
Bảng 3.1 Phương pháp và liệu lượng bạch hoa xà trong 3 nghiệm thức 19
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu môi trường 20
Bảng 4.1 Sự biến động của nhiệt độ trong các nghiệm thức 23
Bảng 4.2 Sự biến động của pH trong các nghiệm thức ……… 24
Bảng 4.3 Thành phần kí sinh trùng trước thí nghiệm 28
Bảng 4.4 Cường độ nhiễm trùng mặt trời (trùng/lame) của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 32
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm trùng mặt trời (%) của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 32
Bảng 4.6 Cường độ nhiễm bào tử trùng (trùng/lame) của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 34
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm bào tử trùng (%) của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 34
Bảng 4.8 Cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (trùng/cá thể) của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 37
Bảng 4.9 Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (%) của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 37
Bảng 4.10 Cường độ nhiễm trùng quả dưa (trùng/lame) của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 40
Bảng 4.11 Tỷ lệ nhiễm trùng (%) quả dưa của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 40
Bảng 4.12 Cường độ nhiễm trùng mỏ neo (trùng/cá thể) của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 43
Bảng 4.13 Tỷ lệ nhiễm trùng mỏ neo (%) của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 43
Bảng 4.14 Tăng trưởng chiều dài của cá tra giống 44
Bảng 4.15 Tăng trưởng khối lượng của cá tra giống 45
Trang 11CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu
Việt nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp phát triển lâu đời Bên cạnh ngành nông nghiệp lúa nước thì ngành thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước với kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD Trong đó, mặt hàng cá Tra- Basa đã
có mặt trên 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng gần 7% so với 140 quốc gia cùng kì năm 2012 (Vasep, 2013) Cá Tra hiện vẫn duy trì xuất khẩu đứng thứ 2 sau tôm, chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam Trước nhu cầu xuất khẩu tăng cao, các mô hình nuôi cá Tra công nghiệp được mở rộng tăng nhanh về diện tích,
số lượng và cả mật độ Từ đó tạo ra thách thức cho người nuôi là dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, điển hình như bệnh gan thận mủ, bệnh phù đầu xuất huyết trên cá Tra nguyên nhân do vi khuẩn và kí sinh trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi Thông thường, để hạn chế dịch bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá thì người nuôi thường sử dụng kháng sinh và hóa chất đặc trị Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất, kháng sinh không đúng quy cách, không đúng liều lượng đã gây nên tác hại lớn như tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, làm suy thoái môi trường, tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất và chất lượng của sản phẩm
Để khắc phục tình trạng trên thì nghiên cứu sử dụng nhiều loại cây cỏ, thảo dược hay chế phẩm từ các loại thảo dược khác nhau thay thế thuốc kháng sinh, bổ sung vào thức
ăn cho động vật thủy sản đang rất được quan tâm Các hoạt chất trong thảo dược hoạt động như chất kháng sinh, chất chống oxy hóa Nhiều loại thảo dược đã được sử dụng rộng rãi trong thú y và người vì đây là sản phẩm tự nhiên an toàn cho người sử dụng
mà còn rất có giá trị trong y học Chính vì vậy, thảo dược và các sản phẩm từ thảo dược cũng có một vai trò quan trọng trong thủy sản trong thời gian gần đây Cụ thể như: chất chiết từ Tỏi (Allium sativum) và Sài đất (Weledia calendulacea) để tăng cường hệ miễn dịch cho cá tra chống mầm bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra (Bùi Quang Tề, 2006) Huỳnh Kim Diệu (2011), sử dụng bột lá Xuân Hoa (Pseuderanthemum palatiferum) để tăng sức đề kháng giúp cá tăng trọng tốt hơn Thảo dược Bạch hoa xà được chiết xuất và ứng dụng nhiều trong y học Chúng cũng có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng Pseudomonas, Bacillus antracis,….Ngoài ra, cây Bạch hoa xà có khả năng làm giảm đáng kể các rối loạn vi tuần hoàn, các tổn thương gan thận (Võ Văn Chi, 1997) và chưa được ứng dụng rộng rãi trong việc bổ sung vào thức ăn trên đối tượng cá tra giống Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đề tài “Sử dụng dịch chiết Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) phòng bệnh ngoại kí sinh trên cá tra giống” được thực hiện nhằm thay thế thuốc kháng sinh bổ sung vào thức ăn để hạn chế ngoại kí sinh trên cá giống
