TÓM TẮT Hai thí nghiệm đã được thực hiện nhằm xác định ngưỡng pH và độ kiềm thích hợp nhất góp phần làm tăng năng suất và chất lượng cho ấu trùng tôm thẻ trong sản xuất giống tôm thẻ châ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.s TĂNG MINH KHOA DANH BO RI SOOL
MSSV: 0853040101 Lớp: NTTS Khóa 3
Cần Thơ, 2012
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Lời nói đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Sinh học Ứng dụng, phòng Quản Lý và Đào Tạo trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện để em được học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn của mình trong thời gian qua
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Thạc sĩ Tăng Minh Khoa, đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, chỉ dạy và cho em những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian học tập cũng như khi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập
Xin cảm ơn anh Trần Đoàn và chị Trần Ngọc Huyền đã giúp đỡ và động viên tôi để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực hiện đề tài
Cảm ơn các bạn lớp Đại học Nuôi Trồng Thủy Sản K3 đã đoàn kết, gắn bó và chia sẽ cùng tôi để vượt qua một chặn đường dài học tập
Sau cùng là lòng biết ơn đến gia đình, những người thân và bạn bè đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học này
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy mong nhận được sự đóng góp ý kiến quí báo của quí thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 19 tháng 06 năm 2012
Trang 4TÓM TẮT
Hai thí nghiệm đã được thực hiện nhằm xác định ngưỡng pH và độ kiềm thích hợp nhất góp phần làm tăng năng suất và chất lượng cho ấu trùng tôm thẻ trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng hiện nay
Thí nghiệm thứ nhất gồm 4 nghiệm thức với độ pH khác nhau từ 6,0 đến 9,5, mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần với mật độ ương là 200 Nauplius/lit Kết quả cho thấy,
ở giai đoạn PL10, pH từ 7-7,5 tôm giống có sự tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ sống cao nhất; kết quả lần lượt là 7,8mm và 57,0%, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05) so với nghiệm thức có độ pH từ 8-8,5 (7,6mm; 60,3%) Độ pH cao hơn (9,0-9,5) hay thấp hơn (6,0-6,5) đều ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm giống (7mm; 13,2% và 7,45mm; 51,9%) Tuy nhiên khi gây sốc formol 150 ppm trong
60 phút không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của tôm giống
Thí nghiệm thứ 2 được tiến hành nhằm tìm ra ngưỡng độ kiềm (kH) thích hợp với các
độ kiềm khác nhau từ 90 đến 145 mg CaCO3/l Tương tự, thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần với mật độ ương là 200 Nauplius/lit nước ương Kết quả cho thấy, ở giai đoạn PL10, độ kiềm trong khoảng từ 120-130 mg CaCO3/l có tỷ lệ sống và tăng trưởng cao nhất lần lượt là 51,8% và 8,2mm, tuy nhiên không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nghiệm thức có độ kiềm từ 135-
145 mg CaCO3/l (40,6%; 8,4mm) Độ kiềm thấp từ 90-100 mg CaCO3/l và từ 105-115
mg CaCO3/l đều ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng tôm (33,7%; 7,6mm và 31,1%; 7,7mm) Mặt khác, khi sốc formol 150 ppm, ở nghiệm thức có độ kiềm từ 120-130 mg CaCO3/l ở PL10 có tỷ lệ chết thấp nhất là 13,3% và không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nghiệm thức có độ kiềm từ 135-145 mg CaCO3/l là 14,3% và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức có
độ kiềm từ 90-100 mg CaCO3/l (27,0%) và nghiệm thức có độ kiềm 105-115 mg CaCO3/l (20,7%)
Tóm lại, trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng pH và độ kiềm có ảnh hưởng rất lớn lên môi trường nước ương đặc biệt là sự sinh trưởng, phát triển và sức chịu đựng của
ấu trùng tôm thẻ Giá trị pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng là 7,0 – 8,5 và độ kiềm là 120 – 145 mg CaCO3/l
Từ khoá: pH, độ kiềm, tỷ lệ sống, sinh trưởng, ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Liptopenaeus vannamei)
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
CAM KẾT KẾT QUẢ iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu chung 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 3
2.1.1 Hệ thống phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo 4
2.1.3 Đặc điểm phân bố và nguồn gốc 4
2.1.4 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng 5
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sự lộc xác của tôm thẻ chân trắng 5
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng 6
2.1.7 Đặc điểm sinh sản 6
2.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng 7
2.2.1 Nhiệt độ 7
2.2.2 Độ mặn 8
2.2.3 pH 8
2.2.4 Độ kiềm 9
2.2.5 Oxy hòa tan (DO) 9
2.2.6 Độ trong 10
2.2.7 Các khí hòa tan 10
2.3 Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng 11
2.3.1 Nghiên cứu về sản xuất giống trên thế giới 11
2.3.2 Nghiên cứu về sản xuất giống ở Việt Nam 11
2.4 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng 13
2.4.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 13
Trang 72.4.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 14
CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
3.2 Vật liệu nghiên cứu 16
3.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị 16
3.2.2 Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học 17
3.2.3 Thức ăn 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.1 Chuẩn bị bể và nước thí nghiệm 17
