1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của tôn giáo trong nền văn minh ấn độ cổ trung đại

23 6,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 708,51 KB

Nội dung

Qua từng thời kỳ từ Cổ đến Trung Đại, xã hội Ấn Độ xảy ra nhiềucuộc chia cắt, hỗn loạn và bị xâm chiếm bởi các đế quốc và tộc người cả bên trong và bên ngoài như Ba tư, Maxedonia, Asoca,

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ 3

1 Đạo Bàlamôn 3

2 Đạo Giaina 4

3 Đạo Phật 6

4 Đạo Hindu 9

5 Đạo Xích (Sikh) 10

CHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO TỚI NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI 11

1 Ảnh hưởng của tôn giáo đến chữ viết 11

2 Ảnh hưởng của tôn giáo tới Văn học 12

2.1 Các kinh của tôn giáo 12

2.2 Sử thi 13

3 Ảnh hưởng của tôn giáo đến nghệ thuật 15

3.1 Kiến trúc 15

3.1.1 Kiến trúc Phật Giáo: 16

3.1.2 Kiến trúc Ấn Độ Giáo: 17

3.1.3 Kiến trúc Hồi Giáo: 18

3.2 Điêu khắc và hội họa 19

4 Ảnh hưởng của tôn giáo đến khoa học tự nhiên 20

4.1 Toán học 20

4.2 Thiên văn học 21

4.3 Y học và hóa học 22

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Ấn Độ là một trong những quốc gia tiêu biểu trong các quốc gia cổ đạiphương Đông và là cái nôi của nền văn minh nhân loại Từ khoảng 2500 nămtrước công nguyên, cư dân bản địa Đravia đã thiết lập nên nền văn minh Harappacực thịnh Đến giữa thiên niên kỷ II TCN, nhóm dân du mục Arian thuộc đạichủng Ơrôpôít đến chiếm ngự và làm chủ miền Bắc Ấn Độ, đuổi người Đraviaxuống phía Nam Người Arian tiếp thu văn hóa, kỹ thuật canh tác của ngườiĐravia, chuyển từ đời sống chăn nuôi du mục sang nông nghiệp định cư Từ đótrang sử các tôn giáo Ấn Độ bắt đầu từ sự phân hóa giàu nghèo khi kinh tế củangười Arian phát triển

Vào khoảng cuối thế kỷ II TCN, chế độ thị tộc Arian tan rã, nhà nước ra đờibằng việc xuất hiện nhiều vương quốc nhỏ ở miền Bắc Ấn Độ Đứng đầu mỗi tiểuquốc là Raja Qua từng thời kỳ từ Cổ đến Trung Đại, xã hội Ấn Độ xảy ra nhiềucuộc chia cắt, hỗn loạn và bị xâm chiếm bởi các đế quốc và tộc người cả bên trong

và bên ngoài như Ba tư, Maxedonia, Asoca, Hacsa… Tuy nhiên, xuyên suốt quacác thời kỳ, việc phân biệt giai cấp của Ấn Độ vẫn có những đặc điểm chung nhấtđịnh

Lịch sử cổ thời của tôn giáo tại Ấn Độ là chuỗi thời gian của phân biệt giaicấp xã hội cực kỳ khắc nghiệt Đứng đầu trong đẳng cấp xã hội là giới tăng lữ Bà

La Môn với quyền hạn tuyệt đối về tư tưởng, tôn giáo, lễ nghi và luật lệ Kế tiếp làđẳng cấp Sát Đế Lợi với vai trò cai trị xã hội qua lãnh vực chính trị và quân sự.Đẳng cấp thứ ba là Thương Nhân chi phối xã hội trong lãnh vực kinh tế Sau cùng

và thấp nhất là đẳng cấp Thủ Đà La bị thống trị bởi 3 giai cấp trên

Ấn Độ là nơi phát sinh ra nhiều tôn giáo Tôn giáo đóng vai trò rất lớn trongđời sống của người dân Ấn Độ, nó có ảnh hưởng và đóng góp rộng khắp không chỉriêng Ấn Độ mà cho cả nhân loại về sau này Ấn Độ là nơi khai sinh ra 5 tôn giáolớn, đó là đạo Bàlamôn, Ấn Độ Giáo (Hinduism), Đạo Giaina (Jainism), Phật Giáo(Buddhism) và Đạo Sikh (Sikhism)

Trang 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ

Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn còn tồn tại và gây ảnh hưởng tới cuộcsống cho tới nay Những tôn giáo được hình thành ở đây là đạo Bàlamôn, đạoGiaina, đạo Phật, đạo Hindu và đạo Xích Chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái quát vềtừng tôn giáo

1 Đạo Bàlamôn.