Trang 121.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sử dụng dịch chiết Bạch hoa xà với mục đích phòng và trị bệnh ngoại kí sinh phát triển gây hại trên cá tra giống
1.3 Nội dung nghiên cứu
Phân tích sự ảnh hưởng của phương pháp chiết xuất và liều lượng dịch chiết Bạch hoa
xà trong suốt 2 tháng thí nghiệm lên:
i) Sự biến động một số yếu tố môi trường
ii) Thành phần ngoại ký sinh, cường độ nhiễm, tỉ lệ nhiễm ngoại kí sinh trên mang và
da cá
iii) Sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng cá tra trong suốt thời gian thí nghiệm
Trang 13CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra
Giống: Pangasius (Rainbsoth, 1996)
Loài: Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Tên tiếng Anh: Striped catfish
Tên tiếng Việt: cá tra
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá tra là cá da trơn, thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài Miệng trước, rộng ngang, không co duỗi được có dạng hình vòng cung và nằm trên mặt phẳng ngang
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá tra
(Nguồn canthotv.vn)
Răng nhỏ mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, mỏng nằm trên đường vòng cung, đôi khi bị che lấp bởi nếp da vòm miệng Vây ngực có ngạnh, bụng có 8 tia phân nhánh, trong khi các loài khác có 6 tia (Phạm Văn Khánh, 1996) Vây lưng cao, có một gai cứng và có răng cưa
Trang 142.1.3 Môi trường sống
Theo Từ Thanh Dung và ctv., (2005), môi trường sống của cá tra rất quan trọng Môi
trường nước ổn định, thức ăn đầy đủ, cá tra có sức đề kháng cao, ký sinh trùng và mầm bệnh khó xâm nhập, cá khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh
Cá tra sống chủ yếu trong vùng nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước có (nồng độ muối từ 7-10‰), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C Số lượng hồng cầu trong máu cá tra nhiều hơn các loài cá khác do cá có cơ quan hô hấp phụ và có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên da cá tra chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan, tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng (Nguyễn Chung, 2007)
2.1.4 Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mêkông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá tra giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mêkông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên Khảo sát chu kỳ
di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5
và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (Nguyễn Chung, 2007)
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), ngoài tự nhiên, cá sống ở lưu vực sông Cửu Long (Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam) Ở Việt Nam, cá phân bố ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù, nước đọng, nhiều chất hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan thấp và có thể nuôi ở mật độ cao (trích bởi Trần Thị
Bé, 2006)
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật Trong tự nhiên, cá có thể ăn được mùn bã hữu
cơ, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá (Nguyễn Văn Kiểm, 2004) Cá nuôi trong ao sử dụng các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám, tấm,…Thức ăn có nguồn gốc từ động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn (Dương Nhựt Long, 2003)
Sau khi cá tra bột dinh dưỡng gần hết noãn hoàng, cá bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài Thức ăn của cá lúc này là những động vật phù du trong nước có kích thước nhỏ như luân trùng, trứng nước Thông thường thức ăn cho cá con không được có kích thước lớn hơn đường kính mắt của cá nhưng đối với cá tra, con mồi cá tra con bắt được có đường kích lớn hơn gấp nhiều lần so với đường kính mắt của chúng (Phạm Văn Khánh, 1996) Khi ương trong bể cá có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn như: Artermia, trùng chỉ, Moina, thức ăn chế biến,…Tuy nhiên, ấu trùng Artermia và trùng chỉ cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt nhất (trích Dương Thúy Yên, 2003)