3.3.2 Ấp artemia 18
3.3.3 Cấy tảo 18
3.3.4 Nguồn giống tôm thẻ chân trắng 18
3.3.5 Bố trí thí nghiệm 18
3.4 Chăm sóc và quản lý 19
3.4.1 Cách cho ấu trùng tôm thẻ ăn 19
3.4.2 Quản lý bể ương 20
3.5 Các thông số khảo sát 21
3.5.1 Các yếu tố môi trường 21
3.5.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống 21
3.5.3 Đánh giá chất lương tôm giống 22
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 22
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Thí nghiệm 1 23
4.1.1 Biến động một số chỉ tiêu môi trường nước trong ương ấu trùng 23
4.1.1.1 Nhiệt độ nước 23
4.1.1.2 TAN (NH4+/ NH3) 24
4.1.1.3 Chỉ tiêu NO2- 24
4.1.1.4 Chỉ tiêu NO3- 25
4.1.2 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm 26
4.1.3 Tăng trưởng của ấu trùng 28
4.2 Thí nghiệm 2 29
4.2.1 Biến động một số chỉ tiêu môi trường nước trong ương ấu trùng 29
4.2.1.1 TAN (NH4+/NH3) 31
4.2.1.2 Nitrite (N-NO2-) 32
4.2.1.3 Nitrate(N-NO3-) 33
4.2.2 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm 34
4.2.3 Tăng trưởng của ấu trùng 35
4.2.4 Chỉ số Stress Index 36
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 38
Trang 85.1 Kết luận 38 5.2 Đề xuất 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤC LỤC A
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các nghiệm thức của thí nghiệm 1 19
Bảng 3.2 Các nghiệm thức của thí nghiệm 2 19
Bảng 3.3 Cho ăn và theo dõi ấu trùng 20
Bảng 3.4 Đánh giá chất lượng tôm giống 22
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường của thí nghiệm 1 23
Bảng 4.2: Tỉ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ của thí nghiệm 1 26
Bảng 4.3: Sự khác biệt về tăng trưởng của thí nghiệm 1 28
Bảng 4.4: Sự biến động các yếu tố môi trường của thí nghiệm 2 30
Bảng 4.5: Tỉ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ của thí nghiệm 2 34
Bảng 4.6: Sự khác biệt về tăng trưởng của thí nghiệm 2 36
Bảng 4.7: Tỷ lệ chết của ấu trùng tôm thẻ của thí nghiệm 2 37
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng 3
Hình 3.1 Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu 16
Hình 4.1: Sự biến động hàm lượng TAN 24
Hình 4.2: Sự biến động hàm lượng N – NO2 25
Hình 4.3: Sự biến động hàm lượng N – NO3 25
Hình 4.4: Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở thí nghiệm 1 27
Hình 4.5: Chiều dài trung bình của ấu trùng tôm thẻ chân trắng 28
Hình 4.6: Biến động TAN giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 2 31
Hình 4.7: Biến động hàm lượng N-NO2- trong thí nghiệm 2 32
Hình 4.8: Biến động hàm lượng N-NO3- (mg/l) ở thí nghiệm 2 33
Hình 4.9: Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở thí nghiệm 2 34
Hình 4.10: Chiều dài trung bình giữa các nghiệm thức thí nghiệm 2 35
Hình 4.11: Tỷ lệ chết của PL10 giữa các nghiệm thức khi sốc formol 150 ppm 37
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
BNN – PTNT Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 12CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
Châu Mỹ Đây là loài có giá trị kinh tế cao đang được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng (Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng lớn nhất sau đó là Châu
Âu và Nhật Bản) Nhờ thẻ chân trắng có thời gian sinh trưởng ngắn (3 – 3,5 tháng), năng suất cao (trên 4 tấn/ha), thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha và có giá trị dinh dưỡng rất cao, dễ nuôi, lớn nhanh và sản lượng lớn (Trần Viết Mỹ, 2009) Do đó, con
giống cũng phải tăng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của nghề nuôi
Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên gia nhập ̣ vào Việt Nam năm 2000 và được phát triển tại nhiều tỉnh như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng khắp cả nước Đặc biệt, từ đầu năm 2008, được sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở các tỉnh ĐBSCL nhằm đa dạng đối tượng nuôi và đáp ứng nhu cầu thị trường Cuối tháng 6/2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đã đạt hơn 12.400 ha và đã thu hoạch hơn 12.300 tấn (Bộ Thủy sản, 2004) Song song với việc nuôi tôm thẻ chân trắng, việc sản xuất tôm giống cũng đang là vấn
đề quan trọng hiện nay, đòi hỏi tôm giống có chất lượng, bảo đảm đúng thời gian, đúng qui cỡ, sạch bệnh, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chất lượng nước trong giai đoạn ương ấu trùng tôm thẻ hiện nay còn rất hạn chế, đặc biệt ngưỡng thích hợp của pH và độ kiềm chưa được công bố Do vậy, việc nghiên cứu chất lượng nước ương ấu trùng thích hợp là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành bại của sản xuất giống nhân tạo tôm
thẻ chân trắng ở nước ta Vì thế, đề tài “Ảnh hưởng của pH, độ kiềm lên sự sinh
trưởng và tỷ lệ sống trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” được thực hiện nhằm tìm ra ngưỡng pH và độ kiềm thích hợp góp phần
làm tăng năng suất ương và chất lượng cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định ngưỡng pH và độ kiềm (kH) thích hợp nhất trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng nhằm nâng cao tỉ lệ sống và góp phần cải thiện tính ổn định đạt hiệu quả mong muốn trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng hiện nay
1.3 Nội dung nghiên cứu
Trang 13Sự ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng
Sự ảnh hưởng của độ kiềm (kH) lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng
CHƯƠNG II
Trang 14LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
Loài: Litopenaeus vannamei