Tôn giáo được cho là cổ nhất ở Ấn Độ là của người Arian Giai đoạn đầucủa thời Vêđa, tôn giáo của họ còn rất nguyên thủy, bởi họ cho rằng mọi vật trênthế gian này đều có linh hồn, vì vậy họ sùng bái rất nhiều thứ, từ thần đá, thần cây,thần gấu, thần cọp, thần sông, thần núi, thần tinh tú, thần rắn, thần cây, bò mộngthần là Naga, Hanuman là thần Khỉ Khi xã hội được bị phân chia giai cấp, sự bấtbình đẳng giữa các giai cấp xuất hiện kéo theo sự thay đổi của quan niệm tôn giáothời đó Vào khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, đạo Bàlamôn ra đời, là sự hòaquyện giữa những điểm chung của các tôn giáo cũ

Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần Brama Đó là

vị thần sáng tạo thế giới Tuy vậy, có nơi cho thần Siva, vị thần phá hoại là thầncao nhất; có nơi lại cho thần Visnu, thần bảo vệ, thần ánh sáng, thần bốn mùa, thầnlàm cho nước sông Hằng dâng lên và làm cho mưa tưới cho ruộng đồng tươi tốt là

vị thần cao nhất Do vậy, đến những thế kỷ đầu công nguyên, đạo Bàlamôn chiathành hai phái là phái thờ thần Siva và phái thờ thần Visnu Để thống nhất cácphái đó, đạo Bàlamôn nêu ra quan niệm thần sáng tạo Brama, thần phá hoại Siva

và thần bảo vệ Visnu tuy là ba nhưng vốn là một

Theo giáo trình Lịch sử văn minh thế giới – GV Nguyễn Văn Ánh: “Giáo lýđạo Bàlamôn đề cao vị thần Brama (Phạm Thiên), coi Brama là thực thể tối caocủa thế giới, là chúa tể của mọi vật và cho rằng chỉ có Brama là tồn tại thực sự,còn tất cả những hiện tượng khác trên thế giới đều là hư ảo Linh hồn con người(Atman) là một bộ phận của Brama, vì vậy con người tuy có sống chết nhưng linh

Trang 4

hồn thì tồn tại mãi mãi.” Từ quan niệm vạn vật hữu linh của người Arian trước đó,đạo Bàlamôn đã phát triển thành “Nghiệp giáo luân hồi”

Đạo Bàlamôn đã đặt ra một thứ quy phạm về mặt hành vi gọi là “pháp” và buộccác đẳng cấp khác trong xã hội phải nghe theo Khi đó, xã hội Ấn Độ được chialàm 4 giai cấp:

 Braman (Bàlamôn) là đẳng cấp của những người làm nghề tôn giáo

 Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến sĩ

 Vaisya là đẳng cấp của những người bình dân làm các nghề như chăn nuôi,làm ruộng, buôn bán, một số nghề thủ công

 Suđra là đẳng cấp của những người cùng khổ, vốn là con cháu của các bộlạc bại trận, không có tư liệu sản xuất

Đạo Bà la môn không có đền miếu và tượng thần, không tổ chức giáo hội vàkhông có đại hội tôn giáo Kinh Vê đa là tác phẩm văn học được sửa từ kinh thánhcủa đạo Bà la môn và được gọi là Thiên Khải Đạo Bà la môn được phát triển rộngrãi trong thời kỳ Vê đa nhưng sau đó trở nên suy yếu

2 Đạo Giaina.

Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo Giaina (Giainơ) là một người xuấtthân từ đẳng cấp quý tộc ở Kasachia thuộc tỉnh Biha ngày nay Sau khi đắc đạo,ông được các tín đồ gọi là Mahavira Vácđamana nghĩa là "Đại anh hùng" Về niênđại có thuyết nói ông sinh năm 599 và chết năm 527 TCN, có thuyết nói ông sinhnăm 549 và chết năm 477 TCN

Năm Mahavira 30 tuổi, cha mẹ ông vì lòng tin tôn giáo đã nhịn ăn tự tử.Buồn rầu vì việc đó, ông từ bỏ gia đình và từ bỏ mọi tiện nghi kể cả quần áo, đilang thang tu hành khổ hạnh ở miền Tây Bengan Sau 13 năm, ông được các tín đồcủa mình tôn là "Gina" nghĩa là khắc phục ham muốn và gọi tôn giáo do ông sánglập là đạo Giaina

Trang 5

Đạo Giaina chủ trương không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ khôngphải do một đấng hóa công nào sáng tạo ra mà là do các linh hồn cấu thành, nhưnglại thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại Đồng thời họ cũng cho rằng vạn vậtđều có linh hồn và cũng tán thành thuyết luân hồi Khi con người chết đi, linh hồn

sẽ luân chuyển đến nơi nào đó do “nghiệp quả” của con người quyết định, vì vậy,giáo lý cơ bản của đạo Giaina cũng là Nghiệp báo luân hồi

Đặc điểm lớn nhất của đạo Giaina chính là chủ nghĩa khổ hạnh Tín đồ củatôn giáo này phải thực hành phương pháp khổ hạnh hết sực khắt khe như: để giữđúng luật không sát sinh, họ kiêng cày ruộng để khỏi làm chết các sinh vật trongđất; kiêng ăn mật để khỏi làm hại đến đời sống của ong; kiêng lọc nước để khỏilàm chết các sinh vật nhỏ trong nước; mỗi lần bước chân đi đều phải quét sạch mặtđất phía trước để khỏi dẫm chết các sinh vật nhỏ ở trên đường Hay họ chỉ ăn mộtngày một lần hoặc có khi bảy ngày mới ăm một lần, họ ăn quả rụng, cỏ, nước cơm,

rễ cây, hạt vừng hay thậm chí cả phân hươu, phân bò

Giới luật của đạo Giaina cũng gồm có 5 điều chủ yếu:

- Không được giết bất cứ một sinh vật nào

- Không nói dối

- Không lấy bất cứ vật gì của kẻ khác nếu không phải là tặng phẩm

Trang 6

thời cũng chống chế độ đẳng cấp Vì vậy, trong suốt chiều dài lịch sử tồn tạ, đạoGiaina luôn bị đạo Bàlamôn và đạo Hindu bức hại.

Đến khoảng thế kỷ I sau CN, đạo Giaina chia thành hai phái: phái Bạch Y làphái áo trắng và phái Lõa Thể là phái áo trời tức là khỏa thân Về sau tín đồ pháiLõa Thể cũng mặc quần áo bình thường, chỉ có các đạo sĩ của họ thì hoàn toànkhông mặc quần áo kể cả khi ra ngoài đường

Đền thờ của đạo Giaina mang tính chất quần thể, thường gồm nhiều ngôiđền giống nhau Trong đền có rất nhiều cột, có đền có đến trên 1000 cột Đặc biệtnhững cột ấy đều làm bằng đá cẩm thạch trắng và được chạm khắc rất đẹp và mỗicột có một vẻ khác nhau

Do đạo Giaina là một tôn giáo khắt khe và có phần kỳ quặc nên truyền bákhông được rộng rãi Tuy vậy đạo Jain vẫn tồn tại ở Ấn Độ trong suốt chiều dàilịch sử và ngày nay số tín đồ chiếm khoảng 0,7% dân số Ấn Độ, tập trung chủ yếu

ở miền Tây và Tây nam đất nước này

3 Đạo Phật

Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nêpan) vào cuốithế kỷ VI trước Công nguyên Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấprất khắc nghiệt làm cho đại đa số những người dân lao động trở nên nghèo khổ Sự

ra đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo, chốnglại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con ngườikhỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ

Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Phật là thái tử Sítđácta Gôtamahay còn gọi là Sakya Muni, sinh năm 563 TCN, con trai của đức vua Sútđôđana,

mẹ là hoàng hậu Maya Ông sinh ra và được bao bọc và nuôi dạy rất tốt từ cha mẹ,

vì vậy, ông là một thái tử văn võ song toàn Một vài lần tận mắt chứng kiến nhữngcảnh nghèo đói, khổ hạnh của dân chúng, từ đó ông biết, cuộc sống không chỉ làvui sướng và bền vững mà hết thảy đều vô thường và ông luôn suy nghĩ cách đểcứu độ chúng sinh

Trang 7

Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả của một thái tử để đi

tu, tìm đường diệt khổ cho chúng sinh Sau 6 năm, ông đã “ngộ đạo” và trở thànhThích Ca Mâu Ni (35 tuổi) Khi ấy ông lấy hiệu là Buddha có nghĩa là “người giácngộ” (Trung quốc dịch là Phật) Người ta gọi ông là Sakya-muni (Trung quốc dịch

là Thích Ca Mâu Ni - nhà hiền triết xứ Sakya) Từ đó, ông đi khắp nơi trong nước

để truyền bá học thuyết của mình, về sau được gọi là đạo Phật

Nội dung cơ bản của triết lý đạo Phật:

Về thế giới quan:

Đạo Phật đề ra thuyết “thập nhị nhân duyên”, cho rằng vũ trụ , sự vật sinh ra

là do nhân duyên hòa hợp, sự vật diệt vong là do nhân duyên tan rã, do đó sự vậtkhông có thực thể mà chỉ có một cách giả tạm, hư giả Đó chính là nguyên nhângây ra mọi nỗi khổ đau Nhân duyên được phân ra thành nhân (nguyên nhân) –duyên (hậu quả, kết quả) có quan hệ mật thiết với nhau Cái này là tiền đề của cáikia và ngược lại

Từ quan niệm sự vật trong vũ trụ là do nhân duyên tạo thành, đạo Phật chủtrương Vô tạo giả: Đạo Phật cho rằng thể giới do các loại vật chất tạo thành Mọi

sự vật trong vũ trị gọi là “vạn pháp” không do bất kỳ một thần linh nào tạo ra bằngnhững phép màu mà là do những phần tử vật chất nhỏ bé nhất tạo nên Những vậtchất nhỏ bé đó được gọi là “bản thể” hay ‘thực tướng” Đây được xem như là nộidung cơ bản nhất và khác tất cả các tôn giáo khác

Đạo Phật còn đề ra thuyết Vô thường và Vô ngã: Vô thường là sự vật luônbiến chuyển không ngừng, vì thế không có gì là thường trụ, bất biến Vô ngã đó làkhông có cái “ta” Tất cả sự vật, hiện tượng cũng như chính bản thân ta là không

có thực Thế giới (nhất là thế giới hữu hình - con người) là do sự hợp lại của cácyếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh ) Đó là 5 yếu tố (ngũ uẩn): Sắc (vật chất ),Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng ), Hành (Tư duy nói chung ), Thức (ý thức )

Trang 8

Thuyết Vô thường và Vô ngã là hai thuyết quan trọng của đạo Phật, dựa trênhai thuyết này, đạo Phật đã xây dựng một phương thức sống, công lý sống lýtưởng cho người theo đạo Phật.

Về nhân sinh quan:

Trọng tâm của đạo Phật là học thuyết Tứ Diệu Đế: Khổ đế; Tập đế; Diệt đế

và Đạo đế, là chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ

Khổ đế là chân lý về các nỗi khổ

Tập đế là chân lý về nguyên nhân của các nỗi khổ

Diệt đế là chân lý về sự chấm dứt các nỗi khổ

Đạo đế là chân lý về con đường diệt khổ Con đường đó gọi là "bát chính đạo" (8

con đường đúng đắn), gồm: Chính kiến; Chính tư duy; Chính ngữ; Chính nghiệp;Chính mệnh; Chính tịnh tiến; Chính niệm; Chính định Chung qui "bát chính đạo"

là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn

Về giới luật, tín đồ Phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 thứ (ngũ giới): Không sát sinh;

Không trộm cắp; Không tà dâm; Không nói dối; Không uống rượu

Quan niệm về triết lý và giới luật của đạo Phật chống lại đạo Bàlamôn,chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội Chính vì lẽ đó mà những tư tưởng cơ bảncủa triết lý Phật giáo mang nhiều yếu tố duy vật sơ khai tiến bộ gắn bó với cuộcsống của con người Từ quan niệm trên, đạo Phật không thừa nhận xã hội có đẳng

cấp Đức phật nói rằng “không thể có đẳng cấp trong những dòng máu cùng đỏ như nhau Không thể có đẳng cấp trong những giọt nước mắt cùng mặn như nhau”.