Trang 15Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, Menon và Cheko, (1995),
đã xác định thành phần thức ăn trong ruột cá như sau:
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên
Nhuyễn thể
Cá nhỏ Côn trùng Thực vật đa bào
Giáp xác
35,4 31,8 18,2 1,6 2,3
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ tăng trưởng nhanh về chiều dài, sau một năm cá đạt trọng lượng 1-1,5 kg/con, về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có thể đạt đến 25kg ở cá 10 năm tuổi (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)
Khi hết noãn hoàng, cá có chiều dài trung bình từ 1,0-1,1 cm, sau 14 ngày ương đạt 2,0-2,3 cm với trọng lượng 520 mg và sau gần 60 ngày cá có chiều dài lớn hơn 5 cm Sau 1 năm, cá đạt 0,7-1,5 kg, đến 3-4 tuổi đạt 3-4 kg Cá còn nhỏ sẽ tăng trưởng về chiều dài, khi cá đạt 2,5 kg là bước vào thời kì tích mỡ, cần phải có chế độ nuôi dưỡng thích hợp để cá phát triển tốt Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn phụ thuộc vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung cấp Độ béo cũng tăng dần theo sự phát triển của cá, ở những năm đầu tiên độ béo tăng nhanh, qua các năm sau độ béo tăng nhanh đáng kể Cá có trọng lượng 11,2 g có độ béo là 0,99%, cá nặng 560 g có độ béo
là 1,6% nhưng cá 3 tuổi nặng 3,62 kg có độ béo 1,62% (Nguyễn Thị Phương Linh, 2008)
Ðộ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản (Nguyễn Chung, 2007)
2.2 Một số bệnh kí sinh trùng trên cá tra
Các loài kí sinh trùng thường kí sinh ở mang, da, ruột, dạy dày, cơ, mật, mắt, gan, thận, tùy tang, bóng hơi Tuy nhiên, khả năng kí sinh trùng ký sinh trên mang là rất nguy hiểm vì đây là cơ quan hô hấp chính của cá, chúng phá hoại tổ chức mang, làm
cá ngạt thở và chết (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004)
Ở Châu Á, việc nghiên cứu kí sinh trùng cũng được xem là ngành nghiên cứu khoa học thật sự Nhiều công trình nghiên cứu về kí sinh trùng đã được tiến hành tại Nhật Bản, trong đó công trình nghiên cứu trên sán được nhà kí sinh trùng học Yamaguti
Trang 16tổng hợp thành nhiều tác phẩm, đồng thời công trình nghiên cứu kí sinh trùng cá nước ngọt ở Hokkaido của Nagasama (1988), Awakura và Urawa (1989) đã phát hiện 96
loài kí sinh trùng trong đó các nhóm nội kí sinh có số lượng như sau: Monogenea (11 loài), Trematoda (22 loài), Protozoa (21 loài), Acanthocephala (7 loài), (Bùi Quang
Tề, 2001)
Người đầu tiên nghiên cứu kí sinh trùng cá ở Việt Nam là nhà kí sinh trùng học người
Pháp Albert Billet (1856-1915) Ông đã mô tả một loài sán lá song chủ mới Distomum hypsolebagri kí sinh trùng trong bóng hơi ở cá nheo Việt Nam (Bùi Quang Tề, 2001)
Tại ĐBSCL, theo nghiên cứu của Bùi Quang Tề (1984-2001), đã xác định được 157 loài kí sinh trùng, 70 giống, 46 họ, 27 bộ thuộc 12 lớp, 8 ngành Nhiều nhất là lớp
Monogenea (49 loài), Oligohymenophorea (26 loài), Nematoda (17 loài), Myxosporidia (17 loài), Trong đó, có 121 loài lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam
Theo tác giả, kí sinh trùng ở ĐBSCL tương đối phong phú và kí sinh trùng trên cá phụ thuộc vào tính ăn và tập tính sinh học của cá
Cá tra nuôi được phát hiện có 23 loài kí sinh trùng, trong đó gặp 18 loài ngoại kí sinh,
nhiều nhất là lớp trùng lông (Oligohymenophorea) gặp 14 loài (trùng bánh xe 10 loài,
trùng loa kèn 3 loài và trùng quả dưa 1 loài) ( Bùi Quang Tề, 2001)
Theo Bùi Quang Tề (2001), cho rằng kí sinh trùng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cá Trong giai đoạn cá hương (từ 1-1,5 tháng tuổi) và giai đoạn cá giống (2-3 tháng tuổi) gặp chủ yếu là trùng đơn bào ngoại kí sinh như nhóm trùng bánh xe và một
số loài sán lá song chủ Ở giai đoạn cá giống thì cá tra thường bị nhiêm các kí sinh
trùng như: Trichodina, Dactylogyrus, Gryrodactylus, Myxobolus, Ichthyophthyrius,
kí sinh gây bệnh
2.2.1 Bệnh trùng bánh xe
Theo Bùi Quang Tề (2001), các loài thuộc họ Trichodinidea kí sinh trên cá tra như
Trichodina acuta, Trichodina gasterostei, Trichodina mutabilis, Trichodina nigra, Trichodina, Trichodina siluri, Tripactiella bulbosa, Tripactiellacopiose, Tripactiella obtusa