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
(Nguồn Boone, 1931)
Tên gọi
Tên tiếng Anh: White Leg shrimp
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên thường gọi: Tôm bạc Thái Bình Dương, tôm bạc bờ Tây Châu Mỹ
Tên của FAO: Camaron patiblanco
Tên Việt Nam: Tôm Thẻ Chân Trắng
2.1.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Trang 15Thẻ chân trắng có chủy hơi cong xuống, có 7 – 10 răng trên chủy và 2 – 4 răng dưới chủy Cơ thể có màu trắng, chân ngực 4 và 5 có màu trắng đục Con đực có chiều dài lớn nhất là 187mm và con cái là 230mm (Nguyễn Văn Thường, 2009)
Cơ thể chia làm hai phần: Đầu ngực (Cephalothorax) và phần bụng (Abdomen) Phần đầu ngực có các đôi phần phụ, một đôi mắt kép có cuống mắt, 2 đôi râu (Anten 1 và Anten 2) Hai đôi râu này giữ chức năng khứu giác và giữ thăng bằng, 3 đôi hàm (đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2), 3 đôi chân hàm (Maxilliped) có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ hoạt động bơi lội của tôm Có 5 đôi chân bò hay chân ngực (walking legs), giúp cho tôm bò trên mặt đáy Ở tôm cái, giữa gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum (cơ quan sinh dục ngoài, nơi nhận và giữ túi tinh từ con đực chuyển sang) Phần bụng có 7 đốt: Các đốt gần đồng nhất, mỗi đốt mang một đôi chân bơi hay còn gọi là chân bụng (Pleopds hay Swimming legs) Mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong Đốt ngoài chia làm hai nhánh: Nhánh trong và nhánh ngoài, đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân thành nhánh tạo thành đuôi giúp cho tôm chuyển động lên hoặc xuống trong khi bơi cũng như có thể làm cho tôm búng giật ngược Ở tôm đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực, là
bộ phận sinh dục bên ngoài của tôm (Nguyễn Đình Vương, 2011)
2.1.3 Đặc điểm phân bố và nguồn gốc
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Đông
Thái Bình Dương (biển phía tây Mỹ La tinh), phân bố chủ yếu ở ven biển Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ, từ ven biển Mexico đến miền Trung Peru, nhiều nhất ở biển gần Ecuador Đây là loài tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ La tinh và cho sản lượng lớn gần 200 nghìn tấn (1999) Tôm chân trắng
đã có mặt hầu hết ở các khu vực ôn và nhiệt đới bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và các nước ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á Tôm thẻ chân trắng được thuần hóa thành công ở Philipine (1978) và Trung Quốc (1988)
Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố tập trung ở những nơi có nền đáy cát bùn,
độ sâu 0 – 72m, tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm con phân
bố nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu chất dinh dưỡng Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ Mặc dù tôm
có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 – 330C), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 320C Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g)
là 300C và cho tôm lớn (12 – 18g) là 270C (Trần Viết Mỹ, 2009)
2.1.4 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng
Trang 16Cũng như các loài tôm he khác, tôm thẻ chân trắng phát triển qua 4 giai đoạn ấu trùng chính là Nauplius, Zoae, Mysis và Postlarvae
Giai đoạn Nauplius: Trong thời kỳ này ấu trùng cứ bơi một đoạn rất ngắn rồi lại nghỉ
và lại tiếp tục bơi và rất dễ bị lôi cuốn bởi ánh sáng Nauplius thay vỏ 4 lần (N1 đến N5) mỗi lần kéo dài 7 giờ (theo các nhà sinh học Đài Loan thì có đến 6 giai đoạn) Không cần cho Nauplius ăn, chúng tự nuôi sống bằng noãn hoàng có sẵn
Giai đoạn Zoae: Sau N5 ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoae, giai đoạn này ấu trùng bơi liên tục, bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài, chủ yếu là thực vật phù du Zoae thay
vỏ hai lần từ Z1 tới Z3 trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ
Giai đoạn Mysis: Thời kỳ này ấu trùng qua 3 giai đoạn (M1, M2, M3) Mỗi giai đoạn kéo dài 24 giờ Mysis ăn cả thực vật phù du lẫn động vật phu du Trong khi Nauplius
có khuynh hướng bơi gần mặt nước thì Mysis bơi hướng xuống sâu và bơi ngược, đuôi
đi trước, đầu đi sau
Giai đoạn Postlarvae: Sau thời kỳ này thì tôm con đã có đủ các bộ phận, chúng dần dần hướng ra biển, rời xa các cửa sông và trở thành Juvenile Từ đây tôm trưởng thành tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 – 2 ngày Tốc độ lớn thời gian đầu 3g/tuần (mật độ nuôi 100 con/m2), tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần (1g/tuần) Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực (Nguyễn Đình Vương, 2011)
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác của tôm thẻ chân trắng
Theo Nguyễn Trọng Nho và ctv (2006), sự tăng trưởng về kích thước của tôm thẻ có
dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục Kích thước giữa hai lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác Tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi trường, dinh dưỡng…
Tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi, với môi trường sinh thái phù hợp, tôm có khả năng đạt 8 – 10g trong 60 – 80 ngày, hay đạt 35 – 40g trong khoảng
180 ngày Tôm tăng trưởng nhanh hơn trong 60 ngày nuôi đầu, sau đó, mức tăng trọng giảm dần theo thời gian nuôi Tôm thẻ chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa
2 lần lột xác khoảng 1 – 3 tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột xác tăng dần theo tuổi tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5 tuần tôm lột xác 1 lần (Trần Viết Mỹ, 2009)
Tuổi thọ của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ có tuổi thọ ngắn, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực Nuôi 60 ngày có thể đạt cở thương phẩm Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30 – 320C, độ mặn 20 – 40‰ từ tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu trung bình 40g/con,
Trang 17chiều dài từ 4cm tăng lên tới 14cm Tuổi thọ trung bình của tôm thẻ chân trắng ít nhất trên 32 tháng (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011)
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã hữu cơ đến các động thực vật thủy sinh Tôm thường hoạt động vào ban đêm, ban ngày nằm úp dưới đáy không chủ động bắt mồi Nhưng trong môi trường nuôi nhân tạo với nhiệt độ cao, thì ban ngày tôm kết thành đàn bơi trong các tầng nước Lượng thức ăn vào ban ngày chiếm 25 – 35%, ban đêm chiếm 65 – 75% (Nguyễn Khắc Hường, 2007)
Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (20 – 35%), thấp hơn
so với các loài tôm nuôi cùng họ khác (36 – 42%) Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm rất cao, trong điều kiện nuôi thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) dao động
từ 1,1 – 1,3 Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên tôm thẻ chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi như nhau, vì thế tôm nuôi tăng trưởng khá đồng đều, ít
bị phân đàn (Trần Viết Mỹ, 2009)
Giống như các loài tôm he khác, thức ăn của tôm thẻ cũng cần các thành phần như: protid, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng v.v… Thiếu hay không cân đối đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của tôm Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi bình thường và lượng cho ăn chỉ cần bằng 5% thể trọng tôm Trong thời kỳ tôm sinh sản và đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn hàng ngày tăng lên gấp 3 – 5 lần Đối với thức ăn công nghiệp thì cần hàm lượng đạm tương đối thấp khoảng 35% là thích hợp (tôm sú 40% protein, tôm he Nhật Bản cần 60% protein) (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011)
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Tôm thẻ chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 – 45 g/con sẽ thành thục và có thể tham gia sinh sản Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi ao tôm cái rất khó thành thục, nhưng ở trong khu vực biển tự nhiên thấy có một số cá thể loài có kích thước đầu ngực dài 40mm đã ôm trứng Thông thường từ 12 tháng tuổi trở lên thì tôm cái mới đạt tuổi thành thục Ở con cái buồng trứng đầu tiên có màu trắng đục sau đó chuyển thành màu vàng nâu hoặc xanh nâu trong những ngày đẻ trứng Tôm đực có nhiệm vụ đưa các túi tinh vào túi chứa tinh của con cái, con cái sẽ đẻ sau vài giờ Sự quấn quít nhau giữa con đực và cái bắt đầu vào buổi chiều và có liên quan chặt chẽ với cường độ ánh sáng Quá trình đẻ được bắt đầu bằng sự nhảy lên đột ngột và bơi nhanh của con cái, quá trình này chỉ diễn ra trong khoảng 1 phút Tôm thẻ chân trắng là loài
có túi chứa tinh mở (open thelycum) Trình tự của loại hình sinh sản mở là: (tôm mẹ)
Trang 18lột vỏ – thành thục – giao vĩ – đẻ trứng Tôm trưởng thành di cư ra vùng biển rồi sinh sản tiếp (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011)
Mùa sinh sản của tôm thẻ chân trắng có sự khác nhau ở các vùng biển Ở ven biển phía Bắc Ecuador, mùa vụ đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 5 Ở Peru mùa tôm đẻ chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 4 Số lượng trứng đẻ ra tùy theo kích cỡ của tôm mẹ Nếu tôm mẹ
cỡ 30 – 35g thì đẻ khoảng 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng khoảng 0,22mm Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp Thời gian giữa
2 lần đẻ cách nhau 2 – 3 ngày Con đẻ nhiều nhất lên tới 10 lần/năm Tôm sẽ lột vỏ sau
3 – 4 lần đẻ liên tục (Bộ Thủy Sản, 2004)
2.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng và phát triển trong nuôi tôm thẻ chân trắng
2.2.1 Nhiệt độ
Tôm cũng như hầu hết các loài động vật sống dưới nước thuộc loại máu lạnh, nhiệt độ
cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường, vì vậy nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm như: hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng (Vũ Thế Trụ, 1999)
Nhiệt độ thường thay đổi theo mùa, ngày đêm và mỗi vùng miền khác nhau Thông thường nhiệt độ nước trong ngày thấp nhất vào lúc 2 đến 5 giờ sáng, cao nhất vào lúc
14 giờ đến 16 giờ chiều Tôm có thể chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ 0,20C/phút, nhưng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột 3 – 40C hoặc vượt quá sẽ gây sốc thậm chí còn gây chết
Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp tại các ao hồ nhiệt đới khoảng 28 –
300C Các thí nghiệm ở Hawaii cho thấy tôm thẻ chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ môi trường nước thấp hơn 150C và cao hơn 330C trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa Với tôm chân trắng nhiệt độ chấp nhận được là 23 – 300C, trong khoảng nhiệt độ này độ lớn của tôm cũng tuỳ giai đoạn tăng trưởng của tôm Thí nghiệm cho biết, lúc còn nhỏ (1gr) tôm lớn nhanh hơn ở 300C, khi tôm lớn hơn (12 – 18gr) tôm lại lớn nhanh nhất ở nhiệt độ 270C thay vì 300C như lúc còn nhỏ Khi tôm lớn hơn nữa mà nhiệt độ lại cao hơn 270C thì môi trường nước này hoàn toàn bất lợi cho sự tăng trưởng (Nguyễn Đình Trung, 2004)
Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước ổn định từ 25 – 320C , vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003) Tuy nhiên, ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tôm sẽ phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 250C và có thể bị chết khi nhiệt độ thấp hơn 10 hoặc 150C (Lê Văn Cát và ctv, 2006)
2.2.2 Độ mặn
Trang 19Đây là yếu tố mà chúng ta có thể điều chỉnh được nếu có nguồn nước ngọt và nước mặn dự trữ Độ mặn có thể nuôi tôm thẻ chân trắng từ 10 – 30‰, tuy nhiên nếu độ mặn cao quá hoặc thấp quá cũng không tốt, nếu độ mặn cao (>30‰) thì tôm rất chậm lớn, vì độ mặn cao hàm lượng các khoáng cũng rất cao, do đó sẽ làm cho quá trình lột xác của tôm gặp nhiều khó khăn, nếu tôm đã tới chu kỳ lột xác mà không lột được thì
sẽ không phát triển và chậm lớn Hơn nữa nước mặn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh do vi khuẩn vibrio gây ra, đặc biệt là bệnh phát sáng Độ mặn tốt nhất cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng từ 10 – 25‰, nếu độ mặn thấp (< 10‰) cũng không tốt, dễ phát sinh bệnh, vì trong nước ngọt thiếu các khoáng (Na, Ca,
Cl, Fe, Cu, P, Mn…) Đây là những khoáng chất cần thiết cho sự tạo vỏ của tôm, nếu thiếu chúng tôm sẽ không tạo được vỏ (Trần Văn Huỳnh, 2000)
Theo Wyban & Sweeney (1991), tôm thẻ chân trắng sống được ở độ mặn 0,5 – 45‰, thích hợp ở 7 – 34‰ nhưng đặc biệt phát triển tốt ở độ mặn thấp khoảng 10 – 15‰
2.2.3 Độ pH
Độ pH của nước ao rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tôm nuôi
và phiêu sinh vật pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nuớc ao nuôi đặc biệt là trong ương ấu trùng tôm thẻ Khi pH biến động thì sẽ ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý, sinh hoá trong cơ thể của tôm, làm ảnh hưởng các yếu
tố khác trong ao như tảo, khí độc… Nước có độ pH dưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm Khoảng thích hợp cho tôm là 7 – 9 (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009)
Độ pH thường dao động trong ngày do quá trình quang hợp và hô hấp của thủy sinh vật, do cả hai quá trình đều tồn tại song song nhưng được thúc đẩy hay ức chế bởi cường độ ánh sáng Ban đêm pH giảm và tăng vào ban ngày khi quá trình quang hợp xảy ra mạnh Mức độ dao động của pH trong ngày phụ thuộc vào độ kiềm (bicarbonat), tức là khả năng đệm của nước Một vài chức năng của cơ thể tôm có thể
bị ảnh hưởng trực tiếp do pH quá cao hay quá thấp và như vậy, dĩ nhiên sẽ có hại đến tôm pH thấp thường làm tổn thương phụ bộ và phá hủy cấu trúc của mang cũng như gây tác động xấu đến quá trình hô hấp, làm tăng khả năng sinh dịch nhầy và tiêu hao năng lượng của quá trình trao đổi chất, do đó chúng phát triển kém và hạn chế khả năng chống bệnh Trong nước có pH cao quá trình bài tiết chất thải chứa nitơ bị ức chế
do amoniac phía ngoài mang nằm ở dạng trung hòa (NH3), nó làm giảm thế năng
khuếch tán của amoniac từ trong cơ thể ra ngoài (Lê Văn Cát và ctv, 2006)
Khi pH cao, NH3 dạng khí sẽ nhiều và ít H2S hơn Khi pH thấp thì H2S dạng khí nhiều
và ít NH3 dạng khí Mặc khác, hoạt động ở pH thấp còn có tác dụng làm giảm tính độc của ammonia đối với vật nuôi (Hochheimer & Wheaton, 1998)
Trang 20Vũ Thế Trụ (1999), cho rằng nếu pH tăng một đơn vị thì NH3 tăng lên nhiều lần, mức
độ gây độc là đáng kể
2.2.4 Độ kiềm
Độ kiềm là chỉ tiêu đánh giá khả năng đệm của nước ao nuôi tôm Hiện thị khả năng tự điều chỉnh giá trị pH của thủy vực trước những thay đổi của các nhân tố từ bên trong
hoặc bên ngoài Độ kiềm có vai trò quan trọng trong việc tạo vỏ, lột xác của tôm Khi
tôm lột xác độ kiềm giảm, độ kiềm cao làm cho tôm khó lột xác nhưng nếu độ kiềm nước ao thấp làm cho tôm khó cứng vỏ mỗi khi lột xác Độ kiềm liên hệ mật thiết tới
sự biến động của giá trị pH và sự ổn định màu nước (tảo) Trong khoảng độ kiềm thích hợp pH rất ít khi dao động quá 0,3 đơn vị/ngày Nuôi tôm ở độ mặn thấp, độ kiềm thường xuyên thay đổi Cần hết sức chú ý bón vôi định kỳ (chỉ bón 1 trong 2 loại CaCO3 hoặc Dolomite) để bổ sung độ kiềm cho ao (Bộ Thủy Sản, 2004)
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, độ kiềm rất quan trọng vì chu kỳ lột xác của chúng rất ngắn và thường xuyên, sau mỗi lần lột xác chúng sẽ hấp thụ các ion trong nước để sử dụng trong việc kiến tạo vỏ mới, do đó việc kiểm tra độ kiềm thường xuyên trong ao là rất cần thiết nhất là khi tôm lớn Nước lợ và nước biển có chứa một hàm lượng muối cao và các chất khoáng khác trong đó có can – xi (Ca), ma – nhê (Mg) và ka – li (K) ở dạng các hợp chất carbonate, bicarbonate và lưu huỳnh Các chất khoáng này rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của tôm để làm cứng vỏ tôm trong quá trình lột xác Nước có độ mặn thấp thường có độ kiềm thấp Tuy nhiên, khí CO2 được sinh ra từ quá trình hô hấp của tôm và sự phát triển của tảo sẽ dần dần làm tăng độ kiềm Độ kiềm thích hợp cho tôm từ 80 – 130 mg CaCO3/l (Nguyễn Đình Trung, 2004)
2.2.5 Oxy hòa tan (DO)
Hàm lượng oxy thích hợp là rất cần thiết cho một ao nuôi tốt ở cả hai hệ thống nuôi năng suất thấp và cao Tác hại do hàm lượng oxy thấp tùy thuộc vào hàm lượng oxy có trong ao, thời gian và số lần tôm phải chịu đựng tình trạng đó Ở nồng độ oxy nhỏ hơn