Đạo Phật ngay khi ra đời đã được đông đảo dân chúng đón nhận và nhanhchóng lan đi khắp miền Bắc Ấn Độ, trung tâm truyền bá Phật Giáo thời kỳ đầu làvương quốc Magada thuộc lưu vực sông Hằng Đạo Phật từ thời hoàng đế Asoca

đã được đề cao và nâng đỡ, kéo dài đến thời Hácsa Tuy nhiên, Phật Giáo khi đó

Trang 9

không còn thuần nhất và bị chia làm hai phái Đại thừa và Tiểu thừa, khác nhau về

cả phương pháp lý luận và thực tiễn tu hành Phật pháp Tiểu thừa thờ một mìnhđức Phật tổ Thích Ca, Phật pháp Đại Thừa thờ cả Phật A di đà, Phật Di lặc, PhậtQuan Thế Âm, đức Ngọc Hoàng và cả chư thánh, thần bản xứ

Dưới triều vua Kanisca tôn thờ phật giáo Đại thừa Ông cũng nhận thấynhiều điểm bất đồng trong khi nghe thuyết pháp nên đã triệu họp đại hội Phật giáolần thứ tư để các nhà Phật học thảo luận và định những tín điều cho Phật giáo đạithừa Sau Đại hội, ba bộ Tam Tạng Kinh bao gồm Kinh, Luật, Luận đã được hoànthành

Phật giáo suy yếu từ nửa sau thế kỷ VII nguyên nhân là do sự suy đồi đạođức của các sư khi được nhà vua nâng đỡ Từ đó đến nay, đạo Phật không còn lấylại được vị trí đỉnh cao như thời bấy giờ, nhưng cũng đã truyền bá rộng rãi và trởthành tôn giáo thế giới

4 Đạo Hindu.

Đạo Bàlamôn là quốc giáo của nước Ấn Độ Nhưng khi Phật giáo của ĐứcPhật Thích Ca truyền bá thì ảnh hưởng của Đạo Bàlamôn thu hẹp dần Qua nhiềulần cải cách để phù hợp phần nào trào lưu tiến hóa của dân chúng, đến thế kỷ thứnhất sau Tây lịch, Đạo Bàlamôn biến thành Ấn Độ giáo (nói tắt là Ấn giáo) và cònđược gọi là đạo Hindu Đạo Hindu là một tôn giáo không có người sáng lập vàkhông có kinh điển thống nhất nên tín ngưỡng bao gồm 1 phần cơ bản của đạoBàlamôn, phần khác là những nghi thức, thần linh, huyện thoại, dị đoan do các tu

sĩ Bàlamôn gom góp, hầu hết trái ngược với tinh thần trong kinh Vêđa

Đạo Hindu thờ rất nhiều thần, nhưng có ba vị thần được sùng bái nhất là:Thần Sáng tạo Brama, thần Bảo tông Visnu và thần Hủy diệt Siva Sở dĩ như vậybởi người Ấn Độ cho rằng đời sống cũng như vũ trụ đều trải qua ba giai đoạn:Sinh – Trưởng – Diệt Ba vị thần họ sùng bái nhất là tượng trưng cho 3 điều đó

Trang 10

Thần Brama được thể hiện bằng một hình tượng có 4 đầu để chứng tỏ thần cóthể nhìn thấu mọi nơi Bốn tập kinh Vêđa chính là được phát minh ra từ 4 cái miệngcủa thần Brama.