Trùng bánh xe có khả năng sống tự do trong nước từ 1- 1,5 ngày, ký sinh chủ yếu ở mang, da và khoang mũi của cá (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004) Ngoài ra, đây là nhóm
ký sinh gây thiệt hại lớn cho ao cá nuôi Bệnh thường xảy ra ở thời điểm cuối mùa xuân đến mùa thu và nhiệt độ thích hợp từ 20-300C Trichodina kí sinh ở hầu hết các
loài cá nhưng chúng chủ yếu gây bệnh và làm cá chết ở giai đoạn cá hương, cá giống trong các ao nuôi có mật độ dày, điều kiện sống không tốt, thức ăn thiếu thốn, (Từ Thanh Dung, 2006)
Mặt bụng trùng bánh xe nhìn có dạng hình tròn, nhìn nghiêng có dạng hình chuông, ở giữa có hạch lớn có hình móng ngựa và hạch nhỏ hình tròn Trùng có 2-3 vòng tiêm
Trang 17mao dùng để bơi trong nước Trichodina bám vào mang cá nhờ các móc bám bằng
kitin ở mặt bụng
Bùi Quang Tề và Vũ Thị Tám (2000), cho rằng, nếu tỷ lệ cảm nhiễm 90-100%, cường
độ cảm nhiễm 20-30 trùng/thị trường 9x10 là rất nguy hiểm cho cá Đàn cá phát bệnh khi cường độ cảm nhiễm có 50-100 trùng/thị trường 9x10 Bệnh nặng cường độ cảm nhiễm có khi đến 200-250 trùng/thị trường 9x10, trùng bám dày đặc trên da, vây và mang cá Cá bị bệnh nặng thường ngoi đầu lên mặt nước và lắc đầu nên được gọi là
“bệnh lắc đầu” Những con bị bệnh nặng, mang đầy nhớt và bạc trắng, cá bơi lung tung không định hướng, cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết, người nuôi
cá tra còn gọi là “bệnh trái”
2.2.2 Bệnh sán lá đơn chủ
Dactylogyus thuộc họ Dactygyridae thường kí sinh trên cá tra, nơi kí sinh là mang và
da nhưng chủ yếu là mang Lúc ký sinh, chúng dùng móc của đĩa bám sau, bám vào tổ chức cơ thể ký chủ, tuyến đầu tiết ra men Hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức, làm mang và da cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp của cá, nên cá thường có dấu hiệu bơi lội thất thường, mang có hiện tượng sưng, phù nề, cá nổi đầu và bơi lội chậm chạp, có thể gây chết rải rác đến hàng loạt ở giai đoạn cá hương đến cá giống
* Dactylogyrus : lá loài đẻ trứng, có 4 điểm mắt, tồn tại 18 ngày rồi chết, có 8 đôi móc
và có 4 thùy đầu, ruột kín, nhiệt độ sống thích hợp từ 22-280C
* Gyrodactylus : là loài đẻ con, không có điểm mắt, tồn tại 14 ngày rồi chết, có 9 đôi
móc, có hiện tượng thai trong thai, có 2 thùy, ruột hở và nhiệt độ sống thích hợp từ 18-250C
* Vorticella: cơ thể hình chuông lộn ngược, thường không màu, màu vàng hoặc xanh,
sống đơn độc, có cuống co duỗi được
* Zoothamnium: cấu tạo cơ thể tương tự như Vorticella, nhưng Zoothmnium sống tập
đoàn, cuống không co duỗi được, phân nhánh thành dạng lưỡng phân đều
* Epistylix: sống tập đoàn tương tự như Zoothmnium, cuống không co duỗi được,
phân nhánh so le hoặc đều
Trang 18* Aplosoma: cơ thể hình chuông hoặc hình phễu lộn ngược, có vân ngang, có cuống và
đĩa bám
2.2.4 Bệnh trùng quả dưa
Tác nhân gây bệnh trên cá là các loài thuộc giống Ichithyophthyrius, họ
Ophryoglenidae Trùng quả dưa kí sinh trên da, mang và vây cá, hạt lắm tắm rất nhỏ màu hơi trắng nhạt Da, mang có nhiều nhớt màu sắc hơi nhạt, phá hoại biểu mô mang
là cá ngạt thở, bệnh còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hóa của cá Trùng quả dưa đã gây thành dịch bệnh ở cá giống gồm các loài: cá mè trắng, cá rô phi, cá tra, cá trê, với tỷ lệ cảm nhiễm từ 70-100%, cường độ cảm nhiễm từ 5-7 trùng/lame Bệnh nguy hiểm khi cường độ cảm nhiễm 5-10 trùng/lame (Bùi Quang Tề, 2006)
Bệnh trùng quả dưa hay còn gọi là bệnh đốm trắng thường gây thiệt hại lớn trên cá da trơn, đặc biệt trong giai đoạn cá hương và cá giống, cá nuôi dễ mắc bệnh vào mùa mưa, nơi nuôi cá không có ánh nắng, chế độ dinh dưỡng kém (Quách Thị Thanh Bình, 1999)
Bệnh trùng quả dưa rất nguy hiểm, tuy nhiên, nếu cơ thể có khả năng miễn dịch được bệnh này thì khả năng tái nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều Dựa vào yếu tố này, có thể tìm ra
hai loại vaccine để phòng bệnh đốm trắng do vi khuẩn Ichithyophthyrius gây ra trên cá
tra (Bùi Quang Tề, 2006)
Chu kỳ sống của trùng quả dưa gồm 2 giai đoạn: giai đoạn dinh dưỡng và giai đoạn bào nang Đây là một trong những yếu tố căn cứ để phòng trị bệnh Theo Bauer (1959), thì tế bào đốm trắng phá vỡ tế bào nang, chui ra ngoài sống tự do trong nước
và có thể tồn tại khoảng 2-3 tuần, nhiệt độ thích hợp cho trùng phát triển từ 25-260C (Bùi Quang Tề, 2006) Khi môi trường có pH < 5 thì trùng không chịu đựng được và khí oxy hòa tan giảm dưới 0,8 mg/L trùng sẽ chết