4 mg/l tôm vẫn bắt mồi bình thường nhưng chúng tiêu hóa thức ăn không hiệu quả Hàm lượng oxy thấp như thế có thể ảnh hưởng đến tôm và dẫn đến tăng tính cảm nhiễm bệnh Tỷ lệ chuyển hoá thức ăn giảm và khả năng cảm nhiễm bệnh tăng sẽ làm giảm lợi nhuận Nếu hàm lượng oxy giảm thấp hơn nữa (2 – 3 mg/l) thì tôm sẽ ngừng bắt mồi và yếu đi nhiều Hàm lượng oxy thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển là lớn hơn 5 mg/l (Nguyễn Đình Trung, 2004)
Trong điều kiện oxy hòa tan luôn thấp, tôm rất lười ăn và lớn chậm dễ bị nhiễm bệnh,
còn nếu quá thấp chúng có thể chết (Lê Văn Cát và ctv, 2006)
Trang 21ăn và dễ nhiễm bệnh, đồng thời đáy ao dễ sinh lab lab Nếu độ trong quá thấp (nước có màu đậm) thì rất dễ ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của tôm nhất là vào ban đêm, nguyên nhân chính là do tảo về ban ngày sẽ quang hợp nhưng về ban đêm chúng sẽ hô hấp và làm giảm oxy trong nước Độ trong thấp thì mang tôm rất dễ bị tổn thương (đen mang, vàng mang) hay nhớt thân (Trần Văn Huỳnh, 2000)
2.2.7 Các khí hoà tan
Khí CO2 có trong nước là do quá trình hô hấp của động vật thủy sản và sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ Khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong đời sống của vùng nước CO2 là bộ phận cơ bản tham gia vào sự tạo thành chất hữu cơ trong quá trình quang hợp Nếu CO2 tồn tại dưới dạng khí tự do ở nồng độ cao sẽ không có lợi cho tôm Do chênh lệch giữa áp suất trong nước và trong máu tôm (Nguyễn Đình Trung, 2004)
Ammonia: Trong ao hồ, ammonia xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước cũng như từ sự phân huỷ các chất hữu cơ với tác dụng của vi khuẩn Trong nước ammonia được phân chia làm 2 nhóm; nhóm NH3 (khí hoà tan) và nhóm NH4+ (ion hoá) Chỉ có dạng NH3 của ammonia là gây độc cho tôm, NH3 có tính độc cao hơn NH4+ từ 300 đến 400 lần Sự phân chia này chịu ảnh hưởng của pH, nhiệt
độ và độ mặn nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả Nếu tăng 1 đơn vị pH thì sẽ tăng 10 lần tỷ lệ của NH3 Mức độ NH3 thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của pH và nhiệt độ Hình thức nitrate thường vô hại, tuy nhiên sự hiện diện của nitrite có trong ao nuôi tôm sẽ gây độc cho tôm (Nguyễn Đình Trung, 2004)
Theo Bùi Quang Tề (2006), sự tồn tại của NH3 và NH4+ trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH và độ kiềm của nước, NH3 rất độc đối với tôm Nước càng mang tính axit (độ pH thấp), NH3 càng chuyển sang NH4+ ít độc, môi trường càng kiềm NH3
càng bền vững và gây độc cho tôm
Hydro sulfide (H 2 S)
H2S được sinh ra do phân hủy các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh do vi sinh vật, đặc biệt trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy) Khí độc H2S ảnh hưởng đến sức khỏe của
Trang 22tôm phụ thuộc vào pH của nước, nếu pH thấp H2S sẽ rất độc Nồng độ H2S trong ao nuôi cho phép là 0,02 mg/l (Bùi Quang Tề, 2006)
H2S là một chất khí rất độc đối với tôm Khí này ở bất kỳ nồng độ nào nếu có cũng ảnh hưởng bất lợi đến với tôm Tuy nhiên, nồng độ gây chết tôm chưa được xác định (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009)
2.3 Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng
2.3.1 Nghiên cứu về sản xuất giống trên thế giới
Việt Nam nói riêng và các quốc gia Châu Á nói chung đang đứng trước những thách thức to lớn, đó là làm thế nào để phát triển bền vững nghề nuôi tôm trước những đợt dịch bệnh nghiêm trọng Một giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hóa loài nuôi, đi kèm với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quy trình sản xuất nhằm tạo ra đàn giống sạch bệnh và nâng cao chất lượng
di truyền Tôm thẻ chân trắng được xem là giải pháp lựa chọn đa dạng hóa đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản ở các quốc gia Châu Á Nhưng trước các thông tin về các đợt dịch bệnh, gây giảm sút sản lượng nghiêm trọng ở một số quốc gia Châu Mỹ đã gây tâm lý e ngại cho các nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập, thử nghiệm và phát triển đối tượng tôm thẻ chân trắng Tuy nhiên những thành công của các công trình nghiên cứu tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền của các nước Châu Mỹ đã
mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở các vùng sinh thái trên thế giới (http://www.webluanvan.com/f31/nghien-cuu-su-anh-huong-cua-thuc-36354/, cập nhật ngày 23/10/2011)
Vào giữa năm 1990 đã thành công trong việc sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới (nguồn tôm bố mẹ có nguồn gốc từ Mỹ) Phương pháp đầu tiên được thực hiện bởi viện Hải Dương Học, Hawaii, đã bắt đầu xây dựng giống không nhiễm bệnh từ phương pháp chọn lọc theo kiểu chọn dòng Vào 2002 công ty CP Group tại Thái Lan
đã xây dựng thành công trung tâm cải tiến giống tôm thẻ chân trắng đạt năng suất và tỷ
lệ sống cao 36354/, cập nhật ngày 23/10/2011)
(http://www.webluanvan.com/f31/nghien-cuu-su-anh-huong-cua-thuc-2.3.2 Nghiên cứu về sản xuất giống ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng đã được di nhập vào từ nhiều quốc gia khác (Mỹ, Trung Quốc) cho sản xuất giống và nuôi thương phẩm Vì thế, để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam cần phải có nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam, góp phần sử dụng
có hiệu quả hệ sinh thái các thuỷ vực nuôi là vấn đề cấp thiết và cấp bách
Do rất thận trọng với đối tượng ngoại nhập mới, tháng 9/2001 đơn vị đầu tiên được Bộ Thủy sản cho phép đưa tôm thẻ chân trắng vào sinh sản nhân tạo để bán ra thị trường