Thần Siva được thể hiện thành hình tượng có mắt thứ ba ở trên trán, luôn luôncầm một cái đinh ba Siva thường cưỡi bò hoặc ngồi trên tấm da hổ, có những con rắn

hổ mang quấn quanh cổ Thần Siva là thần phá hoại những thứ mà thần Brama sángtạo ra, nhưng Siva cũng có mặt sáng tạo Sự sáng tạo ấy được thể hiện qua hình tượnglinga - yoni mà nhân dân Ấn Độ sùng bái

Thần Visnu được quan niệm là đã giáng trần 9 lần Trong sáu lần đầu, thầnxuất hiện dưới dạng các động vật như cá, lợn rừng Đến lần thứ 7, thần Visnu chính

là Rama, nhân vật chính trong sử thi Ramayana Lần thứ 8, thần Visnu giáng thếthành thần Krisna Thần Krisna thường bênh vực kẻ nghèo, chữa bệnh cho người mù,người điếc và làm cho người chết sống lại Lần thứ 9, thần Visnu biến thành PhậtThích ca

Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái là phái thờ thần Visnu và phái thờ thầnSiva Tuy nhiên hai phái đó vẫn đoàn kết với nhau và có khi cùng cúng tế trongmột ngôi đền

Đạo Hinđu cũng chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng con người sau khi chết,linh hồn sẽ đầu thai nhiều lần Mỗi lần đầu thai như vậy con người sẽ sung sướnghơn hay khổ cực hơn kiếp trước là tuỳ thuộc vào những việc làm của kiếp trướctức là quả báo (Karma)

Kinh thánh của đạo Hinđu, ngoài các tập Vêđa và Upanisát còn cóMahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana và Purana

5 Đạo Xích (Sikh)

Đạo Xích ra đời là sự dung hòa giữa đạo Hồi và Hindu, bắt nguồn từ tưtưởng và chue trương của phái Suphi trong Đạo Hồi và phái Cuồng tín trong đạoHindu Chữ "Sikh" vốn bắt đầu từ chữ Sishya nghĩa là "đệ tử" Người sáng lập đạo

Trang 11

Xích là Nanac Đép (Nanak Dev, 1469 - 1538) Ông vốn là một tín đồ của Hindugiáo, nhưng nghiên cứu về chủ nghĩa thần bí của phái Suphi và không thỏa mãnvới tín ngưỡng truyền thống của đạo Hindu.

Đạo Xích chỉ tin vào một vị thần tối cao duy nhất được gọi là “Chân lý vĩnhhằng”, chống việc thờ các tượng thần Họ phản đối sự cuồng tín của đạo Hinđu vàđạo Hồi, không hành hương đến các con sông như đạo Hinđu

Đạo Xích cũng đề cao nghiệp báo luân hồi và cho rằng muôn loài chúngsinh đều theo quy luật nghiệp báo mà luân hồi trong vô số kiếp Kinh thánh củađạo Xích là Gran Sahep bao gồm tác phẩm của 10 giáo sĩ đạo Xích cùng với kinhcủa đạo Hinđu và kinh của đạo Hồi Ngôi đền thờ lớn nhất của đạo Xích là đềnvàng ở bang Punjap

Về phong tục, đạo Xích quy định các tín đồ phải để tóc dài có cài lược, đeovòng tay bằng sắt, nam giới phải quấn khăn trên đầu, mặc quần gắn, áo dài màluôn mang theo dao, kiếm

Về mặt xã hội, đạo Xích chống chế độ đẳng cấp, thực hiện sự khoan dung vàyêu mến mọi người, coi trọng sự mến khách, sẵn sàng giúp đỡ những người đếnnương náu trong đền thờ của họ

CHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO TỚI NỀN VĂN MINH ẤN

ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI

Tôn giáo ở Ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa và đời sống của Ấn Độ.Xuyên suốt tiến trình lịch sử tử Cổ - Trung đại đến nay, mức ảnh hưởng của tôn giáo vẫn còn tồn tại Sự hòa hợp giữa các tôn giáo tạo nên những thành tựu vĩ đại, thay đổi cả nhân loại

1 Ảnh hưởng của tôn giáo đến chữ viết.

Chữ viết của người Ấn Độ xuất hiện từ thời Harappa – Môhenjô Đarô củanền văn minh sông Ấn Năm 1921, các nhà khoa học đã phát hiện ra các di chỉkhảo cổ của thời đại này với hơn 3000 con dấu bằng đồng và đất sét khắc chữ đồ

Ngày đăng: 12/06/2016, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w