2.2.5 Bệnh bào tử trùng
Bệnh này do bào tử trùng 2 cực nang Myxobolus, họ Myxobolidae, bộ Myxosporidia
Trùng có hình quả lê hoặc hình quả trứng, phía trên có hai cực nang, trong cực nang có
1 sợi dây xoắn Khi vào ruột cá, sợi dây xoắn bắn ra ngoài để bám vào thành ruột cá Bào tử trùng phát triển qua 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng và thời kỳ hình thành bào nang Trong mỗi bào nang có từ hàng vạn đến hàng triệu bào tử Bào nang có thể nhìn thấy bằng mắt thường Bào tử trùng có kích thước nhỏ, có vỏ bằng kitin dày bao bọc, nên có thể sống được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, chúng có khả năng chống tác dụng độc của thuốc, nên rất khó tiêu diệt Trùng có khả năng tồn tại lâu năm trong bùn của đáy ao, hồ nên những loài cá ăn đáy như cá chép, cá diếc, cá trôi dễ bị mắc bệnh này (Từ Thanh Dung, 2005)
Bệnh do Myxobolus: Gây bệnh ở cá là loài thuộc giống Myxobolus, họ Myxobolidae
Gây bệnh trên cá Tra là loài Myxobolus sp., chúng ký sinh trên mang và thận cá Khi
Trang 19cá bệnh nặng, ở mang có nhiều hạt bào nang bằng hạt đậu xanh bám vào làm kênh mang không đóng lại được Theo kết quả phân tích của Bùi Quang Tề (1992) thì loài
Myxobolus sp., này ký sinh trên mang với tỷ lệ cảm nhiễm là 46,43% và ở thận là
3,57%
Bệnh do Henneguya: gây bệnh trê cá là các loài thuộc giống Henneguya, họ
Myxobolidae Bùi Quang Tề (2006), đã định danh được trên cá tra nuôi loài henneguya sp., ký sinh trên da với tỷ lệ cảm nhiễm 0,81% và trên mang với tỷ lệ cảm
nhiễm 3,57% Hai loài này xuất hiện trên cá tra nuôi với tỷ lệ nhiễm thấp, không gây nguy hại cho cá nên chưa được quan tâm
2.2.3 Bệnh do lớp sán lá song chủ Trematoda/Digenea
Theo Nguyễn Thị Thu Hằng (2004), tùy theo từng giai đoạn của sán và vị trí ký sinh
mà có những ảnh hưởng lên vật chủ: chúng thường ký sinh trong ruột (Aspidogaster)
nhưng nhìn chung tác hại không lớn nên chưa có nghiên cứu về biện pháp phòng trừ;
ký sinh trong máu cá Sanguinicola, trứng của chúng còn nằm trong các tổ chức gan,
thận, chúng gây thiệt hại lớn đối với cá hương và cá giống; bệnh sán lá song chủ ký
sinh trong bóng hơi Khi cá ăn cá có nhiễm ấu trùng Metacercaria của sán lá Isoparorchis vào ruột, ấu trùng di chuyển đến túi mật vào bóng hơi phát triển thành trùng trưởng thành; bệnh ấu trùng sán lá song chủ ký sinh mắt cá Diplostomulosis;
bệnh ấu trùng sán lá song chủ ở xoang cơ thể cá, tuy dấu hiệu bệnh không rõ, nhưng tác hại chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá; bệnh sán lá song chủ trong ruột cá
Carassotremosis gây bệnh chủ yếu cho cá bột, cá hương làm chết nghiêm trọng; bệnh
ấu trùng sán lá gan trong thịt cá Clonorchosis; bệnh ấu trùng sán lá song chủ trong mang cá Centrocestosis Theo Hoffman (1992) đối với mô hình nuôi thâm canh, sán lá
song chủ thường không gây hại, chúng chỉ là tác nhân hội sinh trong cá nuôi (trích dẫn
Trang 20Tên tiếng Anh: Zeylanica White Leadwort
Tên tiếng Việt: đuôi công hoa trắng, cây lá đinh, bạch tuyết hoa, cây chiến, Bạch hoa xà
Bạch hoa xà thân cao khoảng 0,3-0,6m, cành yếu gần như mọc leo, thân màu xanh lục,
có nhiều sọc dọc màu xanh nhạt hoặc màu đỏ, gốc thân màu tía nhạt Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trứng đầu nhọn, màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn và phủ một lớp bột màu trắng Hoa màu trắng, thành bông ở ngọn và ở nách lá, phủ lông dính Cây ra hoa gần như quanh năm, chủ yếu vào tháng 5-6
Hình 2.2 Cây Bạch hoa xà (ảnh tự chụp)
2.3.2 Thành phần hóa học của cây Bạch hoa xà (P zeylanica)
P zeylanica là loài chứa nhiều hợp chất hóa học quan trọng Các bộ phận khác nhau
của cây có chứa naphthaquinones, alkaloid, glycosides, steroid, triterpenoids, tannin, plumbagin, các hợp chất phenolic, chất béo, dầu cố định và protein
Plumbagin là hợp chất hóa học quan trọng nhất trong các hợp chất hóa học có trong P zeylanica và chứa nhiều trong rễ (chiếm 0,91%) Trong lá và rễ cây Bạch hoa xà phát
hiện được 13 hợp chất, trong đó Plumbagin là cấu phần chính (chiếm 37,47% trong lá
và 81,8% trong rễ) Điều này giải thích tác dụng kháng khuẩn cao của lá và rễ cây Bạch hoa xà