Trang 23là công ty Duyên Hải ở tỉnh Bạc Liêu Sau đó ở Phú Yên (công ty Asia Hawaii Ventures), ở Ninh Thuận (công ty Anh Việt) và Hà Tỉnh (công ty công nghệ Việt Mỹ), việc sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chỉ dừng lại ở mức tự cung tự cấp trong nội bộ diện tích của các đơn vị nói trên và nhìn chung tỷ lệ sống trung bình từ Nauplius đến Postlarvae dưới 30% (http://www.webluanvan.com/f31/nghien-cuu-su-anh-huong-cua-thuc-36354/, cập nhật ngày 23/10/2011)
Từ năm 2002 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng như: Viện Hải Dương Học Nha Trang (nguồn tôm bố mẹ
do công ty Việt Linh cung cấp từ Hawaii), viện nghiên cứu NTTS III Nha Trang (nguồn tôm bố mẹ do công ty Asia Hawaii Ventures Phú Yên) Hiện nay đã có nhiều trung tâm, trại giống sản xuất tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao như: Trại giống công ty Việt Úc, trại của Viện Nghiên Cứu NTTS III, công ty Anh Việt Và đã có một
số nghiên cứu, đề tài về tôm thẻ chân trắng đã được thực hiện tại một số địa bàn và đã
có kết quả 36354/, cập nhật ngày 23/10/2011)
(http://www.webluanvan.com/f31/nghien-cuu-su-anh-huong-cua-thuc-Trong điều kiện môi trường nước ương; có độ mặn 28 – 35‰, nhiệt độ nước 26 –
300C, pH 7,5 – 8,2 Kết quả nghiên cứu thì ở mật độ 100 – 150 ấu trùng/lít có sự tăng trưởng lớn nhất và tỷ lệ sống cao nhất (Đào Văn Trí và Nguyễn Thanh Vũ, 2003) Tính đến tháng 6 năm 2008 cả nước có 2.488 trại sản xuất giống tôm đưa vào sản xuất, trong đó trại sản xuất tôm thẻ chân trắng là 51 trại, sản xuất trên 2,7 tỷ con/năm Mặc
dù nhiều trại nuôi tôm Sú đã chuyển sang sản xuất tôm thẻ chân trắng nhưng vẫn chưa đáp đủ nhu cầu Bên cạnh đó việc quản lý chất lượng con giống chưa tốt, còn một lượng rất lớn tôm thẻ chân trắng đang tràn qua biên giới Quảng Ninh vào Việt Nam bằng nhiều con đường nhưng không được ngăn chặn (Bộ Thủy Sản, 2010)
Theo thống kê của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, năm 2009 cả nước có 490 trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, mỗi năm sản xuất được khoảng 10 tỷ con giống Tuy nhiên, với diện tích thả nuôi như hiện nay thì mỗi năm nước ta cần khoảng
20 – 25 tỷ con giống Đến năm 2012, dự báo nhu cầu con giống lên tới khoảng 50 tỷ con, như vậy nguồn con giống tôm thẻ chân trắng sản xuất tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được rất ít so với nhu cầu thực tế Trong khi đó, Bộ NN – PTNT đã có quy định với con tôm thẻ chân trắng là chỉ cho nhập khẩu và xuất bán tôm thẻ chân trắng bố mẹ, tôm giống sạch từ các cơ sở sản xuất được Bộ công nhận Trên thực tế, tôm giống chất lượng cao, sạch bệnh được sản xuất theo đúng quy định và quy trình hiện nay còn quá
ít chỉ chiếm khoảng 10 – 15% so với lượng giống sản xuất trên thị trường Để phục vụ sản xuất giống và phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng, trong những năm qua các đơn vị khoa học của Bộ NN – PTNT đã triển khai nghiên cứu một số công trình khoa học như: Quy trình nuôi vỗ tôm bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo; nghiên cứu sản xuất tôm
Trang 24thẻ chân trắng bố mẹ chất lượng và sạch bệnh có nguồn gốc nhập từ Hawaii phục vụ sản xuất giống nhân tạo Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giống tôm sạch bệnh Tuy nhiên, trong lĩnh vực di truyền và chọn tạo đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ có chất lượng cao và khả năng kháng bệnh trong điều kiện nuôi ở Việt Nam đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào được thực hiện Tôm bố mẹ không được chủ động, khó kiểm soát do nhập từ nhiều nguồn khác nhau trở thành thách thức chính cho công nghệ
nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam (Bộ Thủy Sản, 2010)
Hiện tại tôm thẻ chân trắng đã được đưa vào nuôi rộng khắp ở các vùng nuôi tôm trên
cả nước và hiệu quả đã được khẳng định rõ Tuy nhiên với việc nuôi tràn lan như hiện nay thì nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh gây thiệt hại cho người nuôi là điều khó tránh khỏi Do đó cần phải tổ chức quy hoạch lại các vùng nuôi và đầu tư nghiên cứu sản xuất giống tôm sạch bệnh là yêu cầu cấp thiết
2.4 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Trên thế giới, sản lượng tôm chân trắng đứng hàng thứ hai sau tôm sú nhưng ở Châu
Mỹ sản lượng tôm chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn (1990), 132.000 tấn (1992), 191.000 tấn (1998) và đạt gần 200.000 tấn năm 1999 (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004)
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm được nuôi phổ biển nhất ở Tây bán cầu Sản lượng của loài tôm này chiếm hơn 70% (1992) và có thời kỳ chiếm tới 90% (1998) các loài tôm
he Nam Mỹ Các nước có sản lượng cao trên thế giới như là Ecuador, Mexico, Panama, Belize… Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở các nước này ngày càng phát triển, sản lượng cũng tăng lên nhanh chóng, chỉ tính riêng Ecuador, là nước đứng đầu về sản lượng trên thế giới thì từ năm 1991 đã đạt 103 nghìn tấn đến năm 1998 là 120 nghìn tấn chiếm 70% sản lượng Châu Mỹ, năm 1999 đạt 130 nghìn tấn (Bộ Thủy sản, 2003) Tôm thẻ chân trắng chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản Nhưng qua năm 2000, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bị tổn thất nặng nề do đại dịch đốm trắng phát triển Sản lượng bị thiệt hại rất lớn chỉ còn chiếm 11% tổng sản lượng tôm trên thế giới Ecuador có sản lượng tôm còn khoảng 100 nghìn tấn, Panama từ 10 nghìn tấn (1999) xuống còn 7 nghìn tấn Việc khắc phục hậu quả là khó khăn và tốn kém (Bộ Thủy sản, 2003)