Plumbagin (C11H8O3) có tên hóa học là 5-hydroxy-2-methyl-1,4-naphthoquinone Plumbagin kết tinh hình kim màu vàng cam từ ethanol tan trong dung dịch kiềm, tan ít
trong nước nóng Plumbagin cho màu đỏ với Fecl3 và cho dẫn chất acetyl màu vàng
Bộ phận chứa plumbagin nhiều nhất là rễ và được chiết xuất bằng ether, bốc hơi rồi ngưng tụ trong nước nóng, để lạnh plumbagin sẽ kết tinh, tinh chế bằng cách kết tinh trong alcol và ether, chất biplumbagin là một dimer của plumbagin
Trang 21
Hình 2.3 Cấu tạo hóa học của Plumbagin
Các đặc tính chữa bệnh của P zeylanica là do plumbagin và các chất chuyển hóa thứ
cấp Plumbagin đã thể hiện tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gram (+)
(Staphylococus, streptococcus và Pneumococcus), vi khuẩn gram (–) (Samonella, Neisseria) Đây cũng là hoạt động chống lại một số nấm men, nấm (Candida, Trichoplyton, Epidermophyton và Microsporum spp) và động vật nguyên sinh (Leishmania)
Tác dụng dược lý của Bạch hoa xà trên người
Theo Đông y, Bạch hoa xà có vị đắng, chát, tính hơi ôn, có độc và có tác dụng khử phong, giảm đau, tán ứ, tiêu thũng, giải độc, sát trùng Rễ có vị đắng chát, gây nôn Toàn cây Bạch hoa xà trị tràng nhạc, bạch huyết, bế kinh, tăng huyết áp Cây Bạch hoa
xà khi được sắc nước để rửa chữa được viêm tuyến vú, viêm hạch cấp, nấm, nhọt, rò hậu môn Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, rễ cây dùng tươi tốt hơn cây khô, lá tươi có tác dụng kích thích gây bỏng da nhưng nếu nấu chín có thể ăn được
Chữa chai chân đau không đi được (rễ tươi rửa sạch giã đắp, sau 2 giờ bỏ ra) Nhân gian dùng rễ hay lá tươi giã nhỏ với cơm thành một thứ bột nhão, đắp lên những chỗ sưng đau Có nơi người ta sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, dùng lá Bạch hoa xà giã nát đắp lên đầu chốc lở đã rữa sạch đến khi thấy nóng thì bỏ ra
Theo kinh nghiệm dân gian Trung Quốc, rễ khô Bạch hoa xà sắc uống chữa phong thấp đau xương, sưng khớp, gan lách sưng to, tâm vị đau tức Giã lá hoặc rễ tươi đắp lên vết thương sưng đau, rắn cắn
Bạch hoa xà còn có tác dụng chống viêm, trị mục cóc, lang ben và hối đầu Chế phẩm Bạch hoa xà có khả năng làm giảm đáng kể các rối loạn vi tuần hoàn, các tổn thương gan thận, chống sinh sản, chống sự làm tổ của trứng thụ tinh Tác dụng chống đong
máu và chống peroxy hóa lipid trong in vitro và in vivo trên chuột cống trắng
Trang 22Ngoài ra, Bạch hoa xa có tác dụng tiêu diệt nhiều loài sinh vật độc hại: Acalymma vittata, Achaea janata, Mythimma separata, Corcyra cephalonica, Dysdercus cingulatus, Dysdercus cingulatus, Pectinophora gossypiella, Dysdercus koenigii, Heliothis virescens, Heliothis zea, Spilosoma oblique, Trichoplusiani
Chất plumbagin trong cây Bạch hoa xà đã được bộ Y tế Liên Xô cũ cho phép dùng làm chất bảo quản để chống vi khuẩn trong các loại nước uống không chứa rượu, làm chất bảo quản các loại đồ hộp, rau quả (Đỗ Tất Lợi, 2008)
2.4 Tình hình sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh ở động vật thủy sản
2.4.1 Trên thế giới
Năm 1858, Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của Tỏi Năm
1944, Cavallito đã phân tích được hợp chất allicin trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh Allicin chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế hóa Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc Penicilin, 1/10 thuốc Tetraciline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua
đuổi hay tiêu diệt nhiều loại sâu bọ, kí sinh trùng, nấm độc Năm 1948, Marchado et al., đã chiết xuất từ Tỏi được Garcilin, chất này không có mùi lưu huỳnh, không độc, ứng dụng tốt trong bệnh nhiễm trùng Shigella, Salmonella hoặc các bệnh kí sinh trùng
như giun kim, giun đũa, giun tóc Một nghiên cứu khác tại Brazil (1982) đã chứng minh, tinh chất của Tỏi có thể chữa được bệnh nhiễm độc bao tử do thức ăn có lẫn vi khuẩn
Ở cá Tráp (Pseudosciaena crocea), khi cho ăn thức ăn có phối trộn từ 1-1,5% hỗn hợp Hoàng kỳ (Radix astragali seu Hedysari) và Đương quy (Radix angelicae sinensis)
theo tỷ lệ 5:1 thì hệ miễn dịch cá được tăng cường và tỷ lệ sống được cải thiện (Jian và
Wu, 2003)
Năm 1944, Gupta và Kahali đã chiết xuất từ cây Berberis vulgaris (cây Hoàng liên gai) chất Berberin, chất này có ảnh hưởng tốt đối với bệnh kí sinh trùng do Leishmannia tropica, Trypanosoma equiperdum gây ra Ukita Mizuno và Tamura (1949), nhận thấy Berberin có tác dụng tốt hơn sunfathiazon đối với Staphylococcuss aureus, Shigella, Gonococcus
Năm 1956, Largralge chiết xuất từ cây Hồ đào (Juglals ligra-Juglandaceae) được chất juglon, đây là một chất dẫn natoquinon, chất này có tác dụng với nhiều loại nấm và vi
khuẩn có nha bào
Năm 1985, Khuê Lập Trung đã đưa ra 22 loài thảo dược, chủ yếu phòng trị về các bệnh vi khuẩn, ngoại kí sinh trùng, bệnh đường ruột cho tôm, cá và nhuyễn thể như: Xuyên tâm liên, Lưu xổ tử , Quản trọng, Ngủ bội tử, Tiền thảo,…
Tại Thái Lan, Sataporn Direkbusarakom và ctv., (1997), đã thử nghiệm thành công khả năng kháng khuẩn của các loại thảo dược như: O.sanctum, C.alata, Tinospora cordifolia, Eclipa alba, Tinospora cripspa, Psidium guajava, Clinacanthus nutans,
Trang 23Andrographic panniculata, Momordica charatina, Phyllanthus reticulates, P.pulcher,
P acidus, P debelis, P amarus, P debelis và P urinaria đối với vi khuẩn Vibrio spp Tuy nhiên, chỉ có hai cây P guajava (cây Ổi) và M charantina (cây Mướp đắng) có hiệu lực ức chế đối với Vibrio spp Nồng độ ức chế tối thiểu của P guajava là 0,6265 mg/ml và M charantina là 1,25 mg/ml
Dugenci và ctv., (2003) sử dụng chiết xuất từ cây Tầm gửi (Viscum album), cây Tầm
ma (Urtica dioica) và cây Gừng (Zingiber offcinale) cho cá Hồi ăn với khẩu phần
0,1%, 1% và 5% trọng lượng thân/ ngày liên tục trong 3 tuần Kết quả cá ăn thức ăn có
bổ sung chiết xuất thảo dược thì hoạt động hô hấp tăng đáng kể (p<0,0001) so với nhóm đối chứng Đặc biệt ở khẩu phần bổ sung 1% chiết xuất từ cây Gừng, làm tăng hoạt động thực bào, tăng hô hấp của bào bạch cầu và tăng hàm lượng protein trong huyết tương
Kết quả của Ardo và ctv., (2008) cho thấy trộn chiết xuất từ cây Hoàng kỳ (Astragalus radix) và Kim ngân (Lonicera japonica) vào thức ăn có thể tăng cường hệ miễn dịch
cá Chép và cá Rô phi chống lại vi khuẩn Aeromonas hydrophila
Pachanawan và ctv., (2008), chứng minh có thể sử dụng lá Ổi (Psidium guajava) để kiểm soát bệnh do Aeromonas hydrophila gây ra trên cá Rô phi và dịch chiết từ cây Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) có thể kiểm soát được bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra trên cá Trê trắng (Clarias batracchus)
Zheng và ctv., (2009), đã chứng minh khi thêm tinh dầu cây lá Thơm (Origanum heracleoticum) vào khẩu phần thức ăn của cá Nheo (Ictalurus punctatus) bị nhiễm khuẩn (Aeromonas hydrophila) gây bệnh xuất huyết thì cá vẫn tăng trưởng tốt hơn so
với nhóm đối chứng, chức năng gan và các cơ quan nội tạng được cải thiện, hoạt động chống oxy hóa của cá cũng tăng lên
Harikrishnan và ctv., (2009), ngâm cá Chép (Cyprinus carpio) đã gây cảm nhiễm với
vi khuẩn A hydrophila (nồng độ 108 cfu/ml) với thảo dược Ấn Độ (Azadirachta indica) với nồng độ 1g/lít trong 10 phút suốt 30 ngày cho thấy số lượng bạch cầu,
hồng cầu và hàm lượng protein huyết thanh tăng so với cá đối chứng
2.4.2 Tại Việt Nam
Theo y học cổ truyền, phần lớn những cây thuốc có tác dụng chữa bệnh nhiễm khuẩn
đã được xếp trong nhóm thuốc cây thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt, táo thấp, thuốc
khử hàn,…như alicin trong Tỏi, odorin trong Hẹ,…
Theo Hà Ký và ctv., (1995) thực hiện trong chương trình KN 04-12 về nghiên cứu một
số loại thảo dược dùng để phòng trị bệnh trên cá Bước đầu đã chọn được 9 loài cây
thuốc sau: rau Nghể (Polygonum hydropiper), rau Sam (Portulaca cleracea), cây Cỏ sữa lá to (Euphorbia hirta), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolis), Sài đất (Wedelia calendulacea), Cỏ mực (Eclipta alba), Bồ công anh (Lactuca indica), cây Vòi voi
Trang 24(Heliotropium indium), cây Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria) có thể sử dụng trong
phòng trị bênh trên động vật thủy sản
Bùi Quang Tề và ctv., (2006) đã nghiên cứu thành công hai loại chế phẩm thảo dược
VTS1-C, VTS1-T phối chế từ các hoạt chất tách chiết từ Tỏi và Sài đất sủ dụng phòng
bệnh cho tôm cá Tỏi, Sài đất đều có tác dụng với 6 loài vi khuẩn: V.parahaemolyticus,
V harveyi, V alginolyticus, A hydrophyla, E tarda và Hafnia alvei gây bệnh ở nước
ngọt và nước lợ mặn
Nguyễn Ngọc Hạnh và ctv., (2006) đã nghiên cứu thử nghiệm thành công các hợp chất chiết xuất từ thảo dược như hepato và alixin có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt, giúp tôm