Tuy nhiên, những thành công của các chương trình nghiên cứu tạo đàn tôm giống sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền ở các nước Châu Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và nghề nuôi tôm biển nói chung ở tất cả các vùng sinh thái trên thế giới (Bộ Thủy sản, 2003)
Trang 25Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao, tôm thẻ chân trắng được di giống sang Hawaii Từ đây tôm thẻ chân trắng lan sang Châu
Á, Đông Nam Á Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập tôm thẻ chân trắng để nuôi như: Philippin, Inđonesia, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam và cũng mang lại hiệu quả kinh
tế cao Năm 2004, Trung Quốc đạt sản lượng 700.000 tấn, Thái Lan 400.000 tấn và Indonexia là 300.000 tấn (FAO, 2004)
Tôm thẻ chân trắng được nhập khẩu vào Châu Á vì người ta nhận thấy một số loại tôm bản địa chủ yếu hiện đang được nuôi cho năng suất thấp, mức độ tăng trưởng chậm và
có khả năng mang bệnh, việc khoanh vùng nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín và sự phát triển của các dòng giống tôm thẻ chân trắng chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm thẻ chân trắng trở thành đối tượng quan tâm lớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay Trên phạm vi toàn cầu, tôm thẻ chân trắng đang chiếm tới 2/3 tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới (FAO, 2004)
Ở Châu Á, trong giai đoạn từ 2001 – 2006, tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định, thì tôm thẻ chân trắng nhảy vọt lên 1,5 – 1,6 triệu tấn (năm 2006) và ước đạt 1,8 triệu tấn (2009) Đặc biệt, việc gia tăng nhanh sản lượng tôm thẻ chân trắng là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm (Bộ Thủy sản, 2004)
Đặc biệt ở Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm chân trắng đã đạt tới 300.000 tấn, chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng chiếm xấp xỉ 80% Khảo sát tại Thái Lan cho thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh Người nuôi tôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm thẻ chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú), có ưu thế vượt trội về năng suất, đạt 25 – 30 tấn/ha/vụ; lợi nhuận thu được cao gấp 2 – 3 lần so với tôm sú Dự báo sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 sẽ đạt 533.000 tấn, gồm 160.000 tấn tôm sú và 373.000 tấn tôm thẻ chân trắng Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học Tôm thẻ chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he nuôi có nhiều
ưu điểm và sản lượng cao nhất với nhiệt độ và độ mặn rất rộng, có thể nuôi theo nhiều hình thức bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước lợ mặn (http://vneconomy.vn/64128P0C10/doi-thu-nang-ky-cua-tom-suviet-nam.htm, cập nhật ngày 05/06/2012)
2.4.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Tôm thẻ chân trắng là một đối tượng nuôi rất mới ở Việt Nam Tôm thẻ chân trắng được di nhập lần đầu tiên vào nước ta năm 2000 Tuy nhiên, do đây là đối tượng nuôi mới và trước những diễn biến dịch bệnh tôm thẻ chân trắng trên thế giới nên việc nuôi
Trang 26đối tượng này chỉ mang tính chất thử nghiệm Ở nước ta được sự cho phép của Bộ Thủy Sản, tôm thẻ chân trắng đã được di nhập về phục vụ cho việc nuôi thử nghiệm ở một số địa phương như công ty Duyên Hải – Bạc Liêu 1 triệu con giống từ Đài Loan (4/2001), công ty TNHH quốc tế Long Sinh (3/2001), công ty TNHH quốc tế Asia Hawai Ventues (Phú Yên, 2002) nhập 90 vạn con PL6 sạch bệnh từ Mỹ… Tiếp đến tôm thẻ chân trắng được nuôi thử nghiệm ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung, nguồn tôm giống chủ yếu nhập từ Trung Quốc và năng suất đạt 5 tấn/ha Trong những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng được các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hóa, Kiên Giang, Bến Tre nuôi thương phẩm đạt năng suất cao 10 – 12 tấn/ha (Bộ Thủy Sản, 2004)
Nếu như năm 2002, cả nước có 593,8ha nuôi tôm trên cát thì đến năm 2003 tăng lên 1.131ha; đến hết năm 2005 diện tích nuôi tôm trên cát được các tỉnh miền Trung đưa vào quy hoạch hơn 20.000ha Theo thống kê của ngành Thủy sản, năm 2008 cả nước đạt sản lượng 50.000 tấn tôm thẻ chân trắng Năm 2009 sản lượng tăng lên gấp 10 lần Miền Trung là khu vực có các điều kiện thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển (Bộ Thủy Sản, 2004)
Tôm thẻ chân trắng đã phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, 7 tháng đầu năm
2011 sản lượng tôm xuất khẩu đạt 125.000 tấn với giá trị gần 1,2 triệu USD, trong đó tôm thẻ chân trắng đạt khối lượng gần 40.000 tấn, giá trị trên 730.000 USD, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2010 là 31% về khối lượng và 66% về giá trị, trong khi mức tăng tương ứng của tôm sú là 6% và 20% ĐBSCL vẫn chiếm ưu thế về nuôi tôm nước lợ trong năm với hơn 91,8% về diện tích và 74,4% sản lượng thu hoạch so với cả nước Dự báo năm 2012 diện tích nuôi tôm là 650.000ha, đạt sản lượng 510.000 tấn, trong đó, tôm sú chiếm 94,6% về diện tích và 62,7% về sản lượng, còn lại là tôm thẻ chân trắng Phấn đấu năm 2012 có khoảng 50 cơ sở nuôi tôm được chứng nhận VietGAP, đạt 50% diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, thực hiện nuôi có
điều kiện và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ thủy sản, 2010)