khỏe mạnh, sinh trưởng bình thường, có khả năng chống nhiễm bênh đặc biệt các bệnh
về gan Trong đó, hepato có công dụng hỗ trợ và bảo vệ gan, phòng và trị bệnh về gan như MBV và teo gan
Bùi Quang Tề (2006) phối hợp chất chiết từ Tỏi (Allium sativum) và Sài đất (Weledia calendulacea) cho thấy có tác dụng tốt để tăng cường hệ miễn dịch cá tra chống mầm bệnh xuất huyết do vi khuẩn A hydrophila gây ra
Nguyễn Ngọc Phước và ctv, (2006) đã xác định khả năng kháng nấm từ chiết xuất lá Trầu có khả năng tiêu diệt các loại nấm thuộc họ Lagenladium, chủng nấm này gây
bệnh chủ yếu trên tôm nước lợ, mặn Dịch chiết lá Trầu không có khả năng ức chế,
tiêu diệt các loại vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Striptococcus sp
Theo Huỳnh Kim Diệu (2010), đã sử dụng 30 loại thảo dược thường dùng trong dân
gian như: Bán tự mốc (Hemigraphis glaucescens), Bàng (Terminalia catappa), Ổi (Psidium guajava), Từ bi ( Pluchea indica),…để thử hoạt tính kháng khuẩn trên 3 loại
vi khuẩn E.ictaluri, E.tarda và Aeromonas hydrophila cho thấy các cây này đều có khả
năng kháng khuẩn
Nguyễn Hoàng Nam (2011), đã xác định ảnh hưởng dịch chiết từ cây Yucca và Quillaja lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của cá tra giống trong 4 tháng thí nghiệm với các liều lượng bổ sung vào thức ăn lần lượt là 250, 500mg/kg thức ăn Trong 4 tháng theo dõi, cá khỏe không xảy ra bệnh trong quá trình thí nghiệm Mật độ
tế bào hồng cầu đều tăng qua các tháng thí nghiệm, nghiệm thức có bổ sung thảo dược chiết xuất từ cây Yucca và Quillaja vào trong thức ăn có mật độ hồng cầu, bạch cầu, tế bào lympho, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, tiểu cầu đều cao hơn nhóm đối chứng Điều này cho thấy thức ăn bổ sung thảo dược chiết xuất từ cây Yucca và Quillaja cũng đã góp phần nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cá
Trang 25CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá tra giống có dấu hiệu bị nhiễm kí sinh trùng, chiều dài thân trung bình 11,5 cm/con
và có khối lượng trung bình 9,05-9,93 g/con
Nguồn thảo dược là lá Bạch hoa xà được thu hái ngoài tự nhiên
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ: Bộ tiểu phẩu, lame, lamen, kính hiển vi, ống nhỏ giọt nhựa, khay nhựa, cân, thước đo chiều dài cá, giấy vệ sinh, máy xay sinh tố, kéo, bể composite 200 lít, thùng xốp 50 lít, hệ thống sục khí, máy đo nhiệt độ, pH và một số dụng cụ cần thiết khác cho nghiên cứu
Hóa chất được sử dụng là nước cất, cồn 70˚ và các hóa chất dùng trong phân tích các chỉ tiêu Nitrite, tổng đạm Ammonia
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 26Phương pháp chiết xuất BHX: lá BHX được hái, rửa sạch, để ráo nước và chiết xuất
bằng hai phương pháp sau:
Phương pháp I (gia nhiệt trong nước cất): đun lá BHX đã được nghiền mịn với nước
cất ở nhiệt độ 1000C và hãm trong điều kiện này 15 phút Tỷ lệ lá: nước là 1: 1 Vắt lấy dịch chiết bảo quản ở 4-60C
Phương pháp II (chiết xuất bằng cồn 70o): lá BHX được nghiền mịn cho vào bình thủy tinh, thêm cồn 70o vào với tỷ lệ cồn: lá là 1:1, bịt kín miệng bình để trong mát 8 giờ, sau đó đuổi hết cồn bằng phương pháp phơi nắng Thêm nước cất vào cho đủ thể tích ban đầu và vắt dịch chiết, dịch chiết được trữ lạnh ở nhiệt độ 4-60C để tiện sử dụng trong nhiều ngày Chú ý, dùng phương pháp ngửi để nhận biết cồn còn hay hết trong bình chiết xuất
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 7 nghiệm thức, 2 nhân tố: nhân tố 1
là 2 phương pháp tách chiết BHX, nhân tố 2 là 4 liều lượng BHX và 4 lần lặp lại trên
hệ thống 28 thùng xốp như sau:
Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm
Nhân tố 1 là phương pháp chiết xuất
Phương pháp đun lá BHX trong nước cất được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu của Trương Thị Đẹp (2005) về thực vật dược Phương pháp chiết xuất bằng cồn 70o
dựa trên cơ sở kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc của Bộ Y tế (2008)
Nhân tố II là liều lượng dịch chiết BHX được sử dụng
Khối lượng lá BHX sử dụng ở các nghiệm thức lần lượt 10 g/kg thức ăn; 15 g/kg thức ăn; 20g/kg thức ăn và được chiết xuất bằng 2 phương pháp ở nhân tố I thành dạng dung dịch tương ứng với thể tích 100 ml; 150 ml; 200 ml, mỗi thể tích đều dùng cho 1kg thức ăn